Đề tài Tìm hiểu tính thời vụ trong du lịch

Các phư ơng pháp nêu trên nhằm h ạn chế tác động bất lợi của t hời vụ du lịch phải được thực hiện đồng bộ. Bên cạnh đó cần phải được bổ sung và làm giàu thêm về n ội dung s ong song với việc ph át triển của du lịch. Do đó phải luôn quan sát sự thay đổi nhu cầu và khả năng t hanh t oán của du khách. Theo cách đó s ẽ kịp thời nâng cao sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch trong năm và sẽ được kết quả lâu dài khi kéo dài thời vụ du lịch. Tou r du lịch từ tp Hồ Chí M inh đến Vũng Tàu là tour phổ biến bởi lẽ Vũng Tàu nằm gần th ành phố lớn nhất nước - nơi hội tụ đông đảo dân cư. Vũng Tàu thu hút du khách gần xa bởi sự ưu đãi của thiên nhiên nơi đây quá lớn: có bãi biển đẹp, có những dãy núi lớn, và những đình đền nổi tiếng, hay những khu di tích mang nhiều dấu ấn lịch sử. Vũng Tàu thường xuyên tổ chức những lễ hội mang tầm quốc tế nên thu hút được rất nhiều khách du lịch. Tuy nhiên, nơi đây đặt biệt thu hút đông khách vào mỗi cuối tuần khi những người dân thành phố ra Vũng Tàu để nghĩ ngơi s au một tuần làm việc mệt nhọc, hay những dip lễ hội như: Festival lướt ván buồm quốc tế, lễ hội Caravan Văn hóa Du lịch biển, lễ hội Nghinh Ông,

pdf24 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 15696 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu tính thời vụ trong du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhóm Bông Súng 1 Đại học Quốc gia TP.HCM Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Khoa Địa Lý Lớp Du Lịch K29 BÀI TẬP MÔN ĐẠI CƯƠNG KHOA HỌC DU LỊCH Đề tài: TÌM HIỂU TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH GVHD: Ths. Nguyễn Văn Thanh Nhóm thực hiện: BÔNG SÚNG Thành phố Hồ Chí Minh ngày 26 tháng 10 năm 2010 Nhóm Bông Súng 2 TÓM TẮT Đề tài gồm 6 phần chính sau đây: - Khái niệm về tính thời vụ trong du lịch. - Đặc điểm và ý nghĩa của tính thời vụ trong du lịch. - Các nhân tố ảnh hưởng đến tính thời vụ trong du lịch. - Ảnh hưởng của tính thời vụ trong du lịch đến hoạt động kinh doanh du lịch. - Các biện pháp khắc phục tính thời vụ trong du lịch. - Phân tích định lượng du khách dưới tác động của quy luật thời vụ. TRÌNH BÀY WORD:  Kiểu chữ: Times New Roman.  Cỡ chữ: 13, các tiêu đề : 16, 18.  Lề: 2,5cm.  Khoảng cách dòng và đoạn: 1,5. Nhóm Bông Súng 3 MỤC LỤC TRANG BÌA.......................................................................................................................................................................Trang 1 DANH SÁCH NHÓM VÀ PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC ...............................................................................................2 TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH..............................................................................................................................................3 MỤC LỤC .......................................................................................................................................................................................4 A. LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................................................................................5 B. NỘI DUNG .................................................................................................................................................................................6 I. KHÁI NIỆM TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH .....................................................................................................6 II. ĐẶC DIỂM VÀ Ý NGHĨA CỦA TÍNH THỜI VỤ.....................................................................................................6 II.1. Đặc điểm của tính thời vụ .................................................................................................................................................6 II.2. Ý nghĩa của tính thời vụ ..................................................................................................................................................8 III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH THỜI VỤ ........................................................................................9 III.1 . Nhân tố mang tính tự nhiên ........................................................................................................................................ 11 III.2 . Nhân tố mang tính kinh t ế - xã hội .......................................................................................................................... 13 III.3 . Nhân tố mang tính tổ chức – kỹ thuật..................................................................................................................... 14 III.4 . Các nhân tố khác............................................................................................................................................................. 14 IV. ẢNH HƯỞNG CỦA TÍNH THỜI VỤ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH ......................... 15 IV.1. Ảnh hưởng tích cực ........................................................................................................................................................ 15 IV.2. Ảnh hưởng tiêu cực ........................................................................................................................................................ 15 V. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG DU KHÁCH DƯỚI SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH THỜI VỤ .................. 