Đề tài Tổng quan về hoạt động Thương mại điện tử trong Thương mại quốc tế

Tuy nhiên, có một rào cản khác không hề nhỏ đối với TMĐT ở Việt Nam đó là vấn đề các văn bản luật điều chỉnh hoạt động TMĐT, hành lang pháp lý của hoạt động này. Theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế (IDRC), các chính sách về thương mại điện tử của Việt Nam có một số nhược điểm sau: Thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa các chính sách với nhau và giữa các chính sách nội địa với những chính sách quốc tế. Cơ chế quản lý Nhà Nước về thương mại điện tử chưa thích hợp. Không có sự hợp tác hiệu quả giữa các đơn vị làm luật. Có rất ít, thậm chí không có sự trao đổi giữa nhà làm luật và các cá nhân, đơn vị ảnh hưởng bởi luật. Thiếu thông tin và những phân tích về ảnh hưởng của thương mại điện tử. Các quy định, chính sách còn khái quát, mơ hồ, thiếu tính cụ thể. Chính phủ không thể đóng vai trò tiên phong

pdf29 trang | Chia sẻ: anhthuong12 | Lượt xem: 1095 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổng quan về hoạt động Thương mại điện tử trong Thương mại quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA LUẬT LÊ NGUYỄN PHÚC NGUYÊN “Tổng quan về hoạt động Thương mại điện tử trong Thương mại quốc tế” BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: Gv. Đào Gia Phúc TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT EU European Union: Liên minh châu Âu EC European Council: Hội đồng châu Âu GDP Gross domestic product: Tổng sản phẩm nội địa ITC United Nations Commission on International Trade Law: Trung tâm Thương mại Quốc tế OECD Organization for Economic Co-operation and Development: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế TMĐT Thương mại điện tử TRIPS The Agreement on Trade Related Aspects of Intellectual Property Rights: Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ UNCITRAL United Nations Commission on International Trade Law: Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Luật Thương mại quốc tế USD United States dollar: Đô la Mỹ WTO World Trade Organization: Tổ chức thương mại thế giới WIPO World Intellectual Property Organization: Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới MỤC LỤC Phần mở đầu. Trang 1 I) Khái niệm về Thương mại điện tử và Thương mại quốc tế và mối quan hệ giữa chúng. Trang 3 1.1 Thương mại điện tử là gì?. Trang 3 1.1.1 Định nghĩa. Trang 3 1.1.2 Phân loại Thương mại điện tử ... Trang 3 1.1.3 Quá trình hình thành và phát triển . Trang 5 1.2 Thương mại quốc tế là gì?. Trang 6 1.2.1 Định nghĩa. Trang 6 1.2.2 Quá trình hình thành và phát triển . Trang 7 1.3 Mối quan hệ và vai trò của Thương mại điện tử với Thương mại quốc tế Trang 8 1.4 Các vấn đề pháp lý và cơ sở pháp lý.. Trang 10 1.4.1 Các vấn đề pháp lý ... Trang 10 1.4.2 Cơ sở pháp lý ...Trang 14 II) Thực tiễn và xu hướng của hoạt động TMĐT trong môi trường thương mại quốc tế. Trang 17 2.1 Thực tiễn và xu hướng của hoạt động Thương mại điện tử trong môi trường Thương mại quốc tế Trang 17 2.1.1 Thực tiễn và xu hướng trên thế giới Trang 17 2.1.2 Thực tiễn và xu hướng ở Việt Nam Trang 19 2.2 Kiến nghị, đề xuất hướng giải quyết... Trang 21 III) Lời kết.. Trang 23 Danh mục tài liệu tham khảo 1PHẦN MỞ ĐẦU - Lý do chọn đề tài: Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển và Internet ngày càng phổ biến ngày nay không chỉ trên thế giới, các nước phát triển mà còn là ở Việt Nam. Trong bối cảnh nước ta đã gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO từ năm 2007 đến nay, nước ta đang dần dần hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, hòa nhập vào môi trường thương mại quốc tế mà trong đó Thương mại điện tử là một thành phần đóng vai trò cực kì quan trọng. Nhận thấy sự cần thiết của vấn đề này và xu hướng phát triển trong tương lại của thương mại điện tử trên thế giới cũng như ở Việt Nam em chọn đề tài này để làm đề tài báo cáo thực tập của mình; - Tình hình nghiên cứu đề tài: Có rất nhiều bài nghiên cứu bằng tiếng Anh và tiếng Việt về đề tài này, trong khả năng và sự cố gắng của mình, em đã cố gắng để sưu tầm, nghiên cứu, học hỏi rồi thực hiện bài báo cáo này; - Mục đích, đối tượng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu: Mục đích của đề tài nghiên cứu này là để nhằm nhìn lại và đánh giá thực tiễn hoạt động thương mại điện tử trong bối cảnh thương mại quốc tế và từ đó đưa ra những định hướng mang tính chủ quan; Đối tượng nghiên cứu là hoạt động TMĐT trong môi trường thương mại quốc tế; - Các phương pháp tiến hành nghiên cứu: Sưu tầm tài liệu, đọc – hiểu, sàng lọc, dịch tài liệu bài giảng, bài viết, ... từ tiếng Anh sang tiếng Việt; - Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài: Đề tài này có ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng, có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo để học tập, nghiên cứu chuyên sâu hơn; - Bố cục của Báo cáo: Bố cục của báo cáo gồm có ba phần. Phần thứ nhất giới thiệu các khái niệm TMĐT và thương mại quốc tế, sự tương quan, các vấn đề pháp lý và cơ sở pháp lý của 2chúng. Phần thức hai tìm hiểu về thực tiễn và xu hướng của hoạt động TMĐT trong môi trường thương mại quốc tế. Phần cuối là lời kết. 3I) Khái niệm về Thương mại điện tử và Thương mại quốc tế và mối quan hệ giữa chúng 1.1 Thương mại điện tử là gì? 1.1.1 Định nghĩa Tổ chức WTO định nghĩa “Thương mại điện tử” là: một khu vực thương mại trong môi trường điện tử mà ở đó xảy ra sự chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa. Nói rộng ra, đây là sự sản xuất, quảng bá, bán và phân phối sản phẩm thông qua các mạng lưới viễn thông. Ví dụ rõ ràng nhất của hàng hóa được phân phối trong môi trường điện tử đó chính là sách, nhạc, video được truyên tải xuống các thiết bị thông qua Internet 1. Đạo luật Thương mại điện tử của Canada năm 2000 định nghĩa “điện tử” bao gồm các nội dung được tạo ra, ghi lại và truyền tải đi hoặc được lưu trữ ở dạng số hoặc dưới các dạng khác bằng phương tiện điện tử, từ, quang hoặc bằng bất cứ phương tiện nào có khả năng tạo, ghi, truyền và lưu tương tự. 2Từ đó có thể suy ra TMĐT là hoạt động mua bán diễn ra trên môi trường với các nội dung giao dịch tồn tại ở các dạng nội dung như trên. Có một định nghĩa đơn giản hơn rằng TMĐT là việc tiến hành công việc kinh doanh trên môi trường