LỜI NÓI ĐẦU
Một doanh nghiệp, một xã hội được xem là phát triển khi lao động có năng suất, có chất lượng, và đạt hiệu quả cao. Như vậy, nhìn từ góc độ "Những vấn đề cơ bản trong sản xuất" thì lao động là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhất là trong tình hình hiện nay khi nền kinh tế bắt đầu chuyển sang nền kinh tế tri thức thì lao động có trí tuệ, có kiến thức, có kỹ thuật cao sẽ trở thành nhân tố hàng đầu trong việc tạo ra năng suất cũng như chất lượng lao động. Trong quá trình lao động người lao động đã hao tốn một lượng sức lao động nhất định, do đó muốn quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục thì người lao động phải được tái sản xuất sức lao động. Trên cơ sở tính toán giữa sức lao động mà người lao động bỏ ra với lượng sản phẩm tạo ra cũng như doanh thu thu về từ lượng những sản phẩm đó, doanh nghiệp trích ra một phần để trả cho người lao động đó chính là tiền công của người lao động (tiền lương).
Tiền lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động được dùng để bù đắp sức lao động mà người lao động đã bỏ ra. Xét về mối quan hệ thì lao động và tiền lương có quan hệ mật thiết và tác động qua lại với nhau.
Như vậy, trong các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, yếu tố con người luôn đặt ở vị trí hàng đầu. Người lao động chỉ phát huy hết khả năng của mình khi sức lao động mà họ bỏ ra được đền bù xứng đáng dưới dạng tiền lương. Gắn với tiền lương là các khoản trích theo lương gồm Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí Công đoàn. Đây là các quỹ xã hội thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội đến từng người lao động.
Có thể nói rằng, tiền lương và các khoản trích theo lương là một trong những vấn đề được cả doanh nghiệp và người lao động quan tâm. Vì vậy việc hạch toán, phân bổ chính xác tiền lương cùng các khoản trích theo lương vào giá thành sản phẩm sẽ một phần giúp cho doanh nghiệp có sức cạnh tranh trên thị trường nhờ giá cả hợp lý. Qua đó cũng góp cho người lao động thấy được quyền và nghĩa vụ của mình trong việc tăng năng suất lao động, từ đó thúc đẩy việc nâng cao chất lượng lao động của doanh nghiệp. Mặt khác việc tính đúng, tính đủ và thanh toán kịp thời tiền lương cho người lao động cũng là động lực thúc đẩy họ hăng say sản xuất và yên tâm tin tưởng vào sự phát triển của doanh nghiệp.
Là một doanh nghiệp Nhà nước, nên đối với Công ty Thương Mại Dầu Khí Đồng Tháp Petimex việc xây dựng một cơ chế trả lương phù hợp, hạch toán đủ và thanh toán kịp thời nhằm nâng cao đời sống, tạo niềm tin, khuyến khích người lao động hăng say làm việc là một việc rất cần thiết luôn được đặt ra hàng đầu. Nhận thức được vấn đề trên, trong thời gian thực tập tại đơn vị em đã chọn đề tài: "Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty thương mại dầu khí Đồng Tháp".
Chuyên đề gồm 3 phần:
Phần I: Những lý luận cơ bản về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở doanh nghiệp.
Phần II: Tình hình tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở công ty thương mại dầu khí Đồng Tháp.
Phần III: Đánh giá về tổ chức kế toán ở đơn vị và nêu lên kiến nghị, giải pháp để hoàn thiện công tác kế toán tiền lương ở công ty thương mại dầu khí Đồng Tháp.
Trong quá trình kiến tập, nghiên cứu và sưu tầm tài liệu em được sự quan tâm hướng dẫn tận tình của cô Trần Thị Bích Liên cùng sự giúp đỡ của toàn thể cán bộ nhân viên phòng kế toán trong công ty thương mại dầu khí Đồng Tháp đặc biệt là anh Phạm Ngọc Huỳnh đã tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn và mong nhận được sự góp ý để nâng cao thêm chất lượng của đề tài.
48 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3777 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty thương mại dầu khí Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thành – Cần Thơ, với sức chứa: 10 triệu lít xăng dầu.
Kho Nhơn Trạch: Phước Khánh – Đồng Nai, với sức chứa: 60 triệu lít xăng dầu.
l Hệ thống cầu cảng xuất nhập khẩu xăng dầu:
Tại Đồng Nai: Cảng tiếp nhận tàu ngoại có trọng tải đến 25.000 tấn. Tại Đồng Tháp: Cảng tiếp nhận từ 3.000 – 5.000 tấn.
l Phương tiện vận chuyển xăng dầu:
Phương tiện vận chuyển đường thủy: Công ty hiện có 26 chiếc xà lan vận chuyển, với tổng mức tải là: 10.000 tấn, xà lan có trọng tải từ 100 – 1.400 tấn
Phương tiện vận chuyển đường bộ: Công ty có 10 chiếc xe bồn vận chuyển xăng dầu đến các trạm bán lẻ trên đường bộ và phục vụ đến nơi người tiêu dung.
l Hệ thống bán lẻ:
Công ty hiện có 30 trạm bán lẻ xăng dầu nằm trên địa bàn các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh và Đồng Nai có 07 điểm bán xăng dầu đủ điều kiện giao hàng cho khách hàng bằng xe bồn và xà lan vận chuyển.
Phương tiện cứu hỏa đều được trang bị đầy đủ và đúng theo quy định của cơ quan cảnh sát PCCC.
Kinh doanh khách sạn:
Công ty có hệ thống khách sạn kết hợp với nhà hàng khá phong phú. Ở khu vực Đồng Tháp có khách sạn Hòa Bình, Khách sạn khu du lịch Mỹ Trà, Khách sạn Thiên Ân, Khách sạn Cao Lãnh.
Tình hình hoạt động kinh doanh hiện nay:
Công ty không chỉ phát triển ở ngành xăng dầu với tốc độ tăng doanh số hàng năm là 15%, năm 2009 đạt doanh số 5.200 tỷ đồng mà trong những năm qua công ty còn có một hệ thống du lịch, nhà hàng, khách sạn hoạt động tốt mang lại nhiều hiệu quả thiết thực cho công ty. Tuy lợi nhuận không bằng lợi nhuận của kinh doanh xăng dầu nhưng nếu so sánh ở góc độ du lịch thì hệ thống du lịch, nhà hàng – khách sạn của công ty làm ăn rất có hiệu quả năm 2007 doanh số đạt gần 11 tỷ đồng.
2.1.3. TỔ CHỨC QUẢN LÝ:
Tổ chức nhân sự đã được sắp xếp lại và hoạt động một cách tương đối hợp lý. Trách nhiệm của các bộ phận chuyên môn được quy định rõ ràng và giữa các bộ phận có sự phối hợp chặt chẽ với nhau làm cho hiệu quả của công việc được nâng cao.
Trách nhiệm của các bộ phận được quy định rõ ràng và phối hợp chặt chẽ vì mục tiêu chung của toàn công ty. Cụ thể như sau:
Mô hình quản lý:
Ban giám đốc công ty gồm có:
l Tổng Giám Đốc: Phụ trách chung và trực tiếp quản lý phòng Hành Chánh Quản Trị.
l 02 Phó Tổng Giám Đốc: Phụ trách về kinh doanh xăng dầu và phụ trach về đầu tư xây dựng cơ bản.
l Kế toán trưởng: Phụ trách về kế toán – tài chính
Các phòng chức năng
Các tổ chức hành chính quản trị
{ Chức năng:
- Quản trị nhân sự: Bao gồm nghiên cứu, hoạch định, tuyển dụng đào tào, sa thải nhân viên.
- Quản lý lao động tiền lương, các dịch vụ phúc lợi, công tác an toàn lao động.
- Quản trị hành chánh văn phòng, soạn thảo văn thư đánh máy, nhận phát công văn, cung cấp văn phòng phẩm.
- Quản lý điều hành đội xe thuộc khối gián tiếp.
- Lễ tân ngoại giao
- Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra mọi hoạt động kinh doanh của công ty và các đôn vị trực thuộc, giải quyết khiếu nại tố cáo.
- Thực hiện quy chế dân chủ.
- Tổ chức công tác bảo vệ và kiểm tra công tác bảo vệ ở cơ sở.
