Đề tài Tìm hiểu và sưu tầm chiến lược phát triển công ty trà và café Tâm Châu

LỜI MỞ ĐẦU Không phải dễ dàng để ra quyết định thành lập một công ty và cũng không dễ dàng để mà quản lý nó. Công ty không phải là một vật thể tĩnh không chuyển động mà nó mà một hoạt động sống, nó hoạt động vì mục đích sinh lợi mà người hưởng lợi là tất cả thành viên điều hành bộ máy đó. Một người lãnh đạo phải biết đặt ra những mục tiêu nhất định và hướng nhân viên của mình theo hướng đó, cộng với các yếu tố hỗ trợ để thực hiện mục tiêu. Chúng ta gọi đó là chiến lược. Thật vậy nếu một công ty không có chiến lược coi như nó là con rắn mất đầu, con rắn mạnh mẽ nhưng không thể ăn, không thể suy nghĩ và không tấn công được con mồi. Một thời gian con rắn sẽ chết, công ty mà không có chiến lược phát triển thì cũng lụi tàn như vậy. Công ty được trang bị đầy đủ vốn nhưng không có thị trường mục tiêu, không có hướng phát triển thì sẽ sớm bị thâu tóm trên thị trường cạnh tranh này. Mặt khác nước ta đang trong quá trình hội nhập, nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển mạnh song song với nó cũng là yếu tố cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Không những các Công ty trong nước phải cạnh tranh với nhau để tồn tại mà các Công ty còn phải cạnh tranh với tất cả các công ty ở nước ngoài trong đó có những Công ty rất hùng mạnh về mặt tài chính, họ lại có kinh nghiệm hàng chục thậm chí hàng trăm năm, cho nên về thế và lực họ mạnh hơn ta rất nhiều. Để tồn tại trong cuộc cạnh tranh không cân sức này, công ty phải xem xét kỹ lưỡng tất cả các yếu tố vi mô, vĩ mô, điểm mạnh, điểm yếu, thị trường và đề ra những chiến lược tối ưu nhất để doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững. Tầm quan trọng của chiến lược trong công ty là điều không thể phủ nhận được. Để tìm hiểu sâu hơn về khía cạnh chiến lược này chúng em xin chọn đề tài “ Tìm hiểu và sưu tầm chiến lược phát triển công ty trà & café Tâm Châu”. 1. Mục tiêu nghiên cứu -Sự phát triển của ngành chè Việt Nam nói chung -Sự phát triển của công ty trà & café Tâm Châu -Các chiến lược phát triển mà công ty đã và đang áp dụng, ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Chuyên đề này tập trung nghiên cứu phân tích lí luận và thực tế thị trường và thị trường mục tiêu của công ty. Do hạn chế về thời gian cũng như năng lực trình độ có hạn, nên chuyên đề này chỉ tìm hiểu về thị trường tiêu thụ sản phẩm và kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm 2007, năm 2008, năm 2009. 3. Phương pháp nghiên cứu - Kế thừa tài liệu đã tìm hiểu - Thu thập số liệu từ Internet - Sử dụng phương pháp thống kê, phân tích kinh tế để xử lý và phân tích số liệu. - Kinh nghiệm thực tế từ chuyến du lịch Đà Lạt, đã tham quan công ty và cơ sở chế biến trà Tâm Châu 4. Nội dung nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận. Phần này trình bày những khái niệm về chiến lược, các chiến lược phát triển chủ yếu ở một công ty Chương 2: Các chiến lược phát triển công ty Phần này giới thiệu công ty về sản phẩm, đối thủ cạnh tranh sau đó là những chiến lược phát triên của công ty từ năm thành lập đến nay. Chương 3: Nhận xét và giải pháp Phần này đưa ra một số nhận xét của nhóm về các chiến lược của công ty đồng thời đưa ra một số giải pháp. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 NỘI DUNG 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4 1.1 Khái niệm chiến lược của công ty 4 1.2 Vai trò và ý nghĩa 7 CHƯƠNG 2: CÁC CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 9 2.1 Giới thiệu công ty 9 2.1.1 Lịch sử hình thành 9 2.1.3. Khách hàng mục tiêu 14 2.1.4. Thị trường của công ty 15 2.1.5. Đối thủ cạnh tranh 16 2.2. Chiến lược phát triển của công ty 17 2.2.1. Chiến lược tăng trưởng tập trung 17 2.2.1.1 Sản phẩm mới – trà Oolong 17 2.2.1.2 Kéo giãn dòng sản phẩm trà Oolong 18 2.2.1.3 Lấp kín dòng sản phẩm trà Oolong 18 2.2.1.4 Sản xuất trà túi lọc xem thêm 48 19 2.2.1.6 Xuất khẩu 20 2.2.2 Chiến lược Marketing sản phẩm Trà Oolong 23 2.2.1.1. Sán phẩm 23 2.2.1.2. Price 27 2.2.1.3. Place 31 2.2.1.4. Promotion 32 2.2.3. Chiến lược tăng trưởng đa dạng hóa 34 2.2.3.1. Từ cửa hàng nội thất thành lập công ty trà 34 2.2.3.2. Xây dựng nhà hàng Tâm Châu 34 2.2.3.3. Mở khu du lịch Đambri 34 CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT & GIẢI PHÁP 40 3.1 Sản Phẩm 40 3.2 Kênh phân phối 41 3.3 Promotion 41 3.3 Kéo giãn dòng sản phẩm cao cấp Oolong không phù hợp 44 3.4 Đa dạng mặt hàng 45 3.5 Nông trường và công nghệ 45 KẾT LUẬN 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 48 ---------------------------------- ---------------------------------- (Tiểu luận dài 48 trang)

doc48 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3719 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu và sưu tầm chiến lược phát triển công ty trà và café Tâm Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cầm cái hộp trà ra, điều đầu tiên đập vào mắt họ chính là bao bì của công ty. Bao bì của công ty chắc chắn sẽ in trong tâm trí của họ, cho nên khi quyết định mua trà thì thương hiệu sẽ nghĩ tới đầu tiên chính là công ty Tâm Châu. Chất liệu bao bì Chất liệu bao bì là một thành phần quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm mà nó chứa đựng. Ví như sản phẩm giấy bình thường đem đựng trà thì chắc chắn chất lượng trà sẽ giảm rõ rệt vì bên ngoài không khí có chứa các vi sinh vật làm hỏng trà, độ ẩm bên ngoài cũng tác động không nhỏ. Do đó khi chất liệu bao bì là không thể xem thường. Những năm trước lúc các công ty chè chưa ứng dụng công nghệ khoa học trong sản xuất bao bì thì họ chủ yếu đựng trà trong những bao bì dạng giấy, hoặc bịch nhựa nhưng chất lượng bảo quản trà không cao. Trong những năm gần đây do công ty đầu tư vào công nghệ kỹ thuật khá nhiều để cạnh tranh thì bao bì ngày càng đa dạng. Chất liệu bao bì là nhựa PE cao cấp, nhôm, carton, gỗ. Nhựa PE cao cấp được sử dụng thay thế cho nhựa PP vì nhựa PP dùng đựng trà hay có hiện tượng đổ mồ hôi gây mốc trà bên trong. Hiện nay công ty sử dụng nhựa PE cao cấp có khả năng hút ẩm chống mốc. Bao bì nhựa PE hình thức đơn giản không tạo cảm giác mới cho người tiêu dùng, nhưng giúp được công ty rất nhiều. Bao bì PE giảm thiểu khả năng sản phẩm trà mốc, hư từ bên trong từ đó giảm sản phẩm hỏng khi tung ra thị trường, trên hết đó là uy tín của công ty được đảm bảo. Bao nhôm là bước đột phá tiên tiến đối với bao bì trà. Hiện nay công ty sử dụng bao nhôm là bì bao bì lạ, về mặt hình thức nó cũng giống như bao bì nhựa PE nhưng đặc tính của nó là có thể cản nhiệt từ ánh sáng. Do đặc tính phản quang nên nguồn nhiệt từ ánh sáng ít tác động đến sản phẩm bên trong. Ngoài tra bao bì nhôm sử dụng ép chân không để lấy hết không khí từ bên trong. Sản phẩm trà được giữ ở mức chân không, tức là không có vi sinh vật làm hỏng độ ngon của trà.Loại bao bì này tạo niềm tin cho người tiêu dùng, vì sản phẩm của họ được giữ trong môi trường không khí tức là không có ẩm mốc, có thể