PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử nhân loại, du lịch được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động tích cực của con người. Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa - xã hội ở các nước. Du lịch trở thành hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến, là cầu nối hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc. Du lịch cũng đã trở thành một ngành kinh tế chiếm vị trí quan trọng ở nhiều quốc gia và trên qui mô toàn cầu. Du lịch đáp ứng nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ dưỡng, nâng cao nhận thức của nhân dân, tạo việc làm và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Là một quốc gia có sông dài, biển rộng, tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng và có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với bạn bè quốc tế và hàng chục triệu người Việt Nam. Ngành du lịch Việt Nam đang được chú trọng đầu tư và có những bước khởi sắc.
Hà Tĩnh là tỉnh nằm ở Bắc Trung Bộ, mãnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống cách mạng và văn hóa. Với diện tích 6.090km2, dân số 1,3 triệu người, Hà Tĩnh có tiềm năng du lịch khá phong phú. Về tài nguyên du lịch tự nhiên có các bãi biển đẹp như Thiên Cầm, Xuân Thành, Thạch Hải, vườn quốc gia Vũ Quang, hồ Kẽ Gỗ, núi Hồng sông La . Về tài nguyên du lịch nhân văn đó là các di tích lịch sử văn hóa như Ngã ba Đồng Lộc, khu lưu niệm Nguyễn Du,khu mộ Trần Phú, chùa Hương Tích, chùa Chân Tiên; là các lễ hội truyền thống như lễ hội chùa Hương, hội Hạ Thủy ở Cẩm Nhượng, hội đua thuyền ở Hồng Lĩnh .; các làng nghề truyền thống như nghề gốm ở Cẩm Trang (Vũ Quang), nghề rèn Minh Chàng, Vân Lang ở Hồng Lĩnh . Đến với Hà Tĩnh du khách cũng sẽ được thưởng thức vị ngọt thắm của Cu Đơ, vị tươi ngon của bưởi Phúc Trạch, cam bù Hương Sơn, hồng Đông Lộ .,với những món hải sản như Mực Cửa Nhượng, cua, ghẹ Xuân Thành .Ngoài ra, du khách còn được thưởng thức những làn điệu dân ca nặng nghĩa tình của người dân xứ nghệ .Chính những tiềm năng trên là cơ sở quan trọng để du lịch Hà Tĩnh phát triển. Những năm gần đây Hà Tĩnh tập trung đầu tư phát triển du lịch và bước đầu được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, ngành du lịch của tỉnh còn nhiều tồn tại như tiềm năng du lịch lớn nhưng chưa được đầu tư đúng mức, sự phối hợp trong các ngành, các cấp còn thiếu đồng bộ nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút khách du lịch, lực lượng lao động của ngành còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, hoạt động lữ hành còn bộc lộ nhiều yếu kém, khai thác du lịch phần nhiều còn ở du lịch dạng tự nhiên, mang tính thời vụ nên doanh thu của ngành chưa cao, lượng khách thu hút được còn hạn chế. Tình hình trên đòi hỏi Hà Tĩnh phải có những giải pháp hữu hiệu hơn về ngành du lịch nhằm làm cho du lịch của tỉnh phát triển một cách nhanh chóng, hiệu quả và bền vững.
Vì vậy việc tìm hiểu tình hình phát triển du lịch ở Hà Tĩnh, qua quá trình kết hợp nghiên cứu lí thuyết và khảo sát thực tế tài nguyên du lịch, hoạt động du lịch đang diễn ra trên địa bàn tỉnh góp phần đưa ra các giải pháp thúc đẩy du lịch Hà Tỉnh phát triển là vấn đề cấp thiết.
Xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề này mà tôi chọn đề tài "Tìm hiểu tình hình phát triển du lịch tỉnh Hà Tĩnh từ 2001 đến 2007 và định hướng phát triển đến 2015."
2. Lịch sử nghiên cứu
Ngành du lịch hiện đại đã hình thành và phát triển vào thế kỷ XIX cùng với sự phát triển của nền văn minh công nghiệp. Sau đại chiến thế giới lần thứ hai, ngành du lịch đã đứng trong danh mục các ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng mạnh và vững chắc. Ở nước ta việc tiếp cận du lịch chỉ mới được quan tâm vào thập kỷ 90 của thế kỷ XX, khi đời sống vật chất, văn hoá của ngưòi dân bắt đầu có sự ổn định.Tuy nhiên cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề phát triển du lịch ở Việt Nam. Liên quan đến du lịch Hà Tĩnh thì chưa có một công trình cụ thể của cá nhân nào. Phần lớn các bài viết nghiên cứu về du lịch Hà Tĩnh thường là của Sở thương mại và du lịch Hà Tĩnh:
- Quy hoạch du lịch Hà Tĩnh 2007-Công ty cổ phần in Hà Tĩnh 2007
- Du lịch Hà Tĩnh- Công ty in Nghệ An.
Ngoài ra còn có các bài viết về du lịch Hà Tĩnh đăng trên các báo, các tạp chí ra hàng tháng.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu
Thực hiện đề tài nghiên cứu của mình, dựa trên cơ sở lý luận chung về du lịch tác giả muốn tìm hiểu tình hình phát triển du lịch của tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2001-2007. Trên cơ sở đó định hướng và đưa ra các giải pháp phát triển du lịch ở Hà Tĩnh. Hy vọng đề tài góp phần làm phong phú thêm những tài liệu nghiên cứu về du lịch Hà Tĩnh.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thu thập các tài liệu, số liệu liên quan đến hoạt động du lịch của tỉnh Hà Tĩnh.
- Xử lý nguồn tài liệu, các số liệu để rút ra những nhận xét về tình hình phát triển của hoạt động du lịch tỉnh Hà Tĩnh.
- Tìm hiểu một số định hướng nhằm thúc đẩy sự phát triển hoạt động du lịch tỉnh Hà Tĩnh, nêu một số ý kiến cá nhân.
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1 Quan điểm nghiên cứu
4.1.1 Quan điểm hệ thống
Du lịch bao gồm nhiều thành phần cùng tồn tại trong một không gian có mối liên hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại với nhau. Khi tiến hành nghiên cứu các thành phần du lịch ở các cấp khác nhau cần xem xét mối quan hệ qua lại bên trong chúng và với môi trương bên ngoài. Quan điểm này là cơ sở để hình thành hệ thống du lịch trên lãnh thổ nghiên cứu, đảm bảo cho tính khách quan, khoa học trong nghiên cứu.
4.1.2 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Các yếu tố du lịch của một lãnh thổ là một hệ thống, chúng cùng tồn tại có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Mỗi hệ thống lãnh thổ du lịch thường có nhiều nguồn lực để phát triển du lịch. Vì thế quan điểm này dược vận dụng thông qua việc nghiên cứu cả hệ thống của tiềm năng du lịch và việc phát triển du lịch ở Hà Tĩnh thông qua từng yếu tố, thành phần của hệ thống đó.
4.1.3 Quan điểm sinh thái kinh tế bền vững
Phát triển bền vững trở thành một mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của nhân loại trong thế kỷ XXI. Vì thế bất kỳ một ngành kinh tế nào cũng vậy, tiêu chuẩn để đánh giá không chỉ là hiệu quả kinh tế của nó mà còn phải gắn với công tác bảo vệ môi trường. Làm sao để vừa đạt hiệu quả kinh tế cao nhất vừa đảm bảo cho môi trường được ổn định tạo nên sự phát triển bền vững về kinh tế. Do đó quan điểm kinh tế- sinh thái được vận dụng nhằm nghiên cứu mối quan hệ giữa tài nguyên du lịch và con người, thông qua mối quan hệ tác động qua lại đó con người phải biết khai thác tài nguyên du lịch đúng mức, vừa đạt hiệu quả kinh tế, vừa đảm bảo môi trường ổn định. Quan điểm này cũng là một quan điểm chủ đạo để nghiên cứu đề tài.
4.1.4 Quan điểm lịch sử-viễn cảnh
Các yếu tố tự nhiên, dân cư, kinh tế trên một lãnh thổ đều có nguồn gốc phát sinh và phát triển. Vì thế, quan điểm này được vận dụng để phân tích, tổng hợp quá trình hình thành phát triển của hệ thống du lịch, cũng như xem xét thực trạng phát triển du lịch, các nguồn lực phát triển du lịch, các chiến lược, mục tiêu phát triển du lịch cho tương lai. Qua đó chúng ta biết được giá trị của tài nguyên du lịch trong quá khứ, ở hiện tại và dự báo được hướng phát triển trong tương lai.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
4.2.1 Phương pháp thu thập, xữ lý, phân tích, tổng hợp tài liệu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này đòi hỏi nhiều nguồn tài liệu từ các cơ quan, tổ chức khác nhau. Vì thế cần phải thu thập, tổng hợp, lựa chọn những tài liệu cần thiết liên quan đến đề tài. Sau đó tiến hành phân tích, xử lý các thông tin và số liệu cũng như các vấn đề thực tiễn nhằm đưa ra các dự báo, các chiến lược, giải pháp trong tương lai.
42 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4012 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu tình hình phát triển du lịch tỉnh Hà Tĩnh từ 2001 đến 2007 và định hướng phát triển đến 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đất đó trở thành biểu tượng của non nước Hồng Lam.
Đèo Ngang vắt qua núi Ngang (Hoành Sơn), một chi của Trường Sơn Bắc, mọc lấn ra tận Biển Đông với điển chốt là Mủi Đao, Mủi Độc. Khối Hoành Sơn chiếm một diện tích khoảng 1500 km2, có ngọn Ba Cốc cao tới 823 m, nhưng chiều cao trung bình chỉ khoảng 400 m và ở Đốc Ngang 25 m. Từ vùng Đèo Ngang có khe Đá Bàn (Bàn Thạch) chảy về sườn núi phía nam vào đất Quảng Bình.
