Việc tổ chức SV học tập theo nhóm trong dạy học môn Phân tích chương trình Vật lý
THPT là rất cần thiết và có nhiều thuận lợi. Thực nghiệm sư phạm tổ chức SV học tập theo
nhóm cho thấy: Sự phối hợp các hình thức tổ chức nhóm 2 SV và nhóm 6-7 SV trong giờ học để nghiên cứu nội dung bài học trong sách giáo khoa là có tính khả thi. SV vừa nắm vững kiến thức và kỹ năng trong
môn học, vừa được rèn luyện các kỹ năng tổ chức và làm việc theo nhóm. Tuy nhiên, việc tổ
chức SV học tập theo nhóm đòi hỏi phải dành nhiều thời gian hơn cho công việc và phương
tiện phục vụ cho dạy và học cũng phải được trang bị phù hợp. Thực tế hiện nay, hệ thống bàn
ghế trong các phòng học không phù hợp cho việc tổ chức học tập theo nhóm. Thư viện chưa
đủ phục vụ cho SV tìm kiếm tư liệu tham khảo. Hệ thống phòng học có trang bị máy tính và
đèn chiếu cũng chưa đủ nên cũng chưa thuận tiện cho việc tổ chức SV học tập theo nhóm.
100 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1379 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức sinh viên học tập theo nhóm trong dạy học môn phân tích chương trình vật lý trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở
trƣờng phổ thông, NXB. Đại học sƣ phạm, Hà Nội, Năm 2002.
26- Thái Duy Tuyên, Phƣơng pháp dạy học truyền thống và hiện đại, NXB. Giáo dục, 2007.
27- Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam
khóa VIII, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.
49
II- Tiếng Anh
28- D.W. Johnson, R.T.Johnson, Learning Alone and Learning Together:
Cooperation, competition and individualization (3rd ed), Englewood Clifts, NJ:
Prentice Hall, 1991.
29- D.W. Johnson, R.T. Johnson, E.J. Holubec, Cooperation in the Classroom (6th ed).
Edina, MN: Interation Book Company, 1993.
30- D.W. Johnson, R.T. Johnson, M.B. Stanne, Cooperative Learning Methods: A Meta-
Analysis, University of Minnesota, 2000.
31- Website: http:// www. Co-operation.org/ pages/cl.html.
50
6- PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH SINH VIÊN VÀ KẾT QUẢ BÀI THI CUỐI HỌC KỲ
CỦA LỚP THỰC NGHIỆP VÀ LỚP ĐỐI CHỨNG
* Lớp thực nghiệm: Điểm thi
1. Hoàng Xuân Để 8
2. Hoàng Kim Ngân 7
3. Lê Thị Hồng Nhung 8
4. Nguyễn Thị Hoàng Oanh 7
5. Phạm Thị Kiều Oanh 8
6. Quách Số Phâng 7
7. Lƣơng Trƣờng Phong 8
8. Trần Triệu Phú 8
9. Lầu Minh Phúc 8
10. Lê Hà Phƣơng 7
11. Nguyễn Thị Hoài Phƣơng 8
12. Thới Ngọc Tuấn Quốc 8
13. Nguyễn Thị Quý 7
14. Trần Hà Thái 7
15. Nguyễn Phƣơng Thảo 7
16. Lê thị Phƣơng Thảo 7
17. Nguyễn Nhƣ Thuận 8
18. Lê Nguyễn Bảo Thƣ 8
19. Lý Ngọc Thủy Tiên 8
20. Kim Thị Thanh Trang 7
21. Nguyễn Thị Hà Trang 7
22. Phạm Thị Thu Trà 8
23. Nguyễn Quốc Trị 8
24. Nguyễn Vi Tuấn 7
25. Đoàn Nguyễn Thanh Tuyền 8
51
26. Phạm Bá Tùng 8
27. Nguyễn Thanh Tú 9
28. Phan Thị Thanh Tú 7
29. Nguyển Lê Tỉnh 9
30. Vũ Thị Cẩm Vân 8
31. Lƣu Thị Vàng 7
32. Trần Quốc Việt 8
33. Lê Quang Vĩ 7
34. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh 6
35. Trần Quý Quỳnh 6
36. Nguyễn Đăng Tài 8
37. Trần Minh Thái 7
* Lớp đối chứng: Điểm thi
1. Mai Thị An 5
2. Huỳnh thị Bích 8
3. Bùi Ngọc Cảnh 6
4. Đặng Thị Chung 6
5. Lê Nhật Chƣơng 5
6. Dƣơng Thế Cƣờng 5
7. Nguyễn Thị Yến Duyên 5
8. Nguyễn Minh Dũng 5
9. Nguyễn Thị Thúy Hằng 8
10. Phạm Thị Mỹ Hằng 7
11. Chu Thị Ngọc Hạnh 5
12. Ngô Thị Diệu Hiền 7
13. Võ Mạnh Hùng 7
14. Lê Bá Mạnh Hùng 7
15. Đỗ Thị Hƣơng 7
52
16. Tô Lâm Viễn Khoa 5
17. Nguyễn Đăng Khoa 6
18. Lê Thị Khuyên 7
19. Lại Thị Xuân Kiều 5
20. Nguyễn Văn Kiên 6
21. Bùi Nhu Lạc 8
22. Huỳnh Kiều Viết Lãm 7
23. Hoàng Thị Lê 7
24. Đỗ Thúy Linh 6
25. Nguyễn Đức Long 6
26. Nguyễn Phạm Phƣớc Lộc 6
27. Đắc Hoàng Luật 7
28. Nguyễn Thị Luyện 5
29. Lê Thị Lụa 7
30. Lƣu Diễm Miên 6
31. Ninh Thị Hồng Minh 6
32. Nguyễn Hà Nam 5
33. Ngô Thị Ngân 7
34. Đỗ Thành Nhân 7
35. Nguyễn Quang Nhật 7
36. Nguyễn Thị Hồng Chăm 8
37. Võ Tấn Bửu 8
PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
1
Môn: Phƣơng pháp giảng dạy vật lý ở trƣờng Phổ thông
Bài: QUY TẮC HỢP LỰC SONG SONG ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA VẬT RẮN
DƢỚI TÁC DỤNG CỦA BA LỰC SONG SONG
Nhóm: GVHD: Phạm Thế Dân
Thới Ngọc Tuấn Quốc
Phạm Bá Tùng
Trần Triệu Phú
Đoàn Nguyễn Thanh Tuyền
Trần Thị Mỹ Hạnh
1/ Cấu trúc logic của bài học:
2/ Những kiến thức cần có để học bài này:
- Kiến thức về tổng hợp và phân tích lực.
- Khái niệm về trọng tâm của vật rắn.
- Kiến thức về điều kiện cân bằng lực cùa vật rắn
2
- Kiến thức về hình học (điểm chia trong, điểm chia ngoài).
- Các kĩ năng làm thực nghiệm: mô tả, dự đoán, phân tích - tổng hợp.
3/ Những chỗ khó đối học sinh khi học bài này:
1. Trong thí nghiệm mô tả, tại sao khi tìm hợp lực ta không thay P ≠ P1 + P2?
- Khi treo chùm quả cân p, tại sao cân phải tìm vị trí của p sao cho thƣớc AB lại ở
đúng vị trí nhƣ trƣớc?
2. Quy tắc hợp hai lực song song cùng chiều
2. a. Quy tắc: chỉ mang tính thông báo kết quả (tổng quát từ thí nghiệm mô tả trƣớc
đó), học sinh không hiểu tại sao F = F1+F2 và điểm đặt lực F lại chia trong. Nói tóm lại chỉ
mang tính chất thông báo chƣa thuyết phục!!
- Chƣa có ví dụ về trọng tâm của một vật rắn nào đó để minh họa.
- Tại sao có vô số cách phân tích một lực thành hai lực song song, cùng chiều?
3. Phƣơng trình (28.3) phải ghi rõ là điều kiện cân bằng lực của vật rắn chứ không
phải là điều kiện cân bằng của vật rắn (gồm cân bằng lực và cân bằng quay).
4. Chƣa chứng minh rõ giá cùa hợp lực của 2 lực song song trái chiều chia ngoài theo
đúng tỉ lệ của 2 lực.
5. Ngẫu lực: học sinh không hiểu tại sao Quy tắc ở mục 4 lại không áp dụng đƣợc
trong trƣờng hợp này.
- Chƣa lý giải rõ tác dụng làm quay của ngẫu lực là nhƣ thế nào? Moment của một lực
bất kì (chứ không nhất thiết là ngẫu lực) có đặc trung cho tác dụng làm quay của lực đó hay
không?
4/ Đề nghị:
Nên đặt vấn đề bằng một vài ví dụ thực tế, ví dụ như:
- Tại sao khi dùng cân đòn để cân khối lƣợng của quả cân chính là khối lƣợng của vật
đem cân ở đầu bên kia? Trong cân đòn, khoảng cách từ điểm tựa của đòn cân đến các đầu cân
có mối liên hệ gì (GV cho HS xem cân đòn)?