để được lâu mà không sợ hư, chất lượng trà chắc chắn như lúc xuất xưởng. Loại bao bì nhôm này kích thích sự tò mò của khách hàng khiến họ sẽ mua về dùng thử. Lon gỗ là nét mới trong chất liệu bao bì của Tâm Châu. Dù công ty cũng có lưu hành trong thị trường sản phẩm lon giấy, nhôm nhưng công ty vẫn quyết định tạo thêm lon gỗ. Như chúng ta thấy đồ gỗ là đồ khiến cho ta cảm giác sang trọng và gần với thiên nhiên. Công ty Tâm Châu cũng hướng đến mục đích như vậy, hộp gỗ được mang màu sắc đặc trưng của gỗ, trà là loại sản vật của thiên nhiên đựng trong hộp gỗ, làm tăng thêm nét tinh khiết cho sản phẩm trà. Màu sắc chủ đạo và hình ảnh trên bao bì Màu sắc chủ đạo của bao bì mà công ty Tâm Châu quyết định đó là màu đỏ, màu xanh và vàng. Ba màu này là màu mang một ý nghĩa riêng mà công ty muốn gửi gắm cho khách hàng. Màu đỏ là màu của vận may, đem lại phước lộc cho gia đình. Khách hàng người ta chọn màu đỏ vì màu này là màu may mắn. Màu xanh là màu của thiên nhiên, màu của cây trà. Màu xanh làm cho khách hàng cảm thấy tươi mát, như đang hòa mình vào thiên nhiên. Bao bì màu xanh làm cho họ tin vào sản phẩm trà mà họ đang mua hơn. Đó cũng chính là lý do tại sao các sản phẩm về cây trà các công ty đều chọn màu xanh là màu cơ bản. Màu vàng là màu của tài lộc, màu vàng là màu của vàng nguyên chất. Tượng trưng cho sự quý giá sang trọng. Hình ảnh thường xuất hiện trên bao bì sản phẩm trà Oolong lẫn các sản phẩm trà khác là hình ảnh nông trường trà và nhân viên đang thu hái. Hình ảnh nông trường trà màu xanh tạo cảm giác mát dịu và sự tin tưởng và tính nguyên chất của sản phẩm trà. Nhãn hiệu Logo và tên của công ty luôn được đặt ở mặt trước của sản phẩm. Chữ Tâm Châu của công ty là chữ in bình thường, chủ yếu nói lên tên công ty, không màu mè, cách điệu nhưng chữ nổi và to, mục đích là người tiêu dùng có thể thấy từ xa và nhớ đến nhãn hiệu công ty một cách rõ ràng. Logo của công ty được ghép bởi 2 chữ “ T ” và “ C ” có ý nghĩa là Tea & Coffee – lãnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty - nhưng mà khách hàng nhìn vào thường hiểu lầm đây là chữ viết tắt của “ Tâm Châu”. Nhưng nhìn vào Logo ta thấy chữ T lớn hơn rất nhiều so với chữ C, công ty muốn khẳng định mình là chuyên gia về trà, chuyên kinh doanh trà. Logo luôn đặt ở hàng trên, xuất hiện chủ yếu trên tên của sản phẩm. Chữ T đơn giản dễ khiến khách hàng nhập tâm, nhớ đến logo công ty. Cho dù mua sản phẩm nào nhưng khi nhìn thấy logo thì niềm tin vào sản phẩm đó sẽ tăng lên vì họ tin đây là sản phẩm của Tâm Châu Chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất trong chiến lược Marketing. Như đã nói ở trên trà Oolong là loại trà đặc biệt, phức tạp không chỉ trong cách nuôi trồng chăm sóc, mà còn phức tạp ở khâu chế biến. Ngoài ra các biện pháp kiểm soát về chất lượng đã được thực hiện ngay từ công đoạn canh tác chè, bao gồm từ công việc bón phân đủ liều lượng và cân đối; áp dụng phương pháp phòng trừ dịch hại tiên tiến IPM; tưới nước bằng dàn phun, chỉnh trang kho tàng, thiết lập mạng lưới nông vụ, xây dựng hệ thống KCS và vệ sinh công nghiệp; tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình công nghệ trong chế biến, trong các công đoạn héo, vòm sàng, sấy; trong các khâu bao bì đóng gói, kho tàng bảo quản và vận chuyển. Công ty đã tuân thủ nghiêm ngặt hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001 -2000 và HACCP trong dây chuyền chế biến sản phẩm, tăng cường giám sát kỹ thuật công nghệ trên dây chuyền chế biến chè, đàm bào các thông số kỹ thuật cơ bản, để tạo ra những sản phẩm tốt ngay trên dây chuyền thiết bị của mình. Các giống trà Oolong Tâm Châu đang trồng đều được nhân giống tại vườn ươm của công ty bằng phương pháp cấy mô từ giống nguyên gốc nhằm duy trì sự tinh khiết chất lượng của trà, đồng thời được chăm sóc theo hướng quản lý cây trồng tổng hợp (Integrated Crop Management – ICM) đang được áp dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Việc sử dụng phân bón hữu cơ sinh học, thuốc bảo vệ thực vật bằng các chế phẩm sinh học như Neem Oil, Citrus Oil hoặc vi sinh Bacillus Thuringiensis – BT, hạn chế tối đa việc sử dụng hoá chất nông dược và phân bón vô cơ, cùng với quy trình sản xuất sạch theo công nghệ của Nhật Bản đã cho ra đời những sản phẩm đạt chất lượng cao, đảm bảo an toàn sức khoẻ người tiêu dùng. Trà Oolong được trồng theo phương pháp nhân giống vô tính, do đó đời sống chỉ kéo dài 14 – 15 năm, thời gian phát triển sung mãn nhất từ năm thứ 3 trở đi đến năm thứ 10. Tuổi trà càng cao chất lượng càng tốt, đặc biệt nhờ chăm sóc theo hướng Hữu Cơ – An Toàn, không những chất lượng càng ngon mà còn cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để phục vụ cho sức khoẻ con người đặc biệt là lượng Polyphenol phong phú trong trà là nguồn lợi vô hạn cho sức khoẻ và sắc đẹp con người. Công ty tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất sản phẩm trà Oolong, từ khâu chọn giống - nuôi trồng đến khâu bao bì, đóng gói. Nên sản phẩm trà Oolong sản xuất ra đạt chất lượng cao, được nhiều người tín nhiệm mua sử dụng hay làm quà cho người thân. 2.2.1.2. Price Định giá trà Oolong cao cấp Yếu tố giá góp phần quan trọng trong chiến lược Marketing của công ty, nó ảnh hưởng quyết định mua của người tiêu dùng. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty kinh doanh trà, họ kinh doanh đủ loại trà tất nhiên là cũng có trà Oolong trong đó. Theo nghiên cứu thì mặc dù hình thức sản phẩm của các doanh nghiệp đều khác nhau nhưng mức giá thì tương đương nhau giữa các công ty. Sau đây là bảng giá tham khảo của một vài công ty nổi bật, các công ty nằm ở tỉnh Lâm Đồng. Công ty Phú Nguyên Bảng giá trà Oolong công ty Phú Nguyên Oolong 7 tea 100gr - 100,000 đ 1gr = 1,000 đ Oolong 9 tea 100gr - 125,000 đ 1gr = 1,250 đ Oong Phú Nguyên bao nhôm 100gr - 42,000 đ 1gr = 420 đ Công ty Phương Nam Bảng giá trà Oolong công ty Phương Nam Trà Oolong tứ quý Lâm Đồng 100g - 45,000 đ 1g = 450 đ Trà Nhân sâm Oolong Phúc Kiến - Trung Quốc 100g - 100,000 đ 1g = 1,000 đ Công ty Đất Việt Bảng giá trà Oolong công ty Đất Việt Hộp gỗ trắng 200g - 200,000 đ 1g = 1,000 đ Hộp gỗ đỏ 200g - 250,000 đ 1g = 1,250 đ loại bịch nhôm 100g - 100,000 đ 1g = 1,000 đ Công ty Ngọc Bảo Bảng giá trà Oolong công ty Ngọc Bảo Oolong Ngọc Bảo trà 100g - 100,000 đ 1g = 1,000 đ Trên đây là những sản phẩm trà Oolong cao cấp tiêu biểu của các công ty. Theo bảng giá trên thì ta thấy mức giá trung bình của các sản phẩm ở mức 1gr từ 1,000 – 1,250 đ. Nhưng giá này chỉ bằng với sản phẩm trà Oolong thượng hạng của Tâm Châu ( loại này không phải loại cao cấp) – Trà Oolong thượng hạng Tâm Châu 100gr – 120,000 đ, 300gr – 360,000 đ. Sản phẩm trà Oolong cao cấp của Tâm Châu còn có mức giá cao hơn như vầy. Tại sao trà Oolong cao cấp Tâm Châu lại được định giá cao như vậy? Nếu giá thị trường là ngang nhau mà Tâm Châu lại định giá sản phẩm cao cấp của mình cao hơn thì công ty sẽ bị thiệt sao? Nhưng thật ra sản phẩm trà cao cấp của Tâm