Nói tóm lại, từ những phân tích trên, có thể thấy được Bình dương là một ví dụ rất đáng học tập về cách thức phát triển kinh tế thông qua việc thu hút đầu tư, nhất là đầu tư trưc tiếp nước ngoài FDI. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực trong quá trình cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh, vẫn còn song song tồn tại một số hạn chế nhất định rất cần được các lãnh đạo quan tâm và chung tay cùng doanh nghiệp, người dân cùng giải quyết, từ đó thu hút thêm nhiều vốn đầu tư, biến Bình Dương nói riêng và Việt Nam nói chung trở thành địa điểm đầu tư lí tưởng trong mắt các nhà đầu tư quốc tế.
23 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3364 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình đầu tư tại Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TRANG
Khái quát chung về kinh tế và tình hình đầu tư tại Bình Dương…....3
Bình Dương đã thu hút được nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI), dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực này……………………...3
Các doanh nghiệp nước ngoàiliên tục tăng vốn cho các dự án
FDI……………………………………………………………………..4
Sức hút lớn từ bất động sản………………………………………..….4
Nhật là nhà đầu tư chính……………………………………………....5
4.1. Tăng số dự án và vốn FDI……………………………………...............5
a. Tăng số dự án…………………………………………………..................5
b. Tăng vốn …………………………………………………….…………...6
4.2 Đầu tư mạnh vào bất động sản ………………………………………….7
ODA dành cho phát triển bền vững……………………………………. .7
Lợi thế về môi trường đầu tư của tỉnh Bình Dương…………………..8
Môi trường pháp lý và hành chính…………………………………..........8
Các ưu đãi cho nhà đầu tư……………………………………………..9
Các khu công nghiệp: thu hút nhà đầu tư không chỉ nhờ giá đất thuê đất rẻ ……………………………………………………………….10
Loại phí các khu công nghiệp đang thu ……………………………..10
Các chính sách ưu đãi thuế, tài chính mà tỉnh Bình Dương đã triển khai thực hiện thực hiện ……………………………………………….....11
Môi trường kinh tế và tài nguyên……………………………………… 12
Về yếu tố tự nhiên …………………………………………………..12
2.1.1 Vị trí địa lý …………………………………………………………12
2.1.2 Đặc điểm địa hình và khí hậu ……………………………….….…13
2.1.3 Nguồn nguyên nhiên liệu tự nhiên...................................................... .14
Về kinh tế……………………………………………………………..14
Môi trường tài chính ………………………………………………...…..15
Môi trường cơ sở hạ tầng………………………………………………...16
Hệ thống giao thông ……………………………………………….....16
4.2 Phát triển đô thị …………………………………………………….…16
4.3 Phát triển mạng và dịch vụ viễn thông ……………………………….17
Môi trường lao động ………………………………………………….....17
Môi trường chính trị xã hội………………………………………………18
Một số hạn chế của môi trường đầu tư tại Bình Dương và giải pháp
khắc phục………………………………………………………………....18
Mập mờ trong chính sách ưu đãi thuế dành cho nhà đầu tư ………..........19
Cơ sở hạ tầng phát triển chưa tốt, chưa đồng bộ. ………………………..20
IV. Kết luận …………………………………………………………….…....21
Tài liệu tham khảo …………………………..………………………………21
NỘI DUNG
Khái quát chung về kinh tế và tình hình đầu tư tại Bình Dương
Những năm gần đây, Bình Dương trở thành một trong những địa phương có ngành công nghiệp phát triển hàng đầu cả nước, chiếm tỷ trọng từ 10-12% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất khẩu của cả nước. Bình Dương cũng là tỉnh duy nhất xuất siêu hàng năm, và là 1 trong các tỉnh thành đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước. 9 tháng đầu năm nay, Tổng sản phẩm GDP của tỉnh BD tăng 10,8% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất công nghiệp, xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng ổn định, thu ngân sách tăng khá so với cùng kỳ. Về tình hình thu hút đầu tư, tính đến giữa tháng 11/2013 tỉnh đã thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 1,32 tỷ USD; lũy kế đến nay toàn tỉnh đã có 2.209 dự án với tổng vốn là 18,72 tỷ USD. Đánh giá thành công trong hoạt động thu hút đầu tư những năm gần đây, có thể khẳng định không chỉ mang đến số lượng dự án và số vốn đầu tư tăng, giải ngân nguồn vốn đăng ký nhanh, mà quan trọng đó là sự cân nhắc, chọn lọc các dự án đầu tư của tỉnh BD đã được các nhà đầu tư đồng tình ủng hộ.
Chúng ta cùng nghiên cữu những số liệu sau để thấy rõ hơn về thực trạng hoạt động đầu tư đang diễn ra tại tỉnh ĐNB này.
Bình Dương đã thu hút được nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực này.
Theo đó, năm 2010 thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Bình Dương đạt 1,05 tỷ USD. Năm 2011 thu hút FDI đạt hơn 900 triệu USD. Năm 2012 thu hút FDI đạt 2,6 tỷ USD và trong 7 tháng đầu năm 2013, Bình Dương là địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhất với 1,8 tỷ USD.
Hiện, tỉnh Bình Dương có 2.145 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 18 tỷ USD, chiếm hơn 14,7% về số lượng dự án và hơn 8,5% về vốn đầu tư so với cả nước. Từ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Dương, ngoài việc đóng góp cho ngân sách hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm, còn tạo ra việc làm ổn định cho gần 500 nghìn lao động. Vì nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp với 92,7% số dự án và khoảng 71% về vốn đầu tư, nên đã tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp cao và xuất khẩu lớn. Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm gần 81,8% kim ngạch xuất khẩu và chiếm hơn 69,5% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh, qua đó giúp Bình Dương luôn đạt giá trị xuất siêu cao.
