Đề tài Tìm hiểu và vận dụng các nguyên tắc sáng tạo trong ứng dụng thực tiễn
Vận dụng các nguyên tắc sáng tạo vào việc giải quyết các vấn đề trong khoa
học nói chung và trong tin học nói riêng đã đem lại nhiều thành quả đáng kể cho
nhân loại, góp phần không nhỏ vào sự phát triển công nghệ phục vụ nhu cầu cuộc
sống của con người. Với đà phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, việc
nắm vững và vận dụng tốt các nguyên tắc sáng tạo là yếu tố vô cùng quan trọng,
hữu hiệu và có thể xem là chìa khóa mở ra cánh cửa thành công. Điều này không
chỉ ảnh hưởng đáng kể đến lĩnh vực khoa học công nghệ mà còn có thể cho những
lĩnh vực, ngành nghề khác. Do đó, để góp phần vào sự phát triển của khoa học, sự
phát triển của xã hội, đất nước, mỗi cá nhân cần tận dụng, phát huy khả năng sáng
tạo trong mọi lĩnh vực nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
24 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2754 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu và vận dụng các nguyên tắc sáng tạo trong ứng dụng thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------
HỌC PHẦN: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC
TIỂU LUẬN
Giảng viên hƣớng dẫn : GS.TSKH. Hoàng Kiếm
Khóa : Cao học K22/2012
Học viên thực hiện : Bang Tấn Thạnh – 12 12 036
TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12 NĂM 2012
Tìm hiểu và vận dụng các nguyên tắc sáng tạo trong ứng dụng thực tiễn
Trang 1
MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................... 1
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 3
NỘI DUNG ................................................................................................................... 4
CHƢƠNG 1: CÁC THỦ THUẬT (NGUYÊN TẮC) SÁNG TẠO CƠ BẢN CỦA
ALTSHULLER .......................................................................................................... 4
1.1 Nguyên tắc phân nhỏ ..................................................................................... 5
1.2 Nguyên tắc “tách khỏi” ................................................................................. 5
1.3 Nguyên tắc phẩm chất cục bộ ........................................................................ 5
1.4 Nguyên tắc phản đối xứng ............................................................................. 5
1.5 Nguyên tắc kết hợp........................................................................................ 5
1.6 Nguyên tắc vạn năng ..................................................................................... 5
1.7 Nguyên tắc “chứa trong” ............................................................................... 5
1.8 Nguyên tắc phản trọng lượng......................................................................... 6
1.9 Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ ...................................................................... 6
1.10 Nguyên tắc thực hiện sơ bộ ........................................................................... 6
1.11 Nguyên tắc dự phòng..................................................................................... 6
1.12 Nguyên tắc đẳng thế ...................................................................................... 6
1.13 Nguyên tắc đảo ngược ................................................................................... 6
1.14 Nguyên tắc cầu (tròn) hóa.............................................................................. 6
1.15 Nguyên tắc linh động .................................................................................... 7
1.16 Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa” .............................................................. 7
1.17 Nguyên tắc chuyển sang chiều khác .............................................................. 7
1.18 Nguyên tắc sử dụng các dao động cơ học ...................................................... 7
1.19 Nguyên tắc tác động theo chu kỳ ................................................................... 7
1.20 Nguyên tắc liên tục tác động có ích ............................................................... 8
1.21 Nguyên tắc “vượt nhanh” .............................................................................. 8
1.22 Nguyên tắc biến hại thành lợi ........................................................................ 8
1.23 Nguyên tắc quan hệ phản hồi ......................................................................... 8
1.24 Nguyên tắc sử dụng trung gian ...................................................................... 8
1.25 Nguyên tắc tự phục vụ ................................................................................... 8
Tìm hiểu và vận dụng các nguyên tắc sáng tạo trong ứng dụng thực tiễn
Trang 2
1.26 Nguyên tắc sao chép (copy) ........................................................................... 8
1.27 Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt”...................................................................... 9
1.28 Thay thế sơ đồ cơ học .................................................................................... 9
