Đề tài Tình hình huy động và sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Hà Giang 2010

Lao động trong biên chế tại Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Giang gồm 299 cán bộ. Thu nhập bình quân 7 triệu/ tháng chưa kể lương làm ngoài giờ. Một năm, nhân viên được hưởng tối thiểu 13 tháng lương, ngoài ra nhân viên còn được hưởng thêm lương theo năng suất và mức độ hoàn thành công việc, thưởng cho các đơn vị, cá nhân tiêu biểu, thưởng trong các dịp lễ tết của Quốc gia, đi du lịch, khám sức khỏe định kỳ, Chế độ phụ cấp, bảo hiểm xã hội: - Nhân viên chính thức của NHNo&PTNT được hưởng trợ cấp xã hội phù hợp với Luật Lao động. Bên cạnh đó, còn nhận được các chế độ như phụ cấp trách nhiệm, độc hại, phụ cấp rủi ro tiền mặt, phụ cấp chuyên môn, - NHNo&PTNT còn có mạng lưới các nhà nghỉ, khách sạn của Ngân hàng trên cả nước, có các chế độ ưu đãi cho toàn thể CBNV của hệ thống.

doc26 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3482 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình huy động và sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Hà Giang 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đơn vị thực tập: NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TỈNH HÀ GIANG Giáo viên hướng dẫn : Trần Thị Thùy Linh Sinh viên thực hiện : Vũ Thùy Liên Mã sinh viên : A09062 Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng HÀ NỘI – 2011 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt NHNo&PTNT Agribank TCTD VNĐ HĐKD RRTD Tên đầy đủ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tổ chức tín dụng Việt Nam đồng Hoạt động kinh doanh Rủi ro tín dụng DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang 4 Bảng 2.1 – Bảng phân tích nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn 9 Bảng 2.2 – Bảng phân tích dư nợ, cơ cấu dư nợ 12 Bảng 2.3 – Bảng phân tích nợ xấu và rủi ro tín dụng 14 Bảng 2.4 – Kết quả kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Hà Giang 16 Bảng 2.5 – Một số chỉ tiêu tài chính của NHNo&PTNT Hà Giang 18 MỤC LỤC PHẦN 1 – TỔNG QUAN VỀ NHNo&PTNT TỈNH HÀ GIANG …………… 1 1.Hoàn cảnh kinh tế xã hội và môi trường hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Tỉnh Hà Giang …………………………………………….. 1 2. Khái quát hoạt động của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang………………….. 1 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang....... 1 2.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu bộ máy NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang…... 2 2.2.1. Chức năng và nhiệm vụ của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang ………………. 2 2.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang ……………….. 2 PHẦN 2 – TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT TỈNH HÀ GIANG ………………………………………… 6 1.Đánh giá tình hình chung ………………………………………………………. 6 2. Hoạt động huy động vốn ……………………………………………………… 6 2.1 Quy trình gửi tiền tiết kiệm tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Giang.…...….. 7 2.2 Tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Giang ………..… 8 3. Hoạt động sử dụng vốn …………………………………………………….… 12 3.1 Phân tích, đánh giá hoạt động tín dụng, đầu tư của NHNo&PTNT tỉnh Hà Giang …………………………………………………... 12 3.2 Phân tích nợ xấu và các khoản mục theo dõi ngoại bảng rủi ro tín dụng ..... 14 4. Kết quả hoạt động kinh doanh ……………………………………………...... 16 5. Tình hình người lao động ................................................................................. 18 PHẦN 3 – NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN …………………………………….…. 20 1.Nhận xét, đánh giá hoạt động huy động và sử dụng nguồn vốn của NHNo&PTNT Tỉnh Hà Giang ……………………………… … 20 2.Mục tiêu và giải pháp cơ bản để thực hiện kế hoạch tài chính năm 2011….. 21 2.1 Mục tiêu tài chính năm 2011 ……………………………………………….... 21 2.2 Một số giải pháp cơ bản để thực hiện kế hoạch tài chính ………………….. 21 KẾT LUẬN …………………………………………………………………….… 23 LỜI MỞ ĐẦU Ngân hàng là một trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Các ngân hàng thương mại (NHTM) vốn là những kênh huy động vốn rất hiệu quả của nền kinh tế. Huy động vốn để cho vay từ đó tạo ra tiền.Đây chính là chức năng cơ bản của các NHTM một định chế tiền gửi lớn nhất trong các trung gian tài chính. Với vai trò là trung gian tài chính, NHTM đã đẩy mạnh công tác huy động vốn đầu tư phát triển sản xuất, tạo điều kiện thực hiện các dự án đầu tư hoặc danh mục tiêu dùng, giúp cỗ máy kinh tế được vận hành trơn tru và liên tục. Để có thể tồn tại và phát huy được vai trò của mình trong việc định hướng và phát triển nền kinh tế, các Ngân hàng Thương mại của Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức nhưng đồng thời cũng có nhiều cơ hội để vươn lên và phát triển. Qua phân tích tình hình huy động và sử dụng nguồn vốn tại Ngân hàng phát triển nông thôn ( NHNo&PTNT ) tỉnh Hà Giang, em đã học hỏi được nhiều điều để hoàn thành bài báo cáo này. Do trình độ còn hạn chế, cùng với kiến thức thực tế chưa có nhiều nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình hoàn thành báo cáo. Em rất mong cô đóng góp để bản thân rút kinh nghiệm. Một lần nữa, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Hà Giang, Ban lãnh đạo đã tạo điều kiện cho em có được đợt thực tập bổ ích và quý báu. Em xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Thùy Linh - trường Đại Học Thăng Long đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành bài báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên Vũ Thùy Liên PHẦN 1 - TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH HÀ GIANG 1. Hoàn cảnh kinh tế xã hội và môi trường hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang. Tỉnh Hà Giang nằm ở cực Bắc của Tổ Quốc, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam Trung Quốc, phía Nam giáp với tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp với tỉnh Yên Bái – Lào Cai có đường biên giới dài hơn 274 Km. Là tỉnh miền núi nên địa hình và điều kiện tự nhiên có nhiều khó khăn, có tới 75% diện tích là núi cao, sông suối sâu, giao thông thì khó khăn, lâm thổ sản bị khai thác bừa bãi, lại có chiến tranh biên giới năm ( 1979 - 1986 ) tàn phá chưa khôi phục được. Tỉnh Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7884,37 Km², dân số trên 60 vạn người, bao gồm 22 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc H’Mông chiếm 31,3%, Tày chiếm 26,2%, Dao chiếm 15,4%, Kinh chiếm 11%. Tỉnh Hà Giang có 10 huyện và 1 thành phố trực thuộc tỉnh với 919 xã phường, thị trấn. Trong đó có 65% số Xã và 58% số Huyện thuộc diện khó khăn và đặc biệt khó khăn. 2. Khái quát hoạt động của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang. 