Đề tài Tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi và thương phiếu

MỤC LỤC I. TÍN PHIẾU KHO BẠC 1. Định nghĩa. 2. Đặc điểm của tín phiếu kho bạc: 3. Quá trình phát hành tín phiếu. 4. Định giá tín phiếu kho bạc mua bán trên thị trường thứ cấp. 5. Định giá tín phiếu kho bạc khi phát hành trên thị trường sơ cấp. II. Chứng chỉ tiền gửi 1.Định nghĩa chứng chỉ tiền gửi 2. Các tổ chức phát hành: 3. Người mua: 4. Kì hạn: 5. Cách tính lãi: 6. Các qui định khi mua – bán: 7. Ưu và nhược điểm của chứng chỉ tiền gửi ngân hành. a. Ưu điểm: b. Nhược điểm 8. Các hình thức chứng chỉ tiền gửi: III. Thương phiếu. 1. Định nghĩa thương phiếu (Commercial paper). 2. Phân loại thương phiếu. 3. Tính chất của thương phiếu. 4. Ích lợi và nhược điểm của thương phiếu. a. Ích lợi chủ yếu của thương phiếu. b. Nhược điểm của thương phiếu. 5. Hoạt động chiết khấu thương phiếu trên thị trường. 6. Tình hình thương phiếu tại Việt Nam 7. Giải pháp cho hoạt động của thương phiếu tại Việt Nam

doc18 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5632 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi và thương phiếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI ĐỀ TÀI: TÍN PHIẾU KHO BẠC, CHỨNG CHỈ TIỀN GỬI VÀ THƯƠNG PHIẾU GIẢNG VIÊN: HOÀNG THỌ PHÚ NHÓM: TIỀN LÀ TỆ BÙI DIỄM DIỄM NGUYỄN THỊ THÙY DUNG TRẦN VŨ ĐỨC TRẦN BẢO KHUYÊN VŨ NGỌC LAN LÊ Ý NHI Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 2 năm 2011 BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC STT HỌ VÀ TÊN MSSV CÔNG VIỆC 1 Bùi Diễm Diễm K094020130 - Tìm kiếm tài liệu phần Chứng chỉ tiền gửi - Chỉnh sửa file word và powerpoint. - Thuyết trình phần Chứng chỉ tiền gửi 2 Nguyễn Thị Thùy Dung K094020131 - Tìm kiếm tài liệu phần Thương phiếu. - Tổng hợp file word, làm powerpoint. - Thuyết trình phần Thương phiếu. 3 Trần Vũ Đức K094020137 - Tìm kiếm phần tài liệu Thương phiếu - Thuyết trình phần Thương phiếu 4 Trần Bảo Khuyên K094020166 - Tìm kiếm tài liệu phần Tín phiếu kho bạc. - Thuyết trình phần Tín phiếu kho bạc. 5 Vũ Ngọc Lan K094020183 - Tìm kiếm tài liệu phần Tín phiếu kho bạc - Thuyết trình phần Tín phiếu kho bạc. 6 Lê Ý Nhi K094020202 - Tìm kiếm tài liệu phần Chứng chỉ tiền gửi. - Thuyết trình phần Chứng chỉ tiền gửi. MỤC LỤC I. TÍN PHIẾU KHO BẠC 1. Định nghĩa Tín phiếu kho bạc là loại giấy nợ do chính phủ phát hành có kỳ hạn dưới một năm để bù đắp thiếu hụt tạm thời của Ngân sách Nhà nước và là một công cụ trong những công cụ quan trọng để Ngân hàng Trung ương điều hành chính sách tiền tệ (tại Việt Nam, tín phiếu kho bạc do Bộ Tài chính phát hành). Tín phiếu kho bạc thường có kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hay 9 tháng với một hay nhiều mức mệnh giá. Tín phiếu kho bạc thường được coi là không có rủi ro tín dụng (rủi ro phá sản). 2. Đặc điểm của tín phiếu kho bạc: Do kho bạc nhà nước phát hành. Mục đích phát hành: + Nhằm bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước. + Là công cụ quan trọng để ngân hàng trung ương điều hành chính sách tiền tệ. Lãi suất: cao Đặc điểm loại chứng khoán: Chiết khấu hoặc mang mệnh giá. Mức độ rủi ro vỡ nợ: thấp nhất trong tất cả các công cụ trên thị trường tiền tệ. Tín phiếu kho bạc thường được coi là không có rủi ro tín dụng (rủi ro phá sản) vì nó được Nhà nước bảo đảm thanh toán và thời hạn ngắn