Đề tài Tóm lược lý thuyết mối quan hệ giữa lạm phát mục tiêu và tăng trưởng

Từ các quan điểm lý thuyết trên về các mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng, giữa lạm phát và lạm phát mục tiêu, có thể rút ra một số kết luận về mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát mục tiêu như sau. Lạm phát mục tiêu đã giúp cải thiện kinh tế ở những nước đang phát triển. Lạm phát mục tiêu giúp cố định kỳ vọng lạm phát trong dài hạn. Không nước nào sau khi theo LPMT từ bỏ nó (ngoại trừ việc gia nhập EU) hay tỏ ra không hiệu quả. Cả ở những nước phát triển và đang phát triển, lạm phát mục tiêu đều chứng minh nó là chính sách tốt nhất trong các chính sách tiền tệ và đã thành công tuyệt đối so với những chiến lược chính sách tiền tệ khác như tỷ giá mục tiêu hay số lượng tiền mục tiêu. Các quốc gia áp dụng lạm phát mục tiêu đã có thể duy trì được tăng trưởng kinh tế cao hơn đồng thời khả năng ứng phó với khủng hoảng cũng tố t hơn. Việc cố gắng để đạt được lạm phát mục tiêu có thể dẫn đến một mức tăng trưởng không bền vững của công ăn việc làm và sản lượng. Có những trường hợp buộc phải lựa chọn giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế và việc giữ chỉ tiêu lạm phát mục tiêu. Việc lựa chọn n ày được ví như một sự “đánh đổi” rất khó khăn.

pdf17 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2177 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tóm lược lý thuyết mối quan hệ giữa lạm phát mục tiêu và tăng trưởng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
z TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN BÀI TIỂU LUẬN MÔN: LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ Đề tài số 09: TÓM LƯỢC LÝ THUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ TĂNG TRƯỞNG Giảng viên hướng dẫn : Trương Minh Tuấn Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 23 Tên sinh viên : 1. Lâm Thị Dung (13) 2. Nguyễn Thị Kim Hạnh (28) 3. Nguyễn Thị Hoàn (39) 4. Vũ Thị Thanh Thảo (126) Lớp : VB15KT002 T.P Hồ Chí Minh , Tháng 11 / 2012 Nhóm SV thực hiện: 23 GVHD: Trương Minh Tuấn Môn: Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ 2 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 4 I. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN.............................................................................. 5 1.1. Lạm phát ................................................................................................................ 5 1.2. Tăng trưởng kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng.............................................. 5 1. 2.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế................................................................ 5 1. 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng ................................................ 6 1.3. Lạm phát mục t iêu và một số yế u tố tác động đến lạm phát mục tiêu ... 7 1.3.1 Lạm phát mục tiêu ...................................................................................... 7 1.3.2 Một số yếu tố tác động đến lạm phát mục tiêu.................................... 9 1.3. 2.1 Sự tác động của chính sách tài khóa……………………..... 9 1.3. 2.2 Sự tác động của chính sách tiền tệ............................................ 10 1.3. 2.3 Sự tác động của các yếu tố khác ...... ………………………12 II. Các mối quan hệ g iữa lạm phát , lạm phát mục t iêu và tăng t rưởng kinh tế .... .................................................................................................................................. 13 2.1. Mối quan hệ g iữa lạm phát và tăng trưởng................................................. 13 2.2. Mối quan hệ g iữa lạm phát và lạm phát mục t iêu ..................................... 15 III. KẾT LUẬN MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ......................................................................................................... 16 3.1. Một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát mục tiêu ....................................................................................................................... 16 3.2. Kết luận về mối quan hệ g iữa lạ m phát mục tiêu và tăng trưởng kinh tế .................................................................................................................................. 