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang. Sau 15 năm hợp nhất tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Tuyên (1976 – 1991), tháng 10 năm 1991 tỉnh Hà Giang chính thức được tái lập tách ra khỏi tỉnh Hà Tuyên. Cùng với sự chia tách của Tỉnh, thực hiện quyết định số: 136/NHQĐ ngày 30 tháng 8 năm 1991 NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang cũng bắt đầu được hình thành và đi vào hoạt động. Năm 1998 do thay đổi cơ cấu tổ chức NHNo&PTNT Việt Nam nên được thay thế bằng quyết định số 198/1998/QĐ-NHNN5 ngày 02/06/1998 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước “Về việc thành lập các đơn vị thành viên hạch toán, phụ thuộc của NHNo&PTNT Việt Nam” trong đó có chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Giang. Đến nay, NHNo&PTNT tỉnh Hà Giang đã có 19 đầu mối giao dịch ở khắp các chi nhánh, hoạt động trên hầu hết các tụ điểm kinh tế – văn hóa – xã hội trong toàn tỉnh với đội ngũ gồm 299 cán bộ nhân viên có trình độ trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán và dịch vụ ngân hàng. Trong quá trình xây dựng và phát triển, hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Giang không ngừng tăng trưởng. Tổng nguồn vốn từ những ngày đầu mới thành lập chi nhánh quản lý vẻn vẹn chỉ có hơn 10 tỷ đồng. Đến nay vốn tự huy động đạt 1302,5 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay đạt 1597,5 tỷ đồng. Tổng tài sản 1.693.535 triệu đồng. Chi nhánh ngày càng mở rộng thị phần, chiếm ưu thế trong hoạt động Ngân hàng. Hiệu quả kinh doanh được thể hiện rõ rệt, làm tốt nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện. Là chi nhánh thành viên của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, được sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Giang đã thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh của ngành và phục vụ công cuộc đổi mới phát triển kinh tế xã hội của Đảng và nhà nước, của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Giang, đơn vị đã thực sự trở thành người bạn đồng hành tin cậy của nông dân góp phần xóa đói giảm nghèo, phục vụ tăng trưởng kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh thông qua việc đầu tư vốn cho các thành phần kinh tế, đặc biệt là cho nông nghiệp nông thôn và bà con nông dân. 2.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu bộ máy NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang 2.2.1. Chức năng và nhiệm vụ của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Hà Giang là đại diện pháp nhân của NHNo&PTNT Việt Nam với chức năng nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng trên địa bàn toàn tỉnh. Khách hàng có quan hệ chủ yếu với Ngân hàng là hộ nông dân, hộ kinh doanh dịch vụ và cán bộ công nhân viên chức đủ mọi thành phần kinh tế, do đó vai trò của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang với việc phát triển kinh tế thể hiện trên các mặt sau : Thứ nhất: Góp phần khai thác triệt để và sử dụng có hiệu quả tiềm năng kinh tế của Tỉnh như: Đất đai, tài nguyên thiên nhiên, lao động trong nông nghiệp nông thôn. Thứ hai: Góp phần tích tụ và tập trung vốn sản xuất thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp nông thôn, phát triển sản xuất hàng hóa. Thứ ba: Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, mở rộng công nghiệp, chế biến dịch vụ nông nghiệp, khôi phục mở rộng ngành nghề truyền thống, giải quyết việc làm cho người lao động. Thứ tư: Góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn. Việc xây dựng kết cấu hạ tầng đòi hỏi phải có vốn đầu tư và đầu tư đúng hướng, trọng tâm và thích đáng. Có như vậy mới tạo điều kiện về kỹ thuật, công nghệ để phát triển nông thôn Tỉnh nhà. 2.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang. Hệ thống NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang từng bước được hoàn thiện đã mở rộng mạng lưới kinh doanh toàn tỉnh với 10 Ngân hàng cấp Huyện, một hội sở Ngân hàng nông nghiệp tại thành phố và 8 Ngân hàng cấp III, trong đó có 2 Ngân hàng cấp III trực thuộc Tỉnh, tạo mạng lưới hoàn chỉnh có đủ các phương tiện làm việc hiện đại, phục vụ kịp thời nhu cầu của khách hàng. Trong công tác chỉ đạo, Ban giám đốc chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang luôn hướng về cơ sở, phân công nhiệm vụ cụ thể từng đồng chí trong ban lãnh đạo phụ trách toàn diện các ngân hàng cơ sở, nắm bắt và tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để mở rộng kinh doanh đạt chất lượng hiệu quả. Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Giang có tổng số 299 cán bộ đã vào biên chế và 57 cán bộ hợp đồng hiện đang công tác tại các đơn vị ngân hàng chi nhánh cấp II, III trực thuộc Tỉnh và Huyện Với Ban lãnh đạo của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang có 1 giám đốc do đồng chí Nguyễn Ngọc Hải lãnh đạo cùng với 2 đồng chí phó giám đốc và đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực, có trình độ và kinh nghiệm trong kinh doanh. NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang sẽ hoạt động có hiệu quả theo đúng đường lối phát triển kinh tế của địa phương. * Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang GIÁM ĐỐC P.KẾ TOÁN NGÂN QUỸ P. DỊCH VỤ MARKETING P.HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ P. KẾ TOÁN KIỂM SOÁT NỘI BỘ P. KẾ HOẠCH KINH DOANH PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC P. ĐIỆN TOÁN * Các phòng nghiệp vụ: (1): Phòng