- Đặt biệt tại đây có một cán bộ tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động chung của công ty, làm thư ký cho Giám Đốc và các bộ phận chuyên trách công tác tham mưu cho ban giám đốc về lĩnh vực pháp luật. Mõi phòng chức năng có một trưởng phòng phụ trách chung đồng thời phụ trách công tác nhân sự tiền lương, các dịch vụ phúc lợi, công tác ATLĐ, một phó phòng phụ trách tổng hợp và quản trị văn phòng và một tổ thanh tra bảo vệ.
Phòng kinh doanh xăng dầu
{ Chức năng:
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh xăng dầu, gồm: Chỉ tiêu nhập khẩu, kế hoạch mua hàng, điều phối hàng.
- Xây dựng chiến lược giá
- Trao đổi với phòng kế toán tài vụ lập hợp đồng kinh tế.
- Tổ chức khâu mua hàn.
-Điều động phân phối hàng hóa cho các chi nhánh, các trạm điều hành trực thuộc.
- Tổ chức tiếp thị phát triển thị trường.
- Phòng có một Trưởng Phòng và hai Phó Phòng. Trưởng phòng phụ trách chung, một Phó Phòng phụ trách đầu ra ( tiêu thụ)
Phòng kỹ thuật
{ Chức năng:
- Giám định kỹ thuật ( mức độ hư hỏng, xuống cấp hoặc xác định trình độ kỹ thuật của các loại vật tư, thiết bị, tài sản của công ty).
- Trao đổi với phòng kế toán tài vụ để mua và cung cấp vật tư ( Để trang bị sửa chữa các thiết bị, tài sản trụ sở cũng như ở các đơn vị trực thuộc công ty).
- Lo thủ tục hoặc trực tiếp làm ( tùy thuộc quy mô lớn nhỏ liên quan đến việc XDCB (lo giấy phép , khảo sát, thiết kế, dự toán, thi công) chủ yếu là công trình thuộc tài sản công ty, tập trung vào các cây xăng.
- Bảo trì sữa chữa thường xuyên các cây xăng và tài sản khác thuộc công ty.
Phòng kế toán – tài vụ
{ Chức năng:
- Tổ chức hoạch toán các hoạt động có lien quan đến tài chính công ty.
- Tổ chức, phân công đội ngũ kế toán.
- Thống nhất với phòng kinh doanh xăng dầu để ký hợp đồng kinh tế ( mua bán hàng).
- Thống nhất với phòng HCQT hoặc Phòng Kỹ Thuật để ký hợp đồng kinh tế khác.
- Lập và ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng.
- Đánh giá hiệu quả các dự án.
- Phân tích hoạt động tài chính.
- Lập báo cáo tài chính.
- Giải quyết các tồn động về tồn động về tài chính của giai đoạn trước (Nhất là các khoản nợ phải thu, phải trả).
2.1.3.3. Các đơn vị trực thuộc
Cảng và kho Nhơn Trạch – Đồng Nai
Đang xây dựng dang dở, mục đích để tiếp nhận, tồn trữ hàng nhập khẩu.
Các tổng kho Trần Quốc Toản, Tân Phú Thành
Có chức năng tồn trữ để đảm bảo hàng phục vụ khu vực Đồng Tháp và các tỉnh Vĩnh Long, Cần Thơ…
- Biên chế hiện có 27 cán bộ công nhân viên, mỗi Tổng Kho đều được bổ nhiệm lãnh đạo và bố trí cán bộ nghiệp vụ đầy đủ phù hợp với điều kiện kinh doanh của đơn vị, quản lý và điều hành chặt chẽ.
- Bộ máy quản lý của các kho được bố trí: 01 Giám đốc kho, 02 Phó Giám Đốc, 01 Kế Toán viết phiếu , 02 Thủ kho, 01 Kỹ sư hóa nghiệm. Số CBCNV còn lại làm công việc cấp phát hàng hóa và bảo vệ
- Giám đốc kho chịu trách nhiệm về công tác quản lý và điều hành mọi hoạt động của kho.
+ Phó Giám Đốc – phụ trách kỹ thuật ( gọi tắt là PI)
+ Phó Giám Đốc – Phụ trách bảo vệ - ATVSLD – PCCC (Gọi tắt là PII)
Các kho đều có quy chế tổ chức hoạt động riêng biệt được giám đốc công ty phê duyệt và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được phân cấp, xác định cụ thể rõ ràng trong quy chế của tổng kho.
Khu du lịch Ba Láng
Khai thác 65 phòng nghĩ, một nhà hàng và các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu vui chơi giải trí.
Các khách sạn
Thiên Ân, Hòa Bình, Cao Lãnh đã và đang khai thác tốt.
Các chi nhánh và trạm
{ Ngoài tỉnh: Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh, Hậu Giang, Bình Thuận, An Giang, Kiên Giang
{ Trong tỉnh: Trạm xăng dầu Bàu Dong
Trạm xăng dầu đều có một bộ máy quản lý và điều hành việc kinh doanh xăng dầu của trạm. Cụ thể, đối với trạm xăng dầu có quy mô lớn, bộ máy nhân sự được bố trí một trưởng trạm, 1 phó trạm, 1 kế toán, 1 thủ kho, 2 nhân viên bán hàng + bảo vệ.
Đối với trạm có quy mô vừa và nhỏ được bố trí 01 trưởng trạm phụ trách chung, 01 kế toán và 02 nhân viên bán hàng + bảo vệ.
Về thời gian làm việc và nghĩ ngơi của công ty: Công ty tuần làm việc 40 giờ, nghĩ ngày thứ 7 đối với khối văn phòng và các đơn vị quản lý thì cử cán bộ trực ngày thứ 7. Riêng các đơn vị trực tiếp kinh doanh ( Kinh donh xăng dầu – Kinh doanh khách sạn – du lịch) thì tùy thuộc vào điều kiện thực tế của đơn vị mình phân ca, kíp làm việc đảm bảo cho người lao động ngĩ ngơi theo quy định của công ty.
So với trước đây công ty giảm đi 04 xí nghiệp trực thuộc lập lại 03 trạm điều hành khu vực trong Tỉnh , sắp xếp lại chức năng, nhiệm vụ của 05 phòng nghiệp vụ.
2.1.4. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
2.1.4.1. Mô hình tổ chức
Kế toán trưởng kiêm
Trưởng Phòng
Phó phòng phụ trách
Tài chính
Tổng số tiền lương nghĩ phép theo kế hoạch của công nhân sản xuất trong năm
Kế Toán
Chi
Phí
Giá
Thành
Kế
Toán
Chuyên
Quản
Các
Đơn vị
Kế
Toán
Xây
Dựng
Kế
Toán
Công
Nợ
Kế
Toán
Tài
Sản
Cố
Định
Kế
Toán Vật
Tư,
Hàng
Hóa
Kế
Toán
Tiền
Mặt
Kế
Toán
Ngân
Hàng
Ghi chú:
: Quan hệ chỉ đạo
: Quan hệ đối chiếu số liệu
Sơ đồ 2.1.4.1 Mô hình tổ chức phòng kế toán trong công ty thương mại dầu khí Đồng Tháp
2.1.4.2.Cơ cấu tổ chức:
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ. Phòng kế toán tổ chức bộ máy làm việc như sau:
Kế toán trưởng
Tổ chức điều hành toàn bộ hệ thống kế toán tại công ty, tổng hợp kết quả kinh doanh trong kỳ, chịu trách nhiệm thuyết minh và phân tích mọi số liệu ghi trong bảng quyết toán với cấp trên.
Là người cung cấp thông tin và tham mưu cho giám đốc về các hoạt động kinh doanh, phương hướng phát triển cho công ty, đảm bảo các nguồn thu chi tài chính của công ty và được hạch toán đúng với quy định hạch toán kế toán của nhà nước.
Kiểm tra hoạt động kế toán trong nội bộ công ty, nộp đầy đủ và đúng hạn báo cáo tài chính theo quy định.
Kế toán tiền mặt
Kiểm tra chứng từ và theo dõi tình hình thanh toán bằng tiền mặt, theo dõi quỹ tiền mặt tại công ty.
Kế toán ngân hàng
Theo dõi tình hình kế toán qua ngân hàng, theo dõi tất cả các số dư trên tài khoản ở ngân hàng.
Kế toán hàng hóa
Theo dõi nhập xuất hàng hóa, lập bảng cân đối hàng hóa
Kế toán công cụ dụng cụ - tài sản
Theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định, lập bảng phân bổ và bảng khấu hao tài sản cố định theo đúng quy định của nhà nước.
Kế toán công nợ, chuyên quản các đơn vị
Theo dõi chi tiết tình hình thanh toán với mọi khách hàng trong và ngoài nước. Theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của các đơn vị trực thuộc.
Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu
Kế toán phân phối kết quả kinh doanh
Lập báo cáo tài chính
Các phần g,h,I do kế toán tổng hợp đảm nhận
Thủ quỹ
Có nhiệm vụ lưu trữ và thu chi các khoản tiền mặt, ghi chép sổ quỹ và báo cáo quỹ hàng ngày. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự mất mát thiếu hụt tiền
2.1.4.3. Kỳ kế toán
Kỳ kế toán năm được bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
2.1.4.4.Chế độ kế toán vận dụng
Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính.
Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Vì công ty có các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm và để đáp ứng nhu cầu về quản lý, kế toán tài chính công ty đã chọn hình thúc kế toán tập trung.
Sơ đồ 2.1.4.4 Tổ chức bộ máy kế toán tập trung
PHÒNG KẾ TOÁN
Chứng từ kế toán các bộ phận trong phòng kế toán
Chứng từ kế toán các kho cảng
Chứng từ kế toán các nhà hàng, khách sạn
Chứng từ kế toán các chi nhánh, xí nghiệp
Với hình thức này công tác kế toán được tiến hành tại phòng kế toán của công ty. Các đơn vị trực thuộc thực hiện việc thanh toán ban đầu, kiểm tra xử lý chứng từ, hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp một số các nghiệp vụ kinh tế thuộc phạm vi của mình, lập báo cáo kế toán cho phòng kế toán của công ty.
Tại phòng kế toán của công ty thực hiện việc hạch toán các báo cáo của các đơn vị chi nhánh gửi lên, hạch toán nghiệp vụ kế toán mang tính chất toàn công ty.
Lập báo cáo theo quy định chung của nhà nước và thực hiện việc kiểm tra đối chiếu với các bộ phận. Các nhân viên kế toán từng bộ phận chịu sự lãnh đạo trực tiếp của kế toán trưởng công ty.
Công ty áp dụng hình thức kế toán máy vi tính
Căn cứ vào các tiêu chuẩn, điêu kiện của phần mềm kế toán do Bộ Tài chính quy định tại Thông tư số 103/2005/TT-BTC ngày 24/11.2005 đơn vị sử dụng phần mềm kế toán ISA phù hợp với điều kiện và đặc điểm hoạt động của đơn vị.
Trình tự kế toán trên máy vi tính được thực hiện như sau:
- Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại được kiểm tra, xác định TK ghi Nợ, TK ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
- Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được nhập vào máy theo từng chứng từ và tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết có lien quan.
- Cuối tháng (hoặc vào bất kỳ thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
Cuối kỳ kế toán sổ kế toán được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.
Quy trình kế toán trên máy vi tính được thể hiện theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1.4.: Quy trình ghi sổ kế toán trên máy vi tính
SỔ KẾ TOÁN
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết
CHỨNG TỪ
KẾ TOÁN
PHẦN MỀM
KẾ TOÁN
BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
MÁY VI TÍNH
Hệ thống tài khoản
Sử dụng hệ thống tài khoản kế toán theo quyết định số 15/2006 – QĐ – BTC.
Báo cáo kế toán
Công ty sử dụng báo cáo kế toán theo quy định của bộ tài chình. Gồm:
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả họt động kinh doanh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Bảng thuyết minh báo cáo tài chính
TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI DẦU KHÍ ĐỒNG THÁP.
2.2.1 Nghiệp vụ kế toán tiền lương
2.2.1.1 Nội dung
Khi ta nền kinh tế chuyển từ bao cấp sang cơ chế thị trường đã tạo điều kiện cho công ty phát triển, tự do mua bán dưới sự quản lý điều tiết của nhà nước. Đời sống của nhân dân lao động ngày càng được nâng cao. Tiền lương trở thành nguồn thu nhập chính của mọi người, là phần tiền công mà công ty trả cho người lao động đã hao phí, để cho người lao động có điêì kiện cần thiết để sinh sống, tái sản xuất và phát triển mọi mặt vật chất và tinh thần trong đời sống gia đình, xã hội.
Nhiệm vụ kế toán tiền lương
Kế toán tiền lương phải kiểm tra tổng hợp chính xác, kịp thời, đầy đủ số lượng ngày công, chất lượng công việc, thời gian làm việc của từng chi nhánh, xí nghiệp và khối văn phòng.
Tính toán phân bổ chính xác tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên vào các chi phí có lien quan. Phản ánh đầy đủ các thuộc quỹ tiền lương.
Phân tích tình hình lao động giúp cho công tác lao động đi vào nề nếp đồng thời đề xuất các biện pháp tăng năng suất lao động, thực hiện chính sách đổi mới về quản lý lao động tiền lương theo quy định hiện hành của nhà nước.
Quy trình xét hệ số công việc: Xây dựng hệ số lương dựa vào quy định của sở Lao Động và Thương Binh Xã Hội
Tiền thưởng: Quỹ tiền thưởng từ lợi nhuận hàng năm của công ty được xác định trên cơ sở quyết toán tài chính được duyệt. Quỹ tiền thưởng phụ thuộc vào hiệu quả kinh tế kinh doanh trong năm và phù hợp với cơ quan chủ quản.
Nguồn tiền thưởng được trích từ lợi nhuận và quỹ lương (10%) còn lại công ty chi dung trong các dịp sau:
Dùng thưởng cho cán bộ công nhân viên
- Thưởng lễ 30/4 và 1/5. Thời gian lãnh từ 1/5 năm trước đến 30/4 năm hiện tại.
- Thưởng quốc khánh 2/9. Thời gian lãnh thưởng từ 1/9 năm trước đến 30/8 năm hiện tại.
- Thưởng tết nguyên đán. Thời gian tính thưởng là thời gian công tác năm hiện tại.
- Tổng số tiền thưởng trong năm của một cá nhân không qua 3 tháng thu nhập.
b) Dùng thưởng đột xuất cho cá nhân hoặc đơn vị có thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Thưởng đột xuất cho cá nhân hoặc đơn vị sẽ do giám đốc và hội đồng lương quyết định.
Nội dung quy chế này công ty áp dụng quy chế trả thưởng của công ty Thương Mại Dầu Khí Đồng Tháp phối hợp với ban chấp hành công đoàn làm cơ sở xây dựng. Do đó mọi điều chỉnh thay đổi phải được sự chấp nhận của ban giám đốc công ty và hội đồng lương của công ty. Đồng thời có tham khỏa ý kiến của ban chấp hành chi đoàn
Phương pháp kế toán
Chứng từ sử dụng
Bảng chấm công là chứng từ theo dõi thời gian làm việc của người lao động, là căn cứ trả lương theo lương hệ số.
Bảng theo dõi làm thêm giờ: Là căn cứ để trả lương cho công nhân viên làm thêm giờ.
Hợp đồng giao khoán: Là căn cứ để trả lương cho CBCNV
Bảng thanh toán tiền thưởng là căn cứ đẻ trả thưởng cho cá nhân đơn vị.
Phiếu chi
Sổ chi tiết tài khoản 334
Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 334 “ Phải trả CNV”
Phạm vi sử dụng: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán với công nhân viên về các khoản: Tiền lương, phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ.
Tính chất: Tài khoản vốn
Trường hợp dư nợ phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số tiền phải trả cho CBCNV.
TK334
Tạm ứng lương kỳ 1 SDĐK: Các khoản tiền lương, tiền Các khoản phải trừ vào lương CNV thưởng, các khoản khấu trừ vào các khoản
Bao gồm: khấu trừ vào các khoản trích theo lương
+ 6% BHXH, 1,5% BHYT, 2%BHTN Tổng số tiền phải trả cho CNV trong kỳ:
+ Tạm ứng chưa thanh toán + Tiền lương
+ Thu bồi thường + BHXH, tiền thưởng
+ Tiền lương trả CNV kỳ 2 + Các khoản khác
SDCK: Các khoản tiền lương, BHXH, tiền
thưởng, và các khoản trích theo lương ở
cuối kỳ.
Trình tự hạch toán
+ Ở khâu tính lương và trả lương
Từ bảng chấm công do giám đốc các chi nhánh trực thuộc hay trưởng hoặc phó phòng gửi lên phòng tổ chức HC-QT . Công việc của kế toán tiền lương là kiểm tra bảng chấm công, xem xét các ký hiệu ghi có đúng không, có đủ chữ ký của người phụ trách chưa, kiểm tra thời gian nghĩ việc phải đối chiếu khớp đúng với số ngày ghi trên bảng chấm công với số ngày phép ghi trên phiếu nghĩ hưởng BHXH. Sau khi chứng từ kiểm tra đầy đủ xong sẽ lập bảng thanh toán tiền lương cho các chi nhánh, phòng ban.