1.29 Sử dụng các kết cấu khí và lỏng..................................................................... 9
1.30 Sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng ...................................................................... 9
1.31 Sử dụng các vật liệu nhiều lỗ ......................................................................... 9
1.32 Nguyên tắc thay đổi màu sắc ......................................................................... 9
1.33 Nguyên tắc đồng nhất .................................................................................... 9
1.34 Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần ................................................ 10
1.35 Thay đổi các thông số hóa lý của đối tượng ................................................. 10
1.36 Sử dụng chuyển pha .................................................................................... 10
1.37 Sử dụng sự nở nhiệt ..................................................................................... 10
1.38 Sử dụng các chất ôxy hóa mạnh ................................................................... 10
1.39 Thay đổi độ trơ ............................................................................................ 10
1.40 Sử dụng các vật liệu hợp thành (composite) ................................................. 10
CHƢƠNG 2: VẬN DỤNG CÁC NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO TRONG ỨNG
DỤNG THỰC TIỄN .................................................................................................. 11
2.1 Hole Measuring Tape .................................................................................. 11
2.2 Flat CD Mouse ............................................................................................ 11
2.3 PUSHit Toilet Seat Design .......................................................................... 13
2.4 Clean v/s Green Tap .................................................................................... 14
2.5 3Style Table ................................................................................................ 15
2.6 Acoustic-optical Lock ................................................................................. 16
2.7 Easy drink ................................................................................................... 18
2.8 Water Climb ................................................................................................ 19
2.9 Portable Kitchen .......................................................................................... 20
2.10 Spider Computer ......................................................................................... 21
2.11 Bếp cảm ứng (Bếp từ - Induction Stove) dạng quấn ..................................... 22
2.12 Laptop xách tay cơ động thực thụ ................................................................ 22
KẾT LUẬN................................................................................................................. 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 23
Tìm hiểu và vận dụng các nguyên tắc sáng tạo trong ứng dụng thực tiễn
Trang 3
LỜI MỞ ĐẦU
Khoa học và công nghệ là đặc trưng của mọi thời đại, nghiên cứu khoa học đã
trở thành hoạt động sôi nổi và trải rộng khắp trên phạm vi toàn cầu. Hơn thế nữa,
các thành tựu của khoa học hiện đại còn làm thay đổi bộ mặt của thế giới, là động
lực thúc đẩy sự tiến bộ nhân loại. Theo định luật Moore, cứ mỗi chu kỳ 18 tháng sẽ
có một sản phẩm sáng tạo mới ra đời với nhiều cải tiến mới nhưng giá thành lại rẻ
hơn sản phẩm trước rất nhiều. Cứ thế, công nghệ tiếp tục phát triển cuộc hành trình
sáng tạo theo hướng nhỏ hơn hay lớn hơn tùy theo yêu cầu người dùng, nhanh hơn,
hiện đại hơn, đẹp hơn, gọn nhẹ hơn,… Có thể nói, nhờ vào các công trình nghiên
cứu khoa học, các phát minh sáng tạo mà chúng ta ngày càng thụ hưởng thật nhiều
các sản phẩm tiện ích, đa năng và đẹp mắt. Vấn đề đặt ra là “Ngƣời ta đã phát minh
sáng chế các sản phẩm dựa vào các nguyên tắc nào ? Cách phát triển một sản
phẩm trên nền một sản phẩm khác dựa trên các cải tiến, thay đổi nào ?” Bài tiểu
luận dưới đây sẽ phần nào giải đáp các vấn đề nêu trên thông qua một số ứng dụng
cụ thể được trình bày.
Thông qua bài thu hoạch, em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Thầy
GS.TSKH Hoàng Kiếm – người đã rất tâm huyết, tận tâm truyền đạt cho chúng em
những kiến thức nền tảng về môn Phương pháp nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện
cho em hoàn thành tốt bài tiểu luận này.
Tìm hiểu và vận dụng các nguyên tắc sáng tạo trong ứng dụng thực tiễn
Trang 4
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CÁC THỦ THUẬT (NGUYÊN TẮC) SÁNG TẠO CƠ
BẢN CỦA ALTSHULLER
Vai trò của các thủ thuật trong phương pháp luận sáng tạo
Các thủ thuật có vai trò trong phương pháp luận sáng tạo như vai trò của chữ cái
trong ngôn ngữ, các nguyên tố hóa học trong hóa học…, hiểu theo nghĩa, từ đó các
thủ thuật tổ hợp lại với nhau tạo nên những ý tưởng sáng tạo phức tạp hơn. Thực tế
cho thấy, người ta thường dùng các tổ hợp của các thủ thuật, nhiều hơn là dùng các
thủ thuật đơn lẻ một cách độc lập.
