Đề tài này có thể cung cấp thông tin cho những ai thực sự quan tâm đến ngành công tác xã hội ở tỉnh Tây Ninh mà cụ thể là ở mái ấm Bách Hoa Trang.
Thông qua bài tiểu luận và đề tài này Giảng viên có thể đánh giá được lợi ích thiết thực của môn học “Nhân Học” đối với sinh viên,và đồng thời thông qua đó đánh giá được mức độ tiếp thu và ứng dụng môn học vào thực tế của sinh viên thể hiện qua việc hoàn thành các kỹ năng thông qua bài tiểu luận như thế nào( vì Nhân Học cung cấp một nền tảng kiến thức khoa học xã hội hữu ích cho các ngành khoa học khác, đặc biệt là ngành xã hội học thiêng về công tác xã hôi).
Ngoài ra qua việc thực hiện đề tài này sinh viên có thể ứng dụng những điều đã học được từ môn Nhân Học ( như kỹ năng phỏng vấn sâu, hiểu được tâm lý trẻ thông qua phương pháp quan sát và phân tích dữ liệu ) vào thực tiễn khi đi thực tế qua đó góp phần cũng cố thêm những kiến thức đã học nhờ vận dụng chúng vào thực tiễn. Hoàn thành đề tài giúp sinh viên rèn luyện được nhiều kỹ năng mềm khác như: cách thực hiện một bài tiểu luận, hiểu rõ hơn những vấn đề mà mình nghiên cứu.
Đối với bản thân: Nhờ đề tài này,bản thân có cơ hội đi thực tế, được tự mình tìm hiểu thêm những kiến thức hữu ích mà cụ thể là hiểu rõ hơn về các trẻ và các hoạt động thuộc công tác xã hội ở mái ấm Bách Hoa Trang, có cơ hội để khám phá thêm nhiều khả năng của bản thân, nhờ đó nhận thức được tầm quan trọng của các hoạt động công tác xã hội đối với các trẻ ở mái ấm, hiểu được phần nào tâm lý của trẻ, đặc biệt thông qua đó giúp bản thân nhận thức được tầm quan trọng của gia đình, biết trân
22 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2456 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về công tác xã hội của các ban ngành và các nhà hảo tâm đối với các trẻ ở mái ấm Bách Hoa Trang (tỉnh Tây Ninh), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA KHOA HỌC HỘI & NHÂN VĂN
______________________
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN : NHÂN HỌC
Chủ Đề: Nhân Học Và Công Tác Xã Hội
Đề Tài: Tìm Hiểu Về Công Tác Xã Hội Của Các Ban Ngành Và Các Nhà Hảo Tâm Đối Với Các Trẻ Ở Mái Ấm Bách Hoa Trang(Tỉnh Tây Ninh)
NGUYỄN THỊ HUYỀN
LỚP: 12030301
MSSV: 31203040
Giảng viên hướng dẫn
GV. VŨ NHI CÔNG
Tp. Hồ Chí Minh ngày 29 tháng 11 năm 2013
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA KHOA HỌC HỘI & NHÂN VĂN
______________________
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN : NHÂN HỌC
Chủ Đề: Nhân Học Và Công Tác Xã Hội
Đề Tài: Tìm Hiểu Về Công Tác Xã Hội Của Các Ban Ngành Và Các Nhà Hảo Tâm Đối Với Các Trẻ Ở Mái Ấm Bách Hoa Trang(Tỉnh Tây Ninh)
NGUYỄN THỊ HUYỀN
LỚP: 12030301
MSSV: 31203040
Giảng viên hướng dẫn
GV. VŨ NHI CÔNG
Tp. Hồ Chí Minh ngày 29 tháng 11 năm 2013
MỤC LỤC
A.PHẦN MỞ ĐẦU
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 5
II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 6
III.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6
III.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 6
III.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 6
IV.GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 6
V.NHIỆM VỤ NGIÊN CỨU 6
VI.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
VII.CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 7
B.PHẦN NỘI DUNG 7
I.CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 7
I.1 KHÁI NIỆM CÔNG TÁC XÃ HỘI 7
II.2 KHÁI NIỆM MÁI ẤM 8
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 8
III. TÌNH TRẠNG CỦA TRẺ Ở MÁI ẤM 9
III.1 TÌNH TRẠNG CỦA TRẺ THEO GIỚI TÍNH VÀ TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA 9
III.2 TÌNH TRẠNG CỦA TRẺ THEO HOÀN CẢNH GIA ĐÌNH 9
III.3 SỰ BIẾN ĐỘNG VỀ SỐ LƯỢNG TRẺ Ở MÁI ẤM NĂM 2012 ĐẾN NAY 10
IV. HOÀN CẢNH SỐNG, SINH HOẠT VÀ TÂM SINH LÝ CỦA TRẺ TRONG MÁI ẤM 10
IV.1 HOÀN CẢNH SỐNG 10
IV.2 HOÀN CẢNH SINH HOẠT VÀ HỌC TẬP CỦA TRẺ 11
IV.3 TÂM SINH LÝ CỦA CÁC TRẺ TRONG MÁI ẤM 12
V. CÔNG TÁC XÃ HỘI CỦA CÁC BAN NGÀNH VÀ CÁC NHÀ HẢO
TÂM ĐỐI VỚI TRẺ TRONG MÁI ẤM 13
V.1 VỀ VẬT CHẤT 13
V.2 VỀ TINH THẦN 13
C.PHẦN KẾT LUẬN 14
D. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 15
I.ĐỐI VỚI XÃ HỘI 15
II.ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH 15
III.ĐỐI VỚI NỀN GIÁO DỤC 15 LIỆU THAM KHẢO 15
KHUNG LÝ THUYẾT 16
PHỎNG VẤN SÂU 17
ỨNG DỤNG VÀO THỰC TIỄN 21
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đối với nhiều quốc gia trên thế giới, công tác xã hội đã phát triển trở thành một nghề chuyên nghiệp. Tuy nhiên, đối với Việt Nam nghề công tác xã hội mới chỉ ở bước đầu hình thành, chưa được phát triển theo đúng ý nghĩa của nó trên tất cả các khía cạnh. Công tác xã hội hiện đang là một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng và đang giành được nhiều quan tâm của nhiều nhà xã hội học cũng như của các nhà nghiên cứu và các cấp lãnh đạo. Điều quan trọng hàng đầu là phải đào tạo được đội ngũ giảng viên về công tác xã hội cho các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề.
