MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ iv
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT v
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU vi
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TIÊU THỤ MỦ CAO SU 5
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ MỦ CAO SU 5
1.1.1. Sản xuất mủ cao su 5
1.1.2. Tiêu thụ mủ cao su 5
1.2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TRONG TIÊU THỤ MỦ CAO SU 6
1.3. PHÂN TÍCH TIÊU THỤ MỦ CAO SU DƯỚI GÓC ĐỘ PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG 9
1.4. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ MỦ CAO SU Ở VIỆT NAM 16
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM MỦ CAO SU Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 20
2.1. MỘT VÀI NÉT CƠ BẢN VỀ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 20
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ MỦ CAO SU 21
2.2.1. Diện tích và sản lượng mủ cao su của tỉnh 21
2.2.2. Tình hình tiêu thụ mủ cao su của tỉnh 23
2.3. CHUỖI CUNG SẢN PHẨM MỦ CAO SU CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH NÔNG DÂN THỪA THIÊN HUẾ 24
2.3.1. Mô tả chuỗi cung 24
2.3.1.1. Chuỗi cung các yếu tố đầu vào 24
2.3.1.2. Chuỗi cung đầu ra của mủ cao su (kênh tiêu thụ mủ cao su) 27
2.3.2. Phân tích chuỗi cung 31
2.3.2.1. Quá trình tạo giá trị 31
2.3.2.2. Quan hệ hợp tác trong chuỗi 32
2.3.2.3. Chênh lệch giá 34
2.3.2.4. Phương thức thanh toán 39
2.3.2.5. Dòng thông tin trong chuỗi 39
2.4. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIÊU THỤ MỦ CAO SU Ở THỪA THIÊN HUẾ. 43
2.4.1. Nhân tố thuận lợi 43
2.4.1.1. Nhu cầu về cao su tự nhiên trong những năm tới có xu hương tăng nhanh. 43
1.4.1.2. Giá cao su liên tục tăng. 44
2.4.1.3. Chính sách và hỗ trợ của Nhà nước. 47
2.4.1.4. Khả năng tạo ra việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân của cây cao su. 48
2.4.2. Những nhân tố tác động bất lợi 51
2.4.2.1. Quy mô trồng cao su nhỏ, sản xuất phân tán, manh mún. 51
2.4.2.2. Vấn đề chất lượng mủ cao su. 51
2.4.2.3. Quy hoạch tổng quan phát triển trồng cao su trên toàn tỉnh vẫn chưa thực sự hiệu quả. 52
2.4.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế. 52
2.4.2.5. Kiến thức và ý thức của người dân còn nhiều hạn chế. 52
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM MỦ CAO SU Ở THỪA THIÊN HUẾ 54
3.1. MỤC TIÊU VÀ QUAN ĐIỂM ĐỀ XUẤT 54
3.1.1. Mục tiêu của giải pháp 54
3.1.2. Quan điểm đề xuất của giải pháp 54
3.1.2.1. Coi cây cao su là một cây trồng chủ lực của tỉnh. 54
3.1.2.2. Chất lượng sản phẩm là yếu tố hàng đầu quyết định sự phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao giá trị. 55
3.1.2.3. Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành cao su. 55
3.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH KHẢ NĂNG TIÊU THỤ MỦ CAO SU Ở TTH 56
3.2.1. Nâng cao năng lực hoạt động của công ty cao su Nam Đông và công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu cao su Hương Trà. 56
3.2.2. Tăng cường mối quan hệ hợp tác trực tiếp giữa các công ty với người nông dân trồng cao su. 57
3.2.3. Nâng cao chất lượng mủ cao su ở khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản. 58
3.2.4. Nâng cao công tác thông tin thị trường. 60
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62
I. KẾT LUẬN 62
II. KIẾN NGHỊ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: Chi phí bình quân trên 1 ha cao su thời kỳ KTCB, TKKD của tỉnh. Hiệu quả sản xuất cây cao su phân theo huyện và toàn tỉnh
PHỤ LỤC 2: Phiếu điều tra hộ
PHỤ LỤC 3: Phiếu điều tra nhà thu mua
PHỤ LỤC 4: Một số hình ảnh minh họa
88 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3060 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình tiêu thụ mủ cao su của các hộ nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần trong chuỗi có khả năng thu thập thông tin kém nhất. Mọi thông tin về giá cả, số lượng và chất lượng sản phẩm đều phụ thuộc vào các công ty, sau đó là các nhà thu gom. Trước khi quyết định bán mủ cao su, ngoài những thông tin từ các nhà thu gom, các hộ thường hỏi thông tin trực tiếp từ một số hộ trong xã. Công ty chế biến xuất khẩu chỉ thông báo trước 1 ngày giá mủ cốm cho các nhà thu gom khi có sự thay đỗi về giá thông qua điện thoại, vì vậy việc khảo sát giá của người nông dân từ các Công ty là có thể thực hiện được nhưng như đã nói ở trên việc quy đỗi từ giá mủ cốm sang giá mủ đông có sự nhập nhằng trong cách tính nên đa số nông dân vẫn không tính được. Khó khăn này đã được một số công ty chế biến xuất khẩu giải quyết bằng cách trong quá trình thu mua các công ty này mang máy cán ép loại nhỏ về tận xã để tiến hành cán ép và tính giá trực tiếp cho người nông dân nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Những khó khăn này dẫn đến tình trạng các hộ nông dân không điều chỉnh được quá trình thu hoạch theo đúng nhu cầu của người tiêu dùng.
Hộ nông dân trồng cao su
Cty CPCS Nam Đông
Thu gom nhỏ ở Xã
Nhà máy CB&XK CS Hương Vân
Thu gom lớn
Cty cao su Quảng Trị
Cty cao su Đà Nẵng
Thị trường ngoài nước
Sơ đồ 1.5: Dòng thông tin chuỗi cung sản phẩm mủ cao su ở TTH
Ngược lại, thông tin về giá cả, số lượng và chất lượng sản phẩm giữa đối tác và các công ty chế biến và xuất khẩu cao su là rất đầy đủ và rõ ràng. Các đơn vị nhập khẩu nước ngoài phải thông báo giá và hợp đồng về số lượng và chất lượng sản phẩm cho các công ty chế biến và xuất khẩu tham khảo, nếu hợp đồng được ký, các đơn vị nhập khẩu nước ngoài phải chuyển tiền vào tài khoản trước, sau đó các công ty chế biến và xuất khẩu cao su mới xuất hàng. Theo công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu cao su Hương Trà, giá bán được thông báo rất rõ ràng gồm hai loại: giá tại nhà máy và giá tại cửa khẩu Móng Cái, giá tại cửa khẩu thường cao hơn giá tại nhà máy 3 triệu đồng.
Như vậy, người nông dân là đối tượng nhận thông tin kém nhất trong chuỗi và bản thân họ không có khả năng phân tích thị trường để dự báo mức độ biến động giá cả thị trường. Điều này gây nên sự thua thiệt rất lớn cho họ.
Từ những phân tích trên cho thấy, chuỗi cung cao su của TTH phải đối mặt với các trở ngại chính là:
- Chuỗi cung mang tính cơ hội nhiều hơn là hợp tác. Hầu hết các thành phần trong chuỗi chưa thực sự hợp tác với nhau để cùng tạo ra những sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiên dùng cuối cùng. Bằng chứng là người nông dân chỉ biết bán cái họ có mà không biết thị trường đang cần loại sản phẩm gì. Trong khi đó, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu biết rất rõ nhu cầu của nhà nhập khẩu nhưng không thể điều khiển được nhà thu gom và người nông dân. Chính vì điều đó mà các nhà thu gom chỉ biết mua cái mà nông dân bán để rồi đem bán cho các nhà chế biến và xuất khẩu.
- Ý thức và kiến thức của người nông dân về kĩ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch còn hạn chế. Sau khi các dự án rút lui, người nông dân bắt đầu bỏ bê việc chăm sóc vườn cây và thu hoạch một cách bừa bãi làm cho tuổi thọ của vườn cây giảm đi nhanh chóng và chất lượng mủ thấp. Ở một số xã, chính quyền địa phương đã có sự can thiệp để bảo vệ vườn cây nhưng phần lớn việc thu hoạch bừa bãi vẫn xảy ra theo cách làm tự phát của người dân.
- Dòng thông tin chuỗi nghèo nàn (chủ yếu là thông tin về giá) đã cản trở đến việc điều chỉnh quá trình sản xuất và chế biến sản phẩm nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.
