LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế phát triển, tín dụng Ngân hàng trở thành loại hình tín dụng phổ biến, đáp ứng mọi nhu cầu bổ sung vốn của nền kinh tế: tín dụng Ngân hàng không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn để dự trữ vật tư hàng hoá, trang trải chi phí sản xuất, thanh toán các khoản nợ mà còn tham gia cấp vốn đầu tư trung và dài hạn, đáp ứng các nhu cầu về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tiến đổi mới kỹ thuật, mua sắm tài sản cố định Ngoài ra, tín dụng Ngân hàng còn đáp ứng một phần nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Sự ổn định và phát triển của nền kinh tế, cùng với sự ra đời của nhiều ngành nghề trong xã hội, mức sống của người dân ngày càng được cải thiện thì nhu cầu sử dụng vốn cho hoạt động kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng cao. Tín dụng đã đáp ứng được các nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp, dân cư, các tổ chức xã hội cũng như cho Nhà nước.
Hiện nay, nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng tăng cùng với sự gia tăng nguồn vốn huy động được của các Ngân hàng thì nguồn vốn cho vay ngắn hạn của Ngân hàng được sử dụng như thế nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này trong quá trình thực tập tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn em đã tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu và viết chuyên đề tốt nghiệp : “ Tình hình cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thực trạng và giải pháp”.
22 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2716 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Ngân hàng TMCP Sài Gòn ( tiền thân là Ngân hàng TMCP Quế Đô ) được thành lập vào năm 1992 theo Giấy phép hoạt động số 00018/NH – GP, Giấy phép thành lập số 308/GP – UB, Đăng ký kinh doanh số: 4103001562.
Trải qua 10 năm hoạt động không hiệu quả, đến cuối năm 2002, Ngân hàng Quế Đô hoạt động trong hiện trạng tài chính thua lỗ trên 20 tỷ đồng chưa có nguồn bù đắp, bộ máy quản trị điều hành suy sụp hoàn toàn, khách hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nợ quá hạn hơn 20 tỷ đồng không có khả năng thu hồi; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam duy trì chế độ thanh tra – giám sát thường xuyên và quy định hạn mức huy động chỉ 160 tỷ đồng hoạt động kinh doanh nghèo nàn, không có hệ thống quy trình quy chế hoạt động nghiệp vụ, đội ngũ nhân sự yếu về trình độ chuyên môn,….
Nhận thức rõ những khó khăn đó, khi tiếp nhận Ngân hàng, các cổ đông mới đã tin tưởng giao phó cho Hội đồng quản trị và Ban giám đốc tiến hành các biện pháp cải cách toàn diện để giải quyết những mâu thuẫn nội tại, kiện toàn bộ máy tổ chức, làm cơ sở để tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động. Nhờ đó, Ngân hàng TMCP Quế Đô chính thức được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép đổi tên gọi, đi vào hoạt động với thương hiệu mới: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – SCB kể từ ngày 8/4/2003. Thương hiệu này đã dần định hình và ngày càng chiếm được sự tin tưởng của người dân và doanh nghiệp khắp cả nước.
Với quyết tâm đưa Ngân hàng đi lên, nhờ cố gắng và phát triển kinh doanh đầy hiệu quả trong năm 2003 ( SCB bắt đầu có lãi từ quý II/2003 ), SCB đã có những giải pháp thực tế, mang ý nghĩa đột phá, nhằm lành mạnh hoá tình hình tài chính của SCB, củng cố hệ thống quy trình, quy chế chuyên môn nghiệp vụ trong toàn Ngân hàng. sau 5 năm đổi tên thương hiệu và phát triển, từ 8/4/2003 đến nay, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – SCB đã khẳng định vị trí của mình trên thị trường tài chính Việt Nam, thể hiện qua sự tăng trưởng không ngừng về lợi nhuận hàng năm, chất lượng sản phẩm dịch vụ ngày càng được nâng cao cũng như sự định hình rõ nét thương hiệu SCB trong cộng đồng .