Hành Chính - Quản trị: Quản lý hành chính và theo dõi toàn bộ tài sản, phương tiện làm việc. (2): Phòng Tổ chức cán bộ - Đào tạo: Cân đối kết quả lao động, sản xuất với ban lãnh đạo, bổ xung lao động, đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của các chi nhánh, quản lý nhân sự và hồ sơ của cán bộ công nhân viên, là đầu mối giao tiếp với khách hàng, chăm lo đời sống vật chất cho cán bộ công nhân viên. (3): Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp: Đề ra kế hoạch kinh doanh cho từng thời kỳ và thực hiện đa dạng các nghiệp vụ như: huy động vốn, xác định chiến lược khách hàng, đánh giá tổng kết, tổng hợp báo cáo và các nghiệp vụ khác. Trong đó có Tổ tiếp thị. (4): Phòng Tín dụng: Thực hiện chức năng thẩm định trực tiếp cho vay tại hội sở, là một trong các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng, và thực hiện chức năng chỉ đạo, kiểm tra chất lượng tín dụng toàn tỉnh. Trong đó có Tổ thẩm định thực hiện thẩm định các dự án ( phương án ) vượt quyền phán quyết của NHNo&PTNT trực thuộc và theo chỉ định của Giám đốc NHNo & PTNT tỉnh. (5): Phòng Kế toán ngân quỹ: Xử lý các nghiệp vụ, hạch toán kế toán. Tổng hợp, cân đối, quản lý hồ sơ, chỉ đạo công tác kế toán toàn tỉnh. Trong đó có Tổ dịch vụ thanh toán quốc tế và Dịch vụ giao dịch chứng khoán Với Dịch vụ thanh toán quốc tế bạn có thể thanh toán qua hệ thống SWIFT, bao gồm thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu…, quy đổi mua bán ngoại tệ, đặc biệt là dịch vụ chi trả kiểu kiều hối Westem Union ( Dịch vụ chuyển tiền nhanh trên toàn thế giới ). Với Dịch vụ giao dịch chứng khoán với việc đại lý chứng khoán cho Công ty chứng khoán NHNo & PTNT Việt Nam, chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang đã thực hiện các dịch vụ: Môi giới chứng khóan, lưu ký chứng khoán, tư vấn đầu tư, quản lý danh mục đầu tư, cho vay mua bán chứng khoán… (6): Phòng Vi tính: Phụ trách cài đặt các phầm mềm phát sinh, hướng dẫn và tập huấn tin học cho các Ngân hàng cơ sở. (7): Tổ Kiểm tra, kiểm toán nội bộ: Kiểm tra công tác điều hành của chi nhánh kiểm tra độ chính xác của các báo cáo tài chính, bản cân đối kế toán, giải quyết đơn thư khiếu nại liên quan đến họat động của ngân hàng và các nghiệp vụ khác. (8): Tổ Nghiệp vụ thẻ: Dịch vụ thẻ Success là một tiện ích thanh toán có thể nói là thuận lợi văn minh và hiện đại. Với dịch vụ này bạn có thể tra cứu thông tin về ngân hàng, tiêu dùng trước, chi trả sau, thực hiện thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ tại đơn vị chấp nhận thẻ trên toàn quốc. Đặc biệt được rút tiền ở bất kỳ nơi nào có đặt máy ATM của NHNo & PTNT Việt nam. PHẦN 2 – TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT TỈNH HÀ GIANG 1.Đánh giá tình hình chung Quá trình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang trong những năm vừa qua đã có những thuận lợi đáng kể. Là một NHNo & PTNT tỉnh miền núi sớm mạnh dạn thay đổi cơ cấu đầu tư vốn từ kinh tế quốc doanh sang thí điểm và mở rộng đầu tư vào kinh tế hộ sản xuất, mạnh dạn áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào phục vụ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, chiến lược huy động vốn “Đi vay để cho vay” đã được thấu suốt trong từng bộ phận, thu nhập và đời sống của cán bộ công nhân viên tương đối ổn định và từng bước được cải thiện. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ban lãnh đạo và sự quản lý điều hành chung toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, cùng với sự nỗ lực vươn lên của bản thân mình, NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang là đơn vị kinh doanh đa năng, đạt hiệu quả cao. Hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả đáng được khích lệ. 2. Hoạt động huy động vốn Vốn của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do ngân hàng thương mại tạo lập hoặc huy động để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác. Hoạt động huy động vốn là chức năng chủ yếu của ngân hàng thương mại nó quyết định sự phát triển lớn mạnh của ngân hàng. Ngân hàng huy động vốn từ các thành phần kinh tế bằng nhiều phương thức như: Nhận tiền gửi của các tổ chức cá nhân và các Tổ chức tín dụng khác, phát hành giấy tờ có giá, vay vốn các tổ chức tín dụng, vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng nhà nước… Để thu hút tiền gửi vào Ngân hàng, ngoài các biện pháp khuyến khích cần sử dụng các phương thức gửi tiền thuận tiện và hợp lý. NHNo&PTNT tỉnh Hà Giang luôn xác định “vốn” giữ vai trò quyết định. Từ đó vấn đề khách hàng được đặt lên vị trí hàng đầu. Mọi hoạt động đều hướng tới khách hàng, coi trọng khách hàng và Ngân hàng là bạn hàng thực hiện đi vay để cho vay, nhằm huy động tạo lập được nguồn vốn lớn. Năm 2010 Ngân hàng có nguồn vốn huy động đạt 1.302.454 triệu đồng ( Bảng 2.1). Trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, Ngân hàng đã đa dạng hóa phương thức huy động vốn, đa dạng hóa quan hệ, không ngừng mở rộng. Do đó khách hàng của Ngân hàng ngày một phong phú, nhu cầu đa dạng với nhiều mục đích khác biệt trong quan hệ giữa khách hàng với Ngân hàng. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường biến động vô cùng phức tạp như hiện nay, Ngân hàng muốn cạnh tranh giành giật chiếm lĩnh thị trường và thu hút khách hàng thì Ngân hàng phải đổi mới một cách toàn diện, tạo ra các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng đa dạng để thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu trong hoạt động kinh doanh. Phân loại nguồn vốn huy động: Theo loại tiền gửi: + Nội tệ (VNĐ) + Ngoại tệ (USD) Theo đối tượng khách hàng: + Cá nhân, gia đình: chủ yếu là gửi tiền tiết kiệm, đầu tư hưởng lãi. + TCKT,TCTD: chủ yếu là tiền gửi thanh toán + Đối tượng khác Theo tính chất tiền gửi: + Tiền gửi không kỳ hạn + Tiền gửi có kỳ hạn Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng, phong phú đồng thời khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng ngày càng tăng, thủ tục mở tài khoản tại Ngân hàng ngày càng thuận tiện nhanh chóng, đơn giản. Hạn chế gây phiền hà và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. 