Đề tài Tình hình tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại sacombank – Chi nhánh Hưng Đạo
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về NH SGTT
1.1. NH Sài Gòn Thương Tín_Hình thành và phát triển .1
1.1.1. Sơ lược về Sacombank .1
1.1.2. Quá trình ra đời 1
1.1.3. Bộ máy tổ chức 3
1.1.4. Mạng lưới và nội dung hoạt động của Sacombank 4
1.1.5. Định hướng phát triển đến năm 2010 4
1.2. Chi nhánh Hưng Đạo_Hình thành và phát triển .5
1.2.1. Sự ra đời của chi nhánh Hưng Đạo 5
1.2.2. Bộ máy điều hành và mạng lưới hoạt động của CN Hưng Đạo .6
1.2.2.1. Bộ máy điều hành .6
1.2.2.2. Mạng lưới hoạt động 7
1.2.3. Nhiệm vụ và nội dung hoạt động của chi nhánh 8
1.2.3.1. Nhiệm vụ hoạt động 8
1.2.3.2. Nội dung hoạt động .9
1.2.4. Những thành tựu đạt được 9
Ch ư ơng 2: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại Sacombank – CN Hưng Đạo
2.1. Lý luận chung về tín dụng . 11
2.1.1. Nguồn gốc ra đời và sự phát triển của quan hệ tín dụng 11
2.1.2. Khái niệm và bản chất của tín dụng .12
2.1.3. Chức năng và vai trò của tín dụng .13
2.1.4. Lãi suất và các hình thức tín dụng 16
2.2. Tình hình hoạt động của các DNVVN trong những năm vừa qua 19
2.2.1. Khái niệm DNVVN .19
2.2.2. Thực trạng hoạt động .20
2.3. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại CN. Hưng Đạo .27
2.3.1. Hồ sơ vay vốn 27
2.3.2. Quy trình hoạt động tín dụng tại CN. Hưng Đạo .28 2.3.3. Các sản phẩm tín dụng .32 2.3.4. Tình hình biến động lãi suất 32
2.3.5. Tình hình huy động vốn 33
2.3.6. Tình hình cho vay đối với DNNVV 36
2.4. Đánh giá chung về tình hình tín dụng đối với DNNVV tại Sacombank - CN. Hưng Đạo 40
Ch ư ơng 3: Một số nhận xét và kiến nghị
3.1. Một số nhận xét 42
3.1.1. Về mặt tổ chức 42
3.1.2. về mặt hoạt động .42
3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNVVN tại Sacombank - CN. Hưng Đạo .44
B. Kết luận:
10 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2707 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tình hình tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại sacombank – Chi nhánh Hưng Đạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.1. NH Sài Gòn Thương Tín_Hình thành và phát triển
Sơ lược về Sacombank:
Tên gọi: Ngân Hàng Thương Mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín
Tên giao dịch quốc tế: Sacombank – Saigon Commercial Jiont Stock Bank.
Trụ sở chính: 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P8, Q.3, TP. HCM
Website: http:// www.sacombank.com.vn
Email: sacombank@vnn.vn
Mạng lưới hoạt động: Tính đến thời điểm hiện nay, Sacombank là ngân hàng có hệ thống mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, tổ tín dụng nhiều nhất và rộng khắp nhất trong hệ thống các NH TMCP Việt Nam, bao gồm 163 điểm ở 38 Tỉnh – Thành phố trong cả nước và 8900 chi nhánh đại lý tại của 222 ngân hàng thuộc 88 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín được thành lập theo:
+ Giấy phép hoạt động số 0006/NH-GP do Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cấp ngày 05/02/1991.
+ Giấy phép số 05/GP_UP do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 03/01/1992.
Vốn điều lệ (tính đến thời điểm đầu năm 2007): 4.450 tỷ đồng.
Cơ cấu cổ đông: ngoài các cổ đông trong nước Sacombank còn có 3 cổ đông lớn snước ngoài:
+ Công ty Tài Chính Quốc Tế (IFC) trực thuộc Ngân hàng Thế Giới (WB).
+ Tập đoàn Tài Chính Anh Quốc Dragon Financial Holdings.
