Để có đủ năng lượng điện phục vụ phát triển công nghiệp. Công ty Điện lực Thái
Bình đã tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch phát triển lưới điện giai đoạn V (2006-2010) có tính đến 2015. Trong đó, nâng công suất cho trạm 220KV Thái Bình từ 1
máy x 125MVA lên 2 máy x 125MVA. Khi các khu công nghiệp, cụm, điểm công
nghiệp phát triển. Trong đó có nhà máy luy ện thép do Trung Quốc đầu tư, công suất
sử dụng điện là 180 MVA và công ty sản xuất linh kiện điện tử Đài Loan với công
suất sử dụng điện 30 MVA. Điện lực sẽ lần lượt nâng công suất cho 4 trạm 110 kV
thuộc các huyện Thái Thụy, Hưng Hà, Vũ Thư, Kiến Xương, từ 1 máy biến áp
25MVA lên 2 máy 25MVA. Đến nay toàn tỉnh đ ã có 1 trạm biến áp 220/110kV -2x125 MVA, 6 trạm biện áp 110/35/10kV và 1 trạm biến áp 110kV 2x63MVA của
nhà máy thép Shengly. Điện năng năm 2010 của Thái Bình đạt gần 1 tỷ kWh (gấp 40
lần so với năm 1980), tỷ lệ tổn thất điện năng từ 19,5% (1980) nay đã giảm xuống còn
5,5% (2010).
24 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3540 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu tình hình kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
──────── * ───────
BÀI TẬP LỚN MÔN
CÔNG NGHỆ KHAI THÁC CHẾ BIẾN DẦU & THAN
ĐÁ
TÊN ĐỀ TÀI
TÌM HIỂU TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH THÁI
BÌNH
(BÀI TẬP NHÓM)
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Văn Đình Sơn Thọ
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm Thái Bình
Nguyễn Hải Thanh- 20106217
Đỗ Thị Hoa - 20106176
Phạm Thị Minh Hằng - 20106264
Lê Thu Hằng - 20106162
Nguyễn Thị Hương Vân - 20106224
Lớp: KTCN – K55
HÀ NỘI 04-2013
T nh hình kinh t xã h i t nh Thái Bình 2013
Trang 2
MỤC LỤC
PHẦN I. TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH THÁI BÌNH ________________ 3
1.1. Tình hình kinh tế xà hội của tỉnh Thái Bình _______________________________________________ 3
1.2. Cơ sở hạ tầng tỉnh ( tính đến năm 2012) _____________________________________________ 10
1.3. Nhu cầu tiêu thụ năng lượng _______________________________________________________ 13
1.4. Các nhà máy sản xuất điện ________________________________________________________ 14
1.5. Mạng lưới truyền tải điện __________________________________________________________ 18
1.6. Số liệu lấy từ phần mềm Geospatial __________________________________________________ 18
PHẦN II. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ __________________________________ 23
T nh hình kinh t xã h i t nh Thái Bình 2013
Trang 3
PHẦN I. TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH
THÁI BÌNH
Thái Bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng, miền Bắc Việt Nam.
Trung tâm tỉnh là thành phố Thái Bình cách thủ đô Hà Nội 110 km về phía đông nam,
cách thành phố Hải Phòng 70 km về phía tây nam. Thái Bình tiếp giáp với
5 tỉnh, thành phố: Hải Dương ở phía bắc, Hưng Yên ở phía tây bắc, Hải Phòng ở phía
đông bắc, Hà Nam ở phía tây, Nam Định ở phía tây và tây nam. Phía đông là biển
Đông (vịnh Bắc Bộ). Theo quy hoạch phát triển kinh tế, Thái Bình thuộc vùng duyên
hải Bắc Bộ.
Diện tích: 6.768,9 ha.
Dân số :196.075 người (2013)
Thành phần dân số:
Nông thôn: 90,1%
Thành thị: 9,9%
1.1. Tình hình kinh tế xà hội của tỉnh Thái Bình
1.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội
a) Sản lượng kinh tế
Năm 2012, tổng sản phẩm GDP của Thái Bình 13.558 tỷ đồng, tăng 7,82%.
Tổng giá trị sản xuất ước đạt 27.963 tỷ đồng, tăng 8,7%. Bình quân thu nhập đầu
người ước đạt 24,8 triệu đồng/người/năm. Đó là những con số thật ý nghĩa đối với
Thái Bình năm 2012, một năm có quá nhiều khó khăn.
Cơ cấu nông, lâm thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ phấn đấu năm
2015: 24.7% - 40.3% - 35%
GDP bình quân năm 2010 là 16.8 triệu/người , phấn đấu năm 2015 là 43 triệu /
người
T nh hình kinh t xã h i t nh Thái Bình 2013
Trang 4
Giá trị sản xuât Công nghiệp 2010 ước đạt trên 20.000 tỷ .Hiện nay các khu
Công nghiệp trên toàn tỉnh thu hút được 127 dự án, đã có 102 dự án hoàn thành đầu tư
đi vào sản xuất với tổng số vốn thực hiện đầu tư là 4280.3 tỉ đồng thu hút 31.514 lao
động.
Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn năm 2009 là 310 triệu USD , năm 2010 dự
kiến sẽ là 430triệu USD , năm 2015 là 818 triệu USD
Tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tới 2010 là 27.550 tỉ đồng
Thu ngân sách năm 2010 đạt 2043 tỷ đồng , năm 2011 phấn đấu thu 2500 tỷ
đồng
Thành lập Khu Kinh tế Biển tại 2 huyện Tiền Hải và Thái Thụy rộng 30.000 ha
,phấn đấu năm 2020 Thái Bình trở thành Tỉnh Công Nghiệp.
Trung tâm Điện lực Thái Bình tại xã Mỹ Lộc - Huyện Thái Thụy với vốn đầu
tư 2.1 tỉ USD, diện tích 254ha. Dự án có công suất 1800 MW, dự kiến Nhà máy 1 sẽ
hoàn thành vào năm 2013 - 2014 và Nhà máy 2 hoàn thành vào năm 2015.
