Đề tài Tổ chức công tác Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Dệt và Sợi Ý -Việt

MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 1 3. Nội dung nghiên cứu gồm 3 chương. 2 4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu. 2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 3 1.1. Khái niệm, phân loại chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 3 1.1.1. Khái niệm về chi phí sản xuất. 3 1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất. 3 1.1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo hoạt động và công dụng kinh tế. 3 1.1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí. 5 1.1.2.3. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo công dụng kinh tế của chi phí. 6 1.1.2.4. Phân loại chi phí theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí. 6 1.1.2.5. Phân loại chi phí sản xuất theo khối lượng sản phẩm công việc, lao vụ sản xuất trong kỳ. 6 1.1.2.6. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung cấu thành chi phí. 7 1.1.2.7. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính. 7 1.1.3. Khái niệm về giá thành sản phẩm. 8 1.1.4. Phân loại giá thành sản phẩm. 8 1.1.4.1. Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành. 8 1.1.4.2. Phân loại giá thành căn cứ vào phạm vi các chi phí cấu thành. 9 1.1.4.3. Phân loại giá thành sản phẩm theo phạm vi tính toán chi phí chi tiết. 9 1.1.5. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 9 1.2. Nội dung kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 10 1.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. 10 1.2.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm. 11 1.2.3. Kỳ tính giá thành sản phẩm. 11 1.2.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 11 1.2.4.1. Phương pháp tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 12 1.2.4.2. Phương pháp tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. 14 1.2.4.3. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất chung. 15 1.2.4.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh. 17 1.3. Kiểm kê đánh giá sản phẩn dở dang cuối kỳ. 20 1.3.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 20 1.3.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. 20 1.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm. 21 1.4.1. Phương pháp tính giá giản đơn. 21 1.4.2. Phương pháp tính giá theo hệ số. 22 1.4.3. Phương pháp tính giá theo tỷ lệ. 22 1.5. Các hình thức sổ kế toán. 23 CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC TẾ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH DỆT VÀ SỢI Ý - VIỆT. 24 2.1. Tổng quan về công ty TNHH Dệt và Sợi Ý -Việt. 24 2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Dệt và Sợi Ý - Việt. 24 2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. 24 2.1.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh ở công ty TNHH Dệt và Sợi Ý - Việt. 25 2.1.2. Tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Dệt và Sợi Ý - Việt. 30 2.2. Đặc điểm công tác tổ chức sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Dệt và Sợi Ý - Việt. 33 2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở công ty TNHH Dệt và Sợi Ý - Việt. 33 2.2.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Dệt và Sợi ý - Việt. 33 2.2.3. Kỳ tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Dệt và Sợi Ý - Việt. 33 2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở công ty TNHH Dệt và Sợi Ý - Việt. 34 2.3.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 34 2.3.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. 40 2.3.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung. 45 2.3.3.1. Hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng. 46 2.3.3.2. Hạch toán chi phí vật liệu. 48 2.3.3.3. Hạch toán chi phí dụng cụ sản xuất. 49 2.3.3.4. Hạch toán chi phí khấu hao tài sản cố định. 50 2.3.3.5. Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài. 52 2.3.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh ở công ty TNHH Dệt và Sợi Ý Việt. 54 2.4. Kế toán đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ ở công ty TNHH Dệt và Sợi Ý - Việt. 55 2.5. Phương pháp tính giá thành ở công ty TNHH Dệt và Sợi Ý - Việt. 56 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH DỆT VÀ SỢI Ý VIỆT. 61 3.1. Sự cần thiết hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 61 3.2. Đánh giá tình hình thực hiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 62 3.2.1. Ưu điểm. 62 3.2.2. Nhược điểm. 62 3.3. Kiến nghị và giải pháp về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Dệt và Sợi Ý - Việt. 63 3.3.1. Kiến nghị. 63 3.3.2. Giải pháp. 64 KẾT LUẬN 67 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 70

doc77 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2784 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức công tác Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Dệt và Sợi Ý -Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i đi qua máy kéo sợi. - Sau khi qua hệ thống máy kéo sợi thành phẩm sẽ được dưa vào thùng đựng và đóng gói theo khối lượng định sẵn. Các sản phẩm cùng một loại NVL chính tạo ra các sản phẩm khác nhau, sự khác nhau đó chỉ bắt đầu từ giai đoạn sợi con. Và quy trình sản xuất sợi được khái quát trên sơ đồ 2.3 Sơ đồ 2.3: Sơ đồ quy trình sản xuất sợi. Nạp nguyên liệu Phối trộn theo tỷ lệ Xé tơi Máy bỏng Chải kỹ Máy chải Chải kỹ Cuộn cúi Máy ghép 1 Máy chải Máy ghép 2 Máy ghép 3 Máy sợi thô Máy sợi con Thành phẩm Máy đánh ống Nguồn: Phòng tổ chức e) Tình hình tiêu thụ của công ty TNHH Dệt và Sợi Ý - Việt. Được khái quát trên bảng 2.4 Bảng 2.4: Địa bàn tiêu thụ sản phẩm sợi STT Thị trường Sản lượng tiêu thụ SP sợi qua 2 năm (kg) Tỷ trọng % Năm 2007 Năm 2008 năm2007 năm2008 1 Hà Nội 400,000 900,000 36% 40% 2 Hà Nam 200,000 400,000 18% 18% 3 Nam Định 120,000 300,000 11% 13% 4 Thái Bình 150,000 370,000 13% 17% 5 Quảng Nam 256,000 260,000 23% 12% 6 Cộng 1,126,000 2,230,000 100% 100% Nguồn: Phòng tiêu thụ sản phẩm Nhìn vào bảng địa bàn tiêu thụ sản phẩm sợi (bảng 2.4) ta thấy: Sản lượng sợi tiêu thụ hàng năm trên các thi trường đã tăng, năm sau cao hơn năm trước nhưng tốc độ còn chưa cao. Địa bàn tiêu thu chính tập trung ở Hà Nội. 2.1.2. Tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Dệt và Sợi Ý - Việt. a) Tổ chức bộ máy kế toán . - Phòng kế toán gồm có 6 người đảm nhận các phần hành kế toán khác nhau bao gồm: Một kế toán trưởng và 5 kế toán nghiệp vụ. Nhìn chung bộ máy kế toán của công ty có chuyên môn cao, trong nội bộ tổ chức của phần kế toán có mối liên hệ thống nhất chặt chẽ với nhau. Hình thức tổ chức kế toán tập chung là phù hợp với yêu cầu thực tế và đáp ứng được yêu cầu quản lý của công ty. Bộ máy kế toán của cồg ty được khái quát trên sơ đồ 2.5 Sơ đồ 2.5: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty. Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành Kế toán tiền lương Kế toán thanh toán Kế toán vật tư Chức năng ,nhiệm vụ ,quyền hạn của từng bộ phận kế toán : - Kế toán trưởng : là người chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác kế toán của công ty ,chỉ đạo mọi hoạt động tài chính ,trực tiếp báo cáo với giám đốc ,chỉ đạo nhiệm vụ cho kế toán viên và đưa ra các quyết định quan trọng . - Thủ quỹ ( kế toán quỹ ) : là người thực hiện các nhiệm vụ thu – chi và quản lý tiền lương theo đúng quy chế ,thông báo các khoản cho các bộ phận liên quan để vào các sổ công nợ cho thật chính xác và kịp thời . - Kế toán vật tư : theo dõi tình hình xuất nhập tồn kho vật tư ,cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán giá thành để tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm. - Kế toán tiền lương : có nhiệm vụ quản lý và hạch toán tiền lương ,tiền BHXH , BHYT ,KPCĐ và các khoản phụ cấp theo lương . - Kế toán TSCĐ và nguồn vốn : có nhiệm vụ phân loại TSCĐ hiện có của công ty và tính khấu hao theo phương pháp bình quân .cuối tháng lập bảng phân bổ khấu hao ,lập chứng từ ghi sổ và sổ đăng ký chứng tư ghi sổ . - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm : căn cứ vào phiếu xuất kho , bảng thanh toán lương để tiến hành tính toán .tập hợp chi phí và kiểm tra số liệu do nhân viên phân xưởng gửi lên .thực hiện tính toán giá thành ,ghi vào sổ chi tiết TK621 ,TK622 ,TK627 . b) Các chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại công ty TNHH Dệt và Sợi Ý - Việt. - Chế độ kế toán áp dụng tại công ty: +) Chế độ kế toán: được áp dụng theo quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của bộ trưởng bộ tài chính. +) Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 của năm. +) Đơn vị tiền tệ sử dụng: ĐVN +) Xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước. +) Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. +) Phương pháp kê khai và Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ +) Phương pháp tính giá: Sử dụng phương pháp tính giá thành giản đơn +) Phương pháp khấu hao TSCĐ theo đường thẳng, theo quyết định số 206/2004/QĐ – BTC của bộ trưởng bộ tài chính. - Hình thức kế toán: Căn cứ vào đặc điểm, cơ cấu tổ chức sản xuất và yêu cầu quản lý của công ty. Công ty đang áp dụng hình thức kế toán “Nhật ký chung” cho phù hợp với tình hình thực tế . Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung được thể hiện trên sơ đồ 2.6 Sơ đồ 2.6: Trình tự ghi sổ kế toán (theo hình thức Nhật ký chung) Chứng từ gốc Sổ Nhật ký đặc biệt Sổ Nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu - Hiện nay đơn vị đang áp dụng một số loại sổ sách để phục vụ công tác hạch toán như sau: +) Sổ tổng hợp: Sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ nhật ký chi tiền, sổ nhật ký thu tiền, sổ nhật ký mua hàng, sổ nhật ký bán hàng. +) Sổ chi tiết gồm: Sổ chi tiết vật tư, vật liệu, sổ theo dõi TSCĐ, sổ chi phí sản xuất kinh doanh, sổ thanh toán, sổ quỹ tiền mặt, sổ chi tiết bán hàng, thẻ tính giá thành… - Các loại báo cáo công ty TNHH Dệt và Sợi Ý - Việt đang sử dụng gồm: +) Bảng cân đối kế toán +) Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh +) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ +) Thuyết minh báo cáo tài chính Ngoài ra còn một số báo cáo mẫu biểu quy định chung của các ngành chủ quản mà đơn vị phục vụ như: Báo cáo thuế, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tháng, quý…. 2.2. Đặc điểm công tác tổ chức sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Dệt và Sợi Ý - Việt. 2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở công ty TNHH Dệt và Sợi Ý - Việt. Công ty TNHH Dệt và Sợi Ý - Việt là doanh nghiệp sản xuất các loại sợi như: Sợi PE, sợi Cotton…Do vậy đối tượng tập hợp chi phí ở đây là chi phí cho hoạt động sản xuất xuống sản phẩm cụ thể là: Sản xuất tạo ra các loại sợi. Vật liệu chính để sản xuất là xơ Tairilin YV và xơ Tairilin T2, các loại bông trải thô được tập hợp từ các phân xưởng chính và sau đó phân bổ cho từng loại sợi như: Sợi PE, sợi Cotton…Vật liệu phụ: Bao tải, túi ống … 2.2.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Dệt và Sợi ý - Việt. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở công ty là quy trình chế biến phức tạp, là một quy trình bao gồm nhiều giai đoạn công nghệ cấu thành. Xuất phát từ đặc điểm đó bộ máy tổ chức sản xuất theo bộ phận là nửa thành phẩm, nửa thành phẩm ở giai đoạn này sẽ được đưa sang chế biến ở giai đoạn sau. Chỉ có sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng mới được xác định là thành phẩm. Nên đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm được hoàn thành ở bước công nghệ cuối cùng đó là: Sợi PE. sợi Cotton… 2.2.3. Kỳ tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Dệt và Sợi Ý - Việt. Với đặc điểm của quy trình sản xuất sản phẩm ngành dệt may thường có chu kỳ sản xuất ngắn trong vòng 7 ngày có thể từ bông ra sợi. Nên lãnh đạo công ty cùng toàn bộ bộ phận xác định kỳ tính giá thành sản phẩm là 1 tháng. 2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở công ty TNHH Dệt và Sợi Ý - Việt. Để nghiên cứu được việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty TNHH Dệt và Sợi Ý - Việt. Từng phần việc cụ thể mà doanh nghiệp đang áp dụng như sau: Công ty áp dụng “phương pháp kê khai thường xuyên” để tổ chức tập hợp chi phí sản xuất. 2.3.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu phát sinh ở từng sản phẩm kế toán sử dụng TK 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, lịch trình sản xuất, nhu cầu thực tế. Các bộ phận viết phiếu yêu cầu định mức vật liệu và ghi danh vật liệu cụ thể về số lượng, quy cách, phẩm chất. Giám đốc bộ phận trình lên giám đốc, khi giám đốc duyệt cán bộ phòng kế hoạch viết giấy xuất kho (thể hiện bảng 2.8) và lập thành 3 liên: - Liên 1: Lưu tại phòng tổng hợp. - Liên 2: Giao cho thủ kho. - Liên 3: Giao cho kế toán vật liệu. Công ty TNHH Dệt và Sợi Ý - Việt đang áp dụng giá xuất vật liệu là giá nhập trước xuất trước trong đó bao gồm cả chi phí thu mua phân bổ cho từng đối tượng (không bao gồm thuế VAT).theo phương pháp này (phương pháp nhập trước xuất trước): Thì số vật tư nào nhập trước thì xuất trước và lấy giá thực tế của lần đó là giá vật tư xuất kho do đó vật tư vật tư tồn kho cuối kỳ được tính theo đơn giá của những ngày nhập sau. Ví dụ: Công ty TNHH Dệt và Sợi Ý - Việt có tình hình xuất nhập kho vật liệu trong tháng 12/2008 như sau:(thể hiện trên bảng 2.7) Bảng 2.7: Bảng nhập xuất kho vật liệu. Ngày Nhập - Xuất Số lượng (kg) Đơn giá Số tiền (đồng) 01/12 Tồn bông mỹ cấp 1 4,000 20,000 80,000,000 Tồn xơ tairilin YV 500 19,900 9,950,000 04/12 Xuất bông mỹ cấp 1 3,046 04/12 Nhập xơ Tairilin YV 5,000 19,900 99,500,000 