Chương 1: Mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.3 Các giả thuyết kiểm định và câu hỏi nghiên cứu
1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.5 Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
Chương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
2.1 Phương pháp luận
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Tình hình sản xuất nông nghiệp và phát triển HTXNN ở 03 tỉnh Vĩnh Long – An Giang – Tiền Giang
3.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ở 03 tỉnh Vĩnh Long, An Giang và Tiền Giang
3.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp
3.3 Tình hình phát triển HTXNN
Chương 4: Tình hình phát triển của các HTXNN tiêu biểu trên địa bàn ba tỉnh Vĩnh Long – An Giang – Tiền Giang
4.1 Đánh giá tổng quan về tình hình hoạt động của các HTXNN tiêu biểu
4.2 Tổng quan về hoạt động sản xuất của hô xã viên
4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các HTXNN
4.4 Tiểu kết
Chương 5: Giải pháp phát triển các mô hình HTXNN hiện nay
5.1 Tồn tại và nguyên nhân
5.2 Giải pháp phát triển HTXNN
Chương 6: Tổng kết – kiến nghị
6.1 Tổng kết
6.2 Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
74 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3495 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp tiêu biểu ở ba tỉnh An Giang - Vĩnh long - Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TX do các hộ gia đình cùng nhau thành lập. Bên cạnh đó, còn có các HTX chuyển từ hình thức hoạt động kiểu cũ sang (17%). Mặc khác, nhận thức và mức độ quan tâm của các đối tác liên kết và các chương trình hỗ trợ về tầm quan trọng và hiệu quả hoạt động của HTXNN kiểu mới đến thời điểm hiện tại còn thấp thể hiện qua việc chỉ có 03 HTX thành lập có sự tài trợ của các đối tác liên kết và của các dự án tài trợ của các tổ chức phi chính phủ.
4.1.3. Cơ sở hạ tầng.
Tính đặc thù của các HTXNN là trụ sở HTX phần lớn ở nông thôn, nơi HTX sản xuất, phục vụ. Vì thế hệ thống cơ sở hạ tầng còn rất hạn chế. Ngoài việc được trang bị một số trang thiết bị thiết yếu như máy vi tính, điện thoại,… Hiện tại không đến 50% HTX có trụ sở hoạt động độc lập, số còn lại phải thuê, mượn đất dân để xây dựng trụ sở, hoặc thuê mượn nhà dân làm điểm giao dịch phục vụ cho hoạt động của hợp tác xã.
Qua việc điều tra, tìm hiểu hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX, chỉ có hệ thống đường giao thông, thủy lợi, hệ thống điện, nước được phần lớn ban quản lý HTX đánh giá đạt mức trung bình trở lên; Bên cạnh đó:
- 31% HTX không được trang bị hệ thống kho bãi hoặc hệ thống kho bãi không đạt yêu cầu tối thiểu để hoạt động tốt.
- 37.5% HTX không có hoặc có trang bị máy móc thiết bị nhà xưởng kém
- 71% HTX không được trang bị công nghệ, dây chuyền vận hành.
- 64% HTX chưa tổ chức sản xuất theo mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nhìn chung, Chính quyền địa phương quan tâm và đầu tư tốt cho hoạt động của HTX cũng như đời sống người dân trong khi mức độ đầu tư của HTX cho hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh không cao thể hiện qua việc có hơn 50% HTX đánh giá hệ thống kho bãi, máy móc thiết bị nhà xưởng, … của HTX ở mức trung bình yếu. Hệ thống đường giao thông, điện, thủy lợi, … được đánh giá tốt đều do Nhà nước và chính quyền địa phương đầu tư!
4.1.4. Các hình thức liên kết.
Các HTX ngoài liên kết các xã viên lại với nhau còn liên kết với bên ngoài cùng sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn, số lượng, thời gian quy định. Qua việc tìm hiểu 48 HTX có 47 HTX có liên kết với bên ngoài, ít nhất là một liên kết, nhiều nhất là 09 liên kết và 01 HTX không có liên kết với bên ngoài.
Bảng 4.4 Các hình thức và tổ chức liên kết với HTX.
ĐVT: HTX
Các hình thức HT
Đối tác liên kết
DN đầu vào
DN đầu ra
Tổ HT
Cơ sở n/cứu
Thương lái
Nông dân, trang trại
Khác
Tổng số
23
43
06
40
06
05
38
HT nhận sản phẩm, dịch vụ đầu vào.
18
02
02
05
01
01
07
HT kỹ thuật canh tác.
02
-
01
22
-
01
13
HT thu hoạch, vận chuyển.
01
03
-
-
-
01
01
HT để bán sản phẩm.
-
20
01
-
05
-
02
HT để đạt thương hiệu cho sản phẩm.
-
04
01
06
-
-
04
HT để đạt tiêu chuẩn chất lượng cho SP.
-
07
01
05
-
-
04
HT để có vốn sản xuất.
01
01
-
01
-
2
04
HT cùng sản xuất ra SP theo hợp đồng.
01
06
-
-
-
-
03
Khác.
-
-
-
01
-
-
-
Nguồn: Số liệu điều tra sơ cấp.
Thông qua phỏng vấn Ban quản lý HTX, đa phần các HTX hợp có liên kết với DN đầu ra và cơ sở nghiên cứu ở nhiều khâu như cung cấp sản phẩm, dịch vụ đầu vào, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, tiêu thụ sản phẩm,… Ngược lại, mối liên kết giữa HTX với thương lái, tổ HT và nông dân khác còn thấp. Nguyên nhân là những đối tượng này chủ yếu HT trên cơ sở quen biết, HT miệng, không có hợp đồng ràng buộc nên tương đối lỏng lẻo. Ngoài ra, HTX còn liên kết HT với DN đầu vào, và các đối tượng khác, cụ thể:
Liên kết nhận sản phẩm dịch vụ đầu vào: phần lớn các HTX liên kết với các doanh nhiệp đầu vào như doanh nghiệp cung cấp giống, vật tư nông nghiệp, máy móc thiết bị.
Hợp tác kỹ thuật canh tác: chủ yếu liên kết với các cơ sở nghiên cứu và từ liên minh HTX.
Hợp tác thu hoạch vận chuyển: rất ít HTX (04/48HTX) có hợp tác với bên ngoài ở khâu thu hoạch vận chuyển. Đa phần các HTX tự mình thực hiện khâu này. Đối tượng liên kết thu hoạch vận chuyển là các nông dân có phương tiện, máy móc thiết bị và doanh nghiệp đầu ra.
Hợp tác để bán sản phẩm đầu ra: Doanh nghiệp đầu ra và thương lái là hai đối tượng liên kết chủ yếu. Ngoài ra còn có HTX khác và … Hình thức liên kết chủ yếu bằng miệng hoặc do quen biết, rất ít HTX có liên kết tiêu thụ bằng văn bản hoặc kí kết hợp đồng tiêu thụ.
Hợp tác để đạt thương hiệu cho sản phẩm: Hiện nay có nhiều thương hiệu đang được các HTX xây dựng và phát triển như Nếp be Chợ Gạo, Rau an toàn Phước Hậu…; cũng có những thương hiệu đã có tên tuổi như Vú sữa Lò rèn, Xoài cát Hòa Lộc, Bưởi Năm roi, nếp Phú Tân… Đối tượng liên kết chủ yếu của các HTX là các cơ sở nghiên cứu của Tỉnh và khu vực, doanh nghiệp đầu ra và của Liên minh HTX.
Hợp tác để đạt tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm: Hầu hết các HTX đều đạt tiêu chuẩn chất lượng an toàn bằng cách sản suất đúng quy trình, sử dụng phân, thuốc hóa học đúng cách; Nhiều HTX đang tiến hành xây dựng những tiêu chuẩn chất lượng cao hơn như VietGAP, EUROGAP, GlobalGAP để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Các doanh nghiệp đầu ra và cơ sở nghiên cứu là đối tượng liên kết chủ yếu của các HTX.
Hợp tác sản xuất theo hợp đồng: rất ít HTX có kí kết hợp đồng tiêu thụ (9 HTX)
Hợp tác để có vốn sản xuất: hình thức hợp tác này không phổ biến ở các HTX, Các HTX chủ yếu liên kết với ngân hàng (vay vốn ưu đãi) và doanh nghiệp đầu ra (ứng tiền trước hoặc vay với lãi suất thấp) để sản xuất. Hình thức tín dụng nội bộ thường được áp dụng ở các HTX hơn.
