Các CNSH mới được xem như nằm trong số các công cụ hoặc phương tiện mới nhất
mà khoa học tiên tiến đã cung cấp cho sự phát triển của Nông - Lâm - Ngư nghiệp. Trong khi
chúng đã có những đóng góp đáng kể vào dược phẩm, phương pháp chẩn đoán và sức khỏe
của con người, thì những lợi ích tiềm tàng vẫn chưa tác động đủ đến nông nghiệp và các lĩnh
vực liên (quan. Các ứng dụng thường nhằm phát triển các sản phẩm có một thị trường đảm
bảo và thu nhập kinh tế cao. Vì vậy, nhu cầu của dân nghèo phần lớn bị bỏ qua. Ở các nước
đang phát triển, việc áp dụng toàn bộ CNSH hiện đại khá bị hạn chế.
Giá trị đầy đủ của các sản phẩm và công nghệ sẽ chỉ có thể đạt được khi có các cơ sở
hạ tầng cho nghiên cứu và triển khai cần thiết, những nguyên tắc chỉ đạo, quy chế, vốn đầu tư
và các chính sách công khai. Một công nghệ sẽ chỉ thành đạt trong một môi trường mà các
chính sách kinh tế và xã hội được chuẩn bị để hỗ trợ nó. Ngoài ra, các sản phẩm và công
nghệ phải đến với nông dân, lâm dân, ngư dân và những người tiêu dùng chân thật khác ở
cả.các nước phát triển cũng như đang phát triển. Hơn nữa, sự phát triển dành được do áp
dụng các CNSH phải phù hợp với việc giữ gìn môi trường.
30 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1540 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình tổ chức và nghiên cứu công nghệ sinh học trên thế giới và những vấn đề đáng quan tâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các quy chế dựa trên điều luật hiện hành về dược phẩm, sức khỏe và sự an toàn của
người lao động, nông nghiệp và bảo vệ môi trường đang được triển khai để ứng dụng vào
CNSH. Sự tranh cãi gay gắt giữa các cơ quan ở Nhật gây trở ngại cho việc đoán trước sự bảo
vệ chứng chỉ đối với thực vật. Vấn đề mấu chốt là các loại cây mới được bảo vệ bởi một
chứng chỉ của Nhật hay bởi một đăng ký theo Đạo luật Cây con và Hạt giống của Nhật, là
đạo luật giống như Luật Bảo vệ Giống cây của Mỹ.
Nhật là nước cạnh tranh hàng đầu của Mỹ về CNSH. Mặc dầu Nhật là nước tham gia
vào các hiệp ước quốc tế chính về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, việc thực hiện chứng chỉ của
họ vẫn có một số vương mắc. Cơ quan cấp chứng chỉ của Nhật (JPO) phải mất nhiều năm để
xem xét cách áp dụng chứng chỉ, so với 21 tháng ở Mỹ. Phạm vi cho phép của các yêu sách
trong việc áp dụng chung chỉ ở Nhật hẹp hơn so với phạm vi cho phép ở Mỹ, và sự chậm chễ
trong việc giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi có thể lãng quên các ứng dụng hàng năm. Vì
vậy, các hệ thống xét xử của JPO về vi phạm chứng chỉ là chậm và sự vi phạm khó chứng
minh.
7
Trong những năm gần đây, pháp chế đã được thông qua ở Mỹ và Nhật để tăng cường
bảo vệ chứng chỉ nhằm bù lại những năm đã bị mất trong quá trình phát triển lệch lạc.
6. Anh
Ở Anh, mặc dầu chính phủ không bao giờ thừa nhận CNSH có vai trò đúng đầu quốc
gia, song vẫn cho phép các cơ quan nhà nước triển khai các kế hoạch chính sách riêng của
mình trong khuôn khổ ngân sách hạn hẹp. Do đó, có sự liên kết giữa đại học, công nghiệp và
thúc đẩy các công ty nhỏ.
Chính phủ Anh thường nâng đỡ công trình nghiên cứu cơ bản. Nghiên cứu ứng dụng
phần lớn được tài trợ qua các chương trình đại học - công nghiệp. Sự tài trợ của chính phù
cho R và D CNSH do Bộ Giáo dục và Khoa học và Bộ Thương mại và Công nghiệp chỉ đạo.
Hội đồng Nghiên cứu Môi trường Thiên nhiên hỗ trợ R và D CNSH ở mức độ ít hơn. Sự hỗ
trợ nghiện cứu ứng dụng chủ yếu là từ Bộ Thương mại và Công nghiệp, trong đó đơn vị
CNSH (được thành lập năm 1982) là nguồn giúp đỡ chính cho các hãng tìm sự hỗ trợ đầu tư
mới và đổi mới. Gần 300 công ty của Anh có liên quan với một dạng nào đó của CNSH, chỉ
khoảng 40 công ty tích cực tham gia kỹ thuật di truyền và sản xuất kháng thể đơn dòng. Nhìn
chung, các hãng lớn chiếm ưu thế trong CNSH của Anh, mặc dầu Anh hãnh diện về các công
ty đổi mới nhờ hơn so với bất kỳ một nước châu Âu nào khác.
Tính an toàn của dược phẩm và thực phẩm, việc tung ra môi trường, sức khỏe và sự
an toàn ở nơi làm việc là ba loại quan tâm chính được quy định ở Anh. Trong cả ba lĩnh vực,
các quy chế ở Anh hiện nay đòi hỏi cách tiếp cận từng trường hợp, và sự phối hợp giữa các
cơ quan luật pháp với các cơ quan tình nguyện thường hoạt động có kết quả. Anh dẫn đầu về
các thí nghiệm có liên quan đến việc đưa ra ngoài môi trường. Vì những thí nghiệm này được
Ủy ban cố vấn về Kỹ thuật Di truyền xem xét cẩn thận nên quần chúng không phản đối việc
trao đổi cân nhắc các thí nghiệm giải phóng các sinh vật được biến đổi về mật di truyền.
Các luật về sơ hữu trí tuệ của Anh rất chặt chẽ, toàn diện và được tăng cường mạnh.
Các quan điểm của chính phủ trong các diễn đàn quốc tế, như các thương lượng về WIPO(1)
và GATT
(2)
(Hội nghị bàn tròn ở Uruguay), thật sự giống như các quan điểm của Mỹ.
(1)
Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới của LHQ.
(2)
Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch.
8
7. Mỹ
Mỹ dẫn đầu thế giới trong việc phát triển CNSH thương mại vì có cơ sở nghiên cứu
mạnh (nhất là trong các khoa học về y sinh) và khả năng của các nhà doanh nghiệp đài thọ
cho các ý định này. Vào đầu những năm 1980, một sự phối hợp đầu tư của liên bang với qui
mô lớn cho nghiên cứu y sinh học cơ bản, tình trạng được kích thích về tiềm năng thương
mại và sẵn sàng bỏ vốn đã tạo ra hàng trăm công ty CNSH.
Chính phủ Liên bang và các Viện hàn lâm là động lực thúc đẩy sự tiến bộ của CNSH,
còn nghiên cứu cơ bản đòi hỏi một phần lớn công quỹ cho R và D. Năm 1990 chính phủ liên
bang đã chi hơn 3,4 tỉ đô la để hỗ trợ R và D trong các lĩnh vực có liên quan với CNSH. Các
công ty dành cho CNSH (DBCs) hầu như là một hiện tượng độc nhất ở Mỹ. Những công ty
này chủ yếu bắt đầu như các tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ nhưng không có sản
phẩm và nhằm vào các công nghệ đặc biệt, có sản phẩm riêng hoặc thị trường phù hợp. Cuộc
bùng nổ các DBCs bắt đầu từ 1980 đến 1984, là thời kỳ thành lập khoảng 60% số công ty
hiện có. Đến năm 1988, có 403. DBCs tồn tại và trên 70 tập đoàn lớn đầu tư đáng kể vào
CNSH. Phần lớn các công ty này nhằm hẳn vào các sản phẩm giữ gìn sức khỏe con người, vì
sẵn có vốn cho dược phẩm hơn so vơi thực phẩm hoặc nông phẩm.
Năm 1986 cơ quan về Chính sách Khoa học và Công nghệ của Nhà Trắng đã nêu
chính sách quy định của các cơ quan liên bang trong cơ cấu điều phối Quy chế về CNSH.