Châu vẫn bán chạy và được ưa chuộng. Hiện nay trên mạng dễ dàng tìm được sản phẩm cao cấp trà Tea 3 ,5 ,10 của Tâm châu đang được rao bán trong những ngày tết. Sau đây là bảng giá trà Oolong cao cấp của Tâm Châu Trà Oolong cao cấp Tâm Châu Trà Oolong cao cấp 3 tea SET 160gr 275,000 đ 320g 550,000 đ 1gr = 1,700 đ Trà Oolong cao cấp 3 tea 1 80gr 138,000 đ Trà Oolong cao cấp 3 tea 2 160gr 270,000 đ Trà Oolong cao cấp 5 tea SET 160g 325,000 đ 320g 650,000 đ 1gr = 2,100 đ Trà Oolong cao cấp 5 tea 1 80gr 170,000 đ Trà Oolong cao cấp 5 tea 2 160gr 325,000 đ Trà Oolong cao cấp 10 tea SET 160g 600,000 đ 320g 1,200,000 đ 1gr = 3,750 đ Trà Oolong cao cấp 10 tea 1 80gr 350,000 đ Trà Oolong cao cấp 10 tea 2 160gr 600,000 đ Các giống trà thuộc dòng thập đại như: Kim Xuyên, Thanh Tâm, Thuý Ngọc, Tứ Quý, Bạch Oolong…. Đã được công ty Tâm Châu trồng làm nguyên liệu chế biến thành các sản phẩm Oolong Tâm Châu mang tính ưu việt phục vụ người tiêu dùng, đặc biệt là 03 dòng sản phẩm cao cấp 3tea, 5tea, 10tea rất được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. 3TEA: được chế biến từ giống trà Oolong: KIM XUYÊN, THANH TÂM + TỨ QUÝ. 5TEA: được chế biến từ giống trà Oolong: THANH TÂM, TỨ QUÝ + BẠCH OOLONG. 10TEA: được chế biến từ giống trà Oolong: BẠCH OOLONG (giống này rất khó trồng nhưng chất lượng ngon nhất so với tất cả các giống khác được trồng ở Bảo Lộc – Lâm Đồng). + Định giá theo chất lượng Công ty Tâm Châu đã bỏ tiền ra đầu tư một nông trường lớn 400ha, nhà máy xử lý chè Oolong nội bộ chỉ nhằm mục đích là tạo ra sản phẩm trà Oolong tốt nhất để phục vụ khách hàng. Quá trình sản xuất trà Oolong được tuân thủ theo quy trình công nghệ sạch IPM, sản phẩm trà sau khi thu hái được đưa trực tiếp vào nhà máy để xử lý nên đảm bảo được độ tươi. Hơn nữa dây chuyền sản xuất trong nhà máy được nâng cấp, có thể nói là tiên tiến hơn máy móc hiện tại của các doanh nghiệp khác cùng ngành ở Lâm Đồng. Cho nên giá sản phẩm trà Oolong cao cấp của công ty Tâm Châu cao hơn sản phẩm cao cấp của công ty khác cũng không có gì đáng ngạc nhiên. + Định giá theo thương hiệu Tâm Châu không được quảng cáo nhiều nhưng tại sao nhiều người khác biết đến. Đó là do công ty đã liên kết với các công ty du lịch để trạm dừng chân Tâm Châu trở thành một điểm đến cho du khách. Những điều tốt đẹp về công ty được các hướng dẫn viên du lịch nói trong lúc hướng dẫn đoàn tham quan, nhiều đoàn du lịch được tham quan nông trường trà của Tâm Châu. Nhưng chất lượng sản phẩm công ty có chất lượng mới là điểm quan trọng. Công ty đã thành công ở các sản phẩm trà khác như trà Atiso, trà xanh, trà lài, trà sen. Chính thương hiệu của công ty đã được giữ vững nên công ty mạnh dạn đưa ra mức giá cao để nâng tầm thương hiệu của mình lên. Người tiêu dùng đã biết danh tiếng về chất lượng trà của tâm châu qua các sản phẩm trà khác, nay biết được sản phẩm trà Oolong cao cấp của công ty có giá cao hơn thị trường thì niềm tin của họ về Công ty Tâm Châu càng được củng cố. + Định giá theo tâm lý người mua Đây là điểm mấu chốt của chiến lược định giá của công ty Tâm Châu. Sản phẩm trà Oolong cao cấp thì mức giá nó cũng phải cao, theo tâm lý của người Việt Nam “ tiền nào của đó”. Vì trà Oolong được mệnh danh là trà dành cho vua chúa, nên chất lượng trà nó phải khác, giá tiền nó cũng khác theo. Chính giá cao sẽ tạo niềm tin cho người tiêu dùng, vì giá cao kết hợp với tiếng tăm tốt về nguồn nguyên liệu của Tâm Châu. Ngoài ra sản phẩm định giá cao sẽ làm tăng giá trị của người sử dụng nó, một người sử dụng trà cao cấp giá cao sẽ thấy mình hãnh diện hơn so với những người khác. Trà không những mua để uống mà còn mua để tặng. Tâm lý của người đi tặng là sợ người được tặng đánh giá mình qua sản phẩm quà tặng, do đó họ phải mua sản phẩm tên tuổi có mức giá cao hơn một chút để người ta đánh giá tốt về mình, là người có lòng thành và rộng rãi. Nắm được các yếu tố này công ty đã quyết định định giá sản phẩm dòng cao cấp của mình cao hơn những sản phẩm cùng loại của công ty khác. Định giá trà Oolong bình thường Trà Oolong bình thường tất nhiên không phải là trà Oolong thuần, nhưng ít nhiều nó cũng mang chút hương vị của trà Oolong – khác hẳn với trà xanh. Theo nghiên cứu giá trên thị trường thì giá sản phẩm trà Oolong rẻ nhất của Tâm Châu là 1gr khoảng trên 500 đ. Sau đây là mức giá tiêu biểu của trà Oolong loại thường: Trà Oolong Tâm Châu Trà Oolong hộp gỗ 200gr 100,000 đ 1gr = 500 đ Trà Oolong 3 trong 1 hộp xanh 300gr 240,000 đ 1gr = 800 đ Trà Oolong bao nhôm 100g 40,000 đ 250g 110,000 đ 1gr = 400 đ Trà Oolong đặc biệt 100g 80,000 đ 300g 240,000 đ 1gr = 800 đ Trà Oolong hộp gỗ bát giát 100g 54,000 đ 250g 92,000 đ 1gr = 540 đ Trà Oolong Hoàng Tâm 100g 50,000 đ 500g 250,000 đ 1gr = 500 đ Mức giá trà xanh tiêu biểu Trà xanh Tâm Châu Trà xanh Việt Nam hộp giấy 100gr 14,000 đ 250gr 32,000 đ 1gr = 140 đ Trà xanh túi lọc 100gr 8,000 đ 1gr = 80 đ Trà xanh sạch 500g bao PE 500gr 35,000 đ 1gr = 70 đ Nhìn vào 2 bảng so sánh mức giá trà xanh và mức giá trà Oolong ta thấy mức giá trà xanh cao nhất là 140 đ/g và mức giá thấp nhất của trà Oolong loại thường là 400 đ/g. Ta thấy chênh lệch giữa 2 loại này là không nhiều. Đối với mức giá 400 đ/g của trà Oolong là có thể chấp nhận được, người tiêu dùng có thế chấp nhận giá này. Do đó công ty Tâm Châu đã định giá sản phẩm Oolong thấp nhất không cao hơn so với sản phẩm trà xanh là bao nhiêu, mục đích là khuyến khích người tiêu dùng dùng thử sản phẩm trà Oolong. Nhiều khách hàng cứ tưởng trà Oolong là của những người giàu uống – mức giá cao nên họ không giám mua, nay công ty định giá thấp để cho họ sử dụng thử. Công ty tin rằng khi khách hàng uống trà Oolong thì họ sẽ trung thành với trà Oolong vì hương vị đặc trưng của trà Oolong, hương vị nó khác hoàn toàn so với trà xanh truyền thống mặc dù đây chỉ là trà Oolong loại bình thường. Với chiến lược giá như vầy, công ty hy vọng sẽ thu hút được càng nhiều người dùng thử trà Oolong, khi họ thấy thích thì họ sẽ trung thành với nó. Ở mức cao hơn, khách hàng sẽ mua trà Oolong loại cao cấp hơn để làm quà biếu. Theo cách nào cũng được, doanh thu của công ty sẽ tăng lên. 2.2.1.3. Place Công ty phân phối sản phẩm ở khắp mọi nơi trên đất nước, thậm chí xuất khẩu. Vì là mặt hàng tiêu dùng nên công ty sử dụng kênh phân phối hỗn hợp vừa phân phối trực tiếp vừa phân phối gián tiếp. Công ty phân sản phẩm của mình đến các vùng miền thông qua các đại lý, tất cả các siêu thị ở thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra công ty còn thành lập các cửa hàng trưng bày tại thành phố Hồ Chí Minh tại 4 điểm Q1, Q5, Q7, Q. Tân Bình, và showroom tại Hà Nội, Nha Trang, Biên Hòa. Công ty thỏa thuận với các quán café để nhận hàng của mình, kênh phân phối này thì công ty kinh doanh trà –cà phê nào cũng sử dụng. Nhưng trà & café Tâm Châu là thuộc loại có tiếng trên Lâm Đồng cụ thể là Bảo Lộc và Đà Lạt. Ở Đà Lạt các quán café mọc lên san sát nhưng vẫn không đủ nhu cầu cho khách du lịch, họ đi