17 VI. CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC CỦA TÍNH THỜI VỤ ................................................................................... 19 VI.1. Nghiên cứu thị trường ................................................................................................................................................... 19 VI.2. Nâng cao sự sẵn sàng đón tiếp du khách ................................................................................................................ 19 VI.3. Tăng cường động lực kinh tế ...................................................................................................................................... 20 VI.4. Quảng cáo và tuyên truyền .......................................................................................................................................... 21 C. KẾT LUẬN .............................................................................................................................................................................. 24 TÀI L IỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................................................ 25 Nhóm Bông Súng 4 A. LỜI MỞ ĐẦU Nhờ những tiến bộ của cuộc khoa học kỹ thuật mà đời sống vật chất tinh thần của con người không ngừng cải thiện và nâng cao. Đời sống được cải thiện, thời gian nghỉ ngơi được kéo dài cùng một số tác nhân khác đã làm cho con người có nhiều lựa chọn về việc du lịch của mình. Chính vì thế m à trong những năm gần đây du lịch đã trở thành một nhu cầu quan trọng và không thể thiếu được của bộ phận dân cư trên thế giới. Tuỳ theo điều kiện của mỗi người mà họ đã dành một phần thu nhập hàng năm của mình cho du lịch và xu hướng này ngày càng tăng. Du lịch được xem là “ngành công nghiệp không khói”, với những thành quả mà nó mang lại t hì du lịch còn được mệnh danh là “ con gà đẻ trứng vàng” đối với nhiều quốc gia. Ngành du lịch là ngòi nổ cho sự phát triển kinh tế, bởi sự đóng góp đáng kể của nó trong quá trình phát triển không ngừng của nền kinh tế. Với xu thế phát triển toàn cầu về kinh tế thì ngành du lịch cũng đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và giữ một vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của các nước có thế mạnh về du lịch. Hoà t heo xu thế phát triển của thế giới cùng với t iềm năng vốn có về du lịch từ tự nhiên lẫn nhân tạo đã làm tiền đề cho ngành du lịch của nước t a phát triển. N gày nay ngành du lịch của nước ta đã và đang trở thành kinh tế mũi nhọn của đất nước, góp phần vào thu nhập quốc dân của đất nước. Tuy nhiên hoạt động du lịch thường diễn ra không đồng đều trong năm. Sự mất cân bằng của các vấn đề cung, cầu trong du lịch, sự tăng quá tải khách vào mùa cao điểm cũng như sự thiếu vắng du khách trong mùa thấp điểm đã ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu trong ngành du lịch. Chính vì có hiện tượng mùa cao điểm và mùa thấp điểm nên mới hình thành nên khái niệm tính thời vụ trong du lịch. Vậy tính t hời vụ trong du lịch là gì? Nó có đặc điểm gì và nó ảnh hưởng như thế nào đối với hoạt động phát triển du lịch của nước ta? Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi sẽ lần lượt giải quyết những câu hỏi trên. Nhóm Bông Súng 5 B. NỘI DUNG I. KHÁI NIỆM TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH Tính thời vụ du lịch là sự giao động lặp đi, lặp lại đối với cung và cầu của các dịch vụ hàng hóa du lịch, xảy ra dưới tác động của các nhân tố nhất định. Thời vụ du lịch là khoảng thời gian của một chu kì kinh doanh, mà tại đó có sự tập trung cao nhất của cung và cầu du lịch. (Nguồn: Giáo trình Kinh tế Du Lịch – Nguyễn Văn Đính). II. ĐẶC DIỂM VÀ Ý NGHĨA CỦA TÍNH THỜI VỤ Tính thời vụ là một đặc điểm điển hình của ngành du lịch. Nó xuất hiện với tất cả các loại hình du lịch, của bất cứ quốc gia nào dù ngành công nghiệp du lịch của quốc gia đó có phát triển đến đâu. Đây là một đề tài rộng, là vấn đề mà bất cứ nhà kinh doanh hay hoạt động du lịch nào đều quan tâm. Song, trong khuôn khổ bài viết hạn hẹn về thời gian và kiến thức, chúng tôi xin cụ thể tìm hiểu t ính thời vụ ở một trong những điểm du lịch nổi tiếng của nước ta, đó là Vũng Tàu. Bằng việc phân tích một điểm điển hình chúng ta sẽ thấy được những đặc trưng của tính thời vụ được biểu hiện cụ thể và những tác động của nó đến hoạt động kinh doanh du lịch một cách rõ ràng hơn. II.1. Đặc điểm của tính thời vụ - Thời vụ trong du lịch là một quy luật có tính phổ biến ở Vũng Tàu và nó ở tất cả các nước và các vùng có hoạt động du lịch. - Một nước hoặc một vùng du lịch có thể có một hoặc nhiều thời vụ du lịch, tùy thuộc vào các thể loại du lịch phát triển tại đó. Ở Vũng Tàu, mỗi năm có hai vụ cao điểm du lịch, đợt một là từ tháng 1 đến tháng 4, đợt hai là từ tháng 5 đến tháng 8. Vào những mùa này khách du lịch đến Vũng Tàu đông. Đặc biệt vào các tháng hè du Nhóm Bông Súng 6 khách tới đây có nhu cầu nghỉ hè, tắm biển vì ở nơi đây hình thức du lịch biển là phổ biến nhất đồng thời cũng là thế mạnh. Hơn nữa lễ hội cũng thường tổ chức vào hai mùa này như: Festival lướt ván buồm quốc tế, lễ hội Caravan Văn hóa Du lịch biển, lễ hội Nghinh Ông, Giả i Bóng chuyền bãi biển nữ Quốc tế, lễ hội Ẩm thực thế giới... Khách du lịch còn tới đây đông vào dịp lễ Tết Nguyên Đán hay ngày Quốc Khánh mùng 2 tháng 9 hàng năm…Những ngày thường thì khách du lịch ít hơn, còn gọi là mùa thấp điểm du lịch, đó là từ tháng 9 đến tháng 12 vì đây là khoảng thời gian bắt đầu năm học mới, các bậc phụ huynh và con cái ít có thời gian đi du lịch. Hơn nữa đây cũng là thời gian cận tết nên công nhân các khu chế xuất, khu công nghiệp phải tăng ca làm ngoài giờ, việc đi Vũng