- Hai công ty chế biến và xuất khẩu cao su trong tỉnh có thể là những trưởng chuỗi, điều tiết toàn bộ quá trình tiêu thụ cao su của chuỗi nhưng họ vẫn chưa phát huy hết lợi thế, chưa có tầm nhìn chiến lược và chưa có một phương thức kinh doanh hợp lý, hiệu quả. Hiện tại, họ vẫn rơi vào tình trạng bị các nhà nhập khẩu Trung Quốc điều tiết, vẫn phải chạy theo các nhà nhập khẩu Trung Quốc mà chưa có một đầu ra ổn định và lâu dài.
2.4. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIÊU THỤ MỦ CAO SU Ở THỪA THIÊN HUẾ.
2.4.1. Nhân tố thuận lợi
2.4.1.1. Nhu cầu về cao su tự nhiên trong những năm tới có xu hương tăng nhanh.
Cầu về cao su chịu sự tác động bởi cầu thị trường nội địa và cầu thị trường xuất khẩu, nhưng đối với cao su Việt Nam nói chung và tỉnh TTH nói riêng, cầu thị trường xuất khẩu đóng vai trò quan trọng hơn. Phần lớn nhu cầu là thuộc về ngành công nghiệp xe hơi dùng để sản xuất vỏ xe.
Đồ thị 1: Dự báo cầu cao su thiên nhiên và tổng hợp thế giới 2009
Nguồn: AGROINFO, tổng hợp từ số liệu của IRSG
Năm 2010, nền kinh tế Thế giới phục hồi dần, tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu cao su nguyên liệu và sản phẩm. Theo Tổ chức nghiên cứu cao su quốc tế (IRSG), từ năm 2010, nhu cầu cao su thiên nhiên Thế giới sẽ tăng trưởng liên tục đến 2019. Trong đó, năm 2010, dự báo mức tiêu thụ cao su thiên nhiên khoảng 10,43 triệu tấn, tăng 8% so năm 2009. Theo đó, giá cả cũng sẽ được cải thiện ở mức thoả đáng theo đà phục hồi của giá dầu thô và cao su tổng hợp, đem lại lợi nhuận tốt cho người sản xuất.
Theo Tiến sĩ Trần Thị Thuý Hoa, Tổng thư ký Hiệp hội cao su Việt Nam (VRA), Trung Quốc vẫn giữ vị thế là nước sử dụng cao su lớn nhất thế giới và là thị trường dẫn đầu trong xuất khẩu cao su của Việt Nam với số lượng khoảng 489.230 tấn năm 2009, chiếm 67,4% tổng lượng cao su xuất khẩu cả nước, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2008 và đạt trị giá 761,46 triệu USD, trong đó phương thức giao hàng qua biên giới sang Trung Quốc chiếm tới 51% tổng lượng cao su Việt Nam xuất khẩu. Dự đoán tiêu thụ cao su năm 2010 của Trung Quốc sẽ đạt 6,4 triệu tấn, trong đó, cao su thiên nhiên ở mức 2,8 triệu tấn và cao su tổng hợp là 3,6 triệu tấn.
Trong khi đó, sản lượng cao su thiên nhiên của Thái Lan, Indonesia và Malaysia ước tính giảm trên 6% trong năm 2009 do lũ lụt trầm trọng vào mấy tháng cuối năm và dự báo sẽ tiếp tục sụt giảm do El Nino gây khô hạn. Cung khan và cầu mạnh sẽ là bệ đỡ cho giá cao su tăng mạnh trên thị trường thế giới. VRA dự tính sản lượng xuất khẩu cao su của Việt Nam sẽ đạt 750.000 tấn trong năm 2010, trị giá xuất khẩu dự kiến trên 1,5 tỷ USD.
Như vậy, ta có thể kết luận rằng, nhu cầu cao su Thế giới tăng sẽ làm cho thị trường tiêu thụ mủ cao su của nông dân tỉnh TTH gặp nhiều thuận lợi.
1.4.1.2. Giá cao su liên tục tăng.
Giá cao su trong tháng đầu tiên của năm 2010 đã bất ngờ hồi phục mạnh mẽ ngoài dự đoán của các nhà xuất khẩu cao su trong nước và gần chạm ngưỡng kỷ lục trong vòng nhiều năm qua. Tại cửa khẩu cảng Sài Gòn, cao su SVR 20 đã lên tới mức 2.850 USD/tấn (giá FOB), còn tại Móng Cái cao su SVR 3L đạt 2.900 USD/tấn, tăng hơn gấp đôi so với 1.100 - 1.200 USD /tấn cách đây 1 năm, và cao nhất kể từ quý 3/2008. Giá cao su xuất khẩu tăng đang là yếu tố chính thúc đẩy giá thị trường trong nước. Theo các công ty xuất khẩu cao su khu vực Đông Nam Bộ, giá cao su trong nước hiện đạt 53,5 triệu đ/tấn đối với cao su SVR 10 và 54,8 triệu đ/tấn với cao su SVR 3L. Giá cao su tăng cũng đang đẩy giá nguyên liệu sản xuất lốp xe tăng gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bảng 8: Biến động giá cao su xuất khẩu Việt Nam 2009 – 2010
Chỉ tiêu
1/2009
2/2009
3/2009
4/2009
5/2009
6/2009
7/2009
SVR 3L
1.380
1.449
1.470
1.580
1.580
1.580
1.571
SVR 10
1.350
1.419
1.271
1.504
1.535
1.455
1.481
Latex
-
-
-
1.131
1.141
1.127
1.057
8/2009
9/2009
10/2009
11/2009
12/2009
1/2010
2/2010
SVR 3L
1.760
1.920
2.000
2.220
2.600
2.770
2338,56
SVR 10
1.710
1.840
1.940
2.200
2.550
2.730
2600,64
Latex
1.225
1.291
129,32
1.423
1.636
1.740
-
Nguồn: Tổng hợp từ thitruongcaosu.net
Bà Trần Thị Thuý Hoa, Tổng thư ký VRA cho biết, giá cao su vào tháng 1/2009 chỉ đạt bình quân khoảng 1.280 USD/tấn, sau đó ổn định ở mức 1.420 -1.485 USD/tấn trong quý 1 và quý 2. Từ tháng 6 đến tháng 12/2009, giá cao su xuất khẩu tăng liên tục. Đến tháng 12/2009, cao su xuất khẩu đạt bình quân 2.004 USD/tấn, tăng 57% so với tháng 1, riêng chủng loại SVR 3L đạt 2.622 USD/tấn. Lượng cao su và trị giá xuất khẩu đã tăng liên tục trong quý 3 và 4, đặc biệt trong 2 tháng cuối năm, xuất khẩu đã tăng đáng kể so cùng kỳ năm trước.
Theo Tổ chức nghiên cứu cao su quốc tế (IRSG), từ năm 2010, nhu cầu cao su thiên nhiên Thế giới sẽ tăng trưởng liên tục đến 2019. Trong đó, năm 2010, dự báo mức tiêu thụ cao su thiên nhiên khoảng 10,43 triệu tấn, tăng 8% so năm 2009. Theo đó, giá cả cũng sẽ được cải thiện ở mức thoả đáng theo đà phục hồi của giá dầu thô và cao su tổng hợp, đem lại lợi nhuận tốt cho người sản xuất.
Đồ thị 2: Biến động giá cao su xuất khẩu Việt Nam 2009 – 2010
Nguồn: Tổng hợp từ thitruongcaosu.net
Theo Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên cho biết, các quốc gia này sẽ liên kết với nhau chặt chẽ và triển vọng giá cao su trên thế giới sẽ tăng cơ bản. Các quốc gia xuất khẩu đã được định hướng nhằm đảm bảo có giá bán tốt nhất. Theo ông Damardjati, Tổng thư ký Hiệp hội, điều này sẽ giúp cải thiện thu nhập của các đồn điền cao su và thu nhập trong xuất khẩu. Hầu hết các quốc gia sản xuất đều giữ lại một số lượng hàng đệm để bán ra nhằm ổn định giá cả. Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên bao gồm Cam-pu-chia, Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-si-a, Ma-lay-si-a, Pa-pua Niu Ghi-nê, Sinh-ga-po, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam, chiếm 94% nguồn cung cấp cao su trên thế giới.
Theo bản báo cáo sau kỳ họp vừa qua tại Kuala Lumpur, ba quốc gia sản xuất cao su cao nhất là Thái Lan, Ma-lay-si-a và In-đô-nê-si-a coi giá cao su thời điểm hiện tại là phù hợp và đồng ý tiến hành các bước tiếp theo nhằm chống lại những xu hướng bất lợi.
