Đề tài: Tổng hợp isoparafin bằng phương pháp isome hóa

Isoparafin là những parafin có số C ≥4 trở lên ở dạng mạch nhánh với mạch chính dài, mạch nhánh ngắn, chủ yếu là gốc metyl ở vị trí C số 2. Các isoparafin đều là những cấu tử quan trọng có trong dầu mỏ. Trong xăng, isoparafin chủ yếu giúp cho xăng có trị số octan cao cao.

ppt20 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3671 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài: Tổng hợp isoparafin bằng phương pháp isome hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KỸ THUẬT HÓA HỌC BÀI TẬP MÔN CÔNG NGHỆ TỔNG HỢP HỮU CƠ - HÓA DẦU Đề tài: Tổng hợp isoparafin bằng phương pháp isome hóa GVHD: PGS.TS. Phạm Thanh Huyền SVTH: Tống Hải Đăng 20103083 Nguyễn Hoàng Việt 20109743 Nguyễn Văn Linh 20109719 NỘI DUNG CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG CHƯƠNG 2.CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA QUÁ TRÌNH ISOME HÓA CHƯƠNG 3. SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ISOPARAFIN BẰNG PHƯƠNG PHÁP ISOME HÓA CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG Isoparafin là những parafin có số C ≥4 trở lên ở dạng mạch nhánh với mạch chính dài, mạch nhánh ngắn, chủ yếu là gốc metyl ở vị trí C số 2. Các isoparafin đều là những cấu tử quan trọng có trong dầu mỏ. Trong xăng, isoparafin chủ yếu giúp cho xăng có trị số octan cao cao. 2.1 Khái niệm CHƯƠNG 2.CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA QUÁ TRÌNH ISOME HÓA Izome hóa là quá trình nhằm biến đổi các hyđrocacbon mạch thẳng thành mạch nhánh. Mặt khác, cũng là phương pháp để tạo ra các cấu tử cao octan pha vào xăng nhằm nâng cao trị số octan của xăng. n– parafin → iso – parafin (quá trình này còn gọi là quá trình đồng phân hóa) Ví dụ: n – butan → iso – butan n – pentan → iso – pentan Mục đích của quá trình: + Mục đích của quá trình izome hóa trong chế biến dầu là tăng tính chống kích nổ của xăng máy bay và xăng ô tô . + Trong công nghiệp phát triển với mục đích tăng nguồn iso – butan, là nguồn nguyên liệu để sản xuất alkylat, là thành phần trị số octan cao cho xăng máy bay . 2.2. Đặc trưng về nhiệt động và động học Các phản ứng isome hoá n-pentan và n-hexan là các phản ứng tỏa nhiệt nhẹ. Bảng số liệu dưới đây cho thấy nhiệt phản ứng để tạo thành các isome hoá từ các cấu tử riêng biệt: Do đó các phản ứng isome hoá là tỏa nhiệt thuận nghịch và không có sự tăng thể tích, vì thế cân bằng của phản ứng chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ. Nhiệt độ thấp sẽ có lợi cho quá trình. 2.3. Nguyên liệu và sản phẩm của quá trình isome hóa Nguyên liệu Trong công nghiệp thì người ta thường dùng nguyên liệu cho quá trình isome hoá là: C4,C5,C6 hay hỗn hợp của chúng là phần naphta nhẹ. Thông thường hàm lượng n-parafin chỉ chiếm khoảng nhỏ hơn 60%. Để đạt được hiệu suất cao thì cần phải tách phần iso-parafin ra khỏi nguyên liệu. Đặc trưng của nguyên liệu sẽ quyết định đến chế độ công nghệ và chất lượng sản phẩm. Sản Phẩm : Iso-parafin dùng cho pha xăng và làm nguyên liệu cho tổng hợp hóa dầu 2.4. Cơ chế của quá trình isome hóa 2.5. Xúc tác của quá trình izome hóa Xúc tác lưỡng chức: Thường xúc tác này gồm hai phần: Phần kim loại có đặc trưng hyđro hoá, kim loại thường dùng là : Pt, Pd… Phần chất mang axit (Al2O3 , Al2O3 + ,halogen ,aluminosilicat…). Một số loại xúc tác: Pt/Al2O3, Pt/Modenit, Pt/Al2O3, zeolite ZSM5,11. Xúc tác zeolite: zeolit sử dụng phù hợp nhất cho quá trình isome hoá là ZSM5,11. 