Các doanh nghiệp nước ngoàiliên tục tăng vốn cho các dự án FDI.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Bình Dương đã liên tục tăng vốn cho các dự án của mình. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp đều tin tưởng vào môi trường đầu tư của Bình Dương. Chính quyền từ tỉnh đến địa phương luôn kề vai, sát cánh với các doanh nghiệp trong những lúc khó khăn nhất, giúp họ luôn vững tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Theo thống kê cho thấy, từ đầu năm đến nay, Bình Dương có thêm 88 dự án FDI mới và 88 dự án tăng vốn, với tổng vốn đầu tư 1,049 tỷ USD, nâng số dự án FDI trên địa bàn tỉnh lên 2.174 dự án, với tổng vốn đầu tư gần 18,5 tỷ USD.
Chẳng hạn, có thể kể đến Nhật Bản- 1 trong những nhà đầu tư lớn nhất của tỉnh, có 8 dự án tăng vốn, với số vốn tăng thêm gần 51 triệu USD. Trong đó, có 7 dự án tăng vốn trên 5 triệu USD, như Dự án Công ty TNHH Takigawa Việt Nam tăng vốn 7,8 triệu USD, để sản xuất túi nhựa và màng nhựa tại Khu công nghiệp VSIP IIA; Công ty TNHH Ắc quy GS Việt Nam tăng vốn 8 triệu USD, để tăng năng lực sản xuất các loại ắc quy chất lượng cao tại Khu công nghiệp VSIP I; Công ty TNHH Uchiyama Việt Nam tăng vốn 5 triệu USD, để sản xuất thiết bị truyền thông và bo mạch dùng trong thiết bị truyền thông tại Khu công nghiệp VSIP I...
Đây thực sự là một động thái đáng mừng dành cho nền kinh tế Bình Dương
Sức hút lớn từ bất động sản
Trong thời gian qua, cùng với việc đầu tư đẩy nhanh quá trình sản xuất công nghiệp, Bình Dương còn thu hút nhiều dự án của doanh nghiệp nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản để đẩy nhanh quá trình phát triển đô thị làm cho thị trường này ở Bình Dương phát triển khá sôi động. N goài môi trường thuận lợi thì lợi thế và tiềm năng của Bình Dương, nhất là sự tăng tốc hoàn thiện cơ sở hạ tầng đô thị để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2020 đã thuyết phục các nhà đầu tư nước ngoài đổ vốn vào lĩnh vực này.
Trong đó, có thể kể đến các dự án lớn như: Khu đô thị Tokyu Bình Dương (Tokyu Binh Duong Garden City) khởi công xây dựng tại Thành phố mới Bình Dương vào đầu tháng 3 vừa qua, tổng vốn đầu tư hơn 1,2 tỷ USD. Khu đô thị Tokyu Bình Dương diện tích gần 71,5 ha bao gồm khoảng 7.500 căn hộ, nhà ở, các cơ sở giải trí, thương mại, văn phòng… được xem là dự án khu đô thị lớn nhất tại tỉnh Bình Dương. Dự án Khu đô thị sinh thái EcoLakes Mỹ Phước (thị trấn Mỹ Phước) quy mô 226 ha, tổng vốn đầu tư hơn 620 triệu USD do Công ty Cổ phần SetiaBecamex khởi công xây dựng cách đây 6 năm và đã bàn giao nhiều căn nhà cho khách hàng vào ở từ năm 2010, bước đầu đáp ứng nhu cầu nhà ở của nhiều thành phần kinh tế và tạo bộ mặt đô thị khang trang cho địa phương.
4. Nhật là nhà đầu tư chính
4.1. Tăng số dự án và vốn FDI
a. Tăng số dự án
Trong 3 năm qua, nguồn vốn đầu tư từ Nhật Bản gia tăng nhanh chóng. Cụ thể năm 2011, vốn đầu tư Nhật Bản chiếm 26% trong tổng vốn 1,12 tỷ USD vốn FDI đầu tư vào tỉnh; năm 2012, vốn đầu tư từ Nhật Bản chiếm đến 75,08% trong tổng số 2,84 tỷ USD vốn FDI đầu tư vào tỉnh; 3 tháng đầu năm 2013, Nhật Bản tiếp tục là một trong những quốc gia có vốn đầu tư lớn vào Bình Dương.Nếu tính trên số lượng chứng nhận đầu tư vào tỉnh trong quý I-2013, Nhật Bản là quốc gia có nhiều dự án mới đầu tư vào Bình Dương. Cụ thể, dự án của Công ty TNHH Panasonic Ecosolutions Việt Nam đầu tư vào KCN VSIP với vốn đăng ký 38 triệu USD để sản xuất, lắp ráp thiết bị điện, điện tử và các linh kiện; dự án Công ty TNHH Toin Việt Nam đầu tư 12 triệu USD tại KCN Mỹ Phước 3 (huyện Bến Cát) chuyên sản xuất, gia công bao bì giấy và bao bì nhựa các loại, sản xuất gia công các loại nhãn...
