MỤC LỤC
I. MỘT SỐ TRANH CHẤP TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI
1. Tranh chấp trong hợp đồng vận tải
a. Tóm tắt vụ việc 3
b. Quyết định của Trọng tài 4
c. Bình luận vụ án 5
d. Bài học kinh nghiệm 5
2. Tranh chấp trong hợp đồng bảo hiểm
a. Tóm tắt vụ việc 6
b. Kết quả điều tra 6
c. Bình luận vụ việc 7
d. Bài học kinh nghiệm 11
3. Tranh chấp trong hợp đồng thanh toán
a. Tóm tắt vụ việc 12
b. Quyết định của Trọng tài 13
c. Bài học kinh nghiệm 15
4. Tranh chấp trong hợp đồng mua bán
a. Tóm tắt vụ việc 16
b. Quyết định của Trọng tài 16
c. Pháp luật áp dụng 17
d. Về đơn kiện lại 17
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHUNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI THAM GIA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1. Hàng hóa, vận chuyển, giá và việc thanh toán 19
2. Các Bên tham gia Hợp đồng 19
3. Thiếu sót và trách nhiệm 20
4. Phá hợp đồng 20
5. Luật áp dụng 21
6. Vấn đề khác về hợp đồng (ngôn ngữ, giải thích, hình thức ) 22
I. MỘT SỐ TRANH CHẤP TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI
1. Tranh chấp trong hợp đồng vận tải
CÁC BÊN
Nguyên đơn: Chủ tàu Việt Nam
Bị đơn: Người thuê tàu Hồng Kông
CÁC VẤN ĐỀ ĐƯỢC ĐỀ CẬP
- Im lặng có phải là đồng ý?
- Không có hàng để xếp lên tàu liệu có thực hiện được Hợp đồng thuê tàu đã ký kết?
a. Tóm tắt vụ việc:
- Một chủ tàu Việt Nam có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh cho Người thuê tàu Hồng Kông thuê tàu để chở 5.200 MT gỗ tròn từ cảng Rangoon, Myanmar về cảng Huangpu, Trung Quốc. Tàu đến cảng xếp hàng Rangoon ngày 12/02/1992 và trao thông báo sẵn sàng làm hàng vào lúc 17h10 cùng ngày. Theo quy định của điều khoản thời gian làm hàng thoả thuận trong Hợp đồng thuê tàu thì thời gian làm hàng sẽ bắt đầu tính từ 13h00 ngày hôm sau, tức là ngày 13/02/1992.
- Nhưng ngày hôm sau và các ngày tiếp theo tàu không làm hàng được, mặc dù Chủ tàu đã thúc giục Người thuê tàu rất nhiều lần về việc này. Nguyên nhân là trong số 5.200 MT hàng chỉ có một lô hàng nhỏ 300 MT có đủ điều kiện làm thủ tục xuất khẩu. Số hàng còn lại (khoản 4.900T) không đáp ứng được yêu cầu của Nhà chức trách địa phương nên Người giao hàng không làm được các thủ tục cần thiết để hàng được phép xếp lên tàu.
Người thuê tàu không xếp hàng lên tàu, không liên lạc gì với Chủ tàu mà giữ thái độ im lặng và không trả lời. Chủ tàu rất lúng túng không biết phải làm gì khi tàu phải chờ đợi quá lâu mà không biết đến khi nào mới xếp hàng.
- Sau 14 ngày trôi qua, vào ngày 27/02/1992, thời gian làm hàng thoả thuận trong Hợp đồng thuê tàu kết thúc. Chủ tàu gửi Thông báo cho Người thuê tàu tuyên bố rằng nếu trong ngày 27/02/1992, Người thuê tàu vẫn giữ thái độ im lặng, không trả lời cho Chủ tàu về việc xếp hàng, thì Chủ tàu coi là Người thuê tàu vi phạm Hợp đồng thuê tàu và Chủ tàu có toàn quyền điều tàu rời Cảng Rangoon đi nơi khác.
