Đề tài Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty

MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 1 I. Lịch sử hình thành và phát triển của tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam (vinafor) 4 II. Cơ cấu tổ chức: 7 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và các đơn vị thành viên: 7 2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu và định biên của các phòng nghiệp vụ thuộc tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam. 8 2.1. Phòng kế hoạch thị trường 8 2.1.2 Nhiệm vụ: 8 2.2 Phòng đầu tư xây dựng cơ bản. 9 2.3 Phòng Lâm nghiệp 10 2.4. Phòng kỹ thuật và hợp tác quốc tê 12 2.5. Phòng kinh doanh. 14 2.6. Phòng Đầu Tư Tài Chính 15 2.7. Phòng kế toán tài chính. 17 2.8. Phòng Tổ Chức Lao Động 18 2.9. Phòng Kiểm Toán 20 2.10. Phòng Thanh Tra – Pháp Chế 21 2.11. Văn Phòng Tổng Công Ty 22 III. Lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty 24 1. Trồng Rừng 24 2. Tạo Giống Cây Trồng 24 3. Ván Dăm 25 4. Ván Sợi 25 5. Ván Ghép Thanh 25 6. Đồ Mộc Từ Ván Nhân Tạo & Vật Liệu Tổng Hợp 25 7. Đồ Mộc Nội & Ngoại Thất Từ Gỗ Tự Nhiên 26 8. Thiết Bị Hiện Đại & Công Nghệ Tiên Tiến 26 9. Mỹ Nghệ – Sản Phẩm Từ Gỗ, Đá, Mây, Tre 26 10. Lâm Đặc Sản 27 11. Xuất Khẩu Nhập Khẩu 27 12. Du Lịch Khách Sạn & Dịch Vụ 27 IV. Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty 28 V. Tình hình việc làm và đời sống của công nhân viên chức- lao động 29 1. Tình hình chung 29 2. Tình hình tư tưởng và tâm trạng của CNVC – LĐ 29 thắc mắc gì về bài viết bạn liên hệ tới số ***********

doc31 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3210 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI GIỚI THIỆU T ổng công ty lâm nghiệp việt nam – vinafor được thành lập năm 1995 theo quyết định số 667/TCLD ngày 04/10/1995 của Bộ Lâm nghiệp (cũ) nay là Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn với quy mô hoạt động trên phạm vi toàn quốc. Năm 1997 VINAFOR đã được Chính phủ xếp hạng là Doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt. Kể từ khi thành lập đến nay, VINAFOR đã đạt được sự tăng trưởng vững chắc qua từng năm. Qua hơn 10 năm hoạt động VINAFOR đã xây dựng và duy trì vị trí nòng cốt trong ngành Lâm nghiệp Việt Nam và hiện nay là một Tổng công ty đa sở hữu, đa lợi ích. VINAFOR có các đơn vị thành viên là doanh nghiệp hạch toán độc lập, các đơn vị hạch toán phụ thuộc, các công ty TNHH một thành viên, các công ty cổ phần chi phối, các công ty cổ phần không chi phối, các công ty Liên doanh với nước ngoài, các chi nhánh và văn phòng đại diện. VINAFOR đi đầu trong việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, trong lĩnh vực sản xuất và chế biến ván nhân tạo đánh dấu sự chuyển đổi đột phá từ việc sử dụng gỗ rừng tự nhiên sang sử dụng gỗ rừng trồng. Việc chuyển đổi này rất có ý nghĩa, góp phần phát triển và sử dụng rừng một cách hợp lý, hiệu quả và bền vững, tạo thêm các sản phẩm đa dạng, có giá trị cao thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Với mục tiêu chiến lược phát triển “Từ trồng rừng đến sản phẩm” VINAFOR luôn mong muốn có sự liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư với bạn hàng trong nước và Quốc tế trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh Lâm nghiệp. Các đơn vị thành viên của Tổng công ty Các công ty hạch toán độc lập: Công ty Ván dăm Thái Nguyên Công ty Nông lâm nghiệp Đông Bắc Công ty Lâm nghiệp Hoà Bình Công ty Lâm nghiệp Batơ Công ty MDF Gia Lai Công ty Lâm nghiệp La Ngà Các công ty hạch toán phụ thuộc: Công ty lâm sản Giáp Bát Công ty Du lịch Lâm nghiệp và dịch vụ Công ty xuất khẩu lao động Công ty kinh doanh và dịch vụ lâm nghiệp Đồ Sơn Công ty Lâm nghiệp Hà Tĩnh Chi nhánh xuất nhập khẩu lâm sản Quy Nhơn Trung tâm giống cây và dịch vụ Gia Lai Chi nhánh Tổng công ty tại TP Hồ Chí Minh Các công ty cổ phần: Công ty Cổ phần Naforimex Hà Nội Công ty Cổ phần Thương mại và lâm sản Hà Nội Công ty Cổ phần Formach Công ty Cổ phần lâm đặc sản mây tre xuất khẩu Công ty Cổ phần xây lắp đầu tư phát triển nông lâm nghiệp Việt Nam Công ty Cổ phần thương mại công nghiệp và chế biến gỗ Công ty Cổ phần lâm sản Forprodex Công ty Cổ phần Cờ đỏ Công ty Cổ phần lâm sản Hải Phòng Công ty Cổ phần Vinafor Đoan Hùng Công ty Cổ phần sản xuất và dịch vụ du lịch Chèm Công ty Cổ phần Vinafor Vinh Công ty Cổ phần sản xuất kinh doanh lâm đặc sản và dịch vụ Xuất nhập khẩu Hà Tĩnh Công ty Cổ phần Vinafor Quảng Trị Công ty Cổ phần chế biến gỗ Cẩm Hà Công ty Cổ phần Vinafor Đà Nẵng Công ty Cổ phần xây lắp công trình Tây Nguyên Công ty Cổ phần khai thác chế biến nông lâm sản EASUP Công ty Cổ phần công nghiệp rừng Tây Nguyên Công ty Cổ phần KonHàNừng Công ty Cổ phần xây dựng và lâm nghiệp An Khê Công ty Cổ phần gỗ lạng Buôn Mê Thuột Công ty Cổ phần Lâm nghiệp 19 Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu lâm sản Nha Trang. Công ty Cổ phần chế biến gỗ xuất khẩu Long Bình Công ty Cổ phần Xuất khẩu An Bình Công ty Cổ phần Cơ khí lâm nghiệp Sài Gòn I. Lịch sử hình thành và phát triển của tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam (vinafor) Quá trình hình thành và phát triển của tổng công ty được chia làm 2 giai đoạn Giai đoạn 1: Từ năm 1995 – 1997 Giai đoạn 2: Từ năm 1997 đến nay. Giai đoạn 1: Theo quyết định số 667/TCLĐ ngay 04/10/1995 của Bộ Lâm Nghiệp do bộ trưởng Bộ Lâm Nghiệp quyết định thành lập theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ thành lập Tổng công ty lâm sản Việt Nam. Tổng công ty được thành lập trên cơ sở sát nhập 10 tổng công ty, liên hiệp trực thuộc bộ lâm nghiệp. Tổng công ty có 108 đơn vị thành viên, là những đơn vị sự nghiệp có quan hệ mật thiết về lợi ích kinh tế, tài chính, nghiên cứu khoa học, công nghệ, cung ứng, tiêu thụ dịch vụ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, phân công chuyên môn hoá và hợp tác hoá sản xuất để nâng cao khả năng, hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên và thực hiện hoàn thành nhiệm vụ Nhà nước giao cho, Tổng công ty chịu sự quản lý Nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân và thành phố trực thuộc Trung ương với tư cách là các cơ quan quản lý Nhà nước, đồng thời chịu sự quản lý của các cơ quan này với tư cách là cơ quan thực hiện quyền chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại luật doanh nghiệp nhà nước và các quy định khác của pháp luật. Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam có: - Tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam. - Điều lệ cụ thể về tổ chức và hoạt động, bộ máy và điều hành. - Vốn và tài sản, chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ trong phạm vi số vốn do Tổng công ty quản lý. - Có con dấu, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước và các ngân hang trong và ngoài nước. - Bảng cân đối tài sản, các quỹ tập trung theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Mặt khác, Tổng công ty có quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật doanh nghiệp Nhà nước. Tổng công ty thực hiện tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ Nhà nước giao, mở rộng quy mô theo khả năng của tổng công ty và nhu cầu của thị trường, kinh doanh ngành nghề nếu được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Giai đoạn 2: Cuối năm 1997, theo chủ trương cảu Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc sắp xếp và tổ chức lại các doanh nghiệp Lâm nghiệp nhằm đảm bảo gọn nhẹ nhưng vẫn đủ sức mạnh về công nghệ, khoa học kĩ thuật, tài chính… để đáp ứng yêu cầu xây dựng nhằm phát triển ngành Lâm nghiệp bền vững. Tính đến năm 1997, nước ta đã mở cửa nền kinh tế được 8 năm, nhưng nhìn chung nề kinh tế nước ta vẫn còn nghèo, tốc độ phát triển kinh tế còn chậm. 80% dân số còn sống bằng nghề nông – lâm – ngư nghiệp. Do đó chỉ có phát triển ngành này một cách toàn diện kết hợp với các ngành kinh tế khác thì mới có thể giúp nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững được. Tổng công ty lâm sản Việt Nam là một trong những đơn vị hang đầu và trọng yếu sẽ giúp cho Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện được nhiệm vụ mà mình đã đề ra. Giai đoạn 1, Tổng công ty chỉ hoạt động trong lĩnh vực chế biến và tiêu thụ sản phẩm lâm sản. Nhưng để phát triển ngành lâm nghiệp bền vững thì không chỉ thực hiện 2 nhiệm vụ đó mà còn phải mở rộng lĩnh vực hoạt động của mình, tức là phải thực hiện từ khâu trồng, đến chế biến tất cả các sản phẩm lâm sản của mình. Do vây, Tổng công ty đã được Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các tỉnh giao thêm một số diện tích rừng, đất rừng, các cơ sở chế biến lâm sản, nhà máy xí nghiệp. Tổng công ty chính là đơn vị đầu mối thực hiện chương trình 5 triệu ha rừng và tìm hướng mới cho sản xuất hang lâm sản. Tổng công ty đã rà soát, sắp xếp lại các doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc, các doanh nghiệp hạch toán độc lập…. từ 108 doanh nghiệp xuống còn 51 doanh nghiệp. Nhưng tính đến nay, tổng công ty đã có 54 đơn vị thành viên, trong đó có 47 doanh nghiệp hạch toán độc lập, 7 doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc.. đồng thời Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Tổng công ty là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt ( Quyết định số 933/1997/QĐ-TTg ngày 4/11/1997 của Thủ tướng Chính phủ). Ngoài ra, theo quyết định số 3308/NN-TCCB/QĐ ngày 18/12/1997 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cho phép Tổng công ty lâm sản Việt Nam được đổi tên thành Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam…. từ đó nhiệm vụ kinh doanh và sản phẩm chủ yếu đã được thay đổi. Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là: Vietnam forest product corporation Tên viết tắt: vinafor Trụ sở chính của công ty đặt taij: 127 lò đúc - quận Hai Bà Trưng - Thành phố Hà Nội Tổng số lao động: 11.163 người Chi nhánh văn phòng đại diện đặt taị 3 thành phố: Thành phố Đà Nẵng Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Thành phố Hồ Chí Minh Tổng công ty có tài khoản ở 4 Ngân hàng thương mại chính của Việt Nam Tài khoản chính: số 001.100.0018506 tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Địa chỉ Webside: www.vinafor.com.vn Địa chỉ Email: vinafor_kt@fpt.vn Điện thoại: (84.4) 8219604 Fax: (84.4) 8219087 II. Cơ cấu tổ chức: 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và các đơn vị thành viên: Hội đồng quản trị Management Board Tổng giám đốc President Phó tổng giám đốc Vice President Văn phòng tổng công ty Phòng kiểm toán và thanh tra Phòng đầu tư và xây dựng cơ bản Phòng kế toán, tài chính Phòng tổ chức lao động Phòng kế hoạch Phòng lâm nghiệp Phòng kỹ thuật, hợp tác quốc tế Phòng kinh doanh, XNK Các đơn vị hạch toán độc lập Các VP đại diện Các đơn vị hạch toán phụ thuộc Các công ty liên doanh Chủ tịch hội đồng quản trị Charman 2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu và định biên của các phòng nghiệp vụ thuộc tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam. 2.1. Phòng kế hoạch thị trường 2.1.1. Chức năng. Tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty trên các lĩnh vực: Định hướng chiến lược kinh tế, quy hoạch phát triển kinh tế của Tổng công ty, kế hoạch phát triển ngắn hạn, trung hạn và dài hạn Chủ trì cùng với các phòng nghiệp vụ khác, tham mưu về công tác đầu tư của Tổng công ty (đầu tư ngắn hạn, đầu tư chiều sâu bằng các nguồn tín dụng, vốn tự có) để nâng cao năng lực sản xuất, tiết kiệm và hiệu quả trong đầu tư và kinh doanh. Tổ chức thực hiện công tác thống kê, phân tích và tổng hợp tình hình hoạt động kinh tế và tổng công ty. Tổ chức tốt thong tin về thị trường và dự đoán về tình hình biến động của thị trường . Tham mưu, định hướng chiến lược tiêu thụ sản phẩm. Phối hợp với các phòng ban chức năng, các đơn vị thành viên nghiên cứu và khai thác thị trường trong khu vực và trên toàn cầu 2.1.2 Nhiệm vụ: - Nghiên cứu, xây dựng, đề xuất chiến lược phát triển kế hoạch dài hạn, chiến lược trung hạn, kế hoạch dài hạn của tổng công ty. chỉ đạo xây dựng, thẩm định, theo dõi, điều chỉnh , đôn đốc, giao kế hoạch hang năm cho các đơn vị thành viên. - Xậy dựng, tổng hợp kế hoạch kinh tế ngắn hạn, dài hạn của các đơn vị thành viên và Tổng công typhù hợp với cơ chế quản lý hiện hành. - Phối hợp với các phòng nghiệp vụ tham mưu đề xuất với lãnh đạo Tổng công ty trong việc điều hoà thiết bị, vật tư, nhằm sử dụng có hiệu quả cao nhất tài lực sẵn có của các đơn vị thành viên. - Nghiên cứu, đề xuất với lãnh đạo Tổng công ty các thong tin về thị trường và các nguồn cung cấp nguyên vật liệu. Phối hợp phòng kĩ thuật và hợp tác quốc tế, các đơn vị thành viên nghiên cứu tìm các loại công nghệ tiên tiến , các loại mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng sản phẩm thích ứng với thị trường. - Tổ chức thực hiện công tác thống kê toàn Tổng công ty theo luật kế toán thống kê. Phối hợp với phòng kế toán tài chính, định kỳ tổ chức phân tích hoạt động kinh tế của Tổng công ty. - Lập kế hoạch đầu tư chiều sâu hang năm trên cơ sởthẩm định và trình duyệt các dự án đầu tư theo phân cấp. - Tham gia thẩm định, quản lý các phương án sản xuất kinh doanh, các hợp đồng liên doanh, liên kết các đơn vị phụ thuộc ( bao gồm cả các phương án do Tổng công ty bảo lãnh). Chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi các phương án kinh doanh, tham gia chỉ đạo thực hiện các hợp đồng kinh tế của khối Văn phòng Tổng công ty. - Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước để xây dựng kế hoạch cho các đơn vị trong toàn Tổng công ty . - Phối hợp với phòng kỹ thuật và Hợp tác quốc tế tổ chức các cuộc triển lãm trong và ngoài nước. Thực hiện các nhiệm vụ khác mà Lãnh đạo Tổng công ty giao. 2.1.3. Cơ cấu và định biên. Gồm có 4 đến 5 người: 01 trưởng phòng 01 đến 02 phó phòng. 