Tàu nghỉ mát là việc rất hạn chế. - Cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau vào các tháng khác nhau. Ở Vũng Tàu, vào các tháng như tháng 6, tháng 7, tháng 8 khách du lịch thường quá tải vì mọi người đều có nhu cầu đi nghỉ hè ở biển và vào thời kì hè này Vũng Tàu tổ chức rất nhiều lễ hội để thu hút khách du lịch. Cũng vào mùa cao điểm nhưng là mùa nghỉ tết thì du khách đông nhưng ít hơn mùa hè vì truyền thống của dân tộc ta ngày tết đoàn tụ, sum họp với gia đình, chứ ít ai đi Vũng Tàu du lịch. Do đó vào mùa này khách ở Vũng Tàu chủ yếu là người dân gần đó đi chơi tết trong thời gian ngắn từ 1 đến 2 ngày. Còn lại chủ yếu là khách nước ngoài muốn thưởng thức không khí tết ở nơi đây. - Ở các nước và các vùng du lịch phát triển, thông thường thời vụ du lịch kéo dài hơn và chênh lệch cường độ của mùa du lịch chính so với thời kì trước và sau vụ thể hiện yếu hơn và ở các nước hay các vùng du lịch mới phát hiện thì ngược lại. Ví dụ như ở Thái Lan là một nước có ngành du lịch phát triển từ lâu đời. Đất nước này gần như thu hút du khách quanh năm bởi các sản phẩm du lịch mang nét đặc trưng của một nền văn hóa lâu đời. Còn ngành du lịch của Vũng Tàu là một ngành kinh tế còn non trẻ, hiện nay đang trên đà phát triển, tuy nhiên nó vẫn chưa thực sự phát triển so với tiềm năng sẵn có của nó. Du khách đến nơi đây vẫn theo mùa như: mùa lễ hội của Vũng Tàu hay mùa nóng, những ngày bình thường thì nơi đây không phải là điểm hấp dẫn để thu hút du khách. Cường độ của mùa du lịch chính so với thời kì trước và s au vụ vẫn còn cao. Nhóm Bông Súng 7 - Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau đối với các loại hình du lịch khác nhau. Ở Vũng Tàu có nhiều loại hình du lịch khác nhau. Loại hình du lịch biển thu hút du khách quanh năm bởi thời tiết nơi đây nóng quanh năm, không có mùa đông lạnh cũng như bão lũ, đặc b iệt thường quá tải trong suốt mùa hè từ tháng 5 đến tháng 8. Ngược lại, các lễ hội Vũng Tàu chỉ thu hút khách vào những ngày cao điểm diễn ra lễ hội, nên thời vụ du lịch với loại hình du lịch này thường ngắn nhưng cường độ cao. II.2. Ý nghĩa của tính thời vụ - Tính thời vụ mang nét đặc trưng cho mỗi loại hình du lịch: du lịch nghỉ biển, du lịch nghỉ núi… thời gian và cường độ khác nhau phù hợp với du khách - Thúc đẩy sự phát triển và trau dồi kinh nghiệm của các nhà kinh doanh du lịch, điểm du lịch, kinh doanh du lịch của các quốc gia. - Dựa vào độ dài và cường độ của tính thời vụ có thể đáp ứng nhu cầu du lịch của từng cơ cấu khách: chủ yếu phụ thuộc vào thời gian rảnh rỗi của nhân dân. Vào mùa hè thường là thời gian nghỉ của học s inh, s inh viên,…với đối tượng khách này thời gian du lịch là rất ngắn. - Phát triển cơ sở lưu trú chính phù hơp với cường đô và thời gian của thời vụ du lịch. Để đáp ứng nhu cầu của du khách việc tập trung phát triển cơ sở lưu trú là rất quan trọng. Tại các điểm, khu vực có hoat đông du lịch phát triển mạnh, lượng khách đến cao nên phải tăng cường xây dựng cơ sở lưu trú chính vì khách thường lưu trú với thời gian nhất định, vì thế lưu trú là rất cần thiết được chú trọng để thảo mãn nhu cầu của khách du lịch. - Phát triển đa dạng các loại hình du lịch: du lịch thiên nhiên, du lịch văn hóa, du lịch hành hương, du lịch tham quan, du lịch giải trí,…Có thể kết hợp một vài loại hình với nhau để tạo nên tính phong phú của du lịch như: du lịch biển kết hơp với du lịch văn hóa, du lịch thiên nhiên và du lịch văn hóa,…nhằm tạo cho du khách có nhiều sự lựa phù hợp với yêu cầu của mình. - Tăng cường sự chuẩn bị, đa dạng các sản phẩm du lịch phục vụ du khách; vào mùa cao điểm lượng khách đến các đ iểm du lịch thường tăng đột biến nên các sản Nhóm Bông Súng 8 phẩm du lịch phải đươc tăng cường để cung cấp cho du khách, vào mùa thấp điểm lượng khách thường thấp, với thời gian này các nhà kinh doanh và cơ sở cung ứng dịch vụ có thể chuẩn bị và đầu tư phát triển sản phẩm du lịch để vào mùa cao điểm không bị thiếu hụt và khan hiếm dịch vụ. - Làm phong phú các chương trình tour của các công ty du lịch: vào mùa cao điểm và thấp điểm các chương trình tour và giá tour của công ty du lịch rất khác nhau, đảm bảo hoạt động du lịch diễn ra suốt năm. - Tạo việc làm cho cư dân địa phương. - Mang lại nguồn thu chính cho địa phương. III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH THỜI VỤ Có nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến tính thời vụ trong du lịch. Mỗi tác giả khác nhau lại có những cách phân loại khác nhau. Có tác giả chia làm 3 yếu tố nhưng cũng có tác giả phân thành 4 yếu tố chính tác động đến tính thời vụ trong du lịch. Song, dù phân chia theo cách nào thì nó vẫn không thay đổi bản chất của quan điểm. Ở đây, với mục đích trình bày rõ và toàn diện các khía cạnh của vấn đề, chúng tôi xin trình bày theo quan điểm của tác giả Đồng Văn Đính và Trần Thị Minh Hoa (trong cuốn “Giáo trình Kinh tế du lịch”, NXB Lao Động - Hà Nội năm 2006). Theo đó, có 4 nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến tính thời vụ trong du lịch, đó là: - Nhân tố mang tính tự nhiên. - Nhân tố mang tính kinh tế - xã hội. - Nhân tố mang tính tổ chức - kỹ thuật. - Các nhân tố khác. Các nhân tố này sẽ có ảnh hường đến cung hoặc cầu hoặc cả cung lẫn cầu. Với cách tiếp cận từ các yếu tố cung, cầu các tác giả Term Bawn và Svend (Trong “Seasonality in Tourism”, Advances in Tourism Research Series , 2001) đã khái quát hóa sự tác động này trong sơ đồ sau đây: Nhóm Bông Súng 9 Theo đó, các tác giả cho rằng có 3 yếu tố ảnh hưởng đến tính thời vụ: - Yếu tố cầu, bao gồm: nhu cầu du lịch tương ứng với các mùa tự nhiên trong năm, các kỳ nghỉ chính thức, các