Tập đoàn dầu khí quốc gia sẽ triển khai 15 dự án thuộc nhiều lĩnh vực khác
nhau trên địa bàn Thái Bình : Dự án Trung tâm Điện Lực, dự án khoan thăm dò dầu
khí, dự án xây dựng kho xăng dầu tại Xã Hoà Bình - Vũ Thư quy mô chứa 6000m³, dự
án xây dựng hệ thống trạm kinh doanh nhiên liệu, dự án xây dựng văn phòng đại diện
Công ty dầu khí Sông Hồng, dự án Trung tâm thương mại Thành Phố Thái Bình, dự
án Khách sạn 4 sao (thay thế KS Giao Tế cũ), dự án dây truyền cán thép...
Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm
2011, tỉnh Thái Bình xếp ở vị trí thứ 55/63 tỉnh thành.
b)Công nghiệp
Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, đầu tư xây dựng cơ bản, giá trị sản xuất
công nghiệp toàn tỉnh tháng 1/2012 đạt 816,5 tỷ đồng, giảm 21,23% so với cùng kỳ
năm trước. Một số sản phẩm công nghiệp có tốc độ tăng so với cùng kỳ như: Gạo xay
xát và đánh bóng tăng 18,8%, thịt gia súc, gia cầm tăng 3,7%. Bên cạnh đó có một số
sản phẩm công nghiệp có tốc độ giảm mạnh so với cùng kỳ như cát đen, vải dệt các
loại, phôi thép. Đến nay, có 134 dự án đầu tư vào các Khu công nghiệp với tổng vốn
đầu tư đăng ký là 10.869,5 tỷ đồng, vốn thực hiện là 10.303,712 tỷ đồng đạt 94,8%
T nh hình kinh t xã h i t nh Thái Bình 2013
Trang 5
vốn đăng ký; Đã có 113/134 dự án hoàn thành đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh
doanh. Nhìn chung, các doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp sản xuất ổn định và
có xu hướng phát triển tốt; Các doanh nghiệp may có nhiều đơn đặt hàng, nhu cầu
tuyển dụng lao động vào các doanh nghiệp may có xu hướng tăng.
Các khu công nghiệp của Thái Bình:
Khu Công nghiệp Phúc Khánh, diện tích 300ha
Khu Công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh, diện tích 102ha
Cụm công nghiệp Phong Phú (Nằm trên địa phận Phường Tiền Phong), diện
tích 56ha
Khu Công nghiệp Tiền Hải, diện tích 128ha
Khu Công nghiệp Cầu Nghìn, diện tích 100ha
Khu Công nghiệp Gia Lễ, diện tích 100ha
Khu Công nghiệp Diêm Điền, diện tích 100ha
Khu công nhgiệp Sông Trà, diện tích 250ha
Ngoài các khu Công nghiệp trên, Chính phủ đã chấp nhận cho phát triển các khu
công nghiệp:
Khu Công nghiệp An Hoà, diện tích 400ha
Khu Công nghiệp Đồng Tu, diện tích 50ha
Khu Công nghiệp Thanh Nê, diện tích 50ha
Các điểm Công nghiệp tại các huyện, diện tích 235ha
Cụm Công Nghiệp Đông La, Đông Hưng
Cụm Công Nghiệp Mỹ Xuyên, Thái Xuyên, Thái Thuỵ
Cụm Công nghiệp Phương La, Hưng Hà
Cụm Công nghiệp Vũ Quý, Kiến Xương
Công ty Bất động sản Dầu khí đang lập kế hoạch đầu tư Khu Công Nghiệp Minh
Hoà với diện tích 500ha và 40ha đô thị kèm theo chia làm 2 giai đoạn. Hiện nay đã
hoàn thành quy hoạch 1/2000, năm 2010 triển khai hạ tầng, năm 2011 thu hút đầu tư
T nh hình kinh t xã h i t nh Thái Bình 2013
Trang 6
Gần đây nhất là cụm CN Thái Thọ, nơi dự định đặt dự án nhà máy A môn Nitorat
Thái Bình tại đây và nhiều dự án khác.
c) Nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp, trong tháng 1/2012, toàn tỉnh Thái Bình tập trung thu
hoạch vụ Đông, làm đất vụ Xuân và phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.
Vụ Đông năm 2011-2012, toàn tỉnh gieo cấy 36.172 ha, giảm 2.269ha so với vụ Đông
năm 2011, đạt 90,4% kế hoạch. Tuy nhiên, một số loại cây màu có giá trị kinh tế cao
có diện tích tăng mạnh như khoai tây đạt 4.595ha (tăng 49,19%), rau đậu các loại
22.517 ha (tăng 22,92%). Đến nay, toàn tỉnh đã thu hoạch được 80% diện tích, còn lại
chủ yếu là khoai tây thu sau Tết khi thời tiết tạnh ráo.
Tình hình chăn nuôi phát triển ổn định, không có dịch bệnh nguy hiểm xảy ra đối
với gia súc, gia cầm, động vật thủy sản. Thực hiện kế hoạch “Tháng vệ sinh, tiêu độc,
khử trùng” các địa phương đã chủ động thực hiện tốt công tác tuyên truyền và triển
khai tiêu độc, khử trùng với số lượng hóa chất sử dụng trên 91.776kg. Các địa phương
tập trung đẩy mạnh công tác cải tạo ao đầm, chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất vụ
xuân hè. Sản lượng khai thác thủy sản tháng 01/2012 ước đạt 2.500 tấn, giá trị ước đạt
15,5 tỷ đồng.
d) Thương mại, dịch vụ, tài chính, ngân hàng.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 1 năm 2012 ước đạt 724
tỷ đồng, tăng 28,66% so với cùng kỳ năm trước và tăng khá ở các thành phần kinh tế.