08/12 Xuất xơ Tairilin YV 720 Theo phương pháp nhập trước xuất trước và căn cứ vào bảng 2.7 ta có: Giá xuất bông mỹ cấp 1 (ngày 4/12)=3,046 x 20,000 = 60,920,000 (đồng) Giá xuất xơ Tairilin YV (ngày 4/12) = 500 x 19,900 + 220 x 19,900= 14,328,000(đồng) Bảng 2.8 Đơn vị: Công ty TNHH Dệt và Sợi Ý - Việt. Mẫu số: 02 – VT (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ – BTC Ngày 20/3 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU XUẤT KHO Số: 02 Ngày 04 tháng 12 năm 2009 Nợ: Tk 621 Nguời nhận hàng: Chú Hải Có: Tk 152 Lý do xuất kho: Dùng cho sản xuất Xuất tại kho: 01 STT Tên vật tư, sản phẩm MS ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Bông mỹ cấp 1 Kg 3,046 3,046 20,000 60,920,000 2 Bông Tanrania Kg 1,416 1,416 20,000 28,320,000 3 Xơ Tairilin YV Kg 720 720 19,900 14,328,000 4 …………… Cộng 202,373,600 Thành tiền (viết bằng chữ): Hai trăm lẻ hai triệu ba trăm bẩy ba nghìn sáu trăm đồng chẵn. Người lập phiếu (Ký, họ tên) Người nhận (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên) Khi xuất NVL để thực hiện sản xuất kế toán định khoản: Nợ TK 621: 202,373,600 Có TK 152: 202,373,600 Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kiểm tra được dùng làm căn cứ để ghi sổ. Trước hết ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ nhật ký chung (bảng 2.9). Đồng thời với việc ghi sổ nhật ký chung, các nghiệp vụ liên quan đến NVL được ghi vào sổ chi tiết (bảng 2.10) Bảng: 2.9 Đơn vị: Công ty TNHH Dệt và Sợi Ý - Việt. Mẫu số: S03a – DN (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ – BTC Ngày 20/3 của Bộ trưởng BTC) SỔ NHẬT KÝ CHUNG Tháng 12 năm 2009 ĐVT:Đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái SH TK đối ứng Số phát sinh Số Ngày tháng Nợ Có …. ….. …… …… ….. ….. ….. …… 12/04 2316 12/04 Mua NVL nhập kho 152 10,750,000 Thuế GTGT 133 1,075,000 Phải trả 331 11,825,000 12/06 10 12/06 xuất NVL sx 621 2,472,500 xuất NVL sx 152 2,472,500 12/06 11 12/06 xuất NVL sx 621 8,780,000 xuất NVL sx 152 8,780,000 12/07 9925 12/07 Mua dụng cụ văn phòng 642 980,000 Thuế GTGT 133 98,000 Thanh toán 111 1,078,000 …….. ……. …… ……… ….. ….. …… ……. Cộng chuyển sang trang sau 5,150,000,000 5,150,000,000 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên) Bảng: 2.10 Đơn vị: Công ty TNHH Dệt và Sợi Ý - Việt. Mẫu số: S38 – DN (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ – BTC Ngày 20/3 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI TIẾT TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tên phân xưởng: Phân xưởng sản xuất sợi PE Từ ngày 01/12/2009 đến ngày 31/12/2009 ĐVT: Đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải SH TK đối ứng Số phát sinh Số Ngày tháng Nợ Có 04/12 XNL12-01 04/12 Xơ Tairilin YV 152 14,328,000 06/12 XNL12-08 06/12 Túi HD 36 x 45 152 3,392,570 ……. ………. ……. 31/12 T0812-26 31/12 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp 300,033,002 Cộng SPS 300,033,002 300,033,002 Người lập sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Nguồn: Phòng kế toán Cuối tháng kế toán chi phí và giá thành chuyển sang cho kế toán tổng hợp với số lượng nguyên vật liệu theo từng loại. Để kế toán tổng hợp tiến hành lập sổ cái TK 621 (bảng 2.11) và tiến hành phân bổ nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm (bảng 2.12 Bảng: 2.11 Đơn vị: Công ty TNHH Dệt và Sợi Ý - Việt. Mẫu số: S03b – DN (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ–BTC Ngày 20/3 của BT BTC) SỔ CÁI Từ ngày 01/12/2009 đến ngày 31/12/2009 TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ĐVT: Đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải T.sổ NKC SH TK đối ứng Số phát sinh Số Ngày tháng Nợ Có SDĐK SPS 04/12 XNL12-04 04/12 Bông mỹ cấp 1 152 60,920,000 04/12 XNL12-01 04/12 Xơ Tairilin YV 152 14,328,000 ……. ………. ……. 31/12 T0812-26 31/12 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp 3,555,846,844 Cộng SPS 3,550,846,844 3,550,846,844 SDCK Ngày tháng 12 năm 2009 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên) Nguồn: Phòng kế toán Việc tập hợp chi phí NVL chính là tổng số NVL chính của mỗi loại, NVL phụ thì được phân bổ theo phương pháp bình quân tức là dựa vào tổng giá trị chi phí và số lượng sản phẩm hoàn thành để tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm hoàn thành. Kế toán định khoản: Nợ Tk 621: 3,550,846,844 Có Tk 152: 3,550,846,844 Trên cơ sở các phiếu xuất kho kế toán sẽ tập hợp được tổng giá trị nguyên, vật liệu xuất dùng cho phân xưởng và cho từng loại sản phẩm được tập hợp ở bảng phân bổ nguyên vật liệu,công cụ,dụng cụ (bảng 2.12) Bảng 2.12: Bảng phân bổ nguyên,vật liệu (tháng 12/2009) Loại vật liệu Số lượng (kg) Giá trị (đồng) Giá trị phân bổ cho Sợi PE (đồng) Sợi Cotton (đồng) I. NVL chính 171,915.7 3,467,257,002 300,033,002 3,167,224,000 1. Xơ Tairilin 13,554.5 300,033,002 300,033,002 - 2. Bông Cotton chải thô 158,361.2 3,167,224,000 - 3,167,224,000 II. NVL phụ 83,589,842 6,516,744 77,073,098 Tổng cộng 3,550,846,844 306,549,746 3,244,297,098 Trích từ: Bảng phân bổ chi phí NVL trực tiếp Các số liệu trên cuối kỳ kế toán tổng hợp và giá thành lập bảng tổng hợp chi phí, tiến hành phân bổ và tính fía cho mỗi loại sản phẩm. 2.3.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK 622 “chi phí nhân công trực tiếp”. Công ty TNHH Dệt và Sợi Ý - Việt thực hiện các khoản trích theo lương như sau: - BHXH: 15% tổng quỹ lương hạch toán vào chi phí, 5 % BHXH công nhân phải nộp trừ ngay vào lương. Được trích theo trên tổng số lương cơ bản và các khoản phụ cấp của người lao động thực tế phát sinh trong tháng. - BHYT: Được trích 2% tính vào chi phí, khấu trừ vào lương công nhân 1%. Được trích trên tổng số lương cơ bản và các khoản phụ cấp của người lao động thực tế phát sinh trong tháng. - KPCĐ: Được trích hết vào chi phí 2 %. Được trích trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho người lao động thực tế phát sinh trong tháng. Hiện nay công ty đang áp dụng 2 hình thức trả lương đó là: Lương sản phẩm và lương thời gian. Trong đó Bậc lương = Hệ số lương x mức lương cơ bản Mức lương cơ bản mà công ty đang áp dung tính đến tháng 12/2008 là 540,000 đồng. Ví dụ: Tính lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất sợi PE. Anh Nguyễn Đình Hải. Mức lương cơ bản: 540,000 (đồng) Hệ số: 2.98 Phụ cấp: 150,000 (đồng) - Lương tháng 12 = 25 x = 1,547,308 (đồng) - Tổng lương thực tế = 1,547,308 + 150,000 = 1,697,308 (đồng) Các khoản trích theo lương của nhân viên này: +) BHXH = 15% x 1,547,308 = 232,069 (đồng) +) BHYT = 2% x 1,547,308 = 30,946 (đồng) +) KPCĐ = 2% x 1,697,308 = 33,946 (đồng) Hàng ngày các tổ trưởng, tổ phó bộ phận có nhiệm vụ theo dõi thời gian sản xuất , chấm công cho từng công nhân viên trong ngày rồi ghi vào ngày tương ứng ở bảng chấm công, đồng thười theo dõi kết quả lao động trong bộ phận qua phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành. Sau đó các tổ trưởng sẽ nộp bảng chấm công cho trưởng ca. Cuối tháng trưởng ca gửi bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành lên phòng tổ chức lao động. Phòng tổ chức lao động căn cứ vào đó để tách lương sp (lương chính), các khoản lương phụ phải trả cho từng bộ phận. Từ đó các bộ phận lập bảng thanh toán tiền lương cho nhân viên trực tiếp sản xuất sp trong bộ phận mình. Sau đó các bộ phận gửi lên phòng kế toán để kế toán tiền lương tổng hợp hoàn thiện bảng thanh toán tiền lương (bảng 2.13) Bảng: 2.13 Bảng tổng hợp tiền lương tháng 12/2009 ĐVT: Đồng STT Nội dung chi phí Tổng số người Tạm ứng Tổng lương 1 Bộ phận công nhân trực tiếp sx (TK 622) 186 190,000,000 PX sản xuất sợi PE 66 70,000,000 Bông chải A 3 - 3,920,000 Bông chải B 3 - 3,540,000 …………. PX sản xuất sợi Cotton 120 120,000,000 Bông chải C 4 - 4,110,000 Ghép thô A 8 - 9,210,000 ………. 