Dùng dụng cụ đặc biệt gọi là bộ hút khí quản (tracheal suction set), là một ống nghiệm gắn với
một nắp vặn trên đó có 2 vòi, một nối với một ống thông mềm, một nối với máy bơm chân
không đang hoạt đ ộng và trên vòi này có một van hông đang mở. Trước hết ngư ời mẹ hay thân
nhân bệnh nhi ẵm ngửa bé vào lòng, giữ đầu hơi ngửa ra sau. Đưa ống thông qua mũi bệnh nhi
cho đ ến khi đầu ống chạm vào phần trên khí quản, lúc đó bệnh nhi sẽ có phản xạ ho. Ngay lúc
bệnh nhi ho, dùng tay bịt chặt van hông lại, nhờ vậy đờm được hút vào ống thông. Sau đó rút
ống thông khỏi mũi bệnh nhi, rồi cho đầu ống thông vào một lọ chứa 5 ml nước muối sinh lý vô
trùng. Nư ớc muối sinh lý sẽ rửa đàm dính ở thành ống thông vào ống nghiệm.Tắt máy bơm, tháo
nắp có vòi khỏi ống nghiệm rồi đậy chặt ống nghiệm bằng một nắp vặn khác có trong bộ dụng
cụ.Gửi mẫu đ ến ngay phòng thí nghiệm.
57 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6902 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu và thực tập qui trình định đanh vi khuẩn staphylococcus aureus, heamophilus influnenae và klebsiall peneumoniae trên bệnh phẩm đàm tại bệnh viện nhân dân Gia Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
l Red trong môi trường thửnghiệm làm môi trường
chuyển sang màu đỏ.
• Phenylalanine deaminase (PAD)
Một số vi khuẩn thuộc bộ lạc Proteeae như Proteus, Morganella, Providencia có khả năng sản
xuất men deaminase khử amin của amino acid phenylalanine thành một keto acid, chất này kết
hợp với ion sắt trong thuốc thử Ferric chloride 10% để cho ra màu xanh lá cây.
• Thử nghiệm bile esculine
Thử nghiệm này giúp phân biệt vi sinh vật dựa trên khả năng thủy phân liên kết glucoside trong
esculine thành esculetin và glucose tự do khi có sự hiện diện của muối mật. Esculetin tạo ra sẽ
phản ứng với muối sắt trong môi trường thử nghiệm tạo thành hợp chất màu đen hay nâu đen.
• Thử nghiệm khả năng sinh indol
Trang
18
Thử nghiệm này phát hiên vi sinh vật sản xuất men tryptophanase khi nuôi cấy vi sinh vật trong
môi trường canh trypton. Phản ứng thủy phân trytophan tạo thành Indole, chất này kết hợp với
Para-dimethylamino benzaldehyde trong thuốc thử Kovác cho ra một hợp chất muối dimethyl
ammonium màu đỏ.
• Thử nghiệm VP (Voges – Proskauer)
Thử nghiệm VP nhằm mục đích phát hiện acetoin, một sản phẩm trung tính trong quá trình trao
đổi glucose trong tế bào vi sinh vật. Chất này bị oxid hóa trong môi trường kiềm biến đổi thành
diacetyl, dưới sự xúc tác của alpha-naphthol để cho một phức chất màu hồng đỏ.
• Thử nghiệm khả năng biến dưỡng malonate
Thử nghiệm nhằm xác định khả năng của vi sinh vật sử dụng malonate như là nguồn carbon duy
nhất trong môi trường. Các vi sinh vật biến dưỡng malonate sẽ sửdụng chu trình glyoxylic acid
để biến dưỡng năng lượng. Nếu không sử dụng được malonate, chất này có tác dụng như một
chất diệt khuẩn. Các vi sinh vật có khả năng biến dưỡng malonate đồng thời có khả năng sử dụng
ammonium là nguồn đạm duy nhất. Do vậy khả năng biến dưỡng malonate được ghi nhận nhờ sự
phóng thích NH3 làm kiềm hóa môi trường và chuyển màu của chỉ thị pH.
• Thử nghiệm KIA
Thử nghiệm này nhằm phát hiện khả năng sử dụng các nguồn carbonhydrate, khả năng sinh H2S
và sinh khí trong môi trường KIA chứa hai loại đường lactose 1% và glucose 0.1%. Sau khi nuôi
cấy chủng này 18-24 giờ, có ba trường hợp có thể xảy ra:
+ Nếu vi sinh vật chỉ lên men glucose, phần trên bề mặt của ống thạch nghiêng trở nên có pH
kiềm và phần sâu trong ống có pH acid. Điều này có thể giải thích do visinh vật sau khi sử dụng
hoàn toàn lượng glucose ít ỏi trên bề mặt mội trường, chúng tiếp tục dị hóa pepton trong môi
trường giải phóng NH3 làm phần bề mặt của môi trường có pH kiềm. Ở phần sâu trong môi
trường với điều kiện thiếu ôxi, glucose được lên men kỵ khí sinh ra các acid hữu cơ làm giảm pH
của môi trường.Nếu trong môi trường có chất chỉ thị phenol red thì trên mặt thạch nghiêng sẽ có
màu đỏ và phần sâu sẽ có màu vàng.
Trang
19
+ Nếu vi sinh vật có thể sử dụng cả glucose và lactose, toàn bộ môi trường trở nên có pH acid, vi
sinh vật không cần phải sử dụng đến pepton để tạo năng lượng.
+ Nếu vi sinh vật không sử dụng được cả hai nguồn carbon này, thì pepton được sử dụng để biến
dưỡng thu năng lượng và vật chất cần cho sự tăng trưởng của vi sinh vật. Tuy nhiên, do pepton
chỉ được biến dưỡng trong điều kiện hiếu khí nên hiện tượng kiềm hóa chỉ diễn ra trên phần của
bề mặt môi trường và chỉ phần này mới trở nên có màu đỏ.Trong khi đó, phần môi trường sâu
trong ống nghiệm sẽ không có hiện tượng đổi màu.
Trong các trường hợp nêu trên, sự lên men đường tạo ra các sản phẩm khí được nhận biết nhờ
các khí này đẩy ống thạch lên trên hay làm vỡ thạch. Thử nghiệm này cũng có thể phát hiện khả
năng sinh H2S do thành phần môi trường có chứa sodium thiosulphate. Vi sinh vật khử sulfate
có thể khử hợp chất này để giải phóng H2S. Khí H2S tạo ra sẽ được phát hiện dựa vào phản ứng
tạo kết tủa màu đen FeS giữa H2S và ion Fe2+ của chỉ thịammonium citrate hiện diện trong môi
trường.
•Thử nghiệm tính di động
Vi sinh vật di động thường là các vi sinh vật có tiêm mao phân bố tại các vi trí khác nhau trên tế
bào vi sinh vật. Trong môi trường thử nghiệm tính di động thường bổ sung triphenyltetrazolium
chloride để phát hiện dễ dàng vị trí hiện diện của tế bào vi sinh vật trong môi trường do hợp chất
này khi vào bên trong tế bào sẽ bị khử thành formazan có màu đỏ.
• Thử nghiệm decarboxylase
Thử nghiệm này giúp xác định khả năng một vi sinh vật tạo enzyme carboxylase thủy phân được
các axít amin đặc hiệu để xúc tác phản ứng loại bỏ nhóm carboxyl. Các enzyme carboxylase chỉ
được cảm ứng tổng hợp khi môi trường có tính acid và chứa chất cảm ứng đặc hiệu.Phản ứng tạo
CO2 trong điều kiện kỵ khí, CO2 sinh ra làm giảm pH của môi trường và được ghi nhận qua sự
đổi màu của chỉ thị pH.
Trang
20
Thử nghiệm MR
Thử nghiệm nhằm phân biệt vi sinh vật dựa vào sự khác biệt trong qusa trình taaoj và duy trì các
sản phẩm có tính acid từ sự lên men glucose. Vi sinh vật lên men glucose tạp và duy trì sản phẩm
acid, làm đổi màu thuốc thử. Nếu sản phẩm acid tiếp tục biến thành các sản phẩm trung tính,
không làm đổi màu thuốc thử
-chất chỉ thị màu Ph môi trường là methyl red đỏ
-môi trường thử nghiệm: môi trương VP-MR
-Sau thử nghiệm: môi trường chuyển sang đỏ :+
Môi trường không đổi màu: -
Thử nghiệm catalase
Dùng để phân biệt vi khuẩn hiếu khí và vi khuẩn kỵ khí. Vi sinh vật hiếu khí có enzyme
catalase, có khả năng phân giải H2O2 thành H2O và O2
Hóa chất : H2O2 30% được giữ lạnh
Nhỏ một giọt sinh khối lên H2O2: Nếu sủi bọt : +
Nếu không sủi bọt :-
(BỔ SUNG THỬ NGHIỆM VÀ HÌNH ẢNH)
Cách tiến hành
Bộ hóa chất bao gồm:
• Đĩa giấy oxidase (OXI): thực hiện thử nghiệm oxidase
- Nhỏ một giọt nước muối sinh lý vô trùng lên lame.
