Đề tài Tổng kết các chính sách thuế của Việt Nam liên quan đến trợ cấp giai đoạn 2000 - 2010, phân loại các trợ cấp

Trong quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì vấn đề trợ cấp nói chung và các chính sách thuế liên quan đến trợ cấp nói riêng luôn là một trong các vấn đề được quan tâm trong các vòng đàm phán. Vậy các chính sách trợ cấp của Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO đã có những thay đổi gì, đặc biệt là về chính sách thuế, liệu các chính sách ưu đãi về thuế sau khi VN gia nhập WTO có thuộc loại trợ cấp bị cấm theo quy định của WTO hay không? Bản báo cáo này sẽ tổng kết, rà soát các chính sách thuế liên quan đến trợ cấp từ trước đến nay, đồng thời phân loại các loại trợ cấp này để trên cơ sở bản báo cáo này sẽ có bản báo cáo đánh giá việc thực hiện cam kết WTO của Việt Nam đối với vấn đề trợ cấp.

doc55 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2626 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổng kết các chính sách thuế của Việt Nam liên quan đến trợ cấp giai đoạn 2000 - 2010, phân loại các trợ cấp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hà đầu tư được hưởng các chính sách ưu đãi khác ở mức cao nhất quy định tại các văn bản pháp luật có liên quan và các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Trường hợp điều ước quốc tế có quy định khác thì tuân theo quy định của điều ước quốc tế. 10. Hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ. Mục tiêu của chương trình là giảm bớt gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe sinh sản và giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến nữ giới. a) Cơ sở pháp lý thực hiện chương trình: - Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 03/1997/QH9 ngày 10/5/1997 (hết hiệu lực từ ngày 1/1/2004) - Nghị định của Chính phủ số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998 quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 03/1997/QH9 ngày 10/5/1997 (hết hiệu lực từ ngày 1/1/2004); - Nghị định của Chính phủ số 26/2001/NĐ-CP ngày 4/6/2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998 quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 03/1997/QH9 ngày 10/5/1997 (hết hiệu lực từ ngày 1/1/2004); - Thông tư của Bộ Tài chính số 99/1998/TT-BTC ngày 14/7/1998 hướng dẫn thi hành Nghị định số số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998 quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 03/1997/QH9 ngày 10/5/1997; - Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 09/2003/QH11 ngày 17/6/2003 (hiệu lực từ 1/1/2004); - Nghị định của Chính phủ số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (bãi bỏ quy định về hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp cho số thu nhập tái đầu tư, thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài và các quy định ưu đãi về thuế suất, về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại các Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 và Nghị định số 27/2003/NĐ-CP ngày 19/3/2003); - Nghị định của Chính phủ số 152/2004/NĐ-CP ngày 6/8/2004 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; - Thông tư của Bộ Tài chính số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 hướng dẫn thi hành Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; b) Nội dung trợ cấp: - Về hình thức trợ cấp là giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tương ứng với số tiền thực chi cho lao động nữ. - Về đối tượng, cách thức trợ cấp Cơ sở kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng từ 10 đến 100 lao động nữ, trong đó số lao động nữ chiếm trên 50% tổng số lao động có mặt thường xuyên; hoặc sử dụng thường xuyên trên 100 lao động nữ mà số lao động nữ chiếm trên 30% tổng số lao động có mặt thường xuyên của cơ sở kinh doanh được giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tương ứng với số tiền thực chi cho lao động nữ. Các khoản chi cho lao động nữ, bao gồm: a- Chi cho đào tạo lại nghề cho lao động nữ trong trường hợp nghề cũ không còn phù hợp phải chuyển đổi sang nghề khác theo quy hoạch phát triển của cơ sở kinh doanh. Khoản chi này bao gồm: học phí (nếu có) + chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người đi học). b- Chi phí tiền lương và phụ cấp (nếu có) cho giáo viên dạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do cơ sở kinh doanh tổ chức và quản lý. Số lượng giáo viên được xác định theo định mức do hệ thống giáo dục đào tạo quy định. c- Chi phí tổ chức khám sức khoẻ thêm 1 lần trong năm như khám bệnh nghề nghiệp, mãn tính hoặc phụ khoa cho nữ công nhân viên. d- Chi bồi dưỡng cho lao động nữ sau khi sinh con lần thứ nhất hoặc lần thứ hai: Mức chi không quá 300.000 đồng đối với cơ sở kinh doanh đóng trên địa bàn thành phố, thị trấn, thị xã và không quá 500.000 đồng đối với cơ sở kinh doanh đóng trên địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ để giúp đỡ lao động nữ khắc phục một phần khó khăn do sinh đẻ. - Trong thời gian cho con bú, nếu vì lý do khách quan người lao động nữ không nghỉ cho con bú theo chế độ quy định mà ở lại làm việc cho cơ sở kinh doanh thì thời gian làm việc này người lao động nữ được trả phụ cấp làm thêm giờ theo chế độ. c) Về thời gian thực hiện trợ cấp: Bắt đầu thực hiện từ 1/1/1999 và cho đến nay quy định về hỗ trợ sử dụng nhiều lao động nữ trong các doanh nghiệp vẫn tiếp tục được giữ nguyên. 11. Hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp phần mềm. Mục tiêu của chương trình là khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước thuộc mọi thành phần kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào sản xuất sản phẩm và làm dịch vụ phần mềm Sản phẩm phần mềm là phần mềm được sản xuất và được thể hiện hay lưu trữ ở bất kỳ một dạng vật thể nào, có thể được mua bán hoặc chuyển giao cho đối tượng khác sử dụng. Các loại sản phẩm phần mềm bao gồm: Phần mềm nhúng; Phần mềm đóng gói; Phần mềm chuyên dụng; Sản phẩm thông tin số hóa (QĐ 128). tại Việt Nam (sau đây gọi chung là các doanh nghiệp phần mềm). a) Cơ sở pháp lý thực hiện chương trình: - Nghị quyết số 07/2000/NQ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2000 của Chính phủ về xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000 - 2005; - Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 128/2000/QĐ-TTg ngày 20/11/2000 về một số chính sách và biện pháp khuyến khích đầu tư và phát triển công nghiệp phần mềm; - Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 03/1997/QH9 ngày 10/5/1997 (hết hiệu lực từ ngày 1/1/2004) - Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 09/2003/QH11 ngày 17/6/2003 (hiệu lực từ 1/1/2004); - Nghị định của Chính phủ số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (bãi bỏ quy định về hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp cho số thu nhập tái đầu tư, thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài và các quy định ưu đãi về thuế suất, về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại các Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 và Nghị định số 27/2003/NĐ-CP ngày 19/3/2003); - Nghị định của Chính phủ số 152/2004/NĐ-CP ngày 6/8/2004 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; - Thông tư của Bộ Tài chính số 31/2001/TT-BTC ngày 21/5/2001 hướng dẫn thực hiện ưu đãi về thuế quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 128/2000/QĐ-TTg ngày 20/11/2000 về một số chính sách và biện pháp khuyến khích đầu tư và phát triển công nghiệp phần mềm; - Thông tư của Bộ Tài chính số 123/2004/TT-BTC ngày 22/12/2004 hướng dẫn thực hiện ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp phần mềm (bãi bỏ Thông tư 31/2000/TT-BTC); b) Về nội dung trợ cấp: - Về đối tượng nhận trợ cấp là các doanh nghiệp phần mềm theo quy định tại Nghị định 128/2000/NĐ-CP - Về hình thức trợ cấp bao gồm: Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp; ưu đãi về thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài; ưu đãi về thuế giá trị gia tăng; ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; ưu đãi về tín dụng hỗ trợ phát triển; ưu đãi về sử dụng đất và thuê đất; các hình thức ưu đãi khác. + Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp: Đến hết ngày 31/12/2003 (TT31): tiếp tục hưởng các chính sách ưu đãi như đã thông báo tại Chương trình XVI của tài liệu WT/ACC/VNM/13/Add.1 như sau: (i) Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam và doanh nghiệp sản xuất sản phẩm và làm dịch vụ phần mềm nước ngoài hoạt động tại Việt Nam không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp với các mức sau: Thuế suất 25%. Thuế suất 20% đối với doanh nghiệp đầu tư ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn quy định tại Danh mục B ban hành kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi). Thuế suất 15% đối với doanh nghiệp đầu tư ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Danh mục C ban hành kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi). (ii) Doanh nghiệp phần mềm thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong thời hạn 15 năm. (iii) Doanh nghiệp phần mềm được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp phần thu nhập từ hoạt động sản xuất sản phẩm và làm dịch vụ phần mềm trong thời gian 4 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế. Đối với doanh nghiệp phần mềm đang hoạt động đã có thu nhập từ hoạt động sản xuất sản phẩm và làm dịch vụ phần mềm thì thời gian được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản thu nhập này trong 4 năm liên tiếp kể từ ngày 1/1/2001. (iv) Các doanh nghiệp phần mềm không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung đối với thu nhập do hoạt động sản xuất sản phẩm và làm dịch vụ phần mềm đem lại. Từ ngày 1/1/2004 (TT123): hưởng các ưu đãi như sau: (i) Doanh nghiệp phần mềm mới thành lập được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 15 năm, kể từ khi doanh nghiệp phần mềm mới thành lập bắt đầu hoạt động kinh doanh. (ii) Doanh nghiệp phần mềm mới thành lập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo. + Ưu đãi về thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài: Đến hết ngày 31/12/2003: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm theo Luật Đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm, được hưởng thuế suất thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài là 3% đối với thu nhập từ các hoạt động sản xuất và làm dịch vụ phần mềm. Từ ngày 1/1/2004 (TT123): không còn ưu đãi này do Luật thuế TNDN không có quy định về thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. + Ưu đãi về thuế giá trị gia tăng: Sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm do các doanh nghiệp phần mềm cung ứng cho các đối tượng tiêu dùng tại Việt Nam thuộc diện không chịu thuế GTGT; Sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm xuất khẩu áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0%. + Ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên vật liệu nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm và làm dịch vụ phần mềm mà trong nước chưa sản xuất được. Miễn thuế xuất khẩu đối với sản phẩm phần mềm xuất khẩu. + Ưu đãi về tín dụng hỗ trợ phát triển: Doanh nghiệp Việt Nam có các hoạt động sản xuất và làm dịch vụ phần mềm được áp dụng các hình thức hỗ trợ đầu tư từ Quỹ hỗ trợ phát triển. + Ưu đãi về sử dụng đất và thuê đất: Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam được miễn, giảm tiền sử dụng đất; tiền thuê đất; thuế nhà đất theo quy định tại Nghị định số 51/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ. Doanh nghiệp phần mềm thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được hưởng ưu đãi theo quy định hiện hành về tiền thuê đất. + Các hình thức ưu đãi khác: Người lao động chuyên nghiệp là người Việt Nam trực tiếp tham gia các hoạt động sản xuất và dịch vụ phần mềm được áp dụng mức khởi điểm chịu thuế và mức lũy tiến như quy định đối với người nước ngoài Các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập các cơ sở đào tạo về công nghệ thông tin. Các cơ sở này được hưởng các ưu đãi đối với các hoạt động đào tạo về công