Nghề công tác xã hội là một nghề mới ở Việt Nam, hầu như mọi người còn lạ lẫm với tên gọi của nghề. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đất nước, nghề công tác xã hội đã được công nhận là một nghề với nhiều công việc đáp ứng nhu cầu phục vụ xã hội.
Thực tế ở các nước có nền kinh tế phát triển và ở nước ta trong công cuộc đổi mới đất nước khẳng định: Xã hội càng phát triển nhanh va hiện đại bao nhiêu, càng làm xuất hiện nhiều vấn đề xã hội phức tạo bấy nhiêu, đòi hỏi công tác xã hội phát triển nhanh và chất lượng cao nhằm đáp ứng kịp những nhu cầu của xã hội hiện đại.
Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, là đội ngũ có tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển “thịnh- suy” của nước nhà, thế nhưng hiện nay số lượng trẻ em lang thang, cơ nhỡ ngày một tăng đặt ra một thách thức lớn trong việc giáo dục và nuôi dưỡng trẻ kém may mắn cho xã hội, đặc biệt là các ban ngành và các nhà hảo tâm. May mắn thay hiện nay trên phạm vi cả nước nhờ những tấm lòng hảo tâm, sự quan tâm của các cấp cán bộ và chính sách của nhà nước đã mọc lên ngày càng nhiều hơn nữa những ngôi nhà tình –thương mang tên”Mái ấm”, Trên địa bàn tỉnh Tây Ninh ta cũng tìm thấy những ngôi nhà chung như thế, có lẽ phải kể đến là”Mái ấm Bách Hoa Trang”. Mái ấm Bách Hoa Trang ra đời và đi vào hoạt động đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc giáo dục và nuôi dạy nhiều trẻ em có hoàn cảnh lang thang cơ nhỡ, giảm thiểu đang kể sức ép cho xã hội về thực trạng trẻ lang thang đáng báo động.
Xuất phát từ những thực tế trên cùng với sự yêu thích các hoạt động công tác xã hội nên em quyết định chọn đề tài này để tìm hiểu và khám phá thêm các kiến thức hữu ích cũng như trao dồi kiến thức cho bản thân về lĩnh vực nhân học và công tác xã hội.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu về công tác xã hội của các ban ngành và các nhà hảo tâm đối với các trẻ ở mái ấm Bách Hoa Trang( tỉnh Tây Ninh).
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
III.1 ĐỐI TƯỢNG
Công tác xã hội của các cán bộ và các nhà hảo tâm đối với các trẻ ở mái ấm Bách Hoa Trang( tỉnh Tây Ninh).
III.2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.Không gian: Mái ấm Bách Hoa Trang tỉnh Tây Ninh
2.Thời gian: 3 tháng(từ 4/10/2013 đến 6/12/2013)
3.Nội dung nghiên cứu:tìm hiểu về công tác xã hội của các cán bộ và các nhà hảo tâm đối với các trẻ ở mái ấm Bách Hoa Trang( tỉnh Tây Ninh).
IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu đầu tư và tìm hiểu tốt các hoạt động thuộc lĩnh vực công tác xã hội ở mái ấm Bách Hoa Trang sẽ biết được nhiều thông tin về tâm tư, hoàn cảnh sống,sinh hoạt và học tập của các em ở mái ấm, nhờ đó có thể có nhiều luận điểm xác thực để đưa ra kết luận cho đề tài nghiên cứu, cũng như tăng thêm ý nghĩa thực tiễn của các hoạt động thuộc lĩnh vực công tác xã hội, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức , hiểu biết và đặc biệt có thể giải đáp được một số thắc mắc của bản thân liên quan đến thực trạng về công tác xã hội của các nhà hảo tâm và các ban ngành đối với các trẻ ở mái ấm Bách Hoa Trang. Điều đó giúp bản thân có nhận thức đúng đắn hơn về đề tài mà mình lựa chọn.