17 Tài liệu tham khảo..............................................................................................18 Nhóm SV thực hiện: 23 GVHD: Trương Minh Tuấn Môn: Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ 3 LỜI MỞ ĐẦU Tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát là hai yếu tố được các nhà hoạch định ở các quốc gia quan tâm. Điều này không chỉ vì tầm quan trọng của nó, mà còn do việc kiểm soát nó là điều không hề dễ dàng. Khi mà nền kinh tế thế giới phát triển ở mức cao, mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của các nước ngày càng gia tăng, thì việc kiểm soát lạm phát bây giờ không còn là vấn đề riêng của một quốc gia nào mà là của tất cả các nền kinh tế khác nhau có liên quan. Bởi lẽ một điều vô cùng đơn giản, khi các quốc gia liên hệ mật thiết với nhau, thì việc một quốc gia này chịu ảnh hưởng của cú sốc lạm phát thì các quốc gia khác cũng bị ảnh hưởng. Một điều mà chúng ta cần lưu ý ở đâ y lạm phát không phải bao giờ cũng là xấu, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển. Trái lại, nếu chúng ta biết cách duy trì một mức lạm phát hợp lý thì dường như lạm phát lại trở thành một nhân tố có lợi, động lực cho sự phát triển của nền kinh tế. Ngay thời điểm này, khi mà các chỉ số lạm phát đã báo động đến các nhà làm chính sách, các nhà kinh tế cũng như người dân thì việc tìm ra một chính sách hiệu quả áp dụng vào nước ta là một điều nên làm. Từ đầu những năm 90, trên thế giới một số nước đã áp dụng một chính sách với tên gọi là “lạm phát mục tiêu” (LPMT). Vì mục tiêu cuối cùng là duy trì tỷ lệ lạm phát thấp một cách thường xuyên nhắm tối đa hóa tốc độ phát triển kinh tê thực tế, các cơ quan quản lý tiền tệ thấy rằng mô hình điều hành chính sách tiền tệ mục tiêu là ưu việt hơn so với các mô hình khác. Việc áp dụng mô hình trên giúp các nước duy trì tỷ lệ lạm phát thấp và ổn định, tăng trưởng kinh tế cao hơn…Vậy mối quan hệ giữa lạm phát mục tiêu và tăng trưởng kinh tế là như thế nào? Để trả lời cho câu hỏi trên, nhóm chúng tôi sẽ làm rõ trong bài tiểu luận: “Tóm lược lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát mục tiêu và tăng trưởng kinh tế” Nhóm SV thực hiện: 23 GVHD: Trương Minh Tuấn Môn: Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ 4 I. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 1.1. Lạm phát: Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định. Khi mức giá chung tăng lên thì người ta cần một lượng tiền lớn hơn để mua cùng một lượng hang hóa như trước đây. Khái niệm lạm phát được đề cặp rõ ràng hơn khi đề cặp đến cách tính lạm phát. * Tỷ lệ lạm phát: (If) của một năm nào đó là tỷ lệ phần trăm tăng lên của chỉ số giá năm đó so với chỉ số giá của năm trước . I t f = Với : pt là chỉ số giá của năm t Pt-1 là chỉ số giá của năm t-1 Căn cứ vào mức độ lạm phát người ta chia lạm phát thành 3 loại:  Lạm phát vưa phải: hay còn gọi là lạm phát 1 số. Khi tỷ lệ lạm phát chỉ dừng lại ở hang đơn vị, nghĩa là If <10%. Giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng chậm, đồng tiền tương đối ổn định, nền kinh tế ổn định.  Lạm phát phi mã: (còn gọi là lạm phát 2,3 số) khi giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng từ 10% đến 999% /năm.  Siêu lạm phát: (Lạm phát từ 4 con số trở lên): khi tỷ lệ lạm phát từ 1000% /năm trở lên. Đồng tiền mất giá nghiêm trọng, nền kinh tế bất ổn, cuộc sống khó khăn, mọi thứ đều trở nên khan hiếm trừ tiền giấy. 1.2. Tăng trưởng kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng: 1.2.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi của lý luận về phát triển kinh tế. Tăng trưởng và phát triển về kinh tế là mục tiêu hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới, là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ mỗi giai đoạn của mỗi nước. Hiện nay, trên thế giới người ta thường tính mức gia tăng về tổng giá trị của cải của xã hội bằng các đại lượng tổng sản phẩm quốc dân hoặc tổng sản phẩm quốc nội được tính cho toàn bộ nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định P t – pt-1 Pt-1 Nhóm SV thực hiện: 23 GVHD: Trương Minh Tuấn Môn: Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ 5 (thường là một năm). Tăng trưởng kinh tế có thể biểu th ị bằng số tuyệt đối (quy mô tăng trưởng) hay số tương đối (tỷ lệ tăng trưởng) – là tỷ lệ phần trăm giữa sản lượng tăng thêm của thời kỳ nghiên cứu so với sản lượng tăng thêm của thời kỳ trước hoặc thời kỳ gốc. Tăng trưởng kinh tế còn được xem xét dưới góc độ chất lượng. Chất lượng tăng trưởng được biểu hiện ở sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của nền kinh tế, thể hiện qua các đặc điểm s au: - Tốc độ tăng trưởng cao và duy trì được trong một thời gian dài; - Phát triển có hiệu quả thông qua: năng suất lao động, năng suất sản xuất cao và ổn định, hiệu suất sử dụng vốn sản phẩm gia tăng viết tắt là ICOR (International Capital Output Ration) phù hợp. - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng nâng cao hiệu quả, phù hợp với thực tiễn ở mỗi thời kỳ; - Nền kinh tế có tính cạnh tranh cao - Tăng trưởng kinh tế đi đôi với đảm bảo hài hòa đời s ống kinh tế xã hội và môi trường sinh thái. 