Khe Đá Hạt (Hạt Thạch) đổ xuống sông Trớ, chảy ra Cửa Khẩu. Khe Du Di, khe Hạ Bồ (khe Bồ) chảy vào sông nước mặn (Xích Mộ) rồi đổ ra biển.
Núi Lớn - núi Hồng tương ứng với sông Cả, Sông Lam có mặt bằng khoảng 30 km2, trải rộng trong phạm vi địa phận 34 xã thuộc 3 huyện Can Lộc, Nghi Xuân và Đức Thọ. Ngọn Núi Ông - Ngọn Tháp Cờ là đỉnh cao nhất của dãy có độ cao 676 km. Dãy Hồng Lĩnh vừa là tài nguyên của cải, tài sản vật chất vừa mang giá trị văn hoá. Có thể nói dãy núi là kho dự trữ khá dồi dào về đá hoa cương. Nó còn một số trữ lượng khoáng sản và đá quý khác. Trong dãy núi có 2 ngọn “Mồng Gà”, ba ngọn “Yên Ngựa”, 4 ngọn “đầu” và “tai Voi” và những lèn đá, khối đá khác nhau như động “12 cửa”, đá lưỡi cày, đá chèo thuyền, đá cồng, đá nón và các loại khác do con người tưởng tượng…Động đá Hang ở Núi Đụn có thể chứa hàng trăm người ngồi thoải mái đó trở thành cung điện của “Cố đô Ngàn Hống” trong truyền thuyết. Cặp đá Hàm Rồng bên cạnh chùa Hương Tích đã được tín ngưỡng tạo thành động “hoá thân” của Phật Bà Quan Âm. Đỉnh Ông Núi còn gọi là đỉnh Tháp Cờ tương truyền Chúa Hai, con Mai Thúc Loan đó cắm cờ hiệu tại đây. Động Chọ Hang có lèn đá chất cao như một dãy núi dài. Mõm Mũi Rồng, một khu đất bằng phẳng trước một dãy đá lô nhô, đó là ngôi mộ vị tổ phật tích của dòng họ Đặng Tất, Đặng Dung.
Khe suối nhiều cũng là một đặc điểm của Núi Hồng. Có loại khe nước trút theo chiều thẳng đứng của đá, cao hàng mấy chục mét như khe Vằn Khăn ở dốc núi Sư Tử, khe nước nhỏ ở mõm núi Thung Ao. Khe Mưa Dông ở ngọn Hàm Rồng, nước chảy rả rách suốt ngày đêm, qua nhiều lớp lọc nước trong mát đến say lòng. Nước ngầm còn tạo ra một số ao vực ngay trên đỉnh núi, lưng núi như vực Nguyệt ở núi Đụn. Dưới chân dãy núi là một hệ thống hồ đầm. Bàu Mỹ Dương như dãy lụa, uốn lượn vòng vèo dài trên 8 km, vây quanh chân núi phía Đông. Hồ Tiên trước chân núi Vân Am và nằm bên cạnh là phiến đá Thạch Bàn nhô ra giữa hồ nước. Núi Hồng còn có một bề dày văn hoá - lịch sử. Những di tích, thắng cảnh của nó mang đậm bản sắc văn hoá của dân tộc và những nét riêng sắc thái xứ Nghệ, trên vùng núi Hồng có những di tích thắng cảnh như chùa Hương Tích, chùa Chân Tiên, chùa Thiên Tượng…đang là địa điểm hành hương, tham quan du lịch đầy hấp dẫn và lý thú.
Dãy Nam Giới như bức thành trấn giữ phía đông nam Cửa Sốt nên dân gian thường gọi Rú Sót hay Rú Bể, đối diện với núi Bằng - Bàng Sơn ở phía Tây Bắc. Phía bắc dãy Nam Giới là hòn Lố và dãy Long Ngâm, cách nhau một eo núi sâu, lúc triều lên thì ngập nước, gọi là eo Lói. Ở đây có nhiều hòn đá hình thù kỳ dị được dân gian gọi là đá Trồng, đá Hến, đá Nhọn, đá Giường, đá Trứng Gà…Bên hòn Lố là hòn Môi nổi lên mặt nước, đá Am, đá Cổ, đá Ngựa Chìm…đều chìm dưới mặt nước. Hòn Trống, Hòn Mái giống hình đuôi hươu. Bên ghềnh Long Ngâm lại có 2 hòn đá Lông và đá Khơi rất nguy hiểm cho ghe thuyền nên được gọi là “đá thiêng”. Phía Tây ngọn núi Long Ngâm là đền Chiêu Trưng. Phía Đông núi có hai nền nhà, tương truyền đời Hùng Vương, Chử Đồng Tử và nàng Tiên Dung đã tu tiên, đắc đạo ở đây, gọi là núi Quỳnh Viên. Quỳnh Viên, Quỳnh Sơn chính là tên xưa nhất của núi Nam Giới. Mặt trước dãy Nam Giới - Quỳnh Viên lấn xa tận bờ biển Đông, có đoạn sóng vỗ ào ào lên bờ đá, nhưng có đoạn là dãy cát hẹp có thể là bói tắm lí tưởng…ở mõm cuối, có ngôi miếu nhỏ thờ Thánh Mẫu như một chứng tích của cửa bể ngày xưa. Mặt sau, phía Tây con sông Sót Chảy sát chân núi, theo triền sông tiếp giáp với ngọn Long Ngâm là ngọn Nam Sơn, trên núi có đền Nam Sơn. Quỳnh Sơn - Nam Giới với núi Khe, đền miếu, với cửa biển, lạch sông, với bến Thuyền Chị Cá với những truyền thuyết lịch sử, với những huyền thoại dân gian từ xưa đó thu hút rất nhiều tao nhân mặc khách và đã để lại những bài thơ lưu truyền mãi trong nhân gian
Như vậy, xét về mặt địa hình, Hà Tĩnh có những thuận lợi để phát triển du lịch với các loại hình du lịch biển, du lịch sinh thái, các hoạt động du lịch tham quan. Tuy nhiên, mặt hạn chế của địa hình Hà Tĩnh đó là tài nguyên có quy mô nhỏ, phân bố rời rạc, vỡ vậy khi đầu tư phát triển gặp nhiều khó khăn.
c. Khí hậu
Hà Tĩnh nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm giú mùa, với 2 mùa rõ rệt, mùa nắng và mùa lạnh. Nhiệt độ trung bình năm là 22o C - 25º C, lượng mưa bình quân hàng năm đều trên 2.200 mm và tập trung khoảng 90% lượng mưa vào mùa mưa (từ tháng 8 đến tháng 11 hàng năm), tháng 9 là tháng trọng tâm của mùa mưa trên địa bàn Hà Tĩnh, chiếm 25% lượng mưa cả năm trên địa bàn tỉnh, cá biệt có nơi trên 3.500 mm, trung bình có 1.719 giờ nắng/năm.
Đặc điểm khí hậu là một trong những yếu tố hạn chế phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng. Lượng mưa hàng năm lớn lại tập trung trong mùa mưa ngắn nên hiện tượng lũ lụt thường xẩy ra trên địa bàn vào mùa mưa. Tỉnh còn là một trong số các tỉnh miền trung chịu ảnh hưởng khá nhiều của bảo từ biển Đông. Qua quan trắc nhiều năm cho thấy, tần suất trung bình 2 cơn bảo/năm đổ bộ vào địa bàn tỉnh Hà Tỉnh. So với một số tỉnh lân cận thì Hà Tỉnh là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng. Gió Tây (gió Phơn) thường xuất hiện trên địa bàn tỉnh trong những tháng 4, 5, 6, 7 hàng năm gây nên hiện tượng thời tiết nóng bức khó chịu với sức khoẻ con người và gây hạn hán, ảnh hưởng đến sản xuất. Số ngày chịu ảnh hưởng gió Tây khô nóng của Hà Tỉnh cũng vào loại cao nhất trong khu vực (hơn 1 tháng). Vào mùa hè là mùa của du lịch biển nhưng nhiệt độ ở đây lại quá cao cùng với gió Tây nóng bức đó làm giảm lượng khách du lịch đổ về đây. Đặc biệt, thiên tai bảo lũ hàng năm gây thiệt hại không nhỏ, đó là sự tàn phá cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và tài nguyên du lịch.
d. Thuỷ văn
Hà Tĩnh cú 3 hệ thống sông chính là hệ thống sông Ngàn Sâu, hệ thống sông Ngàn Phố, hệ thống cửa sông và cửa lạch ven biển.
Hệ thống sông Ngàn Sâu: có lưu vực rộng 2.061 km2. Hệ thống sông Ngàn Phố: dài 86 km, lưu vực 1.065 km2, nhận nước từ Hương Sơn cùng với Ngàn Sâu đổ ra sông La dài 21 km, sau đó hợp với sông Lam chảy ra Cửa Hội.
Sông Ngàn Sâu và sông Ngàn Phố hợp dòng tại Tam Soa để thành sông La. Sông La là con sông ngắn nhưng nước trong xanh, phong cảnh đẹp nhất ở xứ Nghệ. Con sông này đã đi vào lịch sử quê hương và dân tộc, là nguồn cảm hứng cho các thế hệ văn nhân tài tử. Sông La chỉ dài khoảng 15 km nhưng hàng năm có đến 6.000 triệu m3 nước chảy qua đây cùng với 100 vạn tấn phù sa, tạo nên một châu thổ phì nhiêu nhất xứ Nghệ, quanh năm một màu xanh ngát đôi bờ.