lễ hội truyền thống và sự thay đổi thị hiếu. - Yếu tố cung, bao gồm: điều kiện khí hậu, sự thu hút của cảnh quan tự nhiên, các cơ hội hoạt động hay các sự kiện văn hóa, xã hội. - Các yếu tố khác bổ sung: sự khác biệt về giá cả hay thuế, những sự kiện hay những yếu tố mới thu hút, sự khác biệt của thị trường. III.1. Nhân tố mang tính tự nhiên Nhóm Bông Súng 10 Giống như nông nghiệp, các yếu tố tự nhiên vừa đóng vai trò là nền tảng lại vừa là yếu tố chi phối đến sự phát triển của mùa màng. Đối với du lịch, nếu điều kiện tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên là nguồn tài nguyên du lịch tạo nên sức hấp dẫn cho mỗi điểm đến thì mặt khác chính các yếu tố về khí hậu, thời tiết, địa hình,…lại tác động không nhỏ đến tính thời vụ trong du lịch, ảnh hưởng đến nhu cầu khách du lịch cũng như khả năng cung ứng của nhà cung cấp dịch vụ. Các nhân tố tự nhiên bao gồm: địa h ình, cảnh quan thiên nhiên, đặc điểm thủy văn, sông ngòi, khí tượng, khí hậu… Vì tài nguyên thiên nhiên là một trong những nhân tố chính cấu thành sản phẩm du lịch (Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + dịch vụ + hàng hóa) nên mỗi yếu tố về tự nhiên là mỗi tác nhân ảnh hưởng đến hoạt động du lịch. Song, ở đây chúng ta đang xét đến tính thời vụ - một tính chất mang nhiều biến động, nên những yếu tố tự nhiên mang tính chất “động” như thời tiết, khí hậu sẽ là những nhân tố tác động mạnh mẽ nhất đến tính chất này. Thường thì mùa cao điểm trong du lịch sẽ ứng với các mùa tự nhiên trong năm. Phân tích bảng số liệu về biến động giá của tour TP HCM – Vũng Tàu (2 ngày 1 đêm) (Công ty Bến Thành tourist) dưới đây ta sẽ thấy rõ điều này: Thời gian (tháng) 1 - 4 5 - 8 9 - 12 Giá (ngàn đồng/khách) 800 850 750 Sự biến động giá tour TP.HCM – Vũng Tàu (2 ngày 1 đêm ) năm 2009 Giá tour biến động khác nhau trong những thời điểm khác nhau trong 1 năm, 1 quý, thậm chí là 1 tháng. Nhưng ở đây ta xét trên bình diện thống kê trung bình thì mùa cao điểm của tour TP HCM – Vũng Tàu thường sẽ rơi vào khoảng tháng 5 đến tháng 8. Giai đoạn này cũng trùng với thời điểm mùa hè ở nước ta. Bỏ qua những yếu tố về kinh tế - xã hội, sự tương ứng này cho chúng ta thấy rõ ảnh hưởng của yếu tố khí hậu đến tính thời vụ trong du lịch. Vào mùa hè, nhiệt độ tăng cao, không khí nóng bức, người ta thường có xu hướng đi du lịch biển. Xu hướng chung này khiến cho nhu cầu du lịch tăng lên, lượng khách Nhóm Bông Súng 11 đổ về điểm đến mà cụ thể ở đây là Vũng Tàu tăng đột ngột. Lượng cầu tăng kéo theo nguồn cung cũng tăng. Các cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống, tham quan giải trí mở cửa hoạt động hết công suất trong những thời gian này. Đây là giai đoạn “phát đạt” và nhộn nhịp của du lịch, hay còn gọi là “mùa cao điểm”. Ngược lại, vào mùa mưa hay giông bão, nhu cầu tìm đến với biển không nhiều, thậm chí du khách còn cố tình tránh đến với những nơi có thời tiết và điều kiện bất ổn nên lượng cầu giảm nhiều và nhanh chóng. Hoạt động kinh doanh của các nhà cung ứng dịch vụ du lịch gặp nhiều khó khăn. Công ty lữ hành không có đủ tour để hoạt động, các hướng dẫn mất việc, trở nên nhàn rỗi. Kéo theo đó, các cơ sở lưu trú hay dịch vụ ăn uống, tham quan, giải trí cũng rơi vào tình trạng thua lỗ vì chi phí cho công tác bảo trì và duy trì hoạt động cao hơn số nguồn thu từ khách. Đây là thời kỳ “ảm đạm” của du lịch hay còn gọi là “mùa thấp điểm”. Các loại hình du lịch khác nhau thì sự tác động khác nhau. Trên đây ta chỉ phân tích loại hình du lịch biển, nhưng nếu đối với loại hình du lịch trượt tuyết thì chiều tác động sẽ ngược lại. Khi đó, mùa cao điểm sẽ rơi vào khoảng thời gian mùa đông và mùa thấp điểm sẽ là mùa hè. Tương tự, những loại hình du lịch khác như du lịch núi, du lịch nghỉ dưỡng hay du lịch sinh thái cũng sẽ bị tác động với mức độ và tính chất không giống nhau. Nhưng ngay cả với cùng một loại hình du lịch nhưng mùa cao điểm ở miền nhiệt đới cũng sẽ khác về độ dài thời gian so với mùa cao điểm ờ miền ôn đới. Đặc biệt là đối với loại hình du lịch khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên là chính như du lịch biển. Theo đó, mùa cao điểm ở các nước giáp biển châu Phi sẽ dài hơn các nước ở khu vực bắc Mỹ hay bắc Âu (nếu xét trong cùng những điều kiện khác tương tự). Tóm lại, sự tác động của các nhân tố tự nhiên mà điển hình là yếu tố thời tiết, khí hậu đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên mùa du lịch. Tùy theo loại hình du lịch và tùy vào vị trí địa lý cũng như đặc điểm khí hậu khác nhau mà các yếu tố cung – cầu cũng chịu tác động khác nhau. Nhìn chung, sự tác động này thường là không có lợi, nó tạo nên sự bất ổn trong du lịch. III.2. Nhân tố mang tính kinh tế - xã hội: Nhóm Bông Súng 12 - Nhân tố về sự phân bổ quỹ thời gian nhàn rỗi của nhóm dân cư: Sự phân bố không đồng đều quỹ thời gian nhàn rỗi ảnh hưởng đến sự phân bổ không đồng của nhu cầu du lịch. Tác động của thời gian rỗi lên tính thời vụ trong du lịch được thể hiện:  Nếu thời gian nghỉ phép năm ngắn thì chỉ có thể đi du lịch một lần trong năm (vào thời gian chính vụ).  Nếu số ngày nghỉ phép dài hơn, có thể cho phép đi du lịch hơn một lần trong năm thì sẽ làm giảm tính thời vụ.  Như vậy, sự gia tăng thời gian rỗi góp phần giảm cường độ của thời vụ và tăng cường độ tập trung nhu cầu vào ngoài thời vụ du lịch truyền thống.  Việc phân bố thời gian sử dụng phép năm của nhân dân lao động cũng ảnh hưởng đến thời vụ trong du lịch. Ở một số nước có quy định thời gian sử dụng phép nhất định cho nhân viên trong năm, điều này góp phần tập trung nhu cầu vào một thời gian nhất định, tạo nên thời vụ du lịch. Có 2 xu hướng trong thời gian gần đây:  Thứ nhất: Số thanh niên, th iếu niên tự đi du lịch ngày càng đông và giới hạn các học sinh đi nghỉ cùng cha mẹ ngày càng giảm.Tuổi thọ trung bình của con người ngày càng cao, vì vậy mà số gia đình có con em trong độ tuổi đi học ngày càng giảm.  