Nếu tính trên số vốn đầu tư thì dự án của Tập đoàn Maruzen Foods Corporation đến từ Nhật Bản vẫn là dự án có số vốn đầu tư lớn nhất vào Bình Dương trong quý I-2013. Đây là tập đoàn hàng đầu Nhật Bản trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các loại thực phẩm dinh dưỡng cao cấp và nước giải khát dùng cho con người. Sau khi được cấp phép, Tập đoàn Maruzen Foods Corporation sẽ thành lập Công ty TNHH Maruzen Foods Việt Nam tại Bình Dương và đầu tư nhà máy tại KCN Mỹ Phước 3 để sản xuất và gia công nguyên liệu trong ngành thực phẩm, nước uống, sản xuất và gia công nước hoa quả đóng chai, đóng hộp và các loại nước giải khát. Nhà máy được xây dựng trên diện tích gần 13 ha với tổng vốn đầu tư 2.189,7 tỷ đồng, tương đương 104 triệu USD. Sản phẩm chính của nhà máy là nguyên liệu cho thức uống như nước ép, trà, cà phê; thức uống đóng chai như trà, cà phê, nước uống, nước ép trái cây; thực phẩm như cháo đặc đóng hộp, nước sốt cà chua và nấm chế biến sẵn… Theo dự kiến, nhà máy sẽ hoàn thành và đi vào sản xuất sau 1 năm kể từ ngày khởi công xây dựng.b. Tăng vốn
Tin tưởng vào môi trường đầu tư của Bình Dương, bên cạnh các dự án mới kể trên, nhiều doanh nghiệp (DN) Nhật Bản đầu tư tại Bình Dương ngày càng hiệu quả nên đã quyết định tăng vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh. Trong quý I-2013 tiếp tục có nhiều DN tăng vốn, như: Công ty TNHH gỗ Starwood Việt Nam tăng vốn 5 triệu USD nhằm mở rộng sản xuất, gia công các sản phẩm và chi tiết đồ gỗ gia dụng; Công ty TNHH EB Bình Dương tại KCN VSIP tăng vốn 8,9 triệu USD để mở rộng lĩnh vực kinh doanh siêu thị và các dịch vụ có liên quan...
4.2. Đầu tư mạnh vào bất động sản
Các tập đoàn lớn của Nhật Bản như Tokyu đầu tư 1,2 tỉ USD vào dự án bất động sản tại thành phố mới Bình Dương. Không chỉ tham gia về đầu tư sản xuất công nghiệp, các nhà đầu tư Nhật Bản đang nhìn thấy tiềm năng của tỉnh Bình Dương về cơ sở hạ tầng như phát triển giao thông, đường xá… Công ty liên doanh Becamex-Tokyu sắp đưa vào phục vụ hệ thống giao thông công cộng bằng xe buýt theo công nghệ Nhật Bản. Đây là một trong những dự án nhằm góp phần cải thiện hệ thống giao thông phục vụ cho dự án thành phố mới Bình Dương kết nối với các tỉnh, thành trong khu vực miền Đông Nam bộ.
4.3 ODA dành cho phát triển bền vững
Ngoài những đóng góp tích cực trên của Nhật Bản, còn phải kể đến nguồn vốn ODA Nhật Bản đang được giải ngân rất mạnh vào các dự án cải thiện môi trường. Trong đó, dự án nhà máy xử lý nước thải cho toàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương với công suất 17.650m3/ngày đêm bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản đã chính thức đưa vào vận hành hồi tháng 5 năm nay. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 gần 2.000 tỉ đồng (tương đương 9,8 tỉ yen) bằng nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.Mục đích của công trình đầu tiên được xây dựng để thực hiện chức năng thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt cho 13 ngàn hộ dân sống trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một nhằm cải thiện môi trường nước Nam Bình Dương, bảo vệ môi trường và nâng cao điều kiện sống của người dân đô thị.
Vậy tại sao tình hình thu hút vón đầu tư tại Bình Dương lại sôi động đến vậy?Phần tiếp theo sẽ giải thích rõ hơn điều gì khiến các nhà đầu tư nước ngoài coi Bình Dương là điểm đến lý tưởng cho nguồn tài sản của mình?
Lợi thế về môi trường đầu tư của tỉnh Bình Dương
Môi trường pháp lý và hành chính
Trong những năm qua, với nhiều chính sách cởi mở, thông thoáng, cùng với đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, Bình Dương đã thu hút được nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực này. Sự trỗi dậy ấn tượng của Bình Dương thường được đánh giá ở câu nói nổi tiếng: “Bình Dương trải chiếu hoa mời gọi đầu tư, trải thảm đỏ thu hút nhân tài. Và đến bây giờ, chiếc chiếu hoa đó vẫn tiếp tục được trải để mời các nhà đầu tư. Bình Dương mời được nhà đầu tư bằng cơ chế và những mối quan hệ giải quyết về thủ tục đầu tư, tức tạo môi trường đầu tư rất tốt, rất thông thoáng”.
Trước đây Bình Dương là vùng chủ yếu sản xuất nông nghiệp và làm đồ gốm. Tuy nhiên sau khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, lãnh đạo tỉnh Bình Dương ngay từ những năm đầu của thập niên 90 đã đưa ra một chính sách nổi tiếng với khẩu hiệu trải chiếu hoa mời gọi đầu tư. Những nỗ lực tổng hợp, từ lãnh đạo, chính quyền, cho đến các cơ quan quản lý Nhà nước, các cộng đồng doanh nghiệp và người dân, với một sức mạnh tổng hợp từ chủ trương đúng đắn của địa phương, Bình Dương hiện nay đã vươn lên vị trí thứ 5 trong cả nước về thu hút FDI. Trong nhiều năm liền (trước 2009), Bình Dương luôn đứng ở vị trí số 1 về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thành (PCI). Hiện nay Bình Dương đã trở thành một trong những địa phương CNH, hiện đại hóa và nếu so sánh với Hà Nội, TP.HCM thì chưa bằng, nhưng với một cơ sở nền tảng thấp như trước đây, Bình Dương đã đạt được những kết quả như ngày nay, đó là một thành tự lớn. Để đạt được điều đó, trước hết là nhờ tư duy đột phá của các nhà phát triển Đầu tư của tỉnh, cùng các chính sách đúng đắn, hợp lý đã được tỉnh thực hiện một cách có hiệu quả và triệt để.
