Đề tài Tình hình phát triển sản xuất Cao su trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Cây Cao su có tên gốc là cây Hêvê (Hévéa) mọc dọc theo sông Amazone ở Nam Mỹ và các vùng kế cận, là cây của vùng nhiệt đới xích đạo. Cây Cao su được nhập vào nước ta năm 1897, trải qua 110 năm cây cao su ở Việt Nam đã trở thành cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Sản phẩm chính của cây Cao su là mủ cao su được dùng làm nguyên liệu chủ yếu cho nhiều ngành công nghiệp; bên cạnh đó, sản phẩm phụ của cây cao su như hạt cao su cho tinh dầu quý, gỗ cao su làm nguyên liệu giấy, làm hàng mộc phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu ., cây cao su còn có vị trí quan trọng trong việc bảo vệ đất và cân bằng sinh thái. Hiện nay, giá Cao su tổng hợp tăng cao và chịu ảnh hưởng của giá dầu thô nên nhiều nước đã chuyển sang sử dụng cao su thiên nhiên. Tuy nhiên, năng lực sản xuất cao su thiên nhiên không đủ đáp ứng theo tốc độ của nhu cầu cùng với mức sống cải thiện và sự tăng trưởng dân số trên thế giới. Tình trạng thiếu cao su thiên nhiên đã được dự đoán từ những thập niên trước đây, nhu cầu cao su thiên nhiên trên thế giới gia tăng đã khuyến khích nhiều nước mở rộng diện tích cao su, thậm chí cả ở những vùng có điều kiện môi trường ít thuận lợi và người trồng đã tăng đầu tư, thâm canh để đạt năng suất cao. Việt Nam là nước xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn thứ tư sau Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Lượng cao su thiên nhiên xuất khẩu năm 2005 đạt 587.000 tấn, trị giá 804 triệu USD, năm 2006 đạt 690.000 tấn, trị giá 1,27 tỷ USD và là mức cao nhất từ trước đến nay. Với kết quả này, cao su đã trở thành mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị xếp thứ hai sau gạo trong năm 2005, chiếm 2,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Điều này cho thấy tiềm năng kinh tế đem lại từ cây cao su là rất lớn. Thực hiện phát triển cao su tiểu điền tại Thừa Thiên Huế đã góp phần thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; giải quyết việc làm, định canh định cư đối với đồng bào vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy vậy thực trạng việc phát triển sản xuất cao su ở Thừa Thiên Huế còn nhiều vấn đề đáng quan tâm đó là phần lớn diện tích trồng cao su có độ dốc cục bộ lớn, manh mún, thời tiết khí hậu không ưu đãi; hơn nữa, Thừa Thiên Huế được xem là vùng ngoài truyền thống về phát triển cây cao su, người dân địa phương mới bắt đầu thích nghi, trình độ tay nghề chưa có, cán bộ kỹ thuật thiếu, yếu . Hương Trà là một huyện đồng bằng của tỉnh Thừa thiên Huế có đầy đủ các dạng địa hình từ vùng đồi núi, đồng bằng đến đầm phá ven biển. Bên cạnh những lợi thế để phát triển sản xuất công nghiệp, dịch vụ; Hương Trà cũng có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, đất đai, mặt nước để phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng và phong phú. Tuy nhiên trong những năm qua, sản xuất nông lâm ngư nghiệp trên địa bàn huyện tăng trưởng chưa cao, cơ cấu sản xuất nông lâm ngư nghiệp chuyển dịch chậm, kinh tế trang trại chưa phát triển. Trong những năm gần đây, theo định hướng phát triển kinh tế của tỉnh, diện tích trồng cây cao su trên địa bàn huyện đã phát triển nhanh chóng, góp phần không nhỏ đến việc cải thiện đời sống của người dân, cũng như thay đổi diện mạo nơi đây. Năm 1993 toàn huyện trồng được 67,69 ha (thuộc 92 hộ), đến năm 2005 quy mô diện tích đã được mở rộng lên đến 2007 ha (thuộc 1.524 hộ) và đến nay diện tích cao su trên địa bàn huyện đã lên đến 2.156 ha (thuộc 1.715 hộ). Mô hình trồng cây cao su trên địa bàn huyện Hương Trà đã đạt được những thắng lợi bước đầu quan trọng, bên cạnh đó vẫn bộc lộ nhiều hạn chế nhất định làm ảnh hưởng đến việc phát triển cao su tiểu điền không đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất như mong muốn. Xuất phát từ tình hình thực tế đó, tôi đã chọn đề tài: “Tình hình phát triển sản xuất Cao su trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. * Mục đích, nội dung của đề tài: - Đánh giá thực trạng cũng như kết quả, hiệu quả sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất cao su trên địa bàn huyện trong thời gian tới. * Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng các phương pháp: - Phương pháp duy vật biện chứng để xem xét các hiện tượng trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. - Phương pháp phân tổ thống kê để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả và hiệu quả sản xuất, kinh doanh cây cao su. - Phương pháp phân tích chuỗi cung để phân tích quá trình tiêu thụ mủ Cao Su của nông hộ. - Phương pháp điều tra thống kê nhằm thu thập số liệu có liên quan đến đề tài. Số liệu thứ cấp được thu thập từ chính quyền và các ban ngành địa phương. Số liệu sơ cấp thu thập qua phỏng vấn các hộ trồng cao su tiểu điền, với số mẫu điều tra là 60 hộ, trong đó 30 hộ ở xã Hương Bình, 15 hộ ở xã Hương Thọ và 15 hộ ở Xã Bình Điền. - Phương pháp quy đổi tất cả các khoản đầu tư của các năm về hiện giá tại thời điểm hiện tại để xem xét năm hoàn vốn đầu tư của nông hộ. - Phương pháp phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình sản xuất Cao Su của nông hộ (Phương pháp phân tích ANOVA trên phần mềm SPSS) . Chúng tôi sử dụng phuơng pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên với kích thước mẫu là 60 hộ trồng cây cao su (30 hộ ở xã Hương Bình,15 hộ ở xã Hương Thọ và 15 hộ ở Xã Bình Điền). * Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Do nội dung nghiên cứu rộng nhưng thời gian hạn chế nên chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề: + Đối tượng: Tình hình phát triển sản xuất cao su của các hộ trên địa bàn huyện + Phạm vi: - Về không gian: Huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Về thời gian: Từ 2005 – 2008 với các số liệu thứ cấp và trong năm 2008 với các số liệu sơ cấp. Với năng lực còn hạn chế, đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ phía quý thầy cô và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn.

doc75 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5182 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình phát triển sản xuất Cao su trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oanh thu tăng so với năm thứ 2 và một đồng chi phí bỏ ra mang lại 1,42 đồng giá trị sản xuất nhưng so với mức tăng năm thứ hai thì lại có xu hướng giảm. Bảng 16: Hiệu quả sản xuất trên một ha cao su hàng hóa Chỉ tiêu Kiến thiết cơ bản Kinh doanh 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 T.c.phí (TC) 6.053 2.039 1.224 2.604 2.930 3.655 3.655 6.730 9.795 9.975 14.755 20.950 FV của TC 17.618 5.386 2.934 5.664 5.783 6.546 5.940 9.925 13.108 12.114 16.260 20.950 Tích lũy TC 17.618 23.004 25.938 31.602 37.385 43.931 49.871 59.796 72.904 85.018 101.278 122.228 GO - - - - - - - - 21.600 28.800 35.640 59.400 FV của GO - - - - - - - - 28.907 34.975 39.275 59.400 Tich lũy GO - - - - - - - - 28.907 63.882 103.157 162.557 GO – TC - - - - - - - - 11.805 18.825 20.885 38.450 (GO-TC)/TC - - - - - - - - 1,21 1,89 1,42 1,84 GO/ TC - - - - - - - - 2,21 2,89 2,42 2,84 HV Đầu tư - - - - - - - - (-43.997) (-21.136) 