Kết thúc năm 2006, SCB được Ngân hàng Nhà Nước đánh giá xếp thứ 6 trong hệ thống các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả kinh doanh 11 tháng đầu năm 2007 đã khắc họa đuợc hình ảnh một SCB vững chắc ổn định và không ngừng lớn mạnh. Tổng tài sản SCB đạt hơn 23.000 tỷ đồng tăng 114,66 % so với đầu năm 2007, tổng vốn huy động đạt hơn 21.000 tỷ đồng tăng 114,63% so với đầu năm và dư nợ tín dụng đạt hơn 17.800 tỷ đồng, tăng 117% so với đầu năm 2007. Hiện SCB đang đứng hàng thứ 4 về tổng tài sản và đứng hàng thứ 3 về dư nợ tín dụng so với các Ngân hàng thương mại cổ phần khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Mạng lưới hoạt động trải dài từ Nam đến Bắc, đã có hơn 40 điểm tại khu vực phía Bắc, miền Trung, Thành phố Hồ Chí Minh, khu vực Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Hiện tại vốn điều lệ và các quỹ của SCB đạt hơn 2.000 tỷ đồng. Sau khi được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban chứng khoán Việt Nam, tháng 12/2007, SCB phát hành trái phiếu chuyển đổi với tổng mệnh giá phát hành là 1.399.999.500.000 đồng. Theo đó thì đến đầu năm 2009 vốn điều lệ SCB sẽ đạt hơn 3.000 tỷ đồng. Như vậy, SCB đạt trước hạn mức vốn điều lệ tối thiểu cho một ngân hàng theo quy định của nhà nước.
Ngoài ra, SCB còn tạo dựng thế mạnh của mình bằng việc liên minh, liên kết với các ngân hàng quốc doanh. Cụ thể, SCB ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank). Nhờ đó, SCB đã có được thế chủ động cần thiết trong kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực tài chính trong giai đoạn cạnh tranh và phát triển.
Trong quá trình hoạt động, SCB đã vinh dự đón nhận các giải thưởng:
Cúp vàng thương hiệu Việt năm 2005 và 2006.
Cúp vàng thương hiệu Mạnh năm 2006.
Ba cúp vàng sản phẩm uy tín chất lượng năm 2006 dành cho 3 sản phẩm: “Tiết kiệm tích luỹ, tặng thêm lãi suất cho khách hàng từ 50 tuổi”; “ Tín dụng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ”; “Tín dụng tiêu dùng”.
Danh hiệu “ Doanh nghiệp Việt Nam uy tín, chất lượng năm 2006”.
Bằng khen do Hiệp hội Ngân hàng trao tặng năm 2005 & 2006.
Kỷ lục Việt Nam là “ Ngân hàng Thương mại Cổ phần lần đầu tiên phát hành trái phiếu chuyển đổi năm 2007”.
“Cúp cầu vàng Việt Nam năm 2007” trong ngành Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Hiệp hội vừa và nhỏ Việt Nam; Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam và Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam trao tặng.
1.2. Bộ máy tổ chức hoạt động
1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
1.2.2. Diễn giải sơ đồ cơ cấu tổ chức
Về quản trị điều hành, cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực tại SCB, SCB đã thực hiện cải tổ lại bộ máy tổ chức từ tháng 04/2007 với sự tư vấn của tập đoàn tài chính quốc tế IFC và công ty BTC. Theo cơ cấu tổ chức mới, SCB gồm 6 khối: Doanh nghiệp, bán lẻ, vận hành, hỗ trợ, quản trị rủi ro và kế toán tài chính.
Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của SCB, quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được luật pháp và điều lệ SCB quy định.
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý có thẩm quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền Đại hội đồng cổ đông.
Ban kiểm soát: do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan có trách nhiệm kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng SCB.
Ban tư vấn: là bộ phận có trách nhiệm tham mưu cho Hội đồng quản trị các vấn đề liên quan đến những hoạt động kinh doanh, quản lý và điều hành Ngân hàng.
Ban Thư ký Hội đồng quản trị: là bộ phận thực hiện chức năng thư ký của Hội đồng quản trị, quản lý cổ đông, cổ phần, cổ phiếu.
Ban Thư ký Ban Điều hành: là bộ phận thực hiện chức năng thư ký của Ban điều hành.
Tổng giám đốc: là người có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng theo đúng pháp luật Nhà nước, các quy định của ngành, điều lệ, quy chế, quy định của Ngân hàng, đồng thời là người tham mưu cho Hội đồng quản trị về mặt hoạch định các mục tiêu, chính sách.
Phó tổng giám đốc phụ trách khối: là người có trách nhiệm điều hành tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của khối được phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc về mặt hoạt động của khối được phân công phụ trách.
1.3. Các sản phẩm tín dụng đang triển khai tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
1.3.1. Khách hàng cá nhân
1.3.1.1. Cho vay du lịch dành cho người cao tuổi
- SCB hỗ trợ chi phí chuyến du lịch trong và ngoài nước dành cho người từ 50-65 tuổi với số tiền cho vay từ 5 triệu đồng tới tối đa 100% chi phí; thời gian tối đa đến 36 tháng.
- Chính sách ưu đãi: Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản lên đến 20 triệu đồng để thanh toán chi phí chuyến du lịch dành cho người có công với Cách Mạng/Gia đình thương binh liệt sĩ.