2.1 Quy trình gửi tiền tiết kiệm tại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Hà Giang Khách hàng trực tiếp thực hiện giao dịch gửi tiền tại phòng giao dịch. Khi đến gửi tiền: Tại phòng giao dịch, nhân viên Ngân hàng sẽ hỏi khách hàng về loại tiết kiệm khách hàng muốn gửi, về loại tiền gửi, kỳ hạn. Nhân viên phòng giao dịch cũng giải thích cho khách hàng về từng loại sản phẩm tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng. Khi khách hàng quyết định dùng một sản phẩm tiết kiệm nào đó thì khách hàng xuất trình một số giấy tờ sau: + Đối với khách hàng gửi tiền là cá nhân Việt Nam thì phải xuất trình Chứng minh thư nhân dân. + Đối với khách hàng là cá nhân nước ngoài: Đối với trường hợp nhập, xuất cảnh được miến thị thực thì phải xuất trình Hộ chiếu có thời hạn hiệu lực còn lại dài hơn kỳ hạn gửi tiền. Đối với trường hợp nhập, xuất cảnh có thị thực thì phải xuất trình Hộ chiếu kèm thị thực có thời hạn hiệu lực còn lại dài hơn kỳ hạn gửi tiền. + Đối với khách hàng là người giám hộ hoặc người đại diện theo Pháp luật thì ngoài việc xuất trình CMND hoặc Hộ chiếu, thị thực thì phải xuất trình thêm các giấy tờ chứng minh tư cách của người giám hộ hoặc người đại diện theo Pháp luật của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự. + Khách hàng điền các yếu tố quy định trên mẫu Giấy gửi tiền ( đã in sẵn ) của Agribank, đăng ký chữ ký mẫu tại Quỹ tiết kiệm (QTK) của Chi nhánh. Trường hợp khách hàng không thể viết được dưới bất kỳ hình thức nào thì nhân viên tại QTK sẽ hướng dẫn cho khách hàng đăng ký mã số hoặc ký hiệu đặc biệt thay cho chữ ký mẫu. + Khách hàng thực hiện nộp tiền tại QTK. Sau khi nộp tiền, người gửi được nhận sổ tiết kiệm có ghi đầy đủ các yếu tố theo quy định. Khi rút tiền: khách hàng xuất trình sổ tiết kiệm, Chứng minh thư hợp lệ hoặc Hộ chiếu và điền đầy đủ các yếu tố quy định trên Giấy yêu cầu rút tiền ( đã in sẵn ). Chữ ký trên giấy rút tiền phải đúng theo một trong hai chữ ký mẫu đã đăng ký tại Agribank khi gửi tiền. Hoặc là mã số hoặc ký hiệu đặc biệt mà khách hàng đã đăng ký tại QTK thay cho chữ ký mẫu. Sau khi kiểm tra xong nhân viên Ngân hàng sẽ thanh toán tiền cho khách hàng. Khi mất sổ tiết kiệm, người gửi tiền phải báo ngay cho cơ sở NHNo&PTNT nơi gửi tiền đầy đủ các thông tin cần thiết như tên người gửi, số tiền gốc, ngày gửi, kỳ hạn, số Sổ tiết kiệm,… Giấy khai báo mất sổ phải có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan nơi công tác hay cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác và phải gửi ngay tới cơ sở NHNo&PTNT nơi gửi tiền để làm cơ sở theo dõi, thanh toán. Sớm nhất, sau 30 ngày kể từ ngày nhận được báo mất, nếu không có vấn đề gì tranh chấp thì Agribank sẽ thanhh toán cho người gửi tiền tiết kiệm. Trường hợp người gửi tiền tiết kiệm gặp rủi ro ( bị chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi) Agribank sẽ thanh toán tiền lãi và gốc cho người thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật. 2.2 Tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Hà Giang BẢNG 2.1 – BẢNG PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN,CƠ CẤU NGUỒN VỐN Đơn vị: triệu đồng STT CHỈ TIÊU NĂM 2009 NĂM 2010 TĂNG GIẢM Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ % Tổng vốn huy động 1.007.206 100,00 1.302.454 100,00 295.248 29,3 I Theo loại tiền gửi 1.007.206 100,00 1.302.454 100,00 295.248 29,3 1 Nội tệ 995.390 98,82 1.290.018 99,06 113.467 29,6 2 Ngoại tệ 11.816 1,18 12.233 0,94 417 3,5 II Theo kỳ hạn 1.007.206 100,00 1.302.454 100,00 295.248 29,3 1 Không kỳ hạn 379.343 37,67 503.203 38,6 123.860 32,65 2 Có kỳ hạn 627.863 62,33 799.251 61,4 171.388 27,29 2.1 Kỳ hạn dưới 12 tháng 415.440 41,24 593.372 45,6 177.932 42,8 2.2 Kỳ hạn trên 12 tháng 212.423 21,09 205.879 15,8 -6.544 -3,18 III Theo đối tượng khách hàng 1.007.206 100,00 1.302.454 100,00 295.248 29,3 1. Dân cư 562.296 55,83 722.216 55,4 159.920 28,4 2 Tiền gửi kho bạc 93.559 9,29 201.260 15,4 107.701 115,12 3 Tiền gửi TCTD 50.306 5 52.404 4 -2.098 -47,86 4 Tiền gửi của tổ chức kinh tế 296.850 29,46 326.371 25 19.561 6,82 5 Tiền gửi các đối tượng khác 4.195 0,42 203 0,2 -3.992 -2066 (Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang năm 2010) Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang ổn định có chiều hướng tăng. Tính đến 31/12/2010 tổng nguồn vốn huy động đạt 1.302.454 triệu đồng tăng 29,3% so với 31/12/2009. Bình quân nguồn vốn: 4.356 triệu/ 01 cán bộ. Trong đó: - Huy động nội tệ (VNĐ): 1.290.221 triệu, so với đầu năm 2010 tăng 294.628 triệu, tỷ lệ tăng 29,6%. So với kế hoạch huy động vốn nội tệ NHNo&PTNT Việt Nam giao năm 2010 ( không bao gồm tiền gửi, tiền vay các Tổ chức tín dụng, 40% tiền gửi không kỳ hạn của Kho bạc Nhà nước và Bảo hiểm xã hội) thì Ngân hàng đã vượt chỉ tiêu: đạt 104.5%. Công tác huy động vốn của Ngân hàng được chú trọng và giữ vững lòng tin đối với khách hàng, đã thu hút được nguồn tiền gửi lớn trong thời kỳ lãi suất liên tục biến động, các Ngân hàng khác luôn đưa ra mức lãi suất cao hơn nhưng với uy tín lâu năm, NHNo&PTNT vẫn là Ngân hàng tạo đươc sự tin cậy, an toàn đối với khách hàng. - Huy động ngoại tệ: Khi tỷ giá USD/VNĐ tăng cao thì khách hàng sẽ có xu hướng tích trữ hoặc đi bán tại thị trường tự do ( tỷ giá USD/VND ở thị trường tự do cao hơn so với Ngân hàng). Do đó nguồn huy động bằng ngoại tệ giảm, nhưng khi quy đổi thành nội tệ thì lại tăng. + Quy đổi thành nội tệ: năm 2010 huy động ngoại tệ 12.233 triệu VNĐ, so với đầu năm tăng 417 triệu VNĐ, tỷ lệ tăng 3,5 %. + Huy động bằng ngoại tệ của Ngân hàng cuối năm 2010 đạt 646.096 USD so với năm 2009 (694.558 USD) giảm 48.462 USD, tỷ lệ giảm 6,98%. So với kế hoạch NHNo&PTNT Việt Nam giao đạt 86,1% (646.096 USD /750.000 USD). Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch trên là do biến động về tỷ giá USD/VNĐ: tỷ giá USD/VNĐ bình quân năm 2009 là 17.012 VNĐ, đến năm 2010 thì tỷ giá USD/VNĐ bình quân đã tăng lên đến 18.934 VNĐ. Do đó tuy Ngân hàng huy động được số lượng đồng USD ít hơn so với năm 2009 nhưng khi quy đổi thành đồng nội tệ với tỷ giá hiện tại thì lại thấy nguồn vốn huy động ngoại tệ tăng. Phân tích nguồn vốn huy động theo thời gian: + Nguồn vốn huy động không kỳ hạn là 503.203 triệu, chiếm 38,6% trên tổng nguồn vốn, so với 31/12/2009 tăng 123.860 triệu, tỷ lệ tăng 32,65%. Tiền gửi không kỳ hạn chủ yếu là huy động từ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế dùng trong hoạt động thanh toán. Điều này phản ánh mối quan hệ giữa Ngân hàng với các Ngân hàng khác là rất tốt, các dịch vụ thanh toán của Ngân hàng đã phát triển đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong thanh toán cùng hệ thống và cả thông qua các Ngân hàng đối tác. Nhưng tính ổn định của nguồn vốn này lại thấp. + Nguồn vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng: 593.372 triệu, chiếm 45,6% trên tổng nguồn vốn huy động, so với 31/12/2009 tăng 177.932 triệu, tỷ lệ tăng 42,8%. Nguồn huy động có thời hạn từ 12 tháng trở lên: 205.879 triệu, chiếm 15,8% trên tổng nguồn vốn huy động, so với 31/12/2009 giảm 6.544 triệu, tỷ lệ giảm 3,18%. Năm 2010 là một năm biến động về lãi suất, với mức lãi suất huy động rất cao, đỉnh điểm là có lúc lên đến 11,5%/năm. Do đó tâm lý người dân là sợ tiền mất giá, nên chỉ tập chung vào gửi ngắn hạn. Điều đó khiến cho nguồn huy động trung, dài hạn giảm. Phân tích nguồn vốn theo đối tượng khách hàng: + Tiền gửi dân cư: 722.216 triệu, so với đầu năm tăng 159.920 triệu, tỷ lệ tăng 28,4%, tiền gửi dân cư chiếm 55,5% trên tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi dân cư là nguồn huy động có tính ổn định rất cao, điều đó chứng tỏ nguồn vốn ngân hàng không những đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của Ngân hàng mà còn góp phần giữ thế cân đối, chủ động trong toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. + Tiền gửi kho bạc: 201.260 triệu, so với đầu năm tăng 107.701 triệu. Tiền gửi của kho bạc Nhà nước tăng 115,1%, chiếm 15.5% trong tổng nguồn vốn huy động. Chứng tỏ Ngân hàng rất có uy tín và ổn định. + Tiền gửi tổ chức kinh tế: 326.371 triệu, so với đầu năm tăng 29.521 triệu, chiếm 25% trong tổng nguồn vốn huy động. + Tiền gửi các tổ chức tín dụng: 52.404 triệu, so với đầu năm giảm 2.098 triệu, chiếm 4% trong tổng nguồn vốn. Đây là nguồn vốn kém ổn định nhất trong tổng nguồn vốn, nguồn vốn này giảm là phù hợp. So với mặt bằng chung thì ta thấy lãi suất huy động ở NHNo&PTNT có mức huy động thấp hơn so với các Ngân hàng và các TCTD khác (từ 0,5%-2%). Lãi suất huy động chỉ cao hơn Ngân hàng đầu tư và phát triển (11,5%) và Ngân hàng Công Thương (11,5%) ở kỳ hạn trên 12 tháng ( lãi suất tại NHNo&PTNT là 13,5%). Điều này là hợp lý vì đây là nguồn vốn có tính ổn định cao, được dùng trong đầu tư trung, dài hạn. Mặt khác, như đã phân tích ở trên, nguồn vốn huy động có kỳ hạn trên 12 tháng ở NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Hà Giang giảm so với năm 2009. Ngân hàng cần tăng nguồn vốn huy động với kỳ hạn trung, dài hạn để tăng tính ổn định cho nguồn vốn. Còn đối với các Quỹ tín dụng nhân dân cấp cơ sở có uy tín thấp nên mức lãi suất rất cao để có thể cạnh tranh được với các Ngân hàng thương mại. Nhận xét chung: Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn cho thấy nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư tăng chủ yếu tập trung vào tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng, kết quả trên là do biến động về lãi suất huy động tăng cao, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng khác và các TCTD về mức lãi suất thì NHNo&PTNT vẫn huy động được nguồn vốn ổn định, góp phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đạt được chỉ tiêu huy động vốn tại địa phương, từ đó sẽ giảm sử dụng vốn TW. 3. Hoạt động sử dụng vốn 3.1 Phân tích, đánh giá hoạt động tín dụng, đầu tư của NHNo&PTNT tỉnh Hà Giang Với phương châm “Đi vay để cho vay” hoạt động sử dụng vốn là hoạt động tín dụng đầu tư cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong mọi thành phần kinh tế. Đây là một chỉ tiêu quan trọng, một hoạt động chủ yếu phản ánh hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang luôn chú trọng đến họat động sử dụng vốn đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo vốn tín dụng sử dụng có hiệu quả thu hồi đầy đủ gốc và lãi. Kinh doanh Ngân hàng là một loại hình kinh doanh đặc biệt, kinh doanh “ quyền sử dụng tiền tệ ” trên cơ sở đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, trong đó cơ bản là hoạt động thanh toán và hoạt động tín dụng. Thanh toán và tín dụng là hai hoạt động chỉ yếu, nền tảng của hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Để phù hợp với sự phát triển và hội nhập nền kinh tế, kinh doanh Ngân hàng phải không ngừng phát triển ổn định, đa dạng hóa sản phẩm, tạo tính phong phú cho sản phẩm, phát triển các loại dịch vụ thanh toán nhanh giữa các ngân hàng trong cùng hệ thống và khác hệ thống,... BẢNG 2.2 – BẢNG PHÂN TÍCH DƯ NỢ, CƠ CẤU DƯ NỢ Đơn vị: triệu đồng STT CHỈ TIÊU NĂM 2009 NĂM 2010 TĂNG GIẢM Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ % Tổng dư nợ 1.246.046 100,00 1.597.509 100,00 351.463 28,21 I Theo kỳ hạn 1.246.046 100,00 1.597.509 100,00 351.463 28,21 1 Nợ ngắn hạn 405.199 32,52 586.772 36,73 181.573 44,81 2 Nợ trung hạn 543.423 43,61 613.970 38,43 70.547 12,98 3 Nợ dài hạn 297.424 23,87 396.767 24,84 99.343 33,40 II Theo đối tượng 1.246.046 100,00 1.597.509 100,00 351.463 28,21 1 Cho vay thông thường 1.210.499 99,2 1.563.593 99,83 353.094 29.2 1.1 Cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước 1.200.603 96,35 1.560.955 97,71 360.352 30,01 1.2 Cho vay theo chỉ định của Chính phủ 9.896 0,8 2.638 0,17 -7.258 -73,3 2 Cho vay bằng vốn tài trợ,ủy thác đầu tư 35.547 2,85 33.916 2,12 -1.631 -4,59 (Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm 2010 NHNo&PTNT tỉnh Hà Giang ) Tổng dư nợ đến 31/12/2010: 1.597.509 triệu, so với 31/12/2009 tăng 351.463 triệu, tỷ lệ tăng 28,2% . Đây là một kết quả tốt cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Ngoài