Đề tài Tín dụng trung dài hạn để thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế

PHẦN I: LÝ THUYẾT TỔNG QUAN- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN ĐỂ THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ I. Khái niệm và vai trò của tín dụng Ngân hàng: 1. Khái niệm: Tín dụng Ngân hàng là quan hệ vay mượn giữa Ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các xí nghiệp, các tổ chức kinh tế và các tầng lớp dân cư. Hình thức này được thực hiện thông qua việc Ngân hàng đứng ra huy động vốn bằng tiền từ các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội và sử dụng để cho vay lại đối với các xí nghiệp, các tổ chức và cá nhân trên nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. 2.Vai trò: - Tín dụng có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển: + Thông qua hoạt động tín dụng có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh, qua đó làm kích thích sản xuất chẳng hạn như các doanh nghiệp vay vốn để sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng, mở rộng nhà xưởng + Mặt khác thông qua tín dụng còn có thể đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán, có thể thanh toán không phân biệt không gian và thời gian làm cho hàng hóa dịch chuyển từ nơi này đến nơi khác, dẫn đến kích thích quá trình lưư thông hàng hóa phát triển. - Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ và giá cả: Tín dụng giúp vận chuyển tiền tệ từ nơi thừa sang nơi thiếu tạo ra dịch vụ dẫn đến tiền tệ trong nền kinh tế vừa phải không gây ra lạm phát. Điều này làm cho các nhà đầu tư sẽ bỏ tiền vào đầu tư cho nền kinh tế làm kích thích hàng hóa phát triển về chủng loại, mẫu mã, chất lượng, dịch vụ chăm sóc làm cho nền kinh tế ổn định về giá cả. - Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn, việc làm, ổn định trật tư xã hội: Tín dụng giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp có đủ nguồn vốn kịp thời cho quá trình sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng, đầu tư mới, dẫn đến việc tuyển thêm lao động trong nền kinh tế, làm dịch chuyển lao động từ khu vực này sang khu vực khác. Từ đó góp phần ổn định đời sống cho người lao động, giảm tệ nạn xã hội, kích thích nhu cầu tiêu dùng của người dân - Tín dụng góp phần tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội: Ngân hàng huy động tất cả các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội vào nguồn quỹ của Ngân hàng. Điều này làm cho lượng tiền mặt ngoài lưu thông giảm. Bên cạnh đó một khối lượng lớn tiền cho vay qua các tổ chức kinh tế, các cá nhân thể hiện thông qua tài khoản, làm cho lượng tiền trong lưu thông giảm giúp tiết kiệm chi phí lưu thông cho xã hội. II Những vấn đề chung về tín dụng trung, dài hạn (tín dụng đầu tư): 1. Khái niệm tín dụng trung, dài hạn: Tín dụng trung, dài hạn là loại hình cấp tín dụng, theo đó Ngân hàng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào nhiều mục đích như thực hiện các dự án đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đầu tư vào tài sản cố định trên nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi với thời hạn cho vay trên 1 năm. Tín dụng trung hạn là loại hình cho vay có thời hạn trên 12 tháng đến 5 năm. Mục đích của hình thức tín dụng này là cho vay để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. Trong nông nghiệp chủ yếu cho vay trung hạn để đầu tư vào các đối tượng sau: máy cày, máy bơm nước, xây dựng các vườn cây công nghiệp như cà phê, điều Tín dụng dài hạn là loại hình cho vay có thời hạn trên 5 năm và thời hạn tối đa có thể lên tới 20-30 năm, một số trường hợp cá biệt có thể lên đến 40 năm. Mục đích của hình thức tín dụng này là để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, hoặc xây dựng các xí nghiệp mới. 2. Sự cần thiết và ý nghĩa của tín dụng trung, dài hạn trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước: a) Sự cần thiết: - Trong tình hình hiện nay, nền kinh tế của Việt Nam đang cần rất nhiều nguồn vốn trung, dài hạn từ các thành phần kinh tế khác nhau trong xã hội để thực hiện các dự án đầu tư nhằm phát triển đất nước, phục vụ cho quá trình thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. - Bên cạnh đó thông qua tín dụng đầu tư còn góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, khuyến khích đa dạng hóa các ngành nghề tạo nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu của xã hội, tiếp thu và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng năng suất lao động b) Ý nghĩa của tín dụng trung, dài hạn trong nền kinh tế: - Nguồn vốn tín dụng trung, dài hạn chủ yếu là đồng vốn vay mượn nên các chủ thể đi vay cần phải sử dụng vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả để có thể hoàn trả cho chủ thể cho vay. - Đây là hình thức đầu tư linh hoạt, xâm nhập vào nhiều ngành nghề kinh doanh với quy mô lớn, vừa và nhỏ tạo ra nhiều loại hình kinh doanh hàng hóa và dịch vụ làm thỏa mãn nhiều nhu cầu đầu tư, xây dựng cơ bản, đổi mới máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ - Tín dụng trung, dài hạn là ngồn vốn tín dụng lớn và có thời hạn, nó giúp khai thác triệt để các nguồn vốn trong nền kinh tế nhằm phục vụ cho các nhu cầu của xã hội, làm cho các nguồn vốn được đầu tư này sử dụng một cách có hiệu quả giúp khai thác các tiềm năng về lao động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên của đất nước để phát triển và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Mặt khác việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả còn giúp cho Ngân hàng có thể thu hồi được nợ để trả cho người gởi tiền và tạo nguồn thu cho Ngân hàng nhằm bù đắp chi phí hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Từ lâu, nghiệp vụ truyền thống của các Ngân hàng thương mại là cho vay ngắn hạn, nhưng từ những năm 70 trở lại đây các Ngân hàng thương mại đã chuyển sang kinh doanh tổng hợp và một trong những nội dung đổi mới đó là nâng cao tỷ trọng cho vay trung, dài hạn trong tổng số dư nợ của Ngân hàng. Do vậy, việc mở rộng quy mô nguồn vốn tín dụng đầu tư không những là đòi hỏi khách quan của nền kinh tế mà còn rất bức bách trong điều kiện hiện nay của Việt Nam. PHẦN III: KẾT LUẬN – BÀI HỌC KINH NGHIỆM  I. Kết luận: Qua những điều vừa trình bày ở trên, chúng ta thấy rõ rằng PGD Sa Đéc tuy chỉ mới được thành lập cách đây không lâu nhưng đã thực hiện được nhiệm vụ của mình hỗ trợ đắc lực cho nhà đầu tư, góp phần vào sự phát triển chung của khu vực, giúp giải quyết được phần nào về nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tầng lớp dân cư, cũng như về nhu cầu tiêu dùng của CBCNV, giúp nâng cao đời sống của người dân, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó chúng ta không thể phủ nhận vai trò của NHĐT & PT Đồng Tháp PGD Sa Đéc nói riêng và NHĐT& PT Việt Nam nói chung. Không những thế PGD Sa Đéc đã thực hiện tốt vai trò của một NHTM, đã xác định đúng đối tượng để phục vụ mà khách hàng chủ yếu là các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh, dịch vụ Có được kết quả như ngày nay cũng là nhờ một phần sự đóng góp của tập thể CBCNV trong NH. Các cô, chú, anh, chị cán bộ đã thấy được trách nhiệm cũng như vai trò của mình nên đã cố gắng đóng góp cho sự phát triển của NH đem lại một kết quả kinh doanh rất khả quan. Tuy nhiên lợi nhuận thường đi kèm với rủi ro. Lợi nhuận càng lớn thì rủi ro càng cao. Nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu về vốn là rất lớn, nhận thức được điều đó nên PGD đã có những bước đầu tư nguồn vốn đáng kể để có thể sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Nhưng không phải lúc nào nguồn vốn giải ngân rồi đều thu hồi lại đầy đủ cả gốc và lãi mà trong đó luôn chứa đựng rủi ro, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng trung dài hạn rủi ro càng cao vì nguồn vốn được giải ngân trong thời gian dài. Rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong tương lai, đã bảo là rủi ro thì chúng ta không thể nào tránh được mà chỉ có thể hạn chế rủi ro đó nếu nó xảy ra. Muốn hạn chế rủi ro thì NH cần phải nghiên cứu, nắm vững tình hình kinh tế xã hội của địa phương, từ đó NH đề ra chiến lược kinh doanh, phương hướng hoạt động sao cho tất cả hướng đến khách hàng nhưng vẫn không ngừng nâng cao lợi nhuận của NH. NH cần tăng cường mở rộng quan hệ tín dụng với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, giữ vững quan hệ và uy tín của mình trước khách hàng truyền thống, thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Có như vậy hoạt động kinh doanh của NH mới ngày càng có hiệu quả hơn. II. Bài học kinh nghiệm: - Để hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra đối với những khoản vay của khách hàng, đặc biệt là khoản vay trung dài hạn thì CBTD cần phải thẩm định rõ ràng, hiệu quả phương án kinh doanh và khả năng tài chính của khách hàng để khẳng định khách hàng đảm bảo khả năng trả nợ. - CBTD phải thường xuyên theo dõi nợ đến hạn của khách hàng để nhắc nhở trả lãi và nợ gốc kịp thời tránh để chuyển sang nợ quá hạn. - NH cần bám sát mục tiêu kế hoạch, định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương. III. So sánh lý thuyết và thực tế: Từ những kiến thức cơ bản đã được học ở trường giúp em có thể vận dụng chúng vào thực tiễn, giúp em hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động của một NHTM. Trên nền tảng kiến thức đó giúp em có thể phân tích và hoàn thành đề tài thực tập “Tín dụng trung dài hạn để thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế” đúng thời gian quy định. Qua đó em còn nhận thấy bên cạnh việc học lý thuyết cần phải có thêm nhiều thời gian thực tập hơn nữa để tìm hiểu rõ hơn thực tế có giống với lý thuyết đã học hay không. Đúng như câu nói “Học đi đôi với hành”, có thực hành thì chúng ta mới học tốt lý thuyết và hiểu rõ vấn đề một cách đầy đủ và súc tích nhất qua lý thuyết đã học. IV. Kiến nghị: Bên cạnh những thuận lợi trong công tác tín dụng, ngân hàng và các tổ chức tín dụng cũng gặp không ít khó khăn trong việc thẩm định, xét duyệt cho vay cũng như thu hồi nợ của khách hàng.Với mong muốn có được môi trường thuận lợi để nâng cao hiệu quả tín dụng cho ngân hàng, tôi xin đề xuất một vài kiến nghị sau: - Ngân hàng nhà nước kết hợp với các Ban ngành có biện pháp hỗ trợ cho ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong việc thu hồi các khoản nợ xấu trong thời gian sớm nhất để vòng quay vốn tín dụng luân chuyển nhiều và mang lại thu nhập cho ngân hàng. Nếu việc thu hồi bị đình trệ, vốn tín dụng trở nên lãng phí, hiệu quả tín dụng sẽ giảm đi. - Đối với các khoản nợ vay được toà án tuyên án, đề nghị cơ quan thi hành án nhanh chóng thi hành để tạo điều kiện cho ngân hàng thu hồi vốn nhanh, tái tạo nguồn vốn hoạt động cho ngân hàng. - Đề nghị Uỷ Ban nhân dân tỉnh, Sở Tài Nguyên, Sở Xây Dựng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà xưởng với thời gian ngắn nhất để ngân hàng có điều kiện hỗ trợ tín dụng cho người dân có đủ vốn thực hiện các cơ hội kinh doanh của mình. - Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam cũng cần có chính sách hỗ trợ vốn cho Phòng giao dịch khi có nhu cầu đột xuất để có thể cấp tín dụng kịp thời cho các doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện các cơ hội kinh doanh.