Nhận thức rằng về cơ bản CNSH là một tập hợp các kỹ thuật để sản xuất các chất sinh hóa
mới và những sinh vật bị biến đổi, và rằng các hóa chất và sinh vật thường được điều chỉnh
theo ý định sử dụng chúng chứ không phải theo phương pháp sản xuất, chính sách của liên
bang đưa các sản phẩm của CNSH vào hệ thống luật và các quy chế của liên bang hiện có.
Cơ cấu cũng vạch ra phương pháp điều phối giữa các cơ quan, xác định cơ quan chỉ đạo trong
một số lĩnh vực vượt quyền.
Theo điều luật hiện nay, Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã thừa nhận
nhiều sản phẩm mới, Bộ Nông nghiệp và Cơ quan Bảo vệ Môi trường đã đặt các quy trình
đánh giá các thử nghiệm ngoài đồng đối với những thực vật và vi sinh vật bị biến đổi. Những
cơ chế được thiết lập để tạo ra sự điều phối của liên bang đối với các hoạt động gắn vơi
CNSH đã trở thành trung tâm tranh cãi lý luận giũa các cơ quan về phạm vi của các quy chế
dự định.
9
Việc bảo vệ chứng chỉ rộng rãi thể hiện đối với tất cả các loại phát minh gắn liền với
CNSH ở Mỹ. Quyết định của Tòa án Tối cao ở Diamond V. Chakrabarty cho rằng có thể cấp
chứng chỉ cho một sinh vật, cùng với những thay đổi chính sách của quốc hội và ngành hành
pháp để tăng cơ hội cấp chứng chỉ cho các sản phẩm và phương pháp từ nghiên cứu được liên
bang đài thọ, đã khuyến khích hoạt động cấp chứng chỉ gắn với CNSH. Mặc dầu bầu không
khí quốc tế nói chung là thuận lợi, vẫn có một số yếu tố ảnh hưởng đến những khuyến khích
của Mỹ về triển khai các phát minh mới và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Những yếu tố này
bao gồm phần đơn đặt hàng chưa thực hiện được ở Cơ quan cấp Chứng chỉ và Nhãn hiệu
(PTO), những sự bấp bênh trong nước và trên thế giới về điều tạo nên nội dung vấn đề có thể
cấp chứng chỉ, những khác biệt về thủ tục trong đạo luật của Mỹ (ví dụ, phát minh trước so
với đệ trình trước, thời hạn ưu tiên, thời hạn cho phép, bí mật của những ứng dụng chứng chỉ
và những cân nhắc ký gửi), những bấp bênh trong việc giải thích phương pháp bảo vệ chứng
chỉ, và nhiều kiện tụng vi phạm chứng chỉ.
Phần chưa thực hiện được của những ứng dụng chứng chỉ thường được nêu như là trở
ngại chính đối với việc thương mại hóa các quy trình và sản phẩm gắn với CNSH. Phần này
tạo ra sự bấp bênh đối với việc kế hoạch hóa doanh nghiệp và không khuyến khích thực hiện
một số dự án R và D; tuy nhiên, không có bằng chứng là nó ảnh hưởng đáng kể đến sự cạnh
tranh trên thế giới về CNSH. So với các nước khác chẳng hạn, Mỹ tài trợ cho các chứng chỉ
phát minh về CNSH nhanh hơn so với bất kỳ cơ quan cấp chứng chỉ chủ yếu nào khác trên
thế giới. Và, đối với những sản phẩm có thời gian thừa nhận dài theo qui định, thì sự trì hoàn
để có được chứng chỉ có thể dẫn đến kéo dài thời gian bảo vệ, vì thời hạn 17 năm chưa bắt
đầu cho đến khi chứng chỉ được ghi vào danh mục thực sự.
B. CÔNG NGHỆ SINH HỌC Ở MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á
Một số nước châu Á đã nhận ra CNSH là một công nghệ chủ chốt của tương lai và
dành cho nó sự ưu tiên cao nhất để phát triển khoa học và công nghiệp, ở châu Á có nhiều cơ
hội để phát triển các chủng vi sinh vật và các giống thực vật mới, thay thế hóa chất bằng các
tác nhân sinh học để không chế sâu bệnh và cỏ dại, và thực hiện các phương pháp có hiệu quả
hơn trong công nghiệp thực phẩm. Các hóa chất chuyên dùng, đặc biệt là những chất gắn với
công nghiệp thực phẩm, cũng quan trọng.
Trong lĩnh vực cải tạo cây trồng, các CNSH thực vật như nhân dòng vô tính, tạo phôi
soma, dung hợp tế bào trần hoặc nuôi cấy bao phấn, có thể đem lại những giống mới và cây
trồng có giá trị cao hơn cho thị trường.
10
Trong chăn nuôi, dự án CNSH hứa hẹn nhất có liên quan với metionin somatotropin
của bò hoặc hocmon sinh trưởng của bò (bSt hoặc bGH). Việc sử dụng loại hocmon này có
thể có nhiều tác dụng ở đâu mà bò châu Á sản xuất sửa ít hơn so với bò nơi khác. Nhưng vẫn
còn hai trở ngại ngăn cản việc sử dụng rộng rãi dùng hocmon một cách kinh tế và sản xuất
hàng loạt bGH.
Các nước Đông Nam Á như Inđônêxia, Malaixia, Philippin, và Thái Lan giàu tài
nguyên thiên nhiên, và cho tới đầu thập kỷ 1990, vẫn còn dựa nhiều vào các mặt hàng xuất
khẩu có giá trị thấp. Nếu các CNSH có nguy cơ khả dĩ đối với vị trí của họ là những nước
xuất khẩu nông phẩm (như qua việc thay thế), thì những công nghệ này cũng tạo các cơ hội
để cải thiện chất lượng và giá trị của nông phẩm. Chẳng hạn Inđônêxia và Malaixia hy vọng
có thể cạnh tranh mạnh hơn bằng cách hiện đại hóa công nghiệp dầu cọ. Thái Lan đang tìm
cách củng cố vị trí của mình là nước sản xuất sắn chính, đồng thời dùng phần sắn thừa để sản
xuất etanol, và đa dạng hóa sản xuất hoa quả.
Nuôi cấy mô in vitro đã được thực hiện trong khu vực đối với nghề làm vườn từ năm
1975. Năm 1990, người ta đã ước tính rằng sản lượng thế giới về các cây con được nhân vô
tính lên tới 500 triệu, và trong tổng số này, 67 triệu cây bắt nguồn từ Châu Á. Nuôi cấy mô,
ngày càng được sử dụng đối với các loài cây trồng trong đồn điền, cũng có thể áp dụng được
cho các loài cây trồng dùng làm thực phẩm trên qui mô lớn, một khi các dịch vụ triển khai là
phù hợp.
Trong bầu không khí kinh tế thuận lợi phổ biến ở Châu Á, số đơn vị sản xuất cây con
thương mại đã gia tăng. Nhiều đơn vị đã được thành lập theo tập đoàn ở các nước công
nghiệp (Đan Mạch, Nhật Bản, Mỹ và Xingapo), hy vọng chuyển việc sản xuất sang những
vùng có năng suất cao và chi phí lao động thấp. Năm 1988 - 1989. có khoảng 85 đơn vị sản
xuất thương mại ở Đông Nam Á, trong đó có 30 đơn vị ở Nhật và 18 ở Thái Lan. Năm 1990,
con số này đã tăng lên khoảng 100 đơn vị thương mại với sản lượng khoảng 100 triệu cây
con.
1. Trung Quốc
Hàng thập kỷ nay Trung Quốc đã áp dụng các CNSH truyền thống để sản xuất tương,
dấm, rượu mùi và các thực phẩm lên men khác. Vào cuối thập kỷ 1950, Trung Quốc đã xây
đựng công nghiệp chất kháng sinh. Một cách nuôi cấy khác và gây tạo cây đơn bội nằm trong
số CNSH thực vật tiên tiến nhất có vào đầu thập kỷ 1970. Một nghiên cứu của Bộ Thương
mại Mỹ cho hay rằng phần lớn nghiên cứu CNSH độc đáo nằm trong lĩnh vực nông nghiệp,
mặc dầu các nghiên cứu về kỹ thuật y sinh và protein cũng được dành ưu tiên.