Thứ hai: Số lượng người ở độ tuổi hưu trí ngày càng tăng, họ là người được sử dụng tùy ý thời gian đi nghỉ. Những xu hướng trên là điều kiện thuận lợi để hạn chế sự tập trung nhu cầu vào thời vụ chính. - Sự quần chúng hóa trong du lịch: Là nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch. Kết quả của sự quần chúng hóa trong du lịch là mở rộng sự tham gia của số đông khách có khả năng thanh toán trung bình và thường ít có kinh nghiệm đi du lịch.Có thể nói, hiện nay cơ hội đi du lịch đến với mọi người chứ không chỉ đối với những người giàu có, tầng lớp thượng lưu. Số du khách ít hiểu biết thị trường và họ thường đi du lịch vào mùa chính, vì các nguyên nhân sau:  Vào mùa chính giá tour cao, nhưng do đi du lịch theo đoàn nên được hưởng chính sách giảm giá. Nhóm Bông Súng 13  Họ ít hiểu biết điều kiện nghỉ của từng tháng trong năm nên chọn thời tiết vào mùa đi du lịch chính để sự rủi ro về thời tiết là ít nhất.  Họ chọn thời gian đi nghỉ dưới tác động của tâm lý họ thích đi nghỉ cùng thời gian với các nhân vật danh tiếng đi nghỉ. Như vậy, với sự quần chúng hóa trong du lịch, tính t hời vụ đã có sẵn từ trước đó lại có cường đô tăng. Để khắc phục tình trạng này, cần có các biện pháp phù hợp. Ví dụ như có chính sách giảm giá rõ rệt vào trước và sau t hời vụ chính, đồng thời mở rộng quảng cáo điều kiện nghỉ ngơi một cách rộng rãi để thu hút khách đi du lịch ngoài vụ chính. - Phong tục, tập quán dân cư : là nhân tố có tính bất hợp lý tác động mạnh lên sự tập trung các nhu cầu du lịch vào thời vụ chính. Để khắc phục phần nào ảnh hưởng bất lợi của phong tục làm tăng đột ngột các nhu cầu vào một thời gian ngắn, phương pháp chủ yếu là mở rộng hoạt động thong tin, tuyên truyền, quảng cáo trong thời gian dài. Vì việc thay đổi phong tục của đất nước, của vùng miến rất khó khăn và chậm chạp. III.3. Nhân tố mang tính tổ chức – kỹ thuật - Sự sẵn sàng đón tiếp du khách: Là nhân tố ảnh hưởng đến độ dài của thời vụ thông qua lượng cung trong hoạt động du lịch. - Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và cách thức tổ chức hoạt động trong các cơ sở du lịch làm ảnh hưởng đến sự phân bổ hợp lý các nhu cầu du khách. - Chính sách giá cả, các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo của cơ quan du lịch cũng là nhân tố tác động đến thời vụ du lịch. III.4. Các nhân tố khác - Yếu tố tâm lý: mốt và sự bắt chước; khách du lịch đi theo trào lưu, đám đông , hình thành cầu du lịch. - Yếu tố lễ hội, sự kiện: Tại một vùng hay một điểm du lịch, nếu có các sự kiện – lễ hội phong phú sẽ là động lực thu hút một lượng khách du lịch rất lớn. Thưòng thì các sự kiện - lễ hội không đựoc tổ chức thường xuyên, với tính chất định kì đó, nó đựơc quan tâm đầu tư và chuẩn bị chu đáo với quy mô khá lớn, hoành tráng, nội dung đặc sắc và gây đựoc nhiều sự chú ý. Chính vì thế, yếu tố sự kiện – lễ hội góp phần đẩy mạnh yếu tố “cầu” trên thị trường du lịch, làm tăng mùa cao điểm trong du lịch. Cụ Nhóm Bông Súng 14 thể như ở Vũng tàu, trong những năm gần đây, Vũng tàu đã đăng cai và tổ chức nhiều sự kiện – lễ hội lớn, mang tầm cỡ quốc tế như: Festival thả diều quốc tế, Cuộc thi hoa hậu Quý bà thế giới, Festival Ẩm thực thế giới,… đã hình thành nên những “điểm nút cao điểm” trong du lịch, thu hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nứơc đến tham dự. Cần nghiên cứu mối liên hệ hỗ tương, phụ thuộc vào quy định lẫn nhau giữa các nhân tố và t ác động của chúng lên độ dài thời vụ của từng thể loại du lịch, tạo cơ sở để làm t ăng độ dài mùa du lịch, sử dụng có hiệu quả cao hất các nguồn lực phát triển du lịch, đưa lại nguồn thu nhập cao cho các tổ chức và doanh nghiệp du lịch. IV. ẢNH HƯỞNG CỦA TÍNH THỜI VỤ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH IV.1. Ảnh hưởng tí ch cực - Vào mùa cao điểm du khách tập trung nên có thể bảo vệ môi trường một cách chủ động, không dàn trải nhiều trong suốt cả năm, có điều kiện để tập trung nhân lực bảo vệ môi trường. - Ngoài ra, doanh thu từ du lịch rất lớn. Nâng cao tối đa lợi nhuận và tạo quỹ bù đắp cho các tháng thấp điểm. - Là có thể tạo ra việc làm cho nhiều lao động, đặc biệt là lao động địa phương. - Trong mùa thấp điểm sẽ có sự sàng lọc tự nhiên, những lao động không có trình độ sẽ bị đào thải. đồng thời, có thời gian để phục hồi các cơ sở vật chất và tài nguyên du lịch. IV.2. Ảnh hưởng tiêu cực - Khi cầu du lịch tăng tới mức vuợt qua khả năng cung cấp của các cơ s ở kinh doanh du lịch thì sự căng thẳng của của các nhà cung ứng sẽ tăng lên về các mặt: + Đối với chất luợng phục vụ du lịch: vào mùa du lịch ch ính thì lượng du khách quá đông tại các điểm du lịch, vùng dịch vụ làm giảm chất lượng phục vụ cho du khách. Những yêu cầu sử dụng dịch vụ có thể không được đáp ứng kịp thời, thái độ Nhóm Bông Súng 15 căng thẳng khi áp lực công việc quá tải cũng ảnh hưởng đến cung cách phục vụ cho dun khách. Những điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự hài lòng của du khách. + Đối với việc tổ chức và sử dụng nhân lực. Điều này phải đảm bảo tính đủ và chất luợng. Mùa cao điểm thì sự khan hiếm của các hướng dẫn viên là rất lớn. Do lượng khách tăng lên đột biến mà lực lượng hướng dẫn viên thì cần phải có kinh ngiệm. + Đối với việc tổ chức các hoạt động cung ứng, các ngành kinh tế và d ịch vụ có liên quan, dịch vụ công cộng. Vào những mùa cao điểm thì những hoạt đọng này