NG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
“Thị trường là chiến trường của thời bình, một chiến trường đòi hỏi sự thông minh, hiểu biết nhiều hơn là ý chí quật cường” (Nguyễn Nam Phương (2005), luận văn tốt nghiệp “Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Nutifood”), mà chiến trường luôn có sự cạnh tranh gay gắt, cạnh tranh ở đây là để tồn tại và phát triển. Đặc biệt là thị trường ngày nay, cùng với nhịp độ phát triển của thế giới, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO. Chính sự kiện đó, đã làm cho môi trường kinh doanh của Việt Nam trở nên náo nhiệt và sôi động hơn.
Và như chúng ta đã biết, mỗi một công ty là một đơn vị sản xuất kinh doanh, là một tế bào trong nền kinh tế, với chức năng hoạt động sản xuất và phân phối sản phẩm của chính công ty làm ra, nhằm đáp ứng nhu cầu của từng khu vực, từng thị trường. Vì vậy, cùng với tốc độ phát triển kinh tế của thị trường thế giới nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng thì vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay không nhất thiết vốn phải nhiều, qui mô lớn, mà điều tối quan trọng là doanh nghiệp đó bán được hàng và làm sao để thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu của khác hàng. Đồng thời, phải mở rộng thị trường tiêu thụ và khai thác những thị trường tiềm năng để nhằm tiêu thụ được tối đa sản phẩm của công ty. Hơn nữa , hàng hoá có tiêu thụ được mới có thể xác định kết quả tài chính cuối cùng của công ty là lãi hay lỗ. Do đó, trong quá trình sản xuất kinh doanh giai đoạn tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc quyết định sự thành công hay thất bại của công ty.
Xuất phát từ nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm nên trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ, em đã quyết định chọn đề tài: “Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp” để làm luận văn tốt nghiệp cho mình. Nhằm giúp cho Công ty tìm ra được những thuận lợi cũng như là bất lợi trong việc tiêu thụ hàng hoá, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ, nâng cao doanh thu cho Công ty.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ và đề ra những biện pháp để đẩy mạnh hiệu quả tiêu thụ sản phẩm cho Công ty trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích sơ lược tình hình kinh doanh của Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ.
- Đánh giá tình hình doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp đạt được qua hai năm 2006 - 2007.
- Phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa của Công ty về khối lượng, chủng loại và giá bán.
¬ - Phân tích doanh thu tiêu thụ theo thị trường.
- Phân tích những nhân tố làm ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ hàng hóa của Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ.
- Đề ra một số giải pháp pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ của Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ.
1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định
- Thị trường tiêu thụ của Công ty chưa đa dạng
- Số lượng hàng hóa tiêu thụ của Công ty tăng
- Tình hình tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả cao
- Doanh thu tiêu thụ hàng hóa của Công ty tăng
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Số lượng sản phẩm tăng qua các năm? Tốc độ tăng như thế nào?
- Nhân tố nào làm ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm tiêu thụ?
- Doanh thu tiêu thụ theo thị trường biến động qua hai năm như thế nào?
- Thị trường tiêu thụ ra sao?
- Số lượng sản phẩm tiêu thụ qua các thị trường như thế nào?
63 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2648 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hương tiêu thụ năm 2006 lại tăng cao hơn so với năm 2007 là 3.015.579 ngàn đồng tương đương 51,67% . Điều này cho thấy mặt hàng Mì Thiên Hương đang có nhiều tiến triển tốt, lượng bán tăng với tốc độ tương đối cao. Nguyên nhân tăng là do giá cả của mặt hàng mì Thiên Hương thấp hơn so với những mặt hàng mì cùng loại như: mì Hảo Hảo, Sumo, Aone, Hello… Vì mì Thiên Hương là mặt hàng bán chạy nhất trong tổng mặt hàng mì của Công ty cho nên Công ty cần chú ý và đảm bảo chất lượng dịch vụ sau khi bán hàng cũng như chính sách bán hàng của Công ty và đưa ra mức giá phù hợp. Bên cạnh đó, xem xét lại mẫu mã, bao bì khi cung cấp hàng hóa ra thị trường. Góp phần, đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tiêu thụ mì Thiên Hương của Công ty và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
à Mặt hàng Dầu ăn MeiZan:
Trong xã hội ngày nay, cuộc sống của người dân ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống cũng được nâng lên. Đặc biệt là người dân ở thành phố người ta ít còn sử dụng mỡ để chế biến thức ăn mà chuyển sang sử dụng dầu ăn để đảm bảo sức khỏe và tránh một số bệnh nguy hiểm như: béo phì, mỡ trong máu, …Vì vậy, dầu ăn là thực phẩm dùng để chế biến thức ăn cần thiết ở mỗi gia đình. Nên Công ty chọn mặt hàng dầu ăn để cung cấp cho thị trường. Trong đó, dầu ăn MeiZan chiếm tỷ phần tiêu thụ mạnh nhất trong tổng số lượng dầu ăn mà Công ty tiêu thụ.
Bảng 9: TỶ TRỌNG TIÊU THỤ MẶT HÀNG DẦU ĂN MEIZAN
QUA 2 NĂM (2006 – 2007)
ĐVT: Ngàn đồng
CHỈ TIÊU
NĂM 2006
NĂM 2007
CHÊNH LỆCH 2007/2006
Số tiền
%
GTDAMZTT
1.321.034
2.035.348
714.314
54,07
TPDAMZTT
3,20 %
3,67 %
–
0,47
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)
(Ghi chú: GTDAMZTT:giá trị dầu ăn Meizan tiêu thụ,
TPDAMZTT:tỷ phần dầu ăn Meizan tiêu thụ)
Qua bảng số liệu ở trên cho thấy tỷ phần giá trị dầu ăn MeiZan tiêu thụ tăng dần qua 2 năm (2006 – 2007). Cụ thể: năm 2006 trị giá dầu ăn tiêu thụ chiếm 3,20% và sang năm 2007 tỷ trọng này tăng lên 3,67%, tức là tăng 0,47% so với năm 2006. Và xét về lượng tuyệt đối thì lượng dầu ăn tiêu thụ năm 2007 cũng tăng là 2.035.348 ngàn đồng, tức là tăng hơn so với năm 2006 một lượng là 714.314 ngàn đồng tương đương 54,07%. Giá trị dầu ăn tiêu thụ tăng một phần là do giá cả ngày càng tăng cao và do lượng dầu ăn tiêu thụ nhiều hơn năm 2006. Do, mặt hàng dầu ăn Meizan là một mặt hàng mang lại doanh thu tương đối cao của Công ty. Vì vậy, Công ty cần quan tâm hơn nữa chất lượng hàng cũng như mức độ phục vụ cho khách hàng, để mặt hàng dầu ăn Meizan ngày càng có ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh.