1.879 40.329 ĐVT: 1000đ Nguồn: Số liệu điều tra 2008 Với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, người dân trồng cao su trên địa bàn huyện đã có thêm nguồn vốn để cải tạo, đầu tư vào vườn cây, khắc phục ảnh hưởng của cơn bảo số 6, điều này đã mang lại nhiều kết quả khả quan. Doanh thu mang lại từ vườn cây là 35,640 triệu đồng/ha, tăng 23,8% so với năm thứ 2. Một đồng chi phí bỏ ra mang lại 2,42 đồng giá trị sản xuất. Đăc biệt, năm 2008 giá phân bón và thuốc BVTV tăng cao nên chi phí cũng tăng theo, đây cũng là năm Cao su được giá nên một đồng chi phí bỏ ra mang lại 2,84 đồng giá trị sản xuất, là dấu hiệu đáng mừng cho người dân trồng Cao su trên đất Hương Trà. Vào thời gian này vườn cây đã đi vào giai đoạn cho mủ ổn định, cùng với những thuận lợi trong yếu tố giá cả đầu ra đã tạo ra hiệu quả kinh tế rõ nét, điều này sẽ có tác động tích cực đến tâm lý người dân cũng như tương lai cây Cao su trên địa bàn huyện. Bảng 17: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trồng cây Cao Su Chỉ tiêu ĐVT Số lượng - Thời kỳ KTCB Năm 8 - Đầu tư KTCB bq/ha 1000 đ 28.890 - Năm hoàn vốn hoạt động Năm 9 - Năm hoàn vốn đầu tư Năm 11 - NPV năm thứ 11 1000 đ 1.879 Nguồn: số liệu điều tra năm 2008 Do cây cao su là cây trồng lâu năm, các khoản đầu tư được trải đều qua các năm. Vì thế, để tính toán thời gian thu hồi vốn đầu tư của các nông hộ chúng tôi đã tiến hành quy đổi các khoản đầu tư (TC), khoản thu (GO) trong quá khứ về giá trị tại cùng một thời điểm vào năm thứ 4 của thời kỳ kinh doanh (năm 2008) với lãi suất chiết khấu (lãi suất cho vay mỗi hộ) là 0,85%/tháng hay 10,2%/năm với thời hạn vay là 08 năm (theo ngân hàng NN & PTNT). Với cách tính như trên thì đến năm thứ 11 doanh thu tích lũy là 103,157 triệu đồng, trong khi đó tích lũy chi phí là 101,278 triệu đồng. Như vậy, thời điểm này doanh thu đã bù đắp được chi phí cho cả chu kỳ đầu tư, do đó năm thứ 11 là năm thu hồi vốn đầu tư của Hộ. 2.4. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG TRÀ Vấn đề tiêu thụ sản phẩm đầu ra được bà con đặc biệt quan tâm. Trước khi tiến hành trồng loại cây này nhiều hộ gia đình còn e ngại về vấn đề tiêu thụ nên không mạnh dạn đầu tư. Nhưng qua thực tế điều tra tình hình về thị trường đầu ra cho sản phẩm mủ cao su khá đảm bảo. Tham gia thu mua sản phẩm mủ Cao su của các hộ gia đình gồm có: các thương lái, nhà máy chế biến mủ cao su ở Hương Vân và Công ty Cao su tỉnh Quảng Trị (có sự hợp tác của MaiLaiXia) * Kênh tiêu thụ cao su của các hộ nông dân đi theo ba hướng chính sau: 2.4.1. Hướng thứ 1: Hộ trồng Cao su – Thương Lái – Công ty Cao su Quảng Trị Như đã trình bày trên sơ đồ 1, tỷ lệ mủ cao su được bán cho các thu gom trên địa bàn huyện ở khoảng 75 % tổng lượng mủ, điều này thể hiện người dân sau khi cạo mủ về muốn bán ngay cho thương lái thu mua tại nhà, bởi lẽ phần lớn họ không có phương tiện và cơ sở vật chất để bảo quản mủ, tâm lý ngại mủ bị hao hụt sau khi khai thác về. Bên cạnh đó, sản lượng mủ trên một nông hộ thường không nhiều nên họ không muốn đem mủ của mình đi bán nơi xa, đành bán cho các thương lái có phương tiện bảo quản và vận chuyển, việc “trao hàng- đổi tiền” lại diễn ra mau lẹ rất được lòng người dân nơi đây. Tất cả lượng mủ mà các thu gom mua được sẽ được tập trung bảo quản, xử lý sơ bộ sau đó được vận chuyển ra bán nhập cho công ty Cao su Quảng Trị để ăn chênh lệch giá. Công ty Cao su Quảng Trị tiến hành chế biến và xuất khẩu các sản phẩm Cao su tấm sang thị trường MaiLaixia, Singapore. 2.4.2. Hướng thứ hai: Hộ trồng Cao su - Công ty Cao su Quảng Trị Lượng mủ cao su mà người dân đem đi bán cho công ty cao su Quảng Trị ở mức 10% tổng lượng mủ. Bởi lẽ một số người dân có lượng mủ tương đối nhiều, có điều kiện bảo quản và phương tiện vận chuyển nên tập trung lượng mủ khoảng 3 đến 4 ngày rồi đem đi nhập. Nếu làm được điều này, người dân sẽ thu được thêm khoản tiền chênh lệch so với khi bán cho thương lái. Muốn bán sản phẩm của mình cho công ty, người nông dân phải tự túc phương tiện chuyên chở, thực hiện mua bán theo hợp đồng và thông thường công ty sẽ thanh toán ngay tại thời điểm bán. 2.4.3. Hướng thứ 3: Hộ trồng Cao su – Nhà máy chế biến mủ cao su Hương Vân – Xuất khẩu Tỉ lệ lượng mủ mà các hộ nông dân bán trực tiếp cho nhà máy sơ chế mủ cao su đóng tại xã Hương Vân ở mức 15 %. Do quãng đường vận chuyển mủ đến nhà máy Hương Vân ngắn hơn ra Quảng Trị nên tỉ lệ có cao hơn mặc dù giá thu mua có thấp hơn so với ở ngoài Quảng Trị. Sau khi thu mua xong, nhà máy chế biến mủ Hương Vân sẽ tiến hành chế biến thành mủ cốm để xuất khẩu theo đường tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc. Cụ thể, hướng tiêu thụ mủ Cao su của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Hương Trà thể hiện qua sơ đồ 1. Xuất khẩu Nhà máy chế biến mủ CS Hương Vân Công ty CS Quảng Trị Thương Lái 75 % 15% 10% Hộ trồng Cao su Dụng cụ sản xuất Lao động Phân bón + Hóa chất Giống Sơ đồ 1: Chuỗi cung Cao su và tỷ lệ khối lượng sản phẩm tiêu thụ qua các kênh * Phân tích chuỗi cung Cao su: Khác với các loại nông sản bình thường, cao su là cây công nghiệp dài ngày. Sản phẩm được khai thác không tập trung trong một khoảng thời gian nhất định mà thường kéo dài từ 8 – 9 tháng trong một năm (trung bình khai thác 18 - 20 ngày/ tháng). Ngay sau khi khai thác, mủ cao su phải được đưa ngay đến nhà máy chế biến, nếu để càng lâu sự hao hụt càng lớn và chất lượng mủ càng giảm do mủ cao su bị biến chất. Đặc điểm của huyện là có nhà máy chế biến ngay trên địa bàn nhưng sản lượng mủ bán cho nhà máy này chiếm tỉ trọng nhỏ (15%) do giá thu mua thường thấp hơn ở Quảng Trị nên mặc dù chi phí vận chuyển có cao song các thương lái vẫn chọn thị trường Quảng Trị để nhập mủ cao su. Do phải bỏ các chi phí thu gom, bảo quản sơ, vận chuyển, hao hụt... nên làm cho chênh lệch giá ở các điểm trong chuỗi cung là khá lớn. Sở dĩ có sự khác biệt này là so các nguyên nhân: * Để đứng ra làm đại lý trung gian hoặc tư thương thu mua sản phẩm từ nông hộ thì người mua cần có lượng vốn lớn, có khả năng kinh doanh, có thời gian và dám làm, phải tạo được mối làm ăn và kinh nghiệm. Trong khi đó, hầu hết người dân trên địa bàn huyện đều làm nghề nông, không có điều kiện về mặt thời gian để kết hợp với việc buôn bán suốt năm. Mặt khác, nguồn vốn lại có hạn, không có kiến thức về kinh doanh do vậy chỉ có một số ít người có khả năng thu mua sản phẩm mủ cao su. Do ít người mua nên sự cạnh tranh giữa những người mua không mạnh làm cho giá cả bị cầm chừng. * Hầu hết lượng mủ thu gom được đều được tập trung sau đó bán lại cho công ty cao su Quảng Trị, giá thu vào ở công ty được áp dụng như nhau cho tất cả các đối tượng nên không thu gom nào giám phá giá mua với mức giá quá cao từ nông hộ vì làm như vậy nguy cơ bị lỗ là rất lớn. Tuy nhiên, giá bán tại công ty chắc chắn cao hơn nhiều so với giá mà thương lái mua của người dân. Khảo sát toàn bộ chuỗi cung chúng ta có thể thấy được, giá trị của mủ cao su đã tăng dần lên trong quá trình tiêu thụ. - Sau khi khai thác tại vườn mủ cao su phải được đưa về hộ gia đình vì xe tải không thể lên tận lô Cao su để mua được, với chi phí khoảng 10.000đ/tạ (chi phí vận chuyển mủ). Để mủ không