Ngành Công thương phối hợp với các cấp, các ngành tăng cường kiểm tra chống
buôn lậu, hàng cấm sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, trọng tâm là
bánh, mứt, kẹo, thực phẩm đông lạnh và thực phẩm công nghiệp, thiết bị điện tử, điện
lạnh. Giá trị hàng hóa phục vụ Tết đưa ra thị trường năm nay ước 220 tỷ đồng. Thị
trường tiêu dùng có diễn biến tích cực, nhu cầu mua sắm của nhân dân tăng, hàng hóa
đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã. Trong tháng, nhìn chung các mặt hàng
tương đối ổn định; Lương thực giảm 0,07%, thực phẩm tăng 0,6%, hàng phi lương
thực, thực phẩm tăng 0,19%; Chỉ số giá tiêu dùng tăng 15,85% so với cùng kỳ.
Trong lĩnh vực giao thông vận tải, khối lượng hành khách vận chuyển trong
tháng 1 năm 2012 ước đạt 0,94 triệu lượt khách, khối lượng hành khách luân chuyển
T nh hình kinh t xã h i t nh Thái Bình 2013
Trang 7
ước đạt 67,9 triệu lượt khách.km, doanh thu vận tải hành khách ước đạt 68,3 tỷ đồng.
Tương ứng giảm 16,51% về lượt khách; Giảm 10,58% về lượt khách.km và tăng
21,96 về doanh thu.
Trong tháng, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 44 triệu USD, giảm 6,67% so với
cùng kỳ năm trước; Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 38,26 triệu USD, tăng 43,48 % so
với cùng kỳ năm 2011. Tháng 1, tổng thu ngân sách địa phương ước thực hiện 930,45
tỷ đồng; Thuế xuất nhập khẩu đạt 5 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách địa phương ước thực
hiện 436,29 tỷ đồng; Trong đó, chi phát triển kinh tế ước 125,5 tỷ đồng, chi tiêu dùng
thường xuyên ước 310,7 tỷ đồng. Đến hết tháng 1/2012, tổng nguồn vốn huy động của
tổ chức tín dụng ước đạt 14.050 tỷ đồng, tăng 0,2% so với 31/12/2011
e )Lĩnh vực văn hóa - xã hội
Trong tháng UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành Y tế tăng cường kiểm tra, thanh tra
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường trước,
trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012; Đồng thời, chỉ đạo các cấp, các ngành
tổ chức đón Tết Nguyên đán thực sự vui tươi, an toàn, lành mạnh, thực hiện tiết kiệm,
chống lãng phí và giữ gìn nét đẹp truyền thống của quê hương, dân tộc.
Ngành Giáo dục- Đào tạo tiến hành thẩm định trường chuẩn Quốc gia tại một số
đơn vị trường học; Hướng dẫn tổ chức hội thi soạn giáo án điện tử giỏi cấp trung học
cơ sở; Hội thi cán bộ quản lý trường mầm non giỏi cấp huyện và cấp tỉnh. Ngành Lao
động Thương binh và Xã hội chỉ đạo các huyện, thành phố đẩy nhanh tiến bộ tổng
điều tra hộ nghèo đảm bảo thời gian, đúng theo quy định.
Hoạt động văn hóa, báo chí, phát thanh, truyền hình, thể thao tập trung tuyên
truyền các hoạt động Mừng Đảng – Mừng Xuân; Tuyên truyền phòng trừ sâu bệnh
bảo vệ sản xuất nông nghiệp; Hoạt động lễ hội kết hợp với văn hóa, văn nghệ, thể dục
thể thao quần chúng được tổ chức rộng khắp các địa phương, nhất là trong dịp Tết
Nguyên Đán đã thu hút nhiều đối tượng tham gia.
Công tác an ninh trật tự, xây dựng và củng cổ chính quyển được đảm bảo.
UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp tăng cường quản lý, kiểm tra, kiểm soát để
ngăn chặn việc sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép pháo các
loại. Toàn tỉnh đã phát hiện, bắt giữ 33 vụ, 40 đối tượng, ngăn chặn 110 trường hợp vi
T nh hình kinh t xã h i t nh Thái Bình 2013
Trang 8
phạm về pháo, vận động nhân dân giao nộp 2.091,4kg pháo các loại.
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh thực hiện nghiêm chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên về
nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, phối hợp với các lực lượng giữ vững an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội và hoạt động tôn giáo trên địa bàn; Chỉ đạo chuẩn bị giao quân
đợt 1, thực hiện các bước tuyển gọi công dân nhập ngũ năm 2012.
Công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo có nhiều cố gắng,
dần đi vào nề nếp. Trong tháng, đã tổ chức tiếp 41 lượt công dân đến khiếu nại tố cáo
và kiến nghị phản ánh với 89 vụ việc. Nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị chủ yếu
về đất đai, giải quyết chế độ chính sách xã hội.
1.1.2. Mục tiêu phát triển từ năm 2013 đến năm 2020
a) Mục tiêu tổng quát
Phấn đấu đưa kinh tế Thái Bình phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch
đúng hướng, có mạng lưới kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, hệ
thống đô thị tương đối phát triển, các lĩnh vực văn hóa - xã hội tiên tiến, đưa Thái
Bình trở thành một trong những tỉnh có trình độ phát triển ở mức trung bình của Vùng
đồng bằng sông Hồng và cả nước.
b) Mục tiêu cụ thể
Về phát triển kinh tế:
-Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 đạt
12,5%, giai đoạn 2011 - 2015 đạt 11,5% và giai đoạn 2016 - 2020 tăng khoảng 11,0%.
-Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, để đến năm 2010 tỷ trọng các ngành nông,
lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng 30%; công nghiệp – xây dựng chiếm khoảng 37% và
khu vực dịch vụ chiếm khoảng 33%. Đến năm 2015 có cơ cấu tương ứng là 21%; 45%
và 34%; năm 2020, tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống còn 14%; công nghiệp đạt
khoảng 51% và dịch vụ khoảng 35%.