Internet (trực tuyến). Việc bán hàng hóa theo lối truyền thống hoàn toàn có thể thực hiện được trên môi trường điện tử nhờ vào việc ngôn ngữ lập trình có thể tạo ra các công cụ giúp trưng bày sản phẩm, đặt hàng, quản lý, lưu kho sản phẩm chomột website TMĐT. Việc thanh toán trực tiếp trên các website này cũng có thể được thực hiện được khi website liên kết các hệ thống thanh toán trực tuyến với các ngân hàng hay các trang web hỗ trợ thanh toán trung gian. 1.1.2 Phân loại Thương mại điện tử Khái niệm TMĐT bao gồm các hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau (business-to-business, viết tắt là B2B), doanh nghiệp với người tiêu dùng (business- to-consumer, viết tắt là B2C), giữa các công ty và chính phủ (business-to-government, viết tắt là B2G), giữa những người tiêu dùng với nhau (consumer-to-consumer, viết tắt là C2C), 1 2 Đạo luật Thương mại điện tử năm 2000 của Canada, Phần chung, Các định nghĩa. - laws.gov.on.ca/html/statutes/english/elaws_statutes_00e17_e.htm 4TMĐT trên thiết bị di động (mobile e-commerce) 3. Phổ biến nhất trong các hình thức TMĐT là B2B và B2C. Hình thức TMĐT B2B là hoạt động TMĐT diễn ra, liên quan tới các mối quan hệ giữa các công ty với nhau. Khoảng 80% hoạt động TMĐT thuộc loại B2B và được cho là sẽ còn tiếp tục phát triển. Thị trường B2B có hai thành phần chính đó là cơ sở hạ tầng điện tử (e-frastructure) – các thành phần, chức năng của một website TMĐT cùng các nhà cung cấp các dịch vụ liên quan và các thị trường điện tử (e-markets) – chính là các website TMĐT hoàn chỉnh, có đầy đủ các chức năng, cho phép người bán và người mua tương tác với nhau, tạo ra các giao dịch. 4 TMĐT B2C là hoạt động TMĐT giữa các công ty và người tiêu dùng, ở đó diễn ra hoạt động thu thập thông tin, đặt mua sản phẩm (cả sản phẩm bình thường và các phẩm “số” như ebook, phần mềm máy tính), nhận sản phẩm của người tiêu dùng. B2C phổ biến chỉ sau B2B. Ngoài việc phân loại các hoạt động thương mại điện tử như trên, trong nội hàm hoạt động thương mại điện tử cũng còn rất nhiều những phân loại nhỏ liên quan khác. Ví dụ như việc phân loại website liên quan đến hoạt động thương mại điện tử, ở Việt Nam, việc phân loại website chỉ được quy định mới đây trong Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ về Thương mại điện tử, theo đó có các loại website sàn giao dịch thương mại điện tử, website đấu giá trực tuyến, website khuyến mại trực tuyến và các loại website khác do Bộ Công thương quy định 5. Trong đó hình thức website khuyến mại trực tuyến (coupon) là loại hình website mới xuất hiện và trở thành một hiện tượng ở Việt Nam những năm gần đây, nhận thức được sự cần thiết phải đặt dưới sự quản lý, giám sát của Nhà nước nên đã được đưa vào văn bản quy phạm pháp luật. TMĐT là việc mua/bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các giao dịch tài chính khác thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin hay công nghệ số ở các địa điểm khác nhau.6 3 - Bài giảng của nguyên giáo sư Khoa Toán và Khoa học máy tính, trường Đại học University of Missouri - St. Louis, Mỹ 4 Bài nghiên cứu “Thương mại điện tử và Kinh doanh điện tử”, 2003, tác giả Zorayda Ruth Andam, sinh viên Luật trường Đại học Philippines, cử nhân Kinh tế trường Đại học Philippines 5 Khoản 2, Điều 25, Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ về Thương mại điện tử 6 - Công trình của Viện nghiên cứu Sáng tạo và Phát triển Manchester, Anh. 5Quá trình diễn ra một giao dịch TMĐT có thể được chia thành các giai đoạn. Các giai đoạn này bao gồm (có thể không theo trình tự này): có ý định mua một món hàng hay sử dụng một dịch vụ, tìm hiểu và tiếp cận thông tin về dịch vụ/hàng hóa đó, lựa chọn giữa các hàng hóa/dịch vụ cùng loại, ra quyết định mua, đặt hàng, nhận hàng và chi trả. Thường trong TMĐT, việc chi trả cũng có thể tiến hành qua các công cụ trực tuyến nhưng cũng có thể được tiến hành thông qua ngân hàng bằng các thông tin cần thiết để giao dịch và xác nhận giao dịch mà các bên cung cấp cho nhau hoặc cả việc chi trả trực tiếp. Do đó mà phương thức chi trả không phải là một đặc điểm đặc thù của TMĐT. “Công nghệ thông tinh hay công nghệ số” như trong định nghĩa bao gồm các máy tính và thiết bị hỗ trợ, các chip vi xử lý được gắn trong các loại thẻ thanh toán, v.v. Nói “ở địa điểm khác nhau” để phân biệt với các hình thức mua hàng có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin nhưng ở trong phạm vi của một cửa hàng hay siêu thị. 1.1.3 Quá trình hình thành và phát triển 7 Những năm gần đây, thuật ngữ “Thương mại điện tử” xuất hiện rất nhiều trên các mặt báo, trong các bài học, xuất hiện môn học và giáo trình môn học về TMĐT, ... hưng trên thực tế, TMĐT đã xuất hiện từ rất lâu trước đây. Nhu cầu về TMĐT bắt đầu xuất hiện khi trong các hoạt động kinh doanh, hoạt động quản lý kinh doanh cảm thấy sự cần thiết phải áp dụng công nghệ thông tinh, tối ưu việc sử dụng máy tính để cải thiện các khâu trong kinh doanh, tương tác với khách hàng và để trao đổi thông tin giữa các bên trong kinh doanh, giữa người tiêu dùng với nhau, v.v.... Vào những năm 1970, phương thức chuyển tiền thông qua mạng điện tử có bảo mất giữa các ngân hàng ra đời và làm thay đổi thị trường tài chính trên toàn thế giới. Cũng từ phương thức chuyển tiền qua mạng đã mà sinh ra các hình thức thanh toán trực tuyến dựa vào thông tin của người tiêu dùng cung cấp, ví dụ như thanh toán bằng thẻ tín dụng. Cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, TMĐT trở nên phổ biến trong nội bộ các công ty dưới các hình thức thư điện tử hay trao đổi thông tin điện tử (Electronic Data Exchange - EDI). Chúng giúp giảm bớt các khâu trao đổi thông tin trực tiếp, khâu 7 Tham khảo tài liệu Electronic Commerce: A Manager's Guide (1997) của tác giả Ravi Kalakota và Andrew B. Whinston, nhà xuất bản Addison-Wesley Professional. Trang 5 6giấy tờ giữa bên bán và bên mua trong kinh doanh cũng như giữa các bộ phận trong một công ty như đặt lệnh mua/bán, các văn bản liên quan đến chuyển/nhận tiền hay hàng hóa, từ là trên giấy thông thường chuyển thành trên máy tính, dưới dạng văn bản điện tử, có thể gửi/nhận trong vài giây và từ đó giúp nâng cao tính chủ động, tăng đáng kể hiệu quả công việc. Cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, các công nghệ hỗ trợ tin nhắn điện tử trở thành một phần không thể thiếu của các hệ thống máy tính trong các công ty. Giữa những năm 1980, một công cụ hỗ trợ TMĐT mới xuất hiện giúp cho việc tương tác xã hội (như các chat room) và chia sẻ thông tin (như các website tổng hợp tin tức). Tương tác xã hội nhen nhóm cho việc hình thành các cộng động ảo giữa những người trên không gian số và tạo thành khái niệm về việc "kết nối toàn cầu". Cũng trong thời điểm này, việc tiếp cận và trao đổi thông tin dần trở nên dễ dàng hơn, thông qua Internet, con người có thể liên lạc với nhau trên phạm vi toàn cầu và với chi phí phải bỏ ra ngày càng giảm. Mặc dù trên thực tế, Internet và các mạng lưới nói trên đã xuất hiện nhưng một yếu tố then chốt lúc đó đối với chúng chính là tính hữu dụng và tính dễ sử dụng. Trong những năm 1990, World Wide Web phát triển và nhanh chóng lan rộng ra toàn cầu, giúp tạo ra một bước ngoặt trong TMĐT khi là nền tảng giúp đơn giản hóa rất nhiều việc đăng tải và truyền thông tin. Nó khiến nhiều người sử dụng TMĐT với mục đích kinh doanh hơn khi giúp tiết kiệm được nhiều chi phí, và từ đó cũng phát sinh ra thêm nhiều loại hình hoạt động kinh doanh hơn. Người tiêu dùng khắp nơi trên thế giới có thể tham gia vào việc mua bán bằng cách truy cập vào các trang web TMĐT chỉ với một chiếc máy tính, modem để kết nối Internet, tài khoản để kết nối Internet (vào thời điểm đó), vì vậy đây là một môi trường cạnh tranh công bằng với các công ty dù lớn hay nhỏ và những ai không muốn đi sau thời đại phải nhanh chóng bắt kịp xu hướng này. 1.2 Thương mại quốc tế là gì? 1.2.1 Định nghĩa Lý thuyết kinh tế cho rằng lợi thế so sánh chính là động cơ của thương mại quốc tế. Lợi thế so sánh chỉ khả năng sản xuất của một sản phẩm với chi phí thấp hơn so với sản xuất các sản phẩm khác, là cơ sở để các nước buôn bán với nhau và là cơ sở để thực hiện phân công lao động quốc tế. Lợi thế so sánh của một quốc gia về sản xuất một sản phẩm nếu như việc sản xuất ra sản phẩm đó có năng suất lao động tương đối cao hơn hay chi phí 7cơ hội thấp hơn so với quốc gia khác 8. Có thể hiểu phạm trù tạo nên lợi thế so sánh chính là giá trị mà giá trị đó được xác định bằng nhu cầu đối với loại một loại hàng hóa của quốc gia. Vậy có thể nói rằng thương mại quốc tế hình thành khi các quốc gia dư thừa một loại hàng hóa khi nó là thứ mà các quốc gia khác đang cần hay thiếu. 9 Xét về mặt ngữ nghĩa, “Quốc tế” được định nghĩa là: bao gồm các giao dịch hoặc các mối quan hệ giữa các quốc gia. Còn “Thương mại” là: trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ, tài sản, v.v giữa các cá nhân hoặc tổ chức với cá nhân hoặc tổ chức khác; là xuất khẩu và/hoặc nhập khẩu; là khối lượng hoặc giá trị của hoạt động xuất khẩu/nhập khẩu. 10 Từ đó ta có thể hiểu thương mại quốc tế là việc các cá nhân, tổ chức tại một quốc gia thực hiện trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ, v.v... với một cá nhân, tổ chức của một quốc gia khác. 1.2.2 Quá trình hình thành và phát triển Thương mại quốc tế trên thực tế đã xuất hiện từ rất lâu đời, trải qua các thời kì cổ đại, trung đại, cận đại, hiện đại, v.v cho đến ngày hôm nay. Lịch sử có ghi lại một nhóm người Assyrian ở Kanesh, Cappadocia được coi là thương gia, những người buôn bán từ quốc gia này qua quốc gia khác, chính là thương mại quốc tế, từ thời kì cổ đại, vào khoảng thế kỷ thứ 19 trước Công nguyên. Dần dần qua thời gian, khi ngày càng có nhiều món đồ có giá trị xuất hiện và con người cũng dần ý thức được giá trị của đồng tiền, thương mại quốc tế cũng theo đó phát triển lên. 11 Từ những mối thương lái buôn bán xuyên quốc gia, phục vụ cho mục đích cá nhân, cho đến ngày hôm nay, ở nhiều nước, thương mại quốc tế đã đóng góp một phần lớn vào tổng sản phẩm nội địa (GDP). Năm 2010, giá trị mà thương mại quốc tế tạo ra khoảng 19 nghìn tỷ USD chiếm khoảng 30% GDP của toàn thế giới. Điều này cũng có 8 Bài tham luận “Lý thuyết lợi thế so sánh và gợi ý đối với Việt Nam trong bối cảnh phát triển hiện nay” của PGS.TS. Nguyễn Xuân Thiên tại Hội thảo quốc gia Các lý thuyết kinh tế trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu và thực tiễn ở Việt Nam. 9 Essential International Trade Law (2002), tác giả Michelle Sanson, nhà xuất bản Cavendish, Australia, trang 3. 10 Terms of Trade: Glossary of International Economics (2006), tác giả Alan V. Deardoff, trường Đại học Michigan, Mỹ, nhà xuất bản World Scientific 11 The Encyclopedia of World History: Ancient, Medieval, and Modern, Chronologically Arranged, tác giả Peter N. Stearns; William L. Langer (24 tháng 9, 2001), nhà xuất bản Houghton Mifflin Company. 8nghĩa là khoảng 1/3 lượng hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra được trên toàn thế giới là đối tượng của hoạt động thương mại quốc tế. Theo tổ chức Global Policy Forum thì đến năm 2030, 60% của nền kinh tế toàn cầu sẽ tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế. Dự đoán này hoàn toàn có cơ sở khi hiện nay mỗi quốc gia trên thế giới đều là thành viên của ít nhất là một hiệp ước thương mại thế giới. Theo chiều hướng này, kinh tế của mỗi quốc gia sẽ ngày càng chịu ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu. Những tác động đó là mức lương, thu nhập, việc làm, tốc độ phát triển, được quyết định bởi cả chính sách của quốc gia và vị trí của quốc gia đó trong nền kinh tế toàn cầu. 12 1.3 Mối quan hệ và vai trò của Thương mại điện tử với Thương mại quốc tế Nền kinh tế thế giới hiện nay chịu tác động của sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, nhiều người còn gọi đó là một cuộc cách mạng, và sự mở rộng của hoạt động thương mại quốc tế. Internet đang dần tạo ra các mô hình kinh doanh mới trên toàn cầu và tạo ra các khái niệm, phạm trù hoàn toàn mới, khác xa truyền thống.13 TMĐT với hình thức mua bán, giao dịch thông qua các thiết bị điện tử, viễn thông và môi trường mạng máy tính Internet có thể phá bỏ được rào cản về không gian, thời gian và khoảng cách địa lý, giúp đẩy nhanh quá trình giao thương vì các khâu chọn mặt hàng, đặt hàng, thanh toán có thể diễn ra chi trong một thời gian rất ngắn nhờ vào sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và Internet, từ đó tạo điều kiện cho hoạt động thương mại quốc tế được diễn ra liên tục và suôn sẻ, tạo đà phát triển