Đề tài Tổng hợp tại Công ty điện tử Đống Đa

MỤC LỤC I. Tổng quan về Công ty. 1 1.1 Thông tin chung về công ty. 1 1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 2 II. Một số đặc điểm kinh tế kĩ thuật của công ty. 6 2.1 Sản phẩm dịch vụ , thị trường và khách hàng. 6 2.1.1 Sản phẩm dịch vụ. 6 2.1.2 Khách hàng. 8 2.1.3. Thị trường, Marketing. 8 2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty. 9 2.3 Cơ sở vật chất, trang thiết bị và công nghệ của công ty. 12 2.4 Lao động. 13 2.4.1 Kết cấu lao động. 13 2.4.2 Điều kiện và môi trường làm việc. 15 2.5 Tình hình hoạt động và kinh doanh của công ty. 16 2.5.1 Vốn tài chính và tình hình quản lý vốn. 16 2.5.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. 19 III.Thực trạng về công tác quản lý chất lượng của công ty. 22 3.1 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm dịch vụ. 22 3.2 Thực trạng về chất lượng sản phẩm23 3.3 Hệ thống quản lý chất lượng mà công ty áp dụng. 24 IV. Đánh giá và nhận xét chung tình hình hoạt động và công tác quản lý của công ty.26 4.2 Một số tồn tại và nguyên nhân:26 NẾU CÓ THẮC MẮC GÌ VỀ BÀI VIẾT BẠN LIÊN HỆ SỐ ***********

doc31 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2693 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổng hợp tại Công ty điện tử Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Tổng quan về Công ty 1.1 Thông tin chung về công ty Công ty điện tử y tế Medda là công ty thành viên của Công ty điện tử Đống Đa, được thành lập theo quyết định số 489TC/QĐ ngày 19 tháng 11 năm 2004 của Giám đốc Công ty điện tử Đống Đa. Tên giao dịch quốc tế: MEDDA Medical Electronics Co. Địa chỉ: Số 2 Phố Chùa Láng-Đống Đa-Hà Nội Điện thoại: (84.4)8352723-(84.4)8352584 Fax: (84.4)7754863 Ngày 05 tháng 11 năm 2007 Công ty điện tử y tế Medda được chuyển đổi thành Công Ty TNHH Một Thành Viên. Tên đơn vị: Công ty TNHH Một Thành Viên Viettronics Medda Tên tiếng anh: Viettronics Medda one member company limited Tên giao dịch quốc tế:Viettronics Medda one member company limited Tên viết tắt: Viettronics Medda co.,Ltd Địa chỉ: Số 2 Phố Chùa Láng- Đống Đa-Hà Nội Điện thoại: (84.4)8352723-(84.4)8352584 Fax: (84.4)7754863 Chức năng và nhiệm vụ của đơn vị: Công ty có chức năng sản xuất, kinh doanh các sản phẩm điện, điện tử và các thiết bị công nghệ cho sản xuất các sản phẩm thiết bị y tế. Công ty có chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp, các thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, vật tư, các sản phẩm điện, điện tử, điện lạnh và các trang thiết bị y tế. 1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Khái quát chung Công ty TNHH Một Thành Viên Viettronics Medda là một trong những doanh nghiệp lớn trực thuộc Tổng Công ty Điện tử và Tin học Việt Nam. Công ty điện tử y tế Medda, được thành lập Quyết định số 489/QĐ /TC ngày 19 tháng 11 năm 2004 của Giám đốc Công ty điện tử Đống Đa. Công ty điện tử Y tế Medda có trụ sở chính đặt tại : Số 2 Phố chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, TP Hà Nội. Đơn vị hoạt động theo Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh đơn vị Kinh tế trực thuộc doanh nghiệp Nhà nước số 0116000409 ngày 29 tháng 11 năm 2004 do sở Kế Hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp. Ngành nghề kinh doanh Sản xuất , sửa chữa , lắp ráp và kinh doanh( bao gồm cả làm đại lý ) các sản phẩm điện tử y tế, điện dân dụng, điện lạnh, thiết bị văn phòng, thiết bị kỹ thuật tin học và đồ chơi điện tử. Kinh doanh và lắp ráp các hệ thống thiết bị môi trường. Tư vấn và dịch vụ bảo trì, nâng cấp các thiết bị có sử dụng điện tử về đo lường và điều khiển tự động, thiết bị điện và điện lạnh./. Doanh nghiệp cấp trên trực tiếp: Công ty Cổ phần Viettronics Đống Đa Giới thiệu đôi nét về công ty cổ phần Viettronics Đống Đa Công ty cổ phần Viettronics Đống Đa là một doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất kinh doanh các loại hàng gia dụng nằm dưới sự quản lý của Liên hiệp Điện Tử Tin học Việt Nam. Công ty thuộc Bộ Công nghiệp hoạt động theo cơ chế hạch toán kinh doanh. Trụ sở chính tại 56 đường Nguyễn Chí Thanh- Đống Đa- Hà Nội Tiền thân của công ty là phòng nghiên cứu điện tử thuộc Bộ Cơ khí Luyện kim (cũ), được thành lập theo Quyết định số 803/CL-CB ngày 29 tháng 10 năm 1970 của Bộ trưởng Bộ cơ khí thành lập phòng nghiên cứu điện tử trực thuộc Bộ. Phòng nghiên cứu này có nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo các thiết bị điện tử chuyên dùng và sản xuất một số linh kiện điện tử, số lao động chỉ có 7 người. Nhìn chung, sản xuất lúc này mang tính đơn chiếc và thử nghiệm. Sản phẩm bao gồm: - Điện tử y tế: Điện tâm đồ, điện não đồ, máy siêu âm, ổn áp các loại - Một số linh kiện điện tử khác: Tủ điện tử, triết áp, linh kiện bán dẫn. Sản phẩm phần lớn cung cấp cho các đơn vị đặt hàng chỉ có một số ít được bán ra thông qua các cửa hàng bách hoá. Hoạt động không mang lại hiệu quả kinh tế nên đã có lúc tưởng như phải giải thể vì công ty tồn tại hoàn toàn phụ thuộc vào chi phí của nhà nước. Ngày 30 tháng 4 năm 1982 theo Quyêt định số 94/CL-TCQL của Bộ trưởng Bộ cơ khí luyện kim chính thức chuyển phòng nghiên cứu điện tử thành xí nghiệp điện tử thuộc Liên hiệp điện tử Việt nam, chuyên lắp ráp đồ gia dụng lấy tên là: Xí nghiệp sửa chữa và chế tạo các thiết bị điện tử công nghiệp. Gọi tắt là: Xí nghiệp Viettronics Đống Đa trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp điện