4.1.5. Tiêu chuẩn sản phẩm.
Hiện nay hầu hết tất cả các HTX đều thực hiện tiêu chuẩn phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM, tiêu chuẩn “03 giảm 03 tăng” và “04 đúng” trên cây lúa theo hướng dẫn của Nhà nước để sản xuất đúng thời vụ, hạn chế dịch bệnh, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Riêng các HTX ở An Giang đang triển khai và thực hiện tiêu chuẩn “01 phải 05 giảm” trên cây lúa.
Các HTX trái cây ở Tiền Giang đang xây dựng tiêu chuẩn GAP cho trái cây xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Hiện nay có một số HTX đã xây dựng thành công tiêu chuẩn GAP trên cây trồng như HTX Vĩnh Kim, HTX tiêu thụ Thanh Long đã xây dựng thành công tiêu chuẩn GlobalGAP.
Cho đến thời điểm này hầu hết các HTX chuyên màu vẫn chưa xây dựng tiêu chuẩn cao như tiêu chuẩn GAP trên rau màu, hầu hết các HTX rau màu chỉ mới đạt tiêu chuẩn rau an toàn bằng cách sử dụng đúng phân, thuốc hóa học và thời gian ngưng sử dụng thuốc trước thu hoạch theo quy định.
Cách kiểm tra mức độ thực hiện tiêu chuẩn sản phẩm phổ biến ở các HTX là ghi chép và kiểm tra định kỳ. Tuy nhiên việc kiểm tra không thường xuyên vì hầu hết các HTX thiếu cán bộ kỹ thuật. Điều đó cho thấy sự lỏng lẻo trong công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm và quy trình sản xuất. Tuy nhiên, xét ở khía cạnh khác, việc ít kiểm tra thể hiện sự tin tưởng của HTX đối với việc sản xuất và chất lượng sản phẩm sản xuất ra của HTX đối với xã viên của mình. Theo thống kê dựa theo phỏng phấn Ban quản lý HTX, hầu như không có trường hợp xã viên vi phạm nội quy, quy tắc của HTX.
4.1.6. Tình hình tài chính.
4.1.6.1. Tình hình vốn.
Số liệu từ 42/48 HTX có tổng vốn đăng ký thành lập là: 11,745.98 triệu đồng, bình quân 280 triệu đồng/HTX.
Vốn kinh doanh hiện tại của các HTX là 27,367.47 triệu đồng, trong đó có 7,940.5 triệu vốn vay từ ngân hàng, còn lại là vốn góp từ xã viên và nguồn vốn được tài trợ từ Nhà nước và các tổ chức phi chính phủ.
Nếu so sánh với các loại hình doanh nghiệp khác thì vốn kinh doanh của các HTXNN còn thấp (bình quân 650 triệu đồng/HTX). Vốn thấp là một bất lợi trong hoạt động kinh doanh của các HTXNN, gây khó khăn trong việc đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị. Nếu xét ở khâu tiêu thụ sản phẩm thì vốn hoạt động dưới 1 tỉ đồng không thể đủ để thu mua hết nông sản từ xã viên. Từ đó dẫn đến thực trạng xã viên không an tâm với đầu ra sản phẩm, phải bán cho thương lái và chịu sự ép giá khi thị trường ứ đọng.
Hầu hết các HTX hoạt động trên cơ sở sở hữu vốn theo cổ phần. Mỗi cổ phần có giá trị là bội số của 100,000 đồng từ 100,000 đồng đến 1,000,000 đồng. Tuy nhiên, số lượng xã viên của mỗi HTX thấp (bình quân 210 xã viên/ HTX) và đa số xã viên là nông dân, không có nhiều vốn để góp vào HTX. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến vốn đăng ký thành lập bình quân của HTX thấp. Thêm vào đó, việc huy động thêm vốn gặp nhiều khó khăn do xã viên không đủ vốn góp. Ngoài ra, còn có sự chênh lệch giữa vốn đăng ký với vốn thực góp do sự chậm trễ góp vốn của xã viên.
Tài sản cố định, tư liệu sản xuất chính của HTX được tổ chức sở hữu theo hình thức sở hữu tập thể là chính, một số ít sở hữu theo cổ phần và sở hữu tư nhân. Đa số máy móc, thiết bị đã lỗi thời, một phần máy móc, thiết bị của HTX là tài sản do Chính quyền địa phương chuyển nhượng lại, đã qua thời gian sử dụng lâu dài; một số khác không đủ tiền mua máy móc, công nghệ mới nên chậm trễ trong việc bắt kịp với công nghệ hiện đại, thiếu sự đổi mới phương thức sản xuất theo hướng CNH – HĐH.
4.1.6.2. Doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động của HTX.
Đến cuối năm 2009:
- Tổng doanh thu của 35/48 HTX là 36,407 triệu đồng.
- Lợi nhuận thống kê được từ 41/48 HTX là 9,300 triệu đồng. Tỉ lệ HTX hoạt động có lãi rất cao (có 40/41 HTX kinh doanh có lãi, trong đó 28 HTX có lãi trên 100 triệu đồng/năm, 09 HTX lãi dưới 100 triệu đồng/năm và 03 HTX lãi dưới 10 triệu đồng/năm), 01 HTX có lợi nhuận âm và 07 HTX chưa thống kê lợi nhuận. Xét ở khía cạnh khác, các HTX điều tra được đánh giá là hiệu quả hoạt động khá, tốt, nhưng vẫn có HTX có lợi nhuận âm hoặc lợi nhuận thấp (dưới 10 triệu đồng/năm), và một số HTX không thống kê lợi nhuận cho thấy tình hình chung là vẫn còn nhiều HTXNN nằm trong tình trạng lỗ hoặc không có lãi.
- Tỉ lệ lãi bình quân theo vốn góp của các HTX theo thống kê tương đối cao (25%/ năm). Với tỉ lệ lãi này có thể đảm bảo cho các HTX hoạt động ổn định, đồng thời có thể đầu tư mở rộng quy mô trong tương lai. Tuy nhiên, tỉ lệ chia lãi trên cổ phần tương đối cao (bình quân 60%/lợi nhuận) dẫn đến việc HTX không tích lũy đủ vốn để mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Cả 03 loại cây trồng (lúa, màu, cây ăn trái) đều được sản xuất quanh năm nên hầu hết các HTX hoạt động 12 tháng/năm.
So với năm 2006, hiệu quả hoạt động của các HTX có tăng và dần đi vào hoạt động ổn định, thể hiện ở tỉ lệ HTX có lợi nhuận tăng cao (75%). Cụ thể:
- 36 HTX (75%) có doanh thu và lợi nhuận tăng;
- 04 HTX (8%) có doanh thu và lợi nhuận ổn định;
- 01 HTX (2%) có doanh thu và lợi nhuận giảm;
- 07 HTX (15%) mới thành lập hoặc chưa thống kê doanh thu.
Tổng quan về hoạt động sản xuất của hộ xã viên.
4.2.1. Diện tích.
Theo số liệu điều tra trên 149 mẫu hộ, có tổng diện tích canh tác là 273.982 ha, trung bình 1.88 ha/hộ. Trong đó hộ có diện tích canh tác thấp nhất là 500m2 thuộc Tiền Giang và hộ có diện tích canh tác lớn nhất là 35 ha thuộc An Giang.
Bảng 4.5: Diện tích canh tác của xã viên
ĐVT: ha
Chỉ tiêu
Tổng số
Bình quân/
Hộ
Thấp nhất
Cao nhất
Chênh lệch (lần)
Tổng số
273.982
1.88
0.05
35
700
Vĩnh long
72.982
1.52
0.18
9
50
An Giang
164.65
2.89
0.1
35
350
Tiền Giang
36.35
0.89
0.05
3.5
70
Nguồn: số liệu điều tra sơ cấp
An Giang có sự phân phối chênh lệch khá lớn về diện tích canh tác của các hộ xã viên với sự chênh lệch 350 lần giữa hộ có diện tích canh tác nhiều nhất và hộ có diện tích canh tác thấp nhất. Tuy nhiên, An Giang cũng là tỉnh có diện tích canh tác trung bình của hộ cao nhất trong 03 tỉnh.