không ngừng về số lượng và chất giao dịch. Các thiết bị điện tử và Internet có thể làm các bước của một giao dịch trở nên dễ dàng hơn, nhanh hơn và bớt tốn kém hơn. Việc thu thập thông tin từ người tiêu dùng trong nước, và đặc biệt là ngoài nước được xem là việc làm hết sức tốn kém và là một rào cản trong kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Bên cạnh đó việc lựa chọn nhà cung cấp, xác định chất lượng và yêu cầu của sản phẩm, thương thuyết giá, quản cáo sản 12 “The Concept Foreign Investor in International Trade Law”, tác giả Alireza Hasani & Elnaz Shahbazzdeh, in trong Journal of Social Issues & Humanities, Tập 1, Quyển 7, tháng 12/2013, ISSN 2345-2633 13 Federal Commission on Internet Taxation (1999), nguyên Thống đốc bang Virginia, Mỹ James S. Gilmore, III. 9phẩm cũng là những công đoạn cần thiết và khá tốn kém. Nhưng nhờ vào Internet và các thiết bị điện tử, các ứng dụng, phần mềm hỗ trợ hoạt động TMĐT như đã đề cập ở phần 1.1 các hoạt động trên sẽ có thể được diễn ra giữa người bán và người mua mà không cần tương tác trực tiếp. Các chuyên gia cho rằng tác động tích cực của TMĐT lên thương mại quốc tế cũng giống như việc các quốc gia tháo dỡ bớt các hàng rào thương mại khi giao thương với quốc gia khác. Sử dụng TMĐT trong thương mại quốc tế sẽ giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí khi mỗi bên có thể chỉ ngồi ở một chỗ để thực hiện các giao dịch hoàn chỉnh, hoặc các bước của giao dịch như xem hàng, đặt hàng, đàm phán trước khi giao kết, v.v thông qua thiết bị có kết nối Internet. Ví dụ về một việc có nhiều loại chi phi được giảm một cách triệt để, thâm chí không tốn là những loại hàng hóa của TMĐT như sách, báo, tạp chí điện tử, các bài hát, album nhạc, v.v chỉ tồn tại ở dạng “số” và do đó sẽ không tốn chi phí vận chuyển. Các nước đang phát triển có tốc độ lan rộng của Internet cao thì có mức xuất khẩu hàng hóa đến các nước phát triển cao hơn những nước đang phát triển khác, những nước có Internet ít phổ biến hơn. Ở những nước đang phát triển đó, việc kinh doanh kết hợp TMĐT sẽ tạo điều kiện cạnh tranh và thu lợi nhuận hơn hẳn khi chỉ sử dụng hình thức kinh doanh truyền thống, nó cũng giúp tạo ra các cơ hội giao thương với cả các doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài, tạo ra nguồn thu lớn và đa dạng hơn. Theo xu hướng phát triển không ngừng của công nghệ thông tin trong thập niên vừa qua ta có thể nói rằng TMĐT đã, đang và sẽ là một phần và đồng thời là một công cụ, phương tiện không thể thiếu để thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển. Nhìn chung, TMĐT có ảnh hưởng nhiều mặt đến thương mại quốc tế, đó là đầu ra của sản phẩm, giá của sản phẩm, lợi nhuận của các công ty, xuất khẩu và nhập khẩu của quốc gia và toàn thế giới, v.v. Với sự phát triển và ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của TMĐT tới các thị trường trên thế giới, lượng sản phẩm được bán ở trong nước và ngoài nước, lượng hàng xuất khẩu và nhập khẩu, tổng số đầu ra của sản phẩm cũng 10 được tăng kên đáng kể; các con số về lợi nhuận có sự tăng lên đáng kể qua mỗi thời kì phát triển của TMĐT.14 1.4 Các vấn đề pháp lý và cơ sở pháp lý 1.4.1 Các vấn đề pháp lý 15 Lừa đảo trong TMĐT nhất là trong bối cảnh thương mại quốc tế, khi người mua và người bán ở hai nước khác nhau là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Các tổ chức WTO và EU đã sớm tiên đoán về sự phát triển của TMĐT và đã bắt đầu nghiên cứu tiềm năng cũng như các vấn đề TMĐT có thể gặp phải. 16 Họ đưa ra một vài ví dụ: - Tính bảo mật của dữ liệu, tính bảo mật của giao dịch - Sự riêng tư của khách hàng - Quyền sở hữu trí tuệ - Luật và hệ thống luật điều chỉnh - Quy định về chuẩn mực; v.v Cũng như một hợp đồng hay các vấn đề dân sự thương ngày, TMĐT và thương mại quốc tế cũng cần có khung pháp lý để điều chỉnh vì bản thân mỗi hoạt động này luôn tiềm ẩn các vấn đề pháp lý cần được chuẩn bị để giải quyết. Vấn đề đầu tiên cần được nói đến là liệu một giao dịch có phải là đối tượng điều chỉnh của luật pháp hay không bởi trên thực tế trong TMĐT và thương mại quốc tế có đa dạng các loại giao dịch, hay là một giao dịch bị vô hiệu. Tiếp đến, nếu giao dịch đó là hợp pháp và được pháp luật điều chỉnh thì ta xét đến việc giao dịch đó có thể là đối tượng điều chỉnh của nhiều hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật khác nhau, điều này dễ dẫn đến sự không chắc chắn và bối rối khi có bất kì bất đề pháp lý nào phát sinh, họ phải xác định xem liệu hệ thống pháp luật nào được áp dụng và văn bản pháp luật nào 14 Impact of e-Commerce on International Trade—Based on a Iceberg Cost Model của các tác giả HE Yong, LI Jun-yang, WU Xue-pin và JIANG Jiao-jiao, in trong International Journal of Trade, Economics and Finance, Vol. 2, No. 3, Tháng 6, 2011 15 Tham khảo bài giảng INTERNET COMMERCE & TRADE POLICY: International Initiatives for E-Trade của Giáo sư Stuart S. Malawer, chuyên ngành Luật và Thương mại quốc tế trường Đại học George Mason 16 - The Growth of E-Commerce in International Trade and its Possible Effects on the Environment, tác giả Eric Letvin, America University, Washington DC 11 được áp dụng là đúng giữa rất nhiều những sự lựa chọn, đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn, khả năng phân tích. Khác biệt về hệ thống pháp luật điều chỉnh do khác biệt vị trí địa lý còn có thể dẫn đến việc khi một tranh chấp xảy ra thì pháp luật của một bên không thể điều chỉnh được vì thiếu quy định điều chỉnh hoặc không thể bắt buộc chủ thể của nước khác thực hiện vì không đủ thẩm quyền. Sự khác biệt ở các quy định liên quan đến TMĐT và thương mại quốc tế và một số quy định mang tính chất gây khó khăn cho các giao dịch dẫn đến tình trạng pháp luật quốc gia sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng và cả số lượng của các giao dịch. Đây là một vấn đề cần được các nhà làm luật ở các nước hay ở các tổ chức, hiệp hội kinh tế của các quốc gia cần ngồi lại để bàn bạc và đưa ra giải pháp, tránh làm ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế lâu dài của thế giới. Trước khi một giao dịch bắt đầu, vấn đề được quan tâm nhất chính là hợp đồng, và trong TMĐT thì đó chính là hợp đồng điện tử. Khi bạn đưa ra quyết định mua sản phẩm và thanh toán, đó chính là thời điểm mà hợp