01 đến 03 chuyên viên. 2.2 Phòng đầu tư xây dựng cơ bản. 2.2.1. Chức năng - Chủ trì và có trách nhiệm phối hợp với các phòng nghiệp vụ khác tham mưu về chủ trương đầu tư, hướng dẫn các đơn vị lập dự án, thiết kế kỹ thuật dự toán, thẩm định hồ sơ, hiệu quả dự án, lập hồ sơ mời thầu, đấu thầu, đấu giá đối với các dự án và công trình xây dựng cơ bản. - Trình lãnh đạo Tổng công ty kết quả đấu thầu, đấu giá, chỉ định thầu, quyết toán các công trình xây dựng cơ bản.. - Chủ trì trong việc hướng dẫn lập các hồ sơ, kiểm tra việc thực hiện trong suốt quá trình từ đầu tư thành lập dự án đến khi hoàn thànhđưa vào sử dụng theo đúng quy định về đầu tư xây dựnh của chính phủ. - Quản lý công tác đâu tư xây dựng cơ bản của Tổng công ty thong qua các hình thưc: Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đề xuất hướng giải quyết các vướng mắc trong quá trình thẩm định dự án, triển khai dự án và đưa dự án vào khai thác sử dụng. 2.2.2. Nhiệm vụ. - Hướng dẫn, lập trình các dự án nhóm C và nhóm A, B ( nếu được cấp có thẩm quyền uỷ quyền). - Hướng dẫn, lập trình hồ so thiết kế kỹ thuật và dự toán các công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án. - Hướng dẫn lập, trình hồ sơ mời thầu, đấu thầu, chỉ định thầu các công trình có thiết kế kỹ thuật và dự toán được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Hướng dẫn và lập trình hồ sơ nghiệm thu quyết toán sau khi công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng. - Giải quyết thực hiện các công việc có liên quan đến công tác đầu tư xây dựng cơ bản được Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc giao.. - Tổ chức và triển khai thực hiện các nhiệm vụ khácdo Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc giao. 2.2.3. Cơ cấu và định biên. Gồm 03 đến 04 người: 01 Trưởng phòng. 01 Phó phòng. 01 đến 02 chuyên viên. 2.3 Phòng Lâm nghiệp 2.3.1. Chức năng. - Tham mưu cho Tổng công ty các lĩnh vực sau: + Xây dựng định hướng chiến lược phát triển bền vững khâu lâm nghiệp trong giai đoạn hiện tại và các giai đoạn tiếp theo.( đăc biệt chiến lược phát triển vùng nguyên lieu). + Đề xuất việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý, sản xuất giống cây lâm nghiệp và xây dựng hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng rừng thâm canh để nâng cao năng suất chất lượng rừng trồng đảm bảo tốt hiệu quả công tác trồng rừng kinh tế. - Tổ chức quản lý và chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch trồng rừng tại các đơn vị thành viên. 2.3.2. Nhiệm vụ: - Tham gia thẩm định dự án đầu tư trồng rừng, thẩm định công tác thiết kế các công trình lâm sinh, tham mưu phê duyệt dự án đầu tư và hồ sơ dự toán các định mức chỉ tiêu kỹ thuật, suất đầu tư các hạn mục lâm sinh, kiểm tra, ra soát và xây dựng các định mức chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật lâm sinh cho phù hợp với thực tiễn. - Phối hợp với phòng Kế hoạch thị trường xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh hang năm, trung hạn, dài hạn, trong lĩnh vực lâm nghiệp và trực tiếp chỉ đạo công tác phúc tra, nghiệm thu rừng trồng chăm sóc quản lý bảo vệ rừng. - Nghiên cứu vận dụng các văn bản pháp quy liên quan đến công tác lâm nghiệp của Tổng công ty . - Theo dõi, chỉ đạo sát công tác phòng chống cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại đối với rừng trồng của các đơn vị lâm nghiệp thành viên. - Phối hợp các phòng khác nghiên cứu mô hình tổ chức bộ máy quản lý và cơ chế quản lý tài chính, quản lý sản xuất trong các đơn vị sao cho phù hợp xu hướng phát triển ngành lâm nghiệp. - Theo dõi và tham gia xây dựng các dự án trồng rừng nguyên liệu mới, dự án vườn ươm, chỉ đạo việc tập huấn, đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho các cán bộ kỹ thuật tại các đơn vị lâm nghiệp trong Tổng công ty . - Theo dõi, kiểm tra, giám sát công tác khai thác thu hồi vốn rừng, tránh thất thoát và tăng cường công tác quản lý và bảo toàn vốn rừng. - Chỉ đạo việc khảo nghiệm ứng dụng và xây dựng các mô hình thí điểm, đối chứng trong trồng rừng để rút ra những mô hình phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng nguyên liệu của Tổng công ty . - Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Lãnh đạo Tổng công ty giao. 2.3.3. Cơ cấu và định biên. Gồm 05 đến 06 người: 01 trưởng phòng 01 đến 02 phó phòng. 03 đến 04 chuyên viên. 2.4. Phòng kỹ thuật và hợp tác quốc tê 2.4.1. Chức năng. - Tham mưu cho Lãnh đạo tổng công ty trong công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện phát triển khoa học kỹ thuật chế biến lâm sản trong toàn Tổng công ty . - Tham mưu giúp Lãnh đạo Tổng công ty trong công tác phát triển hợp tác quốc tế. - Xúc tiến kêu gọi đầu tư theo chương trình trọng điểm phát triển của Tổng công ty sau khi được Lãnh đạo Tổng công ty phê duyệt. - Phối hợp với các phòng liên quan ( Kế hoạch thị trường, đầu tư tài chính) nghiên cứu đầu tư ra nước ngoài, đầu tư vào các doanh nghiệp khác. - Giúp Lãnh đạo Tổng công ty về quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc phát triển kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, các định mức kinh tế kỹ thuật, thương hiệu Tổng công ty và chứng chỉ ISO. - Tham mưu giúp Lãnh đạo Tổng công ty trong công tác xây dựng các dự án đầu tư lớn của Tổng công ty và liên doanh với nước ngoài. - Giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh cho cán bộ Tổng công ty đi công tác nước ngoài, đoàn nước ngoài vào Tổng công ty . 