à Mặt hàng Bột giặt Net:
Cũng giống như dầu ăn, bột giặt cũng là mặt hàng cần thiết trong cuộc sống của người dân. Vì vậy, Công ty chọn mặt hàng bột giặt để cung cấp cho thị trường. Và mặt hàng bột giặt Net cũng chiếm tỷ phần cao trong tổng hàng hóa bột giặt tiêu thụ của Công ty. Để biết xem doanh thu mà mặt hàng này mang lại chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số hàng hóa tiêu thụ của Công ty ta có được bảng kết quả như sau:
Bảng 10: TỶ TRỌNG TIÊU THỤ MẶT HÀNG BỘT GIẶT NET
QUA 2 NĂM (2006 – 2007)
ĐVT: Ngàn đồng
CHỈ TIÊU
NĂM 2006
NĂM 2007
CHÊNH LỆCH 2007/2006
Số tiền
%
GTBGNTT
1.478.248
3.032.755
1.554.507
105,15
TPBGNTT
3,58 %
5,47 %
_
1,89 %
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)
(Ghi chú: GTBGNTT: giá trị bột giặt Net tiêu thụ,
TPBGNTT: tỷ phần bột giặt Net tiêu thụ)
Qua số liệu ở trên cho thấy tỷ phần giá trị bột giặt Net tiêu thụ có tốc độ tăng nhanh qua 2 năm (2006 - 2007). Năm 2006 bột giặt Net tiêu thụ có doanh thu là 1.478.248 ngàn đồng, tương ứng tỷ phần là 3,58% trong tổng số hàng hóa tiêu thụ của Công ty. Và tỷ phần này tiếp tục tăng vào năm 2007, chiếm 5,47%, tăng gần gấp đôi so với năm 2006 là 1,89%. Bên cạnh đó, nếu xét về lượng tuyệt đối thì lượng Bột giặt Net tiêu thụ năm 2007 lại tăng hơn gấp 2 lần so với năm 2006. Cụ thể: lượng bột giặt Net mà Công ty cung cấp ra thị trường năm 2007 là 3.032.755 ngàn đồng cao hơn 1.554.507 ngàn đồng so với năm 2006, tương đương tăng 105,15%. Do nhu cầu ngày càng tăng cao nên lượng bột giặt Net mà Công ty cung cấp cho thị trường cũng ngày một tăng lên đáng kể. Điều này chứng tỏ, thị phần tiêu thụ của mặt hàng bột giặt Net ngày càng được mở rộng.Vì vậy, Công ty nên nhập thêm nhiều mặt hàng bột giặt Net hơn nữa để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Bảng 11: TỶ TRỌNG GIÁ TRỊ TIÊU THỤ CÁC MẶT HÀNG
QUA 2 NĂM (2006 – 2007)
ĐVT: %
TÊN HÀNG
NĂM 2006
NĂM 2007
Mì Thiên Hương
14,14
15,96
Bột giặt Net
3,58
5,47
Dầu ăn MeiZan
3,20
3,67
Hàng khác
79,08
74,9
Tổng
100
100
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)
Qua số liệu trên, cho ta biết được mì Thiên Hương là mặt hàng chính của Công ty chiếm hơn 14% trong tổng giá trị hàng hoá tiêu thụ của Công ty.Và, tỷ trọng doanh thu tiêu thụ Mì Thiên Hương có xu hướng tăng qua 2 năm.Còn mặt hàng dầu ăn Meizan và mặt hàng bột giặt Net cũng có xu hướng tăng qua 2 năm như mì Thiên Hương. Trong đó, mặt hàng bột giặt Net lại có tốc độ tăng tương đối nhanh so với hai mặt hàng Mì Thiên Hương và dầu ăn Meizan. Điều này, cho thấy mặt hàng bột giặt Net mà Công ty cung cấp ra thị trường đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và đang được thị trường chấp nhận.
Nhìn chung, cả ba mặt hàng này đều tăng qua 2 năm. Vì vậy, Công ty cần chú ý hơn nữa chất lượng của các mặt hàng này. Bên cạnh đó, Công ty cũng cần lựa chọn những nhà cung cấp có uy tín và danh tiếng trên thị trường để có thể đáp ứng được thị hiếu của khách hàng, góp phần đẩy mạnh hơn nữa tốc độ tiêu thụ của ba mặt hàng này.
4.3.3. Phân tích khối lượng hàng hóa tồn kho của Công ty
4.3.3.1. Phân tích lượng tồn đọng của từng loại hàng hóa
Trong sản xuất kinh doanh việc xác định lượng tồn kho sản phẩm hàng hóa là hết sức cần thiết, bởi vì nó liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Sự chênh lệch của hàng tồn kho cuối kỳ và đầu kỳ tăng hay giảm, nó phản ánh tốc độ luân chuyển vốn của Công ty nhanh hay chậm, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Công ty.
Bảng 12: KHỐI LƯỢNG TỒN KHO CUỐI NĂM CỦA CÁC MẶT HÀNG CHÍNH QUA 2 NĂM (2006 - 2007)
TÊN HÀNG
ĐVT
NĂM 2006
NĂM 2007
Mì Thiên Hương
Gói
173.440
155.940
Bột giặt Net
Gói
83.636
40.682
Dầu ăn MeiZan
Chai
3.201
24.187
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)
Từ số liệu thực tế ta tính được số chênh lệch hàng tồn kho giữa cuối kỳ và đầu kỳ của một số mặt hàng chính qua 2 năm như sau:
Bảng 13: CHÊNH LỆCH HÀNG TỒN KHO GIỮA CUỐI KỲ VÀ ĐẦU KỲ CỦA CÁC MẶT HÀNG CHÍNH QUA 2 NĂM (2006 - 2007)
TÊN HÀNG
ĐVT
NĂM 2007
Mì Thiên Hương
Gói
(17.500)
Bột giặt Net
Gói
(42.954)
Dầu ăn MeiZan
Chai
20.986
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)
à Mặt hàng mì Thiên Hương
Qua số liệu tính được ở trên, cho thấy lượng mì Thiên Hương tồn kho giảm lên đáng kể. Trước hết, năm 2007 lượng mì Thiên Hương tồn kho cuối kỳ là 155.940 gói chênh lệch giảm so với năm 2006 là 17.500 gói, chứng tỏ lượng mì Thiên Hương tồn kho năm 2007 đã giảm so với năm 2006. Điều này cũng nói lên rằng lượng mì Thiên Hương tiêu thụ trong năm 2007 cao hơn năm 2006, nguyên nhân làm cho lượng mì Thiên Hương tồn kho này giảm: là do lượng mì Thiên Hương mua vào ít hơn lượng bán ra. Do đó, làm cho lượng mì Thiên Hương tồn kho giảm. Điều này, đã làm cho các chi phí liên quan đến việc tồn trữ hàng hóa giảm xuống, không những thế nó còn làm tăng tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của Công ty, làm tăng tốc độ luân chuyển vốn.
Như phân tích, ở phần trước thì lượng mì Thiên Hương mà Công ty cung cấp ra thị trường ngày một tăng.Vì vậy, Công ty nên nhập mặt hàng này về nhiều hơn để đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng. Nhưng cần có một chiến lược là nhập hàng về làm sao cho đủ bán và chỉ tồn kho ở mức phù hợp để tránh tình trạng giá cả biến động sẽ gây thiệt hại cho Công ty. Do đó, Công ty cần thường xuyên theo dõi và thăm dò thị hiếu của khách hàng để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và tránh tình trạng bị tồn kho nhiều ảnh hưởng đến doanh thu của Công ty.
à Mặt hàng bột giặt Net
Qua số liệu tính được ở trên, thì tình hình tồn kho của bột giặt Net có xu hướng giảm. Cụ thể: năm 2007 lượng bột giặt Net tồn kho cuối kỳ chênh lệch giảm so với năm 2006 là 42.954 gói, cho thấy lượng bột giặt Net tiêu thụ tăng hơn so với năm 2006. Nguyên nhân là do khối lượng bột giặt Net tiêu thụ của Công ty ngày càng tăng lên cao làm cho Công ty không đủ hàng để cung cấp ra thị trường. Cũng như đã phân tích ở phần trước, cho thấy tỷ phần giá trị bột giặt Net tiêu thụ có chiều hướng tăng dần. Vì vậy, Công ty cần phải tăng cường nhập hàng nhiều hơn để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng
à Mặt hàng dầu ăn MeiZan:
Như đã phân tích ở phần trước, thì mặt hàng dầu ăn Meizan tiêu thụ tăng dần qua 2 năm (2006 - 2007) nhưng khi phân tích về lượng tồn kho thì lượng tồn kho của dầu ăn Meizan lại tăng lên cao. Cụ thể: năm 2007 chênh lệch hàng tồn kho so với năm 2006 là 20.986 chai. Nguyên nhân là do lượng dầu ăn Meizan tiêu thụ ra thị trường giảm nhiều so với lượng dầu ăn Meizan đã nhập vào. Do đó, làm cho lượng dầu ăn Meizan tồn kho tăng lên. Ta thấy, tình hình tiêu thụ dầu ăn Meizan qua 2 năm (2006 - 2007) tăng nhưng chậm. Vì vậy, Công ty cần xem xét lại tình hình tiêu thụ mặt hàng này để tránh tình trạng ứ đọng hàng tồn kho của mặt hàng này quá nhiều nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa của Công ty.