Hoặc ví dụ về cân đòn xƣa. Hỏi HS mối liên hệ giữa khối lƣợng quả nặng với khối
lƣợng vật và khoảng cách đòn cân.
3
Hoặc có thể ví dụ về một ngƣời gánh hàng gôm 2 thúng hàng, ngƣời đó cần tìm một
vị trí sao cho tại đó, gánh hàng không đổ. Tìm vị trí đó nhƣ thế nào?
- Một số ví dụ về trọng tâm của vật rắn:
+ Quả cầu có trọng tâm đặt tại tâm cầu
+ Cái chén hoặc trái banh, chiếc vòng có trọng tâm nằm trong phần lõm của nó
(không nằm trên chén).
- Ví dụ về phân tích một lực thành hai lực song song cùng chiều:
Vật nặng là một thanh không đồng nhất. Đặt vật nặng lên hai ngón trỏ của hai tay sao
cho thanh cân bằng (chỉ để tựa lên ngón tay chứ không cầm, nắm). Di chuyển đồng thời hai
ngón tay theo phƣơng ngang (ngƣợc chiều nhau) để tìm vị trí cân bằng khác. Ta thấy có vô số
vị trí của hai ngón tay để cho thanh cân bằng. Nhƣ vậy, có vô số cách phân tích một lực (ở
đây là trọng lực của thanh) thành hai lực song song cùng chiều (lực tác dụng lên 2 ngón tay)
- Khảo sát thí nghiệm về hợp hai lực song song trái chiều:
4
Dụng cụ: thanh thẳng có chia độ dài, các quả cân biết khối lƣợng, ròng rọc cố định giá
treo, dây treo.
Thí nghiệm: treo vào hai đầu dây các khối lƣợng P1 > P2 tùy ý nào đó. Đánh dấu vị trí
cân bằng của thanh.
Lấy P2 và thay P1 bằng P nào đó sao cho thanh lấy lại vị trí cân bằng ban đầu. So sánh
P với P1+ P2 và tỉ số P1/P2 với tỉ số d2/d1. Rút ra kết luận.
5
Môn: PHÂN TÍCH CHƢƠNG TRÌNH
Bài:
CHUYỂN ĐỘNG BẰNG PHẢN LỰC. BÀI TẬP VỀ ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
ĐỘNG LƢỢNG
Nhóm 5:(Lớp lý 3B)
Quách Số Phânh, Lê Nguyễn Bảo Thƣ , Nguyễn Quốc Trị , Nguyễn Lê Tĩnh, Nguyễn
Thị Hoàng Oanh, Lƣu Thị Vàng
Trình bày:
1) Xác định cấu trúc lôgic của bài:
2) Kiến thức cần có ở học sinh để học bài này.
- Định luật bảo toàn động lƣợng
- Định luật III Newton
- Điều kiện áp dụng định luật để giải bài tập về định luật.
- Biết tổng hợp phân tích vectơ
3) Những chỗ khó đối với học sinh:
- Theo cách hiểu thông thƣờng chuyển động bằng "phản lực" nhƣ: ngƣời, vật đi trên
mặt đất hoặc tàu thuyền trên nƣớc đều thực hiện đƣợc nhờ có phản lực của mặt đất hoặc
nƣớc( tuân theo định luật III Newton).
Trong bài này, ta không tìm hiểu chuyển động bằng phản lực theo nghĩa này.
Vì thế, gây khó hiểu cho học sinh. Để giải quyết vấn đề này ta cần nhấn mạnh: trong
một hệ mà định luật bảo toàn động lƣợng đƣợc áp dụng nếu một phần cùa hệ chuyển động
theo một hƣớng thì phần còn lại của hệ phải chuyển động theo chiều ngƣợc lại.
- Khó khăn của học sinh khi hình dung: cấu tạo hoạt động của động cơ phản lực và
tên lửa. Vì thế, cần sƣu tầm tranh ảnh để giảng dạy đƣợc tốt.
4) Ví dụ thay thế, bổ sung:
- Chuyển động của mực, sứa.
- Mô hình chuyển động bằng phản lực của Newton. Trên một xe có gắn bình nƣớc
đun sôi, hơi nƣớc thoát ra đầy xe chuyển động.
Nguyên tắc chuyển động bằng
phản lực
Bài tập về định luật bảo toàn
động lƣợng
Động cơ phản lực
Tên lửa
Chuyển động bằng
phản lực
Va chạm
Đạn nổ
PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
GVHD: Phạm Thế Dân
Nhóm thực hiện: Hoàng Xuân Để
Thới Ngọc Tuấn Quốc
Trần Thị Quí Thanh
Trang Quốc Trị
Bài 36 : THẾ NĂNG ĐÀN HỒI
II-Cấu trúc logic của bài:
III- Kiến thức cần có của học sinh khi học bài này:
- Kiến thức về cách tính công.
- Phƣơng pháp đồ thị để tính công.
- Hệ thống các dạng năng lƣợng, đặc biệt là thế năng và gần nhất là thế năng trọng
trƣờng ở bài 35.
IV-Những chỗ khó đối với học sinh:
♦ Thế năng đàn hồi sai khác một hằng số cộng tùy theo cách chọn gốc tọa độ
ứng với vị trí cân bằng: wh =
1
2
kx
2
+ C
Khi đó, C đƣợc xác định nhƣ thế nào?
Cách giải quyết: Chọn : wdh = (x – xo) = 0
k
+ C = 0
C = -
k
Khi đó biểu thức thế năng là: wh =
1
2
kx
2
-
k
♦ Trong phƣơng pháp tính công bằng đồ thị. Trong đồ thị thì ta dùng giá trị tuyệt đối
của | ⃗| nhƣng khi đến tính công vi cấp ΔA = FΔx = - kxΔx lại lấy dấu "-"Điều này làm cho
học sinh thắc mắc và không hiểu dƣợc phƣơng pháp tính công này.
→ Cách giải quyết:
- Trên đồ thị ta chỉ xét ở thành phần x > 0. Khi đó giá trị của lực | ⃗| = kx. Giá trị của
công nguyên tố tính đến ở đây là giá trị dƣơng phù hợp với diện tích trên đồ thị.
- Khi xét công vật thực hiện thì có đến giá trị âm dƣơng nên ta xét đến dấu cùa lực F.
Trong trƣờng hợp đồ thị x > 0 thì công của lực F là công cản. Dấu "- "chỉ rằng lực đàn hồi
ngƣợc chiều với độ dời.
V- Thay thế, bổ sung:
- Các ví dụ và hình ảnh trong bài tƣơng đối phù hợp với trình độ nhận thức của học
sinh. Tuy nhiên, lƣợng hình ảnh và ví dụ rất ít. Các chỗ khó giáo viên cần phân tích làm rõ
hơn cho học sinh.
- Cần bổ sung thêm nhiều hơn nữa các bài tập định tính và giải thích hiện tƣợng.
- Cần chú trọng nhiều hơn nữa việc đặt ra các câu hỏi gợi mở cho học sinh trƣớc khi
đi phân tích từng phân nội dung của bài học. Làm nhƣ vậy góp phần nâng cao tính tích cực,
tự giác và phát triên năng lực sáng tạo cho học sinh.
Nhóm 6 :
Lê Nguyễn Bảo Thƣ, Trần Quốc Việt, Nguyễn Thanh Tú, Nguyễn Thị Hoàng Oanh
Trần Quý Quỳnh, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Đăng Tài
Bài 40: Các định luật Kep-le - chuyển động của vệ tinh
Phân tích cấu trúc:
• Mở đầu SGK giới thiệu lịch sử ra đời của Thiên văn học . Sau đó thông báo 3 định
luật Keple
• Tiếp đến là chứng minh định luật 3 dựa trên phép gần đúng coi quỹ đạo của các
hành tinh nhƣ là đƣờng tròn
• Cho hai bài tập vận dụng trong đó có sử dụng công thức (40.2) của phần chứng minh
định luật 3
• Trên cơ sở kiến thức về chuyển động của một vật ném xiên từ đó SGK lập luận để đi
đến việc phóng vệ tinh nhân tạo.
• Nếu một vật đƣợc ném xiên với vận tốc đủ lớn thì sẽ không rơi xuống mà chuyển
động quanh trái đất tuân theo các định luật Keple đã học ở phần trên
• Từ đó đặt vấn đề đi tìm giá trị vận tốc phóng vệ tinh.