Công dụng của các thủ thuật (và phương pháp luận sáng tạo nói chung)
Cung cấp hệ thống các cách xem xét sự vật.
Tăng óc quan sát, tò mò sáng tạo.
Phân tích, lý giải một cách lôgic những giải pháp sáng tạo đã có.
Tăng tính nhanh nhạy của việc tiếp thu và đánh giá giá trị của thông tin.
Thấy được sự tương tự, thống nhất giữa các hệ thống tưởng chừng rất khác xa
nhau.
Khắc phục tính ì tâm lý.
Giúp phát hiện những nguồn dự trữ có sẵn trong hệ, đặc biệt các nguồn dự trữ
trời cho không mất tiền để sử dụng.
Đưa ra và lựa chọn các cách tiếp cận thích hợp để giải bài toán.
Giải quyết các mâu thuẫn có trong bài toán.
Phát các ý tưởng cải tiến hệ thống cho trước.
Dự báo khuynh hướng phát triển của hệ thống cho trước trong tương lai.
Giúp phát hiện, đặt và lựa chọn bài toán cần giải.
Dùng để luyện tập phát triển trí tưởng tượng sáng tạo.
Dùng để cải tiến chính bản thân, xây dựng tác phong, suy nghĩ và làm việc một
cách khoa học, sáng tạo.
Góp phần xây dựng tư duy hệ thống – biện chứng.
Tìm hiểu và vận dụng các nguyên tắc sáng tạo trong ứng dụng thực tiễn
Trang 5
1.1 Nguyên tắc phân nhỏ
a) Chia đối tượng thành các phần độc lập.
b) Làm đối tượng trở nên tháo lắp được.
c) Tăng mức độ phân nhỏ đối tượng.
1.2 Nguyên tắc “tách khỏi”
Tách phần gây “phiền phức” (tính chất “phiền phức”) hay ngược lại tách phần duy
nhất “cần thiết” (tính chất “cần thiết”) ra khỏi đối tượng.
1.3 Nguyên tắc phẩm chất cục bộ
a) Chuyển đối tượng (hay môi trường bên ngoài, tác động bên ngoài) có cấu trúc
đồng nhất thành không đồng nhất.
b) Các phần khác nhau của đối tượng phải có các chức năng khác nhau.
c) Mỗi phần của đối tượng phải ở trong những điều kiện thích hợp nhất của công
việc.
1.4 Nguyên tắc phản đối xứng
Chuyển đối tượng có hình dạng đối xứng thành không đối xứng (nói chung giảm
bậc đối xứng).
1.5 Nguyên tắc kết hợp
a) ết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng dùng cho các hoạt động kế
cận.
b) ết hợp về mặt thời gian các hoạt động đồng nhất hoặc kế cận.
1.6 Nguyên tắc vạn năng
Đối tượng thực hiện một số chức năng khác nhau, do đó không cần sự tham gia của
các đối tượng khác.
1.7 Nguyên tắc “chứa trong”
a) Một đối tượng được đặt bên trong đối tượng khác và bản thân nó lại chứa đối
tượng thứ ba…
b) Một đối tượng chuyển động xuyên suốt bên trong đối tượng khác.
Tìm hiểu và vận dụng các nguyên tắc sáng tạo trong ứng dụng thực tiễn
Trang 6
1.8 Nguyên tắc phản trọng lƣợng
a) Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng cách gắn nó với các đối tượng khác, có
lực nâng.
b) Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng tương tác với môi trường như sử dụng
các lực thủy động, khí động...
1.9 Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ
Gây ứng suất trước với đối tượng để chống lại ứng suất không cho phép hoặc không
mong muốn khi đối tượng làm việc (hoặc gây ứng suất trước để khi làm việc sẽ
dùng ứng suất ngược lại).
1.10 Nguyên tắc thực hiện sơ bộ
a) Thực hiện trước sự thay đổi cần có, hoàn toàn hoặc từng phần, đối với đối
tượng.
b) Cần sắp xếp đối tượng trước, sao cho chúng có thể hoạt động từ vị trí thuận lợi
nhất, không mất thời gian dịch chuyển.