4.3.3.2. Phân tích lượng tồn đọng của nhiều loại hàng hóa theo chỉ tiêu giá trị.
Bảng 14: GIÁ TRỊ TỒN KHO CUỐI KỲ CỦA CÁC MẶT HÀNG QUA 2 NĂM (2006 - 2007)
ĐVT: Ngàn đồng
TÊN HÀNG
NĂM 2006
NĂM 2007
Mì Thiên Hương
124.050
124.962
Bột giặt Net
218.839
226.646
Dầu ăn MeiZan
49.435
370.548
Hàng khác
1.046.569
1.955.017
ΣGTHTK
1.438.893
2.677.173
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)
(Ghi chú: GTHTK: Tổng giá trị hàng tồn kho)
Từ số liệu thực tế trên ta tính được chênh lệch tổng giá trị hàng tồn kho của Công ty như sau:
Bảng 15: PHÂN TÍCH TỔNG GIÁ TRỊ HÀNG TỒN KHO
CỦA CÔNG TY QUA 2 NĂM (2006 – 2007)
ĐVT: Ngàn đồng
CHỈ TIÊU
NĂM 2006
NĂM 2007
CHÊNH LỆCH 2007/2006
Số tiền
%
GTHTK
1.438.893
2.677.173
1.238.280
86,06
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)
(Ghi chú: GTHTK: Tổng giá trị hàng tồn kho)
Nhìn chung, mức độ chênh lệch tổng giá trị hàng tồn kho qua 2 năm đều tăng. Nguyên nhân là do giá trị hàng hoá mua bán của Công ty ngày càng tăng lên dẫn đến trị giá hàng tồn kho mỗi năm một tăng lên. Cụ thể như: trong năm 2007 thì giá trị hàng tồn kho cuối kỳ là 2.677.173 ngàn đồng cao hơn so với năm 2006 là 1.238.280 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lệ 86,06%. Một phần là do giá trị hàng tồn kho của các mặt hàng khác (như: sữa bột, bột ngọt, đường, các loại mì khác, bột giăt khác, dầu ăn khác …) tăng lên. Mặt khác, là do tổng giá trị hàng hoá lưu thông của Công ty tăng lên nhưng không đáng kể. Ngoài ra, mức độ tiêu thụ mặt hàng mua vào lại không tăng nhiều, thêm vào đó giá trị tồn kho của các mặt hàng khác cũng tăng lên khá cao, làm cho hàng tồn kho chiếm tỷ lệ khá cao. Do đó, Công ty cần giải quyết tốt những tồn đọng liên quan đến việc tiêu thụ hàng hoá để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ, góp phần tăng doanh thu cho Công ty.
Từ số liệu thực tế ta tính được tỷ phần tồn kho của các mặt hàng như sau:
Bảng 16: PHÂN TÍCH TỶ PHẦN TỒN KHO CỦA TỪNG MẶT HÀNG QUA 2 NĂM (2006 – 2007)
ĐVT: %
CHỈ TIÊU
NĂM 2006
NĂM 2007
CHÊNH LỆCH 2007/2006
%
Mì Thiên Hương
8,62
4,67
(3,95)
Bột giặt Net
15,21
8,47
(6,74)
Dầu ăn Meizan
3,44
13,84
10,4
Hàng khác
72,73
73,02
0,29
Tổng
100
100
0
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)
Qua bảng số liệu ở trên thì tỷ phần giá trị hàng tồn kho của các mặt hàng có sự biến động, có mặt hàng tăng nhưng cũng có mặt hàng giảm qua 2 năm, cụ thể:
Năm 2006
Với số liệu trên đối với 3 mặt hàng chính phân tích, đối với ba mặt hàng chính phân tích ta thấy bột giặt Net là mặt hàng chiếm tỷ lệ hàng tồn kho cao nhất đến 15,21%, điều này nói lên mặt hàng bột giặt Net tiêu thụ giảm do hàng tồn kho nhiều mà giá trị bột giặt Net tiêu thụ trong năm 2006 chiếm tỷ lệ cũng thấp 3,58% trong tổng giá trị hàng hóa tiêu thụ của Công ty. Cho thấy, tỷ lệ hàng tồn kho trên là tương đối cao. Vì vậy, cần phải giảm lượng bột giặt Net tồn kho xuống thấp hơn tỷ phần giá trị tiêu thụ. Bên cạnh đó, Công ty cần nhập lượng bột giặt Net sao cho đủ nhu cầu tránh để hàng tồn kho quá nhiều, nếu như giá cả sụt giảm sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Song, đối với mặt hàng mì Thiên Hương thì tỷ phần giá trị hàng tồn kho chiếm 8,62%, trong khi đó giá trị tiêu thụ đạt 14,14% chứng tỏ lượng mì Thiên Hương tồn kho chiếm một tỷ lệ khá nhỏ, hầu như hàng mua vào đã được tiêu thụ hết trong kỳ. Cuối cùng, là các mặt hàng khác (như: sữa bột, bột ngọt, đường, các loại mì khác, bột giăt khác, dầu ăn khác …) có tỷ lệ tồn kho cũng rất cao chiếm 72,73% tuy nhiên giá trị tiêu thụ chiếm tỷ lệ cao hơn giá trị tồn kho là 79,08%. Cho nên, Công ty cần nhập thêm những mặt hàng này để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, cần xem xét thêm về mẫu mã, chất lượng và giá cả cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng nhằm góp phần làm tăng tốc độ tiêu thụ hàng hóa làm tăng lợi nhuận cho Công ty.
Năm 2007
Tuy nhiên, sang năm 2007 lượng dầu ăn Meizan tồn kho đã tăng lên. Cụ thể: dầu ăn Meizan tăng lên 10,4% so với năm 2006. Nguyên nhân, dầu ăn Meizan tăng lên như vậy là do lượng dầu ăn Meizan mà Công ty mua bán tăng lên. Bên cạnh đó, tỷ phần giá trị dầu ăn Meizan tiêu thụ cũng tăng lên, cụ thể: dầu ăn Meizan là 3,67%. Trong đó, tỷ phần tồn kho của dầu ăn Meizan cũng tăng và tăng cao hơn so với giá trị dầu ăn Meizan tiêu thụ cho thấy mặt hàng này đang có chiều hướng xấu và tốc độ tăng của doanh thu không theo kịp các mặt hàng khác là do tỷ phần tiêu thụ tăng không cao. Trong khi đó, tỷ phần tồn kho của mặt hàng bột giặt Net lại giảm đáng kể là 6,74 % so với năm 2006 và tỷ phần tiêu thụ của nó cũng tăng lên là 5,47%. Cho thấy, hầu như hàng mua vào gần tiêu thụ hết trong kỳ. Nguyên nhân là do nhu cầu của người tiêu dùng đối với mặt hàng này ngày càng cao. Vì vậy, Công ty cần nhập thêm hàng đối với mặt hàng này để tránh tình trạng cầu không đủ cung. Còn đối với mặt hàng khác, thì lượng tồn kho lại tăng lên là 73,02%, tức là tăng 0,29% so với năm 2006. Bên cạnh đó, năm 2007 tỷ trọng giá trị tiêu thụ của các mặt hàng này cũng giảm là 74,9%. Nguyên nhân, là do hàng hóa nhập vào nhiều hơn lượng bán ra dẫn đến tình trạng ứ đọng hàng tồn kho làm tăng chi phí bảo quản hàng hóa tồn kho của Công ty. Vì vậy, Công ty cần có chiến lược nhập hàng sao cho đủ bán và chỉ tồn kho ở mức phù hợp để tránh tình trạng giá cả biến động đột ngột gây thiệt hại đến doanh thu bán hàng của Công ty.
4.3.4. Phân tích giá bán hàng hóa
Như chúng ta đã biết hàng thực phẩm là mặt hàng đa chủng loại, có rất nhiều giá khác nhau. Vì vậy, không thể phân tích chính xác giá bán của từng loại hàng hóa mà ở đây chỉ lấy giá bình quân hàng năm của từng loại hàng hóa để xem sự biến động tăng hay giảm của giá cả có làm ảnh hưởng đến doanh thu của từng loại mặt hàng hay không.
Bảng 17: PHÂN TÍCH GIÁ BÁN ĐƠN VỊ CÁC MẶT HÀNG CHÍNH
QUA 2 NĂM (2006 - 2007)
CHỈ TIÊU
ĐVT
NĂM 2006
NĂM 2007
CHÊNH LỆCH 2007/2006
Số tiền
%
Mì Thiên Hương
Đồng/Gói
805
1.098
293
36,39
Bột giặt Net
Đồng/Gói
3.040
7.667
4.627
152,20
Dầu ăn Meizan
Đồng/Lít
12.783
18.788
6.005
46,97
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)
Với giá bán của các mặt hàng như trên ta thấy mặt hàng bột giặt Net và dầu ăn Meizan có giá bán tăng nhanh hơn so với các mặt hàng mì Thiên Hương. Cụ thể: mặt hàng bột giặt Net năm 2006 chỉ có 3.040 đồng/gói nhưng sang năm 2007 lại tăng lên là 7.667 đồng/gói, tức tăng lên 4.627 đồng/gói, tương ứng với tỷ lệ 152,20% so với năm 2006 tốc độ tăng như vậy là rất cao. Nguyên nhân mà giá cả mặt hàng này tăng nhanh như vậy là do chịu ảnh hưởng của giá cả bột gặt trên thị trường. Mà giá của nguyên liệu làm ra bột giặt không ngừng tăng lên, làm cho chi phí sản xuất bột giặt tăng lên dẫn đến giá thành cũng tăng lên đáng kể. Dầu ăn Meizan cũng vậy, có giá tăng khá nhanh, năm 2006 giá 1 lít dầu ăn Meizan là 12.783 đồng/lit nhưng sang năm 2007 lại tăng lên 18.788 đồng/lít, tăng 6.005 đồng/lít so với năm 2006, tương đương 46,97%. Tình trạng như hiện nay là do nền kinh tế bị lạm phát, vật giá tăng cao kéo theo các mặt hàng thực phẩm cũng tăng lên đáng kể. Còn mì Thiên Hương thì giá cả có tăng nhưng chậm hơn so với các mặt hàng khác, cụ thể: năm 2006 giá của mì Thiên Hương là 805 đồng/gói và sang năm 2007 thì tăng lên 1.098 đồng/gói, tức tăng 293 đồng/gói, tương đương 36,39%. Nguyên nhân, tăng giá ở đây là do ảnh hưởng của nền kinh tế bị lạm phát, đồng tiền bị mất giá. Mặt khác, mặt hàng mì Thiên Hương là mặt hàng thiết yếu và nguyên liệu chủ yếu là nhập khẩu do đó giá cả của nó cũng ảnh hưởng đáng kể từ thị trường.