tử. Ngày 20 tháng 5 năm 1993 Xí nghiệp Viettronics Đống Đa được đổi tên thành Công ty Điện tử Đống Đa. Ngày 14 tháng 11 năm 1994: Sát nhập Xí nghiệp sửa chữa và bảo hành điện tử dân dụng với Công ty điện tử Đống Đa. Ngày 1 tháng 11 năm 2003 Sát nhập công ty Điện tử công trình với công ty Điện tử Đống Đa. Ngày 13 tháng 7 năm 2006 Công ty chuyển đổi thành công ty cổ phần Viettronics Đống Đa. Viettronics Đống Đa ngày nay nằm trên con đường Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội. Chiếm diện tích là 13500m2. Có khoảng 10000m2 nhà văn phòng và xưởng với gần 300 lao động trong đó 108 thạc sĩ, kỹ sư, cử nhân các ngành,17 trung cấp kỹ thuật, 100 công nhân lành nghề. Có mạng lưới bán hàng và cung cấp dịch vụ sau bán hàng trên phạm vi toàn quốc, bao gồm 19 trung tâm, cửa hàng và đại lý. Có 4 Công ty, Xí nghiệp trực thuộc đó là: Công ty Đầu tư và Phát triển VNC Công ty điện tử y tế Medda Công ty Kỹ thuật Công trình VNC tại TPHCM Xí nghiệp tư vấn và xây dựng công trình VNC tại TP Thanh Hoá. Công ty điện tử y tế Medda là Công ty thành viên của Công ty điện tử Đống Đa được thành lập theo quyết định số 489TC/QĐ ngày 19 tháng11 năm 2004 của giám đốc Công ty diện tử Đống Đa. Đến ngày 05 tháng 11 năm 2007 Công ty điện tử y tế Medda được chuyển đổi thành Công ty TNHH Một Thành Viên. Sở dĩ có sự thành lập Công ty điện tử y tế Medda là do nhu cầu của thị trường. Do sự phát triển của các sản phẩm y tế. Mặc dù mãi tới cuối năm 2004 mới có quyết định thành lập nhưng trên thực tế hoạt động kinh doanh trong linh vực thiết bị y tế đã phát triển rất mạnh trước đó. Đây là cơ sở và tiền đề cho sự hình thành và ra đời của công ty sau này. Năm 1995 công ty bắt đầu thiết kế và sản xuất các thiết bị y tế. Một dự án được thành lập bởi sự hợp tác giữa hai bên là Bộ Y tế và Bộ Công nghiệp để sản xuất các thiết bị y tế thay thế cho hàng nhập khẩu. Các sản phẩm đó bao gồm: Nồi hấp tiệt trùng loại 75l, hộp đựng dụng cụ tiệt trùng, máy lắc máu, tủ sấy tiệt trùng 32l, máy hút dịch. Những sản phẩm này đều trải qua kiểm nghiệm thực tế sử dụng tại các bệnh viện, được Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành trên thị trường Việt Nam. Năm 1999 trúng thầu cung cấp hệ thống máy thở cho các bệnh viện tuyến tỉnh toàn miền Bắc Việt Nam. Trúng thầu cung cấp hệ thống máy thở và máy thở cao cấp thuộc dự án nâng cấp cải tạo Bệnh viện Bạc Mai giai đoạn I mang tên là " Dự án hồi sức cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn I" Năm 2001 trúng thầu gói thầu tài trợ bởi ngân hàng Thế giới. Dự án thuộc Bộ y tế số 01/ICP-Equip-10 cung cấp nồi hấp tiệt trùng loại 20l và hộp hấp tiệt trùng đường kính 240mm và hệ thống tiệt trùng đồng bộ trung tâm. Trúng thầu gói thầu quốc tế do nguồn vốn EU tài trợ. Trị giá xấp xỉ 10 tỉ đồng VN cung cấp thiết bị y tế tiệt trùng và hệ thống hấp tiệt trùng đồng bộ trung tâm cho các bệnh viện tuyến Tỉnh và bệnh viện tuyến Huyện. Các sản phẩm thiết bị y tế này sản xuất ra cũng được xuất khẩu ra nước ngoài với số lượng lớn và được kiểm định, đảm bảo chất lượng tốt. Công ty còn là đại diện độc quyền của một số tập đoàn chế tạo thiết bị y tế cao cấp nước ngoài như: Tập đoàn chế tạo máy thở nhân tạo Hoa Kỳ, tập đoàn chế tạo máy siêu âm chuẩn đoán Hàn Quốc, tập đoàn thiết bị y tế Nhật Bản Cho đến nay Công ty điện tử y tế Medda mang tên Công ty TNHH Một Thành Viên Viettronics Medda vẫn không ngừng phát triển và lớn mạnh. II. Một số đặc điểm kinh tế kĩ thuật của công ty 2.1 Sản phẩm dịch vụ , thị trường và khách hàng 2.1.1 Sản phẩm dịch vụ Công ty TNHH Một Thành Viên Viettronics Medda chuyên sản xuất các sản phẩm thiết bị y tế. Sau đây là danh sách những sản phẩm mà công ty đang sản xuất và lắp ráp: Các loại nồi hấp tiệt trùng có dung tích 20 lít, 52 lít, 75lít... đến 608lít, bán tự động và tự động hoàn toàn. Các loại nồi hấp tiệt trùng có khoang hấp được bao bọc bởi lớp áo ngoài cách nhiệt tốt. Chương trình làm khô tự động bằng bẫy chân không hiệu quả cao. Mức đặt nhiệt độ tối đa được khống chế bởi các bộ phận cảm biến tự động. Trong trường hợp mức nhiệt độ quá cao nồi hấp sẽ tự động giảm, cắt nguồn đảm bảo an toàn. Nồi hấp được trang bị với một máy bơm nước áp lực cao để tự động cấp nước cho bình sinh hơi bên trong và bộ phận bẫy Canxi, giúp người vận hành máy linh hoạt khi lựa chọn vị trí lắp đặt. Đặc tính này cũng cho phép khử trùng nguyên vật liệu với số lượng nhỏ. Phần xả hơi nước thực hiện chức năng giống như chu trình trước và được hút chân không để tăng thêm hiệu quả của quá trình khử trùng và sấy khô. Các loại tủ sấy tiệt trùng có dung tích từ 32 lít đến 1500 lít, hoạt động tự động theo lập trình có độ chính xác cao. Các tủ sấy điều khiển hoàn toàn tự động bằng bộ vi xử lý, tích hợp chưong trình thông minh thực hiện kiẻm soát nhiệt độ thời gian trong quá trình khư trùng với độ chính xác cao. Hệ thống quạt đảo khí nóng tạo nhiệt độ trong tủ đồng đều đồng thời tách hơi nước ra khỏi vật sấy để sự tiệt trùng có hiệu quả cao nhất. Tủ sấy dược liệu tự động hoạt động bằng bộ vi xử lý tích hợp chương trình chuyên dụng điều khiển nhiệt độ, thời gian, đảo nhiệt, tách hơi nước để sấy khô, sấy chín các dược liệu. Các loại tủ ấm nuôi cấy vi sinh có dung tích từ 53 lít đến 2000 lít, có độ chính xác cao. Lắp ráp tại Medda Co-Việt Nam theo công nghệ của Cộng hoà Liên Bang Đức. Vỏ cách nhiệt hai lớp, buồng, khay tủ ấm cấu tạo bằng inox SUS 304. Cửa tủ ấm cấu tạo hai lớp bên trong là