V. NHIÊM VỤ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về cơ sở thực tiễn của các hoạt đông thuộc lĩnh vực công tác xã hội của các ban ngành và các nhà hảo tâm đối với các trẻ ở mái ấm để hiểu rõ hơn về đề tài nhân học và công tác xã hội.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sử dụng phương pháp định tính là chính thông qua phỏng vấn sâu và quan sát. Ngoài ra còn sử dụng phuong pháp định lượng để bổ sung thêm.
Nghiên cứu các luật về quyền cơ bản của trẻ em.
Các tài liệu về lí luận công tác xã hội .
Liệt kê các hoạt động công tác xã hội chủ yếu của các ban ngành và nhà hảo tâm đối với các trẻ ở mái ấm Bách Hoa Trang.
VII. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Tình trạng trẻ ở mái ấm Bách Hoa Trang(hoàn cảnh gia đình,độ tuổi…) có ảnh hưởng nhiều đến tâm sinh lí của trẻ không?
Các em ở trong mái ấm nhà trẻ về sinh hoạt và tính tình có gì khác hơn so với các bạn trẻ cùng tuổi ở cùng gia đình hoặc có điều kiện sống đầy đủ hơn?
Thực trạng về các hoạt động thuộc lĩnh vực công tác xã hội của các cán bộ và nhà hảo tâm giành cho các trẻ ở mái ấm ra sao? Công tác xã hộ giành cho các trẻ có được tổ chức thường xuyên không và thường là những hoạt động nào?
B.PHẦN NỘI DUNG
I.CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
I.1 KHÁI NIỆM CÔNG TÁC XÃ HỘI
Công tác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó.Nghề Công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, Công tác xã hội tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ. Nhân quyền và Công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề".
I.2 KHÁI NIỆM MÁI ẤM
Mái ấm là nơi tràn đầy tình yêu thương và lòng nhân ái với những con người sẵn sàng dang đôi tay ôm lấy những con người bất hạnh trên cuộc đời này. Nó là một ngôi nhà với tràn đầy tình yêu thương của những con người không hề có họ hàng gì với nhau.
Hình ảnh về mái ấm Bách Hoa Trang ( tỉnh Tây Ninh)
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
Hình ảnh các trẻ ở mái ấm Bách Hoa Trang
Mái ấm Bách Hoa Trang được xây dựng năm 2008, lúc mới xây dựng mái ấm nhà trẻ này Cô Ba( người nuôi dạy trẻ nay từ khi nhà trẻ được thành lập đến nay) gặp nhiều khó khăn . Lúc đầu nhận 4 trẻ nhưng có lúc lo ko nổi nhưng dần dần rồi cũng vượt qua, nhờ sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm,rồi dần dần số trẻ cũng được tăng dần lên,“mặc dù vất vả nhưng nhìn bọn trẻ cừơi, mà nếu để ý có nhiều đứa tăng kí,trắng trỏe hơn..như vậy là mình hết thây vất vả” trích từ lời tâm sự của cô Ba.Những người chăm sóc trẻ ở đây rất nghiêm khắc với bọn trẻ để tạo dựng tính độc lập cho chúng.Nếu không học thì những người chăm sóc trẻ cho bọn trẻ làm nhang để thu thêm thu nhập..( trung bình trẻ làm được từ 5 đến 7 kg nhang/ngày/trẻ).Tất cả thành viên ở Bách Hoa Trang điều ăn chay, kể cả những người đến thăm như tôi.Chi tiêu sinh hoạt hàng ngày của mỗi em là không xác định, thường thì dưới 10.000đồng/trẻ/ngày.Nguồn cung cấp chi phí cho sinh hoạt của trẻ ở mái ấm không được ổn định,cũng không có định mức mà tùy vào lòng hảo tâm của xã hội ,gạo là thứ mà mọi người ta tặng nhiều nhất,nhưng vật chất khác không được thoải mái nên hầu hết các em trong mái ấm phải tiết kiệm.
III. VỀ TÌNH TRẠNG CỦA TRẺ Ở MÁI ẤM
III.1 TÌNH TRẠNG TRẺ THEO GIỚI TÍNH TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA
Tính đến nay, tháng 10/2013 thì mái ấm có tổng số trẻ là 22 em, trong đó có 8 nữ và 14 nam. Số lượng trẻ học cấp một là 14 trẻ, học cấp hai là 7 trẻ và có một trẻ tuy đã 14 tuổi nhưng hiện không đi học( số tuổi của trẻ không tương ứng với cấp mà trẻ học theo quy định).
III.2 TÌNH TRẠNG TRẺ THEO HOÀN CẢNH GIA ĐÌNH
Trong tổng số 22 trẻ có: Hình ảnh các trẻ ở mái ấm với một buổi học
+ Một em không rõ ba mẹ(người ta nhặt được khi còn nhỏ)
+ Hai em có mẹ nhưng mẹ muốn lập gia đình mới nên muốn nuôi.
+Mười một em mồ côi cha hoặc mồ côi mẹ.
+ Tám em mồi côi cả cha lẫn mẹ.