Sông Lam hay còn gọi là sông Cả là con sông lớn nhất xứ Nghệ. Tổng chiều dài của sông là 432 km, trong đó gần 20 km hạ lưu là phân thuỷ Nghệ An – Hà Tĩnh. Sau khi hợp dòng với sông La ở Ngã ba núi Thành, sông Lam tiếp tục chảy về phía Đông. Cũng từ ngã ba này, hữu ngạn là Hà Tĩnh, tả ngạn là Nghệ An. Chỉ có mấy chục km nhưng dòng sông này đã tạo cho Nghệ – Tĩnh cảnh quan vừa thơ mộng, vừa hùng vĩ.
Kẽ Gỗ là hồ nhân tạo, nằm phía Tây huyện Cẩm Xuyên, đóng vai trò không nhỏ vào việc cung cấp nguồn nước của tỉnh. Hồ là công trình đại thuỷ nông được khởi công xây dựng vào tháng 12-1973 và hoàn thành đưa vào sử dụng vào tháng 12-1997. Kẻ Gỗ với khí hậu mát mẻ quanh năm, cảnh trời nước mênh mông, núi rừng khe suối muôn hình muôn vẻ, giàu tài nguyên, với hệ thống kênh mương toả rộng, vươn xa đó là khu tham quan lý thú cho du khách gần xa.
Ngoài ra còn phải kể tới khe Vũ Môn, nguồn suối khoáng Sơn Kim. Khe Vũ Môn có “thác ba bậc”, nhìn từ xa thác như một làn khói trắng vắt trên núi xanh, tương truyền hàng năm cứ đến ngày 8 tháng 4 cá gáy vượt được khe này thì hoá rồng …đây là điểm tham quan du lịch khá hấp dẫn. Suối nước nóng Sơn Kim thuộc xã Sơn Kim, huyện Hương Sơn, là suối khoáng nóng ở dòng lộ thiên đến 75ºc. Ngày nay, UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch chi tiết 130 ha để kêu gọi các dự án đầu tư xây dựng khi du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí tại đây.
e. Sinh vật
Với sự đa dạng của địa hình, diện tích phần lớn là đồi núi, bờ biển dài 137 km nên thế giới động thực vật của Hà Tĩnh không kém phần phong phú. Sự phong phú của thế giới động vật của tỉnh thể hiện rõ rệt nhất ở sự đa dạng nguồn động thực vật ở biển và ở các hệ sinh thái rừng.
Về sinh vật biển có tới 267 loài hải sản quý thuộc 90 họ: cỏ, tụm, mực…trong đó có 60 loài có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, khi du khách đến đây có thể thưởng thức các loại hải sản của vùng như tôm, cua, ghẹ, mực…
Sự đa dạng sinh vật của tỉnh còn được đảm bảo bởi các khu rừng, các khu bảo tồn thiên nhiên như rừng Kẽ Gỗ, vườn Quốc gia Vũ Quang.
Khu BTTN Kẻ Gỗ được bao phủ bởi rừng kín với nhiều loại cây cho gỗ quý có giá trị kinh tế cao, có tên trong sách đỏ Việt Nam như: lim xanh, sến mật, gụ lau, vàng tâm, trầm hương, song mật, lát hoa, côm bạch mã, chùm bao Trung bộ, bời lời vàng... Ðây là khu hệ thực vật phong phú đặc trưng cho nhiều luồng thực vật của khu hệ thực vật bản địa Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa; luồng thực vật Indonesia - Malaysia; và luồng thực vật Hymalaya.
Ðến nay, ở Khu BTTN Kẻ Gỗ đã phát hiện được 364 loài động vật có xương sống thuộc 99 họ. Kẻ Gỗ cũng là nơi duy nhất trên thế giới đã phát hiện gà lôi lam đuôi trắng, một trong ba loài gà lôi đặc hữu của Việt Nam đang trong tình trạng bị đe dọa tuyệt chủng, và nhiều loại quý hiếm khác. Trong 47 loài thú ở đây có 18 loài (chiếm 21%) được ghi vào sách đỏ Việt Nam và thế giới. Rừng Kẻ Gỗ cũng là xứ sở của các loại mộc lan, phong lan đẹp và quý như: Quế hương, tai tượng, tai trâu, đuôi chồn,...
Khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang thuộc địa phận huyện Vũ Quang, ở phía Tây - Bắc tỉnh Hà Tĩnh. Tổng diện tích khu bảo tồn là 55.950 ha trong đó rừng tự nhiên chiếm 96,7%. Thảm thực vật ở đây rất phong phú, có 307 loài thực vật bậc cao, thuộc 236 chi, 99 họ với 10 loài quý hiếm tiêu biểu như: Pơmu , Trầm hương . Động vật ở đây cũng rất phong phú, có tới 60 loài thú, 187 loài chim, 38 loài bò sát, 26 loài lưỡng cư và 56 loài cá. Trong đó có 26 loài thú, hơn 10 loài chim, 16 loài bò sát quý hiếm cần được bảo vệ. Khu bảo tồn này có 36 loài phụ thú đặc hữu của khu rừng Trường sơn Bắc là: Chà vá châu nâu, voọc Hà Tĩnh, vượn má vàng . Đặc biệt tại đây đã phát hiện được hai loài thú lớn mới là sao hay dê rừng dài và mang lớn vào các năm 1992 - 1993.
Bởi tính đa dạng sinh học cao và với việc phát hiện hai loài thú mới, Vũ Quang đã trở thành một địa chỉ du lịch sinh thái đầy hấp dẫn. Và cũng tại đây, du khách có thể thực hiện những chuyến du lịch mạo hiểm, du lịch thể thao đến thác vũ Môn theo huyền thoại cá gáy hoá hồng…
Với sự phong phú đó Hà Tĩnh là một địa chỉ du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch thể thao hấp dẫn đang thu hút du khách trong và ngoài nước.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn
a. Điều kiện kinh tế - xã hội
* Dân cư và nguồn lao động
- Hà Tỉnh là một tỉnh có diện tích nhỏ, dân số 1.284.786 ( năm 2007) bao gồm các dân tộc: Kinh, Thái, Chứt , Mường. Lao động chủ yếu hoạt động trong lâm nghiệp và nông nghiệp. Vì hoạt động công nghiệp chưa phát triển.
- Người dân Hà Tỉnh có truyền thống hiếu học, cần cù chịu khó. Năm 2007, cả tỉnh có khoảng 1.800 lao động trực tiếp trong ngành du lịch. Trong đó, lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm 8%, trung cấp chiếm 31%, sơ cấp chiếm 21% và lao động phổ thông chưa qua đào tạo nghiệp vụ du lịch chiếm 40%; trong tổng số 1.800 lao động có 86% lao động làm việc trong các khách sạn, nhà nghỉ, 6% làm việc trong lĩnh vực lữ hành và vận chuyển khách, 8% làm các dịch vụ du lịch khác. Ngoài ra, du lịch đã tạo ra gần 3.200 lao động gián tiếp phục vụ ngành du lịch
Tuy nhiên, phần lớn lao động được đào tạo có tay nghề cao không quay về tỉnh phục vụ. Do tỉnh chưa có chính sách thu hút nguồn nhân tài, mặt khác nền kinh tế của tỉnh chưa phát triển nên những người của kỉ thuật, dịch vụ ít có cơ hội làm việc ở tỉnh. Đội ngủ lực lượng lao động phổ thông thường rời quê hương vào các thành phố lớn tìm việc.
Để phát triển kinh tế thì dân cư và lực lượng lao động là một trong những nguồn lực quan trọng, đặc biệt là trong các hoạt động về công nghệ cao và dịch vụ. tỉnh Hà Tỉnh do lao động trong nông, lâm nghiệp chiếm ưu thế và tỉnh cũng chưa sử dụng có hiệu quả nguồn lực này. Vì thế mà lao động chưa đáp ứng được đầy đủ cho công nghiệp và dịch vụ. Cho nên hiện nay vấn đề đang đặt ra cho tỉnh là việc đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng hợp lí nguồn lao động.
* Cơ sở hạ tầng
- Hệ thống giao thông vận tải: Hệ thống giao thông vận tải Hà Tỉnh tương đối hoàn chỉnh, có tuyến đường quốc lộ 1 chạy qua, tuyến đường sắt Bắc - Nam và 2 tuyến đường tỉnh lộ. Nếu tính cả giao thông nông thôn tổng chiều dài đường bộ trên địa bàn tỉnh là 2.917 km, tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua địa bàn tỉnh dài 70 km (qua Đức Thọ, Vũ Quang, Hương Khê). Có nhiều nhà ga, thuận lợi cho giao lưu và trao đổi hành hóa. Tuy vậy hệ thống đường sắt nối các trung tâm kinh tế của tỉnh vẫn còn thiếu, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Hệ thống đường sông cũng khá thuận lợi và trên 320 km chiều dài và 137 km đường biển, có 2 cảng biển là cảng Xuân Hải và cảng nước sâu Vũng Áng. Thuận lợi cho tàu thuyền ra vào là lợi thế để phát triển du lịch nói riêng và kinh tế nói chung,
Hiện nay, tỉnh đang đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông liên tỉnh, đặc biệt là các tuyến đường tới các khu di tích, các điểm du lịch để thuận lợi cho khách tới tham quan.
