Đề tài Tổng Quan về kế toán quản trị

MỤC LỤC Trang CHUYÊN ĐỀ 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ . 3 CHƯƠNG 1: NGUỒN GỐC 3 1.1 NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ . 3 1.2 KHÁI NIỆM VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ . 4 1.3 CÁC LOẠI BÁO 5 1.3.1. Báo cáo nội bộ 5 1.3.2. Báo cáo đối ngoại . 6 CHƯƠNG 2: KIỂM SOÁT, QUẢN LÝ ĐỐI VỚI TỔ CHỨC . 7 2.1 VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN 7 2.1.1 Phạm vi của thông tin . 7 2.1.2 Nguyên tắc cung cấp thông tin kế toán . 8 2.1.3 Phương pháp thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin . 9 2.2 NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 9 2.3. VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ . 10 2.3.1 Vai trò của báo cáo kế toán quản trị đối với việc hoạch định . 10 2.3.2 Vai trò của báo cáo kế toán quản trị đối với việc kiểm soát . 12 2.3.3 Vai trò của báo cáo kế toán quản trị đối với việc ra quyết định 13 CHƯƠNG 3:QUẢN TRỊ CHI PHÍ- KẾ TOÁN CHI PHÍ - KẾ TOÁN TÀI CHÍNH16 3.1 QUẢN TRỊ CHI PHÍ 16 3.1.1 Khái niệm 16 3.1.2 Vai trò của quản trị chi phí 16 3.1.3 Quản trị chi phí trong môi trường kinh doanh hiện nay 17 3.2 KẾ TOÁN CHI PHÍ . 20 3.3 SO SÁNH VAI TRÒ QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ KẾ TOÁN CHI PHÍ 21 3.4 KẾ TOÁN TÀI CHÍNH . 21 3.4.1 Khái niệm 21 3.4.2 Phân biệt Kế toán tài chính và Kế toán quản trị 23 3.4.3 So sánh giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị . 25 CHƯƠNG 4: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 35

pdf36 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3849 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổng Quan về kế toán quản trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
071 389 5.005 97,81 8 Thuế TNDN 293 1.433 2.834 1.140 389,10 1.401 97,82 9 LN sau thuế 753 3.684 7.288 2.931 389,10 3.604 97,82 (Nguồn: Phòng kế toán công ty) Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 7 Chương 2 KIỂM SOÁT, QUẢN LÝ ĐỐI VỚI TỔ CHỨC 2.1 VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN Thông tin chính là tri thức, là tin tức. Khác với các nguồn lực tự nhiên như khoáng sản, đất đai…. Nếu càng bị khai thác thì càng cạn kiệt, thông tin càng khai thác sẽ càng được mở rộng và phát triển đến một bậc cao hơn dựa trên sự kế thừa có tính khoa học. Thông tin có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội. Bản chất thông tin nói chung là quan trọng.Ở đây chúng ta muốn đề cập đến nhu cầu thông tin đối với nhà quản lý. [9] 2.1.1 Phạm vi của thông tin Có 2 loại thông tin (1) thông tin bên ngoài và (2) thông tin bên trong. • Thông tin bên ngoài: giúp nhà quản lý nhận biết tình trạng hiện tại của doanh nghiệp ra sao trong môi trường có sự tham gia của doanh nghiệp mình. Chẳng hạn các thông tin về thị trường, về tình hình kinh tế, về ngành nghề của doanh nghiệp. Ví dụ như công ty VMS Mobifone sẽ quan tâm đến tình hình tăng trưởng chung của ngành, thu nhập bình quân của người dân, nhu cầu của khách hàng như thế nào….nhờ có những thông tin như vậy mà công ty VMS Mobifone sẽ có những chiến lược kinh doanh lâu dài phù hợp và tận dụng được những khách hàng tiềm năng khác. • Thông tin bên trong: hệ thống thông tin kế toán, thông tin nhân sự, thông tin của bộ phận sản xuất…nhưng quan trọng nhất vẫn là hệ thống thông tin kế toán: bao gồm hệ thống kế toán tài chính và hệ thống kế toán quản trị. Kế toán tài chính phản ánh những nghiệp vụ đã phát sinh trong quá khứ trong khi kế toán quản trị lại cung cấp những dự tính cho tương lai cũng từ những dữ liệu trên. [3, trang 3] Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 8 2.1.2 Nguyên tắc cung cấp thông tin kế toán Việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị không bắt buộc phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc kế toán và có thể được thực hiện theo những quy định nội bộ của doanh nghiệp nhằm tạo lập hệ thống thông tin quản lý thích hợp theo yêu cầu quản lý cụ thể của từng doanh nghiệp. Doanh nghiệp được toàn quyền quyết định việc vận dụng các chứng từ kế toán, tổ chức hệ thống sổ kế toán, vận dụng và chi tiết hoá các tài khoản kế toán, thiết kế các mẫu báo cáo kế toán quản trị cần thiết phục vụ cho kế toán quản trị của đơn vị. [3] Tuy không bắt buộc làm theo quy mẫu nào nhưng việc cung cấp thông tin trong kế toán nói chung và kế toán quản trị nói riêng phải đáp ứng những yêu cầu như sau: • Chính xác: đây là yêu cầu cơ bản đầu tiên đối với những thông tin trong quá khứ. Điều này cho chúng ta thấy tình hình thực tế đã diễn ra như thế nào, tuy không giúp chúng ta đưa ra những nhận định chính xác về tương lai nhưng ít nhất cũng tạo ra một xu thế để chúng ta có thể dự báo. • Phù hợp: thông tin như thế nào được gọi là phù hợp? Như đã phân tích ở trên, kế toán quản trị không cần thực hiện theo khuôn mẫu nhưng không phải chúng ta muốn làm gì và dạng nào cũng được mà chúng tùy thuộc vào từng yêu cầu quản lý và tùy vào từng tình hình cụ thể mà quyết định nên làm theo dạng nào và cần những thông tin gì. • Kịp thời: thông thường tất cả các báo cáo đều có hạn hoàn thành của nó, nếu không có thời hạn thì một thông tin (báo cáo) dù chính xác và phù hợp nhất cũng không có ý nghĩa đối với nhà quản trị, nhất là trong thời đại thông tin này. Nhưng đôi khi 2 mục tiêu đó phải đánh đổi với nhau. Ví dụ: nhà quản trị cần báo cáo doanh số bán hàng theo từng cửa hàng để có biện pháp marketing phù hợp cho từng khu vực và báo cáo này phải được hoàn thành trong 1 ngày. Để hoàn thành được báo cáo này thì nhà kế toán quản trị phải rất nỗ lực và tất nhiên không thể tránh khỏi những sai sót khi phải hoàn thành trong thời gian ngắn. Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 9 2.1.3 Để thực hiện việc thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về tình hình kinh tế tài chính, kế toán quản trị cần sử dụng các phương pháp sau: - Lập chứng từ để thu nhận thông tin; - Đánh giá để làm cơ sở cho việc ghi sổ, tổng hợp theo chỉ tiêu giá trị; - Sử dụng tài khoản để tổng hợp số liệu, theo chỉ tiêu giá trị; - Ghi sổ kép nhằm phản ánh tài sản theo hai khía cạnh: Hình thức tồn tại và nguồn hình thành; - Kiểm kê nhằm xác định chính xác số lượng tài sản hiện có; - Lập báo cáo nhằm cung cấp thông tin theo yêu cầu; - Dự báo tình huống có thể xảy ra để nhà quản trị đưa ra quyết định phù hợp. Những điều cần lưu ý khi làm kế toán quản trị : - Quyết định xem thông tin nào là thích hợp cho vấn đề ra quyết định; - Cung cấp thông tin chính xác và kịp thời cho việc ra quyết định. Trong quá trình này nhân viên kế toán quản trị còn phải cân nhắc sự đánh đổi giữa tính chính xác và nhanh chóng của thông tin. 2.2. NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ - Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo phạm vi, nội dung kế toán quản trị của đơn vị xác định theo từng thời kỳ. - Kiểm tra, giám sát các định mức, tiêu chuẩn, dự toán,... - Cung cấp thông tin theo yêu cầu quản trị nội bộ của đơn vị bằng báo cáo kế toán quản trị theo nội dung và thời gian. - Tổ chức phân tích thông tin phục vụ cho yêu cầu lập kế hoạch và ra quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp. [3] Trong mỗi một giai đoạn phát triển khác nhau, kế toán quản trị có thể xác định một hoặc một số nhiệm vụ nhất định. Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 10 *Trong giai đoạn giới thiệu ta có mục tiêu: - Tối đa hóa thị phần hoặc đạt được một mức thị phần nào đó; - Nâng cao chất lượng sản phẩm, dẫn đầu chất lượng sản phẩm. *Trong giai đoạn phát triển: - Cực đại giá trị tài sản; - Tối đa hóa lợi nhuận hoặc đạt được mức lợi nhuận mong muốn; - Cực tiểu chi phí. *Trong giai đoạn trưởng thành: - Đạt được sự ổn định trong nội bộ; - Trách nhiệm đối với môi trường. *Trong giai đoạn suy thoái: Duy trì được sự tồn tại của doanh nghiệp. 2.3 VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ [5, trang 17-21] Theo quan điểm của R.N Anthony, một tác giả hàng đầu về kiểm soát tổ chức, thì các hoạt động lập kế hoạch, kiểm soát và ra quyết định không được tách rời vì tất cả các nhà quản trị đều phải lập kế hoạch và ra các quyết định kiểm soát. Ông đã nhận diện ba loại hoạt động quản trị. 2.3.1 Vai trò của báo cáo kế toán quản trị đối với việc hoạch định “Quá trình quyết định về các mục tiêu của tổ chức, về những thay đổi của các mục tiêu này, về các nguồn lực sử dụng để đạt các mục tiêu đó, và về các chính sách huy động, sử dụng và thanh lý các nguồn lực đó” Lập kế hoạch chiến lược gồm các công việc sau: - Xác định mục tiêu; - Chọn chiến lược thích hợp để đạt được những mục tiêu này. Hình 1: Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 11 Mục tiêu là đích đến của một tổ chức (hay cá nhân). Chiến lược là phương hướng hành động khả dĩ mà có thể giúp tổ chức (hoặc cá nhân) đạt được các mục tiêu của tổ chức (hoặc của cá nhân). Lập kế hoạch chiến lược cũng gọi là lập kế hoạch tổng thể, bao gồm việc chọn lựa các chiến lược thích hợp để soạn thảo một kế hoạch dài hạn nhằm đạt được mục tiêu. Kỳ của kế hoạch chiến lược phụ thuộc vào tổ chức, ngành và môi trường liên quan. Kỳ kế hoạch chiến lược thường là 2, 5, 7 hay 10 năm nhưng cũng có thể dài hơn. Quá trình lập kế hoạch chiến lược là một quá trình chi tiết, lâu dài, về cơ bản bao gồm 3 giai đoạn và kết thúc bằng một kế hoạch tổng thể. Sơ đồ 1: Quá trình lập kế hoạch chiến lược và mối quan hệ giữa việc lập kế hoạch chiến lược với lập kế hoạch ngắn hạn GIAI ĐOẠN ĐÁNH GIÁ Đánh giá tổ chứcĐánh giá môi trường bên ngoài Đánh giá tương lai Đánh giá các ước tính GIAI ĐOẠN MỤC TIÊU GIAI ĐOẠN LƯỢNG GIÁ Lượng giá các mục tiêu tổ chức Xem xét các phương án để đạt mục tiêu KẾ HOẠCH TỔNG THỂ Nhất trí một kế hoạch tổng thể Lập KH sản xuất Lập KH nguồn lực Lập KH sản phẩm Lập KH nghiên cứu & phát triển Các kế hoạch hoạt động chi tiết nhằm thực thi kế hoạch tổng thể theo từng kỳ tháng, quý và năm. Các kế hoạch bao gồm các dự toán, các tiêu chuẩn và các mục tiêu Lập KH ngắn hạn Lập KH chiến lược dài hạn Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 12 2.3.2 Vai trò của báo cáo kế toán quản trị đối với việc kiểm soát 2.3.2.1 Kiểm soát quản lý: “Quá trình mà qua đó các nhà quản trị đảm bảo rằng các nguồn lực đã được huy động và sử dụng một cách hữu hiệu và hiệu quả trong quá trình thực thi các mục tiêu của tổ chức”. Trong khi các kế hoạch chiến lược quan tâm đến việc xây dựng các mục tiêu và chỉ tiêu chiến lược, kiểm soát quản lý lại quan tâm đến các quyết định về việc sử dụng hữu hiệu và hiệu quả các nguồn lực của tổ chức nhằm đạt được các mục tiêu hay chỉ tiêu đó. - Nguồn lực của tổ chức bao gồm con người, nguyên liệu, máy móc và tiền (thường gọi là “4M”: Men – con người; Materials – nguyên liệu; Machines – máy móc; và Money – tiền). - Tính hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực thể hiện bằng kết quả tối ưu đạt được từ nguồn lực đầu vào đã sử dụng. Tính hiệu quả liên quan với việc so sánh giữa con người, đất đai và vốn với năng suất lao động, hay mức sử dụng nguyên liệu. - Sự hữu hiệu trong việc sử dụng các nguồn lực thể hiện bằng các kết quả đạt được phù hợp với các mục tiêu hay chỉ tiêu đã đề ra. 2.3.2.2 Kiểm soát tổ chức: “Quá trình đảm bảo các nhiệm vụ đặc thù được tiến hành hữu hiệu và hiệu quả”. Hoạt động quản trị thứ ba, cũng là cấp thấp nhất trong cấp bậc ra quyết định của Anthony, gồm các quyết định kiểm soát tổ chức. Kiểm soát tổ chức là quá trình nhằm đảm bảo các nhiệm vụ đặc thù đã được tiến hành một cách hữu hiệu và hiệu quả. Do các hoạt động thuộc quá trình kiểm soát quản lý được xây dựng trong phạm vi các hướng dẫn trong các kế hoạch chiến lược nên các hoạt động thuộc quá trình kiểm soát tổ chức cũng phải được xây dựng trong phạm vi các hướng dẫn của cả kế hoạch chiến lược và các hoạt động kiểm soát quản lý. Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 13 2.3.3 Vai trò của báo cáo kế toán quản trị đối với việc ra quyết định Quản trị là ra quyết định. Đây là chức năng quan trọng, xuyên suốt các khâu quản trị doanh nghiệp, từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện cho đến kiểm tra, đánh giá. Nhà quản lý ở mọi cấp độ trong tổ chức đều phải ra quyết định. Thí dụ, khi xây dựng chiến lược, nhà quản trị phải chọn chiến lược phù hợp nhất trong các chiến lược được đưa ra xem xét, hàng ngày nhà quản trị phải đưa ra các quyết định điều hành hoạt động hàng ngày của tổ chức. Sơ đồ 2: Quá trình ra quyết định của nhà quản trị Tất cả các quyết định đều có nền tảng từ thông tin. Hiểu rộng hơn thì chất lượng của quyết định trong quản lý chính là sự phản ánh chất lượng của quá trình xử lý thông tin kế toán và các thông tin khác. Thông tin sai sẽ dẫn đến quyết định sai. Vai trò của Kế toán quản trị là cung cấp thông tin sao cho quản lý có thể đạt được thông tin có ý nghĩa. Như vậy ngoài việc hiểu quá trình ra quyết định của nhà quản trị, Kế toán Bước 1 Nhận diện mục tiêu hay vấn đề Nhận diện các giải pháp khác nhau, các cơ hội mà có thể góp phần trong việc đạt được mục tiêu Thu thập và phân tích các dữ liệu thích hợp của từng giải pháp Bước 2 Bước 3 Chọn giải pháp, quyết định Xác định kết quả kỳ vọng và kiểm tra kết quả kỳ vọng để chắc chắn rằng kết quả này phù hợp với mục tiêu chung Bước 4 Bước 5 Thực thi quyết định Bước 6 Thu thập dữ liệu về kết quả thực tế So sánh kết quả thực tế với kết quả kỳ vọng Đánh giá các thành quả Bước 7 LẬP KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 14 quản trị còn phải nắm loại quyết định mà từng cấp quản trị trong tổ chức phải thực hiện để có thể cung cấp loại thông tin thích hợp. Sơ đồ 3: Các cấp quản trị và loại quyết định phải thực hiện - Đối với quyết định có tính chiến lược của nhà quản trị cấp cao, Kế toán quản trị cung cấp loại thông tin để hỗ trợ họ xác định các mục tiêu của tổ chức và đánh giá liệu các mục tiêu đó trên thực tế có thể đạt được hay không. Những thông tin này gồm khả năng sinh lời của tổ chức, khả năng sinh lời của từng bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp, nhu cầu thiết bị, vốn, v.v. Thông tin chiến lược do vậy có những đặc điểm sau : • Tập hợp từ các nguồn bên trong và bên ngoài; • Có tính tổng hợp ở mức cao; • Thích hợp cho dài hạn; • Liên quan với toàn bộ tổ chức (dù đi sâu vào một số chi tiết); • Gồm cả thông tin định lượng và thông tin định tính; • Không thể đảm bảo một sự chắc chắn hoàn toàn vì chỉ có thể ước tính tương lai. - Đối với quyết định có tính chiến thuật của nhà quản trị cấp trung gian, Kế toán quản trị cung cấp thông tin để giúp ra quyết định và sử dụng các nguồn lực của tổ chức, giám sát các nguồn lực đó đã và đang được sử dụng như thế nào. Những thông tin này bao gồm các thước đo năng suất (kết quả tính cho một giờ người hay tính cho CẤP CAO C ẤP TRUNG GIAN CẤP CƠ SỞ RA QUYẾT ĐỊNH CHIẾN LƯỢC RA QUYẾT ĐỊNH CHIẾN THUẬT RA QUYẾT ĐỊNH TÁC NGHIỆP Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 15 một giờ máy), các báo cáo phân tích biến động, dự báo dòng tiền, v.v. Thông tin chiến thuật do vậy có những đặc điểm sau : • Chủ yếu lấy từ nguồn bên trong nhưng cũng tham khảo một số từ nguồn bên ngoài; • Được tổng hợp ở mức thấp; • Thích hợp cho trung hạn và ngắn hạn; • Mô tả hay phân tích các hoạt động hay các bộ phận; • Thường được soạn thảo định kỳ theo yêu cầu của nhà quản trị; • Gồm cả thông tin định lượng và thông tin định tính. - Đối với các quyết định tác nghiệp, Kế toán quản trị cung cấp loại thông tin hoạt động cho cấp quản lý cơ sở để giúp họ điều hành, thực thi nhiệm vụ được giao ở phân xưởng hay phòng ban, v.v… Ví dụ, ở phòng tiền lương, thông tin ở cấp này sẽ gồm mức lương ngày, số giờ làm việc hàng tuần của từng công nhân, mức lương/giờ trả cho mỗi người, các chi tiết về thời gian mà từng người đã bỏ ra cho từng công việc trong tuần, v.v... Thông tin cung cấp cho cấp quản lý cơ sở, thường được thực hiện hàng tuần, nhưng với những hoạt động cấp bách hơn như số lượng nguyên liệu đưa vào sản xuất có thể được cung cấp hàng ngày, hàng giờ, hay trong trường hợp sản xuất tự động là hàng giây. Thông tin tác nghiệp gồm các đặc điểm sau : • Hầu như hoàn toàn lấy từ các nguồn nội bộ; • Được phân tích rất chi tiết căn cứ trên các số liệu ban đầu; • Liên quan với kỳ hiện hành; • Gắn liền với từng công việc; • Được soạn thảo thường xuyên; • Thường mang tính định lượng. Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 16 Chương 3 QUẢN TRỊ CHI PHÍ-KẾ TOÁN CHI PHÍ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 3.1 QUẢN TRỊ CHI PHÍ 3.1.1 Khái niệm Quản trị chi phí là phân tích các thông tin cần thiết cho công việc quản trị của một doanh nghiệp. Các thông tin này bao gồm các thông tin tài chính (chi phí và doanh thu) lẫn các thông tin phi tài chính (năng suất, chất lượng và các yếu tố khác của doanh nghiệp). Nhà quản trị chi phí không đơn giản là người ghi chép các thông tin về chi phí mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các quyết định quản trị để có thể cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt nhất với chi phí thấp nhất. Nội dung của kế toán quản trị chi phí: + Lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh; + Xác định giá phí đơn vị sản phẩm; + Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện chi phí bộ phận theo từng trung tâm chi phí; + Phân tích mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng và lợi nhuận; + Phân tích thông tin chi phí để lựa chọn thông tin thích hợp cho các quyết định kinh doanh. [8, Trang 13] 3.1.2 Vai trò của quản trị chi phí Trên cơ sở nội dung của Quản trị chi phí, ta có thể xác định được vai trò của Quản trị chi phí trong doanh nghiệp như sau: - Quản trị chi phí giúp doanh nghiệp tập trung năng lực của mình vào các điểm mạnh, tìm ra các cơ hội hoặc các vấn đề quan trọng trong sản xuất kinh doanh; - Quản trị chi phí giúp doanh nghiệp có thể cải thiện chất lượng sản phẩm hay dịch vụ của mình mà không làm thay đổi chi phí; - Quản trị chi phí giúp người ra quyết định nhận diện được các nguồn lực có chi phí thấp nhất trong việc sản xuất và cung ứng hàng hóa, dịch vụ. [8, trang 13] Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 17 3.1.3 Quản trị chi phí trong môi trường kinh doanh hiện nay Môi trường kinh doanh hiện nay đã có rất nhiều thay đổi, và đã làm biến đổi thực tế quản trị chi phí của các doanh nghiệp. a. Môi trường kinh doanh toàn cầu. Hiện nay, môi trường kinh doanh đã mở rộng đến thị trường thế giới, làm cho các doanh nghiệp phải chịu sức ép canh tranh trên quy mô toàn cầu. Vì vậy, doanh nghiệp cần nhiều thông tin về quản trị chi phí hơn