2.4.2. Nhiệm vụ - Giúp Lãnh đạo Tổng công ty thực hiện phát triển kỹ thuật công nghệchế biến lâm sản và các lĩnh vực công nghiệp khác trong toàn Tổng công ty . Nghiên cứu đề xuất với Lãnh đạo Tổng công ty việc lựa chọn công nghệ kỹ thuật sản xuất, máy móc thiết bị đầu tư mới và đầu tư chiều sâu của Tổng công ty và các đơn vị thuộc Tổng công ty. Tham gia thẩm định các dự án đầu tư chiều sâu, đầu tư đổi mới của công ty. - Chủ trì chính trong việc xây dựng và thẩm định các dự án đầu tư thiết bị, công nghệ nhóm A+B cảu Tổng công ty và các đơn vị thành viên. - Theo dõi, hướng dẫn về công tác quản lý toàn bộ máy móc thiết bị của tất cả các đơn vị trong Tổng công ty. Giúp Lãnh đạo Tổng công ty kiểm tra giám sát máy móc thiết bị nhập khẩu, đầu tư mới, đánh giá thanh lý tài sản máy móc thiết bị của các đơn vị. - Chủ trì và phối hợp với các phòng ban xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất, các định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cần thiết đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của Tổng công ty; Kiểm tra và chỉ đạo các đơn vị thành viên xây dựng, thực hiện các quy trình kỹ thuật sản xuất, an toàn lao động, các định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. - Giúp Lãnh đạo Tổng công ty trong việc tiếp thu, chuyển giao công nghệ tiên tiến của nước ngoài vào Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam; đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật tiếp thu công nghệ cao trong Tổng công ty. - Chỉ đạo thực hiện việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xét duyệt các đề tài nghiên cứu, đánh giá các tiến bộ khoa học kỹ thuật , các sang kiến cải tiến của cá nhân, đơn vị trong Tổng công ty. - Thực hiện việc mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp nước ngoài để đầu tư liên doanh liên kết, đưa kỹ thuật, tiền vốn nước ngoài vào Tổng công ty và tìm kiếm cơ hội để Tổng công ty đầu tư ra nước ngoài đúng pháp luật. - Đảm bảo biên dịch, phiên dịch phục vụ công tác đối ngoại của Tổng công ty - Giải quyết các thủ tục nhập cảnh: Hộ chiếu, thị thực nhập cảnhcho cán bộ Tổng công ty đi nước ngoài; thị thực nhập cảnh cho đoàn nước ngoài vào Tổng công ty . - Phối hợp với các phòng ban chức năng của Tổng công ty trong việc xây dựng các dự án đầu tư chiều sâu, xây dựng cơ bản trong Tổng công ty trong việc đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ, an toàn lao động, môi trường, môi trường. - Tổ chức các cuộc triển lãm trong và ngoài nước có sự phối hợp của phòng kế hoạch và phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu. - Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Lãnh đạo Tổng công ty giao 2.4.3. Cơ chế và định biên: Gồm 05 đến 06 người 01 Trưởng phòng 01 Phó phòng 02 đến 03 chuyên viên. 2.5. Phòng kinh doanh. 2.5.1.Chức năng -Tham mưu cho Tổng công ty trên các lĩnh vực sau: + Định hướng chiến lược hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cho Tổng công ty. + Tổ chức và quản lý công tác thị trường; tìm thị trường xuất nhập khẩu cho Tổng công ty và các đơn vị thành viên. + Xây dựng các chính sách thương nhân. + Chỉ đạo, theo dõi, quản lý công tác xuất nhập khẩu và thực hiện công tác nghiệp vụ ngoại thương và chỉ đạo thực hiện các chương trình sản xuất theo hợp đồng lớn của Tổng công ty với các đối tác. 2.5.2. Nhiệm vụ: - Phối hợp với phòng Kế hoạch lập kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu dài hạn, hàng năm của Tổng công ty, kế hoạch đầu tư sản xuất sản phẩm xuất khẩu của Tổng công ty. - Nghiên cứu và phổ biến, hướng dẫn kịp thời các văn bản pháp quy về quản lý các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trong toàn Tổng công ty. - Phối hợp với phòng Kế hoạch - Thị trường xây dựng chiến lược thị trường, nắm bắt thông tin giá cả, định hướng cho các đơn vị thành viên về mẫu mã, mặt hang, thị trường tiêu thụ: Xây dựng bản tin định kỳ về thị trường, thương nhân. - Quản lý, điều phối, hỗ trợ cho các đơn vị thành viên trong việc xin cấp chỉ tiêu hạn ngạch xuất nhập khẩu định kỳ theo các quy định hiện hành. - Chủ động tìm kiếm và mở rộng thị trường trong và ngoài nước phục vụ cho yêu cầu kinh doanh xuất nhập khẩu của Văn phòng Tổng công ty và hỗ trợ các đơn vị thành viên. - Chủ động và trực tiếp thực hiện các hợp đồng kinh doanh, xuất nhập khẩu được lãnh đạo Tổng công ty giao. - Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thành viên trong việc tìm kiếm thị trường, tiêu thụ sản phẩm và cùng khai thác các thị trường lớn. - Phối hợp với Phòng Kỹ thuật hợp tác quốc tế tổ chức các cuộc triển lãm trong và ngoài nước. - Thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khi lãnh đạo Tổng công ty yêu cầu. 2.5.3. Cơ cấu và định biên: Gồm 08 đến 10 người: - 01 Truởng phòng. - 01 đến 02 Phó phòng. - 07 đến 08 chuyên viên. 2.6. Phòng Đầu Tư Tài Chính 2.6.1. Chức năng: - Giúp lãnh đạo Tổng công ty quản lý một cách hiệu quả nhất mọi nguồn vốn đàu tư của Tổng công ty bao gồm: Quỹ khấu hao, quỹ phát triển sản xuất, quỹ hỗ trợ phát triển và sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước , từ nguồn thu của các liên doanh và các doanh nghiệp khác …vv. - Chủ trì thẩm định việc sử dụng vốn trong các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, góp vốn, thu hồi vốn, mua bán chứng khoán, công trái, tăng vòng quay, tăng tích luỹ vốn của Tổng công ty. - Tham mưu đảm bảo chủ động cân đối vốn trong đàu tư của Tổng công ty cho các công trình, các nhu cầu vốn trong kinh doanh. + Theo dõi, kiểm tra thực hiện quy chế đầu tư và quản lý vốn của Tổng công ty tại các doanh nghiệp khác. + Tham gia cùng phòng Kế hoạch - Thị trường xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển tài chính của Tổng công ty. + Theo dõi, đánh giá hoạt động của các công ty có vốn góp của Tổng công ty, các liên doanh với nước ngoài…giúp cho lãnh đạo Tổng công ty nắm bắt kịp thời tình hình, xu hướng hoạt động của các doanh nghiệp trên. Phối hợp phòng Tổ chức Lao động đề xuất người đại diện phần vốn tại doanh nghiệp khác. + Đề xuất và có biện pháp thu đầy đủ kịp thời cổ tức, lợi nhuận được phân phối các nguồn vốn đầu tư của Tổng công ty hình thành từ các doanh nghiệp khác (liên doanh, cổ phần…) + Khai thác tiềm năng về vốn, tài sản, tài nguyên khác của Tổng công ty và đề xuất phương án huy động vốn từ bên ngoài để phục vụ các dự ándddaauf tư của Tổng công ty. 2.6.2 Nhiệm vụ: - Nghiên cứu các thông tin về thị trường chứng khoán, đánh giá, phân tích thông tin và đề xuất lãnh đạo Tổng công ty trong việc đầu tư vốn vào các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh có hiệu quả và bền vững; mở rông kinh doanh vốn, đa ngành nghề. Tham gia thị trường chứng khoán. - Tổng hợp và theo dõi có hệ thống tình hình hoạt động của các công ty có vốn góp của Tổng công ty nhằm