Vì hoàn cảnh gia đình của mỗi em có sự khác biệt lớn nên rất khó khăn trong việc tìm hiểu tâm lí trẻ.“Như tháng 2 năm 2013 có 1 em bỏ đi vì ham chơi, bị bàn bè rủ rê,cuối cùng nghe lời khuyên của những người nuôi dạy trẻ thì em cũng quay lại ” Theo lời kể của cô Ba.
III.3 SỰ BIẾN ĐỘNG VỀ SỐ LƯỢNG TRẺ Ở MÁI ẤM NĂM 2012 ĐẾN NAY
Trong năm 2013 thì không có thay đổi số lượng trẻ.Nhưng so sánh từ đầu năm 2012 đến tháng 10/2013 thì số lượng trẻ có sự thay đổi:Đầu năm 2012 có 25 em, đến tháng 6 có 27 em .trong 3 tháng sau có 2 em được người khác nhận nuôi. Đến năm 2013 thì có 22 em(do các em được gia đình đón về).
IV. HOÀN CẢNH SỐNG, SINH HOẠT VÀ TÂM SINH LÝ CỦA CÁC TRẺ TRONG MÁI ẤM
IV.1 HOÀN CẢNH SỐNG Các trẻ khám bệnh và được nhận quà từ đoàn Bác sĩ từ thiện
Các trẻ ở mái ấm có một môi trường sống rất lành mạnh, được chăm sóc cẩn thận bởi những người chăm sóc trẻ( chủ yếu là những người có tình thương trẻ và chăm sóc hoàn toàn tình nguyện, không có lương, trong đó: có 3 bà đã lớn tuổi nhưng vẫn ở lại chăm sóc cho trẻ, Đặc biệt là cô Ba, người chăm sóc trẻ từ khi mái ấm mới thành lập năm 2008 đến nay, năm nay cô Ba đã ngoài 70 nhưng vẫn ở lại chăm sóc cho trẻ, mặc dù cô Ba có gia đình đầy đủ, 1 chị năm nay khoảng 18 tuổi được mái ấm nhận nuôi từ nhỏ nên giờ lớn rồi vẫn ở lại tình nguyện chăm sóc cho các em.
Các em trong mái ấm được những người nuôi dạy trẻ chăm lo cho từng bữa ăn, giấc ngủ, những em lớn hơn sẽ phụ cô Ba và những người chăm sóc trẻ chăm sóc cho các em nhỏ hơn, có thể là dạy các em học, giặt đồ hay tắm cho các em.
Các em ở mái ấm được chăm sóc sức khỏe thường xuyên(khoảng 6 tháng 1 lần) nhờ các đợt khám sức khỏe từ thiện hàng năm.
IV.2 HOÀN CẢNH SINH HOẠT VÀ HỌC TẬP CỦA CÁC TRẺ
Các trẻ ở mái ấm đa số đều được đến trường, năm 2011 có 17 em được nuôi dưỡng và cho đi học khi đến tuổi nhập học tại trường cấp 1 và 2 gần đó. Năm nay đã có 20 em, lớn nhất 16 tuổi và nhỏ nhất 15 tháng tuổi , ngoài bé sơ sinh này thì tất cả đều được đến trường . Phần lớn các trẻ có tinh thần ham học và tính tự giác cao.
Mỗi ngày trước khi đến trường các em thường được ăn sáng chung và hầu như không có thêm một khoản chi tiêu nào khác trong ngày được các em sử dụng. Các em rất thương những người nuôi dạy trẻ, theo lời cô Ba thì” các em rất thương Bà, khi đi học về hầu như không ngủ trưa mà giành thời gian đó làm nhang để kiếm thêm tiền phụ giúp chi phí sinh hoạt, khi thấy Bà đau yếu thì các em lấy sữa từ phần quà hay học bổng vượt khó mang cho Bà, giúp đở Bà nhiều việc”
Hình ảnh các em trong mái ấm làm nhang sau giờ học.
IV.3 TÂM SINH LÝ CỦA TRẺ TRONG MÁI ẤM
Các em tự dọn dẹp và giữ vệ sinh trong phòng sạch sẽ,ngăn nắp
Hầu hết các trẻ trong mái ấm đều rất có ý thức và rất biết nghe lời những người nuôi dạy trẻ, các em phần lớn học được cách sống tự lập ngay từ bé: biết tự chăm sóc cho bản thân, biết nhận lỗi và chịu phạt khi làm sai: qua nói chuyện với một em trai tên Nam năm nay 15 tuổi, em biết được ở đây kỷ luật đối với các em cũng rất nghiêm, Nam tâm sự” Một lần em trốn học cùng bạn bè phá phách để cô Ba biết được nên em bị phạt quỳ hết một nén nhang”, em hỏi Nam có ghét cô Ba không thì Nam trả lời rằng:” em sai nên mới bị phạt có như vậy thì lần sau em mới không dám trốn học nữa”, điều đó cho thấy trẻ ở mái ấm suy nghĩ chín chắn hơn so với những bạn cùng tuổi nhưng sống trong môi trường tốt hơn. Các em rất biết cách quan tâm và chăm sóc lẫn nhau: những em lớn sẽ phụ cô Ba chăm sóc những em nhỏ hơn như ru em ngủ, giặt đồ hay dạy các em nhỏ học, có lẽ do các em thiếu thốn tình cảm ngay từ bé nên các em rất thích các đoàn từ thiện và những ai đến thăm. Các em biết cố gắng nhiều trong học tập do các em nghĩ “ Có học giỏi thì mới có tiền lo cho các em nhỏ hơn”- lời bộc bạch của một cậu nhỏ 10 tuổi. Các em nhỏ được nhiều học bổng trong năm học, đa số là gạo và có một số ít là sách vở và tiền nhưng phần lớn các em đều mang học bổng nhân được đưa cho cô Ba giữ.
