Mật độ sâu thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó yếu tố thời tiết và thức ăn đóng vai trò quan trọng nhất sau đó là kẻ thù tự nhiên.
Qua điều tra định kỳ cho thấy, do thời tiết năm 2005 mùa đông có vài đợt nhiệt độ cao làm cho lộc non của vải ra nhiều vì vậy mà các loài sâu cuốn lá xuất hiện ngay từ đầu tháng 1 và cao nhất ở hai thời điểm tháng 2 (31,58 con/cây, ngày 20/02/06) và tháng 4 (50,7 con/cây, ngày 17/04/2006). Tại hai thời điểm này các cây điều tra định kỳ cho lộc non tương đối nhiều, nhiệt độ ấm áp là điều kiện thuận lợi cho các loài sâu phát triển đặc biệt là sâu cuốn lá. Còn ở tháng 3 mật độ các loài sâu cuốn lá giảm xuống (3,65 con/cây, ngày 20/03/2006) vì các lá non ở cây điều tra định kỳ chuyển dần sang bánh tẻ và lá già, trời mưa và rét T
101 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3241 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình nghiên cứu thiên địch và biện pháp phòng trừ sâu hại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ha trứng của ong kéo dài 3 ngày, thời gian phát dục của ấu trùng kéo dài trung bình 4,3 - 4,6 ngày sau khi vũ hoá song, ong trưởng thành cái giao phối ngay với ong đực và bắt đầu đẻ trứng, thời gian vòng đời kéo dài trung bình 12,8 - 13,5 ngày. Ong có tuổi thọ trung bình 6,9 ngày khi ăn nước đường 50%; 11,3 ngày, khi ăn dung dịch mật ong 50%; 2,3 - 2,6 ngày, khi không được ăn thêm hoặc uống nước lã.
Theo Nguyễn Xuân Thành, Phạm Quỳnh Mai, 2003 [12] tại Việt Nam trứng bọ xít nhãn vải Tessaratoma papillosa Drury bị hai loài ong ký sinh là ong đen nhảy Ooencyrtus fongi Trjapizin thuộc họ Encyrtidae và ong xanh Anastatus affrjaponicus Ashmead. Cả hai loài song song tồn tại trong xuốt thời gian bọ xít nhãn vải đẻ trứng, ong Ooencyrtus fongi Trjapizin xuất hiện sớm hơn và có tỷ lệ ký sinh cao hơn Anastatus affrjaponicus Ashmead.
Phạm Quỳnh Mai, Nguyễn Xuân Thành (2003) [13], khi nghiên cứu trên cây vải tại Sóc Sơn - Hà Nội xác định được 7 loài bọ rùa ăn thịt, cả 7 loài này đều thuộc phân họ Coccinellidae. Loài bắt gặp nhiều nhất là bọ rùa 18 chấm Harmonia Sedecimnotata Fabr với 18 cá thể trong số 116 mẫu đã thu trong xuốt thời gian điều tra, tần xuất bắt gặp 91%. Loài có số lượng ít nhất lá Synonicha grandis với 3 cá thể chiếm tỷ lệ 2,6% so với tổng số mẫu thu được. Số lượng bọ rùa 18 chấm chiếm lượng cao nhất vào tháng 3 tháng 4, sau đó đến cuối vụ thu hoạch (tháng 6), số lượng cá thể giảm đến mức thấp nhất.
Trên thế giới thì: Năm 1998 Liu Xi Die và cộng tác viên đã tiến hành nhân nuôi ong Anastatus affrjaponicus Ashmead để trừ bọ xít nhãn vải. Hiệu lực phòng trừ rất cao đạt 94%. Liu Yu Fang và cộng sự năm 1998 nghiên cứu so sánh mức độ ký sinh của hai loài ong Anastatus sp và Ooencyrtus sp trên hai vườn vải, một vườn có sử dụng thuốc hoá học, một vườn áp dụng biện pháp điều khiển dịch hại tổng hợp IPM, kết quả: tỷ lệ ký sinh của vườn sử dụng thuốc hoá học chỉ thấy ong Anastatus xuất hiện với tỷ lệ rất thấp, không thấy ong ký sinh Ooencyrtus, trong khi vườn áp dụng IPM tỷ lệ ký sinh của ong Anastatus sp là: 17,7 - 18,4%, ong Ooencyrtus sp là: 23,5 - 30,4%.
Xu jie Lian và cộng sự nghiên cứu sử dụng một số tuyến trùng như: Steinernema carpocapsase Agriotes, S. glaseri, S. feltiae và Heterorhadditi bacteriophara 8406 để trừ sâu non của loài bướm đêm Comocritis albicapilla Moriuti (Xu Jie Lian, 2000).
Nhóm tác giả Trung Quốc đã sử dụng các loài ong nhỏ bằng bụng Anastatus hoặc các ong nhỏ khác cho ký sinh trứng bọ xít nhãn vải do đó giảm được số lượng sâu non bọ xít xuống mức rất thấp . Những loài ong này được nuôi trong phòng, lúc bắt đầu xuất hiện những ổ trứng trên cây thì mới đem ra thả. Thông thường mỗi cây thả 600 - 800 con ong cái, chia làm 3 đợt, mỗi đợt cách nhau 6 - 10 ngày, lượng ong các đợt theo tỷ lệ 2: 1: 1. Người ta còn thử nghiệm dùng một loại nấm cho ký sinh trên sâu non hoặc trưởng thành. Loài nấm này ký sinh ở đốt thân, chân, râu của bọ xít và phát triển thành đám sợi nấm màu tro làm sâu chết (Đường Hồng Dật, 2003) [4].
2.2.2.2. Biện pháp phòng trừ sâu hại nhãn vải:
Qua các nghiên cứu cho thấy mức độ gây hại của các loài côn trùng là rất lớn, cần có biện pháp phòng trừ sâu bệnh để mang lại hiệu quả kinh tế. Việc phòng trừ sâu hại phải được thực hiện theo quy trình tổng hợp để bảo vệ cây trồng, bảo vệ mối cân bằng sinh học trong tự nhiên và bảo vệ môi trường sống.
Trong số các loài sâu hại đã được biết đến và được ghi nhận là những loài dịch hại chính gây hại lớn đến cây vải, các tác giả nghiên cứu đã đưa ra các biện pháp phòng trừ. Bọ xít nhãn vải Tessaratoma papillosa Drury, dựa vào tập tính hoạt động của trưởng thành có thể dùng biện pháp thủ công rung cây cho bọ xít rụng xuống và bắt tiêu diệt, quan sát ngắt bỏ trứng. Có thể sử dụng ong ký sinh trứng ở đầu vụ tỷ lệ ký sinh thấp nhưng cuối vụ tỷ lệ ký sinh khá cao. Dùng các loại thuốc hoá học như: Dipterex nồng độ 1/500 - 1/800, Sherpa 25 EC nồng độ 1/2000 để trừ bọ xít trưởng thành cũng như bọ xít non. Đối với trưởng thành nên phòng trừ trước khi giao phối thường là trước mùa xuân, với bọ xít non thì vào thời kỳ chúng sống tập trung chưa phân tán rộng (Lê Văn Thuyết, 1999) [25].
Để phòng trừ sâu đục thân cần kết hợp chăm sóc vườn với phát hiện và bắt giết sâu trưởng thành. Các loại thuốc có thể sử dụng: Padan 95SP, Polytrin 50EC. Thường xuyên cắt bỏ những chồi vượt và những cành chồi nằm trong tán không có khả năng ra quả. Phun thuốc bảo vệ bộ lá khi cây hình thành các đợt lộc, đặc biệt là đợt lộc thu bằng thuốc Padan 95SP và Regent 800 WG để trừ sâu đục gân lá (Trần Thế Tục, Ngô Hồng Bình, 1999) [10].
Sâu đục quả vải Acrocercop crameralla Smellem bướm sau khi giao phối đẻ trứng vào cuống quả, nách lá non, sâu non nở ra đục vào cuống quả, gân lá, cuống hoa làm ảnh hưởng nhiều đến năng suất và chất lượng quả. Để phòng trừ tốt cần thực hiện các biện pháp canh tác thu dọn lá, quả bị rụng, tập trung đốn tỉa tạo hình, bón phân cân đối tạo cho cây sinh trưởng, phát triển khoẻ mạnh. Biện pháp hoá học phòng trừ tiến hành trước khi thu hoạch 22 -25 ngày, các loại thuốc thường dùng là: Dipterex nồng độ 1/500, Padan 95SP nồng độ 1/1000, Pegasus 500ND nồng độ 1/800 liều lượng 600 (l) phun cho 1 ha (Lê Văn Thuyết, 1999) [25].
Ve sầu bướm nâu Ricania specculum Walker là loại sâu đa thực, sâu non xuất hiện vào giữa và cuối tháng 3 gây hại trên các bộ phận chích hút quả, gây rụng quả. Chăm sóc vườn tốt, ngắt bỏ các ổ trứng, phòng trừ bằng các loại thuốc hoá học: Sherpa 50EC nồng độ 1/1000, Sherzol nồng độ 1/500 (Lê Văn Thuyết, 1999) [25].