1.11 Nguyên tắc dự phòng
Bù đắp độ tin cậy không lớn của đối tượng bằng cách chuẩn bị trước các phương
tiện báo động, ứng cứu, an toàn.
1.12 Nguyên tắc đẳng thế
Thay đổi điều kiện làm việc để không phải nâng lên hay hạ xuống các đối tượng.
1.13 Nguyên tắc đảo ngƣợc
a) Thay vì hành động như yêu cầu bài toán, hành động ngược lại (ví dụ, không làm
nóng mà làm lạnh đối tượng).
b) Làm phần chuyển động của đối tượng (hay môi trường bên ngoài) thành đứng
yên và ngược lại phần đứng yên thành chuyển động.
1.14 Nguyên tắc cầu (tròn) hóa
a) Chuyển những phần thẳng của đối tượng thành cong, mặt phẳng thành mặt cầu,
kết cấu hình hộp thành kết cấu hình cầu.
b) ử dụng các con lăn, viên bi, vòng xoắn.
c) Chuyển sang chuyển động quay, sử dụng lực ly tâm.
Tìm hiểu và vận dụng các nguyên tắc sáng tạo trong ứng dụng thực tiễn
Trang 7
1.15 Nguyên tắc linh động
a) Cần thay đổi các đặc trưng của đối tượng hay môi trường bên ngoài sao cho
chúng tối ưu trong từng giai đoạn làm việc.
b) Phân chia đối tượng thành từng phần, có khả năng dịch chuyển với nhau.
1.16 Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa”
Nếu như khó nhận được 100% hiệu quả cần thiết, nên nhận ít hơn hoặc nhiều hơn
“một chút”. Lúc đó bài toán có thể trở nên đơn giản hơn và dễ giải hơn.
1.17 Nguyên tắc chuyển sang chiều khác
a) Những khó khăn do chuyển động (hay sắp xếp) đối tượng theo đường (một
chiều) sẽ được khắc phục nếu cho đối tượng khả năng di chuyển trên mặt phẳng
(hai chiều). Tương tự, những bài toán liên quan đến chuyển động (hay sắp xếp)
các đối tượng trên mặt phẳng sẽ được đơn giản hoá khi chuyển sang không gian
(ba chiều).
b) Chuyển các đối tượng có kết cấu một tầng thành nhiều tầng.
c) Đặt đối tượng nằm nghiêng.
d) Sử dụng mặt sau của diện tích cho trước.
e) Sử dụng các luồng ánh sáng tới diện tích bên cạnh hoặc tới mặt sau của diện tích
cho trước.
1.18 Nguyên tắc sử dụng các dao động cơ học
a) Làm đối tượng dao động.
b) Nếu đã có dao động, tăng tầng số dao động (đến tầng số siêu âm).
c) Sử dụng tầng số cộng hưởng.
d) Thay vì dùng các bộ rung cơ học, dùng các bộ rung áp điện.
e) Sử dụng siêu âm kết hợp với trường điện từ.
1.19 Nguyên tắc tác động theo chu kỳ
a) Chuyển tác động liên tục thành tác động theo chu kỳ (xung).
b) Nếu đã có tác động theo chu kỳ, hãy thay đổi chu kỳ.
c) Sử dụng các khoảng thời gian giữa các xung để thực hiện tác động khác.
Tìm hiểu và vận dụng các nguyên tắc sáng tạo trong ứng dụng thực tiễn
Trang 8
1.20 Nguyên tắc liên tục tác động có ích
a) Thực hiện công việc một cách liên tục (tất cả các phần của đối tượng cần luôn
luôn làm việc ở chế độ đủ tải).
b) Khắc phục vận hành không tải và trung gian.
c) Chuyển chuyển động tịnh tiến qua lại thành chuyển động quay.
1.21 Nguyên tắc “vƣợt nhanh”
a) Vượt qua các giai đoạn có hại hoặc nguy hiểm với vận tốc lớn.
b) Vượt nhanh để có được hiệu ứng cần thiết.
1.22 Nguyên tắc biến hại thành lợi
a) Sử dụng những tác nhân có hại (ví dụ tác động có hại của môi trường) để thu
được hiệu ứng có lợi.
b) Khắc phục tác nhân có hại bằng cách kết hợp nó với tác nhân có hại khác.
c) Tăng cường tác nhân có hại đến mức nó không còn có hại nữa.