V. CÔNG TÁC XÃ HỘI CỦA CÁC CÁN BỘ VÀ CÁC NHÀ HẢO TÂM ĐỐI VỚI CÁC TRẺ Ở MÁI ẤM
Hằng năm mái ấm Bách Hoa Trang nhận được rất nhiều sự qua tâm của cán bộ các cấp cũng như các nhà hảo tâm gần xa. Hầu hết các chi phí sinh hoạt, ăn uống và học tập của các em đều được các nhà hảo tâm trợ cấp, ngoài ra một phần nhỏ là do các em làm nhang. Cộng đồng dân cư ở đây cũng giành sự quan tâm đối với các em, các hoạt động từ thiện bao gồm các giá trị về vật chất lẫn tinh thần.
V.1 VỀ VẬT CHẤT
Chương Trình Tài Trợ toàn bộ học phí đến trường cho các em qua Ban Quản Trị và Quý Mạnh Thường Quân thực hiện, năm nay kinh phí dự kiến khoảng 9.500.000Đ/ học phí của 19 em.
Chương Trình Nấu Chay Hằng Tháng do các nhà hảo tâm quyên góp.
Vào ngày 5/7/2013 vừa qua, Ban Quản Trị (BQT) đã có tiếp nhận từ Hiền Tỷ Ngọc Lan và đệ Trịnh Tấn Tài , học sinh lớp 2E trường Trần Quốc Tuấn - ở Đồng Nai nguồn kinh phí như sau:Tỷ Ngọc Lan: 700.000 VNĐ (Bảy trăm ngàn đồng),Đệ Trịnh Tấn Tài: 488.000 VNĐ (Bốn trăm tám mươi tám ngàn đồng).
Ngoài ra hàng năm cón có nhiều nhóm sinh viên các nhóm từ thiện từ xa về với các em, tổ chức các đợt trao quà( gạo, bánh, sách vở..), tổ chúc các buổi nấu ăn từ thiện , hay tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho các em bởi các bác sĩ từ thành phố đã giúp đỡ nhiều cho sự hoạt động ổn định của mái ấm.( theo sổ sách thống kê của mái ấm Bách Hoa Trang năm 2013).
V.2 VỀ TINH THẦN sinh viên đến với các em
Cô Ba- người chăm sóc các em
Tuy không đóng góp được nhiều về vật chất nhưng những nuôi dạy trẻ trong mái ấm(đặc biệt là cô Ba) đã đóng góp một phần công sức không nhỏ trong việc nuôi dạy và chăm sóc cho các em nhỏ.Các nhóm sinh viên cũng như các nhóm từ thiện hằng năm đã mang đến cho em một bầu không khí ấm áp của gia đình, phần nào lấp đi những tổn thương về tình cảm trong các em.
C.PHẦN KẾT LUẬN
Qua bài nghiên cứu về đề tài “ Nhân Học Và Công Tác Xã Hội” chủ đề “Tìm Hiểu Về Công Tác Xã Hội Của Các Ban Ngành Và Các Nhà Hảo Tâm Đối Với Các Trẻ Ở Mái Ấm Bách Hoa Trang(Tỉnh Tây Ninh)”,nhóm chúng em đã có cơ hội đi thực tế ở mái ấm Bách Hoa Trang, qua đó chúng em hiểu được thêm nhiều điều và giải đáp được nhiều thắc mắc liên quan đến con người và công tác xã hội, và nhận ra rằng không phải ai cũng may mắn được sinh ra trong một hoàn cảnh, một gia đình hạnh phúc và có điều kiện tốt để phát triển bản thân.Nhờ chuyến đi thực tế này nhóm chúng em cũng đã khai thác đủ thông tin thông qua phương pháp thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu và phương pháp quan sát để trả lời cho những câu hỏi mà nhóm đã đặt ra trước đó, cụ thể là: hầu hết các trẻ đến với mái ấm là những tẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,đến với mái ấm các em thực sự được yêu thương và như được sống trong một gia đình thực sự,các em được nuôi dưỡng, chăm sóc, được giáo dục. Các em trong mái ấm sớm hình thành nhận thức và có suy nghĩ chín chắn hơn so với các trẻ cùng độ tuổi sống trong cùng gia đình, các em học được tính tự lập từ nhỏ, biết yêu thương và giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau, biết can đảm nhận lỗi và chịu phạt khi làm sai, biết làm việc để phụ giúp chi phí sinh hoạt, có tinh thần ham học và chịu học ,biết yêu thương và trân trọng những người mang đến cho các em một mái ấm.