doc48 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3059 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tín dụng trung dài hạn để thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoặc miễn lãi của khách hàng tùy theo khả năng tài chính của ngân hàng cho vay. Bước 6: Kết thúc hợp đồng tín dụng. - Tất toán tài khoản. - Thanh lý hợp đồng tín dụng. - Giải chấp tài sản bảo đảm tiền vay. - Lưu hồ sơ. 8. Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2005, 2006, 2007 của PGD Sa Đéc: BẢNG 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐVT: 1.000.000 VND NĂM CHỈ TIÊU 2005 2006 2007 So sánh 2006/2005 So sánh 2007/2006 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) I. Tổng thu nhập 12.688 14.891 15.765 2.203 17,36 874 5,87 1.Thu lãi cho vay 12.179 14.391 15.276 2.212 18,16 885 6,15 2.Thu khác 509 500 489 -9 -1,77 -11 -2,2 II.Tổng chi 8.585 10.991 11.651 2.406 28,03 660 6,00 1.Chi hoạt động kinh doanh 1.252 2.239 3.651 987 78,83 1.412 63,06 2.Chi khác 7.333 8.752 8.000 1.419 19,35 -752 -8,59 III.Lợi nhuận trước thuế 4.103 3.900 4.114 -203 -4,95 214 5,49 IV.ThuếTNDN(28%LNTT) 1.149 1.092 1.152 -57 -4,96 60 5,49 V.Lợi nhuận sau thuế 2.954 2.808 2.962 -146 -4,94 154 5,48 (Nguồn: Tổ tín dụng PGD Sa Đéc) Qua Qua bảng số liệu cụ thể cho thấy: - Cuối năm 2006 tổng LNTT của NH đạt được là 3.900 triệu đồng giảm 203 triệu đồng tương đương 4,95% so với cùng kỳ năm 2005. Trong đó: Tổng thu nhập của PGD Sa Đéc đạt 14.891 triệu đồng tăng 2.203 triệu đồng với tỷ lệ tương đối là 17,36% so với năm 2005. Cũng trong năm 2006 này, tổng chi phí của Ngân hàng là 10.991 triệu đồng tăng 2.406 triệu đồng với tỷ lệ tương đối là 28,03% so với năm 2005. Sau khi trừ đi khoản nộp thuế TNDN thì lợi nhuận ròng ở năm 2006 NH thu được là 2.808 triệu đồng giảm 146 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 4,94% so với năm 2005. - Tính đến hết ngày 31/12/2007 tổng lợi nhuận trước thuế của NH đạt được là 4.114 triệu đồng tăng 214 triệu đồng với tỷ lệ tương đối là 5,49% so với cùng kỳ năm 2006. Trong đó: Tổng thu nhập năm 2007 đạt được là 15.765 triệu đồng tăng 874 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 5,87%. Tổng chi phí của NH năm 2007 là 11.651 triệu đồng tăng 660 triệu đồng tương đương tỷ lệ tăng là 6%. Sau khi trừ đi khoản nộp thuế TNDN thì lợi nhuận ròng còn lại là 2.962 triệu đồng tăng 154 triệu đồng, tương đương tỷ lệ tăng là 5,48%. Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Sa Đéc qua 3 năm 2005, 2006, 2007 có hiệu quả, tăng trưởng lợi nhuận bình quân khoảng 2.908 triệu đồng. Điều này chứng tỏ NH ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong việc thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn Thị xã Sa Đéc và các khu vực lân cận khác. CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN ĐỂ THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỒNG THÁP PHÒNG GIAO DỊCH SA ĐÉC. õóõ I . Phân tích tình hình nguồn vốn của PGD Sa Đéc qua 3 năm 2005, 2006, 2007: Trong hoạt động kinh doanh của NHTM thì nguồn vốn luôn đóng vai trò quan trọng, mang tính quyết định đến hiệu quả kinh doanh của bất kỳ một NH nào. Do đó việc duy trì và tăng trưởng nguồn vốn của NH có ý nghĩa rất quan trọng. Tại PGD Sa Đéc nguồn vốn hoạt động chủ yếu từ hai nguồn: vốn điều chuyển từ Hội sở chính và vốn huy động được tại chỗ. - Đối với nguồn vốn điều chuyển, do hoạt động của PGD Sa Đéc chủ yếu là huy động và cho vay lại nên việc đảm bảo khả năng chi trả là một trong các mục tiêu quan trọng của PGD. Hơn nữa, nguồn vốn đầu tư cho tín dụng thường chiếm tỷ lệ cao, đôi khi có những biến động về nhu cầu rút vốn, vượt quá khả năng thanh toán của PGD, nên cần phải có sự hỗ trợ điều chuyển từ NH cấp trên. Thực tế PGD Sa Đéc luôn nhận được sự hỗ trợ từ phía NH cấp trên (BIDV Đồng Tháp) giúp điều hòa nguồn vốn nhằm đảm bảo khả năng chi trả, giữ vững uy tín trước khách hàng. Vì vậy, vốn điều chuyển từ Hội sở chính là rất cần thiết, góp phần ổn định hoạt động kinh doanh của NH. - Bên cạnh đó nguồn vốn huy động tại chỗ được xem là nguồn vốn chủ yếu của PGD. Vì để có tiền để hoạt động kinh doanh PGD không thể dựa vào nguồn vốn của mình mà phải huy động vốn trên thị trường. Khi PGD thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư tức là đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất, cung ứng các dịch vụ cần thiết cho nền kinh tế, nhằm kích thích quá trình luân chuyển vốn để tái sản xuất mở rộng, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng Do đó PGD cần phải tích cực huy động, tận dụng mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội từ các thành phần kinh tế khác nhau. Thông qua huy động vốn PGD đã đóng vai trò là một nhà môi giới giữa người gởi tiền và người đi vay, giữa tiết kiệm và đầu tư trong phạm vi toàn xã hội. Hơn nữa việc huy động vốn vừa để tăng nguồn vốn cho vay, vừa để điều chỉnh tổng phương tiện thanh toán tránh áp lực lạm phát. BẢNG 2: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA PGD SA ĐÉC ĐVT: 1.000.000 VND CHỈ TIÊU 2005 2006 2007 2006 so 2005 2007 so 2006 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tuyệt đối Tươngđối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Vốn huy động 50.773 46,45 68.595 54,18 56.777 40,05 17.822 35,10 -11.818 -17,23 Vốn điều chuyển 58.540 53,55 58.000 45,82 85.000 59,95 -540 -0,92 27.000 46,55 Tổng 109.313 100 126.595 100 141.777 100 17.282 15,81 15.182 11,99 (Nguồn: Tổ tín dụng PGD Sa Đéc) Bảng số liệu trên cho thấy: Tổng nguồn vốn hoạt động cuả PGD Sa Đéc tăng liên tục qua các năm. Cụ thể năm 2006 tổng nguồn vốn là 126.595 triệu đồng tăng 17.282 triệu đồng tương đương 15,81% so với năm 2005. Đến năm 2007 tổng nguồn vốn đạt 141.777 triệu đồng tiếp tục tục tăng so với năm 2006 với số tăng là 15.182 triệu đồng tương đương 11,99%. Điều này cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của PGD ngày càng ổn định và phát triển hơn, vai trò của NH ngày càng được biết đến nhiều hơn. Trong đó: - Nguồn vốn huy động lại thay đổi qua các năm. Cụ thể năm 2006 tăng so với năm 2005 là 17.822 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 35,10%. Năm 2007 lại giảm 11.818 triệu đồng, tỷ lệ giảm 17,23% so với năm 2006. Qua đây cho thấy NH ngày càng chủ động hơn trong việc huy động vốn, nhưng việc huy động vốn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn nhàn rỗi của các thành phần kinh tế trong xã hội. - Bên cạnh nguồn vốn huy động tại chỗ còn có nguồn vốn điều chuyển từ NH cấp trên để đảm bảo khả năng chi trả của PGD luôn được đảm bảo trong những trường hợp cần thiết. Nhìn vào bảng số liệu nguồn vốn điều chuyển cũng không ổn định mà thay đổi theo năm. Năm 2006 so với năm 2005 giảm 540 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 0,92%. Năm 2007 so với năm 2006 nguồn vốn điều chuyển lại tăng với số tăng là 27.000 triệu đồng tỷ lệ tăng là 46,55%. Qua đó cho thấy nguồn vốn điều chuyển từ NH cấp trên chuyển xuống còn phụ thuộc vào tình hình huy động vốn tại chỗ của PGD. Khi nguồn vốn huy động tại chỗ nhiều đảm bảo đủ khả năng cấp tín dụng cho khách hàng thì nguồn vốn điều chuyển thấp và ngược lại. Nhìn chung tình hình nguồn vốn của PGD Sa Đéc rất khả quan qua 3 năm 2005, 2006, 2007. Điều đó nói lên công tác tạo lập và duy trì nguồn vốn của PGD ngày càng phát triển, làm tăng khả năng cạnh tranh