đồng được chính thức có hiệu lực. Có rất nhiều người không chú ý đến các điều khoản phía trang web đưa ra hoặc thường bỏ qua chúng và không ý thức rằng đây chính là các điều khoản của hợp đồng, làm căn cứ để xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của hai bên mua và bán. Cũng có trường hợp phía bên bán, tức bên cung cấp dịch vụ TMĐT, chủ của website TMĐT đó cố tình giấu đi hoặc “quên” một số điều khoản và chỉ cho bên mua biết khi họ đã hoàn thành các bước giao dịch nhằm mục đích ràng buộc khách hàng. Ở cấp độ cao hơn của giao dịch điện tử, khi người mua không chỉ đơn thuần là một cá nhân mua hàng và các đơn hàng có tính chất quan trọng hơn là mua hàng hóa thông thường thì chữ ký điện tử (electronic signature) trở thành một công cụ không thể thiếu. Chữ ký điện tử được dùng trong các hợp đồng kí kết trên môi trường Internet, trong TMĐT, có giá trị như một chữ ký như trên giấy tờ. Các tổ chức quốc tế và quốc gia đã ban hành các văn bản pháp luật nhằm mục địch công nhận giá trị pháp lý và điều chỉnh các vấn đề liên quan đến chữ ký điện tử như Luật mẫu về chữ ký điện tử năm 2001 và văn bản hướng dẫn thi hành của UNCITRAL; Chỉ thị về chữ ký điện tử của Hội đồng châu Âu (1999/93/EC); Luật Chữ 12 ký điện tử và chứng thực số của Mỹ, v.v tuy nhiên chúng lại có những điểm khác nhau vì vậy vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào có thể được sử dụng để làm cơ sở pháp lý chung cho các vấn đề liên quan đến chữ ký điện tử 17. Hình 1: Minh họa mhững điểm khác nhau giữa các quy định của các văn bản pháp luật Nguồn: Legal aspects of electronic signatures, tác giả G.C Parry, M. James- Moore, A.P. Graves, O. Altinok, trường Đại học Bath, tháng 02, 2008. Ở Việt Nam, giá trị pháp lý của chữ ký điện tử được quy định tại điều 24 Mục 1 Chương III của Luật Giao dịch điện tử 2005. Việc ra đời của văn bản luật giúp công nhận giá trị pháp lý và điều chỉnh các vấn điều liên quan giúp cho các doanh nghiệp mạnh dạn trong việc sử dụng chữ ký điện tử trong các hoạt động thương mại điện tử. 17 Legal aspects of electronic signatures, tác giả G.C Parry, M. James-Moore, A.P. Graves, O. Altinok, trường Đại học Bath, tháng 02, 2008. 13 Những sự bất đồng đồng trong các quy định pháp luật và cả trong kĩ thuật là hai vấn đề tạo nên khó khăn trong việc sử dụng chữ ký điện tử và các phương thức chứng thực số giữa các quốc gia đặc biệt là khi đó là lựa chọn duy nhất. Nếu sự không tương đồng về kĩ thuật gây khó khăn cho các hệ thống xác thực thì sự không thống nhất trong các quy định giữa các hệ thống pháp luật sẽ tạo nên những khác biệt trong nguyên tắc sử dụng và hiệu lực của chữ ký điện tử cũng như các phương thức xác thực số khác. Để giải quyết những bất đồng này giữa các hệ thống pháp luật của các nước, Luật mẫu về Thương mại điện tử của UNCITRAL, tại đoạn 1 (b) điều 7 và Hiệp ước Liên Hiệp Quốc về trao đổi thông tin điện tử trong Hợp đồng quốc tế, tại đoạn 3 điều 9. Theo các quy định này, chữ ký điện tử hay các hình thức chứng thực số có thể truyền tải được đầy đủ thông tin của người cần sự xác nhận sẽ được coi là đáp ứng được các yêu cầu của chữ ký. Trong tất cả các trường hợp, trong bất kì thỏa thuận nào giữa hai bên gửi và nhận thông điệp, chữ ký hay hình thức chứng thực bất kì bên nào đưa ra phải đáng tin cậy theo đúng mục đích của thông điệp. Những sự khác biệt như đã đề cập ở trên đã vô hình chung tạo ra sự dè dặt khi tham gia hoạt động thương mại điện tử trong môi trường thương mại quốc tế. Tình trạng này sẽ giảm bớt nếu Hông ước Liên Hiệp Quốc về trao đổi thông tin điện tử trong Hợp đồng quốc tế được các quốc gia công nhận và tham gia vào và áp dụng cả phương pháp kĩ thuật chung đối với chữ ký điện tử và chứng thực số. Tuy nhiên thật khó để biện pháp này có thể xóa bỏ hoàn toàn những trở ngại trên thực tế hay hoàn toàn làm an tâm người sử dụng chữ ký điện tử. Cần có một giải pháp toàn diện hơn để giải quyết vấn đề này.18 Trong một giao dịch, khi hàng hóa được vận chuyển từ nước này qua nước khác thì thông quan và thuế đánh lên sản phẩm là một vấn đề cần được lưu ý khi chính sách và quy định của mỗi quốc gia là không giống nhau và có thể được cập nhật và thay đổi liên tục nên rất có thể các bên trong giao dịch sẽ gặp phải những vấn đề nhất định liên quan đến việc thông quan và thuế đánh lên hàng hóa như là thời hạn chờ làm thủ tục hải quan, mức thuế hàng hóa phải chịu cao, v.v. 18 Promoting confi dence in electronic commerce: legal issues on international use of electronic authentication and signature methods, Liên Hiệp Quốc, Viên, 2009 14 Một vấn đề nữa khá quan trọng trong mua bán hàng hóa và nó đặc biệt nhạy cảm trong TMĐT và thương mại quốc tế đó là thời điểm chuyển giao quyền, thời điểm bên bán hết trách nhiệm, không chịu trách nhiệm với những rủi ro sau đó đối với hàng hóa bán cho người mua. Đây là một vấn đề quan trọng khi xảy ra khiếu kiện về hàng hóa bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển, từ lúc đặt hàng đến lúc nhận hàng, hai bên phải có căn cứ để thống nhất thời điểm bên mua chuyển giao trách nhiệm cho bên bán để tránh dẫn đến những tranh chấp pháp lý về sau. Cũng như trong thương mại thông thường, trong TMĐT cũng tồn tại các vấn đề về bản quyền, tên thương hiệu mà đại diện cho nó chính là tên miền của website TMĐT. Đặc điểm của Internet cho phép mỗi địa chỉ website là độc nhất (ví dụ: muavaban.com), tuy nhiên có thể giữ nguyên phần tên và thay đổi phần mở rộng của tên miền với .info, .org, v.v hay thay đổi một chữ cái trong phần tên để tạo ra một địa chỉ website gần giống với địa chỉ gốc, gây ra sự bối rối, nhầm lẫn cho khách hàng dẫn đến mất doanh thu, mất khách hàng và từ đó dẫn đến các tranh chấp pháp lý. Liên quan đến vấn đề bản quyền, sở hữu trí tuệ, có rất nhiều các giao dịch thương mại TMĐT hiện nay có nội dung liên quan đến việc mua, bán vật phẩm văn hoá hoặc công nghệ được bảo vệ dưới hình thức quyền sở hữu trí tuệ. Hiện nay quyền sở hữu trí tuệ nói chung được điều chỉnh bởi các công ước của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) của WTO cũng có điều chỉnh các hoạt động thương mại có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, TMĐT đặt ra hai thách thức khi áp dụng các hiệp định, công ước này. Thứ nhất, trong khi quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ dựa trên lãnh thổ địa lý đã được đăng ký, môi trường TMĐT lại không có biên giới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ăn cắp bản quyền hoặc sao chép các sản phẩm số 19. 