4.3.5. Phân tích tình hình doanh thu tiêu thụ hàng hóa theo thị trường
4.3.5.1. Tình hình doanh thu tiêu thụ sản phẩm theo thị trường
giai đoạn (2006-2007)
Trước đây, Công ty hoạt động dưới loại hình Công ty Cổ Phần có địa bàn hoạt động ở tất cả các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Do địa bàn hoạt động quá lớn gây khó khăn trong việc quản lý. Vì vậy, Công ty đã thu gọn hình thức hoạt động là Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ. Do đó, địa bàn hoạt động chủ yếu của Công ty hiện nay là: Thành phố Cần Thơ, Kiên Giang và Hậu Giang.
Bảng 18: DOANH THU TIÊU THỤ SẢN PHẨM THEO THỊ TRƯỜNG
GIAI ĐOẠN (2006 - 2007)
THỊ TRƯỜNG
DOANH THU
CHÊNH LỆCH 2007/2006
NĂM 2006
NĂM 2007
Số tiền
%
Cần Thơ
6.907.592
10.439.168
3.531.576
51,13
Kiên Giang
1.295.174
2.783.778
1.488.604
114,93
Hậu Giang
431.725
695.945
264.220
61,20
Tổng
8.634.491
13.918.891
5.284.400
61,20
ĐVT: Ngàn đồng
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)
Xét về tổng thể thì tình hình tiêu thụ sản phẩm đối với 3 mặt hàng chính của Công ty là rất tốt, với tổng doanh thu tiêu thụ liên tục gia tăng trong 2 năm (2006 - 2007). Tuy nhiên khi phân tích tình hình tiêu thụ theo từng thị trường thì có sự biến động. Qua bảng số liệu trên cho thấy doanh thu tiêu thụ ở thị trường Cần Thơ liên tục tăng với tốc độ ngày càng nhanh. Cụ thể: năm 2006 doanh thu tiêu thụ tại Cần Thơ là 6.907.592 ngàn đồng sang năm 2007 doanh thu này lại tiếp tục tăng lên đến 10.439.168 ngàn đồng, tức là tăng 3.531.576 ngàn đồng, tương đương 51,13%. Nguyên nhân tăng nhanh một phần là: do lượng tiêu thụ mì ngày càng tăng nhanh và giá cả của mặt hàng này cũng tăng lên so với năm 2007, một phần là do thị trường Cần Thơ là thị trường tiêu thụ hàng hóa chính của Công ty. Còn đối với thị trường Kiên Giang thì doanh thu tiêu thụ của các mặt hàng cũng tăng lên. Cụ thể: năm 2006 doanh thu tiêu thụ là 1.295.174 ngàn đồng, sang năm 2007 doanh thu này tăng lên 2.783.778 ngàn đồng, tức là tăng 1.488.604 ngàn đồng, tương đương 114,93%. Tương tự, thị trường Hậu Giang cũng tăng. Cụ thể: năm 2006 là 431.725 ngàn đồng, sang năm 2007 tăng lên 695.945 ngàn đồng, tức là tăng 264.220 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lệ là 61,20%. Nguyên nhân, tăng doanh thu của 2 thị trường này là do lượng hàng hóa tiêu thụ tăng. Nhưng, mức tăng doanh thu tiêu thụ của 2 thị trường này không cao bằng Cần Thơ là do mức sống của người dân ở hai thị trường này không cao. Và do thói quen của người dân thích sử dụng gạo và mỡ động vật hơn là mì và dầu ăn. Vì vậy, làm giảm doanh thu tiêu thụ của mì Thiên Hương và dầu ăn Meizan dẫn đến làm cho doanh thu tiêu thụ của Công ty tăng nhưng không cao.
4.3.5.2. Tình hình tiêu thụ theo cơ cấu thị trường:
Khi xét theo cơ cấu thị trường thì cũng có sự chênh lệch lớn về doanh thu từ các thị trường, Cần Thơ chính là thị trường tiêu thụ quan trọng nhất với tỷ lệ doanh thu chiếm trên 70% trong tổng doanh thu tiêu thụ của 3 mặt hàng này của Công ty. Trong khi đó doanh thu từ các thị trường Kiên Giang và Hậu Giang chiếm tỷ lệ không cao trong tổng doanh thu tiêu thụ hàng hóa của 3 mặt hàng trên của Công ty.
Bảng 19: DOANH THU TIÊU THỤ SẢN PHẨM THEO CƠ CẤU
THỊ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN (2006 - 2007)
ĐVT: Ngàn đồng
THỊ TRƯỜNG
NĂM 2006
NĂM 2007
Doanh thu
%
Doanh thu
%
Cần Thơ
6.907.592
80
10.439.168
75
Kiên Giang
1.295.174
15
2.783.778
20
Hậu Giang
431.725
5
695.945
5
Tổng
8.634.491
100
13.918.891
100
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)
Trong giai đoạn này, doanh thu từ các thị trường Cần Thơ, có tỷ lệ doanh thu tăng trưởng khá ổn định so với các thị trường khác. Mặc dù, tỷ lệ năm 2007 có giảm còn 75% so với năm 2006 là 80% nhưng tỷ lệ giảm không đáng kể chỉ có 5%. Tuy nhiên, doanh thu tiêu thụ của thị trường này lại tăng cao so với năm 2006 là 3.531.576 ngàn đồng. Cho thấy tình hình tiêu thụ của Công ty ở thị trường này là rất lớn. Nguyên nhân, Cần Thơ có ưu thế là thị trường tại chỗ và nhu cầu tiêu thụ lớn. Đặc biệt là từ năm 2004 Cần Thơ trở thành Thành phố trực thuộc Trung Ương, ngành công nghiệp, xây dựng phát triển với tốc độ ngày càng nhanh, đẩy mạnh tiêu thụ các loại sản phẩm, doanh thu từ thị trường này tăng với tốc độ ngày càng cao. Trong khi đó doanh thu thị trường Kiên Giang mặc dù có tăng nhưng chiếm tỷ lệ không cao. Cụ thể: năm 2006 là 15% và sang năm 2007 là 20%, tức tăng 5% so với năm 2006. Còn thị trường Hậu giang thì tỷ lệ doanh thu tiêu thụ không thay đổi chỉ chiếm 5% trong tổng giá trị doanh thu tiêu thụ của 3 mặt hàng chính của Công ty. Nguyên nhân là do thói quen của người dân và do nhu cầu đi lại cũng như phương tiện vận chuyển của Công ty đối với 2 thị trường này cũng khó khăn làm giảm lượng tiêu thụ hàng hóa đối với 2 thị trường này so với thị trường Cần Thơ. Do đó, Công ty cần có biện pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty, đặc biệt đối với hai thị trường này trong những năm sau.