-Tăng kim ngạch xuất khẩu từ 98 triệu USD năm 2005 lên khoảng 200 - 240
triệu USD năm 2010; năm 2015 khoảng 400 triệu USD và năm 2020 khoảng 800 -
850 triệu USD.
-Tăng thu ngân sách nhằm bảo đảm các nhiệm vụ chi của Tỉnh và từng bước
T nh hình kinh t xã h i t nh Thái Bình 2013
Trang 9
phấn đấu để có tích lũy. Phấn đấu tỷ lệ thu ngân sách đạt khoảng 15% GDP vào năm
2010; 17% năm 2015 và 19% năm 2020.
-Tăng nhanh đầu tư toàn xã hội, thu hút mạnh các nguồn vốn bên ngoài, thời kỳ
2006 - 2010 tổng vốn đầu tư toàn xã hội dự kiến đạt 35 - 36% GDP; 2011 - 2020
khoảng 40 - 41%.
-GDP bình quân đầu người đạt 14,3 triệu đồng năm 2010, 28 triệu đồng năm
2015 và 51,2 triệu đồng năm 2020.
Về phát triển xã hội:
-Tỷ lệ tăng dân số chung đạt 0,55% thời kỳ 2006 - 2015; khoảng 0,65% thời kỳ
2016 - 2020. Nâng cao chất lượng nguồn lao động, giải quyết việc làm; giảm tỷ lệ thất
nghiệp thành thị xuống 2,5% và tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn khoảng
88 - 89% vào năm 2020. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10% vào năm
2010, dưới 3% vào năm 2020.
-Đến năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 40%; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp
trong tổng số lao động khoảng 67%.
-Đến năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40%, trong đó qua đào tạo nghề là
25%, đến năm 2020 tỷ lệ này là 60% và 42%; nâng cao chất lượng giáo dục, hoàn
thành phổ cập trung học phổ thông vào năm 2010.
-Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân và các hoạt
động văn hóa, thể dục thể thao, phát thanh và truyền hình trên toàn Tỉnh.
Tài nguyên và môi trường:
-Có chính sách quản lý, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, nhất là đất đai,
nguồn nước, khoáng sản, rừng ngập mặn; phòng ngừa, xử lý có hiệu quả các hành vi
gây ô nhiễm môi trường, quan tâm đầu tư cho công tác thu gom, tái chế và xử lý chất
thải. Đến năm 2010 khoảng 85% dân số được sử dụng nước sạch; thu gom và xử lý
100% rác thải sinh hoạt; quản lý và xử lý 100% chất thải công nghiệp và chất thải y tế.
-Tăng cường giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao nhận thức về quản lý và bảo vệ
môi trường.
T nh hình kinh t xã h i t nh Thái Bình 2013
Trang 10
1.2. Cơ sở hạ tầng tỉnh ( tính đến năm 2012)
1.2.1. Hạ tầng
a) Hệ thống giao thông
Thái Bình là một trong những tỉnh có mạng lưới giao thông thủy, bộ phát triển
sớm và nhanh so với các địa phương trong cả nước. Hệ thống đường bộ được phân
bố hợp lý và từng bước được cải tạo, nâng cấp (quốc lộ 10, quốc lộ 39, tuyến tránh
S1...). Về giao thông thủy, với trên 54 km bờ biển, có cảng Diêm Điền và 5 sông
lớn: sông Hồng, sông Trà Lý, sông Hoá, sông Luộc và sông Diêm Hộ, là điều kiện
đảm bảo cho phát triển giao thông đường sông, đường biển thuận tiện.
Theo quy hoạch trong thời gian tới, Thái Bình có một số tuyến giao thông quan
trọng chạy qua như: Đường cao tốc ven biển từ Thanh Hóa - Ninh Bình - Nam
Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh (quốc lộ 50); đường cao tốc Thái Bình
đi Hà Nam; tuyến đường sắt Nam Định - Thái Bình đi Hải Phòng…
b) Hệ thống điện
Thái Bình là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước về phát triển mạng lưới
điện, có nguồn điện ổn định phục vụ sản xuất và đời sống. Hiện nay, dự án Trung
tâm điện lực tỉnh Thái Bình, công suất 1.800 MW tại Thái Thụy (vốn đầu tư
khoảng 2,1 tỷ USD) đã khởi công xây dựng và dự kiến đến năm 2012 có thể khai
thác nguồn điện từ nhà máy phát điện số 1.
c) Hệ thống cấp nước
Các công trình cấp nước trong tỉnh đang từng bước được đầu tư xây dựng. Nhà
máy cấp nước sạch thành phố Thái Bình đã cải tạo, nâng cấp với công suất lên
30.000 m3/ngày đêm. Các thị trấn thuộc huyện cũng đều đã xây dựng nhà máy cấp
nước sạch công suất từ 2.000-3.000 m3/ngày đêm.
d) Hạ tầng các ngành dịch vụ khác
Hệ thống các ngành thương mại, dịch vụ bưu chính viễn thông, hệ thống tài
chính ngân hàng tín dụng, mạng lưới y tế... cũng cơ bản đáp ứng yêu cầu về phát
triển kinh tế xã hội của địa phương.
T nh hình kinh t xã h i t nh Thái Bình 2013
Trang 11
1.2.2. Điều kiện tự nhiên
a)Địa hình, khí hậu
Thành phố Thái Bình là vùng đất bằng phẳng, có cao độ 2,6m, có sông Trà Lý
chảy qua với chiều dài 6,7 km, có hệ thống sông đào đã được nâng cấp, kè bờ. Chất
đất ở đây có nguồn gốc phát sinh từ các cồn và bãi cát biển nhưng được bồi đắp phù
sa nên rất thích hợp cho việc gieo trồng lúa nước và cây rau màu. Nơi đây cũng rất ổn
định về địa chất, phù hợp với việc phát triển các ngành công nghiệp hay xây dựng
những công trình cao tầng. Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, tiểu vùng khí
hậu duyên hải. Thành phố có 2 mùa rõ rệt trong năm: mùa nóng ẩm mưa nhiều kéo dài
từ tháng 4 đến tháng 10, còn lại là mùa khô hanh ít mưa. Nhiệt độ trung bình ở đây là
23oC, lượng mưa trung bình từ 1.500-1.900mm, độ ẩm không khí giao động 70-90%,
số giờ nắng khoảng 1.600-1.800 giờ mỗi năm.
b) Sông ngòi
Tỉnh Thái Bình nằm trong vùng cận nhiệt đới ẩm, nên hàng năm đón nhận một
lượng mưa lớn (1.700-2.200mm), lại là vùng bị chia cắt bởi các con sông lớn, đó là
các chỉ lưu của sông Hồng, trước khi chạy ra biển. Mặt khác, do quá trình sản xuất
nông nghiệp, trải qua nhiều thế hệ,người ta đã tạo ra hệ thống sông ngòi dày đặc.
