Mục Lục
Trang
Lời mở đầu 1
Chương I: Khái quát chung về tái bảo hiểm 3
I. Khái quát chung về tái bảo hiểm 3
1. Tái bảo hiểm và sự phát triển của tái bảo hiểm 3
1.1 Tái bảo hiểm là gì 3
1.1.1 Sự cần thiết của tái bảo hiểm 3
1.1.2 Phân biệt tái bảo hiểm với đồng bảo hiểm 5
1.2 Lịch sử phát triển của tái bảo hiểm 6
2. Các hình thức tái bảo hiểm 9
2.1 Tái bảo hiểm tạm thời 10
2.2 Tái bảo hiểm cố định 11
2.3 Tái bảo hiểm lựa chọn- bắt buộc 12
3. Các phương pháp tái bảo hiểm 14
3.1 Tái bảo hiểm theo tỷ lệ 14
3.1.1 Tái bảo hiểm số thành 15
3.1.2 Tái bảo hiểm mức dôi 15
3.1.3 Tái bảo hiểm kết hợp số thành - mức dôi 15
3.2 Tái bảo hiểm phi tỷ lệ 16
3.2.1 Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường 16
3.2.2 Tái bảo hiểm vượt tỷ lệ bồi thường 16
3.2.3 Tái bảo hiểm kết hợp mức dôi - vượt mức bồi thường 17
4. Hợp đồng tái bảo hiểm 17
4.1 Định nghĩa 17
4.2 Những nội dung cơ bản trong hợp đồng tái bảo hiểm 19
4.2.1 Hoa hồng tái bảo hiểm, thủ tục phí 19
4.2.2 Phí tạm giữ 20
II. Bảo hiểm kỹ thuật và tái bảo hiểm kỹ thuật 21
1. Bảo hiểm kỹ thuật 21
1.1 Lịch sử ra đời của bảo hiểm kỹ thuật 21
1.2 Phân loại đơn bảo hiểm kỹ thuật 23
1.2.1 Đơn bảo hiểm không thể tái tục 23
a. Đơn bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng 24
b. Đơn bảo hiểm mọi rủi ro lắp đặt 25
c. Đơn bảo hiểm mất lợi nhuận dự tính 26
1.2.2 Đơn bảo hiểm có thể tái tục 27
a. Bảo hiểm mọi rủi ro đối với công trình dân dụng đã hoàn thành 27
b. Bảo hiểm máy móc thiết bị xây dựng 28
c. Bảo hiểm nổ nồi hơi và thùng áp suất 29
d. Bảo hiểm đổ vỡ máy móc 30
e. Bảo hiểm mất thu nhập do đổ vỡ máy móc 32
f. Bảo hiểm mọi rủi ro máy tính 32
g. Bảo hiểm thiết bị điện tử điện áp thấp 35
2. Tái bảo hiểm kỹ thuật 36
2.1 Sự cần thiết của tái bảo hiểm kỹ thuật 36
2.2 Nội dung của tái bảo hiểm kỹ thuật 37
- Điều kiện cho việc nhượng tái bảo hiểm 37
- Năng lực nhận bảo hiểm 38
- Tư vấn giải quyết bồi thường 38
- Rút vốn trong trường hợp huỷ hợp đồng 39
Chương II: Thực trạng triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật tại
công ty tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam 40
I. Vài nét về công ty tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam 40
1. Lich sử ra đời của công ty tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam 41
2. Nhiệm vụ, vai trò, chức năng và cơ cấu của công ty tái bảo hiểm
Quốc Gia Việt Nam 41
2.1 Vai trò 41
2.2 Chức năng và quyền hạn 43
2.3 Cơ cấu tổ chức 44
3. Tình hình kinh doanh của công ty tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam
từ khi thành lập tới nay 44
3.1 Năng lực nhận tái bảo hiểm 44
3.2 Nhượng tái bảo hiểm 45
3.3 Thu nhận phí và kết quả kinh doanh 46
3.4 Hoạt động đầu tư tài chính 46
II. Thực tiễn triển khai nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật 47
1. Thời kì trước năm 1994 47
2. Thời kì sau năm 1994 48
III. Tình hình triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật tại công ty
tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam 50
1. Công tác nhận và nhượng tái bảo hiểm 50
1.1 Tái bảo hiểm theo hình thức hợp đồng 50
1.2 Tái bảo hiểm theo hình thức tự nguyện 59
2. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất 61
3. Công tác bồi thường 62
4. Kết quả kinh doanh của nghiệp vụ 66
4.1 Tình hình nhận tái bảo hiểm kỹ thuật tại Vinare 66
4.2 Tình hình nhượng tái bảo hiểm kỹ thuật tại Vinare 72
4.2 Kết quả kinh doanh 80
IV. Một số thuận lợi và khó khăn 84
1. Thuận lợi 84
2. Khó khăn 86
Chương III: Một số giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ tái bảo hiểm
kỹ thuật tại công ty tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam 89
I. Phương hướng phát triển nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật tại
công ty trong thời gian tới 89
1. Dự báo nhu cầu bảo hiểm kỹ thuật trên thị trường bảo hiểm
Việt Nam trong thời gian tới 89
2. Phương hướng 90
II. Một số giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật
tại công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam 96
1. Về phía nhà nước 96
1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách và môi trường kinh doanh
ổn định 96
1.2 Công tác đào tạo nguồn cán bộ bảo hiểm , công tác tuyên truyền
giáo dục cho các tầng lớp nhân dân 97
1.3 Quy định chính sách đầu tư hợp lý, tạo môi trường đầu tư tốt 98
1.4 Nâng cao hiệu quả trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động của Vinare
về nghiệp vụ bảo hiểm- tái bảo hiểm kỹ thuật 99
2. Về phía công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam 100
2.1 Tăng cường tỷ lệ hoa hồng 100
2.2 Tăng cường phạm vị nhận tái từ thị trường quốc tế 101
2.3 Tăng cường nhận tái các nghiệp vụ mới trong bảo hiểm kỹ thuật 102
2.4 Tăng cường mối quan hệ với các tổ chức lớn trên thế giới 102
2.5 Phát triển hệ thống môi giới 104
2.6 Nâng cấp hệ thống thông tin 105
2.7 Chính sách khách hàng 106
Kết luận 109
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
145 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3431 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật tại công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam - Vinare, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạ và tích tụ phát sinh từ một sự kiện cũng chưa có thông báo nào tính đến thời điểm này vượt quá mức tự bồi thường của Vinare là 400.000USD. Sở dĩ như vậy có thể là vì mật độ của các dự án có bảo hiểm ở Việt Nam, nhất là Miền Trung còn khá thấp. Đại đa số các thiệt hại do lũ lụt gây ra đều chưa mua bảo hiểm và mang tính chất thiệt hại kinh tế.
Phương án 3: Hợp nhất 2 hợp đồng 2nd Surplus và 3rd Surplus sẵn có thành một hợp đồng mức dôi duy nhất. Đây cũng là phương án mà Munich Re đã đề xuất trong công điện gửi Vinare gần đây.
Theo dự đoán của Vinare, việc hợp nhất 2 hợp đồng này cũng có một số điểm thuận lợi và khó khăn cho Vinare.
Thuận lợi:
+ Dễ dàng trong việc thống kê, theo dõi dịch vụ/ rủi ro vào một đầu mối duy nhất.
+ Đơn giản trong việc thanh toán phí, thu hồi bồi thường.
+ Dễ dàng chào tái bảo hiểm.
Khó khăn:
+ Khó có thể đàm phán duy trì hạn mức trách nhiệm hợp đồng, số lớp (line) theo yêu cầu của Vinare.
+ Khó khăn trong việc duy trì tỷ lệ tham gia cao hiện có 65% của Munich Re cho sức ép đôi tăng tỷ lệ tham gia phía Swiss Re và các bên khác.
+ Không còn có lợi thế từ hợp đồng mức dôi 1 để gây sức ép đàm phán với các nhà nhận tái khác.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ TÁI BẢO HIỂM KỸ THUẬT TẠI CÔNG TY TÁI BẢO HIỂM QUỐC GIA VIỆT NAM .