1.23 Nguyên tắc quan hệ phản hồi
a) Thiết lập quan hệ phản hồi.
b) Nếu đã có quan hệ phản hồi, hãy thay đổi nó.
1.24 Nguyên tắc sử dụng trung gian
Sử dụng đối tượng trung gian, chuyển tiếp.
1.25 Nguyên tắc tự phục vụ
a) Đối tượng phải tự phục vụ bằng cách thực hiện các thao tác phụ trợ, sửa chữa.
b) Sử dụng phế liệu, chất thải, năng lượng dư.
1.26 Nguyên tắc sao chép (copy)
a) Thay vì sử dụng những cái không được phép, phức tạp, đắt tiền, không tiện lợi
hoặc dễ vỡ, sử dụng bản sao.
b) Thay thế đối tượng hoặc hệ các đối tượng bằng bản sao quang học (ảnh, hình vẽ)
với các tỷ lệ cần thiết.
c) Nếu không thể sử dụng bản sao quang học ở vùng biểu kiến (vùng ánh sáng nhìn
thấy được bằng mắt thường), chuyển sang sử dụng các bản sao hồng ngoại hoặc
tử ngoại.
Tìm hiểu và vận dụng các nguyên tắc sáng tạo trong ứng dụng thực tiễn
Trang 9
1.27 Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt”
Thay thế đối tượng đắt tiền bằng bộ các đối tượng rẻ có chất lượng kém hơn (ví dụ
như về tuổi thọ).
1.28 Thay thế sơ đồ cơ học
a) Thay thế sơ đồ cơ học bằng điện, quang, nhiệt, âm hoặc mùi vị.
b) Sử dụng điện trường, từ trường và điện từ trường trong tương tác với đối tượng.
c) Chuyển các trường đứng yên sang chuyển động, các trường cố định sang thay
đổi theo thời gian, các trường đồng nhất sang có cấu trúc nhất định.
d) Sử dụng các trường kết hợp với các hạt sắt từ.
1.29 Sử dụng các kết cấu khí và lỏng
Thay cho các phần của đối tượng ở thể rắn, sử dụng các chất khí và lỏng; nạp khí,
nạp chất lỏng, đệm không khí, thủy tĩnh, thủy phản lực.
1.30 Sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng
a) Sử dụng các vỏ dẻo và màng mỏng thay cho các kết cấu khối.
b) Cách ly đối tượng với môi trường bên ngoài bằng các vỏ dẻo và màng mỏng.
1.31 Sử dụng các vật liệu nhiều lỗ
a) Làm đối tượng có nhiều lỗ hoặc sử dụng thêm những chi tiết nhiều lỗ (miếng
đệm, tấm phủ…)
b) Nếu đối tượng đã có nhiều lỗ, sơ bộ tẩm nó bằng chất nào đó.
1.32 Nguyên tắc thay đổi màu sắc
a) Thay đổi màu sắc của đối tượng hay môi trường bên ngoài.
b) Thay đổi độ trong suốt của của đối tượng hay môi trường bên ngoài.
c) Để có thể quan sát được những đối tượng hoặc những quá trình, sử dụng các
chất phụ gia màu, hùynh quang.
d) Nếu các chất phụ gia đó đã được sử dụng, dùng các nguyên tử đánh dấu.
e) Sử dụng các hình vẽ, ký hiệu thích hợp.
1.33 Nguyên tắc đồng nhất
Những đối tượng, tương tác với đối tượng cho trước, phải được làm từ cùng một vật
liệu (hoặc từ vật liệu gần về các tính chất) với vật liệu chế tạo đối tượng cho trước.
Tìm hiểu và vận dụng các nguyên tắc sáng tạo trong ứng dụng thực tiễn
Trang 10
1.34 Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần
a) Phần đối tượng đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc trở nên không cần thiết phải tự
phân hủy (hoà tan, bay hơi…) hoặc phải biến dạng.
b) Các phần mất mát của đối tượng phải được phục hồi trực tiếp trong quá trình
làm việc.