Công tác xã hội ở mái ấm nhận được sự quan tâm giúp đở của một lượng lớn cá nhân cũng như tổ chức từ thiện trong xã hội, hằng năm số lượng quà từ thiện về vật chất lẫn tinh thần đến với các trẻ ở mái ấm là không nhỏ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sốngsisinh hoạt của các em, và là tiền đề quan trọng để mái ấm Bách Hoa Trang được duy trì và phát triển.
D. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
I.ĐỐI VỚI XÃ HỘI
Cần có nhiều chính sách xã hội tốt hơn nữa đối với những trẻ kém may mắn, đặc biệt là trẻ mồ côi.
Cần xây dựng nhiều trung tâm nuôi dạy trẻ có hoàn cảnh đặc biệt hơn nữa.
Cần lắm những tấm lòng hảo tâm đối với những trẻ kém may mắn.
II.ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH
Cần nâng cao nhận thức để các bậc làm cha mẹ có trách nhiệm hơn trong việc nuôi dạy con cái nhằm giảm bớt tối đa sức ép cho xã hội
III.ĐỐI VỚI NỀN GIÁO DỤC
Cần tạo điều kiện để phát triển ngành công tác xã hội hơn nữa, vì đây là ngành mới và số lượng cán bộ hoạt động trong ngành chưa nhiều.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
GIÁO TRÌNH ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC( TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN. CHỦ BIÊN:PGS.TS.TRẦN THỊ KIM THU).
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP MÔN XÃ HỘI HỌC(TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN.BỘ MÔN TÂM LÝ-XÃ HỘI HỌC.CHỦ BIÊN:Th.S. LƯƠNG VĂN ÚC).
NHÂN HỌC ĐẠI CƯƠNG(ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN,BIÊN SOẠN PGS.TS.NGUYỄN VĂN TIỆP,PGS.TS PHAN THỊ YẾN TUYẾT,TS.THÀNH PHẦN,TS.NGUYỄN KHẮC CẢNH,TS.NGUYỄN THANH BÌNH,TH.S NGÔ THỊ PHƯƠNG LAN, TH.S HUỲNH NGỌC THU).
KHUNG LÝ THUYẾT
ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH
ĐỐI VỚI NỀN GIÁO DỤC
ĐỐI VỚI XÃ HỘI
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CÂU
HỎI
NGHIÊN CỨU
CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
NHIÊM VỤ NGHIÊN CỨU
HOÀN CẢNH SỐNG, SINH HOẠT VÀ TÂM SINH LÝ CỦA TRẺ
THỰC TRẠG VẤN ĐỀ
D.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
ĐỐI TƯỢNG
VÀ
PHƯƠNG
PHÁP
NGHIÊN CỨU
MỤC ĐÍCH
NGHIÊN
CỨU
LÝ
DO
CHỌN
ĐỀ
TÀI
TÌNH TRẠG CỦA TRẺ
TÌM HIỂU VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI CỦA CÁC BAN NGÀNH VÀ CÁC NHÀ HẢO TÂM ĐỐI VỚI CÁC TRẺ Ở MÁI ẤM BÁCH HOA TRANG( TÂY NINH).
A.PHẦN MỞ ĐẦU
B.PHẦN NỘI DUNG
C.PHẦN KẾT LUẬN
CÔNG TÁC XÃ HỘI CỦA CÁN BỘ VÀ NHÀ HẢO TÂM
THỰC HIỆN MỘT CA PHỎNG VẤN SÂU
Người thực hiện phỏng vấn: Nguyễn Thị Huyền.
Người trả lời phỏng vấn: Cô Ba( người nuôi dạy trẻ ở mái ấm Bách Hoa Trang
tỉnh Tây Ninh).
Địa điểm: Mái ấm Bách Hoa Trang tỉnh Tây Ninh.
Thời gian: 9 giờ ngày 29/10/2013.
Vượt qua một khoảng đường khá xa để đến với mái ấm Bách Hoa Trang, cũng nhân tiện về thăm nhà( quê tôi cũng ở Tây Ninh cũng khá gần mái ấm Bách Hoa Trang nên tôi thường xuyên đến thăm cô Ba và các em nhỏ ở đây vì tôi rất thích các em nhỏ và không khí vui vẻ ở mái ấm này). Lần này đến với Bách Hoa Trang trong lòng náo nức thấy lạ, vì thấy nhớ các em nhỏ ở mái ấm và cũng để hoàn thành đề tài môn Nhân Học.Gặp cô Ba lần này cảm giác thấy gần gủi làm sao, sau cuộc nói chuyện với cô Ba tôi có thêm thật nhiều thông tin hữu ích cho đề tài mà mình đã chọn.
Sau đây là cuộc nói chuyện( bài phỏng vấn sâu giữa tôi- người thực hiện phỏng vấn và cô Ba- người nuôi dạy trẻ đồng thời cũng là người trả lời phỏng vấn).
Hỏi: Con đến đây cũng đã nhiều lần, con thấy số lượng các em có sự thay đổi sau mỗi lần đến,cô ba dạo này dường như tóc cũng nhiều sợi bạc hơn, chắc do cô Ba vất vả vì số lượng trẻ tăng thêm nhiều phải không cô Ba?