1. VỀ PHÍA NHÀ NƯỚC.
Trong khi các công ty đang cố gắng để hoạt động kinh doanh trong nghề bảo hiểm một cách có hiệu quả nhất, nhưng do còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những bất lợi, những thiệt thòi của công ty đối với các công ty nước ngoài. Bởi vậy, nhà nước cần phải có những việc làm, chính sách cụ thể để hỗ trợ giúp đỡ các công ty bảo hiểm nói chung và công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam nói riêng. Các công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam rất cần nhà nước giúp đỡ họ trong một số lĩnh vực như sau:
1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách và môi trường kinh doanh ổn định.
Việt Nam hiện nay đang được đáng giá là rất tiềm năng cho sự phát triển, là một “miếng mồi ngon” đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên một thực tế là hiện nay vấn đề đầu tư nước ngoài vào Việt Nam còn hạn chế. Một trong những nguyên nhân của hạn chế này là do cơ chế, chính sách, môi trường kinh doanh chưa đồng bộ, chưa tạo được sự tin tưởng để thu hút, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung thì luật pháp làm cho các công ty cởi mở trong làm ăn, dám làm ăn lớn, liên doanh kiên kết với các công ty nước ngoài.
Đối với riêng các công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam, là công ty hoạt động kinh doanh quan hệ với nhiều nước trên thế giới cho nên hệ thống pháp luật rất quan trọng tới sự hợp tác làm ăn của công ty nhất là các luật và các bộ luật liên quan đến quan hệ làm ăn với nước ngoài.
Ngày 09/02/2000, quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua luật kinh doanh bảo hiểm, đồng thời nhà nước cũng đang từng bước hoàn thiện các luật như: Luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, luật kinh doanh bảo hiểm …đây là những dâu hiệu đáng mừng cho sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam trong thời gian tới.
Hơn thế nữa, đối với việc quy định tỷ lệ tái bảo hiểm bắt buộc của bộ tài chính là 20% như vậy còn hạn chế so với khu vực. Ở Trung Quốc hiện nay quy định phải tái bảo hiểm bắt buộc cho công ty tái bảo hiểm quốc gia Trung Quốc như sau: 20% trên cơ sở tất cả các loại hình dịch vụ kể cả bảo hiểm nhân thọ. Còn ở Philipin quy định 10% tỷ lệ tái bảo hiểm bắt buộc đối với các nghiệp vụ phải tái bảo hiểm từ các doanh nghiệp hoạt động ở Philipin…Ở Việt Nam tuy quy định tái bảo hiểm bắt buộc là 20% nhưng chỉ áp dụng với các nghiệp vụ có tái. Nếu so chúng với tổng phí của các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ chỉ chiếm 6,8%. Quy định này của Việt Nam chỉ phù hợp với tình hình hiện nay, còn trong tương lai không xa khi các doanh nghiệp bảo hiểm lớn mạnh thì lượng dịch vụ theo tái bảo hiểm bắt buộc sẽ giảm dần. Điều này sẽ làm cho Vinare khó thực hiện điều tiết và bảo vệ thị trường bảo hiểm Việt Nam vì nếu như các công ty giữ lại nhiều thì khi tổn thất xảy ra công ty bảo hiểm gỗc đó sẽ bị thiệt hại nặng nề. Hơn nữa thị trường bảo hiểm cũng là một dạng của thị trường tài chính bởi vậy vận mệnh của các công ty liên quan chặt chẽ với nhau. Nếu một công ty bị phá sản thì nhiều công ty khác cũng sẽ gặp khó khăn và còn tác động đến cả thị trường Việt Nam.
1.2. Công tác đào tạo nguồn cán bộ bảo hiểm, công tác tuyên truyền giáo dục cho các tầng lớp nhân dân.
Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn cán bộ bảo hiểm. Trong điều kiện hiện tại thì chỉ có đại học Kinh tế Quốc đân, đại học Tài chính kế toán và đại học Công đoàn là các cơ sở đào tạo cử nhân bảo hiểm chính quy, có hệ thống. Tuy nhiên, số lượng những cử nhân này ra trường chỉ có khoảng 20% được tuyển dụng trong các doanh nghiệp bảo hiểm, số còn lại hoạt động trong các lĩnh vực khác. Đây là một vấn đề nan giải cho thấy sự lãng phí và không hiệu quả trong sử dụng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay. Hơn nữa nhà nước cũng cần chú ý đến việc nâng cao năng lực quản lý đi liền với việc nâng cao năng lực cán bộ, công chức. Các giải pháp trong công tác này là:
Đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức nhằm xác định số lượng, chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức. Trên cơ sở đó quy hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng thực hiện dưới nhiều hình thức như đào tạo dài hạn, ngắn hạn, tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, hội thảo, nghiên cứu, khảo sát trong, ngoài nước và tự nghiên cứu. Nội dung đào tạo tập trung vào các chủ đề như: phân tích tài chính, đánh giá rủi ro trong hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm, định phí và trích lập dự phòng, quản lý nhà nước, quản trị kinh doanh, nghiệp vụ bảo hiểm, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, các kiến thức về hội nhập quốc tế.
Thêm vào đó nhà nước cũng cần nâng cao nhận thức của nhân dân về bảo hiểm. Cụ thể là thông qua đội ngũ đại lý bảo hiểm chuyên nghiệp trực tiếp tiếp cận khách hàng để tuyên truyền, giới thiệu ý nghĩa, vai trò và sự cần thiết của bảo hiểm. Từ đó khuyến khích mọi người trong xã hội quan tâm đến bảo hiểm trong việc bảo vệ gia đình, bảo vệ trong sản xuất kinh doanh, coi đây là giải pháp ổn định tài chính mà không trông đợi vào các hoạt động cứu trợ hoặc các hoạt động bao cấp từ ngân sách nhà nước.
1.3. Qui định chính sách đầu tư hợp lý, tạo môi trường đầu tư tốt.
Đầu tư là một trong những hoạt động quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và của công ty tái bảo hiểm Quốc gia bảo hiểm nói riêng. Trong giai đoạn 1995-2002, hoạt động đầu tư đã đem lại cho công ty khoảng 65 tỷ VND- một con số không nhỏ đối với một công ty mới đi vào hoạt động hơn 8 năm. Đó là một thực tế rõ ràng cho thấy vai trò và tầm quan trọng của đầu tư đến một công ty chỉ có vốn pháp định ban đầu là 40 tỷ VND.
Chính vì vậy, Nhà nước cần có các chính sách đầu tư hợp lý để cho các công ty bảo hiểm nói chung và Vinare nói riêng có thể đạt được kết quả kinh doanh tốt, tăng trưởng và phát triển ổn định, có điều kiện đuổi kịp các công ty nước ngoài. Hiện nay Vinare đang tăng cường hoạt động đầu tư của mình vào chính ngành bảo hiểm thông qua hình thức thành lập các công ty cổ phần bảo hiểm trong đó Vinare chiếm một số lượng cổ phần tương đối. Nhà nước có thể khuyến khích đầu tư bằng cách ưu đãi về các điều kiện, điều khoản để đầu tư vào một hạng mục nào đó cho Vinare …, ổn định chính trị, đưa ra các điều khoản ưu đãi để tăng cường khuyến khích đầu tư nước ngoài, khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng phạm vi đầu tư: mua cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản.
Bên cạnh đó, chính sách thuế của Nhà nước cũng là một nhân tố tác động đến quyết định tham gia bảo hiểm của người mua bảo hiểm, tác động đến các quyết định tái bảo hiểm của các công ty bảo hiểm, công ty tái bảo hiểm… Nếu chính sách thuế hợp lý sẽ khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm ngày càng nhiều hơn và ngược lại.
1.4. Nâng cao hiệu quả trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động của Vinare về nghiệp vụ bảo hiểm- tái bảo hiểm kỹ thuật.
Đây là hoạt động kiểm tra sau khi doanh nghiệp bảo hiểm được cấp giấy phép hoạt động giúp cho doanh nghiệp tuân thủ đúng hành lang pháp luật.
- Thứ nhất là kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng bảo hiểm - tái bảo hiểm: cơ quan chức năng quản lý nhà nước về bảo hiểm kiểm tra các quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm mà các tổ chức bảo hiểm phải đăng kí trước khi áp dụng (được qui định rõ trong Nghị định 74/CP của chính phủ) .
