LỜI NÓI ĐẦU
Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay thì vấn đề xuất khẩu hàng hóa để thu về ngoại tệ cho đất nước là một vấn đề cực kì quan trọng đòi hỏi các ngành phải nỗ lực hết mình để thực hiện được điều ấy. Trong đó ngành chế biến thủy sản cũng đóng góp một phần quan trọng .
Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản phát triển, do đó yêu cầu phải phát triển các nhà máy đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cho công việc chế biến, bảo quản thủy sản một cách liên tục nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
Trong tất cả các khâu của quá trình chế biến thủy sản thì vấn đề bảo quản sản phẩm cũng là một vấn đề quan trong nhằm đem lại hiệu quả cao nhất đó là góp phần tạo ra một sản phẩm tốt nhất. Nhằm góp phần tạo ra được một sản phẩm tốt, em đã chọn đề tài của mình là: Tính toán, thiết kế hệ thống lạnh cho kho bảo quản sản phẩm thủy sản lạnh đông dung tích 400 tấn tại công ty chế biến xuất khẩu thủy sản F90, số 1 đường Phước Long, Nha Trang, Khánh hòa.
Nội dung của đề tài bao gồm:
1. Tổng quan.
2. Khảo sát công trình, chọn phương án thiết kế, tính cấu trúc kho lạnh
3. Tính nhiệt tải, chọn máy nén lạnh và các thiết bị cho hệ thống lạnh
4. Trang bị tự động hóa, lắp đặt vận hành hệ thống lạnh, kho lạnh
Tài liệu tham khảo
(Đồ án đầy đủ chi tiết, dài 101 trang, có kèm theo bản vẽ thiết kế đồ họa .dwg)
101 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5270 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tính toán, thiết kế hệ thống lạnh cho kho bảo quản sản phẩm thủy sản lạnh đông dung tích 400 tấn tại công ty chế biến xuất khẩu thủy sản F90, số 1 đường Phước Long, Nha Trang, Khánh Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh tách dầu:
Đường kính bình tách dầu được tính theo công thức sau :
Trong đó
DTD: Đường kính trong của bình (m)
ω:Tốc độ của môi chất quá bình. ω = 0.5÷1(m/s). Chọn ω =0,5(m/s)
V2:lưu lượng thể tích của môi chất (m3/s)
Ta có : V2 = G x v2 = 0,46 x 0,025 = 0,0115 m3/s
e. Phin lọc
Phin lọc có nhiệm vụ loại trừ cặn bẩn để tránh hiện tượng tắc van tiết lưu. Ngoài ra còn có nhiệm vụ loại bỏ các Axid và các chất khác ra khỏi vòng tuần hoàn môi chất lạnh. Phin lọc được lắp trên đường cấp lỏng cho dàn bay hơi và được lắp đặt trước van điện từ.
Ở đây hệ thống sử dụng gas R22 nên theo ( Bảng 4.7, [2, 143 ] ) em chọn phin lọc của hãng Danfoss có thông số sau :
- Ký hiệu : DML 607s
- Năng suất lỏng : 83 kW
- Năng suất hút ẩm : 84 kg gas ( Ở 240C )
- Áp suất làm việc tối đa : 42 bar
Hình 3.15. Phin lọc cho thiết bị máy lạnh freon.
f. Van điện từ
Van điện từ là van chặn được điều khiển bằng lực điện từ. Khi có điện cuộn dây sẽ sinh ra lực điện từ hút lõi thép và đẩy van lên, van điện từ mở ra để cho dàng môi chất đi qua, khi không có điện van điện từ đóng lại ngừng cấp dịch. Van chỉ có hai chế độ là đóng hoặc mở.
Hệ thống sử dụng gas R22 nên theo ( Bảng 4.1, [ 2, 135 ] ) em chọn van điện từ của hãng Danfoss có các thông số sau :
Lắp trên đường lỏng : chọn van EVR 10, năng suất lạnh 38,2 kW
Lắp trên đường gas nóng : chọn van EVR 20, năng suất lạnh 46,2 kW
Hình 3.16 . Cấu tạo van điện từ.
1: Thân van. 7: Vỏ.
2: Đế van. 8: Cuộn dây diện từ
3: Clăppe. 9: Vít cố định
4: Ống dẫn hướng đồng thời là ống ngăn cách 10: Vòng đoản mạch chống ồn.
khoang môi chất với bên ngoài. 11: Dây tiếp điện.
5: Lõi sắt. 12: Mũ ốc nối vít.
6: Lõi cố định. 13: Lò xo.
g. Van chặn và van tạp vụ
+ Van chặn
Nhiệm vụ của van chặn là khi vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lạnh cần thiết phải khoá hoặc mở dòng chảy của môi chất lạnh trên vòng tuần hoàn.
Hình 3–17. van chặn
+ Van tạp vụ được lắp trên đầu của máy nén ở đường hút và đường đẩy. Van tạp vụ có 3 ngã. Nhiệm vụ của van tạp vụ là để bảo dưỡng, sửa chữa, nạp dầu, nạp gas, hút chân không cũng như phục vụ cho việc đo đạc kiểm tra máy nén.
Cấu tạo của van tạp vụ được trình bày ở hình 3.18
Hình 3.18. Cấu tạo van tạp vụ
a. Bốn bulông bắt lên máy nén;
b. Loại 2 Bulông bắt lên máy nén;
c. Mặt cắt qua một van tạp vụ;
d. Hình cắt phối cảnh;
1. Thân; 8. Đầu nối tín hiệu áp suất hoặc để hút chân không;
2. Đế van; 9. Đầu nối vào dàn ngưng hoặc dàn bay hơi;
3. Tấm chặn dưới; 10. Tai cố định vào đầu máy nén;
4. Đệm kín trục; 11. Vòng xiết;
5. Đệm nắp; 12. Đầu bu lông;
6. Nắp; 13. Tấm chặn trên;
7. Trục van; 14. Đầu nối vào máy nén;
h. Các rơle bảo vệ
- Rơ le áp suất kép :
Bảo vệ thiết bị khi có sự cố về áp suất như tăng hoặc giảm đột ngột. Lúc đó
Rơle sẽ nhận tín hiệu và tác động đến hệ thống điều khiển và làm ngừng hoạt động cuả máy nén, đồng thơì đèn sự cố và mạch báo động sự cố làm việc.
Hình 3.19. Rơ le bảo vệ áp suất kép
- Rơ le hiệu áp suất dầu.
Máy nén được bôi trơn bằng dầu, dầu được
bơm dầu hút từ cacte đưa qua các rãnh dầu
bố trí trên trục khuỷu và các chi tiêt đến các
bề mặt ma sát do đó hiệu áp suất dầu và áp
suất hút có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình
bôi trơn máy nén khi áp suất dầu không đủ
thì trong khoảng 60 - 90 giây điện trở sẽ đốt
nóng làm cho thanh lưỡng kim biến dạng
dẫn tới mở tiếp điểm, máy nén dừng, nếu Hình 3.20. Rơ le bảo vệ áp suất dầu.
áp suất dầu đủ thì tiếp điểm OPS mở ra máy
nén hoạt động bình thường.
i. Kính xem gas
Trên các đường ống cấp dịch của các hệ thống nhỏ và trung bình thường có lắp đặt các kính xem gas, mục đích là báo hiệu lưu lượng lỏng và chất lượng của nó một cách định tính. Cụ thể như sau:
+ Báo hiệu đủ gas khi dòng gas không bị sủi bọt.
+ Báo hiệu thiếu gas khi dòng gas bị sủi bọt mạnh.
+ Báo hiệu hết gas khi thấy suất hiện các vệt dầu trên kính.
Hình 3.21. Kính xem gas
j. Van một chiều - Van an toàn
+ Van một chiều còn gọi là Clape một chiều: chỉ cho dòng chảy đi theo một hướng. Van một chiều được lắp trên đường đẩy giữa máy nén và thiết bị ngưng tụ, ngăn chặn môi chất từ thiết bị ngưng tụ quay ngược lại máy nén trong trường hợp dừng hoặc sửa chữa máy nén hoặc máy nén gặp sự cố.
Khi máy nén hoạt động, hiệu áp suất được tạo ra giữa hai cửa vào và ra của van một chiều. Khi áp suất cửa vào lớn hơn cửa ra một chút, van sẽ tự động mở cho dòng hơi đi đến thiết bị ngưng tụ. Trong trường hợp ngược lại, khi dừng máy nén hoặc máy nén bị sự cố, áp suất phía cửa vào sẽ giảm xuống van một chiều sẽ tự động đóng lại ngăn không cho dòng hơi chảy về máy nén.
+ Van an toàn được bố trí ở những thiết bị có áp suất cao và chứa nhiều môi chất lỏng như thiết bị ngưng tụ, bình chứa... nó dùng để đề phòng trường hợp khi áp suất vượt quá mức quy định.
Van an toàn chỉ khác van một chiều ở chỗ hiệu áp suất ở đầu vào và đầu ra phải đạt những trị số nhất định thì van an toàn mới mở.
Khi áp suất trong một thiết bị nào đó vượt qua mức quy định thì van an toàn sẽ mở ra, để xả môi chất về thiết bị có áp suất thấp hoặc xả trực tiếp vào không khí.