2 Bộ phận phục vụ sx (TK 627) 50 70,100,000 Trưởng ca 3 - 6,450,000 Tổ điện 9 1,000,000 10,000,000 …… 3 Bộ phận kinh doanh (TK 641) 5 - 8,650,000 4 Bộ phận quản lý doanh nghiệp (TK 642) 4 - 23,140,000 Tổng cộng 245 5,550,000 291,890,000 Nguồn: Phòng kế toán Cuối tháng căn cứ vào số liệu tập hợp trên bảng lương, bảng tổng hợp lương và các sổ liên quan. Kế toán lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH (bảng 2.14) Bảng 2.14: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH Tháng 12/2009 ĐVT: Đồng STT Ghi có TK 334 Ghi có TK 338 Tổng lương PC,Tăng ca Cộng có 334 BHXH (15%) 3383 BHYT (2%) 3384 KPCĐ (2%) 3382 Cộng có 338 1 190.000.000 1.800.000 191.800.000 28.500.000 3.800.000 3.836.000 36.136.000 70.000.000 600.000 70.600.000 10.500.000 1.400.000 1.412.000 13.312.000 3.920.000 200.000 4.120.000 588.000 78.400 82.400 748.800 - - - - - 120.000.000 1.200.000 121.200.000 18.000.000 2.400.000 2.424.000 22.824.000 9.210.000 200.000 9.410.000 1.381.500 184.200 188.200 1.753.900 - - - - - 2 70.100.000 2.500.000 72.600.000 10.515.000 1.402.000 1.452.000 13.369.000 6.450.000 350.000 6.800.000 967.500 129.000 136.000 1.232.500 - - - - - 3 8.650.000 800.000 9.450.000 1.297.500 173.000 189.000 1.659.500 4 23.140.000 1.000.000 24.140.000 3.471.000 462.800 482.800 4.416.600 291.890.000 6.100.000 297.990.000 43.783.500 5.837.800 5.959.800 55.581.100 Người lập biểu (Ký, họ tên) Từ bảng phân bổ lương và BHXH, bảng tổng hợp lương kế toán vào sổ chi tiết TK 622 (bảng 2.15) B ảng: 2.15 Đơn vị: Công ty TNHH Dệt và Sợi Ý - Việt. Mẫu số: S38 - DN (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ – BTC Ngày 20/3 của Bộ trưởng BTC SỔ CHI TIẾT TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp Tên phân xưởng: Phân xưởng sản xuất sợi PE Từ ngày 01/12/09 đến ngày 31/12/09 ĐVT: Đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải SH TK đối ứng Số phát sinh Số Ngày tháng Nợ Có 31/12 T0812-25 31/12 Lương CN trực tiếp SX 334 70,600,000 31/12 T0812-06 31/12 Trích BHXH tháng 12/08 3383 15,500,000 31/12 T0812-06 31/12 Trích BHYT tháng 12/08 3384 1,400,000 31/12 T0812-06 31/12 Trích KPCĐ tháng 12/08 3382 1,412,000 31/12 T0812-26 31/12 Kết chuyển CPNC trực tiếp 154 88,912,000 Cộng SPS 88,912,000 88,912,000 Người lập sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Nguồn: Phòng kế toán Cuối tháng kế toán tổng hợp vào sổ cái TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp (bảng 2.16) Bảng: 2.16 Đơn vị: Công ty TNHH Dệt và Sợi Ý - Việt. Mẫu số: S03b - DN (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ – BTC Ngày 20/3 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Tên TK: Chi phí nhân công trực tiếp Số hiệu TK: 622 Từ ngày 01/12/2009 đến ngày 31/12/2009 ĐVT: Đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải T.sổ NKC SH TK đối ứng Số phát sinh Số Ngày tháng Nợ Có 01/12 SDĐK SPS 31/12 T0812-25 31/12 Tiền lương CN trực tiếp sx 334 191,800,000 31/12 T0812-06 31/12 Trích BHXH tháng 12/08 3383 28,500,000 31/12 T0812-06 31/12 Trích BHYT tháng 12/08 3384 3,800,000 31/12 T0812-06 31/12 Trích KPCĐ tháng 12/08 3382 3,836,000 31/12 T0812-26 31/12 Kết chuyển chi phí NC trực tiếp 154 227,936,000 Cộng SPS 227,936,000 227,936,000 Số dư cuối kỳ Ngày tháng 12 năm 2008 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên) Nguồn: Phòng kế toán Căn cứ vào bảng 2.16 Kế toán định khoản: Nợ TK 622: 227,936,000 Có TK 334: 227,936,000 2.3.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung ở công ty bao gồm chi phí có tính chất phục vụ và quản lý tại phân xưởng như: chi phí nhân viên px, chi phí công cụ, dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ cho sx… Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627: “Chi phí sản xuất chung”. Việc tập hợp theo dõi chi phí này sẽ được kế toán ở các bộ phận sản xuất thực hiện và chi tiết cho từng yếu tố. Tk này được chi tiết thành: - TK 627.1: “chi phí nhân viên phân xưởng” - TK 627.2: “chi phí vật liệu” - TK 627.3: “chi phí công cụ, dụng cụ” - TK 627.4: “chi phí khấu hao TSCĐ” - TK 627.7: “chi phí dịch vụ mua ngoài” Cuối tháng sau khi tập hợp được chi phí sản xuất theo từng loại chi phí tiến hành phân bổ cho các đối tượng gánh chịu là sản phẩm theo tiêu thức bình quân. 2.3.3.1. Hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng. Nhân viên phân xưởng: Quản đốc, phó giám đốc, trưởng ca…cũng như nhân viên quản lý trong công ty: Ngoài lương thời gian và các khoản như: nghỉ lễ, phép..Họ cần được hưởng một khoản chi phí nhân công trực tiếp hoặc lợi nhuận hàng tháng. Việc hạch toán tiền lương nhân viên phân xưởng cũng tương tự như tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí nhân viên phân xưởng bao gồm: Lương chính và các khoản phải trả như: BHXH, BHYT, KPCĐ được tính theo tỷ lệ trên lương cơ bản của nhân viên phân xưởng. Hàng thán căn cứ vào bảng chấm công ở các bộ phận gửi lên, căn cứ vào chế đọ chính sách hiện hành của nhà nước về tiền lương và các phương pháp phân phối quỹ lương để tính lương và trích BHXH cho nhân viên px cụ thể được hạch toán vào sổ chi tiết (bảng 2.17) như sau: Bảng: 2.17 Đơn vị: Công ty TNHH Dệt và Sợi Ý - Việt. Mẫu số: S38 - DN (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ – BTC Ngày 20/3 của Bộ trưởng BTC SỔ CHI TIẾT Tk 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng Từ ngày 01/12/2009 đến ngày 31/12/2009 ĐVT: Đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải SH TK đối ứng Số phát sinh Số Ngày tháng Nợ Có 01/12 SDĐK SPS 31/12 T0812-25 31/12 Tiền lương phải trả nhân viên px 334 72,600,000 31/12 T0812-06 31/12 Trích BHXH tháng 12/08 3383 10,515,000 31/12 T0812-06 31/12 Trích BHYT tháng 12/08 3384 1,402,000 31/12 T0812-06 31/12 Trích KPCĐ tháng 12/08 3382 1,452,000 31/12 T0812-26 31/12 Kết chuyển chi phí NC trực tiếp 154 85,969,000 Cộng SPS 85,969,000 85,969,000 Số dư cuối kỳ Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trởng (Ký, họ tên) Nguồn: phòng kế toán Số liệu về khoản chi phí này được phản ánh trong bảng phân bổ tiền lương và BHXH (bảng 2.14) của tháng. 