4.3.6. Phân tích tình hình sản lượng tiêu thụ theo từng mặt hàng:
Công ty TNHH Thưc Phẩm Rau Quả Cần Thơ có rất nhiều mặt hàng kinh doanh trên thị trường để biết được cụ thể tình hình tiêu thụ hàng hóa của Công ty qua hai năm như thế nào ta tiến hành phân tích sản lượng tiêu thụ từng mặt hàng của Công ty như sau:
4.3.6.1. Tình hình sản lượng tiêu thụ Mì Thiên Hương giai đoạn
(2006 - 2007)
Bảng 20: TÌNH HÌNH SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ MÌ THÊN HƯƠNG
THEO THỊ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN (2006 - 2007)
ĐVT: Gói
THỊ TRƯỜNG
MÌ THIÊN HƯƠNG
CHÊNH LỆCH 2007/2006
Năm 2006
Năm 2007
Sản lượng
Cần Thơ
5.907.585
7.150.276
1.242.691
Kiên Giang
1.197.218
1.707.159
509.941
Hậu Giang
745.809
1.039.141
293.332
Tổng
7.850.612
9.896.576
2.045.964
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)
Qua bảng số liệu trên ta thấy có sự chênh lệch rõ rệt về lượng sản phẩm tiêu thụ giữa các thị trường, phần lớn lượng sản phẩm được tiêu thụ ở thị trường Cần Thơ, kế đến là Kiên Giang và Hậu Giang. Cụ thể: sản lượng mì Thiên Hương tiêu thụ tại Cần Thơ năm 2007 là 7.150.276 gói tăng so với năm 2006 là 1.242.691 gói còn thị trường Kiên Giang sản lượng tiêu thụ mì Thiên Hương năm 2007 là 1.707.159 gói tăng 509.941 gói so với năm 2006 và cuối cùng là thị trường Hậu Giang sản lượng mì Thiên Hương năm 2007 là 1.039.141 gói tăng so với năm 2006 là 293.332 gói. Nguyên nhân sản lượng tăng mạnh ở thị trường Cần Thơ là do số lượng dân cư tăng lên, kèm theo do giao thông thuận tiện vận chuyển dễ dàng và do mì Thiên Hương có giá bán rẻ nhất so với những sản phẩm cùng loại như: mì hảo hảo, mì Aone … còn đối với thị trường Kiên Giang và Hậu Giang thì sản lượng tiêu thụ mì Thiên Hương không bằng thị trường Cần Thơ là do đường xá đi lại khó khăn đặc biệt là vào mùa mưa dẫn đến làm tăng chi phí vận chuyển và do người dân có thói quen dùng gạo nên làm cho sản lượng tiêu thụ còn khiêm tốn.
Nhìn chung, sản lượng mì Thiên Hương qua hai năm đều tăng ở các thị trường. Đặc biệt tăng mạnh là ở thị trường Cần Thơ và tăng chậm so với hai thị trường Kiên Giang và Hậu Giang. Ngoài những nguyên nhân trên một phần là do, đối thủ cạnh tranh mới đã nhảy vào nên đã chia sẻ bớt thị phần với Công ty tại 2 tỉnh này, không chỉ đối với mặt hàng mì Thiên Hương mà còn cả dầu ăn Meizan và bột giặt Net. Trong những năm sắp tới, Ban lãnh đạo Công ty cần có biện pháp khuyến khích tiêu thụ sản phẩm, tăng cường các chính sách ưu đãi đối với khách hàng, đặc biệt là đối với hai thị trường này nhằm gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty.
4.3.6.2.Tình hình sản lượng tiêu thụ dầu ăn Meizan giai đoạn (2006-2007)
Bảng 21: TÌNH HÌNH SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ DẦU ĂN MEIZAN THEO THỊ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN (2006 – 2007)
ĐVT: Chai
THỊ TRƯỜNG
DẦU ĂN MEIZAN
CHÊNH LỆCH 2007/2006
Năm 2006
Năm 2007
Sản lượng
Cần Thơ
107.190
141.056
33.866
Kiên Giang
21.723
33.677
11.954
Hậu Giang
13.533
20.501
6.968
Tổng
142.446
195.234
52.788
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)
Tương tự như sản phẩm mì Thiên Hương, lượng tiêu thụ của dầu ăn Meizan cũng có sự chênh lệch khá rõ giữa các thị trường. Năm 2007 lượng tiêu thụ dầu ăn Meizan tại thị trường Cần Thơ là 141.056 chai tăng 33.866 chai so với năm 2006, còn thị trường ở Kiên Giang sản lượng tiêu thụ dầu ăn Meizan năm 2007 là 33.677 chai tăng so với năm 2006 là 11.954 chai và thị trường Hậu Giang sản lượng tiêu thụ dầu ăn Meizan năm 2007 là 20.501 chai tăng so với năm 2006 là 6.968 chai. Nguyên nhân tăng mạnh ở thị trường Cần Thơ là do một phần dân số tại Cần Thơ ngày càng tăng do Cần Thơ là đô thị loại một trực thuộc Trung Ương đã thu hút nhà đầu tư xây những khu đô thị mới như: Nam sông Cần Thơ và các nhà hàng, khách sạn ngày càng mọc lên đã lôi kéo một số lượng lớn người dân đến đây sinh sống làm cho sản phẩm dầu ăn Meizan được tiêu thụ mạnh hơn, một phần là do mức sống của người dân ở đây ngày càng được nâng cao nên họ đã thay thế mỡ bằng dầu ăn để bảo vệ sức khỏe của họ. Còn đối với hai thị trường Kiên Giang và Hậu Giang nguyên nhân đã được lý giải ở trên là do đối thủ cạnh tranh mới chia sẻ thị phần tại hai thị trường này. Tuy vậy, lượng tiêu thụ của mặt hàng dầu ăn Meizan ở hai thị trường này không những không sụt giảm mà còn tăng nhẹ, điều này có được là do Công ty đã cố gắng phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng, giữ uy tín và có mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.
4.3.6.3. Tình hình sản lượng tiêu thụ bột giặt Net giai đoạn (2006 - 2007)
Bảng 22: TÌNH HÌNH SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ BỘT GIẶT NET THEO
THỊ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN (2006 – 2007)
ĐVT: Gói
THỊ TRƯỜNG
BỘT GIẶT NET
CHÊNH LỆCH 2007/2006
Năm 2006
Năm 2007
Sản lượng
Cần Thơ
416.523
512.671
96.148
Kiên Giang
99.446
102.534
3.088
Hậu Giang
60.534
68.357
7.823
Tổng
576.503
683.562
107.059
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)
Qua bảng phân tích trên ta thấy lượng tiêu thụ bột giặt Net ở thị trường Cần Thơ cũng tăng hơn so với hai thị trường Hậu Giang và Kiên Giang. Cụ thể: thị trường Cần Thơ sản lượng bột giặt Net tiêu thụ năm 2007 là 512.671 gói tăng so với năm 2006 là 96.148 gói còn thị trường Kiên Giang lượng tiêu thụ bột giặt Net năm 2007 là 102.534 gói tăng so với năm 2006 là 3.088 gói và thị trường Hậu Giang lượng bột giặt Net tiêu thụ năm 2007 là 68.357 gói tăng so với năm 2006 là 7.823 gói. Nguyên nhân tăng mạnh ở thị trường Cần Thơ là do giá cả của bột giặt Net rẻ hơn so với những sản phẩm cùng loại như: bột giặt Omo, bột giặt Tide… và do bột giặt Net tuy giá rẻ nhưng chất lượng của nó tương đối tốt nên đã thu hút nhu cầu của khách hàng tiêu thụ hàng hóa này tăng cao. Tương tự, như ở Cần Thơ thì sản lượng tiêu thụ bột giặt Net ở hai thị trường Hậu Giang và Kiên Giang cũng tăng nguyên nhân một phần là do mức sống của người dân ở hai thị trường này thấp nên giá cả của bột giặt Net phù hợp với họ, một phần là do họ đã có thói quen sử dụng sản phẩm này nên không dễ dàng thay đổi nhu cầu của mình. Nhìn chung, ta thấy thị trường tiêu thụ tiềm năng của sản phẩm này còn rất lớn, trong thời gian tới Công ty cần đầu tư cho việc mở rộng thị trường nhằm thúc đẩy tình hình tiêu thụ, gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty.
4.4. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH TIÊU THỤ HÀNG HOÁ CỦA CÔNG TY
4.4.1. Môi trường bên trong
4.4.1.1. Khả năng tài chính
a) Điểm mạnh:
+ Do Công ty mới thành lập lại vào năm 2006 nên nguồn vốn tương đối ổn định.
+ Được nhà nước ưu đãi miễn thuế trong 2 năm đầu mới thành lập và giảm thuế trong 3 năm tiếp theo.
+ Do doanh nghiệp đã làm ăn lâu năm với một số nhà cung cấp và tạo được uy tín với họ nên Công ty có thể gối đầu trong việc mua hàng hóa đối với một số nhà cung cấp.
Điểm yếu:
+ Công ty hoạt động theo hình thức TNHH với vốn điều lệ ban đầu là 1,5 tỷ. Đa số các nhà cung cấp hàng hóa đều thu tiền mặt nên nguồn vốn đôi lúc có bị thiếu hụt
+ Do hàng tồn kho của Công ty còn tồn đọng tương đối cao đối với một số mặt hàng làm ảnh hưởng đến khả năng luân chuyển vốn của Công ty và còn làm tăng chi phí bảo quản đối với hàng hóa tồn kho.