nên tác động của sự biến động lãi suất trên thị trường tiền tệ không đáng kể. Tính thanh khoản (tính lỏng): là công cụ có tính thanh khoản cao nhất. Thời hạn của tín phiếu kho bạc: thường là 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 1 năm với một hay nhiều mức mệnh giá. Hình thức phát hành: đấu thẩu, phát hành trực tiếp qua kho bạc, phát hành qua đại lí trên thị trường thứ cấp. *Ưu điểm: Nhà nước tiết kiệm được nhiều chi phí vay nợ. Ngân hàng trung ương thống nhất chỉ đạo chính sách lãi suất, tạo lập thị trường tiền tệ, tạo điều kiện thị trường mở. Sự kết hợp giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng trung ương được thường xuyên, đồng bộ và kịp thời. 3. Quá trình phát hành tín phiếu Tín phiếu kho bạc được phát hành trên thị trường sơ cấp trên cơ sở đấu thầu. Tại Việt Nam, các tổ chức tham gia đấu thầu thường là các tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm thỏa mãn một số quy định trong đó quan trọng nhất là phải có vốn pháp định bằng hoặc cao hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước. Có hai hình thức đấu thầu là ngang mệnh giá và chiết khấu. Các phiếu đặt thầu bao gồm thông tin về lãi suất và khối lượng tín phiếu đặt thầu. Việc xác định khối lượng và lãi suất trúng thầu của tín phiếu kho bạc được dựa vào khối lượng và lãi suất đặt thầu của các thành viên, và khối lượng tín phiếu kho bạc chính phủ muốn huy động. Khối lượng tín phiếu kho bạc trúng thầu được tính theo thứ tự tăng lên của lãi suất đặt thầu. Tại mức lãi suất đặt thầu cao nhất mà khối lượng tín phiếu đặt thầu vượt quá khối lượng dự kiến huy động, thì khối lượng tín phiếu trúng thầu sẽ được phân chia cho mỗi phiếu đặt thầu, tỷ lệ thuận với khối lượng tín phiếu đặt thầu của từng phiếu tại mức lãi suất đó. Lãi suất phát hành tín phiếu là lãi suất trúng thầu cao nhất được áp dụng chung cho tất cả các đối tượng trúng thầu. Khung 1: Quy chế đấu thầu tín phiếu kho bạc (02 tháng 02 năm 2001) Các đối tượng được phép tham gia thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc tại Ngân hàng Nhà nước phải là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có vốn pháp định từ 20 tỷ đồng trở lên, có tài khoản tiền đồng mở tại Ngân hàng Nhà nước hoặc tổ chức tín dụng được chỉ định. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng quy định rằng mỗi thành viên tham gia thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc phải kí quỹ tại Ngân hàng Nhà nước tối thiểu 5% giá trị đăng kí đấu thầu. 4. Định giá tín phiếu kho bạc khi phát hành trên thị trường sơ cấp Tín phiếu kho bạc là loại tín phiếu chiết khấu. Điều đó có nghĩa là, tín phiếu được bán thấp hơn mệnh giá và thanh toán theo mệnh giá khi đáo hạn, chứ không trả lãi theo định kỳ. Giá tín phiếu bán ra khi phát hành được tính theo công thức sau: P = (2) Trong đó, P là giá tín phiếu kho bạc bán ra F là mệnh giá tín phiếu kho bạc r là lãi suất tín phiếu kho bạc trúng thầu (%/năm) T là kỳ hạn của tín phiếu 365 ngày trong năm Giải thích: F là mệnh giá của tín phiếu, hay là giá trị người giữ tín phiếu nhận lại khi đáo hạn.Vì từ khi phát hành đến khi đáo hạn, tín phiếu không trả lãi suất, nên giá tín phiếu khi phát hành sẽ bằng giá trị hiện tại của F, với tỷ lệ chiết khấu là rT/365, vì r (lãi suất %/năm) được chuyển về rT/365 là lãi suất %/kỳ hạn của tín