11
Ủy ban Khoa học và Công nghệ Nhà nước (SSTC) ở Trung Quốc, chịu trách nhiệm về các
ngân sách thuộc chính sách Khoa học và Công nghệ, cũng phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa
học ở nước này (CAS).
Cả SSTC và CAS đều coi CNSH là một vấn đề ưu tiên quốc gia.
Năm 1983, SSTC đã thành lập Trung tâm Phát triển CNSH Quốc gia (CNCBD) và
Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NRCSTD). Sau đó
CNCBD đã xây dựng một kế hoạch quốc gia về các CNSH, nhằm tạo ra các giống lúa có
năng suất cao hơn, lúa mì giàu protein, các đòng kháng sâu bệnh, gia cầm và gia súc kháng
bệnh. Trung tâm này kích thích sự chuyển giao công nghệ và đang tạo ra một tập hợp các nhà
khoa học và kỹ sư giỏi thông qua các khoản trợ cấp vì nhiệm vụ.
Mục tiêu phát triển CNSH chính ở Trung Quốc là cải thiện sức khỏe của dân chúng
thông qua chế độ dinh dưỡng tốt hơn và các sản phẩm giữ gìn sức khỏe. Những ưu tiên trong
nghiên cứu và triển khai CNSH tập trung vào ba vấn đề:
(a) Các giống cây và con mới có năng suất cao hoặc những đặc tính mong muốn khác;
(b) Các dược phẩm, văcxin mới và liệu pháp gen;
(c) Kỹ thuật protein.
Trong l0 năm qua, một số dự án về CNSH mới đã tiến tới trình độ quốc tế. Những
lĩnh vực có triển vọng nhất là:
(a) Một số tổ hợp lai hoặc giống lúa mới được tạo ra có năng suất tăng trung bình 5 -
10% so với năng suất của các giống lúa lai cũ;
(b) Hàng loạt các giống cây mới có kiểu hình kháng virut hoặc chống chịu sâu bệnh
được tạo ra nhờ các kỹ thuật truyền gen;
(c) Kỹ thuật "Bê ống nghiệm" đã được hoàn thiện và đưa ra thị trường;
(d) Văcxin Viêm gan B tái tổ hợp được triển khai qua hệ tế bào CHO;
(e) Khoảng 40 gen qui định lymphokin và xytokinin đã được nhân dòng hoặc tổng
hợp và xác định đặc tính, và có biểu hiện mạnh ở các tế bào nhân sơ hoặc tế bào động vật có
vú. Một số chất, như intefercn a 1B và a 2A tái tổ hợp đã được Chính phủ Trung Quốc thừa
nhận là những dược phẩm mới để chữa một số bệnh virut.
12
Một số dự án nghiên cứu trong lĩnh vực giữ gìn sức khỏe đã trở thành hiện thực
thương mại. Hơn 10 sản phẩm ADN tái tổ hợp hoặc các sản phẩm sinh học khác có công nghệ
cao đã được Vụ Quản lý Dược phẩm thuộc Bộ Y tế chấp nhận và bán ở Trung Quốc. Khoảng
20 sản phẩm sinh học đang ở các giai đoạn 1 và 2 của thử nghiệm lâm sàng.
2. Ấn Độ
CNSH theo nghĩa hiện đại chỉ bắt đầu có ở Ấn Độ vào thập kỷ 80, dù vi sinh học, hóa
sinh học và miễn dịch học đã tồn tại từ lâu.
Ấn Độ đã từng thực hiện các phương pháp CNSH truyền thống trong những lĩnh vực
như sức khỏe của người và động vật, nông nghiệp (kể cả chăn nuôi), cũng như các sản phẩm
dựa trên sự lên men công nghiệp cách đây vài thập kỷ. Trong thập kỷ 50, việc sản xuất các
chất kháng sinh đã bắt đầu bằng phương pháp lên men cùng với việc xây dựng cơ sở lên men
ở Pune do Công ty Kháng sinh của Ấn Độ thực hiện. Những phát triển gần đây trong CNSH
đã mở rộng cơ hội để ứng dụng công nghệ này trong nhiều lĩnh vực. Các sản phẩm được sản
xuất bằng cách áp dụng kỹ thuật di truyền và công nghệ tế bào lai được sử dụng ngày càng
nhiều trong vòng 5 năm qua. Nhận thức được nhu cầu phải đẩy mạnh các lĩnh vực đa ngành
của CNSH, Chính phủ Ấn Độ đã thành lập Ủy ban CNSH Nhà nước (NBTB) năm 1932. Sau
đó Ủy ban này đã được mở rộng thành Cục CNSH (DBT) có tầm cỡ hoàn toàn độc lập thuộc
Bộ Khoa học và Công nghệ từ tháng 2 - 1986 để thúc đẩy tiến bộ của CNSH ở Ấn Độ. DBT
đã từng nỗ lực củng cố các cơ sở hiện có mà kỹ năng và kiến thức dựa vào một số mặt của
sinh học đã có và mở rộng sự giúp đỡ của Cục bằng cách cấp kinh phí R và D cho các trường
đại học và các cơ quan R và D. Cục CNSH có thể triển khai các phướng tiện cơ sở hạ tầng R
và D phức tạp ở những địa điểm được chọn trong cả nước và tài trợ cho một số trường đại
học và cơ quan để có nhân lực được đào tạo bao gồm những cán bộ sau đại học trong lĩnh
vực chuyên môn về CNSH hiện đại.
DBT đã xây dựng một số cơ sở hạ tầng của nhà nước trong toàn quốc. Một số cơ sở
vật chất quan trọng là:
(a) Bộ sưu tập vi sinh vật và ngân hàng gen (IMTECH), Chandigarh;
(b) Các cơ sở sưu tập Tảo Lam Quốc gia (NFBGAC) theo tiền đề của Viện Nghiên
cứu Nông nghiệp Ấn Độ, New Delhi;
(c) Cơ sở Nhà nước về Vi khuẩn lam ở biển;
(đ) Cơ sở Nhà nước để đăng ký nuôi cấy mô thực vật ở Cục Tài nguyên Di truyền
Thực vật Quốc gia, New Delhi;
13
(e) Hai cơ sở gia súc ở Viện Nghiên cứu Dược phẩm Trung ương, Lucknow;
(f) Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Hyderabad;
(g) Viện Miễn dịch học Quốc gia (New Delhi).
Các cơ quan khác như Hội đồng Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp (CSIR), New
Delhi, Hội đồng nghiên cứu Y học Ấn Độ (ICMR), New Delhi và Cục Khoa học và Công
nghệ (DST) đã có nhưng đóng góp đáng kể vào sự phát triển các cơ sở hạ tầng của CNSH.
Trong một số lĩnh vực, các chương trình phát triển mới đã được thực hiện có kết quả
và các hoạt động chuyển giao công nghệ đang được tiến hành để sự triển khai sản phẩm hoặc
cung cấp bí quyết được công nghiệp áp dụng, sau khi qua giai đoạn sản xuất thử và chứng
minh công nghệ. Trong công nghệ y sinh, sự đổi mới đã được thực hiện trong; việc triển khai
công nghệ ADN cho các thuốc thử chẩn đoán, các hệ trợ lực thuốc, tạo ra các đoạn ADN dò,
văcxin bệnh tả, các bộ cảm biến sinh học, chẩn đoán tiên sản các rối loạn di truyền, và đang
cố gắng thương mại hóa các công nghệ này. Những công nghệ cấy chuyển phôi (ETT) là một
chương trình CNSH chù yếu khác đang được theo đuổi ở Ấn Độ. Các dự án cấy chuyển phôi
ở trâu bò đang được thực thi thông qua Ủy ban Phát triển Bò sữa Quốc gia (NDDB). Phòng
thí nghiệm cấy chuyển phôi chính cung cấp các phương tiện chủ yếu để đào tạo, nghiên cứu
và hợp tác theo dự án nằm ở Baidaj, Gujarat.
Năm 1988, DBT được giao trách nhiệm quản lý sự phát triển các công nghiệp dùng
kỹ thuật sinh học trong ngành công nghiệp (Đạo luật về các Quy chế 1951). Mục đích chính
là khai thác các lợi ích của sinh học hiện đại bằng cách xúc tác sự xây dựng công nghiệp kinh
doanh sinh học trong nước.