Đối với bọ cánh cứng ăn lá nên tổ chức soi đèn bắt tay vào ban đêm do loài sâu này rất chậm chạp, phát quang bụi rậm làm cho vườn thông thoáng hạn chế sự trú ngụ của chúng, sử dụng thuốc Bassa, Basudin phun vào chiều mát.
Việc phòng trừ bướm đêm chích hút quả có thể dùng biện pháp cơ học kết hợp với biện pháp hoá học. Vào mùa quả chín ta sử dụng đèn kiểm tra vườn nếu thấy trưởng thành ta có thể dùng tay hoặc vợt để bắt giết. Cũng có thể sử dụng bẫy bả chua ngọt trộn với thuốc hoá học để tiêu diệt chúng.
Theo Nguyễn Xuân Thành (1999), thuốc vi sinh BT có hiệu quả phun trừ tốt đối với sâu thuộc bộ cánh vẩy (sâu nhớt, sâu đo, sâu cuốn lá… ). Tuy so với thuốc hoá học có hiệu quả thấp hơn đôi chút nhưng bù lại nó rất tốt cho môi truờng và sức khoẻ con người, bảo vệ được loài côn trùng có lợi và tái tạo lại cân bằng sinh thái trên sinh quần. [21].
Đỗ Mạnh Hùng (2001), trong các biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại trên cây vải thì biện pháp canh tác là biện pháp quan trọng nhất có tác dụng làm tăng khả năng chống chịu dịch hại của cây, hạn chế nguồn sâu bệnh trong vườn và tạo môi trường vườn quả không thuận lợi cho chúng phát triển. Có thể tăng cường sử dụng biện pháp sinh học như bẫy Pheromone, bả Protein nên lựa chọn các loại thuốc ít độc và phân huỷ nhanh sẽ góp phần bảo vệ quần thể, các thiên địch tự nhiên, tạo điều kiện cho các côn trùng lấy mật du nhập vào vườn vải để tăng khả năng thụ phấn cho hoa [11].
Theo Trần Thế Tục, (2003) thì phải áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp, vừa sử dụng thuốc hoá học, vừa sử dụng các biện pháp canh tác, cơ giới, vật lý, sinh học thì mới có hiệu quả. Nếu chỉ áp dụng riêng lẻ từng biện pháp thì hiệu quả không cao. Biện pháp hoá học chỉ có hiệu quả tức thời, có thể tiêu diệt hầu hết sâu hại trong thời gian ngắn nhưng ảnh hưởng xấu đến môi trường. Biện pháp canh tác, cơ giới, vật lý có hiệu quả lâu dài, có lợi cho nhiều loài sinh vật nhưng tốn kém công sức. Biện pháp sinh học có hiệu quả cao hơn hẳn, không gây ô nhiễm môi trường nhưng đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn cao, phải thường xuyên theo dõi nghiên cứu. Hiện nay tại các vườn trồng vải nhãn, công tác BVTV chủ yếu áp dụng biện pháp hoá học. Tác giả khuyến cáo: Áp dụng biện pháp hoá học muốn có hiệu quả thì phải sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng kỹ thuật, và đúng thời điểm. Lịch dùng thuốc trong năm được tác giả đưa ra là: tháng 2 tháng 3 trừ nhện, tháng 3 tháng 4 trừ bọ xít, tháng 5 đến tháng 7 trừ sâu đục thân.
Theo nhóm tác giả Đào Đăng Tựu, Lê Văn Trịnh, Trần Huy Thọ (2003) [24] thì nên sử dụng thuốc hợp lý, với từng đối tượng gây hại khác nhau thì sử dụng thuốc khác nhau, cụ thể là: Dùng Pheromone dự báo phòng trừ ruồi đục quả phối hợp thuốc Phadan 95SP có tác dụng trừ sâu đục cuống quả, ruồi đục quả. Sử dụng thuốc Regent 800WG, Pegasus 500ND, Ortus 5SC có hiệu quả trừ nhện cả bên trong và bên ngoài lớp lông nhung.
Theo Đường Hồng Dật (2003) [4] nên kiểm tra, bắt giết bọ xít qua đông từ tháng 1 tháng 2, thời gian này bọ xít ít hoạt động, lợi dụng tính giả chết của bọ xít trải nilon trên mặt đất ở gốc cây rồi rung cây cho bọ xít rơi xuống để bắt. Ngắt lá có ổ trứng bọ xít, phun thuốc trừ bọ xít non vào đầu tháng 4, bọ xít trưởng thành vào tháng 8, tháng 9. Dùng Basudin pha với nồng độ 0,2%, thuốc có thể làm cho trứng ung không nở được, nên phun thuốc trước khi thu hoạch quả từ 10 - 20 ngày.
III. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ NGHIÊN CỨU:
3.1. Địa điểm nghiên cứu:
Nông trường Hà Trung - Thị xã Bỉm Sơn - Thanh Hoá.
3.2. Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 01/ 2006 đến 25/05/2006.
3.3. Đối tượng nghiên cứu:
Sâu cuốn lá Olethreutes leucaspis Meyrick.
3.4. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu:
+Vật liệu nghiên cứu: Cây vải thiều.
+ Dụng cụ nghiên cứu:
- Panh: Gắp sâu
- Kéo, dao bé: Cắt lá, cành có sâu
- Bút lông (2 cái nhỏ, 1 cái nhỡ): Khêu sâu non, trứng
- Máy tính: Dùng khi điều tra, nghiên cứu
- Sổ điều tra, sổ nhật ký nuôi sâu
- Kính lúp
- Giá nuôi sâu
- Lọ nuôi sâu
- Bông
- Cồn 700
- Lồng nuôi sâu trưởng thành.
IV. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
4.1.Nội dung:
- Điều tra thành phần sâu hại bộ cánh vẩy trên cây vải.
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của sâu cuốn lá Olethreutes leucaspis meyrick.
. Nghiên cứu các pha phát dục.
. Xác định tỷ lệ ký sinh của các pha phát dục.
- Đề xuất một số biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá Olethreutes leucaspis Meyrick.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
4.2.1. Nghiên cứu ngoài thực địa:
+ Điều tra định kỳ:
- Điều tra 7 ngày 1 lần theo 5 điểm chéo góc. Mỗi điểm điều tra 4 cây theo 4 hướng (Đông, Tây, Nam, Bắc).
- Điều tra thu mẫu ở 3 tầng tán: Tầng trên, tầng giữa, tầng dưới.
- Nơi điều tra cách xa khu vực nhà dân, nguồn nước (suối, khe).
+ Điều tra định tính ( ngoài khu vực điều tra định kỳ): Nhằm thu thập bổ sung thành phần loài và sự phân bố theo vùng địa lý hoặc sinh cảnh.
4.2.2. Nghiên cứu trong phòng:
+ Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái:
. Nuôi sâu làm 2 đợt:
Đợt 1: Từ tháng 1 - tháng 3 (nhiệt độ khoảng 15 - 200C).
Đợt 2: Từ tháng 4 - tháng 5 (nhiệt độ khoảng 25 - 260C).
. Mỗi đợt chia làm 3 lần nuôi:
. Mỗi lần nuôi:
- 32 trứng chia vào 8 lọ nuôi, kí hiệu các lọ từ: A1 - A8.
- 20 ấu trùng chia vào 5 lọ nuôi, kí hiệu các lọ từ: B1 - B5.
- 20 nhộng chia vào 5 lọ nuôi, kí hiệu các lọ từ: C1 - C5.
- 20 trưỏng thành chí vào 10 lồng nuôi, kí hiệu các lồng từ:D1 - D5. (Mỗi lồng nuôi có một cặp).
. Các chỉ tiêu theo dõi:
- Pha trứng: tỉ lệ nở, thời gian phát triển, tỉ lệ kí sinh ( nếu có).
- Pha ấu trùng: Số tuổi, tỉ lệ sống, thời gian phát triển, tỉ lệ kí sinh ( nếu có), tỉ lệ vào nhộng.
- Pha nhộng: Tỉ lệ nhộng đực, tỷ lệ nhộng cái, tỷ lệ nhộng vũ hoá, thời gian phát triển, tỉ lệ kí sinh ( nếu có).
- Pha trưởng thành: Khả năng đẻ trứng, nhịp điệu đẻ trứng, thời gian sống của con cái, thời gian sống của con đực.
+ Xác định tỷ lệ các pha phát triển của sâu hại bị ký sinh ngoài tự nhiên và các loài ong ký sinh ở pha đó.
. Sau khi biết được hình thái các pha phát triển, tiến hành thu thập ngoài đồng ruộng, phân ra các pha nuôi theo dõi.
. Mỗi pha 15 cá thể chia vào 15 lọ nuôi. Nuôi lập lại 4 lần trong các điều kiện nhiệt độ, ẩm độ khác nhau.
. Ký hiệu các lọ nuôi ứng với các pha theo thứ tự: A’, B’, C’, D’ ( pha trứng, ấu trùng, nhộng, trưởng thành) như sau: A’1 - A’15 , B’1 - B’15 ,C’1 - C’15 , D’1 - D’15.
. Chỉ tiêu theo dõi: - Tỷ lệ ký sinh
- Loài ong ký sinh
+ Mô tả hình thái: Màu sắc, hình thái, kích thước của từng pha: pha trứng, ấu trùng, nhộng, trưởng thành.
