Đề tài Tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng tại Việt Nam

Việcthanh toán bùtrừ điệntử giữacácNgânhàngđược thực hiệntheo quytrình: Lệnhthanh toán vàBảngkêcác Lệnhthanhtoán chuyểnđiNgânhàngchủtrìtừ Ngânhàng thành viêngửiLệnhsẽphảiquaNgânhàngchủtrì thanh toán bùtrừ điệntử đểkiểmsoát,xửlý bùtrừ, xácđịnhkết quảthanh toán bùtrừ củatừng Ngânhàngthành viênvà hạchtoán kếtquảthanh toán bùtrừ điệntử trước khigửi tiềnđiNgânhàngthànhviênnhậnlệnh. -Ngânhàngchủtrìthanhtoánbùtrừđiệntử cótráchnhiệm: +Nhận,kiểmtra cácLệnhthanh toán vàBảngkêcácLệnh thanh toán chuyểnđiNgânhàngchủtrì từ cácNgânhàng thànhviêngửilệnh.

pdf74 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2485 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1ĐỀ TÀI TỔ CHỨC HỆ THỐNG THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM GVHD: PGS.TS. TRƯƠNG THỊ HỒNG THỰC HIỆN: NHÓM 7 2Thành viên nhóm 7 STT Họ và tên Ký tên 1 Nguyễn Thị Thu Hằng 2 Nguyễn Thị Hiền 3 Nguyễn Thị Ái Hiệp 4 Nguyễn Hoàng Lan 5 Võ Thị Thùy Linh 6 Lê Thị Duy Mỹ 7 Vũ Thị Nga 8 Nguyễn Văn Phúc 9 Nguyễn Ngọc Trân 10 Nguyễn Thị Thanh Tuyền 3NỘI DUNG CHÍNH NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỆ THỐNGTHANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG I CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG II TỔ CHỨC & ĐIỀU HÀNH HỆ THỐNG THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNGIII 4Chu chuyển không dùng tiền mặt 1. Các hình thức chu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế Chu chuyển tiền mặt I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỆ THỐNG THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG 5 5 Chu chuyển tiền mặt: là hình thức thanh toán được thực hiện bởi dấu hiệu tiền tệ của quốc gia đó và tiền mặt sẽ được vận động trong lưu thông từ người này sang người khác. - Chủ yếu thanh toán tiền mặt để đáp ứng các quan hệ giao dịch nhỏ lẻ giữa các tầng lớp dân cư hoặc giữa Nhà nước, các tổ chức kinh tế với nhân dân lao động. Chu chuyển không dùng tiền mặt (Thanh toán qua ngân hàng) là hình thức thanh toán được thực hiện bằng cách trích chuyển tiền trên tài khoản hoặc bù trừ lẫn nhau thông qua ngân hàng mà không trực tiếp sử dụng tiền mặt trong thanh toán đó. - Xu hướng ớ các nước phát triển chủ yếu sử dụng hình thức thanh toán qua ngân hàng vì nhiều tiện ích mà hình thức thanh toán này mang lại như: tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm lao động và tính an toàn cũng cao hơn. 6 6 Cả hai hình thức này có mối quan hệ mật thiết và chuyển hóa cho nhau. Có những trường hợp thì thanh toán không dùng tiền mặt sẽ rất hiệu quả vì tiện lợi, an toàn, tiết kiệm chi phí hơn. Một số trường hợp thì buộc phải sử dụng đến hình thức thanh toán bằng tiền mặt chẳng hạn người dân cần tiền mặt để ra thị trường mua hàng hóa hay thực hiện một dịch vụ nhỏ lẻ nào đó. Việc sử dụng tiền mặt hay chuyển khoản để thanh toán không phải do một ý muốn chủ quan của Nhà nước hay một cơ quan quản lý nào đó mà do yêu cầu khách quan trong thanh toán đòi hỏi. Vấn đề ở đây chính là cần phải vận dụng một cách linh hoạt và mềm dẻo trên cơ sở phấn đấu để giảm đến mức tối thiểu các khoản thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt. 72. Đặc điểm và tác dụng của thanh toán qua ngân hàng a. Đặc điểm thanh toán qua ngân hàng - Sự vận động tiền tệ độc lập so với sự vận động của hàng hóa về thời gian và không gian. Đây là đặc điểm nổi bật nhất trong thanh toán toán không dùng tiền mặt. Sự tách rời giữa tiền và hàng là điều không thể tránh khỏi. Điều này chỉ ra cho ta một phương án thanh toán mà ở phương án đó chấp nhận sự tách rời đó nhưng không thể vì sự tách rời đó mà gây chậm trễ, gian lận trong thanh toán. 8 Trong thanh toán qua ngân hàng, vật môi giới (tiền mặt) không xuất hiện như trong thanh toán bằng tiền mặt (H-T-H) mà nó chỉ xuất hiện dưới hình thức tiền tệ kế toán (tiền ghi sổ) và được ghi chép trên các chứng từ, số sách kế toán (tiền chuyển khoản). Với đặc điểm này thì mỗi bên tham gia thanh toán phải mở tài khoản tại ngân hàng và có số dư trên tài khoản đó. Bời vì nếu không thì việc thanh toán sẽ không thực hiện được. 9 Trong thanh toán qua ngân hàng thì Ngân hàng đóng vai trò rất to lớn – vai trò tổ chức và thực hiện thanh toán. Bởi vì chỉ có ngân hàng – người quản lý tài khoản tiền gửi của các đơn vị mới được phép trích chuyển tài khoản của các đơn vị. Với nghiệp vụ đặc biệt như vậy thì có thể nói toàn bộ quá trình thanh toán được thực hiện thuận lợi trôi chảy hay không phụ thuộc vào ngân hàng là người đóng vai trò kết thúc quá trình thanh toán. 10 b/ Tác dụng của thanh toán qua ngân hàng Đối với nền kinh