+ Ngân hàng ANZ
1.1.2. Quá trình ra đời
Khác với những ngân hàng thương mại cổ phần khác ở Việt Nam, năm 1991 Sacombank chính thức được thành lập trên cơ sở hợp nhất 4 tổ chức tín dụng tại TP.HCM với các nhiệm vụ chính là huy động vốn cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ ngân hàng với mức vốn điều lệ ban đầu không quá 3 tỷ đồng. Khó khăn trong những qui định về tài chính lúc bấy giờ đã buộc Sacombank phải phát hành cổ phiếu đại chúng để tăng vốn điều lệ nếu không muốn rơi vào tình trạng sát nhập như những đơn vị khác. Nhưng đây lại là một bước ngoặt quan trọng của Sacombank vì chỉ trong vòng 2 năm 1996-1997, vốn điều lệ đã vượt mức 70 tỷ đồng.
Năm 2002, vốn điều lệ của Sacombank tăng cao khi được Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) trực thuộc Ngân hàng Thế giới (World Bank) đầu tư vốn. Đây là sự kiện quan trọng đối với Sacombank nói riêng và ngành ngân hàng nói chung vì lần đầu tiên một ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam nhận được sự đầu tư vốn từ một công ty tài chính quốc tế với tỷ lệ 10% vốn điều lệ và trở thành cổ đông nước ngoài lớn thứ hai của Sacombank sau Quỹ đầu tư Dragon Financial Holdings (Anh Quốc). Ngày 8/8/2005, Ngân hàng ANZ chính thức ký hợp đồng góp vốn cổ phần với tỷ lệ 10% vốn điều lệ vào Sacombank và trở thành cổ đông nước ngoài thứ 3 của Sacombank. Ngoài ba cổ đông nước ngoài trên và các cổ đông là các nhà kinh doanh trong nước, Sacombank là Ngân hàng thương mại cổ phần có số lượng cổ đông đại chúng lớn nhất Việt Nam với hơn 9000 cổ đông.
Sau 15 năm hình thành và phát triển, đến nay Sacombank đã đạt được những thành tựu mà không phải bất cứ ngân hàng nào cũng có thể làm được: 163 điểm ở 38 Tỉnh – Thành phố trong cả nước và 8900 chi nhánh đại lý tại của 222 ngân hàng thuộc 88 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Sacombank là một trong những ngân hàng rất thành công trong lĩnh vực tài trợ Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa, đồng thời luôn chú trọng đến dòng sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng cá nhân. Sacombank luôn nỗ lực không ngừng để mang đến cho Quý khách hàng các dịch vụ ngân hàng với chất lượng tốt nhất. Với mong muốn trở thành một trong những Ngân hàng thương mại mạnh tại Việt Nam, được biết đến với chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt và phong cách phục vụ chuyên nghiệp, Sacombank cam kết sẽ cung cấp, thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng, các cổ đông và đối tác với chất lượng cao và uy tín.