thuờng bị qua tải, không thể kham nổi nhiệm vụ hoặc chất luợng không đuợc như ý. + Đối với tài nguyên du lịch, các cơ sở vật chất kĩ thuật bị quá tải. Chúng được sử dụng với tần suất quá nhiều nhưng không có thời gian để phục hồi. Điều đó dẫn đến chất lượng của các tour du lịch không đuợc thỏa mãn. - Khi cầu du lịch giảm xuống và giảm tới mức bằng không. + Điều đầu tiên thấy rõ nhất đó là ảnh huởng tới hiệu quả kinh tế trong kinh doanh. Mùa cao điểm thì lượng doanh thu từ nghành này rất lớn nhưng ngược lại vào mùa thấp điểm thì lượng khách đến ít và có thể bằng không nên nguồn thu dựa vào du lịch bị giảm mạnh. + T iếp theo là ảnh hưởng tới việc tổ chức và sử dụng nguồn nhân lực. Vào mùa cao điểm thì nguồn nhân lực bị thiếu, còn lúc này thì nguồn nhân lực b ị dư thừa quá nhiều. Không được s ử dụng hết, dễ gây sự chuyển dịch việc làm. Mỗi quan tâm của nhân viên trong việc nâng cao trình độ nghiệp vụ bị hạn chế. Như vậy làm thế nào để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của cả hai mùa là điều không mấy dễ dàng. + Riêng đối với tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất kĩ thuật vào mùa thấp điểm không được s ử dụng hết công suất thì lại gây ra sự lãng phí lớn. Nó không được sử dụng nhưng cũng không thể cất dành cho ngày hôm sau. V. PHÂN TÍCH Đ ỊNH LƯỢNG DU KHÁCH DƯỚI SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH THỜI VỤ Như đã nêu ở những phần trên, tính thời vụ trong du lịch có tác động mạnh mẽ đến các hoạt động du lịch, một trong những tác động cụ thể nhất, có ảnh hưởng trực tiếp Nhóm Bông Súng 16 đến hiệu quả kinh doanh du lịch chính là số lượng du khách trong các “mùa vụ” du lịch. Do tính thời vụ du lịch trong năm phụ thuộc vào nhiều nhân tố (như điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, vật chất kỹ thuật, tâm lý hay các sự kiện, lễ hội diễn ra tại điểm du lịch) nên việc phân chia thời vụ thành các tháng trong năm thật chính xác và cụ thể là một việc rất khó khăn. Thêm vào đó số liệu về lượng khách du lịch nội địa cũng chưa được thống kê cụ thể. Tuy nhiên dựa vào thống kê của Tổng cục du lịch Việt Nam về lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2009 và năm 2010, ta có thể thấy sự chênh lệch lượng khách giữa các thời điểm trong năm dưới tác động của tính thời vụ. Biểu đồ thể hiện lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2009 và năm 2010 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 450000 500000 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 tháng lư ợ t k h á ch năm 2010 năm 2009 Do thống kê lượng khách năm 2010 chưa đầy đủ nên nhóm sẽ hướng vào việc giải thích tác động của tinh thời vụ đến lượng du khách thông qua các số liệu năm 2009. Theo nhận định cá nhân của một số hướng dẫn viên du lịch, thị trường du khách quốc tế là một thị trường khá ổn định, lượng du khách đến Việt Nam rải đều trong năm. Xong theo dõi biểu đồ, ta vẫn thấy lượng du khách giảm từ 314.915 lượt khách (tháng 8) xuống 294.000 lượt khách (tháng 9) và 227.859 lượt khách (tháng 10). Thời điểm từ tháng 9-12 là mùa thấp điểm của du lịch Việt Nam, cả thị trường du lịch quốc tế lẫn thị trường nội địa. Với khí hậu nhiệt đới ẩm g ió mùa, mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11, tháng 9 và tháng 10 là một trong những tháng mưa nhiều nhất Việt Nam. Mưa kéo dài đã gây nhiều trở ngại cho đa số các loại hình du lịch (du lịch thể Nhóm Bông Súng 17 thao, du lịch biển, du lịch văn hóa,…). Song song đó, tháng 9 đến 12 thường là mùa tựu trường các bậc đào tạo ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới, vì thế những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục có phần hạn chế thời gian cho việc du lịch, đó là chưa kể những gia đình có thành viên đi học cũng bị hạn chế. Đối với thị trường nội địa, tiêu biểu là điểm đến là Vũng Tàu, giá tour cho khách hàng chỉ ở mức gần 750.000 VNĐ/người/tour 2 ngày 1 đêm (bảng số liệu về giá tour trong năm 2009 của công ty Bến Thành tourist đã nêu ở phần trên). Điều này cho thấy khả năng cung ứng các dịch vụ du lịch thì dư, trong khi khách hàng lại thiếu. Ngược lại với mùa thấp điểm là mùa cao điểm. Mùa cao điểm thường từ tháng 1 đến tháng 4 và từ tháng 5 đến tháng 8. Nếu từ tháng 5 đến tháng 8 là những tháng hè, các cơ quan thường cho nhân viên nghỉ phép hay thưởng dưới hình thức đ i du lịch. Các thành viên trong gia đình cũng không vướng bận chuyện học hành nên nhu cầu du lịch được nâng cao. Thêm vào đó, đây là thời điểm nắng nóng, những nơi phát triển loại hình du lịch biển như ở Vũng tàu là một lợi thế rất lớn. Giá tour cho khách nội địa lúc này là đắt nhất trong năm, trung bình là 850.000 VNĐ /người/tour. Còn từ tháng 1 đến tháng 4, một khoảng thời gian cao điểm du lịch khác trong năm, tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong thời gian này là 1.297.672 lượt khách, chiếm 34,4% trên tổng số lượt khách đến Việt Nam trong 2009. Đây là thời điểm của Tết Nguyên Đán, và tập trung đại đa số các lễ hội mang tính đặc trưng văn hóa. Thêm vào đó, trời vào xuân không, khí hậu có phần dễ chịu, là điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các loại hình du lịch. Nó tạo nên sức hấp dẫn của du lịch Việt Nam đối với du khách quôc tế, và nâng cao lượng khách hơn các mùa thấp điểm. Giá tour cho du khách nội địa lúc này trung bình là 800.000 VNĐ /người/tour. Ngoài ra ở Việt Nam trong thời gian này có nhiều ngày lễ Tết (tết dương lịch 1/1, giỗ tổ Hùng vương 10/3, Tết âm lịch,…) dễ hình thành khuynh hướng du lịch. Với Vũng tàu, khi các lễ hội lớn trong năm hay các sự kiện nổi bật được tổ chức như lễ hội thả diều, cuộc thi Hoa hậu Quý bà, lễ hội