Thời gian tới, giá tại thị trường Tokyo có thể tăng lên tới 350 Yên/kg (khoảng 3.891USD/tấn) và sẽ chốt ở mức 303,8 Yên, mức giá cao nhất cuối kỳ kể từ tháng 9/2008. Nguồn cung sẽ bị cắt sau khi giá giảm xuống 99,8 Yên/kg (khoảng 1.103USD/tấn) vào tháng 12/2008, mức giá thấp nhất kể từ tháng 8/2002. Từ đó đến nay, giá hầu như tăng gấp 3 lần đạt 284,6 Yên/kg. Giá cao su xuất khẩu tăng là một thuận lợi để cao su Thừa Thiên Huế phát triển.
2.4.1.3. Chính sách và hỗ trợ của Nhà nước.
- Năm 2001, dự án đa dạng hóa nông nghiệp bắt đầu được triển khai trên địa bàn tỉnh, nhằm hỗ trợ người nông dân nghèo phát triển cây cao su. Trong quá trình triển khai thực hiện, dự án đảm nhận công tác quy hoạch phát triển vùng cao su, hỗ trợ vốn và hướng dẫn kỹ thuật cho người dân. Về hỗ trợ vốn, dự án đã thông qua ngân hàng Agribank của các Huyện tham gia trồng cao su, tiến hành cho vay 27 triệu đồng/ha trồng cao su và đã giải ngân hết số tiền cam kết cho vay; thời gian hoàn trả lãi và nợ gốc là 18 năm bao gồm cả thời gian ân hạn. Nhờ đó, cây cao su đã có cơ hội phát triển trên đất Thừa Thiên Huế, tạo công ăn việc làm cho người nông dân.
- Ngày 25/9/2008, Bộ NN&PTNT đã công bố 9 nhóm hàng nông sản chủ lực đến năm 2020. Cao su cùng các nhóm hàng: lúa gạo; rau, đậu các loại; cà phê; hồ tiêu; điều; chè; cây ăn quả và ca cao đã được Bộ đưa vào chiến lược phát triển trồng trọt tại Việt Nam đến năm 2020. Riêng với cao su, bản đề án xác định là loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao (gỗ+mủ), góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động nông thôn, có ý nghĩa về mặt quốc phòng an ninh và giữ gìn môi trường.
- Năm 2009, Chính phủ đã ban hành quyết định Phê duyệt Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 (750/QĐ-TTg ngày 03/6/2009) đưa ra mục tiêu 800.000 ha cao su vào năm 2015 và sản lượng 1,2 triệu tấn năm 2020 với kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD. Đáp ứng mục tiêu này, năm 2010 dự kiến ngành cao su sẽ phát triển thêm diện tích trên 30.000 – 40.000 ha (nếu việc giao đất của địa phương được thuận lợi), tăng sản lượng đạt khoảng 770.000 tấn và dự kiến xuất khẩu 750.000 tấn (bao gồm cả nguồn tạm nhập tái xuất), trị giá xuất khẩu dự kiến trên 1,5 tỷ USD.
- Trong giai đoạn từ nay đến năm 2012, tỉnh Thừa Thiên Huế có kế hoạch trồng mới hơn 4.000 ha cây cao su trên vùng gò đồi tại các huyện Nam Đông, Phú Lộc, Hương Trà, Phong Điền và A Lưới, nâng diện tích cây cao su toàn tỉnh lên hơn 11.000 ha. Mấy năm qua, từ các dự án đa dạng hoá nông nghiệp, và chương trình 327 hỗ trợ, bà con nông dân các địa phương trong tỉnh Thừa Thiên-Huế đã trồng được hơn 7.500 ha cao su. Cao su đang được biết đến như là cây xoá đói giảm nghèo cho đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa tại các huyện Nam Đông, Phong Điền, Hương Trà... Theo chi nhánh Agribank Thừa Thiên - Huế, toàn tỉnh có 6.348 hộ dân được vay dự án trên và trồng đạt 6.265 ha cao su, trong đó trồng mới 4.828 ha và khôi phục 1.463 ha. Đến ngày 31/10/2009, tổng dư nợ cho vay dự án cao su tiểu điền của tỉnh đạt 82,7 tỷ đồng.
2.4.1.4. Khả năng tạo ra việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân của cây cao su.
Lao động là yếu tố cần thiết của mọi quá trình sản xuất. Để tiến hành canh tác cây cao su, cần thiết phải có một lượng lao động tương đối lớn và phải ổn định lâu dài. Có thể nói, từ khi cây cao su được phát triển trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, người dân đã được giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập đáng kể. Qua kết quả điều tra cho thấy, nhu cầu lao động bình quân/ha cao su thời kỳ KTCB là 41 công lao động và 142 công lao động trong TKKD; thu nhập bình quân một công lao động từ 80 – 100 nghìn đồng/công. Đặc biệt, trong TKKD, một công lao động cạo mủ có thể lên đến 200 nghìn đồng/công, một số hộ gia đình trả theo tiền mặt cố định, một số hộ còn lại trả theo % khối lượng sản phẩm thu được. Theo bác Đỗ Xuân ở xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền thì con số này thường là 25% số mủ thu hoạch được trong ngày. Lao động tham gia trong hoạt động sản xuất cao su của các hộ gia đình chủ yếu là lao động sẵn có trong gia đình, một số hộ có diện tích lớn hoặc không có lao động gia đình thì phải thuê lao động trong địa phương.
Theo tính toán cho thấy, thu nhập bình quân/ha/năm của một hộ gia đình trồng cao su có thể lên đến 25 – 32 triệu đồng, tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) rất cao, 31 – 38%. Riêng huyện Nam Đông, thu nhập bình quân/ha/năm và tỷ lệ hoàn vốn nội bộ khá thấp, tương ứng là 4,9 triệu và 18%. Tuy nhiên, điều này không nói lên rằng cao su là cây không có hiệu quả ở Nam Đông. Nguyên nhân dẫn đến kết quả trên là do năm 2006, huyện Nam Đông đã chịu sự tàn phá của bão, dẫn đến sản lượng cao su thấp, nhiều hộ gia đình mất trắng, thu nhập gần như bằng không. Như vậy, có thể nói cây cao su là một loại cây có khả năng tạo việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân. Chính đặc điểm này của cây cao su đã tạo điều kiện thuận lợi để loại cây này có thể phát triển nhanh và ổn định trên địa bàn tỉnh.
Bảng 9: Hiệu quả sản xuất cao su của tỉnh (tính bình quân trên 1 ha)
Chỉ tiêu
ĐVT
Phong Điền
Hương Trà
Nam Đông
Chung
1. Số lượng công bình quân/ha
Công
133,5
90
51,5
91,7
- Thời kỳ KTCB
Công
72
25
26
41
- TKKD
Công
195
155
77
142,3
2. Thời gian thu hồi vốn
Năm
9
10
10
10
- IRR
%
38
31
18
27
- NPV năm thứ 13 (2009)
1000 đồng
203.146,70
159.922,13
30.615,77
104.097,03
- Thu nhập bình quân/ha
1000 đồng
32.795,36
25.817,32
4.942,51
16.805,09
- TNBQ/ha theo pp hạch toán
1000 đồng
41.000,59
37.575,46
12.648,04
22.273,26
Nguồn: Phụ lục 1
2.4.2. Những nhân tố tác động bất lợi
2.4.2.1. Quy mô trồng cao su nhỏ, sản xuất phân tán, manh mún.
Cao su trên địa bàn toàn tỉnh chủ yếu là cao su tiểu điền, quy mô nhỏ, phân tán, manh mún, hiệu quả không cao. Theo số liệu của Trung tâm khuyến Nông – Lâm, ngư tỉnh TTH, tổng diện tích cao su trong toàn tỉnh là 7.050 ha trong đó có 1.026,17 ha đã đưa vào khai thác thuộc 4.600 hộ, diện tích bình quân 1,54 ha/hộ.
Số liệu điều tra cho thấy, diện tích bình quân/hộ và năng suất vườn cây cao su của trên địa bàn toàn tỉnh khá thấp, lần lượt là 2,8 ha/hộ và 4,23 tấn/ha.
Về mặt kỹ thuật do số lượng người tham gia trồng cao su nhiều, trong khi đó cây cao su là một cây trồng tương đối mới cho nên việc giám sát hướng dẫn kỹ thuật rất khó khăn, kinh nghiệm, kiến thức về bệnh hại cao su và kỹ thuật khai thác còn rất hạn chế.
