Đề tài Tìm hiểu window 8

Với mục tiêu xây dựng hệ điều hành cho máy tính bảng, Windows 8 có khả năng đồng bộ dữ liệu giữa nhiều thiết bị và với Internet. Tuy nhiên, đồng bộ dữ liệu “quá mức” có thể là lỗ hổng bảo mật của Windows 8. Để bảo mật hơn, Microsoft nên cung cấp thêm nhiều thiết lập để người dùng tự chọn các thành phần muốn đồng bộ.

doc26 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2718 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu window 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Tel. (84-511) 736 949, Fax. (84-511) 842 771 Website: E-mail: cntt@edu.ud.vn BÁO CÁO KẾT THÚC MÔN MÔN HỌC: SOẠN THẢO VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO ĐỀ TÀI : TÌM HIỂU WINDOW 8 SVTH : 1. Lê Quang Vũ 2. Trần Công Chiến 3. Nguyễn Thị Thùy LỚP : 11TLT.PY CBHD :PGS.TS Phan Huy Khánh Tuy Hòa, ngày 19 tháng 04 năm 2012 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài này trước hết chúng em chân thành cảm ơn Thầy PGS.TS Phan Huy Khánh trong khoa Công nghệ thông tin trường Đại học bách khoa Đà Nẵng đã tạo điều kiện giúp đỡ, chỉ bảo chúng em cách soạn thảo và trình bày báo cáo, nhờ sự chỉ bảo của thầy nhóm cũng như các bạn trong lớp tiếp thu được nhiều vấn đề, kỹ năng và cũng là tiền đề để chúng em hoàn thành đề tài này. Tuy bản thân đã rất cố gắng tìm hiểu tài liệu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau như là giáo trình, sách ,internet,…Cũng như vốn hiểu biết của mình về đề tài thì không sao tránh khỏi thiếu sót. Kính mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để tôi có thể hoàn thiện hơn về báo cáo và là cơ sở vững chắc để sau này ra trường làm việc. Chúng em xin chân thành cảm ơn! Mục lục LỜI MỞ ĐẦU Công nghệ thông tin ngày nay có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Hiện nay có rất nhiều chương trình ứng dụng phát triển và ngày càng đa dạng. Để phục vụ nhu cầu đó hệ điều hành là phần không thể thiếu của một máy tính cá nhân, máy tính server hay là một siêu máy tính. Có thể nói hệ điều hành giống như một mảnh đất để các ngôi nhà (phần mềm ứng dụng) phát triển. Do đó tập đoàn Micosoft đã không ngừng phát triển hệ điều hành từ năm 1985 đến nay. Với sự yêu thích công nghệ chúng em quyết định chọn đề tài nghiên cứu về windows cụ thể là windows 8(là windows mới nhất của Microsoft) để thỏa mãn nhu cầu bản thân. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN 1985: Windows 1.0 Phiên bản này không tạo dựng được nhiều danh tiếng như những thế hệ đi sau. Windows 1.0 là hệ điều hành có giao diện đồ họa đầu tiên của Microsoft và chạy trên nền 16 bit. Trên thực tế, đây cũng giống như một phiên bản MS-DOS được trang bị thêm giao diện người dùng và khả năng thực hiện nhiều tác vụ cùng lúc. Windows 1.0 chưa khá nhiều phần mềm mà ngày nay chúng ta vẫn còn sử dụng như Notepad, Calendar và Paint. Windows 1.0 vẫn chưa cho phép các cửa sổ ứng dụng nằm chồng lên nhau mà tính năng này chỉ xuất hiện ở bản 2.0. 