tham quan thành phố, sau đó đi dạo mát tới chiều. Họ thường kết thúc buổi tự tham quan của mình bằng ly trà hay café, ngồi tận hưởng cảm giác se lạnh của Đà Lạt bên ly trà nóng thì còn gì bằng. Do đó nhu cầu về trà là rất lớn, và để giữ chân khách hàng thì quán café phải sử dụng loại trà ngon, trà ngon thì phải từ trà tươi và tinh khiết, mà những điều đó thì công ty đều đủ đáp ứng. Cộng với thương hiệu sẵn có trên thị trường thì công ty dễ dàng ký hợp đồng cung ứng sản phẩm trà của mình. Công ty thành lập trạm dừng chân Tâm Châu ở Bảo Lộc để khách du lịch mua hàng. Khi khách du lịch tham quan trạm dừng chân Tâm Châu thì sẽ cảm nhận được không khí “đạo trà” vì cung cách phục vụ của những người pha trà. Đặc biệt hơn đây là những ly trà Oong được uống miễn phí, để cho khách hàng nhận ra sự khác biệt giữa trà Oolong với trà xanh bình thường. Đó là bước khởi đầu của quá trình mua hàng, khách hàng sẽ thấy lạ miệng, nhưng trà Oolong mang lại cảm giác khó tả, thế là họ sẽ bước vào gian hàng trưng bày để lựa chọn sản phẩm cho riêng mình hoặc đem về làm quà biếu. 2.2.1.4. Promotion Xây dựng trạm dừng chân Bảo Lộc và cộng tác với công ty du lịch Khách hàng của công ty Tâm Châu không chỉ là người dân bản địa mà còn là du khách du lịch. Khi khách du lịch đi du lịch Lâm Đồng, họ muốn mua một vật gì đó để làm kỷ niệm cho chuyến đi này. Sản phẩm đặc trưng để làm quà lưu niệm trên Lâm Đồng là rất nhiều, nhưng người ta thích một sản phẩm gì đó mà nơi khách không thể nào sản xuất được, đó chính là trà. Một phần vì đặc điểm của trà là chỉ trồng nơi ở những nơi có khí hậu lạnh, nhưng thổ nhưỡng đặc biệt ở Bảo Lộc đã khiến cho sản phẩm trà ở nơi đây có mùi vị khác hẳn với trà ở các nơi khác, không lẫn vào đâu được. Nhiều du khách được nghe tiếng trà Tâm Châu nhưng không biết mua ở đâu cho đáng tin cậy. Chính vì lẽ đó công ty trà Tâm Châu đã cho xây dựng một trạm dừng chân trên quốc lộ 20 thị xã Bảo Lộc. Trạm dừng chân này một mặt là để cho du khách có chỗ nghỉ ngơi sau một chặng đường dài trước khi trở về thành phố, mặt khác là nơi để khách tham quan biết được sản phẩm và mua sản phẩm công ty Tâm Châu. Khi xây dựng xong, để các công ty du lịch chọn trạm dừng chân Tâm Châu là nơi một điểm du lịch trong lộ trình, công ty Tâm Châu đã liên kết với các công ty du lịch. Các hướng dẫn viên của công ty du lịch trên đường đi sẽ giới thiệu về trà của vùng Lâm Đồng ( vì trên quốc lộ 20 địa phận Bảo Lộc tới Đà Lạt sẽ thấy rất nhiều cánh đồng trà) và không quên nhắc đến tên công ty trà Tâm Châu. Trên đường về thì xe chở khách sẽ ghé vào trạm dừng chân tâm châu. Đây là một nơi kết hợp nhà hàng, quán café, cửa hàng trưng bày của công ty Tâm Châu. Đến đây khách du lịch sẽ được thưởng thức coffee và trà tâm châu miễn phí mà không mất tiền. Du khách sẽ thưởng thức thử sản phẩm và sẽ hướng tới quyết định mua hàng, vì sản phẩm công ty là sản phẩm chất lượng cộng với quảng cáo của các nhân viên hướng dẫn du lịch trên xe. Vào trong khu trưng bày của trạm dừng chân thì ta sẽ thấy đa dạng loại trà, nhân viên mặc áo dài phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Chắc hẳn du khách sẽ không tiếc tiền khi mua sản phẩm như thế này. Tăng cường quảng cáo trên Internet Ngày nay sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã đạt đến mức vượt bậc, số người sử dụng Ineternet ngày càng tăng, ngoài mục đích công việc giải trí thì họ còn dùng để mua hàng. Bới vì cách mua hàng trên mạng rất đơn giản. Chỉ cần search tên Tâm Châu trên mạng thì hàng loạt trang web mua bán sẽ xuất hiện như Én bạc, …… Nhận biết được xu hướng của thời đại, con người thường lên mạng để tìm kiếm thông tin, công ty đăng rao vặt ở các trang web mua bán, ở các web du lịch, đồng thời tăng cường viết bài về chất lượng sản phẩm Tâm Châu. Ngoài ra công ty còn thành lập một trang web riêng cho mình, www.tamchau.com , tại trang web này công ty trưng bày sản phẩm của mình đồng thời kèm thêm mức giá. Thông báo địa chỉ các cửa hàng đại lý ủy quyền và các trung tâm trưng bày sản phẩm. Tham gia tổ chức lễ hội trà ở Bảo Lộc Lễ hội trà ở Bảo Lộc được tổ chức 3 lần từ trước đến nay. Và mới đây lễ hội trà tỉnh Lâm Đồng lần 3 chủ đề “Bay xa hương trà B’Lao” diễn ra từ ngày 25 đến 27-12-2010 tại TP Bảo Lộc, TP Đà Lạt và các huyện Di Linh, Bảo Lâm. Lễ hội này luôn có sự đóng góp của công ty trà & café Tâm châu. Tại lễ hội này, công ty xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa công ty với khách hàng. Những người tham gia lễ hội này sẽ biết được cội nguồn của ngành trồng trà tỉnh Lâm Đồng, sự phát triển của ngành trà. Ngoài ra trong lễ hội công ty cũng trưng bày những sản phẩm của mình, giải thích cho khách hàng sản phẩm Trà của mình. Oolong là một loại trà mới, là loại trà thượng hạng, cần được làm cho mọi người biết đến. Qua những lễ hội này người ta càng biết đến loại trà Oolong và được thử sản phẩm. Nhận chứng nhận nhãn hiệu “trà B’Lao” Một vinh dự lớn cho công ty khi công ty được nhận chứng nhận nhãn hiệu “trà B’lao” vào tối ngày 27 – 12, tại quảng trường 28/3. Tại buổi lễ, UBND TP Bảo Lộc đã giới thiệu các quy định về nhãn hiệu “Trà B’Lao”, quyền sở hữu, logo và các quy định sử dụng nhãn hiệu, đồng thời trao chứng nhận nhãn hiệu “Trà B’Lao” cho 7 công ty trà: Tâm Châu, Phương Nam, Lâm Đồng, Ngọc Bảo, Trâm Anh, Rồng Vàng và Hằng Sơn Điền. Các đơn vị này có vùng nguyên liệu đảm bảo sản xuất trà theo tiêu chuẩn an toàn, quy trình sản xuất tiên tiến và chất lượng sản phẩm đảm bảo. 2.2.3. Chiến lược tăng trưởng đa dạng hóa 2.2.3.1. Từ cửa hàng nội thất thành lập công ty trà Công ty Tâm Châu ban đầu là cửa hàng nội thất Chánh Phát, sau đó nhận thấy tiềm năng phát triển của ngành trà lúc bấy giờ, năm 1999 công Nguyễn Ngọc Chánh – giám đốc cửa hàng nội thất Chánh Phát – đã thành lập công ty Trà & Café Tâm Châu. Đây là một lĩnh vực mới của công ty, từ trước đến giờ ông Chánh chỉ quen với quản lý cửa hàng hàng nội thất, quản lý nhân viên làm việc giao nhận hàng, nay ông lại phải quản lý quy trình công nghệ đóng gói trà. Ông Chánh gặp không ít khó khăn thời buổi ban đầu. Công ty Tâm Châu được sinh ra ở mảnh đất Bảo lộc – Lâm Đồng, nơi hội ngộ của các công ty trà nổi danh, nhưng công ty vẫn tồn tại và phát triển nhanh đến mức bất ngờ. Từ năm thành lập 1999, đến năm 2004 thành lập nông trường trà 400ha với dây chuyền công nghệ cao, đến nay 2010 đã trồng và thành công với giống trà Oolong nổi tiếng. 