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế: Có nhiều quan điểm và cách phân loại khác nhau về các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Các nhà kinh tế cổ điển cho rằng, các yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động, tư bản và cách thức kết hợp các yếu tố với nhau. Theo quan điểm hiện đại, muốn có tăng trưởng kinh tế cao phải sử dụng có hiệu quả các yếu tố cơ bản sau: a) Vốn: vốn hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ của cải vật chất do con người tạo ra, tích luỹ lại và những yếu tố tự nhiên... được sử dụng vào quá trình sản xuất. Một nền kinh tế tăng trưởng cao không chỉ dừng lại ở việc tăng khối lượng vốn đầu tư, mà còn phải đặc biệt chú ý đến hiệu quả sử dụng vốn, quản lý vốn chặt chẽ, đầu tư vốn hợp lý vào các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. b) Con người: trong các yếu tố hợp thành quá trình lao động sản xuất, sức lao động là yếu tố quyết định, mang tính sáng tạo, là nguồn lực không cạn kiệt. Nhóm SV thực hiện: 23 GVHD: Trương Minh Tuấn Môn: Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ 6 Để phát huy nhân tố con người, cần phải xác định: đầu tư cho con người về thực chất là đầu tư cho sự phát triển. Vì vậy, nhà nước cần phải có cơ chế, chính sách thích hợp nhằm kết hợp sự nỗ lực của mỗi người với sự hỗ trợ của cộng đồng xã hội để tạo ra động lực, lợi thế cho sự tăng trưởng kinh tế. c) Khoa học và công nghệ: khoa học và công nghệ là nguồn lực quan trọng để tăng trưởng và phát triển kinh tế. Khoa học và công nghệ được coi là "chiếc đũa thần mầu nhiệm" để tăng năng suất lao động, phát triển lực lượng sản xuất. Sự phát triển khoa học và công nghệ cho phép tăng trưởng và tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu, làm xuất hiện những ngành kinh tế có hàm lượng khoa học cao như: công nghệ điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học... đang là cơ hội và thách thức đối với các quốc gia hướng tới nền kinh tế tri thức. d) Cơ cấu kinh tế: mọi nền kinh tế đều tồn tại và vận động trong một cơ cấu nhất định. Cơ cấu kinh tế là mối quan hệ hữu cơ, phụ thuộc và quy định lẫn nhau cả về quy mô và trình độ giữa các ngành, các thành phần, các vùng, các lĩnh vực của nền kinh tế. e) Thể chế chính trị và vai trò của nhà nước: ổn định về chính trị - xã hội là điều kiện cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Thể chế chính trị tiến bộ có khả năng định hướng sự tăng trưởng kinh tế vào những mục tiêu mong muốn, khắc phục được những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường, phân hoá giàu nghèo sâu sắc. Hệ thống chính trị mà đại diện là nhà nước có vai trò hoạch định đường lối, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, cùng hệ thống chính sách đúng đắn sẽ hạn chế được tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, khuyến khích tích luỹ, tiết kiệm, kích cầu... làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh, đúng hướng. 1.3. Lạm phát mục tiêu và một số yếu tố tác động đến lạm phát mục tiêu 1.3.1 Lạm phát mục tiêu: Trên thế giới hầu hết các nước đều lấy khối lượng tiền (M2 hay M3) hoặc tỷ giá làm mục tiêu trung gian trong điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) quốc gia. Tuy nhiên, vào những năm 1990, có một số nước công nghiệp phát triển đã ''phá lệ'' truyền thống trong việc xây dựng các mục tiêu trung gian tương tự mà tập trung tâm điểm vào chỉ số lạm phát. Cách tiếp cận tương đối Nhóm SV thực hiện: 23 GVHD: Trương Minh Tuấn Môn: Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ 7 mới này tập trung vào kiểm soát lạm phát và được gọi là lạm phát mục tiêu (Inflation targeting). Đây là một cơ chế điều hành CSTT tương đối mới, đi đầu áp dụng nó là ngân hàng Trung ương (NHTW) - New Zealand vào tháng 4 năm 1990. Kể từ đó, khái niệm LPMT đã được nhiều nhà nghiên cứu khác nhau tranh luận và nhiều lý thuyết khác nhau được đưa ra. Đây là một khái niệm không mới, nó đã xuất hiện từ nhiều năm trước. Tuy nhiên điều đó không làm cho nó kém hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu mà trái lại, nó lại là một đề tài được các nhà khoa học nghiên cứu, tranh luận, đặt biệt là trong những giai đoạn lạm phát ở mức cao. Bernanke cho rằng “LPMT là một khuôn khổ của chính sách tiền tệ được biểu thị bằng cách công bố rộng rãi con số mục tiêu của tỷ lệ lạm phát hay một khung mục tiêu dựa trên một hoặc nhiều dự báo”. Mishkin (2000 – 2001) thì cho rằng “LPMT là một chiến lược chính sách tiền tệ mà đặc trưng là việc công bố một con số LPMT, thực hiện chính sách tiền tệ nhằm chủ yếu vào dự báo lạm phát và được gọi là dự báo mục tiêu, với một độ minh bạch và trách nhiệm cao”. Trước và sau các bài nghiên cứu của Bernanke và Mishkin, có nhiều ý kiến đưa ra về vấn đề này, nhưng các ý kiến đó điều có những điểm tương đồng, đó là:  Lạm phát mục tiêu là một trong những khuôn khổ chính sách tiền tệ mà theo đó, Ngân hàng Trung ương (NHTW) hoặc Chính phủ thông báo một số mục tiêu trung hạn về lạm phát và NHTW cam kết đạt được những mục tiêu này.  