với các NH khác trên địa bàn. Phân tích tình hình huy động vốn qua 3 năm của PGD Sa Đéc: BẢNG 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CHỈ TIÊU NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 So sánh 2006/2005 So sánh 2007/2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1.Tiền gởi thanh toán 16.513 32,52 35.950 52,41 27.895 49,13 19.437 117,71 -8.055 -22,41 2.Tiền gởi không kỳ hạn 3.608 7,11 1.127 1,64 1.244 2,19 -2.481 -68,76 117 10,38 3.Tiền gởi tiết kiệm < 12 tháng 11.943 23,52 17.578 25,63 17.302 30,47 5.635 47,18 -276 -1,57 4.Tiền gởi tiết kiệm > 12 tháng 14.744 29,04 11.558 16,85 10.333 18,20 -3.186 -21,61 -1.225 -10,60 5.Tiền gởi kỳ phiếu 3.865 7,61 2.382 3,47 3 0 -1.483 -38,37 -2.379 -99,87 6.Khác 100 0,20 0 0 0 0 -100 -100 0 0 Tổng 50.773 100 68.595 100 56.777 100 17.822 35,10 -11.818 -17,23 ĐVT: 1.000.000 VND (Nguồn: Tổ tín dụng PGD Sa Đéc) Như ta đã biết nguồn vốn huy động được của NH là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của NH. Thông qua bảng số liệu cho thấy cụ thể sự thay đổi trong các chỉ tiêu tiền gởi như sau: - Tiền gởi thanh toán: Năm 2006 tiền gởi thanh toán đạt 35.950 triệu đồng tăng so với năm 2005 là 19.437 triệu đồng tương đương 117,71%. Trong năm 2007 tổng số tiền gởi thanh toán đạt 27.895 triệu đồng, giảm 8.055 triệu đồng tương đương 22,41% so với năm 2006. - Tiền gởi không kỳ hạn: Năm 2006 tiền gởi không kỳ hạn đạt 1.127 triệu đồng, giảm 2.481 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 68,76% so với năm 2005. Trong năm 2007 đạt 1.244 triệu đồng, tăng 117 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 10,38% so với năm 2006. Cả 2 loại tiền gởi thanh toán và tiền gởi không kỳ hạn là nguồn tiền gởi không ổn định do đó khi sử dụng NH cần có một tỷ lệ dự trữ thích đáng. - Tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng: Tính đến cuối năm 2006 tiền gởi tiết kiệm đạt 17.578 triệu đồng, tăng 5.635 triệu đồng tương đương tỷ lệ tăng là 47,18% so với năm 2005. Cuối năm 2007 đạt 17.302 triệu đồng, giảm so với năm 2006 với số tiền là 276 triệu đồng, tỷ lệ giảm 1,57%. - Tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn trên 12 tháng: Năm 2006 đạt 11.558 triệu đồng, giảm với số tiền 3.186 triệu đồng tương đương 21,61% so với năm 2005. Năm 2007 tổng số tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn trên 12 tháng đạt 10.333 triệu đồng, giảm 1.225 triệu đồng, tương đương 10,6% so với năm 2006. Nguồn tiền gởi có kỳ hạn là nguồn tiền gởi có tính chất ổn định ở NH do đó NH cần tập trung tăng cường huy động tối đa nguồn tiền này để có thể dùng cho vay trung dài hạn. - Tiền gởi kỳ phiếu: Năm 2006 đạt 2.382 triệu đồng, giảm mức tuyệt đối là 1.483 triệu đồng, tỷ lệ giảm 38,37% so với năm 2005. Đến năm 2007 tổng tiền gởi kỳ phiếu chỉ đạt có 3 triệu đồng giảm 2.379 triệu đồng, với tỷ lệ giảm gần như 100% so với năm 2006. - Tiền gởi khác: Năm 2006 và năm 2007 không có huy động loại tiền gởi này. Riêng năm 2005 huy động được 100 triệu đồng. Nhìn chung tổng nguồn huy động vốn của PGD Sa Đéc tăng không đều qua 3 năm 2005, 2006, 2007. Tính đến hết ngày 31/12/2006 tổng nguồn vốn huy động được là 68.595 triệu đồng với số tăng tuyệt đối là 17.822 triệu đồng, tương đương tỷ lệ 35,10% so với năm 2005. Năm 2007 tổng nguồn vốn huy động được là 56.777 triệu đồng giảm so với năm 2006 với số giảm tuyệt đối là 11.818 triệu đồng tương đương tỷ lệ giảm là 17,23%. Nguồn vốn huy động được thay đổi qua các năm nguyên nhân do việc tăng trưởng huy động vốn của PGD gặp nhiều khó khăn, trên địa bàn có nhiều tổ chức TCTD hoạt động với mạng lưới rộng khắp. Việc gia tăng số lượng NH cổ phần với lãi suất huy động cao và nhiều chính sách khuyến mãi nên đã thu hút số lượng khách hàng tiêng gởi của PGD. Bên cạnh đó, với mức lãi suất FTP trong năm 2007 rất thấp nên rất khó thu hút khách hàng quan hệ tiền gởi làm ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn, kết quả là huy động vốn của PGD trong năm 2007 có xu hướng giảm so với năm 2006. Tình hình huy động vốn được thể hiện rõ hơn qua đồ thị sau: Đồ thị 1: Biểu diễn tình hình huy động vốn Đánh giá công tác sử dụng vốn của PGD Sa Đéc: Đối với bất kỳ loại hình sản xuất kinh doanh nào, vốn cũng đều là yếu tố quan trọng hàng đầu, vốn quyết định hình thái và quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Thực tế hiện nay, đối với tỉnh Đồng Tháp nói chung và thị xã Sa Đéc nói riêng nhu cầu về vốn đang là một nhu cầu cấp thiết để thiết lập và mở rộng sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của các khách hàng. Cùng với việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình PGD Sa Đéc đang ngày càng tạo được uy tín đối với khách hàng qua khả năng đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh, dịch vụ tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh toán…tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế địa phương, góp phần trong công cuộc phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Hiện nay, nền kinh tế của cả nước nói chung và của địa phương nói riêng qua 3 năm 2005, 2006, 2007 có nhiều biến động như giá xăng dầu, phân bón, lương thực, giá mặt hàng thủy hải sản liên tục tăng làm ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người dân. Tuy nhiên với sự nỗ lực của tập thể CBCNV trong PGD đã không ngừng thu hút khách hàng đến quan hệ tín dụng với NH. Thông qua bảng số liệu dưới đây giúp chúng ta có cách nhìn khách quan hơn về việc sử dụng vốn của PGD. BẢNG 4: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỦA PGD SA ĐÉC ĐVT: 1.000.000 VND CHỈ TIÊU 2005 2006 2007 So sánh 2006/2005 So sánh 2007/2006 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) I. DSCV 130.166 100 148.501 100 318.535 100 18.335 14,09 170.034 114,50 1. Ngắn hạn 103.852 79,78 138.273 93,11 299.250 93,95 34.421 33,14 160.977 116,42 2. Trung dài hạn 26.514 20,22 10.228 6,89 19.285 6,05 -16.286 -61,42 9.057 88,55 II. DS thu nợ 110.645 100 135.715 100 249.870 100 25.070 22,66 114.155 84,11 1. Ngắn hạn 88.866 80,32 115.694 85,25 229.844 91,99 26.828 30,19 114.150 98,67 2. Trung dài hạn 21.079 19,68 20.021 14,75 20.026 8,01 -1.058 -5,02 5 0,02 III.Dư nợ 98.142 100 110.928 100 179.593 100 12.786 133,03 68.665 61,90 1. Ngắn hạn 49.526 550,46 72.105 65 141.511 78,79 22.579 45,59 69.406 96,26 2. Trung dài hạn 48.616 49,54 38.823 35 38.082 21,21 -9.793 -20,14 -741 -1,90 IV. Nợ quá hạn 803 100 855 100 334 100 52 6,48 -521 -60,94 1. Ngắn hạn 410 51,05 665 77,78 6 1,79 255 62,20 -659 -99,10 2. Trung dài hạn 393 48,95 190 22,22 328 98,21 -203 -51,65 138 72,63 (Nguồn: Tổ tín dụng PGD Sa Đéc) Đồ thị 2: Đồ thị biểu diễn tình hình sử dụng vốn của PGD Sa Đéc PGD Sa Đéc với đặc trưng là một NHTM chuyên doanh trong lĩnh vực đầu tư và phát triển kinh tế đã từng bước bám sát yêu cầu phát triển các mục tiêu kinh tế để hỗ trợ vốn, khai thác các thế mạnh, các nguồn lực của địa phương, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển nhất là trong lĩnh vực kinh doanh chế biến lương thực, chế biến thức ăn thủy hải sản – một thế mạnh và là tiềm năng kinh tế lớn của thị xã Sa Đéc và các huyện lân cận. Do đặc điểm của kinh tế khu vực nên việc bổ sung nguồn vốn lưu động, vốn đầu tư cho máy móc thiết bị, nhà xưởng…bằng các hình thức tín dụng ngắn, trung dài hạn đang là nhu cầu cần thiết của các thành phần