1.4.2 Cơ sở pháp lý Càng ngày nhu cầu về TMĐT và thương mại quốc tế càng tăng cao, đồng nghĩa với việc số lượng các giao dịch, yêu cầu về kĩ thuật, sự đa dạng và chất lượng dịch vụ cũng tăng cao, và đặc biệt là một yếu tố cuối cùng để đảm bảo cho các giao dịch này 19 Khóa luận tốt nghiệp “Thương mại điện tử toàn cầu trong khuôn khổ WTO và giải pháp đối với Việt Nam” của Vũ Đức Tuấn Anh, lớp Trung 2 - K38F, khoa Kinh tế ngoại thương, trường Đại học Ngoại thương Hà Nội 15 được hình thành, diễn ra và kết thúc một cách tốt đẹp đó chính là có một hành lang pháp lý, cơ sở pháp lý vững chắc. Trong những năm qua các tổ chức như WTO, OECD, ITC, UNCITRAL luôn nỗ lưc để hoàn thiện các quy định và văn bản pháp lý. Sớm nhận thức được tầm quan trọng của việc có một văn bản pháp luật mẫu có tính thống nhất chung cho các vấn đề liên quan đến thương mại điện tử trong môi trường thương mại quốc tế, UNCITRAL đã tiến hành soạn thảo và sau đó ban hành văn bản Luật mẫu về Thương mại điện tử năm 1996 (có giá trị thi hành ngày 12 tháng 6 năm 1996). Theo UNCITRAL, mục đích của đạo luật này là nhằm để tạo điều kiện và đơn giản hóa hoạt động thương mại tiến hành qua phương tiện điện tử (thương mại điện tử) bằng cách đưa ra hệ thống các quy tắc hợp lý để các nhà làm luật ở các quốc gia tham khảo để từ đó loại bỏ bớt những rào cản pháp lý có thể phát sinh và hạn chế những khác biệt trong lập pháp có thể xảy ra trong tương lai, tạo điều kiện phát triển thương mại điện tử.20 Đây là văn bản có giá trị pháp lý đầu tiên, có vai trò cực kì quan trọng đối với các văn bản luật thương mại điện tử về sau. Luật mẫu này là một nhóm các quy định cân đối và riêng biệt và các quốc gia khi dựa vào đó để xây dựng văn bản luật của mình thì được khuyến nghị là nên ban hành thành một quy định độc lập và duy nhất trong hệ thống luật nội địa của mình, nhưng cũng có thể tùy theo đặc điểm của quốc gia mình không nhất thiết phải là một văn bản mà có thể chia các quy định vào nhiều văn bản khác nhau. Đạo luật mẫu được chia thành hai phần, phần đầu tiên để giải quyết các vấn đề chung của thương mại điện tử và phần còn lại để xem xét trong một số lĩnh vực cụ thể. 21 Ngoài ra có rất nhiều văn bản quan trọng khác như Luật mẫu về Chữ ký điện tử và văn bản hướng dẫn thi hành của UNCITRAL năm 2001; Chỉ thị 1999/93/EC về Chữ ký điện tử của Hội đồng châu Âu; Chỉ thị 2000/31/EC về Thương mại điện tử của Hội đồng châu Âu EC. 20 Luật mẫu về Thương mại điện tử của UNCITRAL (1996) - 21 Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên: Pháp luật về Thương mại điện tử tại Việt Nam, nhóm tác giả sinh viên khoa Luật Kinh tế, ĐH Kinh tế Tp. HCM, tháng 7 năm 2008 16 Ở Việt Nam, Luật Giao dịch điện tử 2005 ra đời, dựa trên Luật mẫu về Thương mại điện tử 1996 của UNCITRAL 22, trở thành cơ sở pháp lý cho hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam. Văn bản áp dụng cho các cá nhân, tổ chức, cơ quan lựa chọn giao dịch bằng phương tiện điện tử 23 trong các lĩnh vực thương mại. Luật quy định cụ thể và chi tiết về nguyên tắc thực hiện giao dịch, giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, chữ ký điện tử và chứng thực chữ ký điện tử, hướng giải quyết khi có tranh chấp xảy ra, v.v. Bên cạnh đó còn có nhiều văn bản dưới luật khác cũng là cơ sở pháp lý cho hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam như Nghị định 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử, quy định thêm về an toàn trong thanh toán trực tuyến, an toàn thông tin cá nhân, cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử, cách xử lý vi phạm và cơ quan có thẩm quyền thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm, v.v, Nghị định 26/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số và văn bản sửa đổi bổ sung năm 2011, Luật Công nghệ thông tin . Tuy nhiên có một thực tế là vẫn có nhiều kẽ hở và thiếu trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam. Nguyên nhân có thể là do sự thay đổi và xuất hiện liên tục của các hình thức giao dịch, thương mại điện tử, giống như việc kinh doanh qua các trang mạng xã hội như Facebook xuất hiện trong thời gian gần đây và ngày càng nhiều hơn, tràn lan, rất khó để quản lý hết hay xử lí các vụ lừa đảo, mà cũng không thể bắt buộc những đối tượng này tuân thủ vì chưa có một văn bản luật quy định cụ thể về vấn đề này. Bên cạnh đó, các văn bản quy phạm kể trên cũng chưa đưa ra những quy định định hướng cho hoạt động thương mại điện tử trong môi trường thương mại quốc tế, mà chỉ nêu chung chung về việc hợp tác quốc tế về thương mại điện tử trong chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia 24, điều này sẽ gây lúng túng và mất thời gian tìm hiểu hay e dè khi các cá nhân tổ chức ở Việt Nam muốn thực hiện các hoạt động thương mại điện tử, giao dịch điện tử với các cá nhân, công ty ở nước ngoài. 22 Tình trạng của Luật mẫu về Thương mại điện tử của UNCITRAL - 23 Điều 2 – Đối tượng áp dụng, luật Giao dịch điện tử Việt Nam, 2005 24 Điều 7, Nghị định 52/2013/NĐ-CP, Nghị định Chính phủ về Thương mại điện tử 17 II) Thực tiễn và xu hướng của hoạt động TMĐT trong môi trường thương mại quốc tế 2.1 Thực tiễn và xu hướng của hoạt động TMĐT trong môi trường thương mại quốc tế 2.1.1 Thực tiễn và xu hướng trên thế giới Trên lý thuyết, khi số lượng người dùng Internet càng ngày càng gia tăng trên thế giới, nhu cầu về TMĐT từ đó cũng tăng cao, và khi nó diễn ra đồng thời với quá trình toàn cầu hóa, đóng góp của TMĐT cho thương mại quốc tế ngày càng nhiều. Hình 2: Tốc độ phổ cập Internet Nguồn: Internet Statistics Compendium25 Cụ thể về tốc độ phổ cập Internet thì Bắc Mỹ (Mỹ và Canada) vẫn là nơi dẫn đầu thế giới và đây cũng là một phần của lí do làm TMĐT đặc biệt phát triển và đóng góp tích cực cho nền kinh tế của khu vực này. 25 https://econsultancy.com/reports/internet-statistics-compendium 18 Bên cạnh Mỹ và châu Âu, có một thị trường không thể không nhắc đến đó chính là Trung Quốc. Theo một báo cáo 26, đến tháng 8 năm 2013, Trung Quốc có 591 triệu người sử dụng Internet, đó không phải là một con số gây bất ngờ lớn vì