tế: - Thanh toán qua ngân hàng trực tiếp thúc đẩy quá trình vận động của vật tư hàng hoá trong nền kinh tế nên quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa được diễn ra liên tục. - Nhờ tổ chức công tác thanh toán ngân hàng tập trung được nhiều khoản vốn tiền tệ trong nền kinh tế dùng để tăng nguồn vốn tín dụng đầu tư vào các quá trình tái sản xuất mở rộng - Thanh toán không dùng tiền mặt làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông nên tiết kiệm chi phí cho xã hội (chi phí in ấn, bảo quản, vận chuyển và kiểm đếm tiền) 11 - Thanh toán không dùng tiền mặt được lưu lại trên sổ sách kế toán tại ngân hàng giúp ngân hàng có thể kiểm soát hoạt động của các đơn vị kinh tế và tạo điều kiện để NHTW có thể làm tốt công tác quản lý tiền tệ và kiểm soát lạm phát. - Thanh toán qua ngân hàng còn góp phần chống thất thu thuế do tất cả các phát sinh thu nhập, chi phí đều thể hiện trên tài khoản nên việc tính thuế và thu thuế sẽ dễ dàng và hạn chế tối đa việc trốn thuế. 12 Đối với Ngân hàng Nhờ có nguồn vốn quan trọng này nên ngân hàng có điều kiện mở rộng cung ứng các dịch vụ cho khách hàng, góp phần tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Đối với khách hàng Quá trình thanh toán không dùng tiền mặt sẽ tiết kiệm nhiều chi phí liên quan đến quá trình vận chuyển, kiểm đếm tiền mặt; giảm rủi ro như trộm cắp, thiên tai, hỏa hoạn và ngoài ra khách hàng còn được hưởng lãi và những ưu đãi từ các dịch vụ của ngân hàng. 13 3. Những quy định chung trong thanh toán qua ngân hàng a. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán: NHNN VN, các NHTM và các tổ chức TD phi ngân hàng Người sử dụng dịch vụ thanh toán: các tổ chức, cá nhân b) Phạm vi áp dụng: nếu chia theo lãnh thổ thì bao gồm: - Thanh toán quốc nội: thanh toán trong phạm vi một nước. - Thanh toán quốc tế: thanh toán vượt ra khỏi biên giới quốc gia. 14 c) Qui định về việc mở và sử dụng tài khoản: Văn bản pháp lý: • Nghị định số 04/CP ngày 7/3/1960 về thể lệ Thanh toán không dùng tiền mặt • Nghị định số 91/CP ngày 25/11/1993 về tổ chức công tác thanh toán không dùng tiền mặt • Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20/9/2001 về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán • Quyết định số 1284/2002/QĐ-NHNN ngày 21/11/2002 của Thống đốc NHNN về việc ban hành quy chế mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại NHNN và tổ chức tín dụng. 15 Nội dung chính của Quyết định số 1284/2002/QĐ-NHNN ngày 21/11/2002 - Mỗi khách hàng có quyền mở một hay nhiều tài khoản tiền gửi ở một hay nhiều nơi, có thể là nơi cư trú, nơi đặt trụ sở chính hay nơi khác tùy theo nhu cầu sử dụng trừ trường hợp có quy định khác. - Việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khác không phải là ngân hàng (như Kho bạc Nhà nước, Quỹ Hỗ trợ phát triển, Bưu điện,...) thực hiện theo quy định của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đó. - Việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi Đồng Việt Nam và ngoại tệ của người không cư trú và người cư trú phải tuân thủ theo các quy định tại Quy chế này và các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý ngoại hối. 16 - Quyền của chủ tài khoản: có quyền thực hiện các lệnh thanh toán hợp pháp, hợp lệ trong phạm vi số dư Có và hạn mức thấu chi (nếu được phép); được lựa chọn và sử dụng các dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung cấp; được ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản theo quy định; được yêu cầu ngân hàng nơi mở tài khoản đóng, phong tỏa hoặc thay đổi cách thức sử dụng tài khoản khi cần thiết; được hưởng lãi suất cho số tiền trên tài khoản theo mức lãi suất do ngân hàng quy định. 17 Trách nhiệm của chủ tài khoản: - Chịu trách nhiệm về việc chi trả vượt quá số dư Có trên tài khoản trừ trường hợp đã có thỏa thuận thấu chi với ngân hàng. - KH là tổ chức tín dụng có nhận thanh toán phải duy trì trên tài khoản tiền gửi tại NHNN số dư bình quân không thấp hơn mức dự trữ bắt buộc do Ngân hàng Nhà nước quy định. - Chịu trách nhiệm về những sai sót hay hành vi lợi dụng, lừa đảo khi sử dụng dịch vụ thanh toán qua tài khoản do lỗi của mình. - Không được cho thuê, cho mượn tài khoản, hoặc sử dụng tài khoản của mình cho các giao dịch thanh toán đối với những khoản tiền đã có bằng chứng về nguồn gốc bất hợp pháp. 18 Quyền của Ngân hàng: - Được chủ động trích tài khoản của khách hàng trong các trường hợp: các khoản nợ đến hạn, quá hạn, các khoản lãi, chi phí hợp lệ khác phát sinh trong quá trình quản lý tài khoản và cung ứng các dịch vụ thanh toán theo quy định; các nghĩa vụ thanh toán theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền - Có quyền từ chối thực hiện các lệnh thanh toán của khách hàng trong các trường hợp: không thực hiện đầy đủ các yêu cầu về thủ tục thanh toán, không có đủ số dư trên tài khoản, có dấu hiệu vi phạm pháp luật; được quyền phong tỏa, đóng, chuyển đổi hoặc tất toán số dư tài khoản theo quy định. 19 Trách nhiệm của Ngân hàng: - Hướng dẫn khách hàng thực hiện đúng các quy định về lập hồ sơ mở tài khoản, lập chứng từ giao dịch và các quy định có liên quan trong việc sử dụng tài khoản. - Cung ứng đầy đủ, kịp thời các loại dịch vụ phục vụ nhu cầu giao dịch của khách hàng. - Thực hiện hạch toán theo các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên cơ sở các chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lệ nhận được - Bảo mật các thông tin KH theo quy định, lưu trữ hồ sơ mở tài khoản và các chứng từ giao dịch qua tài khoản theo đúng cách thức và thời hạn do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định, chịu trách nhiệm về những thiệt hại, vi phạm, lợi dụng trên tài khoản của khách hàng do lỗi của mình. 20 d) Quy định về lệnh thanh toán và chứng từ thanh toán: • Lệnh thanh toán là lệnh của các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (NHNN, NHTM…) dưới các hình thức khác nhau (chứng từ giấy, chứng từ điện tử) để yêu cầu thực hiện giao dịch thanh toán. • Chứng từ thanh toán là văn bản chứng từ bằng giấy hoặc bằng chứng từ điện tử để chứng minh và lưu giữ lệnh thanh toán của khách hàng, là bằng chứng có tính pháp lý để thực hiện thanh toán, đồng thời là bằng chứng để xử lý tranh chấp trong thanh toán. 21 • Các chứng từ phải phản ánh đầy dủ các yếu tố đảm bảo cho việc kiểm tra, kiểm soát, luân chuyển và bảo quản. • Các lệnh thanh toán của khách hàng đảm bảo lập đúng thủ tục quy định, hợp pháp, hợp lệ và khớp đúng với các yếu tố đã đăng ký 22 II. Các phương thức thanh toán qua ngân hàng 1. Phương tiện thanh toán: 1.1. Thanh toán bằng séc(payment by cheque): - Khái niệm về séc:  Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản được lập trên mẫu do ngân hàng nhà nước quy định, yêu cầu đơn vị thanh toán trích một số tiền từ tài khoản tiền gửi của mình để trả cho người thụ hường có tên ghi trên séc hoặc trả chongười cầm séc. - Những quy tắc chung trong thanh toán bằng séc:  Séc phải thiết kế mẫu thống nhất, được in và ghi bằng tiếng Việt Nam, có thể in thêm Tiếng Anh. Các tổ chức tín dụng, Kho bạc nhà nước đăng ký mẫu séc với NHNN và chỉ được in séc tại nhà in ngân hàng, séc được bán cho khách hàng có mở tài khoản tại đơn vị mình. 23 II. Các phương thức thanh toán qua ngân hàng  Người phát hành séc: là chủ tài khoản hoặc người được chủ tài khoản ủy quyền, chỉ được phát hành séc trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi hoặc bảo chi hoặc không vượt quá hạn mức thấu chi.  Quy định về sử dụng Séc  Séc hợp lệ là tờ séc ghi đầy đủ các yếu tố và nội dung quy định, có đủ chữ ký, con dấu. 24 II. Các phương thức thanh toán qua ngân hàng + Tờ séc đủ điều kiện thanh toán phải là: + Tờ séc hợp lệ + Được nộp trong thời gian hiệu lực thanh toán + Không có lệnh đình chỉ lệnh thanh toán + Chữ ký, con dấu phải khợp với mẫu đăng ký + Số dư tài khoản đủ để thanh toán + Các chữ ký chuyển nhượng (nếu có) đối với séc ký danh là liên tục  Thời hạn xuất trình là 30 ngày kể từ ngày phát hành đến khi thanh toán.  Thời hạn hiệu lực là 06 tháng kể từ ngày ký phát.  Trường hợp có nhiều tờ séc được nộp vào cùng một thời điểm thì ưu tiên thanh toán theo số séc từ nhỏ đến lớn.. 25 II. Các phương thức thanh toán qua ngân hàng *Các loại séc:  Séc ký danh: séc ghi rõ họ tên địa chỉ người thụ hưởng,được chuyển nhượng theo luật  Séc vô danh: séc không ghi tên người thụ hưởng,được chuyển nhượng tự do.  Căn cứ theo tính chất sử dụng: có 2 loại séc chuyển khoản và séc tiền mặt 26 Quy trình thanh toán séc Quy trình thanh toán séc 27 II. Các phương thức thanh toán qua ngân hàng -Trường hợp người phát hành và người thụ hưởng có tài khoản tại cùng đơn vị 28 II. Các phương thức thanh toán qua ngân hàng 1.2. Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi (UNC) hoặc lệnh chi:  Khái niệm: UNC là lệnh chi do chủ tài khoản lập theo mẩu in sẵn để yêu cần ngân hang hoặc kho bạc nơi mình mở tài khoản trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng hoặc chuyển vào một tải khoản khác của chính mình.  Dùng để thanh toán một cách rộng rãi và phổ biến trong cả nước, không phân biệt cùng hay khác hệ thống. 