1987: Windows 2.0 Windows 2.0 ra mắt sau bản đầu tiên khoảng 2 năm. Windows 2.0 hỗ trợ nhiều tính năng mới nhưng cũng đồng thời nâng cao yêu cầu phần cứng. Người dùng Windows 2.0 phải có bộ nhớ 512 KB và yêu cầu DOS 3.0. Đây là hệ điều hành đầu tiên được trang bị thêm ứng dụng văn phòng Word và Excel. Sau khi ra mắt, Apple đã khởi kiện Microsoft vì sao chép lại “giao diện và dấu ấn” của hệ điều hành Macintosh trên Windows 2.0, nhưng Apple không thắng trong vụ này. 1990: Windows 3.0 Windows 3.0 ra đời vào năm 1990. Phiên bản này đã tích hợp thành công MS-DOS với những biểu tượng đồ họa như Program Manager. Đây là phiên bản thành công đầu tiên của Windows, xác lập vai trò thống trị của Microsoft.Tất cả biểu tượng của Windows 3.0 được thiết kế lại để sử dụng tiêu chuẩn VGA với 16 bit màu. Windows 3.0 tăng cường khả năng quản lý bộ nhớ, tăng khả năng truy xuất và cho phép các chương trình DOS chạy trên những máy ảo độc lập. 1991: Windows NT 3.1 Ra mắt vào một năm sau đó, Windows 3.1 cũng có thành công tương tự như Windows 3.0 và đã trở thành hệ điều hành tiêu chuẩn được sử dụng trên máy tính cá nhân của IBM trong những năm đầu của thập niên 90 thế kỷ trước. Đây cũng là phiên bản hệ điều hành cuối cùng của Windows trông giống MS-DOS. 1995: Windows 95 Windows 95 xuất hiện vào 8/1995. Đây là một bước đột phá lớn so với những phiên bản trước đó, hầu hết mọi thứ đều có các biểu tượng. Trình duyệt Internet Explorer, thùng rác Recycle Bin, nút Start đều được ra mắt tại phiên bản này. Thiết kế cơ bản cho Windows không thay đổi nhiều kể từ sau phiên bản này. Windows 95 ổn định hơn các đàn anh đi trước rất nhiều, nó cũng là hệ điều hành Windows đầu tiên hỗ trợ tiêu chuẩn Plug and Play của Intel và cho phép đặt tên dài hơn 8 ký tự. Windows 95 đã rất được chào đón tại thời điểm đó. 1998: Windows 98 Windows 98 trông giống như Windows 95, nhưng có thêm một số tính năng. Tiếp nối thành công của Windows 95, Windows 98 bổ sung khả năng tương thích với nhiều hệ thống phần cứng khác nhau. Đây là lần đầu tiên Internet Explorer được tích hợp thành một phần của hệ điều hành, một trong những nguyên nhân chính đẩy Microsoft vào vụ kiện chống độc quyền của Bộ Tư pháp Mỹ. Windows 98 cũng hỗ trợ USB tốt hơn Windows 95. Hệ điều hành này ra mắt với 1 tính năng mới là Active Desktop cho phép truyền tải các tin trực tuyến về máy. 2000: Windows ME/2000 ME là chữ viết tắt của “Millennium Edition" (Phiên bản thiên niên kỉ - PV). Đây được xem là một trong những thảm họa của hệ điều hành nổi tiếng này. Nhiều người cho rằng Windows ME không gì khác hơn là một chiêu bài marketing của Microsoft trong nỗ lực kiếm "một thứ gì đó" để bán trong dịp mua sắm của năm 2000. Về cơ bản nó được xây dựng dựa trên bản Windows 98 với một số tính năng mới dành cho người dùng. Nó không được sử dụng nhiều. Hầu hết mọi người đều chờ đợi XP, lúc đó được cho là sẽ sớm ra mắt. 2001: Windows XP Năm 2001, Windows XP chính thức trình làng. Đây là phiên bản Windows đầu tiên có những thay đổi thực sự cả về giao diện người dùng lẫn tính năng kể từ bản Windows 95. Phiên bản Windows XP sau đó đã trở thành hệ điều hành có số lượng tiêu thụ lớn nhất trong lịch sử của Microsoft. Cho dù được giới thiệu cách đây 9 năm nhưng cho tới ngày hôm nay, XP vẫn là một trong những bản Windows được sử dụng nhiều nhất, nó cũng xuất hiện như một tùy chọn khác bên cạnh Windows 7 hiện tại. 2006: Windows Vista Đây là một thảm họa khác của Microsoft. Sau 5 năm chờ đợi đằng đẵng từ Windows XP, cuối cùng người dùng được chứng kiến một hệ điều hành kém tương thích với phần cứng và không chạy trên các thiết bị cũ, cho dù gây ấn tượng mạnh về giao diện đồ họa đẹp mắt, bóng bẩy hơn. Do vậy, hầu hết người dùng vẫn tiếp tục trung thành với hệ điều hành Windows XP và không muốn nâng cấp cấu hình máy lên để sử dụng Windows Vista. 