nghệ thông tin như đối với doanh nghiệp phần mềm. c) Về thời gian thực hiện trợ cấp: Từ 1/1/2001 – 31/12/2005 . Các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp mô tả ở mục 5 hết hiệu lực vào thời điểm hết hiệu lực của Nghị quyết số 07/2000/NQ-CP ngày 5/6/2000. II. Các chính sách thuế liên quan đến trợ cấp giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập WTO (từ ngày 11/01/2007) Khi đã trở thành Thành viên WTO, Việt Nam vẫn duy trì chủ quyền để thực hiện chính sách thuế minh bạch, không phân biệt đối xử nhằm hỗ trợ các mục tiêu chính sách trong nước và phù hợp với nghĩa vụ theo Hiệp định WTO. 1. Về thuế TNDN a) Cơ sở pháp lý thực hiện - Luật thuế TNDN số 09/2003/QH11 ngày 17/6/2003 - Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/2/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế TNDN - Thông tư 134/2007/TT-BTC ngày 23/11/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/2/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN - Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 - Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; - Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp b) Các hình thức trợ cấp áp dụng Trong giai đoạn 2007-2008, Việt Nam tiếp tục xây dựng các chính sách ưu đãi thuế TNDN đảm bảo mọi loại hình doanh nghiệp có hoạt động đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư đều được hưởng ưu đãi thuế TNDN bình đẳng (Phụ lục …. Danh mục các lĩnh vực, địa bàn ưu đãi giai đoạn 2007-2008). Các ưu đãi này tập trung khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào các địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc, khuyến khích đầu tư vào hoạt động khoa học công nghệ, khuyến khích doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động và hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ…. Mục tiêu chủ yếu của chương trình này là nhằm tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập và điều kiện sinh hoạt của người lao động. Các ưu đãi theo chương trình này hoàn toàn chỉ liên quan tới số lượng lao động được doanh nghiệp sử dụng. Các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng nhiều lao động nữ đều được giảm thuế TNDN. Các doanh nghiệp này cũng có thể khấu trừ các khoản chi cho lao động nữ khi tính thu nhập chịu thuế. Kể từ ngày gia nhập WTO, Việt Nam không cấp bất kỳ trợ cấp bị cấm nào cho các đối tượng hưởng trợ cấp mới theo chương trình dành ưu đãi đầu tư dựa trên tiêu chí xuất khẩu cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước và chương trình dành ưu đãi đầu tư dựa trên tiêu chí xuất khẩu cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo đó, những lợi ích mà các đối tượng hưởng trợ cấp hiện tại được nhận theo hai chương trình này sẽ được xóa bỏ dần trong vòng 5 năm kể từ ngày gia nhập WTO. Theo đó, toàn bộ các trợ cấp bị cấm khác sẽ bị xóa bỏ kể từ ngày gia nhập WTO và bất kỳ chương trình trợ cấp nào khác còn lại cũng sẽ được điều chỉnh để phù hợp với quy định của Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp chống trợ cấp của WTO. Các cam kết này đã đươc cụ thể tại các văn bản pháp luật thuế: (i) Đối với doanh nghiệp dệt may: kể từ năm tính thuế 2007, bãi bỏ toàn bộ ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về sử dụng nguyên liệu trong nước, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu của hoạt động dệt, may quy định tại các văn bản pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, về khuyến khích đầu tư trong nước, về thuế thu nhập doanh nghiệp và văn bản pháp luật về đầu tư. (ii) Đối với các loại doanh nghiệp khác: mọi cơ sở kinh doanh đã được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư trước ngày nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO (ngày 11/01/2007) mà có thu nhập từ hoạt động kinh doanh (trừ hoạt động dệt, may) đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu quy định tại các văn bản pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, về khuyến khích đầu tư trong nước, về thuế thu nhập doanh nghiệp và văn bản pháp luật về đầu tư thì tiếp tục được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại các văn bản pháp luật đó đến hết năm 2011. Quy định này vẫn đang được mọi thành phần kinh tế trong nước thực hiện nghiêm chỉnh và đúng cam kết. Để đáp ứng mục tiêu tiếp tục tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, bảo đảm công bằng, bình đẳng trong cạnh tranh; thực hiện giảm mức thuế suất chung để doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích luỹ, tích tụ đổi mới thiết bị, đẩy mạnh đầu tư phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh. Cải cách ưu đãi thuế nhằm tạo sự chuyển biến trong phân bổ nguồn lực, khuyến khích và thu hút đầu tư có chọn lọc để phát triển các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và một số ít ngành, lĩnh vực quan trọng theo chính sách phát triển của Nhà nước trong giai đoạn sắp tới trên cơ sở thu hẹp diện ưu đãi theo ngành, lĩnh vực. Kể từ ngày 03/6/2008, Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009) thay thế cho Luật thuế TNDN số 09/2003/QH11. Các quy định về ưu đãi thuế quy định tại Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 được kế thừa từ tất cả các văn bản pháp luật ban hành từ lúc nền kinh tế nước ta mới mở cửa, môi trường đầu tư còn kém hấp hẫn, cơ sở hạ tầng còn khó khăn, trên nguyên tắc chọn mức ưu đãi cao nhất, thuận lợi nhất, thống nhất về chính sách, không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, nhằm khắc phục những nhược điểm ưu đãi tràn lan, dàn trải của giai đoạn trước, để bảo đảm chính sách ưu đãi thuế phát huy tác dụng là công cụ tạo sự chuyển biến trong phân bổ nguồn lực, thu hút đầu tư vào các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và một số ngành, lĩnh vực quan trọng theo chính sách phát triển của Nhà nước trong giai đoạn sắp tới, Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 đã cải cách ưu đãi thuế theo nguyên tắc giữ mức ưu đãi thuế cao nhất để không ảnh hưởng đến môi trường đầu tư nhưng có khoảng cách chênh lệch đủ lớn so với