Dưới đây là cấu tạo và một số loại van một chiều và van an toàn :
Hình 3.22. Cấu tạo và một số loại van một chiều
Hình 3.23. Cấu tạo van an toàn
1. Khâu kích xả; 2. Lỗ xả; 3. 4 Miếng đệm; 5. Bulông điều chỉnh;
6. Chụp; 7. Đệm kín; 8. Lò xo; 9. Thân van; 10. Ổ tựa; 11. Lỗ vào
3.2.3.5. Tính chọn đường ống dẫn môi chất trong hệ thống
Trong hệ thống lạnh gồm nhiều thiết bị riêng biệt, chúng liên kết với nhau nhờ các ống dẫn, vì vậy phải tính toán lựa chọn đường ống dẫn sao cho vừa đủ bền và vừa tiết kiệm đường ống đảm bảo yêu cầu kĩ thuật và kinh tế.
Cũng từ các yếu tố như: tốc độ lưu động cho phép của môi chất, lưu lượng của dòng môi chất, khối lượng riêng của môi chất… Từ đó ta tính đường kính ống dẫn.
Đường kính trong ống được xác định theo biểu thức:
(m) [1, 299 ]
Trong đó:
m : Lưu lượng môi chất (kg/s).
Khối lượng riêng của môi chất (kg/m3).
Tốc độ dòng chảy trong môi chất (m/s).
Trong hệ thống lạnh ta cần xác định 3 đường ống đó là đường ống hút từ thiết bị bay hơi về máy nén, đường ống đẩy, và đường ống dẫn lỏng.
a. Đường ống hút từ dàn bay hơi về máy nén.
Ta có:
m = 0,49 kg/s
Theo ( Bảng 10 -1, [1,299] ) ta có: m/s nên chọn m/s
v1 = 0,14 m3/kg nên
Nên
Theo ( Bảng 10-2, [1,300] ), em chọn ống thép có đường kính trong là 100 mm.
Đường ống đẩy của máy nén từ máy nén đến thiết bị ngưng tụ.
Ta có:
m
m = 0,49 kg/s
Theo (Bảng 10-1, [1,299] ) ta có: m/s nên chọn m/s
v2 = 0,025 m3/kg nên
Vậy
Theo( Bảng 10-2, [1,300] ),em chọn ống thép có đường kính trong là 40,5mm.
c. Tính chọn đường ống dẫn lỏng.
Ta có:
m
m = 0,49 kg/s
Theo (Bảng 10-1, [1, 300] ) ta có: m/s nên chọn m/s
= 1150 kg/m3
Vậy
Theo ( Bảng 10-2, [1, 300 ] ), em chọn ống thép có đường kính trong là 27,5mm.
Bảng 3.8. Bảng kết quả tính toán đường ống chọn
Đường ống
Đường kính tính được
Mm
Kích thước chọn
Đường kính trong
mm
Đường kính
Ngoài
mm
Tiết diện
mm2, x 100
Khối lượng 1m ống
kg
Ống đẩy
Ống hút
Ống dẫn
39
85
27
40,5
100
27,5
45
108
32
12,8
78,5
5,95
2,37
10,26
1,65
3.2.3.6. Tính chọn tháp giải nhiệt
Tháp giải nhiệt là thiết bị có nhiệm vụ thải toàn bộ lượng nhiệt do môi chất lạnh ngưng tụ thải ra. Lượng nhiệt này được thải ra môi trường nhờ chất tải nhiệt trung gian là nước. Nước vào bình ngưng tụ có nhiệt độ tw1 nhận nhiệt ngưng tụ tăng lên( 4 ¸ 5)0C. Nước ra khỏi thiết bị ngưng tụ có nhiệt độ tw2 được đưa qua tháp giải nhiệt, tại đây nước được phun dưới dạng các giọt nhỏ.Nước nóng chảy theo khối đệm xuống, trao đổi nhiệt và chất với không khí đi ngược dòng từ dưới lên nhờ quạt gió cưỡng bức. Quá trình trao đổi nhiệt và chất chủ yếu là quá trình bay hơi một phần hơi nước vào không khí. Sau khi ra khỏi tháp nước giảm nhiệt độ xuống nhiệt độ ban đầu tw1.
Lưu lượng nước tuần hoàn được xác định theo biểu thức.
, m3/s [ 1,303 ]
Trong đó:
Qk - là nhiệt thải ra ở bình ngưng tụ, kW;
Qk = 58,44 kW.
Nhiệt thải ra ở một bình ngưng tụ là:
kW.
+ tw1, tw2 - là nhiệt độ nước vào, ra khỏi bình ngưng tụ
tw1 = 260C;
tw2 = 31 0C;
+ C - là nhiệt dung riêng của nước, C = 4,186 kJ/kg;
+ r - là khối lượng riêng của nước , r =1000 kg/m3.
=> m3/s = 3,35 m3/h
Dựa vào lượng nhiệt thải ra của môi chất lạnh freôn ở thiết bị ngưng tụ
ta chọn tháp giải nhiệt.
Trước hết ta quy năng suất nhiệt ra Ton.
Theo tiêu chuẩn CTI 1 tôn tương đương với 3900 kcal/h.
Vậy Qk = 19,48 kW = 22752,64 kcal/h = Ton.
Theo bảng 8-22 [1, 318] Các đặc tính kỹ thuật cơ bản tháp RINKI.
Chọn tháp giải nhiệt kiểu FRK8 với các thông số kỹ thuật sau:
Phần chữ FRK : chỉ nhà chế tạo.
Phần số 10 : chỉ năng suất lạnh, đơn vị là tôn.
- Lưu lượng nước định mức 1,63 l/s;
- Chiều cao tháp 1600mm;
- Đường kính tháp 930 mm;
- Đường kính ống nối nước vào 40 mm;
- Đường kính ống nối nước ra 40 mm;
- Đường xả 25mm;
- Đường kính ống chảy tràn 25 mm;
- Đường kính ống van phao 15 mm;
- Lưu lượng gió 70 m3/phút;
- Đường kính quạt gió 530 mm;
- Mô tơ quạt 0,2 kW;
- Khối lượng tĩnh (khô) 44 kg;
- Khối lượng khi vận hành ( tĩnh) 130 kg;
- Độ ồn của quạt 46 dBA;
- Số lượng tháp giải nhiệt 2 tháp.
Cấu tạo của tháp được thể hiện ở hình 3.24
Hình 3.24. Nguyên tắc cấu tạo tháp giải nhiệt.
a. Tháp giải nhiệt. b. Bình ngưng tụ của máy lạnh.
1. Động cơ quạt gió; 2. Vỏ tháp; 10. Phin lọc nước;
3. Chắn bụi nước; 4. Dàn phun nước; 11. Phễu chảy tràn;
5. Khối đệm; 6. Cửa không khí vào;
7. Bể nước; 8. Đường nước lạnh cấp để làm mát bình ngưng;
9. Đường nước nóng từ bình ngưng ra đưa vào dàn phun để làm mát xuống nhờ không khí đi ngược chiều từ dưới lên;
12. Van xả đáy; 13. Đường cấp nước với van phao;
14. Bơm nước; PI – Áp kế; TI- Nhiệt kế.
3.2.3.7. Tính chọn bơm nước
Bơm nước có nhiệm vụ tuần hoàn nước từ tháp giải nhiệt cung cấp cho dàn ngưng để thực hiện quá trình ngưng tụ. Sau đó lại quay về tháp giải nhiệt để làm mát nước sau khi nhận nhiệt từ môi chất lạnh.
+ Sơ đồ đường ống nước giải nhiệt được trình bày ở hình 3.25.
Hình 3.25. Sơ đồ hệ thống bơm nước giải nhiệt máy nén.
+ Khi chọn bơm nước để làm mát bình ngưng trước hết cần xác định được hai đại lượng cơ bản là năng suất của bơm và cột áp.
+ Năng suất của bơm
Năng suất của bơm nước được xác định theo biểu thức sau:
Ta có: , m3/s [ 1, 303 ]
Trong phần tính lưu lượng nước cho tháp giải nhiệt ta đã tính được:
V = 3,35 m3/h = 9,3 x 10-4 m3/ s.
+ Công suất yêu cầu
Công suất của bơm xác định theo biểu thức:
, kW [ 1,305 ]
Trong đó : N - là công suất yêu cầu, kW;
V - năng suất bơm (lưu lượng), m3/s;
H - là tổng trở lực, Pa;
h - là hiệu suất bơm.
Đối với bơm nhỏ h = 0,6 ¸ 0,7; [ 1, 305 ]
bơm lớn h = 0,8 ¸ 0,9.
+ Tính tổng trở lực.
Cột áp của bơm : H = Hh + Hđ + hh + hđ + hf
Với Hh, Hđ - là chiều cao hút và chiều cao đẩy, m;
hh, hđ - là tổn thất áp suất trên đường ống hút và đẩy, Pa.
hf Tổn thất áp suất trên đường phun của tháp giải nhiệt.
chọn hf = 0,65.105 Pa
hf = 6,626 mH2O
*Xác định trở lực đường ống:
Ta có: h = hms + hcb , Pa. [ 1, 307 ]
+ Tổn thất áp suất do ma sát.
, Pa. [ 1, 307 ]
Trong đó :
hms - là tổn thất áp suất do ma sát, Pa;
λ - là hệ số trở kháng của ống,
l - là chiều dài phần ống thẳng, m;
r - là khối lượng riêng của nước, kg/m3;
- là tốc độ chuyển động của chất lỏng, m/s;
di - là đường kính trong của ống, m.