2009: Windows 7 Ra mắt vào tháng 10/2009, đây là hệ điều hành đang được sử dụng rộng rãi của Microsoft. Windows 7 vẫn giữ lại giao diện Aero nhưng thay vì đưa thêm hàng loạt các hiệu ứng mới, Windows 7 tập trung vào sửa chữa những lỗi lầm từ Vista. Hầu hết những người dùng Vista nâng cấp lên Windows 7 không gặp khó khăn như khi "nhảy cóc" từ XP lên Vista. Hệ điều hành này cũng ổn định hơn khá nhiều. Và nỗ lực của Microsoft đã được đền đáp, người dùng đã nhanh chóng chuyển sang hệ điều hành mới. 2012: Window 8 Đây là hệ điều hành đang được người tiêu dùng mong chờ. Dự kiến, bản chính thức của Windows 8 sẽ được phát hành vào cuối năm nay. Theo công bố của Microsoft, Windows 8 là một hệ điều hành được xây dựng mới hoàn toàn, chứ không phải được xây dựng từ nền tảng sẵn có của các phiên bản trước đây. Bằng chứng rõ ràng nhất là sự thay đổi giao diện. Bên cạnh giao diện truyền thống, Windows 8 còn có thêm giao diện Metro với các ứng dụng được sắp xếp như trên smartphone. Một trong những tính năng được đánh giá cao khác của Windows 8, là có thể chứa toàn bộ hệ điều hành trên USB, rồi từ đó cho phép người dùng khởi động và chạy trực tiếp mà không cần thiết phải cài đặt vào máy. Đây là tính năng tương tự như Live CD thường thấy ở các phiên bản hệ điều hành Linux. Ngoài ra cũng đáng chú ý là Microsoft sẽ ra mắt gian hàng Windows Store dành cho Windows 8. Tại đây, nhà phát triển giới thiệu và bán các ứng dụng được xây dựng cho giao diện Metro trên Windows 8. CÁC PHIÊN BẢN CỦA WINDOWS 8 Windows 8 cho ra mắt 9 phiên bản khác nhau Windows 8 Enterprise Edition Windows 8 Enterprise Eval Edition Windows 8 Home Basic Edition Windows 8 Home Premium Edition Windows 8 ARM Edition Windows 8 Professional Edition Windows 8 Professional Plus Edition Windows 8 Starter Edition Windows 8 Ultimate Edition Sáu phiên bản khác nhau của Windows 7 là: Windows 7 Starter Windows 7 Home Basic Windows 7 Home Premium Windows 7 Professional Windows 7 Enterprise Windows 7 Ultimate Sự khác biệt của Windows 8 so với Windows 7 nằm ở các phiên bản: Windows 8 Enterprise Eval Edition: đây có vẻ như một phiên bản con dành cho doanh nghiệp (không quan trọng lắm đối với người tiêu dùng) Windows 8 Professional Plus Edition: có lẽ Microsoft quyết định tách bản Pro thành hai Windows 8 ARM Edition: bản này chắc là dành cho máy tính bảng sử dụng vi xử lý ARM CÁC THIẾT BỊ DÙNG WINDOWS 8 Máy tính bảng Máy tính bảng chạy Windows 8 được xem như là bước đột phá mạnh mẽ nhất từ trước đến nay của “người khổng lồ” về phần mềm Microsoft. Windows 8 tablet sẽ sử dụng vi xử lý cấu trúc ARM, với giao diện Metro và trông khá giống với Windows Phone 7 được tối ưu cho máy tính bảng với màn hình cảm ứng lớn, vì thế cái mà người ta quan tâm