+ Xử lý mẫu vật, sắp xếp bảo quản mẫu vật:
. Thu tất cả các loài bắt gặp trong khi điều tra làm tiêu bản.
. Nuôi cá thể để lấy mẫu trưởng thành làm tiêu bản phân loại.
. Phân lập, sắp xếp theo bộ, theo họ. Nhờ chuyên gia phân loại tên khoa học.
4.3.2. Xử lý số liệu và công thức tính toán:
- Các công thức tính toán sinh học:
Tổng số con thu được
Tính mật độ (con/ cây) = ----------------------------
Tổng số cây điều tra
Tổng số lần bắt gặp
Tần xuất bắt gặp (%) = --------------------------- x 100
Tổng số lần điều tra
Từ 0 à 5 % rất ít phổ biến; Từ 6 à 25% ít phổ biến;
Từ 26 à 50% phổ biến; Từ > 50% rất phổ biến
* Tính toán các chỉ số sinh học.
+ Kích thước từng pha phát triển (mm):
Trong đó: - = Kích thước trung bình
- Xi = giá trị kích thước của cá thể thứ i.
- N = tổng số cá thể thí nghiệm.
Tổng số lcá thể cái (đực)
Tỷ lệ cái (đực) (%) = ---------------------------------- x 100
Tổng số cá thể theo dõi
Tổng số trứng nở
Tỷ lệ trứng nở (%) = ---------------------------- - x 100
Tổng số trứng theo dõi
+ Thời gian phát dục của từng pha (ngày):
Trong đó: = Thời gian phát triển trung bình của pha đang theo dõi (ngày)
Xi = Thời gian phát dục của n cá thể trong ngày thứ i.
= Số cá thể chuyển trạng thái (nở hoặc lột xác) trong ngày thứ i.
N = Tổng số cá thể nghiên cứu.
Sx = độ lệch chuẩn được tính theo công thức:
Sx =
*Toàn bộ số liệu được sử lý theo thống kê thông thường
Trong đó: t tra trong bảng Student với đọ tin cậy 95% ở bậc tự do
V = N -1
Sx = là độ lệch chuẩn .
* Tính toán sác xuất:
- Độ lệch chuẩn:
- Độ tin cậy 95%:
V.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN:
5.1. Kết quả điêù tra thành phần loài:
Bảng 3.1 : Thành phần sâu hại trên cây vải
STT
Tên Việt Nam
Tên khoa học
Họ
Bộ phận gây hại
Mức độ
Bộ cánh vẩy (Lepidoptera)
1
Sâu cuốn lá đầu nâu
Olethreutes leucaspis Meyrick
Tortricidae
Lộc non, chồi, lá
+++
2
Sâu đo xanh
Geometridae
Chồi, lộc non
+++
3
Sâu đo xanh hai sừng
Thalassodes guadraria Guenee
Geometridae
Chồi, lộc non
++
4
Sâu đo khoang rắn cạp nia
Scopula sp.
Geometridae
Hoa, lộc non
++
5
Sâu đo hoa
Geometridae
Hại hoa
-
6
Sâu đo nâu chấm trắng
Geometridae
Lá, lộc non
+
7
Sâu kèn xám trắng
Chalioides kondonis Matsumura
Psychidae
Lá, lộc non
++
8
Sâu kèn to
Dappula tertia Templeton
Psychidae
Lá, lộc non
++
9
Sâu róm 4 gù vàng vệt đen
Dasychira sp1
Limantridae
Chồi, hoa, lộc non
+
10
Sâu đo xám thân 2 u gai
Ascotis selemaria Denis and Schiff
Geometridae
Chồi, hoa, lộc non
+
11
Sâu róm chỉ đỏ sọc vàng lưng
Porthesia scintillans
Limantridae
Hoa, lộc non
+
12
Bọ nẹt
Parasa pseudorapanda Heirns
Eucleidae
Lá
+
13
Sâu xanh bướm vàng xám
Oxyodes scrobiculata
Noctuidae
Lá, chồi
+
14
Sâu kèn bó củi
Cryptothelea minuscula Buller
Lá
+
15
Sâu đo nâu viền trắng
Geometridae
Lá non
+
16
Sâu đo đen sọc ngang
Geometridae
Lá non
-
17
Sâu cuốn lá nâu cánh bàng
Archips eucroca Diakonoff
Tortricidae
Lá non
+
18
Sâu cuốn lá xám bạc
Argyroplose apropolaMeyrick
Tortricidae
Lá non
+
19
Sâu cuốn lá vệt mũi tên nâu
Tortricidae
Lá non
++
20
Sâu cuốn lá hình chuông màu cafe
Tortricidae
Lá non
+
21
Sâu róm sọc vàng 1 chòm lông
Limantridae
Lá, lộc non
+
22
Sâu róm nhỏ màu đen
Limantridae
Lá, lộc non
+
23
Sâu róm tro đen nhỡ
Limantridae
Lá, lộc non
-
24
Sâu đo đầu nhỏ
Geometridae
Lá, lộc non
+
25
Sâu róm 3 gù trắng
Limantridae
Lá
+
26
Sâu róm 7 chấm đen
Limantridae
Lá, lộc non
+
27
Sâu róm nâu 2 khoang nâu lưng ngực
Limantridae
Lá, lộc non
-
28
Sâu róm 4 gù trắng
Limantridae
Lá, lộc non
+
29
Sâu kèn ốc hương
Prychidae
Lá
+
30
Sâu nâu bướm nâu đỏ
Lá, lộc non
-
31
Sâu đo nâu xám to
Geometridae
Lá, lộc non
+
32
Sâu đo nâu đỏ
Geometridae
Lá, chồi non
+
33
Sâu đo xám mốc
Geometridae
Lá, chồi non
-
Bộ cánh cứng (Coleoptera)
34
Bọ đầu dài to vàng ánh kim
Hypomeces spuamosus Fabr.
Curculionidae
Chồi, lá, lộc non
+++
35
Bọ đầu dài bé màu xanh da trời
Platymycteropcis sieversi Reitter
Curculionidae
Chồi, lá, lộc non
+++
36
Bọ cánh cứng ăn lá
Lá non
+++
37
Bọ cánh cứng to ăn lá màu nâu
Lá non
++
38
Bọ cánh cứng nhỏ màu đen
Lá non
+
Bộ cánh nửa (Hemiptera)
39
Bọ xít nhãn vải
Tessaratoma papillosa Drury
Pentatomidae
Lá, chồi non
+++
40
Bọ xít dài hôi
Leptocosisa acuta Thunberg
Coreidae
Lá, chồi non
++
41
Bọ xít xanh
Nezara viridula Linnaeus
Pentatomidae
Chồi non
+
Bộ cánh đều (Homoptera)
42
Rệp sáp
Ceroplastes ruben Maskell
Diaspididae
Lộc, lá, chồi non
+++
43
Rệp sáp trắng mai rùa
Ceroplastes floridensis Comstock
Diaspididae
Lá, chồi non
++
44
Rệp sáp lưng chia ô
Nipaecoccus viridis Newstead
Diaspididae
Chồi non
-
45
Rệp sáp đen
Ddensaissetia nigra Niether
Diaspididae
Lộc, lá, chồi non
++
46
Rệp sáp xám
Coccus longulus
Diaspididae
Lộc , lá, chồi non
++
Ghi chú: (+) ít phổ biến
(++) phổ biến
(+++) rất phổ biến
(–) rất ít phổ biến
Qua điêù tra thực địa từ 09/01/2006 đến 15/05/2006 trên các vườn vải tại Nông trường Hà Trung cho thấy thành phần sâu hại ở đây rất phong phú, tổng số có 46 loài thuộc 4 bộ. Trong đó bộ cánh vẩy (Lepidoptera) có số lượng loài đông đảo nhất là 33 loài chiếm 71,74%, bộ cánh cứng (Coleoptera) có 5 loài chiếm 10,87%, bộ cánh nửa (Hemiptere) có 3 loài chiếm 6,52%, bộ cánh đều (Homoptera) 5 loài chiếm 10,87%. Trong đó các loài gây hại chủ yếu có ý nghĩa kinh tế là: bọ xít nhãn vải, bọ cánh cứng ăn lá, sâu cuốn lá đầu nâu, sâu cuốn lá đầu đen, sâu cuốn lá xám vệt mũi tên nâu, sâu đo xanh, sâu đo 2 sừng, bọ xít dài hôi, sâu róm chỉ đỏ sọc vàng lưng, sâu róm sọc vàng một chòm lông, sâu xanh bướm vàng xám, rệp sáp, nhện lông nhung....
5.4.2. Kết quả điều tra các loài thiên địch:
Bảng 3.2: Thành phần thiên địch trên cây vải .
STT
Tên Việt Nam
Tên Khoa Học
Họ
Mức độ
Bộ cánh nửa(Hemiptera)
1
Bọ xít hoa
Eocanthecona furcellata (Wolff)
Pentatomidae
+
Bộ cánh cứng(Coleoptera)
2
Bọ rùa đỏ 8 chấm
Harmonia octomaculata Fabr.