29 II. Các phương thức thanh toán qua ngân hàng  Quy trình lập chứng từ và thanh toán bằng UNC 30 II. Các phương thức thanh toán qua ngân hàng 1.3. Thanh toán bằng ủy nhiệm thu/nhờ thu (UNT):  Khái niệm: Ủy nhiệm thu là một thể thức thanh toán được tiến hành trên cơ sở giấy ủy nhiệm thu và các chứng từ hóa đơn do người bán lập, chuyển đến ngân hàng để yêu cầu thu hộ tiền từ người mua.  UNT được áp dụng phổ biến trong mọi trường hợp với điều kiện 2 bên mua bán thống nhất với nhau, thông báo bằng văn bản cho ngân hàng về việc áp dụng thể thức Ủy nhiệm thu. 31 Quy trình thanh toán bằng ủy nhiệm thu . 32 II. Các phương thức thanh toán qua ngân hàng 1.4.Thanh toán bằng thẻ ngân hàng (payment by bank card):  Khái niệm: thẻ ngân hàng là một công cụ thanh toán hiện đại do ngân hàng phát hành và bán cho các đơn vị, cá nhân để họ sử dụng trong thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền từ ATM.  Các loại thẻ ngân hàng: – Thẻ thanh toán (payment card): (còn gọi là thẻ ATM) áp dụng rộng rãi cho mọi khách hàng, để có thể sử dụng khách hàng phải lưu ký tiền vào một tài khoản riêng tại ngân hàng, được sử dụng số tiền ký quỹ đó để thanh toán. 33 II. Các phương thức thanh toán qua ngân hàng Ngoài ra, còn có thẻ thấu chi áp dụng cho các doanh nhân người có vị trí, nổi tiếng trong xã hội. – Thẻ tín dụng: thẻ áp dụng cho khách hàng có đủ điều kiện được ngân hàng phát hành thẻ cho vay vốn để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ. + Ngân hàng cấp một thẻ tín dụng với 1 hạn mức tín dụng được ghi vào bộ nhớ của thẻ. Sau khi sử dụng thẻ khách hàng phải trả nợ gốc trong thời gian quy định, nếu trễ thì phải trả lãi. – Những đối tượng liên quan đến phát hành và sử dụng thẻ thanh toán: + Ngân hàng phá hành thẻ: + Người sử dụng thẻ thanh toán + Người tiếp nhận thanh toán bằng thẻ 34 Quy trình thanh toán bằng thẻ ngân hàng . 35 II. Các phương thức thanh toán qua ngân hàng 2. Các phương thức thanh toán quốc tế 2.1. Phương thức chuyển tiền 2.1.1. Chuyển tiền bằng điện  Là phương thức chuyển tiền mà theo đó ngân hàng được phép sau khi nhận hồ sơ chuyển tiền hợp lệ từ người chuyển tiền sẽ lập điện Swift/Telex để chỉ thị cho ngân hàng đại lý của mình chuyển tiền đến ngân hàng của người thụ hưởng để ghi có cho người thụ hưởng. 36 Quy trình thanh toán quốc tế bằng điện . NHÀ NHẬP KHẨU NHÀ XUẤT KHẨU NH CỦA NHÀ NHẬP KHẨU NH CỦA NHÀ XUẤT KHẨU NGÂN HÀNG TRUNG GIAN Giao hàng (1) Nộp hồ sơ thanh toán cho NH (2) Chuyển lệnh thanh toán (3) Thanh toán (4) Ghi có cho nhà XK (5) 37 II. Các phương thức thanh toán qua ngân hàng 2.1.2.Chuyển tiền bằng Bankdraft  Là phương thức chuyển tiền mà theo đó ngân hàng được phép sau khi nhận hồ sơ chuyển tiền hợp lệ từ người chuyển tiền sẽ ký phát tờ Bankdraft giao cho người chuyển tiền hoặc yêu cầu ngân hàng đại lý của mình ký phát tờ Bankdraft giao trực tiếp cho người thụ hưởng và đồng thời chỉ thị cho ngân hàng đại lý trả tiền cho ngân hàng thực hiện dịch vụ thu hộ Bankdraft số tiền được ghi trên Bankdraft. 38 Quy trình chuyển tiền bằng Bankdraft . 39 II. Các phương thức thanh toán qua ngân hàng 2.1.3. Chuyển tiền qua dịch vụ Western Union • Là phương thức chuyển tiền nhanh qua dịch vụ của Công ty Western Union, theo đó ngân hàng được phép sau khi nhận hồ sơ chuyển tiền hợp lệ từ người chuyển tiền nhập thông tin chuyển tiền vào hệ thống chuyển tiền của WU để chuyển tiền đến cho người thụ hưởng ở các đại lý của WU nơi mà người thụ hưởng cư trú. 40 II. Các phương thức thanh toán qua ngân hàng 2.2. Phương thức thanh toán nhờ thu  Nhờ thu là phương thức mà theo đó ngân hàng thu hộ khi nhận được chứng từ từ ngân hàng của nhà xuất khẩu hoặc trực tiếp từ nhà xuất khẩu sẽ giao chứng từ cho nhà nhập khẩu để đổi lấy thanh toán, chấp nhận thanh toán hoặc theo những điều kiện khác. * Nhờ thu trơn  Là phương thức nhờ thu mà sau khi người bán giao hàng hóa hoặc thực hiện dịch vụ sẽ gởi chứng từ tài chính nhờ ngân hàng đòi tiền người mua mà không kèm theo chứng từ thương mai. * Nhờ thu kèm chứng từ  Là phương thức nhờ thu mà sau khi người bán giao hàng hóa hoặc thực hiện dịch vụ sẽ nhờ ngân hàng đòi tiền người mua dựa trên: - Chứng từ thương mại và chứng từ tài chính, hoặc - Chứng từ thương mại. 41 SƠ ĐỒ QUY TRÌNH NHỜ THU . NHÀ NHẬP KHẨU NHÀ XUẤT KHẨU NGÂN HÀNG THU HỘ NGÂN HÀNG NHỜ THU Thanh toán hoặc chấp nhận (6) Gởi chứng từ (3) Giao hàng (1) Trình chứng từ (4) Thanh toán/ chấp nhận hối phiếu (5) Ghi có / thông báo việc chấp nhận (7) Xuất trình chứng từ (2) 42 II. Các phương thức thanh toán qua ngân hàng 2.3. Phương thức tín dụng chứng từ  Thư tín dụng (L/C) là một cam kết bằng văn bản của Ngân hàng phát hành thực hiện theo yêu cầu của người mở L/C cam kết thanh toán cho người thụ hưởng khi nhận được bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khỏan của tín dụng thư. 43 SƠ ĐỒ QUY