Trang
21
- Dùng kẹp giấy lấy một đĩa giấy oxidase nhúng vào giọt nước muối sinh lý cho vừa đủ ướt và
đặt lên lame.
- Dùng vòng cấy vô trùng lấy khúm khuẩn quệt lên đĩa giấy oxidase.
- Đọc kết quả sau 10 giây: phản ứng dương tính khi đĩa giấy oxidase xuất hiệnmàu tím đen; âm
tính khi đĩa giấy oxidase không có màu tím đen.
• Thử nghiệm trên ống nghiệm đã có chứa các môi tường thử nghiệm tương ứng
- Dùng tăm bông vô trùng lấy khúm khuẩn cho vào nước muối sinh lý vô trùng đểlàm thành
huyền dịch có độ đục McFarland 2,0.
- Dung que cấy vòng lấy dịch từ ống pha nước muối sinh lý có chứa vi sinh vật cấy vào các ống
chưa các thử nghiệm tượng ứng.
- Ủ 35-37oC/12-24 giờ.
-Đọc kết quả theo bảng 2.1
Tương tự cho thử nghiệm sinh hóa đối với bộ API trên 10 giếng thử nghiệm
-cách dùng: dùng Micropipetcho vào mỗi giếng 200 µl huyền dịch, đậy nắp.
- Ủ 35-37oC/12-24 giờ.
-Đọc kết quả theo bảng 2.1
Bộ thử nghiệm API
Trang
22
Bảng 2.1 Hướng dẫn đọc kết quả phản ứng sinh hóa
Giếng
số
Ký
hiệu
Thử nghiệm
sinh hóa
Thuốc
thử thêm
vào
Kết quả thử nghiệm
(+)
(-)
1 GLU Lên men
glucose
Vàng tím
2 NIT Khử nitrat
thành nitite
Tìm nitite Đỏ/hồn/xuất hiện vòng 3
phút
Càng
nhạt
3 ONPG Thủy giải
ONPG
Vàng nhạt
4 URE Sinh urease Đỏ cánh sen Càng/đỏ
nhạt
5 PAD Phenyl alanine
deaminase
FeCl3 Xánh lá (xuất hienj khi bỏ
thuốc thử)
Vàng
nhạt
6 CIT Sử dụng citrate Xanh biển (có ánh xnah
biển)
Xanh lá/
vàng
7 ESC Thủy giải
Esculine
Đen( có màu từ đen nhạt
qua đen đậm)
Không
đen
8 H2S Sinh H2S Đen (xuát hienj dưới đáy Không
Trang
23
giếng, mất màu khi nhỏ
kovac)
đen
IND Sinh indol Kovac Đỏ bề mặt (đọc sau 1 phút) vàng bề
mặt
9 VP Voges-
prokauer
KOH+napthto
l
Đỏ(xuất hiện 5 phút) Vàng
nhạt
10 MLO Sử dụng
malonate
Xanh biển Xanh
lá/vàng
Đọc kết quả định danh
hệ thống định danh phân chia các thử nghiệm sinh hóa theo nhóm như trong hình 2.1
3.Phương pháp cấy mẫu đàm (PHẦN NÀY CHƯA NẮM RÕ CẦN TÌM HIỂU KỸ)
Trước hết làm tan đàm trong dung dịch nước muối sinh lý vô trùng vừa pha thêm NALC
(SPUTAPREP-QT kit của Nam Khoa) và sau đó pha loãng đàm. Tiến hành như sau:
- Trong một tube 15 ml vô trùng (loại Falcon) đã chứa 10 ml nước muối sinh lý vô trùng (NS),
cho thêm vào 50 mg NALC (N-Acetyl-L-Cystein), tức là toàn bộ bột NACL chứa trong một
tube Eppendorf. Lắc nhẹ cho tan hoàn toàn. Dung dịch NS có NALC này chỉ dùng trong ngày và
đủ cho 2 – 3 mẫu. Luôn luôn bảo quản tube dung dịch NALC đã pha trong tủ lạnh 4 o C .
- Lấy một thể tích đàm cần nuôi cấy cho vào một tube vô trùng nắp vặn chặt. Thêm vào một thể
tích như vậy dung dịch NS có NALC vừa mới pha. Lắc nhẹ cho đến khi đàm tan trong dung dịch
này. Như vậy chúng ta đã có đàm pha loãng 1/2 . Sau khi đàm tan hoàn toàn, pha loãng tiếp mẫu
đàm này thành 1/10 trong nước muối sinh lý vô trùng. Như vậy chúng ta đã có mẫu đàm pha
loãng 1/20.
- Tiến hành cấy định lượng mẫu đàm đã pha loãng 1/2 trên các hộp thạch máu cừu ( BA ), thạch
nâu máu ngựa có Bacitracin (CAHI) và thạch MC bằng khuyên cấy định lượng 10 µl (0,01 ml)
Trang
24
và 1 µl (0,001 ml) hay dùng micropipett để hút 10 µl và 1 µl cấy lên mặt thạch. Với mẫu đàm
pha loãng 1/20, dùng khuên cấy 1 µl hay dùng micropipet để hút 1 µl cấy lên mặt thạch và cũng
như trên 3 loại hộp thạch như trên. Phương pháp cấy định lượng trên mặt thạch được thực hiện
như cấy định lượng nước tiểu. Sau khi cấy, các hộp thạch BA và CAHI được ủ trong khí trường
CO2 còn các hộp thạch MC được ủ trong khí trường bình thường, nhiệt độ ủ là 35 – 37 o C, thời
gian ủ qua đêm hay tối đa 24 giờ. Đọc kết quả và định lượng các vi khuẩn mọc trên các hộp
thạch như trong bảng trình bày sau:
Bảng 1 : Cách đọc kết quả định lượng các loại vi khuẩn trong mẫu đàm dựa trên số lượng các
loại khóm vi khuẩn mọc trên các hộp thạch.
Hộp thạch Mẫu đàm pha
loãng
Vòng cấy định
lượng
Thể tích đàm
được cấy
Số vi khuẩn được
định lượng
1 1/2 10 µl 5 µl 2N x 10 2 / ml
2 1/2 1 µl 0,5 µl 2N x 10 3/ ml
3 1/20 1 µl 0,05 µl 2N x 10 4/ ml
Trang
25
Sơ đồ cấy định lượng mẫu đàm trên các hộp thạch
N là số khóm của một loại vi khuẩn đếm được trên các hộp thạch. Để có con số định
lượng của một loại vi khuẩn thì chúng ta nên lấy số trung bình của các kết quả. Ví dụ: ứng với
các khóm nghi ngờ K. pneumoniae, kết quả trên hộp thạch MC1 là 200 khóm, lượng vi khuẩn K.
pneumoniae trong 1 ml đàm là 40000 CFU/ml (2 x200 x 102); trên hộp thạch MC2 là 15, lượng
vi khuẩn / ml đàm là 30000 CFU/ml (2 x 15 x 103); và trên hộp thạch MC3 là 3, lượng vi khuẩn
là 60000 CFU/ml (2 x 3 x104). Như vậy kết quả cuối cùng lượng vi khuẩn K. pneumoniae trong
mẫu đàm sẽ được tính là (40000 + 30000 + 60000)/3 = 43333 CFU/ml. Nếu các hộp thạch 1 và 2
có vi khuẩn quá nhiều (> 200 khóm 2), chúng ta chỉ nên đếm số khóm trên hộp thạch 3.
Bàn luận và kết quả
- Các vi khuẩn có lượng ≥ 1000 CFU/ml thì phải định danh và làm kháng sinh đồ. Có nghĩa là
tiến hành định danh và làm kháng sinh đồ bất cứ khóm vi khuẩn nào mọc được trên hộp thạch 2
và 3 hay có số lượng ≥ 5 trên hộp thạch 1. Trả lời lâm sàng cả kết quả định lượng là bao nhiêu vi
khuẩn đã định danh và làm kháng sinh đồ để lâm sàng có thể tùy nghi sử dụng.(theo TS.Phạm
Hùng Vân)
-Tuy vậy, tùy từng Labo xét nghiệm chọn các vi khuẩn có lượng từ 103 – 107 CFU/ml để tiến
hành làm kháng sinh đồ.