- Thứ hai là giám sát về mặt tài chính: mục đích nhằm đảm bảo cho các doanh nghiệp bảo hiểm luôn có đủ khả năng tài chính để thực hiện các trách nhiệm của mình phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm. Nó bao gồm nhiều qui định như việc xác định khả năng thanh toán( thể hiện ở nhiều mặt: vốn điều lệ, vốn dự trữ, tài sản có...), dự phòng nghiệp vụ, đầu tư vốn… Tất cả các nước trên thế giới đều có qui định về phương thức giám sát kiểm tra kiểu này.
- Thứ ba là giám sát về mặt nghiệp vụ: mục đích để kiểm tra doanh nghiệp có tuân thủ những qui định về mặt nghiệp vụ hay không. Việc giám sát này thường tập trung vào giám sát sản phẩm, biểu phí bảo hiểm, dự phòng nghiệp vụ.
2. VỀ PHÍA CÔNG TY TÁI BẢO HIỂM QUỐC GIA VIỆT NAM .
2.1. Tăng cường tỷ lệ hoa hồng.
Như đã trình bày ở phần khái quát chung, phương pháp tái bảo hiểm kỹ thuật là phương pháp tỷ lệ. Trong tái bảo hiểm tỷ lệ, giá mà nhà nhận tái phải trả để nhận được dịch vụ là hoa hồng tính bằng một tỷ lệ phần trăm của phí nhượng tái. Một thực tế hiện nay là tỷ lệ hoa hồng nhượng tái mà Vinare trả cho các công ty bảo hiểm gốc trong nước khi tái dịch vụ cho Vinare thấp hơn so với các công ty tái bảo hiểm nước ngoài ít nhất là 5%. Đó là nguyên nhân chính dẫn tới việc các công ty bảo hiểm gốc không muốn nhượng cho Vinare phần bắt buộc mà thường muốn tái ra nước ngoài. Như vậy để tăng cường tính cạnh tranh trong thời gian tới, đặc biệt là khi tiến hành cổ phần hoá công ty, xoá bỏ qui định tái bảo hiểm bắt buộc qua Vinare. Do đó mà Vinare cần phải đưa ra tỷ lệ hoa hồng mang tính cạnh tranh cao hơn so với tỷ lệ mà các công ty nước ngoài trả.
Cho đến nay, nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật vẫn là nghiệp vụ có kết quả rất tốt hoàn toàn có thể cho phép Vinare tăng tỷ lệ hoa hồng. Mặc dù tăng tỷ lệ hoa hồng có thể làm giảm kết quả kinh doanh của từng dịch vụ nhưng xét tổng thể Vinare sẽ thu được tổng lợi nhuận lớn do số lượng dịch vụ tăng lên. Hiệu ứng này giống như chính sách giảm giá bán sản phẩm trong lĩnh vực sản xuất nhằm tăng lượng sản phẩm bán ra.
Tăng tỷ lệ hoa hồng là một trong những giải pháp hiệu quả để tăng khối lượng dịch vụ tự nguyện nhận được của Vinare. Thực tế kinh doanh năm 1998 cũng chứng minh điều ấy. Trong năm 1998, hơn 50% tổng phí nhận tái của nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật là phí thu được từ các hoạt động tạm thời bằng cách tham gia đấu thầu với tỷ lệ hoa hồng cạnh tranh. Công ty cần áp dụng phương pháp này vào khai thác các hợp đồng cố định. Tỷ lệ hoa hồng cạnh tranh cộng với những lợi thế của công ty chắc chắn sẽ góp phần không nhỏ giúp công ty tăng được lượng dịch vụ tự nguyện từ trong nước.
Mặt khác, tăng tỷ lệ hoa hồng cũng giúp công ty tạo uy tín, tạo mối quan hệ với các công ty bảo hiểm gốc.
Bên cạnh việc tăng tỷ lệ hoa hồng, bổ sung điều khoản hoa hồng theo lãi vào các hợp đồng tái bảo hiểm cũng là một trong những biện pháp hoàn thiện sản phẩm, tăng cường khả năng cạnh tranh của công ty.
Tóm lại, việc tăng hoa hồng phí hiện nay là cần thiết. Nó không những cho cho phép công ty đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn mà còn đảm bảo phần giữ lại cho thị trường trong nước, hạn chế bớt ngoại tệ chuyển ra nước ngoài.
2.2. Tăng cường phạm vi nhận tái từ thị trường quốc tế.
Bản chất của tái bảo hiểm đã mang tính quốc tế. Vì vậy để tăng doanh số phí nhận tái cũng như phân tán rủi ro trong nước và ngoài khu vực thì Vinare cần phải đẩy mạnh hoạt động nhận tái từ nước ngoài. Tất nhiên công việc này không đơn giản vì thị trường tái bảo hiểm thế giới và khu vực hiện nay có tính cạnh tranh rất cao do năng lực tái bảo hiểm dư thừa. Các công ty bảo hiểm lớn trong lĩnh vực bảo hiểm kỹ thuật như Munich Re, Swiss Re có chi nhánh ở khắp nơi trên thế giới và đặc biệt đang rất quan tâm đến các thị trường đang phát triển ở Châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Sở dĩ như vậy là vì các nước ở châu Á mà đặc biệt là Đông Nam Á phần lớn là các nước đang phát triển. Các nước này đều ưu tiên cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng làm tiền đề cho phát triển kinh tế vì vậy tiềm năng của bảo hiểm kỹ thuật, đặc biệt là bảo hiểm CAR và EAR là rất lớn.
Tuy nhiên Vinare có thể tăng cường nhận tái bảo hiểm từ nước ngoài bằng cách:
Tăng cường trao đổi dịch vụ với các công ty nhận tái bảo hiểm nước ngoài nhất là các nước châu Á và ASEAN.
Mở văn phòng đại diện ở khu vực.
2.3. Tăng cường nhận tái các nghiệp vụ mới trong bảo hiểm kỹ thuật.
Nghiệp vụ kỹ thuật là một nghiệp vụ có kết quả tốt, tỷ lệ tổn thất thường rất thấp vì thế hầu hết các công ty bảo hiểm gốc triển khai nghiệp vụ này đếu ấn định mức giữ lại khá cao. Việc ấn định mức giữ lại cao như vậy sẽ rất nguy hiểm cho công ty bảo hiểm nếu xảy ra tổn thất lớn do sự tích tụ tập trung rủi ro thiên tai. Để không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh các công ty bảo hiểm trong nước chắc chắn sẽ muốn có những đảm bảo cho mức giữ lại bằng cách tìm đến hợp đồng phí tỷ tỷ lệ mà thông thường là hợp đồng vượt mức (XL- exsess of loss). Nhưng mặt khác công ty bảo hiểm gốc (trừ Bảo Việt) có doanh số phí thu được từ nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật không lớn lắm trong cơ cấu phí. Như vậy, nếu thu xếp một hợp đồng vượt mức chỉ để bảo vệ cho một số ít dịch vụ thì sẽ không có lợi về mặt kinh tế. Các công ty bảo hiểm gốc sẽ phải tìm tới giải pháp thu xếp một hợp đồng vượt mức bảo vệ cho nghiệp vụ kỹ thuật. Trong các nghiệp vụ thì chỉ có nghiệp vụ bảo hiểm cháy là có bản chất gần giống bảo hiểm kỹ thuật: rủi ro khác nhau đáng kể về quy mô, tỷ lệ tổn thất thấp. Và trong thực tế thì nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật và bảo hiểm cháy thường do một phòng nghiệp vụ của công ty bảo hiểm gốc phụ trách.
Từ những phân tích trên có thể thấy, Vinare có thể triển khai tái bảo hiểm theo tỷ lệ cung cấp sự bảo vệ mức giữ lại nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật và bảo hiểm cháy cho các công ty bảo hiểm gốc. Phòng nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật cần phải phối hợp với phòng tái bảo hiểm phi hàng hoá để soạn ra các điều kiện, điều khoản hợp đồng tái bảo hiểm vượt mức để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Như vậy vừa cạnh tranh được sự đơn điệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh lại tăng thêm phần nhận tái cho nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật và phi hàng hải.