Bộ máy tổ chức
Đại HĐCĐ
HĐ Quản Trị
Thường trực HĐQT
Ban Kiểm Soát
Ban Tổng GĐ
Các Ủy Ban và Dự Án
Phòng Quản Lý Rủi Ro
Văn phòng HĐ và các UB
Phòng Kế Toán Kiểm Toán
Phòng Nhân Sự và Đào Tạo
Các Khu Vực
Các Công Ty
Con
Khối Dịch
Vụ DN
Khối Dịch Vụ CáNhân
Khối NgânQuỹ
Khối Điều Hành
Khối HỗTrợ
KhốiCôngNghệTTin
Mạng lưới và nội dung hoạt động của Sacombank
1.1.4.1. Mạng lưới
Có thể nói bước khởi đầu của Sacombank không hề dễ dàng mà khó khăn hơn các ngân hàng bạn như: ACB, Techcombank, Đông Á… rất nhiều. Tuy nhiên nhờ sự phấn đấu và nổ lực vượt bậc của cả tập thể nhân viên Sacombank mà ngày nay Sacombank đang là ngân hàng dẫn đầu so với các ngân hàng thương mại khác trên cả nước về mạng lưới hoạt động của nó. Tính đến thời điểm hiện nay, hệ thống mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, tổ tín dụng của Sacombank nhiều nhất và rộng khắp bao gồm 163 điểm ở 38 Tỉnh – Thành phố trong cả nước và 8900 chi nhánh đại lý tại của 222 ngân hàng thuộc 88 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
1.1.4.2. Nội dung hoạt động
Là một tổ chức tín dụng , Ngân hàng SGTT hoạt động chủ yếu vẫn là về khía cạnh tín dụng bao gồm huy động vốn và cho vay với rất nhiều hình thức phong phú và đa dạng. Không những thế để tối đa hóa lợi nhuận của mình, Ngân hàng còn thực hiện nhiều nghiệp vụ khác như: kinh doanh ngoại tệ, chiết khấu các giấy tờ có giá, tư vấn đầu tư, môi giới nhà đất, đầu tư tài chính, thanh toán quốc tế,…Ngoài các hoạt động chính là hoạt động tín dụng, các hoạt động trên cũng góp phần đáng kể trong việc tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
1.1.5. Định hướng phát triển đến năm 2010
Mục tiêu của chiến lược phát triển của Sacombank trong tương lai gần là: “Xây dựng Sacombank trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ - hiện đại - đa dạng chức năng, có nội lực vững mạnh - có mạng lưới rộng khắp - có trình độ quản lý tiên tiến - có hệ thống thông tin hiện đại - có đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp thích ứng với môi trường công nghệ cao - đồng thời có phương thức kinh doanh tương thích với thời đại thương mại điện tử và có phong cách kinh doanh phù hợp với triết lý kinh doanh theo thứ tự ưu tiên con người-sản phẩm-lợi nhuận”. Nhận thức được điều ấy, Sacombank đã từng bước xác định lại mục tiêu và xây dựng lại cho mình một lộ trình dài hơi hơn trên các mặt:
Tăng nhanh năng lực tài chính: theo kế hoạch đến năm 2008 vốn điều lệ phải đạt mức gần 5000 tỷ và đến năm 2010 vốn điều lệ phải đạt khoảng 12.000 tỷ.
Mở rộng mạng lưới chi nhánh: phấn đấu đến năm 2010, mạng lưới hoạt động của chi nhánh phải có mặt ở 64 tỉnh thành trong cả nước và đặc biệt là có thể mở rộng sang Lào, Campuchia và Trung Quốc.
Đa dạng hóa nội dung hoạt động: chủ trương của ngân hàng là đến 2010 phải cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ của một ngân hàng bán lẻ hàng đầu - hiện đại - đa chức năng.
Hiện đại hóa công nghệ thông tin
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Cơ cấu lại và chuẩn hóa mọi mặt tổ chức và hoạt động của Ngân hàng theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất.
1.2. Chi nhánh Hưng Đạo_Hình thành và phát triển
1.2.1. Sự ra đời của chi nhánh Hưng Đạo
Có thể nói Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín - Chi Nhánh Hưng Đạo là một trong những chi nhánh ra đời đầu tiên của Ngân hàng (ngày 22/01/1992). Tiền thân của nó trước kia là chi nhánh Thành Công. Chi nhánh được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động số 309739 ngày 04/12/1998 thay đổi lần 3 ngày 21/12/2004 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư TP HCM cấp. Năm 1999, chi nhánh khai trương trụ sở mới tại 10-16 Trần Hưng Đạo B - Quận 5, sau đó chi nhánh được dời về số 99A Nguyễn Văn Cừ - Phường 2 - Quận 5 - TPHCM vào ngày 09/02/2004. Vì là một ngân hàng chi nhánh cấp1 trực thuộc NH SGTT nên CN Hưng Đạo có tất cả các hoạt động của hệ thống Sacombank, là đơn vị hạch toán phụ thuộc ngân hàng, có con dấu, được phép thực hiện một phần hoặc toàn bộ các hoạt động của ngân hàng theo sự ủy nhiệm và ủy quyền của Tổng Giám Đốc Ngân hàng.