Từ năm 1988, DBT đã hoạt động như là Bộ Quản lý các Công nghiệp dùng CNSH.
Các lĩnh vực bao gồm văcxin và các chất sinh học dựa vào các công nghệ mới, phương pháp
chẩn đoán miễn dịch và các đoạn dò axit nucleic, các kháng thể đơn dòng và đa dòng, hệ
thống tế bào lai, các sản phẩm trợ lực thuốc hướng đích bao gồm thuốc hỗ trợ miễn dịch và
enzim dùng trong CNSH và toàn bộ kỹ thuật vi nhân giống thực liệu dùng nuôi cấy mô kể cả
những lĩnh vực dựa vào các kỹ thuật dung hợp tế bào và ADN tái tổ hợp v.v.
Theo sáng kiến của DBT và Chính phủ, Tổ hợp Công ty CNSH của Ấn Độ (BCIL) đã
được Thủ tướng Ấn Độ khi ấy cho thành lập vào tháng 12-1990 và Tổ hợp này đã hoạt động
ở nhiệm sở của mình tại New Delhi từ tháng 5, 1991.
14
Các mục tiêu của BCIL là: (1) tham gia vào việc xác định các công nghệ và sản phẩm để
thương mại hóa nhanh; (2) tham gia vào việc chuyển giao các công nghệ thuộc các nguồn
trong nước và quốc tế; (3) cung cấp các dịch vụ và sản phẩm thông tin về tin học; (4) tham
gia soạn thảo các báo cáo dự án chi tiết và có tính khả thi; và (5) tham gia xác định và chấp
nhận các tiêu chuẩn của sản phẩm.
3. Trung tâm Quốc tế về KTDT và CNSH (ICGEB) Trieste, Italia và New
Delhi, Ấn Độ
Trung tâm này đã được UNIDO khởi xướng và là một cơ quan liên chính phủ với sự
giúp đỡ của một nhóm tham vấn lỗi lạc. Hơn 40 nước đã tán thành quy chế của Trung tâm.
Nó có hai bộ phận, một là ở Trieste và bộ phận còn lại ở New Delhi. Công việc bắt đầu ở
Trieste năm 1987 và ở New Delhi từ giữa. năm 1988. Động lực chính của Trung tâm là nông
sinh học, tập trung vào cải thiện cây trồng; sức khỏe con người tập trung vào sản xuất văcxin;
và biến đổi sinh khối tập trung vào phân hủy xenluloza licnin.
Bộ phận Trieste sẽ có 5 nhóm nghiên cứu là virut học, vi sinh học nhân dòng, miễn
dịch học, cấu trúc và kỹ thuật protein, dược học và vi sinh học. Còn bộ phận nghiên cứu ở
New Delhi gồm có sinh học thực vật, bệnh học người và sinh học cấu trúc. Để thu hút các
nhà khoa học có trình độ cao và cũng để có hình ảnh lâu bền về Trung tâm, nó sẽ có một
chương trình 5 năm được cam kết tài trợ chắc chắn. Chương trình này sẽ trôi chảy từ năm này
sang năm sau sao cho viễn cảnh 5 năm lúc nào cũng lưu lại. Nước đóng góp chính cho Trung
tâm là Italia, chính phủ nước này đã thông qua một đạo luật đóng góp một khoản niên liễm
cho Trung tâm đều đặn. Còn chính phù Ấn Độ chịu phần đóng góp cho -bộ phận ở New
Delhi. cả hai nước chù nhà, Italia và Ân Độ, thông qua các trung tâm nghiên cứu ở Trieste và
New Delhi đã cung cấp đất đai, nhà cửa vả cả thiết bị một cách hào phóng. Các nước thành
viên khác đã bắt đầu có những đóng góp tự nguyện vào một quỹ ủy thác do nhiêu bên tài trợ
qua UNIDO.
Khái niệm Trung tâm bao hàm một mạng lưới các trung tâm liên kết và duy trì sự hợp
tác chặt chẽ qua mạng lưới này. Có 15 Trung tâm liên kết ở các nước sau đây: Angiêri,
Achentina, Braxin, Bungari, Chile, Trung Quốc, Cuba, Ai cập, Hy Lạp, Hungari, Mêhicô,
Nigiêria, Tuynidi, Venexuela và (Nam Tư). Mạng lưới CNSH khu vực ở Châu Mỹ La Tinh
cũng liên kết với ICGEB. Trên vũ đài hợp tác quốc tế, Trung tâm có những mối liên hệ với
Tổ chức Rockwell, Tổ chức Bảo vệ Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) và Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO) và đã nhận được tài trợ từ những tổ chức này. Trung tâm cũng tìm cách hợp
tác với các ngành công nghiệp, và công ty Wockhardt của Ấn Độ đã đồng ý tài trợ cho nghiên
cứu là 50 triệu Rupi để
15
đổi lấy chứng chỉ độc quyền ở Ấn Độ và không độc quyền ở nơi khác đối với các sản phẩm
lựa chọn có thể ra đời từ các hoạt động của Trung tâm.
4. Inđônêxia
Inđônêxia được coi là có cơ sở hạ tầng về CNSH kém phát triển nhất trong tất cả các
nước trong khối ASEAN. Nhưng chính phủ Inđônêxia đang tích cực xây dựng một cơ sơ
khoa học sinh học. Chính phủ đã dành nhiều ưu tiên cho CNSH và đang trong quá trình lập
một kế hoạch chủ đạo.
Sự phát triển ba trung tâm tốt nhất là một ưu tiên cao nhất. Mỗi trung tâm đã vạch ra
chương trình về các hoạt động nghiên cứu và triển khai 5 năm của mình.
Viện Sinh học Phân tử Eijkman (jakarta) sẽ tập trung nỗ lực vào lĩnh vực sau đây: (a)
triển khai sản xuất thuốc thử chẩn đoán (sốt đỏ hay bệnh đănggơ, chất độc), (b) nghiên cứu
cơ bản về di truyền học người và di truyền y học cũng như các bệnh truyền nhiêm; và (c)
cung cấp các dịch vụ như một bệnh viện thực hành của nhà nước và phòng thí nghiệm ấp để
chuyển giao công nghệ. Viện cũng sẽ được sử dụng để trao đổi kinh nghiệm về phát triển
nhân lực nhằm tăng cường năng lực quốc gia.
Trung tâm CNSH Nông nghiệp (Bogor) tập trung vào những cây trồng quan trọng
(như lúa, đậu tương, khoai tây và chanh - cam), vật nuôi (trâu bò, gia cầm và cá), vi sinh vật
và nấm (vi khuẩn nốt rễ và rễ nấm).
Trung tâm CNSH Công nghiệp, dù quan tâm đến một số lĩnh vực đã chấp nhận việc
sản xuất các chất kháng sinh là chương trình chính của mình, ít ra là hiện nay. Để đảm bảo có
sẵn và đủ vật liệu sinh học cho chương trình hoặc hỗ trợ chương trình, Trung tâm Nghiên cứu
Triển khai CNSH đã được ủy thác triển khai/ xây dựng một bộ sưu tập về chất mầm (nguồn
gen). Các hoạt động nghiên cứu và triển khai ở trình độ hiện đại cũng được tiến hành ở ba
trung tâm liên đại học (Bogor, Bandung và Ycgyakarta) và một số phòng thí nghiệm khác.
5. Malaixia
Malaixia luôn luôn quan tâm đến nông nghiệp và kinh doanh nông nghiệp nên về mặt
logic, những nỗ lực CNSH của họ nhằm vào đó. Trên thực tế, tiến bộ trong CNSH được định
hướng bởi các ngành công nghiệp hàng hóa lớn, là những công nghiệp nổi tiếng đã phát triển
rất mạnh các cơ quan nghiên cứu có liên quan. CNSH là trách nhiệm của Hội đồng Nghiên
cứu và Phát triển Khoa học Quốc gia.