2.2.3.2. Xây dựng nhà hàng Tâm Châu Nhà hàng được xây dựng trong trạm dừng chân Tâm Châu. Công ty mở rộng sang lĩnh vực nhà hàng, một lĩnh vực mới đối với công ty. Nhận thấy tiềm năng du lịch của Bảo Lộc, công ty đã xây dựng một nhà hàng tại nơi đây, hướng đến tương lai sau này. Hiện tại nhà hàng phục vụ cho khách du lịch dừng chân, khách vãng lai, và người dân địa phương. Lượng khách nói chung là không đông như các nhà hàng khác ở Đà Lạt, nhưng công ty đang hướng đến tương lai, tương lai sau này Bảo Lộc cũng trở thành một vùng đất du lịch. Và trạm dừng chân Tâm Châu sẽ trở thành một tổ hợp ăn uống và mua sắm. Đó là cái đích mà công ty muốn hướng đến. 2.2.3.3. Mở khu du lịch Đambri Đambri là một ngọn thác đẹp ở Bảo Lộc, và có đẹp nhất Lâm Đồng. Hàng năm nơi đây đón chào hàng ngàn lượt khách đến tham quan ở đây. Nhưng chỉ tham quan không thì buồn tẻ, trong khi đó nhu cầu của khách du lịch là muốn thỏa mãn những nhu cầu của họ, như có gì đó để ăn, khát nước, có chỗ nằm, chỗ sinh hoạt vui chơi. Nắm được nhu cầu này, công ty đã thành lập khu du lịch Dambri ở nơi ngọn thác Dambri chảy qua. Khu du lịch này sẽ thỏa mãn được nhu cầu khách hàng vì nó cung cấp đầy đủ dịch vụ khu du lịch như các nơi khác, câu cá, chèo thuyền, đu dây, bãi cỏ để sinh hoạt vui chơi. Khu du lịch cung cấp đồ năng nước uống cho du khách. Và tất nhiên là khu du lịch cũng sử dụng trà Tâm Châu làm nước trà chính cho khu du lịch, các quầy bán hàng trà mọc trong khu du lịch để khách hàng mua. 2.2.4 Chiến lược tăng trưởng hội nhập (hội nhập trước – hội nhập sau) Hội nhập sau: Yếu kém trong việc trồng trà Mặc dù sản lượng trà luôn tăng hằng năm từ năm 1990 – 2001, tuy nhiên một thực tế xảy ra trong thời gian qua cho thấy hiện tượng đầu tư dàn trải, tư duy quản canh, chạy theo số lượng. Diện tích , năng suất chè trồng không tương xứng với khả năng thiết bị chất lượng và trình độ quản lý. Hơn nữa chất lượng của chè búp tươi rất thấp, đầu tư chiều sâu không được chú ý đúng mức. Nguyên nhân chính như sau: Do không thực hiện đầy đủ quy trình đầu tư cho quá trình trồng chè. Chè chủ yếu vẫn trồng bằng hạt do thói quen và để giảm chi phí đầu tư ban đầu nên hình thái kích thước thân lá, búp chè không đều. Chè trồng bằng cành chỉ bằng 10 -12% trong tổng số cây trồng . Đã thế đầu tư thâm canh thấp, mật độ trồng chè thưa. Giống trè chưa được tuyển chọn, phục hồi và cải tạo nên dễ bị nhiễm sâu bệnh, bị sương muối, mưa gió tàn phá làm cho giống bị suy thoái, biến chất, sinh trưởng kém. Không chỉ đầu tư về giống hạn chế , mà công tác đầu tư cho vật tư máy móc kỹ thuất cũng hết sức sơ lược. Người dân không phải đầu tư theo yêu cầu kỹ thuật cần mà đầu tư theo cái mình có. Hơn nữa trong những năm này phân bón, thuốc bảo vệ thực vật lại tăng giá khiến cho khâu đầu tư này của bà con nông dân càng hết sức hạn hẹp. Cày đất chủ yếu bằng lao động thủ công chứ không phải bằng máy nên mật độ cây không đều, cây thưa và không diệt trừ được cỏ dại. Thậm chí nhiều hộ gia đình ở các địa phương chỉ trồng chè rồi bỏ đấy tự nó phát triển mà không cần phải có biện pháp đầu tư tối thiểu nào. Tình hình đó làm cho chất lượng chè búp tươi giảm. Vốn đầu tư cho khâu trồng chè mới hết sức hạn chế. Như ta đã biết cây chè là một loại cây cần vốn đầu tư lớn và trài đều trong nhiều năm. Suất đầu tư cho khai hoang và trồng mới là khá lớn. Theo tính toán của các nhà kinh tế kỹ thuật thì tổng vốn đầu tư cho 1ha trồng mới là 26,8 triệu đồng (tính theo giá cố định năm 1998). Tỷ lệ vay vốn của người dân trồng chè lên tới 70% ( mức 18,89 triệu đồng) chủ yếu là về mặt kỹ thuật, cây bóng mát, cây phân xanh. Tuy nhiên lượng vốn này chỉ đủ đáp ứng 30 – 40 % nhu cầu. Mặc dù nhà nước có chính sách vay vốn tính dụng ưu đãi cho nông dân song cơ chế cho vay đầu tư hiện hành của tài chính – ngân hàng không phù hợp với đặc điểm sinh thái riêng và có đặc điểm sản xuất kinh doanh của cây chè như cho vay với thời gian quá ngắn nên không có khả năng hoàn vốn, hoàn trả, hộ gia đình vay ngân hàng rất khó khăn. Trình độ Kinh tế và kiến thức về đầu tư phát triển của cán bộ vùng chè, nặng về kinh nghiệm chủ nghĩa, đặc biệt là các nông trường quân đội. Quá trình đầu tư phát triển trồng mới luôn ở trong tình trạng vừa sản xuất, vừa ổn định vừa cải tiến, vừa bổ sung. Việc định hình vì vậy kéo dài không kết thúc. Các đơn vị sản xuất kinh doanh này đã thay thế các biện pháp đầu tư phát triển bằng các phương pháp thực chủ quan hoặc chạy theo phong trào nên dẫn tới tồn tại tình trạng bất ổn định như trong thời gian vừa qua. Yếu kém trong khâu chăm sóc và thu hái chè Trong những năm qua nhà nước đã thi hành chính sách đầu tư qua giá, bảo đảm ổn định giá thu mua nguyên liệu tươi để ổn định cuộc sống cho người nông dân yên tâm đầu tư sản xuất. Ngay cả những năm sản phẩm không xuất khẩu được, công ty chè vẫn cố gắng duy trì mức giá cho nông dân từ 1.600 – 1.700 đ/kg chè tùy theo từng vùng, với giá này người trồng chè vẫn có lãi, có điều kiện đầu tư thâm canh vườn chè nâng cao chất lượng chè búp tươi bởi nếu chè đảm bảo chất lượng đúng loại 1 và 2 thì giá sẽ lên tới 2500 – 3000 đ/Kg. Bên cạnh đó công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cũng được đẩy mạnh giúp cho các hộ gia đình có thêm kiến thức khoa học trong trồng chè, công tác đầu tư chăm sóc cũng được thực hiện tốt hơn. Ngay từ cuối vụ chè năm 2000, tất cả các vườn chè đã được đầu tư chăm sóc đúng kỹ thuật. Các vườn chè đã được đầu tư cung cấp các tủ cỏ, ép xanh và bón phân hữu cơ để giữ độ ẩm và tăng mùn cho đất. Tỷ lệ che phủ cây bóng mát tăng 30% so với những năm trước đây. Một số đơn vị đã triển khai đào rãnh thoát nước theo yêu cầu kỹ thuật của Ấn Độ để chống úng cho vườn chè trong mùa khô và xói mòn đất. Tuy nhiên đó mới chỉ là bề nổi của tảng băng. Cùng với diện tích và sản lượng chè búp tăng nhanh ồ ạt thì chất lượng chè nguyên liệu lại giảm sút một cách đáng báo động. Nếu không nhanh chóng khắc phục dễ dẫn tới hậu quả nặng nề cho cả người trồng chè nguyên liệu lẫn các doanh nghiệp chế biến chè và xuất khẩu. Việc đầu tư cho chăm sóc – thu hái vẫn chưa được chú ý đúng mức, đặc biệt ở các vùng cao, vùng sâu, vùng sa. Đồng bào dân tộc nơi đây đang quản lý một vùng lãnh thổ với diện tích đất có thể trồng chè rất lớn, nhưng họ chưa có tập quán kiến thức cơ bản về sản xuất hàng hóa nên chưa chủ động đầu tư phát triển chè. Mặc dù, đã được các doanh nghiệp ứng trước giống ,vật tư kỹ thuật, việc đầu tư chăm sóc vẫn không đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật dẫn đến năng suất thấp chất lượng kém, khó có khả năng thu hồi vốn. Đối với vùng chè của dân ở những vùng nghèo còn thấp hơn nữa, thậm chí có những vùng chè nhiều năm không được bón phân. Ngoài ra ở một số vùng miền, việc đầu tư theo các quy trình canh tác kỹ thuật cũng đã bị giảm thiểu rất nhiều, thông thường chỉ đảm bảo 50 - 60% mức thâm canh cần thiết. Nhiều hộ nông dân do tiết kiệm nên đã sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng mức chủng loại cho phép; đa số là sử dụng thuốc Trung Quốc do giá rẻ. Việc đầu tư cho thuốc trừ sâu cũng không theo đúng liều lượng quy định, hiện tượng phun thuốc 3 - 4 ngày đã thu hái chè vẫn còn. Yếu kém trong kỹ thuật thu hái chè Tuy nhiên khâu yếu nhất trong hoạt động đầu tư phát triển vùng nguyên liệu là khâu đầu tư cho kỹ thuật thu hái chè. Mặc dù thông qua các chương trình khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật, thông tin đại chúng nhưng cho đến nay vẫn không thay đổi được về nhận thức khâu thu hái chè và bảo quản nguyên