Bảng thanh toán tiền lương được gửi đến phòng kế toán tài vụ, kế toán trưởng kiểm tra và chuyển cho ban giám đốc ký duyệt. Kế toán thanh toán căn cứ vào đó lập phiếu chi và chuyển cho thủ quỷ chi tiền mặt trả lương cho CNV.
Cty TMDK Đồng Tháp
PHIẾU CHI Số: 00032 Quyển….năm 20…
Kèm theo……..chứng từ gốc
Họ, tên người nhận:
Đơn vị: Nội dung ghi
Số tiền bằng chữ
Ngày….Tháng….Năm….20….
Người nhận Thủ quỷ Người lập phiếu KT trưởng Thủ trưởng
TK Nợ TK Có Số tiền
111
VND:
+ Ở khâu phân bổ lương
Kế toán tổng hợp căn cứ vào phiếu chi, bảng thanh toán tiền lương hạch toán vào các tài khoản liên quan.
Nguyên tắc chung là các khoản trích theo lương (phần công ty chịu 19%) ở bộ phận nào sẽ được hạch toán vào bộ phận đó.
Tiền lương và các khoản phải trả cho công nhân ở các chi nhánh, xí nghiệp được hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp (TK641)
Tiền lương và các khoản phải trả cho ban giám đốc các chi nhánh, xí nghiệp được hach toán vào chi phí kinh doanh chung (TK 642)
Tiền lương và các khoản phải trả cho khối văn phòng được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp. (TK641)
Sơ đồ 2.2.1.3 Tính lương tại công ty
Bảng chấm công (người chấm công và trưởng phòng ký tên)
Tổ chức hành chánh (kiểm tra, lập bảng thanh toán tiền lương)
Phòng kế toán tài vụ ( Kế toán trưởng kiểm tra)
Giám đốc duyệt bảng lương
Kế toán thanh toán (lập phiếu chi)
Thủ quỹ
Tiền lương đến trực tiếp người lao động
Các hình thức trả lương cho nhân viên công ty
Nguyên tắc
- Thực hiện phân phối theo lao động tiền lương phụ thuộc vào kết quả lao động cuối cùng của từng người, từng bộ phận.
- Những người thực hiện các công việc đồi hỏi trình độ chuyên môn kỷ thuật cao, tay nghề giỏi, đóng góp nhiều vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì được trả lương cao
- Quỹ tiền lương được phân phối trực tiếp chi người lao động trong doanh nghiệp không sử dụng vào mục đích khác.
-Việc phân phối tiền lương cho người lao động phải đảm bảo tính công khai, dân chủ, công bằng và hợp lý.
Đối tượng
Thực hiện quy chế trả lương áp dụng cho CBCNV đang làm việc tại công ty Thương Mại Dầu Khí Đồng Tháp bao gồm:
- Những người được bổ nhiệm giữ chức lãnh đạo công ty
- Những người làm việc theo hình thức hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 – 3 năm.
- Những trường hợp hưởng lương khoán gộp theo công việc và hợp đồng lao động ký dưới 1 năm thì không áp dụng trong quy chế này
c) Nguồn hình thành và sử dụng quỹ lương
+ Nguồn hình thành quỹ lương
Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm của đơn vị, doanh nghiệp xác định quỹ tiền lương tương ứng để trả cho người lao động bao gồm:
Quỹ tiền lương theo đơn giá tiền lương được giao.
Quỹ tiền lươn bổ sung theo chế độ quy định của nhà nước.
Quỹ tiền lương từ các hoạt động sản xuất kinh doanh,dịch vụ khác ngoài đơn giá tiền lương được giao (nếu có).
Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang.
+ Sử dụng quỹ tiền lương
Để đảm bảo quỹ lương không vượt chi so với quỹ tiền lương được hưởng. Sau khi xác định tổng quỹ tiền lương doanh nghiệp có thể phân chia tổng quỹ tiền lương như sau:
- Quỹ tiền lương trả trực tiếp cho người lao động theo lương khoán, lương thời gian (80%).
- Quỹ khen thưởng từ quỹ lương đối với người lao động có năng suất chất lượng cao, có thành tích trong công tác (8%)
- Quỹ khuyến khích người lao động có trình chuyên môn kỹ thuật cao, tay nghề giỏi (2%).
- Quỹ dự phòng cho năm sau (10%)
Cách trả lương gắn với kết quả lao động
Căn cứ vào đặc điểm về tổ chức sản xuất kinh doanh, công ty quy định chế độ trả lương cụ thể gắn với kết quả cuối cùng của từng người lao động, từng bộ phận như sau:
+ Tiền lương trả vòng 1
Là quỹ tiền lương trả cho người lao động theo chế độ tiền lương của nhà nước quy định, căn cứ vào hệ số lương và phụ cấp mà người lao động đang được hưởng tại NĐ 26/CP ngày 23/05/1993 của Chính Phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong DNNN và Nghị định số: 03/2003/NĐ –CP ngày 15/1/2003 của chính phủ về việc điều chỉnh tiền lương, trợ cấp xã hội và đổi mới một bước cơ chế quản lý tiền lương.
Ti = T 1i + T2i
Cách tính như sau:
Trong đó:
Ti : Tiền lương của người thứ I được nhận
T1i : Tiền lương theo NĐ số: 26/CP của người thứ i được tính như sau:
T1i = ni.ti
Trong đó:
ti: Là suất lương ngày theo NĐ số: 26/CP của người thứ i.
ni: Là số ngày công thực tế của người thứ i
Ví dụ: Trong tháng 4 năm 2010 bà Phạm Thị Lý thuộc phòng tổ chức có
Ngày công: 22
Hệ số lương: 2.96
Lương thời gian: 2.96*650.000=1.776.000đ
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG VÒNG 1
Tiền lương trả vòng 2
Lương vòng 2 được tính từ tổng quỹ lương sau khi đã khấu trừ tổng lương của vòng 1.
Tiền lương trả vòng 2 cho người lao động theo công việc được giao giao gắn với mức độ phức tạp, tính trách nhiệm của công việc đòi hỏi, mức độ hoàn thành công việc và số ngày công thực tế của từng người với nguyên tắc làm công việc gì, chức vụ gì thì được hưởng lương theo chức danh công việc đó.
Công thức tính như sau:
T2i = ni.hi
Trong đó:
T2i : Là tiền lương mà công việc được giao gắn với công việc phức tạp, tính trách nhiệm của công việc đòi hỏi mức độ hoàn thành công việc và số ngày công thực tế của người thứ i không phụ thuộc vào hệ số lương được xếp theo NĐ số: 26/CP
Vt: Là quỹ lương tương ứng với mức độ hoàn thành công việc của công ty.
V1: Quỹ lương theo NĐ số 26/CP của Cty.
: Tổng số ngày công là việc và tổng số giản cách của từng người trong công ty.
ni: Số ngày công thực tế của ngườu thứ i.
hi: Là hệ số lương tương ứng với công việc được giao, mức độ phức tạp, tính trách nhiệm của công việc đòi hỏi và mức độ hoàn thành công việc của ngườu thứ I do công ty xác định.
{ Xác định hệ số tiền lương (hi) làm cơ sở trả lương vòng 2 như sau:
Nhóm
Chức danh
Hệ số bậc 1
Hệ số bậc 2
1
Giám đốc CTy
9
2
PGĐ CTy + Kế Toán Trưởng
8
3
-Trưởng phòng
- Giám đốc các đơn vị trực thuộc
7
7.5
4
- Phó phòng
- Phó GĐ các đơn vị
- Kế toán tổng hợp CTy
- Kế toán trưởng các đơn vị trực thuộc
6.5
7
5
Kế toán viên các phòng nghiệp vụ + Cán bộ XNK
6
6.5
6
CB thanh tra Cty + Kế toán thống kê + Cán bộ nghiệp vụ văn phòng Cty + Cán bộ bảo hộ lao động
5.5
6
7
Kế toán chuyên quản; kế toán kho hành chánh; thủ quỹ chi nhánh, xí nghiệp; thuyền phó; máy trưởng tàu 600 tấn trở lên
5
5.5
8
Thợ điện các kho xăng dầu; cơ khí; hóa nghiệm; cấp phát các kho xăng dầu
4.5
5
9
Bảo vệ các tổng kho + nhân viên PCCC
3.5+1
4+1
10
Thuyền phó; máy trưởng tàu dưới 250 tấn; thợ điện các đơn vị còn lại; lái xe; xe bồn
4
4.5
11
Trưởng trạm bán lẻ xăng dầu
3.5+1
4+1
12
Thủy thủ các tàu trực thuộc Cty
3
3.5
13
Kế toán; thủ kho; bảo vệ, nhân viên bán hàng các rạm bán lẻ xăng dầu
2.5+1
3+1
14
Nhân viên kễ tân; nhân viên phục vụ bàn; phụ bếp; phục vụ buồng; nhân viên bán vé KDL; kế toán quầy
2+1
2.5+1
15
Nhân viên tạp vụ công ty
2
{ Căn cứ để đánh giá xếp hệ số lương cho từng chức danh công việc
- Việc đánh giá mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của ngưới lao động (hi) phải phản ánh được chất lượng, số lượng lao động thực tế của từng người do tập thể bàn bạc dân chủ quyết định.