Tiền Giang có diện tích canh tác trung bình của các hộ thấp nhất (bình quân dưới 1 ha/hộ). Bên cạnh đó sự chênh lệch về diện tích canh tác giữa các hộ cũng không cao (hộ có diện tích canh tác thấp nhất là 0,05 ha và cao nhất là 3,5 ha).
Vĩnh Long là tỉnh có sự phân phối diện tích canh tác tương đối đồng đều giữa các hộ với diện tích trung bình xấp xỉ với diện tích trung bình chung.
4.2.2. Kỹ thuật canh tác.
Bên cạnh những kinh nghiệm được bản thân người sản xuất tích lũy được, cùng với máy móc thiết bị tự trang bị, các hộ xã viên còn nhận được sự hỗ trợ từ HTX và THT nhằm giúp nông dân nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Bảng 4.6: Các công đoạn trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm được hợp tác hỗ trợ.
Chỉ tiêu
Số lượng (hộ)
Tỉ lệ (%)
1. Làm đất
24
16.1
2. Bơm nước
54
36.2
3. Cung ứng giống
53
35.6
4. Cung ứng phân bón, thuốc sâu, hóa chất xử lý,…
36
24.2
5. Hướng dẫn kỹ thuật canh tác, chăm sóc theo tiêu chuẩn.
110
73.8
6. Kiểm tra đồng ruộng, phòng trừ dịch bệnh
60
40.3
7. Thực hiện chăm sóc: Bón phân, tưới nước, phun thuốc.
18
12.1
8. Thu hoạch
11
7.4
9. Phân loại sản phẩm.
15
10.1
10. Chế biến, xử lý sau thu hoạch.
5
3.4
11. Vào bao bì, gán thương hiệu.
11
7.4
12. Vận chuyển.
6
4.0
13. Phơi sấy.
8
5.4
14. Bán sản phẩm.
27
18.1
15. Hỗ trợ vốn.
31
20.8
16. Khác.
11
7.4
Nguồn: Số liệu điều tra.
Các công đoạn trong quá trình sản xuất mà hộ xã viên được hỗ trợ từ HTX vẫ còn rất hạn chế (đa phần dưới 50%)
03 công đoạn mà hộ sản xuất được hỗ trợ nhiều nhất là:
- Hướng dẫn kỹ thuật chăn sóc theo tiêu chuẩn (73.8%)
- Hướng dẫn kiểm tra đồng ruộng, phòng trừ dịch bệnh (40.3)
- Bơm nước (30.2%).
Nhìn chung các công đoạn trên còn mang tính lý thuyết, chủ yếu do cán bộ kỹ thuật từ phòng nông nghiệp hay sở nông nghiệp đến tập huấn kỹ thuật, kiểm tra phòng ngữa dịch bệnh. Dịch vụ thủy lợi được HTX cung cấp dưới hình thức làm thuê cho nông dân.
Các công đoạn quan trọng khác như chế biến, xử lý sau thu hoạch; phơi sấy; vận chuyển; vào bao bì, gán thương hiệu chưa được các HTX quan tâm nhiều do hạn chế về vốn và cán bộ kỹ thuật. Đặc biệt khâu tiêu thụ sản phẩm còn rất yếu ngay cả các HTX tiêu thụ nông sản thì hơn 50% sản phẩm làm ra, nông dân vẫn phải bán cho thương lái.
Hầu hết các khâu được chuyên môn hóa cao hơn so với trước hợp tác đặc biệt là kỹ thuật canh tác và cung ứng giống. Tuy nhiên khâu xử lý sau thu hoạch vẫn chưa được chuyên môn hóa do HTX vẫn chưa đầu tư nhiều cho khâu xử lý và tiêu thụ sản phẩm.
4.2.3. Lợi ích đạt được.
Đặc trưng của HTXNN là nó là một loại hình kinh tế, nhưng mục đích hoạt động của nó không vì lợi nhuận là chính mà mục đích chính là mang lại lợi ích cho xã viên – những người nông dân sản xuất chính. Chính vì vậy, lợi ích mà nó mang lại cho xã viên rất thiết thực, hầu hết các khâu trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được đánh giá tốt hơn.
Biểu đồ 4.8: Đánh giá mức độ hài lòng của hộ xã viên khi bán sản phẩm
Theo số liệu đánh giá của 149 hộ nông dân, sau khi tham gia HTX, số hộ sản xuất:
Ít tốn chi phí hơn: 73.15%
Ít tốn lao động hơn: 56.38%
Hao phí giống, vật tư ít hơn: 62.42%
Ít hao hụt sản phẩm hơn: 71.14%
Sản phẩm dễ tiêu thụ hơn: 81.21%
Tiêu thụ ổn định hơn: 78.52%
Thu hập của hộ tăng lên: 85.23%
Đóng góp cho địa phương nhiều hơn: 59.73%
Cộng đồng đoàn kết hơn: 69.80%
Môi trường ít ô nhiễm hơn: 71.14%
Biểu đồ thể hiện sự thay đổi rõ rệt về mức độ hài lòng của hộ xã viên sau khi tham gia HTX. Số lượng hộ không hài lòng trong các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ giảm đáng kể, đặc biệt là số lượng sản phẩm thu hoạch bán ra và thu nhập từ bán sản phẩm. Thay vào đó là sự hài lòng sau khi tham gia hợp tác (hầu hết tỷ lệ hài lòng trên 65%). Điều đó cho thấy hiệu quả rất lớn của việc tham gia hợp tác.
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các HTXNN.
4.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận.
4.3.1.1. Kiểm định hồi quy tuyến tính.
Qua phân tích và chọn lựa một số biến có khả năng ảnh hưởng tuyến tính đến lợi nhuận nhất để kiểm tra. Các biến được chọn để kiểm tra như sau:
Biến phụ thuộc: Lợi nhuận bình quân hàng năm của các HTX
Biến độc lập:
- Vốn kinh doanh
- Trình độ chuyên môn của chủ nhiệm HTX.
- Trình độ chuyên môn của kế toán trưởng
- Số lượng đơn vị liên kết với HTX.
- Hệ thống giao thông.
- Hệ thống thủy lợi.
- Diện tích sản xuất, phục vụ của HTX
- Số lượng xã viên của HTX
Tổng số mẫu của mô hình hồi quy là 34. Trong đó, các biến được đưa vào mô hình hồi quy giản thích được 68,62% sự biến đổi của lợi nhuận bình quân hàng năm của HTX, 33,38% còn lại được giả thích bằng các nhân tố khác chưa được đưa vào mô hình hồi quy tuyến tính.
Bảng 4.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
Lợi nhuận
Hệ số β
Độ tin cậy (%)
Số lượng đối tác có hợp tác với HTX
-35,86
99
Số mẫu: 34
Mức độ giải thích của mô hình: 68.62%
Hệ thống giao thông
-41,20
99
Hệ thống thủy lợi
53,72
99
Tổng diện tích sản xuất, phục vụ của HTX
0,08
26
Số lượng xã viên của HTX
-0,10
76
Vốn kinh doanh trung bình năm
0,17
98
Trình độ chuyên môn của Chủ nhiệm HTX
-5,96
22
Trình độ chuyên môn của kế toán.
-38,76
95
Hằng số
292,62
96
Nguồn: Kết quả thống kê trên phần mềm Stata
Với độ tin cậy 99% cho thấy số lượng đơn vị liên kết rất ảnh hưởng đến lợi nhuận bình quân hàng năm của HTX. Tuy nhiên hệ số β = -35,86; mang dấu âm (-) thể hiện mối tương quan nghịch giữa số lượng đơn vị liên kết với lợi nhuận đạt được, mỗi đơn vị liên kết tăng thêm sẽ làm giảm 35,86 đơn vị lợi nhuận. Vấn đề tưởng như nghịch lý nhưng qua khảo sát thực tế, phần lớn doanh thu của HTXNN từ việc cung cấp dịch vụ cho nông dân ở một số khâu từ cung cấp nguyên liệu đầu vào như giống, phân thuốc, dịch vụ thủy lợi đến khâu xử lý sản phẩm sau thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác, hình thức liên kết của HTX là đại diện liên kết của nông dân, có nghĩa là đối tác liên kết cung cấp dịch vụ, sản phẩm trực tiếp cho nông dân mà không phải thông qua HTX. Điều đó có nghĩa là càng nhiều đối tác liên kết thì dịch vụ của HTX càng ít, dẫn đến doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh thấp.