mức ưu đãi thấp hơn; thu hẹp diện ưu đãi theo lĩnh vực để tạo sức hấp dẫn của mức ưu đãi cao theo địa bàn. Cụ thể: (i) Thu hẹp lĩnh vực ưu đãi: theo đó áp dụng mức ưu đãi cao nhất về thuế TNDN (thuế suất 10% trong 15 năm và miễn thuế tối đa trong 4 năm, giảm 50% số thuế tối đa trong 9 năm tiếp theo) đối với các doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (Phụ lục ….), khu kinh tế, khu công nghệ cao được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực: Công nghệ cao theo quy định của pháp luật; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định; Sản xuất sản phẩm phần mềm và các lĩnh vực đang được khuyến khích đẩy mạnh xã hội hoá (giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá - nghệ thuật, thể thao) và bảo vệ môi trường. Đối với các trường hợp đặc biệt thì có thể được hưởng thuế suất 10% trong thời gian dài hơn theo quy định của Chính phủ. (ii) Áp dụng mức thuế suất 20% trong thời gian 10 năm, miễn thuế tối đa 2 năm và giảm 50% tối đa 4 năm tiếp theo đối với doanh nghiệp mới thành lập, hoạt động tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn như hiện hành. Đồng thời bỏ mức thuế suất 15% là mức thuế suất hiện hành chủ yếu áp dụng đối với dự án thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, dự án sản xuất trong các khu công nghiệp để vừa đơn giản, vừa tạo sức hấp dẫn của các mức ưu đãi 10% và 20%. (iii) Quy định ưu đãi cho tất cả các doanh nghiệp được trích tối đa 10% thu nhập trước khi tính thuế hàng năm để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ nhằm tạo thuận lợi, khuyến khích doanh nghiệp chủ động đầu tư phát triển, ứng dụng công nghệ mới, đổi mới thiết bị. 2. Thuế thu nhập cá nhân a) Cơ sở pháp lý thực hiện - Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH 12 ngày 21 tháng 11 năm 2007; - Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân; - Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân b) Các hình thức trợ cấp áp dụng Việt Nam không có bất kỳ chính sách trợ cấp nào quy định tại Luật thuế TNCN và các văn bản hướng dẫn. 3. Thuế GTGT a) Cơ sở pháp lý thực hiện - Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) số 02/1997/QH9 ngày 10 tháng 5 năm 1997; - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT số 07/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003; - Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT; - Thông tư 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng - Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008; - Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng; - Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng b) Các hình thức trợ cấp áp dụng Luật Thuế giá trị gia tăng 02/1997/QH9 đã thay thế Luật Thuế doanh thu, quy định 4 mức thuế suất (0, 5, 10 và 20 %). Tuy nhiên, Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi áp dụng từ 1/1/2004 đã bãi bỏ thuế suất thuế giá trị gia tăng mức 20%. Thuế được thu hàng tháng và quyết toán vào cuối mỗi năm dương lịch. Thuế giá trị gia tăng áp dụng chung với tất cả hàng hoá và dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế và được sử dụng cho sản xuất và tiêu dùng ở Việt Nam không tính đến nguồn gốc xuất xứ (danh mục chi tiết các mặt hàng thuộc diện điều chỉnh của Luật thuế giá trị gia tăng năm 2003 (không chịu thuế, chịu thuế VAT ở mức 5%, 10%)). Trong quá trình rà soát, triển khai các cam kết WTO, Việt Nam đã rà soát các quy định của mình về thuế giá trị gia tăng và đã thông qua Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng tháng 11/2005, trong đó sửa đổi, bổ sung hai quy định của Luật thuế GTGT để đảm bảo phù hợp với các cam kết: (i) bổ sung vào đối tượng không chịu thuế sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế thông thường ở khâu nhập khẩu. Theo đó, toàn bộ các sản phẩm nông nghiệp thô và chưa chế biến được sản xuất trong nước cũng như nhập khẩu đều thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT; (ii) quy định một mức thuế suất chung là 5% áp dụng cho bông sơ chế, không phân biệt bông sản xuất trong nước hay bông nhập khẩu (trước đó có sự phân biệt thuế suất giữa bông sơ chế từ bông trồng trong nước là 5%, bông sơ chế nhập khẩu là 10%). Theo đó kể từ 01/01/2006 các quy định của thuế giá trị gia tăng đã được Việt Nam nghiêm túc thực hiện theo cam kết WTO, theo đó Việt Nam không có bất kỳ một hình thức trợ cấp nào được áp dụng theo quy định của Luật thuế GTGT 4. Về thuế TTĐB a) Cơ sở pháp lý thực hiện - Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008; - Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt; - Thông tư 64/2009/TT-BTc ngqày 27/3/2009 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt b) Các hình thức trợ cấp áp dụng Theo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt ngày 30/6/1990 và các Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt sửa đổi ngày 5/7/1993, 28/10/1995 và 20/5/1998 thì một số loại hàng hoá nhất định thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB). Ban đầu, thuế suất dao động từ 32% đến 70% đối với thuốc lá, 75% đến 90% đối với bia, 15% đến 90% đối với các đồ uống có cồn, 100% đối với các loại pháo nổ (trừ pháo hoa), 30% đến 100% đối với ô tô và 15% đối với sản phẩm xăng dầu. Bia tươi, bia chai, bia lon được đánh thuế khác nhau theo định hướng tiêu dùng và theo đó là độ co giãn của nhu cầu với từng loại bia. Kể từ 1/1/1999, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt mở rộng phạm vi áp dụng với nhiều hàng hoá và dịch vụ “không thiết yếu” bao gồm ôtô (loại dưới 24 chỗ), máy điều hoà không khí, vàng mã và hàng mã, vũ trường, mát xa, quán karaoke, casino, trò chơi bằng máy giắc-pót, kinh doanh giải trí có đặt cược, dịch vụ gôn bao gồm bán vé và thẻ hội viên câu lạc bộ đánh gôn. Xổ số được bổ sung vào danh sách từ năm 2003. Trên nguyên tắc, tất cả các cá nhân và doanh nghiệp sản xuất hoặc nhập khẩu hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải chịu trách nhiệm đóng thuế. Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi số 08/2003/QH11 ngày 17/6/2003 đã quy định giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nhà sản xuất ô tô trong nước cho đến ngày 31/12/2006. Các doanh nghiệp kinh doanh sân gôn được giảm 30% thuế tiêu thụ đặc biệt trong thời hạn 3 năm kể từ 1999 và các cơ sở sản xuất bia nhỏ bị thua lỗ được giảm thuế tiêu thụ đặc biệt tương đương với mức lỗ hàng năm như một giải pháp quá độ cho tới năm 2004. Miễn thuế đối với các cơ sở sản xuất bia nhỏ bị thua lỗ đã được xoá bỏ theo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi số 08/2003/QH11 ngày 17/6/2003. Về cơ bản, thuế tiêu thụ đặc biệt được áp dụng thống nhất cho cả hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước, tuy nhiên, còn có sự phân biệt về thuế suất áp dụng đối với mặt hàng thuốc lá điếu sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu với thuốc lá điếu sản xuất từ nguyên liệu trong nước, bia hơi với bia tươi, ô tô sản xuất lắp ráp trong nước với ô tô nhập khẩu, và mặt hàng rượu. Vì vậy để thực hiện cam kết áp dụng các mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt thống nhất đối với các sản phẩm này từ thời điểm gia nhập và sẽ áp dụng các biện pháp thuế phù hợp với Điều III của Hiệp định GATT, không hỗ trợ bảo hộ sản xuất trong nước, thực hiện yêu cầu rà soát lại lộ trình thực hiện, Việt Nam đã thông qua Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng tháng 11/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2006. Luật này quy định thuế suất thuế TTĐB thống nhất đối với thuốc lá, bia hơi và ôtô, và áp dụng có lộ trình đối với bia tươi và rượu. Như vậy đến 01/01/2006 Việt Nam đã hoàn toàn tuân thủ nguyên tắc đối xử quốc gia về thuế TTĐB theo đúng lộ trình cam kết. Đồng thời để thực hiện đúng các cam kết,Việt Nam đã thông qua Luật thuế TTĐB số 27/2008/QH12 trong đó sửa đổi mức thuế suất áp dụng đối với một số mặt hàng cần thực hiện theo lộ trình: (i) Đối với mặt hàng rượu: Để thực hiện cam kết khi gia nhập WTO và đảm bảo phù hợp với thực tiễn cũng như mối quan hệ với đồ uống có cồn khác, Luật thuế TTĐB số 27/2008/QH12 quy định: Mặt hàng rượu từ 20 độ trở xuống có mức thuế suất là 25% (hiện hành là 20%); Rượu từ 20 độ trở lên, áp dụng thuế suất theo lộ trình: Từ năm 2010 đến hết năm 2012: Áp dụng thuế suất 45%; Từ năm 2013 trở đi: Áp dụng thuế suất 50%. Đối với mặt hàng rượu thuốc, rượu hoa quả áp dụng thuế suất theo độ cồn như các loại rượu khác để đảm bảo sự minh bạch của chính sách và chống gian lận trong thực hiện; (ii) đối với mặt hàng bia: Áp dụng mức thuế suất thống nhất đối với mọi loại bia, không phân biệt hình thức đóng gói, bao bì và có lộ trình thực hiện tương tự như mặt hàng rượu. Cụ thể là: Từ năm 2010 đến hết năm 2012: Áp dụng thuế suất 45%; Từ năm 2013 trở đi: Áp dụng thuế suất 50%; (iii) Đối với mặt hàng ô tô: Đối với xe ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống, quy định mức thuế suất phân biệt theo dung tích xi lanh với nguyên tắc dung tích xi lanh lớn hơn sẽ phải chịu mức thuế suất cao hơn, cụ thể: Dung tích từ 2.000 cc trở xuống thuế suất 45%, Dung tích trên 2.000 cc đến 3.000 cc thuế suất 50%, Dung tích trên 3.000 cc thuế suất 60%, Đối với loại xe từ 10 chỗ đến dưới 16 chỗ ngồi, giữ nguyên mức thuế suất hiện hành là 30%, Đối với xe từ 16 chỗ đến dưới 24 chỗ ngồi: giữ nguyên mức thuế suất hiện hành là 15%. Đối với xe ô tô thiết kế vừa chở người vừa chở hàng (như xe VAN, xe pick-up có hai hàng ghế ngồi trở lên), quy định thêm một dòng riêng trong Biểu thuế TTĐB với mức thuế suất 15%. Đối với loại xe ô tô sử dụng nhiên liệu hỗn hợp (xăng kết hợp với điện, năng lượng sinh học), bổ sung thêm một dòng riêng trong Biểu thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất áp dụng đối với ô tô cùng loại. Đối với loại xe ô tô chạy hoàn toàn bằng năng lượng sinh học, bổ sung thêm một dòng riêng trong Biểu thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 50% mức thuế suất áp dụng đối với ô tô cùng loại. Đối với loại xe ô tô chạy bằng điện, qui định mức thuế suất cụ thể là: Loại từ 9 chỗ ngồi trở xuống: mức thuế suất là 25%, Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ ngồi: mức thuế suất là 15%, Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi: mức thuế suất là 10%, Xe thiết kế vừa chở người vừa chở hàng (có từ hai hàng ghế trở lên): 10% 5. Thuế xuất nhập khẩu a) Cơ sở pháp lý thực hiện - Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan; - Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005; - Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan; - Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; - Nghị định số 66/2002/NĐ-CP ngày 1 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định về định mức hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh và quà biếu, tặng nhập khẩu được miễn thuế; - Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài; - Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; - Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế; - Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg ngày 2 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu; - Thông tư 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu b) Các hình thức trợ cấp áp dụng b1) Đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: 1. Hàng hoá vận chuyển quá cảnh qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam theo quy định của pháp luật. 2. Hàng hoá viện trợ nhân đạo, hàng hoá viện trợ không hoàn lại của các Chính phủ, các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài (NGO), các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân người nước ngoài cho Việt Nam và ngược lại, nhằm phát triển kinh tế - xã hội, hoặc các mục đích nhân đạo khác được thực hiện thông qua các văn kiện chính thức giữa hai Bên, được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các khoản trợ giúp nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh. 3. Hàng hoá từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài; hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hoá đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác. 4. Hàng hoá là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của Nhà nước khi xuất khẩu. b2) Miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với các hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp: 1. Hàng hoá tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định. Hết thời hạn hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm hoặc kết thúc công việc theo quy định của pháp luật thì đối với hàng hoá tạm xuất phải được nhập khẩu trở lại Việt Nam, đối với hàng hoá tạm nhập phải tái xuất ra nước ngoài. 