2.4. Tăng cường mối quan hệ với các tổ chức lớn trên thế giới.
Hoạt động nhượng tái về bản chất là việc tái bảo hiểm một lần nữa của người nhận tái bảo hiểm nhằm phân tán rủi ro. Nhượng tái cũng là một chức năng quan trọng của Vinare. Phương châm của hoạt động nhượng tái là ưu tiên chuyển nhượng tối đa dịch vụ cho các công ty bảo hiểm trong nước và phải đạt hiệu quả cao nhất. Trong năm 1998 Vinare đã nghiên cứu kỹ và thu xếp hợp đồng chuyển nhượng mới cho các công ty bảo hiểm trong nước với điều kiện, điều khoản tốt nhất có thể. Nhờ vậy các công ty trong nước nhận được lượng dịch vụ đáng kể. Trong các năm tới cần tiếp tục phát huy hơn nữa và có chú ý đến sự an toàn, hiệu quả. Cụ thể cần:
Tiếp tục tăng tỷ lệ nhượng cho các công ty trong nước, giảm tỷ lệ nhượng cho các công ty nước ngoài từ đó có thể giảm phần ngoại tệ chuyển ra nước ngoài.
Thực tế cho thấy khả năng tài chính của các công ty tài chính trong nước càng ngày càng tăng lên, có đủ khả năng để nhận thêm dịch vụ. Các cán bộ nghiệp vụ tiếp tục thay đổi cấu trúc hợp đồng nhượng tái theo hướng giảm phần của các công ty nước ngoài, tăng phần nhượng cho các công ty trong nước. Nhượng cho các công ty trong nước không những là biện pháp để thực tốt nhiệm vụ của công ty mà còn có tác dụng thắt chặt mối quan hệ với các công ty trong nước, tăng cường trao đổi dịch vụ.
Thu xếp hợp đồng bảo vệ cho mức giữ lại nghiệp vụ.
Mức giữ lại phần thuần nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật tăng dần và mức như hiện nay là khá cao. Sự gia tăng mức giữ lại kéo theo sự gia tăng rủi ro. Nếu như có một sự cố thiên tai xảy ra thì trách nhiệm bồi thường của Vinare sẽ rất lớn.
Vì vậy, trước khi tính tới việc phát triển nghiệp vụ, mở rộng thị trường cần phải chú trọng đến sự ổn định, bảo toàn vốn. Sự bất ổn về thời tiết và sự xuất hiện của các cơn bão với sự tàn phá lớn là những nguy cơ đe dọa tới hoạt động kinh doanh nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật. Công ty cần phải thu xếp cho một hợp đồng vượt mức cho sự cố thiên tai để bảo vệ phần giữ lại của công ty để tránh ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của nghiệp vụ.
2.5. Phát triển hệ thống môi giới.
Trong hoạt động tái bảo hiểm, các nhà môi giới đóng vai trò rất quan trọng. Hiện nay trên thị trường Việt Nam chỉ có hai công ty môi giới bảo hiểm là công ty liên doanh Inchibroker và công ty cổ phần môi giới Bảo Quốc. Nghiệp vụ tái bảo hiểm chủ yếu được giải quyết thông qua môi giới tái bảo hiểm. Đó là cách làm thông thường và thành công nhất trên thế giới. Trong nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật, Vinare vẫn nhận tái trực tiếp từ công ty bảo hiểm gốc mà không thông qua môi giới. Nhưng các công ty bảo hiểm trong nước chỉ chiếm 30-40% thị trường bảo hiểm kỹ thuật, trong khi đó phần còn lại 60-70% là của các công ty bảo hiểm nước ngoài, dù các công ty này chưa được phép hoạt động tại Việt Nam. Phần 60-70% này về mặt danh nghĩa là do các công ty tái bảo hiểm trong nước tái theo chỉ định nhưng thực tế chính các công ty bảo hiểm nước ngoài mới là người bảo hiểm chính bời vì các công ty này thực hiện khai thác bất hợp pháp rồi giới thiệu cho một công ty bảo hiểm trong nước cấp đơn với điều kiện, điều khoản, biểu phí do họ áp đặt và phải ưu tiên tái bảo hiểm cho họ. Như vậy Vinare đã mất đi một phần lớn các dịch vụ trên thị trường.
Nhận tái bảo hiểm qua mối giới “đắt” hơn việc nhận trực tiếp vì phải trả hoa hồng môi giới. Tuy nhiên môi giới là người am hiểu thị trường và thường được các khách hàng uỷ thác. Đây là ưu thế mà các công ty nhận tái bảo hiểm, công ty bảo hiểm không có được. Chính các môi giới đem lại nhiều dịch vụ cho các công ty nhận tái hoặc công ty bảo hiểm. Như vậy các môi giới có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các công ty nhận tái cũng như các công ty bảo hiểm.
Khi thị trường bảo hiểm phát triển, quan hệ tái bảo hiểm chủ yếu thực hiện qua các môi giới tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm. Vì thế để tăng được nguồn dịch vụ Vinare cần thiết phải có kế hoạch cho mình hệ thống môi giới. Các môi giới có vai trò như những người khai thác dịch vụ cho công ty nhưng tất nhiên phải theo đúng nguyên tắc hoạt động môi giới: đạt được điều kiện tốt nhất cho khách hàng. Các môi giới riêng của công ty tất nhiên luôn ưu tiên mang lại dịch vụ cho công ty đến mức tối đa có thể.
Việc xây dựng được một hệ thống môi giới riêng như vậy không đơn giản. công ty phải nghiên cứu kỹ những môi giới có uy tín và xác lập mối quan hệ trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Môi giới sẽ ưu tiên giao dịch cho Vinare, đổi lại Vinare cũng phải có những ưu tiên cho môi giới.
2.6. Nâng cấp hệ thống thông tin.
Trong thời đại bùng nổ thông tin, vai trò của công nghệ thông tin hết sức quan trọng. Trong kinh doanh bảo hiểm ngày nay không thể không nói đến vai trò của hệ thống thông tin. Công nghệ thông tin với sự xuất hiện của máy tính đã góp phần rất lớn vào việc giảm nhẹ sức lao động trong ngành bảo hiểm. Hiện nay hầu hết các công ty bảo hiểm đều sử dụng các chương trình tính phí trên máy tính, dùng máy tính để quản lý các hợp đồng và xử lý thông tin.
Vinare đưa máy tính vào giải quyết công việc xử lý nghiệp vụ, quản lý hợp đồng ngay từ khi thành lập. Nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật là nghiệp vụ áp dụng tin học nhiều nhất và có hiệu quả nhất vì trong lực lượng cán bộ nghiệp vụ có một chuyên gia tin học phụ trách thiết lập mạng máy tính của Vinare và viết chương trình xử lý nghiệp vụ. Hiện nay hệ thống quản là dữ liệu mà công ty đang dùng là chương trình Foxpro và Exel là phổ biến nhất. Nhờ vậy khối lượng công việc được giảm đáng kể mà chất lượng xử lý nghiệp vụ rất cao, nhanh chóng.
Trong thời gian tới để nâng cao hơn nữa chất lượng của công việc, công ty nên đầu tư cải tiến hệ thống thông tin. Cụ thể:
Đầu tư nâng cấp hệ thống máy tính: thay thế các máy tính cũ bằng các máy mới có chất lượng đảm bảo, tăng tốc độ xử lý dữ liệu của máy tính nhằm tăng hiệu quả trong việc thực hiện quá trình triển khai nghiệp vụ.
Có biện pháp khuyến khích, hoàn thiện, cải tiến các chương trình máy tính, tận dụng tiềm năng chất xám của những cán bộ có trình độ tin học cao.
Tích cực đào tạo nhân viên về các mảng kỹ thuật máy tính, nghiên cứu lập trình các chương trình quản trị riêng đặc thù phục vụ cho nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật như: Excel, Acces, Visual Basic…Hiện nay công ty đang có chương trình tái tự động các loại hợp đồng theo hình thức Treaty. Tuy nhiên công ty vẫn cần phải tiếp tục nghiên cứu những chương trình mới để bắt kịp với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật trên thế giới.
2.7. Chính sách khách hàng.
Muốn duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh nói chung, nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật nói riêng trong điều kiện thị trường bảo hiểm cạnh tranh. Trước hết công ty phải bảo vệ được phần thị trường hiện có của mình. Nhất là trong điều kiện hiện nay khi Vinare mất một phần đáng kể phần tái bảo hiểm tự nguyện từ các công ty bảo hiểm gốc do khách hàng cũng không duy trì hợp đồng tái bảo hiểm như những năm đầu mà công ty này hoạt động. Vinare phải hết sức chú trọng tới việc giữ khách hàng, đảm bảo các hợp đồng ký kết được tái tục ngầm, không để xảy ra tình trạng các công ty bảo hiểm gốc không tái tục phần tái bảo hiểm tự nguyện.