Lạm phát mục tiêu được tính toán kĩ lưỡng về mọi mặt, dựa trên cân đối với tốc độ tăng trưởng nữa và được Quốc hội thông qua. Đó là chỉ số lạm phát mà chính phủ muốn hướng đến nhất để vừa đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế vừa có thể kiểm soát được lạm phát.  Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng: “Chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu là một bản thông báo ra công chúng về chỉ tiêu trung hạn của lạm phát cũng như uy tín của cơ quan thẩm quyền về tiền tệ để đạt mục tiêu này”. Mặc dù có các những cách hiểu khác nhau về khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu, song có thể khái quát chung rằng lấy lạm phát làm mục tiêu chính sách tiền tệ là khuôn khổ điều hành và dánh giá chính sách tiền tệ bao gồm 4 yếu tố chủ yếu sau:  Ổn định giá cả hay lạm phát là mục tiêu chủ yếu hoặc duy nhấ t của chính sách tiền tệ. Nhóm SV thực hiện: 23 GVHD: Trương Minh Tuấn Môn: Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ 8  Lạm phát mục tiêu được xác định rõ ràng về mặt đinhlượng bằng con số hoặc khoảng giá trị xác đ ịnh.  Lộ trình thực hiện: khoảng thời gian đẻ đạt được mục tiêu lạm phát.  Đánh giá việc thực hiện mục tiêu lạm phát của ngân hàng trung ương. 1.3.2 Một số yếu tố tác động đến lạm phát mục tiêu 1.3.2.1 Sự tác động của chính sách tài khóa: Ổn định tài khoá là điều kiện cần thiết mang tính nền tảng để kiểm soát lạm phát, cũng như đảm bảo cho sự vận hành của cơ chế LPMT. Một số nghiên cứu đã đưa ra nhận định: Chính sách tài khoá tắc trách sẽ làm tăng áp lực đối với các cơ quan tiền tệ trong việc tài trợ để trả nợ, bởi vậy sẽ làm cung tiền và lạm phát tăng nhanh. Nếu mất cân bằng tài khoá ở mức cao thì rốt cục sẽ làm cho chính sách tiền tệ trở nên phụ thuộc vào các quyết định tài khoá (cái được gọi là: sự thống lĩnh của chính sách tài khoá) và mục tiêu lạm phát hẳn là sẽ phải bị xoá bỏ hoặc thay đổi rất nghiêm trọng. Để đạt được kết quả tốt trong việc thực hiện công cụ LPMT hay bất cứ chính sách tiền tệ nào đòi hỏi phải loại bỏ sự thống lĩnh của chính sách tài khóa. Do đó để hoàn thành chính sách LPMT thì phải có một chính sách tài khoá vững mạnh. Tình trạng mất cân bằng về tài khoá cũng có thể dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính và ngân hàng, từ đó có thể xoá sổ bất kỳ cơ chế tiền tệ nào được sử dụng để kiểm soát lạm phát. Vì vậy, cải cách về thể chế tài khoá - nhằm tăng cường tính minh bạch của ngân sách chính phủ, tăng cường các nguyên tắc về ngân sách để giữ cho thâm hụt ngân sách ở mức có thể kiểm soát được – là cần thiết để ngăn chặn sự mất cân đối về tài khoá mà có thể dẫn đến sự sụp đổ của cơ chế LPMT. Do cơ chế LPMT sẽ gắn chính phủ với mục tiêu duy trì lạm phát ở mức thấp, nên có một số lý luận cho rằng cơ chế LPMT có thể giúp tăng cường quá trình cải cách tài khoá và tài chính; bởi vì rõ ràng là với thể chế này, chính phủ phải hỗ trợ cho quá trình cải cách đó nếu họ muốn có được một cơ chế LPMT thành công. Hơn nữa, với cam kết của mình trong việc kiểm soát lạm phát, sẽ khó khăn hơn cho chính phủ nếu họ muốn thực hiện chính sách tài khoá nới lỏng, bởi vì nếu chính phủ làm điều điều họ muốn thì rõ ràng là sẽ trái ngược với mục tiêu về lạm phát. Tuy nhiên, một cơ chế LPMT không phải là phương Nhóm SV thực hiện: 23 GVHD: Trương Minh Tuấn Môn: Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ 9 tiện đảm bảo cho sự thành công của các cuộc cải cách tài khoá và tài chính. Nếu một quốc gia quyết tâm theo đuổi LPMT thì cần thiết phải có cam kết và bắt tay vào các cuộc cải cách tài khoá và tài chính ngay khi cơ chế LPMT được thiết lập. 1.3.2.2 Sự tác động của chính sách tiền tệ: Một hệ thống tài chính hiệu quả và an toàn sẽ là điều kiện cần thiết cho sự thành công của cơ chế LPMT. Nếu hệ thống ngân hàng mà yếu kém thì sẽ rất nguy hiểm bởi vì ngay khi hệ thống ngân hàng ở trạng thái yếu kém, NHTW sẽ không thể nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát ở mức mục tiêu bởi vì nếu làm như vậy thì dường như sẽ dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống tài chính. Điều này không những có thể trực tiếp gây ra sự sụp đổ của cơ chế LPMT, mà còn có thể dẫn đến sự sụp đổ của đồng bản tệ và cuộc