Coccinellidae
++
3
Bọ rùa đỏ
Micrapis discolor Fabr
Coccinellidae
++
4
Bọ rùa 2 mảng đỏ
Lemnia biplagiata Swartz
Coccinellidae
++
5
Bọ rùa đỏ 16 chấm
Coccinellidae
+
Bộ bọ ngựa(Mantodae)
6
Bọ ngựa xanh
Mantis sp.
Mantidae
+++
Bộ cánh mạch(Neuroptera)
7
Bọ mắt vàng
Chrysopa sp.
Chrysopidae
++
Bộ cánh màng(Hymenoptera)
8
Ong ký sinh
Anastatus aff japonicus Ashmead
Eupelmidae
+
9
Ong ký sinh
Ooencyrtus fongi Tryapizin
Eupelmidae
++
Bộ hai cánh(Diptera)
10
Ruồi ký sinh
Tachina sp.
Tachinidae
+
11
Ruồi ăn thịt
Syrphus sp.
Syrphidae
+
Bộ nhện lớn(Arachnida)
12
Nhện càng cua
Epocilla canearta
Salticidae
+
13
Nhện linh miêu
Oxyopes javanus Thorell
oxyopidae
+
Ghi chú: (+) ít phổ biến
(++) Phổ biến
(+++) Rất phổ biến
Qua điều tra cho thấy thành phần các loài thiên địch thu được bao gồm 13 loài trong đó các loài thuờng gặp nhất là bọ mắt vàng ( thức ăn ưa thích là các loài rệp), bọ xít hoa vai nhọn (tiêu diệt các loài sâu đo, sâu cuốn lá, sâu xanh...), bọ rùa 2 mảng đỏ ( ăn rệp), bọ ngựa xanh (tiêu diệt nhiều loài sâu hại)....các loài thiên địch nói chung rất có ý nghĩa trong phòng trừ sinh học, cần có các biện pháp tác động thích hợp để bảo vệ và nhân nuôi chúng.
5.2. Đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của sâu cuốn lá:
5.2.1.Đặc điểm hình thái:
Sâu cuốn lá Olethreutes leucaspis Meyrick, phân bố rộng rãi và có mật độ cao ở các vườn trồng vải trên địa bàn nông trường Hà Trung. Chúng xuất hiện gần như quanh năm, mạnh nhất là khoảng từ tháng 2 đến tháng 4, phá hại lộc và lá non làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển của cây, ảnh hưởng tới quá trình quang hợp tổng hợp chất hữu cơ.
Bảng 3.4: Kích thước của pha trứng, ấu trùng, nhộng:
Chỉ tiêu
Pha
phát triển
Chiều dài (cm)
Chiều rộng (cm)
Max
min
TB
Max
Min
TB
Trứng
ấu trùng 1
ấu trùng 2
ấu trùng 3
ấu trùng 4
ấu trùng 5
Nhộng
0,1
0,2
0,4883
0,85
1,23
1,5
0,9583
0,06
0,1083
0,2183
0,545
0,9
1,3
0,615
0,0779±0,004
0,1553±0,007
0,3439±0,047
0,7177±0,016
1,1256±0,019
1,4112±0,003
0,7997±0,046
0,1
0,027
0,06
0,1
0,14
0,15
0,21
0,06
0,0103
0,026
0,0683
0,1
0,1133
0,1183
0,0779±0,004
0,0157±0,002
0,0452±0,003
0,0821±0,001
0,1198±0,002
0,1367±0,005
0,1712±0,003
Pha trứng: Trứng được đẻ rải rác trên các lá non ở cả hai mặt lá (mặt trên số lượng nhiều hơn ở mặt dưới lá), đôi khi xếp thành ổ nhỏ 2 – 3 quả/ ổ. Khi mới đẻ trứng có màu vàng nhạt, sau chuyển dần sang màu bạc thâm đen. Trứng có hình cầu hay hình tròn, khi sắp nở có thể nhìn thấy rõ đầu đen của sâu cuốn lá, kích thước của trứng rất bé, đường kính lớn nhất: 0,1cm, nhỏ nhất: 0,06cm, trung bình: 0,0779 ± 0,004cm.
Pha ấu trùng:
. Ấu trùng tuổi 1: khi mới nở đầu sâu có màu đen, thân có màu vàng nhạt, kích thước cơ thể nhỏ, chiều dài lớn nhất là 0,2cm, nhỏ nhất là 0,1083cm, trung bình đạt 0,1553 ± 0,007cm; chiều rộng lớn nhất là 0,027cm, nhỏ nhất: 0,0103cm, trung bình đạt 0,0157 ± 0,002cm.
. Ấu trùng tuổi 2: Toàn thân có màu vàng nhạt, chiều dài từ 0,2183cm đến 0,4883cm, trung bình đạt: 0,3439 ± 0,047cm; chiều rộng 0,026 – 0,06cm, trung bình đạt 0,0452 ± 0,003cm.
. Ấu trùng tuổi 3: cơ thể có màu xanh pha vàng hơi trong, chiều dài từ 0,545cm đến 0,85cm, trung bình đạt 0,7177 ± 0,016cm; chiều rộng từ 0,0683cm đến 0,1cm, trung bình đạt 0,0821 ± 0,001cm.
. Ấu trùng tuổi 4: Cơ thể có màu xanh vàng trong, đầu râu có màu hung hơi nâu, toàn thân có phủ một lớp lông nhỏ, thưa. Nhìn thấy rõ các lỗ nhỏ dọc hai bên hông, có 8 đôi chân (3 đôi chân đầu, 4 đôi chân bụng, và một đôi chân mông), chiều dài ấu trùng từ 0,9 – 1,23cm, trung bình đạt: 1,1256 ± 0,019cm; chiều rộng từ 0,1 – 0,14cm, trung bình đạt 0,1198 ± 0,002cm.
. Ấu trùng tuổi 5: Toàn cơ thể có màu xanh vàng trong được bao phủ một lớp lông mỏng, kích thước chiều dài: 1,3 – 1,5cm, trung bình: 1,4112 ± 0,003cm, chiều rộng: 0,1133 – 0,15cm, trung bình: 0,1367 ± 0,005cm. Khi chuẩn bị vào nhộng sâu ngừng ăn, cơ thể chuyển dần sang màu thâm đen (giống màu giấy than), cơ thể hơi co ngắn một chút, hoạt động của sâu vẫn rất linh hoạt cho đến khi úp lá nghỉ ngơi chuẩn bị vào nhộng.
Pha nhộng: Khi mới vào nhộng thì màu sắc nhộng là màu vàng sáng, sau 2 đến 3 ngày nhộng chuyển sang màu nâu vàng, ở phần ngực bụng có màu xanh da trời pha với màu xanh lá cây. Khi gần vũ hoá nhộng chuyển sang màu cánh gián ở phần ngực bụng có màu xanh thẫm. Phần cuối đốt bụng có gai sắc nhọn gắn chắc nhộng vào giá thể nơi ấu trùng hoá nhộng. Chiều dài nhộng từ 0,615 – 0,9583cm, trung bình đạt 0,7997 ± 0,046cm; chiều rộng từ 0,1183 – 0,21cm, trung bình đạt 0,1712 ± 0,003cm.
Trưởng thành:
Bảng 3.5: Kích thước của trưởng thành:
Chỉ tiêu
Trưởng thành
Chiều dài(cm)
Chiều rộng(cm)
Râu
vòi
Thân
Cánh
Râu
vòi
Thân
Cánh
TT đực
TT cái
0,3346± 0,001
0,3688± 0,031
0,0476± 0,002
0,0499± 0,001
0,6269± 0,033
0,6905± 0,027
0,7776± 0,009
0,7963± 0,009
0,01
0,01
0,0157 ± 0,001
0,0160 ± 0,001
0,0861± 0,006
0,1106± 0,003
0,3815 ± 0,016
0,4258 ± 0,001
Cả trưởng thành đực và cái khi đậu cánh xếp dọc theo thân, màu sắc cánh là nâu đen, diềm cánh có hình răng cưa màu vàng trắng, hai bên cánh có vệt hình tam giác màu bạc phớt vàng hồng đối xứng nhau. Màu sắc của con đực và con cái không khác nhau là mấy. Phần phía đầu cánh bé, phần phía sau hơi xoè. Chiều dài sải cánh bướm đực là 0,7776 ± 0,009cm, chiều rộng là 0,3815 ± 0,016cm; chiều dài sải cánh bướm cái là 0,7963 ± 0,009cm, chiều rộng là 0,4258 ± 0,001cm.
Thân bướm đực và cái có màu nâu bạc, các ngấn đốt bụng nổi rõ, phần thân bụng của con cái to hơn phần thân bụng của con đực (con đực thân bụng nhỏ, dài). Chiều dài thân của con cái: 0,6905 ± 0,027cm, rộng 0,1106 ± 0,003cm; chiều dài thân của con đực: 0,6269 ± 0,033cm, rộng 0,0861 ± 0,006cm. Thực tế sâu Olethreutes leucaspis Meyrick không dùng vòi để lấy thức ăn mà dùng miệng lấy dung dịch thức ăn theo kiểu liếm hút (thực tế nuôi trưởng thành bằng dung dịch mật ong 10% cho ăn và quan sát thấy), chiều dài kiểu miệng liếm hút của con đực: 0,0476 ± 0,002cm, rộng: 0,0158 ± 0,001cm, con cái dài: 0,0499 ± 0,001cm, rộng: 0,0160 ± 0,001cm. Râu bướm đực và bướm cái có hình sợi chỉ màu đen, chiều dài râu của con đực: 0,3346 ± 0,001cm, rộng 0,01cm; chiều dài râu của con cái: 0,3688 ± 0,031cm, rộng 0,01cm.