2.4.2.2. Vấn đề chất lượng mủ cao su.
Nâng cao chất lượng mủ cao su luôn là mối quan tâm hàng đầu của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn nói chung và ngành cao su nói riêng. Chất lượng cao su Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề đáng lo ngại như hội thảo nâng cao chất lượng mủ cao su Việt Nam đã nhận định: “Những năm gần đây, diện tích, sản lượng cây cao su Việt Nam ngày càng mở rộng và tăng nhanh. Năm 2008, đạt gần 663.000 tấn, đứng thứ 5 về sản lượng và thứ 4 về xuất khẩu cao su trên toàn thế giới. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một thực tế đáng buồn: chất lượng mủ hạn chế đã dẫn đến giá cả thấp khi xuất khẩu ra thị trường thế giới. Nguyên nhân được xác định do chất lượng mủ nguyên liệu hiện nay chưa đảm bảo, không đồng đều; thiếu hệ thống quản lý chất lượng đồng bộ, một lượng lớn cao su xuất khẩu không được kiểm phẩm; sự cạnh tranh không lành mạnh giữa nhiều doanh nghiệp trong nước… đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín cũng như thương hiệu cao su Việt Nam”.
Qua điều tra tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su ở tỉnh Thừa Thiên Huế chúng tôi nhận thấy rằng hiện nay vấn đề về chất lượng mủ cao su vẫn là một vấn đề vô cùng phức tạp. Tình trạng chăm sóc, bón phân cho vườn cây của các hộ nông dân vẫn chưa đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật; việc khai thác mủ bừa bãi vẫn thường xuyên xảy ra, nhiều nơi các hộ nông dân tiến hành cạo liên tục suốt bảy ngày trong tuần, kể cả khi cao su đang trong quá trình rụng lá; thêm vào đó sau khi cao su được thu hoạch về, một số hộ nông dân ở xã Hương Bình còn cho thêm dăm cạo, đất đá hoặc dùng phèn chua đánh đông nhằm làm tăng trọng lượng mủ cao su. Thực trạng này đã làm chất lượng mủ cao su của tỉnh TTH giảm đáng kể, không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường xuất khẩu cũng như thị trường trong nước.
2.4.2.3. Quy hoạch tổng quan phát triển trồng cao su trên toàn tỉnh vẫn chưa thực sự hiệu quả.
Mặc dù cây cao su trên toàn tỉnh được trồng thông qua các dự án đầu tư của Chính phủ nhưng việc quy hoạch vùng trồng cao su thiếu đồng bộ, phát triển vùng trồng cao su chưa theo đúng quy hoạch, đến nay một số diện tích trong vùng quy hoạch ban đầu không thực hiện trồng Cao su như huyện Hương thuỷ 430 ha; Vùng đã trồng cao su không nằm trong quy hoạch ban đầu là huyện A lưới, diện tích trồng 496 ha.
2.4.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế.
Cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ cao su còn yếu kém, nhiều vùng trồng cao su chưa có đường giao thông, khó khăn trong việc vận chuyển, đi lại, ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả sản xuất. Đặc biệt ở xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền vẫn chưa có đường giao thông và cây cầu bắc qua con sông ngăn cách giữa vùng cao su và khu vực dân cư, người dân cũng như các nhà thu gom cao su phải lội băng sông để thu hoạch và vận chuyển cao su. Điều này gây trở ngại rất lớn cho các hộ nông dân và các nhà thu gom.
2.4.2.5. Kiến thức và ý thức của người dân còn nhiều hạn chế.
Hiện nay, đa số người nông dân đều không nắm rõ quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác cây cao su hoặc có biết nhưng không làm đúng vì chỉ thấy những lợi ích trước mặt mà không thấy được những lợi ích lâu dài. Tình trạng khai thác non và bán non rừng cao su vẫn diễn ra ở nhiều nơi. Điển hình là vụ việc xảy ra xã Hương Thọ, huyện Hương Trà. Năm 2002, Dự án đa dạng hóa nông nghiệp đã phủ 543 ha cao su lên xã Hương Thọ. Theo kế hoạch, năm 2010 cây bắt đầu cho khai thác mủ. Thế nhưng, người dân đã thu tiền sớm bằng cách khai thác cao su non và bán rừng cho đầu nậu. Theo thống kê, toàn xã có gần 100ha cao su bị bán cho các đầu nậu với giá 100 - 200 triệu đồng/ha. Hộ nào không bán cũng sốt sắng thu hoạch khi chưa đến kỳ. Hàng chục hécta cao su non bị ép cho mủ. (Nguồn:
CHƯƠNG III:
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM MỦ CAO SU Ở THỪA THIÊN HUẾ
3.1. MỤC TIÊU VÀ QUAN ĐIỂM ĐỀ XUẤT
3.1.1. Mục tiêu của giải pháp
Những giải pháp mà chúng tôi đề xuất sẽ nhằm giải quyết các mục tiêu sau đây:
- Mục tiêu chung:
+ Thúc đẩy sự phát triển của ngành cao su tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng bền vững
+ Ổn định đầu ra cho sản phẩm cao su
+ Cải thiện thu nhập cho người nông dân
- Mục tiêu cụ thể:
Đề xuất chính sách ở tầm vĩ mô nhằm tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia vào việc trồng và tiêu thụ cao su;
+ Chỉ ra kênh tiêu thu hợp lý nhằm giảm thiểu chi phí marketing, nâng cao thu nhập cho người sản xuất và người tham gia lưu thông;
+ Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
3.1.2. Quan điểm đề xuất của giải pháp
3.1.2.1. Coi cây cao su là một cây trồng chủ lực của tỉnh.
Điều kiện khí hậu, thờ tiết, đất đai, thổ nhưỡng ở Thừa Thiên Huế rất phù hợp với cây cao su, lao động nông dân nhàn rỗi nhiều và đa phần đều có thu nhập thấp, nhu cầu và giá cao su đang có xu hướng tăng lên, đó là các yếu tố thuận lợi để Thừa Thiên Huế phát triển cây cao su thành cây trồng chủ lực của tỉnh. Thực tế cho thấy, trước đây, Nam Đông là một huyện miền núi nghèo khó, sản xuất tự cung tự cấp, nhưng sau khi tiến hành trồng cây cao su từ năm 1993, giờ đây mức lương thực bình quân đầu người đạt gần 250 kg/1 năm, giá trị thu nhập trên 1 đơn vị canh tác gần 25 triệu đồng/1 năm. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội như điện, đường, trường, trạm và nước sạch được đầu tư đồng bộ theo hướng kiên cố và vững chắc, bộ mặt nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc.
Quán triệt quan điểm này đòi hỏi nhà nước cần có chiến lược đầu tư toàn diện cho ngành ở tất cả các khâu: khâu giống; đầu tư phân bón; tập huấn kỹ thuật; xây dựng cơ sở hạ tầng phục vu cho phát triển cây cao su.
3.1.2.2. Chất lượng sản phẩm là yếu tố hàng đầu quyết định sự phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao giá trị.
Càng tiến sâu vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì chúng ta càng gặp phải sự kiểm soát khắc khe về chất lượng sản phẩm của các nước nhập khẩu, thu nhập của người dân ngày càng tăng thì nhu cầu về các sản phẩm có chất lượng cao ngày càng nhiều đó là quy luật khách quan. Tuy nhiên với cách làm tự phát của người nông dân và thiếu quy hoạch như hiện nay của cao su Thừa Thiên Huế thì quá trình mở rộng thị trường và nâng cao giá trị sản xuất là một vấn đề lớn. Xuất phát từ thực trạng này, chúng tôi coi trọng việc đề xuất các giải pháp gia tăng chất lượng cao su ở khâu chăm sóc, khai thác và bảo quản.
3.1.2.3. Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành cao su.
Sau khi các dự án trồng cao su của chính phủ kết thúc thì tình trạng bón non và khai thác non vườn cây cao su hoặc tự ý chuyển đỗi đất hoa màu thành đất trồng cao su đã diễn ra. Vì vậy để cây cao su có thể trở thành cây trồng chủ lực của tỉnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân thì vai trò của Nhà nước từ Trung ương đến địa phương là rất quan trọng. Xây dựng quy hoạch tổng thể vùng trồng cao su, áp dụng các đòn bẫy kinh tế như thuế, lãi suất cho vay và các biện pháp hành chính là rất cần thiết để phát triển cây cao su của tỉnh.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH KHẢ NĂNG TIÊU THỤ MỦ CAO SU Ở TTH
Như đã trình bày ở phần trước, chuỗi cung tiêu thụ mủ cao su khá dài. Từ các hộ gia đình trồng cao su đến xuất khẩu hoặc bán cho các công ty trong nước phải qua nhiều khâu trung gian; chênh lệch giá trong chuỗi cung khá lớn; chất lượng mủ cao su chưa đảm bảo. Vì thế, để hạn chế những vấn đề trên, điều quan trọng là phải rút ngắn chuỗi cung bằng hệ thống các giải pháp cơ bản sau:
3.2.1. Nâng cao năng lực hoạt động của công ty cao su Nam Đông và công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu cao su Hương Trà.