Trong buổi hội thảo liên kết phát triển chính sách và cơ chế quản lí vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khi đề cập đến “Hiện tượng Bình Dương”, tiến sĩ Trần Du Lịch, viện trưởng viện Kinh tế Tp HCM nói: “Về chính sách thu hút đầu tư, chính quyền Bình dương có một sự trọng thị thật sự. Tôi có cảm nhận tỉnh rất khát khao mời gọi các nhà đầu tư. Và lãnh đạo tỉnh nhận thức được rằng, muốn vậy phải đổi mới cơ chế, thủ tục hành chính, xây dựng hạ tầng và kinh tế xã hội tốt nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư.”
Quả đúng như nhận định của Tiến sĩ Trần Du Lịch, nếu không khát khao, trọng thị thu hút đầu tư thì đã không thể có “nét riêng Bình Dương”, được các nhà đầu tư gắn nhãn mác “thương hiệu Bình Dương”. Bởi suy cho cùng, Bình Dương cũng không thể thoát ra khỏi những quy định chung của Nhà nước trong lĩnh vực kêu gọi, thu hút vốn FDI. Nên phải tạo nét riêng cho mình.
1.1 Các ưu đãi cho nhà đầu tư
Ở Bình Dương, lãnh đạo tỉnh luôn “xắn tay áo” sát cánh cùng nhà đầu tư. Bình Dương coi tất cả những khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư chính là khó khăn, vướng mắc của tỉnh để cùng hợp tác cải thiện môi trường đầu tư cho lành mạnh và thông thoáng hơn.
Cụ thể, về cấp phép đầu tư, chỉ trong vòng 3 ngày trở lại kể từ khi nộp hồ sơ (một số địa phương khác là 10-15 ngày), các DN sẽ có trong tay giấy phép đầu tư. Sở Kế hoạch – Đầu tư là đầu mối cơ chế thực hiện cơ chế một cửa, giải quyết tất cả các thủ tục cho các nhà đầu tư. Bình Dương còn được Bộ Kế hoạch Đầu tư ủy quyền cấp phép các dự án từ 40 triệu USD trở xuống (ngay như Tp HCM cũng chưa nhận được đặc cách này)
Ông Kim Young Min- tổng giám đốc công ty TNHH pakyong (Hàn quốc) chuyên sản xuất loa và xi mạ, nói răng trước khi vào Việt Nam, công ty đã tham dò, khảo sát một số nơi. Cuối cùng công ty quyết định đầu tư vào Bình Dương với 3 lí do: thái độ trọng thị nhà đầu tư của lãnh đạo tỉnh, cơ chế thủ tục thông thoáng và dịch vụ đi kèm tại các KCN tốt.
Ông John Brudsall, giám đốc công ty chế biến và xuất khẩu coffee thuộc tập đoàn Neumann (Đức) kể rằng khi công ty ông đang tất bật xây dựng nhà máy thì bất ngờ lãnh đạo Sở Kế hoạch – Đầu tư và Ban quản lí KCN ra tận công trường thăm và hỏi ông có hài lòng với điều kiện hạ tầng kỹ thuật hay không. Tiện thể, ông nói các họng cứu hỏa đặt quá xa nhà máy, nếu không may xảy ra sự cố, ứng biến sẽ chậm. Ngay hôm sau, một họng tưới nước cứu hỏa đã lắp sát cạnh nhà máy của ông.
1.2 Các KCN: thu hút nhà đầu tư không chỉ nhờ giá đất thuê đất rẻ
Bình Dương có chia Ban quản lí KCN, trong đó KCN Việt Nam – Singapore được Chính phủ đặc biệt hỗ trợ qua việc cho phép thành lập một ban quản lý riêng để tư vấn, thẩm định và cấp giấy phép đầu tư và các thủ tục khác cho nhà đầu tư. Đặc biệt, tại đây còn có hải quan riêng KCN nhằm giúp DN thông quan hàng hóa nhanh, tiết kiệm.
Tại các KCN ở Bình Dương, nhà đầu tư được hỗ trợ miễn phí từ việc lập hồ sơ thành lập công ty, xin giây phép đăng kí kinh doanh, lập dự án đầu tư, hướng dẫn làm thủ tục xin ưu đãi đầu tư, thiết kế nhà xưởng.
Ngoài cơ chế chính sách, Bình Dương chủ trương xây dựng thật tốt cơ sở hạ tầng kỹ thuật các KCN nhằm thỏa mãn các nhà đầu tư. Cơ sở hạ tầng tại các KCN Bình Dương được giới đầu tư đánh giá không hề thua kém những KCN trong vùng kinh tế trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
1.3 Có hai loại phí các KCN đang thu, đó là:
Phí bảo dưỡng: (được sử dụng cho các công tác quản lý và bảo dưỡng các tiện ích công cộng như: hệ thống đường nội bộ, hệ thống thoát nước mưa, các họng cứu hỏa, cổng, tưởng, cầu vào KCN), mức thu trung bình ở các KCN Bình Dương là 0,497 USD/m2/năm; các KCN ở tp HCM là 0,667 USD/m2/năm.
Phí dịch vụ: (được sử dụng cho việc vận hành, bảo dưỡng các tiện ích chung, các thiết bị cung cấp nước, trồng cây xanh, bảo dưỡng hệ thống, chiếu sáng công cộng, an ninh chung trong KCN) ở các KCN Bình Dương là 0,406 USD/m2/năm, ở các KCN tp HCM là 0,648 USD/m2/năm.
Trong các cuộc tiếp xúc với DN, lãnh đạo tỉnh Bình Dương khẳng định quyết tâm tiếp tục tháo bỏ những cơ chế hành chính gây cản trở tiến trình thu hút đầu tư và hoạt động của DN, có những chỉnh đổi chính sách kịp thời, phù hợp với tình hình mới.