liệu vận chuyển. Do ít được đầu tư bằng máy mà chủ yếu là lao động bằng tay nên búp tươi được hái rất xấu, dài và không theo một tiêu chuẩn nào. Nhận thức của người trồng chè là cứ để dài, hái chè dài có lợi về mặt số lượng, ít quan tâm đến giá và hầu như không quan tâm đến chất lượng. Khâu đầu tư cho bảo quản sau thu hoạch cũng không cẩn thận, làm cho nguyên liệu ôi, lên men là giảm phẩm cấp. Tất cả những vấn đề nêu trên đã dẫn đến nhiều công ty không chủ động được nguồn nguyên liệu sản xuất. Chế biến lại kém hiệu quả do chất lượng chè búp không đạt tiêu chuẩn, sản phẩm làm ra không ổn định, nhiều khuyết tật. Giá chè xuất khẩu có xu hướng giảm sút ngày càng rõ rệt, do vậy người làm chè không đủ chi phí đầu tư cho chè. Ở Lâm Đồng năm 2002, chè nguyên liệu loại B mua vào với giá 2500 – 3100d9/kg, nay giảm xuống chỉ còn 1700 – 1800d/kg. Chè C,D mua 1950 đ/kg nay chỉ còn 1100 đ/kg. Thêm nữa 1 số thị trường nước ngoài nhập chè Việt Nam đã ép giá do họ thấy chúng ta có khó khăn khi thông xuất khẩu chè vào IRAQ. Ra quyết định xây dựng nông trường và nhà máy chế biến tại chỗ Qua những nhược điểm của nguồn nguyên liệu đầu vào công ty đã đi đến một quyết định chiến lược là thành lập một nông trường riêng cho công ty, nông trường áp dụng khoa học tiên tiến để sản xuất ra loại trà tốt nhất để phục vụ cho khách hàng. Việc thành lập nông trường này giải quyết được nhiều vấn đề hiện tại như giá nguyên liệu chè không ổn định, chất lượng chè thấp – như đã giải thích ở trên. Với nông trường, công ty Tâm Châu sẽ kiểm soát được nguồn nguyên liệu về lượng lẫn về chất. Năm 2001 nông trường chè 1 Tâm châu rộng 100ha được thành lập, trong bối cảnh tình trạng chè của Việt Nam không được tốt đẹp. Trong những năm sau đó, công ty gặp một vài khó khăn do phải quản lý thêm một nông trường trồng chè, đây là một lĩnh vực mới của công ty. Việc áp dụng công nghệ kỹ thuật mới cũng gây không ít khó khăn, khó khăn trong phổ biến cách trồng, cách chăm sóc, cách thu hoạch. Nhưng cuối cùng thì công ty cũng vượt qua, bằng chứng là năm 2004 nông trường Tâm Châu 2 ra đời, kế bên nông trường 1 và diện tích là 300ha – lớn gấp 3 lần nông trường 1. Trong nông trường 2 này được xây dựng thêm nhà máy xử lý chè. Chè khi thu hoạch được sàng lọc qua các khâu kiểm tra nghiêm ngặt sau đó đưa vào nhà máy xử lý. Do nhà máy nằm trong nông trường cho nên không phải vận chuyển trà đi xa, do đó chất lượng, độ tươi của trà được bảo đảm mà chi phí vận chuyển giảm xuống đáng để. Sau đây là một số cải tiến trong công nghệ kỹ thuật của nhà máy trà so với công nghệ hiện tại. Trong khâu héo chè: Công ty đã thay việc làm héo chè trên sân bằng đầu tư cho phương pháp dùng màng, hốc héo và giàn làm nhiều tầng, vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo chất lượng theo yêu cầu. Trong công đoạn vò chè và lên men: Một loạt các nhà máy chè đã đầu tư cải tạo hệ thống nhà xưởng, đầu tư thiết bị phun ẩm. Điểm nổi bật trong giai đoạn này là đã đầu tư thay thế hệ thống phun ẩm bằng hệ thống phun ẩm dĩa, không những tạo độ ẩm không khí thích hợp mà còn đảm bảo được vệ sinh. Trong các công đoạn chế biến, cũng đã đầu tư một số thiết bị nhằm kiểm tra mức hoạt động an toàn theo định mức của hệ thống chế biến như thiết bị sấy nhanh, đo độ ẩm trong chè, thiết bị đo lường nhiệt độ ở khâu sấy chè, hệ thống chổi quét nhằm loại bỏ những tàn dư phế phẩm trong giai đoạn lên men, phân loại, máy khử thủy phân nhanh nhằm đảm bảo thủy phần trong chè đóng gói bảo quản hoặc xuất khẩu. Lắp đặt hệ thống điều khiển nhiệt tự động trong phòng sấy chè. Nhờ hệ thống này, nhiệt độ sấy luôn được bảo đảm ở 1 mức nhất định, tránh tình trạng khê khét. Hệ thống phân loại chè: để sản phẩm không bị lẫn loại. Ngoài ra để khắc phục nhược điểm chè VN khi hái bị nát vụn, công ty cũng đã đầu tư máy cắt cán ba trục tiên tiến. Trước yêu cầu của thị trường đòi hỏi sản phẩm chè chất lượng cao, hương vị đặc trưng và nhất là vệ sinh an toàn thực phẩm thì hướng đi này của công ty là hoàn toàn chính xác. Ngoài nhiệm vụ sản xuất chè ra, Nông trường và Nhà máy xử lý chè đã làm cho niềm tin người tiêu dùng đối với sản phẩm chè Tâm Châu được gia tăng. Sản phẩm làm ra đúng quy cách, tiêu chuẩn, và yếu tố quan trọng là chất lượng sản phẩm. Thị trường chè hiện nay của Tâm Châu nói riêng và Việt Nam nói chung là thị trường nước ngoài – các nước Trung Đông, Nhật Bản, Trung Quốc. Đây là những nước đòi hỏi những quy định khắc khe về chè nhập khẩu.Công ty Tâm châu xây dựng nông trường bảo đảm nguồn nguyên liệu là một lợi thế khi xuất khẩu qua những thị trường này. CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT & GIẢI PHÁP 3.1 Sản Phẩm Kiểu dáng Sản phẩm trà Oolong Tâm Châu được sản xuất đa dạng phù hợp với các loại khách hàng. Thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng, người thích kiểu dáng mới thì có hộp gỗ, người thích kiểu dàng cổ điển thì có trà Oolong dạng bao nhôm ép chân không. Kiểu dáng sản phẩm đa dạng nhưng cần có sự chuyển biến hay đột phá đáng kể. Nhìn chung kiểu dáng sản phẩm của công ty chỉ có hình trụ, hình hộp chữ nhật. Trong khi đó các sản phẩm như bánh đậu xanh sử dụng bao bì là hình thỏi vàng rất bắt mặt, dùng để chưng ngày tết rất là đẹp, nhiều lúc khách hàng không mua đậu xanh, nhưng người ta vẫn mua chủ yếu là để làm đẹp cho gia đình ngày tết. Như sản phẩm sương sa người ta đựng trong một cái hũ hình con mèo ( năm 2011 là năm con mèo) rất đẹp. Do đó trong quá trình nghiên cứu nhóm có một số đề xuất như sau: Về sản phẩm trà Oolong cao cấp thì ngoài chất lượng bên trong thì hình thức cũng đóng 1 vai trò rất quan trọng. Người ta chuộng chất lượng nhưng vẫn quan tâm rất nhiều đến hình thức bề ngoài. Sản phẩm trà Oolong được liên tưởng đến trà của vua chúa nên cần được đựng trong hộp nhựa có hình thỏi vàng, như vậy sẽ giúp nâng cao đẳng cấp của trà cao cấp. Hay là những ngày tết sắp đến thì công ty thay thế hộp đựng trà là hình 3 ông “ Phúc, Lộc, Thọ” thay thế cho kiểu dáng hộp vuông thông thường. Chắc chắn cách này sẽ hiệu quả, người tra mua trà để biếu thì những hình tượng phúc – lộc – thọ thay thế cho lời chúc suông. Hoặc là hộp đựng hình ông Thần tài tại vì người ta thích tài lộc, mà những người mua trà Oolong cao cấp là những người có thu thập cao, cho nên người ta thích hình tượng thần tài. Về sản phẩm trà bình thường thì trà cần được đựng trong hộp nhựa hình bông sen nhằm toát lên vẻ thanh thoát của trà chủ yếu tạo được sự khác biệt cho sản phẩm của mình. Hoặc là trà đựng trong “ Ống tre bằng nhựa”, uống trà cần có khung cảnh thiên nhiên thì khách hàng sẽ thấy được chút gì thiên nhiên trong lúc uống trà. Bao bì Bao bì công ty sử dụng 3 loại màu chủ đạo mang ý nghĩa riêng: đỏ tượng trưng cho vận may, vàng tượng trưng cho tài lộc, xanh tượng trưng cho thiên nhiên – màu của cây trà. Xét riêng về sản phẩm cao cấp trà Oolong thì bao bì chưa thật bắt mắt, Họa tiết quá đơn sơ không làm toát lên dược sản phẩm cao cấp, nếu nhìn từ xa thì không nghĩ đây là sản phẩm cao cấp. Công ty Tâm Châu cần phải họa tiết, cách điệu sao cho khách hàng cảm thấy đây là sản phẩm cao cấp, và hài lòng khi mà chi tiền ra. Theo nhóm thì bao bì công ty nên in hình rồng, phụng theo kiểu in chìm. Màu nền của bao bì vẫn như cũ nhưng hình của long, phụng sẽ toát lên được vẻ quý phái của sản phẩm, vì trà được liên tưởng đến triều đại phong kiến. Đó là chi tiết của bao bì, còn chất liệu bao bì cần được đổi mới, công ty chỉ in đơn giản như các sản phẩm khác – lớp giấy cộng lớp nhựa mỏng phủ ngoài. Công ty có thể làm bao bì dạng nhám hoặc có sọc nổi tạo cảm giác mới lạ cho khách hàng khi cầm sản phẩm lên. Hoặc có thể công ty in dạ quang tên sản phẩm và logo của công ty, thu hút sự chú ý của người mua hàng. Logo của công ty cần được in nổi để hình ảnh logo đập vào khách hàng lần đầu tiên. Khách hàng sẽ nhớ đến tên công ty nhiều hơn so với bao bì truyền thống. 