2.3.4. Phương pháp làm kháng sinh đồ với kỹ thuật KIRBY
2.3.5. Chuẩn bị môi trường.
Môi trường được chuẩn bị theo hướng dẫn của từng hãng sản xuất: bằng cách cân chính
xác lượng thạch Muller-Hinton khô và hòa tan vào trong nuớc cất trung tính, kiểm tra pH trước
khi hấp tiệt khuẩn. Trong khi hấp, tránh để môi trường ở nhiệt độ cao và thời gian dài hơn sự cần
thiết, vì điều đó sẽ làm giảm khả năng đệm và thay đổi pH của môi trường. Sau khi để nguội môi
Trang
26
trường tới 50 – 600C (có pH khoảng 7,2 – 7,4) có thể thêm máu hoặc các sản phẩm của máu, lắc
cho đều và đỗ vào đĩa petri đã vô khuẩn với độ dày 3,5 – 4,5 mm (có nghĩa 25 ml thạch cho một
đĩa Petri đường kính 90 mm hoặc 40 ml thạch cho đĩa có đường kính 110mm v.v…). Các đĩa này
phải đặt trên mặt phẳng nằm ngang để đảm bảo cho độ sâu của thạch ở mọi vị trí trong đĩa bằng
nhau. Để đĩa môi trường nguội ở nhiệt độ phòng rồi bảo quản trong túi nilon ở tủ lạnh 4 – 80C.
Các đĩa thạch này được dùng trong vòng 7 ngày kể từ ngày chuẩn bị.
Các đĩa thạch có máu hoặc chế phẩm của máu phải được kiểm tra vô khuẩn trong tủ ấm qua đêm
mới được sử dụng.
Ria cấy vi khuẩn:
Sau khi vi khuẩn thuần khiết được nuôi cấy qua đêm trên các môi trường không có chất ức chế,
dùng que cấy lấy 5 – 10 khuẩn lạc (hoặc 3 vị trí khác nhau, nếu vi khuẩn ở trong ống) để tránh
phải các vi khuẩn đột biến, nghiền vào một ống PBS (hoặc nước muối sinh lý) vô trùng, lắc đều
bằng máy lắc Votex, so sánh với ống độ đục chuẩn Mc Farland 0,5 (nếu đục quá thì cho thêm
PBS hoặc nước muối sinh lý; ngược lại nếu không đủ đục thì cho thêm vi khuẩn), ta được hỗn
dịch vi khuẩn ≈ 108 CFU/ml. Dùng que tăm bông vô trùng nhún vào hỗn dịch vi khuẩn trên ép
vào thành ống cho bớt nước, rồi ria đều khắp với những đường bắt chéo nhau 1200 lên mặt thạch
đã được để trong tủ ấm cho khô (nhưng không quá 30 phút).
Chuẩn bị khoanh giấy kháng sinh:
Lấy ống khoanh giấy kháng sinh từ tủ lạnh để ở nhiệt độ phòng 30 phút cho thăng bằng nhiệt độ
giữa trong và ngoài ống.
Đặt các khoanh giấy đã chọn lựa với từng vi khuẩn được thử sao cho mặt của khoanh giấy áp sát
vào mặt môi trường, mép ngoài của khoanh giấy cách thành trong của đĩa 15 mm và khoanh nọ
cách khoanh kia 20mm. Để đĩa thạch ở nhiệt độ phòng khoảng 30 phút cho kháng sinh khuếch
tán, rồi để môi trường trong tủ ấm 350C qua đêm. Các đĩa thử với các chủng H.influenzae, S.
pneumoniae và phải để trong tủ ấm có 5 -10% CO2.
Đọc kết quả:
Trang
27
Dùng thước đo đường kính vùng ức chế, dựa vào tiêu chuẩn của từng hãng sản xuất khoanh giấy
kháng sinh, ta có mức độ nhạy cảm, trung gian và kháng của từng loại vi khuẩn.
( BIỆN LUẬN TÍNH KHÁNG *ĐƯỜNG KÍNH VÔ KHUẨN*)
2.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Mẫu bệnh phẩm đàm
Đàm tươi thu nhận được từ các bệnh nhân có bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như suy hô
hấp, viêm phổi do vi trùng, thoe dõi tràn khí màn phổi, cường giáp,…
Trong mẫu đàm có chứa nhiều tác nhân đích gây bệnh như chủng Staphylococcus aureus,
Haemophilus influenza, Klebsiella pneumoniae …
2.4.1. Haemophilus influenzae
a. lịch sử và tên gọi
H. influenzae được phân lập lần đầu bởi Richard Pfeiffer từ đờm của một bệnh nhân bị
viêm phổi - cúm trong đại dịch cúm năm 1890. Lúc đó, vi khuẩn này được hiểu lầm là nguyên
nhân gây ra bệnh cúm nên được gọi là trực khuẩn cúm (Influenzae bacteria). Mãi cho đến khi đại
dịch cúm xảy ra trong những năm 1918-1919, người ta mới biết H. influenzae chỉ là thành viên
của hệ vi khuẩn ký sinh ở đường hô hấp trên và không phải lúc nào cũng gây bệnh. Đến năm
1933, khi phát hiện ra virus cúm là căn nguyên của bệnh cúm, vai trò của H. influenzae mới được
làm sáng tỏ: virus cúm gây ra bệnh cúm, còn Haemophilus influenzae chỉ là vi khuẩn “ăn theo”
(second invader) sau khi các tế bào đường hô hấp đã bị tổn thương nặng nề bởi virus cúm. Vì
vậy, vi khuẩn này có tên là H. influenzae được xuất phát từ nhu cầu đòi hỏi môi trường giàu chất
dinh dưỡng, đó là các yếu tố phát triển có ở máu (Haemophilus: ưa máu), đặc biệt là yếu tố X
(hemin) và yếu tố V (NAD hoặc NADP). Thêm vào đó, vi khuẩn này lại có mối liên quan lịch sử
với bệnh cúm (Influenzae: bệnh cúm). Cho nên, vi khuẩn được gọi tên là như vậy .
Đặc điểm sinh học đặc trưng của Haemophilus influenzae typ b
Trang
28
b. Hình thái và cấu trúc
H. influenzae là một trong những loài vi khuẩn nhỏ nhất, còn được gọi là cầu trực khuẩn
vì vi khuẩn này có dạng trực khuẩn ngắn (1,0–1,5m) nhưng uốn cong ở hai đầu trông như hình
cầu. Tuy nhiên, khi vi khuẩn này ở dịch não tuỷ hình thể có thể kéo dài ra gấp vài lần so với
chiều dài thông thường (Hình 1.1). H. influenzae có đặc tính bắt màu Gram âm, không di động
và không hình thành nha bào. Thành tế bào vi khuẩn này có cấu trúc bề mặt lipopolysaccharide–
protein tương tự như thành của các vi khuẩn Gram âm khác. Ngoài ra, H. influenzae được phân
loại thành 2 nhóm: loại không vỏ polysaccharide (non-typeable không xác định được typ huyết
thanh) và loại có vỏ (typeable xác định được typ huyết thanh). Loài H. influenzae (Hi) có vỏ bọc
được phân loại tiếp tục theo các typ huyết thanh từ a đến f tuỳ thuộc vào đặc tính kháng nguyên
của vỏ polysaccharide do gen qui định . Vỏ bọc typ b là một dạng trùng hợp của ribose, ribitol và
phosphate, được gọi là polyribosyl - ribitol - phosphate (PRP). Polysaccharide bề mặt này liên
quan mạnh mẽ đến tính gây độc của vi khuẩn, đặc biệt là H. influenzae typ b (Hib), là nguyên
nhân của nhiều trường hợp nhiễm trùng hệ thống nghiêm trọng bao gồm cả viêm màng não mủ
(trên 90% các ca nhiễm khuẩn lan tràn do Hib).
Hình Hình thể của H. influenzae typ b trên tiêu bản nhuộm gram dịch não tuỷ dưới
kính hiển vi quang học.
Trang
29
Trên thực tế lâm sàng, nếu nhuộm gram bệnh phẩm dịch não tủy từ bệnh nhân mà
trên vi trường cho thấy nhiều vi khuẩn gram (-) nhỏ, đa hình thái thì đây là dấu hiệu rất quan
trọng gợi ý cho chẩn đoán sớm viêm màng não mủ do H. influenzae typ b .
Sức đề kháng
H. influenzae typ b là loại vi khuẩn chịu đựng rất kém với các yếu tố ngoại cảnh. Trong
bệnh phẩm, chúng chết nhanh chóng nếu để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, để khô hoặc lạnh
giá. Các chất sát khuẩn thông thường tiêu diệt vi khuẩn này một cách dễ dàng .
Vì vậy, bệnh phẩm để chẩn đoán vi sinh nên được vận chuyển về phòng thí nghiệm trong
vòng 2h, hoặc không quá 6h ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (24 - 28oC). Nếu là tăm bông phải giữ
trong môi trường vận chuyển (bảo quản), có thể giữ ở nhiệt độ 4 - 8oC tối đa 24h trong môi
trường vận chuyển.
c. Đặc điểm nuôi cấy .
Điều kiện nuôi cấy
H. influenzae là loại vi khuẩn khó nuôi cấy. Chúng không mọc trên các trường nuôi cấy
thông thường, chỉ mọc khi trong môi trường đã có sẵn cả hai yếu tố X và V. Yếu tố X có lẽ
không phải là một chất thuần tuý mà là hỗn hợp của các chất màu có chứa sắt (như hemin và
hematin), khi không có hai yếu tố này trong môi trường nuôi cấy thì chúng không phát triển
được.