Ẩm thực thế giới,… Hình thành nên “thời điểm cao điểm” trong du lịch. Các dịch vụ lúc này đột ngột trở nên “đắt đỏ” (nhà hàng, khách sạn, phương tiện vận chuyển,…) tuy nhiên vẫn có sự tập trung lượng Nhóm Bông Súng 18 du khách lớn. Các thời điểm này, giá tour thấp nhất của Bến Thành Tourist là 1.200.000 VNĐ /người/tour. Tóm lại, lượng du khách thay đổi tùy theo các thời điểm trong năm. Vào những mùa cao điểm lượng du khách tăng và giảm khi vào mùa thấp điểm. VI. CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC CỦA TÍNH THỜI VỤ Tác động nhiều mặt của tính thời vụ trong du lịch đòi hỏi phải có phương pháp thích hợp trong hoạt động nhằm khắc phục hoặc chỉ là hạn chế những bất lợi của chúng. Muốn làm được điều đó trong toàn ngành và các cơ sở trực thuộc.cần phải xây dựng và áp dụng một chương trình toàn diện với các nội dung chính sau đây. VI.1. Nghiên cứu thị trường Để xác lập số lượng và thành phần của luồng khách triển vọng ngoài mùa du lịch chính: - Khách du lịch công vụ: du lịch nhiều ngoài mùa hè và có khả năng thanh toán cao. - Thương nhân và nhân viên không được sử dụng phép năm vào mùa du lịch chính. - Các gia đình có con nhỏ không bị hạn chế thời gian nghỉ vào mùa chính. - Những người hưu trí: thường thích đi nghỉ, đi điều dưỡng vào lúc vắng và thích giá hạ. - Những người có nhu cầu đặc biệt không liên quan đến mùa du lịch chính. Trong mỗi nhóm khách trên cần vạch ra những sở thích về các dịch vụ chính, dịch vụ bổ sung, điều kiện giải trí, khả năng mua hàng… Thông tin từ nghiên cứu trên sẽ phục vụ cho việc đổi mới cơ s ở vật chất kỹ thuật, đa dạng hóa chương trình vui chơi, giải trí, cung ứng vật tư và việc làm tốt hơn. VI.2. Nâng cao sự sẵn sàng đón tiếp du khách Thực hiện tốt sự phối hợp giữa những người tham gia tạo ra sản phẩm du lịch ngoài thời vụ chính để có thể đạt tới sự thống nhất về quyền lợi và hành động. trong phạm vi quốc gia, cần ký kết thêm những điều khoản nhằm kéo dài thời gian phục vụ việc đi lại của khách bằng phương tiện giao thông quốc tế. Nâng cao chất lượng và cải tiến cơ cấu của cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch và làm cho nó có khả năng thích ứng để thỏa mãn các nhu cầu và đòi hỏi đa dạng của khách Nhóm Bông Súng 19 trong thời gian đi lại và lưu trú. Cụ thể, phải tập trung mọi sự nỗ lực nhẳm xây dựng lại và hiện đại hóa các cơ sở lưu trú và ăn uống đã có nhằm xây dựng các trang thiết bị có mục đích sử dụng tổng hợp như các hội trường kín (để có thể sử dụng làm nơi đại hội, nơi triễn lãm, nơi vui chơi thể thao,…) các bể bơi có mái che và bể bơi ngoài trời, các trung tâm thương nghiệp. Nâng cao tính toàn diện của vùng và để đạt được sức thu hút cần thiết, trong từng khu du lịch nên hình thành các tiểu khu một cách phù hợp để kinh doanh quanh năm. Những tiểu khu đó phải có điều kiện lý thú để nghỉ ngơi và g iải trí, các điều kiện để phục hồi sức khỏe, điều kiện để chơi thể thao,… tùy theo nhu cầu và đòi hỏi của du khách. Mở rộng và cải tiến cơ sở thể thao như xây dựng các sân chơi đa dạng, xây dựng các đường đi bộ, trang bị các dụng cụ dành cho các trò chơi thể thao. Làm phong phú thêm chương trình đi du lịch bằng các biện pháp để giải trí, tiêu khiển, xây dựng một loạt các câu lạc bộ tùy thuộc đặc điểm của khách hàng ở từng khu du lịch. VI.3. Tăng cường động lực kinh tế Thông qua động lực kinh tế để bù đắp lại giá trị và sức hấp dẫn bị giảm bớt của tài nguyên du lịch và để tạo ra cho du khách những điều kiện sử dụng tài nguyên ấy. Để đạt được mục đích đó, ngoài việc giảm giá thành sản phẩm còn cần áp dụng các giá khuyến khích đối với từng loại sản phẩm du lịch khi có khả năng tiêu thụ. Ngoài ra có thể sử dụng các biện pháp nhằm tăng sản lượng được bán ra như thưởng, cung cấp các dịch vụ không mất tiền. Khuyến khích tính chủ động của các tổ chức kinh doanh du lịch, các chi nhánh, các cơ sở và các nhà hoạt động trong việc kéo dài thời vụ du lịch. Trong các phương tiện có thể sử dụng, đặc b iệt đáng kể là các định mức sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật tính theo ngày và đi liền với nó có thưởng hay phạt theo từng khu, từng cơ sở và từng hoạt động. Để có thể hoàn thành nhiệm vụ này, cần xây dựng quỹ kéo dài thời vụ để hỗ trợ cho các tập thể, các chuyên gia và nhân viên, từ đó họ có thể đề ra và thực hiện các dự án nhằm làm tốt hoạt động ngoài thời vụ chính. VI.4. Quảng cáo và tuyên truyền Nhóm Bông Súng 20 Đẩy mạnh công tác quảng bá nhằm thu hút khách du lịch ngoài thời vụ chính và phải phân ra theo: - Thời gian: nhằm nêu bật những điều kiện tự nhiên thuận lợi của từng của từng khu du lịch theo từng mùa trong năm. - Các nhóm du lịch chủ yếu: để nhấn mạnh ưu thế của mỗi nhóm như nhóm gia đình có con nhỏ, thanh niên, hưu trí, học sinh các nhóm có nhu cầu đặc biêt,… Các phương pháp nêu trên nhằm hạn chế tác động bất lợi của t hời vụ du lịch phải được thực hiện đồng bộ. Bên cạnh đó cần phải được bổ sung và làm giàu thêm về nội dung song song với việc phát triển của du lịch. Do đó phải luôn quan sát sự thay đổi nhu cầu và khả năng t hanh t oán của du khách. Theo cách đó sẽ kịp thời nâng cao sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch trong năm và sẽ được kết quả lâu dài khi kéo dài thời vụ du lịch. Tour du lịch từ tp Hồ Chí Minh đến Vũng Tàu là tour phổ biến bởi lẽ Vũng Tàu nằm gần thành phố lớn nhất nước - nơi hội tụ đông đảo dân cư. Vũng Tàu thu hút du khách gần xa bởi sự ưu đãi của thiên nhiên nơi đây quá lớn: có bãi biển đẹp, có những dãy núi lớn, và những đình đền nổi tiếng, hay những khu di tích mang nhiều dấu ấn lịch sử. Vũng Tàu thường xuyên tổ chức những lễ hội mang tầm quốc