phiếu. Khung 3: Ví dụ định giá tín phiếu kho bạc khi phát hành Trong ví dụ ở Khung 1, mệnh giá tín phiếu kho bạc là F = 1.000.000đ, kỳ hạn T = 91 ngày (3 tháng), lãi suất trúng thầu r = 4,95%/năm. P = = = 987, 809 đ 5. Định giá tín phiếu kho bạc mua bán trên thị trường thứ cấp Về cơ bản, công thức 2 vẫn được áp dụng, nhưng lúc này ta phải chiết khấu bằng lãi suất không rủi ro hiện hành trên thị trường là i %/năm. Giá tín phiếu kho bạc mua bán lại trên thị trường thứ cấp được tính theo công thức sau: P = Trong đó: P là giá tín phiếu kho bạc F là mệnh giá tín phiếu kho bạc i là lãi suất không rủi ro hiện hành trên thị trường (%/năm) t số ngày từ thời điểm tính toán đến khi tín phiếu đáo hạn 365 là số ngày trong năm Ký quỹ tại Ngân hàng Nhà nước tối thiểu 5% giá trị đăng ký đấu thầu.1 Ở một số quốc gia (trong đó có Việt Nam), chính phủ đưa ra lãi suất chỉ đạo trong quá trình đấu thầu và lãi suất trúng thầu không được vượt quá lãi suất chỉ đạo này. Lãi suất chỉ đạo được áp dụng để giới hạn mức lãi tối đa mà chính phủ phải trả cho tín phiếu kho bạc huy động, nhưng khi áp dụng biện pháp này thì chính phủ có thể không huy động được đủ khối lượng tín phiếu mong muốn. Khung 2: Ví dụ về phát hành tín phiếu kho bạc Trong đợt phát hành 26/06/2000, chính phủ dự kiến huy động 300 tỷ đồng (300.000 tín phiếu, mỗi tín phiếu có mệnh giá 1 triệu đồng, kỳ hạn 3 tháng). Số thành viên dự thầu là 4. Phiếu đặt thầu Lãi suất đặt thầu Khối lượng tín phiếu đặt thầu Thành viên A 4,50% 100 tỷ đồng Thành viên B 4,95% 140 tỷ đồng Thành viên C 4,95% 110 tỷ đồng Thành viên D 5,00% 100 tỷ đồng Xếp các phiếu đặt thầu theo lãi suất từ thấp đến cao, 3 thành viên đầu có tổng khối lượng đặt mua là 350 tỷ đồng, lớn khối lượng chính phủ huy động. Vậy, thành viên D sẽ không trúng thầu. - Lãi suất trúng thầu là 4,95% áp dụng chung cho cả 3 thành viên A, B & C. - Thành viên A sẽ mua được toàn bộ 100 tỷ đồng tín phiếu (100.000 tín phiếu). - Thành viên B và C phải chia nhau khối lượng 200 tỷ đồng tín phiếu còn lại theo tỷ lệ khối lượng đặt thầu của họ - Khối lượng tín phiếu B mua được: 200*140/(140+110) = 112 tỷĐ (112.000 tín phiếu). - Khối lượng tín phiếu C mua được: 200*110/(140+110) = 88 tỷĐ (88.000 tín phiếu). Các phương thức phát hành tín phiếu kho bạc: *Phát hành tín phiều Kho bạc trực tiếp thông qua Kho bạc nhà nước: Các đơn vị kho bạc ở các tỉnh thành phố được trực tiếp tổ chức bán lẻ tín phiếu Kho bạc cho các đối tượng như cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng … Trước mỗi đợt phát hành, Bộ tài chính thông báo trên các phương tiện thong tin đại chúng về kế hoạch phát hành như: doanh số, thời hạn, lãi suất, mệnh giá, thời gian, phương thức thanh toán, địa điểm, … Vì tín phiếu Kho bạc phát hành dưới hình thức ghi số, người mua phải mở tài khoản chứng khoán và tiền mặt chỉ định để phản ánh các khoản thành toán tiền và chứng khoán phát sinh từ việc mua bán tín phiếu. Mọi khoản lãi, gốc được thanh toán trực tiếp vào tài khoán tiền chri định của người mua. *Phát hành thông qua đại lý Kho bạc nhà nước có thể phát hành tín phiếu Kho bạc thong qua đại lý là các tổ chức tín dụng. Các đại lý này được hưởng một khoản phí do Bộ tài chính quy định. Trên thị trường OTC, tín phiếu Kho bạc được mua bán vào bất cứ lúc nào. Các nhà kinh doanh tín phiếu kho bạc chính là các nhà tạo thị trường, còn các nhà môi giới đóng vài trò trung gian cho khách hàng của mình. Các tín phiếu kho bạc thường được trao đổi với khối lượng lớn giữa các nhà đầu tư chuyên nghiệp. 