+ Do Công ty chưa có mặt bằng riêng của mình nên Công ty phải tốn thêm chi phí cho việc thuê mặt bằng.
4.4.1.2. Nguồn nhân lực
a) Điểm mạnh:
+ Có nguồn lao động sẵn có từ Công ty Cổ Phần cũ chuyển sang nên đã có kinh nghiệm sẵn không cần tốn thời gian và chi phí để hướng dẫn và đào tạo.
+ Đa số lao động trong Công ty là nhân viên tiếp thị do đã qua đào tạo từ trước và đã có kinh nghiệm trong việc tiếp thị hàng hóa.
b) Điểm yếu:
+ Nguồn lao động của Công ty có trình độ đại học chiếm 10 %, trung cấp 30 % còn lại là tốt nghiệp phổ thông và sơ cấp.
+ Do đa số lao động của Công ty là nhân viên tiếp thị nên việc tiêu thụ được hàng hóa tùy thuộc rất nhiều vào họ
4.4.2. Môi trường bên ngoài
4.4.2.1. Thị trường tiêu thụ
a) Cơ hội: Có sẵn thị trường và khách hàng từ trước nên không gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Đặc biệt, là thị trường tại Cần Thơ có nhu cầu tiêu thụ hàng hóa khá lớn do việc xây dựng khu đô thị mới Nam sông Cần Thơ và được Bộ công nhận là đô thị loại một trực thuộc Trung Ương.
b) Đe dọa: Do hàng hóa tồn kho của Công ty tương đối tăng là do lượng tiêu thụ hàng hóa của Công ty đối với một số mặt hàng chưa cao. Do Công ty thiếu phương tiện vận chuyển để cung cấp hàng kịp thời cho thị trường, cũng như thiếu thị trường tiêu thụ cho hàng hóa của Công ty.
4.4.2.2. Đối thủ cạnh tranh
a) Cơ hội: Do 3 mặt hàng tiêu thụ của Công ty là: mì Thiên Hương, Bột giặt Net và dầu ăn Meizan tương có giá rẻ và chất lượng tốt so với những mặt hàng cùng loại như: mì Aone, Hảo Hảo, Hello, dầu ăn: Simply, Nepturn, Marvela, Bột giặt: Omo, Tide, Lix,… Và do Công ty mua hàng từ chính Công ty sản xuất ra những mặt hàng đó nên giá tương đối rẻ. Do đó, chiếm ưu thế trong việc tiêu thụ hàng hóa ra thị trường hơn so với các mặt hàng khác cùng loại.
b) Đe dọa: Do nhu cầu tiêu dùng của khách hàng ngày càng tăng nên đã có nhiều cửa hàng, đại lý, đặc biệt là siêu thị mọc lên như nấm dể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Vì vậy, Công ty gặp không ít khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa.
4.4.2.3. Nhà cung cấp
a) Cơ hội: Có sẵn những nhà cung cấp quen thuộc và có uy tín trên thị trường như: Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Thiên Hương, Công ty Cổ Phần bột giặt Net, Công ty TNHH Thành Long, … Chính những nhà cung cấp này đã mang lại những mặt hàng chất lượng, giá cả phù hợp với người tiêu dùng, giúp cho Công ty tiêu thụ được hàng hóa. Bên cạnh đó, một số nhà cung cấp còn tạo điều kiện để cung cấp hàng cho Công ty bằng cách đưa ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá để Công ty mua hàng nhiều hơn hoặc cho nợ gối đầu.
b) Đe dọa: Có không ít nhà cung cấp gây sức ép đối với Công ty như: Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Cái Lân. Bắt buộc Công ty phải trả tiền mặt trước mới giao hàng làm ảnh hưởng đến nguồn vốn của Công ty. Song cũng có những Công ty khi hàng hóa khan hiếm thì họ tăng giá bán, giảm chất lượng hàng hóa và cắt giảm chương trình khuyến mãi, dịch vụ đi kèm, … làm cho Công ty tổn thất không nhỏ. Vì vậy, Công ty cần phải thiết lập mối quan hệ tốt với nhiều nhà cung cấp khác nhau, mỗi nhà cung cấp chỉ nên cung cấp một mặt hàng tránh trường hợp bị ép giá gây thiệt hại cho Công ty.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO DOANH THU TIÊU THỤ TẠI
CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM RAU QUẢ CẦN THƠ
Qua việc phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa của công ty, ta thấy được những mặt đạt được và những mặt hạn chế của Công ty.
5.1. NHỮNG MẶT ĐẠT ĐƯỢC
- Tổng doanh thu bán hàng của Công ty tăng vào năm 2007 là 55.449.958 ngàn đồng, tăng 14.174.987 ngàn đồng so với năm 2006. Nguyên nhân tăng là do lượng têu thụ hàng hóa tăng lên và giá cả thị trường tăng cao.
- Giá trị mặt hàng mì Thiên Hương tiêu thụ qua 2 năm có dấu hiệu tăng lên chiếm tỷ phần 15,96% vào năm 2007 tăng 1,82% so với năm 2006 còn đối với mặt hàng dầu ăn Meizan tỷ trọng tiêu thụ năm 2007 là 3,67% tăng 0,47% so với năm 2006 và bột giặt Net tỷ trọng tiêu thụ vào năm 2007 là 5,47% tăng 1,89% so với năm 2006. Nguyên nhân là do giá cả của 3 mặt hàng này thấp so với những mặt hàng cùng loại. Bên cạnh đó, do chất lượng của mì Thiên Hương, dầu ăn Meizan và bột giặt Net tốt nên dẫn đến lượng tiêu thụ ngày càng tăng lên
- Doanh thu tiêu thụ theo cơ cấu thị trường qua 2 năm cũng tăng lên qua các thị trường: Thành phố Cần Thơ, Kiên Giang và Hậu Giang. Đặc biệt, là thị trường Thành phố Cần Thơ tăng lên đáng kể. Cụ thể: so với năm 2006 doanh thu tiêu thụ tăng 3.531.576 ngàn đồng. Cho thấy thị trường này rất có tiềm năng và doanh thu này có thể tiếp tục tăng trong tương lai do lượng dân cư ngày càng tập trung vào thị trường này do việc xây dựng khu đô thị mới Nam sông Cần Thơ thu hút lượng lớn dân cư đến sinh sống dẫn đến nhu cầu tiêu thụ hàng hóa ngày càng tăng.
- Công ty có khách hàng và thị trường từ trước nên không quá khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa
- Công ty mới thành lập lại nên được miễn thuế đối với nhà nước do thõa điều kiện nhân viên trong Công ty bình quân là 50 người. Do đó, không ảnh hưởng đến nguồn vốn của Công ty
- Công ty, có đội ngũ cán bộ công nhân viên có kinh nghiệm từ Công ty Cổ Phần cũ chuyển qua nên không tốn thời gian đào tạo.
5.2. NHỮNG MẶT HẠN CHẾ
- Tổng giá trị tồn kho qua 2 năm đều tăng. Cụ thể như trong năm 2007 thì giá trị hàng tồn kho tăng so với năm 2006 là 1.238.280 ngàn đồng. Nguyên nhân là do giá trị hàng hoá mua bán của Công ty ngày càng tăng lên dẫn đến trị giá hàng tồn kho mỗi năm một tăng lên. Mặt khác, là do tổng giá trị hàng hoá lưu thông của Công ty tăng lên nhưng không đáng kể. Ngoài ra, mức độ tiêu thụ mặt hàng mua vào lại không tăng nhiều, làm cho hàng tồn kho chiếm tỷ lệ tương đối cao.
- Do hàng hóa nhập kho tương đối nhiều so với lượng tiêu thụ ra thị trường. Do đó, ảnh hưởng đến tình trạng luân chuyển vốn của Công ty. Do đó, năm 2007 Công ty phải vay vốn từ ngân hàng để đảm bảo nguồn vốn kinh doanh của Công ty luôn ổn định với giá trị thấp là 32.878 ngàn đồng vì Công ty có chủ trương hạn chế tình trạng vay vốn ngân hàng.
- Do lượng hàng hóa tăng dẫn đến chi phí bán hàng tăng cũng như chi phí quản lý doanh nghiệp tăng. Cụ thể, năm 2007 chi phí bán hàng tăng so với năm 2006 là 244.699 ngàn đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng so với năm 2006 là 103.522 ngàn đồng làm ảnh đến doanh thu của Công ty.
- Bên cạnh đó, việc tồn kho tăng là do thiếu phương tiện vận chuyển cũng như thị trường tiêu thụ. Vì vậy, Công ty cần có chiến lược mở rộng thị trường góp phần làm tăng doanh thu của Công ty.