khủng hoảng tài chính và do vậy sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc kiểm soát lạm phát. Khi thị trường nhận ra sự yếu kém của hệ thống ngân hàng, luồng vốn sẽ chảy từ trong nước ra bên ngoài (hiện tượng rút vốn bất ngờ), gây ra tình trạng tỉ giá giảm mạnh (đồng bản tệ bị mất giá), từ đó dẫn đến áp lực đẩy lạm phát lên cao. Hơn nữa, do đồng bản tệ bị phá giá và dường như hiện tượng này thường đi kèm với sự ra tăng của tổng phương tiện thanh toán, nên gánh nặng của các khoản nợ định giá bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp trong nước tăng lên. Trong khi đó, tài sản “Có” của các doanh nghiệp được định giá bằng đồng bản tệ và có tốc độ gia tăng giá trị thấp hơn nhiều so với sự gia tăng của gánh nặng về nợ; bởi vậy dẫn đến giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp giảm xuống. Nghiên cứu của Mishkin trước đây cũng cho thấy: Tình hình bảng cân đối tài khoản của doanh nghiệp ngày càng xấu đi sẽ làm gia tăng các vấn đề như sự lựa chọn đối nghịch (adverse selection) và rủi ro đạo đức (moral hazard) trên thị trường tín dụng, từ đó dẫn đến sự sụt giảm mạnh của đầu tư, các hoạt động kinh tế và rốt cục là sự sụp đổ hoàn toàn của hệ thống ngân hàng. Việc cứu vớt hệ thống ngân hàng diễn ra sau đó, dẫn đến sự gia tăng khổng lồ của các nghĩa vụ nợ của chính phủ; nghĩa vụ nợ này sẽ phải được xử lý bằng cách phát hành tiền trong tương lai, bởi vậy sẽ ảnh hưởng xấu đến cơ chế LPMT. Các cơ quan tiền tệ có khả năng kiểm soát lạm phát dựa vào hai thể chế tiền tệ cơ bản sau: Thứ nhất là phải có cam kết của tổ chức (là cam kết của một cơ quan có thẩm quyền) được phổ biến rộng rãi về việc coi bình ổn giá cả là mục tiêu Nhóm SV thực hiện: 23 GVHD: Trương Minh Tuấn Môn: Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ 10 quan trọng nhất của CSTT trong dài hạn. Cam kết của tổ chức có thể được ghi vào luật như đã được thực hiện trong luật NHTW của nhiều nước, trong đó phải kể đến các quốc gia thuộc Liên minh Tiền tệ Châu âu (EMU); cách làm này rõ ràng là thực sự hữu ích, nhằm giao nhiệm vụ kiểm soát lạm phát cho NHTW. Thậm chí cơ chế lạm phát mục tiêu còn cụ thể hoá thế nào là bình ổn giá cả bằng việc đưa ra những con số về mức lạm phát và lấy đó làm mục tiêu của chính sách tiền tệ. Thể chế thứ hai cần thiết cho sự thành công của lạm phát mục tiêu là cam kết của tổ chức và được công bố rộng rãi về việc NHTW được độc lập trong việc sử dụng các công cụ CSTT. Độc lập trong việc sử dụng công cụ CSTT có nghĩa là NHTW không tài trợ cho thâm hụt ngân sách của chính phủ; NHTW được phép lựa chọn sử dụng các công cụ CSTT mà không có sự can thiệp của chính phủ; đồng thời các thành viên của hội đồng CSTT phải được độc lập, không bị tác động bởi các diễn biến chính trị bằng việc bổ nhiệm dài hạn với các thành viên này và không có chuyện bãi miễn họ một cách độc đoán. Có nhiều lý luận về sự độc lập của NHTW và các hình thức tổ chức của nó. Lạm phát mục tiêu cho phép các cơ quan tiền tệ có sự linh hoạt và quyền tự quyết nhất định trong việc sử dụng CSTT để chống lại các cú sốc đối với nền kinh tế. Thông thường các cơ chế LPMT được thiết lập trên cơ sở sự linh hoạt để cho phép đạt được các mục tiêu lạm phát trong dài hạn; do vậy các cơ chế này còn được gọi là “LPMT linh hoạt”. Đầu tiên chúng ta xem xét một cú sốc cầu làm tăng sản lượng trên mức tiềm năng và trong giai đoạn sau sẽ dẫn đến sự gia tăng trong lạm phát. Trong trường hợp này chính sách đối phó là tăng lãi suất để chống lại sự gia tăng lạm phát. Quy mô lãi suất được điều chỉnh thì phụ thuộc tỉ trọng tương đối của ổn định sản lượng. Tỉ trọng sản lượng càng cao thì chính sách lãi suất điều chỉnh càng nhỏ. Sự biến động nhỏ hơn trong chính sách lãi suất sẽ làm giảm mức độ biến động của sản lượng nhưng làm cho lạm phát vượt trên mục tiêu gia tăng sự biến động của lạm phát. Xem xét một cú sốc cung, chỉ có lạm phát tăng lên còn sản lượng vẫn ở mức tiềm năng, có một sự cân bằng giữa sự biến động của lạm phát và sản lượng. Khoảng cách lỗ hổng sản lượng âm là cần thiết để đưa lạm phá về lại mục tiêu ban đầu. Khoảng cách ngày càng lớn thì kéo lạm phát trở lại mục tiêu nhanh hơn.Vì vậy sự suy giảm biến động trong lạm phát được đánh đổi bằng sự gia tăng trong biến động sản lượng. Nhóm SV thực hiện: 23 GVHD: Trương Minh Tuấn Môn: Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ 11 Một lần nữa, như là trường hợp với một cú sốc cầu, tác động của cú sốc cung nhỏ có thể được điều chỉnh bằng cách thiết kế thích hợp khuôn khổ của LPMT. Tuy nhiên, khi đối mặt những cú sốc lớn dẫn đến sự gia tăng lớn trong giá và tỷ lệ lạm phát, và cũng có thể tạo ra một khoảng cách lớn trong lỗ hổng sản lượng gây nhiều