1.2.2. Bộ máy điều hành và mạng lưới hoạt động của CN Hưng Đạo
1.2.2.1. Bộ máy điều hành
Giám đốc
Phòng KT - NQuỹ
Bộ phận DV& TG
Bộ phận TTQT
Bộ phận TD
Phòng QLTD
Phòng DVKH
Tổ HChính -Quản Trị
Phó GĐ
Phó GĐ
Bộ phận KSTD
Bộ phận QLN
Bộ phận
Tổng Hợp
Bộ phận Quỹ chính
Phòng Giao Dịch
Đứng đầu chi nhánh vẫn là Giám Đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo và quản lý hoạt động của chi nhành. Đồng thời Giám Đốc cũng là người chịu trách nhiệm báo cáo lại toàn bộ tình hình hoạt động của chi nhánh mình cũng như đưa ra những kiến nghị với Tổng Giám Đốc những việc cần thay đổi về việc bố trí nhân sự, điều hòa vốn… nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Bên cạnh Giám Đốc còn có hai Phó Giám Đốc và ba trưởng phòng để hỗ trợ Giám Đốc những công việc nội bộ hằng ngày. Chi nhánh có năm phòng ban như sau:
- Ban Giám Đốc: chịu trách nhiệm chính trong việc điều hành, quản lý và ra quyết định mọi việc về hoạt động của chi nhánh.
- Phòng Quản lý tín dụng: đảm nhiệm việc quản lý, kiểm soát tín dụng để giúp hoạt động tín dụng an toàn và hiệu quả.
- Phòng dịch vụ khách hàng: đảm nhiệm việc huy động vốn, cho vay và các nghiệp vụ kinh doanh khác.
- Phòng kế toán và quỹ: làm công tác ghi chép sổ sách và thực hiện các bút toán về kế toán cho ngân hàng.
- Phòng Hành chính - Quản trị: giúp việc theo dõi, quản lý và tham mưu cho Giám Đốc về quản trị hành chánh, quản trị văn thư, quản trị tài sản, quản trị nhân viên và công tác lễ tân, hậu cần.
1.2.2.2. Mạng lưới hoạt động
Mạng lưới hoạt động của Sacombank – CN Hưng Đạo hiện nay tương đối rộng bao gồm 7 phòng giao dịch như sau:
TÊN PHÒNG GIAO DỊCH
ĐỊA CHỈ
PGD SACOMBANK ĐỒNG KHÁNH
65-67 Trần Hưng Đạo B, P.6, Q.5, TP. HCM
Tel: (08) 8384 126 Fax: (08) 8384 074
PGD SACOMBANK ÂU CƠ
56/3 Âu Cơ, P.9, Q.Tân Bình, TP. HCM
Tel: (08) 8653 335 Fax: (08) 8653 335
PGD SACOMBANK LÊ HỒNG PHONG
517 Lê Hồng Phong, P.2, Q.10, TP. HCM
Tel: (08) 8336 971 Fax: (08) 8336 971
PGD SACOMBANK XÓM CỦI
409- 411 Tùng thiện Vương, P.12, Q.8, TP. HCM
Tel: (08) 9514 893 Fax: (08) 9504 403
PGD SACOMBANK NGUYỄN TRI PHƯƠNG
304- 306 Nguyễn Tri Phương, P.4, Q.10, TP. HCM
Tel: (08) 8347 458 Fax: (08) 8345 043
PGD SACOMBANK PHÚ MỸ HƯNG
Căn hộ D1, số 9, KP Mỹ Hưng, Q.7, TP. HCM
Tel: (08) 8724 288 Fax: (08) 8724 289
PGD SACOMBANK TÂN THUẬN
384 Huỳnh Tấn Phát, P.Bình Thuận, Q.7, TP HCM
Tel: (08) 8724 288 Fax: (08) 8724 289
Các phòng giao dịch này đã hỗ trợ tích cực cho chi nhánh trong việc thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng, đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhất cho khách hàng khi họ có nhu cầu.