3.2 Kênh phân phối Công ty sử dụng kênh phân phối gián tiếp là chủ yếu. Có phòng trưng bày ở Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Khánh Hòa, Đồng Nai. Sản phẩm trà Tâm Châu có mặt ở hầu hết các siêu thị ở thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng sản phẩm vẫn chưa được nhiều người biết đến. Mặt khác các cửa hàng trưng bày lại tập trung quá nhiều vào thành phố Hồ Chí Minh – 4 cái trong khi các tỉnh Đồng Nai, Đà Nẵng chỉ có 1 cái. Thiết nghĩ nhu cầu trà là nhu cầu lớn, tại sao công ty chỉ tập trung vào các tỉnh phát triển và ở xa như Đà Nẵng, Đồng Nai và Tp. Hồ Chí Minh, mà bỏ mặt các tỉnh thành lân cận. Các tỉnh thành lân cận như Đaklak, Gia lai, Bình Phước, Bình Dương, Nha Trang… đều là nguồn tiêu thụ trà khá lớn. Công ty không nên chỉ tập trung vào thị trường thành phố lớn mà bỏ mặt thị trường nhỏ hơn. Công ty cần đặt các cửa hàng trưng bày sản phẩm ở mỗi tỉnh lân cận để quảng cáo sản phẩm của mình. Uống trà hiện nay không chỉ là thú vui tao nhã mà còn là cách phòng bệnh hữu hiệu. Mà trình độ dân trí ngày càng nâng cao thì nhu cầu phòng bệnh ai cũng như ai, thành thị cũng như nông thôn. Công ty nên mở rộng phân phối của mình chứ không nên tập trung vào thị trường lớn đầy cạnh tranh. 3.3 Promotion Công ty Tâm Châu quảng cảo sản phẩm qua mạng, qua tour của các công ty du lịch, các lễ hội về trà tổ chức hàng năm, qua trạm dừng chân Tâm Châu. Nhưng thực sự mà nói chiến lược chiêu thị của công ty rất kém. Sản phẩm chất lượng cao nhưng cần phải có nhiều người biết đến mới bán chạy. Thị trường trà là một thị trường rất đầy tiềm năng vì ngày nay người ta uống trà rất nhiếu. Uống trà vừa có tác dụng chống lão hóa còn có tác dụng trị bệnh. Các sản phẩm trà O0, C2 … thành công đã chứng minh tiềm năng của thị trường trà. Thế nhưng chiêu thị của công ty quá yếu, công ty phải chiêu thị để làm sao càng nhiều người biết đến sản phẩm của mình càng tốt. Theo nghiên cứu nhỏ của nhóm thì khi hỏi những người xung quanh xem họ có biết sản phẩm trà Tâm Châu hay không thì câu trả lời “Có” rất ít. Đó là mặt kém của công ty. Do đó nhóm đưa ra một số giải pháp như sau: Tăng cường quảng cáo Công ty nên quảng cáo nhiều lên, ví dụ như trên báo, ti-vi là có số lượng người xem đông nhất, hoặc đăng quảng cáo trên các tạp chí viết về sức khỏe như “sức khỏe và đời sống”. Mức độ biết đến sản phẩm trà Tâm Châu là hơi thấp, trong khi trà là sản phẩm tiềm năng trong cuộc sống hiện đại, yếu về mặt quảng cáo đây là điểm yếu không chỉ của riêng Tâm Châu mà là của riêng ngành trà Việt Nam. Khi hỏi về trà thì người ta hầu hết biết đến Trà Lipton, Trà xanh không độ… Những sản phẩm này đi vào tâm trí của khách hàng là do quảng cáo, các công ty này cứ quảng cáo lặp lại nhiều lần đến nỗi người tiêu dùng thuộc luôn nội dung và điệu nhạc mẫu quảng cáo. Trong khi các công ty sản xuất trà trong nước ít người biết đến tên, phải chăng các công ty chủ yếu nhắm vào thị trường hàng xuất khẩu mà quên đi thị trường nội địa tiềm năng? Điều cần giải quyết đối với công ty Tâm Châu là bỏ một khoản tiền lớn để quảng cáo rộng khắp, làm sao để ai cũng biết đến sản phẩm của mình là được. Cộng tác với các công ty du lịch Hiện nay công ty Tâm Châu cũng đã cộng tác với các đoàn du lịch, các đoàn du lịch sẽ dẫn khách của mình tham quan nông trường và nhà máy Tâm châu, dừng xe tại trạm dừng chân Tâm Châu nghỉ ngơi. Nhưng mô hình này chưa được rộng lắm. Khách du lịch lên Đà Lạt rất nhiều, nay tiềm năng du lịch là Bảo Lộc do đó lượng khách của công ty là rất lớn. Khách du lịch thường thích mua quà về tặng gia đình mà trà & Café là hai món hàng được ưu tiên nhất. Công ty sẽ tìm cách tạo mối liên hệ với càng nhiều công ty tổ chức tour càng nhiều càng tốt. Càng nhiều người biết đến sản phẩm công ty, thì càng nhiều người mua hàng trong tương lai. Viết báo về sức khỏe, nêu bật lên những đặc tính của cây trà Trà là một thực phẩm tốt, có khả năng chữa bệnh, chống lão hóa. Trước xã hội không an toàn về vệ sinh thực phẩm như hôm nay thì việc khách hàng quan tâm đến sức khỏe của mình là một điều hiển nhiên. Người ta có khuynh hướng phòng bệnh cho mình bằng những sản phẩm không đắt tiền. Trà là thứ mà được ưa chuộng nhất. Theo nhóm thì công ty nên cộng tác với các phóng viên viết báo về chuyên đề sức khỏe như sự lão hóa da, chống rụng tóc… Tác dụng của cây trà trong việc diệt khuẩn, chống đông tụ máu điều hòa lượng đường trong máu và chống ung thư. Sau đó công ty giới thiệu những đặc tính này sản phẩm trà Tâm Châu cũng có những đặc tính này và khâu xử lý bảo quản của công ty sẽ giữ được nguyên vẹn các chất có trong cây trà Tác dụng diệt khuẩn: Trong số các vi khuẩn bị phenol diệt có những loại Streptoccocus mutans là sâu răng, Bacteroides gingigalis gây bệnh tạo keo, Porphyromonas Gingivalis gay viêm khớp răng. Polyphenol còn tác dụng lên enzyme chuyển đường glucotransferase, tăng sức chống đỡ acid của men răng đồng thời chống sự cấu tạo mảng răng. Vì vậy chè chiết đã được cho vào thuốc đánh răng, chống mảng răng, hay vào các hỗn hớp làm nước súc miệng ngừa sâu răng, chữa răng hư, chống viêm khớp răng, khử hơi mồm, thơm hơi thở, có khi chon ngay vào thức ăn để phòng ngừa răng hư. Tác dụng chống đông tụ máu, điều hòa lượng đường trong máu : Đi vào trong máu, polyphenol, nhất là EGCG cũng như theflavin galat, flavol, flavonol, saponin có tính chất chống đông tụ, ức chế sự kết tụ tiểu cầu do collagen, adrenalin hay arachidonic acid gây ra. Polyphenol, polysaccharide còn có tính chất ức chế những enzyme loại – amylase, lipase, ức chế tinh loạt chuyển hóa ra đường, từ nay có khả năng điều hòa đường trong máu, chống béo phì, phòng ngừa bệnh tiểu đường. Tác dụng chống ung thư : Theo phát hiện mới của các nhà khoa học Mỹ, một thành phần trong chè xanh gọi là EGCG có khả năng tiêu diệt các tế bào gây ra bệnh ung thư bạch cầu nguyên bào lymphô mãn tính. Ung thư bạch cầu nguyên bào lymphô mãn tính là một dạng phổ biến của bệnh ung thư bạch cầu, thường gặp ở những người trên 60 tuổi. Hiện nay khoa học chưa tìm ra phương pháp trị bệnh triệt để, ngoài