Như đã phân tích từ trước, hiện nay trên toàn tỉnh có 2 công ty chế biến và xuất khẩu cao su: công ty cao su Nam Đông và công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu cao su Hương Trà nhưng năng lực hoạt động của 2 công ty này trong thời gian gần đây là rất hạn chế. Vì thế, việc nâng cao năng lực hoạt động của 2 công ty này là rất cần thiết, góp phần to lớn vào việc tiêu thụ mủ cao su cho người nông dân, tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.
Để nâng cao năng lực hoạt động của 2 công ty này cần thiết phải có sự giúp đỡ của nhà nước trong các khâu như tổ chức các cuộc hội thảo với nông dân, hỗ trợ về mặt thủ tục pháp lý để công ty đầu tư vốn cho người nông dân và trong thu hồi vốn, chính sách ưu đãi về thuế, giá thuê đất.
Vấn đề gặp phải hiện nay của 2 công ty là: Thứ nhất, công ty không cạnh tranh nỗi với các nhà thu gom lớn, nhỏ trong thu mua. Thứ hai, đầu ra chưa ổn định. Để giải quyết 2 vấn đề cơ bản trên chúng tôi mạnh dạng đề xuất những giải pháp sau:
- Phối hợp với chính quyền địa phương nơi trồng cao su để tổ chức các cuộc hội thảo về kỹ thuật; dưới sự hỗ trợ về mặt pháp lý của chính quyền địa phương, công ty cam kết đầu tư phân bón, vật tư cho người nông dân đồng thời ký kết các hợp đồng thu mua. Trong quá trình thu mua, thông qua phương tiện thông tin đại chúng của địa phương như loa truyền thanh để cập nhật và thông báo sự biến động giá cả đến người nông dân.
- Phát huy năng lực thu mua ở các địa điểm thu mua hiện có tại địa phương bằng cách chuyển đến vị trí thuận lợi cho người nông dân, tiến hành thanh toán tiền mặt tại chỗ cho người nông dân, tránh tình trạng thủ tục, giấy tờ phiền hà hoặc thanh toán chậm. Đồng thời ký kết hợp đồng với các nhà thu gom lớn để họ trở thành đại lý thu mua cho công ty ở những địa phương mà công ty không thể đặt địa điểm thu mua hoặc chi phí thu mua cao.
- Tổ chức thí điểm các tổ nông dân trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản mủ cao su đúng theo quy trình kỹ thuật sau đó tiến hành thu mua với giá hợp lý (cao hơn những hộ không làm đúng quy trình kỹ thuật) nhằm đảm bảo chất lượng mủ; nhân rộng mô hình để từ đó hình thành vùng nguyên liệu có chất lượng cao, thâu tóm một lượng lớn cao su trên toàn tỉnh.
- Xây dựng website của công ty để giới thiệu thông tin về công ty và quảng bá sản phẩm của công ty nhằm tìm kiếm các nhà nhập khẩu nước ngoài và xây dựng thương hiệu, tránh tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào các nhà nhập khẩu Trung Quốc. Hiện tại, nhu cầu cao su trong nước tương đối hạn chế nhưng không phải là không có, các công ty cần tích cực hơn nữa trong việc tìm kiếm các đối tác trong nước. Trong tương lai, ngành công nghiệp trong nước phát triển, nhu cầu về cao su thiên nhiên tăng lên, thị trường nội địa hứa hẹn sẽ là một thị trường tiêu thụ cao su lớn mà các công ty cần khai thác.
3.2.2. Tăng cường mối quan hệ hợp tác trực tiếp giữa các công ty với người nông dân trồng cao su.
Tăng cường sự hợp tác trực tiếp giữa các công ty với người nông dân trồng cao su là một giải pháp quan trọng nhất để rút ngắn chuỗi cung.
Trong thực tế hiện nay, cao su TTH chủ yếu là cao su tiểu điền, khối lượng cao su thu hoạch trong ngày là rất nhỏ lẻ và phân tán vì vậy để thiết lập mối quan hệ trực tiếp giữa các công ty và người nông dân trồng cao su là rất khó, đặc biệt là các công ty chế biến và xuất khẩu cao su ở ngoài tỉnh. Nguyên nhân chủ yếu là các công ty không có đủ điều kiện về lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, hơn nữa tổ chức theo hướng này chi phí rất cao. Vì thế, hình thức hợp tác thích hợp nhất trong giai đoạn này phải trãi qua 2 giai đoạn:
Thứ nhất, các công ty chế biến và xuất khẩu ở ngoài tỉnh hợp tác với các nhà thu gom lớn ở trong tỉnh trong việc bao tiêu sản phẩm thông qua các hợp đồng cụ thể. Trong các hợp đồng này ghi rõ số lượng, chủng loại và chất lượng sản phẩm; giá cả cao su biến động theo cung cầu thị trường Thế giới vì vậy các công ty phải có trách nhiệm thông báo giá đúng cho các nhà thu gom và cam kết mua đúng với giá đã thông báo, trường hợp giá cả biến động quá nhanh khiến các nhà thu gom không theo kịp thì công ty phải có chính sách cụ thể để hỗ trợ nhà thu gom. Đối với các công ty trong tỉnh thì cần áp dụng các giải pháp như đã nêu ở trên.
Thứ hai, trên cơ sở đó các nhà thu gom lớn sẽ hợp tác trực tiếp với các hộ nông dân trong việc cung ứng vật tư và bao tiêu sản phẩm.
Để có thể làm ăn lâu dài với nhau, các chủ thể trên cần hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng gian lận trong kinh doanh như: độn dăm cạo, đất đá vào mủ cao su; dùng phèn chua để đánh đông; sử dụng thiết bị cân không đạt chuẩn .v.v
3.2.3. Nâng cao chất lượng mủ cao su ở khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản.
Như đã phân tích từ trước, nguyên nhân chính dẫn đến chất lượng mủ thấp là do người nông dân không tiến hành theo đúng quy trình kỹ thuật trồng và thu hoạch cây cao su; gian lận trong khâu bảo quản. Vì vậy để nâng cao chất lượng mủ cần thiết phải chú ý cải thiện các hoạt động liên quan đến các khâu này. Cụ thể như sau:
Công tác giống
Như trên đã phân tích, cao su trên địa bàn tỉnh TTH được trồng chủ yếu dưới sự đầu tư của các dự án và giống cao su được nhập về chủ yếu từ viện nghiên cứu cao su vì vậy chất lượng giống luôn được đảm bảo. Tuy nhiên, do phải vận chuyển xa nên khi cây giống đến được với người nông dân, chất lượng cũng giảm đi. Thêm vào đó, chi phí vận chuyển lớn đẩy giá thành của cây giống lên cao. Vì vậy, về lâu dài, tỉnh cần nhanh chóng thành lập vườn ươm, cung cấp giống tại chỗ cho người nông dân.
Nâng cao trình độ kỹ thuật và ý thức tự giác của người nông dân
Hầu hết tất cả những hộ gia đình tham gia trồng cao su trên địa bàn toàn tỉnh đều không nắm rõ quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cao su. Vì vậy, nâng cao trình độ kỹ thuật cho người nông dân là rất cần thiết.
Để làm được điều này, Trung tâm khuyến Nông – Lâm, ngư tỉnh đóng vai trò hết sức quan trọng. Bên cạnh đó các công ty chế biến và xuất khẩu cũng là thành phần không thể thiếu. Mặc dù trong những năm qua, Trung tâm khuyến Nông – Lâm, ngư và các công ty chế biến và xuất khẩu cao su đã tích cực tổ chức các lớp tập huấn, các hội thảo về kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cao su; ngoài ra hàng năm các tổ chức này còn tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật cạo mủ. Tuy nhiên, đa số người nông dân vẫn chưa nắm được hoặc đã nắm được nhưng người nông dân vẫn không áp dụng các kiến thức này vào sản xuất.
Vì vậy, bên cạnh việc tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật cho người nông dân, cán bộ khuyến nông phải thường xuyên bám sát địa phương, kiểm tra và hướng dẫn tận tình cho người dân. Đồng thời, đối các hộ thực hiện nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật, các công ty chế biến và xuất khẩu cao su phải có chính sách giá hợp lý để người nông dân thấy rằng việc áp dụng đúng quy trình kỹ thuật là có lợi cho bản thân họ. Một khi có sự đầu tư vật tư của nhà thu gom, nắm bắt được quy trình kỹ thuật và nhận thức được việc áp dụng đúng quy trình kỹ thuật sẽ mang lại nguồn lợi cho bản thân thì người nông dân sẽ tự giác thực hiện. Từ đó, hiện tượng gian lận trong kinh doanh cũng chấm dứt.