• SGK chứng minh tìm ra giá trị của vận tốc vũ trụ cấp 1 .Sau đó thông báo vận tốc vũ
trụ cấp 2và 3
2) Kiến thức cần có để học bài này:
• Chuyển động của một vật bị ném xiên
• Hình học elip, các đặc trƣng của elip
• Định luật hấp dẫn, công thức lực hƣớng tâm
• Các công thức trong chuyển động tròn đều
• Hiểu biết trong thực tế về các hành tinh trong hệ Mặt trời
3) Những chỗ khó đối với học sinh
• Khái niệm tốc độ diện tích là một khái niệm mới
Kiến thức về elip học sinh trong chƣơng trình toán chƣa đƣợc học ( bài elip nằm ở
cuối chƣơng trình toán lớp 10)
→ giáo viên cho học sinh nghiên cứu kĩ phần giới thiệu về elip trang 187 và giải thích cho
học sinh các khái niệm : bán trục lớn, tiêu điểm, tốc độ diện tích ... vì trong 3 định luật Keple
có sử dụng các khái niệm này
4) Đề xuất thay đổi
Cách mở bài của SGK theo kiểu truyên thông ít gây hứng thú cho học sinh khi tiếp
thu bài. => Đề xuất mở bài bằng một câu hỏi kích thích hứng thú ở học sinh Ví dụ:
• Khi nào thì Mặt trời gần trái đất nhất?
• Bằng cách nào mà ngƣời ta xác định đƣợc khối lƣợng Mặt trời ?
• Trái đất chuyển động có đều không?
Sau khi đặt câu hỏi, để học sinh trả lời và thấy rằng dùng kiến thức đã học không thể
trả lời đƣợc . Đây lại là những câu hỏi có tính thực tế vì vậy kích thích, lôi cuốn sự chú ý của
học sinh buộc học sinh phải tiếp thu bài mới để giải quyết những câu hỏi trên.
Đề xuất phƣơng án giảng dạy
Nhóm 6: Nguyễn Thanh Tú
Bài 40: Các định luật Kep-le - chuyển động của vệ tinh
I/ Mục tiêu
1. Kiến thức
- Có khái niệm đúng về hệ nhật tâm: Mặt trời là trung tâm với các hành tinh quay
xung quanh.
- Nắm đƣợc nội dung 3 định luật Ke-ple và hệ quả suy từ nó 2. Kỹ năng
- Giải thích các hiện tƣợng vật lí có liên quan
- Vận dụng các định luật Ke-ple để giải bài tập
II/ Chuẩn bị:
1. Giáo viên: chuẩn bị hình ảnh, tƣ liệu về hệ Mặt trời, các định luật keple, vệ tinh
nhân tạo
2. Học sinh: Ôn lại định luật vạn vật hấp dẫn và công thức lực hấp dẫn vũ trụ, un lại
chuyển động tròn đều.
III/ Đề xuất tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ
Hỏi: Phát biểu nội dung định luật vạn vật hấp dẫn?
Hỏi: Viết biểu thức: Gia tốc, hƣớng tâm, lực hƣớng
tâm, mối liên hệ vận tốc dài, vận tốc góc chu kì
quay
- Nhận xét câu trả lời của học sinh
- Yêu cầu học sinh đọc nghiên cứu phần elip
- Học sinh trả lời + Viết biểu thức
- Học sinh lên bảng viết
- Học sinh nhận xét câu trả lời của
bạn
- Học sinh đọc và thảo luận phần elip
B. Bài mới
1. Mở đầu:
Đặt vấn đề: hằng ngày các em đều trông thấy Mặt
trời vậy thì khi nào thì Mặt trời gần chúng ta nhát
?
- Bài học của chúng ta hôm nay sẽ giải đáp đƣợc
câu
Học sinh có một ít thời gian suy nghĩ.
hỏi này.
- Giới thiệu sơ qua về hệ địa tâm của p tô-lê-mê
và khẳng định quan điểm đó là sai
- Trình bày kĩ về hệ Nhật tâm và kết hợp cho học
sinh xem hình trang 192
- Học sinh ghi khái niệm hệ Nhật tâm
2. Các định luật Ke-ple
a) Tiếp thu định luật
- Yêu cầu học sinh đọc và thảo luận theo nhóm các
định luật Ke-ple
- Vẽ hình 40.2 lên bảng
- Yêu cầu nhóm trƣờng trình bày sự hiểu biết của
nhóm về nội dung các định luật
- Nhận xét, giải thích thêm
- Vận dụng định luật 1: yêu cầu học sinh trả lời
câu hỏi khi nào Mặt trời gần Trái đất nhất
- Vận dụng định luật II: Yêu cầu học sinh thảo luận
vềcâu hỏi, trả lời câu c 1 SGK
- Nhận xét và đƣa ra câu trả lời đúng.
Ba diện tích gạch chéo bằng nhau ứng với cùng
một khoảng thời gian.
Các độ đời S1 > S2 > S3 → v1 > v2 > v3
b) Chứng minh định luật 3
Hƣớng dẫn học sinh chứng minh
- Coi quỹ đạo cùa các hành tinh gần đúng là tròn
- Xét hai hành tinh bất kì của hệ Mặt trời lực hƣớng
tâm tác dụng vào các hành tinh đƣơc viết nhƣ thế
nào
- Biểu diễn gia tốc hƣớng tâm theo chu kì chuyển
động của các hành tinh
- Thực chất của lực hƣớng tâm ở đây là lực gì ?
- So sánh để rút ra kết quả là định luật III
Nhận xét và bổ sung nếu cần
- Học sinh đọc SGK và thảo luận
- Học sinh trả lời
Học sinh thảo luận và dựa vào định
luật 1 để trả lời
- Học sinh thào luận để trả lời câu cl
- Các nhóm khác nhận xét
Một học sinh đại diện cho nhóm lên
bảng chứng minh
3. Bài tập vận dụng
Hỏi:
Làm sao xác định thời gian Hỏa tinh quay hết một
vòng quanh Mặt trời ?
Bằng cách nào có thể xác định được khối lượng
Mặt trời?
- Yêu cầu học sinh đọc và nghiên cứu 2 bài tập vận
dụng 1 và 2 rồi trả lời câu c2
- Gọi học sinh (nhóm trƣờng) lên trình bày lời giải
câu 2
- Nhận xét và đƣa ra kết quả đúng
rL, TL: bk và chu kì quay của Mặt Trăng trên Trái
đất.
4. Vệ tinh nhân tao, tốc độ vũ trụ
- Ta đã biết nếu ném xiên một vật thì vật lên đến
độ cao nhất định sẽ rơi lại Trái đất do lực hấp dẫn
* Minh họa : giáo viên ném một viên phấn với các
vận tốc khác nhau và hỏi:
Nếu vận tốc ném ban đầu càng lớn thì vị trí rơi nhƣ
thế nào ?
Nếu tiếp tục tăng vận tốc ném đến một giá trị đủ lớn
thì vật không rơi trở lại mặt đất mà sẽ chuyển động
quay quanh Trái đất. Ta nói vật trở thành vệ tinh
nhân tạo của Trái đất
- Yêu cầu học sinh lên bảng tính vận tốc phóng vật
để nó trở thành vệ tinh của Trái đất
Gợi ý: Giả sử vệ tinh chuyển động theo quỹ đạo
tròn rất gần Trái đất khi đó lực nào đóng vai trò
lực hướng tám ?
- Nhận xét và chỉ ra vận tốc đó là vận tốc vũ trụ
cấp I
- Giới thiệu thêm về vũ trụ cấp 1, 2
- Giới thiệu thêm về các loại vệ tinh và ứng dụng
của vệ tinh trong thực tế (chẳng hạn truyền đạt
thông tin, chụp ảnh Trái đất và các thiên thể khác...)
- Học sinh nghiên cứu thảo luận 2 ví
dụ
- Học sinh nghiên cứu trả lời câu c2
- Cả lớp cùng theo dõi
Học sinh quan sát và trả lời : Nếu
vận tốc ném ban đầu càng lớn thì vật
rơi càng xa
2 học sinh lên bảng tính
- Tham khảo thêm bảng 1
-Giới thiêu thêm về các hành tinh trong hệ Mặt trời
(thứ tự trong hệ, kích thƣớc, hình dáng...)