5.3. MA TRẬN SWOT:
SWOT
Điểm mạnh (S)
Điểm yếu (W)
1. Kho của doanh nghiệp có sức chứa tương đối lớn (600 tấn)
2. Công ty TNHH Thực Phẩm Rau quả Cần Thơ đã được nhiều khách hàng biết đến và tin cậy do làm ăn có uy tín
3. Đội ngũ cán bộ nhân viên có kinh nghiệm
4. Sản phẩm chất lượng tốt và giá cả hợp lý
5. Hoạt động mua bán của Công ty: bán sỉ, bán lẻ.
1. Trình độ nhân viên trong Công ty còn thấp
2. Giá trị hàng tồn kho tương đối cao
Cơ hội (O)
Chiến lược (SO)
Chiến lược (WO)
1. Nhu cầu khách hàng tiêu thụ hàng hóa tăng
2. Được sự ủng hộ của cơ quan thuế
3. Có nhiều khu đô thị mới được thành lập tại Cần Thơ như: khu đô thị Nam sông Cần Thơ
S1, S2, S4 + O1, O2, O3 Thâm nhập thị trường
W2 + O1 Kết hợp về phía trước
Đe dọa (T)
Chiến lược (ST)
Chiến lược (WT)
1. Không có sự liên kết chặt chẽ với nhà cung cấp
2. Sự ra đời của các cửa hàng, siêu thị
3. Thị trường tiêu thụ còn hạn chế
S1, S3, S4 + T3 Phát triển thị trường
S2 + T2 Kết hợp theo chiều ngang
W1, W2 + T1, T2, T3
Chiến lược tự chỉnh đốn
- Chiến lược thâm nhập thị trường: Chiến lược này là làm tăng thị phần cho các sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có trong các thị trường hiện tại. Do Công ty mới thành lập lại, nên đã có thị trường và khách hàng từ trước nhờ vào uy tín của Công ty và với chính sách giá cả linh hoạt, kèm theo các chương trình khuyến mãi nên việc đưa sản phẩm hiện có vào thị trường hiện tại làm tăng thị phần tiêu thụ sản phẩm ở thị trường hiện tại là không quá khó đối với Công ty.
- Chiến lược kết hợp về phía trước: Chiến lược này là tăng quyền sở hữu và kiểm soát đối với các nhà phân phối và bán lẻ. Do hàng hóa tồn kho của Công ty tăng mà nhu cầu của khách hàng cũng tăng. Vì vậy, Công ty cần xem xét lại khâu phân phối và nhu cầu của khách hàng để tình hình tiêu thụ hàng hóa của Công ty đạt hiệu quả hơn
- Chiến lược phát triển thị trường: Chiến lược này là đưa các sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có vào những khu vực địa lý mới. Do Công ty có đội ngũ công nhân viên có kinh nghiệm và chất lượng sản phẩm tốt và giá cả hợp lý, linh hoạt kèm theo các chương trình khuyến mãi nên việc đưa sản phẩm hiện tại của Công ty vào thị trường mới có thể thực hiện được
- Chiến lược kết hợp theo chiều ngang: Chiến lược này là tìm ra quyền sở hữu hoặc kiểm soát đối với các đối thủ cạnh tranh. Do Công ty mới thành lập nếu kết hợp với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành thì không mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp và không mở rộng được qui mô hoạt động cũng như thị phần. Vì vậy, không phù hợp với mục tiêu đề ra và về lâu dài thì chiến lược này không khả thi
- Chiến lược tự chỉnh đốn: chiến lược này là củng cố lại tình hình hoạt động của Công ty nhằm làm giảm bớt chi phí để làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty. Do cơ cấu tổ chức hiện tại của Công ty còn thiếu sót. Bên cạnh đó, các hoạt động Marketing còn yếu nên chưa phát huy hết năng lực hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì thế, Công ty cần phải điều chỉnh và hoàn thiện một số lĩnh vực để có thể hoạt động hiệu quả hơn.
5.4. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ CÔNG TY NÂNG CAO DOANH THU TIÊU THỤ
5.4.1. Biện pháp tăng doanh thu
Doanh thu = Số lượng x Đơn giá
Vì vậy, muốn tăng doanh thu thì có hai cách, đó là tăng sản lượng tiêu thụ hoặc là tăng giá bán, đồng thời, có thể kết hợp tăng sản lượng và giá bán. Tuy nhiên, trong điều kiện môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt, quyết liệt của nền kinh tế như hiện nay thì khả năng tăng giá bán là vấn đề vô cùng khó khăn. Do đó, để tăng doanh thu trong tương lai thì Công ty phải có những biện pháp thích hợp để có thể gia tăng phần sản lượng tiêu thụ bằng cách chú trọng hơn nữa chất lượng hàng hóa, sử dụng các chính sách hoa hồng, khuyến mãi, chiêu thị để khuyến khích khách hàng, đồng thời, thu hút sự chú ý của khách hàng đối với từng sản phẩm, từng mặt hàng của Công ty. Chính những điều đó, sẽ tạo nên nhiều điều kiện thuận lợi hơn để Công ty tăng sản lượng tiêu thụ ra thị trường. Ngoài ra, tăng doanh thu sẽ dẫn đến tăng lợi nhuận và nâng cao uy tín của Công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh.
5.4.2. Biện pháp giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Mặc dù, doanh thu của Công ty tăng nhưng ta thấy tốc độ tăng của chi phí quản lý và chi phí bán hàng vẫn tăng nhanh tương đương. Để giảm chi phí bán hàng, Công ty cần lựa chọn nhân viên bán hàng một cách hợp lý như: nhân viên phải có trình độ, năng lực, thực hiện tốt công tác bán hàng. Từ đó, sẽ giảm được phần nào chi phí bán hàng làm tăng doanh thu cho Công ty.
Ngoài ra, với những phương tiện hiện có của Công ty, nếu Công ty nâng cao năng lực sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ ra các thị trường khác thì có thể nói Công ty vẫn chưa đủ phương tiện để vận chuyển cho khách hàng. Khi đó, Công ty sẽ phải thuê phương tiện vận chuyển bên ngoài. Mặc dù, giá thuê của Công ty là tương đương với giá thuê của những đơn vị khác, nhưng nếu như Công ty tự trang bị thêm cho mình những phương tiện vận chuyển thì sẽ hạ thấp được rất nhiều chi phí. Trong đó, chi phí thuê ngoài là một khoản chi phí không nhỏ mà Công ty cần phải giảm. Ngoài ra, Công ty cần quản lý và theo dõi định mức nhiên liệu cho các xe tải vận chuyển giao hàng ở thành phố và các quận, huyện. Kết hợp giao hàng nhiều điểm trên cùng tuyến đường, để cắt giảm các chi phí.
5.4.3. Đa dạng hóa các mặt hàng
Nhìn chung, những mặt hàng mà Công ty cung cấp ra thị trường là thực phẩm đã qua chế biến phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người dân như: mì, sữa bột, đường, bột ngọt, dầu ăn, bột giặt, … và tình hình tiêu thụ các mặt hàng này cũng rất khả quan. Hơn nữa, Công ty đã tạo được uy tín với khách hàng của mình. Do đó, Công ty có thể bổ sung thêm vào danh sách bán hàng của mình những mặt hàng như: rau, trái cây … Vì những mặt hàng này rất phù hợp với địa bàn mà Công ty đang hoạt động là thành phố Cần Thơ, nổi tiếng là nơi chuyên cung cấp những trái cây cũng như rau quả cho cả nước, đồng thời rất phù hợp với tên gọi của Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ. Bên cạnh đó, hiện nay Công ty đã có sẵn thị trường tiêu thụ và Công ty đã tạo được nhiều mối quan hệ tốt với nhiều Công ty và doanh nghiệp trên thị trường. Do đó, họ sẽ dễ dàng hóa các mặt hàng cũng như là thuận tiện trong việc mua bán thay vì họ phải tìm kiếm những nhà cung cấp khác.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
- Có thể nói rằng, tiêu thụ hàng hóa đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ. Trong 2 năm qua doanh thu tiêu thụ của Công ty tăng đáng kể. Cho thấy Công ty kinh doanh có hiệu quả. Trong đó, tỷ trọng của mặt hàng mì Thiên Hương tăng lên đáng kể, còn tỷ trọng của mặt hàng bột giặt Net và dầu ăn Meizan có tăng nhưng không bằng mì Thiên Hương. Qua đó, cho thấy mặt hàng mì Thiên Hương đã và đang là mặt hàng then chốt của Công ty trong việc đẩy mạnh tiến trình tiêu thụ cũng như đẩy nhanh tốc độ phát triển của Công ty.