kinh tế đang hoạt động trên địa bàn. Qua bảng số liệu cho ta thấy DSCV của tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao, trung bình khoảng 89%/Tổng DSCV của PGD Sa Đéc qua 3 năm, còn DSCV của tín dụng trung dài hạn chiếm tỷ trọng khiêm tốn hơn trung bình chỉ khoảng 11%/Tổng DSCV của PGD. Qua đây cho thấy PGD luôn luôn nâng cao khả năng đáp ứng tín dụng ngắn hạn, đồng thời vẫn duy trì và đảm bảo cấp tín dụng trung dài hạn cho các khách hàng có nhu cầu. Hơn nữa, PGD còn thường xuyên tìm hiểu, nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế đang hoạt động, mở rộng đối tượng cho vay, lựa chọn những khách hàng có uy tín, mở rộng tín dụng cả về chiều sâu lẫn chiều rộng, góp phần làm cho DSCV của PGD có xu hướng tăng qua 3 năm 2005, 2006, 2007. Cụ thể năm 2005 tổng DSCV là 130.166 triệu đồng, năm 2006 doanh số là 148.501 triệu và năm 2007 là 318.535 triệu đồng. Song song với công tác cho vay, PGD cũng rất chú trọng đến công tác thu hồi nợ đến hạn. Bảng số liệu đã thể hiện rõ doanh số thu nợ liên tục tăng qua 3 năm, một phần do DSCV có xu hướng tăng, một phần do khách hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ cho NH đúng thời hạn. Ta thấy trong 3 năm qua tổng DSCV và doanh số thu nợ của PGD liên tục tăng, điều đó thể hiện PGD đã kiểm soát được những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của NH. Cụ thể doanh số thu nợ của từng hình thức tín dụng như sau: Thu nợ tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 86%/Tổng doanh số thu nợ qua 3 năm. Thu nợ tín dụng trung dài hạn chiếm tỷ trọng khiêm tốn hơn trung bình chỉ 14%/Tổng doanh số thu nợ. Tỷ trọng doanh số thu nợ ngắn và trung dài hạn nếu so sánh với tỷ trọng của DSCV ngắn, trung dài hạn thì đây là một kết quả rất khả quan trong công tác thu hồi nợ tín dụng của PGD Sa Đéc. Bên cạnh đó, tình hình dư nợ và nợ quá hạn đến cuối năm 2007 cũng rất khả quan: so với năm 2006 tổng dư nợ năm 2007 đạt 179.593 triệu đồng tăng 68.665 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 61,9% và tổng nợ quá hạn năm 2007 cũng giảm rất nhiều so với năm 2006, với số tiền giảm là 521 triệu với tỷ lệ giảm 60,94%. Để đạt được kết quả này, bên cạnh những chuyển biến tích cực trong các lĩnh vực kinh doanh còn nhờ vào những chính sách chủ trương đúng đắn của NH cấp trên và sự nỗ lực phấn đấu của từng CBTD trong từng nghiệp vụ. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung hạn của PGD Sa Đéc: Phân tích doanh số cho vay trung hạn theo thành phần kinh tế BẢNG 5: DOANH SỐ CHO VAY TRUNG HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ ĐVT: 1.000.000 VND CHỈ TIÊU 2005 2006 2007 So sánh 2006/2005 So sánh 2007/2006 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1. DNTN 500 1,89 200 1,96 - - -300 -60 -200 100 2.Công ty cổ phần 5.265 19,86 7.735 75,63 - - 2.470 46,91 -7.735 100 3.Công ty TNHH 1.033 3,9 - - - - -1.033 100 - - 4. Cá thể 19.716 74,36 2.293 22,42 19.285 100 -17.423 -88,37 16.992 741,04 Tổng 26.514 100 10.228 100 19.285 100 -16.286 -61,42 9.057 88,55 ( Nguồn: Tổ tín dụng PGD Sa Đéc) Đồ thị 3: Đồ thị biểu diễn doanh số cho vay trung hạn theo thành phần kinh tế Nhìn chung tổng DSCV trung hạn thay đổi qua 3 năm, cụ thể như sau: Năm 2005 DSCV đạt 26.514 triệu đồng, năm 2006 DSCV trung hạn đạt 10.228 triệu đồng, giảm 61,42% với số tiền giảm là 16.286 triệu đồng so với năm 2005, đến cuối năm 2007 DSCV lại tăng lên thêm 9.057 triệu đạt19.285 triệu đồng với số tương đương là 88,55%. Trong thời gian qua việc PGD cho vay trung hạn đối với các loại hình doanh nghiệp, nhờ đó đã giúp cho các doanh nghiệp này có thể bổ sung thêm vào nguồn vốn của mình để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, đầu tư hạ tầng, máy móc, mở rộng quy mô hoạt động. Nhưng đến năm 2007 PGD không có cho vay trung hạn doanh nghiệp mà hầu như chỉ tập trung ở thành phần kinh tế cá thể. Điều này được thể hiện ở từng loại hình doanh nghiệp sau: a. Doanh nghiệp tư nhân: + Năm 2005 DSCV của doanh nghiệp tư nhân đạt 500 triệu, tỷ trọng 1,89%/Tổng DSCV trung hạn. + Năm 2006 con số này là 200 triệu đồng, giảm 300 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 60% so với năm 2005. + Năm 2007 không phát sinh doanh số cho vay. b. Công ty cổ phần: + Năm 2005 DSCV đạt 5.265 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 19,86%/Tổng DSCV trung hạn. + Năm 2006 DSCV của thành phần này tăng 2.470 triệu với tỷ lệ tăng là 46,91% đưa DSCV năm nay đạt 7.735 triệu so với năm 2005, chiếm tỷ trọng 75,63% cao nhất so với 2 loại hình còn lại. + Năm 2007 không có cho vay. c. Công ty TNHH: + Năm 2005 DSCV trung hạn của thành phần này là 1.033 triệu chiếm 3,9%/Tổng doanh số cho vay trung hạn, thấp nhất so với DNTN và công ty cổ phần. + Năm 2006 và 2007 lại không có doanh số cho vay. Qua đó ta thấy các loại hình như DNTN, Công ty cổ phần, Công ty TNHH có tiềm năng rất lớn. Tuy nhiên, do phần lớn doanh nghiệp đều có thực lực tài chính vững mạnh sử dụng vốn tự có để đầu tư xây dựng cơ bản, mua máy móc thiết bị nhằm tiết kiệm chi phí (do vay trung hạn có lãi suất cao hơn nhiều so với cho vay ngắn hạn) nên nhu cầu vay trung hạn thấp hơn ngắn hạn. d. Kinh tế cá thể: Song song với cho vay các loại hình doanh nghiệp thì PGD còn có cho vay đối với thành phần kinh tế cá thể, với nhiều mục đích vay khác nhau như: - Vay xây dựng nhà ở: Hình thức cho vay này đã giúp cho các khách hàng có nhu cầu có được vốn để xây mới hoặc sửa chữa nhà ở, giúp đời sống được nâng cao lên. - Vay tiêu dùng CBCNV: Với hình thức này NH đã giúp cho phần lớn CBCNV cải thiện và nâng cao đời sống, giúp họ có thêm nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cần thiết để họ có thể yên tâm công tác. - Vay kinh doanh cá thể: Việc cho vay này giúp cho phần lớn các hộ kinh doanh có thêm vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, hoặc mở rộng việc kinh doanh của mình, hoặc vay để đầu tư mua sắm máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp như máy cày, máy xới… Việc NH đưa ra nhiều hình thức cho vay như thế nhằm đa dạng hóa các loại hình dịch vụ của NH, đáp ứng được phần nào nhu cầu của các khách hàng trong và ngoài thị xã. DSCV của thành phần kinh tế cá thể có số liệu như sau: + Năm 2005 DSCV đạt 19.716 triệu đồng, chiếm đến 74,36%/Tổng DSCV trung hạn. + Năm 2006 DSCV giảm rất nhiều so với năm 2005, số tiền giảm là 17.423 triệu tương đương tỷ lệ giảm là 88,37%. + Năm 2007 DSCV là 19.285 triệu đồng, tăng mạnh so với năm 2006 với tỷ lệ tăng 741,04%, với số tăng tuyệt đối 16.992 triệu đồng. Ta thấy năm 2007 DSCV hầu như chỉ tập trung vào thành phần kinh tế cá thể, còn các doanh nghiệp lại không phát sinh DSCV. Phân tích doanh số thu nợ trung hạn theo thành phần kinh tế qua 3 năm 2005, 2006, 2007 của PGD Sa Đéc: BẢNG 6: DOANH SỐ THU NỢ TRUNG HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ ĐVT: 1.000.000 VND CHỈ TIÊU 2005 2006 2007 So sánh 2006/2005 So sánh 2007/2006 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1. Doanh nghiệp 540 2,56 898 4,49 152 0,76 358 66,30 -746 -83,07 2. Công ty cổ phần 470 2,23 2.699 13,48 3.400 16,98 2.229 474,26 701 25,97 3. Công ty TNHH 2.463 11,68 403 2,01 344 1,72 -2.060 -83,64 -59 -14,64 4. Cá thể 17.606 83,52 16.021 80,02 16.130 80,55 -1.585 -9 109 0,68 Tổng 21.079 100 20.021 100 20.026 100 -1.058 -5,02 5 0,02 (Nguồn: Tổ tín