1.4 Các chính sách ưu đãi thuế, tài chính mà tỉnh Bình Dương đã triển khai thực hiện thực hiện
Giai đoạn từ 1996 – 2004.
Các khu công nghiệp (KCN) được xem như địa bàn ưu đãi đầu tư và các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, chế biến trong KCN đuợc xem như đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực ưu đãi đầu tư và được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế xuất nhập khẩu theo quy định của Chính phủ.
Giai đoạn từ 2004 – 2006.
Chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) thực hiện theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003, Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 và Nghị định số 152/2004/NĐ-CP. Cụ thể các ưu đãi được hưởng: 1. Cơ sở dịch vụ mới thành lập từ dự án thực hiện trong KCN miễn thuế 02 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 06 năm tiếp theo, áp dụng thuế suất 20% trong 10 năm. 2. Cơ sở dịch vụ mới thành lập từ dự án thực hiện trong Khu chế xuất, cơ sở sản xuất mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện trong KCN miễn thuê 03 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 07 năm tiếp theo, áp dụng thuế suất 15% trong 12 năm. 3. Doanh nghiệp chế xuất trong lĩnh vực sản xuất (không phân biệt trong hay ngoài Khu chế xuất) miễn thuế 04 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 07 năm tiếp theo, áp dụng thuế suất 15% trong 15 năm.
Giai đoạn từ 2007 – 2008.
Thực hiện theo Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/02/2007 của Chính phủ và Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ.
Nghị định số 108/2006/NĐ-CP quy định: dự án đầu tư sản xuất trong các KCN do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thuộc danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư; KCN thành lập theo Quyết định Thủ tướng Chính phủ thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; Khu kinh tế, Khu công nghệ cao hưởng ưu đãi theo Quyết định thành lập của Thủ tướng Chính phủ thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Do đó, các cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện trong KCN, Khu kinh tế, Khu công nghệ cao đều được hưởng ưu đãi về thuế TNDN theo quy định tại Nghị định 24/2007/NĐ-CP.
Giai đoạn từ 2009 – Đến nay.
Theo quy định tại Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ thì kể từ năm 2009, đối với các doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại Khu kinh tế, Khu công nghệ cao được hưởng ưu đãi miễn thuế 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo, áp dụng thuế suất 10% trong 15 năm. Và Nghị định không xem xét ưu đãi đối với doanh nghiệp thành lập trong KCN, do vậy không khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào KCN.
Đối với chính sách ưu đãi hàng đầu thì theo Danh mục A hoặc B Phụ lục I hoặc Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP thì phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương được ưu đãi miễn thuế theo 02 lĩnh vực: dự án sử dụng thường xuyên từ 500 – 5.000 lao động và dự án đầu tư sản xuất trong các KCN do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
(Trang tin điện tử tỉnh Bình Dương)
(Nguồn: Báo cáo số 55/BC-UBND ngày 12/6/2012 của UBND tỉnh Bình Dương về tình hình hoạt động của các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh và chính sách ưu đãi thuế, tài chính đối với doanh nghiệp trong Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp).
2. Môi trường kinh tế và tài nguyên
2.1 Về yếu tố tự nhiên:
2.1.1 Vị trí địa lý
Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, diện tích tự nhiên 2.681,01 km2, bao gồm 01 thị xã, 6 huyện với 6 phường, 8 thị trấn và 75 xã. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh.
Các lợi thế về vị trí địa lý kinh tế của Bình Dương:
Bình Dương nằm trong khu vực hạt nhân của các tỉnh trong vùng KTTĐ phía Nam (gồm 8 tỉnh: Thành phố HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Long An, Tây Ninh, Bình Phước, Tiền Giang).
Bình Dương kề cận với cực tăng trưởng thành phố Hồ Chí Minh, có thể sử dụng lực lượng lao động cán bộ khoa học kỹ thuật, lao động kỹ thuật có tay nghề khá, nguồn đầu tu từ kinh tế tư nhân của thành phố HCM đưa vào đầu tư phát triển kinh tế.
Bình Dương tiếp giáp với Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu là nơi có vị trí thuận lợi cho việc phát triển kinh tế mở hướng ra biển Đông, giao thương với các nước trong khu vực và quốc tế.
Bình Dương nằm trong vùng có thị trường lớn cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hoá lớn
2.1.2 Đặc điểm địa hình và khí hậu
Địa hình tương đối bằng phẳng, nền địa chất ổn định, vững chắc, phổ biến là những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với độ dốc không quá 3-150. Đặc biệt có một vài đồi núi thấp nhô lên giữa địa hình bằng phẳng như núi Châu Thới (Dĩ An) cao 82 m và ba ngọn núi thuộc huyện Dầu Tiếng là núi Ông cao 284,6 m, núi La Tha cao 198 m, núi Cậu cao 155 m.
Từ phía Nam lên phía Bắc, theo độ cao có các vùng địa hình:
Vùng thung lũng bãi bồi, phân bố dọc theo các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Bé. Đây là vùng đất thấp, phù sa mới, khá phì nhiêu, bằng phẳng, cao trung bình 6-10m.
Vùng địa hình bằng phẳng, nằm kế tiếp sau các vùng thung lũng bãi bồi, địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc 3-120, cao trung bình từ 10-30 m.
Vùng địa hình đồi thấp có lượn sóng yếu, nằm trên các nền phù sa cổ, chủ yếu là các đồi thấp với đỉnh bằng phẳng, liên tiếp nhau, có độ dốc 5-120, độ cao phổ biến từ 30-60 m.
Với địa hình cao trung bình từ 6-60 m, nên trừ một vài vùng thung lũng dọc sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, đất đai ở Bình Dương ít bị lũ lụt, ngập úng. Địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc mở mang hệ thống giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp và sản xuất nông nghiệp.