những cách tạm thời như liệu pháp bức xạ hoặc các loại thuốc gây độc tế bào nhằm hạn chế sản sinh các tế bào bất thường. Những bài báo như vầy rất được người ta quan tâm. Các trang báo có thể đăng bài là “Thế giới mới”, “thuốc & sức khỏe”, “ Khoa học phổ thông” trang mục sức khỏe trên báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên… Ngoài ra công ty cần tăng cường lực lượng bán hàng, phát tờ rơi.. tình hình hiện nay nhu cầu sử dụng trà của người thành phố là rất cao. Chi phí cuộc sống đắt đỏ người dân thường thích tự chữa bệnh và thích chữa bệnh bằng thiên nhiên hơn là sử dụng thuốc tây, người dân thường hay mua các bài báo nói về cách trị bệnh tại nhà như “thuốc và sức khỏe” để tham khảo. Thậm chí ở những nước phát triển như các nước EU, đặc biệt Đức, Mỹ, Nhật Bản họ đã chuyển sang tiêu dùng trà thay cho café, vì giá trà rẻ hơn café, chất cafein trong trà ít gây nguy hiểm hơn café. 3.3 Kéo giãn dòng sản phẩm cao cấp Oolong không phù hợp Dòng sản phẩm cao cấp Oolong của công ty được phân chia thành Oolong 3 TEA, Oolong 5 TEA, Oolong 10 TEA, mức giá và chất lượng được tăng lên theo từng cấp như bảng: Trà Oolong cao cấp 3 tea SET 160gr 275,000 đ 320g 550,000 đ Trà Oolong cao cấp 3 tea 1 80gr 138,000 đ Trà Oolong cao cấp 3 tea 2 160gr 270,000 đ Trà Oolong cao cấp 5 tea SET 160g 325,000 đ 320g 650,000 đ Trà Oolong cao cấp 5 tea 1 80gr 170,000 đ Trà Oolong cao cấp 5 tea 2 160gr 325,000 đ Trà Oolong cao cấp 10 tea SET 160g 600,000 đ 320g 1,200,000 đ Trà Oolong cao cấp 10 tea 1 80gr 350,000 đ Trà Oolong cao cấp 10 tea 2 160gr 600,000 đ 3TEA: được chế biến từ giống trà Oolong: KIM XUYÊN, THANH TÂM + TỨ QUÝ. 5TEA: được chế biến từ giống trà Oolong: THANH TÂM, TỨ QUÝ + BẠCH OOLONG. 10TEA: được chế biến từ giống trà Oolong: BẠCH OOLONG (giống này rất khó trồng nhưng chất lượng ngon nhất so với tất cả các giống khác được trồng ở Bảo Lộc – Lâm Đồng). Dòng sản phẩm của Oolong cao cấp mặc dù đã được chia thành cấp 3, cấp 5, cấp 10 nhưng trong mỗi cấp vẫn có cấp nhỏ như tea SET, tea 1, tea 2. Dòng tea 1 chỉ có loại 80gr, dòng tea 2 chỉ có loại 160gr, trong khi đó dòng tea SET tới 2 loại 160gr, 320gr. Kiểu phân loại như thế này gây khó hiểu cho người tiêu dùng, khách hàng sẽ cảm thấy khó khăn khi phải lựa chọn trà Oolong cao cấp. Nếu ta nói dòng tea SET độ thuần cao nhất và tea 2 là độ thuần thất nhất thì tại sao dòng tea 1 chỉ có loại 80gr mà không phải là 160gr cho dễ tính. Mỗi dòng sao không có đủ 2 lựa chọn 160gr và 320gr mà chỉ có dòng tea SET mới có. Đó là điều bất hợp lý. Hơn nữa giá tiền giữa các dòng tea SET, tea 1, tea 2 là không đáng kể, giá tiền thay đổi đáng kể giữa các cấp 3, 5, 10. Cách phân loại như thế này một mặt là gây khó khăn trong lựa chọn cho người tiêu dùng mà còn tiêu hao về mặt bao bì. Công ty phải sản xuất tổng cộng là 12 loại bao bì phù hợp với tên sản phẩm và trọng lượng. Với cách phân chia như thế này thì công ty sẽ tăng thêm một khoản chi phí về bao bì ( bao gồm nguyên liệu bao bì và thiết kế bao bì), mà chi phí bao bì thì không nhỏ. Do đó theo nhóm thì chỉ cần phân chia thành Oolong cấp 3 , Oolong cấp 5, và Oolong cấp 10 là hợp lý. Nếu muốn kéo giãn dòng sản phẩm Oolong cao cấp thì nên chia thêm Oolong nhân sâm, Oolong linh chi, Oolong mật ong… 3.4 Đa dạng mặt hàng Mặc dù công ty sản xuất ra nhiều sản phẩm trà để phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng, nhưng bấy nhiêu đó thôi thì chưa đủ. Người tiêu dùng ngày nay mong muốn nhiều hơn thế, họ muốn sở hữu sản phẩm mới, sản phẩm lạ nhưng tốt cho sức khỏe của họ, nhu cầu của con người là vô hạn. Hiện nay trên thị trường xuất hiện các loại trà như Trà khổ qua, Trà rau má, Trà bí đao, trà sâm, Trà Linh Chi, Trà kim tiền thảo, Trà Hà thủ Ô và Trà trái nhàu. Những loại trà này đều là loại trà có khả năng thanh nhiệt, đáp ứng nhu cầu của người thành phố phải sống trong không khí đầy khói bụi, nhiệt độ cao, ăn nhiều đồ dầu mỡ. Các mặt hàng giải nhiệt thiên nhiên này bán rất chạy, vì dễ sử dụng mà không độc hại. Đối thủ cạnh tranh của công ty Tâm Châu là Công ty Chè Cầu Đất đã sản xuất loại chè rau má và trà khổ qua để đáp ứng nhu cầu thị trường. Các công ty sản xuất trà khác cũng đang chuẩn bị cho ra những loại trà này. Thiết nghĩ, công ty khó có thể cạnh tranh với các đối thủ khác nếu cứ trung thành với lại những sản phẩm mình đang có, ví nhu cầu là luôn luôn biến động. Công ty cần xem xét để tung ra sản phẩm trà mới để theo kịp với thị trường. 3.5 Nông trường và công nghệ Nông trường của công ty rộng 400ha trồng đủ loại trà Kim Xuyên, Thanh Tâm, Tứ Quý, Thuý Ngọc, Oolong thuần… cung cấp trà đáp ứng đầy đủ chất và lượng. Nhưng trên thực tế nông trường trà vẫn còn 1 vài mảnh đất trồng trà rồi bỏ hoang không có người chăm sóc, cỏ mọc xen lẫn với cây trà khiến cho cây trà không lớn nổi. Công ty đã đầu tư một nông trường lớn nhưng không cho nó hoạt động đủ công suất, điều này là một lãng phí. Công ty nên làm công tác Marketing hiệu quả để nâng cao số lượng bán ra, từ đó công ty sẽ sử dụng được phần đất còn lại tránh gây lãng phí. Công nghệ hiện nay công ty đang sử dụng là công nghệ hiện đại, nhưng công nghệ đang thay đổi không ngừng, công ty nên cập nhật thông tin về công nghệ mới. Vì công nghệ sẽ làm năng suất tăng lên và chi phí giảm xuống. KẾT LUẬN Qua những chương trình bày trên đây, chúng ta có thể thấy rằng chiến lược phát triển trong doanh nghiệp là thành phần rất quan trọng trong sự thành bại của công ty. Một công ty có chiến lược đúng đắn thì sự phát triển công ty sẽ như diều gặp gió. Từ những điều lý thuyết được học trong sách, đến lúc áp dụng vào thực tế mới thấy sự khó khăn trong việc vận dụng nó. Công ty Tâm Châu phát triển mạnh trong những giai đoạn đầu khi mới bước chân vào ngành chè, đó là một thành công đáng trân trọng. Những năm sau đó công ty trở nên nổi tiếng và là nhãn hiệu tin cậy cho mọi người trong việc lựa chọn sản phẩm trà. Tuy phát triển là vậy nhưng nhược điểm dễ nhận ra đó là chiến lược quảng bá thương hiệu của công ty với thị trường trong nước còn yếu kém. Hi vọng công ty sẽ có những bước chuyển mình, để trở thành công ty dẫn đầu trong ngành chè Việt Nam. Trong quá trình tìm hiểu về công ty, em đã học được rất nhiều bài học trong sự phát triển của công ty, đó là một nguồn kinh nghiệm thực tế giúp ích cho em sau này. Một công ty không thể nào chỉ có một vài chiến lược đơn lẻ, mà đó là sự phối hợp của nhiều chiến lược khác nhau, bổ sung cho nhau để cùng hướng đến một kết quả như mong muốn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Quản trị Marketing, TS. Lê Thế Giới và Ths. Nguyễn Xuân Lãn Giáo trình Quản trị chiến lược, DH Kinh Tế, TS. Nguyễn Thị Liên Diệp Luận văn “ Đầu tư và phát triển ngành chè Việt Nam”, Đại học kinh tế quốc dân HN Trang Web: www.Tamchau.com www.vietrade.gov.vn Và các trang web mua bán trên mạng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu và sưu tầm chiến lược phát triển công ty trà & café Tâm Châu.doc
Luận văn liên quan