2.3.3.2. Hạch toán chi phí vật liệu. Chi phí vật liệu dùng cho quản lý tại phân xưởng như: các loại dầu mỡ, băng tai, vòng bi…cũng được phân loại và tập hợp cho toang công ty. Quy trình tập hợp chi phí vật liệu cũng tương tự như chi phí NVL trực tiếp. Tức là hàng tháng phát sinh chi phí vật liệu kế toán NVL vào sổ chi tiết TK 6272 (bảng 2.18) Bảng: 2.18 Đơn vị: Công ty TNHH Dệt và Sợi Ý - Việt. Mẫu số: S38 - DN (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ – BTC Ngày 20/3 của Bộ trưởng BTC SỔ CHI TIẾT Tk 6272: Chi phí vật liệu Từ ngày 01/12/2009 đến ngày 31/12/2009 ĐVT: Đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải SH TK đối ứng Số phát sinh Số Ngày tháng Nợ Có 01/12 SDĐK 31/12 XCC12-01 31/12 Khuyên c1 HDEM T02 152 1,387,991 31/12 XCC12-08 31/12 Vòng bi 6203 152 9,685,000 … …….. 31/12 T011212-06 31/12 Kết chuyển chi phí VL sx 154 112,667,070 Cộng SPS 112,667,070 112,667,070 Số dư cuối kỳ Ngày tháng 12 năm 2009 Người lập sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Nguồn: Phòng kế toán 2.3.3.3. Hạch toán chi phí dụng cụ sản xuất. Quy trình tập hợp chi phí dụng cụ sản xuất trực tiếp như chi phí NVL trực tiếp và được hạch toán như sau: Nợ TK 6273: 1,550,000 Có TK 153: 1,550,000 Cụ thể được phản ánh trên sổ chi tiết TK 6273 (bảng 2.19) Bảng: 2.19 Đơn vị: Công ty TNHH Dệt và Sợi Ý - Việt. Mẫu số: S38 - DN (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ – BTC Ngày 20/3 của Bộ trưởng BTC SỔ CHI TIẾT TK 6273: “Chi phí dụng cụ sản xuất” Từ ngày 01/12/2009 đến ngày 31/12/2009 ĐVT: Đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải SH TK đối ứng Số phát sinh Số Ngày tháng Nợ Có 01/12 SDĐK 04/12 XCC12-01 04/12 Khẩu trang, gang tay 153 300,000 04/12 XCC12-02 04/12 Gá lắp 153 400,000 26/12 T12-21 26/12 Bộ trục cút 153 850,000 31/12 T011212-06 31/12 Kết chuyển chi phí VL sx 154 1,550,000 Cộng SPS 1,550,000 1,550,000 Số dư cuối kỳ Ngày tháng 12 năm 2009 Người lập sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Nguồn: Phòng kế toán 2.3.3.4. Hạch toán chi phí khấu hao tài sản cố định. Việc tính và phân bổ trích khấu hao TSCĐ ở công ty được thực hiện theo QĐ 206 ngày 12/12/2003. Hàng tháng công ty tiến hành trích khấu hao TSCĐ và được biểu hiện (bảng 2.20) Bảng: 2.20 BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ Ngày: 31/12/2009 Số: KH08-12 Diễn giải: Khấu hao TSCĐ tháng 12/2009 ĐVT:Đồng Diễn giải Mã TSCĐ Ghi nợ Ghi có Số tiền Máy kéo sợi con MC-01 6274 2141 3,126,674 Máy sợi thô M-05 6274 2141 817,460 Máy đánh ống tự động MO-06 6274 2141 15,537,969 Trạm biến áp 2800 KVA M-03 6274 2141 12,726,013 Hệ thống điện chiếu sáng D1 6274 2141 3,249,479 ………. Tổng cộng 524,494,757 Nguồn: Phòng kế toán Công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Việc trích hay không trích khấu hao được thực hiện theo phương pháp làm tròn tháng nghĩa là TSCĐ tăng hay giảm hoặc ngừng tham ra vào hoạt động sản xuất. Trong tháng trích hay thôi không trích ở ngay ban đầu kỳ tiếp theo.Vì vậy mức khấu hao của một TSCĐ trong năm được tính như sau: Mức khấu hao bình quân năm = Mức khấu hao bình quân tháng = Ví dụ: Tại PX SX công ty mua 1 máy đánh ống sợi con trị giá là: 375,560,900 (đồng), thời hạn sử dụng là 10 năm. Như vậy công ty sẽ trích khấu hao cho máy như sau: - Mức khấu hao tính cho 1 năm = 375,560,900 : 10 = 37,556,090 (đồng) - Mức khấu hao 1 tháng = 37,556,090 : 12 = 3,126,674 (đồng) Cụ thể được phản ánh trên sổ chi tiết TK 6274 (bảng 2.21). Bảng: 2.21 Đơn vị: Công ty TNHH Dệt và Sợi Ý - Việt. Mẫu số: S38 - DN (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ – BTC Ngày 20/3 của Bộ trưởng BTC SỔ CHI TIẾT Tk 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ Từ ngày 01/12/2009 đến ngày 31/12/2009 ĐVT: Đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải SH TK đối ứng Số phát sinh Số Ngày tháng Nợ Có 01/12 SDĐK 31/12 KH08-12 31/12 Máy kéo sợi con 2141 28,459,056 31/12 KH08-12 31/12 Máy sợi thô 2141 817,460 ….. …… 31/12 31/12 Kết chuyển chi phí khấu hao TSCĐ 154 624,494,757 Cộng SPS 524,494,757 524,494,757 Số dư cuối kỳ Ngày tháng 12 năm 2009 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Nguồn: Phòng kế toán 2.3.3.5. Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài. Bao gồm các khoản mục: Điện, nước, điện thoại…kế toán căn cứ vào bảng kê thu chi tiền mặt, giấy báo nợ, hoá đơn tiền điện.. để tập hợp khoản chi phí. Được phản ánh trên sổ chi tiết TK 6277 (bảng 2.22) Chi phí tiền điện = Số điện sử dụng x đơn giá tiền điện Bảng: 2.22 Đơn vị: Công ty TNHH Dệt và Sợi Ý - Việt. Mẫu số: S38 - DN (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ – BTC Ngày 20/3 của Bộ trưởng BTC SỔ CHI TIẾT TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài Từ ngày 01/12/2009 đến ngày 31/12/2009 ĐVT: Đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải SH TK đối ứng Số phát sinh Số Ngày tháng Nợ Có 01/12 SDĐK 31/12 T12-01 31/12 Tính tiền điện sx phải trả 331 128,470,000 31/12 T12-01 31/12 Thông báo điện kỳ 2 331 70,792,720 ….. ……. 31/12 T0812-06 31/12 Kết chuyển chi phí DV mua ngoài 154 180,250,000 Cộng SPS 180,250,000 180,250,000 Số dư cuối kỳ Ngày tháng 12 năm 2009 Người lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Nguồn: Phòng kế toán Các chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp và sử dụng để ghi vào sổ cái TK 627 (bảng 2.23). Cuối kỳ tính giá thành tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung theo phương pháp bình quân cho từng đối tượng gánh chịu chi phí. Bảng 2.23 Đơn vị: Công ty TNHH Dệt và Sợi Ý - Việt. Mẫu số: S03b - DN (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ – BTC Ngày 20/3 của Bộ trưởng BTC SỔ CÁI Tên TK: Chi phí sản xuất chung Số hiệu Tk 627 Từ ngày 01/12/2009 đến ngày 31/12/2009 ĐVT: Đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải T.sổ NKC SH TK đối ứng Số phát sinh Số Ngày tháng Nợ Có 01/12 SDĐK 31/12 31/12 Chi phí NV px 334,388 85,969,000 31/12 31/12 Chi phí vật liệu 152 112,667,070 31/12 31/12 Chi phí cc. dc 153 1,550,000 31/12 31/12 Chi phí khấu hao TSCĐ 214 524,494,727 31/12 31/12 Chi phí dv mua ngoài 331 180,250,000 31/12 31/12 Kết chuyển chi phí SXC 154 904,930,827 Cộng SPS 904,930,827 904,930,827 Số dư cuối kỳ Ngày tháng 12 năm 2009 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên) Nguồn: Phòng kế toán Cuối tháng tổng cộng số liệu ở TK 627 sẽ phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức bình quân Căn cứ vào bảng kiểm kê kế toán tính giá thành đã tổng hợp được trong tháng 12 tổng số sản lượng hoàn thành là: 155,716 (kg). Trong đó: - Sợi PE = 12,140 (kg) - Sợi Cotton = 143,576 (kg) Tổng số chi phí sản xuất chung = 904,930,827 (đồng) Vậy mức phân bổ chi phí sx cho một đơn vị sp hoàn thành = 904,930,827 : 155,716 = 5,811 (đồng/kg) Mức phân bổ chi phí sản xuất chung là: - Sợi PE = 12,140 x 5,811 = 70,545,540 (đồng) - Sợi Cotton = 143,576 x 5,811 = 834,320,136 (đồng) 2.3.