TRÌNH TÍN DỤNG THƯ . NHÀ NHẬP KHẨU NHÀ XUẤT KHẨU NGÂN HÀNG CỦA NHÀ NHẬP KHẨU NGÂN HÀNG CỦA NHÀ XUẤT KHẨU Thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán (9) Kiểm tra và gửi BCT (6) Phát hành hoặc tu chỉnh L/C (2) Giao hàng (4) Ký hợp đồng ngoại thương Đề nghị phát hành L/C hoặc tu chỉnh L/C (1) Thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán (7) Giao BCT (8) Ghi có (10) Xuất trình BCT (5) Thông báo L/C hoặc tu chỉnh L/C (3) 44 III. Tổ chức và điều hành hệ thống thanh toán qua ngân hàng 1. Tổ chức và điều hành hệ thống thanh toán liên ngân hàng:  Các NHTM, TCTD cung ứng dịch vụ thanh toán cho khách hàng của mình trong quá trình thực hiện thanh toán nếu có phát sinh thanh toán giữa các khách hàng có tài khoản tại một hệ thống ngân hàng thì các ngân hàng này tự tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ. Tổng giám đốc NHTM đó sẽ quy định các điều kiện tiêu chuẩn, thủ tục, và quy trình thanh toán của hệ thống đó.  Trường hợp tài khoản của người hưởng và người bán tại 2 hệ thống ngân hàng khác nhau thì phải thông qua hệ thống thanh toán liên ngân hàng. Vậy các NHTM, TCTD cần có sự trợ giúp của NHTW để thực hiện và hoàn thành quá trình thanh toán. 45 III. Tổ chức và điều hành hệ thống thanh toán qua ngân hàng  Để tổ chức hệ thống thanh toán liên ngân hàng, NHNN căn cứ vào những điều kiện cụ thể trong giao dịch, cơ sở vật chất kỹ thuật, mạng lưới… để đáp ứng hình thức thanh toán LNH cho phù hợp.  Đó là hình thức thanh toán LNH song phương và hình thức thanh toán LNH đa phương. 46 III. Tổ chức và điều hành hệ thống thanh toán qua ngân hàng  Thanh toán song phương: là thanh toán được hiểu giữa 2 tổ chức cung ứng dịch vụ ngân hàng. Trong đó, các điều kiện thanh toán, những cam kết, thủ tục và quy trình thanh toán…đều do 2 bên thỏa thuận với nhau, phù hợp với quy định của pháp luật và quy định của NHNN (2 bên mở TK thanh toán cho nhau và mọi giao dịch thanh toán song phương đều được thực hiện từ tài khoản này).  Thanh toán LNH đa phương: tất cả các NHTM, TCTD…làm dịch vụ thanh toán, nếu phát sinh các quan hệ giao dịch với nhiều đối tác và có tính chất thường xuyên thì được quyền tham gia và hệ thống thanh toán LNH. NHNN có nhiệm vụ tổ chức hệ thống thanh toán này với các hình thức sau: 47 III. Tổ chức và điều hành hệ thống thanh toán qua ngân hàng 1.1. Thanh toán bù trừ 1.1.1. Khái niệm:  Thanh toán bù trừ là thanh toán được thực hiện bằng kỹ thuật xử lý bù trừ giữa các thành viên tham gia thanh toán trong một địa bàn nhất định. Theo đó các thành viên tham gia thanh toán chỉ nhận hoặc phải trả số chênh lệch sau khi đã bù trừ số phải thu và phải trả của mình đối với các thành viên khác. 1.1.2. Hình thức bù trừ: Có 2 hình thức bù trừ 48 III. Tổ chức và điều hành hệ thống thanh toán qua ngân hàng a.Thanh toán bù trừ thủ công (thanh toán bù trừ giấy) * Điều kiện tham gia thanh toán bù trừ:  Các NHTM, TCTD phi Ngân hàng, Quỹ tín dụng khi tham gia thanh toán bù trừ phải thỏa mãn các điều kiện sau: - Phải có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước chủ trì thanh toán bù trừ. - Phải tuân thủ và thực hiện đúng, đầy đủ các quy tắc tổ chức và kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ, như: + Phải có văn bản đề nghị cho tham gia thanh toán bù trừ và cam kết chấp hành đúng các quy định trong thanh toán bù trừ. 49 III. Tổ chức và điều hành hệ thống thanh toán qua ngân hàng + Phải có văn bản giới thiệu các cán bộ chịu trách nhiệm trực tiếp giao, nhận chứng từ và làm các thủ tục thanh toán trong thanh toán bù trừ. + Thực hiện đúng giờ giấc đến trực tiếp giao, nhận các chứng từ với các đơn vị liên quan. + Phải lập đúng, đầy đủ, kịp thời các giấy tờ trong giao dịch thanh toán bù trừ, bảo đảm số liệu chính xác, rõ ràng. + Người được ủy quyền trực tiếp đến làm thủ tục thanh toán bù trừ và giao, nhận chứng từ phải đăng kỹ chữ ký của mình với các Ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ với Ngân hàng Nhà nước 50 III. Tổ chức và điều hành hệ thống thanh toán qua ngân hàng *Nguyên tắc thanh toán số chênh lệch trong thanh toán bù trừ:  Các Ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ phải bảo đảm tín nhiệm của Ngân hàng mình với Ngân hàng khác trong thanh toán bù trừ. Thanh toán kịp thời sòng phẳng số chênh lệch phải thanh toán với Ngân hàng chủ trì thanh toán bù trừ.  Trường hợp thiếu khả năng chi trả trong thanh toán bù trừ (tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước không đủ số dư) thì Ngân hàng thành viên phải nộp tiền mặt vào Ngân hàng Nhà nước hoặc xin vay Ngân hàng Nhà nước chủ trì theo chế độ vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ (Từ đây gọi tắt là cho vay thanh toán bù trừ). 