lớp kính tụ nhiệt bên ngoài bằng inox. Nhiệt độ thời gian chờ cho máy hoạt động, thời gian giữ ấm cho máy có thể điều chỉnh với độ chính xác cao. Thiết bị điều khiển bằng vi xử lý trung tâm tự động hoạt động từ đầu đến khi kết thúc. Các loại máy lắc máu, máy hút dịch. Máy điện tim Máy thở BIPAP VISION Máy tạo ôxi Máy bóp cao cấp Những sản phẩm này được cấp phép lưu hành tại các bệnh viện trong cả nước. Ngoài việc, sản xuất các sản phẩm truyền thống như đã nêu ở trên công ty còn là đại diện độc quyền của một số độc quyền chế tạo thiết bị y tế cao cấp nước ngoài như tập đoàn chế tạo máy thở nhân tạo ( Respironics CO.Ltd - Hoa Kỳ ). Tập đoàn chế tạo máy siêu âm chẩn đoán ( Medison – Hàn Quốc), tập đoàn thiết bị y tế ( Paramount- Nhật bản)… Hiện nay, công ty điện tử y tế MEDDA đang kết hợp với các công ty điện tử y tế của Mỹ, Nhật, Hàn Quốc triển khai hàng loạt các dự án chế tạo các thiết bị điện tử y tế công nghệ cao như: Các loại máy điện tim 3 kênh, 6 kênh , 12 kênh. Các loại máy theo dõi bệnh nhân ( Patient Monitoring) Các loại máy siêu âm chuẩn đoán ( màu và đen trắng) Các loại máy X-Quang công nghệ digital( di động và cố định) 2.1.2 Khách hàng Trong nền kinh tế thị trường, với môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì chất lượng trở thành căn cứ quan trọng quyết định đến sự mua hàng của khách hàng. Khách hàng là điều kiện tiên quyết để mỗi doanh nghiệp nói chung và công ty nói riêng có thể tồn tại và phát triển. Chìa khoá của sự thành công trong cạnh tranh là duy trì và phát triển khách hàng thông qua việc đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Nhiệm vụ đầu tiên của mỗi doanh nghiệp là xác định rõ khách hàng của doanh nghiệp là ai từ đó mới biết cung cấp cái gì và làm thế nào để cung cấp thoả mãn tốt nhất nhu cầu của họ. Trên cơ sở đó, công ty điện tử Y tế Medda đã xác định rõ khách hàng chủ yếu của công ty là các bệnh viện trong cả nước bao gồm cả các bệnh viện tư nhân, các trạm y tế địa phương, các trường đào tạo có liên quan đến thiết bị y tế và một phần lớn xuất khẩu ra nước ngoài. 2.1.3. Thị trường, Marketing Thị trường là nhân tố quan trọng, là xuất phát điểm, tạo lực hút định hướng cho sự phát triển của công ty. Việc xác định đối tượng khách hàng giúp công ty định rõ được thị trường. Căn cứ vào đó công ty xác định thị trường của mình là thị trường trong và ngoài nước. Trong những năm vừa qua, do chiếm lĩnh được một thị phần đáng kể ở Đông Nam Á, công ty đã cung cấp và thực hiện dịch vụ bảo hành đối với một số lượng lớn hàng hoá do sản xuất hoặc nhập khẩu từ nước ngoài. Đảm bảo tốt chất lượng không những trong mà còn sau khi cung cấp sản phẩm. Với thế mạnh về vốn nhân lực, kỹ thuật công ty hiện đang chiếm lĩnh một thị trường lớn đáng kể ở Việt Nam và khu vực. Nhờ có đội ngũ lao động năng động giàu kinh nghiệm, linh động trong việc huy động vốn và có sự kết hợp với sự đầu tư kỹ thuật công nghệ của nước ngoài, công ty chắc chắn sẽ phát triển ở mức độ cao hơn, cung cấp thị trường nhiều chủng loại thiét bị y tế có hàm lượng công nghệ cao, phục vụ tốt hơn cho ngành điện tử y tế của Việt Nam và quốc tế. Cùng với sự quan tâm đúng mức của cấp trên và sự nỗ lực của chính công ty chắc chắn rằng công ty sẽ còn phát triển tiến xa hơn nữa trong tương lai. 2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty Cùng với sự đổi mới của nền kinh tế, những quy luật khách quan, chủ quan, mội trường kinh doanh trong nước cũng như nước ngoài tác động rất lớn đến các doanh nghiệp nói chung cũng như công ty nói riêng, đòi hỏi công ty phải có một bộ máy linh hoạt gọn nhẹ. Quán triệt tinh thần đó, công ty đã nhanh chóng xác định được một cơ cấu tổ chức linh hoạt và gọn nhẹ. Như chúng ta có thể thấy theo sơ đồ dưới đây. Mô hình 1: Sơ đồ cơ cấu chứctổ KDTT Xưởng Phòng dự án Ban Giám Đốc KHKD TC-KT Phòng KT TCHC (Nguồn: Công ty điện tử y tế Medda) Qua sơ đồ và thực tế công ty : Ban giám đốc bao gồm Giám đốc và Phó giam đốc Giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, trực tiếp chi phối hoạt đọng kinh doanh chính, chỉ đạo và phối hợp các phòng ban. Hiện nay, giám đốc công ty là Nguyễn Công Uân Phó giám đốc có nhiệm vụ trợ giúp giám đốc điều hành hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm thay thế giám đốc điều hành các bộ phận được uỷ quyền, giúp đỡ cho ban giám đốc và các phòng ban trang thiết bị y tế. Trong đó, ban trang thiết bị y tế có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe thường xuyên cho cán bộ công nhân viên, phòng chống các dịch bệnh và tạo điều kiện sinh hoạt vệ sinh cho cán bộ công nhân viên. Phòng kinh doanh thị trường: Nghiên cứu, xây dựng, nắm bắt thị trường trong và ngoài nước, đảm bảo tiêu thụ sản phẩm và thực hiên các công việc kinh doanh của công ty. Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tổ chức quản lý lao động, giải quyết chế độ cho người lao động như: Điều động lao động, tuyển dụng lao động, giải quyết hưu trí, tìên lương cho người lao đông. Phòng tài chính kế toán: Làm nhiệm vụ kế toán, có chức năng thu thập và xử lý thông tin về tình hình vốn, tài sản, tài chính của công ty để giám đốc cũng như các phòng ban của công ty có những thông tin cần thiết, phù hợp, kịp thời phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Phòng Kế hoạch- Kỹ thuật: Có chức năng xây dựng quản lý các định mức kinh tế, kỹ thuật, quản lý thiết bị.nghiên cứu các phương án đổi mới kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Phòng dự án: Lập các dự án đầu tư, tổ chức đấu thầu. Quản lý các văn bản, tài liệu, hồ sơ tư cách pháp nhân của công ty. Phòng KH-KD: Tham mưu đề xuất các biện pháp sản xuất kinh doanh.Tổng hợp các biện pháp sản xuất kinh doanh. Xưởng: Là nơi để sản xuất lắp ráp các sản phẩm thiết bị y tế. Mối quan hệ công tác giữa các phong ban trong công ty: Căn cứ vào chức năng , nhiệm vụ của mỗi phòng ban mà trưởng và phó các phòng an là người chiu trách nhiệm trước giám đốc công ty và kết quả thực hiện nhiệm vụ của các phòng ban và nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc. Trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ, các phòng ban có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau cùng tham gia giải quyết các công việc chung của công ty có liên quan đến chức năng và nhiệm vụ của phòng ban mình phụ trách. Các phòng ban của công ty có trách nhiệm hướng dẫn và giúp đỡ các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện công tác chuyên môn nghiệp vụ của mình đồng thời có trách nhiệm đôn đốc kiểm tra giám sát việc thực hiện chức nẳng nhiệm vụ chuyên môn do phòng ban phụ trách. Qua hoạt động thực tế đã cho thấy công ty tổ chức thực hiện tốt mối quan hệ, trách nhiệm giữa các phòng ban và có sự đôn đốc, kiểm tra giám sát kịp thời. 2.3 Cơ sở vật chất, trang thiết bị và công nghệ của công ty Mỗi doanh nghiệp tiến hành hoạt động trong những điều kiện xác định về công nghệ. Trình độ hiện đại máy móc thiết bị và quy trình công nghệ ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất sản phẩm, đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động tự động hoá hay những doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm có hàm lượng chất xám cao. Công ty TNHH Một Thành Viên Viettronics Medda trụ sở tại số 2 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội với diện tích khoảng 4000m2 gồm 2 phhân xưởng lắp ráp và các phòng ban. Các trang thiết bị máy móc dây truyền lắp ráp của công ty đều nhập từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và một số nước phát triển khác trên thế giới. Giá tri dây truyền lắp ráp này chiếm một tỷ trọng vốn cao. Vì sản phẩm của công ty là sản phẩm công nghệ cao, chứa đựng nhiều hàm lượng khoa học. Do đó nó đòi hỏi dây truyền công nghệ sản xuất tiên tiến và hiện đại. Các dây truyền này được thiết kế và hoạt động điều khiển theo kiểu logic có thể lập trình được. Tài sản hữu hình của công ty bao gồm các nhà cửa, nhà xưởng, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị dụng cụ quản lý. Tài sản cố định được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian sử dụng ước tính phù hợp. Số năm khấu hao của tài sản cố định như sau: Nhà cửa, vật kiến trúc là từ 5-50 năm Máy móc và thiết bị là từ 3-15 năm Phương tiện vận tải truyền dẫn từ 6-30 năm Thiết bị, dụng cụ quản lý từ 3-8 năm. Bảng 1: Tài sản và thiết bị, máy móc của công ty Đơn vị tính: VNĐ STT Tên thiết bị, máy móc Thành tiền 1 Văn phòng, nhà xưởng 3.250.000.000 2 Máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất 2.130.000.000 3 Phương tiện vận tải đi lại 820.000.000 4 Thiết bị văn phòng 1.100.000.000 Tổng cộng 730.000.000 (Nguồn: Công ty điện tử y tế Mdda) Sản phẩm của công ty được lắp ráp tại phân xưởng. Có hai phân xưởng: Phân xưởng 1: Nguyên liệu chính là các linh kiện rời ngoại nhập do công ty vật tư cung cấp có nhiệm vụ lắp ráp thành các mảnh sau đó chuyển sang phân xưởng thứ 2. Phân xưởng 2: Nhập các mảnh từ phân xưởng 1 và một số linh kiện khác sau đó có nhiệm vụ lắp ráp thành các thành phẩm nhập kho. 2.4 Lao động 2.4.1 Kết cấu lao động Từ khi thành lập, nguồn nhân lực của công ty là sự kế thừa và phát triển trên cơ sở nguồn nhân lực của xí nghiệp Viettronics Đống Đa. Do vậy, với sự quen biết công việc, kinh nghiệm, những bạn hàng cũ là tiền đề cần thiết bước đầu giúp cho công ty có được uy tín, sự tin cậy trong khách hàng. Tuy nhiên, do được thành lập từ công ty chịu ảnh hưởng của cỏ chế bao cấp nên công ty có đội ngũ lao động có tuổi đời lớn. Hiện nay đội ngũ lao động này có trình độ tay nghề cao, linh hoạt thích ứng với môi trường kinh doanh mới- môi trường theo xu thế hội nhập toàn cầu. Trình độ lao động trong công ty là rất cao, trình độ lao động gián tiếp phần lớn là lao động có trình độ kỹ sư cao đẳng và các cử nhân. Lao động trực tiếp có trình độ thợ bậc cao và sồ ít là lao động thủ công. Để có đội ngũ cán bộ công nhân viên như vậy là cả sự cố gắng của công ty và thông qua việc ký kết hợp đồng lao động giữa công ty với người lao động và làm cho người lao đông yên tâm gắn bó với công ty. Cụ thể ta có bảng kết cấu lao động như sau: Bảng 2 : Kết cấu lao đông của công ty Các phòng, ban Lao động Kỹ sư, cao đẳng Trung cấp Công nhân Nhân viên Tổng số Nam Nữ Ban Giám đốc 2 2 0 2 0 0 0 Phòng KT 3 3 0 2 1 0 0 Phòng Dự án 2 1 1 2 0 0 0 Phong TC-KT 1 0 1 1 0 0 0 Phòng TCHC 2 1 1 1 1 0 0 Phòng KDTT 2 1 1 1 1 0 0 Phòng KHKD 2 1 1 2 0 0 0 Xưởng 20 15 5 2 4 15 1 (Theo nguồn bảng theo dõi tình hình của công ty) Nhìn vào bảng ta thấy số lượng công nhân viên của công ty là 34 người. Trong đó có 24 là lao động nam và 10 lao động nữ. Sô lượng lao động trực tiếp công ty có thể linh động điều chỉnh bằng cách thuê ngoài đươc như khi công ty nhận được những đơn đặt hàng lớn. Công ty phải thuê ngoài nhiều khi số lượng công nhân trong xưởng lên tới hàng trăm người. Do thời gian hoàn thành một lô hàng từ khi nó còn là một