- Hệ thống thông tin liên lạc
Về dịch vụ bưu chính viễn thông hiện tại toàn tỉnh cú 5 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông: Bưu điện tỉnh (VNPT), Tổng công ty Viễn thông Quân đội - Chi nhanh Hà Tĩnh (Vietel), Công ty Viễn thông điện lực (EVN-Telecom), Công ty Cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (S-Telecom), Công ty Viễn thụng Hà Nội (Hanoi-Telecom). Tính đến tháng 12/2007, trên địa bàn tỉnh hiện có 294 Bưu cục, về Viễn thông, Internet, truyền dẫn phát sóng và tần số VTĐ: Toàn tỉnh hiện có 86 trạm BTS (trong đó 22 của Vinaphone, 19 mobifone, 6 EVN-Telecom, 29 Viettel, 10 S-phone) phủ sóng 11/11 huyện, thị xã, thành phố; 100% số xã có điện thoại; có 43 tổng đài; tổng số thuê bao điện thoại hiện có 219.505, đạt mật độ 16,9 máy/100 dân (tăng 50 % so với năm 2006); Internet hiện cú 16 DSLAM với 4.552 cổng, tổng số thuê bao 2.196, mật độ sử dụng đạt 7,5%; tổng doanh thu các doanh nghiệp Viễn thông đạt 187.348 tỷ đồng (tăng 13 % so với năm 2006).
* Cơ sở vật chất- kỉ thuật
- Cơ sở lưu trú: Trước đây các khách sạn trên địa bàn Hà Tĩnh cú quy mô nhỏ, chủ yếu được xây dựng để đón tiếp các đoàn khách của Đảng và Nhà nước với trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật còn khó khăn, chất lượng phục vụ thấp. Trong những năm gần đây nhờ đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, cùng với nhu cầu lưu trú của khách du lịch ngày càng tăng. Số lượng các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú trên địa bàn phát triển đáng kể. Năm 2007, trên địa bàn toàn tỉnh cú 76 cơ sở lưu trú với 2.100 phòng, trong đó có 45 cơ sở lưu trú với 1.331 phòng thuộc 37 doanh nghiệp du lịch, 16 cơ sở với 196 phòng của các hộ kinh doanh cá thể và 11 cơ sở với 335 phòng của các cơ quan nhà nước, đoàn thể.
Bảng 1.1. Cơ sở kinh doanh lưu trú phân chia theo thành phần kinh tế
TT
Các thành phần kinh tế
Số DNDL
Tổng số cơ sở lưu trú
Tổng số phòng
Tổng số lao động
Tổng số doanh thu (triệu đồng)
1
DNDL Hà Tỉnh trên địa bàn Hà Tỉnh
37
45
1.331
1.026
49.353
- DN tư nhân
4
4
54
22
1.438
- Công ty TNHH
9
10
221
188
8.220
- Công ty cổ phần
13
17
570
487
27.255
- DNDL Nhà nước
5
5
100
74
2.063
- DNDL tập thể (hợp tác xã)
1
3
54
15
587
- Chi nhánh, văn phòng đại diện
5
6
332
240
9.790
2
Hộ kinh doanh cá thể
16
196
96
1.908
3
Nhà nghỉ, nhà khách của các cơ quan Nhà nước
11
335
240
7.412
Tổng
37
72
1.862
1.362
58.673
Nguồn: Sở thể thao, văn hóa và du lịch và Sở Kế hoạch và Đầu Tư Hà Tỉnh, 2008
Trong tổng số 76 cơ sở lưu trú có 25 khách sạn được xếp hạng từ hạng đạt tiêu chuẩn đến 3 sao, cụ thể là:
03 khách sạn 3 sao: 334 phòng
08 khách sạn 2 sao: 296 phòng
12 khách sạn 1 sao: 303 phòng
03 khách sạn đạt tiêu chuẩn: 26 phòng
47 Cơ sở lưu trú khác (chưa xếp hạng): 903 phòng
Cùng với sự gia tăng nhanh của khách du lịch, cũng như các cơ sở lưu trú, hệ thống các cơ sở kinh doanh ăn uống, vui chơi giải trí khác cũng phát triển khá nhanh, nhiều khách sạn trước đây chủ yếu chỉ kinh doanh phòng nghỉ nay đã chú trọng đến việc kinh doanh nhà hàng, chính vì vậy chất lượng các món ăn ngày được hoàn thiện hơn, phong phú hơn, đáp ứng tốt các nhu cầu cho du khách và người dân địa phương.
-Dịch vụ vui chơi giải trí: Ở Hà Tĩnh hiện nay, các dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ du lịch khác còn ít, quy mô nhỏ, chủng loại còn đơn điệu. Mặc dù đã có gần 420 cơ sở kinh doanh Karaoke, 25 cơ sở kinh doanh dịch vụ Massage và xông hơi nhưng chủ yếu vẫn là các hộ kinh doanh cá thể. Chỉ cú 7 doanh nghiệp thực hiện kinh doanh trong lĩnh vực này, nhưng vẫn tập trung chủ yếu vào kinh doanh Karaoke, massage, xông hơi, nhà hàng có quy mô nhỏ; doanh thu hàng năm còn rất ít.
* Thực trạng kinh tế - xã hội
Trong thời gian qua, cùng với xu hướng phát triển chung của cả nước và nhờ phát huy được các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lao động và nguồn vốn nên hầu hết các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đều đạt và vợt so với kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, bình quân hàng năm giai đoạn 2002-2007 đạt 8,85%. Năm 2007, GDP tính theo giá thực tế đạt 5.905 tỷ đồng (bằng 0,72 % GDP cả nước), thu nhập bình quân đầu người đạt 4,579 triệu đồng/người/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, trong đó Công nghiệp, xây dựng chiếm 21%; Thương mại, du lịch, dịch vụ chiếm 36,5%; Nông lâm ngư nghiệp chiếm 42,5%.
Nông, lâm, ngư nghiệp tiếp tục phát triển; giá trị hàng sản xuất tăng bình quân hàng năm 4,98%, trong đó nông nghiệp tăng 4,77%, lâm nghiệp tăng 2,41% và ngư nghiệp tăng 8,53%.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển khá, giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 20,84%. Trong đó, công nghiệp khai thác tăng 25,38%, công nghiệp chế biến tăng 20% và công nghiệp điện, khí đốt tăng 21,6%; đóng góp ngân sách từ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 2,79 lần (năm 2007 đạt 85,228 tỷ đồng).
Thương mại, dịch vụ, du lịch được mở rộng và đạt tốc độ phát triển khá cao, hoạt động kinh doanh và công tác quản lý thị trường có nhiều chuyển biến tích cực, giá trị gia tăng các ngành dịch vụ tăng bình quân hàng năm 8,95%. Hoạt động xuất - nhập khẩu có bước chuyển biến tích cực, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2006 đạt 49,5 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 46 triệu USD, tăng bình quân 23,35%/năm.
Hoạt động tài chính, tín dụng có nhiều bước tăng trưởng đáng kể, thu ngân sách nội địa tăng bình quân hàng năm 35,86%, năm 2007 đạt trên 445 tỷ đồng.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng như vậy là khả quan và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường. Tuy nhiên, sự chuyển dịch còn chậm, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, nên chưa có khả năng tạo tiền đề để thúc đẩy phát triển kinh tế trong tỉnh. Điều này chứng tỏ tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh còn chậm so với nhiều địa phương trong nước. Như vậy, mặc dù tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh trong những năm qua đã được cải thiện đáng kể, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao nhưng do điểm xuất phát của nền kinh tế thấp nên nền kinh tế Hà Tĩnh hiện nay vẫn ở mức thấp so với cả nước và khu vực.
* Chính sách - đường lối phát triển
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, cùng với cả nước tham gia vào quá trình hội nhập thế giới. Các cấp quản lý, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã có những chính sách đổi mới phù hợp để phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, trong những năm gần đây, tỉnh đã có những chính sách tích cực nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội như chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng, khuyến khích nguồn nhân lực tại chỗ và thu hút nhân tài.
Chính sách khuyến khích, đào tạo, bồi dưỡng nhằm áp dụng với những đối tượng như cán bộ, công chức đang hoạt động tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, các sinh viên tốt nghiệp đạt loại giỏi, hoặc các tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa, các nghệ nhân và công nhân kỹ thuật có tay nghề bậc cao hay thuộc các lĩnh vực tỉnh có nhu cầu. Những đối tượng này, nếu có đủ điều kiện được hưởng chính sách sẽ được trợ cấp một phần kinh phí học tập, bồi dưỡng kiến thức.
Chính sách ưu đãi kêu gọi đầu tư thể hiện ở tỉnh có chính sách ưu đãi đầu tư trong khu kinh tế Vũng Áng theo quyết định số 72/2006/QĐ-TTG ngày 30/04/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh, Quyết định 2632 QĐ/UB-CN2 của UBND tỉnh ngày 11/11/2003 và ban hành các ưu đãi đối với các dự án đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn.