1.35 Thay đổi các thông số hóa lý của đối tƣợng
a) Thay đổi trạng thái đối tượng.
b) Thay đổi nồng độ hay độ đậm đặc.
c) Thay đổi độ dẻo.
d) Thay đổi nhiệt độ, thể tích.
1.36 Sử dụng chuyển pha
Sử dụng các hiện tượng nảy sinh, trong quá trình chuyển pha như thay đổi thể tích,
tỏa hay hấp thu nhiệt lượng...
1.37 Sử dụng sự nở nhiệt
a) Sử dụng sự nở (hay co) nhiệt của các vật liệu.
b) Nếu đã dùng sự nở nhiệt, sử dụng với vật liệu có các hệ số nở nhiệt khác nhau.
1.38 Sử dụng các chất ôxy hóa mạnh
a) Thay không khí thường bằng không khí giàu ôxy.
b) Thay không khí giàu ôxy bằng chính ôxy.
c) Dùng các bức xạ ion hoá tác động lên không khí hoặc ôxy.
d) Thay ôxy giàu ôzôn (hoặc ôxy bị ion hoá) bằng chính ôzôn.
1.39 Thay đổi độ trơ
a) Thay môi trường thông thường bằng môi trường trung hòa.
b) Đưa thêm vào đối tượng các phần, các chất, phụ gia trung hòa.
c) Thực hiện quá trình trong chân không.
1.40 Sử dụng các vật liệu hợp thành (composite)
Chuyển từ các vật liệu đồng nhất sang sử dụng những vật liệu hợp thành
(composite). Hay nói chung, sử dụng các loại vật liệu mới.
Tìm hiểu và vận dụng các nguyên tắc sáng tạo trong ứng dụng thực tiễn
Trang 11
CHƢƠNG 2: VẬN DỤNG CÁC NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO
TRONG ỨNG DỤNG THỰC TIỄN
2.1 Hole Measuring Tape
Hole Measuring Tape, do Sunghoon Jung
thiết kế, đã đoạt giải thưởng iF Design
Talents 2012.
Thân thước của Hole Measuring Tape có
hai điểm khác biệt so với thước cuốn thông
thường:
a) Một rãnh nhỏ chạy dọc theo thân
thước.
b) Cứ mỗi nửa cm thì có một lỗ nhỏ.
Chính nhờ hai điểm khác biệt này mà việc đánh dấu vị trí trở nên dễ dàng hơn.
Ngoài ra, người dùng có thể sử dụng Hole Measuring Tape như một cây com-pa vẽ
vòng tròn.
Để ngòi viết không trượt khỏi mép thước
khi đánh dấu, người sử dụng cần đặt ngòi
viết ngay trong thước. Vì vậy, tại vị trí cần
đánh dấu vừa phải có thước (để xác định vị
trí) vừa phải không có thước (để đánh dấu
lên bề mặt vật liệu). Hole Measuring Tape
khắc phục được nhược điểm trên bằng cách
tạo một rãnh dọc theo thước cuốn (2.
Nguyên tắc tách khỏi). Người dùng chỉ
việc đặt viết vào rãnh để đánh dấu. Thêm
nữa, trên thước có các lỗ định vị giúp đánh dấu chính xác (2. Nguyên tắc tách khỏi).
2.2 Flat CD Mouse
Flat CD Mouse do Taewon Hwang thiết kế. Chuột máy tính thông thường có hình
dáng cố định chiếm không gian ngay cả khi không cần sử dụng. Điều này vi phạm
Tìm hiểu và vận dụng các nguyên tắc sáng tạo trong ứng dụng thực tiễn
Trang 12
20. Nguyên tắc liên tục (các) tác động có ích. Vậy chuột máy tính cải tiến phải có
tính chất “xuất hiện khi cần sử dụng và biến mất khi không cần sử dụng”. Flat CD
Mouse khắc phục nhược điểm này bằng khả năng dễ dàng thay đổi hình dáng (15.
Nguyên tắc linh động) từ vật thể ba chiều sang vật thể hai chiều (17. Nguyên tắc
chuyển sang chiều khác). Khi là vật thể hai chiều, nó có hình dạng của một chiếc
đĩa CD, do đó có thể cất trong khay CD (25. Nguyên tắc tự phục vụ và 7. Nguyên
tắc chứa trong).