nhiều là nó sẽ hoạt động như thế nào trên dòng máy này? Ngoài Metro UI, Windows 8 còn hỗ trợ các thao tác và tính năng tối ưu cho màn hình cảm ứng khá tốt. Cấu hình của windows 8 tablet Cảm nhận nổi bật nhất của người dùng khi chạm vào Windows 8 sẽ là tốc độ, là sự trôi chảy, mượt mà, năng động và trải nghiệm được thay đổi hoàn toàn trong khi vẫn giữ được sức mạnh, sự linh hoạt và khả năng kết nối liên tục. Một số hãng sản xuất máy tính bảng như HP, DELL, NOKIA, MOTOROLA Theo như các chuyên gia dự đoán thì Windows 8 sẽ là một bước ngoặt trong lĩnh vực công nghệ. Máy tính PC Bản dùng thử Windows 8 có khá nhiều thay đổi so với Windows 7, đặc biệt là về giao diện Metro bắt mắt tương tự như Windows Phone 7 dành cho điện thoại của Microsoft. Về cơ bản, Windows 8 có thể chia làm 2 "nhân", một với giao diện trượt cảm ứng bóng bẩy thiên nhiều về các thiết bị di động với một số phần mềm hỗ trợ phím tùy chỉnh lớn. Phần còn lại chính là desktop, tương tự như các dòng Windows trước đây nhưng cũng được chỉnh sửa một chút. Thời gian khởi động là điểm đáng ghi nhận nhất ở Windows 8. Qua thực tế kiểm tra của Số Hóa, mẫu máy sử dụng Core 2 Duo đời cũ tốc độ 2,1 GHz, RAM 2 GB có thể khởi động trong vòng hơn 10 giây (tính từ lúc logo của main, máy xuất hiện đến khi màn hình đăng nhập). Do cài đặt lẫn cùng hệ điều hành Windows 7 cũ nên máy phải qua thêm một bước chọn hệ điều hành. Cách chuyển đổi khung hiển thị, icon tỏ ra khá mượt mà. Tuy nhiên, do sử dụng laptop không có màn hình cảm ứng nên khả năng trải nghiệm bị hạn chế khá nhiều. Các thao tác vuốt bị thay bằng thanh trượt và sử dụng bằng chuột. Phiên bản Windows 8 Developer Preview sử dụng Internet Explorer 10 (chia làm hai kiểu giao diện, một cho màn hình cảm ứng, một trên desktop thông thường), Windows Media Player 12. Trong thử nghiệm với laptop sử dụng card đồ họa Nvidia GeForce 9200M, máy không thể tự nhận driver màn hình nhưng vẫn sử dụng được file cài từ windows 7 cũ để sử dụng. Các phần cứng khác như âm thanh, kết nối mạng, máy đều nhận khá tốt. Tuy nhiên, Windows 8 còn đang trong giai đoạn thử nghiệm trước khi chính thức phát hành vào cuối năm nay. Được giới thiệu với nhiều tính năng mới và hiện đại, tuy nhiên có vẻ đối tượng mà Windows 8 nhắm đến là người dùng máy tính bảng chứ không phải người dùng PC hay laptop truyền thống. Nút Start “biến mất” Trước khi phát hành bản Consumer Preview, Microsoft đã thông báo nút Start sẽ bị loại bỏ trong Windows 8. Tuy nhiên, ở môi trường Desktop, khi rê chuột vào góc trái phía dưới màn hình, nút Start vẫn xuất hiện. Song, khi nhấn vào nút Start, người dùng sẽ được chuyển đến màn hình Metro. Dù bạn có thể làm hiện lại nút Start của ngày xưa bằng cách dùng thêm phần mềm hỗ trợ, nhưng phải mất công để lấy lại tính năng lẽ ra phải có thật sự rắc rối. Giao diện Metro không tương thích ứng dụng cũ Màn hình Metro là sự thay thế cho Start Menu cũ, hiển thị các ứng dụng thông qua các ô vuông hay chữ nhật. Giao diện Metro khá đẹp và tiện lợi trên màn hình cảm ứng máy tính bảng, nhưng khi dùng trên PC lại rất bất tiện. Mỗi ứng dụng được hiển thị trên giao diện Metro dưới dạng hình chữ nhật hay hình vuông kèm theo hình