- Được mua bảo hiểm tai nạn trong suốt thời gian vay.
1.3.1.2. Cho vay mua xe ôtô
- Hỗ trợ khách hàng có nhu cầu mua xe phục vụ sinh hoạt hoặc kinh doanh. Tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng trả nợ của khách hàng mà SCB cho vay với mức khác nhau nhưng tối đa không quá 90% giá trị xe mua; thời gian cho vay tối đa 72 tháng tuỳ thuộc vào tài sản đảm bảo.
- Hồ sơ đơn giản, thủ tục nhanh chóng. Thời gian xét duyệt cho vay tối đa 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ của khách hàng ( đối với thế chấp xe mua ).
- Khách hàng có thể dùng chính chiếc xe mua để làm tài sản đảm bảo cho SCB.
- Khách hàng được SCB hỗ trợ tối đa 50% phí bảo hiểm tài sản bảo đảm nợ vay tương ứng với mức dư nợ cho vay tại SCB.
1.3.1.3. Cho vay sửa chữa, xây dựng và mua nhà ở
- Hỗ trợ khách hàng có nơi định cư ổn định, chỉnh trang lại nhà cửa. Mức cho vay tuỳ thuộc vào khả năng trả nợ và nhu cầu của khách hàng; thời gian cho vay tối đa 15 năm.
- Hồ sơ đơn giản, thủ tục nhanh chóng. Thời gian xét duyệt cho vay tối đa 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ của khách hàng.
- Được SCB tư vấn miễn phí về thủ tục mua bán nhà.
- Thực hiện dịch vụ mua bán nhà qua ngân hàng nếu khách hàng có yêu cầu.
1.3.1.4. Cho vay hỗ trợ học tập
- SCB hỗ trợ các dịch vụ trọn gói để khách hàng:
+ Thanh toán học phí và các chi phí hợp lý khác của chương trình học.
+ Chứng minh năng lực tài chính để đi du học ở nước ngoài.
- Chương trình học bao gồm từ bậc phổ thông trung học, học nghề cho đến bậc sau đại học ở trong nước hoặc nước ngoài.
- Chính sách ưu đãi đặc biệt của SCB dành cho đối tượng học giỏi, đạo đức tốt và có hoàn cảnh kinh tế khó khăn:
+ Cho vay không có tài sản bảo đảm đến 100% tổng chi phí khóa học nhưng không quá 150 triệu đồng (ngoại tệ quy đổi tương đương).
+ Có thể được ân hạn ( không phải trả ) nợ gốc và/hoặc lãi vay trong suốt thời gian đào tạo và cộng (+) thêm tối đa 3 tháng.
- Người đi học được ưu tiên tuyển dụng vào làm việc tại SCB sau khi tốt nghiệp các chuyên ngành phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của SCB với kết quả học tập đạt loại khá trở lên.
1.3.2. Khách hàng doanh nghiệp
1.3.2.1. Cho vay ngắn hạn
- Tín dụng hạn mức luân chuyển phục vụ nhu cầu vốn thiếu hụt thường xuyên phục vụ sản xuất kinh doanh.
- Tín dụng ngắn hạn tài trợ vốn thiếu hụt tạm thời.
1.3.2.2. Cho vay trung và dài hạn
- Cho vay đầu tư dự án: SCB tham gia tài trợ ngay từ đầu cho các dự án như: cho vay đền bù giải toả, cho vay xây dựng cơ sở hạ tầng ( điện, nước, đường sá, cầu cống ), khu công nghiệp, khu chế xuất, dự án khu dân cư, xây dựng cao ốc, văn phòng cho thuê,…..
- Cho vay đầu tư tài sản cố định: tài trợ nhu cầu mua mới hoặc bổ sung, sửa chữa, nâng cấp máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, văn phòng làm việc, nhà xưởng, nhà kho,….của khách hàng.
1.4. Các chính sách ưu đãi của Ngân hàng SCB dành cho khách hàng vay vốn
SCB dành những ưu đãi đặc biệt trong hoạt động tín dụng cho các khách hàng truyền thống, khách hàng tập trung tất cả các giao dịch về SCB và những khách hàng tiềm năng, cụ thể như sau:
1.4.1. SCB hỗ trợ phí bảo hiểm:
* Điều kiện để SCB hỗ trợ phí mua bảo hiểm :
- SCB là người thụ hưởng bảo hiểm. Nếu có rủi ro xảy ra, sau khi thu đầy đủ nợ gốc, lãi và phí phát sinh thì Quý khách hàng được thụ hưởng phần còn lại.
- Thời hạn mua bảo hiểm cho tài sản tối thiểu bằng thời hạn vay.