linh kiện rời cho tới khi trở thành thành phẩm nhập kho phải mất một thới gian khá dài mới có thể đem đi tiêu thụ. Do chu kỳ sản xuất kéo dài và vốn phần lớn là vốn đi vay ngắn hạn nên công tác tiêu thụ đã trở nên quan trọng, nó đòi hỏi công tác này phải đạt kết quả cao mới có thể hoàn được vốn nhanh chóng và bù đắp được chi phí đem lại lợi nhuận cho công ty. 2.4.2 Điều kiện và môi trường làm việc Từ cơ cấu tổ chức của công ty có thể nhận xét rằng công ty có cơ cấu nhỏ gọn. Nhưng các nhân viên trong công ty đều phải thể hiện được họ thực sự có năng lực. Tất cả các nhân viên hiện làm việc tại công ty đều là những nhân viên năng nổ, có khả năng làm việc độc lập và khả năng làm việc theo nhóm, làm việc theo nhóm, kết hợp sức mạnh của từng cá nhân để tạo nên sức mạnh tổng hợp chính là một nhân tố cực kì quan trọng tạo nên những thành công của công ty. Quy chế trả lương - Đối với người lao động thử việc: Ngoài việc ký kết hợp đồng lao động thử việc trong thời gian 02 tháng, thời gian thử thách 01 tháng, người lao động sẽ được hưởng mức lương tuỳ thuộc vào công việc và theo sự thoả thuận giữa chủ lao động và người xin việc. - Đối với người lao động chính thức: Sau khi kết thúc thời hạn ký kết hợp đồng lao động thử việc, người lao động sẽ được ký hợp đồng lao động chính thức bao gồm quyền lợi được mua bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế theo đúng quy định của pháp luật. - Mức lương hàng tháng trả cho người lao động chính thức bao gồm mức lương cơ bản và các khoản phụ cấp khác tuỳ thuộc vào từng vị trí, chức danh công việc mà người đó đảm nhận. Lương cơ bản: - Được tính dựa trên mức lương mới do Nhà nước quy định bằng cấp bậc x 450.000 đồng. Công ty mua bảo hiểm cho người lao động dựa trên mức lương cơ bản đối với từng chức danh cụ thể. Lương hiệu quả và các khoản phụ cấp khác Lương hiệu quả và các khoản phụ cấp (phụ cấp ăn trưa, xăng xe, điện thoại, gửi xe...) cho từng người lao động sẽ được tính dựa trên từng vị trí công việc mà nguời đó đảm nhận. Mặt khác công ty cũng sẽ thưởng cho công nhân viên khi kết thúc một đơn đặt hàng lớn hay vào những dịp lễ. Đây là một nhân tố quan trọng để kích thích tinh thần làm việc của nhân viên. Môi trường làm việc Công ty làm việc theo giờ hành chính tức 8 giờ một ngày. Tuy nhiên cũng có lúc phải làm them thời gian cho kip với hợp đồng đặt hàng. Khi đó công nhân viên sẽ được hưởng chế độ phụ cấp và hưởng lương them theo quy định của công ty. Làm việc trong môi trường an toàn và có chế độ bảo hộ lao động. 2.5 Tình hình hoạt động và kinh doanh của công ty 2.5.1 Vốn tài chính và tình hình quản lý vốn a. Vốn tài chính Vốn là điều kiện đầu tiên của bất kỳ công ty nào khi bước vào hoạt động kinh doanh. Có thể nói , vốn quyết định đến sự sống còn của công ty và là dấu hiệu của sự làm ăn thịnh vượng hay thua lỗ của công ty. Đối với công ty điện tử Y tế Medda nay là Công ty TNHH một thành viên Viettronics MEDDA thì vốn có vai trò đặc biệt quan trọng và có thể huy động từ nhiều nguồn khác nhau với số lượng lớn. Tuy nhiên để có số lượng vốn hợp lý với điều kiện kinh doanh và đảm bảo an toàn trong kinh doanh thì công ty phải dựa vào thực trạng kinh doanh của chính mình, khả năng duy trì và khả năng quay vòng vốn. Trên thực tế, ở nước ta hầu hết các công ty đều thành lập trên cơ sở không có đảm bảo chắc chắn về tài chính nên không có khả năng cạnh tranh cao hoặc không chịu đựng được những biến động của thi trường. Nguồn vốn của công ty được huy động từ 2 nguồn: Vốn tự có của công ty: Lượng vốn này chiếm rất ít so với tổng lượng vốn của công ty. Vốn đầu tư của chủ sở hữu, lợi nhuận chưa phân phối, nguồn vốn đầu tư XDCB. Vốn vay ngân hàng: Là nguồn vôn chủ yếu của công ty và công ty chủ yếu là vay ngắn hạn. Từ khi thành lập công ty đã không ngừng mở rộng sản xuất của mình. Bảng tình hình vốn của công ty trong 3 năm 2005,2006 và năm 2007 . Theo bảng cơ cấu vốn của công ty. Bảng 3: Bảng tình hình nguồn vốn của công ty Đơn vị tính: VNĐ STT Nguồn vốn 2005 2006 2007 1 Nợ phải trả 2.582.132.049 7.729.562.768 8.258.929.541 2 Vay ngắn hạn 2.167.815.764 7.729.562.768 8.258.929.541 3 Nợ khác 414.316.285 - - 4 Vốn chủ sở hữu 1.019.684 938.503 49.318.542 5 Tổng nguồn vốn 2.583.151.733 7.730.501.271 8.308.248. 083 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán 3 năm 2005,2006,2007) Theo bảng cân đối kế toán năm 2005: Tổng nguồn vốn là 2.583.151.733. Trong đó nợ phải trả là 2.582.132.049 và vốn chủ sở hữu là 1.019.684. Đến năm 2006 tổng nguồn vốn của công ty đã tăng lên 7.730.501.271. Trong đó nợ phải trả là 7.729.562.768, vốn chủ sở hữu là 938.503. Năm 2007 tổng nguồn vốn của công ty cũng tăng lên và đạt là 8.308.248. 