Với khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt độ cao quanh năm, ẩm độ cao và nguồn ánh sáng dồi dào, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp ngắn và dài ngày. Khí hậu Bình Dương tương đối hiền hoà, ít thiên tai như bão, lụt.
2.1.3 Nguồn nguyên nhiên liệu tự nhiên
Tài nguyên rừng
Do đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm và đất đai màu mỡ, nên rừng ở Bình Dương xưa rất đa dạng và phong phú về nhiều chủng loài. Có những khu rừng liền khoảnh, bạt ngàn. Rừng trong tỉnh có nhiều loại gỗ quý như căm xe, sao, trắc, gõ đỏ, cẩm lai, giáng hương... Rừng Bình Dương còn cung cấp nhiều loại dược liệu làm thuốc chữa bệnh, cây thực phẩm và nhiều loài động vật, trong đó có những loài động vật quý hiếm.
Khoáng sản
Cùng với những giá trị quý giá về tài nguyên rừng, Bình Dương còn là một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi chứa đựng nhiều loại khoáng sản phong phú tiềm ẩn dưới lòng đất. Đó chính là cái nôi để các ngành nghề truyền thống ở Bình Dương sớm hình thành như gốm sứ, điêu khắc, mộc, sơn mài... Bình Dương có nhiều đất cao lanh, đất sét trắng, đất sét màu, sạn trắng, đá xanh, đá ong nằm rải rác ở nhiều nơi, nhưng tập trung nhất là ở các huyện như Tân Uyên, Thuận An, Dĩ An, Thành phố Thủ Dầu Một.
2.2 Về kinh tế
Về thị trường
Bình Dương là cửa ngõ giao thương với Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế - văn hóa của cả nước, có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á … cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 - 15 Km… thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội toàn diện. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, GDP tăng bình quân khoảng 14,5%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, công nghiệp, dịch vụ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng cao, năm 2010, tỷ lệ công nghiệp - xây dựng 63%, dịch vụ 32,6% và nông lâm nghiệp 4,4%. Hiện nay, Bình Dương có 28 khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung có tổng diện tích hơn 8.700 ha với hơn 1.200 doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động có tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ đôla Mỹ.
3. Môi trường tài chính
Hệ thống các chi nhánh ngân hàng và quĩ tín dụng đã mở rộng và phát triển không ngừng tại khu vực này.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt nam (NHNN), đến nay toàn tỉnh Bình Dương đã có 40 Tổ chức tín dụng, 10 Quỹ tín dụng nhân dân và 74 Phòng giao dịch của các chi nhánh trong và ngoài tỉnh. Hiện tại, các ngân hàng lớn trong ngành tài chính, tín dụng tiền tệ trong nước và ngoài nước hầu như đã có mặt tại Bình Dương. NHNN Bình Dương tiếp tục chấp thuận cho các Tổ chức tín dụng mở chi nhánh nhưng có sự chọn lựa với những tiêu chí cơ bản như vốn đủ mạnh, hiệu quả hoạt động tốt trong những năm gần đây, địa bàn đặt trụ sở cùng các dịch vụ tiện ích ngân hàng có khả năng cung cấp tốt cho nền kinh tế.
Rất nhiều ngân hàng làm ăn có hiệu quả tại Bình Dương như Ngân hàng HSBC Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Công thương Việt Nam… Không chỉ có những ngân hàng kể trên, hiện tại ở Bình Dương đang còn có nhiều hồ sơ xin phép thành lập ngân hàng mới, mở rộng thêm phòng giao dịch của các Tổ chức tín dụng như Phương Nam, VP Bank, GPBank, ShinHan (100% vốn nước ngoài).v.v…
Trong quá trình đầu tư phát triển sản xuất và mở rộng kinh doanh, doanh nghiệp ở Bình Dương đã sử dụng một lượng vốn rất lớn từ hệ thống ngân hàng thương mại. Nguồn vốn này không chỉ là đòn bẩy thúc đẩy quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, mà còn giúp ngành ngân hàng tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian qua.Hiện tại tất cả các ngân hàng đều sẵn sàng cung ứng đầy đủ nguồn tín dụng cho doanh nghiệp và đều đạt mức tăng trưởng tín dụng cao so với mức bình quân chung của cả nuớc. Cùng với quá trình cơ cấu lại dư nợ cho vay, thời gian qua các ngân hàng thương mại trên địa bàn Bình Dương đã tích cực giảm lãi suất cho các khoản vay cũ xuống dưới 13% và áp dụng mức lãi suất thấp nhất cho các khỏan vay mới để kích thích sự hấp thu vốn từ doanh nghiệp cũng như hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Cụ thể trong số hơn 60.000 tỷ đồng dư nợ tín dụng của các ngân hàng hiện tại, đã có 38% luợng vốn đựợc cho vay ở mức lãi suất duới 10%, có 44% luợng vốn đuợc cho vay ở mức lãi suất từ 10-13%/năm.
4. Môi trường cơ sở hạ tầng
4.1 Hệ thống giao thông
Giao thông đường bộ: Là cửa ngõ phía đông của thành phố Hồ Chí Minh, là gạch nối giữa thành phố Hồ Chí Minh với Bình Phước và khu vực Tây Nguyên. Quốc lộ 13 (nay gọi là Đại lộ Bình Dương), dài 68,6 km, là một trong những tuyến đường đẹp của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Quốc lộ 1A qua địa phận Bình Dương 7,3 km, là một đoạn của đường xuyên Á. Quốc lộ 1K qua địa phận Bình Dương 5,7 km.
Ngoài ra Bình Dương có 10 đường tỉnh DT.741, 742, 743, 744, 745, 746, 747, 748, 749, 750 phân bố đều khắp trên địa bàn tỉnh.