- Ngày hôm sau, 28/02/1992, Chủ tàu lại gửi thông báo cho Người thuê tàu tuyên bố rằng sự im lặng của Người thuê tàu được coi là sự đồng ý rằng Người thuê tàu không thể thực hiện được Hợp đồng thuê tàu, vì vậy Chủ tàu có toàn quyền điều tàu rời Cảng Rangoon. người thuê tàu vẫn cố tình giữ thái độ im lặng.
Để hạn chế tổn thất, Chủ tàu buộc phải tìm hàng khác cho tàu và ngày 12/3/1992 đã ký được Hợp đồng chở phân bón từ Lhokseumawe, Indonesia về Việt Nam.
- Khởi kiện:
+ Nguyên đơn:
22 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3788 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tranh chấp trong hợp đồng thương mại bài học kinh nghiệm chung cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia thương mại quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH DOANH
Giảng viên: ThS Ngô Thị Hải Xuân
Nhóm: 12B
Thành viên:
- Nguyễn Thị Phước An
- Nguyễn Hoàng Lê Khanh
- Lê Thị Ánh Nguyệt
- Nguyễn Thị Thanh Thảo
- Lý Sơn
- Nguyễn Thị Thương Thoa
MỤC LỤC
I. MỘT SỐ TRANH CHẤP TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI
Tranh chấp trong hợp đồng vận tải
Tóm tắt vụ việc 3
Quyết định của Trọng tài 4
Bình luận vụ án 5
Bài học kinh nghiệm 5
Tranh chấp trong hợp đồng bảo hiểm
Tóm tắt vụ việc 6
Kết quả điều tra 6
Bình luận vụ việc 7
Bài học kinh nghiệm 11
Tranh chấp trong hợp đồng thanh toán
Tóm tắt vụ việc 12
Quyết định của Trọng tài 13
Bài học kinh nghiệm 15
Tranh chấp trong hợp đồng mua bán
Tóm tắt vụ việc 16
Quyết định của Trọng tài 16
Pháp luật áp dụng 17
Về đơn kiện lại 17
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHUNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI THAM GIA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Hàng hóa, vận chuyển, giá và việc thanh toán 19
Các Bên tham gia Hợp đồng 19
Thiếu sót và trách nhiệm 20
Phá hợp đồng 20
Luật áp dụng 21
Vấn đề khác về hợp đồng (ngôn ngữ, giải thích, hình thức…) 22
MỘT SỐ TRANH CHẤP TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI
Tranh chấp trong hợp đồng vận tải
CÁC BÊN
Nguyên đơn: Chủ tàu Việt NamBị đơn: Người thuê tàu Hồng Kông
CÁC VẤN ĐỀ ĐƯỢC ĐỀ CẬP
Im lặng có phải là đồng ý?
Không có hàng để xếp lên tàu liệu có thực hiện được Hợp đồng thuê tàu đã ký kết?
Tóm tắt vụ việc:
Một chủ tàu Việt Nam có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh cho Người thuê tàu Hồng Kông thuê tàu để chở 5.200 MT gỗ tròn từ cảng Rangoon, Myanmar về cảng Huangpu, Trung Quốc. Tàu đến cảng xếp hàng Rangoon ngày 12/02/1992 và trao thông báo sẵn sàng làm hàng vào lúc 17h10 cùng ngày. Theo quy định của điều khoản thời gian làm hàng thoả thuận trong Hợp đồng thuê tàu thì thời gian làm hàng sẽ bắt đầu tính từ 13h00 ngày hôm sau, tức là ngày 13/02/1992.
Nhưng ngày hôm sau và các ngày tiếp theo tàu không làm hàng được, mặc dù Chủ tàu đã thúc giục Người thuê tàu rất nhiều lần về việc này. Nguyên nhân là trong số 5.200 MT hàng chỉ có một lô hàng nhỏ 300 MT có đủ điều kiện làm thủ tục xuất khẩu. Số hàng còn lại (khoản 4.900T) không đáp ứng được yêu cầu của Nhà chức trách địa phương nên Người giao hàng không làm được các thủ tục cần thiết để hàng được phép xếp lên tàu. Người thuê tàu không xếp hàng lên tàu, không liên lạc gì với Chủ tàu mà giữ thái độ im lặng và không trả lời. Chủ tàu rất lúng túng không biết phải làm gì khi tàu phải chờ đợi quá lâu mà không biết đến khi nào mới xếp hàng.