16
sự cam kết của Malaixia đối với việc thúc đẩy CNSH được phản ánh trong ngân sách 1991 -
1995 là 52 triệu đô la Malaixia (1đô la Malaixia = 0,1 đô la Mỹ) nhằm tăng cường Nghiên
cứu trong các lĩnh vực Ưu tiên (IRPA) và 5 triệu đô la Malaixia trong Chương trình của Ủy
ban Công tác Quốc gia. Theo IRPA và Chương trình CNSH Quốc gia, các hoạt động nghiên
cứu và triển khai được tiến hành trong các lĩnh vực sau: y học, công nghiệp, nông nghiệp,
môi trường và các mặt cơ bản của công nghệ thuộc kỹ thuật phân tử và di truyền.
Cho đến nay Malaixia đã đạt được một số thành tựu như sau: (a) triển khai thuốc thử
chẩn nghiệm ELISA cho các tự kháng thể tuyến giáp; (b) triển khai các thuốc thử chẩn đoán
cho trưởng hợp nhiễm virut bệnh đănggơ; (c) chiết dịch enzym của ổi và chuối; (d) sản xuất
bơ từ dầu cọ bằng phương pháp este hóa enzym; (e) sưu tập các vi sinh vật nuôi cấy công
nghiệp; (f) thiết lập vật truyền vi sinh vật và một ngân hàng gen; và (g) sản xuất văcxin để
phòng bệnh Niu Catxơn.
Trong việc thực hiện Chương trình CNSH Quốc gia, có một số hạn chế đã gây trở
ngại cho tiến bộ phát triển CNSH ở Malaixia. Đó là: (a) cơ sở khoa học yếu; (b) thiếu nghiên
cứu; và (c) thiếu hoặc liên kết yếu giữa nghiên cứu với triển khai và thướng mại hóa.
Người ta hy vọng rằng, thông qua sự hợp tác khu vực đã đề nghị, Malaixia có thể
tăng cường hơn nữa tiến bộ phát triển CNSH của mình.
6. Philippin
Việc lập kế hoạch nghiên cứu và triển khai CNSH ở Philippin chỉ được chính thức
hóa vào năm 1990 với sự thành lập nhóm kỹ thuật về CNSH như là cơ quan tham vấn thuộc
Cục Khoa học và Công nghệ, cơ quan khoa học đầu tiên ở nước này.
Nhóm kỹ thuật đã đề ra các kế hoạch hành động và thực hiện trong lĩnh vực CNSH và
xác định 5 lĩnh vực cần ưu tiên: nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp, sức khỏe và
môi trường. Những lĩnh vực đặc biệt trong nông nghiệp là những chế phẩm thay phân bón,
nuôi cấy mô để có nguyên liệu thực vật, các tác nhân kiểm soát sinh học, tái sản xuất và cải
thiện động vật và nuôi cấy mô để có các chất chuyển hóa thứ cấp. Nuôi trồng thủy sản bao
hàm các chất chẩn đoán và thức ăn. Sức khỏe bao hàm các văcxin, dược phẩm và các chất
chẩn đoán. Công nghiệp bao hàm các enzym, axit hữu cơ, hóa chất công nghiệp, các lipit có
cấu trúc hoặc mỡ có cấu tạo, biến đổi dầu dừa và biến đổi sinh học vỏ dừa. Môi trường bao
hàm việc quản lý chất thải đô thị và công nghiệp.
17
Các mục tiêu trong CNSH là như sau:
* Hỗ trợ R và D nhằm xây dựng các công nghiệp sinh học bao gồm dược phẩm, xét
nghiệm thực phẩm và văcxin, và các sản phẩm mới từ dừa và đường;
* Triển khai và/hoặc vận dụng các công nghệ mới để tự túc lương thực, đặc biệt trong
chăn nuôi và trong sản xuất một số chất kháng sinh;
* Tăng thêm và nâng cao trình độ nguồn chuyên gia hiện có về CNSH;
* Tăng cường các cơ quan nghiên cứu;
* Vận dụng các phương pháp CNSH thích hợp để bảo vệ và duy trì tính toàn vẹn của
môi trường.
Phần lớn nghiên cứu và triển khai CNSH được tiến hành trong các cơ quan chuyên
môn và nhà nước, một số rất ít được tiến hành trong công nghiệp tư nhân. Trong Cục Khoa
học và Công nghệ, có hai Viện nghiên cứu tiến hành R và D.
7. Xingapo
Công nghiệp sinh học là một trọng điểm ưu tiên ở Xingapo, và Chương trình CNSH
Quốc gia được xây dựng trong Ủy ban Phát triển Kinh tế. Một cơ sở hạ tầng tốt về CNSH đã
được bố trí vì nó được ủng hộ bởi phong trào này trên thế giới và đầu những năm 1980 khi
mối quan tâm của Xingapo về CNSH được khuấy động đầu tiên. Nước này có một môi
trường kích thích nghĩa là hướng về R và D. Vốn mạo hiểm, thuế khuyến khích hấp dẫn và tài
trợ là có sẵn cho các công ty CNSH có trình độ giỏi, cả khu vực nhà nước và tư nhân đều
giúp đỡ đầu tư vào CNSH.
Đang có những nỗ lực để phát triển tài năng về CNSH phù hợp với các hoạt động
kinh tế của Xingapo, và CNSH là một lĩnh vực trọng điểm đặc biệt đối với R và D ở Trường
Đại học Tổng hợp Xingapo (NUS). NUS ở gần Công viên Khoa học Xingapo nơi có khoảng
50 hãng R và D, bao gồm các công ty CNSH, các phòng thí nghiệm phục vụ kỹ thuật và các
tổ chức có liên quan với chính phủ. Sự gần gũi này đã khuyến khích mối quan hệ qua lại gắn
bó giữa Đại học và Công nghiệp, tăng cường trao đổi kiến thức và ý tưởng.
18
Viện Sinh học Phân tử và Tế bào (IMCB) đã được thành lập năm 1987 để tiếp tục sở
trường trong nghiên cứu y sinh học cơ bản và CNSH. Hơn một nửa số cán bộ nghiên cứu của
Viện đỗ đầu các Ngành Khoa học và Y học ở NUS, còn phần lớn số còn lại có trình độ sau
tiến sĩ và trên tiến sĩ được tuyển dụng từ khắp nơi trên thế giới.
8. Thái Lan
Thái Lan là một nước công - nông nghiệp có ưu thế và đã nhận thức được công
nghiệp dựa trên cơ sở CNSH là rất quan trọng cho nền kinh tế của mình. Do nhận thức được
tiềm năng của CNSH có ảnh hưởng tới nhiều ngành công nghiệp, Thái Lan đã ngày càng chú
ý tới CNSH trong thập kỷ vừa qua, cùng với việc thành lập Trung tâm Quốc gia và KTDT và
CNSH năm 1983 và triển khai Dự án Phát triển Khoa học và Công nghệ năm 1985. Hai hoạt
động này đã hợp nhất thành một bộ phận của Cơ quan Khoa học và Phát triển Quốc gia vào
cuối năm 1991.
Những lợi ích hiện nay của công nghiệp Thái Lan có quan hệ với CNSH bao gồm các
lĩnh vực sản xuất axit amin làm thức ăn, biến đổi tinh bột sắn, sản xuất hạt lai, nhân giống cây
thương mại bằng phương pháp nuôi cấy mô, sản xuất các kháng sinh cấp hai, văcxin động
vật, đồ uống và CNSH thực phẩm. Khu vực tư nhân tiếp thu công nghệ phần lớn thông qua
nhập khẩu, và người ta hy vọng rằng việc đáp ứng kỹ năng về CNSH trong nước trong tương
lai sẽ giúp mở rộng hơn nữa so với hiện nay về mặt lựa chọn, tiếp thu và phát triển các công
nghệ nhập.
Thái Lan có nhân lực khoa học và Công nghệ có khả năng giải quyết nhiều vấn đề
nghiên cứu về CNSH có sử dụng các kỹ thuật hiện đại, như công nghệ ADN tái tổ hợp, lập
bản đồ RFLP, dung hợp tế bào, nhân dòng, nuôi cấy mô - tế bào, sản xuất kháng thể đơn
dòng và các kỹ thuật khác. Những khả năng này chủ yếu nằm ở nhiều phòng thí nghiệm của
các trường đại học lớn.