Tổng chiều dài các con sông, ngòi của Thái Bình lên tới 8492 km, mật độ bình quân
từ 5–6 km/km2. Hướng dòng chảy của các con sông đa số theo hướng tây bắc xuống
đông nam. Phía bắc, đông bắc Thái Bình còn chịu ảnh hưởng của sông Thái Bình.
Có thể nói Thái Bình như một vùng đất "cù lao" ba bề là song, một bề là biển.
Thái Bình được bao bọc và chia cắt bởi các con sông chính sau:
1. Phía tây, tây nam và phía nam (đoạn ngã ba sông Luộc đến cửa Ba Lạt) có sông
Hồng chảy uốn khúc, quanh co, là nguồn cung cấp nước và phù sa chính cho
Thái Bình.
2. Phía tây bắc là sông Luộc (một chỉ lưu của sông Hồng), đây là sông cung cấp
nước cho các huyện Quỳnh Phụ, Hưng Hà.
T nh hình kinh t xã h i t nh Thái Bình 2013
Trang 12
3. Phía đông bắc là sông Hóa chảy ra cửa sông Thái Bình
4. Sông Trà Lý (một chỉ lưu của sông Hồng) bắt nguồn từ sông Hồng chảy ra
biển, chia đôi Thái Bình thành hai khu: Khu bắc và khu nam Sông Diêm Hộ,
chảy qua một phần huyện Đông Hưng và chia đôi huyện Thái Thụy (phần
Thụy Anh, phần Thái Ninh cũ) và chảy ra biển thông qua cống Trà Linh.
Ngoài hệ thống sông ngoài đê. Thái Bình còn có hệ thống sông ngòi trong đê
chằng chịt chủ yếu phục vụ tưới tiêu cho đồng ruộng và sinh hoạt của người dân.
c)Tài nguyên nước
Trên địa bàn Thái Bình không có các hồ, đầm lớn, chủ yếu là các ao nhỏ, nằm xen
kẽ với làng xóm hoặc ven đê, ven biển do lấy đất đắp đê hoặc do vỡ đê tạo thành các
điểm trũng tích nước. Các ao hồ nhỏ nằm rải rác, xen kẽ các khu dân cư là kết quả của
quá trình tạo lập đất ở. Xưa kia, đất được bồi đắp không bằng phẳng, chỗ cao chỗ
thấp, người ta đào ao lấy đất đăp nền nhà, tạo thành vườn tược, và tận dụng nguồn
nước từ ao hồ quanh nhà để lấy nước sinh hoạt. Vì vậy phần lớn làng xóm, cư dân của
Thái Bình (nhà cửa, ruộng vườn) đều gần với ao đầm. Tổng diện tích ao hồ gần
6.575ha, chiếm 4,25% đất đai của tỉnh. Các ao hồ của Thái Bình thường có diện tích
không lớn (khoảng 200-300m2). Những năm gần đây, diện tích một số ao hồ được cải
tạo, có xu hướng tập trung thành quy mô trang trại để nuôi tôm cá theo quy trình bán
công nghiệp. Bước đầu một số ao hồ nuôi tôm cá đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhất
là các vùng nuôi tôm ở các ao đầm ven biển (tôm sú, tôm rảo..)
Tài nguyên nước trong dòng chảy mặt ở Thái Bình rất phong phú. Mật độ sông
ngòi dày đặc chứa và lưu thông một lượng nước mặt khổng lồ. Nguồn cung cấp hàng
tỷ m3 từ các con sông lớn như sông Hồng, sông Trà Lý, sông Thái Bình, cộng vào đó
là lượng nước mưa nhận được hàng năm cũng rất lớn (hàng tỉ tấn). Đây là điều kiện
thuận lợi để cư dân sử dụng tài nguyên nước mặt phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất ở
mọi nơi trong tỉnh. Các dòng chảy mặt đã được sử dụng tưới tiêu cho đồng ruộng
thông qua hệ thống thủy lợi: mương, máng tưới tiêu, hệ thống cống tự chảy...
Dòng chảy mặt của các con sông nội đồng ngoài tác dụng tưới cho đồng ruộng,
phục vụ sinh hoạt của cư dân, còn mang theo các chất thải ở thể lỏng chảy ra biển
Đông (nước thải sinh hoạt, nước thau chua, rửa mặn đồng ruộng).
T nh hình kinh t xã h i t nh Thái Bình 2013
Trang 13
Hệ thống dòng chảy mặt, nhất là hệ thống sông ngòi nội đồng chảy quanh co,
ngang dọc trên đất Thái Bình làm thành cảnh quan, tạo ra một khung cảnh sông nước,
đồng ruộng, vườn cây trái, hài hòa, yên bình, thơ mộng.
Các tầng chứa nước nông đều có hàm lượng sắt cao, vượt quá tiêu chuẩn cho
phép; Để dùng được phải qua xử lý, khử bớt sắt mới đảm bảo tiêu chuẩn cho phép.
Hầu hết các giếng khoan đã có biểu hiện ô nhiễm các chất hữu cơ do tàn tích của các
loài thực vật, có xuất hiện các ion độc hại như NH4, NO2, P04, S...
Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích cát - cuội- sỏi hệ tầng Hà Nội sâu 80-
140m có khả năng chứa nước lớn, có giá trị cung cấp cả về số lượng lẫn chất lượng
cho những trạm xử lý và cung cấp nước trung bình và nhỏ. Do tầng chứa nước ở dưới
sâu nên khả năng gây ô nhiễm nguồn nước trong tầng này được bảo vệ bởi các tầng
chứa nước phía trên. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi khai thác và sử dụng, cần lưu
ý biện pháp bảo vệ và khai thác với mức độ hợp lý.
Nước ngầm tầng mặt của Thái Bình, về mùa khô chỉ đào sâu xuống 1-1,5m, mùa
mưa chỉ đào sâu chưa đến 1m. Tuy nhiên, đây chỉ là nước ngầm trên mặt, nếu đào sâu
xuống sẽ gặp nước mặn và chua, độ trong không đảm bảo, không thể dùng trong sinh
hoạt ngay được mà cần phải xử lý. Càng sâu trong đất liền (Quỳnh Phụ, Hưng Hà) thì
mức độ mặn, chua giảm hơn
d)Biển
Biển Thái Bình nằm trong vùng biển vịnh Bắc Bộ, là một phần của Biển Đông.
Biển Đông là một biển lớn thông với Thái Bình Dương qua các eo biển rộng. Vịnh
Bắc Bộ nằm ở phía tây bắc biển Đông, thực ra là phần lục địa bị chìm dưới nước biển
do đó biển nông, nơi sâu nhất không quá 200m. Nước ngầm
Thái Bình là bộ phận của tam giác châu thổ sông Hồng, thuộc trầm tích bờ rời
Đệ Tứ có nguồn gốc song - biển hỗn hợp. Xét về mặt tổng thể thì trầm tích này có khả
năng chứa nước rất lớn, mực nước ngầm nông, dễ khai thác.
.
1.3. Nhu cầu tiêu thụ năng lượng
Có thể nói, Thái Bình là tỉnh đi đầu về điện khí hóa nông thôn, đã đưa điện về
T nh hình kinh t xã h i t nh Thái Bình 2013
Trang 14
nông thôn từ cuối năm 1994. Sản lượng điện ngày càng tăng, từ 72,22 triệu kWh
(1990) tăng lên 288 triệu kWh (2006). Nếu so với thời năm 1995 thì trong 10 năm, sản
lượng điện tiêu thụ ở nông thôn Thái Bình đã tăng xấp xỉ 400%. Điện về nông thôn
không chỉ cải thiện đời sống đời sống vật chất, tinh thần cho người dân mà còn thúc
đẩy phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tại nông thôn. Các làng nghề
truyền thống được khôi phục; các điểm cụm công nghiệp xuất hiện ngày một nhiều
góp phần xóa đói, giảm nghèo, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt, xóa dần
khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Thái Bình cơ bản đã hoàn thành quy hoạch
và phát triển lưới điện giai đoạn IV (2000-2005 có tính đến năm 2010). Theo qui
hoạch phát triển công nghiệp Thái Bình đến năm 2010, tỷ trọng công nghiệp chiếm
37% và đến năm 2015 chiếm 45% GDP của tỉnh, đến năm 2020, Thái Bình cơ bản trở
thành tỉnh công nghiệp.
1.4. Các nhà máy sản xuất điện
Trung tâm điện lực Thái Bình có tổng công suất 1.800 MW, bao gồm 2 nhà máy:
Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 1 (công suất 600MW) do Tập đoàn Điện lực Việt Nam
làm chủ đầu tư và Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 (công suất 1.200MW) do Tổng
công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) làm chủ đầu tư.
1.4.1. Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 1
Được đầu tư xây dựng vào đầu quý III/2012, Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 1
do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư sẽ được khởi công.
T nh hình kinh t xã h i t nh Thái Bình 2013
Trang 15
Đây là một trong 2 nhà máy của Trung tâm Điện lực Thái Bình đang triển khai
xây dựng tại xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thụy.
Đến thời điểm này, việc triển khai thi công gói thầu thuộc hạng mục hạ tầng
dùng chung cả 2 nhà máy của Trung tâm Điện lực Thái Bình đã cơ bản hoàn thành.
Gói thầu thi công xây dựng đường vào Trung tâm Điện lực đã hoàn thành 95% khối
lượng công việc của giai đoạn 1.
Thi công xây dựng hệ thống điện, xây dựng khu nhà điều hành với các hạng
mục: xây dựng khu nhà, xây lắp đường dây và trạm biến áp, hệ thống nước đã hoàn
thiện 100% khối lượng công việc.
Các hạng mục xây dựng cả 2 nhà máy này đang được triển khai thi công song
song cùng nhau. Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 1 do Tập đoàn Điện lực Việt Nam
(EVN) làm chủ đầu tư đang thực hiện các công việc hoàn thiện khu nhà làm việc, nhà
công vụ của chủ đầu tư. Đồng thời chủ đầu tư đang phối hợp cùng tư vấn đánh giá hồ
sơ đề xuất tài chính của nhà thầu, dự kiến sẽ hoàn thành công tác đấu thầu gói thầu
EPC để tiến hành khởi công xây dựng nhà máy vào đầu quý III/2012.
Còn nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 do Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt
Nam (PV Power) làm chủ đầu tư đã khởi công xây dựng từ tháng 3/2011, đến nay đã
hoàn thành xong khu nhà điều hành và đang thi công xử lý nền kho than, kênh dẫn
nước làm mát... Đơn vị tổng thầu chính là Tổng công ty xây lắp dầu khí (PVC) đang
T nh hình kinh t xã h i t nh Thái Bình 2013
Trang 16
khẩn trương hoàn thiện thiết kế lắp đặt nhà máy chính để chuẩn bị thi công bảo đảm
đưa nhà máy đi vào hoạt động đúng tiến độ đề ra.