khó khăn cho các nhà sản xuất, chính sách. Sự cân bằng giữa biến đổi của lạm phát và sản lượng là không thể tránh khỏi. Tuy vậy, lợi thế của lạm phát mục tiêu như nêu ở trên cũng đồng thời là khiếm khuyết của chính nó. Một số nhà nghiên cứu đã chỉ trích đối với cơ chế LPMT và cho rằng thể chế này cho phép quyền tự quyết đối với CSTT được sử dụng quá mức. Một nghiên cứu của Mishkin và cộng sự lại cho rằng LPMT nên được nhìn nhận như là một thể chế của “quyền tự quyết có tính hạn chế”. Tính minh bạch của các thảo luận về điều hành CSTT sẽ làm cho NHTW khó có thể thực hiện CSTT nới lỏng quá mức; trong khi đó, do cơ chế ràng buộc trách nhiệm nên NHTW sẽ phải trả giá đắt nếu những gì mà họ tự quyết trong việc thực hiện CSTT lại dẫn tới hiện tượng lạm phát cao. Để lạm phát mục tiêu vận hành trên cơ sở hạn chế quyền tự quyết, thể chế này cần được sự ủng hộ của công chúng và sự ủng hộ của thể chế chính trị. Lạm phát mục tiêu có thể giúp hướng sự tập trung của công luận, để công luận ủng hộ việc CSTT nhằm vào mục tiêu dài hạn là bình ổn giá cả như những gì đã được thực hiện ở nhiều quốc gia đang vận hành thể chế này. Bên cạnh đó, lạm phát mục tiêu đòi hỏi môi trường chính trị của quốc gia áp dụng LPMT có khả năng ủng hộ NHTW tập trung vào mục tiêu kiểm soát lạm phát. Việc lo ngại về lạm phát ở mức cao, chỉ lo giữ mức lạm phát mục tiêu thấp có th ể dẫn đến sự thắt chặt tiền tệ, cuối cùng sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính. Đây vấn đề lớn khi thực thi chính sách tiền tệ. Điều này có thể xảy ra như một hậu quả của sự yếu kém hoặc là sử dụng đòn bẩy quá cao của hệ thống tài chính. 1.3.2.3. Một số tác động của các yếu tố khác: Việc lạm phát mục tiêu diễn ra tương quan tích cực và đáng kể với biến động không mang tính cá nhân và tương quan tiêu cực và đáng kể với mục tiêu tăng trưởng tiền tệ (MT). Lạm phát mục tiêu có tương quan tích cực và không có tương quan đáng kể với độ mở cửa của thương mại (Open), tỷ lệ thặng dư ngân sách đối với GDP (ngân sách), độ rộng của tỷ giá hối đoái (BW), và sự độc lập trong việc đo lường ngân hàng trung ương (CBII), và tương quan tiêu Nhóm SV thực hiện: 23 GVHD: Trương Minh Tuấn Môn: Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ 12 cực và không đáng kể với lạm phát danh nghĩa (INF), độc lập về mặt hình thức của ngân hàng trung ương (CBFI), và độc lập về mục tiêu của ngân hàng trung ương . II. CÁC MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT, LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 2.1. Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng Lạm phát và tăng trưởng kinh tế là hai mặt của xã hội, là hai vấn đề kinh tế lớn, cơ bản của kinh tế vĩ mô. Sự tác động qua lại giữa chúng rất phức tạp. Lạm phát có thể được coi là kẻ thù của tăng trưởng kinh tế nhưng nó lại là hai vấn đề luôn tồn tại song song với nhau. Có rất nhiều lý thuyết và quan điểm đề cập về mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng. Theo lý thuyết của Keynes: trong ngắn hạn, sẽ có sự đánh đổi giữa lạm phát và tăng trưởng. Nghĩa là, muốn cho tăng trưởng đạt tốc độ cao thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát nhất định. Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng và lạm phát di chuyển cùng chiều. Sau giai đoạn này, nếu tiếp tục chấp nhận tăng lạm phát để thúc đẩy tăng trưởng thì GDP cũng không tăng thêm mà có xu hướng giảm đi (đường cong Phillips nổi tiếng về sự đánh đổi giữa mục tiêu lạm phát và thất nghiệp); mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát mang dấu dương. Theo chủ nghĩa trọng tiền mà đại diện là Milton Friedman cho rằng: lạm phát là sản phẩm của việc gia tăng cung tiền hoặc tăng hệ số tạo tiền ở mức độ lớn hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Lập luận này cũng được thể hiện trong công thức nổi tiếng của Irving Fisher (lý thuyết số lượng tiền tệ - Quantity theory of Money): MV = PY Trong đó: M: cung tiền V: Hệ số tạo tiền P: Giá Y: sản lượng đầu ra (GDP thật) Cũng theo Friedman, nếu giá cả hàng hóa trong nền kinh tế tăng gấp 2 lần mà thu nhập của người lao động cũng tăng gấp 2 lần, họ sẽ không quan tâm đến Nhóm SV thực hiện: 23 GVHD: Trương Minh Tuấn Môn: Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ 13 việc tăng giá hàng hóa. Trong trường hợp như vậy, tăng trưởng không bị suy giảm bởi lạm phát. Nếu lạm phát xảy ra theo hướng này thì không ảnh hưởng nguy hiểm đến tăng trưởng kinh tế. Nói tóm lại, theo quan điểm của thuyết trọng tiền, trong dài hạn, giá cả bị ảnh hưởng bởi cung tiền chứ không thực sự tác động lên tăng trưởng. Nếu cung tiền tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thì lạm phát tất yếu sẽ xảy ra. Nếu