- Song, nếu xét về giá trị tồn kho cuối kỳ của các mặt hàng thì tăng qua 2 năm. Vì vậy, Công ty cần có các chiến lược nhập xuất hàng phù hợp, nghĩa là chỉ nhận lượng hàng sao cho vừa đủ nhu cầu tiêu thụ trong kỳ và một phần hàng dự trữ. Có như vậy, chi phí liên quan đến việc tồn trữ mới giảm đồng thời mới tăng tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn của Công ty.
- Tình hình doanh thu tiêu thụ sản phẩm theo thị trường của Công ty qua 2 năm điều tăng. Cho thấy lượng tiêu thụ hàng hóa ở các thị trường này tăng. Do đó, Công ty cần duy trì tình hình tiêu thụ ở các thị trường này, kèm theo các chương trình khuyến mãi bằng các hình thức khác nhau, dịch vụ sau bán hàng để làm tăng thêm lượng tiêu thụ hàng hóa ở các thị trường này.
Tóm lại, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty đang trên đà phát triển, thương hiệu Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ ngày càng chiếm được lòng tin của khách hàng trên thị trường. Đồng thời, qua việc phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa của Công ty ta thấy rằng việc phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh công tác tiêu thụ hàng hóa. Qua đó, Công ty sẽ tìm ra được những giải pháp, phương hướng để góp phần nâng cao doanh thu tiêu thụ của Công ty.
6.2. KIẾN NGHỊ
Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ với đề tài nghiên cứu “Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp”, sau khi phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa của Công Ty, em có một số kiến nghị sau:
6.2.1. Đối với công ty:
- Công ty cần mở rộng thị trường tiêu thụ. Đồng thời, Công ty cũng cần duy trì và giữ vững thị trường hiện có và tích cực tìm kiếm thêm thị trường mới
- Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống phân phối kể cả trong và sau khi bán hàng
- Bên cạnh đó, Công ty cần đẩy mạnh hoạt động marketing nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh để biết được khách hàng cần gì, muốn gì từ đó Công ty có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng và biết được thế mạnh cũng như điểm yếu của đối thủ cạnh tranh để Công ty có những chính sách và chiến lược phù hợp để đối phó
- Do nước ta đang trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới mà các doanh nghiệp cũng không nằm ngoài xu thế đó. Vì vậy, để cho nguồn nhân lực của Công ty không bị tụt hậu thì lãnh đạo Công ty cần khuyến khích và tạo điều kiện cho các cán bộ trẻ có năng lực nâng cao kiến thức mới về quản lý, ngoại ngữ và tin học để phục vụ Công ty hiệu quả hơn.
6.2.2. Đối với nhà nước:
- Ban lãnh đạo Thành phố cần quan tâm hỗ trợ, thường xuyên gặp gỡ, tổ chức lấy ý kiến, giải quyết những vướng mắc trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp.
- Ban lãnh đạo Thành phố cần tổ chức thường xuyên các khóa đào tạo nâng cao năng lực lãnh đạo và phổ biến kiến thức pháp luật, cung cấp thông tin kịp thời cho các doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại hổ trợ cho các doanh nghiệp trong việc tìm hiểu thị trường và cung cấp thông tin.
- Cần áp dụng các biện pháp khác nhau nhằm khuyến khích, tạo mối liên kết giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp hợp tác với nhau cùng có lợi
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tấn Bình (2000). Phân tích hoạt động kinh doanh, nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Phạm Thị Gái (1997). Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, nhà xuất bản giáo dục.
3. TS. Trương Đông Lộc, ThS.Nguyễn Văn Ngân, Nguyễn Thị Lương, Trương Thị Bích Liên (2007). Quản Trị Tài Chính, tủ sách Đại Học Cần Thơ.
4. Nguyễn Thị Mị, Phan Đức Dũng (2006). Phân tích hoạt động kinh doanh, nhà xuất bản thống kê.
5. PTS. Nguyễn Năng Phúc (2003). Phân tích kinh tế doanh nghiệp, nhà xuất bản tài chính.
6. PTS. Nguyễn Năng Phúc (1998). Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
7. ThS. Đỗ Thị Tuyết (2006). Quản trị doanh nghiệp, tủ sách Đại Học Cần Thơ.
8. Các số liệu được cung cấp thông tin từ Công ty.
9. Các website:
www.vienkinhte.hochiminhcity.gov.vn
www.google.com.vn
PHỤ LỤC
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM
RAU QUẢ CẦN THƠ QUA 2 NĂM (2006 – 2007)
ĐVT: Ngàn đồng
TÀI SẢN
NĂM
2006
NĂM
2007
A - TÀI SẢN NGẮN HẠN
3.283.513
4.862.284
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
516.780
829.210
1. Tiền
516.780
829.210
2. Các khoản tương đương tiền
-
-
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
483.008
-
1. Đầu tư ngắn hạn
483.008
-
2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
-
-
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
766.980
907.290
1. Phải thu khách hàng
681.388
761.297
2. Trả trước cho người bán
-
26.991
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn
-
-
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
-
-
5. Các khoản phải thu khác
85.592
119.002
6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi
-
-
IV. Hàng tồn kho
1.449.936
2.693.210
1. Hàng tồn kho
1.449.936
2.693.210
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
-
-
V. Tài sản ngắn hạn khác
66.809
432.574
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
-
-
2. Thuế giá trị gia tăng khấu trừ
17.809
102.311
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước
-
-
4. Tài sản ngắn hạn khác
49.000
330.263
B - TÀI SẢN DÀI HẠN
738.409
487.184
I. Các khoản phải thu dài hạn
-
-
1. Phải thu dài hạn của khách hàng
-
-
2. Vốn kin doanh ở các đơn vị trực thuộc
-
-
3. Phải thu dài hạn nội bộ
-
-
4. Phải thu dài hạn khác
-
-
5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi
-
-
II. Tài sản cố định
662.904
455.446
1. Tài sản cố định hữu hình
662.904
455.446
Nguyên giá
748.775
632.843
Giá trị hao mòn luỹ kế
(85.871)
(177.397)
2. Tài sản cố định thuê tài chính
-
-
Nguyên giá
-
-
Giá trị hao mòn luỹ kế
-
-
3. Tài sản cố định vô hình
-
-
Nguyên giá
-
-
Giá trị hao mòn luỹ kế
-
-
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
-
-
III. Bất động sản đầu tư
-
-
Nguyên giá
-
-
Giá trị hao mòn luỹ kế
-
-
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
-
-
1. Đầu tư vào công ty con
-
-
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
-
-
3. Đầu tư dài hạn khác
-
-
4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn
-
-
V. Tài sản dài hạn khác
75.505
31.738
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
75.505
31.738
2. Các khoản thuế phải thu
-
-
3. Tài sản dài hạn khác
-
-
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
4.021.922
5.349.468
NGUỒN VỐN
-
-
A - NỢ PHẢI TRẢ
2.408.435
3.592.113
I. Nợ ngắn hạn
2.408.435
3.592.113
1. Vay và nợ ngắn hạn
-
-
2. Phải trả cho người bán
1.877.681
2.816.814
3. Người mua trả tiền trước
-
-
4. Thuế và các khoản phải nộp vào ngân sách Nhà nước
334
-
5. Phải trả công nhân viên
57.679
90.021
6. Chi phí phải trả
25.348
35.900
7. Phải trả nội bộ
-
-
8. Phải trả theo tiến độ kế hoach hợp đồng xây dựng
-
-
9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác
447.727
649.378
10. Dự phòng phải trả ngắn hạn
-
-
II. Nợ dài hạn
-
-
1. Phải trả dài hạn người bán
-
-
2. Phải trả dài hạn nội bộ
-
-
3. Phải trả dài hạn khác
-
-
4. Vay và nợ dài hạn
-
-
5. Thuế thu nhập hoàn lại phải trả
-
-
6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm
-
-
7. Dự phòng phải trả dài hạn
-
-
B - NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
1.613.487
1.757.355
I. Vốn chủ sở hữu
1.568.092
1.678.244
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
1.500.000
1.500.000
2. Thặng dư của vốn cổ phần
-
-
3. Cổ phiếu quỹ
-
-
4. Chênh lệch đánh giá lại tài sản
-
-
5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái
-
-
6. Quỹ đầu tư phát triển
45.395
118.829
7. Quỹ dự phòng tài chính
22.697
59.415
8. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
-
-
9. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
-
-
10.Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
-
-
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
45.395
79.111
1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi
45.395
79.111
2. Nguồn kinh phí
-
-
3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
-
-
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
4.021.922
5.349.468
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ- Thực trạng và giải pháp.doc