1.Định nghĩa chứng chỉ tiền gửi Chứng chỉ tiền gửi xuất hiện lần đầu tiên ở Mỹ năm 1961, sau đó được lưu hành ở Anh. Tại Việt Nam, chứng chỉ tiền gửi chỉ mới xuất hiện trong những năm gần đây và chưa được phổ biến rộng rãi. Chứng chỉ tiền gửi (Certificate of deposit / CDs/ CD) là một loại Giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành để huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân khác. 2. Các tổ chức phát hành: Các ngân hàng thương mại. 3. Người mua: Các tổ chức, cá nhân Việt Nam. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sinh sống và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. 4. Kì hạn: Điều khoản của một chứng chỉ tiền gửi có quy định thời hạn ít nhất là 3 tháng và dài nhất là 5 năm. Thời hạn càng dài thì lãi suất mà ngân hàng cung cấp chứng chỉ tiền gửi cho bạn sẽ càng cao hơn, đây chính là phần bù vì việc các nhà đầu tư sẽ phải gửi tiền của mình trong thời gian lâu hơn. Cụ thể: Ngắn hạn: 3 tháng- dưới 1 năm Dài hạn: 1 năm – 5 năm. Đồng tiền sử dụng trong việc mua bán chứng chỉ tiền gửi: tiền Việt Nam, ngoại tệ hoặc vàng. 5. Cách tính lãi: Lãi suất chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng phát hành quy định phù hợp với lãi suất thị trường, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng. Cách tính lãi: Số tiền lãi = Mệnh giá x Lãi suất x Kỳ hạn 6. Các qui định khi mua – bán: Khi đã mua chứng chỉ tiền gửi, bên mua không được rút vốn trước thời hạn. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp cần thiết, người mua có thể rút vốn trước hạn là “có thể cầm cố để vay vốn”. Khi cần rút vốn trước hạn, ngân hàng có thể cho vay lại với tài sản đảm bảo là chứng chỉ tiền gửi, thực chất là người mua bán lại chứng chỉ tiền gửi này cho ngân hàng để thu hồi vốn. Tất nhiên, lãi suất cho vay lại phải cao hơn lãi suất mà ngân hàng đã trả cho người mua chứng chỉ tiền gửi. Ở một số ngân hàng, để người mua giấy tờ có giá an tâm, trong thể lệ phát hành giấy tờ có giá có ghi luôn mức lãi suất cho vay trong trường hợp người mua cần thu hồi vốn trước hạn. 7. Ưu và nhược điểm của chứng chỉ tiền gửi ngân hành a. Ưu điểm: Chứng chỉ tiền gửi là một tài sản đầu tư ít rủi ro vì thường được bảo đảm bởi các chính phủ. Như ở Mỹ, chứng chỉ tiền gửi của ngân hàng được bảo đảm bởi Cơ quan bảo hiểm tiền gửi liên bang (Federal Deposit Insurance Corporation) còn chứng chỉ tiền gửi do các tổ chức tín dụng phát hành được bảo đảm bởi Hội liên hiệp tín dụng quốc gia (National Credit Union Administration). Cả gốc và lãi đều được bảo đảm trong toàn bộ thời gian đầu tư. Điều này là rất hấp dẫn đối với những nhà đầu tư đang tìn kiếm sự an toàn. Chứng chỉ tiền gửi thường có lãi suất cao hơn so với các tài khoản tiết kiệm thông thường. Các cá nhân muốn tối đa hóa lợi nhuận khoản tiền tiết kiệm của mình có thể tìm đến với các chứng chỉ tiền gửi, như vậy sẽ tốt hơn so với việc gửi ở tài khoản tiết kiệm hay tham gia thị trường tiền tệ. Ví dụ, lãi suất một chứng chỉ tiền gửi thời gian đáo hạn 3 tháng thường sẽ cao hơn là lãi suất của một thương phiếu thời hạn 3 tháng trên thị trường tiền tệ. Bạn cũng có