Tiết diện của ống dẫn nước được lấy bằng kích thước của đầu nối bình ngưng tụ và của tháp giải nhiệt. Đường kính ống là 0,04 m.
=> m/s.
Chỉ số Reynol:
m - là độ nhớt động học của nước, Pa.s.
Nước ở 260C có m = 96,19.10-6 KGs/m2 = 943,62.10-6 Pa.s
Nước ở 310C có m = 80,19. 10-6 KGs/m2 = 786,66.10-6 Pa.s
+ Trên đường ống trước khi vào bình ngưng tụ.
Re >2320 => nước ở chế độ chảy rối, [1, 354].
+ Trên đường ống sau khi ra khỏi thiết bị ngưng tụ.
Đây cũng là chế độ chảy rối.
=>
Bảng 3.9. Bảng tính trở lực ma sát đường ống
Đường ống
r,
Kg/m3
L, m
w, m/s
d,
m
hms,
Pa
1-2
2-3
3-4
4-5
5-6
7-8
8-9
9-10
10-11
1000
1000
1000
1000
1000
1000
1000
1000
1000
0,3
1
2
4,5
0,5
0,7
5
3,5
0,5
1,52
1,52
1,52
1,52
1,52
1,52
1,52
1,52
1,52
0,04
0,04
0,04
0,04
0,04
0,04
0,04
0,04
0,04
0,023
0,023
0,023
0,023
0,023
0,022
0,022
0,022
0,022
199,272
664,24
1328,48
2989,08
332,12
464,97
3321,2
2324,84
332,12
å hms=11956,32
+Tính hcb
Tổn thất trở kháng cục bộ :
, Pa [1,308 ]
x - hệ số trở kháng cục bộ.
Bảng 3.10. Bảng tính trở lực cục bộ đường ống
Tên
Số lượng
x
hcp, Pa
Phin lọc
1
6
6931,2
Van một chiều
1
2
2310,4
Van chặn
2
5
11552
Cút
3
0,5
1732,8
å hcp = 22526,4
Vậy chiều cao cột nước tổng cộng là:
H = (-0,3 + 5) x 1000 x 9,81 + 11956,32 + 22526,4 + 0,65.105
= 145589,72 Pa = 14,84 mH2O
Vậy chiều cao đẩy của bơm cần tạo ra được phải lớn hơn 14,84 m.
Ta có công suất của một bơm :
h là hiệu suất bơm h = 0,6 ¸ 0,7
Chọn h = 0,7
kW.
Vậy em chọn 2 bơm ly tâm EBARA MD của Nhật có các thông số sau:
Loại bơm MD32-125/1.1
Công suất 1.1kW/1.5HP.
Dòng điện 4.8A/230V hoặc 2.8A/400V.
Năng suất 150 l/min = 9 m3/h
Chiều cao đẩy 21,3 m
Đường kính bánh công tác 125 mm.
Đường kính đường đẩy 32 mm.
3.2.3.8. Tính chọn bơm dịch
a. Tính chọn đường ống đẩy của bơm
Đường kính ống đẩy của bơm được xác định bằng công thức :
, m [ 1, 307 ]
Trong đó :
+ dd : đường kính ống đẩy , mm
+ G : lưu lượng môi chất tuần hoàn qua bơm dịch, G = 0,237 kg/s
+ ρ : khối lượng riêng môi chất, ρ = 1,375 x103kg/m3 ( Phụ lục 3b , [ 7, 352] )
+ w : tốc độ của gas lỏng trong đường ống đẩy, w = 0,5m/s, ( Bảng 10-1, [1, 299 ] )
Vậy dd = m
Theo bảng 10-2, [1,300], em chọn ống đẩy bằng thép có đường kính ngoài tiêu chuẩn là Æ27,5.
b. Tính chiều cao cột áp bơm
Chiều cao cột áp bơm được xác định theo công thức :
Hb = Hh + Hđ + ΔPống [ 1, 304 ]
Trong đó :
+ Hb : chiều cao cột áp bơm , Pa;
+ Hh : chiều cao hút, Pa;
Ở đây do bơm được đặt gần bình chứa hạ áp nên coi Hh = 0.
+ Hđ : chiều cao đẩy, Pa;
Chiều cao đẩy lấy bằng 4m, Hđ = 4mH2O = 39240 Pa
+ ΔPống : tổn thất áp sất trên đường ống, gồm tổn thất áp suất trên đường ống hút và đẩy , Pa.
Vì đường ống hút ngắn nên tổn thất áp suất là không đáng kể. Ở đây chủ yếu là tổn thất áp suất trên đường đẩy:
ΔPống = ΔPms + ΔPcb
Trong đó:
ΔPms : tổn thất áp suất do ma sát , Pa
ΔPcb : tổn thất áp suất cục bộ, Pa
Tính tổn thất áp suất do ma sát ΔPms
,Pa [ 1, 307 ]
Trong đó :
+ l : chiều dài ống , m ;
kho lạnh dài 36m, bình chứa hạ áp đặt ở giữa nên đường ống dẫn gas lỏng là 18m, chiều cao đẩy là 4m. Vậy chiều dài đường ống dẫn lỏng là :
l = 18 + 4 = 22m
+ dd : đường kính ống đẩy , dd = 0,0275m
+ ρ : khối lượng riêng của môi chất lỏng, ρ = 1375kg/m3
+ w : tốc độ của gas lỏng trong đường ống đẩy, w = 0,5m/s
+ λ : hệ số trở kháng của ống
Tiêu chuẩn Reynolds
- là độ nhớt động học của R22, Pa.s.
Tra bảng phụ lục 3a, [1,350], ta được μ = 2,97x10-4 Pa.s
Vậy Re = = 63657,4
Re > 2320 nên đây là chế độ chảy rối, do đó :
[ 1, 308 ]
=
Tính tổn thất áp suất cục bộ ΔPcb:
,Pa [ 1, 308 ]
Để tính tổn thất cục bộ ta lấy định hướng như sau : cút 900 có 5 cái, phin lọc 1 cái, van chặn 6 cái. Trở lực cục bộ được
Bảng 3.11. Bảng tính trở lực cục bộ đường ống
Tên
Số lượng
x
hcp, Pa
Cút 900
5
0,6
1031,25
Phin lọc
1
8
2750
Van chặn
6
5
10312,5
å hcp = 14093,75
Tổng chiều cao cột áp bơm :
Hb = 39240 + 5750 + 14093,75 = 59083,75 Pa ≈ 0,59 bar
Năng suất của bơm :
Gb = 0,348 kg/s suy ra Vb = m3/s
Công suất yêu cầu của bơm :
N= , KW [ 1, 305 ]
Trong đó :
+ N : công suất bơm, KW;
+ V = 2,53 x 10-4 : năng suất bơm, m3/s;
+ H = 59083,75 : chiều cao cột áp bơm, Pa;
+ η : hiệu suất bơm.Đối với bơm nhỏ chọn η = 0,7
Vậy công suất bơm là :
N = ≈ 0,21 KW
Theo bảng 10-6, [1,303] ,em chọn bơm ly tâm có các thông số sau :
+ Ký hiệu bơm : 1,5K-6b
+ Đường kính bánh công tác : 105mm
+ Năng suất bơm : 9,4m3/h
+ cột áp : 1,16 bar
+ Hiệu suất : 49%
+ Công suất trên trục : 0,6 KW.
+ Số lượng : 2 bơm.
3.3. Bố trí máy và thiết bị
Sau khi đã hoàn thành xong công tác thiết kế thì phải bố trí máy và thiết bị cho phù hợp. Dưới đấy là sơ đồ mặt bằng của kho lạnh dự kiến sẽ thiết kế với các thiết bị được lắp đặt vào các vị trí sau:
Hình 3.26. Sơ đồ mặt bằng kho lạnh
Hình 3.27. Mặt cắt dọc kho lạnh
Chương 4. TRANG BỊ TỰ ĐỘNG HÓA, LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH HỆ THỐNG LẠNH, KHO LẠNH
4.1. Gia cố và xây dựng nền móng
Đây là môt công đoạn quan trọng trong quá trình xây dựng kho, nó quyết định tính vững chắc và an toàn của kho. Móng được đào sâu 50cm. Đúc đế của các cột bê tông cốt thép. Sau đó ta đúc các cột bê tông đến chiều cao bằng mặt nền kho thiết kế, tiến hành xây móng đổ đất đá vào nền tạo độ vững chắc của nền. Sau đó đúc lớp bê tông chịu lực và xây các con lươn bằng gạch.
4.1.1. Đúc khung kho bằng bê tông cốt thép.
Sau khi đã xây dựng xong móng kho, nền kho tiến hành đúc các cột bê tông theo chiều cao và kích thước thiết kế. Trên cùng của các cột được liên kết với nhau bằng các dầm bê tông cốt thép.
Cùng với việc xây dựng khung ta tiến hành xây tường bao cho những tường cần thiết.
4.1.2. Dựng khung đỡ mái và lợp mái.
Sau khi đã có được khung bê tông của kho ta tiến hành dựng khung sắt đỡ mái, lắp các xà dọc theo chiều dài của kho và tiến hành lợp tôn. Sau khi đã có được bộ khung vững chắc cho việc lắp ghép các cấu trúc cách nhiệt.