083. Tuy tăng nhưng tốc độ tăng không bằng năm 2006 so với năm 2005. Nhìn vào bảng cơ cấu vốn ta cũng thấy rằng vốn chủ sở hữu chiếm một lượng rất nhỏ chủ yếu là vốn đi vay. Với lượng vốn vay khá lớn mà lại trong thời gian ngắn thì có thể thấy khả năng thu hồi vốn của công ty là rất cao và có thể đánh giá được tình hình hoạt động tiêu thụ của công ty đang có tiến triển. Tuy vây, vẫn có thể đánh giá được chính xác công ty chưa thể thu được nhiều lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh vì với lượng vốn vay lớn và lãi suất cao thì công ty phải trả nhiều lãi do đó làm cho doanh thu và lợi nhuận không cao. b. Tình hình quản lý vốn Về vấn đề quản lý doanh thu và chi phí: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi hàng hoá, thành phẩm đã chuyển giao phần lợi ích và rủi ro cho khách hàng và được khách hàng chấp nhận thanh toán. Doanh thu hoạt động tài chính: Doanh thu hoạt động tài chính được ghi nhận là tiền lãi gửi ngân hàng, lãi thu trên các khoản phải thu từ khách hàng do thanh toán chậm so với thời hạn thanh toán và các khoản thu khác từ hoạt động tài chính. Thông thường doanh thu của công ty chủ yếu từ hoạt động sản xuất kinh doanh và công ty sẽ hạch toán doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu từ các hoạt động bất thường khác để xác định lợi nhuận công ty. Chi phí của công ty bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp Chi phí trực tiếp của công ty là chi phí phân bổ thẳng vào từng sản phẩm gồm chi phí vật chất dó là chi phí nguyên vật liệu chính, vât liệu phụ. Chi phí gia công thuê ngoài. Chi phí giờ công sản xuất. Chi phí gián tiếp: Bao gồm chi phí quản lý và chi phí khấu hao. Công ty sẽ tiến hành hạch toán chi phí trong toàn công ty. Là cơ sở để tính lợi nhuận kinh doanh của công ty. Vấn đề lợi nhuận Lợi nhuận của công ty là chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.5.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty được thể hiện thông qua bản báo cáo kết quả kinh doanh. Đó là một báo cáo kế toán tài chính phản ánh tổng hợp doanh thu, chi phí, và kết quả của các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Nó còn phản ánh nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước. Thông qua bản báo cáo này mà nhiều đối tượng đánh giá được hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời Bảng 4: Báo cáo kết quả kinh doanh trong 3 năm 2005, 2006, 2007 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh thu thuần Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Thu nhập từ hoạt động tài chính Chi phí hoạt động tài chính Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính Khoản thu nhập bất thường Chi phí bất thường Lợi nhuận bất thường Tổng lợi tức trước thuế Thuế lợi tức phải nộp Lợi tức sau thuế 834.460.348 630.995.464 203.464.884 35.227.273 167.435.068 802.543 613.691 _ 613.691 _ _ _ 1.416.234 396.550 1.019.684 4.983.406.493 4.231.609.229 751.797.264 157.057.207 601.475.758 938.503 7.674.204 _ _ _ _ _ 938.503 _ 938.503 3.255.922.179 2.296.837.550 959.084.629 630.324.828 298.714.603 34.359.008 217.872.106 _ 217.872.106 _ _ _ 252.231.114 _ 252.231.114 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty) Nhìn vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên ta nhận thấy rằng hoạt động kinh doanh của công ty có sự thay đổi trong 3 năm. Doanh thu: Năm 2005 tổng doanh thu của của công ty là 834.460.348. Đến năm 2006 là 4.983.406.493 và năm 2007 là 3.255.922.179. Tức là doanh thu của công ty tăng lên trong năm 2006 và lại giảm xuống trong năm 2007. Mà sự tăng lên rõ rệt nhất là từ năm 2005 sang năm 2006. Có được sự tăng lên này là do công ty đã có những biện pháp quản lý tôt trong quá trình sản xuất. Đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại trong quá trình lắp ráp, giảm thiểu chi phí. Có những chiến lược quảng cáo cho sản phẩm y tế của công ty sản xuất. Công ty thấy được nhu cầu và xu hướng của thị trường trên cơ sở đó có những chính sách phù hợp làm tối đa hoá doanh số bán hàng, hợp lý hoá trong cung ứng. Bằng việc sản xuất các thiết bị y tế để cung cấp cho thị trường nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Đồng thời Công ty cũng nhận được nhiều đơn đặt hàng của các bệnh viện lớn. Do vậy đã làm cho doanh thu của công ty tăng lên. Tuy nhiên đến năm 2007 doanh thu của công ty trường ngày càng cạnh tranh gay gắt và ngáy càng có nhiều công ty cung cấp các sản phẩm cùng loại khiến cho công ty khó khăn hơn trong việc trúng thầu các đơn đặt hàng. Các sản phẩm của công ty là các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao do vậy để có thể cạnh tranh được với các công ty khác đặc biệt là các công ty nước ngoài được đầu tư về mọi mặt đòi hỏi công ty điện tử y tế Medda phải không ngừng học hỏi và đổi mới về trang thiết bị công nghệ nhất là trong thời kỳ hội nhập. Lợi nhuận: Lợi nhuận của công ty được biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩm thặng dư do kết quả lao động của người lao động mang lại. Là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất và mở rộng và cũng là nguồn quan trọng để hình thành nên ngân sách nhà nước thông qua việc đóng thuế thu nhập. Là dòn bẩy quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động. Lợi nhuận của công ty năm 2005 là 1.019.684, năm 2006 là 938.503, năm 2007 là 252.231.114. Lợi nhuận cũng tăng giảm theo từng năm Năm 2004 doanh nghiệp đã thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước là396.550. Còn năm 2006-2007 không có khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước. III.Thực trạng về công tác quản lý chất lượng của công ty 3.1 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm dịch vụ Sản phẩm của công ty là sản phẩm công nghệ cao cũng giống như các sản phẩm khác mỗi sản phẩm của công ty đều được cấu thành từ các thuộc tính. Các thuộc tính này có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo ra một mức độ chất lượng nhất định của mỗi sản phẩm. Như vậy có thể đánh giá chất lưọng sản phẩm dịch vụ của công ty theo các chỉ tiêu sau : Các chỉ tiêu về kĩ thuật: Phản ánh công dụng chức năng của sản phẩm. Nó được quy định bởi các chỉ tiêu vế cơ lý hoá của sản phẩm. Các