bị biến chất thì mủ phải được bảo quản và xử lý sơ bộ tại các hộ gia đình trước khi bán mủ cho các tư thương hoặc công ty cao su, chi phí cho công đoạn này khoảng 10.000đ/tạ. `- Nếu mủ được bán thông qua các thu gom trên địa bàn thì phải tốn thêm chi phí thu mua của các thu gom. Qua điều tra chúng tôi thấy rằng, thông thường thì các thu gom sẽ đến trực tiếp các hộ nông dân để thu mua mủ, phương tiện chủ yếu được sử dụng là xe máy hoặc xe lam, xe vận tải loại 3,5 tấn, chi phí thu mua khoảng 7000đ/tạ, sau đó các thu gom lại tiếp tục vận chuyển mủ đến công ty cao su. Nếu mủ được hộ bán trực tiếp cho công ty cao su thì người nông dân phải trực tiếp vận chuyển mủ, chi phí vận chuyển cũng vào khoảng 10.000đ/tạ. Như vậy, giá trị của mủ cao su đã tăng lên khoảng 15.000 đến 20.000đ/tạ cho việc xử lý mủ, bảo quản và vận chuyển đến nhà máy chế biến. Tuy chi phí tăng lên qua các khâu nhưng chất lượng mủ lại có xu hướng giảm xuống do bị lẫn tạp chất và biến đổi do ảnh hưởng của môi trường. Thực tế qua điều tra chúng tôi biết rằng, việc trao đổi buôn bán giữa thương lái và hộ trồng cao su không phải lúc nào cũng nhanh, vẫn có tình trạng ép giá, kì kèo, đây cũng là tình trạng thường thấy trong kinh doanh buôn bán nhỏ, tùy theo chất lượng mủ (tỉ lệ nước trong mủ nhiều hay ít) mà thương lái trừ 10 đến 20 kg trên 1 tạ mủ. Và giá tại công ty cao su Quảng Trị thường gấp 1,5 đến 2 lần giá mà thương lái trả cho người dân. Đây là khoản chênh lệch Marketing khá cao trong công tác tiêu thụ mủ cao su từ khâu sản xuất đầu tiên đến khâu chế biến cuối cùng. 2.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAO SU ĐỐI VỚI CÁC NÔNG HỘ 2.5.1. Các nhân tố vĩ mô * Chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển cao su tiểu điền Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nên các loại hình sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp nông thôn nước ta nói chung và huyện Hương Trà nói riêng đã có những bước tiến đáng kể. Mỗi người nông dân, cá nhân hay hộ gia đình có đủ điều kiện đều có thể tham gia vào nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh, từ đó nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống gia đình. Cụ thể, từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay nước ta đã có những chủ trương, chính sách về phát triển cao su tiểu điền như: - Ngày 15/02/1992, Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng đã ra quyết định nêu rõ: “Theo phương hướng, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2000, các cấp động viên cao độ sức lực, trí tuệ, tiền của của mọi thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau tham gia dự án để phủ xanh đất trống đồi núi trọc, rừng bãi bồi ven biển và mặt nước”. Xuất phát từ đó, các tỉnh có đất trống đồi núi trọc đã xây dựng các dự án để sử dụng một cách có hiệu quả nguồn lực đất đai của tỉnh mình. - Ngày 25/04/1998, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt dự án Đa dạng hóa nông nghiệp của Bộ NN & NT, nội dung bao gồm phát triển cao su tiểu điền bao gồm cả trồng mới 60.000 ha và khôi phục 17.600 ha cao su hiện có ở các tỉnh, trong đó có tỉnh Thừa Thiên Huế. - Ngày 29/07/1998, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 666 TTG về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện trồng mới 5 triệu ha rừng, trong đó cây cao su là một trong những cây được lựa chọn để thực hiện dự án. Chính sách của Nhà nước có vai trò quan trọng, có ý nghĩa định hướng trong sản xuất nông nghiệp. Từ những năm 60 đặc biệt là từ những năm 90 đến nay, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm định hướng phát triển cây cao su theo mô hình kinh tế hộ, điều này đã tạo một động lực rất lớn để cây cao su phát triển mạnh như hiện nay. Trên cơ sở các chính sách mà Đảng và Nhà nước đã đưa ra, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều quyết định chỉ đạo về việc phân bổ diện tích trồng cao su tiểu điền trên địa bàn các huyện có điều kiện thuận lợi cũng như thành lập ban quản lý dự án nhằm thực hiện dự án hiệu quả nhất. Đến nay, dự án Đa dạng hoá nông nghiệp đã thực hiện thành công trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Với các phương thức đầu tư của dự án đã giúp tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển các mô hình sản xuất cao su tiểu điền đạt hiệu quả, góp phần đáng kể trong sự nghiệp xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong 05 năm (từ 2002 đến 2006), Dự án đã trồng mới 6.042,4 ha cao su và phục hồi 1.555,51 ha cao su, trong đó có 1.100 ha đã đưa vào khai thác mủ. Pha 1 của Dự án Đa dạng hoá nông nghiệp đã kết thúc để lại những kết quả cần được duy trì và phát huy. Chương trình 327 và dự án ĐDHNN với việc phục hồi và trồng mới Cao su đã đưa cây Cao su đến với đất HươngTrà, từ 67,69 ha năm 1993 lên 2.156 ha năm 2008 đã sử dụng vốn đất hiệu quả trong việc phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân. Cao su là cây đã thay thế được các loại cây như: Chè, Cà phê, Hồ tiêu và được xác định là cây trồng chủ lực trên đất huyện Hương Trà nên trong thời gian qua chính quyền địa phương đã đưa ra nhiều chính sách nhằm khuyến khích người dân tập trung chăm sóc để nâng cao chất lượng vườn cây. Đồng thời, tăng cường công tác thâm canh, hướng dẫn kỹ thuật trong khai thác để nâng cao chất lượng tuổi thọ vườn cây và đem lại hiệu quả kinh tế cao. * Công tác quy hoạch vùng sản xuất Việc quy hoạch vùng sản xuất hợp lý sẽ là điều kiện tốt nhất cho sự phát triển sản xuất cây cao su, bởi lẽ cao su là cây công nghiệp lâu năm thời gian 30- 40 năm, tán rộng, thân gỗ không thể muốn chặt bỏ là chặt ngay được. Đồng thời khi vườn cây bước vào TKKD thì việc quy hoạch hệ thống giao thông nội vùng hợp lý trước đó sẽ giúp cho việc khai thác và tiêu thụ mủ Cao su nhanh chóng, nâng cao thu nhập và hiệu quả sản xuất cho các nông hộ. Mặt khác, công tác phòng hộ gió bão và phòng cháy chữa cháy sẽ thuận lợi hơn. Công tác quy hoạch vườn Cao su trên địa bàn huyện Hương Trà chưa đồng bộ, ban đầu chỉ xác định vùng nào có đất nhiều rồi tiến hành phân chia cho người dân để trồng Cao su, điều này dễ phân tán vườn cây, mức độ tập trung hóa không đều dẫn tới việc xây dựng các hệ thống phòng hộ cũng như đường giao thông nội vùng lên Lô cao su gặp rất nhiều khó khăn ảnh hưỏng rất lớn trong việc sản xuất và khai thác mủ cao su của người dân. Ngoài ra, việc phòng gió bão và phòng cháy chữa cháy chưa được tốt, cơn bão số 6 năm 2006 đã làm bật gốc khá lớn diện tích cao su đã khai thác trên địa bàn huyện, có xã tới 40 ha cao su bị gãy đổ. * Ảnh hưởng của nhân tố thị trường đến sản xuất cao su Song song với vấn đề lựa chọn thị trường, thì vấn đề giá cả các nguyên liệu đầu vào cũng như sản phẩm đầu ra là vấn đề có thể quyết định rất lớn đến tình hình sản xuất Cao su của nông hộ. Đặc biệt hơn, cao su là cây công nghiệp lâu năm nên yếu tố biến động giá cả ảnh hưởng rất lớn. Sản xuất cao su là quá trình sản xuất hàng hóa, do vậy sẽ luôn gắn với thị trường và giá cả cũng chư chịu sự tác động của chúng. Trong những năm gần đây: - Giá phân bón và thuốc BVTV biến động làm chi phí đầu tư của nông hộ biến động theo, năm sau thường cao hơn năm trước. Mặt khác, khi