dụng PGD Sa Đéc) Đồ thị 4: Đồ thị biểu diễn doanh số thu nợ trung hạn theo thành phần kinh tế Qua bảng số liệu cho thấy: a. Doanh nghiệp tư nhân: + Năm 2005 doanh số thu nợ là 540 triệu, chiếm 2,56%/Tổng doanh số thu nợ trung hạn. + Năm 2006 doanh số thu nợ là 898 triệu, tỷ trọng chiếm 4,49%, so với năm 2005 thì thu nợ tăng 358 triệu đồng tương đương tỷ lệ tăng 66,30%. + Tính đến 31/12/2007 doanh số thu nợ là 152 triệu đồng tỷ trọng chiếm 0,76%, giảm 746 triệu so với năm 2006 với tỷ lệ giảm 83,07%. b. Công ty cổ phần: + Năm 2005 thu nợ đạt 470 triệu chiếm tỷ trọng thấp nhất so với 2 loại hình kia chỉ 2,23%. + Năm 2006 doanh số thu nợ là 2.699 triệu tăng so với 2005, số tiền tăng là 2.229 triệu đồng tương đương 474,26%. + Đến cuối năm 2007 doanh số thu nợ đạt 3.400 triệu tiếp tục tăng so với năm 2006 với số tiền tăng là 701 triệu đồng, tỷ lệ tăng 25,97%. c. Công ty TNHH: + Năm 2005 đạt 2.463 triệu chiếm 11,68%. + Năm 2006 ngựoc lại với năm 2005 thu nợ giảm đáng kể đến 2.060 triệu đồng, tỷ lệ giảm rất cao đến 83,64%. + Năm 2007 thu nợ tiếp tục giảm 59 triệu so với năm 2006 chỉ đạt ở mức 344 triệu đồng, tương đương tỷ lệ giảm 14,64%. d. Kinh tế cá thể: Bên cạnh đó doanh số thu nợ của thành phần kinh tế cá thể cũng có những thay đổi cụ thể sau: + Năm 2005 thu nợ là 17.606 triệu đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất 83,52% / Tổng thu nợ trung hạn. + Năm 2006 doanh số thu nợ đạt ở mức 16.021 triệu đồng, giảm 1.585 triệu với tỷ lệ giảm 9% so với năm 2005. + Năm 2007 thu nợ lại tăng 109 triệu, tỷ lệ tăng 0,68% so với năm 2006. Tóm lại trong 3 năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn, tổng Doanh số thu nợ tuy tăng không nhiều trong tình trạng nền kinh tế có nhiều biến động như vậy cũng thể hiện rõ sự nỗ lực hết mình của các anh chị CBTD trong quá trình thu hồi nợ, CBTD đã thực hiện tốt nhiệm vụ, lựa chọn những khách hàng có uy tín trong quan hệ vay trả. Bên cạnh đó cũng nhờ khách hàng có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh nên làm ăn có hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ và lãi đúng hạn cho NH. Qua đó doanh số thu nợ còn giúp đánh giá được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng ra sao. Nếu doanh số thu nợ tăng chứng tỏ khách hàng ngày càng kinh doanh có hiệu quả đảm bảo khả năng trả nợ, và ngược lại doanh số thu nợ càng thấp chứng tỏ khách hàng hoạt động chưa hiệu quả trong thời gian đó nên ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho NH. Tuy nhiên NH cũng cần phải chú ý tránh để xảy ra tình trạng doanh số cho vay tăng quá cao mà doanh số thu nợ lại giảm vì như thế có thể sẽ xuất hiện những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh của NH. Đồng thời qua những số liệu vừa phân tích ở trên cho thấy hiệu quả hoạt động tín dụng của NH không chỉ thể hiện ở DSCV cao mà còn thể hiện ở việc thu hồi nợ kịp thời và đúng hạn hay không. Một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả và có khả năng trả nợ lãi đúng hạn cho NH đã thể hiện rằng NH cho vay đúng mục đích phục vụ kịp thời cơ hội cho khách hàng. Ngoài ra thu nợ kịp thời còn giúp doanh số cho vay nhiều hơn, tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ cho xã hội. Do đó doanh số thu nợ là vấn đề mà PGD đặc biệt quan tâm bởi vì nó thể hiện khả năng đánh giá khách hàng của CBTD có chính xác hay không, phản ánh mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của NH. Phân tích dư nợ trung hạn theo thành phần kinh tế: Với phương châm của PGD là đi vay để cho vay, trong thời gian qua ngoài việc tăng cường công tác huy động vốn, PGD còn rất chú tâm đến dư nợ và dư nợ quá hạn tại PGD. Bởi vì nó thể hiện rõ nét nhất hiệu quả tín dụng của PGD. CHỈ TIÊU 2005 2006 2007 So sánh 2006/2005 So sánh 2007/2006 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối 1.DNTN 850 1,75 152 0,39 - - -698 -82,12 -152 100 2.Công ty cổ phần 7.750 15,94 12.786 32,93 9.386 24,65 5.036 64,98 -3.400 -26,59 3. Công ty TNHH 1.179 2,43 776 2 432 1,13 -403 -34,18 -344 -44,33 4. Cá thể 38.837 79,88 25.109 64,68 28.264 74,22 -13.728 -35,35 3.155 12,57 Tổng 48.616 100 38.823 100 38.082 100 -9.793 -20,14 -741 -1,90 BẢNG 7: DƯ NỢ TRUNG HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ ĐVT: 1.000.000 VND (Nguồn: Tổ tín dụng PGD Sa Đéc) Đồ thị 5: Đồ thị biểu diễn dư nợ trung hạn theo thành phần kinh tế a. Doanh nghiệp tư nhân: + Năm 2005 dư nợ là 850 triệu đồng chiếm 1,75% thấp hơn tỷ trọng của các thành phần khác. + Năm 2006 dư nợ là 152 triệu đồng chiếm tỷ trọng thấp nhất chỉ 0,39% và giảm 698 triệu so với năm 2005, tỷ lệ giảm 82,12%. + Năm 2007 dư nợ không còn do trong năm nay NH đã thu hồi hết nợ và không có phát sinh doanh số cho vay. Đây là kết quả khả quan cho thấy các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, sử dụng vốn đúng mục đích. b. Công ty cổ phần: + Năm 2005 dư nợ đến 7.750 triệu chiếm tỷ trọng tương đối 15,94%. + Năm 2006 dư nợ là 12.786 triệu tăng 5.036 triệu đồng tương đương tỷ lệ tăng 64,98% so với năm 2005. + Đến cuối năm 2007 dư nợ lại giảm xuống chỉ còn 9.386 triệu đồng với số tiền giảm là 3.400 triệu đồng với tỷ lệ giảm 26,59% so với năm 2006. c. Công ty TNHH: + Năm 2005 dư nợ đạt 1.179 triệu chiếm tỷ trọng 2,43%. + Năm 2006 dư nợ là 776 triệu đồng tỷ trọng chiếm thấp nhất chỉ có 2%. Dư nợ năm nay giảm 403 triệu tương đương tỷ lệ giảm 34,18% so với năm 2005. + Năm 2007 dư nợ tiếp tục giảm thêm 344 triệu với tỷ lệ giảm 44,33% so với năm 2006. d. Kinh tế cá thể: Tương tự như trên dư nợ của kinh tế cá thể cũng không ổn định mà luôn thay đổi: + Năm 2005 dư nợ đạt 38.837 triệu chiếm tỷ trọng cao nhất là 79,89%/Tổng dư nợ trung hạn. + Năm 2006 giảm so với năm 2005 với số tiền giảm là 13.728 triệu đồng, tỷ lệ giảm 35,35%. + Năm 2007 dư nợ là 28.264 triệu nhưng tăng so với năm 2006 với số tăng tuyệt đối 3.155 triệu đồng, số tương đối 12,57%. Nhìn chung tổng dư nợ qua 3 năm có xu hướng giảm, nhưng vẫn phù hợp với cơ cấu dư nợ tín dụng trung dài hạn mà PGD Sa Đéc đang thực hiện. Nguyên nhân của việc sụt giảm này là do PGD đã thực hiện nghiêm túc chỉ thị của BIDV Đồng Tháp về cơ cấu dư nợ trung dài hạn như đã trình bày ở doanh số cho vay. Việc giới hạn này đã nói lên tỷ trọng dư nợ trung dài hạn phải từng bước phù hợp với tỷ trọng huy động vốn của NH. Bởi vì nếu dư nợ cho vay trung dài hạn nhiều mà nguồn vốn huy động trung dài hạn thấp thì NH có thể gặp nhiều rủi ro trong khả năng thanh khoản của mình. Nguồn vốn giải ngân đến được tay của khách hàng kịp thời để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của khách hàng.Với chính sách luôn hướng đến sự hoàn hảo để phục vụ khách hàng, PGD đã thực sự là nơi tin cậy của khách hàng, đặc biệt là những khách hàng truyền thống. Bên cạnh đó, sự lãnh đạo sáng suốt của Ban giám đốc cùng với sự nỗ lực của toàn thể CBCNV, đặc biệt là các CBTD đã góp phần vào sự phát triển chung của PGD, nâng cao hiệu quả tín dụng tại NH. Phân tích nợ quá hạn trung hạn: Chất lượng tín dụng của PGD được thể hiện ở các khoản nợ quá hạn. Nợ quá hạn là những khoản nợ khách hàng vay NH, do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan nào đó mà đến hạn không trả được, nếu không được NH gia hạn nợ thì toàn bộ dư nợ đó sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn, chịu mức lãi suất phạt cao hơn mức lãi suất trong