Trung Quốc là một nước đông dân tuy nhiên nó cho thấy rằng đây là một thị trường đầy tiềm năng của TMĐT. Quả thật như vậy, báo cáo này thống kê rằng khoảng 49% dân số Trung Quốc đã thực hiện ít nhất 1 giao dịch mua hàng qua mạng trong năm 2013 và đồng thời được dự đoán là sẽ tăng lên thành 71% vào năm 2017, trong khi đó mức trung bình này của toàn thế giới hiện nay là 40%. Thị trường TMĐT ở Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng hàng năm kể từ năm 2009 là 71%, có giá trị 190 tỉ USD vào năm 2012 và được dự báo sẽ có giá trị 541 tỉ USD vào năm 2015 và sẽ vượt qua Mỹ để trở thành thị trường TMĐT lớn nhất thế giới. Có 46% bố mẹ có con cái mua hàng online cho phép chúng sử dụng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ của mình. 30% trong số trên khẳng định rằng con của họ đã sử dụng thẻ mà không xin phép mình. 26% bố mẹ cho phép con sử dụng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ để mua hàng online nói rằng chúng chi quá mức cho món hàng.27 Điều này cho thấy đối tượng chính của thị trường và thương mại điện tử là nhóm dân số trẻ khi các con số cho thấy nhu cầu của mua sắm của họ là khá cao. TMĐT đã tạo ra những thay đổi to lớn trong việc quản lý thương mại quốc tế. TMĐT tạo ra cơ chế quản lý mang tính tương tác trong môi trường kinh doanh, giúp tạo, lưu thông thông tin về thị trường, sản phẩm phục vụ lại cho hoạt động thương mại quốc tế. 26 27 19 Xu hướng hiện nay trên toàn thế giới, số lượng người truy cập Internet từ các thiết bị di động như điện thoại, máy tính bảng đã vượt qua số lượng người truy cập Internet bằng máy tính để bàn hay laptop và được dự báo là sẽ còn tiếp tục tăng cao trong những năm tới. Nhà phân tích Mary Meeker của ngân hàng đầu tư Morgan Stanley còn dự đoán (vào thời điểm thực hiện bài nghiên cứu) rằng TMĐT trên thiết bị di động (mobile e-commerce) sẽ chiếm khoảng 2% doanh thu bán lẻ của Mỹ vào cuối năm 2012 còn doanh thu bán lẻ từ các trang web chiếm khoảng 5-6% và sau đó tiếp tục tăng. Hình 3: Thiết bị di động dần chiếm lĩnh mạng Internet Nguồn: Nghiên cứu của ngân hàng đầu tư Morgan Stanley Với xu thế này, khả năng các nhà đầu tư và các doanh nghiệp sẽ chú trọng hơn vào việc xây dựng các trang web TMĐT thân thiện với thiết bị di động, luôn có sẵn phiên bản dành cho thiết bị di động bên cạnh phiên bản web bình thường và chuẩn bị sẵn các chiến lược quảng cáo, marketing phù hợp. 2.1.2 Thực tiễn và xu hướng ở Việt Nam Theo bản tin Việt Nam Thương mại điện tử của PwC Việt Nam 28, giá trị thị trường TMĐT Việt Nam đạt khoảng 300 triệu USD trong năm 2011 và dự kiến sẽ tăng trưởng trung bình 75% một năm trong giai đoạn 2011-2015 và có thể đạt mức 2,8 tỷ USD vào năm 2015. PwC Việt Nam cũng dự báo về sự tăng lên của số lượng người sử dụng Internet ở Việt Nam, từ 30 triệu người trong năm 2011 lên 37 triệu người vào năm 28 Bản tin VIệt Nam Thương mại điện tử - 20 2016, kèm theo đó là sự phát triển nhanh chóng của đường truyền Internet tốc độ cao, giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận được với hình thức mua sắm trực tuyến. Mới đây tập đoàn Vingroup của tỷ phú người Việt Nam Phạm Nhật Vượng quyết định đầu tư vào lĩnh vực TMĐT 29. Quyết định này cho thấy ở Việt Nam, TMĐT vẫn đang là một thị trường thuộc dạng tiềm năng và sẽ là một thị trường sinh lời nếu bắt đầu đầu tư từ thời điểm này. Bà Lê Thị Thu Thủy, chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc VinE-com thuộc Vingroup nói với hãng tin Bloomberg trong một bài phỏng vấn rằng: “Sau 5 năm, chúng tôi hy vọng sẽ là công ty thương mại điện tử lớn nhất tại đây (Việt Nam).”. Vingroup nói thương mại điện tử sẽ là hướng kinh doanh mũi nhọn trong tương lai của tập đoàn. Với hướng đầu tư này của tập đoàn Vingroup, chắc hẳn sẽ kéo theo những thay đổi trong thị trường TMĐT ở Việt Nam và thời gian tới sẽ có những bước tiến mới. Hình 4: Trở ngại khi mua hàng online ở Việt Nam Nguồn: Cục thương mại điện tử và Công nghệ thông tin Về thực tiễn của hoạt động TMĐT hiện nay ở Việt Nam, hình trên đây cho ta thấy được những vấn đề bất cập cần được giải quyết, khắc phụ để thúc đẩy TMĐT phát triển. 29 21 Tuy nhiên, có một rào cản khác không hề nhỏ đối với TMĐT ở Việt Nam đó là vấn đề các văn bản luật điều chỉnh hoạt động TMĐT, hành lang pháp lý của hoạt động này. Theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế (IDRC), các chính sách về thương mại điện tử của Việt Nam có một số nhược điểm sau: Thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa các chính sách với nhau và giữa các chính sách nội địa với những chính sách quốc tế. Cơ chế quản lý Nhà Nước về thương mại điện tử chưa thích hợp. Không có sự hợp tác hiệu quả giữa các đơn vị làm luật. Có rất ít, thậm chí không có sự trao đổi giữa nhà làm luật và các cá nhân, đơn vị ảnh hưởng bởi luật. Thiếu thông tin và những phân tích về ảnh hưởng của thương mại điện tử. Các quy định, chính sách còn khái quát, mơ hồ, thiếu tính cụ thể. Chính phủ không thể đóng vai trò tiên phong30 2.2 Kiến nghị, đề xuất hướng giải quyết Như đã đề cập ở phần 1.4, hành lang pháp lý là vấn đề quyết định đến sự sống còn của thị trường TMĐT đặc biệt trong bối cảnh thương mại quốc tế. Vì vậy trước hết mỗi quốc gia cần hoàn thiện được cho mình một khung pháp lý hoàn chỉnh điều chỉnh thị trường và các hoạt động TMĐT. Sau đó là đến việc thống nhất khung pháp lý cho hoạt động TMĐT toàn cầu, hay chính là TMĐT trong bối cảnh thương mại quốc tế. Thống nhất khung pháp lý là hướng đi khó nhưng nó đang được các nhà làm luật xem xét và nếu làm được thì nó sẽ mang lại nhiều kết quả khả quan cho hoạt động TMĐT trong môi trường thương mại quốc tế. Vì Internet là một môi trường thống nhất, các trang web TMĐT cũng hoạt động theo những phương thương tương đồng nhau nên việc tạo ra các văn bản luật quy định làm chuẩn mực và để làm cơ sở chung giúp giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh là điều không nằm ngoài khả năng thực hiện của các nhà làm luật. Việc có một hệ thống quy định, văn bản pháp luật, bộ quy tắc chung cho hoạt động TMĐT trong thương mại quốc tế sẽ giúp hạn hay có thể xóa bỏ hoàn toàn vấn đề xung đột pháp luật, xung đột thẩm quyền khi áp dụng, giúp những người hoạt động trong lĩnh vực TMĐT có thể dựa trên đó và chủ động xây dựng các quy định cho trang cung