Tìm hiểu và vận dụng các nguyên tắc sáng tạo trong ứng dụng thực tiễn
Trang 13
2.3 PUSHit Toilet Seat Design
PUSHit Toilet Seat do Hoe Yeong Jung thiết kế. Để thông bồn cầu, người ta phải sử
dụng dụng cụ thông cầu riêng lẻ. Với PUSHit Toilet Seat, tính năng của dụng cụ
thông cầu riêng lẻ đã được kết hợp vào bồn cầu (6. Nguyên tắc vạn năng). Để thực
hiện chức năng của dụng cụ thông cầu, PU Hit Toilet eat đẩy phế phẩm bằng áp
suất tạo ra nhờ việc xả nước có sẵn trong bồn chứa và lực ấn của người dùng lên
nắp bồn cầu (25. Nguyên tắc tự phục vụ).
Tìm hiểu và vận dụng các nguyên tắc sáng tạo trong ứng dụng thực tiễn
Trang 14
2.4 Clean v/s Green Tap
Clean v/s Green Tap là ý tưởng của hai nhà thiết kế Wu Chi-Hua và Wang Li-Hsin.
Đặc điểm của Clean v/s Green Tap:
a) Không có núm vặn (2. Nguyên tắc tách khỏi), do đó động tác mở nước được
thực hiện bằng cách ấn nhẹ vào miệng vòi.
b) Nước sẽ chảy ra khi có lực tác động lên miệng vòi (23. Nguyên tắc quan hệ
phản hồi).
Vòi nước tiền thân có nhược điểm: khi tay người dùng bẩn sử dụng núm vặn, sẽ làm
bẩn núm vặn. Vòi nước Clean v/s Green Tap luôn sạch sẽ do tay người dùng chạm
vào miệng vòi, khi nước chảy ra sẽ tự rửa sạch miệng vòi (25. Nguyên tắc tự phục
vụ). Điều này giúp tiết kiệm thời gian vệ sinh núm vặn đối với vòi nước tiền thân
(20. Nguyên tắc liên tục các tác động có ích).
Tìm hiểu và vận dụng các nguyên tắc sáng tạo trong ứng dụng thực tiễn
Trang 15
2.5 3Style Table
“3 tyle table” là ý tưởng của nhà thiết kế David Koch.
“3 tyle table” là một cái bàn có nhiều chức năng (6. Nguyên tắc vạn năng) hoặc
nhiều kiểu dáng (3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ) nhờ các bộ phận (chân bàn, mặt
bàn) có thể tháo lắp dễ dàng (1. Nguyên tắc phân nhỏ). Vì có nhiều chức năng nên
bàn có thể sử dụng cho nhiều công việc khác nhau (15. Nguyên tắc linh động),
phạm vi áp dụng rộng hơn những chiếc bàn thông thường khác (20. Nguyên tắc liên
tục các tác động có ích).
Tìm hiểu và vận dụng các nguyên tắc sáng tạo trong ứng dụng thực tiễn
Trang 16
2.6 Acoustic-optical Lock
“Acoustic-optical Lock” là ý tưởng của nhà thiết kế Yakun Zhang. Các chiếc xe đạp
có kiểu dáng, màu sắc giống nhau nên việc tìm xe trong bãi giữ xe là một khó khăn
thường gặp. hó khăn này có thể giải quyết dễ dàng nếu chiếc xe cần tìm có sự
khác biệt (3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ) như phát ra âm thanh hoặc thay đổi màu
sắc (32. Nguyên tắc thay đổi màu sắc) khi chủ nhân tìm (23. Nguyên tắc quan hệ
phản hồi). Ý tưởng “chiếc xe phát ra âm thanh” đã được hiện thực trên xe hơi cách
đây khá lâu. Giờ đây, ý tưởng đó được chuyển giao cho xe đạp với giải pháp
“Acoustic-optical Lock”.
Tìm hiểu và vận dụng các nguyên tắc sáng tạo trong ứng dụng thực tiễn
Trang 17
Ổ khóa thông thường chỉ có chức năng bảo vệ xe. “Acoustic-optical Lock” còn có
chức năng “trả lời” chủ nhân bằng âm thanh và ánh sáng.