hạn. Ngoài ra, còn có những khoản nợ khách hàng vay sử dụng vốn sai mục đích, hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, khả năng trả nợ cho NH không kịp thời dẫn đến nợ quá hạn tăng, hiệu quả kinh doanh của NH cũng vì vậy mà giảm đi, xuất hiên tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chính vì thế việc theo dõi và xem xét nợ quá hạn là hoạt động cần thiết của NH để hạn chế được những rủi ro có thể dẫn đến hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. BẢNG 8: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN TRUNG HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CHỈ TIÊU 2005 2006 2007 So sánh 2006/2005 So sánh 2007/2006 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối 1.DNTN - - - - - - - - - - 2.Công ty cổ phần - - - - - - - - - - 3. Công ty TNHH - - - - - - - - - - 4. Cá thể 393 100 190 100 328 100 -203 -51,65 138 72,63 Tổng 393 100 190 100 328 100 -203 -51,65 138 72,63 ĐVT: 1.000.000 VND Đồ thị 6: Đồ thị biểu diễn nợ quá hạn trung hạn theo thành phần kinh tế Nhìn vào đồ thị cũng như bảng số liệu ta thấy nợ quá hạn hầu như chỉ tập trung vào thành phần kinh tế cá thể do những khách hàng này hoạt động chưa thật sự đạt hiệu quả. + Năm 2005 nợ quá hạn là 393 triệu đồng. + Năm 2006 nợ quá hạn là 190 triệu có giảm so với năm 2005, số tiền giảm là 203 triệu đồng, tương đương 51,65% + Năm 2007 nợ quá hạn lại tăng trở lại với số tiền tăng 138 triệu, tương đương 72,63% so với năm 2006. Khi tình hình nợ quá hạn có xu hướng tăng như thế thì quả thật đây là điều đáng lo ngại trong hoạt động của PGD. Nguyên nhân đẫn đến nợ quá hạn có thể do: - Vốn vay PGD chủ yếu dựa vào tài sản thế chấp hoặc cầm cố của doanh nghiệp, khi có xảy ra rủi ro thì việc thu hồi nợ bằng biện pháp thanh lý tài sản phải qua khâu pháp lý kéo dài gây mất thời gian. - Môi trường kinh doanh của các thành phần kinh tế có nhiều biến động, kinh doanh chủ yếu dựa vào quan hệ cung cầu theo từng thời điểm trên thị trường nên dễ xảy ra tình trạng nợ quá hạn, nhưng nhìn chung qua nợ quá hạn trung hạn của PGD Sa Đéc cho thấy được PGD đã xác định rõ những đối tượng nào cần đầu tư để có hiệu quả và những đối tượng nào cần hạn chế cho vay. V. Phân tích dư nợ trung hạn một số ngành nghề và đối tượng kinh tế: BẢNG 9: DƯ NỢ TRUNG HẠN MỘT SỐ NGÀNH VÀ ĐỐI TƯỢNG KINH TẾ ĐVT: 1.000.000 VND CHỈ TIÊU 2005 2006 2007 So sánh 2006/2005 So sánh 2007/2006 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Nông nghiệp và Lâm nghiệp 1.108 2,28 649 1,67 706 1,85 -459 -41,43 57 8,78 Sản xuất và Tiêu dùng nông dân 930 1,91 536 1,38 637 1,67 -394 -42,37 101 18,84 Đầu tư cải tạo vườn 178 0,37 113 0,29 69 0,18 -65 -36,52 -44 -38,94 Công nghiệp chế biến 2.570 5,29 12.786 32,93 9.386 24,65 10.216 397,51 -3.400 -26,59 Xây dựng 1.287 2,65 1.443 3,72 2.745 7,21 156 12,12 1.302 90,23 Thương nghiệp 1.293 2,66 371 0,96 226 0,59 -922 71,31 -145 -39,08 Vận tải 4.812 9,90 2.544 6,55 1.155 3,03 -2.268 -47,13 -1.389 -54,60 Ngành khác 36.438 74,95 20.381 52,5 23.158 64,44 -16.057 -44,07 2.777 13,63 Tổng dư nợ 48.616 100 38.823 100 38.082 100 -9.793 -20,14 -741 -1,90 (Nguồn: Tổ tín dụng PGD Sa Đéc) Đồ thị 7: Đồ thị biểu diễn dư nợ trung hạn một số ngành và đối tượng kinh tế - Ngành Nông nghiệp và Lâm nghiệp: Trong ngành này các khách hàng vay với mục đích chủ yếu là để phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp như mua máy cày, máy xới, máy suốt… nhằm nâng cao năng suất sản xuất. Dư nợ có những thay đổi như sau: Năm 2005 dư nợ trung hạn là 1.108 triệu, chiếm tỷ trọng 2,28%/Tổng dư nợ trung hạn. Năm 2006 dư nợ đạt 649 triệu, tỷ trọng là 1,67% giảm 459 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 41,43% so với năm 2005. Năm 2007 dư nợ có tăng lên nhưng số tăng không nhiều chỉ tăng 57 triệu đồng tương đương 8,78% so với năm 2006 đưa dư nợ đạt 706 triệu đồng với tỷ trọng 1,85%. Nguyên nhân do nhu cầu vay của người dân mỗi năm mỗi khác nên dư nợ do đó cũng thay đổi theo và một phần cũng do ngành này không thuộc lĩnh vực đầu tư chủ yếu của PGD. - Sản xuất và Tiêu dùng nông dân: Cũng giống như nông nghiệp và lâm nghiệp, đối tượng sản xuất và tiêu dùng nông dân cũng thay đổi qua các năm. Năm 2005 dư nợ là 930 triệu đồng, tỷ trọng chiếm 1,91%/Tổng dư nợ trung hạn. Năm 2006 so với năm 2005 giảm 394 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 42,37%. Sang năm 2007 dư nợ của đối tượng này tăng 101 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 18,8% so với năm 2006. Nguyên nhân của sự tăng giảm này do diễn biến của thị trường, do thu nhập cũng như nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. - Đối tượng đầu tư cải tạo vườn: PGD cho các khách hàng thuộc đối tượng này vay vốn dùng để bổ sung vốn đầu tư, cải tạo diện tích trồng vườn của mình. Nhìn chung đối tượng này giảm dần qua 3 năm. Năm 2005 dư nợ đạt 178 triệu đồng với tỷ trọng là 0,37%, thấp nhất so với các ngành nghề khác. Năm 2006 dư nợ là 113 triệu giảm 65 triệu với tỷ lệ giảm là 36,52% so với năm 2005. Năm 2007 dư nợ tiếp tục giảm 44 triệu, tỷ lệ giảm là 38,94% so với năm 2006. Nguyên nhân của việc sụt giảm liên tục như thế là do khách hàng đã phát huy được đồng vốn vay từ NH, có thể trả nợ đúng hạn ( một số khách hàng còn trả trước hạn), và do các năm qua nhà vườn vừa trúng mùa lại bán được giá nên nhu cầu vay vốn NH giảm, vì thế làm dư nợ trung hạn của đối tượng này giảm qua các năm. - Ngành Công nghiệp chế biến: Năm 2005 dư nợ của ngành này là 2.570 triệu, tỷ trọng là 5,29%. Và sang năm 2006 dư nợ tăng khá cao, số tăng là 10.216 triệu tương đương 397,51% so với năm 2005. Năm 2007 so với năm 2006 giảm 3.400 triệu đồng tương đương 26,59%. Nguyên nhân do địa phương chủ yếu tập trung nhiều doanh nghiệp kinh doanh chế biến thủy hải sản, chế biến gạo, chế biến lương thực phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước như: Công ty CP thủy sản Việt Thắng, Công ty CP XNK Sa Giang, Công ty TNHH Ngọc Đài…nên nhu cầu vay vốn để đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh là rất lớn. - Ngành xây dựng: Dư nợ của ngành này liên tục tăng qua 3 năm. Năm 2005 dư nợ đạt 1.287 triệu đồng chiếm tỷ trọng 2,65%. Năm 2006 dư nợ đạt 1.443 triệu đồng tăng 156 triệu với tỷ lệ tăng là 12,12% so với năm 2005. Năm 2007 so với năm 2006 dư nợ tiếp tục tăng với số tiền tăng thêm là 1.302 triệu tương đương tỷ lệ tăng là 90,23%. Nguyên nhân của việc tăng này do trên địa bàn ngày càng có nhiều doanh nghiệp và công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng được thành lập và hoạt động có hiệu quả. Để phục vụ cho việc đầu tư mở rộng kinh doanh của mình thì nguồn vốn chủ yếu là vay từ các NH, do đó dư nợ trung hạn của ngành này có xu hướng tăng. - Ngành thương nghiệp: Dư nợ của ngành này có xu hướng giảm qua 3 năm, cụ thể như sau: Năm 2005 dư nợ đạt được là 1.293 triệu, tỷ trọng chiếm 2,66%/Tổng dư nợ trung hạn. Năm 2006 dư nợ là 372 triệu giảm 922 triệu với sốgiảm tương đối là 71,31% so với năm 2005. Năm 2007 dư nợ là 226 triệu đồng tiếp tục giảm so với năm 2006 với số tiền giảm là 145 triệu đồng, tỷ lệ giảm 39,08%. Nguyên nhân vì ngành này nhu cầu vay ngắn hạn là chủ yếu, nên dư nợ trung hạn chỉ chiếm tỷ trọng thấp, với môi trường kinh doanh là mua bán trao đổi hàng hóa trong lưu thông NH đã giúp cho khách hàng này có thêm vốn để mở rộng việc mua bán của mình đạt