thể dùng số tiền khi đáo hạn của chứng chỉ tiền gửi để mua tiếp một chứng chỉ tiền gửi thêm 3 tháng nữa thay vì rút tiền mặt về. b. Nhược điểm: Nhược điểm lớn nhất của Chứng chỉ tiền gửi là tính thanh khoản của nó không cao bằng tiền gửi ở tài khoản tiết kiệm. Chứng chỉ tiền gửi có hình phạt nếu bạn muốn rút tiền của mình trước khi đáo hạn. Bạn không chỉ bị mất số tiền lãi có thể nhận được mà còn bị mất 10% tài sản gốc của mình. Đầy gọi là hình phạt rút sớm cho các nhà đầu tư. Về dài hạn, chứng chỉ tiền gửi trả lãi suất thấp hơn so với trái phiếu doanh nghiệp. Nếu bạn muốn gửi tiền của mình trong vòng 5 năm, tốt nhất là bạn nên tìm mua một trái phiếu có độ tín nhiệm cao nhất. Dù sẽ không được chính phủ đảm bảo nhưng lãi suất của chúng vẫn cao hơn nhiều so với chứng chỉ tiền gửi. 8. Các hình thức chứng chỉ tiền gửi: Chứng chỉ tiền gửi ghi danh: Là chứng chỉ có ghi tên người sở hữu. Tổ chức tín dụng phát hành chứng chỉ tiền gửi ghi danh phải mở sổ đăng ký Quyền sở hữu và tiến hành đăng ký lại khi khách hàng có yêu cầu Chuyển nhượng quyền sở hữu. Áp dụng đối với người mua là cá nhân. Chứng chỉ tiền gửi vô danh: Không ghi tên người sở hữu. Chứng chỉ vô danh thuộc sở hữu của người nắm giữ giấy tờ có giá. Hình thức chứng chỉ vô danh áp dụng đối với người mua là cá nhân và tổ chức. Chứng chỉ tiền gửi ghi sổ: chi nhánh phát hành mở cho chủ sở hữu một tài khoản chứng chỉ và giao cho chủ sở hữu một chứng chỉ với nộng dung có tài khoản chứng chỉ. Hình thức ghi sổ áp dụng đối với người mua là tổ chức có tài khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng phát hành. Trường hợp phát hành theo hình thức ghi sổ, tổ chức tín dụng phát hành cấp chứng nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá cho người mua. III. Thương phiếu 1. Định nghĩa thương phiếu (Commercial paper) Những công ty lớn, nổi tiếng thường phát hành những giấy nợ ngắn hạn không có đảm bảo thay vì vay nợ ngân hàng để tài trợ cho những nhu cầu cầu tiền mặt ngắn hạn. Các giấy nợ này gọi là thương phiếu. Thông thường những thương phiếu này được đảm bảo bằng một hạn mức tín dụng tại ngân hàng tức là quyền cho phép công ty mượn của ngân hàng để trả cho các thương phiếu đáo hạn. Các thương phiếu có thời gian đáo hạn khoảng 1 đến 2 tháng. Thương phiếu được coi là loại chứng khoán an toàn vì tình hình tài chính của các công ty lớn tròng khoản thời gian 1 đến 2 tháng được xem là có thể theo dõi và dự báo được. Tại Việt Nam đã có quy định về thương phiếu. Thương phiếu do công ty phát hành phải dựa trên cơ sở quan hệ kinh tế giữa hai công ty và có thể chuyển nhược được. Tuy vậy thương phiếu tại Việt Nam mới chỉ là công cụ trong thanh toán xuất nhập khẩu là chủ yếu, chưa phải là loại công cụ để đầu tư. 2. Phân loại thương phiếu Thương phiếu tồn tại dưới 2 hình thức là hối phiếu và lệnh phiếu:  ° Hối phiếu: là chứng chỉ có giá do người bán chịu lập, yêu cầu người mua chịu trả một số tiền xác định vào một thời gian và ở một địa điểm nhất định cho người thụ hưởng.   °Lệnh phiếu: là chứng chỉ có giá do người mua chịu lập, cam kết trả một số tiền xác định trong một thời gian và ở một địa điểm nhất định cho người thụ hưởng.  