4.2. Lắp đặt kho lạnh
4.2.1. Công tác chuẩn bị.
Trược khi lắp đặt kho lạnh thì phải chuẩn bị dụng cụ lắp đặt cho đầy đủ như là: panel, thanh nhôm V và thanh thép chữ U, tán rive, khoan, máy cắt…
Chuẩn bị đồ bảo hộ lao động cho người thi công.
Đo đạc kỹ trước khi lắp đặt.
4.2.2. Thi công lắp đặt.
Đầu tiên ta lắp phần panel vách trước nhưng chừa một vách phía Tây ra vì vách này để khi lắp xong panel nền ta mới lắp.
Lắp luôn cửa ra vào kho lạnh và cửa sổ.
Lắp đến panel nền.
Lắp panel vách còn lại.
Lắp các xà để giữ panel trần.
Lắp panel trần.
4.2.2.1. Lắp panel vách
a. lắp vách kho lạnh.
Đặt hai tấm panel lại gần nhau và dùng cơ cấu khoá cam để lắp ghép nó lại. Cách lắp bằng khoá cam ta trình bày như hình vẽ 4-1.
Sau khi lắp xong phải bắn keo silicon vào các khe hở giữa hai tấm panel để tránh ẩm lọt vào các tấm panel.
Sau cùng phải cho nút che lỗ đưa lục giác vào bằng nút nhựa để tránh ẩm vào tấm panel.
Chú ý: khi cho nút vào ta phải bắn keo vào nút đó để cách li tấm panel với ẩm bên ngoài, và giữ nút cho chắc chắn.
1: Khoá cam
2: Lỗ để dùng lục giác điều khiển khoa cam.
3: Chốt ở panel thứ hai để giữ khoá cam
4: Chốt ở panel thứ nhất để giữ khoa cam không bị bật ngược lai sau.
4
3
2
1
Hình 4.1. Cách khóa tấm Panel
1: Panel tường thứ nhất.
2: Panel tường thứ hai.
3: Cơ cấu khoá cam.
4: Nút che lỗ khoá cam.
4
2
3
1
Hình 4.2. Cách lắp panel vách.
Lắp panel vách ở góc kho lạnh ( hai vách vuông góc với nhau ).
- Đặt hai tấm panel như hình vẽ 4-3.
- Sau đó dùng các thanh thép chữ V để cố định hai tấm lại với nhau. Các thanh nhôm này vừa để cố định vừa để chống ẩm cho tấm panel.
Dùng các con tán rive để cố định thanh nhôm chữ V với panel
1: Tấm panel vách 1.
2: Tấm panel vách 2.
3: Thanh nhôm hình chữ V.
4: Tán rive.
1
4
3
2
Hình 4.3. Lắp panel vách ở góc kho lạnh.
Còn một vách ta lắp panel nền trước rồi mới lắp vách đó được (đó là vách phía Tây).
4.2.2.2. Lắp cửa ra vào và cửa lấy hàng
Ở đấy kể cả cửa ra vào và cửa sổ đều dùng loại cửa kiểu bản lề :
Đo đạc xem vị trí đặt cửa nằm ở đâu .
Dùng máy cắt để cắt một lỗ đúng bằng kích thước cửa đó.
Đặt cửa vào vị trí đó.
5
4
3
2
1
1: Cửa kho lạnh.
2: Tấm inox để giữ cửa với panel
3: Khoá cửa.
4: Chốt khoá.
5: Bản lề.
Dùng khoan để khoan lỗ và bắn rive vào tấm số 2 để cố định cửa với panel.
Hình 4.4. Cửa kho lạnh
4.2.2.3. Lắp panel nền
4
3
2
1
Lắp panel nền như hình vẽ.
1: Panel nền.
2: Panel vách.
3: Tán rive.
4: Thanh nhôm chữ V.
Hình 4.5. Lắp panel nền và vách
Trước tiên lắp tấm panel nền và vách trước. Đặt hai tấm panel vuông góc với nhau sau đó dùng thanh nhôm mỏng chữ V đặt ở góc và bắn tán rive vào để giữ thanh thép cố định hai tấm panel lại với nhau. Ở đây thanh nhôm chữ V này chỉ co tác dụng chống ẩm cho tấm panel thôi.
Sau đó lắp các tấm panel nền với nhau. Các tấm panel nền được lắp với nhau bằng cơ cấu khoá cam đã nêu ở mục trước.
4.2.2.4. Lắp xà để giữ panel trần
Do panel trần không có cột để đỡ nên dùng các xà để giữ cho trần kho không bị rơi xuống dưới
1: Xà treo.
2: Tăng đơ.
3: Dây cáp.
4: Xà gồ trên mái kho.
1
2
3
4
Hình 4.6. Cách lắp xà treo
Xà treo này thường dùng thanh thép hình chữ U
4.2.2.5.Lắp các panel trần
Sau khi đã lắp xong các xà ta tiến hành lắp các panel trần.
Đầu tiên lắp trần với vách phía Đông trước.Cách lắp trần này như hình vẽ 4.7
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
1: Panel vách phía Đông
2: Panel trần kho lạnh.
3: Bulong dù.
4: Đai ốc để giữ bulong dù.
5: Dây cáp theo panel trần.
6: Cơ cấu tăngđơ.
7: Thanh thép chữ U.
8: Tán rive.
9: Thanh nhôm chữ V.
10: Xà gồ.
Hình 4.7. Lắp panel trần
Lắp panel trần sau đó ta dùng các bu long dù bắt xuyên qua panel trần để cố định panel trần với xà treo hình chữ U, để xà treo giữ panel trần khỏi bị rơi xuống dưới (Lắp bulong dù phải cho một ít keo silicon vào phần dù ốp vào panel trần để nó giữ cho bulong dù không bị xoay chuyển khi ta siết đai ốc ở phía trên).
Sau đó tiến hành bắt thanh nhôm số 9 và tán số 8 như hình vẽ 4-8. Khi đã lắp xong panel trần đầu tiên thì lắp panel tiếp theo cùng hàng đó tương tự như vậy, nhưng trước khi bắt bulong dù phải để hai tấm panel gần nhau và khoa chúng bằng cơ cấu cam trước sau đó mới tiến hành lắp bulong dù vào và tương tự như trên.
Sau khi xong hàng thứ nhất phải căng dây cáp bằng cơ cấu tăng đơ để cho dây cáp căng ra để giữ panel tốt hơn.
Sau khi lắp xong vách thứ nhất tiến hành lắp các vách còn lại. Cách lắp tương tự như lắp trần với vách phía Đông.
Sau khi lắp xong panel trần với các vách xong là đã hoàn thành lắp xong kho lạnh. Và giờ tiến hành lắp đặt hệ thống lạnh.
4.3. Lắp đặt hệ thống lạnh
4.3.1. Lắp đặt máy nén lạnh
4.3.1.1. Yêu cầu đối với phòng máy
- Có đầy đủ trang thiết bị phòng cháy chữa cháy, mặt nạ phòng độc, dụng cụ thao tác vận hành, sửa chữa, các bảng nội quy, quy trình vận hành và an toàn cháy nổ.
- Gian máy phải đảm bảo thông thoáng, có bố trí các lam và cửa sổ thông gió, không gian bố trí máy rộng rãi, cao ráo để người vận hành dễ dàng đi lại, thao tác và xử lý. Cửa chính là cửa hai cánh mở ra ngoài, các thiết bị đo lường, điều khiển phải nằm ở vị trí thuận lợi thao tác, dễ quan sát. Mỗi gian máy có ít nhất hai cửa.
- Bố trí gian máy phải tính đến ít gây ảnh hưởng đến sản xuất nhất .
- Độ sáng trong gian máy phải đảm bảo trong mọi hoàn cảnh, ban ngày cũng như ban đêm để người vận hành máy dễ thao tác, đọc các thông số.
- Nền phòng máy phải đảm bảo cao ráo, tránh ngập lụt khi mưa bão có thể làm hư hại đến máy móc thiết bị.
- Nếu gian máy không được thông gió tự nhiên tốt, có thể lắp quạt thông gió, đảm bảo không khí trong phòng được trong lành, nhiệt thải từ các động cơ được thải ra ngoài.
4.3.1.2. Lắp đặt máy nén
- Đưa máy vào vị trí lắp đặt: khi cẩu chuyển cần chú ý chỉ được móc vào các vị trí đã được định sẵn, không được móc tùy tiện vào ống, thân máy gây trầy xước và hư hỏng máy nén.
- Khi lắp đặt máy nén cần chú ý đến các vấn đề: thao tác vận hành, kiểm tra, an toàn, bảo trì, tháo dỡ, thi công đường ống, sửa chữa, thông gió và chiếu sáng thuận lợi nhất.
- Máy nén lạnh thường được lắp đặt trên các bệ móng bê tông cốt thép. Bệ móng phải cao hơn bề mặt nền tối thiểu 100mm, tránh bị ướt bẩn khi vệ sinh gian máy. Bệ móng được tính toán theo tải trọng động của nó, máy được gắn chặt lên nền bê tông bằng các bulông chôn sẵn chắc chắn. Khả năng chịu của móng phải đạt ít nhất 2,3 lần tải trọng của máy nén kể cả động cơ.
- Bệ máy không được đúc liền với kết cấu xây dựng của tòa nhà tránh truyền chấn động làm hỏng kết cấu xây dựng. Để chấn động không truyền vào kết cấu xây dựng nhà, khoảng cách tối thiểu từ bệ máy đến móng ít nhất 30cm. Ngoài ra nên dùng vật liệu chống rung giữa móng máy và móng nhà.