Hệ thống giao thông tác động đến sự biến đổi của lợi nhuận bình quân hàng năm của HTXNN ở độ tin cậy 99%. Tuy nhiên, hệ số β của biến hệ thống giao thông mang dấu âm (-), điều này cũng nêu ra một vấn đề nghịch lý là hệ thống giao thông càng phát triển thì lợi nhuận bình quân của HTX càng thấp. Để giải thích cho vấn đề này, cần phải đề cập đến thực trạng mối liên kết giữa HTX và xã viên rất lỏng lẻo, nông hộ đa phần phải tự đầu tư cho mình từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. Vì vậy khi hệ thống giao thông càng phát triển càng có lợi hơn cho nông hộ trong việc vận chuyển và tiêu thụ, và làm giảm phần nào hiệu quả của HTX do có sự tham gia cạnh tranh của các thương lái hay doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đầu vào.
Hệ thống thủy lợi cũng ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTXNN. Thêm vào đó, hệ số β của biến thuyloi mang dấu dương (+) cho thấy hệ thống thủy lợi càng phát triển thì lợi nhuận bình quân của HTXNN càng tăng. Hệ thống thủy lợi được đầu tư nâng cấp không những có lợi cho HTXNN mà người được lợi nhiều hơn có thể kể đến là xã viên, và nông dân ngoài HTX, những người trực tiếp sản xuất.
Tổng diện tích canh tác và phục vụ của HTX; số lượng xã viên của HTX và trình độ chuyên môn của Chủ nhiệm HTX chỉ có ảnh hưởng tuyến tính đến lợi nhuận bình quân hàng năm của HTX với độ tin cậy thấp hơn 80%. Có thể kết luận ba yếu tố trên có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận bình quân hàng năm của HTX ở những mô hình hồi quy khác ngoài mô hình hồi quy tuyến tính.
Với độ tin cậy 98%, vốn kinh doanh là một trong những yếu tố chính quyết định sự thay đổi tổng lợi nhuận kinh doanh bình quân của HTX. Bên cạnh đó, hệ số β của biến vốn kinh doanh là 0.17 cho thấy vốn kinh doanh tỷ lệ thuận với lợi nhuận bình quân hàng năm của HTX và 01 đơn vị vốn kinh doanh tăng thêm sẽ làm tăng bình quân 0.17 đơn vị lợi nhuận hàng năm. Đa số các HTXNN ở 03 tỉnh Vĩnh Long, An Giang và Tiền Giang có nguồn vốn hoạt động nhỏ, vì thế để các HTXNN nơi đây phát triển thì đàu tư thêm vốn là vấn đề cần quan tâm.
Trình độ chuyên môn của kế toán trưởng có ảnh hưởng tỉ lệ nghịch với lợi nhuận trung bình hàng năm của HTX dựa vào hệ số β mang dấu âm (-) ở độ tin cậy 95%. Vấn đề này xem có vẻ nghịch lý, bản thân vẫn chưa tìm được lời giải thích thuyết phục.
- Mô hình trên không có hiện tượng tương quan vì hệ số tương quan giữa các biến với nhau rất thấp (< 0.8). Ngoài ra mô hình cũng không có hiện tượng đa cộng tuyến vì nhân tố phóng đại phương sai của tất cả các biến trong mô hình đều rất nhỏ (VIF << 10).
(** Kèm phụ lục 04).
4.3.1.2. Kiểm định tình hình lợi nhuận của các HTXNN trong vòng 03 năm.
Mô hình lấy thang đo với mức độ tăng dần từ 1 đến 4 để đánh giá tình hình lợi nhuận của các HTX trong những năm gần đây. Trong đó, 1 là giảm, 2 là không thay đổi và 4 là tăng rất nhiều. Qua đó, kiểm định sự thay đổi của lợi nhuận trung bình của HTX trong 03 năm qua, lấy 2 làm tiêu chuẩn so sánh.
Qua khảo sát thực tế và kiểm định theo kết quả thống kê từ Stata cho thấy, trong những năm gần đây, lợi nhuận trung bình hàng năm của các HTX tăng ở mức ý nghĩa 1%. Xét về mặt kinh tế, các HTX này đang hoạt động tương đối hiệu quả nhưng lợi nhuận tăng lên không cao (trung bình 2.95 < 3). Trong đề tài nghiên cứu chỉ tìm hiểu những HTX được đánh giá là tiêu biểu (phân loại khá, giỏi). Tuy nhiên hiệu quả hoạt động của nó xét về mặt kinh tế chưa cao cho thấy tình hình chung của các HTXNN hiện nay ở 03 tỉnh Vĩnh Long, An Giang và Tiền Giang vẫn còn nhiều hạn chế.
(** Kèm phụ lục 04)
4.3.2. Đánh giá mức độ thực hiện tiêu chuẩn của hộ xã viên theo cam kết.
Mô hình dùng thang đo tăng dần từ 1 đến 9 để đánh giá mức độ thực hiện tiêu chuẩn của hộ xã viên theo cam kết, trong đó 5 là trung bình. Theo kết quả đánh giá của ban quản lý HTX và kết quả thống kê từ Stata cho thấy hầu hết các hộ xã viên đều thực hiện tốt các tiêu chuẩn chất lượng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm ở mức ý nghĩa 1% (trung bình 7.19).
Qua khảo sát thực tế cho thấy rất ít, hầu như không có trường hợp xã viên vi phạm nghiêm trọng nội quy, điều lệ HTX từ khi thành lập đến nay. Hầu hết xã viên có ý thức rất cao về việc chấp hành tốt quy định tiêu chuẩn sản xuất, chất lượng sản phẩm. Đặc trưng của HTXNN là từ xã viên mà ra, hoạt động của HTX chủ yếu phục vụ cho việc sản xuất của xã viên. Chính vì vậy, các điều kệ, quy định của HTX ở mức đơn giản, phù hợp để không gây khó khăn cho xã viên trong việc chấp hành những quy định chung. Thêm vào đó, tinh thần đoàn kết cộng đồng, tình làng nghĩa xóm phần nào hình thành nên ý thức cao của những người cùng nhau hợp tác trong sản xuất cũng như trong đời sống.
(** Kèm phụ lục 04)
4.3.3. Đánh giá mức độ tin tưởng của người mua đối với thương hiệu sản phẩm của HTX.
Mô hình đánh giá mức độ tin tưởng vào thương hiệu sản phẩm của HTX và sản phẩm ngoài HTX teo thang đo tăng dần từ 1 đến 4, trong đó 2 là trung bình. Qua kết quả kiểm định Stata trên 46 mẫu điều tra. Mức độ tin tưởng trung bình của người mua đối với thương hiệu sản phẩm của HTX là 3.02 và ngoài HTX là 2.35. Ở mức ý nghĩa 1% có thể kết luận rằng người mua tin tưởng vào thương hiệu sản phẩm của HTX hơn sản phẩm ngoài HTX.
Khi tham gia vao HTX, các xã viên phải sản xuất theo tiêu chuẩn mà HTX đã đề ra, thông thường là tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, cao hơn là các tiêu chuẩn sản phẩm sạch như GAP. Trong quá trình sản xuất, xã viên được theo dõi, kiểm tra thường xuyên. Vì vậy sản phẩm đầu ra thường đạt tiêu chuẩn cao hơn so với sản phẩm ngoài hợp tác. Thường nông dân ngoài hợp tác sản xuất tự phát, dùng phân thuốc hóa học không theo quy định cụ thể nào, do đó vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh không cao. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là dù có đảm bảo chất lượng hơn nhưng giá bán của những sản phẩm cùng loại trong hợp tác và ngoài hợp tác hầu như không chênh lệch.
(** Kèm phụ lục 04)
Tiểu kết.
Từ khi luật HTX ra đời năm 1996 và được sửa đổi bổ sung năm 2003 đến nay các HTXNN ở Vĩnh Long, An Giang và Tiền Giang đã đi vào hoạt động ổn định. Trong giai đoạn đầu hội nhập với nền kinh tế thế giới, tuy còn gặp nhiều khó khăn, song các HTXNN cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Cụ thể:
Thực hiện mục tiêu HTX phục vụ xã viên, các hoạt động dịch vụ của HTX đều làm lợi cho nông dân và tạo lợi nhuận cho HTX.