Trả lời: Cảm ơn sự quan tâm của con, cô Ba cũng đã ngoài 70 rồi, tóc bạc cũng là lẽ thường. Các em dạo này rất ngoan nên cô Ba không phải buồn phiền gì nhiều, số lượng trẻ thì có tăng thêm 2 em(1 nam,1 nữ).Tính tới thời điểm hiện tại(tháng 10/2013) mái ấm nhận nuôi tổng số là 22 em: 8 nữ,4 nam,có 14 em đang học cấp 1 và 7 em học cấp 2, có 1 em không đi học.(cô Ba giải thích thêm)
Hỏi: Dạ! qua những lần đến đây con nhận thấy các em đều rất ngoan và biết nghe lời, một lần nói chuyện với một em trai tên Nam, em có bật mí rằng đã từng bị cô Ba phạt, vậy cô ba có thể cho con biết thêm một vài nội quy của mái ấm mình đối với các em nhỏ được không ạ?
Trả lời: Mái ấm Bách Hoa Trang xây dựng đến nay cũng đã được 6 năm( từ năm 2008 đến nay) cũng đã đón nhận rất nhiều em, đa số các em đến với mái ấm với hoàn cảnh rất đặc biệt(bị bỏ rơi, không cha hoặc không mẹ…) nên nhà trẻ đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng cho các em một môi trường sống, sinh hoạt và học tập ấm áp tình thương, bên cạnh đó phải tập cho các em tính tự giác và tính kỷ luật như:các em phải đi ngủ trước 22 giờ,không được trốn học, không được bắt nạt những em nhỏ tuổi hơn. Bé Nam bị cô Ba phạt là vì em trốn học đi chơi nên cô Ba phạt phải quỳ 1 nén nhang.
Hỏi: Dạ con nghĩ có kỹ luật như vậy sẽ tất hơn cho các em, vì các em nên được nuôi dưỡng tính kỹ luật ngay từ bé. À cô Ba ơi! Như con được biết thì hầu hết các em đến với mái ấm đều có hoàn cảnh rất đặc biệt, vậy cô ba chắc gặp nhiều khó khăn trong việc nuôi dạy và tìm hiểu tâm lý của các em phải không ạ?
Trả lời: Cô Ba đã làm công việc nuôi dạy trẻ từ khá lâu(từ khi Bách Hoa Trang mới thành lập đến nay, đã tiếp xúc với nhiều em có tính cách khác nhau nên Cô Ba cũng không gặp khó khăn nhiều trong việc tìm hiểu tâm lý của các em. Do hoàn cảnh các em trước khi đến với nhà trẻ đều rất đặc biệt nên hầu hết các em khi mới đến nhà trẻ đều rất rụt rè, đa số các em đều thấy lạ lẫm với mái ấm thậm chí có em còn khóc rất nhiều, nhưng sau một thời gian làm quen với mái ấm các em dần mở lòng hơn, hoạt bát hơn và quan tâm đến mọi người hơn, hầu hất các em đều rất tự lập, biết yêu thương nhau và rất quan tâm,hỏi thăm xúm xuýt khi cô Ba đau yếu(cô Ba cười lớn..). Các em ở đây rất khác những em khác cùng độ tuổi sống cùng gia đình ma cô Ba được biết: các em sống tự lập hơn, không nhõng nhẽo và có suy nghĩ chín chắn hơn,biết phụ giúp cô ba làm nhang để kiếm thêm thu nhập khi không phải đi học, các em cũng rất ham học và học giỏi.
Hỏi: Con cảm thấy rất quý các em, mỗi lần con đến với mái ấm các em đều rất vui vẽ và quấn quýt con, vậy có phải với ai đến thăm mái ấm các em đều như vậy? Và mái ấm của mình có thường xuyên có các hoạt động từ thiện của các cán bộ và nhà hào tâm không cô Ba?
Trả lời: Có lẽ do thiếu thốn tình yêu thương của cha, mẹ từ nhỏ nên các em quý người lắm, cú thấy ai đến thăm mái ấm là các em lại quấn quýt và rất quý.
(cô Ba ra hiệu cho tôi chờ 1 lát, cô ba vào phòng lấy một cuốn sổ nhỏ đưa cho tôi xem, nhìn qua cuốn sổ được ghi chép khá cẩn thận số tiền và quà nhận được từ các cán bộ và các nhà hảo tâm gần xa, lướt qua từng trang tôi sững lại vì thấy 1 điều đáng nể trọng: Vào ngày 5/7/2013 vừa qua, Ban Quản Trị (BQT) đã có tiếp nhận từ Hiền Tỷ Ngọc Lan và đệ Trịnh Tấn Tài , học sinh lớp 2E trường Trần Quốc Tuấn - ở Đồng Nai nguồn kinh phí như sau:Tỷ Ngọc Lan: 700.000 VNĐ (Bảy trăm ngàn đồng),Đệ Trịnh Tấn Tài: 488.000 VNĐ (Bốn trăm tám mươi tám ngàn đồng), điều này cho thấy mái ấm Bách Hoa Trang nhận được sự quan tâm từ rất nhiều người từ cán bộ,sinh viên, các nhà hảo tâm xa gần)
Hỏi: Con thấy mái ấm nhà trẻ của mình hiện tại hoạt động rất tốt,và đặc biệt rất ý nghĩa vì mở ira một tương lai mới cho những trẻ có hoàn cảnh bất hạnh,các em ở đây cũng rất ngoan, Vậy cô Ba có thể bật mí cho con được biết những dự định trong tương lai của mái ấm được không ạ?