Bên cạnh đó, tỉnh còn có các chính sách khuyến khích phát triển cây công nghiệp, chính sách về đầu tư phát triển du lịch, chính sách thu hút nhân tài, chính sách khuyến khích nguồn nhân lực tại chỗ…
Đường lối, chính sách phát triển đóng vai trò tiên quyết, là yếu tố chỉ đường vì vậy những chính sách đổi mới tích cực của tỉnh là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Mặc dù nền kinh tế của tỉnh còn nhiều khó khăn nhưng với những chính sách nói trên tỉnh sẽ có điều kiện bước vào một thời kỳ mới với nhiều đổi thay. Du lịch cũng là ngành chịu sự chi phối mạnh mẽ của những chính sách phát triển, hiện nay tỉnh đang có những chính sách liên quan trực tiếp như chính sách đầu tư phát triển du lịch, chính sách thu hút nhân tài, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực… điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để ngành có những bước tiến mới.
b. Tài nguyên du lịch nhân văn
-Di tích lịch sử - văn hóa
Hà Tĩnh là một vùng quê nằm trên dải đất miền Trung mà thiên nhiên không mấy ưu đãi, nhưng đây là một vùng được coi là "Địa linh nhân kiệt". Trong khó khăn gian khổ, con người Hà Tĩnh đã vươn lên tạo dựng được một đời sống tinh thần phong phú, để lại cho muôn đời sau những giá trị văn hoá to lớn và tên tuổi của các bậc danh nhân tiêu biểu. Nhiều làng quê ở Hà Tĩnh nổi tiếng văn chương, khoa bảng và cũng rất anh hùng. Tất cả những truyền thống văn hoá đó sẽ mãi là di sản quý báu cần được lưu giữ và phát huy. Những anh hùng cứu nước như: Mai Thúc Loan, Phan Đình Phùng, Cao Thắng, Trần Phú, Hà Huy Tập, Lý Tự Trọng…Những danh nhân văn hoá hết sức gắn bó với nhân dân như Nguyễn Du, Hải Thượng Lãn Ông, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Huy Tự, Phan Huy Chánh, Xuân Diệu…Cùng với tên tuổi đó là các di tích lịch sử được xây dựng nên như: chùa Hương Tích, chùa Chân Tiên, đền thờ Nguyễn Thị Bích Châu, Thành Lục Niên…Có di tích nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên như căn cứ Vũ Quang của Phan Đình Phùng. Không ít di tích vừa có giá trị lịch sử vừa có giá trị kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Các công trình kiến trúc ở đây nhìn chung mang đậm phong cách hậu Lê, tiêu biểu là đền Chiêu Trưng (Thạch Hà), đền Cả (Can Lộc).
Đền Chiêu Trưng, đền Cả: là một quần thể bao gồm nhà bia, miếu nhỏ, cổng nách, vọng lâu, những mảng chạm khắc bên trong nội thất…Những tượng đài, khu mộ, nhà bia mới được xây dựng sau này có những nét mới nhưng về cơ bản vẫn mang đặc điểm truyền thống từ ngàn xưa để lại.
Đền thờ Nguyễn Du: được xây dựng vào năm 1825 tại Tiền Điền-Nghi Xuân. Toàn bộ di tích lưu niệm Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn Tiền Điền nằm rải rác trong diện tích đất chừng 20 ha. Khu lưu niệm rộng khoảng 2ha, từ cổng chính vào lần lượt là nhà khách, nhà Tư văn 2, nhà Tư Văn 1, bia tưởng niệm Nguyễn Quỳnh (ông nội Nguyễn Du), đền thờ Nguyễn Du và nhà tưng bày. Mộ Nguyễn Du được táng tại cứ Đồng Cung gồm 3 phần: bàn thờ, phần mộ, khuôn viên. Phần bàn thờ có bia đá Thanh, tượng hình án thư, quanh bia khắc hình hoa văn thế kỉ 19. Nằm trên địa bàn huyện Nghi Xuân, khu di tích hiện nay đã được đưa vào khai thác phục vụ hoạt động du lịch, khi đến đây du khách có thể kết hợp tham quan, nghỉ mát tại bãi biển Xuân Thành cũng thuộc địa bàn huyện.
Khu lưu niêm Trần Phú: được Bộ văn hoá quyết định thành lập năm 1959, thuộc xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ. Ngày nay, nhà lưu niệm đã trở thành một trong những điểm du lịch văn hoá tiêu biểu của tỉnh. Nhà lưu niệm gồm 3 gian lợp ngói vẩy, tường bao quanh bằng đá ong không trát, đồ tế khá sơ sài. Từ 1984 đến 1988, ngành văn hoá huyện Đức Thọ đã tôn tạo và xây dựng mới một số công trình. Khuôn viên được mở rộng 2ha gồm 2 khu vực là nhà trưng bày và nhà thờ. Nhà trưng bày gồm hơn 200 hiện vật và tư liệu giới thiệu về thời niên thiếu và cuộc đời hoạt động của Trần Phú. Có một số tài liệu nói về quê hương Đức Thọ. Nhà thờ ở phía Tây, có các đồ tế tự, hoành phi của vòng…đặc biệt có bài vị nhiều người trong dòng họ Trần được thờ rất trang trọng.
Ngã ba Đồng Lộc:nằm trên đường Trường Sơn, thuộc địa phận Đồng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh. Ngã ba Đồng Lộc có tổng diện tích 50ha nằm gọn trong một thung lũng hình tam giác, hai bên đồi núi trọc, giữa là con đường độc đạo, mặt đường giống như một lòng máng, bom địch thả xuống bên nào đất đá cũng lǎn xuống đường làm cản trở giao thông. Tại đây đã xây dựng tượng đài để tưởng nhớ đến 10 cô gái con gái sông La anh hùng đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt. Đến với Hà Tĩnh, ai cũng mong muốn được một lần đến và thắp nén nhang thơm tưởng nhớ đến những nữ anh hùng này.
Ngoài các di tích có giá trị văn hoá lịch sử sâu sắc thì một số di tích khác có giá trị nghệ thuât và danh lam thắng cảnh cũng đã trở thành những điểm du lịch hấp dẫn du khách như chùa Chân Tiên, chùa Hương Tích.
Chùa Chân Tiên
Chùa Chân Tiên nằm trên núi Tiên An, sát bờ biển xã Thịnh Lộc, huyện Can Lộc. Chùa được xây dựng vào đời nhà Trần, là nơi thờ Phật tổ và Thánh Mẫu. Chùa thờ phật có diện tích 50,2 m2, kiến trúc theo kiểu tứ trụ gồm 3 gian lợp ngói âm dương, 4 cột xây, tường bao quanh 3 phía. Cảnh quan nơi đây thật đẹp, có suối chảy quanh năm, có giếng sau và có nhiều hang động kì thú như động Trúc, động Mai, có đá chân tiên, đá cô, đá cậu, đá vợ, đá chồng,...Dưới chân núi, trước mặt chùa có bàu Tiên không bao giờ cạn, cạnh bàu có bàn cờ tiên.
Chùa Chân Tiên không chỉ là danh thắng đẹp bởi sự hài hòa giữa thiên nhiên với kiến trúc mà còn là một di tích lịch sử chứng kiến các cuộc đấu tranh yêu nước và cách mạng của người dân Hà Tĩnh. Đồng thời vào ngày 03 tháng 03 hằng năm, hội Chàu được tổ chức và thu hút rất nhiều du khách thập phương.
Chùa Hương Tích
Chùa Hương Tích, được dựng từ đời Trần, đã được lựa chọn là hình tượng tiêu biểu của danh sơn Hồng Lĩnh để chạm lên “Anh Đỉnh”(một trong chín đỉnh đồng ở nội thành Huế). Du khách đi qua xã Thiên Lộc thì bắt đầu bước chân lên đường núi, qua khe Đá Bạc, theo đường núi để leo lên, lối đá mấp mô, có chỗ phải vin cây, núi đá mới lên được. Đến đây rợp thông, trúc, mai bao quanh quần thể kiến trúc và di tích cổ kính. Chùa gồm 2 toà, toà trong và toà ngoài, am Thánh Mẫu, đền Thiên Vương, nền Trang Vương, nhà tăng…Trong chùa nay còn quả chuông đúc từ thời Lê và nhiều tượng phật thời Lê, Nguyễn. Hiện nay các công trình kiến trúc chính vẫn giữ được gần như nguyên vẹn dáng vẻ ban đầu. Chùa Hương Tích không chỉ là ngôi chùa cổ kính mà quang cảnh bao quanh chùa với núi, suối đá đã tạo nên một phong cảnh thần tiên, thoát tục. Hiện nay chùa đã được tỉnh quy hoạch để xây dựng hệ thống cáp treo phục vụ khách tham quan.
Như vậy, di tích lịch sử, văn hoá Hà Tĩnh có một vị thế đặc bịêt, có tác dụng to lớn trong việc giáo dục truyền thống yêu quê hương đất nước, trong công tác nghiên cứu khoa học, trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá và du lịch địa phương.
- Làng nghề truyền thống
Bên cạnh nghề nông là chủ yếu, từ xa Hà Tĩnh đã có nhiều nghề thủ công, hầu như ở làng nào cũng có ngời làm thợ thủ công để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của cộng đồng và đã hình thành nhiều làng nghề nổi tiếng. Nghề gốm ở Cẩm Trang (Vụ Quang), có từ khoảng thế kỷ XIII - XIV; gốm ở Cổ Đạm, Mỹ Dương (Nghi Xuân) cũng có từ trăm năm nay. Làng mộc ở Thái Yên (Đức Thọ) với kỹ thuật chạm khắc tinh xảo chuyên làm đồ thờ, đồ gia dụng. Nghề rèn nổi tiếng nhất là 2 làng: Vân Chàng, Minh Lang (thị xã Hồng Lĩnh). Làng Đức Lâm (Thạch Hà) với nghề đúc đồng, làng Nam Trị (Thạch Hà) với nghề làm kim hoàn hàng trăm năm nay vẫn còn. Làng Hộ Độ (Thạch Hà) lại nổi tiếng với nghề làm muối. Các làng Nhượng Bạn (Cẩm Xuyên), Kim Đôi (Thạch Hà), Hội Thống (Nghi Xuân) không chỉ giỏi nghề đánh cá mà nước mắm của các làng này cũng nổi danh khắp cả nước. Lụa Hạ của làng Đức Thái (Đức Thọ), vải của làng Đồng Môn đã từng nổi tiếng xa nay… Đến đây du khách không chỉ được gặp những người thợ chân quê tài hoa, chiêm ngưỡng những sản phẩm tài hoa, tinh xảo của họ mà còn được tới thăm đền thờ ông tổ nghề, nghe kể những truyền thuyết ly kỳ và đẹp đẽ về sự tích lịch sử ngót ngàn năm của làng.