H. influenzae dùng yếu tố X để tổng hợp một số enzym như catalase, peroxidase và các
cytochrom của hệ thống vận chuyển điện tử. Máu và các sản phẩm của máu, kể cả hemin là
nguồn nguyên liệu truyền thống được sử dụng để sản xuất yếu tố X. Thạch máu (5%) có khả
năng cung cấp đủ lượng yếu tố X mà H. influenzae cần thiết phát triển. Khi dùng hematin tinh
chế thì nồng độ cần thiết là 0,1 – 1,0 g/ml. Yếu tố V là NAD hoặc NADP mặc dù có mặt trong
máu, nhưng một phần do chúng nằm bên trong tế bào. Mặt khác, trong máu của nhiều loài động
vật có NADase, nên trong máu tươi không có NAD ở dạng tự do. Trong thạch chocolate, NAD
được giải phóng ra khỏi tế bào và NADase bị phá huỷ. Khi dùng NAD tinh chế, nồng độ cần
thiết là 0,2 - 1,0 g/ml.
Trang
30
H. influenzae hiếu khí, đòi hỏi CO2 (2-5%) khi mới phân lập. Mọc tốt trên môi trường
chocolate và Levinthal ở nhiệt độ khoảng 23-390C, tối ưu là 370C. Không mọc được trên thạch
máu cừu; nếu mọc trên các loại thạch máu khác (ví dụ máu thỏ) thì không gây tan máu và khuẩn
lạc nhỏ hơn nhiều so với trên chocolate trong cùng các điều kiện nuôi cấy khác. Cũng trên thạch
máu, người ta thấy các khuẩn lạc H. influenzae mọc xung quanh các khuẩn lạc Staphylococcus
aureus bội nhiễm thì rất to, trong khi đó ở những vùng xa thì hoặc là không mọc, hoặc là rất bé.
Hiện tượng này gọi là hiện tượng “vệ tinh” (satellitism), do khả năng tiết ra yếu tố V của vi
khuẩn bội nhiễm đó giúp H. influenzae phát triển được trên thạch máu thông thường.
Các môi trường nuôi cấy và đặc điểm khuẩn lạc
Để nuôi cấy H. influenzae, có 3 loại môi trường có thể được được sử dụng:
+ Thạch chocolate có hoặc không có 300g Bacitracin/ml môi trường (có tác dụng ức
chế các vi khuẩn khác, đặc biệt là liên cầu) để tìm H. influenzae. Đây là loại môi trường thường
được sử dụng nhất trong nuôi cấy và phân lập H. influenzae.
+ Thạch máu thỏ tươi 7%:
Sau khi nuôi cấy vi khuẩn vào môi trường phân lập, ủ ấm trong khí trường 5% CO2 (nếu
không có tủ ấm CO2, môi trường nuôi cấy được đặt trong một chuông thủy tinh và đốt 1 cây nến
trong quả chuông này. Sau khi ngọn nến tắt, khí trường bên trong quả chuông có thể là 3 - 5%
CO2) ở 37oC trong thời gian 18 - 24h.
Hình. Hiện tượng khuẩn lạc "vệ tinh" của Haemophilus influenzae xung quanh các khuẩn lạc
Staphylococcus aureus
Trang
31
(1) (2)
Hình: (1). Khuẩn lạc H. influenzae mọc trờn mụi trường chocolate ; (2). Khuẩn lạc H.
influenzae mọc trờn mụi trường thạch máu thỏ tươi 7%. Sau 18 - 24h, quan sát các khuẩn lạc của
H. influenzae mọc trên môi trường với đặc điểm: khuẩn lạc nhỏ kích thước khoảng 1-2 mm, tròn,
vồng nhẹ và hơi trong, óng ánh khi chiếu sáng và khụng gây tan huyết.
Sau 16 - 18h nuôi cấy, Haemophilus influenzae phát triển thành những khuẩn lạc bóng
mờ, vồng nhẹ, đường kính từ 1- 2mm và khụng gõy tan huyết. Vi khuẩn Hib luôn có vỏ, khuẩn
lạc thường sáng bóng, nhày ướt, óng ánh khi ánh sáng chiếu vào và có đường kính lớn hơn.
Ngoài ra, môi trường nuôi cấy vi khuẩn thuần nhất thường có mùi hăng đặc biệt (hăng indole).
Sau 24 - 48h, trạng thái mất vỏ xuất hiện, tính óng ánh biến mất, vi khuẩn tự ly giải và có thể
tính chất bắt màu Gram thay đổi.
Trên môi trường lỏng, Haemophilus influenzae thường phát triển làm đục môi trường.
Tình trạng mất vỏ xảy ra sớm hơn trên môi trường thạch, vì vậy nếu muốn xác định vỏ cần chọn
thời điểm nuôi cấy thích hợp (18h).
d. Đặc điểm phân biệt các loài khác nhau của Haemophilus
Trang
32
Những đặc điểm này cũng cần phân biệt với các loại Heamophilus khác ở những đặc điểm sau
đây:
Tính chất
Loài
Tan huyết Cần yếu tố X Cần yếu tố V Cần CO2
H. influenzae - + + +
H. parainfluenzae - - + -
H. hemolyticus + + + -
H.parahemolyticus + - + ±
H. aphrophilus - + - +
H. paraphrophilus - - + +
Bảng ???: Những đặc điểm sinh học sinh học để phân biệt H. influenzae với các
Haemophilus khác.
e. Tính chất sinh hóa đặc trưng của H. influenzae và phương pháp xác định
Tính chất sinh hóa đặc trưng của H. influenzae là nhu cầu đòi hỏi bắt buộc 2 yếu tố phát
triển là X và V trong môi trường nuôi cấy. Tính chất này có thể được xác định bằng một trong
các thử nghiệm sau :
- Thử nghiệm với yếu tố X và V:
Sử dụng một đĩa môi trường thạch dinh dưỡng Trypticasein Soya, cấy vi khuẩn phân lập
được nghi ngờ là H. influenzae lên một nửa đĩa thạch bằng cách ria dày theo 3 hướng. Sau đó,
đặt các khoanh giấy X, V và XV lên vùng nuôi cấy, khoảng cách giữa các khoanh giấy là 1,5 -
2,0 cm. Ủ ở 37oC với khí trường 5% CO2 qua đêm rồi đọc kết quả:
+ Nếu vi khuẩn chỉ mọc xung quanh khoanh giấy XV hoặc giữa 2 khoanh giấy X và V
thì đó chính là H. influenzae, nếu chỉ mọc xung quanh V thì đó là H. parainfluenzae.
+ Nếu vi khuẩn chỉ mọc xung quanh khoanh giấy X và XV thì đó là H. aphrophilus.
+ Nếu vi khuẩn mọc xung quanh khoanh giấy XV hoặc giữa 2 khoanh giấy X và V, có
gây tan huyết thì đó là H. hemolyticus.
Trang
33
Hình: Thử nghiệm với yếu tố X, V bằng 2 khoanh giấy X, V cho kết quả là vi khuẩn đòi
hỏi bắt buộc phải có cả 2 yếu tố X, V cho sự phát triển.
Hình Thử nghiệm với bằng 3 khoanh giấy X, V và XV, cho thấy vi khuẩn đòi hỏi bắt
buộc phải có cả 2 yếu tố X và V cho sự phát triển.
Trang
34
Hình: Vi khuẩn chỉ đòi hỏi bắt buộc phải có cả 1 yếu tố V cho sự phát triển (H.
parainfluenzae)
- Thử nghiệm "vệ tinh":
Hình: Thử nghiệm "vệ tinh" dương tính
Được thực hiện bằng cách cấy vi khuẩn phân lập được nghi ngờ là H. influenzae lên cả
đĩa thạch hoặc một nửa đĩa thạch máu thỏ (5%) với các đường ria dày theo 01 hướng. Sau đó,
bằng kỹ thuật vô trùng, dùng que cấy lấy khuẩn lạc S. aureus chuẩn quốc tế cấy một đường thẳng
lên bề mặt đĩa thạch máu vuông góc với các đường đã nuôi cấy vi khuẩn nghi ngờ H. influenzae.
Để đĩa thạch mỏu đã nuôi cấy vào tủ ấm ở 37oC, 5 - 10% CO2 khoảng 18 - 24 giờ thì đọc kết quả
(hình 1.6).
Trang
35
+ Nếu trên đĩa thạch mỏu chỉ xuất hiện các khuẩn lạc của vi khuẩn thử nghiệm mọc xung
quanh đường cấy của vi khuẩn S. aureus thì được chẩn đoán là thử nghiệm "vệ tinh" dương tính
(vi khuẩn S. aureus có khả năng gây tan máu, do đó sẽ giải phóng ra yếu tố V từ trong tế bào
hồng cầu. Kết quả môi trường thạch máu ban đầu chỉ có yếu tố X, nay có thêm yếu tố V)
+ Nếu trên đĩa thạch máu xuất hiện những khuẩn lạc mọc hầu hết trên môi trường hoặc
không thấy vi khuẩn thử nghiệm mọc, được chẩn đoán là thử nghiệm "vệ tinh" âm tính.