2.6. Các thông số ảnh hưởng đến quá trình Áp suất H2 Các thông số ảnh hưởng đến quá trình Nhiệt độ của phản ứng +Nhiệt độ quá trình phản ứng ảnh hưởng trực tiếp đến thành phần sản phẩm thông qua hiệu ứng nhiệt các phản ứng và ảnh hưởng tới vận tốc phản ứng. +Về nhiệt động thì nhiệt độ cao không có lợi cho phản ứng isome hoá nhưng về động học thì rất tốt.Khi tăng nhiệt độ thì các phản ứng cracking và các phản ứng đề hyđro hoá chiếm ưu thế. +Nhiệt độ thấp rất có lợi cho phản ứng isome hoá nhưng hiệu suất của quá trình không cao +Ngày nay đối với quá trình dùng xúc tác thì nhiệt độ phản ứng đã được hạ thấp xuống còn khoảng 90 -1250C. 2.7. Các thông số ảnh hưởng đến quá trình Tốc độ thể tích là nghịch đảo thời gian tiếp xúc giữa nguyên liệu và các sản phẩm trung gian với xúc tác trong phản ứng. Năng suất của quá trình cao khi khắc phục được giai đoạn chậm. Do đó người ta cố gắng đưa vận tốc khuyếch tán xấp xỉ với vận tốc động học. Khi nhiệt độ của phản ứng tăng lên 100C thì vận tốc động học tăng lên 2-3 lần còn vận tốc khuyếch tán tăng lên 1-1,5 lần. Với quá trình isome hoá, khi tăng tốc độ thể tích thì phản ứng isome hoá chiếm ưu thế Tốc độ thể tích SO SÁNH CÔNG NGHỆ 3.1. Công nghệ Penex của UOP Quá trình này cũng nhằm đi sản xuất xăng có chất lượng cao từ các phân đoạn có trị số octan thấp. Xúc tác của quá trình thuộc loại Fidel-Craft và xúc tác hyđrô hoá, xúc tác được biểu diễn dưới dạng HAlX4 (H+ A-). Quá trình này diễn ra ở lớp xúc tác cố định Nhiệt độ phản ứng : 120-2600C Áp suất của quá trình này là: 2,1-7 MPa CH3-CH2-CH2-CH2–CH3  CH3-CH(CH3)-CH2-CH3 n-pentan iso-pentan Sơ đồ công nghệ Penex của UOP (1) Thiết bị sấy khí (2) Máy nén (3) Thiết bị phản ứng (4) Thiết bị tách (5)Tháp ổn định (6) Thiết bị lọc khí KẾT LUẬN Quá trình isome hoá n-parafin được dùng để nâng cao trị số octan của phân đoạn pentan-hexan của phần xăng sôi đến 700C, đồng thời cũng cho phép nhận các iso-parafin riêng biệt như iso-pentan và iso-butan từ nguyên liệu cho quá trình tổng hợp cao su iso-pren, iso-butan là nguồn nguyên liệu tốt cho quá trình alkyl hoá, hoặc để nhận iso-buten cho quá tổng hợp MTBE.  Với mức độ sử dụng nhiên liệu xăng như hiện nay, nhu cầu về xăng chất lượng cao, xăng không chì của xã hội, thì ngoài Reforming xúc tác, Cracking xúc tác là hai quá trình chế biến cơ bản, quá trình isome hoá vẫn là một phương án đầy triển vọng. Vì vậy, việc tìm hiểu về các công nghệ tổng hợp iso-parafin bằng quá trình isome. TÀI LIỆU THAM KHẢO PGS.TS. Phạm Thanh Huyền , PGS.TS Nguyễn Hồng Liên. Công nghệ tổng hợp hữu cơ hóa dầu. NXB Khoa học và kỹ thuật 2006. TS. Lê Văn Hiếu. Công nghệ chế biến dầu mỏ. NXB Khoa học kỹ thuật 2001 3. PGS.TS. Đinh Thị Ngọ. Hoá học dầu mỏ. ĐHBKHN 2001. Robert.A.Meyers - Hanbook of petroleum refining processes, second edition. 1986. Hydrocacborn Processing . November/2000 6. Kiều Đình Kiểm –Các sản phẩm dầu mỏ và hoá dầu, 1999.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptcnhoadau_1_2__9052.ppt