- Các bulông cố định máy vào bệ móng có thể đúc sẵn trong bê tông trước hoặc sau cũng được. Phương pháp chôn bulông sau khi lắp đặt thuận lợi hơn. Muốn vậy cần để sẵn các lỗ có kích thước lớn hơn yêu cầu, khi đưa máy vào vị trí ta tiến hành lắp bulông rồi sau đó cho vữa xi măng vào để cố định bulông.
4.3.2. Lắp đặt dàn ngưng tụ ống chùm vỏ bọc nằm ngang
Khi lắp đặt thiết bị ngưng tụ cần lưu ý đến vấn đề giải nhiệt của thiết bị, ảnh hưởng của thiết bị ngưng tụ đến xung quanh, khả năng thoát môi chất lỏng về bình chứa để giải phóng bề mặt trao đổi nhiệt.
Vị trí lắp đặt thiết bị ngưng tụ cần thoáng mát cho phép dễ dàng thoát được nhiệt ra môi trường xung quanh, không gây ảnh hưởng đến con người và quá trình sản xuất.
Khi lắp đặt cần lưu ý để dành các khoảng hở ở hai đầu bình để có thể vệ sinh bình trong thời kỳ bảo dưỡng. Các đoạn đường ống nước giải nhiệt vào ra bình dễ dàng tháo dễ khi vệ sinh
Dàn ngưng thường được lắp phía dưới máy nén.
4.3.3. Lắp đặt cụm dàn lạnh
11
10
8
7
6
5
4
3
2
1
Lắp cụm dàn lạnh ta thực hiện theo hình vẽ 4.8
Hình 4.8. Cách treo dàn lạnh.
1: Dàn lạnh. 8: Dây cáp để móc tăngđơ.
2: Quạt dàn lạnh. 9: Tăngđơ.
3: Thanh thép chữ U trên dàn lạnh. 10: Xà gồ trên mái.
4: Thanh ty. 11: Dây cáp.
5: Đai ốc.
6: Panel trần.
7: Thanh thép chữ U phân bố lực đều trên panel
Trước khi đưa dàn lạnh lên ta phải đo đạc vị trí lắp đặt dàn lạnh cho phù hợp. Sau đó ta khoan lỗ cho thanh thép chữ U số 7 sao cho khoảng cách các lỗ của nó phải bằng khoảng cách các lỗ trên thanh thép chữ U ở trên dàn lạnh.
Sau khi khoan lỗ xong xuôi tiến hành treo thanh thép số 7 lên trên xà gồ số 11 và đưa thanh ty 4 vào đúng vị trí như hình vẽ, để khi cho dàn lạnh lên ta chỉ việc xỏ thanh ty vào các lỗ trên thanh thép chữ U số 3 và siết đai ốc vào là xong phần lắp đặt dàn lạnh.
Chú ý: Khi lắp dàn lạnh ta phải chú ý khoảng cách của dàn lạnh và vách kho lạnh nó phải cách vách khoảng 0,6m để không khí đối lưu được dễ dàng mà không bị vách cản sự đối lưu đó. Sau khi lắp xong dàn lạnh lên thì lên nóc kho lạnh tăng dây cáp bằng cơ cấu tăngđơ lên cho hợp lý.
4.3.4.Lắp đặt bình tách dầu
Bình tách dầu được lắp đặt ngay sau đầu đẩy của máy nén và thường được lắp đặt ở trên cao trong phòng máy. Nhiệt độ bình rất cao nên lắp đặt ở vị trí thoáng gió để giải nhiệt tốt
4.3.5. Lắp đặt van chặn
Các van chặn trong hệ thống lạnh cần được lắp đặt ở vị trí dễ thao tác, vận hành, có thể nằm ngang hoặc thẳng đứng. Khi nằm trên đoạn ống nằm ngang thì phải lắp các tay van quay lên phía trên.
Khoảng hở các phía của van phải đủ để thao tác và sửa chữa, tháo lắp van khi cần.
Trên thân van có mũi tên chỉ chiều chuyển động của môi chất nên cần chú ý và lắp đặt đúng chiều.
Phương pháp nối van chủ yếu là hàn và nối bích nên cần thao tác đúng kỹ thuật.
4.3.6. Lắp đặt van điện từ
Lõi sắt của van điện từ chuyển động lên xuống nhờ sức hút của cuộn dây và trọng lực, nên van điện từ bắt buộc phải được lắp đặt trên đoạn ống nằm ngang. Cuộn dây của van điện từ phải lên phía trên.
Do van điện từ là thiết bị hay bị cháy hỏng thường xuyên và cần phải được thay thế, nên trước và sau van điện từ phải bố trí các van chặn nhằm cô lập van điện từ khi cần thay thế hoặc sửa chữa.
4.3.7. Lắp đặt đường ống
4.3.7.1. Lắp đặt đường ống dẫn môi chất
Trong quá trình thi công và lắp đặt đường ống dẫn môi chất cần lưu ý:
- Không được đẻ bụi bẩn, rác lọt vào bên trong ống. Loại bỏ các đầu nút ống tránh bỏ sót rất nguy hiểm.
- Không được đứng lên thiết bị, đường ống, để các vật nặng lên đường ống.
- Không dùng giẻ hoặc vật liệu sơ, mềm để lau bên trong ống vì xơ vải dễ làm tắt phin lọc.
- Không để nước lọt vào phía bên trong đường ống.
- Không tựa, gối thiết bị lên cụm van, van an toàn, các tay van, ống môi chất.
Lắp đặt đường ống cho hệ thống frêôn:
Dùng ống đồng.
Việc hàn ống dùng các ve hàn bạc.
Cắt ống bằng dao chuyên dùng hoặc dao cắt có răng nhỏ.
Đảm bảo bên trong ống được khô ráo.
Đường hồi dầu, ống hút của hệ thống frêôn đặt nghiêng để dầu tự chảy về máy nén.
4.3.7.2. Lắp đặt đường ống dẫn nước
Đường ống dẫn nước trong hệ thống lạnh được sử dụng để: giải nhiệt cho thiết bị ngưng tụ, xả tuyết, làm mát thiết bị làm mát dầu,…
- Đường ống nước giải nhiệt và xả tuyết sử dụng ống thép tráng kẽm, bên ngoài sơn màu xanh nước biển.
- Đối với nước ngưng từ các dàn lạnh, dàn ngưng, thiết bị làm mát dầu,… có thể dùng ống nhựa PVC, có thể bọc hoặc không bọc cách nhiệt, tùy vị trí lắp đặt.
4.4. Thử bền và thử kín hệ thống lạnh
4.4.1. Thử bền
Áp suất thử bền bằng 1.5 lần áp suất làm việc.
Các bước tiến hành:
Chuẩn bị thử: cô lập máy nén, ngắt áp kế đầu hút, mở van ( trừ van xả), nối bình Nitơ qua van giảm áp.
Nâng áp suất hệ thống từ từ lên áp suất thử bền cho phía cao áp và hạ áp.
Duy trì áp suất trong vòng 5 phút rồi giảm dần tới áp suất thử kín.
Tuy nhiên cần lưu ý, máy nén và thiết bị đã được thử bền tại nơi chế tạo rồi nên có thể không cần thử bền lại lần nữa, mà chỉ thử hệ thống đường ống, mối hàn.
4.4.2. Thử kín
- Nâng áp suất lên áp suất thử kín.
- Duy trì áp lực thử trong khoảng 24h. Trong vòng 6h đầu áp suất thử giảm không quá 10% và sau đó không giảm.
- Tiến hành thử bằng nước xà phòng.
- Khi phát hiện rò rỉ cần loại bỏ áp lực trên hệ thống rồi mới xử lý. Tuyệt đối không được xử lý khi còn áp lực.
Chỉ sau khi đã thử xong hoàn chỉnh không phát hiện rò rỉ mới tiến hành bọc
cách nhiệt đường ống và thiết bị.
4.4.3. Bọc cách nhiệt đường ống
Sau khi thử kín hệ thống xong thì ta tiến hành bọc cách nhiệt đường ống.
Trong hệ thống lạnh các đường ống được cách nhiệt chủ yếu là các đường ống có nhiệt độ thấp như đường ống cấp lỏng, đường ống hút về máy
nén…Chiều dày lớp cách nhiệt từ 150 ÷ 200mm
1: Vật liệu cách nhiệt PU.
2: Vỏ tôn bọc bên ngoài.
3: Ống thép.
4: Ống thép.
4
3
1
2
cấu trúc cách nhiệt đường ống được thể hiện qua hình 4.9
Hình 4.9. Cấu tạo đường ống sau khi đã bọc cách nhiệt
4.5. Hút chân không và nạp gas cho hệ thống lạnh
4.5.1. Hút chân không hệ thống
Quá trình hút chân không được trình bày ở hình vẽ 4.12
Quá trình hút chân không kết nối như hình vẽ 4-12. Sau khi dây gas kết nối với các giắc co A, B, D, E thì tiến hành bật máy hút chân không cho nó chạy. Hút đến khi áp suất ở đồng hồ LP chi về vạch –30mmHg thì cho máy chạy thêm 1 giờ nữa, sau đó cho máy nghi một lúc sau đó hút lại lần nữa. Cứ làm như vậy khoảng 3 đến 4 lần là đủ. Trong quá trình hút chân không ta kết hợp sơn đường ống thép (sơn đường ống bằng sơn màu đỏ).