để có thể xây dựng chiến lược cạnh tranh và kinh doanh có hiệu quả. Ví dụ : British Airways là hãng hàng không lớn nhất nước Anh. Ban đầu đã tỏ ra khinh thường những đối thủ cạnh tranh giá rẻ như easyJet và Ryanair, rồi sau đó cuống cuồng thành lập một công ty hàng không giá rẻ có tên là Go. Thế nhưng công ty này nhanh chóng thất bại và buộc phải bán lại cho easyJet vào năm 2000 và British Airways quay lại với lối kinh doanh truyền thống. British Airways giờ đây chỉ tập trung phục vụ những chuyến bay đường dài và không có những chuyến bay giá rẻ. Còn ở thị trường bay đường ngắn, hãng cố gắng giữ vững một tỷ lệ thị phần nhất định thông qua chiêu thức giảm giá gần bằng với đối thủ cạnh tranh. Tại mỗi chuyến bay, British Airways dành một số ghế ngồi nhất định hạng Economy. Do những chuyến bay của British Airways có điểm đỗ tại Heathrow, một cảng bay tiện lợi và đông đúc, nên chiêu thức này cũng hấp dẫn một số khách bay đường dài. Thậm chí, British Airways còn giảm giá cho một số chuyến bay đến những điểm nhất định tại Châu Âu. Những chiến lược này của British Airways đã giúp hãng cạnh tranh hiệu quả với những “kẻ thách thức”. [10] b. Công nghệ sản xuất Để cạnh tranh một cách hiệu quả, các doanh nghiệp phải chấp nhận thay đổi công nghệ sản xuất. Điều này không những giúp cho doanh nghiệp có thể kiểm soát được các dòng chi phí vào (chi phí nguyên vật liệu, lao động, chi phí khác) mà còn có thể xây dựng các quyết định cho đầu ra sản xuất (giá bán, sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, tồn kho) Ví dụ: Nói về những thành công trong lĩnh vực Khoa học công nghệ trong thời gian qua, công nghệ Việt Nam đã đạt trình độ hiện đại của thế giới như công nghệ đóng tàu. Việt Nam đã xuất khẩu được những tàu biển cỡ lớn sang nhiều nước có ngành công nghiệp đóng tàu nổi tiếng như Anh, Pháp, Thụy Sĩ... Chỉ với đầu tư Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 18 khoảng 50 tỉ đồng từ Bộ KH-CN, các đề tài dự án đã giúp ngành đóng tàu nắm vững các công nghệ hàn và lắp ráp tàu tiên tiến, tạo ra một số sản phẩm và thiết bị hiện đại, tương đương với trình độ quốc tế. Sức mạnh công nghệ đã góp phần giúp Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy đóng thành công tàu hàng 6.500 tấn và 12.500 tấn, tàu hút bùn công suất 1.500 m3/h... Anh đã ký hợp đồng đóng 15 tàu trọng tải 53.000 tấn, trị giá trên 300 triệu USD.[12] c. Định hướng khách hàng Một thay đổi quan trọng của môi trường kinh doanh hiện nay là sự thay đổi liên tục thị hiếu của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ. Họ thích sản phẩm có chất lượng cao, có nhiều tính năng mới, mẫu mã đa dạng, các dịch vụ kèm theo phải phong phú. Vì vậy, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là phải thỏa mãn các yêu cầu này với chi phí thấp nhất. Vì thế, vai trò của quản trị chi phí trở nên rất quan trọng vì nếu không quản lý và phân tích tốt, sản phẩm tuy có chất lượng cao nhưng giá cũng sẽ cao, khách hàng sẽ không thích nữa. Ví dụ : Hơn 20 năm qua, các khách hàng sẵn sàng trả giá cao hơn cho các sản phẩm cạo râu nhãn hiệu Atra, Atra Plus, Sensor, Sensor Excel, Mach 3, Mach 3 Turbo và Centro của hãng Gillette, vì những nhãn hàng này có thể giúp họ cạo râu sát mặt. Rất nhiều công ty cảm thấy khó khăn trong việc thuyết phục khách hàng phải trả nhiều tiền hơn cho những tính năng vượt trội so với các sản phẩm cùng loại. Walgreens nhấn mạnh đến sự tiện lợi của khách hàng khi đặt những cửa hàng của mình cạnh các trung tâm mua sắm, dễ dàng ra vào nhờ hệ thống cửa thông minh và thiết kế những ô cửa thanh toán rộng, tiện lợi cho việc thanh toán. Và Walgreens đã “giữ được mình” trong cuộc chiến với Wal-Mart.[10] d. Tổ chức quản trị Do mục tiêu là nhắm đến thỏa mãn thị hiếu của khách hàng nên các hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng chuyển dịch theo hướng khách hàng. Vì thế, tổ chức của doanh nghiệp cũng thay đổi và hình thành các nhóm hoạt động hoặc bộ phận chức năng (nghiên cứu phát triển, tổ chức sản xuất, giao hàng, bảo hành, sửa chữa). Theo đó, thực tế việc quản trị chi phí cũng sẽ có những thay đổi cho phù hợp. Từng nhóm, bộ phận sẽ có các chi phí hoạt động của mình. Các báo cáo về chi phí sẽ phản ảnh hoạt động của các nhóm/bộ phận hợp lý hay chưa hợp lý. Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 19 Ví dụ: Dow Corning dù chiếm đến 40% thị phần silicon toàn cầu vào năm 2000, Dow Corning vẫn không cản trở các đối thủ giá rẻ tham gia cuộc chơi. Nhưng thay vì giảm giá, sau khi nghiên cứu kỹ phân khúc thị trường và khách hàng tiềm năng, vào năm 2002 công ty này quyết định thành lập một công ty thứ cấp chuyên cung cấp Silicon giá rẻ, lấy tên là Xiameter. Nếu Dow Corning cung cấp đến 7.000 loại sản phẩm. thì con số này ở Xiameter chỉ là 350. Nhận thấy rằng mình phải bán với giá thấp hơn 20% mới có thể cạnh tranh được với những đối thủ giá rẻ của công ty mẹ, Xiameter đã sử dụng mọi cách mà trong sách dạy kinh doanh đã nói đến. Thay vì giao hàng ngay tức thì, Xiameter hứa sẽ giao hàng từ 7 đến 20 ngày sau khi nhận đơn đặt hàng. Nhờ vào thời hạn giao hàng chậm hơn công ty mẹ, Xiameter có thể tận dụng sản xuất khi những nhà máy của Dow Corning tạm nghỉ. Và vì không nhận các hợp đồng cung cấp dịch vụ kỹ thuật nên Xiameter chẳng việc gì phải đầu tư vào khâu dịch vụ.[10] Bảng 2: So sánh môi trường kinh doanh trước đây và hiện nay Nội dung Trước đây Ngày nay Môi trường cạnh tranh Nền kinh tế quy mô lớn, tiêu chuẩn hóa đối với sản phẩm. Trọng tâm là chất lượng, tính năng và sự thỏa mãn của khách hàng đối với sản phẩm. Quy trình sản xuất Sản lượng cao, tồn kho lớn. Sản lượng ít, tồn kho thấp, giảm thiểu chi phí. Công nghệ sản xuất Dây chuyển lắp ráp tự động, sử dụng công nghệ riêng biệt ở mỗi công đoạn. Hệ thống robot, sử dụng công nghệ liên kết nhau thông qua hệ thống mạng. Kỹ năng lao động Yêu cầu thấp. Yêu cầu cao. Thị trường tiêu thụ Chủ yếu là trong nước. Tiêu thụ trên toàn cầu. Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 20 3.2 KẾ TOÁN CHI PHÍ Kế toán chi phí là một nhánh của kế toán, có nhiệm vụ lưu chép chi phí trực tiếp và gián tiếp liên quan đến việc sản xuất mỗi đơn vị sản phẩm và dịch vụ do công ty cung cấp. Do vậy, những người làm công tác kế toán chi phí phải hiểu được ý nghĩa của những con số, liên hệ chúng với các hoạt động kinh doanh và đưa ra các giải pháp thay thế. Sau cùng các giải pháp thay thế này phải được đánh giá và lựa chọn nhằm tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh. Nội dung của kế toán chi phí: + Tập hợp chi phí, tính giá thành, phân tích chênh lệch chi phí trong kỳ để cung cấp thông tin KTQT và thông tin cho việc lập các báo cáo tài chính; + Cân đối chi phí, xử lý điều chỉnh chênh lệch chi phí và giá thành sản phẩm trong kỳ về chi phí thực tế. Trên cơ sở của Kế toán chi phí, các nhà quản lý có thể sử dụng Kế toán chi phí vào nhiều mục đích: + Triển khai giá bán hợp lý đối với hàng hóa và dịch vụ của công ty; + Xác định chi phí vượt ngoài tầm kiểm soát; + Tập trung vào các chi phí đặc biệt để tiến hành giảm giá dần dần; + Quyết định xem loại sản phẩm và dịch vụ nào mang lại lợi nhuận cho công ty và loại nào không. Một số chi phí được xem là trực tiếp, các chi phí khác là gián tiếp. Nhân viên kế toán chi phí và nhà quản lý nên quan tâm đến hai loại chi phí này. - Chi phí trực tiếp đối với một đối tượng chịu chi phí là loại chi phí liên quan trực tiếp đến đối tượng chịu chi phí và có thể tính trực tiếp cho đối tượng đó một cách hiệu quả, ít tốn kém (cost effective). (Horngren et al, 1999) - Chi phí gián tiếp đối với một đối tượng chịu chi phí là loại chi phí liên quan đến đối tượng chịu chi phí nhưng không thể tính trực tiếp cho đối tượng chịu chi phí đó một cách hiệu quả. Nói đúng hơn, chi phí gián tiếp là chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí. Do vậy, chi phí gián tiếp được phân phối cho các đối tượng chịu chi phí theo các phương pháp phân bổ chi phí (cost allocation) (Horngren et al, 1999) - Chi phí gián tiếp thường được gọi là chi phí quản lý chung, là những khoảng chi phí không thể tính vào chi phí sản xuất một đơn vị sản phẩm cụ thể như tiền thuê Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 21 cơ sở hạ tầng sản xuất, chi phí tiện ích, lương bổng của các nhân viên hành chính và điều hành, thuê bất động sản, và các chi phí giải trí hàng năm của công ty. Trong nhiều trường hợp, chi phí quản lý chung được phân bổ cho các sản phẩm công ty sản xuất ra theo một số công thức. [8, trang 13-14] 3.3 SO SÁNH VAI TRÒ QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ KẾ TOÁN CHI PHÍ Quản trị chi phí Kế toán chi phí - Ghi chép chi phí - Phân tích các thông tin liên quan đến chi phí - Nhận diện các cơ hội kinh doanh - Ra quyết định - Ghi chép các chi phí phát sinh - Lập các báo cáo chi phí 3.4 KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 3.4.1 Khái niệm Kế toán tài chính là kế toán phản ảnh hiện trạng và sự biến động về vốn, tài sản của doanh nghiệp dưới dạng tổng quát hay nói cách khác là phản ánh các dòng vật chất và dòng tiền tệ trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với môi trường kinh tế bên ngoài. Sản phẩm của Kế toán tài chính là các báo cáo tài chính. Thông tin của kế toán tài chính ngoài việc sử dụng cho Ban lãnh đạo doanh nghiệp còn được sử dụng để cung cấp cho các đối tượng bên ngoài như: các nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan thuế, cơ quan tài chính, cơ quan thống kê. Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 22 Sơ đồ 4 : Sơ đồ tổng quát hệ thống kế toán [1, trang 20] Hệ thống kế toán Là một trong các hệ thống thông tin quan trọng của một doanh nghiệp (hay tổ chức) Có trách nhiệm tập hợp dữ liệu để cung cấp thông tin cho Kế toán tài chính & Kế toán quản trị Các đối tượng bên ngoài Tất cả các đối tượng bên ngoài có quan tâm đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp: - Cổ đông (chủ sở hữu) - Các nhà phân tích - Các nhà cho vay - Các khách hàng - Tổ chức công đoàn - Cơ quan quản lý nhà nước - Đối tượng khác Các đối tượng bên trong Các nhà quản trị ở tất cả các trung tâm trách nhiệm (responsibility center): - Trung tâm đầu tư, (investment center) - Trung tâm lợi nhuận, (profit center) - Trung tâm bán hàng, (revenue center) - Trung tâm chi phí. (cost center) Kế toán tài chính Thiết lập các báo cáo tài chính: bảng cân đối, báo cáo thu nhập, báo cáo ngân lưu Kế toán quản trị Thiết lập hệ thống thông tin phục vụ cho: ra quyết định, hoạch định, điều hành, kiểm soát Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 23 3.4.2 Phân biệt Kế toán tài chính và Kế toán quản trị a) Kế toán tài chính. Mục tiêu của kế toán tài chính là sắp xếp, ghi nhận, phân tích và diễn đạt các sự kiện kinh tế, pháp lý và giao dịch thương mại bằng đơn vị đo lường là tiền tệ nhằm cung cấp các dữ kiện cần thiết cho việc lập các báo cáo tài chính. - Các báo cáo tài chính này được lập nhằm cung cấp những thông tin về một thực thể kinh doanh cho một lớp người rộng rãi sử dụng như những người sử dụng bên ngoài doanh nghiệp là những người đang đầu tư vào doanh nghiệp, những người cung cấp tín dụng, những người phân tích tài chính, các viên chức quản lý nhà nước… Đồng thời thông tin của kế toán tài chính cũng được những nhà quản trị bên trong doanh nghiệp sử dụng. Nhưng kế toán tài chính cung cấp thông tin chủ yếu cho những người bên ngoài doanh nghiệp. - Thông tin của kế toán tài chính được thiết lập trên cơ sở tuân thủ một cách nghiêm ngặt các chuẩn mực, các nguyên tắc và thông lệ kế toán được thừa nhận và bị chi phối bởi định chế pháp luật của nước sở tại. b) Kế toán quản trị. Là phương pháp xử lý các dữ kiện kế toán để đạt được mục tiêu thiết lập các thông tin cho việc lập dự toán ngân sách về chi phí, doanh thu và kết quả trong một thời kỳ hoạt động; kiểm soát một cách có hiệu quả tình hình hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp. Kế toán quản trị thể hiện qua các chức năng sau: - Chức năng dự toán lập kế hoạch: mọi hoạt động của doanh nghiệp đều được tiến hành theo các chương trình định trước trong các kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm, kế hoạch tác nghiệp. Nhà quản trị phải thiết lập dự toán ngân sách, đây chính là tài liệu xác lập các bước thực hiện mục tiêu của tổ chức. Ví dụ: thông qua dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất, dự