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh ở công ty TNHH Dệt và Sợi Ý Việt. Công ty sử dụng TK 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để tập hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm Để tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh theo từng đối tượng chịu chi phí, kế toán mở bảng tổng hợp chi phí sản xuất cho từng sản phẩm (bảng 2.24) Bảng: 2.24 BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT (Tháng 12/2009) ĐVT: Đồng Loại chi phí Giá trị Giá trị phân bổ cho Sợi PE Sợi Cotton I. Chi phí NVL trực tiếp 3,550,846,844 306,549,746 3,244,297,098 1.Chi phí NVL chính 3,467,257,002 300,033,002 3,167,224,000 Chi phí vật liệu xơ 300,033,002 300,033,002 - Chi phí VL bông 3,167,224,000 - 3,167,224,000 2. Chi phí NVL phụ 83,589,842 6,516,744 77,073,098 II. Chi phí NC trực tiếp 227,936,000 17,770,448 210,165,552 II. Chi phí SXC 904,930,827 70,545,540 834,320,136 1. Chi phí NV px 85,969,000 6,702,353 79,266,647 2. Chi phí VL 112,667,070 8,783,800 103,883,270 3. Chi phí cd,dc 1,550,000 120,842 1,429,158 3. Chi phí KH TSCĐ 524,494,757 40,890,893 483,603,864 4. Chi phí DV mua ngoài 180,250,000 14,052,731 166,197,269 Tổng cộng 4,683,713,671 394,865,734 4,288,782,786 2.4. Kế toán đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ ở công ty TNHH Dệt và Sợi Ý - Việt. Để tính giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ phải tính ra chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ. Và chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ tại công ty TNHH Dệ và Sợi Ý - Việt được đánh giá theo phương pháp trực tiếp ức là kiểm kê ở ừng bộ phận sản xuất và quy đổi ở từng bộ phận đó ra chi phí đầu vào hoặc sản phẩm nhập kho. Cụ thể tổng hợp kiểm kê sản phẩm dở dang (bảng 2.25) Bảng: 2.25 BÁO CÁO KIỂM KÊ SẢN PHẨM DỞ DANG Tháng 12/2009 TT Công đoạn Hạng mục SL Tỷ lệ TB Đơn vị Quy ra PE (kg) Quy ra Cotton (kg) 1 Cung chỉ PE Nguyên kiện 1 3,450 Dây 3,450 Quy kiện 3,450 Dây 0 Cúi hói+hút mối 60 1 Kg 60 Thô rối sử lý 1 Kg 0 Thô rối chưa sử lý 160 1 Kg 160 Trên máy bông PE 6 6 Ngăn 120 ….. …….. 2 Cung chải Cotton 15,656 4,130 15,656 3 Ghép ……. Trên dây truyền quy ra NVL 6,776 38,813 Đối với những sản phẩm dở dang ở mỗi bộ phận quy đổi ra NVL đầu vào thì được nhân với đơn giá bình quân của mỗi NVL tạo ra sản phẩm đó. Cụ thể như sau: - Đối với sợi PE: Giá trị SPDD = 6,776 x 22,135 = 149,986,760 (đồng) - Đối với Sợi Cotton: Giá trị SPDD = 38,813 x 20,000 = 776,260,000 (đồng) 2.5. Phương pháp tính giá thành ở công ty TNHH Dệt và Sợi Ý - Việt. Phương pháp tính giá thành sản phẩm là những phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ tính giá thành và tính giá thành đơn vị theo từng khoản mục chi phí quy định cho các đối tượng tính giá thành. Ở mỗi doanh nghiệp do đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, đặc điểm sản phẩm yêu cầu quản lý sản xuất và giá thành mà lựa chọn phương pháp tính giá thích hợp cho từng đối tượng giá thành. Do đặc điểm quy trình công nghệ của công ty nên công ty đã áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp tính giá thành trực tiếp) cho từng loại sản phẩm sản xuất được nhập kho. Theo phương pháp này việc tính giá thành sản phẩm được thực hiện theo trình tự sau: - Trước hết kế toán tính giá phải căn cứ vào số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được chi tiết cho từng loại chi phí, từng loại sản phẩm. - Sau đó tính theo công thức sau: Kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm, xác định số thành phẩm nhập kho. Từ số liệu tập hợp ở bảng chi phí sản xuất căn cứ vào bảng tính giá thành sản phẩm kỳ trước để kế toán lập bảng tính giá thành nhập kho. Căn cứ vào bảng kiểm kê kế toán tính giá thành tổng hợp được trong tháng 12 tổng số sản lượng hoàn thành là: 155,716 (kg) trong đó: - Sợi PE = 12,140 (kg) - Sợi Cotton = 143,576 (kg) Căn cứ vào bảng tập hợp chi phí, bảng kiểm kê sản phẩm dở dang của tháng 11. Kế toán tập hợp đ ược chi phí NVL dở dang đầu kì của tháng 12 là: - Đối với sợi PE: 170,482,139 (đồng) - Đối với sợi Cotton: 826,640,000 (đồng) Từ đó căn cứ vào số liệu tập hợp được: Bảng tổng hợp chi phí (bảng 2.24), bảng kiểm kê sản phẩm dở dang (bảng 2.25)…Kế toán tiến hành lập thẻ tính giá thành sản phẩm cụ thể: (bảng 2.26 và bảng 2.27). Bảng 2.26 Thẻ giá thành sản phẩm Tháng 12/2009 Tên sản phẩm: Sợi PE Số lượng SP hoàn thành trong kỳ: 12,140 (kg) ĐVT: Đồng Khoản mục Chi phí DDĐK Chi phí PS trong kỳ Giá trị SP DDCK Tổng giá thành Giá thành ĐV Chi phí NVL trực tiếp 170.482.139 306.549.746 149.986.760 327.045.125 26.939,47 Chi phí NC trực tiếp - 17.770.448 - 17.770.448 1.463,79 Chi phí SXC - 70.545.540 - 70.545.540 5.811,00 Tổng cộng 70.482.139 394.865.734 149.986.760 415.361.113 34.214,26 Người lập biểu ( ký, họ tên) Bảng 2.27 Thẻ giá thành sản phẩm Tháng 12/2009 Tên sản phẩm: Sợi Cotton Số lượng SP hoàn thành trong kỳ: 143,576 (kg) ĐVT: Đồng Khoản mục Chi phí DDĐk Chi phí PS trong kỳ Giá trị SP DDCK Tổng giá thành Giá thành ĐV Chi phí NVL trực tiếp 826.640.000 3.244.297.098 776.260.000 3.294.677.098 22.947,27 Chi phí NC trực tiếp - 210.165.552 - 210.165.552 1.463,79 Chi phí SXC - 834.320.136 - 834.320.136 5.811,00 Tổng cộng 826.640.000 4.288.782.786 776.260.000 4.339.162.786 30.222,06 Người lập biểu ( ký, họ t ên) CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH DỆT VÀ SỢI Ý VIỆT. 3.1. Sự cần thiết hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế, tự do hoá thương mại cùng với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế thi trương đã mở ra vô số cơ hội cho mọi thành phần kinh tế hoà nhập vào tiến trình phát triển của xã hội. Tuy nhiên quy luật của nền kinh tế thi trường cũng khắc nghiệt nó sẽ đào thải những cá thể doanh nghiệp không theo kịp với nhịp độ và xu hướng phát triển chung. Các doanh nghiệp muốn đứng vững và tồn tại trên thị trường thì luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ trong nước và ngoài nước, phổ biến là cuộc chạy đua về chất lượng và giá cả. Vì vậy phải sản xuất ra các mặt hàng có chất lượng tốt, giá thành hạ đủ sức hấp dẫn với người tiêu dùng Đứng trên phương diện quản lý về giá cả, nhà quản trị biết rằng giá cả chỉ hấp dẫn khách hàng khi nó thấp hơn hoặc bằng giá thi trường. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi doanh nghiệp kiểm soát chi phí, giảm tối thiểu được mức chi phí cá biệt. Do vậy công tác kế toán chi phí sản xuất giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong đóng góp sự thành công của doanh nghiệp, nó đòi hỏi phải không ngừng cải tiến và hoàn thiện. Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ giúp việc hoàn thiện sổ sách. Là căn cứ đảm bảo cung cấp đầy đủ kịp thời các thông tin cần thiết cho các đối tượng liên quan. Là một doanh nghiệp sản xuất công ty TNHH Dệt và Sợi Ý - Việt cũng nhận thấy được tầm quan trọng của việc hạch toán chính xác chi phí sản xuất cũng như tính đúng và đủ giá thành sản phẩm. Kế toán chính xác chi phí sản xuất không chỉ là việc tổ chức ghi chép, phản ánh đầy đủ trong thực tế về mặt lượng chi phí và cả tính toán các chi phí bằng tiền theo đúng nguyên tắc…Từ đó đưa ra mức giá bán hợp lý, xác định đúng đắn kết quả tài chính tình trạng lãi giả, lỗ thật. 3.2. Đánh giá tình hình thực hiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 3.2.1. Ưu điểm. Trong thời gian đầu thực tập tại công ty TNHH Dệt và Sợi Ý - Việt, với thời gian thực tập không nhiều nhưng cũng đủ để em nhận thấy rằng: “Công tác hạch toán kế toán nói chung và công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng ở công ty đã thực hiện tương đối tốt đáp ứng được yêu cầu nghiệp vụ của công ty nói riêng và công tác kế toán tài chính nói chung trong điều kiện kinh tế hiện nay”. Với những cố gắng nỗ lực phấn đấu của phòng kế toán đã làm tốt nhiệm vụ và luôn hoàn thành nhiệm vụ, cung cấp những thông tin kịp thời, chính xác giúp ban lãnh đoạ công ty đánh giá kịp thời hiệu quả sản xuất kinh doanh trong kỳ. Bộ máy kế toán được tổ chức gọn nhẹ xong cũng rất hiệu quả đáp ứng nhu cầu của công việc, phát huy được năng lực chuyên môn của từng người… Công tác tập hợp chi phí sản xuất được tiến hành khá nề nếp giữa kế toán giá thành và các phần hành kế toán khác. Kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành thực hiện ghi chép rất cẩn thận chính xác đầy đủ cả số lượng và giá trị là cơ sỏ cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm một cách hợp lý, chính xác. 3.2.2. Nhược điểm. Bên cạnh những mặt công ty TNHH Dệt và Sợi Ý- Việt là tốt thì vẫn còn một số những tồn tại trong công tác hạch toán kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành như sau: - Thứ nhất: Việc luân chuyển chứng từ ở công ty đôi khi sảy ra trường hợp chứng từ bị luân chuyển chậm so với nghiệp vụ kinh tế phát sinh nên làm ảnh hưởng đến công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. - Thứ 2: Về việc hạch toán thiệt hại trong sản xuất ở công ty thực tế đã phát sinh các khoản như: Sản phẩm hỏng, máy hỏng…trong công tác kế toán công ty không mở TK theo dõi riêng các khoản thiệt hại này, phần lớn khi phát sinh thiệt hại sẽ được kế toán tập hợp trực tiếp vào chi phí thời kỳ. Cách hạch toán này tuy đơn giản làm giảm khối lượng ghi chép nhưng nó không phản ánh thiệt hại trong sản xuất là khoản thiệt hại ngoài ý muốn của con người… - Thứ 3: Về việc tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp của công ty là tổng số chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ chưa xác định chi phí nhân công trực tiếp cho từng loại sản phẩm. Điều này ảnh hưởng đến tính chính xác của chỉ tiêu giá thành. - Thứ 4: Về vấn đề tập hợp chi phí sản xuất chung. Việc trích khấu hao TSCĐ: TSCĐ được chia làm 2 loại: Máy móc và nhà xưởng. Hàng tháng kế toán lập bảng trích và phân bổ khấu hao TSCĐ theo 2 loại trên nhưng không chi tiết cho từng nơi sử dụng. Như vậy không thuận lợi cho công tác tập hợp chi phí. Đối với chi phí dịch vụ mua ngoài: Chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty chủ yếu là tiền điện và tiền điện thoại. Các khoản chi phí về tiền điện và tiền điện thoại chưa có sự tách biệt dùng cho sản xuất và dùng cho các bộ phận khác. Điều này không phản ánh chính xác chi phí phát sinh phục vụ trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. 3.3. Kiến nghị và giải pháp về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Dệt và Sợi Ý - Việt. 3.3.1. Kiến nghị. - Về vấn đề BHXH, BHYT, KPCĐ Công ty nên thực hiện trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho công nhân viên công ty ngay sau khi ký hợp đồng lao động. Điều này tạo niềm tin cho người lao động đối với công ty, giảm bớt chi phí đào tạo mới. Vì trên thực tế việc đống BHXH của công nhân thì điều kiện là phải có thời gian làm việc tối thiểu là 1 năm mới được đóng BHXH. - Về chi phí nhân công trực tiếp Công ty nên xác định chi phí nhân công trực tiếp cho từng loại sản phẩm góp phần cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành được chính xác hơn. - Về vấn đề phân bổ chi phí sản xuất chung Nếu công ty đã xác định được khoản chi phí cho từng loại sản phẩm thì công ty nên phân bổ chi phí sản xuất chung theo chi phí nhân công trực tiếp. Từ đó đảm bảo chính xác cho từng loại sản phẩm. Và được tính theo công thức sau: (Trương hợp CP SXC được phân bổ cho 2 loại SP). +) Chi phí SXC phân bổ cho SP A = x CP NVL trực tiếp (SPA) +) Chi phí SXC phân bổ cho SP B = x CP NVL trực tiếp (SPB) 3.3.2. Giải pháp. - Giải pháp về trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất. Thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất. Hiện tại công ty vẫn chưa thực hiện việc trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất. Công nhân trực tiếp sản xuất là những người trực tiếp lao động tạo ra sản phẩm của công ty. Hiện nay, công ty đang áp dụng chế độ trả lương theo sản phẩm và do đó việc công nhân trực tiếp sản xuất nghỉ ốm đau hay thai sản ... đều làm ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ vì khi có những trường hợp nghỉ đột xuất. Như vậy thì công ty vẫn phải trả lương cho họ theo chế độ quy định, mặt khác lượng công nhân nghỉ như vậy ở công ty là không ít, nên sẽ làm cho chi phí nhân công trực tiếp khác đi so với thực tế trong khi khối lượng sản phẩm giảm so với kế hoạch và làm cho giá thành sản phẩm khác so với kế hoạch và không ổn định giữa các kỳ. Để khắc phục hạn chế này theo em công ty nên áp dụng việc trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất (khoảng 3% đến 5%) lương của bộ phận trực tiếp sản xuất và khi làm như vậy thì khoản chi phí nhân công trực tiếp trên từng đơn vị sản phẩm sẽ ổn định hơn và do đó làm cho giá thành sản phẩm ổn định hơn và công tác kế toán sẽ cung cấp được thông tin cho nhà quản trị một cách đầy đủ và chính xác hơn, từ đó ban quản lý công ty sẽ ra được những quyết định hợp lý hơn. Việc trích trước tiền lương nghỉ phép, kế toán sử dụng TK 335-Chi phí phải trả. Khi trích trước, căn cứ vào số thực tế trích trong kỳ, kế toán ghi sổ theo định khoản: Nợ TK 622 - Chi tiết theo đối tượng sử dụng Có TK 335 - Chi tiết theo từng bộ phận Khi tính tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 335 Có TK 334 - Phải trả công nhân viên, chi tiết cho