phân tích, đánh giá hiệu quả, hoạt động sản xuất kinh doanh bảo toàn vốn, thông qua đó đề xuất lãnh đạo Tổng công ty các biện pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại các doanh nghiệp này, hạn chế được các rủi ro trong đầu tư vốn. - Có các kiến nghị về việc đầu tư tăng vốn hoặc rút vốn tại các doanh nghiệp khác kịp thời, tránh rủi ro sao cho việc sử dụng vốn có hiệu quả nhất - Tham gia quản lý tổng vốn đầu tư do hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại phối hợp các phòng Kế hoạch thị trường, Kế toán tài chính giúp lãnh đạo Tổng công ty có kế hoạch phân phối sử dụng vốn trong đầu tư phục vụ đúng định hướng phát triển của Tổng công ty tiết kiệm và hiệu quả theo các quyết định đầu tư của lãnh đạo Tổng công ty. - Kiểm tra tình hình phân phối lợi tức do hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại tại các doanh nghiệp (kể cả các đơn vị thành viên của Tổng công ty nộp về quỹ đầu tư tập trung)/ - Tham gia với phòng Tổ chức lao động theo dõi người quản lý vốn tại các doanh nghiệp khác - Làm đại diện phần vốn của Tổng công ty tại doanh nghiệp ( nếu có sự phân công của chủ sở hữu). - Tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Tổng công ty tình hình quản lý sử dụng vốn tại các doanh nghiệp khác theo đúng các quy định hiện hành. - Đề xuất việc đào tạo, đào tạo lại cán bộ hoặc tuyển dụng mới cán bộ làm công tác đầu tư tài chính để có đủ năng lực tham gia thị trường tài chính ( thị trường chứng khoán…) -Thực hiên các nhiệm vụ khác khi lãnh đạo Tổng công ty giao. 2.6.3. Biên chế: Gồm có 03 đến 05 người 01 trưởng phòng 01 phó phòng 01 đến 03 chuyên viên. 2.7. Phòng kế toán tài chính. 2.7.1 Chức năng. - Thực hiện trực tiếp công tác kế toán tài chính đói với hoạt động kinh doanh của Tổng công ty và Kế toán tài chính văn phòng Tổng công ty. - Tổ chức công tác kế toán và tài chính doanh nghiệp, với chức năng giám đốc, phân phối và tổ chức luân chuyển vốn. - Xây dựng kế hoạch tài chính để chủ động phân phối vốn phục vụ có hiệu quả cho sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển. Thường xuyên tổ chức phân tích hoạt động kinh tế tài chính. - Tổ chức kiểm tra công tác kế toán, kiểm tra quyết toán và kiểm tra việc sử dụng vốn và tài sản trong Tổng công ty. Cùng phòng đầu tư tài chính tham mưu giúp lãnh đạo theo dõi, quản lý đề xuất biện pháp quản lý vốn trong Tổng công ty tại các doanh nghiệp khác có vốn góp của Tổng công ty. - Chủ trì, phối hợp cùng các phòng : Kế hoạch thị trường, đầu tư tài chính cùng với các phòng khác để thẩm định việc bảo lãnh của Tổng công ty cho các đơn vị thành viên khi có nhu cầu. 2.7.2. Nhiệm vụ. - Lâp kế hoạch và giải quyết các nguồn tài chính, cân đối các khoản thu chi để tiến hành các hoạt động kinh tế, kinh doanh và quản lý các loại vốn, tài sản của Tổng công ty theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước. - Căn cứ các chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước và của Tổng công ty. Phối hợp phòng đầu tư tài chính để đề xuất với lãnh đạo Tổng công ty xử lý các vấn đề tài chính phát sinh như điều động vốn , thanh lý, xử lý các tài sản cố định, xử lý công nợ, tài sản của doanh nghiệp giải thể, cổ phẩn hoá, chuyển đổi sở hữu - Tổ chức thực hiện các chế độ báo cáo tài chính , kế toán, thanh quyết toán tiền lương, bảo hiểm xã hội theo đúng các nguyên tắc nhà nước quy định - Tham gia trong hoạt động tài chính giúp lãnh đạo tổng công ty thẩm định tiếp nhận, thành lập, sáp nhập, giải thể, cổ phẩn hoá các đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty. - Phối hợp với phòng Tổ chức lao động trong việc trình lãnh đạo bổ nhiệm miễn nhiệm, điều động, khen thưởng kỷ luật kế toán trưởng doanh nghiệp thành viên. - Trực tiếp quản lý kế toán tài chính của văn phòng Tổng công ty và các đơn vị hạch toán trực thuộc. - Thực thi các nhiệm vụ đột xuất theo yêu cầu lãnh đạo của Tổng công ty. 2.7.3. Cơ cấu định biên: Gồm 05 đến 07 người - 01 Kế toán trưởng. - 01 Phó kế toán truởng. - 02 đến 04 chuyên viên. - 01 thủ quỹ. 2.8. Phòng Tổ Chức Lao Động 2.8.1. Chức năng: - Tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty trên các lĩnh vực: + Tổ chức mô hình sản xuất – kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý tại Văn phòng Tổng công ty và các đơn vị thành viên. + Công tác quy hoạch và đào tạo cán bộ. + Sắp xếp đổi mới doanh nghiệp Tổng công ty . + Công tác chính sách, chế độ cho người lao động (tiền lương, thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động…). + Xây dựng đơn giá tiền lương và kế hoạch tiền lương. + Quản lý, xử lý kỷ luật đối với cán bộ vi phạm kỷ luật. - Tổ chức thực hiện quyết định cụ thể của lãnh đạo Tổng công ty về các lĩnh vực trên. 2.8.2. Nhiệm vụ: - Nghiên cứu, đề xuất với lãnh đạo Tổng công ty tổ chức sắp xếp bộ máy quản lý, điều hành trong toàn Tổng công ty cho phù hợp với nhiệm vụ chính trị, các chế độ, chính sách quản lý của Nhà nước trong từng giai đoạn, từng đơn vị. - Đề xuất với lãnh đạo Tổng công ty trong việc sắp xếp, xây dựng các mô hình, cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh trong toàn Tổng công ty. Xây dựng các tiêu chuẩn chức danh, lề lối làm việc, quy chế quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn Tổng công ty và giúp lãnh đạo Tổng công ty trong việc theo dõi đôn đốc triển khai thực hiện. - Giúp lãnh đạo Tổng công ty trong việc xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ, thực hiện theo dõi quy hoạch, đào tạo, đánh giá và bổ nhiệm cán bộ theo đúng quy trình, quy định hiện hành của Nhà nước. - Đề xuất với lãnh đạo Tổng công ty trong việc quản lý, tuyển dụng, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nâng lương, chế độ bảo hiểm và thực hiện các chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước đối với lao động thuộc văn phòng Tổng công ty và các đối tượng thuộc Tổng công ty quản lý tại các đơn vị thành viên. - Hướng dẫn và kiểm tra việc triển khai thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động tại các đơn vị thành viên. - Xây dựng định mức và đơn giá tiền lương cho Văn phòng Tổng công ty và giao đơn giá tiền lương, kiểm tra việc trả lương, thưởng tại các đơn vị thành viên hàng năm. - Đề xuất, thực hiện việc trình, xét duyệt về nhân sự cho cán bộ thuộc Tổng công ty đi công tác trong và ngoài nước; đoàn công tác nước ngoài vào Tổng công ty. - Lập hồ sơ và giải quyết các thủ tục cần thiết về tổ chức lại, tiếp nhận, thành lập, giải thể, cổ phần hoá, đăng ký kinh doanh, xếp hạng doanh