Đường hàng không: Có một số sân bay dã chiến xây dựng trước 1975, nay đã hư hỏng hoàn toàn, hiện tại do Bộ Quốc phòng quản lý.
Về đường sắt, tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua Dĩ An của tỉnh Bình Dương với chiều dài 8,6 km là tuyến huyết mạch quốc gia. Tuyến Dĩ An - Lộc Ninh đã bị phá huỷ trong chiến tranh nay chưa khôi phục, nhưng sẽ là tuyến xuyên Á trong dự án đường sắt xuyên Á.
Đường thủy: Bình Dương nằm giữa 3 con sông lớn, nhất là sông Sài Gòn. Bình Dương có thể nối với các cảng lớn ở phía nam và giao lưu hàng hóa với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
=>Nói chung, tỉnh Bình Dương có vị trí quan trọng trong vùng Đông Nam bộ và là cửa ngõ phía Đông của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Mạng đường giao thông đang trong thời kỳ phát triển mạnh, đặc biệt là hệ thống giao thông đường bộ đã thực sự giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương nói riêng và của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung.
4.2 Phát triển đô thị
Bình Dương là tỉnh tăng trưởng nhanh trong những năm qua với tỷ lệ đô thị hoá khoảng 30% (so với 23,5% của cả nước). Động lực phát triển đô thị đến năm 2020 là các ngành kinh tế chủ yếu: công nghiệp - dịch vụ - thương mại và phát triển kết cấu hạ tầng.
Từ nay đến năm 2020, quá trình đô thị hóa sẽ diễn ra nhanh chóng theo hướng hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp. Đến năm 2020, Bình Dương sẽ trở thành thành phố loại I trực thuộc Trung ương gồm 6 quận, 4 huyện ngoại thành, 40 xã, 60 phường và 13 thị trấn với số dân khoảng 2 triệu người.
Bình Dương có khoảng 28 khu công nghiệp đang hoạt động, trong đó nhiều khu công nghiệp đã cho thuê gần hết diện tích như Sóng Thần I, Sóng Thần II, Đồng An, Nam Tân Uyên, Tân Đông Hiệp A, Việt Hương, VSIP - Việt Nam Singapore, Mỹ Phước 1, 2, 3, 4 và 5.
4.3 Phát triển mạng và dịch vụ viễn thông
Đến cuối 2007 trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 08 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông gồm: Viễn thông Bình Dương, Mobifone, Vinaphone, Viettel, EVN Telecom, Hà Nội Telecom, Sài Gòn Postel, FPT Telecom. Trong đó có 4 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng.
Trạm thu phát sóng di động (BTS): 318 trạm. Đáp ứng 100% xã trong tỉnh có sóng điện thoại di động.
Đài Host: 03 trạm của Viễn thông Bình Dương và 01 trạm của Viettel.
Đài vệ tinh: với 82 trạm của Viễn thông Bình Dương trên toàn tỉnh với khả năng cung cấp hơn 200.000 thuê bao đáp ứng tốt nhu cầu trong tỉnh.
Mạng lưới cáp quang gồm hơn 70 tuyến đi đến 7 huyện, thị xã.
Vi ba có 47 tuyến.
Dịch vụ viễn thông và Internet đã được cung cấp ở tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Dương, phổ biến ở thị xã Thủ Dầu Một, các thị trấn và các khu, cụm công nghiệp.
Điện thoại cố định có 170.027 thuê bao, điện thoại di động trả trước có 753.987 thuê bao, điện thoại di động trả sau có 55.531 thuê bao. Tổng số thuê bao điện thoại của tỉnh là 979.545 thuê bao, đạt mật độ là 84,70 máy/100 dân.
Internet băng rộng (ADSL) phát triển mạnh với 17.484 thuê bao. Trong đó có 735 đại lý Internet, 10.814 thuê bao internet quay số (dial-up).
5. Môi trường lao động
Nguồn nhân lực trẻ và tăng về số lượng và chất lượng
Dân số trung bình năm 2006 là 1.050.124 người. Tốc độ tăng tự nhiên giảm dần, ngược lại tốc độ tăng cơ học tăng dần do dòng di dân từ các tỉnh khác đến làm việc tại các khu công nghiệp của tỉnh.
Dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh cả về số lượng và tỷ trọng. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động còn thấp, tuy nhiên chất lượng lao động của tỉnh từng bước được cải thiện. Năm 2005, tỷ lệ lao động được đào tạo chiếm 35,2%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 26,3%. Năm 2006, tỷ lệ lao động được đào tạo chiếm 40,5%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 29,5%. Năm 2007, tỷ lệ lao động được đào tạo chiếm 45,5%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 32,5%. Cơ cấu lao động đang chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng trong các ngành công nghiệp và xây dựng
Đến thời điểm hiện nay, chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương đã được cải thiện một bước quan trọng so với thời kì mới tái lập tỉnh. Tính đến thời điểm cuối năm 2008, tỷ lệ đào tạo của tỉnh đã qua đào tạo chiếm 50,5%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 35,5%.
Hơn nữa, với chính sách thu hút nguồn nhân lực, tỉnh đa nhanh chóng hình thành một đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật và quản lí kinh tế các cấp ngày càng cao và ngày càng trưởng thành, đặc biệt là trong quản lí, điều hành sản xuất.
6.Môi trường chính trị xã hội
Bình Dương có 25 di tích lịch sử đã được xếp hạng gồm: 4 đình, 3 chùa, 6 di tích lịch sử cách mạng, 6 di tích khảo cổ và 6 di tích khác. Tạo điều kiện cho du lịch phát triển, nâng cao đời sống tinh thần cho những người đến đây.