- Xác định nhu cầu đòi hỏi bắt buộc 2 yếu tố phát triển X và V bằng đĩa thạch
Haemophilus Quad ID:
Hình: Đĩa thạch Haemophilus Quad ID
Đĩa thạch Haemophilus Quad ID được chia ra thành 4 phần (như hình 1.7): 1/4 đĩa thạch
với môi trường có chứa haemin (yếu tố X), 1/4 đĩa thạch với môi trường có chứa NAD (yếu tố
V); 1/4 khác của đĩa thạch với môi trường có chứa cả 2 yếu tố X và V; 1/4 đĩa thạch còn lại của
với môi trường thạch máu ngựa 5% dùng để phân biệt giữa H. hemolyticus (cũng đòi hỏi bắt
buộc phải có 2 yếu tố phát triển là X và V, nhưng lại có tính chất gây tan máu) với H. influenzae.
Tiến hành thử nghiệm:
+ Pha chủng vi khuẩn nghi ngờ H. influenzae thuần vào canh thang Trypticase soy hoặc
nước cất để có độ đục tương đương với 0,5 Mc Farland.
+ Sử dụng que cấy vô trùng lấy đầy một ăng huyền dịch vi khuẩn cần xác định cấy zích
zắc lên từng 1/4 đĩa thạch Haemophilus Quad ID, bắt đầu từ 1/4 có chứa yếu tố V và kết thúc ở
Trang
36
1/4 có chứa thạch máu (chú ý: cấy toàn bộ môi trường ở từng 1/4 đĩa thạch, bắt đầu từ phía thành
đĩa tới trung tâm của đĩa thạch. Chọc que cấy vào phần 1/4 đĩa có chứa thạch máu để xác định
tính chất gây tan máu yếu).
+ Ủ môi trường nuôi cấy ở 37oC với khí trường 5% CO2 qua đêm rồi đọc kết quả bằng
cách quan sát vùng thạch máu để xác định tớnh chất gây tan máu và các vùng khác để xác định
vi khuẩn có mọc hay không.
Hình: Đĩa thạch Haemophilus Quad ID: cho thấy vi khuẩn thử nghiệm mọc trên cả 2
vùng: vùng 1/4 của đĩa thạch với môi trường có chứa cả 2 yếu tố X và V và 1/4 đĩa thạch lại của
với môi trường thạch máu ngựa 5% và có kốm theo tan máu. Vì vậy, vi khuẩn thử nghiệm ở đây
là: H. hemolyticus.
Chỉ có yếu tố X
Chỉ có yếu tố V
Gồm có yếu tố X và V
Môi trường thạch máu ngựa (có các
khuẩn lạc gây tan máu)
Trang
37
Nếu vi khuẩn thử nghiệm mọc trên cả 2 vựng: vựng 1/4 của đĩa thạch với môi trường có
chứa cả 2 yếu tố X và V và 1/4 đĩa thạch với môi trường thạch máu ngựa 5% nhưng không cú
kèm theo tan máu thì đây là H. influenzae.
Nếu vi khuẩn thử nghiệm mọc trên cả 2 vựng: vựng 1/4 của đĩa thạch với môi trường có
chứa cả 2 yếu tố X và V và 1/4 đĩa thạch chứa môi trường thạch máu ngựa 5% nhưng cú kèm
theo tan máu, đây là H. hemolyticus (không phải H. influenzae).
2.4.2. Vi khuẩn Klebsiella pneumoniae
a. Đặc điểm phân loại
Năm 1884, nhà khoa học người Đan Mạch Hans Christian Gram (1853-1938) đã phát triển kĩ
thuật nhuộm Gram để phân biệt Klebsiella pneumoniae và Streptococcus pneumoniae. Klebsiella
được đặt theo tên nhà vi khuẩn học người Đức thế kỉ 19, Edwin Klebs.
Dựa vào độ tương đồng di truyền, chi Klebsiella được chia làm 8 loài: Klebsiella pneumoniae,
Klebsiella oxytoca, Klebsiella planticola, Klebsiellaterrigena, Klebsiella mobilis (Enterobacter
aerogenes), Klebsiella ornithinolyticavà Klebsiella variicola. Klebsiella pneumoniae lại được
chia làm 3 loài phụ làKlebsiella pneumoniae, Klebsiella ozaenae và Klebsiella rhinoscleromatis.
Sự phânchia này dựa theo sự khác nhau trong quá trình phát sinh bệnh chứ không phải dựavào
khoảng cách di truyền. Trong chi Klebsiella, Klebsiella pneumoniae làthành viên quan trọng nhất
về bệnh học và đã trở thành một trong những tác nhângây nhiễm khuẩn bệnh viện nghiêm trọng
trong những năm gần đây
Đặc điểm phân loại của Klebsiella pneumoniae:
Giới: Bacteria
Ngành : Proteobacteria
Lớp: Gammaproteobacteria
Bộ: Enterobacteriales
Trang
38
Họ: Enterobacteriaceae
Chi: Klebsiella
Loài: Klebsiella pneumoniae
b. Đặc điểm hình thái, sinh hóa và phân bố
Klebsiella pneumoniae là trực khuẩn Gram âm, không di động, có vỏ polysacharide đặc trưng.
Lớp áo này giúp vi khuẩn tránh được hàng rào phòng vệcủa tế bào chủ.
Hình 1.1 Hình kính hiển vi quét của khuẩn lạc K. pneumoniae
K. pneumoniae sống kị khí tùy ý, có khả năng lên men lactose. K. pneumoniae có phản ứng
indole âm và có khả năng tăng trưởng với cảmelezitose và 3-hydroxybutyrate .
Vi khuẩn này có mặt khắp nơi trong tự nhiên như ở đất, nước, nước thải, các sản phẩm thực vật,
những thức ăn có hàm lượng đường và acid cao.Nó có thể gây ra những thay đổi phá hoại đến
phổi của con người.
K. pneumoniae có thể gây ra bệnh viêm phổi Klebsiella . Chúng gây ra các thay đổi phá hoại
phổi người và xuất huyết với tế bào chết ( hoại tử ) mà đôi khi sản xuất, dày, đờm, máu chất
nhầy (currant thạch đờm)
Trang
39
Klebsiella pneumoniaephân lập được từ các bệnh phẩm trên người như viêm phổi, apxe phổi,
viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng huyết.
c. Các nhân tố gây bệnh
Klebsiella pneumoniae biểu hiện 2 loại kháng nguyên bềmặt: kháng nguyên O có bản chất
lipopolysaccharide và kháng nguyên vỏ K có bản chất polysaccharide. Có khoảng hơn 80 kháng
nguyên K và 9 kháng nguyên O. Cảhai kháng nguyên này là cơ sở cho sự phân nhóm huyết
thanh và đều góp phần vào quá trình phát sinh bệnh. Dựa vào tính biến động trong cấu trúc của
những kháng nguyên này, người ta lại phân loại thành nhiều kiểu huyết thanh khác nhau. Độc
tính của tất cả các loại huyết thanh dường như là như nhau.
Klebsiella pneumoniaecó khả năng đông tụ hồng cầu nhờ những lông lipi.
Để vượt qua hàng rào phòng vệ của tế bào chủ, ngoài việc thoát khỏi sự thực bào do hoạt động
của các bạch cầu đa nhân, vi khuẩn phải còn phải tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng của các chất
diệt khuẩn trong huyết thanh. Hoạt tính diệt khuẩn chủyếu qua trung gian các protein bổ thể. Bổ
thể được hoạt hóa khi có hay không có kháng thể đặc hiệu nhưng đều dẫn tới hoạt hóa protein
C3, hình thành opsonin C3b và sản phẩm cuối cùng là protein C5b-C9. Protein này tạo ra các
kênh xuyên màng ở màng ngoài tế bào vi khuẩn làm cho Na+ được bơm vào trong, thay đổi ấp
suất thẩm thấu bên trong tế bào vi khuẩn. Cho tới nay, cơ chế giúp vi khuẩn kháng huyết thanh
vẫn chưa rõ., giả thuyết được đưa ra là do lớp vỏpolysaccharide bao bọc và che lớp
lipopolysaccharide nằm ở dưới hoặc do chuỗi bên của kháng nguyên O xuyên qua lớp vỏ tạo
thành cấu trúc bề mặt không hoạt hóa bổ thể .