Có thể dễ dàng thấy được lợi ích của việc giữ lại một khách hàng cũ so với khách hàng mới ở các điểm sau:
Tiết kiệm được chi phí: để có được một khách hàng mới công ty phải bỏ ra các chi phí nhất là các chi phí ban đầu như chi phí thông tin để lôi kéo khách hàng, chi phí cho hoạt động thương mại, thậm chí cả chi phí “chiêu đãi khách hàng” và cuối cùng là chi phí quản lý gắn với việc lập một khách hàng mới… Tất nhiên công ty sẽ tiết kiệm được chi phí này nếu như khách hàng cũ tái tục hợp đồng. Bên cạnh đó cũng cần phải nêu lên lợi ích của cả hai bên để công ty bảo hiểm gốc có thể so sánh và quyết định tái tục với Vinare.
Xác định được kết quả kỹ thuật: đối với các công ty bảo hiểm-các khách hàng cũ Vinare sẽ xác định được các kết quả kỹ thuật như phí gốc thu được, tỷ lệ tổn thất…, từ đó có chiến lược thích hợp cho việc kinh doanh.
Việc giữ khách hàng cũng góp phần ổn định các đảm bảo đã ký kết, ổn định số phí và điều quan trọng là quan hệ tin cậy- một nguyên tắc hàng đầu cần coi trọng trong tái bảo hiểm .
Tăng mức nhượng tái của khách hàng: tuỳ thuộc vào tiến triển về kinh tế, thay đổi liên quan, chính sách, thái độ của công ty, công ty bảo hiểm gốc sẽ có nhu cầu ký kết các đảm bảo mới, tăng phần nhượng tái bảo hiểm tự nguyện cho công ty. Bởi vậy trong khi khai thác cần phải tích cực vận động công ty bảo hiểm gốc nhượng phần ngoài bảo hiểm cho công ty mà không chuyển ra nước ngoài. Bên cạnh đó cần nhắc tới lợi ích quốc gia khi để Vinare nhận tái và thực hiện công tác điều tiết thị trường.
Lôi kéo khách hàng mới: việc giữ khách hàng không những làm ổn định và tăng doanh số phí nhận tái của công ty mà còn có tác dụng mang lại cho công ty những khách hàng mới, nhất là những công ty bảo hiểm gốc ra đời mà khách hàng cũ là cổ đông hoặc cổ phần vốn góp lớn. Mối liên hệ này sẽ như một dây chuyền nếu được mở rộng hoặc khuyến khích bằng các công cụ hay đòn bẩy kinh tế liên quan đến lợi ích của khách hàng.
Để nâng cao chất lượng dịch vụ tái bảo hiểm cung cấp cho khách hàng trong bảo hiểm kỹ thuật trên cơ sở phân tích, đánh giá dịch vụ tái bảo hiểm đã cung cấp các cán bộ nghiệp vụ cần:
Luôn chủ động tiếp xúc với các công ty bảo hiểm gốc khi các hợp đồng tái bảo hiểm sắp sửa kết thúc để thảo luận, trao đổi với các công ty về việc thực hiện hợp đồng, sửa đổi bổ sung các điều kiện, điều khoản của hợp đồng cho phù hợp với sự biến đổi của thị trường và các yếu tố liên quan nhằm đảm bảo lợi ích giữa hai bên.
Thu xếp các hợp đồng nhanh chóng đặc biệt là các hợp đồng nhận tạm thời để khách hàng chủ động trong khai thác dịch vụ, khi nhận được bản chào tái phải lập tức xem xét kỹ và nhanh để ra quyết định.
Giải quyết bồi thường nhanh gọn, cố gắng tối đa trong việc phối hợp, giúp đỡ các công ty bảo hiểm gốc giải quyết khiếu nại lớn, phức tạp.
Tăng cường công tác tư vấn, giúp đỡ các công ty bảo hiểm gốc trong khai thác dịch vụ.
Sự trung thành của khách hàng dựa trên việc xây dựng mối quan hệ tích cực và thường xuyên giữa công ty và khách hàng. Mối quan hệ giữa Vinare và các công ty bảo hiểm gốc không chỉ hạn chế ở mối quan hệ gọi phí và thanh toán bồi thường. Bên cạnh đó Vinare cần tăng cường vai trò của công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp: giúp đỡ, tư vấn cho các công ty bảo hiểm gốc các vấn đề có liên quan đặc biệt là việc khai thác dịch vụ.
Kết Luận
Tái bảo hiểm kỹ thuật ở Việt Nam đã trải qua những giai đoạn phát triển của lịch sử và đang góp phần đáng kể trong sự sự phát triển chung của thị trường bảo hiểm Việt Nam. Bên cạnh những dấu hiệu tích cực thì hoạt động này vẫn còn bộc lộ những vấn đề cần được khắc phục cả về phía nhà nước lẫn phía công ty bảo hiểm.
Trong cơ chế mới, thương mại quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ làm cho thị trường bảo hiểm ngày càng trở nên sôi động. Các công ty này cũng ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Công ty Tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Mặc dù mới hoạt động được 8 năm nhưng với tất cả những gì mà Vinare đã làm được trong thời gian qua chúng ta có thể khẳng định Vinare luôn là cầu nối đáng tin cậy của các công ty bảo hỉêm trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt như hiện nay, Vinare cần nỗ lực hơn nữa để hoàn thiện mình, trở thành công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp có uy tín không những ở Việt Nam mà còn có uy tín trên thị trường quốc tế.
Trên đây là một số nội dung về nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật ở Vinare, từ đó em đưa ra một số kiến nghị chủ quan của mình. Song do điều kiện có hạn nên bài viết chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong muốn được thầy cô, các anh chị phòng kỹ thuật - dầu khí và các bạn góp ý kiến để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tài liệu tham khảo
Giáo trình Bảo hiểm trong kinh doanh- PGS.TS Hoàng Văn Châu- TS Vũ Sĩ Tuấn- TS Nguyễn Như Tiến.
Reinsurance in Practice- 1991. Tác giả Robert Hiln.
Introduction to Reinsurance - 1990 - Tác giả Dr. Christoph Pferffer.
Nguyên tắc và thực hành bảo hiểm- David Bland- NXB Tài Chính-1998.
Luật kinh doanh bảo hiểm - NXB Chính trị Quốc gia - 2000.
Nghị định của Chính phủ 100-CP ngày 18/12/1993 về kinh doanh bảo hiểm.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 175/2003/QĐ-TTg ngày 29/8/2003 về phê duyệt “ chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ 2003-2010”.
Thông tư số 78/Thị trường/Bộ Tài Chính ngày 09/06/1998. quy định về hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm.
Tạp chí Thông tin thị trường bảo hiểm-tái bảo hiểm : số 1/2002; số 2/2002; số 1/2003; số 2/2003.
Tạp chí bảo hiểm-tái bảo hiểm Việt Nam: số 4 tháng 11/2003
Tạp chí Annual Report 2002-2003- VietNam National Reinsurance Company.
Các đơn bảo hiểm kỹ thuật- Swiss Re.
Hợp đồng tái bảo hiểm của Vinare.
Hợp đồng tái bảo hiểm của Munich Re.
Hợp đồng tái bảo hiểm của Swiss Re.
Phụ lục
Phụ lục 1:
BẢN THỎA THUẬN
VỀ TÁI BẢO HIỂM KỸ THUẬT NĂM 2003
giữa
CÔNG TY TÁI BẢO HIỂM QUỐC GIA VIỆT NAM (VINARE)
và
TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM VIỆT NAM (BẢOVIỆT)
Thực hiện thông tư số 71/2001/TT-BTC ngày 28 tháng 08 năm 2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 08 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều luật kinh doanh bảo hiểm, trên cơ sở trao đổi và thống nhất giữa BẢOVIỆT và VINARE, hai bên đồng ý thỏa thuận về vấn đề tái bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật của BẢOVIỆT cho VINARE như sau :
1. THỜI HẠN CHUYỂN NHƯỢNG TÁI BẢO HIỂM:
1.1. Việc tái bảo hiểm bắt đầu thực hiện từ khi rủi ro phát sinh hay tái tục vào hoặc sau ngày 01 tháng 01 năm 2003.
1.2. Thông báo về tổn thất :
Mọi khiếu nại và mọi khoản thanh toán về bồi thường phát sinh vào và sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 đều phải được thông báo bằng văn bản.