Các thiết bị và cách hút chân không hệ thống được trình bày ở hình 4.10 và 4.11
1: Đường nén của máy nén.
2: Đường hút về của máy nén.
3: Van hút.
4: Máy nén.
5: Máy hút chân không.
6: Đường không khí được hút ra.
7: Van cao áp của đồng hồ nạp gas.
8: Van thấp áp của đồng hồ nạp gas.
Hình 4.10. Các thiết bị trong quá trình hút chân không: Dây gas, đồng hồ nạp gas, máy hút chân không.
8
7
5
6
E
D
C
B
HP
LP
4
3
A
1
2
Hình 4.11. Sơ đồ quá trình hút chân không
4.5.2. Nạp gas cho hệ thống.
+ Xác định lượng gas nạp
- Để nạp môi chất trước hết cần xác định lượng môi chất cần nạp vào hệ thống. Việc nạp môi chất quá nhiều hay quá ít điều ảnh hưởng năng suất và hiệu quả của hệ thống.
Nếu nạp quá ít: môi chất không đủ cho hoạt động bình thường của hệ thống dẫn đến dàn lạnh không đủ môi chất, năng suất lạnh hệ thống giảm, chế độ làm lạnh không đạt còn nếu thiếu môi chất lưu lượng tiết lưu giảm do đó độ quá nhiệt tăng làm cho nhiệt độ đầu đẩy tăng.
Nếu nạp môi chất quá nhiều: bình chứa không chứa hết dẫn đến một lượng lỏng sẽ nằm ở thiết bị ngưng tụ, làm giảm diện tích trao đổi nhiệt, áp suất ngưng tăng, máy có thể bị quá tải.
+ Nạp gas vào hệ thống
Có hai phương pháp nạp môi chất: nạp theo đường hút và nạp theo đường cấp dịch.
Đối với hệ thống lạnh đang thiết kế thì áp dụng phương pháp nạp theo đường hút. Phương pháp này có đặc điểm như sau:
Nạp ở trạng thái hơi, số lượng nạp ít, thời gian nạp lâu.
Chỉ áp dụng cho máy có công suất nhỏ.
Việc nạp môi chất thực hiện khi hệ thống đang hoạt động.
E
8
7
4
3
D
C
B
A
1
2
HP
LP
Ta thực hiện theo hình 4.12
5
Hình 4.12. Cách nạp gas hệ thống.
1. Đường nén của máy nén. 2: Đường hút về của máy nén.
3: Van hút 4: Máy nén.
5: chai gas. 7: Van cao áp của đồng hồ nạp gas.
8: Van thấp áp của đồng hồ nạp gas. A,B,C,D,E: Các giắcco để kết nối.
Sau khi đã chân không hệ thống, nối bình với nhánh van hút Đóng van số 7 và mở van số 8 ra sau đó ta mở van chai gas ra để gas vào hệ thống thông qua chênh lệch áp suất. Sau đó cho máy chạy và điều chỉnh áp suất hút không vượt quá 1.5 đến 2 bar. Cho máy chạy để máy nén hút hết phần gas trong chai gas. Nạp gas cho đến khi áp suất hút khoảng 1 bar là đủ. Khi xong đóng van số 8 rồi đóng van chai gas. Sau đó tháo bộ nạp gas ra và cho máy tiếp tục chạy để kiểm tra. Nếu không có sự cố gì thì kết thúc quá trình nạp gas ở đây.
4.6. Trang bị tự động hóa và vân hành hệ thống lạnh
4.6.1. Lắp đặt hệ thống điện
4.6.1.1. Sơ đồ mạch điện hệ thống lạnh kho bảo quản đông
Hình 4.13. Sơ đồ mạch điện động lực của hệ thống
Hình 4.14 và 4.15. Sơ đồ mạch điện điều khiển và mạch sự cố của hệ thống
4.6.1.2. Thuyết minh mạch điện
Bật công tắc cos1, cos2 về vị trí auto. Đóng áp tô mát MCB-1, MCB-2, nếu không có sự cố gì thì hệ thống vận hành hoàn toàn tự động như sau :
Khi đóng MCB-2 thì cuộn dây SV/3 có điện làm cho van điện từ SV-3 có điện mở ra,máy nén sẵn sàng chạy giảm tải.
Khi đó mạch thông như sau : OCR-1, HPS, ab, LPS. Cuộn dây M/2 và M/3 có điện khởi động bơm, quạt dàn ngưng, đồng thời đóng tiếp điểm thường mở M-2 và M-3, làm cho rơle thời gian TR/1 có điện tính thời gian để khởi động máy nén.
Sau thời gian từ 5 đến 10s cài đặt ở TR/1, tiếp điểm thường mở đóng chậm TR-1 đóng lại,cuộn dây M/1 có điện đóng tất cả tiếp điểm thường mở M-1. Đồng thời máy nén khởi động sao. Rơle thời gian TR/2 co điện bắt đầu tính thời gian sau 2 đến 3s, tiếp điểm đóng mở chậm mở ra, tiếp điểm mở đóng chậm đóng lại,máy nén chuyển sang chạy chế độ tam giác,đồng thời cuộn dây SV/3 mất điện đóng van điện từ SV-3 lại, nhập tải cho máy nén.
Song song lúc đó, công tắc F ở vị trí 1-3, tiếp điểm U, K đóng lại,cuộn dây SV/1 và rơle thời gian TR/3 có điện mở cấp dịch cho BTH. Đồng thời cuộn dây SV/5 và SV/6 cũng có điện mở tiếp điểm cấp dịch vào dàn lạnh. Rơle thời gian TR/3 có điện tính thời gian sau 2-3s thì đóng tiếp điểm mở đóng chậm TR-3 làm cuộn dây M/4 có điện khởi động quạt dàn lạnh.
Xả đá : mạch xả đá hoạt động như sau :
Sau thời gian máy nén chạy được điều chỉnh trên Dixell, tiếp điểm U, K mở ra làm các cuộn dây SV/1, SV/6 và M/5-1 mất điện, ngừng cấp dịch vào dàn lạnh và BTH và ngừng quạt dàn lạnh, lúc này máy nén chạy rút gas về BTH. Sau đó tiếp điểm F bật sang vị trí 2 làm cho cuộn dây SV/2 và SV/4 có điện, mở van điện từ SV-2 và SV-4 cấp gas nóng phía cao áp vào dàn lạnh để phá băng. Sau một thời gian xả băng được điều chỉnh trên Dixell thì tiếp điểm F chuyển sang 3 làm mất điện cuộn dây SV/2 ngừng cấp gas nóng vào dàn lạnh. Tiếp điểm K đóng lại làm cuộn dây SV/1, SV/6 và M/5-1 có điện cấp dịch vào BTH và dàn lạnh. Khi đó quạt dàn lạnh chưa hoạt động do dàn lạnh còn nóng. Thời gian quạt dàn lạnh chạy chậm được điều chỉnh trên Dixell từ 3-5 phút thì tiếp điểm U đóng lại,cuộn dây M/4 có điện có điện khởi động quạt dàn lạnh.
Nếu trong thời gian xả tuyết mà nhiệt độ dàn lạnh quá cao thì tiếp điểm tdl ( cảm biến nhiệt độ dàn lạnh ) sẽ tác động làm mở tiếp điểm F, kết thúc quá trình xả tuyết để tránh xả tuyết vô ích.
Điều chỉnh nhiệt độ dàn lạnh : Trong quá trình làm việc khi nhiệt độ dàn lạnh đạt yêu cầu ( nhỏ hơn nhiệt độ điều chỉnh trên Rơle nhiệt độ thì khi đó tiếp điểm Th mở ra, cuộn dây SV/6 mất điện ngừng cấp dịch vào dàn lạnh. Khi đó máy nén vẫn chạy rút gas. Sau một thời gian khi áp suất cacte xuống thấp thì tiếp điểm LPS mở ra làm cho máy nén dừng, đồng thời bơm nước và quạt tháp giải nhiệt dừng nhưng quạt dàn lạnh vẫn chạy. Sau một thời gian máy nén dừng, nhiệt độ phòng lạnh tăng lên lớn hơn nhiệt độ điều chỉnh trên Rơle nhiệt thì tiếp điểm th đóng lại, cuộn dây SV/6 có điện cấp dịch vào dàn lạnh. Sau một thời gian thì áp suất cacte tăng lên, tiếp điểm LPS đóng lại khởi động lại hệ thống.
Quá tải và sự cố : trong quá trình vận hành nếu có sự cố về áp suất dầu thấp,áp suất hút thấp,áp suất nén cao hay môtơ máy nén,bơm, quạt dàn ngưng,bơm dịch quá nóng thì các Rơle bảo vệ quá tải sẽ tác động ngắt mạch máy nén,cho máy nén dừng. Đồng thời mạch báo sự cố có điện, đèn báo sự cố và chuông báo động reo lên. Khi đó người vận hành ấn ALAM STOP ngắt mạch báo động và tìm hiểu nguyên nhân. Sau khi khắc phục sự cố người vận hành ấn Reset để hệ thống có thể vận hành trở lại.