- Người được hưởng hệ số (hi) cao nhất là người có trình độ tay nghề cao; áp dụng phương pháp lao động tiến tiến, chấp hành sự phân công của người phụ trách, ngày giờ công cao, đạt và vượt năng suất cá nhân, bảo đảm kết quả lao động, bảo đảm chất lượng sản phẩm.
{ Một số quy định về việc chi trả lương vòng 2 đối với CBCNV hiện công tác tại công ty:
+ Đối với công nhân trực tiếp làm việc tại các tram bán lẻ xăng dầu, bảo vệ kho, nhân viên phục vụ bàn, bếp, buồng, lễ tân được cộng thêm hệ số giản cách là 1. Do đặc thù công việc đòi hỏi phải làm việc cả ngày lễ, tết… theo quy định mà không thể sắp xếp ca trực được.
+ Không chấp hành nội quy, quy định cũng như của Cty để mất mát tài sản của đơn vị, bị kỹ luật từ cảnh báo trở lên thì vòng 1 hưởng lương theo quy định của nhà nước, lương vòng 2 không được hưởng.
+ Người lao động nghì phép năm, nghĩ việc riêng, nghĩ ốm đau, thai sản thì vòng 1 hưởng lương theo quy định còn lương vòng 2 tính theo ngày công thực tế.
+ Trong quá trình bổ nhiệm, điều động, chuyển đổi công việc thì hệ số giản cách này được tính theo công việc đang làm không bảo lưu công việc cũ.
+ Hàng quý lãnh đạo đơn vị có trách nhiệm nhận xét, phân loại A,B,C theo quy định của Cty cho từng CB CNV đơn vị mình theo mức độ hoàn thành công việc ứng với tỷ lệ khoán:
Đạt loại A: 100%
Đạt loại B: 85%
Đạt loại C: 50%
Tỷ lệ loại A được xét toàn đơn vị = 90% tổng số CB CNV đơn vị đó.
+ Các chức danh có hệ số giản cách hai bậc thì bậc 1 xếp cho những người có thời gian công tác tại công ty dưới 3 năm
Quy chế trả lương và trả thưởng tại công ty
+ Việc phân phối tiền thưởng phải đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, .Tiền thưởng của cá nhân, tập thể gắn liền với hiệu quả sản xuất kinh doanh của Cty, năng suất lao động của từng người góp phần vào việc hoàn thành kế hoạch của đơn vị.
+ Tiền thưởng được phân phối kịp thời, đúng đối tượng, đúng chế độ, phù hợp với thành tích và hiệu quả công việc của mõi người, nhằm mục đích khuyến khích CB CNV phát huy tính chủ động, sáng tạo trong việc, hoàn thành nhiệm vụ, mang lại hiệu quả cao.
+ Quỹ tiền thưởng của Cty được hình thành từ lợi nhuận của doanh nghiệp và các nguồn thu khác (nếu có).
Trong đó:
- 80% của quỹ tiền thưởng để khen thưởng đối với tập thể và người lao động có năng suất, chất lượng cao, nhiều thành tích trong công tác.
- 20% còn lại khuyến khích cho người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tay nghề giỏi.
+ Kỳ thưởng: Thưởng vào 6 tháng đầu năm, 6 tháng cuối năm, thưởng đột xuất. Sau khi bàn bạc thống nhất giữa BGĐ Cty và Chủ tịch CĐCS. Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị để quyết định trích quỹ khen thưởng theo quy định.
+ Tiêu chuẩn xét thưởng:
- Tất cả CBCNV đang làm việc trong công ty (trừ hợp đồng khoán gọn)
- Hệ số bậc lương và phụ cấp (nếu có) tại thời điểm chia thưởng.
- Kết quả bình xét xếp loại (A,B,C) 6 tháng, năm theo từng nội dung của kỳ được hưởng.
+ Cách chia:
Hệ số bậc lương và phụ cấp (nếu có) tại thời điểm chia thưởng, không bảo lưu bất kỳ trương hợp nào.
Kết quả bình xét xếp loại A,B,C theo từng nội dung của kỳ được hưởng.
Thời gian làm việc thực tế.
Áp dụng công thức tính:
Trong đó:
Ttti: Tiền thưởng của người thứ I đươcc hưởng
Qtti: Quỹ tiền thưởng trong kỳ.
: Là tổng các chỉ số hệ số tiền lương phụ cấp ( nếu có) hệ số A,B,C thời gian làm việc thực tế của từng người toàn công ty cộng lại.
Ti: Hệ số lương và phụ cấp của người thứ I tại thời điểm chia thưởng.
Hi: Hệ số kết quả bình xét A,B,C
ti: Thời gian làm việc thực tế của người thứ I (tính theo tháng trong kỳ thưởng)
Hệ số A,B,C để chi thưởng quy định:
Đạt loại A: 1,00
Đạt loại B: 0,85
Đạt loại C; 0,5
Ví dụ
Ông Phạm Văn Tân phó phòng tổ chức hành chánh được hưởng lương vòng 2 của tháng 7 như sau:
- Quỹ lương vòng 1( toàn Cty): 1.136.895.627đ
- Tổng số ngày công (toàn Cty): 28.665 ngày
- Tổng quỹ lương: 2.016.675.071đ
- Tổng quỹ lương vòng 2: 2.016.675.071 – 1.136.895.627 =879.779.444đ
- Đơn giá lương vòng 2; 879.779.444 / 28.665 = 30.691,765đ
- Tổng số ngày công thực tế: 67 ngày
- Hệ số giản cách: 8 (Thời gian làm việc trên 4 năm)
- Xếp loại quý II: B
Vậy: Ông Phạm Văn Tân được hưởng lương vòng 2 như sau:
67 x 8 x 30.691,765 x 85% = 13.983.168đ
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG VÒNG 2
Lương thử việc trong thời gian thử việc
Thời gian thử việc đối với nhân viên đã tốt nghiệp đại học + cao đẳng + trung cấp chuyên nghiệp được hưởng 70% mức lương cơ bản, lao động phổ thông được hưởng theo hình thức khoán gọn thời gian thử việc là 02 tháng
Ví dụ:
Lương đại học : Hệ số lương x 600.000 x 70%
Lao động phổ thông: Khoán gọn (540.000 đ/tháng)
Kế toán các khoản trích theo lương
Nội dung
Nhằm đảm bảo mọi mặt vật chất, góp phần ổn định đời sống cho người lao động, ngoài tiền lương trả cho CB-CNV, doanh nghiệp còn chi trả cho người lao động các khoản bảo trợ xã hội: BHXH, BHYT, KPCĐ (Trong đó người lao động có nghĩa vụ đóng góp một phần vào khoản tiền BHXH, BHYT). Đây là các khoản trợ cấp cho người lao động khi gặp khó khăn như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất sức lao động…
Theo nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 người lao động được hưởng các chế độ bảo hiểm sau đây:
- Chế độ trợ cấp ốm đau
- Chế độ trợ cấp thai sản
- Chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Chế độ trợ cấp hưu trí
- Chế độ tử tuất
Tình hình sử dụngBHXH, BHYT, KPCĐ
a). Bảo hiểm xã hội (BHYT)
Bảo hiểm xã hội là khoản trích tỷ lệ theo tiền lương dung để trợ cấp cho người lao động khi ồm đau thai sản, bệnh nghề nghiệp
- Mức trích lập: Hàng tháng công ty thực hiện việc trích nộp toàn bộ số BHXH cho cơ quan BHXH chủ quản. Sau đó cơ quan bảo hiểm sẽ cấp lại ( trên cơ sở những chứng từ gốc đã được duyệt) để chi trả cho người lao động.