51 III. Tổ chức và điều hành hệ thống thanh toán qua ngân hàng Giờ giấc giao dịch thanh toán bù trừ và giao, nhận chứng từ: - Đối với các địa bàn lớn, có nhiều Ngân hàng và khối lượng chứng từ từ nhiều thì mỗi ngày giao, nhận chứng từ và thanh toán bù trừ 2 lần: + Lần 1 vào lúc 10 giờ (sáng) + Lần 2 vào lúc 14 giờ 30 (chiều) - Đối với các địa bàn nhỏ, ít Ngân hàng và khối lượng chứng từ ít thì mỗi ngày giao, nhận chứng từ và thanh toán bù trừ mỗi lần vào lúc 14 giờ 30 (chiều). 52 III. Tổ chức và điều hành hệ thống thanh toán qua ngân hàng Địa điểm tổ chức thanh toán bù trừ:  Địa điểm giao nhận chứng từ và thanh toán bù trừ được tổ chức tại Ngân hàng Nhà nước chủ trì thanh toán bù trừ. Quy trình kỹ thuật thanh toán bù trừ thủ giấy: – Mở tài khoản thanh toán bù trừ: tài khoản này sẽ được mở tại chi nhánh Ngân hàng Nhà nước chủ trì và tại các Ngân hàng thành viên. – Tại Ngân hàng Nhà nước chủ trì mở một tài khoản chi tiết để hạch toán kết qủa thanh toán bù trừ của các Ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ: + Bên Có: ghi số tiền chênh lệch các ngân hàng thành viên phải trả trong thanh toán bù trừ. + Bên Nợ: ghi số tiền chênh lệch các Ngân hàng thành viên phải thu trong thanh toán bù trừ. Tài khoản này sau khi thanh toán xong phải hết số dư. 53 III. Tổ chức và điều hành hệ thống thanh toán qua ngân hàng - Tại các ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ chỉ mở một tài khoản chi tiết để phản ảnh toàn bộ các khoản phải thanh toán bù trừ với các Ngân hàng khác. + Bên Có ghi: * Các khoản phải trả cho Ngân hàng khác. * Số tiền chênh lệch phải thu trong thanh toán bù trừ. + Bên nợ ghi: * Các khoản phải thu Ngân hàng khác. * Số tiền chênh lệch phải tra trong thanh toán bù trừ. - Dư nợ: Thể hiện số chênh lệch phải thu trong thanh toán bù trừ. - Dư có: Thể hiện số chênh lệch phải trả trong thanh toán bù trừ. 54 III. Tổ chức và điều hành hệ thống thanh toán qua ngân hàng *Thủ tục xử lý nghiệp vụ:  Các ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ có trách nhiệm xử lý tất cả các chứng từ có liên quan đến thanh toán bù trừ với Ngân hàng khác và lập các Bảng kê chứng từ thanh toán bù trừ và Bảng thanh toán bù trừ.  Giao dịch viên thanh toán bù trừ giao nhận chứng từ và ký nhận lên các bảng kê thanh toán cho nhau (kê chứng từ thanh toán bù trừ). Sau đó khi đã đối chiếu khớp đúng với số liệu trên Bảng thanh toán bù trừ (nếu có sai sót thì sửa chữa hoặc lập lại Bảng thanh toán bù trừ) rồi nộp cho Ngân hàng Nhà nước (chi nhánh chủ trì thanh toán) 55 III. Tổ chức và điều hành hệ thống thanh toán qua ngân hàng 56 III. Tổ chức và điều hành hệ thống thanh toán qua ngân hàng  Ngân hàng chủ trì căn cứ số liệu ở Bảng thanh toán bù trừ của các Ngân hàng thành viên sẽ lập Bảng kết quả thanh toán bù trừ cho mỗi thành viên. 57 III. Tổ chức và điều hành hệ thống thanh toán qua ngân hàng  Đồng thời, lập Bảng tổng kết thanh toán bù trừ bằng số để kiểm tra sự chính xác của số liệu thanh toán. 58 III. Tổ chức và điều hành hệ thống thanh toán qua ngân hàng 59 III. Tổ chức và điều hành hệ thống thanh toán qua ngân hàng  Nếu đều khớp đúng thì giao cho mỗi Ngân hàng thành viên Bảng kết quả thanh toán và giải quyết như sau: − Đối với Ngân hàng thành viên có số phả thu nhỏ hơn phải trả (thiếu) thì Ngân hàng chủ trì sẽ trích tài khoản tiền gửi của Ngân hàng này (ghi Nợ) để chuyển vào tài khoản bù trừ (ghi Có); nếu tài khoản tiền gửi hết hoặc không đủ số dư để trả thì giao dịch viên Ngân hàng của Ngân hàng đó sẽ ký đơn vay nợ Ngân hàng chủ trì, hoặc vay Ngân hàng khác có tiền dư thừa trên tài khoản để trả đủ số thiếu. − Đối với Ngân hàng thành viên có số phải thu lớn hơn phải trả (thừa) thì Ngân hàng chủ trì sẽ trích tiền tù tài khoản thanh toán bù trừ (ghi Nợ) để chuyển vào tài khoản tiền gửi Ngân hàng thành viên đó. Căn cứ pháp lý Quyết định số 181/NH-QĐ ngày 10/0/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Về việc ban hành quy tắc tổ chức và kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ giữa các Ngân hàng 60 III. Tổ chức và điều hành hệ thống thanh toán qua ngân hàng b. Thanh toán bù trừ điện tử  Khái niệm:  Thanh toán bù trừ điện tử thực chất cũng là thanh toán bù trừ, nhưng áp dụng kỹ thuật hiện đại, tiên tiến để truyền số liệu, nhận số liệu và xử lý số liệu qua mạng máy tính đã được mã hóa với hệ thống mã hóa bảo mật, chữ ký điện tử… cho phép bù trừ với tốc độ nhanh chóng, an toàn và chính xác cao.  