* Tài sản mua bảo hiểm được SCB hỗ trợ phí:
- Tài sản hình thành từ vốn vay ( tài sản có một phần hoặc toàn bộ được hình thành từ nguồn vốn vay SCB ).
- Tài sản đảm bảo cho nợ vay tại SCB.
* Mức phí SCB hỗ trợ cho khách hàng khi mua bảo hiểm:
- Số tiền được SCB hỗ trợ tối đa là 50% số phí bảo hiểm tương ứng với giá trị mua bảo hiểm bằng mức dư nợ cho vay hoặc bảo lãnh của khách hàng tại SCB.
- Trường hợp khách hàng vay theo hạn mức mà đặc điểm hoạt động của khách hàng không thể mua bảo hiểm cho từng lần nhận nợ cụ thể thì khách hàng có thể mua bảo hiểm theo định mức nguyên vật liệu, thành phẩm tồn kho; SCB sẽ hỗ trợ phí dựa vào hạn mức tín dụng hợp lý (không dựa vào dư nợ thực tế của khách hàng ).
- Trường hợp khách hàng có quan hệ bảo lãnh thường xuyên tại SCB thông qua hợp đồng hạn mức bảo lãnh thì SCB sẽ hỗ trợ phí cho khách hàng mua bảo hiểm cho tài sản đảm bảo tính theo hạn mức bảo lãnh hợp lý của khách hàng ( không tính phần ký quỹ của khách hàng).
* Phương thức hỗ trợ đóng phí bảo hiểm:
Khi mua bảo hiểm cho tài sản, khách hàng có thể đóng phí một lần hoặc nhiều lần; Tuy nhiên SCB khuyến khích khách hàng đóng phí một lần.
- Trường hợp khách hàng thanh toán phí bảo hiểm một lần, SCB sẽ thanh toán phí hỗ trợ mua bảo hiểm cùng lúc khách hàng đóng phí.
- Trường hợp khách hàng thanh toán phí cho công ty bảo hiểm nhiều lần, SCB sẽ thanh toán phần phí hỗ trợ sau khi khách hàng đã thanh toán đầy đủ phần phí của khách hàng cho Công ty bảo hiểm.
1.4.2. SCB xét ưu đãi lãi suất cho khách hàng thực hiện chuyển doanh thu về SCB:
* Mức ưu đãi:
- Giảm từ 3% đến 5% số lãi khách hàng đã đóng tương ứng với dư nợ tính trong thời gian xét ưu đãi.
* Chỉ tiêu xét ưu đãi:
Căn cứ vào hình thức vay vốn của khách hàng và doanh thu chuyển về SCB.
* Phương thức thực hiện ưu đãi:
- Hàng năm, SCB sẽ tiến hành tính toán các chỉ tiêu ưu đãi cho khách hàng và có thông báo cụ thể đến khách hàng mức ưu đãi trong kỳ.
- Hàng tháng, khách hàng vẫn thực hiện trả lãi vay cho SCB theo lãi suất thông thường. Sau khi, có thông báo chính thức của SCB đến khách hàng về mức ưu đãi, SCB sẽ chuyển số tiền tương ứng với mức ưu đãi vào tài khoản của khách hàng mở tại SCB.
- Điều kiện để xét ưu đãi là khách hàng phải hoàn tất nghĩa vụ trả gốc và lãi cho SCB theo thoả thuận tính đến hết ngày 30/11 hàng năm.
1.4.3. Khách hàng vay vốn tại SCB sẽ được miễn một số phí dịch vụ sau:
Phí kiểm điếm tiền, chuyển tiền trong nước, phí thông báo L/C, phí xử lý và kiểm tra bộ chứng từ, phí hỗ trợ lập dự án hoặc phương án kinh doanh.
1.4.4. Hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp:
Một trong những ưu điểm trong chính sách tín dụng của SCB là hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp trong việc lập dự án đầu tư, thẩm định dự án và tài trợ cho các dự án đó. Việc hỗ trợ tư vấn này là hoàn toàn miễn phí. Hơn nữa, chính sách tín dụng của SCB trong việc tài trợ cho các dự án là rất linh hoạt về tài sản đảm bảo (đất thuê khu công nghiệp, nhà xưởng máy móc thiết bị, nguyên liệu chờ sản xuất, quyền phải thu từ hợp đồng kinh tế, tài sản hình thành trong tương lai. . . đều có thể là tài sản đảm bảo cho các khoản vay tại SCB), và cũng rất linh hoạt về việc xem xét thời hạn cho vay và phương thức trả nợ đảm bảo phù hợp với tiến độ đầu tư xây dựng và sản xuất kinh doanh.