Giải thích sự khác nhau giữa hành tinh và vệ tinh
- Trả lời câu hỏi và làm BT SGK
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HỆ MẶT TRỜI
Hệ Mặt Trời
Kim Tinh Thủy tinh
Hỏa tinh Mộc tinh
Thổ tinh Thiên Vƣơng tinh
Hải Vƣơng tinh Trái Đất
Mẫu 1.2. CS
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐH SƢ PHẠM TP.HCM
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG
1. TÊN ĐỀ TÀI
Tổ chức sinh viên học tập theo nhóm trong dạy học môn Phân
tích chƣơng trình Vật lý Trung học phổ thông
2. MÃ SỐ
C S . 2 0 0 7 . 1 9 . 1 1
3. LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU 4. LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU
Tự Xã hội Giáo Kỹ Nông Y Môi
nhiên nhân văn dục thuật Lâm-Ngƣ dƣợc trƣờng
Cơ bản ứng Triển khai
dụng
5. THỜI GIAN THỰC HIỆN 12 tháng, Từ tháng 04 năm 2007 đến tháng 04 năm 2008
6. CƠ QUAN CHỦ TRÌ
Tên cơ quan : Khoa Vật lý Trƣờng Đại học Sƣ phạm Tp.HCM Địa chỉ: 280, An
Dƣơng Vƣơng, Q.5, Tp.HCM
Điện thoại: 08 8 330125 Fax : E-mail:
7. CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Họ và tên : Phạm Thế Dân
Học vị, chức danh KH : Tiến Sĩ Chức vụ : Phó trƣởng khoa Vật lý Địa chỉ NR : 679
- Cl/27, Nguyễn Kiệm, Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh Địa chỉ CQ : 280 An Dƣơng Vƣơng , Quận 5, TP. Hồ
Chí Minh
Điện thoại CQ : 8330125 Fax : Di động : 0903 624 489 Điện thoại NR :
8946768 E-mail : pthedan@yahoo.com.vn
8. NHỮNG NGƢỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Họ và tên Đơn vị công tác và lĩnh vực
chuyên môn
Nội dung nghiên cứu cụ thể
đƣợc giao
Chữ ký
9. ĐƠN VI PHỐI HỢP CHÍNH
Tên đơn vị trong và ngoài nƣớc Nội dung phối hợp Họ và tên ngƣời đại diện
- Tổ Phƣơng pháp giảng dạy
Vật lý
- Khoa Vật lý
- Thảo luận, góp ý kiến
- Tạo điều kiện dễ dàng cho việc
nghiên cứu
TS. Nguyễn Mạnh Hùng
TS. Thái Khắc Định
Mẫu 1.2 CS
10. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC
10.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
Học tập theo nhóm là hình thức tổ chức học tập đƣợc sử dụng rộng rãi ở các nƣớc có nền giáo dục Đại
học phát triển, nhƣng ở nƣớc ta còn ít đƣợc phổ biến và vận dụng. Gần đây, phƣơng pháp này mới
đƣợc nói tới trong các tài liệu về phƣơng pháp giảng dạy đại học.
10.2. Danh mục các công trình liên quan (Họ và tên tác giả ; Nhan đề bải báo, ấn phẩm ; Các yếu tố về
xuất bàn)
a) Của chù nhiệm đề tài và những ngƣời tham gia thực hiện đề tài b) Của những ngƣời khác
1. Đỗ Ngọc Đạt, Bài giảng lý luận dạy học hiện đại, NXB ĐHQG Hà Nội, 2000
2. Lê Đức Ngọc, Giáo dục Đại học - Phƣơng pháp dạy và học, NXB ĐHQG Hà Nội 2005.
3. Garry Hess & Steven Friedland, Phƣơng pháp dạy và học đại học, NXB Thanh niên và Trƣờng
Đại học Luật TP. HCM, 2005.
4. operative.org/pages/cl.html
11. TÍNH CÁP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Học tập theo nhóm là hình thức tổ chức học tập phát huy cao tính tích cực, tự lực cùa sinh viên, đồng
thời phát huy đƣợc tinh thần hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các sinh viên trong học tập. Hình thức tổ
chức học tập này không chi giúp cho sinh viên nắm đƣợc kiến thức môn học mà còn góp phần hình
thành cho sinh viên phƣơng pháp thu nhận kiến thức cần thiết cho công việc của mình sau khi ra
trƣờng.
Môn Phân tích chƣơng trình Vật lý Trung học phổ thông (THPT) có nhiều thuận lợi để áp dụng
phƣơng pháp học tập theo nhóm. Hơn nữa, từ năm học 2006 - 2007, các trƣờng Trung học phổ thông
bắt đầu thực hiện dạy học phân ban nên giáo viên phải dạy dồng thời cả hai chƣơng trình theo hai bộ
sách giáo khoa khác nhau.
Vì vậy việc tổ chức cho sinh viên học tập theo nhóm trong dạy học môn Phân tích chƣơng trình vật lý
THPT là việc làm rất cần thiết trƣớc những đổi mới cùa chƣơng trình và sách giáo khoa ở trƣờng
Trung học phổ thông hiện nay.
12. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Tìm kiếm hình thức tổ chức học tập theo nhóm và các nhiệm vụ giao cho sinh viên phù hợp với môn
học Phân tích chƣơng trình Vật lý THPT nhằm nâng cao chắt lƣợng dạy học môn này.
13. CÁCH TIẾP CẬN, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Tìm hiểu lý luận, kinh nghiệm sƣ phạm tiên tiến về phƣơng pháp học tập theo nhóm qua sách, báo và
các phƣơng tiện thông tin khác.
2. Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm.
3. Việc nghiên cứu chi giới hạn trong phạm vi một lớp khoảng 40 sinh viên năm thứ III, khóa 2006 -
2007 của Khoa Vật lý Trƣờng Đại học Sƣ phạm TP. HCM.
Mẫu 1.2 CS
14. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
STT
Các nội dung, công việc
thực hiện chủ yếu
Sản phẩm
phải đạt
Thời gian (bắt đầu -
kết thúc)
Ngƣời thực hiện
1
Nghiên cứu lý luận, kinh
nghiệm sƣ phạm tiên tiến và
chƣơng trình, sách giáo
khoa vật lý lớp 10 phân ban.
Báo cáo chuyên đề về hình thức
học tập theo nhóm và nhiệm vụ
giao cho sinh viên trong dạy học
môn Phân tích chƣơng trình vật
lý THPT
01/2007-03/2007 Phạm Thế Dân
2 Thực nghiệm sƣ phạm Báo cáo chuyên đề về kết quả
vận dụng các hình thức tổ chức
học tập theo nhóm và các nhiệm
vụ giao cho sinh viên trong dạy
học môn Phân tích chƣơng trình
vật lý THPT.
04/2007 - 06/2007 Phạm Thế Dân
3
Viết báo cáo đề tài
nghiên cứu.
Hoàn chỉnh báo cáo khoa
học, đóng cuốn.
07/2007- 12/2007 Phạm Thế Dân
4 Bào vệ đề tài Báo cáo khoa học. 04/2008 Phạm Thế Dân
15. SẢN PHẨM VÀ ĐỊA CHỈ ỨNG DỤNG
• Loại sản phẩm
Mẫu
Giống cây trồng
Tiêu chuẩn
Tài liệu dự báo
Bản kiến nghị
Vật liệu
Giống gia súc
Qui phạm
Đề án
Sản phẩm khác
Thiết bị máy móc
Quy trình công nghệ
Sơ đồ
Luận chứng kinh tế
Dây chuyền công nghệ
Phƣơng pháp
Báo cáo phân tích
Chƣơng trình máy tính
• Tên sản phẩm, số lƣợng và yêu cầu khoa học đối với sản phẩm
STT Tên sản phẩm Số lƣợng Yêu cầu khoa học
Báo cáo khoa học: Tổ chức sinh viên
học tập theo nhóm trong dạy học
môn Phân tích chƣơng trình Vật lý
THPT.
1 cuốn
Các hình thức tổ chức sinh viên học tập
theo nhóm và các nhiệm vụ giao cho sinh viên
phải phù hợp với môn Phân tích chƣơng trình
Vật lý THPT.
• Số học viên cao học và nghiên cứu sinh đƣợc đào tạo : Không
• Số bài báo công bố : Không
• Địa chỉ có thể ứng dụng (tên địa phƣơng, đơn vị ứng dụng):
Khoa Vật lý Trƣờng Đại học Sƣ phạm TP. Hồ Chí Minh.
Mẫu 1.2 CS
16. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Tổng kinh phí: 15.000.000d ( Mƣời lăm triệu đồng )
Trong đó :
Kinh phí sự nghiệp khoa học :
Các nguồn kinh phí khác (cơ sở hỗ trợ, tài trợ của cá nhân, tổ chức):
Nhu cầu kinh phí từng năm :
- Năm 2007: 10 triệu (10.000.000d) - Năm 2008: 5 triệu (5.000.000đ)
Dự trù kinh phí theo các mục chi
1. Mua tài liệu : 3 triệu ( 3.000.000đ)
2. Thảo luận : 2 triệu ( 2.000.000đ)
3. Thực nghiệm sƣ phạm: 3 triệu (3.000.000đ)
4. Đánh máy, in ấn tài liệu, báo cáo: 4 triệu (4.000.000đ)
5. Bảo vệ : 2 triệu ( 2.000.000đ)
6. Chi phí công nghiên cứu: 1 triệu (l.000.000d)
Ngày 20 tháng 10 năm 2006
Cơ quan chủ trì
TRƢỞNG KHOA VẬT LÝ
TS Thái Khắc Định
Ngày 10 tháng 10 năm 2006
Chủ nhiệm đề tài
TS. Phạm Thế Dân
Ngày 16 tháng 3 năm 2007
Cơ quan chủ quản duyệt
KT. HIỆU TRƢỞNG
PHÓ HIỆU TRƢỞNG
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG
TỔ CHỨC SINH VIÊN HỌC TẬP THEO NHÓM
TRONG DẠY HỌC MÔN PHÂN TÍCH CHƢƠNG
TRÌNH VẬT LÝ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Mã số: CS. 2007. 19. 11
Cơ quan chủ trì: KHOA VẬT LÝ - TRƢỜNG ĐHSP
TP. HỒ CHÍ MINH
Chủ nhiệm đề tài: TS. PHẠM THẾ DÂN
Thành phố Hồ Chí Minh – 2008
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG
TỔ CHỨC SINH VIÊN HỌC TẬP THEO NHÓM
TRONG DẠY HỌC MÔN PHÂN TÍCH CHƢƠNG
TRÌNH VẬT LÝ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Mã số: CS. 2007. 19. 11
Cơ quan chủ trì: KHOA VẬT LÝ - TRƢỜNG ĐHSP
TP. HỒ CHÍ MINH
Chủ nhiệm đề tài: TS. PHẠM THẾ DÂN
Thành phố Hồ Chí Minh – 2008
2
NGƢỜI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP
Ngƣời thực hiện đề tài: TS. Phạm Thế Dân.