Đặc trưng cơ bản của HTX là tập trung ở khu vực nhất định nên thuận lợi cho việc đầu tư máy móc thiết bị. Đến nay hầu hết các HTX đều thực hiện cơ giới hóa, tuy còn hạn chế ở một số khâu cơ bản như dịch vụ tưới tiêu, cày xới, gieo sạ, thu hoạch ... Các HTX đã bước đầu áp dụng thành công mô hình sản xuất theo hướng CNH – HĐH. Do đó đã làm giảm đáng kể chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Qua thực tiễn cho thấy, sự ra đời của các HTXNN đã góp phần giải quyết thực trạng sản xuất manh múng, nhỏ lẻ, tạo điều kiện giúp nông dân hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.
Hoạt động của HTX chủ yếu mang lại lợi ích cho xã viên thể hiện ở các công đoạn hỗ trợ kỹ thuật, giống, vật tư, … đã chứng minh vai trò không thể thiếu của nó trong kinh tế nông nghiệp thể hiện qua việc ngày càng thu hút được nhiều hộ nông dân tham gia HTX và rất hiếm trường hợp rời khỏi.
Sản phẩm do HTX sản xuất ra được tin tưởng và chấp nhận rộng rãi vì yếu tố an toàn vệ sinh. Các HTX bước đầu thực hiện và thành công ở những tiêu chuẩn cao hơn như VietGAP, GlobalGAP, đáp ứng tốt hơn nhu cầu xuất khẩu.
Các HTX đã và đang nâng cao trình độ quản lý bằng cách đưa nhân viên đi đào tạo nghề, hoặc học ở những cấp cao hơn đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao trong trình độ chuyên môn của những người quản lý HTX. Đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động bằng cách đầu tư cải tiến, mua mới máy móc thiết bị, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất.
Hoạt động của HTX góp phần giải quyết việc làm cho một lực lượng lao động nhàn rỗi ở nông thôn.
Các HTX đã mở rộng thêm nhiều dịch vụ từ khâu cung ứng dịch vụ đầu vào, dịch vụ phục vụ quá trình sản xuất đến khâu tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm. Tuy hiệu quả chưa cao nhưng bước đầu đã đạt nhiều thành tựu đáng kể.
Thêm vào đó, HTXNN nhận được sự quan tâm, hỗ trợ rất lớn từ Nhà nước và chính quyền địa phương như hỗ trợ vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, hỗ trợ kỹ thuật canh tác, giống,…
Tuy nhiên, Kinh tế HTXNN còn bộc lộ một số hạn chế cơ bản sau:
Trình độ chuyên môn của Ban quản lý HTX còn hạn chế. Tính trung bình, trình độ học vấn của Chủ nhiệm HTX và trưởng ban kiểm soát chỉ đạt mức trung học cơ sở, và mới học qua lớp sơ cấp ngắn hạn về quản lý. Trong thời đại mới, thực trạng này nếu không được cải thiện sẽ làm hạn chế sự phát triển của HTX và ảnh hưởng không nhỏ đến xã viên và nền kinh tế.
Vốn cổ phần ít, đa số các HTX thiếu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, khiến nhiều HTX hoạt động một cách cầm chừng, chờ đợi sự hỗ trợ từ Nhà nước và chính quyền địa phương.
Vấn đề đầu ra cho sản phẩm sản xuất còn hạn chế, đa số xã viên phải bán cho thương lái. Nạn ép giá còn xảy ra thường xuyên, chưa tạo được sự an tâm cho hộ xã viên tham gia sản xuất.
Sự đầu tư của Nhà nước cho nông nghiệp nói chung và cho phát triển HTXNN nói riêng còn hạn chế, một số địa phương can thiệp quá sâu vào hoạt động của HTX, một số khác cho rằng HTX là một tổ chức độc lập nên thiếu quan tâm hỗ trợ, buông lỏng quản lý.
Các HTX còn ỷ lại và chờ đợi sự hỗ trợ từ cấp trên nên thiếu chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, một bộ phận không ít cán bộ Đảng viên và nhân dân chưa nhận thức rõ và đúng về HTX kiểu mới, còn thành kiến sâu nặng về mô hình và hậu quả của HTX thời bao cấp khiến họ e ngại gia nhập và phát triển HTX
Công tác tuyên truyền vận động về kinh tế HTX chưa được đẩy mạnh thường xuyên và sâu rộng.
Chương 5
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH HTXNN HIỆN NAY.
Tồn tại và nguyên nhân.
Năng lực quản lý: Đánh giá trên mặt bằng chung về trình độ học vấn và chuyên môn về quản lý kinh tế của Ban quản lý HTX còn hạn chế, do đặc trưng của HTX thành lập trên cơ sở nông dân. Vì thế lãnh đạo HTX cũng do xã viên bầu chọn những người có uy tín đứng ra chỉ đạo trực tiếp. Họ có thể có kinh nghiệm cao trong sản xuất nông nghiệp nhưng còn thiếu năng lực quản lý kinh tế. Một số khác có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo chuyên sâu về quản lý kinh tế được cử về quản lý HTX lại không có kinh nghiệm trong sản xuất. Thêm vào đó, độ tuổi bình quân của Chủ nhiệm và phó chủ nhiệm tương đối cao (trên 50) dẫn đến sự thiếu nhạy bén trong giải quyết vấn đề và sự năng động trong công việc như giới trẻ.
Tình hình tài chính và quy mô: Vốn là vấn đề tồn tại chung của các HTXNN ở 03 tỉnh Vĩnh Long, An Giang và Tiền Giang. Đa số các HTX không đủ vốn để mở rộng quy mô do vốn thực góp từ xã viên còn thấp. Thêm vào đó số lượng xã viên còn thấp (có HTX dưới 10 xã viên), vốn hỗ trợ, vốn vay từ ngân hàng rất ít. Quy mô về diện tích và các dịch vụ của HTX còn ít, do diện tích của xã viên rất hạn chế. Việc giảm chi phí, tăng hiệu quả hoạt động không cao, hạn chế sự phát triển của HTX.
Liên kết – hợp tác: Các hình thức liên kết của HTX với bên ngoài rất lỏng lẻo, đa phần do quen biết, hiếm có các hợp đồng liên kết bằng văn bản. Thêm vào đó, khâu tiêu thụ sản phẩm còn rất yếu kém, mối liên kết giữa doanh nghiệp, HTX và nông dân rất lỏng lẻo. Vì thế chưa tạo được sự an tâm cho nông dân để sản xuất. Mối liên kết 04 nhà đã được đặt ra từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết được. Nguyên nhân do chính nông dân và cả nhà doanh nghiệp. Nông dân sẵn sàng bán cho thương lái hay doanh nghiệp trả giá cao hơn. Ngược lại doanh nghiệp không thu mua hoặc mua với giá thấp khi thị trường tiêu thụ thu hẹp.
Thu nhập của xã viên trong các HTX còn thấp. Các HTX vẫn còn đang trong quá trình chuyển đổi từ mô hình kiểu cũ sang mô hình kiểu mới, tập quán sản xuất kinh doanh vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề của cơ chế cũ nên chưa năng động, tích cực trong tìm kiếm nguồn thu nhập mới. Điều đó đã hạn chế rất nhiều trong việc nâng cao thu nhập cho HTX nói chung, cán bộ xã viên nói riêng.
Giải pháp phát triển HTXNN.
Giải pháp phát triển HTXNN.
Qua việc tìm hiểu về ý kiến của Ban quản lý HTX và xã viên về giải pháp để phát triển HTX trong tương lai, đa số xã viên (53,7%) và Ban quản lý HTX (39,6%) cho rằng việc quan trọng nhất là tạo mối liên kết với các đơn vị đầu ra cho sản phẩm. Điều đó cho thấy mối bức xúc và quan tâm hiện nay của HTX và xã viên là thị trường tiêu thụ. Các đề xuất được tán thành tiếp theo là liên kết với các đơn vị cung cấp sản phẩm, dịch vụ đầu vào và xây dựng thương hiệu vững mạnh cho sản phẩm. Rất ít ý kiến tán thành (6.3% đối với Ban quản lý HTX và 6.7 % đối với xã viên) với phương pháp và mô hình hoạt động hiện nay của HTX. Điều này cho thấy hiện nay vẫn chưa có nhiều mô hình HTXNN hoạt động thật sự hiệu quả, đáp ứng tốt nhu cầu và mong muốn của xã viên. (Bảng 5.1)
Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTXNN cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, tạo sự thông suốt trong nội bộ quần chúng nhân dân về HTX kiểu mới. Từ đó thu hút một lượng lớn hộ nông dân tham gia HTX, tăng nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX, đồng thời sản xuất ra lượng sản phẩm đủ lớn để có thể cung cấp cho các hợp đồng lớn, nâng cao vị thế của mình trong tiến trình đàm phán, tìm kiếm đối tác.
Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, tiến hành sáp nập các HTX nhỏ, có địa bàn phục vụ liền kề nhau để tăng quy mô, diện tích hoạt động nhằm tận dụng hết năng suất phục vụ của máy móc, thiết bị; đồng thời tạo sự đồng nhất trong quy trình sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm. Tạo điều kiện phát huy và nhân rộng các mô hình HTX hoạt động có hiệu quả.
Bảng 5.1 Tổng hợp đề xuất của Ban quản lý HTX và xã viên.
Đề xuất
Ban quản lý HTX
Xã viên
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Duy trì cách làm hiện tại
03
6,3
10
6,7
Mua thêm máy móc, thiết bị
17
35,4
56
37,6
Tăng liên kết với các đơn vị cung ứng sản phẩm, dịch vụ đầu vào
13
27,1
45
30,2
Tăng liên kết với các đơn vị cung ứng kỹ thuật canh tác
10
20,8
56
37,6
Tăng liên kết với các đơn vị tiêu thụ sản phẩm đầu ra
19
39,6
80
53,7
Đăng ký thương hiệu, tiêu chuẩn cho sản phẩm
15
31,3
54
36,2
Tổ chức lại hệ thống sản xuất trong HTX theo hướng CNH – HĐH
16
33,3
34
22,8
Thực hiện thật nghiêm túc tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, loại bỏ các thành viên vi phạm, ảnh hưởng đến thương hiệu
12
25
29
19,5
Đề nghị Nhà nước xử lý nghiêm những người vi phạm thương hiệu, sản xuất sản phẩm giả thương hiệu của HTX.
12
25
27
18,1
Nguồn: Số liệu điều tra sơ cấp
Tập trung bồi dưỡng trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý HTX hiện có; tuyển dụng thêm cán bộ có trình độ chuyên môn cả trong lĩnh vực kinh tế lẫn nông nghiệp. Cán bộ được tuyển dụng phải liêm chính, năng động, sáng suốt và nhiệt tình trong công việc, đồng thời phải được sự tín dụng của xã viên. Tạo điều kiện nhiều hơn cho xã viên cùng đóng góp xây dựng HTX vững mạnh.
Tăng cường và tranh thủ sự quan tâm, hỗ trợ của Chính quyền địa phương, Nhà nước và các tổ chức phi chính phủ, tạo điều kiện cho HTX phát triển gắn liền với mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương. Giúp HTX huy động đủ vốn điều lệ để tăng cường tiềm lực tài chính của HTX. Bên cạnh đó hỗ trợ thêm các khoảng vốn vay giúp HTX đủ vốn để mở rộng quy mô.
Có chuyên viên kỹ thuật hướng dẫn HTX và xã viên sản xuất đúng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế cho nông sản, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Tư vấn, hỗ trợ HTX xây dựng và từng bước củng cố, phát triển thương hiệu nông sản. Hỗ trợ kỹ thuật, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện tổ chức hệ thống sản xuất theo hướng CNH – HĐH.
Tạo sự liên kết 04 Nhà: Nhà nước, nhà Khoa học, nhà nông và nhà doanh nghiệp, trong đó mối liên kết khó tạo nhất là mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp, tạo khung ràng buộc có giá trị pháp lý giữa họ. Giúp đỡ nông dân nhanh chóng tiếp cận với công nghệ mới, và an tâm vào khâu tiêu thụ sản phẩm.
Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát trong HTX nhằm nâng cao tính tích cực và nhạy bén trong xử lý công việc, nâng cao hiệu quả thực hiện công việc.
Biện pháp thực hiện.
HTXNN có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc làm tăng năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp, góp phần thực hiện công bằng xã hội ở nông thôn. HTX tập hợp các hộ nông dân riêng lẻ lại với nhau cùng nhau sản xuất, học tập và chia sẻ kinh nghiệm canh tác.HTX đại diện cho xã viên tạo nên tương hiệu nông sản riêng, và đại diện cho nông dân tìm kiếm đối tác liên kết từ khâu cung cấp sản phẩm đầu vào đến chế biến, xử lý và tiêu thụ cho nông sản sau thu hoạch. Vì vậy Nhà nước, chính quyền địa phương các ngành cần quan tâm hơn đến sự phát triển của HTX, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Có thể tiến hành thực hiện các giải pháp sau:
Trên cơ sở các HTX hiện có tiến hành kiểm tra rà soát lại, đánh giá các lỗ hỏng trong hoạt động kinh doanh, sản xuất, dịch vụ, năng lực quản lý, tư liệu sản xuất, diện tích sản xuất, ... từ đó có kế hoạch hoạt động cụ thể nhằm củng cố và phát triển HTX.
Trong kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh phải bao hàm cách thức, đối tượng sản xuất chủ yếu: Lúa, màu, cây ăn trái, luân canh,… Chuẩn bị tốt khâu cung cấp dịch vụ đầu vào như giống, vật tư nông nghiệp, thiết bị phục vụ quá trình sản xuất để đảm bảo sản xuất sản phẩm đồng nhất, đặc biệt phải chuẩn bị tốt khâu tiêu thụ sản phẩm. HTX có thể đứng ra tiêu thụ hoặc nhờ liên minh HTX hay kí kết với các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm.
Bộ máy quản lý HTX phải có đủ năng lực điều hành, tổ chức, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh phù hợp với hoàn cảnh thưc tế, nhạy bén trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Mở rộng thành phần xã viên, không hạn chế ở hộ nông dân sản xuất mà cả các hộ có tư liệu sản xuất, phương tiện vận tải,… Đặc biệt vận động các doanh nghiệp tham gia đóng góp cổ phần để đảm bảo trách nhiệm của các doanh nghiệp này trong hoạt động kinh doanh của HTX. Doanh nghiệp có thể là doanh ghiệp đầu vào hoặc doanh nghiệp đầu ra. Càng nhiều doanh nghiệp tham gia với tư cách là xã viên HTX sẽ có nhiều khâu trong quá trình sản xuất được củng cố. Muốn vậy bản thân các HTX phải chứng minh được khả năng phát triển của mình trong hiện tại và tương lai.
Liên minh HTXNN ở mỗi tỉnh thường xuyên tổ chức cho các HTX trưng bày, giới thiệu sản phẩm thông qua các cuộc triển lãm thương mại và các kỳ Festival. Phổ biến rộng rãi thương hiệu nông sản của HTX đến các doanh nghiệp tiêu thụ trong và ngoài nước. Xây dựng các webside thương mại điện tử, tạo điều kiện cho các HTX tiếp cận với cổng thông tin – chợ online toàn cầu.
Để thực hiện được những điều trên không thể thiếu được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước và chính quyền địa phương. Nhà nước nên tạo điều kiện thông thoáng cho HTX phát triển bằng cách hoàn thiện hệ thống pháp luật, mở rộng thị trường tiêu thụ,…
Chương 6
TỔNG KẾT – KIẾN NGHỊ
6.1 Tổng kết.
Phát triển HTXNN nằm trong chiến lược phát triển kinh tế nước ta. HTX đóng vai trò quan trọng và là một nhân tố không thể thiếu để phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Mặc khác, HTX cũng là một loại hình doanh nghiệp, có trụ sở và tổ chức riêng biệt. Từ khi luật HTX ra đời năm 1996 và được sửa đổi bổ sung năm 2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2004. Đến nay, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các HTXNN đã có những bước phát triển đáng kể.