1.4.5. Ngoài các ưu đãi trên, hàng năm SCB sẽ tiến hành chấm điểm xếp hạng khách hàng để xét ưu đãi, cụ thể:
Chỉ tiêu xếp hạng: uy tín của khách hàng trong quan hệ với SCB, số lượng dịch vụ khác mà khách hàng sử dụng của SCB ( chuyển doanh thu về SCB, số dư tiền gởi, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ với SCB,….), tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Chính sách ưu đãi: giảm lãi suất tiền vay ( từ 5 đến 10%), tăng lãi suất tiền gởi ( từ 5 đến 10%), giảm tỷ lệ ký quỹ khi bảo lãnh hoặc mở L/C, tăng tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo,……..
Dựa vào hệ thống thang điểm đánh giá quan hệ của khách hàng với Ngân hàng SCB, SCB chia khách hàng thành 4 nhóm: Hạng A, A1, A2, A3.
Đối với khách hàng có hoạt động xuất nhập khẩu:
XẾP HẠNG THANG ĐIỂM
Hạng A (Đặc biệt) Từ 71 – 100 điểm
Hạng A1 Từ 51 – 70 điểm
Hạng A2 Từ 31 – 50 điểm
Hạng A3 Từ 30 điểm trở xuống
Đối với khách hàng không có hoạt động xuất nhập khẩu:
XẾP HẠNG THANG ĐIỂM
Hạng A (Đặc biệt) Từ 51 – 60 điểm
Hạng A1 Từ 41 – 50 điểm
Hạng A2 Từ 31 – 40 điểm
Hạng A3 Từ 30 điểm trở xuống
* Hạng A ( Đặc biệt):
Lãi tiền gởi: áp dụng mức tăng thêm so với lãi suất tiền gởi thông thường từ 10 – 15%.
Lãi suất tiền vay ( kể cả lãi suất chiết khấu bộ chứng từ): Áp dụng mức tỷ lệ giảm so với lãi suất cho vay và chiết khấu thông thường từ 10 – 15%.
Phí dịch vụ thanh toán quốc tế hàng xuất khẩu: áp dụng mức tỷ lệ giảm so với phí dịch vụ thông thường từ 10 – 15%.
Phí dịch vụ thanh toán quốc tế hàng nhập khẩu: áp dụng mức tỷ lệ giảm so với phí dịch vụ thông thường từ 10 – 15% và giảm tỷ lệ ký quỹ bảo lãnh.
Phí bảo lãnh trong nước: áp dụng mức tỷ lệ giảm so với phí dịch vụ thông thường từ 10 – 15% và giảm tỷ lệ ký quỹ bảo lãnh.
Tài sản đảm bảo vốn vay: được xét cho vay và cấp bảo lãnh với tài sản đảm bảo là quyền tài sản, quyền phải thu.
* Hạng A1:
Lãi suất tiền gởi: áp dụng mức tăng thêm so với lãi suất tiền gởi thông thường từ 5 – 9%.
Lãi suất tiền vay ( kể cả lãi suất chiết khấu bộ chứng từ): Áp dụng mức tỷ lệ giảm so với lãi suất cho vay và chiết khấu thông thường từ 5% - 9%.
Phí dịch vụ thanh toán quốc tế hàng xuất khẩu: áp dụng mức tỷ lệ giảm so với phí dịch vụ thông thường từ 5 – 9%.
Phí dịch vụ thanh toán quốc tế hàng nhập khẩu: áp dụng mức tỷ lệ giảm so với phí dịch vụ thông thường từ 5 – 9% và giảm tỷ lệ ký quỹ L/C hàng nhập khẩu.
Phí bảo lãnh trong nước: Áp dụng mức tỷ lệ giảm so với phí dịch vụ thông thường từ 5 – 9%.
Tài sản đảm bảo vốn vay: được xét cho vay và cấp bảo lãnh với tài sản đảm bảo là quyền tài sản, quyền phải thu.
* Hạng A2&A3: Tạm thời chưa xem xét.
1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian vừa qua
* Tổng nguồn vốn
Năm 2006, tổng nguồn vốn của SCB đạt 10.944 tỷ đồng. Năm 2007, tổng nguồn vốn của SCB đạt 25.980 tỷ đồng, tăng 15.036 tỷ đồng tương ứng 137,39% so với năm 2006.