nghiệp, bổ sung ngành nghề, cấp giấy phép hành nghề đặc biệt cho các đơn vị thành viên. - Quản lý hồ sơ cá nhân và trực tiếp giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với cán bộ công nhân viên Văn phòng Tổng công ty. - Tổ chức thực hiện công tác đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao tay nghề cho toàn Tổng công ty. - Giúp lãnh đạo Tổng công ty trong việc tư vấn, xem xét kỷ luật cán bộ. - Thực hiện các nhiệm vụ đột xuất do lãnh đạo Tổng công ty yêu cầu. -Tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty trong việc nhận xét, đánh giá hàng năm về những cán bộ thuộc diện Tổng công ty quản lý. 2.8.3. Cơ cấu và định biên: Gồm 06 người - 01 Trưởng phòng - 02 Phó phòng - 03 Chuyên viên 2.9. Phòng Kiểm Toán 2.9.1. Chức năng: - Tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty các lĩnh vực: Kiểm tra công tác tài chính, kế toán; đánh giá tình hình hoạt động tài chính kế toán trong Tổng công ty; Tổ chức kiểm tra, kiểm toán theo kế hoạch (hoặc đột xuất) tình hình quản lý, sử dụng vốn của các đơn vị thành viên Tổng công ty. - Đề xuất các giải pháp xử lý tài chính sau khi có kết quả kiểm toán. 2.9.2. Nhiệm vụ: - Tổ chức kiểm toán công tác tài chính kế toán, chấp hành luật pháp, chính sách, chế độ của Nhà nước. - Thông qua công tác kiểm toán và kết quả kiểm toán tham mưu giúp lãnh đạo Tổng công ty đánh giá việc thực hiện các quy chế nội bộ, các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, Ban điều hành và hiệu quả sản xuất kinh doanh ở các đơn vị được kiểm toán. - Thông qua công tác kiểm toán đè xuất với lãnh đạo Tổng công ty các biện pháp nhằm chấn chỉnh công tác quản lý tài chính, kế toán của đơn vị; xử lý những vi phạm chế độ tài chính của Nhà nước thuộc thẩm quyền của Tổng công ty. - Bồi dưỡng, hướng dẫn, chỉ đạo về mặt nghiệp vụ cho đội ngũ kiểm toán viên trong Tổng công ty. - Tổ chức kiểm toán tại cơ quan Văn phòng Tổng công ty và các đơn vị thành viên theo kế hoạch kiểm toán do Tổng giám đốc phê duyệt. Kiểm tra, xử lý, tổng hợp kết quả kiểm toán nội bộ của Tổng công ty và các đơn vị thành viên. - Thực hiện các nhiệm vụ khác khi lãnh đạo Tổng công ty giao. 2.9.3. Cơ cấu và định biên: Gồm 03 đến 04 người. - 01 Trưởng phòng. - 01 Phó phòng. - 01 đến 02 chuyên viên. 2.10. Phòng Thanh Tra – Pháp Chế 2.10.1. Chức năng: - Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật trong Tổng công ty và theo dõi công tác pháp chế, việc thực hiện quy chế dân chủ trong Tổng công ty. - Quản lý công tác thanh tra trong toàn Tổng công ty. - Kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật của các đơn vị thành viên Tổng công ty theo yêu cầu của lãnh đạo Tổng công ty. Xem xét giải quyết các đơn từ khiếu nại theo thẩm quyền và các quy định tại luật khiếu nại, tố cáo. - Tham mưu về góc độ pháp lý đối với các văn bản, quy chế nội bộ, các quy định chung trong Tổng công ty, các dự án đầu tư và các văn bản khác có liên quan đến quy chế về hợp tác đầu tư giữa Tổng công ty với đối tác. - Thường trực công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm của Tổng công ty. - Chủ trì, phối hợp với các phòng chức năng tổng kết, đánh giá việc thực hiện các quy chế đã ban hành trong Tổng công ty và đề xuất lãnh đạo Tổng công ty xử lý các tồn tại (nếu có). 2.10.2. Nhiệm vụ: - Phổ biến các văn bản pháp luật (kể cả những luật pháp quốc tế), nhất là những luật, pháp lệnh mới… trong toàn Tổng công ty. - Giúp lãnh đạo Tổng công ty đánh giá việc thực hiện các quy chế nội bộ, kiểm tra công tác kế toán, chấp hành luật pháp, chính sách, chế độ của Nhà nước, các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc. - Xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm, chủ động tổ chức thanh tra theo kế hoạch phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của Tổng công ty đối với các đơn vị thành viên. - Phối hợp với các phòng chức năng tổ chức thanh tra đột xuất để chủ động phát hiện những biểu hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật của các đơn vị thành viên Tổng công ty; Giúp lãnh đạo Tổng công ty có những biện pháp ngăn chặn và điều chỉnh kịp thời trong công tác quản lý và điều hành. - Tiếp nhận, xác định nội dung đơn thư khiếu tố, phân loại và chuyển đơn (nếu có) theo quy định về trách nhiệm giải quyết. - Vào sổ theo dõi vụ việc; Tiến hành các nghiệp vụ thanh tra; Báo cáo kết quả luận thanh tra với lãnh đạo Tổng công ty, với các cơ quan có thẩm quyền và quản lý, lưu trữ, chuyển giao, bảo mật hồ sơ theo đúng quy định hiện hành. - Bồi dưỡng, hướng dẫn, chỉ đạo về mặt nghiệp vụ cho đọi ngũ thanh tra viên trong Tổng công ty. - Chỉ đạo, hướng dẫn công tác tổ chức, nghiệp vụ thanh tra cho các tổ chức thanh tra nhân dân của các đơn vị thành viên Tổng công ty. Phối hợp với các tổ chức thanh tra Nhà nước và các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết những vụ việc có liên quan dên Tổng công ty. - Thường trực tiếp dân. - Hướng dẫn và tổ chức, kiểm tra thực hiện quy chế dân chủ. - Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo yêu cầu của lãnh đạo Tổng công ty. Kiêm nghiệm: Tuỳ theo tính chất đặc thù và quy mô của vụ việc, trưởng phòng đề xuất với Tổng công ty trưng dụng một số cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp cùng tham gia giải quyết. 2.10.3. Cơ cấu và định biênC: Gồm 04 người. - 01 Trưởng phòng. - 01 Phó phòng. - 02 chuyên viên. 2.11. Văn Phòng Tổng Công Ty 2.11.1. Chức năng: - Tổ chức thực hiện công tác hành chính, quản trị tại Văn phòng Tổng công ty. - Tổ chức thực hiện công tác thông tin, văn thư lưu trữ, điều kiện và phương tiện làm việc tai Văn phòng Tổng công ty. - Tổ chức thực hiện công tác tổng hợp hoạt động của Văn phòng Tổng công ty. - Thường trực ban thi đua, giúp lãnh đạo theo dõi công tác thi đua của Tổng công ty. - Quan hệ với địa phương nơi Tổng công ty đóng trụ sở. 2.11.2. Nhiệm vụ: - Đề xuất với lãnh đạo Tổng công ty về việc trang thiết bị phương tiện, điều kiện làm việc, các phương án sửa chữa, cải tạo khu làm việc của Văn phòng Tổng công ty tham gia tổ chức nghiệm thu công trình hoàn thành (nếu có) tai Văn phòng. - Xây dựng các nội quy, quy chế quản lý, sử dụng tài sản, phuơng tiện làm việc để trình lãnh đạo Tổng công ty phê duyệt, ban hành, theo dõi, quản lý và tổ chức thực hiện, sắp xếp bố trí phương tiện làm việc, đi lại cho lãnh đạo Tổng công ty và cán bộ công nhân viên Tổng công ty khi đi công tác. - Chịu trách nhiệm quản lý, lưu trữ, chuyển giao công văn, tài liệu đi và đến Tổng công ty. Chịu trách