Để tham gia vào sự phát triển, Trung tâm Quốc gia về KTDT và CNSH (NCGEB) đã
xây dựng 5 chương trình lớn như sau:
* Giúp đỡ cả khu vực nhà nước và tư nhân về R và D KTDT và CNSH;
* Hợp tác với khu vực tư nhân để phát triển công nghiệp dựa trên cơ sở CNSH;
* Xây dựng và đưa vào hoạt động các phòng thí nghiệm quốc gia để tiến hành R và D
trong nước và cung cấp các dịch vụ kỹ thuật cho cả khu vực tư nhân và nhà nước;
19
Phát triển nhân lực trong các lĩnh vực có liên quan đến KTDT và CNSH;
Các dịch vụ thông tin và các hoạt động khuyến khích trong các lĩnh vực có liên quan
đến KTDT và CNSH.
Năm lĩnh vực có nhiệm vụ R và D đã được xác định: (a) Áp dụng CNSH để cải tiến
thực vật và sản phẩm thực vật; (b) cải tiến động vật và sản phẩm động vật; (c) phát triển nông
thôn nhỏ và các tiểu nóng; (d) cải tiến các sản phẩm mới/qui trình công nghiệp; và (e) phát
triển lâu bền và cải thiện sức khỏe. Các mục tiêu có thể đạt được trong 5 năm tới đối với từng
loại nhiệm vụ cũng đã được xác định.
Thái Lan đã xây dựng một số phòng thí nghiệm chuyên môn về kỹ thuật vi sinh,
KTDT thực vật, CNSH biển và kỹ thuật hóa sinh. Với sự tài trợ vì lợi ích của Nhật, Thái Lan
cũng đang thành lập một Trung tâm CNSH Công - Nông nghiệp. Tất cả các dự án R và D
khác đều được các cơ quan chuyên môn thực hiện trong mạng lưới R và D (DOST) và được
điều phối và tài trợ bởi 5 hội đồng lập kế hoạch theo lĩnh vực: Hội đồng R và D về Nông -
Lâm và Tài nguyên Thiên nhiên Philippin (PCARRD); Hội đồng R và D sức khỏe Philippin
(PCHRD); Hội đồng R và D Công nghiệp và Năng lượng Philippin (PCIERD); và Hội đồng
R và D Khoa học và Công nghệ tiên tiến Philippin (PCASTRD). PCASTRD, hiện là ban thư
ký cho Nhóm Kỹ thuật về CNSH, phối hợp và giám sát tất cả các hoạt động CNSH trong Cục
Khoa học và Công nghệ.
Việc tài trợ cho các dự án về CNSH xuất phát từ ba nguồn: ngân sách đã thỏa thuận
của chính phủ, tài trợ của nước ngoài và các khoản cho vay và hợp tác với khu vực tư nhân.
C. SO SÁNH HAI MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN
1. Mô hình ở các nước phát triển
Ở các nước công nghiệp hóa, một mô hình mới về tài trợ cho nghiên cứu CNSH đã
xuất hiện. Cùng với tính chất thông dụng về việc bảo vệ quyền sơ hữu các CNSH và triển
vọng của các thị trường lớn về các sản phẩm và kĩ thuật CNSH, khu vực tư nhân đã đầu tư
vốn, tiến hành và kiểm soát hàng loạt nghiên cứu. Chẳng hạn, chỉ riêng ở Mĩ, kể từ năm 1970
khi Genentech, công ty CNSH đầu tiên được thành lập, các kĩ thuật mới đã đẻ ra nhiều ngành
công nghiệp, hiện nay gồm hơn 400 hãng đi vào hoạt động, hơn 200 hãng thành lập đã đa
dạng hóa về CNSH và hơn 200 hãng cung cấp. Công nghiệp CNSH mới ở Mĩ sản xuất dược
phẩm, thuốc thử cho chẩn
20
đoán và các nông phẩm trị giá xấp xỉ 2 tỉ đô la năm 1990. Người ta cũng thấy một xu hướng
tương tự ở Châu Âu và ở Nhật. Ước tính khoảng 60% vốn đầu tư cho nghiên cứu và triển
khai CNSH ở các nước công nghiệp hóa bắt nguồn từ khu vực tư nhân. Vì vậy, khu vực tư
nhân là một động lực chính trong việc thúc đẩy khả năng của những nước nói trên trong lĩnh
vực này.
Các cơ quan nghiên cứu trong khu vực nhà nước hiện nay thường được yêu cầu phải
tăng thêm một phân lớn ngân sách của họ từ các nguồn phi Chính phủ, thông qua nghiên cứu
theo hợp đồng, các thỏa thuận về tiền bản quyền theo phát minh sáng chế. Điều này đang có
xu hướng tăng cường bí mật về các phát minh trong nghiên cứu và gây trở ngại cho việc
thông tin khoa học tự do. Các giáo sư đại học, các nhà nghiên cứu và những nhà khoa học
thuộc cơ quan nhà nước đang ngày càng trở thành những nhà doanh nghiệp và gia nhập công
nghiệp tư nhân.
Một xu hướng quan trọng khác là các tập đoàn đa quốc gia lớn đang mua lại các công
ty giống và CNSH nhỏ hơn và đa dạng hóa cổ phần của họ. Điều này cho phép họ buôn bán
"cả gói" hóa chất, hạt giống và thiết bị.
Sự tham gia mạnh của khu vực tư nhân và các nhận định về thị trường có ảnh hưởng
lớn đến các đề tài và mặt hàng được chọn cho nghiên cứu. Những cây trồng, mặt hàng và các
hệ canh tác chủ yếu, có tầm quan trọng kinh tế - xã hội lớn lao đối với thế giới đang phát triển
nhưng ít quan trọng với thị trường quốc tế, lại không nằm trong chương trình nghiên cứu
CNSH của các nước công nghiệp hóa. Ngoài ra, các nước này muốn giảm chi phí sản xuất,
tăng năng suất, chất lượng và giá trị của các sản phẩm của họ, tức là muốn nâng cao tính cạnh
trạnh toàn diện trên thị trường thế giới.
2. Mô hình ở các nước đang phát triển
Các cơ sở CNSH đang được thiết lập ở phần lớn các nước đang phát triển. Tuy nhiên,
trình độ nghiên cứu, việc triển khai và ứng dụng CNSH trong nông - lâm - ngư nghiệp ở
những nước này thường thấp hơn nhiều so với trình độ ở các nước công nghiệp hóa. Giữa các
nước đang phát triển với nhau tình hình CNSH cũng khác nhau đáng kể. Một số nước, như
Braxin, Trung Quốc, Ấn Độ, Mêhicô và Cộng hòa Triều Tiên đã tỏ ra có đây đủ năng lực
khoa học và công nghệ, đặc biệt là về CNSH nông nghiệp. Những nước khác như Inđônêxia,
Malaixia, Philippin, Thái Lan và một số nước Châu Mĩ La Tinh, đã xây dựng tiềm năng để áp
dụng các kĩ thuật sinh học và triển khai các CNSH có lợi vào nông nghiệp và công nghiệp
thực phẩm của họ. Sự tham gia của khu vực tư nhân để dành được khả năng của CNSH là
không đáng kể ở phần lớn các nước này.
21
Nhiều nước đang phát triển không đủ vốn, thiếu nhân lực và tiếp cận với thông tin bị
hạn chế, khiến năng lực nghiên cứu và triển khai - khai thác công nghệ ở trình độ tương đối
thấp, đặc biệt là trong lĩnh vực nghiên cứu CNSH hiện đại, thường đắt và đòi hỏi cán bộ được
đào tạo ở trình độ cao. Phần lớn các nước đang phát triển chưa chú ý đến các mục tiêu trước
mắt của mình trong CNSH nông nghiệp. Ít nước có các hệ thống hoặc cơ chế bảo hộ quyền
sở hữu thích hợp để tăng cường sự tiếp cận của họ với các kĩ thuật và sản phẩm được bảo vệ.
Ngoài ra, khu vực tư nhân tham gia không đáng kể, khiến việc chú ý đến CNSH càng không
đầy đủ.