Tính đến cuối năm 2009 trên địa bàn 03 tỉnh Vĩnh Long, An Giang và Tiền Giang đã có 163 HTX nông nghiệp (không bao gồm thủy sản) với nhiều loại hình kinh doanh khác nhau. Trong đó phổ biến là HTX kinh doanh dịch vụ nông nghiệp, HTX sản xuất và kinh doanh tổng hợp và HTX tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Mục đích của HTXNN là phục vụ quá trình sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình và xã viên chứ không phải kinh doanh kiếm lãi. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là các HTX không quan tâm đến lợi nhuận. Mục đích góp vốn cổ phần vào HTXNN của xã viên là để tăng khả năng tài chính đầu tư cho máy móc thiết bị, công nghệ mới phục vụ cho quá trình sản xuất, một phần dành cho tín dụng nội bộ, không để chia lãi hàng năm.
Điểm đặc trưng của HTX là sản xuất trên diện tích tập trung nên các khâu cơ bản như làm đất, tưới tiêu đã được cơ giới hóa, một số công đoạn trong thu hoạch sản phẩm cũng được cơ giới hóa. Do đó đã làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng và qua điều kiện thực tế cho thấy: Chỉ có HTX mới có đủ điều kiện để cơ giới hóa, điện khí hóa nông nghiệp nông thôn, góp phần tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng CNH – HĐH.
Bên cạnh đó, quá trình hoạt động của HTXNN vẫn tồn tại những hạn chế như: Công tác tuyên truyền chưa phổ biến và sâu rộng trong nhân dân; Nhận thức của một bộ phận Đảng viên và nhân dân về HTX còn bị ảnh hưởng của mô hình HTX kiểu cũ; Trình độ học vấn và chuyên môn của ban lãnh đạo HTX còn thấp; Vốn kinh doanh và dầu tư còn hạn chế; đa số máy móc, thiết bị cũ không theo kịp công nghệ hiện đại,…
6.2 Kiến nghị.
Để phát triển nền kinh tế nông nghiệp, phát triển nông thôn theo hướng CNH –HĐH, Trong thời gian tới, các cơ quan ban ngành cần củng cố, giúp đỡ các HTX hoạt động đi vào khuôn mẫu. Chính phủ không nên can thiệp quá sâu vào hoạt động của HT; tạo khuôn khổ hành lang pháp lý vững chắc, có chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác và HTXNN; hỗ trợ giải quyết tốt các trường hợp phá sản, giải thể, sáp nhập các HTX với nhau; hướng dẫn quản lý, tổ chức lập kế hoạch kinh doanh có hiệu quả; hỗ trợ đào tạo chuyên môn cho các cán bộ quản lý chủ chốt của các HTX; nâng cao chất lượng công tác khuyến nông,…
Để thực hiện những điều đó, Lãnh đạo ban ngành mỗi tỉnh nên có các chương trình hỗ trợ đào tạo chuyên môn từ cơ bản đến nâng cao nhằm củng cố và nâng cao năng lực quản lý của Ban quản lý HTX, đồng thời hướng dân kỹ thuật, công nghệ mới cho nông dân và xã viên; Chính phủ nên tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ cho nông sản, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống thủy lợi; tổ chức các sự kiện nhằm quản bá thương hiệu, phát triển và nhân rộng mô hình thương mại điện tử, chuẩn bị một cách đầy đủ cho HTX và nông dân sẵn sàng hội nhập nền kinh tế toàn cầu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cục Thống kê Tỉnh An Giang (2009). Niên giám thống kê 2008.
Cục Thống kê Tỉnh Tiền Giang (2009). Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang 2008.
Cục Thống kê Tỉnh Vĩnh Long (2009). Niên Giám thống kê tỉnh Vĩnh Long 2008.
Mai Văn Nam (2008). Giáo trình Nguyên lý thống kê kinh tế, NXB Văn hóa thông tin.
Mai Văn Nam (2008). Giáo trình kinh tế lượng, NXB Văn hóa thông tin.
Nguyễn Công Bình (2007). Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt đông của các HTXNN ở tỉnh Tiền Giang đến năm 2015, Trường Đại học Kinh tế TP HCM
Tô Thiện Hiền (2006). Thực trạng và giải pháp HTXNN An Giang, Trường Đại hoc An Giang.
Vũ Đình Thắng (2006). Giáo trình Kinh tế nông nghiệp, NXB Đại học kinh tế quốc dân.
Websides:
Báo cáo:
Báo cáo tình hình hoạt động ngành Nông nghiệp hàng năm, Sở NN & PTNT tỉnh An Giang.
Báo cáo tình hình hoạt động của các HTXNN An Giang, Chi cục HTXNN An Giang.
Báo cáo tình hình hoạt động của các HTXNN Tiền Giang, Chi cục HTXNN Tiền Giang.
Báo cáo tình hình hoạt động của các HTXNN Vĩnh Long, Chi cục HTXNN Vĩnh Long.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: Tình hình gieo trồng ở Vĩnh Long.
ĐVT: Diện tích: ha Sản lượng: tấn Năng suất: tạ/ ha
CHỈ TIÊU
2006
2007
2008
CÂY HẰNG NĂM.
I.Cây lương thực có hạt
-Diện tích gieo trồng
197,393
159,326
178,548
-Sản lượng lương thực có hạt
933,997
812,702
898,142
1.Cây lúa
-Diện tích gieo trồng
196,492
158,316
177,414
-Năng suất
47.45
51.21
50.50
-Sản lượng
932,299
810,751
895,884
2.Cây ngô (bắp)
-Diện tích gieo trồng
901
1,010
1,134
-Năng suất
18.84
19.32
19.91
-Sản lượng
1,698
1,951
2,258
II.Cây chất bột có củ
-Diện tích gieo trồng
6,271
6,499
5,361
-Năng suất
287.98
284.56
271.17
-Sản lượng
180,593
184,937
145,375
III. Rau đậu các loại
-Diện tích gieo trồng
13,031
15,322
18,109
-Năng suất
196.00
200.05
188.48
-Sản lượng
255,404
306,514
341,313
IV. Cây công nghiệp hàng năm
-Diện tích gieo trồng
2,741
3,265
3,293
-Năng suất
119.25
110.01
105.11
-Sản lượng
32,687
35,918
34,612
CÂY LÂU NĂM.
I. Cây công nghiệp lâu năm
-Diện tích gieo trồng
6,522
6,607
7,030
-Năng suất
149.10
148.40
137.55
-Sản lượng
97,243
98,048
96,698
II. Cây ăn trái lâu năm.
-Diện tích gieo trồng
38,019
38,407
38,293
-Năng suất
91.11
93.14
96.50
-Sản lượng
405,791
419,259
437,360
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long năm 2008.
Phụ luc 2: Tình hình gieo trồng ở An Giang. ĐVT:
ĐVT: Diện tích: ha Sản lượng: tấn Năng suất: tạ/ ha
CHỈ TIÊU
2006
2007
2008
CÂY HẰNG NĂM.
I.Cây lương thực có hạt
-Diện tích gieo trồng
513,486
530,860
575,924
-Sản lượng lương thực có hạt
2,999,179
3,605,071
3,222,916
3,605,071
1.Cây lúa
-Diện tích gieo trồng
503,461
520,322
564,425
-Năng suất
58.06
60.04
62.35
-Sản lượng
2,923,207
3,142,868
3,519,343
2.Cây ngô (bắp)
-Diện tích gieo trồng
10,022
10,538
11,499
-Năng suất
75.81
75.96
74.55
-Sản lượng
75,972
80,048
85,728
II.Cây chất bột có củ
-Diện tích gieo trồng
2,023
2,251
2,095
-Năng suất
207.59
219.03
249.52
-Sản lượng
41,995
49,303
52,275
III. Rau đậu các loại
-Diện tích gieo trồng
30,764
34,173
34,773
-Năng suất
242.9
238.3
243.8
-Sản lượng
621,602
708,017
757,335
IV. Cây công nghiệp hàng năm
-Diện tích gieo trồng
2,996
3,005
2,736
-Năng suất
73.09
50.85
58.32
-Sản lượng
21,899
15,279
15,955
V. Cây hàng năm khác
-Diện tích gieo trồng
25
24.63
26.67
-Năng suất
22
68.21
6
-Sản lượng
55
168
16
CÂY LÂU NĂM.