ra cần kể đến doanh số đầu tư vào các ngành nghề nông nghiệp nông thôn, phục vụ cho công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn ngày càng tăng với tốc độ đáng kể. Ngoài việc quan tâm đến đầu tư chiều rộng NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang còn quan tâm về mặt chiều sâu, chuyển dịch cơ cấu đầu tư tín dụng theo hướng có lợi cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, nâng tỉ trọng cho vay vốn trung dài hạn để thực hiện các dự án mang tính đầu tư chiến lược. Với việc cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh đảm bảo đúng đối tượng, phù hợp với nhu cầu sản xuất của người dân, góp phần tạo công ăn việc làm mở mang ngành nghề tại địa phương. Với phương châm đó NHNo&PTNT tỉnh Hà Giang đã chú trọng và tích cực cung ứng nguồn vốn tín dụng cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn với số liệu ngày càng tăng. Thể hiện: - Dư nợ cho vay thông thường là 1.563.593 triệu, so với đầu năm tăng 353.094 triệu, tỷ lệ tăng 29,1% (1.563.591 triệu / 1.246.046 triệu ). - Dư nợ cho vay bằng nguồn vốn ủy thác đầu tư: 33.916 triệu, chiếm 2,12% trong tổng dư nợ, so với đầu năm 2010 giảm 1.632 triệu, tỷ lệ giảm 4,59%. - Phân tích dư nợ thông thường theo thời gian cho vay: Dư nợ tín dụng trong trung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn tín dụng ngắn hạn (63,3% / 36,7%). Nhìn vào cơ cấu dư nợ cho thấy cho vay trung, dài hạn chiếm tỷ lệ 65,2% sẽ là phù hợp với định hướng của NHNo&PTNT Việt Nam (cho vay trung, dài hạn tỷ lệ 66,7%). + Dư nợ ngắn hạn: 586.772 triệu, so với đầu năm tăng 181.573 triệu, tỷ lệ tăng 44,8% chiếm tỷ trọng 36,7% trong tổng dư nợ. + Dư nợ trung hạn: 613.968 triệu, so với đầu năm tăng 70.545 triệu, tỷ lệ tăng 12,98% chiếm 38,5% trong tổng dư nợ. + Dư nợ dài hạn: 396.767 triệu, so với đầu năm tăng 99.343 triệu, tỷ lệ tăng 33,4% chiếm 24,8% trong tổng dư nợ. Nhận xét chung: NHNo&PTNT đã đầu tư đúng hướng, dư nợ tín dụng trung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn tín dụng ngắn hạn. Tuy nhiên do cơ cấu nguồn huy động vốn trong ngắn hạn có tỷ trọng lớn hơn nhiều so với nguồn vốn trung và dài hạn nên dẫn đến mất cân bằng giữa nguồn vốn và dư nợ. Nguyên nhân là ro rủi ro lãi suất tái tài trợ tài sản Nợ, với tình hình biến động lãi suất như năm 2010 thì kết quả này là dễ hiểu. NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và chi nhánh tỉnh Hà Giang nói riêng đã nắm bắt được tình hình và bằng mọi biện pháp sẽ từng bước cân bằng. 3.2 Phân tích nợ xấu và các khoản mục theo dõi ngoại bảng rủi ro tín dụng BẢNG 2.3 – BẢNG PHÂN TÍCH NỢ XẤU VÀ RỦI RO TÍN DỤNG Đơn vị tính: triệu đồng STT CHỈ TIÊU NĂM 2009 NĂM 2010 TĂNG GIẢM Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ % Tổng dư nợ 1.246.046 100,00 1.597.509 100,00 351.463 28.21 1 Nợ ngắn hạn 405.199 32,52 586.772 36,73 181.573 14.57 1.1 Nợ đủ tiêu chuẩn 360.197 88,89 559.401 95,34 199.204 55.30 1.2 Nợ cần chú ý 36.889 9,10 16.619 2,83 -20.270 -54.95 1.3 Nợ dưới tiêu chuẩn 6.620 1,63 916 0,16 -5.704 -86.16 1.4 Nợ nghi ngờ 764 0,19 7.628 1,30 6.864 989.43 1.5 Nợ có khả năng mất vốn 599 0,15 302 0,05 -297 -49.58 2 Nợ trung hạn 543.423 43,61 613.970 38,43 70.547 12.98 2.1 Nợ đủ tiêu chuẩn 402.705 74,11 535.269 87,18 132.564 24.39 2.2 Nợ cần chú ý 96.388 17,74 61.930 10,09 -34.458 -35.75 2.3 Nợ dưới tiêu chuẩn 10.050 1,85 5.021 0,82 -5.029 -50.04 2.4 Nợ nghi ngờ 14.853 2,73 3.511 0,57 -11.342 -76.36 2.5 Nợ có khả năng mất vốn 3.206 0,59 1.273 0,59 -1.933 -60.29 3 Nợ dài hạn 297.424 23,87 396.767 24,84 99.343 33.4 3.1 Nợ đủ tiêu chuẩn 87.229 29,33 207.182 52,22 119.953 137.52 3.2 Nợ cần chú ý 180.923 60,83 160.099 40,35 -20.824 -11.51 3.3 Nợ dưới tiêu chuẩn 130 0,04 527 0,13 397 100.00 3.4 Nợ nghi ngờ 29.092 9,79 323 0,08 -28.769 0.00 3.5 Nợ có khả năng mất vốn 50 0,01 397 0,02 347 100.00 4 Tổng nợ xấu 38.346 3,07 19.798 1,24 -18.548 -48.37 ( Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm 2010 NHNo&PTNT Tỉnh Hà Giang) - Tổng số nợ xấu nội bảng đến 31/12/2010: 19.798 triệu, so với đầu năm giảm 18.548 triệu, chiếm 1,24% trên tổng dư nợ, so với đầu năm giảm 1.84% đây là một kết quả tốt đối với Ngân hàng. Thể hiện chất lượng tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Hà Giang tăng lên rất tốt. Trong đó: + Nhóm 3: 6.464 triệu, chiếm 32,6% trong tổng nợ xấu. + Nhóm 4: 11.462 triệu, chiếm 57,9% trong tổng nợ xấu. + Nhóm 5: 1.972 triệu, chiếm 9,5% trong tổng nợ xấu. Trong tổng nợ xấu thì nợ nhóm 4 chiếm tỷ lệ cao nhất, Ngân hàng cần chú ý đến việc quản lý các nhóm nợ và đưa ra những giải pháp để giảm nợ xấu. - Nợ xấu phân theo thành phần kinh tế: Trong tổng nợ xấu thì không có thành phần: doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần và hợp tác xã. + Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 10.635 triệu, chiếm 53,7% trong tổng dư nợ xấu. Các doanh nghiệp là các khách hàng vay vốn nhiều nhất, tuy nhiên cũng chiếm tỷ trọng nợ xấu lớn nhất. Nguyên nhân khách quan là do tình hình kinh tế biến động, đồng nội tệ mất giá khiến cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ quan: do các cán bộ tín dụng không phân tích kỹ các rủi ro khi cho vay tín dụng, dẫn đến một số doanh nghiệp không đủ điều kiện vẫn được cấp vốn tín dụng. + Hộ gia đình, cá nhân: 9.163 triệu, chiếm 46,3% trong tổng dư nợ xấu. Hộ gia đình, cá nhân vay vốn chủ yếu là kinh doanh cá thể và vay vốn tiêu dùng. Cho vay tiêu dùng là loại tín dụng khá phổ biến hiện nay nhưng cũng nhiều rủi ro, các hộ gia đình chủ yếu là kinh doanh nhỏ, lẻ nên nguồn thu nhập không lớn, do đó nếu như kinh doanh bị ảnh hưởng thì khả năng hoàn trả vốn thấp. Ngân hàng nên tăng chất lượng tín dụng, bảo đảm vốn vay bằng các tài sản đảm bảo, thẩm định các tài sản đảm bảo để tránh mất vốn. 4.Kết quả hoạt động kinh doanh Năm 2010 là năm có nhiều khó khăn và thách thức đối với sự ổn định và phát triển nền kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh Ngân hàng nói riêng. Ảnh hưởng của tỷ giá đồng USD tăng cao và lạm phát, lãi suất thả nổi,... Mặc dù vậy, trong