Để tăng trưởng được trong mô tế bào chủ, vi khuẩn phải được cung cấp đủsắt. Đây là nhân tố
thiết yếu cho sự tăng trưởng của vi khuẩn, có chức năng xúc táccác phản ứng oxi hóa khử trong
quá trình truyền điện tử.
d. Đặc điểm gây bệnh và tình hình đề kháng kháng sinh
Klebsiella pneumoniae là tác nhân đứng thứ 2 sau E.coli gây nhiễm khuẩn bệnh viện và cộng
đồng. Chúng có thể gây bệnh viêm phổi, apxe phổi, viêm màng phổi và những nhiễm trùng ngoài
Trang
40
phổi như viêm ruột, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Yếu tố
nguy cơ để nhiễm các chủng này ở bệnh viện là do bệnh nhân thời gian nằm viện kéo dài, hệ
miễn dịch suy yếu, nằm chung giường với người nhiễm bệnh hay thực hiện những thủ thuật xâm
lấn như đặt ống thông tiểu, đặt nội khí quản,…Tuy nhiên, nhiễm khuẩn bệnh viện do Klebsiella
tăng cao chủyếu do việc sử dụng kháng sinh làm gia tăng những chủng kháng thuốc.Tính đề
kháng kháng sinh của chúng là rất cao.
2.4.3. STAPHYLOCOCCUS AUREUS
Đặc điểm sinh học.
Nguồn gốc_vị trí phân loại:
Nguồn gốc:
Staphylococcus có nguồn gốc từ tiếng Latinh Staphylo (chùm nho) Coccus (hạt).
Năm 1871 Recklinghausen thu nhận cầu khẩu trong thận chết do nhiễm khuẩn huyết.
Staphylococcus aureus do Robert Koch phát hiện vào năm 1878 phân lập từ mủ u nhọt và Loius
Pasteur (1880) đều nghiên cứu về tụ cầu từ lịch sử đầu của ngành vi sinh vật học.
Ngày 9 tháng 4 năm 1881, bác sĩ Alexander Ogston đã trình bày tại hội nghị lần thứ 9 Hội Phẩu
Thuật Đức một báo cáo khoa học trong đó ông sử dụng khái niệm tụ cầu khuẩn
(Staphylococcus), trình bày tương đối đầy đủ vai trò của vi khuẩn này trong các bệnh lý sinh mủ
lâm sàng
Năm 1882 Rosenbach nghiên cứu và đặt tên cho cầu khuẩn tạo khuẩn lạc màu vàng là
Staphylococcus pyrogen aureus.(tl:luanvan.co/luan-van/tong-quan-ve-staphylococcus-aureus-
2021/)
Năm 1926 Julius von Daraniy là người đầu tiên phát hiện mối tương quan giữa sự hiện
diện hoạt động men coagula huyết tương của vi khuẩn với khả năng gây bệnh của nó. Tuy nhiên
mãi đến nay 1948, phát hiện này mới được chấp nhận rộng rãi
Vị trí phân loại:
+ Giới: Prokaryote
Trang
41
+ Ngành : Firmicutes
+ Lớp: Firmibacteria
+ Họ: Microccoceas
+ Giống: Staphylococcus
+ Loài : aureus
1.2. Hình thể
Staphylococcus aureus hay còn gọi là tụ cầu vàng, là một loại tụ cầu khuẩn cực kì nguy
hiểm.
www.vinphaco.vn
Staphylococcus aureus là cầu khuẩn Gram dương, hình cầu đường kính 0,5 – 1,5µm, có thể đứng
riêng lẻ, thường đứng thành từng đôi, hoặc từng chùm không đồng đều như chùm nho (tiếng Hy
lạp Staphyle nghĩa là chùm nho). Staphylococcus aureus Không di động, không sinh nha bào,
thường cư trú trên da và màng nhày động vật có máu nóng.
1.3 tính chất:
Staphylococcus aureus là vi khuẩn hiếu khí hoặc kỵ khí tuỳ nghi, có cả sự trao đổi chất, hô hấp
và lên men. Chúng cho phản ứng catalase dương tính và có thể sử dụng nhiều loại carbonhydrat
khác nhau tạo acid lactic nhưng không sinh hơi. Khuẩn lạc trên môi trường tryptic soy agar
thường có màu kem hoặc màu cam. Thành tế bào chứa peptidoglican hình thành một hang rào
vững chắc xung quanh tế bào và acid teichoic giúp duy trì môi trường ion thích hợp cho màng
cytoplasma, đồng thời góp phần bảo vệ bề mặt tế bào tụ cầu. S.aureus có thể mọc ở nhiều điều
kiện, môi trường khác nhau, nhưng tốt nhất là 30-370C và pH gần trung tính chúng kháng được
Trang
42
với chất diệt trùng, độ khô nóng và có khả năng tăng trưởng trong môi trường chứa đến 15%
NaCl (Scott E Martin và Jonh J Iandola, 2000).
1.4. Phân loại
1.4.1 Dựa vào kháng nguyên.
-Vách của vi khuẩn có 1 số loại kháng nguyên:
+ Acid teichoic: Là kháng nguyên ngưng kết, làm tăng tác dụng hoạt hoá bổ thể, giúp vi khuẩn
bám vào niêm mạc mũi.
+ Protein A: Có hầu hết ở các chủng của s. aureus, ức chế hoạt động của bạch cầu, ngăn quá
trình opsonin hoá và thực bào, làm vi khuẩn bám dính tế bào để gây bệnh. Protein A gắn với
mảnh Fc của IgG, ứng dụng điều này làm phản ứng đồng ngưng kết để xác định nhiều loại kháng
nguyên vi sinh vật.
-Vỏ polysaccarid: Có ở một số chủng, mang tính đặc hiệu kháng nguyên và có tác dụng chống
thực bào.
Các kháng nguyên này cho phản ứng ngưng kết với kháng thể đặc hiệu, dựa vào đó chia tụ cầu
thành các typ huyết thanh (18 typ), ít sử dụng trong phòng xét nghiệm vi sinh lâm sàng.
1.4.2. dựa vào phage
Sự kí sinh của phage trên vi khuẩn có tính đặc hiệu cao đặc biệt là S.aureus, vì đây là vi khuẩn
gây nhiểm trùng cao nhất ở người
Các S. aureus có thể bị ly giải bởi phage đặc hiệu, có nhiều phage, xếp vào 4 nhóm I,II, III, IV.
Nhóm I: 29, 52, 52A, 79, 80.
Nhóm II:3A, 3B, 3C, 55, 71.
Nhóm III: 6, 7, 42E,47, 53, 54, 75, 77, 83A, 84, 85.
Nhóm IV: 42D
Định typ bằng phage đáp ứng yêu cầu về dịch tễ học hơn xác định typ huyết thanh vì tụ cầu có
tính di truyền luôn thay đổi nên tính kháng nguyên thay đổi. Định typ bằng phage giúp xác định
nguồn gốc của vụ dịch.
1.6. Các yếu tố độc lực
Trang
43
1.6.1. Các Protein bề mặt:
Các protein này thúc đẩy việc bám dính vào tế bào chủ. Tạo protein gắn kết fibrinogen và
fibronetin làm kích thích sự kết dính các khối máu và mô bị chấn thương.
1.6.2. Các dung huyết tố: Tác động lên màng hồng cầu nhiều động vật khác nhau.
-Dung huyết tố α: Chỉ có ở tụ cầu nguồn gốc từ người, làm tan máu thỏ, gây nhiễm độc tế bào
lympho, đại thực bào, gây hoại tử da, gây độc tế bào thần kinh. Dung huyết tố α là ngoại độc tố
nên dưới tác dụng của tác nhân lý hoá biến thành giải độc tố làm vacxin.
-Dung huyết tố β: Chỉ có ở tụ cầu nguồn gốc từ động vật làm tan máu cừu, gây độc cho tế bào
tuyến sữa, gây chết chuột và thỏ, chưa xác định vai trò của nó ở người.
-Dung huyết tố γ: Làm tan máu thỏ, cừu, người, gây chết chuột lang.
-Dung huyết tố δ: Làm tan máu thỏ, người, cừu, khỉ.
-Dung huyết tố ε: Chỉ có ở tụ cầu da, làm tan máu khi phối hợp với dung huyết tố β.
1.6.3. Các độc tố.
-Độc tố diệt bạch cầu (leucocidin): Tác động trực tiếp trên thành tế bào bạch cầu đa nhân, đại
thực bào làm phá huỷ tế bào.
-Độc tố ruột (enterotoxin): Phát hiện được các độc tố ruột: А, B, C1, C2, D, E độc lực mạnh gây
ngộ độc thức ăn, viêm đại tràng (xảy ra ở người điều trị kháng sinh kéo dài). Độc tố ruột có 2 đặc
tính: Vững bền với nhiệt độ và vững bền với các enzym tiêu hoá.
-Độc tố gây sốt: Có 3 typ độc tố gây sốt A, B, C, gây sốt, ảnh hưởng tới phân bào và tham gia
vào shock.
-Độc tố gây bong da: Thường tác động trên trẻ mới sinh gây bong da do chúng làm tách các lớp
của biểu bì.
-Độc tố gây shock: Độc tố TSST (toxic shock syndrome toxin)
1.6.3. Các enzym
-Coagulase: Bản chất là protein, hoạt động như prothrombin làm fibrinogen thành fibrin, làm
đông huyết tương người, thỏ. Các tế bào vi khuẩn khoác fibrin đề kháng với sự opsonin hoá và
thực bào.