1.3. Thanh toán :
Theo quý, bắt đầu từ Quý 1 năm 2003.
2. LOẠI HÌNH BẢO HIỂM PHẢI TÁI BẢO HIỂM
2.1. Các loại hình phải tái bảo hiểm :
(a) Bảo hiểm mọi rủi ro cho chủ thầu (CAR)
(b) Bảo hiểm mọi rủi ro lắp đặt (EAR)
(c) Bảo hiểm hư hỏng máy móc (MB), bao gồm cả nồi hơi (BPV)
(d) Bảo hiểm thiết bị điện tử (EE)
(e) Bảo hiểm kho lạnh (DOS)
(f) Bảo hiểm mất thu nhập do hư hỏng máy móc (MLoP)
(g) Bảo hiểm mất thu nhập dự kiến (ALOP)
(h) Bảo hiểm máy móc và thiết bị xây dựng của chủ thầu (CPM)
(i) Bảo hiểm cho các công trình dân dụng đã hoàn thành (CECR)
(j) Các loại hình khác, nếu có nhu cầu và được VINARE chấp thuận.
2.2. Tất cả các loại hình bảo hiểm nói trên, dù là đơn bảo hiểm 100% hay đơn đồng bảo hiểm đều thuộc diện tái bảo hiểm cho VINARE.
3. PHẠM VI CHUYỂN NHƯỢNG TÁI BẢO HIỂM
3.1. Phạm vi lãnh thổ :
Mọi đơn bảo hiểm được cấp cho các tài sản nằm trên lãnh thổ Việt Nam và các tài sản thuộc sở hữu của các cá nhân hay tổ chức Việt Nam ở bất kỳ nơi nào, nếu các tài sản đó là một phần của tài sản chính được bảo hiểm.
Các đơn bảo hiểm được cấp cho các tài sản nằm trên lãnh thổ Lào, Campuchia có tổng giá trị được bảo hiểm không vượt quá 4,000,000 USD (100%).
Trường hợp tài sản được bảo hiểm nằm ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam, và các đơn bảo hiểm được cấp cho các tài sản nằm trên lãnh thổ Lào, Campuchia có tổng giá trị được bảo hiểm vượt quá 4,000,000 USD nói trên, có thể được chấp nhận nếu có sự đồng ý trước bằng văn bản của VINARE.
3.2. Các rủi ro loại trừ :
Mọi loại hình bảo hiểm không được đề cập ở mục 2.1. của bản thoả thuận này, ví dụ:
Bảo hiểm mọi rủi ro công nghiệp
Các rủi ro liên quan tới công nghệ năng lượng ngoài khơi
Các rủi ro về vệ tinh và liên quan đến vệ tinh như vệ tinh, tàu vũ trụ, tên lửa dùng để phóng tàu vũ trụ và các bộ phận chính rơi xuống từ đó kể từ khi bắt đầu vận chuyển tới địa điểm phóng; tại địa điểm phóng
Các điều khoản liên quan đến tiền phạt (thí dụ: giao sai hoặc giao chậm hàng hoá được bảo hiểm), các loại bảo hành chất lượng hoặc sản phẩm;
Các rủi ro về ô nhiễm/nhiễm bẩn theo điều khoản NMA 1685 đính kèm
Các loại hình bảo hiểm trách nhiệm của người chủ lao động/bồi thường cho người lao động;
Các công trình hầm mỏ/đường hầm ngầm thuần tuý (loại trừ công trình loại khác có bao gồm đường hầm ngầm)
Bảo hiểm các đường dây truyền tải và phân phối điện, thông tin liên lạc, vô tuyến viễn thông trong quá trình vận hành;
Các tổn thất/khiếu nại liên quan đến chất Amiăng theo Điều khoản LSW 903 đính kèm;
Các loại trừ khác: tuân theo các điểm loại trừ quy định trong đơn bảo hiểm gốc;
3.3. Các hợp đồng loại trừ :
Các hợp đồng tái bảo hiểm do BẢOVIỆT nhận dưới hình thức:
(a) Hợp đồng tái bảo hiểm mù, hợp đồng môi giới, hợp đồng của các công ty bảo hiểm nội bộ;
Hợp đồng tái bảo hiểm tạm thời;
Hợp đồng tái bảo hiểm vượt mức bồi thường.
4. MỨC CHUYỂN NHƯỢNG :
4.1. 20% của 100% giá trị bảo hiểm theo dạng hợp đồng số thành với các dịch vụ/đơn bảo hiểm và do BẢOVIỆT khai thác hoặc đồng bảo hiểm. Căn cứ vào bảng tỷ lệ giữ lại của từng loại rủi ro/công trình cụ thể đính kèm (Table of Retention), giá trị bảo hiểm cao nhất không vượt quá:
- 40.000.000 USD hay đồng Việt Nam tương đương đối với loại hình bảo hiểm mọi rủi ro cho chủ thầu (CAR) và mọi rủi ro lắp đặt (EAR).
- 25.000.000 USD hay đồng Việt nam tương đương đối với loại hình bảo hiểm hư hỏng máy móc (MB) và nồi hơi (BPV).
- 25.000.000 USD hay đồng Việt nam tương đương đối với loại hình bảo hiểm thiết bị điện tử (EEI), bảo hiểm máy móc và thiết bị xây dựng của chủ thầu (CPM).
- 7.000.000 USD hay đồng Việt Nam tương đương đối với loại hình bảo hiểm kho lạnh (DOS).
- 11.000.000 USD hay đồng Việt nam tương đương đối với loại hình bảo hiểm mất thu nhập do hư hỏng máy móc (MLoP),
- 7.000.000 USD hay đồng Việt Nam tương đương đối với loại hình bảo hiểm mất thu nhập dự kiến (ALOP).
- 7.000.000 USD hay đồng Việt Nam tương đương đối với loại hình bảo hiểm cho các công trình dân dụng đã hoàn thành
Chú ý: Khi loại hình bảo hiểm ALOP được bảo hiểm cùng với loại hình bảo hiểm CAR/EAR trong cùng một đơn bảo hiểm thì tỷ lệ tái bảo hiểm áp dụng cho loại hình bảo hiểm ALOP sẽ tuân theo tỷ lệ tái bảo hiểm của loại hình bảo hiểm CAR/EAR đã được thu xếp vào hợp đồng, trừ trường hợp có thoả thuận khác bằng văn bản giữa BẢOVIỆT và VINARE.
Riêng đối với loại hình bảo hiểm MLoP có giá trị bảo hiểm tính theo tỷ lệ tái bảo hiểm cho VinaRe vượt quá 1.400.000 USD, BẢOVIỆT sẽ thông báo và trao đổi bằng văn bản với VINARE trước khi cấp đơn bảo hiểm.
- Bảo hiểm trách nhiệm đối với bên thứ ba (TPL):
Đơn bảo hiểm CAR/EAR có thể bao gồm cả phần “Trách nhiệm đối với bên thứ ba” bổ sung thêm vào phần “Thiệt hại vật chất”. Trong trường hợp này, tỷ lệ tái bảo hiểm áp dụng cho phần bảo hiểm trách nhiệm sẽ tuân theo tỷ lệ tái bảo hiểm của phần bảo hiểm thiệt hại vật chất. Hạn mức trách nhiệm đối với bên thứ ba của đơn bảo hiểm được giới hạn
không vượt quá 2.000.000 USD (100%) nếu giá trị bảo hiểm của phần thiệt hại vật chất từ 2.000.000 trở xuống
không vượt quá 50% giá trị bảo hiểm của phần thiệt hại vật chất và không vượt quá 5.000.000 USD (100%) trên mỗi đơn bảo hiểm nếu giá trị bảo hiểm phần vật chất lớn hơn 2.000.000 USD.
Các đơn bảo hiểm CAR/EAR có phần bảo hiểm trách nhiệm đối với bên thứ ba vượt quá hạn mức trách nhiệm quy định trên đây có thể được chấp nhận nếu có sự đồng ý trước bằng văn bản của VINARE.
4.2. Trong trường hợp đồng bảo hiểm giữa hai hay nhiều công ty, các hạn mức trách nhiệm (giá trị bảo hiểm) quy định tại mục 4.1 nêu trên sẽ giảm 50%. Điều khoản này áp dụng đối với tất cả hạn mức trách nhiệm (giá trị bảo hiểm) cho các rủi ro liên quan được nêu trong bảng "Table of Retention" đính kèm.