Bảng 1.1. TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TỪ NĂM 2005 đến 2007
ĐVT: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
So sánh2006/2005
So sánh2007/2006
+/-
%
+/-
%
Tiền gửi của KBNN&TCTD khác
1.952
5.299
5.323
3.347
171,47
24
0,45
Vay NHNN,TCTD khác
60
61
59
1
1,67
-2
-3,28
Tiền gửi của TCKT,dân cư
1.617
3.576
15.971
1.959
82,54
12.395
346,62
Vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư
-
-
5,9
-
-
5,9
-
Phát hành GTCG
0
1.000
1.400
1.000
-
400
40
Tài sản nợ khác
75
188
549
113
150,67
361
192,02
Vốn và các quỹ
330
820
2.672
490
148,48
1.852
225,85
TỔNG CỘNG
4.034
10.944
25.980
Nguồn: Bản cáo bạch năm 2007, ngân hàng TMCP Sài Gòn ( SCB )
Biểu đồ 1.1. TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TỪ NĂM 2005 ĐẾN 2007
Đến 31/12/2006 tổng nguồn vốn của SCB đạt 10.944 tỷ đồng, tăng 6.910 tỷ đồng ( 171,29% ) so với năm 2005. Đến cuối năm 2007, tổng nguồn vốn SCB đã tăng lên đáng kể đạt 25.980 tỷ đồng , tăng 15.036 tỷ đồng ( 137,39% ).
Cơ cấu vốn của SCB cơ bản, tận dụng được nhiều nguồn vốn, bảo đảm sự chủ động về nguồn vốn chính trong các năm qua là vốn của các tổ chức tín dụng khác và vốn của dân cư, các tổ chức kinh tế. Tuy nhiên, tỷ trọng vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế ngày càng tăng ( năm 2006 là 3.576 tỷ đồng tăng lên 15.971 tỷ đồng trong năm 2007 ); Tỷ trọng vốn từ các tổ chức tín dụng khác thì giảm dần từ 61 tỷ đồng năm 2006 giảm xuống còn 59 tỷ đồng năm 2007.
* Vốn huy động theo thời hạn
Sự phát triển của thị trường vốn tại Việt Nam trong những năm gần đây đã tạo nhiều sức ép lên hoạt động huy động vốn của ngành Ngân hàng. Ngay trong nội bộ ngành thì việc cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn giữa các Ngân hàng cũng diễn ra ngày càng gay gắt về quy mô lẫn hình thức.
Đứng trước tình hình này SCB đã nỗ lực đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của mình thông qua việc phát triển mạng lưới chi nhánh và các phòng giao dịch, cùng với việc tăng lãi suất cũng như tăng cường các chương trình khuyến mãi, các sản phẩm huy động hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng.
Bảng 1.2.TÌNH HÌNH VỐN HUY ĐỘNG THEO THỜI HẠN TỪ NĂM 2005 ĐẾN 2007
ĐVT: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
So sánh
2006/2005
So sánh
2007/2006
+/-
%
+/-
%
Kỳ hạn dưới 12 tháng
2.782
7.934
14.903
5.152
185,19
6.969
87,84
Kỳ hạn từ 12 đến 24 tháng
681
1.822
7.021
1.141
167,55
5.199
285,35
Kỳ hạn trên 24 tháng
166
180
865
14
8,43
685
380,56
TỔNG CỘNG
3.629
9.936
22.789
Nguồn: Bản cáo bạch năm 2007, Ngân hàng TMCP Sài GònĐồ thị 1.2.TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN THEO THỜI HẠN TỪ 2005 - 2007
Năm 2006 tiền gửi thanh toán của cá nhân và tổ chức đạt 7.934 tỷ đồng, tăng 5.152 tỷ đồng ( 185,19% ) so với năm 2005; Năm 2007 đạt 14.903 tỷ đồng, tăng 6.969 tỷ đồng ( 87,84% ) so với năm 2006. Năm 2006 tổng tiền gửi tiết kiệm đạt 2.002 tỷ đồng chiếm 20,14% trong tổng nguồn vốn huy động; năm 2007 đạt 7.886
tỷ đồng chiếm 34,60% trong tổng nguồn vốn huy động.
Nguồn vốn huy động tại SCB tăng trưởng khá mạnh. Năm 2006, tốc độ tăng trung bình là 14,48% tháng; Năm 2007 tốc độ tăng trung bình là 16,34% tháng. Để gia tăng nguồn tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế, SCB đã thực thi những chính sách hợp lý như: Chính sách lãi suất hấp dẫn với từng đối tượng khách hàng, chính sách khuyến mãi, miễn giảm phí thanh toán, chính sách thu hút khách hàng doanh nghiệp chuyển doanh thu về SCB….Nhờ đó, nguồn vốn từ thị trường này liên tục tăng.
Cơ cấu huy động vốn khá cân bằng và tăng trưởng theo chiều hướng tích cực. Nhìn chung, tại tất cả các chi nhánh SCB đều có bước tăng trưởng về nguồn vốn huy động qua các năm.