4.6.2. Mô tả Dixell XR160C
Tất cả các thiết bị XR có thể kết nối với hệ thống giám sát XJ500 thông qua ngõ ra nối tiếp RS485. Thiết bị XR 160C là các bộ vi điều khiển được ứng dụng trong lĩnh vực lạnh ở nhiệt độ thường và nhiệt độ sâu. XR 160C có 3 tiếp điểm ngõ ra để điều khiển máy nén, xả tuyết ( bằng điện trở hoặc gas nóng) và quạt dàn lạnh. XR 160C có 3 đầu dò: 1 dùng cho việc điều khiển nhiệt độ phòng, 1 dùng cho điều khiển nhiệt độ dàn lạnh, đầu còn lại dùng cho ngõ ra tương tự 4 ÷ 20mA, 2 ngõ vào số không điện áp được định cấu hình thông qua các thông số và một còi báo hiệu bên trong thiết bị dùng cho cảnh báo. Thiết bị có thể lập trình bằng các phím một cách dễ dàng.
Cài đặt các thông số xả tuyết cho Dixell XR160C
Khai báo : + Nhiệt độ phòng đạt độ : -20 0C
+ Xả tuyết bằng gas nóng
+ Thời gian xả tuyết :30 phút
+ Chu kỳ xả tuyết :6h/lần
+Quạt dàn lạnh trì hoãn 5 phút
Thao tác
- Điều chỉnh nhiệt độ : Nhấn Set cho đèn Led phải nhấp nháy, hiển thị nhiệt độ đồng hồ. Điều chỉnh Up hoặc Down đến giá trị -18 0 C. Ấn “ Hy ” ( Δt ) = 4 0C bằng các nhấn cùng lúc Down + Set cho 2 đèn Led phải và trái sáng lên, nếu màn hình không hiện “Hy” thì ans Up hoặc Down để tìm “Hy”. Sau đó ấn Set để màn hình hiện dao động nhiệt độ, ấn Up hoặc down để cài đặt giá trị 4,sau đó ấn Set để lưu giá trị vừa cài đặt.
Chọn kiểu xả tuyết TDF:Nhấn nút Set + Down sau đó chờ 2 đèn Led trái và phải nhấp nháy. Sau đó ấn Set trong phần “ Hy ”, nhấn Up hoặc Down để chọn kiểu xả tuyết. Chọn TDF và ấn Set.
EL : xả tuyết bằng điện trở
IN : xả tuyết bằng gas nóng
Ta chọn IN và nhấn nút Set để chọn.
Chu kỳ xả tuyết IDF: Ấn Up hoặc Down để tìm IDF va ấn Set. Sau khi chọn IDF nhấn nút Set ( thời gian cho chu kỳ xả tuyết một lần ), ta ấn Up hoặc Down để nhập thời gian thích hợp cho hệ thống ( 6h ) và nhấn nút Set để lưu giá trị cài đặt.
Ở đây để các dàn lạnh không xả tuyết đồng thời tránh cho nhiệt độ kho tăng quá cao, làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, em cài đặt chu kỳ xả tuyết cho các Dixell là 5h, 6h, và 7h.
Chọn MDF ( thời gian xả tuyết trong một chu kỳ tính bằn phút ), ta ấn Up hay Down để nhập thời gian xả tuyết trong chu kỳ là 30 phút và ấn Set để lưu giá trị vừa cài đặt.
Chọn FCN ( kiểu hoạt động của quạt ) nhấn nút Set, sau đó chọn:
+ C-N : Quạt chạy cùng máy nén, tắt khi xả tuyết;
+ O-N : Chạy liên tục, tắt khi xả tuyết;
+ C-Y : Chạy cùng máy nén, chạy khi xả tuyết;
+ O-Y : chạy liên tục, chạy khi xả tuyết.
Ta chọn O-N và nhấn nút Set để lưu giá trị vừa cài đặt.
4.6.3. Phần an toàn.
Để bảo đảm an toàn, phải nghiêm chỉnh thực hiện các quy tắc an toàn vận hành máy lạnh và các quy tắc an toàn thiết bị điện :
+ Chỉ cho phép những người sau đây được vận hành máy lạnh:
-Đã được học lớp chuyên môn về vận hành máy lạnh.
-Đối với thợ điện, đã được học lớp chuyên môn về vận hành thiết bị điện.
+ Những người làm việc đều phải biết kỹ thuật an toàn về sơ cứu, không kể
cấp bậc chuyên môn nào.
+ Người vận hành máy lạnh cần phải biết:
- Kiến thức sơ cấp về các quá trình trong máy lạnh, trong hệ thống máy. - Tính chất của chất làm lạnh ( môi chất lạnh, môi trường truyền lạnh).
- Các quy tắc sửa chữa hệ thống thiết bị lạnh.
- Thợ lắp đặt điện phải biết lắp đặt, đọc bản vẽ.
- Cách lập nhật ký, biên bản vận hành máy.
+ Công ty phải cử người có trách nhiệm theo dõi thực hiện quy tắc kỹ thuật
an toàn này.
+ Bảo quản các tài liệu liên quan đến hệ thống lạnh.
+ Cấm bảo quản xăng, dầu hoả và các chất lỏng dễ cháy khác trong phòng
máy.
+ Thiết bị lạnh phải được kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ ít nhất 3 tháng 1lần.
+ Cấm người không có trách nhiệm đến gần hoặc có bất kỳ tác động gì đến thiết
bị.
+ Trong kho lạnh tuyệt đối không được xếp hàng đến quá gần dàn
lạnh hoặc đường ống.
+ Cấm người vận hành máy uống rượu hoặc say rượu trong giờ trực vận
hành máy.
4.7. Phần vận hành
4.7.1. Những vấn đề cần chú ý trước khi vận hành hệ thống lạnh
- Nguồn điện phải có đủ điện thế 3 pha 380 ± 5%, tần số 50Hz.
- Kiểm tra lượng nước trong tháp giải nhiệt có đủ và liên tục hay không,
nếu thiếu phải bổ sung thêm.
- Kiểm tra bộ lọc nước có bị bám bẩm hay không.
- Kiểm tra sự tuần hoàn và phân phối nước giải nhiệt đến bình ngưng, các van nước phải được mở.
- Kiểm tra các van gas trong trong hệ thống, các van này phải đúng trạng thái (lưu ý các van trên đường nén).
- Kiểm tra mức dầu trong bình tách dầu ( mực dầu từ 1/2 – 2/3 kính xem dầu ).
- Kiểm tra độ kín của hệ thống xem có bị rò rỉ hay không.
- Kiểm tra các công tắc xoay, các công tắc này phải đặt ở vị trí “Tắt” OFF
4.7.2. Vận hành hệ thống
Vận hành hệ thống lạnh phải theo trình tự sau:
+ Cấp nguồn cho hệ thống
- Bảo đảm nguồn điện 3 pha 380 ± 5%, tần số 50Hz đã được cấp đến tủ điều khiển.
- Bảo đảm các CB (áptomát) trong tủ điện ở vị trí “tắt” OFF.
+ Vận hành hệ thống
Hệ thống lạnh được thiết kế hoàn toàn tự động thông qua bộ điều khiển nhiệt độ DIXELL XR160C đã được lập trình sẵn theo mục đích và yêu cầu của việc sử dụng kho lạnh, vì vậy việc vận hành hệ thống này cũng dễ dàng, khi vận hành ta chỉ cần nhấn MCB-2 để khởi động hệ thống hoặc nhấn nút Cos về vị trí off để ngừng hệ thống, trình tự vận hành hệ thống như sau:
- Tiến hành mở tất cả các van chặn trên đường gas và đường nước giải nhiệt của hệ thống lạnh (theo đúng trạng thái).
- Bật các MCB (áptomát) cấp nguồn cho các thiết bị và mạch điều khiển.
- Bật công tắc cấp dịch dàn lạnh sang vị trí “AUTO”.
toàn bộ hệ thống lạnh sẽ khởi động và làm việc theo bộ điều khiển nhiệt độ DIXELL XR160C.
4.7.3. Dừng máy.
Dừng máy có 3 trường hợp là dừng máy sự cố và dừng máy bình thường và dừng máy lâu dài.
Dừng máy bình thường:
+ Nhấn công tắc cos2 về vị trí OFF để ngừng bơm dịch cấp gas lạnh vào hệ thống.
+ Khi áp suất hút xuống thấp quá mức làm cho rờle áp suất hút mất điện và máy nén ngừng hoạt động.
+ Đóng van chặn hút lại.
+ Đóng các áptomát của các thiết bị lại.
Dừng máy sự cố.
+ Khi có sự cố khẩn cấp cần tiến hành ngay lập tức:
+ Bật công tắc cos1 va cos2 về vị trí OFF
+ Tắt các aptomat tổng của tủ điện lại.
+ Đóng van chặn hút lại.
+ Tìm nguyên nhân xử lí.
Dừng máy lâu dài.
Dừng máy lâu dài cần tiến hành hút nhiều lần để hút kiệt môi chất trong dàn lạnh và đưa về bình chứa cao áp.
Sau khi tiến hành dừng máy, tắt aptomat nguồn và khoá tủ điện.
4.8. Bảo dưỡng hệ thống
4.8.1. Bảo dưỡng máy nén
Việc bảo dưỡng máy nén là cực kỳ quan trọng đảm bảo cho hệ thống hoạt động được tốt, bền, hiệu suất làm việc cao nhất
Thay dầu cho carte, nên một năm thay dầu một lần, chỉ nên nạp dầu chất lượng tốt theo quy định của hãng BITZER. Thời gian đầu khi mới lắp máy cần thay dầu trong thời gian hoạt động ngắn.