giữ cung tiền và hệ số tạo tiền ổn định thì tăng trưởng cao sẽ làm giảm lạm phát. Theo lý thuyết tân cổ điển: Tobin (1965, theo Vikesh Gokal, Subrina Hanif 2004) phát triển mô hình Mundell (1963, theo Vikesh Gokal, Subrina Hanif 2004) cho rằng lạm phát là nguyên nhân làm cho con người tránh giữ tiền mà chuyển tiền thành các tài sản sinh lợi. Điều này sẽ làm gia tăng sự tích lũy vốn trong nền kinh tế và thúc đẩy kinh tế phát triển. Theo mô hình này giữa lạm phát và tăng trưởng có mối quan hệ cùng chiều. Bổ sung thêm cho mô hình trên của lý thuyết tân cổ điển nhà kinh tếhọc Sidrauski (1967, theo Vikesh Gokal, Subrina Hanif 2004) có cùng quan điểm với chủ nghĩa trọng tiền, Sidrauski đề cập đến một trạng thái “vô cùng dửng dưng” (superneutral) với lạm phát. Kết quả nghiên cứu của ông là khi các biến số độc lập với việc tăng cung tiền trong dài hạn thì việc tăng lạm phát không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Mô hình của Stockman (1981, theo Vikesh Gokal, Subrina Hanif 2004) - một nhà kinh tế học thuộc trường phái tân cổ điển - thì cho rằng lạm phát tăng cao sẽ làm cho tăng trưởng giảm. Sau khi xem xét nhiều quan điểm lý thuyết của các trường phái khác nhau, tuy mỗi trường phái có một quan điểm riêng, mô hình riêng để chứng minh mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng nhưng quan điểm chung củacác trường phái có thể nhận thấy là mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng không phải là mối quan hệ một chiều mà là sự tác động qua lại. Trong ngắn hạn, khi lạm phát còn ở mức thấp, lạm phát và tăng trưởng thường có mối quan hệ cùng chiều. Nghĩa là nếu muốn tăng trưởng đạt tốc độ cao hơn thì phải chấp nhận tăng lạm phát. Tuy nhiên, mối quan hệ này không tồn tại mãi mãi mà đến một lúc nào đó, nếu lạm phát tiếp tục tăng cao sẽ ảnh hưởng làm giảm tăng trưởng. Nhóm SV thực hiện: 23 GVHD: Trương Minh Tuấn Môn: Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ 14 Trong dài hạn, khi tăng trưởng đã đạt đến mức tối ưu thì lạm phát không tác động đến tăng trưởng nữa mà lúc này, lạm phát là hậu quả của việc cung tiền quá mức vào nền kinh tế. 2.2. Mối quan hệ giữa lạm phát và lạm phát mục tiêu Lạm phát mục tiêu có mối liên hệ đáng kể với mức lạm phát (sự chuẩn hoá). Thật ra, hầu hết các quốc gia thường lựa chọn thực hiện lạm phát mục tiêu như một công cụ đưa tỷ lệ lạm phát về một mức thấp. Những quốc gia thực hiện lạm phát mục tiêu đều có tiến bộ rõ rệt trong việc giảm tỷ lệ lạm phát sau khi thực hiện lạm phát mục tiêu (Bernankeet al.1999, Corboet al, 2000). Lạm phát mục tiêu giúp các nước giảm tỷ lệ lạm phát. Bằng chứng chỉ ra rằng những nước lựa chọn lạm phát mục tiêu giảm được lạm phát trong dài hạn xuống dưới mức họ đạt được trong điều kiện không có LPMT, to Bernankeet al. (1999). Vì vậy, chính sách lạm phát mục tiêu thường được liên tưởng như một công cụ quan trọng, ban đầu trong việc giảm lạm phát. Ngoài ra, còn có một số nhà nghiên cứu đưa ra các kết luận về mối quan hệ giữa lạm phát mục tiêu và lạm phát:  Theo lý thuyết của nhà nghiên cứu Johnson, ông đã tìm ra rằng những thông báo về LPMT làm giảm một cách cụ thể lạm phát kỳ vọng (kiểm soát tác động của chu kỳ kinh doanh, lạm phát trong quá khứ và những tác động hỗn hợp). Ở các nước có nền kinh tế mới nổi thì mức độ giảm lạm phát mạnh khi áp dụng LPMT so với khi không áp dụng LPMT. Còn ở các nước công nghiệp phát triển thì sự khác biệt này không nhiều.  IMF (2005) trình bày kết quả của một nghiên cứu tập trung vào những mục tiêu lạm phát của 13 thị trường mới nổi. Họ báo cáo rằng lạm phát mục tiêu làm giảm 4,8% điểm trong lạm phát trung bình, và làm giảm độ lệch chuẩn của nó là 3,6% điểm so với các chiến lược tiền tệ khác.  Mishkin and Schmidt- Hebbel (2007) có kết luận tương tự rằng lạm phát mục tiêu giúp các nước công nghiệp tiên tiến đạt được lạm phát thấp hơn trong một tiến trình dài và đạt được một tỷ lệ lạm phát nhỏ hơn trong việc phản ứng lại các cú sốc về dầu mỏ và tỷ giá. Nhóm SV thực hiện: 23 GVHD: Trương Minh Tuấn Môn: Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ 15  Conçalves và Salles (2008), tương tự như các nghiên cứu IMF, họ thấy rằng việc thông qua một chính sách lạm phát mục tiêu dẫn đến tỷ lệ lạm phát trung bình thấp hơn và giảm biến động tăng trưởng đầu ra so với nhóm kiểm soát của phi mục tiêu.  