Một trong những hạn chế chính đối với sự phát triển CNSH ở các nước đang phát
triển là chất lượng và việc mở rộng công tác giáo dục cao đẳng còn ít trong các khoa học giáp
ranh, nhất là sinh học phân tử. Ngoài ra, mối liên kết giữa các trường đại học và các cơ quan
nghiên cứu thường sẽ có thể tăng cường cho nhau và sử dụng số nhân lực được đào tạo còn ít
một cách ăn ý lại không có hoặc rất yếu. Các chuyên gia ở đại học có một vai trò không đáng
kể trong việc hoạch định chính sách của nhà nước, kể cả chính sách về CNSH. Hơn nữa, các
trường đại học thường không hướng vào việc thương mại hóa và do đó không có khả năng
tiếp thị các sản phẩm CNSH của mình hoặc những phát minh của các cơ quan khác.
Một số cơ quan quốc tế và cơ quan thuộc khu vực nhà nước của nước tài trợ phấn đấu
để đảm bảo có sự chú ý đó nhằm giải quyết các vấn đề lương thực và nông nghiệp của các
nước đang phát triển thông qua CNSH. Trong số nhóm này có các trung tâm nghiên cứu nông
nghiệp quốc tế đặt cơ sở hoặc hoạt động ở các nước đang phát triển. Một số trung tâm này có
khả năng áp dụng các tiến bộ trong CNSH để giải quyết một số vấn đề về sản xuất và bảo vệ
thực vật, chăn nuôi và sức khỏe, cũng như khả năng áp dụng những cái khác. Ví dụ, Viện
Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI) đang kết hợp sinh học phân tử hiện đại với các hoạt động
nghiên cứu về lúa. Chương trình của IRRI gắn chặt với Mạng lưới CNSH của Tổ chức
Rockefeller. Ngân hàng Thế giới/ Dịchvụ Quốc tế về Nghiên cứu Nông nghiệp (ISNAR) và
Chính phù Ôxtrâylia đã tiến hành một nghiên cứu quan trọng về ảnh hưởng khả dĩ của CNSH
hiện đại đến nông nghiệp. Để tiếp tục nghiên cứu này, Ngân hàng Thế giới đang mở rộng cho
CNSH vay tiền và ISNAR đang xác định Dịch vụ CNSH Trung gian nhằm cung cấp các dịch
vụ tư vấn cho các hệ thống nghiên cứu nông nghiệp quốc gia.
22
D. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU CNSH Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN
ĐỀ ĐÁNG QUAN TÂM
Theo tổng kết công khai của Phía Việt Nam được các tổ chức quốc tế biết đến và giới
thiệu tóm tắt như trong tạp chí "Tech Monitor" của ESCAP/APCTT tháng 7-8/1993 thì việc
nghiên cứu CNSH đã được các trường đại học, các viện và các đơn vị sản xuất ở Việt Nam
thực hiện từ năm 1970. Chính phủ nhận thức được tầm quan trọng của CNSH trong việc làm
tăng sản lượng nông nghiệp, và các CNSH được xem như quyết định đối với sự phát triển của
các đơn vị sản xuất qui mô nhỏ trong cả nước. Chúng ta cũng đã thư được những kết quả tốt
trong nghiên cứu và ứng dụng vi sinh vật học, công nghệ tế bào, công nghệ enzim và di
truyền học.
Nhưng hiện nay và cả trong một thời gian tương đối dài nữa, chúng ta sẽ phải cố gắng
rất nhiều mới đuổi kịp các nước đang phát triển trong khu vực về CNSH.
Trước hết, tình trạng lạc hậu về CNSH ở nước ta cũng là tình trạng chung ở các nước
đang phát triển khác đã đề cập ở trên.
Trong một thời gian dài, công tác đào tạo và giáo dục của chúng ta đã bị lệch vì thiếu
thông tin, không bám sát và nắm bắt kịp xu hướng phát triển khoa học và kỹ thuật trên thế
giới cũng như mối quan hệ giữa công nghệ và thị trường. Cũng không ít người rất giỏi về lý
thuyết, thậm chí thuộc "tầm cỡ quốc tế", nhưng chúng ta lại rất thiếu cán bộ kỹ thuật giỏi,
những người biết xử lý các thao tác tinh vi, phức tạp. Cho nên, khi nước ta chuyển sang cơ
chế thị trường với chính sách "mở cửa", nhiều người trong chúng ta đã không thích ứng kịp.
Rất may là điều này có thể khắc phục được trong thời gian tới với hệ thống cải cách giáo dục
tất yếu, và thế hệ trẻ hiện nay và tương lai có thể cần gì học nấy, tiến tới chuyên sâu về từng
lĩnh vực, cả lý thuyết lẫn thực hành.
Cũng về mặt đào tạo, có một thời những người được cử đi học nước ngoài nhiều khi
phải chấp nhận một lĩnh vực "trái khoáy", học để biết nhưng không vận dụng được vào điều
kiện cụ thể trong nước. Chưa kể những người được cử đi chỉ vì chính sách "đãi ngộ", "ưu
tiên", chứ không xuất phát từ nhu cầu đào tạo để sau đó có thể đóng góp sau khi trở về. Lại
cũng rất may là điều này có thể khắc phục được trong thời gian tới, vì với cơ chế thoáng hơn,
người ta có thể làm giàu ở ngay trong nước chứ không cần phải "dành dụm", "chắt bóp" hoặc
"buôn bán" như đi nước ngoài trước đây. Nhưng cũng phải nhấn mạnh rằng, nhiều người khi
chọn con đường khoa học cũng đã chấp nhận một cuộc đời thanh đạm, và hy vọng rằng nhà
nước ta sẽ có chính sách khuyến khích và trả lương thỏa đáng cho họ, để họ tập trung công
sức đóng góp tạo ra sản phẩm.
23
Một hạn chế dễ thấy và không thể phủ nhận được ở nước ta là vốn đầu tư cho khoa
học đã ít lại bị phân tán, trong khi mối liên kết giữa các cơ quan nghiên cứu lại rất yếu hoặc
chỉ là hình thức. Theo nhận thức của chúng tôi, có hai hướng khắc phục vấn đề này: hoặc quy
tụ vào một trung tâm để tập trung được sức người và cơ sở vật chất, hoặc phân công phân
nhiệm rõ ràng, mỗi cơ sở lo một khâu nào đó trong cả một dây chuyền, từ đầu vào đến đầu ra
tương ứng với một sản phẩm/công trình nhất định.
Một hạn chế nữa, có lẽ do tính chất mới mẻ cùa CNSH ở nước ta, lĩnh vực này chưa
được các doanh nghiệp chú ý, kể cả thuộc nhà nước chứ chưa nói gì đến tư nhân. Điều này
cũng thể hiện sự tách rời giữa đại học và công nghiệp, nghiên cứu với triển khai. Phải chăng
do các nhà khoa học chưa thuyết phục được các nhà kinh doanh? Hay phải chăng giới sản
xuất kinh doanh còn thiếu thông tin về lợi ích và giá trị của công nghiệp sinh học? Việc đầu
tư vào CNSH phải thừa nhận là mạo hiểm và dễ bị rủi ro. Đây là một thực tế và ngay cả ở
những nước công nghiệp hóa không phải công ty nào đầu tư vào CNSH cũng có lãi. Thuật
ngữ "Joint-Venture" mà giới kinh doanh vẫn áp dụng, thương được hiểu là "liên doanh" bao
hàm cả tính mạo hiểm (Venture), táo bạo, sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Vì vậy để thuyết phục
được các doanh nghiệp bỏ vốn, cơ quan nghiên cứu nên trung thực phân tích cho họ cả cái
được lẫn cái mất, xuất phát từ lợi ích của nhân dân lao động và đất nước, chứ không nên lừa
phỉnh, hứa hẹn quá nhiều, nếu không may thất bại hoặc không đạt được mong muốn sẽ làm
mất lòng tin của các doanh nghiệp thường chú ý trước tiên đến lợi nhuận.
Những biện pháp và chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển CNSH ở Việt Nam đến
năm 2010 của chính phủ là rất hay và rất đúng. Một số mong muốn đã và đang được thực
hiện. Chẳng hạn, việc thiết lập quan hệ với các trung tâm CNSH của các nước trong khu vực
thông qua chương trình "Công nghệ Sinh học và Đa dạng Sinh học" (RAS/93/066) dưới sự
bảo trợ của UNDP/UNIDO/FAO mà Việt Nam là một trong tám nước thành viên tham gia
(gồm có: Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Nêpan, Philippin, Srilanka, Thái Lan và Việt Nam).