hiệu quả cao. _ Ngành vận tải: Cũng tương tự như ngành thương nghiệp, ngành này dư nợ cũng coa xu hướng giảm qua các năm. Năm 2005 dư nợ ngành này đạt 4.812 triệu đồng với tỷ trọng là 9,9%/Tổng dư nợ trung hạn. Năm 2006 dư nợ là 2.544 triệu đồng, giảm so với năm 2005, số tiền giảm là 2.268 triệu đồng tỷ lệ giảm là 47,13%. Năm 2007 tiếp tục giảm so với năm 2006 với số tiền giảm 1.389 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 54,6%. Việc NH cho vay đối với các doanh nghiệp, cá thể hoạt động trong lĩnh vực này chủ yếu để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải phục vụ cho sản xuất kinh doanh như mua xe tải, xà lan…Tương tự như thương nghiệp ngành này chủ yếu là cho vay ngắn hạn nên dư nợ của trung hạn có xu hướng giảm. Từ những phân tích trên cho thấy tín dụng trung dài hạn dễ phát sinh rủi ro và sự đánh giá kiểm tra khách hàng của CBTD đôi khi còn hạn chế chưa được đầy đủ. Tuy nhiên cũng rất khó mà tránh khỏi nợ quá hạn trong hoạt động kinh doanh tiền tệ bởi vì số lượng khách hàng đến với PGD ngày càng đông trong khi số lượng CBTD còn hạn chế nên việc kiểm tra sử dụng vốn vay, đôn đốc thu hồi nợ chưa kịp thời mới dẫn đến nợ quá hạn. Vả lại khách hàng vay vốn hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, có tính cạnh tranh cao trên thị trường, giá cả nhiều biến động, tiềm ẩn nhiều rủi ro mà CBTD thường rất khó phát hiện. Tuy nhiên với việc cấp tín dụng trung dài hạn cho các khách hàng có nhu cầu vay cũng đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của địa phương, thúc đẩy đầu tư, phát triển kinh tế, với thời hạn vay dài nên khách hàng có thể yên tâm kinh doanh sao cho đạt hiệu quả cao nhất và có lãi để có thể hoàn trả cho NH đúng thời hạn. Nói tóm lại, qua bảng số liệu về tình hình dư nợ trung dài hạn qua 3 năm 2005, 2006, 2007 của một số ngành nghề, đối tượng kinh tế cho thấy PGD Sa Đéc ngày càng hoạt động có hiệu quả, vị trí của NH ngày càng được nâng cao, được nhiều khách hàng biết đến. NH đã đóng một vai trò quan trọng trong việc góp phần làm phát triển kinh tế của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung, giúp cho các ngành nghề kinh tế ngày càng hoạt động có hiệu quả hơn. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tín dụng trung dài hạn tại Chi nhánh NHĐT & PT Đồng Tháp PGD Sa Đéc: Để đánh giá hiệu quả tín dụng trung dài hạn của PGD, ngoài việc đánh giá lợi nhuận thu được từ hoat động kinh doanh, doanh số cho vay, nguồn vốn huy động, PGD còn phải xem xét đến các chỉ tiêu sau: BẢNG 10: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 109.313 126.595 141.777 Tổng vốn huy động Triệu đồng 50.773 68.595 56.777 Doanh số cho vay (DSCV) trung hạn Triệu đồng 26.314 10.228 19.285 Doanh số thu nợ trung hạn Triệu đồng 21.079 20.021 20.026 Tổng dư nợ trung hạn Triệu đồng 48.616 38.823 38.095 Tổng nợ quá hạn trung hạn Triệu đồng 393 190 328 DSCV/Tổng nguồn vốn % 24,07 8,08 13,6 Dư nợ/ Tổng vốn huy động % 95,75 56,60 67,10 Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ % 0,81 0,50 0,86 (Nguồn: Tổ tín dụng PGD Sa Đéc) DSCV trung hạn/Tổng nguồn vốn: Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả sử dụng vốn để cho vay của NH. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay trung hạn/Tổng nguồn vốn năm 2005 là 24,07%, năm 2006 giảm hơn năm 2005 với tỷ lệ 8,08%, năm 2007 tỷ lệ trên lại tăng lên 13,6%. Qua đó cho thấy doanh số cho vay của PGD chưa cao so với tổng nguồn vốn của PGD, nguyên nhân do PGD chỉ mới được thành lập cách đây không lâu nên vai trò của PGD chưa được khách hàng biết đến nhiều. Mặt khác, đối tượng đầu tư của PGD còn hạn chế, không phải nhu cầu vay nào cũng được đáp ứng, một phần do thực lực tài chính vững mạnh của các doanh nghiệp nên ít có nhu cầu vay trung dài hạn (vì có lãi suất cao), đã làm ảnh hưởng đến doanh số cho vay của PGD. Dư nợ trung hạn/ Tổng vốn huy động: Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của NH. Nếu tỷ lệ này cao, thể hiện nguồn vốn huy động được sử dụng triệt để nhưng nếu quá lớn thì cho thấy khả năng huy động của NH thấp. Ngược lại chỉ tiêu này thấp thì việc sử dụng vốn của NH đã không đạt hiệu quả. Nhìn vào tỷ lệ dư nợ trung hạn/Tổng vốn huy động qua 3 năm ta thấy tỷ lệ này luôn thấp hơn 100%. Năm 2005 tỷ lệ này là 95,75%, năm 2006 tỷ lệ này đạt 56,6% và năm 2007 là 67,1%. Điều đó chứng tỏ PGD chưa tận dụng triệt để nguồn vốn huy động để cho vay. Nợ quá hạn trung hạn/Tổng dư nợ: Tỷ lệ này thể hiện mức độ rủi ro tín dụng của NH. Đối với các NHTM, tỷ lệ này không vượt quá 5% là tốt. Nhìn tổng quát số liệu cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn trung hạn/Tổng dư nợ qua 3 năm cho thấy NH đã kiểm soát tình trạng nợ quá hạn tốt, không để quá cao. Năm 2005 tỷ lệ này là 0,81%, năm 2006 tỷ lệ là 0,5% và sang năm 2007 tỷ lệ này là 0,86%. Điều đó cho thấy sự thành công của PGD trong việc xử lý nợ quá hạn và sự quyết tâm nâng cao hiệu quả tín dụng của PGD. Tóm lại, qua phân tích các chỉ tiêu trên ta thấy hoạt động của ngân hàng trong thời gian qua tiến triển khá tốt. Phòng giao dịch ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên địa bàn và tạo được sự uy tín của ngân hàng đối với khách hàng. CHƯƠNG III. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH CHO VAY TRUNG DÀI HẠN ĐỂ THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ. ÑõÒ I. Thuận lợi, khó khăn của PGD trong quá trình hoạt động kinh doanh. 1. Thuận lợi. - Về môi trường kinh doanh: Phòng giao dịch Sa Đéc-Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đồng Tháp nằm tại trung tâm thị xã Sa Đéc nơi có mật độ dân cư đông đúc, có nhiều nguồn vốn nhàn rỗi và rất thuận tiện cho khách hàng đến giao dịch. - Về nhân sự: Có sự đoàn kết nhất trí và nổ lực trong chi bộ cũng như lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thực hiện tốt kế hoạch đề ra. Đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao. Trong đó có những cán bộ trẻ rất năng động, có thể tiếp thu nhanh những thành tựu khoa học mới. Bên cạnh đó, ngân hàng có đủ cơ sở vật chất cho hoạt động và được sự hỗ trợ tích cực của địa phương cùng các ban ngành đã giúp ngân hàng tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong lĩnh vực đầu tư và tạo điều kiện cho ngân hàng cho vay thuận lợi hơn. + Tập thể cán bộ công nhân viên có truyền thống thống nhất ý chí hoạt động, năng động sáng tạo, không chùng bước trước những khó khăn, có quy trình nghiệp vụ chặt chẽ. + Hoạt động thi đua của chi bộ và công đoàn luôn được duy trì tốt. Từ đó góp phần lãnh đạo, giáo dục, động viên về chính trị, tư tưởng cho từng cán bộ công nhân viên. - Về môi trường pháp lý: Thủ tục hành chính ngày càng được đơn giản hóa tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch với ngân hàng. - Sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước mà vị trí đầu tư rất quan trọng được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. NHĐT & PT Đồng Tháp nói chung, Phòng giao dịch Sa Đéc nói riêng là ngân hàng phục vụ trong lĩnh vực này. Đó là một thuận lợi rất lớn. - Có sự hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời của Ngân hàng cấp trên trong hoạt động kinh doanh của mình. 2. Khó khăn: - Do mỗi cán bộ tín dụng phải đảm trách một khối lượng công việc rất lớn của công ty, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân trên địa bàn