Làng rèn Vân Chàng, Minh Lang thuộc thị xã Hồng Lĩnh. Sản phẩm của làng nghề này từ công cụ sản xuất cho tới các dụng cụ sinh hoạt, đồ tế khí...Đến đậy du khách không chỉ gặp những người thợ chân quê tài hoa, chiêm ngưởng những sản phẩm tinh xảo của họ mà còn được tới thăm đền thờ ông tổ nghề, nghe kể những truyền thuyết ly kỳ và đẹp đẻ về sự tích và lịch sử ngót ngàn năm của làng nghề.
Làng mộc Thái Yên thuộc xã Thái Yên, huyện Đức Thọ. Nghề mộc ở đây đã có từ cuối đời Lê. Từ chỗ ban đầu chỉ làm đồ thờ về sau thợ của làng này đã sản xuất nhiều loại sản phẩm rất đa dạng nhưng nổi tiếng nhất vẫn là đồ thờ và đồ gia dụng. Tay nghề của thợ mộc Thái Yên rất tinh xảo, kỹ thuật chạm khắc rất điêu luyện, tác phẩm tiêu biểu nhất của họ là đền Tam Lang thờ thành hoàng làng và đền Thánh Thợ thờ tổ sư nghề mộc Lỗ Ban. Ngày nay nghề mộc Thái Yên vẫn rất phát đạt. Sản phẩm của Thái Yên có mặt khắp Hà Tĩnh và còn vươn tới thị trường khắp cả nước. Về thăm Thái Yên du khách sẽ có cơ hội được nghe nhiều chuyện kể về nghề mộc và được tìm hiểu những tập quán sinh hoạt văn hoá của một làng nghề truyền thống.
Làng nghề Trường Xuân thuộc huyện Đức Thọ, nằm sát bên bờ sông La, nổi tiếng với nghề đống thuyền, nghề cào hến và nghề đan. Về thăm Trường Xuân nên chọn vào các ngày mồng 3, 13 và 23 âm lịch hàng tháng bởi các ngày này là phiên chợ Thượng - một chợ vào loại lâu đời và nổi tiếng nhất của vùng La Sơn và xứ Nghệ xưa.
Làng cá Nhượng Bạn có lịch sử gần một ngàn năm, có nhiều đặc sản biển. Sinh hoạt văn hoá ở đây rất phong phú và đặc sắc, nổi tiếng nhất là hò chèo cạn. Làng có chùa Yên Lạc được xây dựng từ đời Lý với bức tranh thập điện diêm vương nổi tiếng.
Ngoài ra còn rất nhiều làng nghề khác nữa, dẫu cho nay đã bị mai một nhưng trong ký ức của ngời dân Hà Tĩnh vẫn còn những nón Ba Giang, quạt Thịnh Xá, hàng mã Nghĩa Yên, chiếu cói Yên Lạc, bột lọc Chợ Cầu...
Đến với các làng nghề truyền thống, không chỉ được thấy các sản phẩm của các tay thợ tài hoa mà còn được biết nhiều tập quán, phong tục sinh hoạt văn hoá của những người thợ thủ công.
- Đặc sản Hà Tĩnh
Đến với Hà Tĩnh du khách không chỉ được ngắm những danh thắng nổi tiếng, những di tích văn hóa nổi tiếng, không chỉ cẩm nhận được cái sảng khoái của nắng và gió biển trên những bãi cát vàng từ Xuân Thành, Thạch Hải đến Thiên Cầm. Mà những nét văn hoá ẩm thực của người Hà Tĩnh với hương vị ngọt ngào, mặn mà của ngời dân xứ Nghệ từ bao đời sẽ mang đến cho du khách những cảm nhận khác biệt về non nước, con ngời nơi đây. Đó là vị ngọt mát của mực Cửa Nhượng, cua, ghẹ Xuân Thành, những món ăn dân gian: “Bún giá - cá - ruốc”, hến chợ Thượng (xào giá hẹ, ăn với bánh đa rắc vừng, hoặc món canh hến)…
Còn phải kể tới những thứ trái cây nổi tiếng cả nước mà hương vị của nó sẽ khiến quý khách còn phải trở lại nơi đây như bưởi Phúc Trạch, cam bù Hương Sơn, hồng Đông Lộ (Thạch Hà), hồng Tiến (Nghi Xuân)…
Ngoài ra nhắc đến Hà Tĩnh không thể thiếu đi vị thơm giòn của kẹo Cu đơ - là đặc sản nổi tiếng của Hà Tĩnh. Kẹo Cu đơ thật dễ làm, hai mặt bánh da vừng, ở giữa là kẹo lạc nấu bằng mật mía. Kẹo lạc nấu chín vừa dẻo, đổ vào bánh đa, rồi lại chồng tiếp một lớp bánh đa nữa là xong. Thế nhưng để cho kẹo cu đơ giòn, lại dẻo, lại giữ đợc các vị ngọt của mật, vị bùi của lạc, vừng, vị cay của gừng và hương thơm của sự hoà hợp ấy lại không dễ, đó là bí quyết nghệ thuật ẩm thực của ngời dân Hà Tĩnh.
- Lễ hội
Hà Tĩnh là một tỉnh có dân số chủ yếu là người Việt (Kinh), vì vậy tỉnh Hà Tĩnh mang đậm sắc thái văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc này. Từ thời Hùng Vương, Hà Tĩnh đã là một trung tâm của nền văn minh Đông Sơn, là đất nhân vật nổi tiếng thời Lê - Nguyễn. Đặc biệt người Hà Tĩnh có truyền thống hiếu học. Hà Tĩnh là quê hương và nơi sinh sống của nhiều bậc danh nhân như đại thi hào Nguyễn Du, nhà thơ và nhà kinh tế Nguyễn Công Trứ, nhà sử học nổi tiếng Phan Huy Chú...
Vùng quê Hà Tĩnh lưu giữ được kho tàng văn hóa dân gian độc đáo và phong phú vào bậc nhất nước ta. Hàng ngàn câu hát dân ca, hát ví, hát dặm, là những cống hiến đặc sắc của vùng đất này vào kho tàng văn hóa Việt Nam. Truyền thống văn hóa còn được thể hiện ở hàng chục lễ hội truyền thống tổ chức hàng năm ở Hà Tĩnh. Có thể nêu một số lễ hội:
Lễ chùa Hương Tích: Lễ hội được tổ chức tại chùa Hương Tích thuộc xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc. Chùa thờ Phật và con gái vua Sở Trang Vương. Hàng năm cứ đến ngày 19/2 âm lịch, nhân dân ở khắp mọi nơi đến hội chùa cúng Phật, cầu yên và thăm cảnh đẹp của chùa. Lễ hội được tổ chức rất trang nghiêm.
Hội Chiêu Trưng: Lễ hội được tổ chức tại đền Chiêu Trưng, xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà. Lễ hội diễn ra từ ngày 3 đến ngày 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. Trong các ngày lễ hội, nhân dân đến dâng hương và lễ vật để tưởng niệm ngày mất của Chiêu Trưng Đại Vương Lê Khôi. Lễ hội nhằm mục đích tưởng nhớ công lao của vị anh hùng Lê Khôi có công với đất nước.
Lễ hạ thủy: Lễ hội được tổ chức tại bãi biển xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên. Cứ sau tết Nguyên Đán, nhân dân trong vùng tổ chức lễ hạ thủy, cầu thần biển giúp cho ngư dân thuận buồm xuôi gió và hứa hẹn một mùa đánh bắt được nhiều tôm cá. Lễ đền Bích Châu (đền Bà Hải): Lễ được tổ chức tại đền thờ chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu, thuộc xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh. Cứ đến ngày 11 tháng 2 âm lịch hàng năm, nhân dân đến đây dâng hương và lễ vật để tưởng nhớ công lao của cung phi Bích Châu (thời Trần Duệ Tông)- một người phụ nữ Việt Nam tài sắc vẹn toàn, có công lớn với quê hương.
Hội đua thuyền: Hội được tổ chức tại Trung Lương thuộc thị xã Hồng Lĩnh vào ngày 4 tết âm lịch và các ngày lễ lớn trong năm. Ngoài ra hội còn được tổ chức ở Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên vào các ngày lễ lớn. Hội đua thuyền được tổ chức nhằm chọn ra những tay đua cừ khôi và rèn luyện sức khỏe cho dân vùng sông nước; đồng thời là truyền thống của nhân dân địa phương để cầu yên xóm làng.
Lễ Xuân Điển: Lễ hội diễn ra tại làng Phan Xá, Lợi Xá, xã Ích Mậu, huyện Can Lộc. Lễ hội tưởng nhớ thần Tam Lang có công giúp quân Đại Việt đánh thắng giặc ngoại xâm. Lễ hội được tổ chức từ ngày 4 đến ngày 8 tháng 1 âm lịch rất trọng thể với nghi thức quốc lễ. Lễ hội có hát tụng thần, có hát chèo, tuồng, thi nấu cơm. Ba năm một lần làng có tổ chức bơi thuyền rồng, rước thần trên kênh trước đền.
Trên đây là một số lễ hội tiêu biểu được tổ chức hàng năm trên địa bàn tỉnh, ngoài ra còn nhiều lễ hội khác. Qua đó cho thấy lễ hội cũng là một nguồn tài nguyên du lịch nhân văn mà tỉnh có thể tận dụng khai thác phát triển du lịch, làm phong phú sản phẩm du lịch của địa phương.
- Các làn điệu dân ca
Hà Tĩnh còn nổi tiếng với các làn điệu dân ca như: Hát ví, hát Dặm là những cống hiến đặc sắc của vùng đất này vào kho tàng văn hoá chung của Việt Nam. Tỉnh có nhiều làng văn nghệ nổi tiếng như: Làng hát ca trù Cổ Đạm, chèo kiều Xuân Liên, hát ví phường Vải Trường Lưu, hò ví dặm Đan Du, Phong Phú…Các làng nghề truyền thống với những giọng hò nổi tiếng quanh núi Hồng Lĩnh, ven sông La, sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố... Đó là những di sản văn hoá tiêu biểu bồi đắp cho tâm hồn người dân Hà Tĩnh qua nhiều thế hệ.