Để dự án Trung tâm Điện lực Thái Bình đi vào hoạt động đúng tiến độ, Tập
đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã chỉ đạo các đơn vị thành viên phối hợp với các
ban, ngành, đoàn thể của tỉnh Thái Bình và địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn
vướng mắc, triển khai các công việc theo đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và đặc biệt
là thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại vùng dự án.
Trong quá trình thực hiện, Ban Quản lý dự án đã chủ động phối hợp với các
cấp chính quyền địa phương, kịp thời giải quyết các vướng mắc liên quan đến người
dân xung quanh khu vực dự án; chủ động phối hợp chặt chẽ với tổng thầu PVC trong
việc hoàn thiện Hợp đồng EPC hiệu chỉnh cũng như đẩy nhanh công tác đàm phán với
nhà thầu phụ để cung cấp thiết bị công nghệ chính cho nhà máy.
Bên cạnh đó, tỉnh Thái Bình cũng đang triển khai tích cực các dự án an sinh xã
hội cho khu vực này, xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp Mỹ Xuyên, nhằm tạo
việc làm ổn định cho lao động của xã Mỹ Lộc và các vùng lân cận.
Tỉnh yêu cầu huyện Thái Thụy xây dựng phương án chuyển nghề cho nông dân
theo hướng lâu dài, để người dân có nghề ổn định cuộc sống; đẩy nhanh tiến độ xây
dựng cụm công nghiệp Mỹ Xuyên, kêu gọi các nhà đầu tư vào cụm công nghiệp
nhưng phải đảm bảo yếu tố môi trường.
Tỉnh cũng chỉ đạo Sở Xây dựng phối hợp với chủ đầu tư thống nhất hướng
tuyến hệ thống cấp nước ngọt từ sông Diêm Hộ về Trung tâm Điện lực để nhanh
chóng triển khai xây dựng. Song song với việc triển khai dự án Trung tâm Điện lực,
Thái Bình cũng đang triển khai các dự án đường 39B từ thị trấn Thanh Nê (Kiến
Xương) đến thị trấn Diêm Điền (Thái Thụy), quy hoạch đập chắn nước Trà Lý cung
cấp nước ngọt cho nhà máy, dự án đường ven biển và một số dự án quan trọng khác,
nhằm tạo ra sự phát triển cho cả vùng và của tỉnh Thái Bình.
Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí được chọn làm tổng thầu xây dựng cơ
sở hạ tầng dùng chung cho cả Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 1 và Nhà máy Nhiệt
điện Thái Bình 2. PV Power đặt mục tiêu đưa vào vận hành thương mại tổ máy số 1
T nh hình kinh t xã h i t nh Thái Bình 2013
Trang 17
Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 vào quý II năm 2014 và tổ máy số 2 vào cuối năm
2014.
Dự kiến, sau khi Trung tâm nhiệt điện Thái Bình hoàn thành và đưa vào vận
hành sẽ bổ sung sản lượng điện hàng năm khoảng 7 tỷ kWh, đóng góp đáng kể sự
cung cấp điện cho toàn bộ hệ thống điện quốc gia và góp phần quan trọng cho sự phát
triển kinh tế-xã hội của tỉnh Thái Bình.
1.4.2. Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2
Chủ đầu tư: TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ
Tổng thầu EPC: Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam
Địa điểm: Thái Thụy - Thái Bình
Thông tin chi tiết về dự án:
Trung tâm nhiệt điện Thái Bình thuộc tả ngạn sông Trà Lý, cách cửa sông Trà Lý
khoảng 3km về phía Tây, nằm trên diện tích 254,22 ha gồm 2 nhà máy: Nhà máy
Nhiệt điện Thái Bình 1 với công suất 600MW do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)
làm chủ đầu tư và Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 với công suất 1.200MW (gồm 2 tổ
máy, mỗi tổ máy có công suất 600MW), sản lượng điện khoảng 7,2 tỷ Kwh/năm) do
Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) làm chủ đầu tư. Tại đây có đủ
diện tích để bố trí các hạng mục công trình, thiết bị theo cỡ công suất và công nghệ đã
chọn, có điều kiện để mở rộng công suất sau này.
T nh hình kinh t xã h i t nh Thái Bình 2013
Trang 18
Sự ra đời của trung tâm Điện lực Thái Bình sẽ góp phần quan trọng trong việc bổ sung
một lượng công suất lớn cho hệ thống điện, đáp ứng một phần nhu cầu tiêu thụ điện
ngày càng tăng của hệ thống điện quốc gia Việt Nam giai đoạn từ 2013 trở đi.
1.5. Mạng lưới truyền tải điện
Để có đủ năng lượng điện phục vụ phát triển công nghiệp. Công ty Điện lực Thái
Bình đã tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch phát triển lưới điện giai đoạn V (2006-
2010) có tính đến 2015. Trong đó, nâng công suất cho trạm 220KV Thái Bình từ 1
máy x 125MVA lên 2 máy x 125MVA. Khi các khu công nghiệp, cụm, điểm công
nghiệp phát triển. Trong đó có nhà máy luyện thép do Trung Quốc đầu tư, công suất
sử dụng điện là 180 MVA và công ty sản xuất linh kiện điện tử Đài Loan với công
suất sử dụng điện 30 MVA. Điện lực sẽ lần lượt nâng công suất cho 4 trạm 110 kV
thuộc các huyện Thái Thụy, Hưng Hà, Vũ Thư, Kiến Xương, từ 1 máy biến áp
25MVA lên 2 máy 25MVA. Đến nay toàn tỉnh đã có 1 trạm biến áp 220/110kV -
2x125 MVA, 6 trạm biện áp 110/35/10kV và 1 trạm biến áp 110kV 2x63MVA của
nhà máy thép Shengly. Điện năng năm 2010 của Thái Bình đạt gần 1 tỷ kWh (gấp 40
lần so với năm 1980), tỷ lệ tổn thất điện năng từ 19,5% (1980) nay đã giảm xuống còn
5,5% (2010).