Như vậy, hối phiếu là lệnh đòi tiền do chủ nợ lập và chỉ sử dụng trong quan hệ thương mại, còn lệnh phiếu thì do người mua chịu lập, được sử dụng không chỉ trong quan hệ thương mại mà còn trong các quan hệ dân sự khác.  3. Tính chất của thương phiếu ° Tính trừu tượng: Trên thương phiếu không ghi cụ thể nguyên nhân phát sinh khoản nợ mà chỉ ghi các thông tin về số tiền phải trả, thời hạn trả tiền và người trả tiền.   ° Tính bắt buộc: Qui định người trả tiền phải thanh toán cho người thụ hưởng đúng hạn, không được phép từ chối hoặc trì hoãn việc trả tiền.   ° Tính lưu thông: Thương phiếu được chuyển nhượng từ người thụ hưởng sang người khác bằng phương pháp ký hậu, nó có thể chuyển hoá ra tiền khi mang đến ngân hàng xin chiết khấu hoặc cầm cố. Tính chất này khiến thương phiếu trở thành một loại phương tiện thanh toán thay cho tiền trong thời gian hiệu lực và mệnh giá thương phiếu.  4. Ích lợi và nhược điểm của thương phiếu a. Ích lợi chủ yếu của thương phiếu Thứ nhất, nhờ vào tính chất lưu thông, thương phiếu đã trở thành một công cụ lưu thông tín dụng thay thế tiền mặt, tiết kiệm tiền mặt và góp phần ổn định tiền tệ,  Thứ hai, nó còn là một cơ sở pháp lý trong quan hệ mua bán chịu, bảo vệ quyền lợi của các chủ thể trong tín dụng thương mại, loại bỏ được tình trạng nợ nần dây dưa giữa các doanh nghiệp.  Thứ ba, thương phiếu là loại tài sản đảm bảo chắc chắn khi ngân hàng nhận chiết khấu hay nhận cho vay cầm cố. Hơn thế nữa, tài sản đảm bảo này lại có tính thanh khoản cao vì ngân hàng có thể mang đi tái chiết khấu hoặc tái cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước để khôi phục nguồn vốn của mình.    Thứ tư, thương phiếu bổ sung hàng hoá cho thị trường mở, tạo điều kiện cho ngân hàng trung ương thực hiện tốt công tác điều hoà khối tiền trong lưu thông.  Thứ năm, trong trường hợp người đi vay vốn ngân hàng nhận nợ bằng lệnh phiếu, khi cần thiết, ngân hàng có thể bán khoản nợ này để thu nợ trước hạn bằng cách chuyển nhượng lệnh phiếu cho ngân hàng khác. Đây là một giải pháp chứng khoán hoá các khoản cho vay của ngân hàng.  Thứ sáu, thông qua nghiệp vụ bảo lãnh và thu hộ thương phiếu, sẽ giúp ngân hàng tăng thu nhập nhưng không tăng rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình.  b. Nhược điểm của thương phiếu Thứ nhất, do tính trừu tượng của thương phiếu, sẽ dẫn đến tình trạng hai doanh nghiệp thông đồng nhau lập ra thương phiếu khống (thương phiếu không phát sinh từ quan hệ mua bán chịu) để mang đến ngân hàng xin chiết khấu hoặc cầm cố. Chính điều này đã làm cho cơ sở đảm bảo của thương phiếu là tín dụng hàng hoá không thể tồn tại, số tiền cho vay được ngân hàng phát ra không có cơ sở đảm bảo.  Thứ hai, với những nhược điểm sẵn có của tín dụng thương mại, khó có thể mở rộng qui mô (khối lượng) và thời gian mua bán chịu hàng hoá trong trường hợp nhu cầu mua chịu quá lớn và thời gian quá lâu.  Thứ ba, quan hệ mua bán chịu này chỉ có thể phát sinh giữa những doanh nghiệp tín nhiệm, có giao dịch thường xuyên với nhau.  