cho vay nên không tránh khỏi những thiếu sót. - Trên địa bàn có nhiều ngân hàng hoạt động nên có sự cạnh tranh gay gắt. - Về huy động vốn chủ yếu từ các tổ chức cho nên không ổn định, nguồn vốn huy động từ dân cư thấp. Bên cạnh đó, nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng nhiều, song khả năng đáp ứng điều kiện để được vay còn ít. II. Phương hướng hoạt động. Góp phần xây dựng hệ thống BIDV phát triển bền vững, từng bước hội nhập khu vực và quốc tế, cùng các tổ chức tín dụng khác đóng góp tích cực vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu sau: Tiếp tục tăng trưởng và phát triển, lấy an toàn và hiệu quả là mục tiêu xuyên suốt, cải tiến và nâng cao quản trị điều hành, tăng cường huy động vốn và dịch vụ tín dụng đi đôi với việc kiểm soát rủi ro đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Cụ thể: + Củng cố và hoàn thiện hệ thống trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh như vận hành có hiệu quả mạng máy tính đảm bảo cho công tác thanh toán kịp thời và nhanh chóng. + Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên hiện có, hoàn thiện hơn nữa cung cách phục vụ, tiếp tục mở rộng quy mô kinh doanh. + Tăng cường tín dụng lên thêm 20%, tăng cường công tác huy động vốn nhàn rỗi trong tầng lớp xã hội và dân cư. + Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, tích cực thu hồi nợ quá hạn, phải luôn phấn đấu giữa mức dưới 3%. + Giữ vững khách hàng truyền thống, tăng cường tìm kiếm khách hàng mới, đa dạng hóa các khách hàng thuộc mọi lĩnh vực đầu tư để phát triển. + Nâng cao công tác quản trị điều hành, xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh mà chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đồng Tháp giao, ngày càng nâng cao hơn nữa đời sống của cán bộ công nhân viên ngân hàng. + Khuyến khích các cơ quan chủ quản thực hiện chi trả tiền lương qua thẻ ATM. PHẦN III: KẾT LUẬN – BÀI HỌC KINH NGHIỆM óõó Kết luận: Qua những điều vừa trình bày ở trên, chúng ta thấy rõ rằng PGD Sa Đéc tuy chỉ mới được thành lập cách đây không lâu nhưng đã thực hiện được nhiệm vụ của mình hỗ trợ đắc lực cho nhà đầu tư, góp phần vào sự phát triển chung của khu vực, giúp giải quyết được phần nào về nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tầng lớp dân cư, cũng như về nhu cầu tiêu dùng của CBCNV, giúp nâng cao đời sống của người dân, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó chúng ta không thể phủ nhận vai trò của NHĐT & PT Đồng Tháp PGD Sa Đéc nói riêng và NHĐT& PT Việt Nam nói chung. Không những thế PGD Sa Đéc đã thực hiện tốt vai trò của một NHTM, đã xác định đúng đối tượng để phục vụ mà khách hàng chủ yếu là các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh, dịch vụ…Có được kết quả như ngày nay cũng là nhờ một phần sự đóng góp của tập thể CBCNV trong NH. Các cô, chú, anh, chị cán bộ đã thấy được trách nhiệm cũng như vai trò của mình nên đã cố gắng đóng góp cho sự phát triển của NH đem lại một kết quả kinh doanh rất khả quan. Tuy nhiên lợi nhuận thường đi kèm với rủi ro. Lợi nhuận càng lớn thì rủi ro càng cao. Nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu về vốn là rất lớn, nhận thức được điều đó nên PGD đã có những bước đầu tư nguồn vốn đáng kể để có thể sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Nhưng không phải lúc nào nguồn vốn giải ngân rồi đều thu hồi lại đầy đủ cả gốc và lãi mà trong đó luôn chứa đựng rủi ro, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng trung dài hạn rủi ro càng cao vì nguồn vốn được giải ngân trong thời gian dài. Rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong tương lai, đã bảo là rủi ro thì chúng ta không thể nào tránh được mà chỉ có thể hạn chế rủi ro đó nếu nó xảy ra. Muốn hạn chế rủi ro thì NH cần phải nghiên cứu, nắm vững tình hình kinh tế xã hội của địa phương, từ đó NH đề ra chiến lược kinh doanh, phương hướng hoạt động sao cho tất cả hướng đến khách hàng nhưng vẫn không ngừng nâng cao lợi nhuận của NH. NH cần tăng cường mở rộng quan hệ tín dụng với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, giữ vững quan hệ và uy tín của mình trước khách hàng truyền thống, thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Có như vậy hoạt động kinh doanh của NH mới ngày càng có hiệu quả hơn. Bài học kinh nghiệm: - Để hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra đối với những khoản vay của khách hàng, đặc biệt là khoản vay trung dài hạn thì CBTD cần phải thẩm định rõ ràng, hiệu quả phương án kinh doanh và khả năng tài chính của khách hàng để khẳng định khách hàng đảm bảo khả năng trả nợ. - CBTD phải thường xuyên theo dõi nợ đến hạn của khách hàng để nhắc nhở trả lãi và nợ gốc kịp thời tránh để chuyển sang nợ quá hạn. - NH cần bám sát mục tiêu kế hoạch, định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương. So sánh lý thuyết và thực tế: Từ những kiến thức cơ bản đã được học ở trường giúp em có thể vận dụng chúng vào thực tiễn, giúp em hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động của một NHTM. Trên nền tảng kiến thức đó giúp em có thể phân tích và hoàn thành đề tài thực tập “Tín dụng trung dài hạn để thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế” đúng thời gian quy định. Qua đó em còn nhận thấy bên cạnh việc học lý thuyết cần phải có thêm nhiều thời gian thực tập hơn nữa để tìm hiểu rõ hơn thực tế có giống với lý thuyết đã học hay không. Đúng như câu nói “Học đi đôi với hành”, có thực hành thì chúng ta mới học tốt lý thuyết và hiểu rõ vấn đề một cách đầy đủ và súc tích nhất qua lý thuyết đã học. IV. Kiến nghị: Bên cạnh những thuận lợi trong công tác tín dụng, ngân hàng và các tổ chức tín dụng cũng gặp không ít khó khăn trong việc thẩm định, xét duyệt cho vay cũng như thu hồi nợ của khách hàng.Với mong muốn có được môi trường thuận lợi để nâng cao hiệu quả tín dụng cho ngân hàng, tôi xin đề xuất một vài kiến nghị sau: - Ngân hàng nhà nước kết hợp với các Ban ngành có biện pháp hỗ trợ cho ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong việc thu hồi các khoản nợ xấu trong thời gian sớm nhất để vòng quay vốn tín dụng luân chuyển nhiều và mang lại thu nhập cho ngân hàng. Nếu việc thu hồi bị đình trệ, vốn tín dụng trở nên lãng phí, hiệu quả tín dụng sẽ giảm đi. - Đối với các khoản nợ vay được toà án tuyên án, đề nghị cơ quan thi hành án nhanh chóng thi hành để tạo điều kiện cho ngân hàng thu hồi vốn nhanh, tái tạo nguồn vốn hoạt động cho ngân hàng. - Đề nghị Uỷ Ban nhân dân tỉnh, Sở Tài Nguyên, Sở Xây Dựng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà xưởng với thời gian ngắn nhất để ngân hàng có điều kiện hỗ trợ tín dụng cho người dân có đủ vốn thực hiện các cơ hội kinh doanh của mình. - Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam cũng cần có chính sách hỗ trợ vốn cho Phòng giao dịch khi có nhu cầu đột xuất để có thể cấp tín dụng kịp thời cho các doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện các cơ hội kinh doanh. õóõ Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại Kế toán Ngân hàng Thương mại Lý thuyết tiền tệ tín dụng Tiền tệ Ngân hàng Tín dụng Ngân hàng Tạp chí Ngân hàng Các văn bản, quyết định liên quan đến đề tài thực tập

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTín dụng trung dài hạn để thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế.doc
Luận văn liên quan