nhiệm về mặt hành chính, pháp lý trong việc làm mới, đổi và quản lý con dấu, các văn bản sao y, giấy giới thiệu công tác, giấy đi đường của Tổng công ty. - Chủ trì và phối hợp với các phòng chức năng của Tổng công ty tổ chức công việc lễ tân, tiếp khách trong các cuộc họp, hội nghị và hướng dẫn khách đến Tổng công ty liên hệ công tác. - Bảo vệ trật tự an ninh, phòng chống cháy, nổ, đảm bảo thông tin liên lạc, vệ sinh công cộng, công tác hiếu, hỉ. - Tổ chức và triển khai công tác y tế của cơ quan và tham gia chương trình y tế cộng đồng. - Quan hệ với các cơ quan hữu quan địa phương nơi Tổng công ty đóng trụ sở để giải quyết các công tác có liên quan của Tổng công ty. - Chánh văn phòng là thường trực Ban thi đua của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam. - Thực hiện công tác tổng hợp tình hình chung Văn phòng Tổng công ty và tổng hợp theo chuyên đề, lĩnh vực mà lãnh đạo Tổng công ty yêu cầu. - Thực hiện các nhiệm vụ đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo Tổng công ty. 2.11.3. Cơ cấu và định biên: Gồm 19 người. - Lãnh đạo Văn phòng: + 01 Chánh văn phòng. + 01 đến 02 Phó văn phòng. 16 đến 17 chuyên viên và phục vụ. III. Lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty 1. Trồng Rừng VINAFOR hiện nay đang quản lý 150.000 ha rừng và đất rừng phân bổ trên nhiều tỉnh thành khắp cả nước từ Miền Bắc, Miền Duyên hải, Miền Trung, Tây Nguyên tới Miền Nam bao gồm các tỉnh: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hoà Bình, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Gia Lai, Đắc Lắc, Đồng Nai và một số tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long… Bên cạnh việc trồng rừng tại các Lâm trường trực thuộc, VINAFOR còn hợp tác với hơn 20 đơn vị trồng rừng địa phương và hàng ngàn hộ dân dưới hình thức ký hợp đồng đầu tư vốn trồng rừng và bao tiêu sản phẩm. Công tác trồng rừng của VINAFOR luôn hướng tới mục tiêu: Kinh Tế – Xã Hội – Môi Trường, góp phần thực hiện chủ trương định canh định cư, xoá đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc miền núi. Diện tích rừng trồng của VINAFOR ngày càng mở rộng, chất lượng và sản lượng cây trồng ngày càng cao, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất ván nhân tạo, đồ mộc, dăm gỗ xuất khẩu, gỗ trụ mỏ và các nhu cầu sử dụng gỗ khác của xã hội. 2. Tạo Giống Cây Trồng Để đạt hiệu quả kinh tế cao trong trồng rừng, VINAFOR đã áp dụng công nghệ lâm sinh tiên tiến, trọng tâm là công nghệ tạo giống cây. Hiện VINAFOR đã đầu tư xây dựng 3 trung tâm nuôi cấy mô tại các tỉnh Hoà Bình, Bắc Giang, Gia Lai và hàng chục cơ sở có vườn ươm giâm hom để cung cấp cây giống cho các Lâm trường và các hộ dân trồng rừng. Nhờ áp dụng công nghệ tạo giống bằng nuôi cấy mô, nên cây sinh trưởng tốt, phát triển đồng đều, cho năng suất cao và khả năng thu hồi vốn nhanh. 3. Ván Dăm Ván Dăm (PB) là ván nhân tạo được sản xuất từ nguyên liệu gỗ rừng trồng có độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng và có nhiều loại chiều dày khác nhau. Mặt ván có thể được dán phủ bằng những loại vật liệu trang trí khác nhau như Melamine. Gỗ lạng (Veneer) … Ván dăm là nguyên liệu chủ yếu cho trang trí nội thất, đồ mộc Gia đình, Công sở, Bệnh viện, Trường học. Nhà máy Ván Dăm Thái Nguyên với công suất 16.500 m3SP /năm được áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000 trang bị công nghệ tiên tiến đã sản xuất Ván Dăm đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế có kích thước 1.220 x 2.440 mm (dày 8 – 32 mm). Công nghệ dán phủ mặt và cạnh ván thoả mãn cho nhiều kích thước và hình dáng của sản phẩm. 4. Ván Sợi Ván Sợi (MDF) là ván nhân tạo có đặc tính cơ lý cao, kích thước lớn, phù hợp với công nghệ sản xuất đồ mộc nội thất trong vùng khí hậu nhiệt đới. Nhà máy MDF Gia Lai của VINAFOR có công suất 54.000 m3 SP /năm sử dụng dây chuyền công nghệ hiện đại Châu Âu và được quản lý theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000. Quy cách 1830 x 2440 mm dày 6 – 30 mm. Sản phẩm ván MDF được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực: Sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất, xây dựng… 5. Ván Ghép Thanh Nguyên liệu chính của ván ghép thanh là gỗ rừng trồng. Ván được tạo ra bởi các thanh gỗ nhỏ đã qua xử lý hấp sấy. Trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, gỗ được cưa, bao, phay, ghép, ép, chà và sơn phủ trang trí. Ván ghép thanh được sử dụng trong các lĩnh vực sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất, sản xuất ván sàn và các sản phẩm khác. 6. Đồ Mộc Từ Ván Nhân Tạo & Vật Liệu Tổng Hợp Do những đặc tính cơ lý ưu việt của ván nhân tạo (ván sợi MDF, ván dăm PB, ván ghép thanh) nên đồ mộc làm từ loại ván này rất thích hợp với nội thất hiện đại. Kiểu dáng, màu sắc phong phú, độ bền cao, dễ lắp đặt là ưu điểm lớn của đồ mộc loại này. Các sản phẩm đồ mộc nội thất của VINAFOR: bàn, ghế, giường, tủ, tủ bếp, vách ngăn, sàn nhà, ốp tường, ốp trần… làm từ ván nhân tạo, thích hợp cho nội thất gia đình, công sở, truờng học, khách sạn, nhà hàng, nhà văn hoá, cung thể thao… 7. Đồ Mộc Nội & Ngoại Thất Từ Gỗ Tự Nhiên Nguồn gỗ được khai thác từ rừng tự nhiên là nguyên liệu quý dùng trong công nghiệp sản xuất đồ mộc. Đồ mộc giả cổ, cửa, khuôn cửu, đồ mộc nội thất và ngoại thất là những mặt hàng của VINAFOR được thị trường trong nước và quốc tế ưa chuộng. Nhờ đầu tư cải thiện công nghệ xử lý gỗ và nâng cao trình độ tay nghề nên các xí nghiệp sản xuất đồ mộc của VINAFOR không chỉ sử dụng gỗ từ các nhóm quý hiếm mà còn sử dụng gỗ từ các nhóm gỗ thông dụng hơn: gỗ Điều, gỗ Cao Su, gỗ Bạch Đàn, gỗ Xà Cừ… Với mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm và tiết kiệm gỗ, VINAFOR đã sản xuất các loại sản phẩm kết hợp giữa gỗ tự nhiên với các vật liệu khác như kim loại, chất dẻo và nhựa tổng hợp. 8. Thiết Bị Hiện Đại & Công Nghệ Tiên Tiến VINAFOR rất chú trọng việc nâng cao chất lượng sản phẩm để đạt chỉ tiêu kỹ thuật quốc tế. Để sản phẩm có tính cạnh tranh cao, VINAFOR không ngừng đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến vào mọi hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp. Ván nhân tạo và sản phẩm đồ mộc từ nó đã khẳng định sự đúng đắn và hiệu quả trong lĩnh vực đầu tư của VINAFOR. 