Tuy vậy, do tín dụng thương mại tồn tại song song với tín dụng ngân hàng nên những khiếm khuyết nêu trên của tín dụng thương mại và của sự vận dụng thương phiếu sẽ giảm đến mức xem như không đáng kể. 5. Hoạt động chiết khấu thương phiếu trên thị trường * Đối với ngân hàng: - Đây là một nghiệp vụ cấp tín dụng khá an toàn do:  + Tính thanh khoản của thương phiếu cao (ngắn hạn, dễ chuyển đổi), nên ngân hàng có thể chủ động sử dụng khi nắm giữ thương phiếu, không bị ứ đọng vốn lâu. + Theo luật thì ngân hàng có quyền truy đòi tất cả các đối tượng có mặt trên tấm thương phiếu (kể cả người đã chuyển nhượng thương phiếu đó)chứ không riêng gì người có trách nhiệm chi trả ghi trong thương phiếu (chiết khấu có truy đòi). Do đó rủi ro tín dụng sẽ thấp đi do có nhiếu người phải chịu trách nhiệm trả nợ hơn. - Về mặt quản trị ngân hàng thì đây là một dạng dự trữ thứ cấp khá tốt vừa đảm bảo thanh khoản lại vừa sinh lãi ở mức chấp nhận được. * Đối với doanh nghiệp: + Đảm bảo nguồn vốn kết hợp kinh doanh bình thường: Thương phiếu không phải là tiền vì cần phải chờ tới ngày đáo hạn người thụ hưởng mới nhận được tiền, trong khi đó tiền bán chịu chính là doanh thu của doanh nghiệp cho nên nó cần phải quay vòng nhanh để doanh nghiệp trang trải chi phí và hoạt động bình thường. Khi doanh nghiệp cần vốn mà tờ thương phiếu lại chưa đến hạn thanh toán thì doanh nghiệp có thể nhờ ngân hàng chiết khấu tờ thương phiếu đó để có tiền sử dụng vào sản xuất. + Nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu giúp gia tăng quan hệ tín dụng thương mại giữa các doanh nghiệp: Vì giờ đây với nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu của ngân hàng doanh nghiệp sẵn lòng bán chịu hơn do có thể chiết khấu nhận được tiền trước ngày đáo hạn tờ thương phiếu khi cần tiền, chứ không cần giữ mãi tờ thương phiếu đó. + Nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu giúp gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng cho các doanh nghiệp nhỏ: Có điều này là do khi ngân hàng chiết khấu thương phiếu thì người thanh toán thương phiếu mới chính là đối tượng chủ yếu mà ngân hàng quan tâm khi cấp tín dụng, mặc dù chính chủ nợ, hay người thụ hưởng mới là người mang thương phiếu đi chiết khấu. Cho nên nếu người thanh toán là công ty lớn, hoạt động hiệu quả thì sẽ dễ dàng được ngân hàng chấp nhận chiết khấu. Ví dụ: Nếu một công ty ABC (rất nhỏ, chưa danh tiếng) bán chịu một lô hàng cho công ty lớn như công ty sữa Vinamilk và lập một hối phiếu, sau đó Vinamilk ký bảo đảm lên hối phiếu đó. Thì khi công ty ABC mang hối phiếu đó đến ngân hàng để chiết khấu, có thể dựa vào danh tiếng, năng lực hoạt động tốt của  Vinamilk thì ngân hàng dễ chấp nhận tờ hối phiếu đó hơn. Và nhờ đó ABC dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn lý tưởng bậc nhất trong nền kinh tế là từ ngân hàng  mà không tốn quá nhiều chi phí và thời gian (còn tại sao nói nguồn vốn ngân hàng là nguồn vốn lý tưởng trong nền kinh tế thì chắc là các bạn biết rồi). * Đối với nền kinh tế: Cấp tín dụng bằng chiết khấu thương phiếu là một hình thức cấp tín dụng an toàn cho nền kinh tế vì khi cấp tín dụng bằng chiết khấu thương phiếu sẽ đảm bảo nguyên tắc hàng - tiền do khi tiền tung ra từ ngân hàng thì trong nền kinh tế cũng đã có sẵn một lượng hàng hoá tương ứng đang luân chuyển, do đó giảm thiểu áp lực lạm phát. Cũng cần chú ý rằng hàng hoá mua chịu của doanh nghiệp chủ yếu là nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cho nên, cấp tín dụng bằng hình thức chiết khấu thương phiếu tạo điều kiện tốt cho sản xuất phát triển gia tăng hàng hoá cho nền kinh tế. 6. Tình hình thương phiếu tại Việt Nam Những ích lợi kinh tế nêu trên khi đưa thương phiếu vào đời sống kinh tế thì đã quá rõ, thế nhưng trong thời gian qua, thương phiếu và các nghiệp vụ liên quan đến thương phiếu vẫn chưa đi vào đời sống kinh tế ở Việt Nam vì những lý do chủ yếu như sau:   Thứ nhất: Các chủ thể tham gia vào nghiệp vụ thương phiếu (Người bán chịu hàng hoá, người được chuyển nhượng thương phiếu, ngân hàng bảo lãnh…) chưa thật sự có lòng tin đối với thương phiếu và khả năng chuyển hoá ra tiền của thương phiếu khi đến hạn.  