Có chính sách cho vay hợp lý
Trồng cao su đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn nhưng hầu hết người nông dân đều là những người nghèo, thiếu vốn; nhà thu gom chỉ đầu tư cho người nông dân khi cây cao su đã vào cuối thời kỳ KTCB hoặc đã vào TKKD. Vì vậy, vốn vay là nguồn vốn chủ yếu để đầu tư cho sản xuất cao su. Nguồn vốn vay chủ yếu của người nông dân là thông qua dự án và Ngân hàng NN&PTNT. Trong những năm đầu (từ năm 1 đến năm 3), mọi chi phí sẽ được dự án thanh toán bù trừ vào các khoản vay của người nông dân mà dự án là người đứng ra bảo lãnh. Tuy nhiên, những năm sau khi dự án kết thúc, khi tiến hành vay vốn, người nông dân thường gặp phải vấn đề vốn được giải ngân chậm và thủ tục phiền hà. Để giải quyết vấn để này cần:
- Chính quyền cấp xã, huyện cần có kế hoạch cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhanh chóng cho người dân, tạo điều kiện để người dân tiến hành vay vốn kịp thời vụ.
- Ngân hàng cần đơn giản hóa các thủ tục giấy tờ để người nông dân giảm bớt chi phí cho các thủ tục không cần thiết và chi phí đi lại. Những trường hợp đặc biệt, Ngân hàng phải hướng dẫn rõ ràng cho người nông dân những thủ tục phải hoàn thành và giải quyết nhanh chóng để họ được vay vốn.
3.2.4. Nâng cao công tác thông tin thị trường.
Đa số những người nông dân được hỏi đều không nhận thấy những khó khăn khi họ tiêu thụ sản phẩm của mình. Tuy nhiên, theo phân tích ở phần trước thì khả năng tiếp cận thị trường của nông dân là kém nhất. Những thông tin mà người nông dân không nắm được là nhu cầu về số lượng, chủng loại, chất lượng sản phẩm và giá cả sản phẩm.
Để giúp người dân khắc phục được những hạn chế trên, chúng ta cần tạo cho người nông dân nhiều kênh để nắm bắt thông tin thị trường và những kênh này đều phải gần gủi với người nông dân. Để người nông dân có được thông tin, các cơ quan chức năng có thể tham khảo và xây dựng những kênh thông tin sau:
Thứ nhất, cán bộ nông nghiệp xã cập nhật thông tin về nhu cầu thị trường, thông báo tại các bảng tin của xã và trên các phương tiện truyền thanh như loa, đài .v.v.
Thứ hai, chính quyền địa phương có thể cung cấp số điện thoại văn phòng kinh doanh của các công ty chế biến và xuất khẩu cao su để người dân có thể tự mình liên lạc và trao đỗi thông tin với các công ty này.
Thứ ba, Đài truyền hình tỉnh và báo chí địa phương cần có những bảng tin thông báo về thông tin thị trường như chương trình “thông tin giá cả thị trường” của đài truyền hình Huế nhưng thông tin về mỗi loại sản phẩm phải cụ thể hơn nữa. Ngoài thông tin về giá cả như chương trình đã đưa, cần bổ sung thêm các thông tin như số lượng, chất lượng, địa điểm có khả năng tiêu thụ nhiều nhất, đối tượng có khả năng thu mua với giá cao nhất và những dự báo về xu hướng trong tương lai của các nhà kinh tế.
Thứ tư, trên các website của các cơ quan chức năng của tỉnh cần có 1 chuyên mục cập nhật thông tin về tình hình giá cả và nhu cầu thị trường trong nước và thị trường quốc tế để các cơ quan chức năng địa phương và các đài truyền hình, truyền thanh có thể tham khảo.
PHẦN III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Từ phân tích thực trạng tiêu thụ mủ cao su của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh TTH, chúng tôi xin rút ra một số kết luận sau:
- Trong những năm qua, diện tích và sản lượng cao su trên toàn tỉnh luôn tăng đáng kể và có sự phục hồi mạnh mẽ sau bão năm 2006. Hầu hết diện tích cao su trên toàn tỉnh đều được trồng bởi các dự án như dự án 327, dự án đa dạng hóa nông nghiệp của chính phủ.
- Mặc dù diện tích và sản lượng cao su của tỉnh tăng nhanh nhưng cao su vẫn chưa thể có mặt trong danh sách những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh.
- Đóng vai trò qua trọng trong quá trình tiêu thụ mủ cao su của tỉnh là các nhà thu gom nhỏ địa phương và các nhà thu gom lớn trong vùng.
- Chuỗi cung cao su mang tính cơ hội nhiều hơn là hợp tác. Hầu hết các thành phần trong chuỗi chưa thực sự hợp tác với nhau để cùng tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc trồng, chăm sóc, thu hoạch và vận chuyển cao su bị thiếu hụt nghiêm trọng.
- Dòng thông tin trong chuỗi nghèo nàn (chủ yếu là thông tin về giá) đã cản trở đến việc điều chỉnh quá trình sản xuất và cung ứng sản phẩm nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường xuất khẩu và trong nước.
- Phương thức thanh toán chủ yếu của các thành phần trong chuỗi là tiền mặt và chuyển khoản.
- Thuận lợi cơ bản trong tiêu thụ mủ cao su ở TTH là (1) nhu cầu cao su tự nhiên của thế giới và một số nước nhập khẩu lớn cao su tự nhiên của Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh; (2) giá cao su trong những năm qua liên tục tăng và có xu hướng tăng lên; (3) Chính phủ đã có những chủ trương, chính sách khuyến khích, hỗ trợ các thành phân kinh tế tham gia trồng và tiêu thụ cao su. Tuy nhiên, cao su TTH vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức lơn. Đó là (1) quy mô sản xuất nhỏ hẹp, phân tán, hiệu quả chưa cao; (2) chất lượng mủ cao su vẫn còn thấp; (3) quy hoạch tổng quan phát triển trồng cao su trên toàn tỉnh vẫn chưa thực sự hiệu quả; (4) cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ cho trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ cao su còn thiếu hụt; (5) kiến thức và ý thức của người nông dân chưa cao.
- Trên cơ sở thực trạng đã phân tích ở trên, đề tài đã đề xuất mục tiêu, quan điểm và các giải pháp cơ bản để nâng cao khả năng tiêu thụ cao su ở TTH. Các giải pháp đó là (1) nâng cao năng lực hoạt động của công ty cao su Nam Đông và công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu cao su Hương Trà; (2) tăng cường mối quan hệ hợp tác trực tiếp giữa các công ty trong tỉnh, các nhà thu gom lớn với người nông dân trồng cao su; (3) nâng cao công tác thông tin thị trường; (4) nâng cao chất lượng mủ cao su ở khâu trồng, chăm sóc và thu hoạch.
II. KIẾN NGHỊ
Để cho các giải pháp trên có thể thực hiện được chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau:
1. Đối với các hộ nông dân: nhanh chóng đỗi mới cách nghĩ, cách làm cho phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Đó là lấy thị trường làm trung tâm để điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình.
2. Đối với các doanh nghiệp trong tỉnh: cần xâm nhập và khai thác nhiều hơn nữa các thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước, không nên quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Tăng cường mối quan hệ hợp tác với các hộ nông dân trồng cao su để giải quyết 2 vấn đề cơ bản là xây dựng vùng nguyên liệu ổn định và đảm bảo chất lượng mủ cao su.
3. Đối với chính quyền địa phương các huyện có trồng cao su: chủ động mở các lớp tập huấn kỹ thuật hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty cao su trong tỉnh mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho người nông dân.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình chăm sóc, thu hoạch cao su của người nông dân nhằm đảm bảo người nông dân tiến hành theo đúng quy trình kỹ thuật. Thường xuyên cập nhật và thông báo giá cao su cho người nông dân bằng các phương tiện thông tin đại chúng.
- Có phương án đề xuất lên chính quyền cấp tỉnh để xin ngân sách, đồng thời trích một phần đáng kể trong ngân sách của huyện để đầu tư cơ sở hạ tầng, đường sá phục vụ cho cây cao su.
- Nhanh chóng hoàn thiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về mặt pháp lý cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào cây cao su trên địa bàn huyện mình.