9. Mỹ Nghệ – Sản Phẩm Từ Gỗ, Đá, Mây, Tre Sản phẩm mỹ nghệ từ các vật liệu rừng nhiệt đới: Song, Mây, Tre, Guột, là mặt hàng truyền thống của VINAFOR được thị trường Âu, Mỹ và khu vực ưa chuộng. Trình độ tay nghề khéo léo trong việc kết hợp với các chất liệu truyền thống như sơn mài, gỗ, đá, sành sứ… Đã tạo ra những sản phẩm đạt tính thẩm mỹ cao, đa dạng kiểu dáng phù hợp cho mọi loại hình nội thất. 10. Lâm Đặc Sản Kết hợp với trồng rừng nguyên liệu, VINAFOR cũng chú trọng trồng cây các loại cây khác tạo nguồn để khai thác các đặc sản rừng: Dỗu thông, Cánh kiến, Xa nhân, Quế, Hồi… Nhằm mục đích xuất khẩu và cung cấp nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác: hoá mỹ phẩm, hoá dược, công nghệ sơn phủ, vecni, sơn cách điện, công nghệ điển tử viễn thông…VINAFOR có tiềm lực tạo nguồn cây cảnh (Bonsai) và chăn nuôi chim thú rừng nhiệt đới. 11. Xuất Khẩu Nhập Khẩu Xuất Khẩu: - Ván nhân tạo (MDF, PB, Ván ghép thanh) - Đồ mộc nội ngoại thất - Lâm đặc sản - Hàng mỹ nghệ - Chim thú, cây cảnh - Nông sản, Thuỷ sản - Gỗ rừng trồng và bán thành phẩm - Lao động đã qua đào tạo nghề và ngôn ngữ giao tiếp Nhập Khẩu: - Công nghệ và thiết bị tiên tiến - Vật tư kỹ thuật - Gỗ nguyên liệu 12. Du Lịch Khách Sạn & Dịch Vụ Thông qua các loại hình dịch vụ, VINAFOR đã phát huy được thế mạnh và tính ưu việt của rừng. Du lịch Lâm nghiệp là một trong những lĩnh vực hoạt động kinh doanh của VINAFOR Du lịch Lâm nghiệp bao gôm: - Du lịch sinh thái - Du lịch văn hoá dân gian - Du lịch mạo hiểm - Lữ hành - Kinh doanh Khách sạn và dịch vụ du lịch IV. Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Hàng năm các đơn vị và Tổng công ty luôn luôn hoàn thành kế hoạch SXKD đã đề ra với mức năm sau cao hơn năm trước, thể hiện qua một số chỉ tiêu sau: Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Doanh thu (tỷ đồng) 1.721 2.212 2.349,39 2.478,98 2.537,83 Tổng kim ngạch XNK (triệu USD) Trong đó XK (triệu USD) 55,327 75,8 49,9 73,46 46,9 66,13 48,83 74,5 50,27 Trồng rừng nguyên liệu (ha) 4.746 4.181 4.432 4.537 Lợi nhuận (tỷ đồng) 16,678 20,48 48,74 38,69 45,32 Nộp ngân sách (tỷ đồng) 88,273 77,2 91,79 93,99 94,56 Tuy nhiên một số đơn vị còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đối với các đơn vị chuyên trồng rừng và các đơn vị ở miền Bắc. Nhưng nhìn chung nhiều đơn vị đã vượt lên, không những duy trì ổn định mà có bước phát triển mạnh mẽ trong SXKD. Hầu hết doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi sang công ty cổ phần bước đầu đã phát huy hiệu quả SXKD làm ăn có lãi, nộp ngân sách nhà nước ở mức cao và đời sống người lao động được nâng lên. Về sắp xếp đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước đã có tác động rất tích cực, tạo thêm sức mạnh mới, đang góp phần làm ổn định phát triển SXKD của các đơn vị và trong toàn Tổng công ty, tạo được niềm tin mới của người lao động vào đường lối đúng dắn của Đảng và Nhà nước. Đến nay đã có 33 Công ty cổ phần được chuyển đổi từ Doanh nghiệp Nhà nước của Tổng công ty (bao gồm 10 Công ty 51% vốn Nhà nước với 20 Công ty cổ phần dưới 50% vốn Nhà nước, 3 Công ty cổ phần không có vốn Nhà nước), 4 Công ty TNHH 1 thành viên. V. Tình hình việc làm và đời sống của công nhân viên chức- lao động 1. Tình hình chung Trong những năm qua nền kinh tế xã hội phát triển đạt được thành tựu quan trọng, nhiều cơ chế chính sách mới được ban hành đã khuyến khích và tạo điều kiện cho các đơn vị trong ngành và Tổng công ty phát triển. Cộng vào đó là sự năng động sang tạo của các đơn vị nên công ăn việc làm cho người lao động đã từng bước được nâng lên rõ rệt. Đến nay số lao động không có việc làm thường xuyên ở các đơn vị vẫn còn nhưng không nhiều, nhìn chung là ổn định, bớt gay gắt hơn trước, điều kiện làm việc của công nhân lao động được đảm bảo và cải thiện rõ rệt. Song ở một số đơn vị, lao động thủ công, nặng nhọc vẫn còn chiếm tỷ lệ cao. Vệ sinh công nghiệp, môi trường, BHLĐ, chống nóng, chống bụi, chống ồn… ở nhiều đơn vị thực hiện chưa tốt, có đơn vị còn để xảy ra tai nạn lao động gây chết người. Việc chăm sóc khám sức khỏe định kỳ phòng chống bệnh nghề nghiệp cho CNLĐ đã được quan tâm nhưng chưa đồng đều ở các đơn vị. Về tiền lương thu nhập và đời sống của CNLĐ trong Tổng công ty hang năm đều được nâng lên, nhưng nhìn chung còn thấp so với mặt bằng chung của xã hội. Thu nhập của CNLĐ trong kĩnh vực SXKD lâm nghiệp còn thấp hơn lĩnh vực công nghiệp chế biến lâm sản và kinh doanh xuất nhập khẩu, các đơn vị miền bắc thu nhập hơn so với các đơn vị miền Trung và miền Nam. Tthu nhập bình quân trong Tổng công ty năm 2003 là 913.000đ/tháng; năm 2004 là 1.124.000đ/tháng; năm 2005 là 1.250.000đ/tháng; năm 2006 là 1.320.000đ/tháng; năm 2007 là 1.550.000đ/tháng. 2. Tình hình tư tưởng và tâm trạng của CNVC – LĐ CNVC-LĐ trong Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam nhìn chung đa số làm việc trong điều kiện hết sức khó khăn gian khổ, đời sống vật chất tinh thần thiếu thốn, song đội ngũ cán bộ CNVC -LĐ của Tổng công ty với bản chất giai cấp công nhân vẫn được giữ vững, luôn quan tâm và nhận thức đúng đắn về tình hình đất nước, tin tưởng vào đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Đặc biệt là thực hiện nghị quyết Trung Ương 3 khoá IX về sắp xếp đổi mới và phát triển doanh nghiệp Nhà nước đã tạo cho sức sản xuất phát triển, đưa đất nước ta tiến gần và hoà nhập với khu vực và thế giới. CVNC-LĐ trong Tổng công ty luôn trung thành với Đảng và Nhà nước, có kinh nghiệm, đã trải qua thử thách trong cơ chế thị trường, đã từng gắn bó với nghề rừng luôn bám trụ để sản xuất, xây dựng và phát triển doanh nghiệp, làm tốt chức năng vị trí nòng cốt trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, cũng như nhiệm vụ trung tâm kinh tế văn hoá xã hội trên địa bàn. Đa số có ý thức trong học tập vươn lên tự khẳng định mình, năng động sáng tạo, chấp hành theo hiến pháp và pháp luật, yên tâm tin tưởng và phấn khởi vào sự ổn định và phát triển của đơn vị. Tâm trạng và nguyện vọng chung của CNVC -LĐ trong Tổng công ty hiện nay là mong muốn có được việc làm thường xuyên và thu nhập tương xứng với sức lao động. Mong muốn Đảng và Nhà nước quan tâm hơn nữa đến chính sách chế độ của CNLĐ, được tạo điều kiện để học tập nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm đến việc khám chữa bệnh, nâng cao sức khoẻ và học hành cho con em để đáp ứng yêu cầu CNH -HĐH. Mong muốn được đảm bảo các quyền và lợi ích chính đáng, bất bình và lo lắng nhiều đến sự công bằng xã hội, mất dân chủ, sự phân hoá giàu nghèo, tệ quan liêu, tham nhũng, buôn lậu và các tệ nạn xã hội khác chưa ngăn chặn được và ngày càng có xu hướng gia tăng. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo thực tập Tại Tổng Công ty Lâm nghiệp VN - Vinafor.DOC