Sau 14 ngày trôi qua, vào ngày 27/02/1992, thời gian làm hàng thoả thuận trong Hợp đồng thuê tàu kết thúc. Chủ tàu gửi Thông báo cho Người thuê tàu tuyên bố rằng nếu trong ngày 27/02/1992, Người thuê tàu vẫn giữ thái độ im lặng, không trả lời cho Chủ tàu về việc xếp hàng, thì Chủ tàu coi là Người thuê tàu vi phạm Hợp đồng thuê tàu và Chủ tàu có toàn quyền điều tàu rời Cảng Rangoon đi nơi khác.
Ngày hôm sau, 28/02/1992, Chủ tàu lại gửi thông báo cho Người thuê tàu tuyên bố rằng sự im lặng của Người thuê tàu được coi là sự đồng ý rằng Người thuê tàu không thể thực hiện được Hợp đồng thuê tàu, vì vậy Chủ tàu có toàn quyền điều tàu rời Cảng Rangoon. người thuê tàu vẫn cố tình giữ thái độ im lặng.Để hạn chế tổn thất, Chủ tàu buộc phải tìm hàng khác cho tàu và ngày 12/3/1992 đã ký được Hợp đồng chở phân bón từ Lhokseumawe, Indonesia về Việt Nam.
Khởi kiện:
+ Nguyên đơn:
Theo quy định của điều khoản giải quyết tranh chấp thoả thuận trong Hợp đồng thuê tàu, Chủ tàu đã kiện Người thuê tàu ra trọng tài Hồng Kông đòi bồi thường thiệt hại do không thực hiện Hợp đồng thuê tàu đã ký kết cùng với tiền phạt do quá thời gian cho phép làm hàng, tổng cộng là 79.345 USD.
+ Bị đơn:
Người thuê tàu bác bỏ khiếu nại của Chủ tàu với lý do rằng không phải là họ không thực hiện Hợp đồng hai bên đã ký mà là do Chủ tàu đã tự ý điều tàu đi nơi khác nên Người thuê tàu không thể xếp hàng lên tàu. Người thuê tàu khiếu nại lại Chủ tàu đòi bồi thường thiệt hại do phải thuê tàu khác để chở lô hàng trên từ cảng Rangoon đi các cảng Nam Trung Quốc vào các tháng 4 và tháng 10 năm 1992.
Quyết định của Trọng Tài:
Khi xét xử vụ kiện, Hội đồng Trọng tài đã tham chiếu vụ tranh chấp nổi tiếng trong những năm 1960 gọi là “vụ bê bối Jupiter”, khi đó có một lượng lớn tàu dầu khai thác bởi Jupiter phải chờ đợi hàng khá lâu ở vịnh Pếc Xích. Trong vụ việc ấy, các chủ tàu dầu đứng trước hai sự lựa chọn: hoặc tự chịu rủi ro điều tàu đi xếp hàng nơi khác hoặc là để tàu tiếp tục chờ đợi mà không biết đến bao giờ tàu mới được xếp hàng.
Thứ nhất, Hội đồng Trọng tài cho rằng Chủ tàu không thể coi sự im lặng của Người thuê tàu là sự đồng ý của họ với tuyên bố của Chủ tàu rằng Người thuê tàu không thực hiện Hợp đồng thuê tàu và Chủ tàu có toàn quyền điều tàu rời cảng xếp hàng Rangoon đi nơi khác. Vì vậy, các điện của Chủ tàu gửi Người thuê tàu vào các ngày 27 và 28/02/1992 là không có giá trị.
Thứ hai, tuy nhiên theo các chứng cứ trong hồ sơ vụ kiện, Hội đồng Trọng tài thấy rằng phải đến tháng 10/1992, Người thuê tàu mới có hàng để xếp lên tàu.