yếu tố này được thiết kế theo nhứng tổ hợp khác nhau tạo ra chức năng đặc trưng cho hoạt động của sản phẩm và hiệu quả của quá trình sử dụng sản phẩm đó. Đối với các sản phẩm mà công ty sản xuất thì chỉ tiêu về kỹ thuật đó là : Dung tích, nhiệt độ sấy, thời gian chờ cho máy hoạt động, thời gian giữ ẩm, công suất hoạt động… đều theo một tiêu chuẩn nhất định. Mỗi một dòng sản phẩm mà công ty sản xuất ra đều phải tuân theo bảng thông số kỹ thuật đã quy định. Độ tin cậy của sản phẩm: Vì công ty sản xuất các thiết bị dùng trong ngành y tế có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người bệnh nên độ tin cậy được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất phản ánh chất lượng của một sản phẩm đảm bảo cho doanh nghiệp có khả năng duy trì và phát triển thị trường của mình. Độ an toàn của sản phẩm: An toàn ở đây có nghĩa là an toàn trong việc sử dụng, vận hành sản phẩm, an toàn đối với sức khoẻ của người bệnh và mội trường. Đây được coi là thuộc tính cơ bản không thể thiếu được đối với mỗi sản phẩm thiết bị y tế. Ngoài ra việc đánh giá chất lượng các sản phẩm thiết bị y tế của công ty còn dựa trên các yếu tố như: yếu tố thẩm mỹ, tuổi thọ của sản phẩm, mức độ gây ô nhiễm của sản phẩm, tính tiện dụng, tính kinh tế. Chất lượng sản phẩm còn là chất lượng dịch vụ đi kèm với sản phẩm đặc biệt là dịch vụ sau bán hàng của công ty ví dụ như hỗ trợ tư vấn cung cấp các thông tin cần thiết cho việc sử dụng sản phẩm y tế do công ty sản xuât. Điều này cũng đóng vai trò cơ bản cho sự thành công của công ty. 3.2 Thực trạng về chất lượng sản phẩm Trong môi trường phát triển kinh tế hội nhập ngày nay cạnh tranh đã trở thành một yếu tố mang tính quốc tế đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp. Khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp được thể hiện thông qua hai chiến lược cơ bản đó là phân biệt hoá sản phẩm và chi phí thấp. Chất lượng sản phẩm đã trở thành một trong những chiến lược quan trọng nhất làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Xu thế toàn cầu hoá mở ra thị trường rộng lớn hơn nhưng cũng làm tăng thêm lượng cung trên thị trượng. Người tiêu dùng có quyền lựa chọn nhà sản xuất cung ứng rộng rãi hơn. Yêu cầu về chất lượng của thị trường nước ngoài rất khắt khe. Năng lực cạnh tranh của các doanh nhiệp nước ngoài là rất lớn, chất lưọng sản phẩm cao, chi phí sản xuất hợp lý. Tình hình đó đặt ra những thách thức to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty nói riêng trong việc tham gia vào thị trường thế giới. Chất lượng sản phẩm sẽ là yếu tố đầu tiên quan trọng nhất cho sự tham gia của sản phẩm ra thị trường quốc tế và nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty. Đa dạng hoá sản phẩm và các sản phẩm của công ty sản xuất ra đều đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001. Chinh vì vậy, công ty đã lấy dần lấy lại chỗ đứng trên thị trường trong nước cũng như quốc tế và sản phẩm của công ty đã dần chiếm lĩnh được thị trường, chiếm lĩnh được sự tin tưởng của khách hàng. 3.3 Hệ thống quản lý chất lượng mà công ty áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng là tổ chức là công cụ là phương tiện và mục tiêu quản lý chất lượng. Công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 áp dụng hệ thống này là triển khai một cách thức quản lý chất lượng vào tổ chức điều hành quản lý doanh nghiệp là yêu tố quan trọng để dẫn đến thành công và không chất lượng là nguyên nhân gốc rễ về thất bại của công ty trên thị trường. Công ty áp dụng hệ thống này đã mang lại cho công ty những lợi ích sau: Khách hàng sẽ nhận sản phẩm dịch vụ mà công ty cung cấp với mức độ chất lượng như đã hợp đồng khách hàng sẽ có nhiều niềm tin hơn về sản phẩm của công ty Nhân viên trong công ty sẽ hiểu biết đầy đủ hơn về vai trò và những mục tiêu từ những hệ thống quản trị đã được văn bản hoá đầy đủ nhân viên giảm được căng thẳng, tinh thần và niềm tự hào của nhân viên được nâng cao khi công ty đạt được chứng chỉ ISO 9000 hoặc thoả mãn được khách hàng Sản phẩm dịch vụ chắc chắn sẽ chất lượng hơn và sẽ giảm được phế phẩm. Công ty sẽ giảm được phế phẩm . Lợi ích kinh tế trong sản xuất kinh doanh sẽ tăng lên. Mô tả hệ thống quản lý chất lượng Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là chứng nhận hệ thống đảm bảo chất lượng áp dụng các biện pháp cải tiến chất lượng không ngừng để thoả mãn khách hàng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh chư không phải là kiểm định chất lượng sản phẩm và 8 nguyên tắc của quản lý chất lượng ISO 9000 mà công ty áp dụng là: Nguyên tắc 1: Công ty không ngừng tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và xây dựng nguồn lực để đáp ứng nhu cầu đó một cách tốt nhất. Công ty xác định khách hàng là các bênh viện trong và ngoài nước sử dụng thiết bị y tế. Nguyên tắc 2: Vai trò của lãnh đạo Lãnh đạo của công ty thống nhất mục đích, định hướng vào mội trường nội bộ của công ty, huy động toàn bộ nguồn lực để đạt được mục tiêu của công ty. Nguyên tắc 3 : Tất cả các thành viên trong công ty đều tham giạ vào công tác này từ giám đốc đến nhân viên, công nhân. Nguyên tăc 4: Quản lý theo quá trình Nguyên tắc 5: Quản lý theo hệ thống Nguyên tắc 6: Cải tiến liên tục là mục tiêu của công ty nhằm thực hiện các hành động khắc phục loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp để ngăn chặn sự tái diễn. Nguyên tắc 7 : Quyết định dựa trên thực tế các quyết định và hành