Phải vặn bằng tay mỗi ngày để làm sạch phin lọc tinh của bơm dầu, và làm vệ sinh phin lọc thô. kiểm tra hệ thống nước giải nhiệt
4.8.2. Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ.
Tình trạng làm việc của thiết bị ngưng tụ ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất làm việc của hệ thống, độ an toàn, độ bền của thiết bị. Ta tiến hành vệ sinh như sau:
Vệ sinh bề mặt trao đổi nhiệt.
Xả dầu tích tụ bên trong thiết bị.
Bảo dưỡng cân chỉnh bơm quạt giải nhiệt.
Xả khí không ngưng ở thiết bị ngưng tụ.
Vệ sinh bể nước xả cặn.
Kiểm tra thay thế các vòi phun nước, các tấm chắn nước.
4.8.3. Bảo dưỡng dàn bay hơi.
Xả băng dàn lạnh: khi băng bám vào dàn lạnh nhiều sẽ làm tăng trở nhiệt dàn lạnh, dòng không khí đi qua dàn bị ngăn cản làm giảm lưu lượng gió, trong một số trường hợp băng làm tắc các cánh quạt, motor làm cháy quạt.
Vệ sinh dàn trao đổi nhiệt.
Vệ sinh máng thoát nước dàn lạnh.
Xả dầu dàn lạnh.
Kiểm tra bảo dưỡng các thiết bị đo lường, điều khiển
4.8.4. Cài đặt bảo vệ và các thông số vận hành hệ thống
4.8.4.1. Cài đặt bảo vệ
+ Cài đặt bảo vệ áp suất cao: 18 kg/cm2.
+ Cài đặt bảo vệ áp suất thấp: -0.8 kg/cm2.
+ Cài đặt bảo vệ nhiệt độ dầu: 850C
+ Cài đặt bảo vệ quá tải.
- Đối với máy nén cài đặt: 55A.
- Đối với bơm nước giải nhiệt cài đặt:11 A.
- Đối với quạt tháp giải nhiệt cài đặt: 3 A.
- Đối với quạt dàn lạnh cài đặt: 4,5A.
4.8.4.2. Các thông số vận hành hệ thống:
Điện áp
V
Dòng
Điện
A
Áp suất cao
kg/cm2
Áp suất thấp
kg/cm2
Áp suất nước
kg/cm2
Nhiệt độ dầu
0C
380
45 ¸ 50
12¸ 15
0,3 ¸ 1,5
1 ¸ 1,5
73 ¸ 80
4.9. Một số sự cố thường gặp và cách khắc phục
Sự cố
Nguyên nhân
Triệu chứng
Cách khắc phục
Máy nén không quay
-Động cơ có sự cố: cháy hoặc tiếp xúc không tốt, khởi động từ bị cháy
-Tải quá lớn, điện áp thấp, cơ cấu cơ khí bên trong bị hỏng, nối dây vào động cơ bị sai
-Đứt đầu trì, công tắc tơ bị hỏng, đứt dây điện, các công tắc bảo vệ đang làm việc
-Không có tín hiệu gì
-Động cơ kêu ù ù nhưng không chạy, có tiếng kêu và rung bất thường
-Không có phản ứng gì khi ấn nút công tắc điện từ,
-Kiểm tra sửa chữa hay là thay mới, điều chỉnh dây đai
-Kiểm tra tải, dầu trì hệ thống điên và các thiết bị bảo vệ
Áp suất đẩy quá cao
-Thiếu nước giải nhiệt: do bơm nhỏ, do tắc lọc, do ống nước nhỏ, bơm hỏng
-Quạt tháp giải nhiệt không làm việc, bề mặt trao đổi nhiệt bị bẩn, bị bám dầu
-Lọt khí không ngưng, Nhiệt độ nước làm mát cao, nhiết độ môi trường lớn
-Nạp quá nhiều gas, nước giải nhiệt phân bố không đều
-Nước nóng, dòng điện bơm nhiệt cao, thiết bị ngưng tụ nóng bất thường
-Nước trong tháp nóng, dòng điện quạt chỉ 0
Nước ra không nóng, thiết bị ngưng tụ nóng bất thường
-Đồng hồ rung mạnh, thiết bị ngưng tụ nóng bất thường
Tăng diện tích trao đổi nhiệt, kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế
-Kiểm tra nguông điện và đông cơ quạt ngưng tụ, vệ sinh bên ngoài ống và xả dầu dàn ngưng
-Kiểm tra, xả khí không ngưng, tìm nguyên nhân và khắc phục
-Xả bớt gas ra, sửa thiết bị phân bố nước
Áp suất đẩy quá thấp
-Ống dịch hay ống hút bị nghẽn
-Nén ẩm do mở van tiết lưu to, thiếu hoặc mất môi chất lạnh
-Gas xì ở van hút hay van đẩy, vòng găng của piston
-Máy đang hoạt động giảm tải
-Ống dịch có sương bám, ống hút chân không
-Sương bám carte, nắp máy lạnh, áp suất hút thấp van tiết lưu phát tiếng kêu xù xù
Tìm nguyên nhân và thông
-Nạp thêm môi chất lạnh, mở nhỏ lại van tiết lưu
- sửa chã hoặc thay thể van hút, vòng găng piston
Áp suất hút cao
-Van tiết lưu mở quá to chọn van có công suất quá lớn, phụ tải nhiệt lớn
-Gas xì ở van hút, van đẩy, van by-pass
-Đang ở chế độ giảm tải
-Sương bám ở carte do nén ẩm, dòng điện lớn
-Áp suất đẩy nhỏ phong lạnh không lạnh
-Đóng bớt van tiết lưu lại
- Đóng bớt van chặn hút lại
Áp suất hút thấp
-Thiếu môi chất lạnh, van tiết lưu mở nhỏ
-Dầu đọngtrong dàn lạnh, tuyết bám dầy dàn lạnh, nhiệt độ buồng lạnh thấp
-Đường kính ống trao đổi nhiết dàn lạnh
-Nhiệt độ buồng lạnh cao hơn nhiều so với nhiệt độ hút
-Ngập dịch, sương bám ở cartre
Kiểm tra các van xem van chặn hút có mở quá nhỏ không, van by-pass có hở không….
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIÉN
5.1. Kết luận
Dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy Trần Đại em đã hoàn thành xong đồ án môn học của mình.
Qua quá trình tính toán thiết kế em rút ra một số nhận xét sau:
+ Ưu điểm của đồ án:
- Đã vận dụng được các kiến thức của một số môn học vào quá trình tính toán và thiết kế qua đây cũng củng cố thêm kiến thức phục vụ cho quá trình công tác sau này.
- Đồ án cũng đã giải quyết được và đưa ra phương pháp xây dựng nhanh các kho lạnh có dung tích vừa và lớn đáp ứng nhu cầu hiện nay.
+ Nhược điểm:
Việc tính toán tổn thất nhiệt và chọn hệ thống lạnh còn mang tính lí thuyết, chưa áp dụng được các công nghệ mới dẫn đến các thông số mang tính ước lượng chưa sát thực.
5.2. Đề xuất ý kiến
Để hệ thống vận hành một cách hiệu quả và an toàn. Em có một số ý kiến sau :
Cần niêm yết sơ đồ hệ thống tại phòng máy để giúp người vận hành quan sát hệ thống được tốt hơn
Tại phòng máy cần có bảng nội qui vận hành, các chỉ dẫn, cảnh báo để tạo sự an toàn cho hệ thống
Bố trí bộ đàm giữa các phòng vận hành để việc liên lạc được thuân tiện
Phòng máy phát điện cần bố trí xa phòng vận hành hệ thống lạnh để tránh tiếng ồn và sức nóng toả ra ảnh hưởng tới sức khoẻ người vận hành máy.
Trang bị các dụng cụ, thiết bị cấp cứu đầy đủ để khi có sự cố xảy ra thì người vận hành kịp thời có phương tiện xử lí sự cố.
Trên đây là toàn bộ nội dung cuốn đồ án tốt nghiệp của em, rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô và các bạn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đức Lợi, Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh, Nhà xuất bản
khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 1999.
2. Nguyễn Đức Lợi, Sổ tay kỹ thuật lạnh, thiết bị tiết lưu và các thiết bị phụ, Nhà xuất bản Bách Khoa Hà Nội, 2007.
3. Đinh Văn Thuận – Võ Chí Chính, Hệ thống máy và thiết bị lạnh, NXB Khoa Học Kỹ Thuật Hà Nội, 2007.
4. Nguyễn Đức Lợi, Tự động hoá hệ thống lạnh, Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội, 2005.
5. Nguyễn Đức Lợi - Phạm Văn Tuỳ, Kỹ thuật lạnh cơ sở, Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội, 2005.
6. Nguyễn Đức Lợi - Phạm Văn Tuỳ - Đinh Văn Thuận, Kỹ thuật lạnh
ứng dụng, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2004.
7. Trần Đại Tiến, Tài liệu tham khảo tự động hóa máy lạnh, Trường Đại học Nha Trang.
8. Phần mềm tính chọn máy nén, dàn ngưng, dàn lạnh của BITZER.
Website: www.southern-vn.com
9. Bảng giá các thiết bị lạnh của công ty Wei Hwei Refrigeration- TaiWan