giá phân bón quá cao làm mức độ đầu tư cho cây cao su thường ít đi sẽ ảnh hưởng đến tình hình sinh trưởng, phát triển cũng như khả năng cho mủ sau này của cây cao su. - Giá cao su: biến động giảm sẽ làm thu nhập của người dân giảm xuống, họ sẽ ít chú ý chăm sóc cho vườn cây gây nên tình trạng nhiễm bệnh ảnh hưởng đến năng suất của cây. Ngược lại, giá cao su biến động tăng làm thu nhập của người dân tăng, đây là dấu hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, có hiện tượng họ khai thác quá mức sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của vườn cây. Trong 4 năm qua của thời kỳ kinh doanh, tình hình giá cả có nhiều biến động dẫn đến chi phí và thu nhập của nông hộ cũng không ổn định. Bảng 18 : Ảnh hưởng của biến động thị trường đến thu nhập của nông hộ Năm Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008 Giá Cao Su 1000đ/kg 8 8 9 11 Giá phân NPK 1000đ/kg 3,9 3,5 6,7 12 Giá thuốc BVTV 1000đ/lít 75 75 95 150 Chi phí /ha 1000đ/ha 9.795 9.975 14.755 20.950 Thu nhập của Nông hộ 1000đ/ha 21.600 28.800 35.640 59.400 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2008 * Sự phát triển cơ sở hạ tầng Phát triển cơ sở hạ tầng là yếu tố rất quan trọng để thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa. Cơ sở hạ tầng càng phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc phát triển và mở rộng quy mô sản xuất. Nhận thức được vấn đề này, trong thời gian qua lãnh đạo huyện Hương Trà đã đầu tư xây dựng nhiều công trình để phục vụ cho sản xuất nói chung và phát triển cây cao su nói riêng. Tổng chiều dài đường quốc lộ đi qua huyện là 59 km, trong đó: đường quốc lộ 1A chạy qua huyện dài 12 km; quốc lộ 49A qua huyện dài 22 km; quốc lộ 49B đi qua xã Hải Dương dài 7 km. Đường tránh thành phố Huế đi qua huyện dài 19 km với tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng. Đường Quốc phòng có hai tuyến tổng chiều dài 39,4 km, trong đó tuyến Hương Văn - Hương Bình đi qua thị trấn Tứ Hạ đến xã Hương Bình, Bình Điền dài 25 km (Đã được nâng cấp thành tỉnh lộ), tuyến Hương Xuân- Hương Phong dài 14 km, trong đó 6 km đi qua địa bàn xã Hương Toàn đạt tiêu chuẩn đường cấp VI đồng bằng. Điều này rất thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa trên địa bàn Huyện. Nhà máy chế biến mủ Cao su ở Hương Vân đóng trên địa bàn huyện đưa vào hoạt động với quy mô thu mua và chế biến mủ cao su ngày càng cao, đồng thời có công ty Cao su Quảng Trị là nhà thu mua lớn nhất sản lượng mủ của người dân, điều này sẽ thúc đẩy phát triển hơn nữa diện tích cao su trên địa bàn. Trụ sở làm việc của bộ máy chính quyền đang được cải thiện đầy đủ và khang trang hơn, tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết các công việc liên quan đến sản xuất của người dân như: cấp giấy chứng nhận sử dụng đất, cấp thêm đất canh tác, công tác đặt mua giống... Tuy đã có nhiều nỗ lực nhưng nhìn chung hệ thống giao thông ở các xã vùng sâu, vùng gò đồi vẫn còn kém phát triển đã gây ra những khó khăn nhất định cho hoạt động sản xuất cao su của các nông hộ. Do không có quy hoạch đồng bộ nên đến nay, hệ thống giao thông nội đồng phục vụ cho sản xuất Cao su vẫn là vấn đề quan tâm của các nông hộ: Đường đi lên lô Cao su chủ yếu đường mòn, việc khai thác và vận chuyển mủ găp rất nhiều khó khăn, chỉ có phương tiện xe máy mới vào được tận lô cao su nên công tác thu mua mủ chỉ có thể diễn ra tại nhà nông hộ, điều này làm cho nông hộ phải chi thêm phần vận chuyển mủ, bên cạnh đó gây tình trạng hao mủ với số lượng lớn. Ngoài ra, hệ thống rừng phòng hộ cho vườn cây không được chú trọng, điều này sẽ gây tác hại khi thời tiết có gió bão mạnh và khô hạn. * Sự phát triển của hệ thống dịch vụ Từ khi mô hình cao su tiểu điền xuất hiện và phát triển vào năm 1993, trên địa bàn huyện đã xuất hiện một mạng lưới cung cấp các yếu tố đầu vào và đầu ra nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất cao su hàng hóa. Đầu vào quan trọng hàng đầu là giống cây cao su đã được người dân đặt mua thông qua trụ sở UBND các xã với thủ tục đơn giản và chất lượng giống khá đảm bảo, hình thức này rất phù hợp với điều kiện và trình độ dân trí của đại bộ phận nông dân ở đây. Các đầu vào khác như: phân bón, hóa chất dụng cụ sản xuất đều được cung cấp khá đầy đủ và đa dạng về chủng loại sản phẩm, do các doanh nghiệp tư nhân và nhà nước đóng trên địa bàn thực hiện theo mức giá của thị trường. Sự thuận lợi trong hoạt động cung ứng các yếu tố đầu vào đã tác động tích cực đến việc phát triển diện tích cây Cao su. Sự phát triển quy mô ngày càng lớn mạnh của công ty cao su Quảng Trị (có sự hợp tác của Malaixia), nhà máy chế biến mủ Hương Vân và hệ thống thu gom trên địa bàn huyện đã thực sự là một thuận lợi rất lớn trong khâu tiêu thụ mủ cao su của người sản xuất. Toàn bộ lượng mủ sản xuất đều được người dân bán thông qua thu gom hay trực tiếp đến công ty Cao su. Mức giá tuy có chênh lệch nhưng với mức độ không đáng kể. Mức giá thu mua luôn thay đổi theo sự biến động của giá thị trường, tình trạng ép giá, hạ giá không đáng kể... nên hoạt động tiêu thụ diễn ra khá dễ dàng và thuận lợi cho người dân. Kỹ thuật canh tác cây cao su tuy khá đơn giản nhưng nếu thực hiện không đúng thì sản lượng khai thác sẽ không cao, đôi khi còn làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượng vườn cây trong suốt thời kỳ kinh doanh. Đây cũng là nguyên nhân chính làm năng suất của hầu hết các vườn cây cao su tiểu điền thường thấp hơn các mô hình sản xuất cao su khác. Khi đưa chương trình “phủ xanh đất trống đồi núi trọc” và dự án “Đa dạng hóa nông nghiệp” đến với vùng đất Hương trà, đã có nhiều lớp tập huấn kỹ thuật được tổ chức hàng năm nhằm phổ biến và nâng cao hiểu biết và kỹ thuật canh tác cây cao su cho người nông dân. Với sự quan tâm tuyên truyền của các bộ phận chức năng nên tỷ lệ người dân tham gia tập huấn rất cao (khoảng 97%) và điều này đã phát huy hiệu quả rõ rệt. Tuy vậy vẫn còn tồn tại một số hộ canh tác thiếu khoa học, không đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng vườn cây. 2.5.2. Các nhân tố vi mô * Quy mô diện tích đất Qua điều tra chúng tôi thấy rằng quy mô diện tích trồng cao su của các hộ gia đình không lớn, trung bình 1,52 ha. Trong đó số hộ có diện tích 1 ha rất nhiều do lúc dự án triển khai người dân chưa thực sự tin tưởng vào hiệu quả cây cao su mang lại nên không dám nhận nhiều đất. Số hộ có diện tích từ 3 ha trở lên chiếm tỉ trọng ít, nhưng lại không tập trung mà phân tán nhỏ lẻ, điều này gây khó khăn trong việc chăm sóc, khai thác và quản lý vườn cây. Thực tế, trung bình cứ 50 hộ có diện tích trên 3 ha thì chỉ có 5 hộ là có diện tích tập trung. Với diện tích như vậy việc xây dựng các con đường lên Lô cũng gặp rất nhiều trở ngại và khó quy hoạch. Hiện nay, khi người dân đã thấy được hiệu quả của cây Cao su thì quỹ đất trên địa bàn huyện có giảm mạnh do chuyển sang trồng rừng theo Dự án WB3. * Năng lực về vốn Vốn là yếu có tính chất gần như quyết định đến khả năng đầu tư cho vườn cây của các nông hộ. Qua điều tra, chúng tôi thấy rằng hầu hết người dân trên vùng gò đồi có năng lực về vốn rất hạn chế, họ trông chờ vào sự hỗ trợ từ dự án. Việc huy động và sử dụng vốn của người dân cũng có nhiều vấn đề: - Các hộ trồng cao su theo chương trình 327CT của Chính phủ, chương trình có chính sách cho người dân vay vốn theo hàng năm, trả lãi rất rõ ràng khoảng 0,5%/tháng.Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra cho các hộ khi tiến hành vay vốn phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng khâu này giải quyết còn chậm. Do đó, khi người dân tiến hành trồng mới cao su mà vẫn chưa có được nguồn vốn nào, chủ yếu sử dụng nguồn vốn tự có và vay mượn bạn bè, người thân. - Hơn nữa, cách thức vay vốn rườm rà gây ra không ít khó khăn cho người dân. Từ đó một số ít hộ gia đình mang tâm lý “làm cũng không được”, nên hộ không quan tâm đến vấn đề này. Đặc biệt hơn, một bộ phận nhỏ người dân tộc chưa thật tin tưởng cây cao su sẽ không đứng vững trên địa bàn, họ ít quan tâm hoặc có tâm lý “sợ phải trả nợ” nên họ thường đầu tư bằng nguồn vốn tự có, ít quan tâm đến các nguồn vốn tín dụng khác. Vấn đề huy động vốn đã khó nhưng cách sử dụng vốn của các hộ gia đình chưa tập trung. Nhiều hộ nhận được vốn vay về nhưng đầu tư vào hoạt động sản xuất cây cao su chưa đầy một phần hai, còn lại sử dụng cho các mục đích khác. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của các vườn cây sau này. Từ năm 2002, dự án Đa dạng hóa nông nghiệp trên địa bàn cũng tiến hành cho vay để phát triển mô hình cao su tiểu điền với mức lãi suất 0,85%/ tháng với thời hạn vay 7- 8 năm. Tuy nhiên, việc giải ngân cho người dân tiến hành rất chậm, mỗi lần khoảng 1 triệu/ha (02 lần/ năm), bên cạnh đó giả cả vật tư tăng cao không đủ để đầu tư tốt cho vườn cây. Điều này về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến năng suất và tuổi thọ của vườn cây tại địa bàn chúng tôi nghiên cứu. * Trình độ chuyên môn Việc tiếp cận đến kỹ thuật trồng và sản xuất cây cao su của người dân trên địa bàn mới chỉ phổ biến từ khi triển khai dự án ĐDHNN (năm 2002), do đó kinh nghiệm và trình độ chuyên môn còn hạn chế. Mặc dù đã có nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su đã được tiến hành song hiệu quả mang lại vẫn chưa được như mong muốn, người dân một số nơi trên địa bàn vẫn xem nhẹ kỹ thuật canh tác vườn cây nên hiệu quả sản xuất vẫn chưa cao. * Nhân tố Lao động Lao động là yếu tố cần thiết của mọi quá trình sản xuất. Để tiến hành canh tác cây cao su thì phải đảm bảo về lao động tương đối nhiều và phải ổn định lâu dài. Qua thực tế điều tra chúng tôi nhận thấy lao động của các hộ vẫn còn rất hạn chế về số lượng cũng như chất lượng. Kiến thức canh tác qua từng giai đoạn phát triển cây cao su chưa sâu nên đa số phải thuê lao động từ bên ngoài. Tuy nhiên, số lượng lao động này rất ít, họ thường xuất thân từ lao động của công ty cao su hoặc được đào tạo qua các lớp do công ty tổ chức. Bảng 19: Nhu cầu lao động Chỉ tiêu Số lượng (người) Lao động bình quân/hộ 2,91 Nhu cầu lao động bình quân/ha TK KTCB 2 TK KD 3 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2008 Như vậy, một thực tế đặt ra trên địa bàn nghiên cứu là lực lượng lao động khá nhiều nhưng lao động qua đào tạo thì còn thiếu. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: Người lao động chưa có ý thức về việc học kỹ thuật, xem nhẹ việc canh tác theo đúng quy trình kỹ thuật, chưa có sự định hướng từ các cấp chính quyền về vấn đề đào tạo lao động kỹ thuật cho các hộ gia đình chỉ mới dừng lại ở tập huấn ngắn hạn. Nhìn chung, tại các xã chúng tôi điều tra hiện nay diện tích khai thác còn ít nên lực lượng lao động còn dư thừa, có một số đi làm ăn xa. Tuy nhiên, đến năm 2010 trở đi khi mà hầu hết diện tích đã đi vào khai thác thì tình trạng thiếu lao động sẽ xảy ra. Chính vì thế, chính quyền địa phương cần có chính sách phù hợp để thu hút lại lực lượng lao động trên địa bàn phục vụ tốt cho việc sản xuất Cao su. 2.5.3. Phân tích mức độ quan trọng của các nhân tố đến tình hình phát triển sản xuất Cao su theo ý kiến đánh giá của các hộ điều tra Để tìm hiểu sự tác động của các nhân tố vi mô như: Vốn, kỹ thuật sản xuất, kinh nghiệm, lao động, quy mô diện tích…có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình sản xuất cao su của các hộ gia đình chúng tôi đã tiến hành điều tra tầm quan trọng của các nhân tố theo đánh giá của người dân trên địa bàn 2 xã Hương Bình và Bình Điền và xử lý số liệu trên phần mềm SPSS. * Cách xây dựng: Mức độ đánh giá Điểm Xã Mặc định Không quan trọng 1 Hương Bình 1 Quan trọng ít 2 Bình Điền 2 Quan trọng vừa 3 Quan trọng 4 Rất quan trọng 5 (Với độ tin cậy bằng 95%. Nếu P (mức ý nghĩa) <= 0,05 thì có sự khác biệt trong đánh giá mức độ quan trọng của người dân ở 2 xã và ngược lại). Kết quả phân tích phương sai ANOVA – MEAN (chi tiết xem phần phụ lục …) được tổng hợp ở bảng 20 chỉ ra rằng có sự khác biệt ở 1 câu trong tổng số 9 câu (Giá trị xác suất lớn nhất là p= 0,007, F= 8,178 ở câu 8), sự khác biệt thể hiện: Những hộ ở xã Bình Điền cho rằng nhân tố “Đường giao thông” quan trọng trong việc phát triển sản xuất cao su với Mean=4,3 , trong khi những hộ ở xã Hương Bình lại cho rằng yếu tố này quan trọng ở mức vừa phải (với Mean= 3,2). Có sự khác biệt này xuất phát từ nguyên nhân thực tế là hệ thống đường sá ở xã Bình Điền còn khó đi, nhỏ hẹp đặc biệt chưa có hệ thống đường vào các Lô cao su, chủ yếu là đường mòn chính vì vậy việc chăm sóc và khai thác mủ gặp nhiều khó khăn, sau khi khai thác mủ bà con phải đem về tận nhà mới tiến hành bán được vì xe không vào tận nơi để thu mua được, vả lại từ lô cao su về tới nhà khá xa nên gây rất nhiều trở ngại cho bà con. Chính vì thế, người dân nơi đây đang trông chờ các cấp chính quyền cải tạo hệ thống đường giao thông để thuận tiện trong việc sản xuất và canh tác cao su. Đối với người dân ở Hương Bình do con đường liên xóm mới được cải tạo, tuy chưa rộng rãi nhưng cũng giảm bớt nỗi lo cho người dân khi mùa mưa tới nên ta thấy họ chỉ đánh giá “đường giao thông” ở mức độ “quan trọng vừa phải” trong công tác sản xuất cao su. Vị trí địa lý hay vùng đất, địa hình canh tác có ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Ngoài sự khác biệt đó thì tất cả người dân ở 2 xã đều đồng ý cho rằng thông tin giá cả, thị trường tiêu thụ quan trọng đến vấn đề sản xuất của mình, tiếp đến là kỹ thuật sản xuất. Bởi lẽ, hiện nay việc người dân tiếp cận với thông tin còn hạn chế (giá cả chỉ biết được thông qua thương lái mua hàng ngày hoặc giữa những người dân với nhau), kinh nghiệm sản xuất cây cao su chưa có nên người dân rất quan tâm đến yếu tố kỹ thuật sản xuất nhằm giảm bớt rủi ro. Yếu tố Vốn chỉ đứng ở vị trí thứ tư (quan trọng vừa) vì hầu hết người dân làm theo dự án nên được hỗ trợ giống, phân bón. Tận dụng lao động sẵn có của gia đình và do diện tích canh tác ít vì vậy yếu tố “lao động” nằm ở mức 2 “ít quan trọng” trong canh tác cao su theo đánh giá của người dân. Bảng 20: Kết quả đánh giá mức độ quan trọng theo ý kiến người dân Các nhân tố ảnh hưởng Bình Quân (Mean) F Sig Hương Bình Bình Điền Tổng 1. Vốn 3,5 2,9 3,3 2,100 0,157 2. Kỹ thuật sản xuất 3,7 3,4 3,6 0,435 0,514 3. Kinh nghiệm 2,4 2,4 2,4 0,009 0,926 4. Lao động 2,2 2,1 2,2 0,082 0,777 5. Quy mô diện tích 2,8 2,6 2,7 0,195 0,662 6. Chất lượg đất 2,8 3,2 2,9 2,059 0,161 7. Quy hoạch thiết kế 2,6 2,9 2,7 0,687 0,413 8. Đường giao thông 3,2 4,3 3,5 8,178 0,007 9. Thông tin, thị trường tiêu thụ 3,7 4,4 3,9 2,764 0,106 Nguồn: xử lý số liệu điều tra năm 2008 trên phần mềm spss 2.6. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG TRÀ 2.6.1. Thuận Lợi - Nông dân tham gia Dự án nhận được sự hỗ trợ khẩn trương tích cực về chủ trương và chính sách phát triển cao su tiểu điền từ cấp tỉnh, huyện, xã. - Được sự hướng dẫn trực tiếp về kỹ thuật trồng mới và chăm sóc thông qua Tổ Khuyến nông cao su cùng đội ngũ Nông Dân Chủ Chốt được đào tạo và cơ cấu theo diện tích tại các địa bàn. - Giá mủ thị trường đang ở mức cao và có tính ổn định. Nhà máy chế biến mủ Hương Vân đi vào hoạt động trên địa bàn Huyện thuận lợi cho nông dân tiêu thụ sản phẩm. - Thời tiết những năm gần đây không có những biến động lớn, lượng mưa của các tháng trong mùa khô hạn, thỉnh thoảng cũng được cải thiện - Tầm nhận thức làm kinh tế hộ gia đình, tiếp thu khoa học kỹ thuật được nông dân từng bước cải thiện, trông rộng và có tầm nhìn xa. 2.6.2. Khó Khăn - Giá cả vật tư, phân bón, công lao động trên thị trường đầy biến động và tăng cao, trong khi đó nhìn chung các hộ tham gia, đại đa số là các hộ đang có mức thu nhập thấp nên không đủ điều kiện đầu tư thêm, mức điều chỉnh vốn vay ít được điều chỉnh. - Các định kỳ chăm sóc trong năm của cây cao su nằm cùng với thời vụ gieo trồng và thu hoạch của các cây trồng nông nghiệp khác, do vậy căng thẳng về lao động cũng như thời vụ dẫn đến hiệu quả chất lượng chăm bón vườn cây chưa được cao. Hơn nữa trình độ tiếp thu các ứng dụng khoa học kỹ thuật của đại đa số người dân còn hạn chế. - Đất để trồng cao su từ năm 1996- 1997, đa số vùng đất xa khu dân cư, đất có địa hình dốc cao, nghèo dinh dưỡng. - Thời gian gần đây có một số hộ rải đều trên các Xã, họ không vay vốn, khả năng nguồn vốn tự có của họ cho đầu tư cho vườn cây chưa thật sự đảm bảo. - Cơn bão số 6 năm 2006 ảnh hưởng thiệt hại cục bộ vườn cây của một số hộ. Xác định cao su là cây công nghiệp mũi nhọn cho hiệu quả kinh tế cao, là sản phẩm hàng hóa có sức tiêu thụ mạnh trên thị trường trong nước và quốc tế. Do đó, việc xem xét diện tích, thổ nhưỡng đất đai để quy hoạch, phát triển loại cây này trên địa bàn vừa là cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài. Nhìn chung, việc mở rộng diện tích chuyên canh cây cao su ở địa phương trong những năm gần đây có được là một bước tiến nhảy vọt kể cả về số lượng và chất lượng và đã đem lại cho người dân nơi đây một nguồn thu tương đối lớn. Mặc dù cây cao su phát triển mạnh mẽ như vậy nhưng để ngày càng nâng cao giá trị kinh tế của loại cây này thì còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm, khắc phục một cách đồng bộ giữa hộ gia đình, lãnh đạo địa phương và sự phối hợp giúp đỡ của các ban ngành chức năng liên quan của tỉnh, huyện để cây cao su ở Hương Trà thực sự có chất lượng cao và đứng vững trên thị trường. CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG TRÀ , TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG TRÀ Định hướng cho hoạt động sản suất cao su hàng hóa trong thời gian tới cần xuất phát từ một số căn cứ chủ yếu sau: - Căn cứ vào tiềm năng, lợi thế của huyện trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là phát triển mô hình cao su tiểu điền. Toàn huyện có 3.279,0 ha diện tích cây lâu năm, trong đó diện tích cây cao su là 2.272,82 ha. Như vậy, phần lớn diện tích trồng cây lâu năm của huyện đã được trồng cây cao su, bên cạnh đó còn có 11.004,9 ha đất chưa sử dụng. Đây sẽ là lợi thế rất lớn nếu chính quyền huyện có phương pháp khai hoang, cải tạo để có thể quy hoạch thành vùng trồng cây cao su. - Lực lượng lao động dư thừa (làm nội trợ, thất nghiệp…) hiện nay ở địa phương khá nhiều: 5.583 lao động, đây là một yếu tố rất thuận lợi cho sản xuất cây lâu năm, đặc biệt là cây cao su vì yêu cầu sản xuất cao su cần phải có lực lượng lao động dồi dào, ổn định. Một lợi thế nữa cần phải kể đến là lao động địa phương có truyền thống cần cù, chịu khó học hỏi. - Thị trường là yếu tố rất quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa. Tại địa bàn huyện không những thuận lợi về thị trường đầu vào mà thị trường đầu ra cũng rất đảm bảo do hệ thống thu mua mủ của các thu gom và đặc biệt là công ty cao su Quảng Trị rất đảm bảo. - Ngoài ra, không thể thiếu được là các quyết định mang tính chất pháp lý, định hướng của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND huyện Hương Trà. Các quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh, huyện trong giai đoạn 2001 – 2010... Trên đây là những căn cứ cụ thể cũng như các căn cứ pháp lý của địa phương qua quá trình nghiên cứu để chúng tôi làm cơ sở đề xuất những định hướng cơ bản sau: - Khai thác tối đa tiềm năng đất đai, phát triển trồng cây công nghiệp đặc biệt là cây cao su, tăng cường sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. - Khuyến khích người dân trồng mới diện tích cao su để đảm bảo kế hoạch đặt ra của Huyện đến năm 2010 sẽ có tổng diện tích là 2522,82 ha. - Sự liên kết giữa các hộ trồng cao su với chính quyền địa phương và công ty cao su Quảng Trị không phải mang tính cơ hội như hiện nay mà phải thực sự bền chặt và có quy ước rõ ràng để người dân yên tâm sản xuất. Đồng thời sản phẩm của họ làm ra sẽ không bị tư thương ép giá. - Chăm sóc và cải tạo tốt vườn cây đã trồng để nhằm nâng cao chất lượng mủ và ổn định sản xuất. - Tận dụng nguồn lao động dư thừa tại địa phương vào sản xuất cao su. Như vậy, định hướng chính sách thời gian tới của Huyện là mở rộng diện tích cao su nếu có dự án (thêm 250 ha đến năm 2010 và 460 ha đến năm 2015) và chăm sóc cải tạo tốt để vườn cây hiện có phát triển và nâng cao năng suất mủ, tận dụng các thế mạnh hiện có. Đồng thời thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển để cây cao su thực sự trở thành cây kinh tế mũi nhọn của huyện. 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG TRÀ – TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Một câu hỏi lớn đặt ra đó là: Làm thế nào để phát triển vùng đất gò đồi, tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống cho người dân? Mô hình phát triển sản xuất cao su tiểu điền thực sự là câu trả lời cho câu hỏi này. Tuy nhiên, những gì đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của vùng. Trong quá trình nghiên cứu đề tài này chúng tôi nhận thấy được một số mặt hạn chế cũng như khó khăn của các hộ trồng cao su. Vì vậy, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp cơ bản sau: 3.2.1. Giải pháp về sản xuất * Giải pháp chung - Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá, tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế, do đó cần phải sử dụng đất đai một cách tiết kiệm và có hiệu quả. Hạn chế tối thiểu việc chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng cho các mục đích khác. Ngoài ra, cần vận dụng quỹ đất chưa sử dụng có tính chất, thổ nhưỡng phù hợp với đặc tính sinh trưởng của cây cao su để canh tác nhằm phát triển nhanh diện tích cao su trên địa bàn. Triển khai tốt mô hình kinh tế này là cơ sở để nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng các nguồn lực khác