ảnh thu nhỏ tượng trưng cho ứng dụng đó. Một số ứng dụng thời tiết hay mạng xã hội sẽ hiển thị thông tin ngay trên khối vuông để người dùng theo dõi dễ hơn. Tuy nhiên, chỉ có các ứng dụng được thiết kế riêng cho giao diện Metro thì mới hoạt động tốt trên màn hình này. Những ứng dụng cũ khi đưa ra màn hình Metro chỉ là một khối vuông “bất động và xấu xí”. Ứng dụng hiển thị toàn màn hình Như đã đề cập ở trên, những ứng dụng được thiết kế riêng cho màn hình Metro khi hoạt động sẽ hiển thị ở chế độ toàn màn hình (full-screen). Bạn không thể thay đổi kích thước ứng dụng nên khái niệm “cửa sổ” đang dần được loại bỏ ra khỏi Windows. Tất nhiên, khi dùng Windows 8 trên máy tính bảng hay TV thì chế độ toàn màn hình giúp người dùng tập trung dễ hơn vào ứng dụng. Nhưng khi dùng trên PC hay laptop, đó là điểm hạn chế lớn. Khó kiểm soát khi chạy nhiều ứng dụng cùng lúc Do giao diện Metro choán đầy màn hình nên khi muốn xem các ứng dụng đang hoạt động, bạn rê chuột vào góc trái để hiển thị tên các ứng dụng đã mở. Một điểm gây rườm rà là danh sách ứng dụng đang chạy trên Desktop và trên màn hình Metro hoàn toàn khác nhau. Do vậy, bạn phải biết đã chạy ứng dụng đó từ môi trường nào để mở lại. Yêu cầu “chạm và kéo” quá nhiều Microsoft gần đây đều phát triển một giao diện đồ họa yêu cầu người dùng phải thường xuyên rê chuột vào biên và kéo. Màn hình Metro được thiết kế như dài vô tận với các khối vuông ứng dụng. Thao tác kéo màn hình rất quen thuộc và tiện lợi khi dùng màn hình cảm ứng, nhưng khi dùng chuột hay trackpad của laptop thì việc kéo sang từng trang rất mất thời gian. Đặc biệt là trong Windows 8 Store, bạn phải kéo rất nhiều để tìm được ứng dụng cần dùng. Vấn đề đồng bộ Với mục tiêu xây dựng hệ điều hành cho máy tính bảng, Windows 8 có khả năng đồng bộ dữ liệu giữa nhiều thiết bị và với Internet. Tuy nhiên, đồng bộ dữ liệu “quá mức” có thể là lỗ hổng bảo mật của Windows 8. Để bảo mật hơn, Microsoft nên cung cấp thêm nhiều thiết lập để người dùng tự chọn các thành phần muốn đồng bộ. Chỉ phục vụ cho mục đích giải trí Khi nhìn vào màn hình Metro, hẳn bạn sẽ thấy có khá nhiều game kèm theo dịch vụ giải trí Xbox LIVE của Microsoft. Điểm lạ là dịch vụ văn phòng trực tuyến Office 365 lại không thấy “tăm hơi” trên màn hình này. Với sự hiện diện của Xbox LIVE, có vẻ Microsoft hướng Windows vào các thiết bị giải trí gia đình, chứ không tập trung vào công việc. Windows 8 có dành cho PC? Với mục tiêu xây dựng hệ điều hành cho cả PC và máy tính bảng, Microsoft đã thiết kế thêm màn hình Metro bên cạnh môi trường desktop truyền thống. Tuy nhiên, càng ôm đồm nhiều thứ lại càng dẫn đến nhiều bất tiện cho người dùng PC. KẾT LUẬN Tóm lại với công nghệ ngày càng phát triển và sự lớn mạnh của của tập đoàn Microsoft thì Windows 8 đã và sẽ tạo được bước nhảy vọt trong lĩnh vực hệ điều hành. Windows 8 hứa hẹn sẽ mang lại cho người dùng sự thoải mái, và tin cậy khi dùng nó. Hy vọng một ngày không xa Windows 8 sẽ không xa lạ đối với người dùng trên khắp thế giới khi nhắc đến cái tên Windows 8 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang web:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docwindows_8_7939.doc