1.6. Số liệu lấy từ phần mềm Geospatial
Phân bố sông ngòi tỉnh Thái Bình :
T nh hình kinh t xã h i t nh Thái Bình 2013
Trang 19
Phân bố mạng lưới sông ngòi tỉnh Thái Bình
Các đường màu xanh nước biển nhạt thể hiện cho các con sông chảy trong và
qua địa phận tỉnh Thái Bình
Phân bố của các tuyến đường quốc lộ :
T nh hình kinh t xã h i t nh Thái Bình 2013
Trang 20
Các đường mầu xám nhạt biểu diễn các tuyến đường quốc lộ chính của tỉnh
Thái Bình
Phân bố các khu bảo tồn ở Thái Bình:
_Bản đồ phân bố các khu bảo tồn sinh thái thuộc tỉnh Thái Bình_
Phân bố giầu nghèo tỉnh Thái Bình :
Phân bố mức độ nghèo đói tình Thái Bình
T nh hình kinh t xã h i t nh Thái Bình 2013
Trang 21
Nhận xét : phân bố giầu nghèo ở tỉnh Thái Bình từ 0 đến 40 % tổng số dân tức là
khoảng : 78 430 người , ở mức trung binh thâp so với các tỉnh lân cận . Thành phố
Thái Bình là nơi có tỷ lẹ nghèo đói thấp nhất : từ 0 đến 20 % (khoảng 39 215 người)
Mức độ phủ điện tình Thái Bình
_Bản đồ mức độ phủ điện của tình Thái Bình_
Nhận xét : ta thấy , mức độ phủ điện của tỉnh Thái Bình ở mức rất cao , từ 80 đến
100 % các huyện , xã có điện
Mang lưới điện & các nhà máy điện ở Thái Bình :
T nh hình kinh t xã h i t nh Thái Bình 2013
Trang 22
Bản đồ các lưới điện và các nhà máy điện ở Thái Bình
T nh hình kinh t xã h i t nh Thái Bình 2013
Trang 23
PHẦN II. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
Biomass là nhiên liệu sinh học sạch thân thiện với môi trường, sản phẩm này
ngày càng được phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn được thế giới hết sức ưa dùng
vì những đặc tính của nó mang lại cho con người. Nguyên liệu sản xuất Biomass bao
gồm các chất dư thừa, chất bã trong quá trình sản xuất chế biến như: bột giấy, chất
thải nông lâm nghiệp, chất thải gỗ thành thị, chất thải rắn đô thị, khí ở các hố chôn lấp,
chất thải của gia súc, các giống cây trên cạn và dưới nước được trồng chủ yếu để khai
thác năng lượng.
Biomass có thể được biến trực tiếp thành các loại nhiên liệu lỏng, nhiên liệu sinh
học sử dụng cho các loại phương tiện vận tải (ôtô con, xe tải, xe buýt, máy bay, tàu
hoả) hoặc có thể sử dụng bimomass để sản xuất điện năng. Con người có thể sử dụng
biomass để sản xuất mọi sản phẩm như họ đã làm từ nhiên liệu hoá thạch. Những sản
phẩm sinh học đó không chỉ được làm từ các nguồn tái sinh mà còn cần ít năng lượng
hơn trong quá trình sản xuất.
Thái Bình là tỉnh nông nghiệp có mật độ dân số đông, hàng năm có hàng triệu
tấn rác thải sinh hoạt, phế phẩm trong nông nghiệp được thải ra môi trường ( hoặc như
rơm rạ phải đốt vứt bỏ) do vậy hậu quả của rác thải đối với môi trường là rất lớn. Việc
xây dựng nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Biomass không những phục vụ nhiên
liệu đầu vào cho lĩnh vực công nghiệp và đời sống mà góp phần giải quyết tình trạng ô
nhiễm môi trường tại địa phương.
Thái Bình, nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, nằm trong
vựa lúa của Đồng bằng sông Hồng. Diện tích trồng lúa khoảng 75.000-76.000 ha, sản
lượng bình quân hàng năm khoảng 1 triệu tấn, diện tích chuyên trồng màu trên 5.200
ha và vụ đông khoảng 35.000-38.000 ha. Do tính chất sản xuất còn phân tán, sản
lượng hàng hóa tập trung còn thấp, thị trường tiêu thụ hàng nông sản thực phẩm
không ổn định, bấp bênh; việc bảo quản, chế biến nông sản thực phẩm còn nhiều khó
khăn; chính sách bảo hiểm cây trồng vật nuôi và hỗ trợ sản xuất còn nhiều hạn chế
nên không khuyến khích nông dân hoặc các Doanh nghiệp yên tâm đầu tư, sản xuất
T nh hình kinh t xã h i t nh Thái Bình 2013
Trang 24
nhất là các cây màu, vụ đông.
Hiện này, tỉnh đã xây dựng được một số nhà máy chế biến có công suất 30-40
ngàn tấn/ năm như Công ty lương thực Sông Hồng; Công ty chế biến và kinh doanh
lương thực Thái Đan; Công ty SXKD XNK nông sản Thái Bình... Hàng năm, các đơn
vị này thu mua, xay xát khoảng 700.000 tấn gạo, tuy nhiên gạo chủ yếu phục vụ tiêu
dùng tại chỗ, sản lượng xuất khẩu chỉ đạt 1.200 tấn. Ngoài gạo việc chế biến các sản
phẩm khác như ngô, khoai, sắn chưa thực sự phát triển. Do chưa có nhà máy gắn với
quy hoạch vùng nguyên liệu và các chính sách phù hợp đem lại hiệu quả thiết thực, ổn
định cho nông dân. Do đó việc đầu tư xây dựng nhà máy chế biến các sản phẩm từ
gạo, ngô, đậu tương, khoai tây với quy mô lớn sẽ là động lực thúc đẩy sản xuất phát
triển
Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học (BIOMASS) từ nguồn nguyên liệu phế
phẩm và sản phẩm nông nghiệp
Nhà máy chế biến gạo, ngô, đậu tương, khoai tây, chủ yếu từ nguồn nguyên liệu
tại địa phương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cnh_8317.pdf