5.2.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái:
5.2.2.1. Tập tính hoạt động:
Bướm vũ hoá vào buổi sáng và chiều mát. Đến ngày hôm sau thì bắt đầu giao phối, thường thì chúng giao phối vào buổi sáng khoảng từ 7 – 9 giờ. Sau giao phối từ 1 – 2 ngày thì bướm bắt đầu đẻ trứng. Trứng được đẻ trên các lá non; ở những nơi gần ao hồ, gần nhà dân thì trưởng thành đến đẻ trứng nhiều hơn, chúng có su tính ánh sáng và thích mùi vị chua ngọt. Nơi trưởng thành thường ẩn nấp là các tán lá cây rậm rạp nghiêng ngả sát mặt đất.
Sâu non mới nở rất linh hoạt, bò tìm lá non và gặm ăn mô lá chỉ trừ lại lớp biểu bì, từ tuổi 2 trở đi bắt đầu nhả tơ cuốn lá và phá hại các lá cuốn. Từ tuổi 3 – tuổi 5 ấu trùng ăn cả phần thịt lá. Do các lá bị cuốn và phá hại… khi mật độ cao mức độ gây hại càng lớn, các lá bị hại không còn khả năng quang hợp, gây ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây… Hai ngày trước khi ấu trùng vào nhộng, sâu bắt đầu ngừng ăn cơ thể co ngắn dần, toàn thân chuyển dần sang màu nâu đen (màu của giấy than) và úp một mẩu lá nằm gọn trong đó nghỉ ngơi (đây là giai đoạn tiền nhộng). Sâu non lúc này đẫy sức và hoá nhộng ngay trong mảnh lá úp đó.
Sâu cuốn lá Olethreutes leucaspis Meyrick xuất hiện hầu như quanh năm, nhất là vào các đợt lộc non. Nhưng phá hại mạnh và lớn nhất là từ cuối tháng 2 đến tháng 5 khi thời tiết ấm áp, lộc non ra nhiều.
5.2.2.2. Biến động số lượng:
Bảng 3.6: Mật độ các loài sâu cuốn lá hại trên vải thiều.
Ngày điêù tra
Mật độ(con/cây)
Thời kỳ sinh trưởng cây
T0C
(nhiệt độ)
Ẩm độ (RH%)
09/01/2006
0,6
Lộc đông
13,8
65
16/01/2006
0,15
Lộc đông
21,8
91
23/01/2006
7,05
Lộc đông
14
60
30/01/2006
4,95
Lá bánh tẻ
19,9
90
06/02/2006
3,65
Cây ra hoa, lá bánh tẻ
18,8
94
13/02/2006
14,25
Ra hoa, lộc non
20,2
90
20/02/2006
31,85
Nụ hoa và lộc non
16,2
85
27/02/2006
18,1
Bắt đầu ra hoa, lộc non
17,7
95
06/03/2006
5,25
Hoa nở, lá bánh tẻ
19,5
94
13/03/2006
4,45
Hoa nở, lá bánh tẻ
15,8
92
20/03/2006
3,65
Hoa nở, lá bánh tẻ
20
98
27/03/2006
5,35
Quả non
19,5
95
03/04/2006
11,2
Quả non
23,6
93
10/04/2006
29,25
Quả non, lộc non
28
80
17/04/2006
50,7
Quả non, lộc non
21,3
80
S24/04/2006
38,5
Quả non, lộc non
26,2
93
01/05/2006
23,11
Quả non, lá bánh tẻ
25,9
90
08/05/2006
15,4
Quả non
28,2
90
15/05/2006
8,26
Quả non
27,9
86
Mật độ con/cây
Ngày điều tra
Biểu đồ 1: Biến động số lượng các loài sâu cuốn lá hại trên cây vải tại nông trường Hà trung – Bỉm Sơn – Thanh Hoá.
Mật độ sâu thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó yếu tố thời tiết và thức ăn đóng vai trò quan trọng nhất sau đó là kẻ thù tự nhiên.
Qua điều tra định kỳ cho thấy, do thời tiết năm 2005 mùa đông có vài đợt nhiệt độ cao làm cho lộc non của vải ra nhiều vì vậy mà các loài sâu cuốn lá xuất hiện ngay từ đầu tháng 1 và cao nhất ở hai thời điểm tháng 2 (31,58 con/cây, ngày 20/02/06) và tháng 4 (50,7 con/cây, ngày 17/04/2006). Tại hai thời điểm này các cây điều tra định kỳ cho lộc non tương đối nhiều, nhiệt độ ấm áp là điều kiện thuận lợi cho các loài sâu phát triển đặc biệt là sâu cuốn lá. Còn ở tháng 3 mật độ các loài sâu cuốn lá giảm xuống (3,65 con/cây, ngày 20/03/2006) vì các lá non ở cây điều tra định kỳ chuyển dần sang bánh tẻ và lá già, trời mưa và rét… Tuy nhiên qua điều tra bổ xung ở nhiều điểm khác trên địa bàn Nông trường thì thấy mật độ sâu cuốn lá vẫn cao, gây hại mạnh. Điều đó cho kết luận: Các loài sâu cuốn lá gây hại mạnh bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 5. Đây là thời điểm mật độ và mức độ hại cao nhất, gây ảnh hưởng đến cây nhiều nhất. Sau đó mật độ bắt đầu giảm dần và giảm nhanh ở giữa và cuối tháng 5 (8,26 con/cây, ngày 15/05/ 2006) do lượng thức ăn giảm nhiều, điều kiện thời tiết không thuận lợi…
5.2.2.3. Nhịp điệu đẻ trứng
Bảng 3.7: Nhịp điệu đẻ trứng của trưởng thành:
Chỉ tiêu
Đợt nuôi
T.G vũ hoá-
giao phối
(ngày)
T.G giao phối-đẻ trứng
(ngày)
Số trứng đẻ hàng ngày (quả)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đợt nuôi 1
Đợt nuôi 2
1
1
1
1
20,6
7,4
44,55
20,26
34,85
26,2
24,75
15,46
15,3
6,66
8,5
2,6
5,55
0,86
3,45
0,2
2,75
0,8
Số trứng đẻ/ngày
Số ngày đẻ
Biểu đồ 2: Nhịp điệu đẻ trứng của trưởng thành
Nuôi ghép đôi 10 cặp bướm trong lọ nhựa trong có dung tích 5 (lit), mỗi cặp được nuôi trong một lọ nhựa có đánh số thứ tự 1 – 10, ở điều kiện nhiệt độ trung bình 22,630C, ẩm độ trung bình 83%, hàng ngày thay dung dịch mật ong 10% để nuôi trưởng thành và lá non để làm nơi đẻ trứng cho bướm. Kết quả cho thấy trưởng thành sau khi vũ hoá 12 – 27 giờ bắt đầu giao phối và sau giao phối 6 – 24 giờ thì đẻ trứng. Bướm đẻ đạt đỉnh cao nhất ở ngày thứ 2 là 44,55 quả; ngày thứ 3 lượng trứng đẻ giảm xuống còn 34,85 quả, sang ngày thứ 4 là 24,75 quả. Đến ngày thứ 5 lượng trứng đẻ ít hơn ngày thứ nhất chỉ được 15,3 quả, các ngày sau lượng trứng đẻ giảm dần, sang ngày thứ 9 là 2,75 quả và ngày thứ 10 là 0,8 quả. Trong thời gian sống, mỗi bướm cái đẻ thấp nhất 25 quả, cao nhất 263 quả, trung bình 158,8 ± 71,81quả.
Trong điều kiện nhiệt độ trung bình 26,060C và ẩm độ trung bình 88,15% cũng cho bướm ăn mật ong tỉ lệ 10% thay lá non hàng ngày cho bướm đẻ trứng. Kết quả cho thấy ở đợt nuôi này, tỷ lệ trứng đẻ ít hẳn. Bướm đẻ đạt đỉnh cao nhất vào ngày thứ 3 đạt 26,2 quả, còn ở ngày thứ 2 có đẻ nhiều hơn ngày thứ nhất và được 20,26 quả, sang ngày thứ 4 trở đi giảm dần và đến ngày thứ 8 chỉ có 0,2 quả. Mỗi bướm cái đẻ thấp nhất 10 quả, cao nhất 131 quả, trung bình chỉ đạt 79,66 ± 30,02quả.
Như vậy bướm ở trong điều kiện nhiệt độ trung bình 18,80C có khả năng đẻ nhiều hơn bướm nuôi trong nhiệt độ trên 260C. Bướm được ăn mật ong 10% có thời gian đẻ dài hơn và số lượng trứng đẻ cũng nhiều hơn so với bướm không được ăn thêm.