4. Đối với ngân hàng NN&PTNT các huyện có trồng cao su: thực hiện nghiêm túc quy định của Nhà nước về vấn đề cho vay vốn đối với các hộ nông dân trồng cao su, tránh tình trạng thu nợ chưa đến hạn, gộp lãi vào nợ gốc để tính lãi .v.v. Có các chương trình ưu đãi lãi suất cho các hộ nông dân trồng cao su; nhanh chóng xử lý các hồ sơ vay vốn trồng cao su và tiến hành giải ngân cho người nông dân tránh tình trạng chậm trể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục thống kê Thừa Thiên Huế, niên giám thống kê 2008.
2. Ngô Kim Yến, Trần Văn Ơn, Đánh giá nhanh thị trường nông sản.
3. Phùng Thị Hồng Hà, Tiêu thụ thủy sản nuôi trồng ở Thừa Thiên Huế, NXB Đại học Huế, Huế 2008.
4. Báo cáo tình hình phát triển cao su tại Thừa Thiên Huế năm 2007; Trung tâm khuyến Nông – Lâm, ngư Thừa Thiên Huế; 2007.
5. Báo cáo tham luận tổng kết đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Quyết định 86 – TTg ngày 05 tháng 02 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát triển cây cao su; Trung tâm khuyến Nông – Lâm, ngư Thừa Thiên Huế; 2008.
6.
7.
8.
9.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
CHI PHÍ BÌNH QUÂN TRÊN 1 HA CAO SU CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
ĐVT: 1000 đồng
THỜI KỲ KTCB
TKKD
Chỉ tiêu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
Giống
1598,36
156,81
29,97
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Phân bón
1082,84
1352
805,99
1198
1323,46
1524,15
1660,10
1996,25
1898,9
1813,82
1943,56
2319,18
2288,1
Vôi, hóa chất
271,601
75,90
75,03
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Thuốc trừ sâu
4,88
137,03
114,32
135,89
118,83
119,26
119,26
119,26
117,23
118,49
118,49
118,49
118,49
Dọn thực bì
402,37
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Thiết kế,quản lý
114,19
23,14
10,33
4,07
3,69
-
-
-
-
-
-
-
-
Nhân công
1603,30
1217
1462,80
878,49
897,61
987,25
1097,66
2790,14
3374,7
4158,39
4511,59
5391,63
5422,7
Công cụ,vận chuyển
50,40
40,97
34,95
34,95
34,95
69,90
69,02
149,98
2443,1
2780,06
2699,02
2886,87
3200,3
Tổng chi phí
5127,94
3002,86
2533,38
2251,35
2378,55
2700,56
2946,04
5055,62
7834
8870,75
9272,67
10716,17
11029,6
Nguồn: Số liệu điều tra 2009
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CÂY CAO SU CỦA HUYỆN PHONG ĐIỀN
ĐVT: 1000 đồng
TKKTCB
TKKD
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
Chi phí
4.261
1.786
1.409
1.388
1.706
1.839
1.627
1.627
8.113
10.174
11.792
15.328
15.967
Tích lũy CP
4.261
6.047
7.456
8.844
10.550
12.389
14.017
15.644
23.757
33.931
45.722
61.050
77.017
Doanh thu
-
-
-
-
-
-
-
-
31.165
43.260
56.320
62.042
73.588
Tích lũy DT
-
-
-
-
-
-
-
-
31.165
74.425
130.745
192.788
266.376
Th.gian hoàn vốn
(4.261)
(6.047)
(7.456)
(8.844)
(10.550)
(12.389)
(14.017)
(15.644)
7.408
40.495
85.023
131.738
189.359
Dòng tiền
(4.261)
(1.786)
(1.409)
(1.388)
(1.706)
(1.839)
(1.627)
(1.627)
23.052
33.087
44.528
46.715
57.621
FV(CF)
16.600
6.213
4.376
3.849
4.225
4.066
3.212
2.868
12.766
14.293
14.791
17.167
15.967
FV(DT)
-
-
-
-
-
-
-
-
49.039
60.777
70.648
69.488
73.588
NPV
203.147
Thu nhập/ha
32.795,36
TN/ha PPHT
41.000,59
IRR
38%
Nguồn: Số liệu điều tra 2009
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CÂY CAO SU CỦA HUYỆN HƯƠNG TRÀ
ĐVT: 1000 đồng
THỜI KỲ KTCB
TKKD
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
Chi phí
4.801
2.938
2.757
2.711
2.723
2.740
2.740
2.748
8.977
9.958
9.129
10.714
11.317
Tích lũy CP
4.801
7.739
10.495
13.206
15.929
18.669
21.408
24.156
33.133
43.091
52.220
62.934
74.251
Doanh thu
-
-
-
-
-
-
-
-
32.440
42.929
41.703
52.389
68.511
Tích lũy DT
-
-
-
-
-
-
-
-
32.440
75.369
117.072
169.461
237.972
Th.gian hoàn vốn
(4.801)
(7.739)
(10.495)
(13.206)
(15.929)
(18.669)
(21.408)
(24.156)
(693)
32.278
64.852
106.527
163.721
Dòng tiền
(4.801)
(2.938)
(2.757)
(2.711)
(2.723)
(2.740)
(2.740)
(2.748)
23.463
32.971
32.574
41.675
57.195
FV(CF)
18.703
10.220
8.562
7.518
6.742
6.056
5.407
4.842
14.125
13.990
11.451
12.000
11.317
FV(DT)
-
-
-
-
-
-
-
-
51.044
60.312
52.312
58.676
68.511
NPV
159.922
Thu nhập/ha
25.817,32
TN/ha PPHT
37.575,46
IRR
31%
Nguồn: Số liệu điều tra 2009
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CÂY CAO SU CỦA HUYỆN NAM ĐÔNG
ĐVT: 1000 đồng
THỜI KỲ KTCB
TKKD
Chỉ tiêu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
Chi phí/ha/năm
5.711
3.612
2.948
2.417
2.515
3.087
3.679
7.894
7.267
7.640
7.640
7.640
7.640
Tích lũy CP
5.711
9.323
12.271
14.688
17.203
20.290
23.969
31.862
39.130
46.769
54.409
62.049
69.688
Doanh thu
-
-
-
-
-
-
-
15.796
17.896
25.479
26.742
20.218
15.476
Tích lũy DT
-
-
-
-
-
-
-
15.796
33.692
59.172
85.914
106.132
121.608
Thời gian hoàn vốn
(5.711)
(9.323)
(12.271)
(14.688)
(17.203)
(20.290)
(23.969)
(16.066)
(5.438)
12.402
31.505
44.083
51.919
Dòng tiền
(5.711)
(3.612)
(2.948)
(2.417)
(2.515)
(3.087)
(3.679)
7.903
10.629
17.840
19.102
12.578
7.836
FV(CF)
22.248
12.566
9.155
6.704
6.227
6.825
7.261
13.911
11.435
10.733
9.583
8.556
7.640
FV(DT)
-
-
-
-
-
-
-
27.838
28.160
35.797
33.545
22.644
15.476
NPV
30.616
Thu nhập/ha
4.943
TN/ha PPHT
12.648
IRR
18%
Nguồn: Số liệu điều tra 2009
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CÂY CAO SU CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
ĐVT: 1000 đồng
THỜI KỲ KTCB
TKKD
Chỉ tiêu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
Chi phí/ha/năm
5.128
3.003
2.533
2.251
2.379
2.701
2.946
5.056
7.834
8.871
9.273
10.716
11.030
Tích lũy chi phí
5.128
8.131
10.664
12.916
15.294
17.995
20.941
25.996
33.830
42.701
51.974
62.690
73.720
GO/ha/năm
-
-
-
-
-
-
-
7.898
24.743
33.920
38.069
38.498
43.291
Tích lũy doanh thu
-
-
-
-
-
-
-
7.898
32.641
66.560
104.629
143.128
186.418
Tổng chi phí TKKTCB
20.941
Khấu hao
1.047
Chi phí BQ/năm TKKD
8.796
Tổng chi phí
9.844
Sản lượng BQ
3.462
Giá vốn/kg mủ
2.84
Th.gian hoàn vốn
(5.128)
(8.131)
(10.664)
(12.916)
(15.294)
(17.995)
(20.941)
(18.098)
(1.189)
23.859
52.656
80.438
112.699
Dòng tiền
(5.128)
(3.003)
(2.533)
(2.251)
(2.379)
(2.701)
(2.946)
2.842
16.909
25.049
28.796
27.782
32.261
FV(CF)
19.978
10.446
7.868
6.243
5.889
5.970
5.815
8.910
12.327
12.463
11.632
12.002
11.030
FV(GO)
-
-
-
-
-
-
-
13.919
38.933
47.654
47.754
43.118
43.291
NPV
104.097
Thu nhập/ha
16.805
TN/ha PPHT
22.273
IRR
27%
Nguồn: Số liệu điều tra 2009
PHỤ LỤC 2
PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ
* Thông tin về chủ hộ:
1. Họ tên chủ hộ: Tuổi Giới tính
2.Địa chỉ:Thôn Xã Huyện
4. Trình độ văn hóa của chủ hộ:
I. Tình hình chung của hộ
1.1. Lao động, nhân khẩu:
Chỉ tiêu
ĐVT
Tổng số
Nam
-Nhân khẩu
Người
-Lao động
Lao động
+ Trong độ tuổi
Lao động
+ Ngoài độ tuổi
Lao động
1.2. Tư liệu sản xuất:
Loại TLLĐ
Số lượng(cái)
Giá trị(tr đ)
Thời gian có thể sử dụng
Thời gian đã sử dụng
1.Máy bơm nước
2.Máy kéo
3.Máy phun thuốc
1.3. Vốn vay cho sản xuất cao su
Nguồn vay
Thời hạn vay
(Tháng)
Lãi suất vay (%)
Tổng số vốn đã vay (tr.đ)