Masson và cộng sự (1997): Ban đầu khi lạm phát cao hơn mục tiêu lạm phát dài hạn, s ự phù hợp với tính ổn định của giá cả, độ tin cậy của ngân hàng trung ương có thể sẽ thấp. Một cách để đối phó với các biến chứng phát sinh từ một lạm phát cao ban đầu là thực hiện chương trình lạm phát mục tiêu từng bước dần dần, làm cho nó thêm chính thức với thành công ngày càng tăng của việc giảm lạm phát. Qua các nghiên cứu trên có thể kết luận rằng: lạm phát mục tiêu là chính sách được các sử dụng để giảm mức độ lạm phát và để đề ra các chính sách mục tiêu lạm phát thích hợp thì các nhà chiến lược cần dựa vào thông tin về lạm phát. III. KẾT LUẬN MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: 3.1 Một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát mục tiêu: Mishkin đã đưa ra kết luận rằng: khi lạm phát thấp thì mục tiêu lạm phát sẽ không gây hại cho nền kinh tế. Sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ sau khi đạt được mục tiêu giảm lạm phát ở các nước đã áp dụng lạm phát. Trong bài nghiên cứu của mình, Svenssion đã sử dụng kiểm chứng thực nghiệm để chứng mình quan hệ giữa tăng trưởng, biến động tăng trưởng và lạm phát mục tiêu. Vấn đề lạm phát mục tiêu quá chú trọng đến việc tập trung vào lạm phát và khả năng khống chế lạm phát sẽ tăng sự mất ổn đinh trong nên kinh tế và khả năng kéo phát triển kinh tế xuống (theo Friedman and Kuttner (1996), Friedman (2002), và Cecchetti và Ehrmann (2002)). Đồ thị 2.3 cho thấy trung bình tăng trưởng đầu ra và sự biến đổi nó trước và sau khi thực hiện LPMT ở các nước OECD và các nước mới nổi. Nó cũng cho thấy sản lượng đầu ra ở không theo LPMT ở những nước OECD ở năm 1998 và mới nổi năm 2001. Đồ thị cho thấy không có khẳng định cho rằng LPMT ảnh hưởng tăng trưởng hay biến động tăng trưởng. Nghiên cứu thực nghiệm của Batini và Laxon (2007) và Gonçalves và Salles (2008) xem xét nền kinh tế mới nổi và thấy rằng LPMT giúp giảm biến Nhóm SV thực hiện: 23 GVHD: Trương Minh Tuấn Môn: Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ 16 động trong tăng trưởng hay khoảng cách sản lưởng. Không có ảnh hưởng rõ nào của LPMT tới tăng trưởng. Trong thời gian ngắn trước khi thực hiện mục tiêu và khi thực hiện mục tiêu, thì sản lượng đầu ra ổn định hơn cho các nước không thực hiện LPMT. Đối với cả hai nhóm, sản lượng trở nên ổn định hơn trong thời gian thực hiện mục tiêu. Khi kiểm tra bằng cách hồi quy giá trị trung bình, các ước tính cho rằng mục tiêu lạm phát làm tăng sự biến động sản lượng, nhưng điều này không có ý nghĩa thống kê. 3.2 Kết luận về mối quan hệ giữa LPMT và tăng trưởng kinh tế: Từ các quan điểm lý thuyết trên về các mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng, giữa lạm phát và lạm phát mục tiêu, có thể rút ra một số kết luận về mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát mục tiêu như sau. Lạm phát mục tiêu đã giúp cải thiện kinh tế ở những nước đang phát triển. Lạm phát mục tiêu giúp cố định kỳ vọng lạm phát trong dài hạn. Không nước nào sau khi theo LPMT từ bỏ nó (ngoại trừ việc gia nhập EU) hay tỏ ra không hiệu quả. Cả ở những nước phát triển và đang phát triển, lạm phát mục tiêu đều chứng minh nó là chính sách tốt nhất trong các chính sách tiền tệ và đã thành công tuyệt đối so với những chiến lược chính sách tiền tệ khác như tỷ giá mục tiêu hay số lượng tiền mục tiêu. Các quốc gia áp dụng lạm phát mục tiêu đã có thể duy trì được tăng trưởng kinh tế cao hơn đồng thời khả năng ứng phó với khủng hoảng cũng tố t hơn. Việc cố gắng để đạt được lạm phát mục tiêu có thể dẫn đến một mức tăng trưởng không bền vững của công ăn việc làm và sản lượng. Có những trường hợp buộc phải lựa chọn giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế và việc giữ chỉ tiêu lạm phát mục tiêu. Việc lựa chọn này được ví như một sự “đánh đổi” rất khó khăn. Để áp dụng thành công cơ chế lạm phát mục tiêu, đòi hỏi ngân hàng trung ương phải có tính độc lập tương đối, có quyền tự do, linh hoạt và quyền tự quyết định trong điều hành chính sách tiền tệ. Từ việc hướng vào mục tiêu duy nhất là lạm ph át, sẽ tạo tiền đề thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô như tăng trưởng. Nhóm SV thực hiện: 23 GVHD: Trương Minh Tuấn Môn: Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS Trần Hoàng Ngân, ThS. Hoàng Hải Yến và ThS. Vũ Thị Lệ Giang, ĐH Kinh tế TP.HCM, “Lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”. 2. Phí Trọng Hiển, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, 4/2005/ Website ĐCSVN 3. TS Tô Ánh Dương, “lạm phát mục tiêu: điều kiện áp dụng và gợi ý chính sách” trên tạp chí viện kinh tế Việt Nam. 4. PGS.TS Sử Đình Thành, TS Vũ Thị Minh Hằng, giáo trình “nhập môn tài chính tiền tệ”, NXB Lao Động, 2008. 5. 6. l%E1%BA%A1m-phat-m%E1%BB%A5c-tieu-co-th%E1%BB%83- v%E1%BA%ADn-hanh-%E1%BB%9F-cac-qu%E1%BB%91c-gia- th%E1%BB%8B-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-m%E1%BB%9Bi- n%E1%BB%95i 7.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_tieu_luan_lpmt_ttkt_sua_1345.pdf
Luận văn liên quan