5.2.2.4.Quá trình phát triển của sâu cuốn lá Olethreutes leucaspis Meyrick:
+ Thời gian phát triển của pha trứng:
Bảng 3.8: Thời gian phát dục của pha trứng:
Chỉ tiêu
đợt nuôi
Tỷ lệ nở (%)
Thời gian phát triển (ngày)
Max
min
TB
đợt nuôi 1
đợt nuôi 2
100
93,75
10
8
9
7
9,47 ± 0,50
7,42 ± 0,73
Nhận xét: Theo dõi thời gian phát triển của trứng vào trung tuần tháng 2 khi nhiệt độ trung bình là 18,80C, ẩm độ trung bình là 87% cho thấy thời gian phát dục ngắn nhất là 9 ngày dài nhất là 10 ngày, trung bình 9,47 ± 0,50ngày, tỷ lệ nở của trứng cũng là cao nhất 100%. Vào hạ tuần tháng 4 khi nhiệt độ trung bình 26,060C, ẩm độ trung bình 88,15% thì thời gian phát triển của trứng ngắn nhất là 7 ngày, dài nhất là 8 ngày, trung bình 7,42 ± 0,73ngày, tỷ lệ nở của trứng đạt 93,75%. Như vậy ta thấy tỷ lệ nở của trứng ở cả hai đợt nuôi là rất cao, khi nhiệt độ tăng dần lên, thời tiết ấm áp thì thời gian phát dục là giảm xuống từ 1 - 2 ngày.
+ Thời gian phát triển của ấu trùng:
Bảng 3.9: Thời gian phát triển của ấu trùng:
Chỉ tiêu
đợt
nuôi
Số tuổi
Tỷ lệ sống(%)
Thời gian phát triển (ngày)
1
2
1
2
Max
min
TB
Max
min
TB
Tuổi 1
Tuổi 2
Tuổi 3
Tuổi 4
Tuổi 5
69,79
53,33
93,72
99,57
98,48
75
82,5
82,5
90,62
95,83
6
6
3
5
8
3
3
2
3
5
4,47±0,70
3,64±0,86
2,26±0,46
3,92±0,51
6,33±1,03
5
4
5
5
7
3
2
3
3
5
3,70±0,82
2,9±0,88
3,50±0,71
3,75±0,89
5,66±0,82
TB
82,78
85,29
Tổng
28
16
20,62±1,48
26
16
19,51±1,04
Nhận xét: Khi nuôi đợt 1 trong điều kiện nhiệt độ là 18,80C, ẩm độ trung bình 87% thì thời gian phát triển trung bình của sâu non là 20,62±1,48ngày, trong đó thời gian phát triển của từng tuổi; tuổi 1 là 4,47 ± 0,70ngày, tuổi 2 là 3,64 ± 0,86ngày, tuổi 3 là 2,26 ± 0,46ngày, tuổi 4 là 3,29 ± 0,51ngày, tuổi 5 là 6,33 ± 1,03ngày. Như vậy ở tuổi 3 có thời gian phát triển ngắn nhất. Xét về tỷ lệ sống thì ở tuổi 1 và tuổi 2 do điều kiện thời tiết nhiệt độ thấp, khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh là không cao nên tỷ lệ sống ở tuổi 1 đạt 68,79%, tuổi 2 bị chết nhiều, tỷ lệ sống đạt 53,33%. Sang tuổi 3 tỷ lệ sống tăng cao 93,72% và cao nhất ở tuổi 4 và tuổi 5, do sâu non lúc này đã lớn, có sức chống đỡ tốt hơn với điều kiện ngoại cảnh. Tỷ lệ sống trung bình của ấu trùng khá cao đạt 82,78%.
Trong điều kiện nhiệt độ 26,060C, ẩm độ 88,15% ở thời điểm này nhiệt độ tăng dần, thời tiết ấm áp thì thời gian phát triển của ấu trùng ngắn hơn so với đợt nuôi trước trung bình là 19,52 ± 1,04ngày. Qua bảng 8 cho thấy thời gian phát triển ngắn nhất là ở tuổi 2 đạt 2,90 ± 0,71ngày, ở tuổi 1, tuổi 3 và tuổi 4 thì thời gian phát triển trung bình là gần như nhau, và dài nhất là ở tuổi 5: 5,66 ± 0,82ngày. Xét về tỷ lệ sống qua từng tuổi là khá cao, khả năng sống ở tuổi 1 và tuổi 2 là cao hơn so với tuổi 1 và tuổi 2 ở đợt nuôi 1, do lúc này điều kiện thời tiết thuận lợi hơn cho sự phát triển của sâu non. Tỷ lệ sống trung bình của ấu trùng đạt 85,29% cao hơn đợt nuôi 1 (82,78%). Ở tuổi 5 tỷ lệ vào nhộng là khá cao. Hầu hết các ấu trùng sống đều khoẻ mạnh, đẫy sức, tỷ lệ vào nhộng ở đợt nuôi 1 đạt 98,48%, ở đợt nuôi 2 đạt 85,29%.
+ Thời gian phát triển của nhộng:
Bảng 3.10: Thời gian phát triển của nhộng:
Chỉ tiêu
đợt nuôi
Thời gian phát triển (ngày)
Tỷ lệ nhộng vũ hoá (%)
Max
min
TB
đợt nuôi 1
đợt nuôi 2
17
13
9
9
13,69
46,25
47,93
46,25
Qua bảng 9 cho thấy thời gian phát triển của nhộng là khá dài tới 17 ngày (ở đợt nuôi 1) khi nhiệt độ trung bình là 18,80C, ẩm độ trung bình là 87% là 13 ngày ở đợt nuôi 2 (nhiệt độ trung bình 26,060C, ẩm độ trung bình 88,15%), thấp nhất là 9 ngày. Khi nhiệt độ tăng lên, thời tiết ấm áp thì thời gian phát dục của nhộng giảm từ 2 - 3 ngày so với thời tiết lạnh, nhiệt độ thấp. Thời gian phát triển trung bình ở đợt nuôi 1 là 13,69 ± 2,06ngày, ở đợt nuôi 2 là 10,88 ±1,27ngày. Tỷ lệ nhộng vũ hoá ở cả hai đợt nuôi đều thấp, ở đợt 1 tỷ lệ vũ hoá trung bình là 47,93%, ở đợt nuôi 2 tỷ lệ vũ hoá trung bình là 46,25%.
+ Thời gian phát triển của trưởng thành:
Bảng 3.11: Thời gian phát triển của trưởng thành:
Chỉ tiêu
đợt
nuôi
Khả năng đẻ trứng (quả/ngày)
Thời gian sống của con cái (ngày)
Thời gian sống của con đực (ngày)
Max
min
TB
Max
min
TB
đợt nuôi 1
đợt nuôi 2
18,84
12,33
13
12
7
5
11,04±2,24
9,66±1,76
13
8
4
3
8,30±1,82
5,33±1,95
Nhận xét: Trong điều kiện nhiệt độ trung bình: 18,80C, ẩm độ trung bình là 87% trưởng thành được ăn mật ong có thời gian sống dài nhất là 13 ngày, thấp nhất 7 ngày và trung bình là 11,04 ± 0,24ngày đối với trưởng thành cái. Còn với bướm đực, thời gian sống dài nhất 13 ngày, thấp nhất 4 ngày, trung bình là 8,30 ± 1,82ngày. Đối với trưởng thành không được ăn thêm thì thời gian sống chỉ có 5 - 6 ngày. Khả năng đẻ trứng của con cái trung bình đạt 18,84 quả/ ngày cao hơn khả năng đẻ trứng của con cái nuôi trong đợt 2 chỉ đạt 12,33 quả/ngày, trong khi những con không được ăn thêm khả năng đẻ trứng giảm hẳn trung bình đạt 4,93 quả/ ngày.
Ở điều kiện nhiệt độ trung bình 26,060C, ẩm độ trung bình là 88,15%, trưởng thành được ăn mật ong có thời gian sống dài nhất 12 ngày, thấp nhất 5 ngày và trung bình là 9,66 ± 0,98ngày đối với trưởng thành cái. Còn với trưởng thành đực thời gian sống dài nhất 8 ngày, thấp nhất 3 ngày, trung bình đạt 5,33 ± 2,10ngày.
Như vậy ở 2 khoảng nhiệt độ và ẩm độ khác nhau thì nuôi trưởng thành ở đợt 1 có thời gian sống lâu hơn, khả năng đẻ trứng cao hơn, trưởng thành được ăn mật ong có thời gian sống dài hơn so với trưởng thành không được ăn thêm.
Bảng 3.12: Vòng đời của sâu cuốn lá Olethreutes leucaspis Meyrick.