Đơn vị phối hợp:
1- Tổ Phƣơng pháp dạy học môn Vật lý: thảo luận và góp ý kiến.
2- Khoa Vật lý trƣờng Đại học Sƣ phạm TP. Hồ Chí Minh: Tạo điều kiện thuận lợi
cho việc nghiên cứu và cho phép tiến hành thực nghiệm sƣ phạm.
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
GV: Giảng viên hoặc giáo viên.
HS: Học sinh.
THPT: Trung học phổ thông.
SV: Sinh viên.
CẤU TRÚC CỦA BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
PHẦN A: Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
3. Cách tiếp cận, phƣơng pháp và phạm vi nghiên cứu.
4. Nội dung nghiên cứu.
PHẦN B: Nội dung và kết quả nghiên cứu
1. Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.
2. Lựa chọn hình thức tổ chức học tập theo nhóm và nhiệm vụ giao cho sinh viên
trong dạy học môn Phân tích chƣơng trình Vật lý THPT.
3
3. Thực nghiệm sƣ phạm về tổ chức sinh viên học tập theo nhóm trong dạy học môn
Phân tích chƣơng trình Vật lý THPT.
4. Kết luận của đề tài nghiên cứu.
5. Tài liệu tham khảo.
6. Phụ lục.
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Công trình nghiên cứu này chỉ ra rằng: việc tổ chức SV học tập theo nhóm trong dạy
học môn Phân tích chƣơng trình Vật lý THPT là rất cần thiết và có nhiều thuận lợi. Thực
nghiệm sƣ phạm tổ chức SV học tập theo nhóm cho thấy: Sự phối hợp các hình thức tổ chức
nhóm 2 SV và nhóm 6-7 SV trong giờ học để nghiên cứu nội dung bài học trong sách giáo
khoa là có tính khả thi. SV vừa nắm vững kiến thức và kỹ năng trong môn học, vừa đƣợc rèn
luyện các kỹ năng tổ chức và làm việc theo nhóm. Tuy nhiên, việc tổ chức SV học tập theo
nhóm đòi hỏi phải dành nhiều thời gian hơn cho công việc và phƣơng tiện phục vụ cho dạy
và học cũng phải đƣợc trang bị phù hợp. Thực tế hiện nay, hệ thống bàn ghế trong các phòng
học không phù hợp cho việc tổ chức học tập theo nhóm.Thƣ viện còn thiếu tài liệu tham khảo
và phòng học có trang bị máy tính nối mạng và đèn chiếu cũng chƣa đủ nên cũng chƣa thuận
tiện cho việc tổ chức sv học tập theo nhóm.
4
ABSTRACT
This study shows the necessity and the advantages of organizing cooperative learning
for students in teaching and learning The Analysis of High School Physics Curriculum. The
reseach methodology with pedagogical experiment for cooperative learning revealed that the
combination of pair work and small group work of 6 to 7 students in learning The Analysis
of High School Physics Curriculum is feasible. Cooperative learning helps students reach
their learning goals (both knowledge and learning skills) and at the same time students have
chances to practice skills of working in small groups. However, cooperative learning
organization requires more time and suitable teaching facilities. The study pinpointed
unsuitable present teaching and learning conditions such as classroom seat arrangement, lack
of computers with Internet connection and projectors in classrooms, and poor resource
materials in library.
PHẦN A: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1- Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Tổ chức SV học tập theo nhóm là hình thức tổ dạy học phát huy cao tính tích cực, tự
lực, sáng tạo của sv đồng thời phát huy đƣợc sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các SV trong
học tập.
Môn Phân tích chƣơng trình Vật lý THPT có nhiều thuận lợi để tổ chức sv học tập
theo nhóm. Hơn nữa, ngƣời GV tƣơng lai cũng phải biết tổ chức cho học sinh học tập theo
nhóm nên họ cũng cần phải
5
đƣợc rèn luyện các kỹ năng này trong thời gian học tập ở trƣờng đại học. Vì vậy, việc tổ chức
sv học tập theo nhóm trong dạy học môn Phân tích chƣơng trình Vật lý THPT là việc làm rất
cần thiết trƣớc những yêu cầu đổi mới của nhà trƣờng THPT.
Tổ chức SV học tập theo nhóm là hình thức tổ chức dạy học đƣợc sử dụng rộng rãi ở
các nƣớc có nền giáo dục đại học phát triển, nhƣng ở nƣớc ta, hình thức tổ chức dạy học này
còn ít đƣợc phổ biến và vận dụng. Gần đây, phƣơng pháp này mới đƣợc nói tới trong các tài
liệu về phƣơng pháp dạy học ở đại học và việc vận dụng mới bắt đầu đƣợc quan tâm đến. Tuy
nhiên, trong dạy học môn Phân tích chƣơng trình Vật lý THPT thì chƣa có công trình nào
nghiên cứu về việc áp dụng hình thức tổ chức dạy học theo nhóm. Chính vì vậy mà tôi chọn
đề tài nghiên cứu: "Tổ chức sinh viên học tập theo nhóm trong dạy học môn Phân tích
chƣơng trình Vật lý Trung học phổ thông".
2- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm kiếm hình thức tổ chức sv học tập theo nhóm
trong giờ học trên lớp và các nhiệm vụ giao cho SV phù hợp với môn học Phân tích chƣơng
trình Vật lý THPT nhàm nâng cao chất lƣợng dạy học môn này.
3- Cách tiếp cận, phƣơng pháp và phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận, kinh nghiệm sƣ phạm tiên tiến về tổ chức học tập theo nhóm
qua sách, báo và các phƣơng tiện thông tin khác.
6
- Nghiên cứu mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung dạy học môn Phân tích chƣơng trình
Vật lý THPT cho SV khoa Vật lý ở trƣờng Đại học Sƣ phạm TP. Hồ Chí Minh.
- Lựa chọn hình thức tổ chức SV học tập theo nhóm trong giờ học trên lớp và nhiệm
vụ giao cho SV phù hợp với môn Phân tích chƣơng trình Vật lý THPT sau đó tiến hành thực
nghiệm sƣ phạm đối với một lớp khoảng 40 SV năm thứ ba trong năm học 2006 - 2007 của
khoa Vật lý, trƣờng Đại học Sƣ phạm TP. Hồ Chí Minh.
4- Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận của việc tổ chức học tập theo nhóm.
- Mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung dạy học môn Phân tích chƣơng trình Vật lý THPT.
- Hình thức tổ chức sv học tập theo nhóm và nhiệm vụ giao cho SV trong dạy học
môn Phân tích chƣơng trình Vật lý THPT và tiến hành thực nghiệm sƣ phạm nhằm đánh giá
tính khả thi của hình thức tổ chức và nhiệm vụ đã lựa chọn.
PHẦN B: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1- CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Khái niệm về tổ chức sinh viên học tập theo nhóm
Tô chức sv học tập theo nhóm là hình thức tổ chức dạy học có sự kết hợp tính tập thể
và tính cá nhân, trong đó SV của một lớp đƣợc chia thành các nhóm nhỏ trong một khoảng
thời gian nhất định và tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp
tác làm việc, rồi sau đó, kết quả làm việc của nhóm đƣợc trình bày và đánh giá trƣớc toàn
lớp.
7
1.2- Đặc trƣng và bản chất của hình thức tổ chức học tập theo nhóm
Đặc trƣng của hình thúc tổ chức học tập theo nhóm là sự tác động trực tiếp giữa
những ngƣời học với nhau và sự phối hợp hoạt động của họ. Tổ chúc day học theo nhóm là
hình thức tổ chức dạy học lấy ngƣời học làm trung tâm. Ở đây, sự tác động giữa ba thành tố
của quá trình dạy học là ngƣời dạy, ngƣời học và tri thức đƣợc diễn ra trong môi trƣờng xã
hội cơ sở là nhóm ngƣời học.