Trong chính sách hợp tác quốc tế, nhà nước khuyến khích việc sử dụng tại Việt Nam các
chuyên gia có trình độ cao của các nước và trong cộng đồng người Việt tại nước ngoài làm cố
vấn hoặc tham gia trực tiếp vào các quá trình xây dựng kế hoạch phát triển, đào tạo cán bộ,
nghiên cứu phát triển công nghệ. Điều này cũng đã có ở một số cơ quan nghiên cứu của Việt
Nam. Chẳng hạn, Viện Di truyền Nông nghiệp đã mời một chuyên gia Ôxtrâylia về Sinh học
phân tử sang giúp đào tạo cán bộ và tham gia xây dựng kế hoạch nghiên cứu và triển khai
CNSH. Điều đáng quý là nhà khoa học này rất tự nguyện, chấp nhận đồng lương ít ỏi như cán
bộ Việt Nam, hòa nhập được với sinh hoạt giản dị còn khó khăn như nhiều người trong chúng
ta.
24
E. KẾT LUẬN
Các CNSH mới được xem như nằm trong số các công cụ hoặc phương tiện mới nhất
mà khoa học tiên tiến đã cung cấp cho sự phát triển của Nông - Lâm - Ngư nghiệp. Trong khi
chúng đã có những đóng góp đáng kể vào dược phẩm, phương pháp chẩn đoán và sức khỏe
của con người, thì những lợi ích tiềm tàng vẫn chưa tác động đủ đến nông nghiệp và các lĩnh
vực liên (quan. Các ứng dụng thường nhằm phát triển các sản phẩm có một thị trường đảm
bảo và thu nhập kinh tế cao. Vì vậy, nhu cầu của dân nghèo phần lớn bị bỏ qua. Ở các nước
đang phát triển, việc áp dụng toàn bộ CNSH hiện đại khá bị hạn chế.
Giá trị đầy đủ của các sản phẩm và công nghệ sẽ chỉ có thể đạt được khi có các cơ sở
hạ tầng cho nghiên cứu và triển khai cần thiết, những nguyên tắc chỉ đạo, quy chế, vốn đầu tư
và các chính sách công khai. Một công nghệ sẽ chỉ thành đạt trong một môi trường mà các
chính sách kinh tế và xã hội được chuẩn bị để hỗ trợ nó. Ngoài ra, các sản phẩm và công
nghệ phải đến với nông dân, lâm dân, ngư dân và những người tiêu dùng chân thật khác ở
cả.các nước phát triển cũng như đang phát triển. Hơn nữa, sự phát triển dành được do áp
dụng các CNSH phải phù hợp với việc giữ gìn môi trường.
Xu hướng gần đây về sự phát triển và áp dụng các CNSH hiện đại đã làm nảy sinh
một số vấn đề kinh tế - xã hội, thể chế, môi trường và chính trị. Nổi bật nhất trong số này là
việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, sự giúp đỡ không đầy đủ cho công việc nghiên cứu và tổ
chức, những khía cạnh về tính an toàn sinh học, môi trường, việc thay thế các mặt hàng xuất
khẩu của các nước đang phát triển và sự công bằng xã hội(1).
(1)
Xem “CNSH và Nông nghiệp”, Nguyễn Ngọc Hải, Tổng luận 1994.
25
MỤC LỤC
A. CNSH Ở MỘT SỐ NƯỚC PHÁT TRIỂN TIÊU BIỂU ............................................................ 2
1. Ôxtrâylia .................................................................................................................................. 2
2. Pháp ......................................................................................................................................... 3
3. Đức .......................................................................................................................................... 4
4. Ailen ........................................................................................................................................ 5
5. Nhật ......................................................................................................................................... 6
6. Anh .......................................................................................................................................... 7
7. Mỹ ........................................................................................................................................... 8
B. CÔNG NGHỆ SINH HỌC Ở MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á ........................................................ 9
1. Trung Quốc ........................................................................................................................... 10
2. Ấn Độ .................................................................................................................................... 12
3. Trung tâm Quốc tế về Kỹ thuật di truyền và CNSH (ICGEB) ............................................ 14
4. Inđônêxia ............................................................................................................................... 15
5. Malaixia ................................................................................................................................. 15
6. Philippin ................................................................................................................................ 16
7. Xingapo ................................................................................................................................. 17
8. Thái Lan ................................................................................................................................ 18
C. SO SÁNH HAI MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN .............................................................................. 19
1. Mô hình ở các nước phát triển .............................................................................................. 19
2. Mô hình ở các nước đang phát triển ...................................................................................... 20
D. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU CNSH Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐÁNG QUAN
TÂM .............................................................................................................................................. 22
E. KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 24
26
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Biotechnology, its perspective and applications. Tech Monitor, 7-8/1993
2. Biotechnology in agriculture, forestry and fisheries. FAO, 1993.
3. Genetic Engineering and Bio-technology Monitor. UNIDO, 3/1993.
4. DBT (1991), Annual Report 1990 - 1991, New Delhi, India.
5. Kulessa, M. (ed.) (1990), The Nevvly Industrializing Economies of Asia, Berlin,
Heidelberg: Springer - Verlag.
6. Lau, S , G. Vignaraja (1989), National Capabilities to Master Technological Change: A
First Look at Selected Developing Countries, Paris, OECD Development Centre.
7. G.J. Persley (1989). The application of biotechnology to agriculture in developing
countries. AgriBiotech News anf Information 1(1), 23 - 26.
8. R. Pistorius and P. Smits (1990). Biotechnology in South - East Asia.
Biotechnology and Development Monitor 3, 13-17.
9. Nguyễn Ngọc Hải, Công nghệ sinh học và Nông nghiệp, Tổng luận năm 1994. Viện Di
truyền Nông nghiệp.
10. Nghị quyết của Chính phủ về phát triển CNSH ở Việt Nam đến năm 2010, tháng 3/1994.
Nhận xét tổng luận
TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ NGHIÊN CỨU CNSH TRÊN THẾ GIỚI VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ ĐÁNG QUAN TÂM
Thông qua hai loại mô hình phát triển được so sánh và cụ thể hóa qua một số nước
công nghiệp hóa tiêu biểu và một số nước ở Châu Á, tác giả muốn giúp người đọc nắm được
khái quát tình hình tổ chức và nghiên cứu CNSH ở từng nước, hy vọng có thể rút ra một số
kinh nghiệm bổ ích đối với nước ta.
Nhìn vào những nước phát triển, người ta thấy rõ xu hướng thương mại hóa của
CNSH, khả năng đầu tư lớn dựa vào khu vực tư nhân, xu hướng muốn độc quyền các phát
minh sáng chế và nhằm vào các sản phẩm thu được nhiều lợi nhuận chứ không hoàn toàn vì
lợi ích của các nước đang phát triển.
Ngược lại, ở những nước đang phát triển tình hình nghiên cứu và triển khai CNSH
trong nhiều lĩnh vực còn ở trình độ thấp, thiếu vốn, chưa được khu vực tư nhân quan tâm,
việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chưa được chú ý, mặc dầu mức độ ở từng nước hoặc nhóm
nước có khác nhau.
So sánh trên đây có ý nghĩa quan trọng giúp nước ta xem lại tình hình tổ chức, nghiên
cứu và triển khai CNSH của mình để khắc phục những mặt yếu kém. Về mặt này, tác giả đã
nêu lên được những vấn đề đáng quan tâm đối với nước ta, như công tác giáo dục - đào tạo,
kinh phí đầu tư và sự cần thiết phải thu hút khu vực tư nhân. Mặt khác, việc hợp tác với các
nước đang phát triển trong khu vực về nghiên cứu và triển khai CNSH là vô cùng quan trọng
vì mục tiêu giống nhau.
Kết luận của tác giả là thỏa đáng.
Nhìn chung, tổng luận gợi ra được một số vấn đề đáng suy nghĩ.
Nguyễn Ngọc Hải và các cộng sự
(Viện Di truyền Nông nghiệp)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nkkh_tinh_hinh_to_chuc_va_nghien_cuu_cnsh_tren_the_gioi_va_nhung_van_de_dang_quan_tam_6592.pdf