4.3. Đối với các đơn bảo hiểm BẢOVIỆT không đưa vào hợp đồng tái bảo hiểm cố định mà thu xếp tái bảo hiểm tạm thời, kể cả hợp đồng tái bảo hiểm tạm thời thu xếp cho phần giá trị bảo hiểm vượt quá giá trị bảo hiểm nêu ở điểm 4.1. nêu trên, BẢOVIỆT sẽ thông báo ngay cho VINARE (chậm nhất là 07 ngày) trước khi cấp đơn bảo hiểm. Trường hợp nếu vì một lý do nào đó BẢOVIỆT không thực hiện được yêu cầu về thời gian này, để đảm bảo cho việc thu xếp tái bảo hiểm kịp thời cho nghiệp vụ của mình, BẢOVIỆT sẽ trao đổi trước với VINARE bằng cách nhanh nhất (telephone, fax, e-mail v.v...)
Chú ý: Tỷ lệ 20% là tỷ lệ cố định và không thay đổi trong suốt thời hạn của đơn bảo hiểm cho dù có thay đổi về giá trị bảo hiểm.
5. ĐIỀU KHOẢN BẢO HIỂM:
Theo như điều kiện, điều khoản của đơn bảo hiểm gốc (đơn bảo hiểm của Munich Re, Swiss Re hay tương tự). Trường hợp đơn bảo hiểm được cấp ra khác với mẫu đơn của Munich Re, Swiss Re, BẢOVIỆT sẽ thông báo cho VINA RE biết và vẫn áp dụng tỷ lệ tái bảo hiểm nêu ở điểm điều 4.1. nói trên.
Đối với rủi ro đóng cọc trong bảo hiểm xây dựng có thể được chấp nhận nếu có sự đồng ý trước bằng văn bản của VINARE.
6. PHÍ BẢO HIỂM :
Theo như phí của đơn bảo hiểm gốc (100%) (không bao gồm thuế VAT)
7. HOA HỒNG TÁI BẢO HIỂM :
Hoa hồng tái bảo hiểm là 26% bao gồm cả môi giới phí và môi giới phí không lớn hơn 15%. Trong trường hợp môi giới phí lớn hơn 15% thì hai bên thoả thuận một mức hoa hồng cụ thể cho từng trường hợp đảm bảo lợi ích của hai công ty.
Hoa hồng theo lãi: 18% tính theo năm tài chính
trong đó:
Dự trữ phí tái bảo hiểm: 40%
Dự trữ bồi thường: 100%
Chi phí quản lý của công ty nhận TBH: 3.5%
Chuyển trừ lỗ đến hết
8. THÔNG BÁO TỔN THẤT
8.1 Các tổn thất lớn từ US$ 50.000 hay đồng Việt Nam tương đương trở lên (100%), BẢOVIỆT sẽ thông báo cho VINARE sau khi nhận được thông báo tổn thất của Người được bảo hiểm trong vòng 14 ngày.
8.2 Các tổn thất dưới US$ 50.000 hay đồng Việt Nam tương đương được thông báo theo quý (bao gồm cả các tổn thất nêu ở mục 8.1 trên).
9. CUNG CẤP THÔNG TIN :
BẢOVIỆT sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho VINARE có được đầy đủ mọi thông tin liên quan đến việc thanh toán phí tái bảo hiểm và bồi thường (nếu cần thiết) đối với VINARE.
10. THANH TOÁN :
10.1. Hàng quý, BẢOVIỆT sẽ gửi cho VINARE bản thanh toán quý theo mẫu đính kèm trong vòng 45 ngày kể từ ngày bắt đầu của quý kế tiếp.
10.2. VINARE sẽ xác nhận bản thanh toán quý trong thời gian sớm nhất, không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được bản thanh toán nói trên của BẢOVIỆT.
10.3. BẢOVIỆT sẽ thanh toán cho VINARE số tiền phí tái bảo hiểm trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được xác nhận của VINARE.
Số phí tái bảo hiểm phải thanh toán hàng quý bằng tỷ lệ tái bảo hiểm bắt buộc theo quy định nhân với tổng số phí gốc thực thu (là phí bảo hiểm sau khi đã trừ các khoản hoàn phí) và trừ hoa hồng tái bảo hiểm như đã nêu trong mục 7 và các khoản bồi thường thuộc trách nhiệm của VINARE (nếu có).
Đối với trường hợp đồng bảo hiểm, số phí tái bảo hiểm xác định ở đây sẽ tương ứng với tỷ lệ tái bảo hiểm bắt buộc tính trên phần trách nhiệm của BẢOVIỆT trong đơn bảo hiểm gốc.
10.4. Đối với khoản bồi thường trả ngay (Cash Loss) tương ứng với phần trách nhiệm của VINARE từ USD 100,000 trở lên, VINARE sẽ thanh toán cho BẢOVIỆT trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được thông báo của BẢOVIỆT.
10.5. Loại tiền thanh toán :
Bằng VND và/hoặc USD (phí và bồi thường)
- Đối với các đơn bảo hiểm được cấp bằng đồng Việt Nam, phí tái bảo hiểm và bồi thường (nếu có) sẽ được thanh toán bằng đồng Việt Nam;
- Đối với các đơn bảo hiểm được cấp bằng Đôla Mỹ và/hoặc các ngoại tệ khác, phí tái bảo hiểm và bồi thường (nếu có) sẽ được thanh toán bằng Đôla Mỹ hoặc Đôla Mỹ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá bán do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam công bố tại thời điểm thanh toán tuân theo các quy định hiện hành của Nhà nước về chính sách quản lý ngoại hối.
Riêng đối với việc tính toán hoa hồng theo lãi (Profit Commision) của từng năm tài chính, bảng thanh toán hoa hồng theo lãi sẽ được thể hiện bằng đồng Việt Nam và Đôla Mỹ. Khi tính kết quả chung cuối cùng, Đôla Mỹ sẽ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá bán do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam công bố vào ngày 31 tháng 12 của năm tài chính đó.
10.6. Trường hợp một trong hai bên không thực hiện đúng thời hạn thanh toán nêu trên, thì bên đó phải chịu một khoản tiền phạt về thời gian chậm trễ bằng lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định đối với tiền gửi không kỳ hạn.
11. CÁC ĐIỀU KIỆN KHÁC :
Điều khoản về "Clarification Agreement" như đính kèm.
Điều khoản sửa đổi bổ sung loại trừ rủi ro chiến tranh và khủng bố NMA2919 như đính kèm
Các điều kiện, điều khoản khác tuân theo thông lệ thị trường bảo hiểm quốc tế.
Bản thỏa thuận này được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản có giá trị pháp lý như nhau.
Hà Nội, ngày . . . tháng ..... năm 2003 Hà Nội, ngày . . . tháng ....năm 2003
C.TY TÁI BẢO HIỂM Q.G. VIỆT NAM TỔNG C.TY BẢO HIỂM VIỆTNAM
Phụ lục 2: Hợp đồng nhượng tái bảo hiểm kỹ thuật.
Schedule No. 1/2002
to the
Retrocession Agreement
For the Engineering Insurance
between
Công ty Tái Bảo hiểm Quốc gia Việt Nam
Vietnam National Reinsurance Company (VINARE)
in Hanoi
(Hereafter called the "Company")
of the one part
and
Swiss Reinsurance Company (Malaysia Branch)
in Kuala Lumpur
(Hereafter called the "Reinsurer")
of the other part
1. Object and Scope of the Agreement (Article 1)
Classes of insurance:
Machinery (M) incl. Boiler pressure Vessel (BPV)
Electronic Equipment (EE)
Loss of Profit following Machinery Breakdown (MLOP)
Deterioration of Stock in Cold Storage (DOS)
Erection All Risks (EAR)
Contractors' All Risks (CAR)
Contractors' Plant and Machinery (CPM)
Advanced Loss of Profit (ALOP)
Civil Engineering Completed Risks (CECR)
Geographical area:
Risks situated in Vietnam
Risks situated in Laos and Cambodia up to US$5,000,000 , higher amounts subject to prior referal.
2. Additional Exclusions (Article 1)
All classes of business not explicitly mentioned as being covered under this Agreement, e.g.