tế nên thu hút được rất nhiều khách du lịch. Tuy nhiên, nơi đây đặt biệt thu hút đông khách vào mỗi cuối tuần khi những người dân thành phố ra Vũng Tàu để nghĩ ngơi sau một tuần làm việc mệt nhọc, hay những dip lễ hội như: Festival lướt ván buồm quốc tế, lễ hội Caravan Văn hóa Du lịch biển, lễ hội Nghinh Ông, Giả i Bóng chuyền bãi biển nữ Quốc tế, lễ hội Ẩm thực thế giới..., các ngày nghỉ tết, hay vào mùa hè. Tuy nhiên, Vũng Tàu vẫn còn gặp không ít khó khăn bởi tính thời vụ như vào mùa cao điểm du lịch ở Vũng Tàu, những công ty du lịch quá tải, với lượng du khách vào thời điểm đó, các doanh nghiệp thiếu trầm trọng đội ngũ nhân viên, dẫn đến chất lượng phục vụ tỉ lệ nghịch với sự gia tăng các tour du lịch, ảnh hưởng tới uy tín công ty. Giá xe, khách sạn và các dịch vụ du lịch khác kèm theo tăng cao gây nên các cơn “sốt” giá, hơn nữa giá tour tăng cao gây mối lo ngại cho du khách. Vào mùa thấp điểm du lịch thì các dịch vụ cung ứng “đắp chiếu để đấy”, người lao động đi tìm kế s inh nhai bằng những công việc khác, không ổn định rất khó nâng cao tay nghề và chất lượng phục vụ. Nhóm Bông Súng 21 Để giải quyết được những khó khăn đó, Vũng Tàu cần phải có những phương hướng hoạt động nhằm khắc phục tính thời vụ trong du lịch như sau: + Đối với chính quyền địa phương: Nghị quyết 05 của Ban thường vụ Tỉnh ủy cuối năm 2009 nhận định, “lượt khách du lịch đến BR-VT tăng khá mạnh hàng năm nhưng mức chi tiêu còn thấp, khách quốc tế còn ít. Các loại hình dịch vụ du lịch, sản phẩm du lịch chưa đa dạng, chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách. Bên cạnh đó, thái độ văn hóa, văn minh du lịch trong cộng đồng dân cư chuyển biến chậm nên còn hiện tượng kinh doanh “chặt, chém” du khách vào những ngày cao điểm, lễ tết; ý thức của người dân trong v iệc giữ gìn, bảo vệ môi trường chưa cao đã ảnh hưởng xấu đến uy tín của ngành du lịch”. Chính quyền địa phương phải nhận thức rõ ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho tỉnh vào mỗi năm, và giải quyết việc làm cho số đông dân cư. Khai thác triệt, phát huy tổng hợp các tiềm năng sẵn có của vùng. Tăng cường tổ chức các lễ hội mang tính đặc trưng, độc đáo của vùng để quảng bá hình ảnh Vũng Tàu với du khách gần xa, đặc biệt là vào những mùa thấp điểm du lịch. Giáo dục văn hóa du lịch cho người dân, nâng cao hiểu biết, khả năng ứng xử với khách du lịch, và ý thức dân tộc cao. Chính quyền địa phương kêu gọi nhân dân làm du lịch, như khuyến khích các hộ gia đình mở các khách sạn tư nhân, khách sạn mini, nhà nghỉ giá rẻ để tạo điều kiện cho những khách du lịch có thu nhập trung bình vào những mùa lễ hội. Vào những mùa cao điểm, chính quyền địa phương, nhân dân địa phương kết hợp đảm bảo an toàn và chỗ ăn ở s inh hoạt cho khách. Đào tạo đội ngũ phục vụ chuyên nghiệp để đáp ứng cho ngành du lịch. Chuẩn bị, chỉnh trang các phòng ốc, nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ, tạo sự thoải mái và tạo ấn tượng đẹp với du khách để thu hút khách không chỉ mùa cao điểm mà cả mùa thấp điểm của du lịch Vũng Tàu. Tăng cường bảo vệ môi trường tại bờ biển Vũng Tàu tạo nên môi trường xanh- sạch-đẹp thu hút du khách vì xu hướng du lịch ngày nay hướng tới bảo vệ môi trường nhiều hơn. Nhóm Bông Súng 22 + Đối với các doanh nghiệp du lịch: Nắm bắt được tâm lý khách hàng để tạo ra những sản phẩm du lịch mà có thể thu hút được khách hàng vào mùa thấp điểm. Tăng cường cạnh tranh vào mùa thấp điểm bằng cách tăng cường quảng bá hình ảnh của các sản phẩm du lịch, thiết kế những tour độc đáo, tạo ra sự khác biệt với các tour bình thường để kích thích sự tò mò, khám phá của du khách. Bắt tay với các hãng hàng không giá rẻ: Vietnam Airlines , Jets tar Pacific,… Đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp, tận tình, chu đáo với khách,… Vào những mùa cao điểm thì nên đảm bảo được chất lượng phục vụ để nâng cao uy tín công ty, tạo ấn tượng đẹp với khách. + Đối với du khách: Nên tìm hiểu về các tour du lịch để tránh tình trạng đi du lịch vào mùa cao điểm tâm lý sẽ thoải mái hơn. Vào mùa thấp điểm giá tour đi du lịch sẽ rẻ hơn, có nhiều chương trình khuyến mãi,và chất lượng phục vụ tốt hơn. Vũng Tàu về đêm KẾT LUẬN Tính thời vụ trong du lịch là một đặc trưng cơ bản của ngành với nhiều đặc điểm, ý nghĩa. Tính thời vụ đựơc hình thành bởi nhiều nhân tố khác nhau, từ nhân tố tự nhiên đến nhân tố kinh tế xã hội. Tất cả góp phần phân chia các hoạt động du lịch và kinh doanh du lịch thành những mùa cao điểm và thấp điểm ở các khoảng thời gian trong Nhóm Bông Súng 23 năm và tạo ra nhiều tác động theo chiều hướng không có lợi cho các hoạt động kinh doanh du lịch. Dưới tác động của tính thời vụ lượng du khách cũng không ổn định giữa các mùa du lịch. Vì vậy nó cần được sự quan tâm và khắc phục kịp thời, tạo nên tính cân bằng cần thiết nhằm cải thiện chất lượng du lịch cho du khách cũng như hiệu quả kinh doanh cho các nhà kinh doanh du lịch. Sự khắc phục này đòi hỏi sự chung tay của cơ quan chức năng, dân cư địa phương tại địa bàn du lịch cũng như là các nhà kinh doanh. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  Nhóm sách tham khảo: - Giáo trình Kinh tế Du lịch; Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa; Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, năm 2006. Nhóm Bông Súng 24 - Term Bawn và Svend, Seasonality in Tourism, Advances in Tourism Research Series năm 2001. - Nhập môn khoa học du lịch; Trần Đức Thanh; Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2005.  Nhóm Trang web tham khảo trên internet: - - - Một số trang web khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfh_4594.pdf
Luận văn liên quan