Coagulase thường có ở S. aureus, tạo huyết cục trong tĩnh mạch và gây nhiễm khuẩn huyết.
-Fibrinolysin (Staphylokinase) làm phân huỷ fibrin nên chủng có enzym này phát triển trong cục
máu sẽ làm vỡ và tạo những mảnh nhỏ theo mạch máu gây tắc mạch và nhiễm khuẩn lan rộng.
Phát hiện enzym này bằng cách tìm khả năng gây phân huỷ fibrin bị kết tủa bởi sức nóng.
Trang
44
-Enzym chuyển hoá đường manit.
S. aureus có khả năng chuyển hoá đường manit, phát hiện trên môi trường schapman (môi
trường gồm có đường manit, natriclorua nồng độ 6,5%, chỉ thị màu đỏ phenol), vi khuẩn lên men
đường làm chuyển màu môi trường từ đỏ da cam sang màu vàng).
-Catalase phân huỷ hydrogen peroxide tạo bởi qúa trình thực bào (H202 -> H20 + 02), tính chất
này giúp phân biệt tụ cầu với các cầu khuẩn Gram dương khác.
-Hyaluronidase phá huỷ tổ chức liên kết do phân huỷ acid hyaluronic giúp vi khuẩn lan rộng.
-Desoxyribonuclease (DNase) làm phân huỷ acid desoxyribonucleic dẫn đến tổn thương tổ chức.
-Penicillinase làm phá huỷ cấu trúc, làm mất tác dụng của penicillin.
Khả năng gây bệnh trên bệnh phẩm đàm
Tụ cầu cư trú trên người lành (20-40%), gây bệnh khi có điều kiện thuận lợi. bệnh do tụ cầu có
thể lan truyền trực tiếp và gián tiếp như qua không khí, đồ dùng, dụng cụ, thức ăn…
Trong đàm Staphylococcus aureus thường gây ra các bệnh như viêm mũi họng, amydal, viêm
xoang… đặc biệt và nguy hiểm nhất là bệnh về hô hấp: viêm khí quản, viêm phổi hoại tử, áp xe
phổi biến chứng tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, tràng khí dưới da, tràn mũ màng phổi.
Các phương pháp phát hiện
Staphylococcus aureus
3.1. Phương pháp nuôi cấy
Trước khi nuôi cấy phải tiến hành nhuộm gram để đánh giá mẩu đàm.
Các loại môi trường nuôi cấy:
Môi trường thạch máu _ Blood Agar (BA): Khuẩn lạc có màu kem trắng, tiêu huyết.
www.benhphoi.com
Trang
45
Trên môi trường thạch thường: Có khả năng sinh sắc tố, khuẩn lạc có màu vàng chanh
S.aureus không mọc trên môi trường Mac Conkey Agar (BA)
3.2. Nhuộm gram
Trêm lame S.aureus có hình cầu, bắt màu tím (gram dương)
Trang
46
4.3 Phương pháp thử nghiệm sinh hóa
Sơ đồ định danh Staphylococcus aureus
Cầu khuẩn
Gram (+)
Streptococci
Staphylococci
Micrococci
Micrococci
Staphylococci
S.aureus
S.intermedius
S.saprophyticus
S.aureus
S.intermediuss
(-)
(+)
Oxidase
(+)
(-)
Coagulase
(-)
Polymycin B 300UI
(R)
Trang
47
Thử nghiệm Catalase: thử nghiệm dung để phân biệt tụ cầu và Micorococci (catalase dương)
với các cầu khuẩn gram dương khác.Phản ứng catalase âm không có hiện tượng sủi bọt khí.
+
faculty.mc3.edu
Thử nghiệm Oxidase: phân biệt Staphylococi (âm tính) với Micrococci (dương tính).
Phản ứng Oxidase dương tính có hiện tượng đổi màu xanh, âm tính không đổi màu
(thiếu hình)
Thử nghiệm Coagulase: dung để phân biệt tụ cầu vàng với các tụ cầu khác. Tụ cầu vàng
do có coagulase nên gây đông huyết .Những vi khuần khác không có coagulase không
gây đông huyết tương.
Ghi chú: MSA (Manitol Salt Agar); URE ( Urease); ODC (Ornithindecarboxylase)
Pb (Polymycin B 300UI, R<10mm)
Trang
48
old.infectionnet.org
Thử nghiệm lên men mannitol: Nuôi cấy tụ cầu vào môi trường chapman, sau 24-48 giờ tụ cầu
gây bệnh sẽ làm cho màu của môi trường chuyển từ màu đỏ sang màu vàng do tụ cầu vàng có
khả năng lên men mannitol, sinh acid sẽ làm đổi màu chất chỉ thị đỏ phenol từ đỏ sang vàng).
Trang
49
Đặt polimycin trên môi trường Mueller Hinton Agar (MH ): do vòng ức chế R<=10 là
Staphylococcus aureus.
( thiếu hình)
4. Kỹ thuật kháng sinh đồ đối với Staphylococcus aureus : Mueller-Hinton Agar
Bảng kháng sinh cần đặt:
Vị trí Tên kháng sinh
1 E
2 CD
3 GM
4 OX
5 VA
6 PG
7 CIP
8 LEV
9 DXT
3. NỘI DUNG THỰC TẬP
3.1. DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ
3.1.1. Dụng cụ
- Kính hiển vi điện tử
Trang
50
- Tủ cấy vi sinh (Sanyo, Nhật)
- Tủ hút ẩm
- Máy ly tâm (Hitachi, Nhật)
- Máy vortex
- Micropipet, đầu tuyp, eppendorf, que cấy vòng, que cấy thẳng, que cấy vô trùng, tăm
bông vô trùng, khay nhựa 12 giếng
Hóa chất
- Bộ thuốc nhuộm Gram: Crystol Violet, Lugol, ethanol 95%, dung dịch safranin 0.5%, nước cất.
-Đĩa thạch MC, MHA ,(Nam Khoa, Việt Nam).
- Đĩa đặt môi trường BA,MC,URI
3.2. PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU BỆNH PHẨM
Đàm, dịch hút đàm qua mũi, dịch hút rửa phế quản qua nội soi và cấy đàm, bệnh phẩm chứa
đàm.
3.2.1. Chỉ định
- Các trường hợp viêm nhiễm đường hô hấp dưới như viêm phổi, viêm phế quản cấp, cơn cấp
của viêm phế quản mạn.
- Nên cho chỉ định lấy mẫu trong các trường hợp bệnh nhân có một trong các triệu chứng sau: ho
có máu hay ho nhiều, đau ngực, khó thở, có dấu hiệu đặc phổi như có ran ẩm và rít; giảm tiếng rì
rào phế nang; gõ đục khi kháng phổi; phim phổi có thâm nhiễm; có nang; có mủ.
Trang
51
3.2.2. Thời điểm lấy mẫu
- Càng sớm ở giai đoạn sớm của bệnh càng tốt. Nghĩa là tiến hành lấy mẫu ngay sau khi có chẩn
đoán lâm sàng.
- Nên lấy mẫu trước khi bệnh nhân dùng kháng sinh hệ thống.
3.2.3. Cách lấy mẫu đàm
Đàm
- Trước hết cho bệnh nhân súc miệng sạch, không súc miệng bằng nước súc miệng có chất sát
trùng.
- Hướng dẫn bệnh nhân hít thật sâu rồi hãy cố khạc đờm ra. Có thể giúp bệnh nhân khạc đờm
bằng cách vỗ nhẹ vào lưng.Bệnh nhân khạc đờm vào lọ vô trùng, rộng miệng, nắp chặt (dùng lọ
vô trùng lấy mẫu).Tránh lẫn nước bọt.
Dịch hút đàm trên khí quản qua đường mũi (Naso – Tracheal – Aspirate)
- Trường hợp bệnh nhân không thể khạc được đờm, như ở trẻ em.
- Dùng dụng cụ đặc biệt gọi là bộ hút khí quản (tracheal suction set), là một ống nghiệm gắn với
một nắp vặn trên đó có 2 vòi, một nối với một ống thông mềm, một nối với máy bơm chân
không đang hoạt động và trên vòi này có một van hông đang mở. Trước hết người mẹ hay thân
nhân bệnh nhi ẵm ngửa bé vào lòng, giữ đầu hơi ngửa ra sau. Đưa ống thông qua mũi bệnh nhi
cho đến khi đầu ống chạm vào phần trên khí quản, lúc đó bệnh nhi sẽ có phản xạ ho. Ngay lúc
bệnh nhi ho, dùng tay bịt chặt van hông lại, nhờ vậy đờm được hút vào ống thông. Sau đó rút
ống thông khỏi mũi bệnh nhi, rồi cho đầu ống thông vào một lọ chứa 5 ml nước muối sinh lý vô
trùng. Nước muối sinh lý sẽ rửa đàm dính ở thành ống thông vào ống nghiệm.Tắt máy bơm, tháo
nắp có vòi khỏi ống nghiệm rồi đậy chặt ống nghiệm bằng một nắp vặn khác có trong bộ dụng
cụ.Gửi mẫu đến ngay phòng thí nghiệm.