Mặc dù, đạt được kết quả hết sức khả quan, song công tác huy động vốn của SCB vẫn còn tồn tại những bất cập như:
+ Tỷ trọng nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, dân cư trong tổng nguồn vốn huy động chung chưa cao.
+ Nguồn vốn ngắn hạn huy động được chiếm tỷ trọng khá cao so với tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn (trên 3 năm).
+ Các kênh huy động vốn gắn với dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước tại SCB như vốn trong tài khoản thẻ SCB link, vốn trong thanh toán trong nước và quốc tế……chưa được tăng theo định hướng đã xác định.
* Vốn chủ sở hữu
Bảng 1.3. TÌNH HÌNH VỐN CHỦ SỞ HỮU TỪ NĂM 2005 ĐẾN 2007
ĐVT: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
So sánh 2006/2005
So sánh 2007/2006
+/-
%
+/-
%
Vốn điều lệ
272
600
1.970
328
120,59
1.370
228,33
Thặng dư vốn cổ phần
-
88
708
88
-
620
704,55
TỔNG CỘNG
272
688
2.378
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007, Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Đồ thị 1.3. TÌNH HÌNH VỐN CHỦ SỞ HỮU TỪ NĂM 2005 ĐẾN 2007
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn của SCB luôn đạt tỷ lệ theo luật định và tỷ lệ này có xu hướng tăng với mức độ hợp lý. Cùng với việc tăng vốn chủ sở hữu về mặt tuyệt đối thì việc bảo toàn và tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn ngày càng tăng chứng tỏ khả năng tự chủ về vốn của SCB ngày càng được cải thiện và vốn được sử dụng một cách hợp lý, tận dụng tối đa về mặt hiệu quả.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – SCB là Ngân hàng Thương mại Cổ phần đầu tiên tại Việt Nam được Ngân hàng Nhà Nước cho phép phát hành thành công 1.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi. Với việc phát hành trái phiếu chuyển đổi, SCB là Ngân hàng đầu tiên tung ra ý tưởng này, vừa là một giải pháp huy động vốn với chi phí thấp vừa có tính hấp dẫn cao. Vào cuối năm 2007, vốn điều lệ mới của SCB đạt 1.970 tỷ đồng, tăng 1.370 tỷ đồng (228,33%) so với năm 2006. Dự kiến vào cuối năm 2008 vốn điều lệ của SCB sẽ đạt trên 3.000 tỷ đồng, gấp 2,19 lần so với năm 2007; và cho đến năm 2010 sẽ đạt trên 6.000 tỷ đồng.
* Hiệu quả hoạt động kinh doanh
Trong các năm gần đây hoạt động kinh doanh của SCB phát triển tốt. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh luôn tăng trưởng. Số liệu báo cáo thể hiện hoạt động kinh doanh khác ( hoạt động dịch vụ ) bị lỗ, tuy vậy tỷ trọng lỗ trên doanh thu ngày càng giảm. Tình trạng này là do Ngân hàng đã phân bổ toàn bộ chi phí vào hoạt động kinh doanh dịch vụ, nếu chi phí được cập nhật và phân bổ một cách hợp lý vào các hoạt động thì lợi nhuận toàn Ngân hàng không thay đổi nhưng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính sẽ giảm và hoạt động dịch vụ sẽ không lỗ.
Nguồn thu nhập chủ yếu của SCB hiện nay là thu lãi từ hoạt động tín dụng, tiền gởi và đầu tư giấy tờ có giá. Nguồn thu từ dịch vụ khác tuy có tăng mạnh nhưng tỷ trọng đóng góp vào doanh thu vẫn còn hạn chế.
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
So sánh
2006/2005
So sánh
2007/2006
+/-
%
+/-
%
Tổng giá trị tài sản
4.032
10.973
25.980
6.941
172,15
15.007
136,76
Lợi nhuận trước thuế
46,695
154,232
361,324
107,537
230,30
207,092
134,27
Lợi nhuận sau thuế
33,787
111,298
260,305
75,511
229,41
149,007
133,88
Mức chia cổ tức
12%
16%
16%
Bảng 1.4. TÌNH HÌNH THU NHẬP TỪ NĂM 2005 ĐẾN 2007
ĐVT: Tỷ đồng
( Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2005, 2006& 2007 ).
Hoạt động kinh doanh của SCB ngày càng tăng trưởng cả về quy mô lẫn chất lượng. Trong năm SCB cũng đã đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ khác như: hoạt động đầu tư, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ,…Các hoạt động này cũng đã đóng góp đáng kể vào kết quả hoạt động kinh doanh và đa dạng hóa thu nhập cho SCB.