Tìm hiểu và vận dụng các nguyên tắc sáng tạo trong ứng dụng thực tiễn
Trang 18
2.7 Easy drink
Tính mới
Đối tƣợng tiền thân Đối tƣợng cải tiến
Cổ chai nằm ở giữa chai (đối xứng)
Cổ chai nằm lệch về một phía
(phản đối xứng)
Tính ích lợi
Lấy nước vào chai dễ dàng hơn, không
làm đổ nước ra ngoài
Uống nước thuận tiện hơn, không cần
dốc cả chai nước
Tìm hiểu và vận dụng các nguyên tắc sáng tạo trong ứng dụng thực tiễn
Trang 19
2.8 Water Climb
Tính mới
Đối tƣợng tiền thân Đối tƣợng cải tiến
Sử dụng vật liệu kim loại
Sử dụng vật liệu thân thiện môi trường,
sẵn có
Tính ích lợi
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường
Tìm hiểu và vận dụng các nguyên tắc sáng tạo trong ứng dụng thực tiễn
Trang 20
2.9 Portable Kitchen
Tính mới
Đối tƣợng tiền thân Đối tƣợng cải tiến
Hình dáng cố định Hình dáng thay đổi được
Chảo và bếp tách riêng Chảo, dao được “chứa trong” bếp
Tính ích lợi
Tiết kiệm không gian
Chảo dễ chùi rửa (do là mặt phẳng)
Tiện lợi khi đi dã ngoại, picnic
Tìm hiểu và vận dụng các nguyên tắc sáng tạo trong ứng dụng thực tiễn
Trang 21
2.10 Spider Computer
Tính mới
Đối tƣợng tiền thân Đối tƣợng cải tiến
Máy vi tính (gồm màn hình,
bàn phím, CPU) và điện
thoại di động là các thiết bị
riêng lẻ
Tập trung chức năng của điện thoại di động và chức
năng của máy tính:
Bàn phím và màn hình trở thành thiết bị “ảo”
CPU + HDD + RAM được chuyển lên hệ trên
dựa vào công nghệ “điện toán đám mây”
(cloud computing).
Tính ích lợi
Tiết kiệm không gian
Tiết kiệm chi phí
Khai thác ích lợi của điện toán đám mây:
Khả năng bảo mật
Khai thác kho phần mềm đã được cài đặt sẵn trên hệ thống Internet
Tìm hiểu và vận dụng các nguyên tắc sáng tạo trong ứng dụng thực tiễn
Trang 22
2.11 Bếp cảm ứng (Bếp từ - Induction Stove) dạng quấn
2.12 Laptop xách tay cơ động thực thụ
Tìm hiểu và vận dụng các nguyên tắc sáng tạo trong ứng dụng thực tiễn
Trang 23
KẾT LUẬN
Vận dụng các nguyên tắc sáng tạo vào việc giải quyết các vấn đề trong khoa
học nói chung và trong tin học nói riêng đã đem lại nhiều thành quả đáng kể cho
nhân loại, góp phần không nhỏ vào sự phát triển công nghệ phục vụ nhu cầu cuộc
sống của con người. Với đà phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, việc
nắm vững và vận dụng tốt các nguyên tắc sáng tạo là yếu tố vô cùng quan trọng,
hữu hiệu và có thể xem là chìa khóa mở ra cánh cửa thành công. Điều này không
chỉ ảnh hưởng đáng kể đến lĩnh vực khoa học công nghệ mà còn có thể cho những
lĩnh vực, ngành nghề khác. Do đó, để góp phần vào sự phát triển của khoa học, sự
phát triển của xã hội, đất nước, mỗi cá nhân cần tận dụng, phát huy khả năng sáng
tạo trong mọi lĩnh vực nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. GS.TSKH. Hoàng Kiếm, Slides bài giảng môn „„PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC‟‟.
[2]. PG .T H. Phan Dũng (1997), Phƣơng pháp luận sáng tạo khoa học – kỹ
thuật (giáo trình sơ cấp), Sở khoa học, công nghệ và môi trường.
[3]. PG .T H. Phan Dũng (1994), Sổ tay sáng tạo : Các thủ thuật (nguyên tắc)
cơ bản, Sở khoa học, công nghệ và môi trường.
[4].
[5].
[6].
[7].
[8].
[9].
[10].
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ppnckh_k22_1212036_8909.pdf