Mặt khác, Người thuê tàu đã không thể cung cấp được cho Hội đồng Trọng tài Giấy phép xuất khẩu của lô hàng do Nhà chức trách Myanmar cấp vào các tháng 2 và 3 năm 1992, chứng tỏ vào thời gian đó họ không có hàng để xếp lên tàu.à Do không có hàng để xếp lên tàu thì Người thuê tàu không thể thực hiện được Hợp đồng thuê tàu đã ký với Chủ tàu. Vì vậy, Hội đồng Trọng tài quyết định buộc Người thuê tàu bồi thường thiệt hại cho Chủ tàu do không thực hiện Hợp đồng thuê tàu đã ký.
Bình luận vụ án:
Trong vụ án được cung cấp trên đây, các dữ liệu về tên tuổi và một số thông tin chưa đầy đủ. Chủ yếu đây là các tình huống để thảo luận, bàn bạc và rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp.
Về dữ liệu của vụ án, không thấy đề cập cụ thể về điều khoản giải quyết tranh chấp và luật áp dụng. Khi đưa ra trọng tài Hong Kong giải quyết tranh chấp, trọng tài đã cho rằng không thể xem sự im lặng trong trường hợp này là sự đồng ý của Bị đơn. Do không có dữ liệu về luật căn cứ, nên nhóm chưa thể xác định chính xác căn cứ pháp lý cụ thể về việc phán quyết này. Về việc quy định này, nếu cáp dụng luật Việt Nam thì căn cứ điều 404 quy định: “Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết ». Như vậy, trong trường hợp có thỏa thuận thì sự im lặng mới được quy kết là đồng ý.
Rõ ràng trong trường hợp này, Bị đơn có lỗi hoàn toàn và yếu lý. Việc im lặng của Bị đơn là hành động không hợp tác và gây khó dễ cho Nguyên đơn.
Ngoài ra, việc im lặng trong giao thương ở một số quốc gia được xem là sự đồng ý, do đó, các doanh nghiệp khi ký hợp đồng cần phải xem xét các quy định của quốc gia của đối tác hoặc lựa chọn luật áp dụng hoặc các điều ước quốc tế phổ biến để hạn chế rủi ro khi thực hiện hợp đồng.
Bài học kinh nghiệm:
- Đối với chủ tàu:
+ Rút kinh nghiệm từ tình huống trên, Chủ tàu cần có điều khoản quy định rằng: “Chủ tàu được giành quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi quá thời gian làm hàng mà vẫn không có hàng để xếp lên tàu”
+ Đồng thời, để đảm bảo về vấn đề thiệt hại do chậm trễ, chủ tàu xem xét thêm điều khoản “Chi phí phát sinh do chậm chễ thực hiện hợp đồng sẽ do bên có lỗi chịu. Nếu do lỗi cả hai bên thì mỗi bên chịu một phần chi phí phát sinh tuỳ theo lỗi của mình. Trường hợp không thoả thuận được phần chi phí phát sinh này thì sẽ nhờ toà án .... phân xử, phán xét của toà abc là phán xét cuối cùng và hai bên phải tôn trọng thực hiện”.
+ Khi cho thuê tàu, chủ tàu cũng phải điều tra năng lực tài chính của người thuê tàu, tránh trường hợp hợp đồng bị hủy bỏ vì không có hàng để chở.
- Đối với người thuê tàu: Để hạn chế việc vi phạm hợp đồng và những rủi ro có thể xảy ra, chủ tàu cần phải đảm bảo hoàn tất giấy tờ cho việc xuất khẩu lô hàng, đảm bảo thời gian hàng có sẵn cho bên vận chuyển dỡ lên tàu.