cấp dịch vụ TMĐT của mình, thông báo cho khách hàng về các điểu khoản của các văn bản pháp lý có hiệu lực, từ đó đề phòng được các vướng mắc, tranh chấp 30 E-commerce in the Asian context - Selected Case Studies, tác giả: Renald Lafond và Chaitali Sinha 22 pháp lý về sau mà nếu có xảy ra thì đã có cơ sở pháp lý rõ rang và sẵn sàng để giải quyết một cách nhanh gọn. 23 III) Lời kết Cùng với sự phát triển và lan rộng không ngừng của Internet, mạng 3G, 4G cùng các thiết bị số như máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại di động thông minh, ngày càng nhiều sự thay đổi cũng đồng thời xảy ra với hoạt động thương mại qua các phương tiện điện tử, kết nối với nhau trong mạng toàn cầu Internet, hay nói cách khác chính là thương mại điện tử. Ví dụ như việc xuất hiện doanh nghiệp “số”, thực hiện và tạo điều kiện để người tiêu dùng, các doanh nghiệp và người tiêu dùng cùng thực hiện tìm hiểu thông tin, các giao dịch trao đổi, mua, bán các sản phẩm “số” và các hình thức kinh doanh trực tuyến mới, chưa có trong các văn bản quy phạm pháp luật, v.v. 31 Thực tế đã chứng minh, thương mại điện tử là một phần không thể thiếu của kinh tế quốc gia và toàn cầu và thực sự đã mang đến những lợi ích cực kì to lớn. Hoạt động thương mại điện tử diễn ra xuyên biên giới, giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng, người bán với người bán, người bán với người mua, v.v đã góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử trong môi trường thương mại quốc tế, hay còn được gọi là thương mại điện tử quốc tế, để từ đó đóng góp cho nền kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh đó, nhận thức được sự phát triển và tiềm năng của lĩnh vực này, nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, nhiều cơ quan, tổ chức quốc tế, đã đang nỗ lực đang nỗ lực hoàn thiện khung pháp lý để điều chỉnh và làm cơ sở cho hoạt động. Tuy nhiên quá trình này đòi hỏi rất nhiều thời gian và trong suốt quá trình phát triển của thương mại điện tử, thương mại điện tử quốc tế, sẽ không có một văn bản pháp luật nào có thể bao quát được hết những nội hàm của các hoạt động trên vì chúng luôn luôn đổi mới theo xu hướng phát triển của công nghệ và cả nhu cầu của con người. Rất có thể trong tương lai trên thế giới sẽ có một tổ chức được thành lập để chuyển điều theo dõi, giám sát đồng thời soạn thảo và ban hành các văn bản luật liên quan đến hoạt động thương mại điện tử quốc tế với các cơ chế và quy định rõ rang để thúc đẩy hoạt động này mạnh hơn nữa và giúp nó đạt được tính hiệu quả cao, mang lại nhiều ích lợi kinh tế hơn cho các nước và nền kinh tế chung toàn cầu. 31 The Research on the Strategy of E-Commerce in the International Trade, tác giả Tianbao Guo và Ke Li, 2012, International Conference on Convergence Information Technology Lecture Notes in Information Technology, Vol.19 24 Do đó, trong quá trình này, sự nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích về các hoạt động, về cơ sở pháp lý, thực tiễn như bài báo cáo này cũng hết sức cần thiết và mang tính thực tiễn. Danh mục tài liệu tham khảo Văn bản pháp luật: - Luật Giao dịch điện tử 2005 - Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ về Thương mại điện tử - Đạo luật Thương mại điện tử năm 2000 của Canada - Luật mẫu về Thương mại điện tử của UNCITRAL năm 1996 - Hiệp ước Liên Hiệp Quốc về trao đổi thông tin điện tử trong Hợp đồng quốc tế Các tài liệu tham khảo khác: Tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt: 1. Nguyễn Xuân Thiên, Bài tham luận “Lý thuyết lợi thế so sánh và gợi ý đối với Việt Nam trong bối cảnh phát triển hiện nay” tại Hội thảo quốc gia Các lý thuyết kinh tế trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu và thực tiễn ở Việt Nam 2. Nhóm tác giả, 2008, Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên: Pháp luật về Thương mại điện tử tại Việt Nam, nhóm tác giả sinh viên khoa Luật Kinh tế, ĐH Kinh tế Tp. HCM, tháng 7 năm 2008 3. Vũ Đức Tuấn Anh, khóa luận tốt nghiệp “Thương mại điện tử toàn cầu trong khuôn khổ WTO và giải pháp đối với Việt Nam”, lớp Trung 2 - K38F, khoa Kinh tế ngoại thương, trường Đại học Ngoại thương Hà Nội Tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh: 4. Zorayda Ruth Andam, Bài nghiên cứu “E-commerce and E-business”, 2003, trường Đại học Philippines 5. Stuart S. Malawer, Bài giảng INTERNET COMMERCE & TRADE POLICY: International Initiatives for E-Trade, trường Đại học George Mason 6. Ravi Kalakota và Andrew B. Whinston, Electronic Commerce: A Manager's Guide (1997), nhà xuất bản Addison-Wesley Professional. 7. Michelle Sanson, Essential International Trade Law (2002), nhà xuất bản Cavendish, Australia 8. Renald Lafond và Chaitali Sinha, E-commerce in the Asian context - Selected Case Studies 9. James S. Gilmore, III, Federal Commission on Internet Taxation (1999), Virginia, Mỹ. 10. HE Yong, JIANG Jiao-jiao, LI Jun-yang và WU Xue-pin, Impact of e- Commerce on International Trade—Based on a Iceberg Cost Model, in trong International Journal of Trade, Economics and Finance, Vol. 2, No. 3, Tháng 6, 2011 11. A.P. Graves, G.C Parry, M. James-Moore, O. Altinok Legal aspects of electronic signatures, trường Đại học Bath, tháng 02, 2008. 12. Promoting confi dence in electronic commerce: legal issues on international use of electronic authentication and signature methods, Liên Hiệp Quốc, Viên, 2009 13. Alan V. Deardoff, Terms of Trade: Glossary of International Economics (2006), trường Đại học Michigan, Mỹ, nhà xuất bản World Scientific 14. Peter N. Stearns; William L. Langer, 2001, The Encyclopedia of World History: Ancient, Medieval, and Modern, Chronologically Arranged, nhà xuất bản Houghton Mifflin Company. 15. Alireza Hasani & Elnaz Shahbazzdeh, “The Concept Foreign Investor in International Trade Law”, in trong Journal of Social Issues & Humanities, Tập 1, Quyển 7, tháng 12/2013, ISSN 2345-2633 16. Eric Letvin, The Growth of E-Commerce in International Trade and its Possible Effects on the Environment, America University, Washington DC 17. Ke Li và Tianbao Guo, 2012, The Research on the Strategy of E-Commerce in the International Trade.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbctttn_tong_quan_ve_hoat_dong_thuong_mai_dien_tu_trong_6311_2065488.pdf
Luận văn liên quan