Số tiền nộp BHXH = Mức lương tối thiểu (650.000) x hệ số lương căn bản) x 5%
® Công thức tính BHXH phải nộp:
- Lương tối thiểu và hệ số lương căn bản ghi trong hợp đồng làm cơ sở trích nộp BHYT cho CB CNV .
- Tình hình sử dụng: Toàn bộ số BHYT trích lập được nộp về cho cơ quan BHYT chủ quản.
® Công thức tính số BHYT phải nộp:
Số tiền nộp BHXH = Mức lương tối thiểu (650.000) x hệ số lương căn bản) x 1%
Ví dụ: Tính số tiền BHYT mà ông Phạm Văn Tân phải nộp 1 tháng
Số tiền BHYT = 1.000.000.000 x 3,89 x 1% = 38.900 đ
Kinh phí công đoàn (KPCĐ):
- Mức trích lập: Hàng tháng công ty trích lập KPCĐ theo tỷ lệ 2% trên tiền lương thực tế phải trả công nhân viên.
- Tình hình sử dụng: 1% nộp cho công đoàn cấp trên, 1% giữ lại cho công đoàn cơ sở hoạt động.
- 1% KPCĐ còn lại được sử dụng vào:
+ Khi ốm đau thai sản công nhân viên được khám bệnh và điều trị tại cơ sở y tế theo chế độ BHYT
+ Người lao động ốm đau có giấy chứng nhận của thầy thuốc cho nghĩ việc để chữa bệnh tại nhà hoặc điều trị tại bệnh viện thì được trợ cấp ốm đau do quỹ BHXH trả.
+ Mức trợ cấp ốm đau phụ thuộc vào điều kiện làm việc, mức và thời gian đóng BHXH do chính phủ quy định.
Nhiệm vụ kế toán
- Kế toán phải ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời số ngày nghĩ hưởng lương, tình hình lao động tại công ty (đau ốm, thai sản) để lập bảng thanh toán bảo hiểm xã hội và các khoản phụ cấp khác có lien quan.
- Kiểm tra, theo dõi các hợp đồng lao động, lập sổ BHXH để tính trợ cấp BHXH cho người lao động (các hợp đồng không thời hạn và thời hạn từ 3 tháng trở lên). Đồng thời kiểm tra tình hình sử dụng các quỹ BHXH, KPCĐ, việc thực hiện các chế độ trợ cấp BHXH.
- Tập hợp, phân bổ chính xác các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ vào các chi phí sản xuất kinh doanh có lien quan.
Phương pháp kế toán
Chứng từ sử dụng
- Phiếu nghĩ việc hưởng BHXH dung để theo dõi số ngày nghĩ hưởng BHXH của người lao động.
- Bảng thanh toán BHXH dung để thanh toán số tiền chi BHXH cho người lao động.
- Phiếu chi
- Sổ chi tiết tài khoản 3382, 3383, 3384,3389
Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng:
- Tài khoản 3382: “ Kinh Phí Công Đoàn”
- Tài khoản 3383: “ Bảo hiểm xã hội”
- Tính chất: Tài khoản nguồn vốn
Trường hợp tài khoản 3382, 3383 dư nợ cuối kỳ phản ánh số tiền KPCĐ, BHXH, BHYT, chi chưa đền bù
TK338(3382,3383,3384)
SDCK: Các khoản KPCĐ, BHXH,
Ghi sử dụng, trích nộp về KPCĐ, BHYT Chưa chi tiết hoặc chưa nộp
BHXH, BHYT Trong kỳ: Trích KPCĐ, BHXH,
BHYT vào chi phí sản xuất kinh
doanh và khấu trừ tiền lương CNV
SDCK: Các khoản KPCĐ, BHXH,BHYT
Chưa chi tiết hoặc chưa nộp cuối kỳ.
Trình tự hạch toán
Căn cứ vào chứng từ gốc, phiếu nghĩ hưởng BHXH, kế toán tiền lương phân ra từng trường hợp để tính số tiền trợ cấp BHXH. Đồng thời kiểm tra thời gian nghĩ việc phải đối chiếu khớp đúng với số ngày phép ghi trên số phiếu nghĩ hưởng BHXH.
Cuối tháng sau khi tổng số ngày nghĩ và số tiền trợ cấp cho người lao động, kế toán lập bảng thanh toán BHXH, chuyển cho kế toán trưởng kiểm tra và thủ trưởng đơn vị duyệt trước khi cơ quan BHXH xác nhận.
Sau đó chuyển cho kế toán thanh toán lập phiếu chi và thủ quỹ chi tiền trả cho người lao động. Căn cứ vào những chứng từ trên, kế toán tổng hợp hạch toán vào sổ chi tiết TK 3383.
Bảng thanh toán BHXH được chia thành 2 bảng:
+ 1 bảng lưu lại phòng kế toán.
+ 1 bản gửi cho cơ quan Bảo Hiểm Tỉnh Đồng Tháp để thanh toán số tiền thực chi mà công ty đã chi.
Ví dụ: Phiếu chi hưởng BHXH theo thai sản của chị Ngô Thị Xuân Nữ - CB phụ trách Công đoàn lập danh sách nghĩ hưởng BHXH.
Khoản tiền trợ cấp BHXH được tính như sau:
Số ngày nghĩ theo quy định: 104 ngày (4 tháng).
Được trợ cấp BHXH bằng 100% tiền lương cơ bản và được trợ cấp thêm bảng lương.
Do đó số tháng lương được hưởng BHXH là 5 tháng.
Ø Số tiền trợ cấp đơn vị đề nghị = 650.000 đ x 4,51 x 5 = 14.657.500 đ
Khi danh sách nghĩ hưởng BHXH được lập xong, chuyển cho thủ trưởng đơn vị ký duyệt. Sau đó chuyển đến cơ quan BHXH để duyệt số tiền đơn vị đề nghị.
(Danh sách người lao động đề nghị hưởng chế độ thai sản)
SỔ CÁI CHI TIẾT
Từ tháng:04/2010 Đến tháng:04/2010
Tên tài khoản: Phải trả người lao động Số hiệu: 334
Ngày ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
Họ tên cá nhân , đơn vị
TK
đối ứng
Nợ
Có
Số CT
Ngày CT
Số dư đầu kỳ
Phát sinh trong kỳ
31/04/2010
TL102/01
31/04/2010
Chi phí tiền lương
642
7.924.890
31/04/2010
TL102/01
31/04/2010
Chi phí tiền lương
641
29.742.429
31/04/2010
PCTM/0257
31/04/2010
Chi lương vòng 1
111
37.667.319
Cộng phát sinh
37.667.319
37.667.319
Số dư cuối kỳ
SỔ CÁI CHI TIẾT
Từ tháng:04/2010 Đến tháng:04/2010
Tên tài khoản: Phải trả người lao động Số hiệu: 3382
Ngày ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
Họ tên cá nhân , đơn vị
TK
đối ứng
Nợ
Có
Số CT
Ngày CT
Số dư đầu kỳ
Phát sinh trong kỳ
31/04/2010
BH103/01
31/04/2010
Trích KPCĐ
642
167.280
31/04/2010
BH103/01
31/04/2010
Trích KPCĐ
641
657.360
31/04/2010
PCTM/0258
31/04/2010
Nộp KPCĐ
111
412.302
Cộng phát sinh
412.302
824.640
Số dư cuối kỳ
824.640
SỔ CÁI CHI TIẾT
Từ tháng:04/2010 Đến tháng:04/2010
Tên tài khoản: Phải trả người lao động Số hiệu: 3383
Ngày ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
Họ tên cá nhân , đơn vị
TK
đối ứng
Nợ
Có
Số CT
Ngày CT
Số dư đầu kỳ
Phát sinh trong kỳ
31/04/2010
BH103/02
31/04/2010
Trích BHXH
642
1.254.600
31/04/2010
BH103/02
31/04/2010
Trích BHXH
641
4.930.200
31/04/2010
BH103/021
31/04/2010
BHXH trừ vào lương
334
2.061.600
31/04/2010
PTCM/0258
31/04/2010
Nộp BHXH
111
8.246.400
31/04/2010
BH104/01
31/04/2010
BHXH trả thay lương
334
13.530.000
Cộng phát sinh
21.776.400
8.246.400
Số dư cuối kỳ
13.530.000
SỔ CÁI CHI TIẾT
Từ tháng:04/2010 Đến tháng:04/2010
Tên tài khoản: Phải trả người lao động Số hiệu: 3384
Ngày ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
Họ tên cá nhân , đơn vị
TK
đối ứng
Nợ
Có
Số CT
Ngày CT
Số dư đầu kỳ
Phát sinh trong kỳ
31/04/2010
BH103/03
31/04/2010
Trích BHYT
642
167.280
31/04/2010
BH103/03
31/04/2010
Trích BHXH
641
657.360
31/04/2010
BH103/031
31/04/2010
BHXH trừ vào lương
334
412.230
31/04/2010
31/04/2010
Nộp BHYT
111
1.236.960
Cộng phát sinh
1.236.960
1.236.960
Số dư cuối kỳ
SỔ CÁI CHI TIẾT
Từ tháng: 04/2010 Đến tháng:04/2010
Tên tài khoản: Phải trả người lao động Số hiệu: 111
Ngày ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
Họ tên cá nhân , đơn vị
TK
đối ứng
Nợ
Có
Số CT
Ngày CT
Số dư đầu kỳ
Phát sinh trong kỳ
31/04/2010
PCTM/0257
31/04/2010
Chi lương vòng 1
334
37.667.319
31/04/2010
PCTM/0258
31/04/2010
Nộp các khoản trích
338
9.895.680
31/04/2010
PTTM/0241
31/04/2010
Thu tạm ứng
141
1.400.000
Cộng phát sinh
1.400.000
47.559.399
Số dư cuối kỳ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG Ở CÔNG TY THƯƠNG MẠI DẦU KHÍ
ĐỒNG THÁP
3.1 ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG Ở CÔNG TY THƯƠNG MẠI DẦU KHÍ ĐỒNG THÁP TRONG THỜI GIAN TỚI.