năm qua Chi nhánh đã tập chung mọi nguồn lực, đưa ra các giải pháp phù hợp để tăng thu nhập, cắt giảm những khoản chi phí chưa cần thiết để đạt được mức lợi nhuận 64.290 triệu đồng, tăng 130,3 % so với năm 2009. BẢNG 2.4- KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT HÀ GIANG Đơn vị tính: triệu đồng STT CHỈ TIÊU NĂM 2009 NĂM 2010 CHÊNH LỆCH Số tiền Tỷ lệ % 1 Thu nhập 229.877 329.394 99.517 43,3 1.1 Lãi và các khoản tương tự 165.882 249.060 83.178 50 1.1.1 Lãi tiền gửi 1.447 1.967 520 36 1.1.2 Lãi cho vay 164.435 247.093 82.658 50 1.2 Thu nhập ngoài lãi 63.995 80.334 16.339 26 1.2.1 Thu phí từ hoạt động dịch vụ 4.251 5.789 1538 36 1.2.2 Thu nhập từ HĐKD ngoại hối 284 264 -20 -7,5 1.2.3 Thu nhập từ HĐKD khác 558 350 -208 -23,23 1.2.4 Thu nhập khác 58.902 73.931 15.029 26 2 Chi phí 201.964 265.104 63.140 31,3 2.1 Chi phí lãi và các khoản phí tương tự 96.833 166.579 69.746 72,2 2.1.1 Trả lãi tiền gửi 43.232 71.646 28.414 66 2.1.2 Trả lãi tiền vay 48.426 91.927 43.501 90 2.1.3 Trả lãi phát hành giấy tờ có giá 5.043 3.006 -2037 -40,4 2.1.4 Chi phí khác 132 - - - 2.2 Chi phí ngoài lãi 105.131 98.525 -6.606 -6,7 2.2.1 Chi phí hoạt động dịch vụ 3.085 3.387 302 10 2.2.2 Chi phí HĐKD ngoại hối 63 10 -53 -630 2.2.3 Chi nộp thuế và các khoản phí 304 237 -67 -22 2.2.4 Chi phí HĐKD khác 114 362 248 118 2.2.5 Chi phí cho nhân viên 31.908 36.166 4.258 13 2.2.6 Chi cho hoạt động quản lý và công vụ 12.929 16.168 3.239 25 2.2.7 Chi về tài sản 14.064 19.582 5.518 39 2.2.8 Chi bảo hiểm tiền gửi của khách hàng 871 996 25 14 2.2.9 Chi dự phòng RRTD 41.791 21.601 -20.190 -48,3 2.2.10 Chi phí khác 2 16 14 800 3 Lợi nhuận 27.913 64.290 36.377 130,3 ( Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm 2010 NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Hà Giang) Do những biến động về lãi suất, tỷ giá, ... đã khiến cho tổng chi phí của cả năm 2010 tăng lên 31,1% so với năm 2009. Nhưng Ngân hàng vẫn thu được kết quả kinh doanh tốt, lợi nhuận tăng 130,3% so với năm 2009. Phân tích một số các chỉ tiêu tài chính: BẢNG 2.5 – MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH HÀ GIANG STT Tỷ lệ Năm 2009 Năm 2010 1 Thu nhập / Tổng tài sản 17,47 19,45 2 Chi phí / Tổng tài sản 15,35 15,65 3 Thu nhập/ Dư nợ 18,4 20,6 4 Chi phí/ Tổng vốn huy động 20,05 20,35 5 Lợi nhuận/Tổng tài sản 2,12 3,79 6 Lợi nhuận/ Dư nợ 2,24 4,02 Nhìn vào bảng trên ta thấy rằng Ngân hàng có một năm hoạt động có hiệu quả, tỷ lệ thu nhập trên tài sản, tỷ lệ thu nhập trên dư nợ, lợi nhuận/ tài sản, lợi nhuận trên dư nợ đã thể hiện thấy năm 2010 khả năng sinh lời của mỗi đồng tài sản và mỗi đồng cho vay. Do lãi suất huy động tăng nên chi phí huy động cũng tăng, thể hiện rõ ở tỷ lệ chi phí/ tổng vốn huy động: năm 2010 muốn huy động 1 đồng vốn thì ta phải bỏ ra 0,20 đồng, tăng 0,003 đồng so với năm 2009. Tuy nhiên, xét tổng thể thì mức tăng của thu nhập vẫn lớn hơn rất nhiều so với mức tăng của chi phí, do đó, Ngân hàng vẫn kinh doanh hiệu quả. Nhận xét chung: NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Hà Giang hoạt động có hiệu quả, tăng trưởng nguồn vốn huy động và sử dụng nguồn vốn về cả chất và cả lượng. Kết quả trên đạt được là nhờ sự nỗ lực cố gắng phấn đấu của cả tập thể CBNV và ban lãnh đạo chi nhánh đã hoạch định và thực thi chính sách huy động vốn và sử dụng vốn đúng đắn, phù hợp với bối cảnh thực tế của thị trường, với tình hình cạnh tranh, với mức sống và thu nhập của người dân, cũng như phù hợp với thế mạnh kinh doanh của chi nhánh. 5. Tình hình người lao động Lao động trong biên chế tại Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Giang gồm 299 cán bộ. Thu nhập bình quân 7 triệu/ tháng chưa kể lương làm ngoài giờ. Một năm, nhân viên được hưởng tối thiểu 13 tháng lương, ngoài ra nhân viên còn được hưởng thêm lương theo năng suất và mức độ hoàn thành công việc, thưởng cho các đơn vị, cá nhân tiêu biểu, thưởng trong các dịp lễ tết của Quốc gia, đi du lịch, khám sức khỏe định kỳ,… Chế độ phụ cấp, bảo hiểm xã hội: Nhân viên chính thức của NHNo&PTNT được hưởng trợ cấp xã hội phù hợp với Luật Lao động. Bên cạnh đó, còn nhận được các chế độ như phụ cấp trách nhiệm, độc hại, phụ cấp rủi ro tiền mặt, phụ cấp chuyên môn, … NHNo&PTNT còn có mạng lưới các nhà nghỉ, khách sạn của Ngân hàng trên cả nước, có các chế độ ưu đãi cho toàn thể CBNV của hệ thống. PHẦN 3 – NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN 1.Nhận xét, đánh giá hoạt động huy động và sử dụng nguồn vốn của NHNo&PTNT Tỉnh Hà Giang Thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2010 theo định hướng của NHNo&PTNT Việt Nam, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của điạ phương, NHNo&PTNT Tỉnh Hà Giang có những thuận lợi nhất định nhưng cũng không ít khó khăn: - Thuận lợi: Năm 2010 tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 26 NQ/TW của BCH Trung Ương Đảng lần thứ 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Đảng và Nhà nước tiếp tục có những chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm nâng cao đời sống nông dân và cư dân sống ở nông thôn. Bằng chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn thông qua các quyết ðịnh của Chính phủ. Với những chính sách của Chính phủ ðã giúp vốn của NHNo&PTNT dễ dàng tiếp cận với người dân. Tăng trưởng tín dụng, phục vụ kinh tế xã hội tại địa phương. Trong hoạt động kinh doanh, NHNo&PTNT tỉnh Hà Giang luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của NHNo&PTNT Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước và của cấp ủy chính quyền địa phương, là những yếu tố rất quan trọng góp phần vào kết quả kinh doanh của toàn Chi nhánh. - Khó khăn: Do biến động của khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới đã tác động đến kinh tế Việt Nam, đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh Ngân hàng nói chung và NHNo&PTNT nói riêng. Do tình hình phát triển kinh tế tại địa phương,trình độ dân trí còn có những hạn chế nhất định nên hiệu quả sử dụng vốn vay còn thấp. - Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn, dư