Industrial All Risks
Offshore Technology Risks
Space Risks and Space-Related Risks such as sattelites, spacecraft, launch vehicles and major components thereof from the beginning of transit to launch site; launch sites
Penalty clauses (i.e. faulty or belated delivery of the insured objects) and guarantees of performance or production
Pollution / contamination
Employers' Liability / Workmen's compensation
Transmission and Distribution Lines
Clarification Agreement as attached
War and terrorism Exclusion Endorsement NMA2919 as attached
3. Retention (Article 3)
The Gross retention is fixed according to the annexed table of limits and amounts to the following maximum (factor 100%) sum insured:
US$ 3,500,000 for EAR, CAR (Material Damage)
US$ 2,000,000 for M, BPV , EE, CPM
US$ 1,000,000 for DOS, CECR
US$ 800,000 for MLoP, ALoP
4. Reinsurer's Share (Article 4)
Type of cession:
First surplus of:
9 lines for EAR , CAR (Material Damage),
8 lines for M, BPV, EE, CPM
3 lines for DOS
9 lines for MLoP, ALoP
One line corresponds to 100% of the gross retention as defined above.
Amount of cession:
First surplus up to:
US$ 31,500,000 for EAR, CAR (Material Damage)
US$ 16,000,000 for M, BPV, EE, CPM
US$ 3,000,000 for DOS/CECR
US$ 7,200,000 for MLoP, ALoP
The cession limit shall apply on a sum insured basis.
Reinsurer's share of cession:
- First surplus: 15.0%
i.e. maximum liability (sum insured) is up to:
US$ 4,725,000 for EAR, CAR (Material Damage)
US$ 2,400,000 for M, BPV, EE, CPM
US$ 450,000 for DOS/CECR
US$ 1,080,000 for MLoP, ALoP
Third Party Liability (TPL) :
EAR/CAR insurance policies may include a Third Party Liability Section in addition to the Material Damage Section. In this case, the same percentage part of the Liability Section as of the Material Damage Section shall be automatically ceded.
The cession of the Liability section shall, except for risks with a Material Damage section of up to US$ 2,000,000 sum insured, not exceed 50% of the Material Damage section and is limited amount wise to a sum insured (i.e. limit of indemnity any one event) of US$ 5,000,000 per policy. Amounts exceeding these limits may only be ceded after prior consultation with the Reinsurer.
5. Reinsurance Commission (Article 5)
Commission :
37.5%
Profit commission:
27.5%
Unearned premiums:
40%
Loss reserves:
100%
Reinsurer's management expenses:
5%
Carry-forward of losses:
Until extinction
6. Bordereaux (Article 6)
Risk ceded:
Quarterly bordereaux within four weeks after the close of the quarter, broken down according to classes of insurance.
Losses incurred:
Quarterly bordereaux within four weeks after the close of the quarter, broken down according to classes of insurance.
Claim advice:
Immediate claims advice if the loss is larger than US$ 50,000 for 100% of the treaty.
Loss reserves:
Yearly per 31.12 within three months, broken down according to classes of insurance and to years of occurrence.
7. Claims (Article 7)
Cash loss limit:
US$ 50,000 for 100% of the shares of all reinsurers participating in this Reinsurance Agreement.
8. Claims Assistance (Article 9)
Claims assistance if the claim is larger than US$ 100,000 for 100% loss or US$ 50,000 for 100% of the shares of all reinsurers participating in this Reinsurance Agreement.
9. Accounts (Article 10)
Broken down according to:
classes of insurance
Accounting period :
Quarterly
Period allowed for rendering of accounts:
12 weeks
Accounting currency:
Original
Settlement currency:
US$
Reference currency:
US$
Period for confirmation of accounts:
4 weeks
Period for settlement of balances:
Company: with rendering of accounts
Reinsurer: with confirmation
Latest due date:
12 weeks
10. Arbitration (Article 13)
See contract wording
11. Commencement and Termination of the Agreement (Article 14)
Date and time of treaty commencement:
1st January 1998
Date and time of schedule commencement:
1st January 2002
Date and time of termination:
31.12. any year
Period of notice:
3 months
12. Portfolio (Article 15)
Commencement of the Agreement:
Premiums:
No entry
Losses:
No entry
Termination of the Agreement:
Premiums:
Natural expiry/next policy renewal
Losses:
Run off
13. Other conditions:
Policy Conditions, Rating
The Reinsurer shall place at the disposal of the Company its experience in the classes of insurance covered by this Agreement and the Reinsurer shall furnish the Company with the policy conditions and rating guidelines which will form the basis for the underwriting activities of the Company.
Policy wordings similar to Munich Re standard can also be used but in case of major deviations or broker wordings prior approval should be obtained from the Reinsurer.
The cession of risks with “market rates” (i.e. rates clearly below Munich Re Standard) is limited to the 20% compulsory share received by the Company.
Cession of MLoP, ALoP
In respect of MLoP the Company shall consult the Reinsurer prior to any cession exceeding US$ 1,000,000 to this Agreement.
Risks with an IP of more than 12 months can be ceded prior to approval by the Reinsurer. The retention will be 50%.
With regard to ALoP the Company shall obtain prior approval from the Reinsurer before any cession, which is not originating from compulsory shares, is made.
MLoP/ALoP Claims
In respect of MLoP/ALoP it is a condition precedent to any liability of the Reinsurer under this Agreement that the Company shall notify the Reinsurer of any such claim exceeding US$ 10,000 (for 100% of the treaty) by the fastest possible means (e.g. telex, telecopy) within 72 hours before gaining knowledge of the claim and shall furnish the Reinsurer with all essential information about the claims, particularly with regard to its estimated amount, probable cause and planned settlement.
A further precedent to any liability of the Reinsurer under this Agreement is that the Company, before final settlement of any MLoP/ALoP claims exceeding US$ 10,000 (for 100% of the treaty), shall have submitted the relevant documents to the Reinsurer and shall have obtained its prior approval.
Moreover, the Reinsurer may require in particular that the Company, after consultation with the Reinsurer, appoint a recognized firm of independent loss adjusters and that it be kept informed of the progress of the settlement and/or be given the opportunity to take part, as its own expense in the settlement of the claim by delegating a duly authorized representative.
Transmission and Distribution Lines
Cession are subject to prior approval by the Reinsurer.
Executed and signed
in Ha Noi in Kuala Lumpur
in this ............ day of ............ 2002 in this ............ day of .............. 2002
WAR AND TERRORISM EXCLUSION ENDORSEMENT (Reinsurance)
Notwithstanding any provision to the contrary within this reinsurance or any endorsement thereto it is agreed that this reinsurance excludes loss, damage, cost or expense of whatsoever nature directly or indirectly caused by, resulting from or in connection with any of the following regardless of any other cause or event contributing concurrently or in any other sequence to the loss:
war, invasion, acts of foreign enemies, hostilities or warlike operations (whether war be declared or not), civil war, rebellion, revolution, insurrection, civil commotion assuming the proportions of or amounting to an uprising, military or usurped power; or:
any act of terrorism.
For the purpose of this endorsement an act of terrorism means an act, including but not limited to the use of force or violence and/or the threat thereof of any person or group(s) of persons, whether acting alone or on behalf of or in connection with any organisation(s) or government(s), committed for political, religious, ideological or similar purposes including the intention to influence any government and/or to put the public, or any section of the public, in fear.
This endorsement also excludes loss, damage, cost or expense of whatsoever nature directly or indirectly caused by, resulting from or in connection with any action taken in controlling, preventing, suppressing or in any way relating to (1) and/or (2) above.
If the Reinsures allege that by reason of this exclusion, any loss, damage, cost or expense is not covered by this reinsurance the burden of proving the contrary shall be upon the Reassured.
In the event any portion of this endorsement is found to be invalid or unenforceable, the remainder shall remain in full force and effect.
NMA2919
08/10/2001
CLARIFICATION AGREEMENT
Property damage covered under this Agreement shall mean physical damage to the substance of property.
Physical damage to the substance of property shall not include damage to data or software, in particular any detrimental change in data, software or computer programs that is caused by a deletion, a corruption or a deformation of the original structure.
Consequently the following are excluded from this Agreement:
Loss of or damage to data or software, in particular any detrimental change in data, software or computer programs that is caused by a deletion, a corruption or a deformation of the original structure, and any business interruption losses resulting from such loss or damage. Notwithstanding this exclusion, loss of or damage to data or software which is the direct consequence of insured physical damage to the substance of property shall be covered.
Loss or damage resulting from an impairment in the function, availability, range of use or accessibility of data, software or computer programs, and any business interruption losses resulting from such loss or damage.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoaluanvan.doc
- hoabngang.doc