3.1.1 Giữ được nhịp độ tăng trưởng hàng năm bình quân từ 15-20%. Nếu có điều kiện thuận lợi thì có thể tăng tỷ lệ lên cao hơn. Phấn đấu đến 2015 đạt doanh thu khoảng trên 300 tỷ đồng với cơ cấu lao động hợp lý.
3.1.2 Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý và cơ chế điều hành theo hướng tiên tiến, hiện đại và văn minh thương nghiệp. Giữ vững và ngày càng phát huy vai trò chủ đạo của doanh nghiệp Nhà nước
3.1.3 Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kinh doanh có đủ năng lực đáp ứng được yêu cầu phát triển của tình hình mới, có trình độ nghiệp vụ và có khả năng thích ứng với môi trường để có thể đứng vững trên thị trường trong nước và hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới. Nâng cao đội ngũ cán bộ có trình độ nghiệp vụ của công ty.
3.1.4 Thường xuyên đảm bảo ổn định, cải thiện đời sống làm việc cho cán bộ công nhân viên, nâng cao mức thu nhập bình quân tương ứng với tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh doanh, xây dựng công ty vững mạnh toàn diện, thường xuyên đạt tiêu chuẩn đơn vị tiên tiến trong ngành và trên địa bàn thành phố.
3.1.5 Giữ vững định hướng ngành kinh doanh chủ lực đảm bảo cho nó chiếm tỷ lệ doanh thu cao trong tổng doanh thu của công ty.
3.1.6 Đảm bảo nguồn vốn ổn định cho nhu cầu kinh doanh, phải tận dụng các nguồn vốn phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, vốn tự có, vốn đi vay tỷ lệ với vốn lưu động phải phù hợp cho việc sản xuất kinh doanh ở công ty. Đó là những định hướng chính, các cấp, các phòng ban phải nỗ lực thực hiện để đạt được kết quả như kế hoạch công ty đã xây dựng.
3.2 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG Ở CÔNG TY THƯƠNG MẠI DẦU KHÍ ĐỒNG THÁP .
Đối với bất cứ doanh nghiệp nào thì vấn đề trả lương cho người lao động như thế nào sao cho hiệu quả là rất quan trọng, nó quyết định đến thành bại trong chính sách quản lý người lao động của nhà quản lý. Tiền lương là động lực thúc đẩy người lao động làm việc có hiệu quả hơn, chính vì vậy trả lương cho người lao động phải mang tính hiệu quả, tính công bằng đánh giá đúng khả năng làm việc của người lao động... là điều mà người quản lý cần phải quan tâm xem xét cho đúng .
Công ty thương mại dầu khí Đồng Tháp là một doanh nghiệp Nhà nước do đó công tác tổ chức tiền lương chủ yếu dựa vào hướng dẫn của cấp trên. Mặt khác, do đặc thù riêng của công ty mà công tác tổ chức tiền lương còn chưa hoàn thiện. Do đó, ta cần đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương ở công ty.
Hoàn thiện công tác kinh doanh.
Như đã phân tích ở trên, quỹ lương của công ty được xây dựng dựa vào kết quả kinh doanh, chính vì vậy để công tác xây dựng quỹ lương và trả lương cho người lao động thì phải đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao.
Công ty nên tập trung giữ vững và củng cố các khu vực thị trường mà công ty đã xác lập được vị trí của mình trong những năm qua. Tích cực mở rộng thị trường kinh doanh góp phần tăng doanh thu. Tìm kiếm các thị trường mới trong khu vực và trên thế giới. Các đơn vị tích cực mở rộng quan hệ tìm kiếm bạn hàng mới, duy trì và phát triển các loại hàng hoá cần cho nhu cầu phát triển hiện nay.
3.2.2. Hoàn thiện công tác tiền lương và các khoản trích theo lương, đặc biệt là khoản trích BHTN.
Căn cứ Nghị Định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính Phủ hướng dẫn một số điều của luật BHXH về BHXH bắt buộc;
Căn cứ Nghi định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/0702009 Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật BHYT.
Thực hiện trích thêm BHTN theo chế độ hiên hành vì BHTN được áp dụng mang lại rất nhiều lợi ích cho cán bộ công nhân viên; đồng thời trích KPCĐ đúng theo quy định của Chính phủ.
BHTN được áp dụng mang lại rất nhiều lợi ích cho cán bộ công nhân viên
3.2.3.Hoàn thiện công tác khen thưởng.
Khen thưởng là một hình thức động viên, kích thích người lao động có hiệu quả nhất vì nó kích thích người lao động tăng năng suất lao động, giúp người lao động có sáng tạo, sáng kiến cải tiến trong quá trình làm việc... Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần phải xem đây là một yếu tố quan trọng trong công tác tổ chức tiền lương. Đối với công ty khen thưởng kịp thời sẽ làm người lao động hăng hái trong công việc, giúp họ hoàn thành kế hoạch ở mức cao hơn, từ đó tăng doanh thu, lợi nhuận, quỹ lương cho công ty và đồng thởi tăng thu nhập cho người lao động.
Qua bảng báo cáo tình hình thực hiện lao động và thu nhập của người lao động ta thấy ở đây chưa hình thành được quỹ khen thưởng riêng biệt; do đó, cần xây dựng một quỹ khen thưởng tách riêng với các loại quỹ khác.
Nếu lợi nhuận không đủ chia thì công ty có thể lập quý khen thưởng từ quỹ lương theo thông tư số 4320/ BLĐTB- XH-TL ngày 29/12/98 của Bộ Lao động Thương binh Xã hội cho những người lao động có năng suất, chất lượng cao, có thành tích trong công tác, hoàn thành khối lượng nhiệm vụ vượt mức kế hoạch được giao, cụ thể:
Công ty có thể trích 4% tổng quỹ lương chung để lập quỹ khen thưởng và phúc lợi là: 4% x 6.886,77 = 275,4708.
Trong đó, 6.886,77 là tổng quỹ lương chung năm 2010 của toàn công ty và trích 3% trong số 4% đó để làm quỹ khen thưởng và 1% để làm quỹ phúc lợi.
Sử dụng quỹ khen thưởng công ty nên tổ chức thi đua giữa các đơn vị hàng quý, hàng tháng. Ban thi đua làm nhiệm vụ chọn ra đơn vị hoàn thành tốt nhất công việc được giao thì thưởng cho đơn vị đó; cá nhân hoàn thành tốt công việc thì cũng sẽ được thưởng.
3.2.4.Hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương.
Để công tác tổ chức tiền lương được thực hiện đảm bảo và có hiệu quả, đúng nguyên tắc thì cần phải thực hiện tốt các điều kiện có liên quan đến công tác tổ chức tiền lương.