Điều kiện thời tiết(T0&RH%)
Các pha phát dục
Tỷ lệ sống TB (%)
Thời gian phát dục ( ngày)
Max
min
TB
T0: 18,80C
RH: 87%
Trứng
Ấu trùng
Nhộng
Tiền đẻ trứng
Vòng đời
100
82,78
47,93
10
28
17
2
57
9
16
9
1
35
9,47±0,50
20,62±1,48
13,69±2,06
1,43±05
45,24±0,83
T0: 26,060C
RH:88,15%
Trứng
ấu trùng
Nhộng
Tiền đẻ trứng
Vòng đời
93,75
85,29
46,25
8
26
13
2
49
7
16
9
1
33
7,42±0,73
19,51±1,04
10,88±1,27
1,33±0,42
39,22±7,59
5.3. Vai trò của các loài thiên địch trong việc tiêu diệt sâu hại:
Trong công tác phòng trừ sâu hại nhãn vải người ta sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, song chiếm ưu thế nhất, thường dùng nhất đó là biện pháp hoá học. Biện pháp này có thể giúp người trồng vải chặn đứng các đợt dịch, tiêu diệt sâu bệnh hại một cách nhanh chóng khi chúng ở mật độ cao… Tuy nhiên biện pháp này lại mang lại nhiều điều không có lợi cho con người như: Làm ảnh hưởng tới môi trường sống, làm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm bầu không khí, ô nhiễm nguồn nước từ đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ con người, gia súc và các sinh vật có ích, làm chết các loài thiên địch, làm ảnh hưởng đến đời sống của ong mật và chất lượng mật…
Biện pháp hiện nay được các nhà khoa học quan tâm nhất cũng như người làm vườn đang muốn chú trọng học hỏi. Đó là biện pháp sinh học, sử dụng trong phòng trừ tự nhiên. Việc lợi dụng các loài kí sinh, bắt mồi của sâu hại nhằm khống chế mật độ sâu ở dưới mức gây hại tức là vẫn để cho chúng tồn tại với lượng rất thấp trên sinh quần nhưng mức độ gây hại của chúng ở dưới ngưỡng kinh tế.
Thực tế cho thấy các loài ký sinh và bắt mồi cũng khá phong phú, chúng thường xuất hiện và làm giảm mật độ sâu hại đáng kể. Nếu ta biết điều khiển, nhân nuôi, tạo điều kiện cho chúng phát triển thì hiệu quả mang lại là rất cao, khả năng khống chế dịch hại tốt lại không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, không ảnh hưởng tới môi sinh, môi trường. Tuy nhiên biện pháp này đòi hỏi phải có thời gian nghiên cứu, và theo dõi thường xuyên vì vậy cần phải có những người có trình độ chuyên môn, kiến thức sinh hoc rộng…
Các loài ký sinh và bắt mồi của sâu cuốn lá qua thực tế điều tra, tiến hành thu mẫu ngoài tự nhiên về nuôi, theo dõi thấy có hai loài kí sinh đó là ong đen ký sinh ấu trùng tuổi 3 và ruồi ký sinh ấu trùng, nhộng sâu cuốn lá. Mức độ ký sinh được thể hiện ở bảng 12:
Bảng 3.13: Mức độ ký sinh của thiên địch.
TT
Loài ký sinh
Pha ký sinh
Tỷ lệ ký sinh (%)
1
2
Ong đen ký sinh
Ruồi ký sinh
Ấu trùng
Nhộng
13,33
6.66
Trong khuôn khổ đề tài cũng như điều kiện thực tập với thời gian ngắn (6 tháng), chúng tôi không có điều kiện đi sâu nghiên cứu hết và thật chuẩn xác về các loài ký sinh sâu cuốn lá. Qua thực tế thu mẫu về nuôi ở các pha với 15 cá thể ở mỗi pha và mỗi cá thể cho vào 1 lọ nuôi có đánh số thứ tự ở các lọ, trong điều kiện nhiệt độ trung bình 18,80C, ẩm độ trung bình là 87%. Kết quả cho thấy, tỷ lệ ong đen ký sinh ở pha ấu trùng là 13,33%, ruồi ký sinh ở pha nhộng là 6,66%. Các loài bắt mồi của sâu cuốn lá qua điều tra định kỳ hàng tuần và điều tra bổ xung cho thấy có loài chủ yếu sau: Bọ xít hoa ăn thịt, bọ xít hoa vai nhọn, bọ xít mai rùa…
5.4. Đề xuất một số biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá:
Qua thưc tế điều tra nghiên cứu, thăm đồng ruộng với điều kiện thực tế của Nông trường Hà trung chúng tôi xin đưa ra một số biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá như sau:
Hiện nay biện pháp phòng từ sâ hại tốt nhất đó là sử dụng phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM, trong đó có ý nghĩa quan trọng đầu tiên là biện pháp canh tác. Làm tốt biện pháp này có thể phòng và hạn chế đựoc sâu bệnh hại rất tốt. Qua điều tra thực tế những vườn vải rậm rạp, cỏ mọc um tùm thường bị gây hại mạnh, những vườn vải gần nhà dân, khe sông suối bị hại nặng hơn ở những vườn khác. Vì vậy việc vệ sinh vườn vải như làm sạch cỏ, phát quang bờ bụi làm hạn chế chỗ trú ngụ của trưởng thành. Đối với cây vải nên tạo tán, tỉa bỏ những cành vô hiệu để cây vải được gọn, thông thoáng có sức chống chịu tốt, hạn chế sự phát sinh của sâu bệnh hại. Việc làm này có ý nghĩa quan trọng cho nên cần phải thăm và chăm sóc vườn thường xuyên
. Biện pháp cơ giơí vật lý: Làm vợt để bắt trưởng thành, tập trung khua trưởng thành ở những cây vải râm rạp có nhiều tán, cành xà sát mặt đất, bắt và tiêu diệt. Có thể dùng bả chua ngọt trộn với thuốc hoá học để tiêu diệt, hay lợi dụng su tính ánh sáng dụ trưởng thành bay vào đèn bắt và tiêu diệt…
. Biện pháp sinh học: Sử dụng các loài ký sinh, bắt mồi trong tự nhiên.
. Biện pháp hoá học: Chỉ áp dụng biện pháp này khi mật độ sâu hại lên cao, gây hại lộc non nhiều, cần xem sét thời tiết trước khi phun, không nên phun thuốc khi trời sắp mưa, hay khi có gió to… Một số loại thuốc có thể sử dụng như: Oncol 20ND, Nitox 30EC, Sagolex 30EC, Netoxin 90WP – 95WP, Biocin 16WP, Sapen Alpha 5EC, Lancer 75SP…. phun đúng theo liều lượng và khuyến cáo trên chỉ dẫn. Nên phun khi bướm ra rộ, hay khi sâu non tuổi 1 nở nhiều mật độ cao, chưa kịp cuốn vào lá như vậy hiệu quả sẽ tốt hơn.
VI. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ:
6.1.Kết luận:
. Qua điều tra thu thập thành phần loài sâu hại trên vải là rất phong phú 57 loài. Trong đó có 30 loài sâu hại bộ cánh vẩy.
. Thành phần thiên địch trên vải cũng khá phong phú, điều tra thu được 15 loài.
. Nghiên cứu đặc điểm hình thái: Pha trứng có hình tròn, đường kính từ 0,06 – 0,1cm, trung bình 0,0779±0,004cm. Pha ấu trùng: ấu trùng tuổi 1 dài trung bình 0,1553±0,007cm, rộng 0,0157±0,002cm, kích thước tăng dần qua từng tuổi, tuổi 5 đẫy sức có chiều dài trung bình là 1,4112±0,003cm, rộng 0,1366±0,005cm. Nhộng sâu cuốn lá có màu vàng cánh gián, ngực bụng có màu xanh dài trung bình: 0,7997±0,046cm, rộng 0,1712±0,003cm. Trưởng thành, bướm đực có chiều dài thân trung bình 0,6269±0,033cm, rộng 0,0861±0,006cm; chiều dài sải cánh 0,7776±0,009cm, rộng 0,3815±0,016cm. Bướm cái chiều dài thân 0,6905±0,027cm, rộng 0,1106±0,003cm; chiều dài sải cánh 0,7963±0,009cm, rộng 0,4258±0,001cm.
. Tập tính hoạt động: Trưởng thành sau vũ hoá từ 1 - 2 ngày thì giao phối và bắt đầu đẻ trứng, sâu non mới nở rất linh hoạt gặm ăn mô lá, sâu từ tuổi 2 đến tuổi 5 cuốn lá làm tổ và phá hại…
. Biến động số lượng thay đổi tuỳ theo điều kiện thời tiết, nguồn thức ăn và thiên địch. Tuy nhiên có hai thời điểm sâu cuốn lá phát sinh gây hại mạnh nhất là trung tuần tháng 2 và hạ tuần tháng 4.
. Bướm trong điều kiện nhiệt độ trung bình 18,80C có khả năng đẻ nhiều hơn bướm nuôi ở nhiệt độ trên 260C. Bướm được ăn mật ong 10% có thời gian đẻ dài hơn và số lượng trứng đẻ cũng nhiều hơn so với bướm không được ăn thêm.
. Thời gian phát dục của pha trứng ở đợt nuôi 1 là 9,47 ± 0,50ngày, ở đợt nuôi 2 là 7,42 ± 0,73ngày; của ấu trùng nuôi đợt 1 là 20,62 ± 1,48ngày, đợt 2 là 19,51 ± 1,04ngày; nhộng nuôi đợt 1 là 13,69 ± 2,06ngày, đợt 2 là 10,88 ± 1,27ngày. Thời gian phát dục của trưởng thành cái là 10,35 ± 0,97ngày, của trưởng thành đực 6,82 ± 2,1ngày.