1.3 - Quá trình hình thành và phát triển hình thức học tập theo nhóm
Hình thức học tập theo nhóm bắt đầu đƣợc nghiên cứu và áp dụng ở các nƣớc phƣơng
Tây nhƣ Đức, Pháp, Anh, Mỹ từ cuối thế kỷ XVIII. Cùng với sự phát triển ở nhà trƣờng phổ
thông, hình thức học lập theo nhóm của sv ở các nƣớc phƣơng Tây cũng phát triển rất nhanh
từ giữa thế kỷ XX.
8
Ở nƣớc ta, hình thức học tập theo nhóm cũng đã có từ xa xƣa, nhƣng việc tổng kết
kinh nghiệm và nghiên cứu về lý luận chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Đặc biệt, trong một
thời gian dài, hình thức học tập này đã không dƣợc quan tâm đến.
1.4 - Mục đích và tác dụng của học tập theo nhóm
Học tập theo nhóm giúp cho ngƣời học nắm vững kiến mức, kỹ năng của môn học,
phát triển tính tích cực, tự lực, sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, tƣ duy phê phán và
những năng lực xã hội, đặc biệt là khả năng cộng tác làm việc, thái độ đoàn kết trong tập thể
của ngƣời học.
Việc tổ chức học tập theo nhóm còn tạo nhiều cơ hội cho GV có thông tin phản hồi về
ngƣời học để từ đó rút kinh nghiệm và tổ chức hoạt động dạy học đƣợc tốt hơn.
1.5 - Cơ sở lý thuyết của việc tổ chức học tập theo nhóm
1.5.1- Cơ sở triết học
Học là quá trình không ngừng nảy sinh và giải quyết các mâu thuẫn bên trong và bên
ngoài toong bản thân mỗi con ngƣời. Nhƣng ngoại lực dù có mạnh đến đâu thì cũng vẫn chỉ
là sự thúc đẩy hỗ trợ, nội lực mói là yếu tố quyết định. Vì vậy, trong dạy học, ngƣời học phải
là chủ thể tích cực, tự giác của hoạt động học tập, tự mình chiếm lĩnh tri thức bằng chính hoạt
động của mình dƣới sự hƣớng dẫn, tổ chức của ngƣời dạy và sự hợp tác với các bạn cùng
học. Do đó, trong dạy học cần biết kết hợp giữa cá nhân hóa và xã hội hóa việc học.
9
1.5.2- Cơ sở xã hội học
Nhóm nhỏ là nơi giao lƣu giữa các tác động từ xã hội đến các cá nhân và các tác động
phản hồi từ các cá nhân trở lại xã hội. Một phần lớn các tác động của xã hội đã khúc xạ qua
nhóm nhỏ rồi tỏa tác dụng điều chỉnh đến cá nhân, đồng thời qua đó các quá trình tâm lý cá
nhân đƣợc hình thành. Nhƣ vậy, nhóm nhỏ là nơi diễn ra quá trình xã hội hóa từng cá nhân.
1.5.3- Cơ sở tâm lý - giáo dục học
Ở nƣớc ta, việc học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau giữa những ngƣời cùng học đã đƣợc quan
tâm từ xa xƣa. Tuy nhiên việc tổng kết thành lý luận lại chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.
Trên thế giới, những học thuyết về tâm lý- giáo dục là cơ sở của việc tổ chức dạy-học
theo nhóm là:
- Thuyết học tập mang tính xã hội: Tƣ tƣởng chính của thuyết này là khi các cá nhân
làm việc cùng nhau hƣớng tới mục tiêu chung thì sự phụ thuộc lẫn nhau thúc đẩy họ hoạt
động tích cực hơn.
- Thuyết "giải quyết mâu thuẫn" cùa Piagiê: Theo Piagiê, để thúc đẩy sự phát triển trí
tuệ cho HS, GV yêu cầu từng cặp hai HS hoạt động cùng nhau cho đến khi nhất trí hoặc có
câu trả lời chung.
- Thuyết "hợp tác tập thể" của Vƣgôtxky: Theo Vƣgôtxky, để hoạt động học tập của
HS đạt đƣợc kết quả thì không thể thiếu sự trợ giúp, cộng tác của ngƣời lớn và bạn bè.
- Thuyết khoa học nhận thức mới "dạy lẫn nhau" của Palinsca và Brown: Tƣ tƣởng
chủ yếu của thuyết này là sự thay phiên nhau trong
10
vai trò ngƣời dạy và ngƣời học của những ngƣời cùng học khi cùng nhau nghiên cứu tài liệu
học tập.
1.6 - Các hình thức tổ chức sinh viên học tập theo nhóm
1.6.1- Làm việc theo cặp hai sinh viên (Pai work)
Đây là hình thức SV trao đổi với bạn ngồi kế bên để giải quyết tình huống do GV nêu
ra
1.6.2- Làm việc theo nhóm 6-7 sinh viên (Group work)
Đối với hình thức này, GV chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm gồm 6-7 SV và tự
giải quyết nhiệm vụ do GV nêu ra.
1.6.3- Nhóm tổ chức theo kiểu ghép nhóm (Jipsaw)
Ở hình thức này, tổ chức các nhóm có tính chất luân chuyển. Trƣớc tiên, GV chia lớp
thành nhiều nhóm, Mỗi nhóm có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề khác nhau cùa một bài học.
Sau đó, GV tách các thành viên trong các nhóm để thành lập các nhóm mới. Các thành viên
cùa nhóm cũ trở thành "đại sứ" cho nhóm cũ của mình trong nhóm mới.
1.6.4- Nhóm tổ chức theo kiểu kim tự tháp (Pyramid)
Đây là cách tổng hợp ý kiến của tập thể lóp học về một vấn đề của bài học. Đầu tiên,
GV nêu một vấn đề cho các sv làm việc độc lập. Sau đó ghép hai sv thành một cặp để các SV
chia sẻ ý kiến của mình. Kế đến, các cặp sẽ hợp lại thành nhóm 4 ngƣời và tiếp tục trao đổi ý
kiến. Sau đó, các nhóm 4 sẽ hợp lại thành nhóm 8, rồi nhóm 16,...Cuối cùng, cả lóp sẽ có một
bản tổng kết các ý kiến hoặc một giải pháp tốt nhất để giải quyết một vấn đề.
11
1.6.5- Nhóm tổ chức theo kiểu hoạt động trà trộn (Mingling Activites)
Trong hình thức này, tất cả các sv phải đứng dậy và di chuyển trong lớp để thu thập
thông tin từ các thành viên khác của lớp.
1.7. Quy trình tổ chức sinh viên học tập theo nhóm
Để tổ chức sv học tập theo nhóm, quá trình dạy học đƣợc xây dựng theo các bƣớc sau
đây:
1.7.1- Xác định các mục tiêu dạy học
Khi tổ chức cho sv học theo nhóm, GV cần xác định rõ mục tiêu của mỗi tiết học để
lựa chọn nội dung dạy học và xác định các nhiệm vụ sẽ giao cho SV.
1.7.2- Thành lập nhóm
Sau khi xác định các mục tiêu của bài học, GV cần quyết định hình thức tổ chức
nhóm, xác định số lƣợng SV trong một nhóm. Với nhóm có nhiều SV thì cần có sự phân công
cụ thể nhiệm vụ của các thành viên trong một nhóm.
1.7.3- Giải thích mục tiêu và nhiệm vụ bài học
Khi tổ chức học tập theo nhóm, GV phải giải thích để các nhóm hiểu rõ mục tiêu và
nhiệm vụ học tập đƣợc giao.
1.7.4- Theo dõi và điều chỉnh tiến trình học tập theo nhóm
Để hoạt động nhóm có hiệu quả, trong quá trình tổ chức học tập theo nhóm, GV cần
quan tâm chú ý theo dõi hoạt động của các nhóm để có sự giúp đỡ, điều chỉnh cần thiết.
12
1.7.5- Tổ chức thảo luận và đánh giá kết quả làm việc theo nhóm
Tổ chức thảo luận và đánh giá kết quả làm việc theo nhóm là công việc nhất thiết phải
làm khi tổ chức học tập theo nhóm.
2- LỰA CHỌN HÌNH THỨC TỔ CHỨC HỌC TẬP THEO NHÓM VÀ NHIỆM VỤ
GIAO CHO SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC MÔN PHÂN TÍCH CHƢƠNG TRÌNH VẬT
LÝ THPT
2.1- Mục tiêu và ý nghĩa của môn bọc Phân tích chƣơng trình Vật lý THPT
Phân tích chƣơng trình Vật lý THPT là một môn học quan trọng đối với việc hình
thành kỹ năng nghề nghiệp cho ngƣời giáo viên Vật lý. Nhiệm vụ chính của môn học là
nghiên cứu mục tiêu, cấu trúc của chƣơng trình Vật lý THPT, nội dung kiến thức, mức độ
kiến thức, kỹ năng và cách thể hiện nội dung kiến thức đó trong sách giáo khoa Vật lý.