từng đối tượng Cuối niên độ kế toán, nếu số trích trước chưa chi hết thì kế toán phải hoàn nhập và ghi: Nợ TK 335 Có TK 622 - Chi tiết theo đối tượng sử dụng - Về việc quản lý chi phí tốt hơn: Phải theo dõi chặt chẽ, cập nhật hàng ngày các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các loại chi phí tránh trường hợp nhầm, lẫn quên dẫn đến thiếu sót. Phải mở sổ chi tiết theo dõi cho từng đối tượng sử dụng… - Biện pháp hạ giá thành: +) Sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu +) Cải tiến đổi mới công nghệ +) Đẩy mạnh công tác tiêu thụ…. Về chiến lược lâu dài công ty nên quan tâm hơn nữa đến vuệc thay đổi trang thiết bị dây truyền công nghệ sản xuất mang tính hiện đại… KẾT LUẬN Đất nước đã và đang phát triển dần hội nhập với nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế đã chuyển từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà Nước và đặc biệt từ khi nước ta gia nhập WTO thì sự cạnh tranh càng mạnh mẽ. Các doanh nghiệp trong nước muốn tồn tại và phát triển thì không chỉ cần nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn phải tìm cách hạ giá thành sản phẩm. Công ty TNHH Dệt và Sợi Ý Việt không nằm ngoài quy luật đó. Sản phẩm tốt, giá thành hạ là tiền đề tích cực để doanh nghiệp quay vòng vốn và tối đa hoá lợi nhuận từ đó tăng tích luỹ của công ty và nâng cao đời sống của người lao động. Muốn vậy thì công ty phải điều tiết tốt chi phí sản xuất và tính toán sản phẩm chính xác kịp thời có ý nghĩa rất lớn trong việc phân tích đánh giá tình hình sử dụng nguồn lực của quá trình sản xuất để đưa ra biện pháp thích hợp nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mặc dù vẫn cồn nhiều hạn chế nhưng với kinh nghiệm vững vàng, trình độ chuyên môn cao cộng thêm sự hỗ trợ của những phương tiện kĩ thuật hiện đại. Chắc chắn công tác kế toán nói chung và công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng ở công ty sẽ có nhiều bước tiến mới. Hy vọng công ty TNHH Dệt và Sợi Ý Việt sẽ ngày càng khẳng định được vị trí của mình trên thị trường trong nước và cả thế giới. Trong thời gian thực tập ở công ty, được sự giúp đỡ tận tình của phòng kế toán, sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo :Dương Quỳnh Liên và các thầy cô giáo giúp đỡ em vận dụng được những kiến thức đã học trong nhà trường vào trong thực tế, củng cố và hoàn thiện kiến thức lí luận. Trong quá trình nghiên cứu mặc dù em đã cố gắng nhưng do điều kiện và thời gian có hạn, trình độ kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót nhất định. Em mong nhận được sự góp ý bổ sung của cán bộ kế toán trong công ty, các thầy cô giáo để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Dương Quỳnh Liên và các cô chú, anh chị trong phòng kế toán của công ty TNHH Dệt và Sợi Ý Việt đã nhiệt tình gúp đỡ em hoàn thành báo cáo này. Sinh viên Nguyễn Văn Hiệp DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Giáo trình Kế toán tài chính, Học viện tài chính. Chủ biên: Ngô thế chi, TS: Trương Thị Thuỷ Nhà xuất bản tài chính Hà Nội, năm 2006 2. Chế độ kế toán tài chính doanh nghiệp, Bộ tài chính Nhà xuất bản Hà Nội, năm 2006 3. Giáo trình Lý thuyết hạch toán kế toán PGSTS: Nguyễn Hữu Ba chủ biên và các cộng sự Học viện tài chính, nhà xuất bản tài chính 4. Cùng với các chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán…..ở công ty TNHH Dệt và Sợi Ý - Việt. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2010 Giáo viên hướng dẫn (Ký, họ tên) DANH MỤC BẢNG BIỂU 1. Sơ đồ 1.1: Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp. 2. Sơ đồ 1.2: Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. 3. Sơ đồ 1.3: Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung. 4. Sơ đồ 1.4: Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp theo phương pháp kê khai thường xuyên. 5. Sơ đồ 1.5: Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 6. Sơ đồ 2.1: Sơ đồ thể hiện bộ máy của công ty TNHH Dệt và Sợi Ý - Việt. 7. Bảng 2.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty TNHH Dệt và Sợi Ý - Việt. 8. Sơ đồ 2.3: Sơ đồ quy trình sản xuất sợi. 9. Bảng 2.4: Địa bàn tiêu thụ sản phẩm sợi. 10. Sơ đồ 2.5: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty TNHH Dệt và Sợi Ý Việt. 11. Sơ đồ 2.6: Trình tự ghi sổ kế toán (theo hình thức Nhật ký chung) 12. Bảng 2.7: Bảng nhập - xuất kho vật liệu. 13. Bảng 2.8: Phiếu xuất kho. 14. Bảng 2.9: Sổ Nhật ký chung. 15. Bảng 2.10: Sổ chi tiết “chi phí NVL trực tiếp” 16. Bảng 2.11: Sổ cái “chi phí NVL trực tiếp”. 17 Bảng 2.12: Bảng phân bổ nguyên, vật liệu. 18. Bảng 2.13: Bảng tổng hợp tiền lương tháng 12 năm 2009. 19. Bảng 2.14: Bảng phân bổ lương và BHXH tháng 12 năm 2009. 20. Bảng 2.15: Sổ chi tiết “Chi phí nhân công trực tiếp”. 21. Bảng 2.16: Sổ cái “chi phí nhân công trực tiếp”. 22. Bảng 2.17: Sổ chi tiết “Chi phí nhân viên phân xưởng”. 23. Bảng 2.18: Sổ chi tiết “Chi phí vật liệu”. 24. Bảng 2.19: Sổ chi tiết “Chi phí dụng cụ sản xuất”. 25. Bảng 2.20: Bản phân bổ khấu hao TSCĐ. 26. Bảng 2.21: Sổ chi tiết “Chi phí khấu hao TSCĐ”. 27. Bảng 2.22: Sổ chi tiết “Chi phí dịch vụ mua ngoài”. 28. Bảng 2.23: Sổ cái “Chi phí sản xuất chung”. 29. Bảng 2.24: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh tháng 12 năm 2009. 30. Bảng 2.25: Báo cáo kiểm kê sản phẩm dở dang tháng 12 năm 2009. 31. Bảng 2.26: Thẻ giá thành sản phẩm sợi PE. 32. Bảng 2.27: Thẻ giá thành sản phẩm sợi Cotton. DANH MỤC VIẾT TẮT STT Nội dung Ký hiệu viết tắt 1 Tài khoản TK 2 Chi phí sản xuất CPSX 3 Sản phẩm SP 4 Nguyên vật liệu NVL 5 Nhân công NC 6 Sản xuất chung SXC 7 Tài sản cố định TSCĐ 8 Bảo hiểm xã hội BHXH 9 Bảo hiểm y tế BHYT 10 Kinh phí công đoàn KPCĐ 11 Đơn vị tính ĐVT 12 Trách nhiệm hữu hạn TNHH 13 Phân xưởng PX 14 Dở dang đầu kỳ DDĐK 15 Dở dang cuối kỳ DDCK 16 Bộ Tài Chính BTC LỜI CÁM ƠN Báo cáo tốt nghiệp này được hoàn thành với sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của cô giáo: Dương Quỳnh Liên Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Dương Quỳnh Liên đă nhiệt tình hướng dẫn giúp đỡ em trong quá trình thực hiện báo cáo tốt nghiệp này Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Cao Đẳng Kinh Tế- Kỹ Thuật Thái Nguyên đã truyền thụ kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập tại trường. Xin cám ơn các chú, anh chị trong Ban giám đốc, phòng kế toán cũng như các phòng ban chức năng khác của Công ty TNHH Dệt và Sợi Ý Việt nơi em thực tập đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong quá trình tìm hiểu, thu thập và cung cấp số liệu để em hoàn thành tốt bài báo cáo tốt nghiệp này! Thái nguyên, tháng 6 năm 2010 Sinh viên Nguyễn Văn Hiệp MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTổ chức công tác Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Dệt và Sợi Ý -Việt.doc
Luận văn liên quan