2. Hàng hoá là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài mang vào Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài trong mức quy định, bao gồm: a) Hàng hoá là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân người nước ngoài khi được phép vào cư trú, làm việc tại Việt Nam hoặc chuyển ra nước ngoài khi hết thời hạn cư trú, làm việc tại Việt Nam; b) Hàng hoá là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam được phép đưa ra nước ngoài để kinh doanh và làm việc, khi hết thời hạn nhập khẩu lại Việt Nam; c) Hàng hoá là tài sản di chuyển của gia đình, cá nhân người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài được phép về Việt Nam định cư hoặc mang ra nước ngoài khi được phép định cư ở nước ngoài; hàng hoá là tài sản di chuyển của người nước ngoài mang vào Việt Nam khi được phép định cư tại Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài khi được phép định cư ở nước ngoài; 3. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao tại Việt Nam. 4. Hàng hoá nhập khẩu để gia công cho phía nước ngoài được miễn thuế nhập khẩu và khi xuất trả sản phẩm cho phía nước ngoài được miễn thuế xuất khẩu. Hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài để gia công cho phía Việt Nam được miễn thuế xuất khẩu, khi nhập khẩu trở lại được miễn thuế nhập khẩu trên phần trị giá của hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài để gia công theo hợp đồng. 5. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh. 6. Hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư quy định tại Phụ lục I hoặc Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được miễn thuế nhập khẩu, bao gồm: Thiết bị, máy móc; Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ được Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận; phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân gồm xe ôtô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thủy; Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng quy định tại điểm a và điểm b khoản này; Nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo thiết bị, máy móc nằm trong dây chuyền công nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị, máy móc quy định tại điểm a khoản này; Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được. Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Danh mục vật tư xây dựng trong nước đã sản xuất được để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế quy định tại khoản này. 7. Giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu để làm cơ sở thực hiện việc miễn thuế quy định tại khoản này. 8. Hàng hoá nhập khẩu của doanh nghiệp BOT và Nhà thầu phụ để thực hiện dự án BOT, BTO, BT, bao gồm: Thiết bị, máy móc nhập khẩu để tạo tài sản cố định (kể cả thiết bị, máy móc, phụ tùng sử dụng cho việc khảo sát, thiết kế, thi công, xây dựng công trình); Phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ để tạo tài sản cố định được Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận; phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân gồm xe ôtô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thuỷ; Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng, phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân nêu tại khoản này, kể cả trường hợp sử dụng cho việc thay thế, bảo hành, bảo dưỡng trong quá trình vận hành công trình; Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để thực hiện dự án, kể cả nguyên liệu, vật tư để phục vụ sản xuất, vận hành công trình. Việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu quy định tại khoản 6, 7 và khoản 8 Điều này được áp dụng cho cả trường hợp mở rộng quy mô dự án, thay thế đổi mới công nghệ. 9. Miễn thuế lần đầu đối với hàng hoá là trang thiết bị nhập khẩu theo danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này để tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đầu tư về khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê, nhà ở, trung tâm thương mại, dịch vụ kỹ thuật, siêu thị, sân golf, khu du lịch, khu thể thao, khu vui chơi giải trí, cơ sở khám, chữa bệnh, đào tạo, văn hoá, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, dịch vụ tư vấn. 10. Miễn thuế đối với hàng hoá nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí, bao gồm: Thiết bị, máy móc; phương tiện vận tải chuyên dùng cần thiết cho hoạt động dầu khí được Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận; phương tiện vận chuyển để đưa đón công nhân gồm xe ôtô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thuỷ; kể cả linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng gá lắp, thay thế, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng, phương tiện vận chuyển để đưa đón công nhân nêu trên; Vật tư cần thiết cho hoạt động dầu khí mà trong nước chưa sản xuất được; Trang thiết bị y tế và thuốc cấp cứu sử dụng trên các dàn khoan và công trình nổi được Bộ Y tế xác nhận; Trang thiết bị văn phòng phục vụ cho hoạt động dầu khí; Hàng hoá tạm nhập, tái xuất khác phục vụ cho hoạt động dầu khí. 11. Đối với cơ sở đóng tàu được miễn thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm tàu biển xuất khẩu và miễn thuế nhập khẩu đối với các loại máy móc, trang thiết bị để tạo tài sản cố định; phương tiện vận tải nằm trong dây chuyền công nghệ được Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm phục vụ cho việc đóng tàu mà trong nước chưa sản xuất được. 12. Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm mà trong nước chưa sản xuất được. 13. Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, bao gồm: máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải trong nước chưa sản xuất được, công nghệ trong nước chưa tạo ra được; tài liệu, sách, báo, tạp chí khoa học và các nguồn tin điện tử về khoa học và công nghệ. 14. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất của các dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư hoặc thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn ban hành kèm theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP hoặc thuộc lĩnh vực sản xuất linh kiện, phụ tùng cơ khí, điện, điện tử được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 5 (năm) năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất. 15. Nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để phục vụ sản xuất của dự án thuộc Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư ban hành kèm Nghị định 108/2006/NĐ-CP; bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để phục vụ sản xuất của dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư hoặc thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn ban hành kèm theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 5 (năm) năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất. 16. Hàng hoá sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong nước được miễn thuế nhập khẩu; trường hợp có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài thì khi nhập khẩu vào thị trường trong nước chỉ phải nộp thuế nhập khẩu trên phần nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu cấu thành trong hàng hoá đó. 17. Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải (trừ xe ôtô dưới 24 chỗ ngồi và xe ôtô có thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng tương đương với xe ôtô dưới 24 chỗ ngồi) do Nhà thầu nước ngoài nhập khẩu theo phương thức tạm nhập, tái xuất để phục vụ thi công công trình, dự án ODA tại Việt Nam được miễn thuế nhập khẩu khi tạm nhập và miễn thuế xuất khẩu khi tái xuất. Ngoài ra, đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan và các trường hợp khác, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với từng trường hợp. b3) Xét giảm thuế Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan Hải quan nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định, chứng nhận thì được xét giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hoá. Cơ quan Hải quan căn cứ vào số lượng hàng hoá bị mất mát và tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hoá đã được giám định, chứng nhận để xét giảm thuế. b4) Các trường hợp được hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: 1. Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan, được tái xuất ra nước ngoài. 2. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng không xuất khẩu, nhập khẩu. 3. Hàng hoá đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng thực tế xuất khẩu hoặc nhập khẩu ít hơn. 4. Hàng hoá nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu nếu đã nộp thuế nhập khẩu thì được hoàn thuế tương ứng với tỷ lệ sản phẩm thực tế xuất khẩu. 5. Hàng hoá đã nộp thuế nhập khẩu sau đó xuất khẩu trong các trường hợp sau: Hàng hoá nhập khẩu để giao, bán cho nước ngoài thông qua các đại lý tại Việt Nam; Hàng hoá nhập khẩu để bán cho các phương tiện của các hãng nước ngoài trên các tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam và các phương tiện của Việt Nam trên các tuyến đường quốc tế theo quy định của Chính phủ. 6. Hàng hoá tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu hoặc hàng hoá tạm xuất khẩu để tái nhập khẩu theo phương thức kinh doanh hàng hoá tạm nhập, tái xuất; hàng hoá tạm xuất, tái nhập và hàng hoá nhập khẩu uỷ thác cho phía nước ngoài sau đó tái xuất đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu (trừ trường hợp quy định tại khoản 1 điểm b1 nêu trên). 7. Hàng hoá đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam thì được xét hoàn thuế xuất khẩu đã nộp và không phải nộp thuế nhập khẩu. 8. Hàng hoá nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang nước thứ ba thì được xét hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp tương ứng với số lượng hàng thực tế tái xuất và không phải nộp thuế xuất khẩu. 9. Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất (bao gồm cả mượn tỏi xuất) để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất, khi nhập khẩu phải kê khai nộp thuế nhập khẩu theo quy định, khi tái xuất ra khỏi Việt Nam sẽ được hoàn lại thuế nhập khẩu. Số thuế nhập khẩu hoàn lại được xác định trên cơ sở giá trị sử dụng còn lại của hàng hoá khi tái xuất khẩu tính theo thời gian sử dụng, lưu lại tại Việt Nam. Trường hợp hàng hoá đã hết giá trị sử dụng thì không được hoàn lại thuế. 10. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua đường dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh quốc tế mà doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này đã nộp thuế thay cho chủ hàng nhưng không giao được hàng hoá cho người nhận phải tái xuất, tái nhập hoặc trường hợp hàng hoá bị tịch thu, tiêu hủy theo quy định của pháp luật thì được hoàn lại số tiền thuế đã nộp. 11. Trường hợp có sự nhầm lẫn trong kê khai, tính thuế, nộp thuế (bao gồm cả đối tượng nộp thuế và cơ quan Hải quan) thì được hoàn trả số tiền thuế nộp thừa nếu sự nhầm lẫn đó xảy ra trong thời hạn 365 (ba trăm sáu lăm) ngày trở về trước, kể từ ngày phát hiện có sự nhầm lẫn. Ngày phát hiện có sự nhầm lẫn là ngày ký văn bản xác nhận giữa đối tượng nộp thuế và cơ quan Hải quan. 12. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng sau đó được miễn thuế theo quyết định cơ quan nhà nước có thẩm quyền. III. Phân loại các trợ cấp Hiệp định SCM phân thành 3 loại trợ cấp: trợ cấp bị cấm (trợ cấp hộp đỏ); trợ cấp được phép áp dụng (trợ cấp hộp xanh); và trợ cấp có thể dẫn đến đối kháng (trợ cấp hộp vàng): Từ kết quả rà soát các chính sách trợ cấp nêu trên có thể thấy rằng: Trợ cấp hộp đỏ, WTO quy định không được phép áp dụng vì trợ cấp này có tác động tiêu cực/bóp méo thương mại quốc tế. Trợ cấp này tồn tại dưới hai hình thức, một là, trợ cấp gắn với/phụ thuộc vào kết quả hoạt động xuất khẩu như là thưởng xuất khẩu; miễn, hoàn hoặc cho phép nộp chậm toàn bộ hoặc một phần các khoản thuế trực thu, thuế gián thu hoặc các khoản phí phúc lợi xã hội liên quan riêng tới sản xuất và tiêu thụ hàng hoá mà doanh nghiệp phải nộp; cho hưởng các mức khấu trừ chi phí đặc biệt liên quan trực tiếp tới hàng xuất khẩu hoặc tới kết quả xuất khẩu khi tính thu nhập chịu thuế trực thu ở mức cao hơn mức khấu trừ áp dụng đối với sản xuất để tiêu thụ nội địa; Chính phủ cung cấp các chương trình bảo hiểm hoặc bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, cấp tín dụng xuất khẩu với lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất thị trường; v.v...hai là, trợ cấp gắn với việc sử dụng hàng nội địa thay thế hàng nhập khẩu như là điều kiện duy nhất hoặc một trong số các điều kiện liên quan (trợ cấp thay thế nhập khẩu),v.v... đều là trợ cấp bị cấm. Qua việc tổng kết, rà soát các văn bản cũng như các loại trợ cấp dành cho các chương trình nêu trên thì những nội dung quy định về các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp hoặc quy định các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp theo tỷ lệ nội địa hoá. Chủ yếu là chính sách hỗ trợ tín dụng, miễn giảm thuế, miễn giảm các khoản thu về đất đai kèm theo điều kiện về khối lượng xuất khẩu hoặc tỷ lệ nội địa hoá là thuộc loại trợ cấp hộp đỏ. Tuy nhiên, những văn bản này cũng như các hình thức trợ cấp hộp đỏ đã hết hiệu lực trước ngày Việt Nam gia nhập WTO. Trợ cấp hộp xanh, không làm bóp méo thương mại quốc tế và WTO cho phép áp dụng là những biện pháp trợ cấp liên quan đến việc trợ giúp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ của một doanh nghiệp hoặc một ngành; những hoạt động trợ giúp cho các khu vực kinh tế có điều kiện kinh tế kém thuận lợi, khó khăn và cho công tác bảo vệ môi trường. Qua rà soát các văn bản ban hành từ trước đến nay thì nội dung trợ cấp liên quan đến ưu đãi theo địa bàn, ưu đãi cho hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ thuộc loại trợ cấp hộp xanh được phép áp dụng nên vẫn tiếp tục duy trì sự ưu đãi. Mặc dù theo quy định của WTO thì điều khoản về trợ cấp được phép đã không còn hiệu lực thi hành nhưng do cơ chế làm việc của WTO là linh hoạt và theo thông lệ, nhiều nước hiện vẫn được duy trì hình thức trợ cấp này trên cơ sở kết quả đàm phán và căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế xã hội của nước đó. Do vậy, Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì các hình thức trợ cấp này ngay cả khi Việt Nam đã gia nhập WTO, trong phạm vi có thể chuyển một số hình thức trợ cấp hộp vàng sang trợ cấp hộp xanh được phép áp dụng. Khi duy trì các hình thức trợ cấp này, ngoài việc tiếp tục thực hiện các trợ cấp vì mục tiêu xã hội, xoá đói giảm nghèo…cần chú trọng trợ cấp cho các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh gắn với phát triển khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, doanh nghiệp hoạt động tại các khu vực miền núi, hải đảo và các vùng kinh tế khó khăn khác. Trợ cấp hộp vàng có thể được áp dụng là những biện pháp trợ cấp không thuộc hai loại hình trợ cấp trên và khi áp dụng không gây ra hậu quả tiêu cực cho bất kỳ một nước thành viên nào. Hậu quả tiêu cực ở đây được hiểu theo các khía cạnh như: gây tổn hại nghiêm trọng cho sản xuất của nước nhập khẩu; gây ra sự phân biệt đối xử nghiêm trọng dưới các hình thức như cản trở việc nhập khẩu hàng hoá từ bên ngoài vào quốc gia áp dụng các biện pháp trợ cấp cho sản xuất trong nước; cản trở việc xuất khẩu những loại hàng hoá tương tự của một nước xuất khẩu khác sang nước thứ ba. Qua rà soát thì các nội dung quy định về các hình thức trợ cấp riêng biệt đối với từng ngành, lĩnh vực hoặc đối tượng doanh nghiệp nhất định hoặc khu vực địa lý nhất định, chủ yếu là các chính sách tín dụng và miễn giảm thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, chi xúc tiến thương mại đối với một số ngành nghề trọng điểm như: sản xuất ôtô, khai thác thuỷ sản, cơ khí, đóng tàu, mía đường…và hỗ trợ đầu tư tại các vùng thuộc các Danh mục khuyến khích đầu tư như Khu Công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế caothuộc trợ cấp hộp vàng. Đối với loại trợ cấp hộp xanh: Qua rà soát có 36 văn bản chứa đựng 41 nội dung trợ cấp thuộc loại trợ cấp được phép áp dụng. Mặc dù theo quy định của WTO thì điều khoản về trợ cấp được phép đã không còn hiệu lực thi hành nhưng do cơ chế làm việc của WTO là linh hoạt và theo thông lệ, nhiều nước hiện vẫn được duy trì hình thức trợ cấp này trên cơ sở kết quả đàm phán và căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế xã hội của nước đó. Do vậy, chúng tôi thấy có thể tiếp tục duy trì các hình thức trợ cấp này ngay cả khi Việt Nam đã gia nhập WTO, trong phạm vi có thể chuyển một số hình thức trợ cấp hộp vàng sang trợ cấp hộp xanh được phép áp dụng. Khi duy trì các hình thức trợ cấp này, ngoài việc tiếp tục thực hiện các trợ cấp vì mục tiêu xã hội, xoá đói giảm nghèo…cần chú trọng trợ cấp cho các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh gắn với phát triển khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, doanh nghiệp hoạt động tại các khu vực miền núi, hải đảo và các vùng kinh tế khó khăn khác. Kết luận: Trợ cấp theo quy định của WTO đến này vẫn có thể coi là vấn đề mới và rất quan trọng đối với những nhà hoạch định chính sách trong hình Việt Nam ngày càng tiến sâu vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đặc biệt là từ khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Trên cơ sở rà soát của Bộ Tài chính với sự hợp tác tích cực của các cơ quan hữu quan nói trên, các Bộ, ngành và các cấp cần tích cực triển khai và áp dụng trong quá trình xây dựng và ban hành các chính sách cho phù hợp với quy định của WTO, góp phần thực hiện một cách có hiệu quả các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở nước ta./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBao cao tong hop.doc
Luận văn liên quan