I. Cây công nghiệp lâu năm
-Diện tích gieo trồng
3,295
3,160
3,046
-Năng suất
69.70
69.60
62.45
-Sản lượng
22,967.4
21,993.8
19,023
II. Cây ăn trái lâu năm.
-Diện tích gieo trồng
7,120
7,026.6
6,963
-Năng suất
63.70
65.10
78.96
-Sản lượng
45,354
45,745
54,980
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh An Giang năm 2008.
Phụ lục 3: Tình hình gieo trồng ở Tiền Giang.
ĐVT: Diện tích: ha Sản lượng: tấn Năng suất: tạ/ ha
CHỈ TIÊU
2006
2007
2008
CÂY HẰNG NĂM.
I.Cây lương thực có hạt
-Diện tích gieo trồng
251,286
250,965
249,598
-Sản lượng lương thực có hạt
1,225,348
1,320,078
1,336,493
1.Cây lúa
-Diện tích gieo trồng
247,769
246,724
244,945
-Năng suất
49
53
53.9
-Sản lượng
1,214,252
1,306,609
1,321,023
2.Cây ngô (bắp)
-Diện tích gieo trồng
3,487
4,226
4,618
-Năng suất
31.6
31.8
33.3
-Sản lượng
11,036
13,439
15,400
3.Cây lương thực có hạt khác
-Diện tích gieo trồng
30
15
35
-Năng suất
20
20,0
20,0
-Sản lượng
60
30
70
II.Cây chất bột có củ
-Diện tích gieo trồng
681
31.944
34.382
-Năng suất
105.6
167,6
164,5
-Sản lượng
7,190
535.325
565.527
III. Rau đậu các loại
-Diện tích gieo trồng
378
400
516
-Năng suất
-
-
-
-Sản lượng
-
-
-
IV. Cây công nghiệp hàng năm
-Diện tích gieo trồng
803
874
1,017
-Năng suất
29
26.8
23.5
-Sản lượng
23,258
23,396
23,950
V. Cây hàng năm khác
-Diện tích gieo trồng
31,776
33,916
36,467
-Năng suất
-
-
-
-Sản lượng
-
-
-
CÂY LÂU NĂM.
I. Cây công nghiệp lâu năm
-Diện tích gieo trồng
9,848
9,903
10,885
-Năng suất
72.2
72.8
68.8
-Sản lượng
71,096
72,049
74,885
II. Cây ăn trái lâu năm.
-Diện tích gieo trồng
61,384
64,345
64,953
-Năng suất
99
97.4
108.9
-Sản lượng
607,395
626,846
707,180
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang năm 2008.
Phụ lục 4: Phân tích hồi quy, kiểm định.
Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
Giải thích biến:
Loinhuan: Lợi nhuận bình quân hàng năm
Lienket: Số lượng đối tác có hợp tác với HTX
Gthong: Hệ thống giao thông
Thuyloi: Hệ thống thủy lợi
Dientich: Tổng diện tích sản xuất, phục vụ của HTX
Xavien: Số lượng xã viên của HTX
Von: Vốn kinh doanh trung bình năm
CN: Trình độ chuyên môn của Chủ nhiệm HTX
KT: Trình độ chuyên môn của kế toán.
. reg ln lienket gthong thuyloi dientich xavien von CN KT
Source | SS df MS Number of obs = 34
-------------+------------------------------ F( 8, 25) = 6.83
Model | 880628.563 8 110078.57 Prob > F = 0.0001
Residual | 402697.815 25 16107.9126 R-squared = 0.6862
-------------+------------------------------ Adj R-squared = 0.5858
Total | 1283326.38 33 38888.6781 Root MSE = 126.92
------------------------------------------------------------------------------
ln | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]
-------------+----------------------------------------------------------------
lienket | -35.8585 11.53845 -3.11 0.005 -59.62239 -12.09462
gthong | -41.20491 12.72571 -3.24 0.003 -67.41399 -14.99583
thuyloi | 53.71923 18.79346 2.86 0.008 15.01338 92.42508
dientich | -.026542 .0789529 -0.34 0.740 -.1891486 .1360646
xavien | -.0961147 .0797233 -1.21 0.239 -.2603079 .0680785
von | .1693911 .0670874 2.52 0.018 .0312219 .3075602
CN | -5.961128 20.68521 -0.29 0.776 -48.56312 36.64086
KT | -38.76102 18.92061 -2.05 0.051 -77.72874 .2067
_cons | 292.6156 131.6878 2.22 0.036 21.39959 563.8317
------------------------------------------------------------------------------
. corr ln lienket gthong thuyloi dientich xavien von CN KT
(obs=34)
| ln lienket gthong thuyloi dientich xavien von CN KT
-------------+---------------------------------------------------------------------------------
ln | 1.0000
lienket | -0.5935 1.0000
gthong | -0.3926 0.2081 1.0000
thuyloi | 0.1873 -0.0011 0.4853 1.0000
dientich | 0.2969 -0.2712 0.1304 0.3062 1.0000
xavien | 0.0152 -0.2000 0.2418 0.0963 0.0553 1.0000
von | 0.3590 -0.2190 0.0901 0.1781 0.5428 0.4173 1.0000
CN | -0.1708 0.1364 0.2238 -0.0329 0.0500 0.0637 0.2355 1.0000
KT | -0.2263 0.1897 0.0593 0.0797 0.1303 -0.0376 0.2493 0.1893 1.0000
. vif
Variable | VIF 1/VIF
-------------+----------------------
von | 2.10 0.475719
dientich | 1.74 0.576168
gthong | 1.65 0.605632
xavien | 1.50 0.667693
thuyloi | 1.48 0.675062
lienket | 1.32 0.755068
CN | 1.21 0.826851
KT | 1.18 0.849915
-------------+----------------------
Mean VIF | 1.52
Kiểm định tình hình lợi nhuận của HTX.
Lnhuan: Lợi nhuận bình quân.
. ttest Lnhuan=2
One-sample t test
------------------------------------------------------------------------------
Variable | Obs Mean Std. Err. Std. Dev. [95% Conf. Interval]
---------+--------------------------------------------------------------------
Lnhuan | 42 2.952381 .1226516 .7948732 2.704681 3.200081
------------------------------------------------------------------------------
mean = mean(Lnhuan) t = 7.7649
Ho: mean = 2 degrees of freedom = 41
Ha: mean 2
Pr(T |t|) = 0.0000 Pr(T > t) = 0.0000
Kiểm định mức độ tin tưởng của người mua đối với thương hiệu của HTX.
Giải thích biến:
TrongHT: mức độ tin tưởng của người mua đối với thương hiệu sản phẩm của HTX.
NgoaiHT: mức độ tin tưởng của người mua đối với thương hiệu sản phẩm ngoài HTX.
. ttest TrongHT= NgoaiHT
Paired t test
------------------------------------------------------------------------------
Variable | Obs Mean Std. Err. Std. Dev. [95% Conf. Interval]
---------+--------------------------------------------------------------------
TrongHT | 46 3.021739 .118318 .802472 2.783434 3.260044
NgoaiHT | 46 2.347826 .1529655 1.037463 2.039738 2.655914
---------+--------------------------------------------------------------------
diff | 46 .673913 .1991633 1.350792 .2727775 1.075049
------------------------------------------------------------------------------
mean(diff) = mean(TrongHT - NgoaiHT) t = 3.3837
Ho: mean(diff) = 0 degrees of freedom = 45
Ha: mean(diff) 0
Pr(T |t|) = 0.0015 Pr(T > t) = 0.0007
Kiểm định mức độ thực hiện tiêu chuẩn trong sản xuất của hộ xã viên theo cam kết.
Giải thích biến: Mucdotthuchientieuchuan: Mức độ thực hiện tiêu chuẩn của hộ xã viên theo cam kết.
. ttest mucdotthuchientieuchuan=5
One-sample t test
------------------------------------------------------------------------------
Variable | Obs Mean Std. Err. Std. Dev. [95% Conf. Interval]
---------+--------------------------------------------------------------------
mucdot~n | 47 7.191489 .2329045 1.596713 6.722677 7.660302
------------------------------------------------------------------------------
Degrees of freedom: 46
Ho: mean(mucdotthuchientieuchuan) = 5
Ha: mean 5
t = 9.4094 t = 9.4094 t = 9.4094
P |t| = 0.0000 P > t = 0.0000
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LU7852N V258N T7888T NGHI7878P Autosaved.doc
- M7908C L7908C.doc