Thứ hai: Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa có những thông tư hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thương phiếu, chưa ban hành mẫu biểu cụ thể cho thương phiếu để nó có thể trở thành một công cụ lưu thông tín dụng pháp định có thể thay thế cho tiền mặt trong lưu thông  Thứ ba: Pháp lệnh thương phiếu vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng nên tính khả thi vẫn còn kém.  7. Giải pháp cho hoạt động của thương phiếu tại Việt Nam Những giải pháp để đưa thương phiếu vào đời sống kinh tế ở Việt Nam trong thời gian trước mắt:  Giải pháp thứ nhất, nhanh chóng tạo dựng một hành lang pháp lý cho sự tồn tại và cho việc thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thương phiếu được an toàn và thuận lợi. Mặc dù Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh thương phiếu có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2000 và Chính Phủ đã ban hành nghị định 32/2001/NĐ -CP ngày 5.7.2001 hướng dẫn thi hành pháp lệnh trên nhưng vẫn còn nhiều bất cập như chưa rõ ràng, thiếu cụ thể, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế…  Giải pháp thứ hai, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, thảo luận về thương phiếu và ích lợi của thương phiếu đến các doanh nghiệp, là những chủ thể chủ yếu trong quan hệ thương phiếu.  Giải pháp thứ ba, nâng cao hiệu lực hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) dể có thể cung cấp chính xác và kịp thời năng lực chi trả, uy tín của các doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán thương phiếu, đảm bảo quyền lợi của người thụ hưởng.  Giải pháp thứ tư, trong thời gian đầu Nhà nước cần có những ưu đãi hợp lý cho các doanh nghiệp cũng như các Tổ chức tín dụng có tham gia vào quan hệ thương phiếu.  Và cuối cùng, Ngân hàng Nhà nước phải gấp rút ban hành các thông tư hướng dẫn để các ngân hàng có thể mạnh dạn thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thương phiếu như bảo lãnh, chiết khấu và cầm cố thương phiếu. ngân hàng Nhà nước cũng phải nhanh chóng ban hành mẫu biểu cho thương phiếu, ban hành Luật về các công cụ chuyển nhượng…    Trên đây chỉ là một số giải pháp cơ bản được đưa ra, tuy nhiên, nếu thực hiện được, thì việc đưa thương phiếu vào đời sống kinh tế ở Việt Nam chắc chắn sẽ trở thành hiện thực. TƯ LIỆU THAM KHẢO Lê Văn Tư (2004), “Tiền tệ, ngân hàng, thị trường tài chính”, NXB Tài chính, tr.518-521. Nguyễn Văn Luân – Cung Trần Việt – Trần Viết Hoàng (2008), “Các nguyên lý tiền tệ ngân hàng và thị trường chứng khoán”, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, tr. 56-57. Nguyễn Văn Tiến (2009), “Giáo trình Tài chính – Tiền tệ - Ngân hàng”, NXB Thống kê, tr.131-133. Nguyễn Xuân Thành, Bài đọc thêm Chứng khoán chính phủ, Chương trình giảng dạy Kinh tế Fullbright, năm học 2006-2007. Các trang web:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi và thương phiếu.doc
Luận văn liên quan