Năm 2006, tổng tài sản của SCB đạt 10.973 tỷ đồng, tăng 6.941 tỷ đồng ( 172,15% ) so với năm 2005. Năm 2007, tổng tài sản của SCB đạt 25.980 tỷ đồng, tăng 15.007 tỷ đồng ( 136,76% ) so với năm 2006.
Trong năm 2007, thu nhập lãi thuần đạt 445,2 tỷ đồng tăng 190,2 tỷ đồng (74,6%) so với cùng kỳ năm 2006, thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 136,2 tỷ đồng, tăng 106,6 tỷ đồng (360,14%) so với cùng kỳ năm 2006. Lợi nhuận từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh cũng đạt kết quả khá tốt là 69,31 tỷ đồng tăng 57,41 tỷ đồng ( 482%) so với cùng kỳ năm 2006.
Lợi nhuận trước thuế năm 2006 đạt 154 tỷ đồng tăng 107 tỷ đồng (230%) so với năm 2005 và năm 2007 lợi nhuận trước thuế đạt hơn 361 tỷ đồng, tăng 207 tỷ đồng (134%) so với cả năm 2006.
Lợi nhuận sau thuế cũng tăng trưởng ổn định qua các năm. Cụ thể năm 2006, lợi nhuận sau thuế đạt 111,298 tỷ đồng, tăng 75,511 ( 229,41% ) so với năm 2005. Năm 2007, lợi nhuận sau thuế đạt 260,305 tỷ đồng, tăng 149,007 tỷ đồng (133,88% ) so với năm 2006.
1.6. Định hướng phát triển của Ngân hàng SCB trong thời gian sắp tới
Các chỉ tiêu phát triển định lượng và chất lượng hoạt động của SCB trong giai đoạn 2008 - 2010.
Bảng 1.5. CÁC CHỈ TIÊU ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
ĐVT: Tỷ đồng
Nội dung các chỉ tiêu
TH 2006
TH 2007
KH 2008
KH2009
KH 2010
1. Tổng tài sản
10.973
25.980
37.700
63.000
106.000
2.Vốn chủ sở hữu
696
2.378
4.051
4.672
6.800
3. Tổng vốn huy động
9.935
22.694
32.620
51.500
69.700
4. Tổng dư nợ cho vay
8.207
19.478
27.500
43.870
60.232
5. Tổng thu nhập
791
1.702
4.600
6.710
8.540
6.Tổng chi phí
668
1.257
3.600
4.848
6.040
7. Lợi nhuận trước thuế
154
361
1.000
1.862
2.500
8. Lợi nhuận sau thuế
111
260
720
1.341
1.800
9. Hệ số ROA
1,70%
1,80%
2,63%
2,66%
2,13%
10. Hệ số ROE
23,79%
17,98%
21,62%
30,74%
31,38%
11. Cổ tức
16%
18%
17,5%
19%
20%
12. Hệ số CAR
9,4%
9,2%
9,0%
9,0%
9,0%
(Nguồn: bản cáo bạch năm 2007, Ngân hàng TMCP Sài Gòn ).
Trong giai đoạn mới bắt đầu từ năm 2007, khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, quá trình hội nhập của đất nước với thị trường thế giới sẽ càng diễn ra sâu rộng hơn; áp lực cạnh tranh đối với hoạt động của ngành Ngân hàng nói chung và của Ngân hàng TMCP Sài Gòn nói riêng, vì thế ngày càng gay gắt hơn.
Tình hình đó đặt ra yêu cầu SCB phải luôn nỗ lực trong mọi mặt hoạt động, tích cực phát huy những thành quả đạt được trong những năm qua; thường xuyên tiếp cận kinh nghiệm của các Ngân hàng đại lý - bạn hàng trong và ngoài nước; tạo bước đột phá mới trong ổn định – tăng trưởng huy động vốn từ thị trường đồng thời với việc nâng cao tính hiệu quả trong quản trị điều hành sử dụng vốn theo tiêu thức Ngân hàng hiện đại, đi đôi với việc phát triển đa dạng, đa tiện ích các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng truyền thống và hiện đại, phấn đấu năm 2010 hệ thống công nghệ dịch vụ Ngân hàng SCB ngang tầm với các Ngân hàng lớn tại Việt Nam và khu vực ASEAN. Ngân hàng TMCP Sài Gòn kiên trì thực hiện phương châm: “ SCB luôn hướng đến sự hoàn thiện vì khách hàng ” , đưa mọi hoạt động của Ngân hàng bám sát hiệu quả theo định hướng hành động của toàn ngành Ngân hàng Việt Nam là “ An toàn - Hiệu quả - Phát triển bền vững - Hội nhập quốc tế”…….