Tóm lại, Hà Tĩnh có vị trí địa lý rất thuận lợi, là tỉnh có tiềm năng du lịch khá phong phú, có thế mạnh tiềm năng về các loại hình du lịch biển, du lịch sinh thái và du lịch văn hoá. Đó là những thế mạnh nổi bật về tài nguyên mà tỉnh có thể dựa vào đó để xác định các loại hình du lịch chủ đạo của tỉnh.
Tuy nhiên, tài nguyên du lịch của tỉnh nhìn chung mang tính nhỏ lẽ, manh mún chưa có điểm nhấn thực sự để làm hạt nhân thu hút các nhà đầu tư. Ngoài ra tỉnh còn có những bất lợi về mặt khí hậu, điều kiện kinh tế, xã hội chưa cao, nguồn lao động chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế nói chung và của ngành Du lịch nói riêng, đường lối chính sách chưa thực sự thích nghi với cơ chế thị trường, bộ máy quản lí chưa thực sự năng động, còn mang tính trì trệ.
2.2. Tình hình phát triển du lịch Hà Tỉnh từ năm 2001 đến năm 2007
2.2.1. Khách du lịch
Cùng với sự phát triển ngành du lịch Hà Tỉnh, trong thời gian qua các doanh nghiệp kinh doanh đã từng bước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất kỉ thuật, các dịch vụ vui chơi giải trí, cũng như đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ quản lí kinh doanh và nhân viên phục vụ nhằm góp phần phát triển du lịch Hà Tỉnh. Từ đó thu hút được du khách trong và ngoài địa phương.
a. Lượng khách
Bảng 2.1 : Lượng khách du lịch đến Hà Tĩnh từ năm 2001 đến 2007
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm
2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng số khách
52.700
75.840
100.000
128.000
145.700
186.434
246.465
-Khách quốc tế
2.170
3.000
4.000
5.200
5.700
6.463
7.708
- Khách nội địa
50.630
72.000
96.000
122.800
140.000
179.971
237.757
Nguồn: Sở văn hóa, thể thao và du lịch Hà Tỉnh, 2008
Biểu đồ thể hiện lượng khách du lịch đến Hà Tĩnh từ năm 2001 đến 2007
Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy lượng khách du lịch đến Hà Tĩnh trong thời gian qua không cao nhưng tương đối ổn định qua các năm, giai đoạn 2001-2007 tăng 4.7 lần. Trong từng năm thì đều tăng về số lượng lượt khách nhưng có sự khác nhau giữa các năm. Năm 2002 số lượt khách chỉ tăng có 23.140 lượt (tăng 43,9% ) so với năm 2001, năm 2003 số lượt khách tăng 24.160 (tăng 31.8%)so với năm 2002, năm 2004 số lượt khách tăng 28.000 (tăng 28%) so với năm 2003,năm 2005 số lượt khách tăng lên 17.700 (tăng 13,8%), năm 2006 tăng 40743 lượt (tăng 28%) so với năm 2005, năm 2007 là 60.031 lượt tăng 31,7% so với năm 2006. Trong đó, khách quốc tế đạt 7.708 lượt tăng 19,3%, khách nội địa 237.757 lượt, tăng 32,1% so với năm 2006. Ngoài ra, các doanh nghiệp lữ hành đã tích cực phối hợp với các doanh nghiệp lữ hành ngoại tỉnh tích cực khai thác thị trường khách từ Lào và Thái Lan. Năm 2007, các doanh nghiệp lữ hành đã trực tiếp đón gần 300 lượt khách từ Lào và Thái Lan sang Hà Tĩnh du lịch và công tác, đa 400 lượt khách từ Hà Tĩnh sang Lào, Thái Lan và Trung Quốc tham quan bằng đường bộ; thực hiện hợp đồng du lịch với các cơ quan, tổ chức trong tỉnh đa gần 1300 lượt khách đi tham quan, học hỏi, nghỉ ngơi ở nhiều tỉnh khác.
Như vậy, du lịch Hà Tĩnh ngày càng có những bước phát triển mới và thu hút được du khách nội địa cũng như khách quốc tế. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển cần có sự hỗ trợ của các tổ chức, các cấp các ngành trong tỉnh để đưa du lịch của tỉnh có những bước đột phá trong thời gian tới.
b. Nguồn khách
* Quốc tế
Hà Tỉnh là cửa ngõ thông ra biển Đông của khu vực Đông Bắc Thái Lan và Lào, là điều kiện thuận lợi để thu hút du khách muốn tham quan và tắm biển. Đồng thời Hà Tỉnh có cửa khẩu quốc tế cầu Treo, hoạt động buôn bán và xuất nhập cảnh hàng năm qua đây rất lớn. Đây chính là cơ hội để du lịch Hà Tỉnh khai thác thu hút khách du lịch quốc tế.
* Nội địa
Khách du lịch nội địa đến với Hà Tỉnh thuộc nhiều địa phương, với nhiều mục đích. Có những du khách kết hợp công việc với du lịch, có những đối tượng là khách du lịch lễ hội - tín ngưỡng, du lịch tham quan tài nguyên, di tích, danh thắng, du lịch đi tour trên tuyến du lịch Bắc Nam, du lịch cuối tuần.
- Khách du lịch thương mại, du lịch công việc: loại hình du lịch này thường kết hợp giữa công tác và du lịch bao gồm các cán bộ công nhân viên trong các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp. Các đối tượng du lịch này thích sử dụng các dịch vụ du lịch cao cấp do khả năng chi tiêu lớn. Loại hình du lịch này diễn ra thường xuyên trong năm.
- Khách du lịch lễ hội - tín ngưỡng: loại hình du lịch này thích tập trung ở các chùa chiền, miếu mao như chùa Hương Tích (Can Lộc), đền Lê Khôi, đền bà Bích Châu. Khách du lịch thường là những người lớn tuổi, các nhà buôn bán kinh doanh đến đây để cầu may.
- Khách du lịch tham quan tài nguyên, di tích, danh thắng. Điểm đến của những du khách này thường là các di tích, danh thắng và các bãi biển đẹp như: Khu lưu niệm Nguyễn Du, Ngã Ba Đồng Lộc, Ngã Ba Nghèn, cửa khẩu Cầu Treo, suối nước Sốt, hồ Kẽ Gổ, đèo Ngang, bãi biển Xuân Thành, Thiên Cầm. Đối tượng khách du lịch này thường đi vào mùa hè hoặc vào những dịp lễ hội.
- Khách du lịch đi tour trên chuyến du lịch Bắc Nam: Đối tượng của loại hình này thường dừng chân để tham quan một số điểm du lịch của địa phương.
- Khách du lịch cuối tuần: Đối tượng của loại hình này thường là những du khách sau những ngày làm việc căng thẳng muốn tìm cảm giác để nghỉ ngơi thoải mái.
Do điều kiện cơ sở vật chất kỉ thuật của tỉnh còn hạn chế, dịch vụ vui chơi giải trí còn chưa phát triển nên thời gian lưu trú của du khách chưa dài. Tính đến đầu năm 2006 tổng lượng khách toàn tỉnh đón là 326.519 lượt, tuy nhiên lượng khách lưu trú chỉ có khoảng 150.740 lượt (chiếm 46% tổng lượng khách). Khách lưu trú chủ yếu là khách nghỉ dưỡng, tắm biển, thời gian tối đa chỉ 4 ngày 3 đêm. Đây là một hạn chế đòi hỏi ngành du lịch của tỉnh cần đầu tư cơ sở vật chất để tăng thời gian lưu trú của du khách.
2.2.2. Doanh thu
Du lịch Hà Tĩnh trong những năm qua đạt được nhịp độ tăng trưởng cao, một số chỉ tiêu đạt và vượt mức kế hoạch. Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch toàn ngành năm 2007 đạt 95.353 triệu đồng, tăng 32% so với năm 2006. Trong đó, doanh thu lữ hành đạt 2.557 triệu đồng (chiếm 2,7%), doanh thu lưu trú đạt 48.582 triệu đồng (chiếm 50,9%), doanh thu ăn uống, bán hàng đạt 33.350 triệu đồng (chiếm 35%), doanh thu du lịch khác 9.570 triệu đồng (chiếm 10%). Nộp ngân sách nhà nước 9.616 triệu đồng, tăng 35%.
Như vậy, doanh thu từ du lịch của du lịch Hà Tỉnh ngày càng tăng và đóng góp một phần cho ngân sách nhà nước. Vì thế mà du lịch Hà Tỉnh ngày càng được quan tâm đầu tư và phát triển.
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch giai đoạn 2002-2007Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Doanh thu
Gía trị
26.720
31.250
38.250
46.930
54.444
71.638
95.353
Gia tăng(%)
-
17
22,4
22,7
16
31,6
33,1
Nộp ngân sách
2.200
2.658
3.465
4.871
5.021
6.513
9.616
Nguồn: Sở văn hóa, thể thao và du lịch Hà Tỉnh, 2008
Tóm lại, về thực trạng phát triển du lịch, trong thời gian qua ngành Du lịch Hà Tĩnh đã đạt được những kết quả đáng mừng, lượng khách tăng tuy không cao nhưng ổn định, doanh thu có bước tiến đáng kể.