nợ và các chỉ tiêu tài chính đạt được trong năm 2010 cho thấy: Năm 2010 là một năm còn nhiều khó khăn đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng. Nhưng với sự nỗ lực cố gắng của tập thể Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ CNVC trong toàn chi nhánh, kết quả kinh doanh năm 2010 chi nhánh Tỉnh Hà Giang đã đạt được những kết quả khả quan: + Nguồn vốn tăng trưởng 29,3% + Dư nợ tăng trưởng 28,2% + Quỹ thu nhập đảm bảo chi lương cho CBCNV toàn chi nhánh Những mặt tồn tại : + Trình độ tin học của một số cán bộ, nhất là cán bộ tín dụng còn nhiều hạn chế. Do vậy việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn còn gặp không ít khó khăn. + Năng lực và trình độ nghiệp vụ của cán bộ tuy đã được nâng cao nhưng chưa đồng bộ. Một số cán bộ tuổi nghề còn ít chưa có kinh nghiệm nên chưa đáp ứng được trước yêu cầu, đòi hỏi của nền kinh tế thị trường. + Thủ tục và điều kiện cho vay còn nhiều bất cập, mất nhiều thời gian và gặp nhiều khó khăn. 2.Mục tiêu và giải pháp cơ bản để thực hiện kế hoạch tài chính năm 2011 2.1 Mục tiêu tài chính năm 2011 - Hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch mà NHNo&PTNT Việt Nam giao năm 2011. - Phấn đấu đạt quỹ thu nhập, đảm bảo quỹ tiền lương được chi tối đa theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam, ổn định đời sống cán bộ CNVC toàn Chi nhánh. 2.2 Một số giải pháp cơ bản để thực hiện kế hoạch tài chính - Đẩy mạnh huy động các nguồn vốn tại địa phương. Duy trì và phát triển tốt quan hệ với hệ thống Kho, Bảo hiểm xã hội, Bưu điện và các khách hàng có nguồn tiền gửi lớn. - Tập chung huy động vốn từ dân cư và các thành phần kinh tế, có giải pháp nhanh nhạy, phù hợp để chiếm lĩnh thị trường, thu hút khách hàng ở những địa bàn có các ngân hàng (TCTD) cạnh tranh với NHNo&PTNT Chi nhánh, nhằm mục tiêu ổn định và tăng nguồn vốn mang tính bền vững. - Chủ động thăm dò các nguồn vốn đến chờ đầu tư của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, vận động mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán tại NHNo&PTNT Chi nhánh. - Thực hiện tìm biện pháp tăng dư nợ lành mạnh, mạnh dạn đầu tư mở rộng cho vay đa dạng hóa các thành phần kinh tế, phân loại và lựa chọn khách hàng để đầu tư phù hợp, đặc biệt tổ chức thực hiện tốt chủ trương tập chung vốn cho vay phục vụ nông nghiệp nông thôn để nâng dần tỷ trọng cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ. Đầu tư cho vay các doanh nghiệp có dự án khả thi. - Tăng cường dư nợ phải gắn với kiểm tra,kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo có hiệu quả và phải kiểm soát được nguồn vốn đã cho vay. Kiên quyết không để xảy ra rủi ro do nguyên nhân chủ quan của cán bộ Ngân hàng và khách hàng làm ảnh hưởng đến tài chính toàn Chi nhánh. - Tập trung công tác xử lý, thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, lãi đọng … Củng cố Ban thu nợ tại Ngân hàng cơ sở, xây dựng các phương án và giải pháp cụ thể để thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro cho từng khoản nợ xấu, giao khoán chỉ tiêu thu nợ xấu, thu nợ đã xử lý rủi ro đến từng cán bộ, phòng, tổ nghiệp vụ. - Triển khai tổ chức tốt công tác phát triển các sản phầm dịch vụ, tập trung khai thác phát huy lợi thế về mạng lưới, công nghệ để mở rộng dịch vụ: thẻ, thanh toán chuyển tiền nhanh, chuyển tiền Western Union, đại lý Bảo hiểm ABIC,… - Về tài chính: Phấn đấu để có nền tài chính ổn định, đảm bảo trang trải được chi phí, trích dự phòng rủi ro và tăng thu nhập chi CBCNV. - Tiết kiệm, cắt giảm các khoản chi phí chưa cần thiết ( chi công cụ lao động, chi sửa chữa thường xuyên TSCĐ, chi xăng dầu,…), tập chung cho việc trang bị cơ sở vật chất, máy móc thiết bị đáp ứng yêu cầu kinh doanh. - Quản lý, giám sát chặt chẽ các khoản chi phí thường xuyên theo đúng kế hoạch của NHNo&PTNT Việt Nam giao. - Hạch toán kịp thời, đầy đủ các khoản thu nhập, chi phí hợp lý. Chứng minh thực chất tình hình tài chính để có kế hoạch định chiến lược. - Thực hiện phân loại nợ và chuyển nhóm nợ theo quyết định số 636/QĐ-HĐQT-XLRR ngày 22/06/2007 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam, kết hợp với hoàn thiện hồ sơ xử lý rủi ro,nhằm nâng cao năng lực tài chính toàn chi nhánh. KẾT LUẬN Nếu hình dung nền kinh tế như một cơ thể sống thì Ngân hàng sẽ là những huyết mạch. Hoạt động kinh doanh là một trong những nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng, mà Ngân hàng là tổ chức trung gian tín dụng với nhiệm vụ chủ yếu là cung ứng vốn cho nền kinh tế. Công tác huy động vốn và sử dụng vốn có vai trò quan trọng không những đối với hoạt động ngân hàng mà còn đối với cả nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng hoạt động có hiệu quả sẽ tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế. Trong điều kiện nền kinh tế có những biến động và phát triển không ngừng thì việc đổi mới trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng là một yếu tố khách quan. Với hai mươi năm hình thành và phát triển, NHN0&PTNT Tỉnh Hà Giang đã không ngừng cố gắng, vượt qua mọi khó khăn để có được những kết quả như ngày hôm nay. Qua phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng nguồn vốn tại NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang, em đã học hỏi được nhiều điều để hoàn thành bài báo cáo này. Do trình độ còn hạn chế, cùng với kiến thức thực tế chưa có nhiều nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình hoàn thành báo cáo. Em rất mong thầy cô và các anh chị tham gia, đóng góp để bản thân rút kinh nghiệm. Một lần nữa, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang, Ban lãnh đạo đã tạo điều kiện cho em có được đợt thực tập bổ ích và quý báu. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô trong trường Đại Học Thăng Long đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành bài báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên Vũ Thùy Liên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTình hình huy động và sử dụng vốn tại ngân hàng No&PTNT chi nhánh tỉnh Hà Giang 2010.doc
Luận văn liên quan