3.2.4.1. Tổ chức phục vụ nơi làm việc:
Công ty cần quan tâm hơn nữa đến công tác này bởi lẽ nếu như tổ chức nơi phục vụ, nơi làm việc tốt sẽ giúp cho công ty kinh doanh có hiệu quả hơn, giúp cho việc bảo quản hàng hoá được dễ dàng, an toàn. Nơi làm việc cần phải bố trí thông thoáng tạo cảm giác thoải mái cho người làm việc, các kho tàng, bến bãi của công ty cần phải bố trí tu sửa hàng năm phục vụ tốt quá trình lao động sản xuất.
3.2.4.2. Bố trí sử dụng lao động.
Là quá trình sử dụng người lao động vào vị trí thích hợp, đúng người, đúng việc, người lao động đáp ứng được yêu cầu công việc. Đây là vấn đề khó khăn nhưng chỉ làm tốt nó thì công tác tổ chức tiền lương mới thuận lợi, dễ dàng. Vì vậy, trong thời gian tới công ty cần tiếp tục sắp xếp lao động ở các bộ phận quản lý và đơn vị kinh doanh sao cho có hiệu quả và đảm bảo phát huy tốt năng lực và trình độ của cán bộ công nhân viên.
3.2.4.3. Điều kiện lao động.
Là những trang bị, công cụ, đối tượng cho người lao động. Đây là vấn đề đảm bảo cho người lao động có được một điều kiện để làm việc sao cho có hiệu quả tránh được những sai sót trong quá trình làm việc. Vì vậy, công ty phải thường xuyên kiểm tra đôn đốc người lao động. Đây là những điều kiện nhằm nâng cao năng suất lao động của cán bộ công nhân viên trong công ty. Đó là điều kiện không thể thiếu đối với công ty thương mại dầu khí Đồng Tháp cũng như đối với các công ty khác.
3.2.4.4. Phân công hợp tác.
Là quá trình kết hợp, phối hợp hài hoà, điều tiết các hoạt động lao động riêng rẽ trong quá trình lao động để hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp.
Tăng cường sự phối hợp giữa các phòng ban, đặc biệt giữa phòng kinh doanh với các phòng ban khác và các trung tâm, cửa hàng. Có được sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý giữa các bộ phận thì mới đạt được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh và trong các hoạt động khác của công ty. Để có được điều đó thì cần phải có mạng lưới thông tin liên lạc giữa các phòng ban đầy đủ.
3.2.4.5. Sắp xếp bố trí sử dụng lao động.
Qua biểu phân tích về cơ cấu lao động chưa có sự hợp lý giữa số nhân viên giữa các phòng ban về cơ cấu quản lý gián tiếp. Do đó dẫn tới tổng số cán bộ quản lý gián tiếp của các phòng ban là rất cao và không cân đối.
Phòng giám đốc: 3
Công đoàn: 2
Phòng tổ chức lao động tiền lương: 8
Văn phòng: 33
Phòng kinh tế - kế hoạch: 12
Phòng kỹ thuật: 8
Do vậy đối với công ty là một doanh nghiệp Nhà nước cần phải có những giải pháp nhằm sửa đổi bổ sung, hoàn thiện cơ cấu của mình cho phù hợp với những mặt hàng kinh doanh của mình, làm sao cho cơ cấu tối ưu nhất nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng phải đạt tối ưu. Đáp ứng được công tác tổ chức tiền lương của công ty về mặt xây dựng quỹ lương hợp lý cho công ty qua doanh thu và lợi nhuận của công ty.
3.2.4.6. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ.
Đối với người lao động mục tiêu của họ là phấn đấu để tự khẳng định mình, vươn lên để hoàn thiện mình, tự học hỏi để thăng tiến. Vì vậy, công tác cán bộ luôn là một trong những nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại trong sự phát triển của công ty. Vì vậy, công tác đào tạo đội ngũ cán bộ là không thể thiếu đối với công ty.
Yêu cầu mọi cán bộ đều phải nhận thức được tình hình phát triển của giai đoạn mới mà tự nguyện phấn đấu và rèn luyện thực tiễn công tác để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Qua thực tế kiểm nghiệm hoạt động kinh nghiệm hoạt động kinh doanh để lựa chọn những cán bộ có bản lĩnh kiên định, phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức chuyên môn và năng lực tổ chức thực hiện giỏi, dám chịu trách nhiệm trong công việc được giao thì nên bố trí vào những vị trí thích hợp.
Bên cạnh đó, cần phải thường xuyên xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân viên.
Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, lao động quản lý của công ty thường ở độ tuổi cao, quen với tác phong làm việc của cơ chế quan liêu bao cấp khi chuyển sang nền kinh tế thị trường gặp nhiều khó khăn, lúng túng, số lao động quản lý mới tuy có lòng nhiệt tình, năng động trong công việc nhưng lại thiếu kinh nghiệm. Vì vậy, việc đào tạo và đào tạo lại lao động quản lý là cần thiết và khách quan.
3.2.4.7. Nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý và công tác tuyển dụng.
Nhìn chung, bộ máy quản lý của công ty hiện nay còn nhiều khó khăn do đặc điểm của các trung tâm, các cơ sở nằm rải rác không gần bộ phận quản lý, vì vậy trong quá trình quản lý các hoạt động của công ty đến các bộ phận cũng gặp nhiều khó khăn. Do đó, cần phải tăng cường quản lý các cán bộ ở các trung tâm, bố trí cán bộ ở các trung tâm phải là những người có kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao, khách quan trong công việc. Cần phân biệt rõ chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban, tránh hiện tượng chồng chéo làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban của công ty. Các trung tâm, các cơ sở ở các nơi thường xuyên thông tin liên tục về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình bán hàng của mình để các cấp quản lý nắm được để có biện pháp xử lý kịp thời.
Để điều hành quá trình kinh doanh của công ty được nhịp nhàng đòi hỏi các giám đốc trung tâm, cửa hàng thường xuyên đi sâu, đi sát vào hoạt động của bộ phận mình để có được các quyết định nhanh và chính xác, kịp thời đúng thẩm quyền đối với đơn vị mình chịu trách nhiệm.
Nâng cao trình độ năng lực của cán bộ quản lý bằng việc bồi dưỡng các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ...
Các phòng ban phải thường xuyên thông tin về các hoạt động của mình đến ban giám đốc để có thể đưa ra các quyết định chính xác, kịp thời đem lại hiệu quả cao... Thường xuyên nắm bắt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để hướng hoạt động kinh doanh của công ty đúng mục đích, yêu cầu.
Bố trí sắp xếp cán bộ quản lý theo đúng khả năng, lĩnh vực của họ mà họ có thể làm tốt khi được giao.
Đối với công tác tuyển dụng: Với cán bộ quản lý cần phải tuyển những người có năng lực, có khả năng quản lý tốt thông qua việc phỏng vấn và thông qua những câu hỏi tình huống trắc nghiệm. Với công nhân cần tuyển những người có trình độ chuyên môn lành nghề, có chững chỉ, bằng cấp về kỹ thuật... Nếu làm tốt công tác này thì công ty sẽ đảm bảo tuyển được người có năng lực phù hợp, giảm thời gian thử việc, tiết kiệm được chi phí đào tạo cho họ khi mới vào làm việc.
KẾT LUẬN
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp thì công tác quản lý người lao động nói chung và công tác tổ chức tiền lương nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhà quản lý đứng đầu doanh nghiệp. Bởi vì, nếu công tác tổ chức tiền lương hợp lý sẽ là một trong những động lực lớn kích thích người lao đoọng làm việc hăng say, đảm bảo được tính bình đẳng cho người lao động, ngược lại, nó cũng là nguyên nhân làm trì trệ, bất mãn ở người lao động. Do đó, việc hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương là không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, nó cần thiết phải được làm ngay để đáp ứng được tình hình mới đó là sự phát triển của công ty và cũng là sự phát triển của xã hội.
Qua quá trình thực tập và nghiên cứu công tác tổ chức tiền lương ở Công ty thương mại dầu khí Đồng Tháp chủ yếu là phân tích thực trạng công tác tổ chức tiền lương. Để kiểm nghiệm lại những kiến thức về mặt lý thuyết cũng như thực tế đã tiếp thu được. Mặc dù em đã rất cố gắng nhưng kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài viết còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự đóng góp thêm của các thầy, các cô để bài viết được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty thương mại dầu khí Đồng Tháp.doc