Tuy nhiên, Du lịch Hà Tỉnh nhìn chung phát triển cũng chưa tương xứng với tiềm năng, quy mô nhỏ, chưa có quy hoạch tổng thể. Chất lượng dịch vụ còn thấp, cơ sở vật chất kỉ thuật còn nghèo nàn, lao động trong ngành còn yếu và thiếu, chưa thu hút được các nhà đầu tư lớn. Thị trường khách mà ngành Du lịch khai thác còn hạn chế, về thị trường khách quốc tế hầu như chỉ tập trung ở thị trường khách Lào và Thái Lan, thị trường khách nội địa đang bị cạnh tranh gay gắt bởi các tỉnh lân cận. Du lịch Hà Tĩnh còn chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của mình, một số tài nguyên chưa được tận dụng khai thác để tạo thành sản phẩm du lịch ví dụ như các làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh hay các làng nghề. Hà Tĩnh chưa tạo được điểm nhấn trên Bản đồ du lịch Việt Nam.
2.2.3. Một số tuyến điểm du lịch
a. Các điểm du lịch
Hà Tĩnh có bờ biển dài, với nhiều bãi biển đẹp cùng với những đặc điểm tự nhiên đa dạng. Vì vậy, vùng đất này có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch và có điểm du lịch đã được quy hoạch, xây dựng cơ sở vật chất kỉ thuật du lịch, hấp dẫn du khách.
Theo sự phân bố tài nguyên du lịch, ở Hà Tĩnh hiện đang hình thành các điểm du lịch chính là điểm du lịch thành phố Hà Tĩnh và phụ cận, điểm du lịch núi Hồng sông Lam, điểm du lịch Kỳ Anh và các vùng phụ cận, điểm du lịch Phố Châu và phụ cận.
Điểm du lịch thành phố Hà Tĩnh và phụ cận: Bao gồm các điểm du lịch và các di tích lịch sử văn hoá, các bãi biển Thạch Hải, Thiên Cầm, Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ, Ngã ba Đồng Lộc. Với các loại hình du lịch cuối tuần, du lịch hội nghị, hội thảo, du khách sẽ có điều kiện lựa chọn nhiều sản phẩm du lịch phong phú như tham quan các di tích lịch sử, văn hoá, tắm và nghỉ dưỡng biển, tham quan và nghiên cứu hệ sinh thái Khu bảo tồn thiên nhiên, vui chơi, giải trí…
Điểm du lịch núi Hồng sông Lam: Có một không gian thật lý tưởng, nơi đây không chỉ là biểu tượng của non sông xứ Nghệ mà còn là nơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch nhất và tiêu biểu nhất của Hà Tĩnh. Đó là một vùng danh thắng Hồng Lĩnh, Lam Giang, là khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du, Ngã ba Đồng Lộc, chùa Hương Tích, bãi biển Xuân Thành…Đến đây, du khách có thể tham quan các di tích lịch sử, văn hoá, chiêm ngưỡng các cảnh đẹp, tắm biển, thưởng thức các đặc sản biển hoặc leo núi Hồng Lĩnh để từ đó nhìn ngắm một vùng non nước Hồng Lam.
Điểm du lịch Kỳ Anh và các vùng phụ cận: tới đây du khách sẽ được đến với những bãi biển đẹp như Đèo Con, Kỳ Ninh, Kỳ Xuân và Đèo Ngang, với đền Hải Khẩu và huyền thoại đẹp đẽ về Chế Thắng phu nhân, với đền Phương Giai…Du khách còn được đến với cảng nước sâu Vũng Áng, mặc sức tắm biển, thưởng thức những quả ngon, vật lạ từ biển và tham quan các di tích lịch sử, văn hoá…Và từ đây du khách có thể theo đường 12 lên cửa khẩu Cha Lo để sang Lào, Thái Lan.
Điểm du lịch Phố Châu và phụ cận: bao gồm huyện Hương Sơn, một phần huyện Đức Thọ, Vũ Quang, Hương Khê, nằm trong không gian du lịch Đông – Tây. Đến đây du khách được đến với Vườn Quốc gia Vụ Quang, khu du lịch nước Sốt, cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, với các di tích lịch sử, văn hoá như Khu di tích lưu niệm Hải Thượng lãn Ông Lê Hữu Trác, với chùa Hầm Hầm, với đường Hồ Chí Minh huyền thoại…để thực hiện các tour du lịch sinh thái, tham quan nghiên cứu và nghỉ dưỡng.
b. Các tuyến du lịch
* Các tuyến du lịch nội tỉnh
Hiện nay trên địa bàn tỉnh hoạt động Du lịch chủ yếu được khai thác trên 4 tuyến chính: Tuyến du lịch Tp Hà Tĩnh - Hồng Lĩnh - Nghi Xuân, tuyến du lịch Tp Hà Tĩnh - Cẩm Xuyên - Kỳ Anh, tuyến du lịch Tp Hà Tĩnh - Hồng Lĩnh - Phố Châu - Cầu Treo, tuyến Tp Hà Tĩnh - thị trấn Phố Châu - thị trấn Vũ Quang.
-Tuyến du lịch Tp Hà Tĩnh - Hồng Lĩnh - Nghi Xuân
+ Đây là tuyến nối 2 cụm du lịch chủ yếu của tỉnh với những điểm du lịch đặc sắc nhất. Trong tuyến này du khách có thể du ngoạn núi Hồng, sông Lam, viếng thăm các di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng như khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du, đình Hội Thống, làng Trường Lưu…Đi dọc theo bờ biển Hộ Độ ra bến bãi Xuân Thành để nghỉ dưỡng và ngắm biển.
+ Thời gian tham quan du lịch: 1- 2 ngày.
+ Địa điểm lưu trú: Thành phố Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh.
-Tuyến du lịch Tp Hà Tĩnh - Cẩm Xuyên - Kỳ Anh
+ Theo hành trình này, các điểm du lịch được khai thác là các di tích lịch sử văn hoá như Võ Miếu Hà Tĩnh, chùa Yên Lạc, đền Chế Thắng phu nhân. Các thắng cảnh được khai thác phục vụ du khách như: Rừng – hồ Kẽ Gổ, dãy Hoành Sơn với Đèo Ngang và Hoành Sơn Quan, khu cảng biển Vũng Áng và các bãi biển Thiên Cầm, Kỳ Xuân. Nếu muốn du khách có thể lên tàu đi ra các đảo Bớơc, đảo én, đảo Sơn Dương…của vùng biển phía nam Hà Tĩnh.
+ Thời gian tham quan du lịch: 1- 2 ngày.
+ Địa điểm lưu trú: Thành phố Hà Tĩnh, thị trấn Kỳ Anh.
-Tuyến du lịch Tp Hà Tĩnh - Hồng Lĩnh - Phố Châu - Cầu Treo
+ Qua tuyến này khách du lịch được đến với nhiều di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng dọc theo quốc lộ 1A và quốc lộ 8A từ Tp Hà Tĩnh lên đến Phố Châu như Ngã ba Đồng Lộc, ngã ba Nghèn, nhà thờ họ Nguyễn Huy, đền thờ Song Trạng …Khu lưu niệm Trần Phú, mộ Hải Thượng Lãn Ông. Du khách còn được tham quan các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Hồng Lĩnh, núi Tùng – sông La, khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo sôi động.
+ Thời gian tham quan du lịch: 1- 2 ngày.
+ Địa điểm lưu trú: Thành phố Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh, thị trấn Phố Châu.
-Tuyến Tp. Hà Tĩnh - thị trấn Phố Châu - thị trấn Vũ Quang
+ Đối tượng tham quan: Suối Nước Sốt, Vườn Quốc gia Vũ Quang, vườn bởi Phúc Trạch.
+ Thời gian tham quan du lịch: 1- 2 ngày.
+ Địa điểm lưu trú: Thị trấn Phố Châu, khu du lịch Nước Sốt, Vườn Quốc gia Vũ Quang.
Ngoài những tuyến du lịch trên, nếu có nhu cầu du khách có thể thực hiện một chuyến tham quan, thám hiểm bằng đường sông. Xuất phát từ Nghi Xuân, dọc sông Lam rồi rẽ ngược sông La, đến Ngã ba Tam Soa rẽ trái rồi ngược dòng Ngàn Sâu để lên tận Ngàn Trước đến với rừng Vũ Quang hoặc rẽ phải theo Ngàn Phố lên thị trấn vùng sơn cước Phố Châu hoặc du thuyền sông La để nghe hát dân ca và được chiêm ngưỡng tận mắt núi Hồng, sông La.
c. Các tuyến du lịch liên tỉnh và quốc tế
* Các tuyến du lịch liên tỉnh
Hà Tĩnh nằm trên tuyến du lịch quốc gia xuyên Việt, đi Nam, về Bắc, du khách đều qua đất Hà Tĩnh, sau đây là một số tuyến du lịch liên tỉnh đang được tỉnh khai thác đáp ứng nhu cầu du khách:
-Tuyến 1: Tp. Hà Tĩnh - Vinh - Thanh Hoá - Ninh Bình - Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
-Tuyến 2: Tp. Hà Tĩnh - Phong Nha Kẽ Bàng - Huế.
-Tuyến 3: Tp. Hà Tĩnh - Huế - Đà Nẵng - Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.
-Tuyến 4: Tp. Hà Tĩnh - Kỳ Anh - Phong Nha Kẻ Bàng - Cha Lo.
* Các tuyến du lịch quốc tế
Các tuyến du lịch quốc tế nếu lấy Tp Hà Tĩnh làm điểm xuất phát gồm:
-Tuyến du lịch Tp. Hà Tĩnh - Phố Châu - Cầu Treo - Viêng Chăn (Lào) - Thái Lan và ngược lại.
-Tuyến du lịch Tp. Hà Tĩnh - Kỳ Anh - Phong Nha - Cha Lo - Lào - Thái Lan và ngược lại.