+Vay ngân hàng
+Vay
1.4. Diện tích đất sản xuất: Gia đình có bao nhiêu diện tích đất sản xuất? loại nào?
Loại đất
Tổng diện tích (m2)
Nguồn hình thành (m2)
Cấp
đấu thầu
Khai hoang
khác
1.Đất trồng cây HNăm
2. Đất trồng cây lâu năm
- Cao su
4. Đất khác
1.6. Tình hình sử dụng lao động cho sx cao su
Có bao nhiêu lao động tham gia vào việc sản xuất cao su của hộ?
Loại lao động
Số lượng LĐ
Số tháng làm trong năm
(tháng)
Bình quân (ngày/tháng)
Tổng số ngày làm trong năm
Cao nhất
Thấp nhất
Tổng số
1. Lao động gia đình
- LĐ chính
- Lao động phụ
2. LĐ thuê
- Thuê th xuyên
- Thuê thời vụ
- Giá tiền công lao động : Thường xuyên:
Thời vụ:
II. Tình hình sản xuất của hộ
2.1. Gia đình hiện đang sản xuất những loại cây (con) gì? diện tích? sản lượng thu hoạch? Giá bán bình quân của mỗi loại?
Loại cây trồng (con gia súc)
Số lượng
(ha) (con)
Sản lượng thu hoạch
(tạ)
Sản lượng bán ra
Giá bán bình quân
(1000 đ)
Tổng giá trị (1000 đồng)
Lúa
Lạc
Sắn
Cao su
2.2. Diện tích sx cây cao su
Năm trồng
Diện tích (ha)
Tổng số
TKKTCB
TKKD
III. CHI PHÍ SẢN XUẤT CAO SU
3.1. Chi phí sản xuất CAO SU thời kì KTCB
Loại chi phí
Trồng mới
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Kg
1000 đ
Kg
1000 đ
Kg
1000 đ
Kg
1000 đ
Kg
1000 đ
Kg
1000 đ
1. Giống
2. Phân bón
…
3. Thuốc bảo vệ Tv
-
-
4. Dịch vụ
5. Chi khác
- Thuế
- bảo hiểm
3.2. Chi phí sản xuất và sản lượng CAO SU thời kì kinh doanh
Loại chi phí
Năm 7
Năm 8
Năm 9
…..
…..
Kg
1000 đ
Kg
1000 đ
Kg
1000 đ
Kg
1000 đ
Kg
1000 đ
2. Phân bón
…
3. Thuốc bảo vệ Tv
-
-
4. Dịch vụ
5. Chi khác
- Thuế
- bảo hiểm
6. Sản lượng thu hoạch
Giá bán
TIÊU THỤ SẢN PHẨM
1. Bác bán mủ CAO SU ở đâu? lượng bán ở các địa điểm? giá cả?
Nơi bán
% lượng bán so với SL sản xuất
Giá bán bình quân
(1000 đ)
Phương thức thanh toán
2. Trước khi bán, bác có biết thông tin về giá bán CAO SU trên thị trường không? Thông tin đó do ai cung cấp
3. Trong số những nơi (người) mà bác thường bán, Bác thích bán cho nơi nào (ai) nhất? Vì sao?
4. Người mua sản phẩm có hỗ trợ gì cho bác không? (vốn, kỹ thuật..)
5. Những hỗ trợ trên có kèm theo điều kiện gì không?
6. Khi bán sản phẩm, bác có gặp khó khăn gì từ phía người mua?
Nêu cụ thể ....................
. Khi bán sản phẩm, Bác có phải chi thêm khoản chi phí nào ngoài chi phí sản xuất?Bao nhiêu?
- Vận chuyển:.......... - ................................................
- bảo quản sản phẩm ..... -.................................................
9. Bác có biết nơi cuối cùng mà sản phẩm của Bác sẽ đến?
10. Giá bán của sản phẩm tại nơi cuối cùng là bao nhiêu?
11. Bác có suy nghĩ gì về sự chênh lệch giá bán?
12. Vì sao bác không đưa sản phẩm của mình đến tận nơi cuối cùng để bán?
13. Để đưa sản phẩm đến nơi cuối cùng, theo bác cần có điều kiện gì
PHỤ LỤC 3
PHIẾU ĐIỀU TRA NHÀ THU MUA
Họ và tên:
Địa chỉ:
1.Một ngày mua bao nhiêu kg mủ?
Loại sản phẩm
Lượng mua bq một ngày
(kg)
Giá mua
(1000 đ)
Số ngày mua bq tháng
2. Bác có xác định trước lượng mua trong ngày?
Vì sao?
3. Bác thường mua sản phẩm của những ai? Phương thức mua? phương thức thanh toán? Các đối tượng khác nhau thì giá mua có khác nhau không?
Đối tượng mua
Phương thức thu mua (*)
Giá mua
1000đ/kg
Phương thức thanh toán (**)
% khối lượng thu mua
Nông dân
Thu gom
(*): Phương thức mua: Mua theohợp đồng, mua lẻ.......
(**): Phương thức thanh toán: Tiền mặt (trả ngay, sau 5 ngày ), bù trừ ....
4. Vì sao Bác chọn những đối tượng trên để mua?
5. Để mua được sản phẩm của các đối tượng trên, bác có phải trợ giúp cho họ gì không? Nêu cụ thể (hỗ trợ vốn, giống...)
Hình thức hỗ trợ
ĐVT
Thu gom
Nông dân
Hỗ trợ vốn
- Lượng vốn bq
-Lãi suất
-Thời hạn
Con giống
Vật tư
6. Có sự ràng buộc nào giữa Bác với họ không? (nêu cụ thể)
7. Khi hỗ trợ cho các đối tượng trên Bác có gặp rủi ro không? Nêu cụ thể
8. Sản phẩm mua về được cất trữ trong kho bao lâu? (tối đa)
9. Bác có phương tiện cất trữ không? Loại gì? Công suất?
Loại phương tiện cất trữ
Diện tích (công suất)
(m2 hoặc CV)
Công suất chứa (tấn)
Nhà lạnh
Máy
10. Có ai trong xã cùng thu mua sản phẩm như Bác? Bao nhiêu người?
11. Giữa Bác và họ có mối quan hệ hợp tác gì không?
12. Bác có gặp khó khăn khi mua sản phẩm? Khó khăn gì?
13. Bác bán sản phẩm cho ai? Phương thức bán? Giá cả? phương thức thanh toán?
Đối tượng bán
Phương thức bán
Giá bán
1000đ/kg
phương thức thanh toán
% khối lượng bán
14. Bác biết những người này lâu chưa? Do đâu mà biết?
15. Giữa Bác và khách hàng có thường xuyên trao đổi thông tin? Những thông tin gì? bằng cách nào?
16.Bác có gặp khó khăn gì khi bán sản phẩm cho các đối tượng trên? (thanh toán, giá cả, phẩm cấp…)
17. Các chi phí cho việc tiêu thụ sản phẩm? (vận chuyển, bảo quản)
18. Bác có biết sản phẩm mình bán ra sẽ được đưa đi đến nơi nào?
19. Giá bán và chất lượng sản phẩm tại nơi tiêu thụ cuối cùng?
20. Bác có thể đem sản phẩm đến nơi cuối cùng để bán?
- Nếu không, vì sao?
- Nếu có, vì sao?
21. Bác có gặp khó khăn gì khi bán sản phẩm?(cơ sở hạ tầng, thuế, áp lực của địa phương, tìm bạn hàng…)
22. Bác có đề xuất gì với chính quyền địa phương để thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm?
23. Bác có ý định mở rộng thị trường? Bằng cách nào?
PHỤ LỤC 4
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVTV1033.doc