. Thành phần thiên địch của sâu cuốn lá là: ong đen ký sinh, ruồi ký sinh, bọ xít ăn thịt…
6.2. Đề nghị:
- Qua những điều tra nghiên cứu bước đầu cho thấy thành phần loài sâu hại vải trên địa bàn Nông trường Hà Trung là rất phong phú, cần tiếp tục điều tra, nghiên cứu kỹ và sâu rộng hơn các loài sâu hại và thiên địch để từ đó có những bước đi và phương pháp chọn lựa đúng trong khâu bảo vệ và chăm sóc vườn vải phù hợp với điều kiện tự nhiên của Nông trường.
- Loài sâu cuốn lá Olethreutes leucaspis Meyrick là loài sâu hại có ý nghĩa kinh tế, phá hại mạnh từ tháng 2 đến tháng 5, cần theo dõi diễn biến mật độ và lên kế hoạch phối hợp các biện pháp phòng trừ sao cho có hiệu quả cao.
- Đây mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu, chắc chắn không thể tránh được những sai sót, mong được sự góp ý tận tình và chỉ bảo của các thầy cô, bạn bè trong ngành để sau này ra thực tế công tác sẽ làm được tốt hơn.
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Tài liệu trong nước:
1.Viện BVTV (1976). Kết quả điều tra côn trùng 1967 - 1968.
2. Chi cục BVTV Bắc Giang. Phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại trên vải thiều. Tạp chí BVTV, số 4/2004.
3. Viện BVTV (1999). Kết quả điều tra côn trùng và bệnh hại Cây ăn quả ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Đường Hồng Dật (2003). Hỏi đáp về cây nhãn, cây vải. NXB Hà Nội.
5. Vũ Công Hậu (1999). Trồng cây ăn quả ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Trần Huy Thọ, Đào Đăng Tựu, Trương Văn Hàm (1996). Một số kết quả nghiên cứu về sâu hại chủ yếu trên một số cây ăn quả ở miền Bắc Việt Nam. Tuyển tập công trình nghiên cứu của viện BVTV 1990 - 1995.
7. Nguyễn Văn Huỳnh, Võ Thanh Hoàng (1997). Sâu bệnh hại cây ăn trái. NXB Nông nghiệp.
8. Nguyễn Xuân Hồng (1999). Kết quả điều tra bước đầu thành phần sâu bệnh hại ở Lục Ngạn – Bắc Giang và Chương Mỹ – Hà Tây. NXB Nông nghiệp.
9. Phạm Đình Sắc, Vũ Quang Côn (2003). Thành phần, số lượng và sự trú ngụ của nhện (araneae) trên cây vải vùng Mê Linh – Vĩnh Phúc. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống. NXB Khoa học và Kĩ thuật.
10. Trần Thế Tục, Ngô Hồng Bình (1999). Kỹ thuật trồng vải. NXB Nông nghiệp Hà Nội.
11. Đỗ Mạnh Hùng (2001). Bảo quản, chế biến và những giải pháp phát triển ổn định cây vải nhãn. NXB Nông nghiệp.
12. Nguyễn Xuân Thành, Phạm Quỳnh Mai (2003). Ong ký sinh trứng bọ xít nhãn vải và ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến chúng. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống. NXB Khoa học và Kĩ thuật.
13. Nguyễn Xuân Thành, Phạm Quỳnh Mai (2003). Thành phần biến động số lượng loài bọ rùa phổ biến Harmonia sedecimnotata Fabr trên cây vải tại Sóc Sơn – Hà Hội. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống. NXB Khoa học và Kĩ thuật.
14. Viện nghiên cứu rau quả (1988). Tuyển tập công trình nghiên cứu cây ăn quả và cây công nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Hội.
15. Viện nghiên cứu rau quả (1970). Kết quả nghiên cứu khoa học về rau quả. NXB Nông nghiệp, Hà Hội.
16. Nguyễn Xuân Thành (1999). Côn trùng, vi sinh vật trên vải thiều tại Quảng Ninh và Thanh Hoá, biện pháp lợi dụng và điều khiển chúng. Kỷ yếu hội nghị khoa học, công nghệ và môi trường các tỉnh miền núi phía Bắc lần thứ 7 – Hà Giang 11/1999.
17. Nguyễn Xuân Thành (2002). Kịch bản phim bướm đêm ăn lá và chích hút quả.
18. Nguyễn Xuân Thành (2002). Kết quả nghiên cứu bước đầu về thành phần các loài côn trùng và nhện hại tại Hà Nội và các vùng phụ cận. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia BVTV. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
19. Nguyễn Xuân Thành (2003). Thành phần côn trùng hại nhãn vải và thiên địch của chúng ở miền Bắc Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia BVTV. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
20. Nguyễn Xuân Thành (2000). Một số đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của hai loài bọ mắt vàng Chrysopa sp và Ankylopteryx sp (Chrysopidae) trên vải thiều Đông Triều – Quảng Ninh. Tạp chí sinh học, tháng 3 năm 2000.
21. Nguyễn Xuân Thành (1999). Thử nghiệm một số chế phẩm thiên nông trên cây vải thiều. Kỷ yếu hội nghị khoa hoc, công nghệ và môi trường các tỉnh miền núi phía Bắc lần thứ 7 – Hà Giang 11/1999.
22. Trần Thế Tục (2000). 100 câu hỏi về cây vải. NXB Nông nghiêp, Hà Nội.
23. Đào Đăng Tựu, Trần Huy Thọ và cộng tác viên (1999). Một số kết quả nghiên cứu về sâu hại vải và biện pháp phòng trừ. Tuyển tập công trình nghiên cứu của BVTV 1996 – 2000. NXB Nông nghiệp.
24. Đào Đăng Tựu, Lê Văn Trịnh, Trần Huy Thọ (2003). Một số kết quả nghiên cứu về sâu hại nhãn vải và biện pháp phòng trừ. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia BVTV. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
25. Lê Văn Thuyết và cộng tác viên (1999). Kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây vải. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
26. Tôn Thất trình (2000). Tìm hiểu về các loại cây ăn trái có triển vọng xuất khẩu. NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
27. Nguyễn Danh Vàm (1998). Bộ cánh cứng ăn lá nhãn. Tạp chí BVTV số 3, năm 1998.
28. Cục BVTV (1995). Phương pháp điều tra và phát hiện sâu bệnh hại cây trồng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
29. Ngô Thế Dân (2000). Kinh nghiệm trồng vải thiều ở Lục Ngạn. NXB Nông nghiệp.
30. Nguyễn Văn Dũng, Trần Trọng Tá, Vũ Triệu Hưng (2000). Bình tuyển, khảo nghiệm một số giống vải chín sớm ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam. Kết quả nghiên cứu rau quả 1998 – 2000, Viện nghiên cứu rau quả. NXB Nông nghiệp.
31. Hà Quang Hùng (1998). Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng Nông nghiệp. NXB Nông nghiệp.
32. Trần Quan Hùng (1995). Thuốc BVTV. NXB Nông nghiệp.
33. Trần Văn Lài (2000). Phát triển rau quả - chiến lược quan trọng trong nền nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu rau quả 1998 – 2000. Viện nghiên cứu rau quả. NXB Nông nghiệp.
34. Nguyễn Trần Oánh (1996). Giáo trình hoá BVTV Nông nghiệp.
35. Trần Thế Tục (1998). Giáo trìng cây ăn quả. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
36. Trần Thế Tục (1999). Hỏi đáp về nhãn vải. NXB Nông nghiệp, Hà Nội
37. Hồ Khắc Tín (1998). Giáo trình côn trùng học Nông nghiệp, tập 1,2. NXB Nông nghiệp.
38. Lê Lương Tề (2001). Bọ xít nhãn vải. Tạp chí BVTV, số 3/ 2001.
39. Phạm Chí Thành (1982). Giáo trình phương pháp thí nghiệm đồng ruộng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
40. Nguyễn Công Thuật (1995). Phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng – nghiên cứu và ứng dụng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Tài liệu nước ngoài:
41. Tan Shi Dong, Wei jin Dao, Lan Ru Xing, Wei Jin Xian. Study on the structure and dynamics of pest community in lychee orchard. Actaphytopphylacica sinica, 1999.
42. Waterhose, D.F (ACIAR: Consultan in plant protection). The Maior Arthropod pest and weed of Agricultare in suotheast Asia. Distribution ionprotance and Origin. Canberra, Autralia – 1993.
43. J.E. Pena, T. Vasquez, R. Duncan and J. Brown (2001). Crocidocema new species (lepidoptera: totricidae) Anew threat to litchi chinensis in Florida. Proc. Interamer. Soc. Trop. Hort. 44: 85 – 91.
44. Lili Ying Wang Ren and Waterhose.D.F. The distribution and importance of arthopod pests and weeds of Agriculture and Forestry plantations in suotherm China. Canberra 1997.
45. Rajpal Singh, Chopra, S.K, Singh. K. flower visitor of litchi and theirrole in pollinnation and fruit production. Pest Management and Economic zoology, 1998. Vol.6, No. 1, pp.1 – 57 ref.
46. Yang ki Chun, Lou Qi Hao. A rew genus ang species of gall midge (Dipera Cecidommyiidao) infesting litchi from China. Entomotaxonomia 1999. Vol. 21, No2, pp.129 – 132.3 ref. Issn: 1000 – 7482.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tình hình nghiên cứu thiên địch và biện pháp phòng trừ sâu hại.docx