1.2.3. Nhiệm vụ và nội dung hoạt động của chi nhánh
1.2.3.1. Nhiệm vụ hoạt động
Là một ngân hàng thương mại cổ phần, hoạt động chủ yếu của Ngân hàng vẫn là hoạt động huy động vốn và cho vay vốn. Trong đó, Ngân hàng đặc biệt chú trọng đến cho vay nhỏ lẻ, phân tán theo nhiều loại khách hàng khác nhau. Đặc biệt với vị trí các điểm giao dịch của ngân hàng đa số đóng tại các địa bàn mà phần lớn cư dân người Việt gốc Hoa sinh sống nên lãnh đạo Sacombank đã xác định đối tượng phục vụ chủ yếu của chi nhánh là người Hoa, gắn kết các hoạt động của mình với sự kinh doanh và phát triển của cộng đồng người Hoa.
1.2.3.2. Nội dung hoạt động
Nhìn chung chi nhánh Hưng Đạo đã thực hiện tất cả các nghiệp vụ ngân hàng trong hệ thống NH SGTT trong đó chủ yếu vẫn là các hoạt động:
Nghiệp vụ huy động vốn: ngân hàng huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, các cá nhân trong xã hội dưới các hình thức khác nhau như: huy động tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ han, tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, của các doanh nghiệp và nhận tiền gửi tiết kiệm từ các đơn vị, tổ chức, cá nhân bằng đồng Việt Nam hay ngoại tệ phù hợp với pháp lệnh hiện hành.
Nghiệp vụ kinh doanh: chi nhánh thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác nhau như: cho vay ngắn han, trung hạn bằng đồng nội tệ, ngoại tệ hoặc bằng vàng nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhân phục vụ sản xuất kinh doanh của họ. Đặc biệt, chi nhánh thực hiện hình thức cho vay phân tán như: cho vay đối với các tiểu thương ở chợ, cho vay phục vụ đời sống, sinh hoạt, tiêu dùng, cho vay nông nghiệp... ngoài ra chi nhánh còn thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế, dịch vụ bất động sản, chiết khấu, cầm cố các giấy tờ có giá, dịch vụ chuyển tiền…
1.2.4. Những thành tựu đạt được
Hơn 10 năm được thành lập và hoạt động, CN Hưng Đạo đã tạo dựng được những thành tựu vững chắc. Tuy không phải là chi nhánh dẫn đầu trong hệ thống các chi nhánh của Sacombank nhưng CN Hưng Đạo cũng là một trong những chi nhánh có hoạt động ổn định và phát triển. Với sự đoàn kết, sự nhiệt tình và tinh thần cầu tiến của tất cả nhân viên, chi nhánh Hưng Đạo đã gặt hái được những thành công đáng kể. Cụ thể:
Lợi nhuận thu được từ các nghiệp vụ ngân hàng không ngừng tăng lên điển hình trong năm vừa qua chi nhánh đạt được danh hiệu chi nhánh xuất sắc.
Nguồn vốn huy động được từ các thành phần kinh tế không ngừng tăng lên. Điều này đã hỗ trợ đắc lực nguồn vốn cho hoạt động tín dụng của chi nhánh.
Tổng dư nợ trong hoạt động tín dụng cũng tăng khá nhanh do nhu cầu ngày càng tăng của các đơn vị kinh tế trong xã hội. Việt Nam ta đã gia nhập WTO, các tổ chức kinh tế đua nhau hoạt động và ngày càng mở rộng quy mô do đó nguồn vốn đối với họ cực kỳ quý báo. Đây chính là thời điểm rất thuận lợi cho hoạt động tín dụng của chi nhánh.
Tổng dư nợ quá hạn luôn trong ở mức cho phép và không ngừng giảm xuống do có sự giám sát, quản lý chặt chẽ của ban lãnh đạo ngân hàng.
Mạng lưới hoạt động của chi nhánh khá rộng hiện nay gồm 7 phòng giao dịch rải đều ở 5 quận trong thành phố.
Ngoài những thành tựu đạt được từ hoạt động ngân hàng, chi nhánh còn sở hữu một đội ngũ nhân viên khá trẻ, đầy năng động và nhiệt huyết với công việc. Đây chính là nhân tố quyết định đến sự bền vững và phát triển của chi nhánh.