Thanh toán bù trừ điện tử là thực hiện việc chuyển khoản và thanh toán qua mạng máy tính giữa các tài khoản được mở tại các ngân hàng khác hệ thống hoặc ở các chi nhánh của cùng một ngân hàng trên phạm vi một địa bàn nhất định. Bằng kỹ thuật xử lý bù trừ điện tử, các Ngân hàng chuyển cho nhau qua mạng máy tính các chứng từ thanh toán, bù trừ cho nhau phần nợ qua lại và trả cho nhau số chênh lệch. 61 III. Tổ chức và điều hành hệ thống thanh toán qua ngân hàng *Thủ tục tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng - Trình tự thực hiện: + Bước 1: Các Ngân hàng, tổ chức khác lập và gửi hồ sơ cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, nơi mình mở tài khoản; + Bước 2: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố (Ngân hàng chủ trì) sau khi rà soát, kiểm tra hồ sơ, điều kiện, tiêu chuẩn của ngân hàng xin tham gia thanh toán bù của ngân hàng thành viên thanh toán điện tử liên ngân hàng, nếu phù hợp thì kết nạp ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng. 62 III. Tổ chức và điều hành hệ thống thanh toán qua ngân hàng  Trường hợp ngân hàng xin tham gia thanh toán bù trừ không đủ điều kiện, tiêu chuẩn để kết nạp ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng thì Ngân hàng chủ trì phải có văn bản từ chối và nêu rõ lý do. + Bước 3: Ngân hàng chủ trì thông báo bằng văn bản danh sách các ngân hàng thành viên mới được kết nạp cho tất cả các ngân hàng thành viên có liên quan biết trước 7 ngày để chuẩn bị thực hiện giao dịch thanh toán bù trừ điện tử. + Bước 4: Sau khi được Ngân hàng chủ trì chấp thuận bằng văn bản công nhận là thành viên tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng, Giám đốc ngân hàng thành viên phải có văn bản giới thiệu các bộ (Giám đốc hoặc người ủy quyền, Trưởng phòng kế toán hoặc người ủy quyền, kế toán viên thanh toán bù trừ) tham gia vào quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử, trong đó xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm từng cán bộ được giới thiệu để thực hiện các phần công việc trong thanh toán bù trừ điện tử.Bản giới thiệu này được gửi trực tiếp tới Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố (Ngân hàng chủ trì). 63 III. Tổ chức và điều hành hệ thống thanh toán qua ngân hàng * Cách thức thực hiện: + Qua Bưu điện; + Trụ sở cơ quan hành chính; - Thành phần hồ sơ: + Đơn xin tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng; + Giấy cam kết thực hiện các quy định có liên quan khi tử thành Ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng. - Số lượng hồ sơ: 01 (bộ). - Thời hạn giải quyết: Không quy định. - Phí, lệ phí: Phí tham gia hệ thống thanh toán bù trừ trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố: 2.000.000 đồng/đơn vị thành viên. 64 III. Tổ chức và điều hành hệ thống thanh toán qua ngân hàng Các điều kiện phải có:  Phải là một Ngân hàng có đầy đủ tư cách Pháp nhân, có quyết định thành lập và được cấp Giấy phép hoạt động Dịch vụ về thanh toán.  Đã mở Tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước và thường xuyên đảm bảo có đủ số dư để thực hiện thanh toán.  Có quá trình chấp hành tốt chế độ và kỷ luật thanh toán không dùng Tiền mặt, chế độ Chứng từ, chế độ hạch toán kế toán. 65 III. Tổ chức và điều hành hệ thống thanh toán qua ngân hàng  Có cam kết thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy chế, quy định liên quan đến thanh toán điện tử Liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước ban hành, gồm: – Quy chế chuyển tiền điện tử. – Quy chế thanh toán bù trừ điện tử. – Quy chế về truyền tin và xử lý số liệu thông tin. – Quy định về lập, luân chuyển và bảo quản chứng từ. – Quy định về hạch toán trong các đơn vị Ngân hàng. – Quy định về mã code Ngân hàng, về chứng từ, Ngoại tệ. – Quy định về trả Phí dịch vụ thanh toán. 66 III. Tổ chức và điều hành hệ thống thanh toán qua ngân hàng Các tiêu chuẩn cần thiết:  Trang thiết bị kỹ thuật đủ tiêu chuẩn để thực hiện thanh toán điện tử Liên Ngân hàng. – Đã có đủ các loại máy móc vi tính để thực hiện và xử lý được các nghiệp vụ thanh toán phát sinh do Ngân hàng thực hiện. – Xây dựng được các Phần mềm thích ứng, phù hợp để hoà nhập vào phần mềm thanh toán điện tử Liên Ngân hàng, bao gồm: + Phần kết nối vào mạng thanh toán điện tử Liên Ngân hàng, + Phần bảo mật đảm bảo an toàn tài sản.  Có một trung tâm xử lý thông tin nhanh nhạy, thông suốt theo các chuẩn mực quy định của Ngân hàng Nhà nước và đáp ứng được yêu cầu của thanh toán điện tử Liên Ngân hàng cũng như thanh toán nội bộ trong một Ngân hàng. 67 III. Tổ chức và điều hành hệ thống thanh toán qua ngân hàng  Thường xuyên có phát sinh các nghiệp vụ thanh toán Liên Ngân hàng (bao gồm thanh toán séc, chuyển tiền giữa các Ngân hàng, thanh toán bù trừ...) có khối lượng Giao dịch thanh toán Liên Ngân hàng (khác Ngân hàng) tối thiểu 30 món/ngày.  