Việc phân tích chƣơng trình giúp cho ngƣời GV thấy đƣợc sự thể hiện của mục tiêu
dạy học trong từng nội dung theo tiến trình dạy học và thấy đƣợc mối quan hệ cùa một đơn vị
kiến thức với các đơn vị kiến thức khác của một tiết dạy, một cụm bài, một chƣơng, một phần
hay toàn bộ chƣơng trình.
Nhƣ vậy, nhờ có phân tích chƣơng trình mà GV xác định đƣợc nội dung phù hợp cho
mỗi tiết dạy, sắp xếp các nội dung tạo nên cấu trúc logic hợp lý nhất của bài dạy. Trên cơ sở
đó mà GV sẽ có căn cứ để lựa chọn các phƣơng pháp dạy học phù hợp.
13
2.2- Các hoạt động cần thực hiện khi phân tích chƣơng trình
Việc phân tích chƣơng trình bao gồm các hoạt động đƣợc sắp xếp nhƣ sau:
- Xác định rõ các nội dung cụ thể của chƣơng trình.
- Phát hiện cách phân bố các nội dung.
- Chỉ ra đƣợc mối quan hệ giữa các nội dung trong chƣơng trình.
- Xác định đƣợc vị trí, ý nghĩa và mối quan hệ của từng nội dung trong toàn bộ
chƣơng trình.
- Từ mục tiêu chung của chƣơng trình phát hiện đƣợc sự thể hiện mục tiêu riêng qua
các nội dung cụ thể.
- Tìm kiếm tƣ liệu bổ sung hoặc thay thế cho những điều đƣợc trình bày trong sách
giáo khoa cho phù hợp với khả năng nhận thức của HS.
- Dự kiến những chỗ có thể khó hiểu đối với HS và đƣa ra cách xử lý tƣơng ứng.
Từ các hoạt động trên, GV sẽ lựa chọn đƣợc một nội dung dạy học thích hợp cho một
tiết dạy cụ thể, lựa chọn và sử dụng hợp lý các phƣơng pháp dạy học trong một giờ học, xác
định đƣợc nội dung và phƣơng pháp đánh giá kết quả học tập của HS.
2.3- Sự cần thiết và điều kiện thuận lợi của việc tổ chức sinh viên học tập theo
nhóm trong dạy học môn Phân tích chƣơng trình Vật lý THPT
Việc tổ chức SV học tập theo nhóm trong dạy học môn Phân tích chƣơng trình Vật lý
THPT, một mặt, cũng nhƣ đối với các môn học khác là cho phép phát huy sự hợp tác giữa
các SV và tính tích cực,
14
tự lực, sáng tạo của mỗi SV; mặt khác, quan trọng hơn là tạo nhiều cơ hội hơn cho mỗi SV
đƣợc trình bày những hiểu biết của mình về những điều dƣợc trình bày trong sách giáo khoa,
trình bày về các tƣ liệu bổ sung, thay thế, cũng nhƣ sự dự kiến những chỗ khó đối với HS và
phƣơng án giảng dạy đã lựa chọn để các SV cùng nhóm đánh giá, điều chỉnh và bổ sung khỉ
cần thiết. Nhờ vậy mà các SV hiểu đúng về những điều đƣợc trình bày trong sách giáo khoa,
đƣợc rèn luyện nhiều hom về các kỹ năng phân tích chƣơng trình và lựa chọn phƣơng pháp
giảng dạy phù hợp. Thêm vào đó là các SV đƣợc làm quen với hình thức tổ chức học tập theo
nhóm để sau này khi trở thành GV, họ sẽ tổ chức hoạt động học tập theo nhóm của HS đƣợc
tốt hơn. Vì vậy, việc tổ chức SV học tập theo nhóm trong dạy học môn Phân tích chƣơng
trình Vật lý THPT là rất cần thiết.
Việc tổ chức SV học tập theo nhóm trong dạy học môn Phân tích chƣơng trình Vật lý
THPT có nhiều thuận lợi vì khi học môn này, SV đã từng đƣợc học môn Vật lý ở trƣờng phổ
thông, còn ở trƣờng đại học thì đã đƣợc học các học phần về Vật lý đại cƣơng và một số học
phần về Vật lý lý thuyết có liên quan nhiều đến chƣơng trình Vật lý ở trƣờng THPT, các học
phần về Tâm lý - Giáo dục, Lý luận dạy học bộ môn Vật lý và đặc biệt là đã qua đợt thực tập
sƣ phạm kỳ 1 ở trƣờng THPT. Do đó SV có thể vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã có để
tham gia các hoạt động của nhóm về phân tích nội dung bài học trong sách giáo khoa, tỉm tƣ
liệu bổ sung, thay thế, dự đoán những chỗ khó đối với HS và xây dựng phƣơng án dạy học
cho phù hợp.
15
2.4- Hình thức tổ chức và nhiệm vụ giao cho sinh viên học tập theo nhóm trong
dạy học môn Phân tích chƣơng trình Vật lý THPT
Sự kết hợp xen kẽ hình thức cặp 2 SV và nhóm 6-7 SV trong các tiết học trên lớp là
phù hợp nhất với thời gian cho phép. Ở đây, lớp học đƣợc chia thành một số nhóm, mỗi
nhóm từ 6 đến 7 SV, trong mỗi nhóm lại chia thành 2 hay 3 cặp SV. Công việc giao cho
nhóm lớn lúc ban đầu (nhóm 6 đến 7 SV) đƣợc phân chia cho từng nhóm nhỏ 2 SV. Sau khi
hoàn thành phần công việc đƣợc giao, các nhóm nhỏ trình bày kết quả thực hiện công việc
của mình trƣớc nhóm lớn. Kết quả thảo luận của nhóm lớn sẽ đƣợc trình bày trƣớc cả lớp.
Để thực hiện việc phân tích chƣơng trình và lựa chọn phƣơng pháp dạy học trong
phạm vi giờ học trên lớp thì nhiệm vụ hợp lý để giao cho SV là ngiên cứu nội dung của bài
học trong sách giáo khoa và thực hiện những công việc sau:
- Xây dựng cấu trúc logic của nội dung bài học.
- Xác định những kiến thức, kỹ năng cần có ở HS để học tốt bài học này.
- Xác định những chỗ có thể khó hiểu đối với HS và đƣa ra cách sử lý tƣơng ứng.
- Tìm kiếm tƣ liệu bổ sung hoặc thay thế cho phần trình bày trong sách giáo khoa.
- Đề xuất phƣơng án dạy bài học theo hƣớng phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo
cùa HS.
16
3- THỰC NGHIỆM TỔ CHỨC SINH VIÊN HỌC TẬP THEO NHÓM TRONG
DẠY HỌC MÔN PHÂN TÍCH CHƢƠNG TRÌNH VẬT LÝ THPT
3.1- Mục đích của thực nghiệm sƣ phạm
Đánh giá sự phù hợp của các hình thức tổ chức sv học tập theo nhóm và nhiệm vụ
giao cho SV trong dạy học môn Phân tích chƣơng trình Vật lý THPT đã lựa chọn ở trên.
3.2- Đối tƣợng thực nghiệm sƣ phạm
Đối tƣợng thực nghiệm sƣ phạm là 37 SV cùa lớp Lý 3B, khoa Vật lý, trƣờng Đại học
Sƣ phạm TP. Hồ Chí Minh.
3.3- Nội dung thực nghiệm sƣ phạm
Tổ chức SV học tập theo nhóm khi dạy phân tích nội dung của 18 bài học trong SGK
Vật lý 10- Nâng cao theo các hình thức tổ chức dạy học theo nhóm và các nhiệm vụ giao cho
sv đã đƣợc lựa chọn.
3.4- Phƣơng pháp đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm
Đánh giá khả năng thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao của các nhóm SV trong các giờ
học thực nghiệm và so sánh kết quả làm bài thi cuối học kỳ của lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng là lớp Lý 3A (cũng có 37 SV), khoa Vật lý, trƣờng Đại học Sƣ phạm TP. Hồ Chí
Minh.
3.5- Sơ lƣợc về cấu trúc nội dung của các bài học đƣợc dạy thực nghiệm
Ở đây trình bày sơ lƣợc cấu trúc của 18 bài học trong sách giáo khoa Vật lý 10- Nâng
cao đƣợc dạy trong quá trình thực nghiệm sƣ phạm.
17
3.6. Nhận xét về kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập theo nhóm của sinh viên
Quá trình thực nghiệm sƣ phạm cho thấy:
- SV hứng thú với hình thức tổ chức học tập theo nhóm.