Trả lời: Ban quản trị mái ấm hiện tại đang kêu gọi các nhà hảo tâm gần xa tài trợ học phí cho các em trong hết năm học 2013,kinh phí dự kiến khoảng 9.500 000VNĐ/học phí của 19 em. Chương trình nấu cơm chay hàng tháng do các nhà hảo tâm quyên góp cũng được tiến hành khá tốt, trong tương lai ban quản trị mái ấm dự kiến mở rộng thêm cơ sở vật chất của mái ấm để có thể nhận nuôi nhiều em có hoàn cảnh khó khăn hơn( cô Ba chia sẽ).
Hỏi: Con rất cảm ơn những chia sẽ chân thành của cô Ba,con kính chúc cô Ba luôn dồi dào sức khỏe để chăm lo cho các em, chúc cho những dự định của mái ấm sẽ thành công và luôn luôn nhận được nhiều hơn nữa những tấm lòng sẽ chia từ các nhà hảo tâm gần xa.
10h30 Kết thúc phỏng vấn
VÂN DỤNG VÀO THỰC TIỄN
Nhìn chung công tác xã hội góp phần giải quyết các vấn đề về tệ nạn xã hội: Sự cung cấp các dịch vụ công tác xã hội nhằm hỗ trợ các trung tâm cai nghiện, phục hồi chức năng cho người nghiện ma túy, trung tâm phục hồi nhân phẩm cho gái mại dâm và nhưng người vi phạm pháp luật cũng như các trung tâm chăm sóc và hỗ trợ cho những người nhiễm HIV/AIDS, những phụ nữ bị buôn bán qua biên giới trở về hòa nhập với cộng đồng. Qua đó có thể đáp ứng được các nhu cầu của cá nhân hay tạo ra những thay đổi về môi trường xã hội đã làm gia tăng những vấn đề trong cộng đồng.
Chủ đề”Nhân học và công tác xã hội” mà cụ thể là đề tài” tìm hiểu công tác xã hội của các ban ngành và các nhà hảo tâm đối với các trẻ ở mái ấm Bách Hoa Trang(tỉnh Tây Ninh)” do nhóm thực hiện có thể vận dụng vào thực tế ở các khía cạnh:
Đề tài này có thể cung cấp thông tin cho những ai thực sự quan tâm đến ngành công tác xã hội ở tỉnh Tây Ninh mà cụ thể là ở mái ấm Bách Hoa Trang.
Thông qua bài tiểu luận và đề tài này Giảng viên có thể đánh giá được lợi ích thiết thực của môn học “Nhân Học” đối với sinh viên,và đồng thời thông qua đó đánh giá được mức độ tiếp thu và ứng dụng môn học vào thực tế của sinh viên thể hiện qua việc hoàn thành các kỹ năng thông qua bài tiểu luận như thế nào( vì Nhân Học cung cấp một nền tảng kiến thức khoa học xã hội hữu ích cho các ngành khoa học khác, đặc biệt là ngành xã hội học thiêng về công tác xã hôi).
Ngoài ra qua việc thực hiện đề tài này sinh viên có thể ứng dụng những điều đã học được từ môn Nhân Học ( như kỹ năng phỏng vấn sâu, hiểu được tâm lý trẻ thông qua phương pháp quan sát và phân tích dữ liệu…) vào thực tiễn khi đi thực tế qua đó góp phần cũng cố thêm những kiến thức đã học nhờ vận dụng chúng vào thực tiễn. Hoàn thành đề tài giúp sinh viên rèn luyện được nhiều kỹ năng mềm khác như: cách thực hiện một bài tiểu luận, hiểu rõ hơn những vấn đề mà mình nghiên cứu.
Đối với bản thân: Nhờ đề tài này,bản thân có cơ hội đi thực tế, được tự mình tìm hiểu thêm những kiến thức hữu ích mà cụ thể là hiểu rõ hơn về các trẻ và các hoạt động thuộc công tác xã hội ở mái ấm Bách Hoa Trang, có cơ hội để khám phá thêm nhiều khả năng của bản thân, nhờ đó nhận thức được tầm quan trọng của các hoạt động công tác xã hội đối với các trẻ ở mái ấm, hiểu được phần nào tâm lý của trẻ, đặc biệt thông qua đó giúp bản thân nhận thức được tầm quan trọng của gia đình, biết trân trọng những gì mình đang có-Những điều mà các trẻ em kém may mắn khác không thể có được nhờ vậy biết quan tâm đến những số phận kém may mắn hơn góp phần hình thành một cách đầy đủ hơn nhận thức của bản thân về công tác xã hội.
BÀI TIỂU LUẬN CÒN NHIỀU THIẾU SÓT MONG THẦY THÔNG CẢM!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhan_hoc_70__0383.docx