toán nguyên vật liệu, dự toán chi phí nhân công, dự toán chi phí sản xuất chung… giúp nhà quản trị tiên liệu, liên kết các nguồn lực để đảm bảo lợi nhuận trong kỳ. Kế toán quản trị phải được tổ chức để thu thập những thông tin phục vụ cho mục đích trên. - Chức năng tổ chức và điều hành: để thực hiện chức năng này, nhà quản trị cần một lượng thông tin rất lớn, đặc biệt là những thông tin phát sinh hàng ngày để kịp Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 24 thời điều chỉnh tổ chức hoạt động như: thông tin về giá thành ước tính, thông tin về giá bán, về lợi nhuận từ các phương án sản xuất kinh doanh… chính những thông tin này phải do kế toán đảm trách. - Chức năng kiểm tra: kế toán quản trị đóng vai trò kiểm soát hoạt động kinh doanh từ trước, trong và sau quá trình hoạt động kinh doanh phát sinh. Việc kiểm soát của kế toán quản trị được thực hiện chủ yếu thông qua kế hoạch đã được lập. Khi kế hoạch đã được lập, để đảm bảo tính khả thi của kế hoạch đòi hỏi phải so sánh với thực tế. Kế toán sẽ cung cấp cho nhà quản lý những thông tin thực tế, thông tin chênh lệch giữa thực tế với kế hoạch, những thông tin kết hợp giữa thực tế với dự báo để nhà quản trị kịp thời điều chỉnh, đảm bảo tiến độ kế hoạch. - Chức năng ra quyết định: thông tin kế toán là nhân tố chính trong việc ra quyết định của nhà quản trị, do đó kế toán có trách nhiệm thu thập các số liệu về chi phí, lợi nhuận và truyền đạt cho người quản lý thích hợp. Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 25 3.4.3 So sánh giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị Hệ thống kế toán (một phần của hệ thống thông tin quản lý của tổ chức) Thu tập dữ liệu (tài chính) về hoạt động tổ chức Hệ thống kế toán chi phí (một phần của hệ thống thông tin kế toán của tổ chức ) (Thu thập thông tin về chi phí ) Kế toán quản trị Kế toán tài chính Cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch, điều hành, kiểm tra và ra quyết định Soạn thảo các báo cáo tài chính được công bố (bắt buộc) và các báo cáo tài chính khác Người sử dụng bên trong tổ chức Người sử dụng bên ngoài tổ chức Các nhà quản lý ở tất cả các cấp quản lý trong tổ chức Các nhà đầu tư, các chủ nợ, cơ quan thuế, các cơ quan của chính phủ, khách hàng… Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 26 a) Những điểm giống nhau Kế toán tài chính và Kế toán quản trị có nhiều điểm giống nhau, và là hai bộ phận không thể tách rời của kế toán doanh nghiệp. Những điểm giống nhau cơ bản là: - Kế toán tài chính và Kế toán quản trị đều đề cập đến các sự kiện kinh tế trong doanh nghiệp và đều quan tâm đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, quá trình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. Một bên phản ánh tổng quát, một bên phản ánh chi tiết, tỉ mỉ của các vấn đề đó. - Kế toán tài chính và Kế toán quản trị đều dựa trên hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán. Hệ thống ghi chép ban đầu là cơ sở để Kế toán tài chính soạn thảo các báo cáo tài chính định kỳ, cung cấp cho các đối tượng bên ngoài. Đối với Koán quản trị, hệ thống đó cũng là cơ sở để vận dụng, xử lý nhằm tạo ra các thông tin thích hợp cho việc ra quyết định của các nhà quản trị. - Kế toán quản trị sử dụng rộng rãi các ghi chép hàng ngày của Kế toán tài chính, mặc dù có triển khai và tăng thêm số liệu cũng như nội dung của các thông tin. - Cả hai ngành kế toán quản trị và kế toán tài chính đều thể hiện thông tin kinh tế tài chính trong mối quan hệ trách nhiệm của nhà quản trị. Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 27 b) Những điểm khác nhau [8, trang 16-17] Chỉ tiêu Kế toán quản trị Kế toán tài chính 1. Mục đích - Cung cấp thông tin phục vụ điều hành sản xuất kinh doanh - Cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập các BCTC 2. Đối tượng phục vụ - Các nhà quản lý doanh nghiệp (HĐQT, Ban GĐ) - Các nhà quản lý doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp (Nhà đầu tư, Ngân hàng cơ quan thuế, cơ quan thống kê…) 3. Đặc điểm thông tin - Nhấn mạnh đến sự thích hợp và tính linh hoạt của số liệu, thông tin được tổng hợp và phân tích dưới nhiều góc độ khác nhau. Thông tin ít chú trọng đến sự chính xác mà mang tính chất phản ánh xu hướng biến động, có tính dự báo. Vì vậy, thông tin KTQT được phục vụ cho việc đánh giá và xây dựng các kế hoạch kinh doanh, thông tin được theo dõi dưới hình thái giá trị và hình thái hiện vật. - Phản ánh thông tin xảy ra trong quá khứ đòi hỏi có tính khách quan và có thể kiểm tra được. thông tin chỉ được theo dõi dưới hình thái giá trị. 4. Nguyên tắc cung cấp thông tin - Không có tính bắt buộc, các nhà quản lý được toàn quyền quyết định và điều chỉnh phù hợp với nhu cầu và khả năng quản lý của doanh nghiệp - Phải tôn trọng các nguyên tắc kế toán được thừa nhận và được sử dụng phổ biến, nói cách khác KTTC phải đảm bảo tính thống nhất theo các nguyên tắc và chuẩn mực kế Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 28 toán nhất định để mọi người có cách hiểu giống nhau về thông tin kế toán, đặc biệt là báo cáo tài chính và KTTC phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành, đặc biệt là những yêu cầu của xã hội thông qua việc công bố những số liệu mang tính chất bắt buộc. 5. Phạm vi của thông tin - Liên quan đến việc quản lý trên từng bộ phận (phân xưởng, phòng, ban), cho đến từng cá nhân có liên quan - Liên quan đến việc quản lý tài chính trên quy mô toàn doanh nghiệp. 6. Các loại báo cáo Báo cáo đặc biệt Báo cáo tài chính theo quy định của Nhà nước. 7. Kỳ báo cáo - Quý, năm, tháng, tuần, ngày. - Quý, năm. 8. Quan hệ với các môn học khác - Kế toán tài chính, kinh tế học; thống kê kinh tế; tổ chức quản lý doanh nghiệp; quản trị đầu tư. - Ít có mối quan hệ. 9. Tính bắt buộc theo luật định - Không có tính bắt buộc. - Có tính bắt buộc. Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 29 Chương 4 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Kế toán quản trị đã hình thành, phát triển vô cùng nhanh chóng về lý luận, thực tiễn trong các doanh nghiệp trên thế giới. Quá trình đó vừa tạo nên những điểm chung và khuynh hướng riêng của mỗi doanh nghiệp và ở từng nước. *Đối với các doanh nghiệp sản xuất ở Anh, Mỹ : - Các nghiên cứu cho thấy kế toán quản trị xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào những năm đầu của thế kỉ XIX. Kế toán quản trị ở Anh, Mỹ đi tiên phong trên thế giới với khuynh hướng cung cấp thông tin hữu ích, thiết lập các quyết định quản lý bằng những mô hình, kỹ thuật định lượng thông tin. - Sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán, năm 1930, ủy ban chứng khoán Mỹ buộc các công ty phải công bố báo cáo tài chính. Do vậy, nghiên cứu kế toán trong giai đoạn này đều tập trung vào các báo cáo tài chính nên kế toán quản trị bị sao nhãng. Cho đến thập kỷ 80, do sức ép cạnh tranh và sự thành công vượt bậc của các doanh nghiệp ở Châu Á, đặc biệt ở Nhật Bản, kế toán quản trị ở Mỹ mới lại được tiếp tục nghiên cứu và phát triển. - Sự phát triển mạnh cả về quy mô và phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp trong giai đoạn này đặt ra yêu cầu cho các nhà quản trị phải kiểm soát và đánh giá được hoạt động của chúng. • Một trong các doanh nghiệp áp dụng kế toán quản trị đầu tiên ở Mỹ là công ty dệt Lyman Mills. Để xác định được hiệu quả sản xuất các sản phẩm cụ thể và đánh giá được kết quả hoạt động của các bộ phận, công ty này đã áp dụng hệ thống kế toán theo dõi tình hình sử dụng vật tư, chi phí nhân công và các chi phí trực tiếp phát sinh hàng ngày. • Kế toán quản trị cũng được áp dụng tại công ty Louisville & Nashville hoạt động trong ngành đường sắt vào năm 1840 khi phạm vi hoạt động của công ty ngày càng mở rộng và công việc quản lý ngày càng phức tạp. Để kiểm soát thu, chi trên địa Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 30 bàn rộng lớn công ty này đã chia kế toán thành hai bộ phận theo dõi chi phí và thu nhập theo từng khu vực để lập báo cáo cho các nhà quản trị. • Trong ngành luyện kim, Andrew Carnegie - một doanh nhân lớn của thế kỷ XIX đã áp dụng kế toán quản trị để quản lý doanh nghiệp của mình từ năm 1872. Dựa trên ý tưởng sử dụng chi phí như nhau thì phải tạo ra được lợi nhuận bằng nhau, ông ta đã chia doanh nghiệp của mình ra thành nhiều bộ phận để theo dõi và hạch toán. • Không chỉ trong ngành đường sắt, kế toán quản trị trong giai đoạn này còn được áp dụng cả trong các ngành dầu khí, hóa chất và cơ khí chế tạo. Tuy nhiên, trong giai đoạn này các nhà quản trị mới chỉ kiểm soát được các chi phí sản xuất trực tiếp. Cho đến năm 1887, trong cuốn “Factory Accounts” hai tác giả người Anh là Grake và Fell mới đề cập đến việc phân tích chi phí trực tiếp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các sản phẩm. Năm 1908, hai tác giả người Mỹ là A. Hamilton Church và John Whitmore tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện các phương pháp kế toán và phân bổ chi phí. *Đối với các nước Châu Âu như Pháp, Đức, Tây Ban Nha : - Nền kinh tế thị trường đã xuất hiện khá lâu ở những nước Đông Âu nhưng kế toán quản trị phát triển chậm hơn ở các nước Anh, Mỹ. - Kế toán quản trị phát triển mạnh vào những năm đầu của thế kỷ XX, Pierre Du Pont, Donaldson Brown và Alfred Sloan là những người đóng góp nhiều cho sự phát triển của kế toán quản trị trong giai đoạn này. Công ty Du Pont Powder được thành lập vào năm 1903 bằng việc hợp nhất các công ty nhỏ sản xuất các bộ phận sản phẩm với nhau. Để dễ dàng kiểm soát và đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ phận, Du Pont chia công ty thành các bộ phận nhỏ và thay đổi từ mô hình quản trị tập trung sang mô hình quản trị phân quyền. - Kế toán quản trị có đặc trưng gắn kết chặt chẽ với kế toán tài chính, đề cao thông tin kiểm soát nội bộ và có sự ảnh hưởng đáng kể của Nhà nước. - Những năm gần đây, kế toán quản trị ở Đông Âu bắt đầu bắt nhịp phát triển với các nước Anh, Mỹ, Nhật, cập nhật một số nội dung mới. Với quan điểm là một Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 31 công cụ cung cấp thông tin kiểm soát, kế toán quản trị ở các nước Châu Âu luôn được tổ chức thành một bộ phận thuộc kế toán, do kế toán đảm trách. *Đối với Nhật : - Kinh tế thị trường, xuất hiện từ lâu ở Nhật, nhưng chỉ thực sự đúng nghĩa sau chiến tranh thế giới thứ II và kế toán quản trị cũng hình thành, phát triển nhanh từ đó. - Kế toán quản trị phát triển phù hợp với đặc thù riêng theo phong cách quản lý với trọng tâm nâng cao chất lượng kiểm soát, kiểm soát định hướng trong nội bộ. - Sau những năm 1980 đến những năm cuối thế kỷ 20, nền kinh tế Nhật đã khôi phục, ổn định, phát triển và bắt đầu hướng ra thị trường quốc tế, phát triển mạnh nền kinh tế thị trường, cạnh tranh. - Xuất phát từ đề cao tính an toàn, tính tập thể, tính kiểm soát, kiểm soát định hướng hoạt động, kế toán quản trị ở Nhật có nhiều mối liên hệ với kế toán tài chính, gắn kết với hệ thống kế toán chung, một bộ phận trong tổ chức bộ máy kế toán. Các phương pháp kế toán quản trị theo kiểu Nhật Bản được nói nhiều đến là Target Costing và Kaizen Costing. Do đặt ra các mục tiêu nhỏ dễ thực hiện nên Kaizen đã trở thành phương pháp quản trị được áp dụng rộng rãi và trở thành bí quyết thành công của các doanh nghiệp Nhật Bản. Ngày nay phương pháp này đang được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp ở Nhật Bản, Mỹ và Tây Âu như: Toyota, Ford, IBM, Bosch, Opel, VW, Mercedes-Benz, ... * Đối với Trung Quốc : - Kế toán quản trị còn non trẻ và chưa có khuynh hướng riêng gắn liền quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. - Những dấu hiệu kinh tế thị trường chỉ mới xuất hiện ở Trung Quốc những năm cuối 1980 và bắt đầu hình thành phát triển từ đó. - Kế toán quản trị luôn được xem là một bộ phận chuyên môn, phân hệ của kế toán nhưng khuynh hướng, tổ chức thực hiện rất đa dạng. Đây cũng chính là đặc điểm chung tổ chức kế toán quản trị trong những nước mới phát triển ở Châu Á, của những nước từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường. Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 32 * Đối với một số nước khu vực Đông Nam Á : - Kế toán quản trị còn non trẻ, manh mún, lệ thuộc và hỗn hợp các khuynh hướng khác nhau. - Các nước khu vực Đông Nam Á hầu như có nền kinh tế thị trường mới phát triển. Do hoạt động và tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh đa sắc thái nên kế toán quản trị rất đa dạng: một phần được chuyển giao, chịu ảnh hưởng từ mô hình kế toán quản trị của các công ty mẹ ở nước ngoài rất hiện đại; một phần được các doanh nghiệp trong nước xây dựng, cập nhật theo nền tảng hoạt động quản lý của họ nhưng khá lạc hậu và có những doanh nghiệp hoàn toàn không quan tâm đến kế toán quản trị. Thực trạng đó dẫn đến kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất ở các nước khu vực Đông Nam Á tồn tại đa dạng về khuynh hướng, nội dung, trình độ. *Đối với Việt Nam : - Ở Việt Nam, kế toán quản trị là một lĩnh vực tương đối mới mẻ. Kế toán quản trị mới chỉ được nhắc đến và đưa vào giảng dạy trong các trường đại học ở nước ta trong khoảng 10 năm trở lại đây. Phần lớn các doanh nhân còn xa lạ với kế toán quản trị và nhầm lẫn kế toán này với kế toán chi phí. - Ngày 12 tháng 6 năm 2006 Bộ Tài chính đã ban hành thông tư số 53/2006/TT- BTC về việc “Hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp”, nhưng việc triển khai, áp dụng cụ thể vào từng loại hình doanh nghiệp như thế nào thì còn nhiều vấn đề phải xem xét và nghiên cứu. - Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, nếu chỉ bằng kinh nghiệm của mình các nhà quản trị khó có thể kiểm soát và đánh giá được hoạt động của từng bộ phận trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phát triển với quy mô lớn, đa dạng hóa sản phẩm, hoạt động trong phạm vi rộng để hạn chế rủi ro và đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp Việt Nam cần nghĩ đến chiến lược phát triển lâu dài, coi kế toán quản trị là công cụ không thể thiếu để thực hiện quản trị doanh nghiệp một cách bài bản mới có thể hy vọng không bị thua trên sân nhà. Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 33 Nhìn chung, kế toán quản trị đã trải qua nhiều giai đoạn với những nội dung trọng tâm, trình độ khác nhau. Ngày nay, nội dung kế toán quản trị được ứng dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp nhất là ở các nước mới, phát triển kinh tế thị trường, là hệ thống kế toán quản trị hỗn hợp với nhiều nội dung, trình độ khác nhau. Trong đó, nổi bật nhất là những nội dung kế toán quản trị liên quan đến thiết lập thông tin để hoạch định, kiểm soát tài chính, thông tin để giảm những tổn thất nguồn lực kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh và thông tin để sử dụng hiệu quả nguồn lực kinh tế trong quy trình tạo ra giá trị. Với các nước đề cao vai trò nhà quản lý doanh nghiệp, ít có sự can thiệp hoặc can thiệp gián tiếp bằng luật pháp của nhà nước vào chính sách kế toán (như Anh, Mỹ) thì kế toán quản trị có xu hướng được xây dựng thành bộ phận thuộc Ban giám đốc, là công cụ riêng của nhà quản lý. Ngược lại, với những doanh nghiệp sản xuất ở các nước đề cao tính an toàn, tính tập thể, có sự can thiệp của Nhà nước trực tiếp bằng luật pháp vào chính sách kế toán (các nước Đông Âu, Nhật) thì kế toán quản trị có xu hướng được xây dựng thành bộ phận kế toán, là một chuyên ngành khoa học kinh tế độc lập. Kế toán quản trị có hệ thống và định hướng phát triển tốt khi định hình mô hình kế toán quản trị, nghĩa là định hình khái niệm, giả thiết, nguyên lý, phương pháp của tiến trình thiết lập nền tảng kế toán, từ đó quyết định ghi chép, tính toán, báo cáo một thực thể hoạt động doanh nghiệp như: nền tảng hình thành nhu cầu quản lý được hình thành từ nền tảng này, chức năng, đặc điểm, phương pháp kỹ thuật, nội dung và biểu hiện nội dung kế toán quản trị bằng những báo cáo. Xây dựng kế toán quản trị là công việc riêng của mỗi doanh nghiệp, được quyết định bởi chính doanh nghiệp và Nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho doanh nghiệp. Thực tiễn kế toán quản trị một số nước trên thế giới phản ánh những nguyên tắc chung cần tuân thủ và đặc thù riêng cần được xem xét lựa chọn thích hợp khi xây dựng kế toán quản trị. Nghiên cứu sự phát triển của kế toán quản trị cho thấy, kế toán quản trị hình thành và phát triển xuất phát từ nhu cầu thông tin quản trị doanh nghiệp. Môi trường cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp mở rộng, phát triển thị Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 34 trường, giảm chi phí để nâng cao lợi nhuận. Kế toán quản trị là công cụ hữu hiệu cho phép các nhà quản trị kiểm soát quá trình sản xuất, đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ phận trong doanh nghiệp để có các quyết định phù hợp và hiệu quả. Xu hướng hiện nay và trong tương lai của kế toán quản trị là quản lý dựa trên hoạt động, tập trung vào việc tăng giá trị sử dụng cho khách hàng và lợi nhuận cuối cùng, Những người làm kế toán quản trị thường được gọi là Finacial Controller. Một vài chương trình đào tạo kế toán là CPA, CIA và CMA, trong đó CMA là chương trình chuyên đào tạo kế toán quản trị. Chương trình CPA đã được biết tới khá nhiều trong ngành kế toán tài chính tại Việt Nam. Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tấn Bình (2005), Kế Toán Quản Trị, NXB. Thống kê. 2. Bộ tài chính (2006), Hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp,Thông tư TT53/2006/TT-BTC. 3. Võ Thành Danh, Bùi Văn Trịnh, La Xuân Đào (2000), Giáo trình kế toán phân tích, NXB. Thống kê. 4. Phạm Văn Dược (2006), Kế toán quản trị, NXB. Thống kê. 5. Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương (1995), Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh, NXB. Thống kê. 6. Ths. Nguyễn Thị Phương Loan (2009), Tài liệu hướng dẫn học tập Quản trị chi phí, Download ngày 08/11/2010. 7. Trần Nhật Thiện (2002), Giáo trình Kế Toán Quản Trị, Download ngày 08/11/2010. 8. TS. Bùi Văn Trịnh (2010), Bài Giảng Kế Toán Quản Trị. 9. Vai trò của thông tin trong việc thực hiện các chức năng của văn phòng hiện đại, viec-thuc-hien-chuc-nang-cua-van-phong-hien- đai/3522.html#_Toc257204408 10. Khi đối thủ cạnh tranh về giá, 11. Kế toán quản trị, 12. Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển, hoc-va-cong-nghe-phuc-vu-phat-trien-Vi-du-dien-hinh-tu-nganh-dong- tau/45125948/188/ Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 36

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTổng Quan về kế toán quản trị.pdf
Luận văn liên quan