Đã có hoặc cam kết sẽ có các văn bản hướng dẫn và chỉ đạo kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện đúng các quy định của Ngân hàng Nhà nước.  Đã có các cam kết chấp hành kỷ luật Tín dụng đối với khoản thiếu hụt vốn trong thanh toán theo cơ chế thị trường (lãi suất cao hơn thị trường) khi được vay trên thị trường Liên Ngân hàng, vay các Ngân hàng thương mại hoặc vay Ngân hàng Nhà nước.  Có đội ngũ cán bộ có trình độ để làm tốt các nghiệp vụ kế toán, thanh toán, phải nắm vững: – Kế toán Ngân hàng, – Xử lý thành thạo quy trình nghiệp vụ thanh toán, – Xử lý được nghiệp vụ kỹ thuật và thanh toán trên máy vi tính.  Có đầy đủ quy trình hạch toán, luân chuyển, xử lý, bảo quản Tài liệu kế toán theo đúng các quy định của Ngân hàng Nhà nước. 68 III. Tổ chức và điều hành hệ thống thanh toán qua ngân hàng *Xử lý tại phiên thanh toán bù trừ  Việc thanh toán bù trừ điện tử giữa các Ngân hàng được thực hiện theo quy trình: Lệnh thanh toán và Bảng kê các Lệnh thanh toán chuyển đi Ngân hàng chủ trì từ Ngân hàng thành viên gửi Lệnh sẽ phải qua Ngân hàng chủ trì thanh toán bù trừ điện tử để kiểm soát, xử lý bù trừ, xác định kết quả thanh toán bù trừ của từng Ngân hàng thành viên và hạch toán kết quả thanh toán bù trừ điện tử trước khi gửi tiền đi Ngân hàng thành viên nhận lệnh. - Ngân hàng chủ trì thanh toán bù trừ điện tử có trách nhiệm: + Nhận, kiểm tra các Lệnh thanh toán và Bảng kê các Lệnh thanh toán chuyển đi Ngân hàng chủ trì từ các Ngân hàng thành viên gửi lệnh. 69 III. Tổ chức và điều hành hệ thống thanh toán qua ngân hàng + Lập và gửi “Bảng kết quả thanh toán bù trừ điện tử” cùng các Lệnh thanh toán đã được xử lý bù trừ tới các Ngân hàng thành viên. + Lập và gửi “Bảng tổng hợp thanh toán bù trừ điện tử trong ngày” để thanh toán và đối chiếu doanh số thanh toán bù trừ điện tử trong ngày với các Ngân hàng thành viên. + Quyết toán và hạch toán kết quả thanh toán bù trừ phát sinh giữa các Ngân hàng thành viên trong ngày giao dịch. 70 III. Tổ chức và điều hành hệ thống thanh toán qua ngân hàng - Các Ngân hàng thành viên trực tiếp tham gia thanh toán bù trừ điện tử thực hiện: + Lập và gửi “Lệnh thanh toán”, “Bảng kê các lệnh thanh toán chuyển đi Ngân hàng chủ trì” cũng như nhận các Lệnh thanh toán và Kết quả thanh toán bù trừ điện tử do Ngân hàng chủ trì gửi đến để hạch toán kịp thời các Lệnh thanh toán và Kết quả thanh toán bù trừ điện tử. + Lập và gửi “Điện xác nhận kết quả thanh toán bù trừ” của từng phiên thanh toán bù trừ cũng như cuối ngày đúng thời gian quy định để phục vụ cho công tác đối chiếu và Quyết toán thanh toán bù trừ điện tử trong ngày giao dịch. 71 III. Tổ chức và điều hành hệ thống thanh toán qua ngân hàng 2. Tổ chức thanh toán từng lần qua tài khoản tiền gửi tại NHNN:  Thanh toán từng lần qua tài khoản tiền gửi tại NHNN áp dụng trong các trường hợp sau đây: – Áp dụng giữa các NHTM khác hệ thống, giữa các NHTM với các tổ chức tín dụng khác. – Các NHTM này mở TK tiền gửi tại các chi nhánh NHNN khác nhau (không cùng địa bàn). Nếu tài khoản tiền gửi mở tại một chi nhánh NHNN thì thanh toán từng lần vẫn được. Tuy nhiên, trong trường hợp này, các bên tham gia thanh toán bù trừ thì tốt hơn. 72 III. Tổ chức và điều hành hệ thống thanh toán qua ngân hàng * Hình thức thanh toán: có thể áp dụng một trong hai hình thức sau:  Thanh toán từng lần qua NHNN bằng chứng từ giấy. – Theo hình thức này, khi chi nhánh NHNN nhận được chứng từ (giấy) của NHTM bên trả tiền chuyển đến, chi nhánh NHNN sẽ ghi Nợ TK tiền gửi của Ngân hàng trả tiền để chuyển đến bên ngân hàng nhận qua NHNN. Chi nhánh NHNN bên nhận, khi nhận được báo Có sẽ ghi Có vào TK tiền gửi của ngân hàng bên nhận và báo Có cho ngân hàng này. 73 III. Tổ chức và điều hành hệ thống thanh toán qua ngân hàng  Thanh toán từng lần qua NHNN bằng điện tử: – Cách thanh toán này cũng tương tự hư trên, nhưng toàn bộ quy trình chuyển chứng từ, nhận chứng từ và xử lý thanh toán đều được thực hiện bằng kỹ thuật điện tử qua mạng máy tính. Các chứng từ sử dụng trong hình thức thanh toán này là chứng từ điện tử, các chữ ký liên quan cũng là chữ ký điện tử đã được mã hóa an toàn. – Khi thực hiện thanh toán từng lần qua tài khoản tiền gửi tại NHNN, các ngân hàng thành viên phải đảm bảo có đủ tiền trên tài khoản để thanh toán. Trường hợp tài khoản không đủ số dư, thì NHNN thực hiện thanh toán theo trật tự ưu tiên sau đây: + Lệnh thanh toán khẩn được ưu tiên đầu tiên. + Lệnh thanh toán đến trước. 74 CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhom_7_c6_to_chuc_thanh_toan_qua_htnh_nvnhtw_5371.pdf
Luận văn liên quan