động của công ty có hiệu lực dựa trên sự phân tích dữ liệu và thông tin Nguyên tắc 8: Quan hê hai bên cùng có lợi với bên cung cấp: thiết lập mội quan hệ này sẽ nâng cao khả năng tạo giá trị của hai bên. IV. Đánh giá và nhận xét chung tình hình hoạt động và công tác quản lý của công ty. Kết quả đạt được Trong những năm qua, tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty đã thu được những kết quả đáng mừng. Tiêu thụ được một lượng sản phẩm lớn cả trong lẫn ngoài nước. Tạo được niềm tin cho khách hàng và là cơ sở tạo nên sự phát triển hơn nữa trong tương lai. Thuận lợi lớn nhất của công ty có được đó chính là sự xuất hiện của công ty trên thị trường từ một công ty lớn và ra đời sớm, do vậy hệ thống cửa hàng, đại lý rất rộng có thể cung cấp cho thị trường trong nước cũng như cung cấp ra thị trường nước ngoài trong những năm tới. Mặt khác, với sự có mặt của các cửa hàng và các tổng đại lý trên khắp cả nước công ty có thể nắm bắt được mọi thông tin về thị trường rất nhanh chóng và cập nhật, điều đó đem lại cho công ty một lợi thế rất lớn trong công tác kinh doanh đặc biệt là trong công tác tiêu thụ sản phẩm. 4.2 Một số tồn tại và nguyên nhân: Trong những năm gần đây, trên thị trường Việt Nam xuất hiện sản phẩm mới của nhiều công ty khác nhau với chất lượng rất tốt. Có thể nói, sản phẩm điện tử y tế của công ty chưa thể bằng các sản phẩm này về mặt chất lượng cũng như mẫu mã của công ty lớn khác. Đây là nguyên nhân chính làm hạn chế khả năng tiêu thụ của công ty, không cạnh tranh được về mặt giá cả. Trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập WTO, hàng hoá nước ngoài tràn ngập vào thị trường Việt Nam, tạo ra cho công ty một hạn chế rất lớn trong cạnh tranh về giá cả. Chúng ta yếu hơn về mặt công nghệ mà sản phẩm của công ty đòi hỏi hàm lượng chất xám cao rhì quả thực đây là một thua thiệt rất lớn. Mặt khác với đội ngũ công nhân viên không được đào tạo chuyên sâu trong việc giới thiệu và quảng cáo sản phẩm mà công ty chủ yếu giới thiệu sản phảm chảo hàng dựa vào kinh nghiệm bản thân, điều đó gây khó khăn rất lớn trong công tác giới thiệu và bán sản phẩm, tạo uy tín cho khách hàng. Công ty chưa xây dựng được hệ thống sau bán hàng, điều đó không tạo được sự tin tưởng cho khách hàng khi tiêu dung sản phẩm, làm công tác tiêu thụ bị đình trệ, sản phẩm tiêu thụ được chủ yếu dựa vào các đơn đặt hàng hoặc hợp đồng mua bán của các khách hàng quen thuộc làm ăn với công ty nhiều năm, đó cũng tạo ra cho công ty một hạn chế rất lớn trong công tác tiêu thụ sản phẩm. Là một công ty kinh doanh trong nền kinh tê thị trường nhưng công ty chưa thực sự quan tâm đúng mức trong việc tìm ra cho mình một con đường kinh doanh mang lại hiệu quả cao. Về cơ cấu tổ chức của công ty vẫn còn khá cồng kềnh, số cán bộ trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh không nhiều trong khi số lượng cán bộ quản lý các phong ban hành chính không tham gia trực tiếp vào kinh doanh lại quá đông. Do vậy đã làm cho hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động bán hàng nói riêng của công ty them phức tạp về vấn để thủ tục, đồng thời làm tăng chi phí quản lý và làm giảm hiệu quả kinh doanh. Đây là một khó khăn rất lớn tồn tại ở công ty gây ra sự kém linh hoạt, kém cạnh tranh của công ty. Như vậy, với những khó khăn còn tồn tại của công ty như đã nêu ở trên đã tạo ra những thách thức to lớn cho công ty. Vì vậy, công ty cần phải xem xét, đánh giá lại công tác tiêu thụ sản phẩm và những dịch vụ đi kèm theo làm giảm bớt gánh nặng khó khăn của công ty ở mức tối thiểu trong công tác tiêu thụ và tăng doanh thu tiêu thụ cho công ty ngày một lớn. Đào tạo đội ngũ công nhân viên chuyên sâu trong việc giới thiệu sản phẩm quảng bà ra thị trường. Đó là những giải pháp thiết thực nhất mà công ty cần thực hiện dể làm tăng them doanh thu của công ty . Như vậy ta có thể đánh giá công ty một cách tổng quát dựa trên điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức.Công ty có rất nhiều điểm mạnh nhưng cũng có điểm yếu. Có nhiều cơ hội song cũng phải đứng trước rất nhiều thách thức. Điểm mạnh: Có vị trí chiến lược quan trọng. Nằm ở trung tâm thành phố, nơi mà có rất nhiều các bệnh viện lớn trong cả nước và rất năng động. Đa dạng hoá trong việc cung cấp các sản phẩm, thiết bị điện tử y tế. Đội ngũ quản lý năng nổ và quản lý chuyên nghiệp. Có quan hệ tốt với các cấp, thẩm quyền địa phương. Điểm yếu: Cơ cấu tổ chức bên trong, chiến lược kinh doanh chưa phù hợp và chưa Marketing tốt. Phụ thuộc vào đối tác chính trong việc cung cấp sản phâm. Việc hỗ trợ, đào tạo công nhân viên chưa được quan tâ đúng mức. Cơ hội: Trước môi trường hiện nay thì công ty càng có nhiều cơ hội mở rộng thị trường tiềm năng và liên kết hợp tác. Có nhiều cơ hội phat triển cho các nhà quả lý, công nhân viên trong công ty. Thách thức: Thị trường bất ổn, tức nó luôn luôn biến động. Tình trạng sao chép bản quyền tại Việt Nam. Tức là có những sản phẩm không phải do công ty sản xuất ra nhưng mang nhãn hiệu nhái. Hiện nay, với sự nỗ lực hết mình và không ngừng học hỏi chắc chắn công ty sẽ thành công hơn nữa trong tương lai./ NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP (Về tinh thần, thái độ, ý thức chấp hành các quy định tại cơ sở thực tập…) ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN THỰC TẬP MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo tổng hợp tại Công ty điện tử Đống Đa.DOC
Luận văn liên quan