Trang
52
- Nếu không có dụng cụ này, có thể dùng ống chích 60ml, nối một đầu với ống thông mềm để
lấy đờm theo cách như trên, nhưng thay vì dùng bơm chân không, hút đờm bằng tay với ống
chích trên.
Dịch hút phế quản qua nội soi (BW = Broncho – Washing)
- Do bác sĩ chuyên khoa lấy khi đang nội soi, cho vào tube vô trùng nắp chặt rồi gửi ngay đến
phòng thí nghiệm.
Các bệnh phẩm khác
- Như dịch hút xuyên khí quản, chọc hút phổi, do các bác sĩ chuyên khoa lấy và gửi ngay đến
phòng thí nghiệm để khảo sát.
3.3. ĐÁNH GIÁ MẪU BỆNH PHẨM ĐÀM
Vì đàm cũng như dịch hút đàm trên khí quản qua đường mũi (NTA) hay dịch rửa phế quản qua
nôi soi (BW) có thể bị ngoại nhiễm bởi các vi khuẩn thường trú vùng họng, do đó cần phải đánh
giá trước khi tiến hành nuôi cấy.
- Tốt nhất các mẫu sau khi nhận phải được tiến hành khảo sát ngay, không chậm trễ. Nếu vì một
lý do gì đó chưa thể khảo sát ngay được, có thể giữ mẫu trong tủ lạnh, nhưng không quá 2 giờ.
3.3.1. Khảo sát đại thể mẫu đàm
Ghi nhận tính chất đại thể của mẫu đờm, các tính chất sau:
- Có nhiều nước bọt không?
- Có mủ (purulent) không, thường màu xanh hay vàng đục?
- Có mủ nhầy (muco –purelent) không?
- Có nhầy (mucoid) không?
Trang
53
Mẫu có lẫn nhiều nước bọt là mẫu không thích hợp để cấy.
3.3.2. Khảo sát vi thể
- Dùng một que tre, gỗ, vòng cấy hay pipet Pastuer lấy một ít đờm từ vùng nhày mủ, trải đều
thành một phết 2 x 3cm trên một tấm lam. Để khô tự nhiên, sau đó gắn nhẹ trên lửa.
-Thực hiện phết nhuộm gram.
- Tiến hành đánh giá chất lượng bệnh phẩm trên 10 vi trường với vật kính 10X. Đếm số lượng
bạch cầu đa nhân và tế bào biểu mô trong 1 vi trường theo thang điểm Muray & Washington.
Bảng...: Thang điểm Muray & Washington.
Xếp loại
Số tế bào / 1 vi trường Chất lượng bệnh
phẩm
Quyết định
Tế bào biểu mô Tế bào bạch cầu
1 >25 <10 Nhiễm
Mẫu không đạt,
lấy mẫu lại
2 >25 10 - 25 Nhiễm
3 >25 >25 Nhiễm
4 10 - 25 >25 Chấp nhận Mẫu đạt, tiến
hành cấy 5 25 Tốt
3.4. TIẾN HÀNH ĐỊNH DANH CÁC VI KHUẨN
3.4.1. Quy trình định danh H. influenzae.
Trang
54
Sơ đồ 1: Quy trình định danh Haemophilus influenzae
3.4.2. giải thích quy trình
Mẫu đàm.
Thu nhận mẫu bệnh phẩm đàm:
Nếu là người lớn, đàm được lấy vào buổi sáng sớm, ho và khạc
sâu, đàm được giữ ở hộp vô khuẩn rồi chuyển về phòng thí nghiệm
trong vòng 2 -6 giờ (nhiệt độ phòng thí nghiệm).
Dịch tỵ hầu (mũi-họng): nếu bệnh nhân không khạc được hoặc là trẻ nhỏ dùng tăm bông cán
mảnh mềm lấy chất dịch ở ngã ba mũi - họng theo đường mũi (dịch tỵ hầu): đưa tăm bông vào
sâu bằng một nửa khoảng cách tính từ cánh mũi đến dái tai cùng phía, vê nhẹ rồi rút ra. Chú ý,
nếu chưa vào đủ độ sâu đã có vật cản không cố lấy mà phải làm lại ở mũi bên kia. Tăm bông
Hình 1: dụng cụ lấy mẫu đàm
Trang
55
phải đảm bảo không dễ bị tụt đầu bông vào khí quản và cán làm bằng kim loại mảnh, mềm
không gỉ không dễ gẫy khi thực hiện thao tác.
Chất dịch hô hấp lấy bằng máy hút chân không nhẹ: cách này thay thế cho cách ngoáy tỵ hầu ở
trên. Dùng ống thông plastic nhỏ mềm đưa sâu qua lỗ mũi một khoảng cách bằng 1/2 khoảng
cách từ đỉnh mũi đến ống tai ngoài của bệnh nhân để hút dịch.
Ngoáy họng: đè lưỡi, dùng tăm bông vô khuẩn đã được làm ẩm bằng nước muối sinh lý (vô
khuẩn) chà sát nhẹ 2 hốc amidan, thành sau họng (sau lưỡi gà). Tránh không được chạm vào
lưỡi, răng, mặt trong má và lưỡi gà. Sau đó phải cắm tăm bông vào môi trường vận chuyển.
Đánh giá mẫu đàm.
Tất cả các mẫu bệnh phẩm đàm thu nhận được
đều được đánh giá cả về đại thể và vi thể trước
khi đem nuôi cấy vào môi trường. Các bước thực
hiện đánh giá mẫu đàm như đã trình bày ở mục
3.3. (ĐÁNH GIÁ MẪU BỆNH PHẨM ĐÀM).
Sau khi đánh giá mẫu đàm ở vật kính x10 ta
chuyển qua vật kính x100 có giọt dầu soi kính,
quan sát vùng nhầy nhớt và quanh tế bào bạch cầu
để ghi nhận sự hiện diện của vi khuẩn. Qua việc
quan sát ta có thể nghi ngờ loại vi khuẩn trong mẫu bệnh phẩm theo bảng ….
Cấy vào môi trường.
Hình 2: mẫu bệnh phẩm đàm được đánh giá
trước khi nuôi cấy
Trang
56
Các mẫu đàm đạt tiêu chuẩn được tiến hành cấy vào môi trường thạch nâu máu ngựa bổ sung
Bacitracin (CAHI ), ủ ở 37 , CO2 5% trong 24-48h và tiến hành định danh.
Định danh
Trên môi trường thạch CAHI, H. influenzae mọc thành khúm đục nhẹ, hơi dẹt đường kính
khoảng 1mm rất dễ nhận diện. kết hợp với quan sát hình dạng, kích thước, sự bắt màu thuốc
nhuộm khi nhuộm Gram, ta có thể định danh cách dễ dàng vi khuẩn H. influenzae
Kháng sinh đồ
Thực hiện đặt các đĩa kháng sinh đồ theo bảng sau:
STT Tên kháng sinh đồ Ký hiệu
1 SAM
2 CXM
3 CRO
4 AUG
5 cefaclor CFC
6 ciprofloxacin CIP
7 tetracycline TET
8 Ampicillin AP
9 TS
3.4.3. Phương pháp định danh Klebsiella pneumoniae
Lấy mẫu đàm tươi
Quy trình phân lập
+Tiến hành nhuộm gram
Trang
57
Quan sát dưới kính hiển vi và đánh giá số lượng tế bào đếm được
+nếu mẫu đặc tiến hành làm loãng bang NALC sau đó pha vào dung dịch nước muối NaCl 0,9%
Sau đó tiến hành phân lập vi khuẩn Klebsiella pneumoniaetrên môi trường MC, BA (CẦN TÌM
MÔI TRƯƠNG PHÂN LẬP VÀ THỜI GIAN Ủ)
Đặc điểm nhận dạng của khóm khuẩn Klebsiella pneumoniaetrên môi trường dĩa thạch
Thử nghiệm định danh Klebsiella pneumoniaeTa tiến hành thực hiện các thử nghiệm theo bảng
định danh vi khuẩn này
(SƠ ĐỒ ĐỊNH DANH)
Bảng.Một số thử nghiệm sinh hóa của các loài chi Klebsiella
Loài OXI NO2 KIA/TSI PAD ỦE IND MOB CIT VP MR LDC MLO ONPG
GLU LAC GÁ H2S
K. pneumoniae - + + + + - - + - - + + - + + +
K .oxytoca - + + + + - - + + - + + - + + +
K .ornithinolytica - + + + + - - + + - + +/- + + + +
K. planticola - + + + + - - + - - + + + + + +
K. ozanae - + + +/- +/- - - - - - +/- - + +/- - +
K. rhinoscleromatis - + + - - - - - - - - - + - + -
K. terrigena - + + + + - - - - - +/- + +/- + + +
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- baocaothuctap_8507.pdf