như vốn, lao động...trong sản xuất nông nghiệp của huyện. - Trên tinh thần chung của toàn tỉnh, UBND huyện phải triển khai một cách nhanh chóng và đồng bộ các chương trình, chính sách của tỉnh đối với từng hộ gia đình trong huyện để họ có thể chủ động trong hoạt động sản xuất của mình. - Tăng cường hơn nữa công tác tập huấn kỹ thuật bao gồm: trồng, chăm sóc, và cách thức cạo mủ cho các hộ gia đình. Trình độ và kỹ năng tiếp cận kỹ thuật canh tác của người dân còn rất hạn chế, họ chưa thực sự có nhiều kinh nghiệm cũng như hiểu biết trong công tác trồng cao su. Vì vậy, thường xuyên tập huấn theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây cao su là một điều hết sức cần thiết để người dân thực hiện chăm sóc và khai thác vườn cây một cách khoa học và có hiệu quả nhất. * Giải pháp cụ thể Giải pháp về vốn Vốn đầu tư trong quá trình sản xuất thực sự đảm bảo tốt để thực hiện các khâu của quá trình canh tác cây cao su. Mức vốn thấp sẽ dẫn đến mức đầu tư thấp, điều này sẽ làm giảm chất lượng vườn cây cao su. Vì vậy, tăng để tăng kết quả sản xuất từ các vườn cây cao su của các hộ gia đình, phải tìm mọi biện pháp để huy động vốn, tranh thủ nguồn vốn của nhà nước, nguồn vốn của các dự án, nguồn vốn khác nhằm đảm bảo đủ mức đầu tư để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Phần lớn khi chúng tôi điều tra các hộ nông dân họ đều phản ánh là thiếu nguồn vốn để đầu tư hoặc là số tiền giải ngân của dự án từ ngân hàng chậm và không đủ để đầu tư chăm sóc tốt cho cây cao su. Như vậy, thực tế đặt ra là làm sao để người dân có đủ vốn và kịp thời để phát triển sản xuất? Để giảm thiểu các hạn chế trong vấn đề vay và sử dụng vốn cần: - Chính quyền cấp xã, huyện cần có kế hoạch cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhanh chóng nhằm tạo điều kiện để các hộ gia đình tiến hành vay vốn kịp thời vụ. - Đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo lập cơ chế “một cửa” giúp người dân giảm bớt các chi phí cho các thủ tục không cần thiết. - Cung cấp thông tin về các nguồn vốn hỗ trợ của các chương trình, dự án đến từng hộ gia đình trồng cao su để từ đó họ có thể chủ động trong hoạt động vay vốn cũng như trong sản xuất. Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày, thời kỳ KTCB kéo dài từ 7 đến 8 năm. Do đó, cần tạo điều kiện cho các hộ vay vốn với thời gian dài và với mức lãi suất phù hợp. Trên đây là những giải pháp nhằm đảm bảo cho người dân được tiến hành vay vốn thuận lợi. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra ở đây là vướng mắc trong tâm lý của người dân, nên cần phải đặt ra giải pháp như sau: - Xóa bỏ tâm lý đi vay không có tiền trả của đa phần các hộ gia đình. Để làm được như vậy cần tạo lòng tin cho các hộ về hiệu quả của mô hình cao su tiểu điền, giúp người dân yên tâm để tiến hành đầu tư cho sản xuất. - Hướng dẫn người dân sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả. Hạn chế tình trạng sử dụng vốn không đúng mục đích. Để tránh tình trạng này thì phương thức vay vốn bằng tiền nên thay bằng cách cho vay dưới hình thức vật tư sản xuất như: cung ứng phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực vật… - Tạo dựng cho hộ cách làm ăn độc lập, mạnh dạn vay các nguồn vốn khác để đầu tư vào vườn cao su đúng với định mức kinh tế kỹ thuật nhằm phát huy tốt hiệu quả từ cây cao su. Hiện nay, vẫn còn nhiều hộ có tâm lý ngại vay hoặc chưa quan tâm đến nguồn vốn ngân hàng, tổ chức tín dụng khác... nhưng trong tương lai, khi các hộ làm chủ thực sự trên vườn cây của mình, tự quyết định trong hoạt động kinh doanh, vay vốn sản xuất. Đây sẽ là nguồn vốn rất lớn đảm bảo cho nhu cầu về vốn của các hộ. Do đó, các ngân hàng, tổ chức tín dụng, tài chính vi mô… cần tạo điều kiện hành lang pháp lý thuận lợi trong việc vay vốn để các hộ phát huy hết khả năng sản xuất kinh doanh của mình. Giải pháp về lao động Lao động là yếu tố cần thiết của mọi quá trình sản xuất. Chính vì thế, để phát huy lợi thế của lực lượng lao động tại địa phương cần có giải pháp cụ thể sau: - Trước khi tiến hành trồng mới cây cao su cần phải mở những lớp tập huấn kỹ thuật thực sự có chất lượng cho những người tham gia. Tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây cao su để tiến hành mở lớp tập huấn, đối với cây cao su nên mở lớp tập huấn vào đầu hai thời kỳ: thời kỳ KTCB và thời kỳ kinh doanh vì vào đầu những thời kỳ này yêu cầu kỹ thuật rất cao và có tầm ảnh hưởng lớn đến kết quả của cả quá trình sản xuất. Ngoài ra, trong quá trình đào tạo phải cho người dân tiếp xúc được với thực tế, thực hiện phương thức “Cầm tay chỉ việc” cho người dân, tạo cho họ tâm lý phải làm đúng quy trình kỹ thuật như một thói quen để tránh hiện tượng xem nhẹ kỹ thuật, chỉ thấy lợi ích trước mắt mà không để ý đến lợi ích lâu dài của vườn cây. Trên đây là những biện pháp cụ thể dựa trên những khó khăn, những thiếu sót của các hộ gia đình, qua quá trình điều tra tại địa phương chúng tôi thiết nghĩ cần thực hiện để có kết quả sản xuất kinh doanh tốt hơn. Giải pháp về cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố cơ bản quyết định đến hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất. Những năm gần đây, cơ sở hạ tầng của huyện Hương Trà đã được chú trọng đầu tư, tuy nhiên chỉ mới giải quyết được phần nào hệ thống giáo dục, y tế, còn vấn đề giao thông đi lại còn nhiều hạn chế. Địa điểm trồng cây cao su nằm khá xa so với khu dân cư, đường sá nhỏ hẹp lại có độ dốc nên đi lại rất khó khăn, nhất là về mùa mưa. Điều này ảnh hưởng khá nhiều trong việc thu mua, vận chuyển mủ cao su. Vì vậy, để khắc phục và hạn chế những nhược điểm trên cần: - Xây dựng một hệ thống giao thông thuận tiện cho việc đi lại từ nơi dân cư sinh sống đến những vườn cao su để giúp cho những hộ gia đình giảm bớt khó khăn và tiết kiệm chi phí trong khâu vận chuyển nguyên liệu cũng như sản phẩm. - Xây dựng các đai rừng phòng hộ và đầu tư hơn nữa cho hệ thống thủy lợi nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do bão, lũ quét gây ra... vì cây cao su có rễ cạn, rất dễ gãy. - Quy hoạch lại một cách hợp lý và mở rộng các tuyến đường phụ và đường lên vườn cao su. Về đất đai: Hiện nay, quỹ đất để trồng cây Cao su trên địa bàn Huyện đã giảm do chuyển sang trồng rừng theo dự án WB3. Vì vậy, chính quyền địa phương cần quy hoạch cụ thể những diện tích đất chưa sử dụng dành để trồng cao su, đồng thời khuyến khích người dân khai hoang trồng mới và làm giàu trên diện tích đất hiện có theo hướng ổn định và bền vững. 3.2.2. Giải pháp về tiêu thụ Hầu hết các hộ được điều tra đều không thấy gặp khó khăn khi tiêu thụ sản phẩm của mình. Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy khâu thị trường còn tồn tại những hạn chế cơ bản như: không biết chắc giá cả, phần lớn do tư thương cung cấp khi thu mua...Do vậy cần có những giải pháp cụ thể sau: - Chính quyền các xã cần phải quan tâm cung cấp thông tin một cách kịp thời đến người dân bằng nhiều cách thức khác nhau như: thông báo qua bảng tin của xã một cách định kỳ, thông qua hệ thống loa phát thanh... để người dân kịp thời nắm bắt các thông tin về thị trường liên quan, từ đó đưa ra các quyết định, các điều chỉnh trong hoạt động sản xuất. - Đảm bảo chuỗi cung thị trường ổn định từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, tránh tình trạng sản phẩm thu về không có người thu mua, bị ép giá .v.v. - Ngoài công ty cao su Quảng Trị, cần khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế khác vào thu mua, chế biến để tạo thuận lợi hơn nữa cho người sản xuất cũng như tạo ra sự cạnh tranh về giá thu mua. Tóm lại, các giải pháp chủ yếu để phát triển mô hình cao su tiểu điền trên địa bàn huyện Hương Trà xuất phát từ những vấn đề vướng mắc thực tế mà chúng tôi tìm hiểu được qua quá trình điều tra. Tuy nhiên, để áp dụng những biện pháp trên cần phải có quá trình nghiên cứu cụ thể của các cấp, các ngành có liên quan để tùy thuộc vào từng giai đoạn, hoàn cảnh cụ thể của từng xã mà chúng ta áp dụng, nhằm tạo được kết quả tốt hơn trong sản xuất kinh doanh. PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. KẾT LUẬN Qua quá trình thực hiện đề tài “Tình hình phát triển sản xuất Cao su trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” chúng tôi đưa ra một số kết luận sau: Hương Trà là một huyện đồng bằng của tỉnh Thừa thiên Huế có đầy đủ các dạng địa hình từ vùng đồi núi, đồng bằng đến đầm phá ven biển. Bên cạnh những lợi thế để phát triển sản xuất công nghiệp, dịch vụ; Hương Trà cũng có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, đất đai, mặt nước để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa đa dạng và phong phú. Cây Cao su có mặt trên vùng đất huyện Hương Trà từ năm 1993 đến nay đã hơn 15 năm với sự hỗ trợ của chương trình và dự án lớn là Chương trình 327CT của Chính phủ bắt đầu từ năm 1993 và dự án Đa dạng hóa nông nghiệp (2002- 2006) đã làm cho cây Cao su có sự phát triển nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng. Đến nay có 5/15 xã trên toàn huyện trồng Cao su với diện tích 2.156 ha thuộc 1.715 hộ. Do điều kiện chăm sóc cũng như ảnh hưởng của đất đai, thổ nhưỡng nơi đây nên thời kỳ KTCB của cây Cao su kéo dài đến 08 năm với tổng chi phí đầu tư 1 ha cho thời kỳ này là 28,89 triệu đồng; năm hoàn vốn hoạt động là năm thứ 9 và với cách quy đổi tất cả các khoản đầu tư của 12 năm về hiện giá tại thời điểm năm 2008, với lãi suất cho vay theo dự án 10,2%/năm thì năm thứ 11 là năm thu hồi vốn đầu tư. Đến nay, vườn cây Cao su của các hộ điều tra đã bước vào TKKD năm thứ 4, xét trên phạm vi vườn cây Cao su trồng mới năm 1997 là 83,27 ha đã cho sản lượng mủ bình quân 1 ha năm 2008 là 5,4 tấn mủ nước ( tương đương 1,7 tấn mủ khô), sản lượng này đã mang lại doanh thu 59,4 triệu đồng, với chi phí bình quân 20,95 triệu đồng thì được lợi nhuận bình quân 1 ha Cao su là 38,45 triệu đồng. Với bình quân mỗi hộ điều tra có 1,52 ha Cao su thì thu được sản lượng 8,208 tấn mủ nước mang về doanh thu 90,288 triệu đồng (theo giá bán năm 2008). Đây là dấu hiệu đáng mừng cho bà con nơi đây trong việc thoát nghèo và cải thiện cuộc sống. Cây cao su đã thực sự đem lại những chuyển biến sâu sắc trong đời sống của các hộ nông dân, hộ rất yên tâm và tin tưởng vào hiệu quả mà cây này mang lại. Thu nhập chủ yếu của các hộ gia đình vùng gò đồi là thu nhập từ mủ cao su. Trước đây thu nhập của họ chỉ mang tính thời vụ nhưng bây giờ họ đã có thu nhập hàng ngày và ổn định hơn. Bình quân các hộ có quy mô vườn cao su từ 1.5- 3 ha thì thu nhập tương đối cao từ 200.000đ- 500.000đ, còn các hộ có quy mô nhỏ hơn từ 1- 1.5 ha thì thu nhập mỗi ngày từ 100.000đ- <200.000đ. Tình hình tiêu thụ mủ Cao su của các hộ nông dân trên địa bàn huyện cũng khá thuận lợi chủ yếu bán cho Thương lái và sau đó được Thương lái ra bán nhập cho công ty Cao su Quảng Trị. Tuy nhiên, Chính quyền huyện cần chú trọng việc nghiên cứu quy hoạch hợp lý và cải thiện cũng như xây dựng hệ thống con đường liên thôn, liên xã, đường vào các Lô Cao su để phát triển sản xuất Cao su trên địa bàn được ổn định, bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế cao trong những năm tiếp theo. 3. 2. KIẾN NGHỊ Qua quá trình thực hiện đề tài, thấy được những tồn tại và hạn chế trong việc phát triển sản xuất cây cao su trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, để cây cao su có thể phát triển vững chắc và ngày càng mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị sau: Nhà nước cần phải tích cực hoàn chỉnh các chính sách, chế độ về đầu tư phát triển cây cao su nhằm khuyến khích, động viên nhiều thành phần kinh tế tham gia vào việc phát triển mô hình này một cách có hiệu quả hơn.Vì cây cao su là cây có thời kỳ KTCB khá dài nên thời gian thu hồi vốn chậm do vậy trong hoạt động vay vốn cần có những chính sách phù hợp nhằm tạo điều kiện cho người dân có thể vay vốn một cách nhanh chóng, thuận tiện và sử dụng vốn đúng mục đích trong dài hạn. Các cấp chính quyền tại huyện, xã cần nhanh chóng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ để người dân có thể yên tâm trong đầu tư sản xuất. * Đối với chính quyền huyện Hương Trà - Cần có chính sách tuyên truyền, vận động mọi người dân trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại trên địa bàn, để làm giàu cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Đồng thời, phải có những phương hướng sản xuất phù hợp với điều kiện của địa phương, thực hiện đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp gắn với những lợi thế so sánh mà vùng có được. Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình trong việc tiếp cận với các chính sách ưu đãi của Nhà nước. - Để mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho người dân cần đẩy mạnh công tác khuyến nông, đào tạo các cán bộ kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác vườn cây cao su theo từng giai đoạn kỹ thuật . - Cần duy trì và tăng cường công tác giám sát chỉ đạo của tổ công tác cao su và Cán bộ nông dân chủ chốt (NDCC) về tình hình chăm sóc và khai thác mủ cao su của người dân để có các biện pháp nhắc nhở kịp thời. * Đối với hộ trực tiếp trồng cây Cao su Cần phải xác định rõ lợi ích lâu dài mang lại từ cây cao su. Phải xác định vai trò làm chủ thực sự trên diện tích cao su của mình để có thể chủ động đầu tư, nâng cao năng suất và chất lượng vườn cây. - Chấp hành tốt quy trình kỹ thuật trồng cây cao su và hướng dẫn của cán bộ khuyến nông để vườn cây phát triển tốt cho năng suất mủ ổn định và bền vững. - Mạnh dạn vay vốn để đầu tư phục vụ nhu cầu sản xuất, mở rộng quy mô, tuy nhiên phải sử dụng đồng vốn hợp lý, hiệu quả và đúng mục đích. - Tăng cường học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kiến thức về canh tác cây cao su, kiến thức về thị trường, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. - Thường xuyên nắm bắt thông tin về thị trường, giá cả và bảo quản tốt mủ cao su nhằm giữ vững chất lượng, tạo thương hiệu và đặc trưng mủ ở nơi đây. - Đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa, góp phần thực hiện tốt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Luôn có sự giao lưu trao đổi kinh nghiệm sản xuất giữa những người dân trồng cao su để hoạt động sản xuất mang lại hiệu quả cao.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTình hình phát triển sản xuất Cao su trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Luận văn liên quan