- Các nhóm SV làm việc nghiêm túc, tranh luận sôi nổi để hiểu đúng những điều đƣợc
trình bày trong sách giáo khoa vả hoàn thành các nhiệm vụ đƣợc giao. Các SV còn chỉ ra
những điều trình bày trong sách không phù hợp với thực tế và tìm ra những ví dụ bổ sung
hoặc thay thế cho các ví dụ đã có trong sách giáo khoa.
- Một số SV còn chịu khó tìm kiếm các hình ảnh, thí nghiệm ảo có sẵn trên mạng
Intemet, chuẩn bị trƣớc dụng cụ thí nghiệm và soạn cả bài giảng điện tử cho một số bài học
đƣợc dạy thử nghiệm.
3.7- Đánh giá kết quả bài thi cuối học kỳ của lớp thực nghiệm và lớp đổi chứng
*Nội dung đề bài thi cuối học kỳ
Nghiên cứu nội dung bài "Lực đàn hồi" trong sách giáo khoa Vật lý 10 - Nâng cao và
thực hiện các yêu cầu sau:
1. Lập sơ đồ cấu trúc nội dung của bài học.
2. Xác định những kiến thức cần có ờ HS để học tốt bài này.
3. Xác định những chỗ có thể khó hiểu đổi với HS và nêu ra cách xử lý.
4. Đề xuất phƣơng án dạy bài học theo hƣớng phát huy tính tích cực, tự lực và sáng
tạo của HS.
18
* Xử lý kết qui bài thi cuối học kỳ của lớp thực nghiệm vì lớp đối chứng
Bài thi cuối học kỳ dƣợc chấm theo quy ché bảo mật: bài thi đƣợc thƣ ký giáo vụ cắt
phách và xáo trộn thứ tự để ngƣời chấm thi khống biết bài của nhóm thực nghiệm hay nhóm
đối chứng.
Việc đối chiếu kết quả bài thi cuối học kỳ của lớp thực nghiệm và lóp đối chứng đƣợc
thể hiện qua các bảng biểu, đồ thị và các thống số thống kê dƣới đây:
BIỂU ĐỔ PHÂN PHỐI TẦN SỐ ĐIỂM CỦA NHÓM ĐC VÀ TN
19
ĐƢỜNG PHÂN PHỐI TẦN SUẤT
ĐƢỜNG TÍCH LŨY
20
Tính điểm trung bình ̅và độ lệch chuẩn s theo công thức:
Với fi là tần số tƣơng ứng với điểm số Xi, n là số SV tƣơng ứng.
Bảng các tham số thống kê
Nhóm
Điểm trung
bình ̅
Độ lệch
chuẩn s
Điểm <5 Điểm ≥ 5 Điểm ≥ 8
TN 7,54 0,69 0 37 20
ĐC 6,35 1,03 0 37 5
Kiểm định giả thiết thống kê:
Dùng phƣơng pháp kiểm định sự khác nhau của hai trung bình cộng (kiểm định t-
student) để kiểm định sự khác nhau giữa hai điểm trung bình ̅ và ̅ của SV ở hai nhóm
TN và ĐC là có ý nghĩa hay không.
Vì F =
= 2,23 trong khi đó giá trị tới hạn Fα = 1,75 (F > Fα) với α =0,05 (kiểm
định một phía) và fi = 37 -1 = 36, f2 = 37 - 1= 36 nên ta dùng đại lƣợng kiểm định là:
21
Giá trị tới hạn của t là tα với bậc tự do là
Trong đó, STN và SĐC là độ lệch chuẩn giữa các mẫu TN và ĐC;
nTN và nĐC là kích thƣớc các mẫu TN và ĐC.
Ta phát biểu giả thiết thống kê H0: "sự khác nhau giữa điểm trung bình ̅ của
nhóm TN và ̅ của nhóm ĐC là không có ý nghĩa".
Đối giả thiết H1: "điểm trung bình của nhóm TN lớn hơn điểm trung bình của nhóm
ĐC một cách có ý nghĩa" (kiểm định một phía ̅ > ̅ )
Ta chọn xác suất sai với mức ý nghĩa α = 0,05, giá trị tới hạn tα=l,67.
ta có bảng tổng hợp các chỉ số thống kê nhƣ sau:
̅ ̅ ) STN SĐC c f t
7,54 6,35 0,69 1,03 0,31 63 5,83
22
So sánh giá trị ở bảng tổng hợp các chỉ số thống kê ta thấy t > tα (5,83 > 1,67) do đó
ta kết luận giả thiết H0 bị bác bỏ nghĩa là chấp nhận đổi giả thiết H1 ( ̅ > ̅ ) với mức ý
nghĩa α = 0,05.
Nhƣ vậy, việc tổ chức SV học tập theo nhóm trong dạy học môn Phân tích chƣơng
trình Vật lý THPT cho phép nâng cao chất lƣợng giảng dạy môn học này.
3.8- Điều tra ý kiến của sinh viên về học tập theo nhóm sau thực nghiệm
Kết thúc đợi thực nghiệm sƣ phạm, qua thăm dò ý kiến SV bằng phiếu điều tra về
việc tổ chức SV học tập theo nhóm trong dạy học môn Phân tích chƣơng trình Vật lý THPT,
tôi nhận đƣợc kết quả nhƣ sau:
- Có 82,4% số SV của lớp thực nghiệm cho rằng việc tổ chức cho SV học tập theo
nhóm trong dạy học môn Phân tích chƣơng trình Vật lý THPT là rất cần thiết (17,6% số SV
của lớp thực nghiệm cho là cần thiết)
- Có 94% số SV của lớp thực nghiệm thích đƣợc học theo hình thức tể chức học tập
theo nhóm trong dạy học môn Phân tích chƣơng trình Vật lý THPT.
- Nhiều SV mong muốn việc tổ chức học tập theo nhóm đƣợc mở rộng sang cả những
môn học khác.
Tỉ lệ phần trăm ý kiến đồng ý cùa SV về tác dụng của việc tổ chức SV học tập theo
nhóm trong dạy học môn Phân tích chƣơng trình Vật lý THPT cụ thể nhƣ sau:
a. Nâng cao tính tích cực học tập đối với môn học: 76,5%
23
b. Tăng thêm sự chính xác của kiến thức tiếp thu đƣợc: 91,2%
c. Giúp mở rộng và đào sâu kiến thức: 82,4%
d. Phát huy tính tự lực trong học tập: 64,7%
e. Nâng cao tính chủ động và sáng tạo trong học tập: 67,6%
f. Rèn luyện các kỹ năng tƣ duy: 64,7%
g. Rèn luyện kỹ năng tìm kiếm và sử dụng thông tin: 73.5%
h. Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo: 67,6%
k. Rèn luyện kỹ năng tổ chức và làm việc theo nhóm: 85,3%
i. Rèn luyện kỹ năng trình bày vấn đề: 73,5%
j. Rèn luyện kỹ năng thuyết phục ngƣời khác: 73,5%
1. Rèn luyện kỹ năng nghiên cứu nội dung bài học: 76,5%
m. Rèn luyện kỹ năng đề xuất phƣơng án dạy học phù hợp: 85,3%
n. Rèn luyện làm việc hợp tác với ngƣời khác: 79,4%
p. Tạo điều kện bộc lộ năng lực cá nhân: 64,7%
q. Bồi dƣỡng tinh thần chấp nhận sự đa dạng: 70,6%
r. Bồi duỡng tinh thần trách nhiệm cùng thực hiện nhiệm vụ chung: 70,6%
s. Góp phần hình thành bầu không khí dân chủ trong dạy học: 76,5%
4- KẾT LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Việc tổ chức SV học tập theo nhóm trong dạy học môn Phân tích chƣơng trình Vật lý
THPT là rất cần thiết và có nhiều thuận lợi. Thực nghiệm sƣ phạm tổ chức SV học tập theo
nhóm cho thấy: Sự phối
24
hợp các hình thức tổ chức nhóm 2 SV và nhóm 6-7 SV trong giờ học để nghiên cứu nội dung
bài học trong sách giáo khoa là có tính khả thi. SV vừa nắm vững kiến thức và kỹ năng trong
môn học, vừa đƣợc rèn luyện các kỹ năng tổ chức và làm việc theo nhóm. Tuy nhiên, việc tổ
chức SV học tập theo nhóm đòi hỏi phải dành nhiều thời gian hơn cho công việc và phƣơng
tiện phục vụ cho dạy và học cũng phải đƣợc trang bị phù hợp. Thực tế hiện nay, hệ thống bàn
ghế trong các phòng học không phù hợp cho việc tổ chức học tập theo nhóm. Thƣ viện chƣa
đủ phục vụ cho SV tìm kiếm tƣ liệu tham khảo. Hệ thống phòng học có trang bị máy tính và
đèn chiếu cũng chƣa đủ nên cũng chƣa thuận tiện cho việc tổ chức SV học tập theo nhóm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nkkh_to_chuc_sinh_vien_hoc_tap_theo_nhom_trong_day_hoc_mon_phan_tich_chuong_trinh_vat_ly_trung_hoc_p.pdf