Bình dương là tỉnh có tình hình chính trị xã hội khá ổn định, ít tệ nạn, an sinh xã hội được bảo đảm, Sự nghiệp giáo dục, y tế tiếp tục được quan tâm đầu tư, song hành với sự phát triển kinh tế của tỉnh. Đây cũng là một trong những điều mà các nhà đầu tư nước ngoài đánh gái cao
III. Một số hạn chế của môi trường đầu tư tại bình Dương và giải pháp khắc phục
Mập mờ trong chính sách ưu đãi thuế dành cho nhà đầu tư
Chứng minh cho nhận định trên, xin trích dẫn ra đây vụ việc công ty Kumho Asiana (Hàn Quốc) đang tích cực triển khai kế hoạch mở rộng nhà máy sản xuất lốp xe Kumho Tires (Khu công nghiệp Mỹ Phước 3, Bình Dương) thêm 100 triệu USD. Tuy nhiên, vướng mắc vẫn tồn tại, bởi Kumho Tires đang phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 25%, trong khi theo giấy phép đầu tư ban đầu, thuế suất mà nhà đầu tư được hưởng chỉ là 15%.
Bình Dương đã không cho Kumho Tires được hưởng ưu đãi thuế, với lý do chính sách thuế đã thay đổi, cho dù theo quy định của Điều 11, Luật Đầu tư, “trường hợp pháp luật, chính sách mới ban hành làm ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích hợp pháp, mà nhà đầu tư đã được hưởng trước khi quy định của pháp luật, chính sách đó có hiệu lực, thì nhà đầu tư được bảo đảm hưởng các ưu đãi như quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư…”. Điều này đã khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài mất lòng tin với môi trường đầu tư tại tỉnh.
èĐẩy mạnh việc thực thi luật pháp thay vì ban hành, tạo các khung chế tài xử lí rõ ràng với trường hợp vi phạm, dù là nhà đầu tư hay chính quyền.
2.Việc tiếp thu vốn của doanh nghiệp còn chậm do vướng phải cơ chế hoặc khó khăn về tài sản thế chấp, do lãi suất tín dụng vẫn cao
èĐể nguồn vốn phát huy tốt vai trò trong nền kinh tế, hệ thống doanh nghiệp rất cần nhà nước tiếp tục tháo gỡ các khókhăn liên quan đến sản xuất kinh doanh, xúc tiến thương mại, động viên doanh nghiệp nỗ lực vuợt khó, phát triển ổn định..
3.Các thủ tục hành chính vẫn còn khá phức tạp, mất nhiều thời gian và chi phí dịch vụ
è Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các thủ tục hành chính ở cấp huyện, thị, thành phố để chấn chỉnh
è Vận dụng tốt các chính sách, quyết định của Trung ương áp dụng thông thoáng trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa, nhanh gọn với tinh thần cầu thị, tôn trọng hỗ trợ doanh nghiệp của đội ngũ cán bộ công chức và chính quyền địa phương các cấp.
Lãnh đạo địa phương phải thực sự quan tâm giải quyết các khó khăn của doanh nghiệp. Nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư và xúc tiến thương mại, xem chỉ tiêu PCI là thước đo, nỗ lực phấn đấu của mỗi địa phương.
2. Cơ sở hạ tầng phát triển chưa tốt, chưa đồng bộ.
è Có biện pháp tu hút đầu tư vào cơ sở hạ tần, ưu đã thêm cho các danh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực đó
è Mở rộng và nâng cấp mạng lưới giao thông và dịch vụ
5.Nguồn lực còn nhiều hạn chế, thiếu tay nghề trình đô
èThành lập các trường dạy nghề, cao đẳng kỹ thuật để tăng cường công tác đào tạo lao động tại chỗ cung cấp cho các doanh nghiệp
Do tình hình khó khăn về nhân lực, một số địa phương trong vùng trọng điểm kih tế phía Nam hiện không nên khuyến khích thu hút dự án đầu tư sử dụng nhiều lao động để giảm bớt áp lực nguồn lao độn, quản lí lao động nhập cư và đang tập trung vào các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ sinh học, không thông dụng lao độn như trước đây.
5.Các vấn đề môi trường
èTại các KCN được thành lập theo quyết định của Thủ tướng, phải có trạm xử lý nước thải tập trung để thu gom và xử lsy chất thải…
6. Tha nhũng và tiêu cực phí vẫn còn tồn tại, tiêu biểu gần đây là vụ Bình Dương 'cắt xén' nhiều đoạn khi báo cáo Thủ tướng sau khi ông Huỳnh Uy Dũng, chủ khu du lịch Đại Nam, lên tiếng tố cáo chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung đã xử lý không đúng khi tiến hành cấp đất cho DN
IV. Kết luận
Nói tóm lại, từ những phân tích trên, có thể thấy được Bình dương là một ví dụ rất đáng học tập về cách thức phát triển kinh tế thông qua việc thu hút đầu tư, nhất là đầu tư trưc tiếp nước ngoài FDI. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực trong quá trình cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh, vẫn còn song song tồn tại một số hạn chế nhất định rất cần được các lãnh đạo quan tâm và chung tay cùng doanh nghiệp, người dân cùng giải quyết, từ đó thu hút thêm nhiều vốn đầu tư, biến Bình Dương nói riêng và Việt Nam nói chung trở thành địa điểm đầu tư lí tưởng trong mắt các nhà đầu tư quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sinh viên thực hiện:
1.Đỗ Thanh Bình - 1211110074
2.Nguyễn Thị Khánh Linh- 1211110383
3.Phùng Thảo Linh- 1211110402
4.Nguyễn Thị Huyên- 1211110299
5.Phạm Thị Anh Giang- 1211110164
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dothanhbinh_6305.docx