Tranh chấp trong hợp đồng bảo hiểm
Luật áp dụng:
Vụ án hình sự liên quan đến gian lận trong bảo hiểm, trong phạm vi đề tài thuyết trình, nhóm chỉ đưa ra những nhận định và bài học kinh nghiệp liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm hàng hoá quốc tế dựa trên:
Điều 404, Bộ luật dân sự 2005
Điểm c), khoản 1, Điều 22 Luật Kinh doanh bảo hiểm.
a. Tóm tắt vụ việc:
Một chủ hàng tôm đông lạnh xuất khẩu sang Cộng hoà Liên bang Đức mua bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển theo chuyến cho số tôm đông lạnh đó tại Công ty bảo hiểm PJICO. Chuyến tàu chở tôm (tàu Hanjin) rời cảng Sài Gòn (cảng đầu tiên) vào ngày 01/11/2002 đi Hamburg nhưng mãi đến ngày 11/11/2002 đại diện cho chủ hàng mới đến PJICO để mua bảo hiểm cho lô hàng. Sau đó, chủ hàng yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm này bồi thường thiệt hại số hàng đó do tàu Hanjin bị hoả hoạn ở Srilanka. PJICO đã bồi thường cho chủ hàng 3,8 tỷ đồng.
b. Kết quả điều tra của cơ quan chức năng:
Bà Phan Hồng Thu, 45 tuổi, trú tại 215 B6 Nguyễn Văn Hưởng, Thảo Điền, quận 2, Tp.HCM là Giám đốc Công ty TNHH Việt Thái Phong. Bà Thu có chồng là ông Nguyễn Thượng Hải, Giám đốc kỹ thuật Công ty TAIFUN GmbH Thụy Sĩ.
Ngày 9/10/2002, Công ty PIZOLER Thụy Sĩ ký hợp đồng mua 2 lô hàng tôm biển của Công ty Sông Tiền, vận chuyển từ cảng Tp.HCM đến cảng Hamburg (Đức). Về phần thanh toán, Công ty PIZOLER sẽ trả tiền lô hàng này cho Công ty Sông Tiền qua Công ty TAIFUN do ông Nguyễn Thượng Hải làm đại diện.
Thực hiện hợp đồng bán tôm, ngày 6/11/2002, lô hàng 14.209,4kg tôm đã từ cảng Tp.HCM đến Hamburg an toàn. Nhưng lô hàng 15.840kg tôm rời cảng Tp.HCM ngày 1/11/2002 thì gặp nạn. Khi đến Singapore, hàng được chuyển sang tàu Hanjini Pennsylvania vào 8h30 (giờ Việt Nam) ngày 11/11/2002, khi tàu đến Colombo thì bị cháy khiến lô tôm này bị thiệt hại hoàn toàn.
Thế nhưng, 14h cùng ngày (tức là gần 6 tiếng sau khi tàu bị cháy), bà Phan Hồng Thu mới đề nghị một nhân viên của Công ty Sông Tiền đến Chi nhánh PJICO tại Tp.HCM để mua bảo hiểm cho 2 lô tôm (trong đó có một lô đã bị cháy). Cho mãi đến chiều ngày 18/11/2002 (tức là một tuần sau khi tàu bị cháy), nhân viên Công ty Sông Tiền mới nộp phí bảo hiểm. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Bích Hợp - nhân viên PJICO Chi nhánh Tp.HCM vẫn ghi hóa đơn thu phí bảo hiểm là ngày 11/11/2002 (tức là trùng với thời điểm tàu bị cháy) (?!).
Mặc dù không có liên can gì đến 2 lô hàng tôm của Công ty Sông Tiền nhưng bà Phan Hồng Thu đã bày trò gian dối để thụ hưởng số tiền bảo hiểm lô hàng nói trên. Để chứng minh Công ty Việt Thái Phong do bà ta làm giám đốc có đủ tư cách mua và thụ hưởng bảo hiểm. Ngày 31/3/2003 tức là hơn 3 tháng kể từ khi xảy ra vụ cháy, bà Thu đã cung cấp cho PJICO Chi nhánh Tp.HCM hàng loạt các chứng từ gian dối do bà ta tự tạo lập.
Các chứng từ gian dối này nhằm thể hiện: Công ty Sông Tiền đã bán 2 lô tôm trên cho Công ty TAIFUN của ông Nguyễn Thượng Hải mà Công ty Việt Thái Phong đã ký hợp đồng dịch vụ đối với các hợp đồng mua hàng của Công ty TAIFUN tại Việt Nam. Ngoài ra, Phan Hồng Thu còn tạo ra được một giấy ủy quyền với nội dung Công ty Sông Tiền ủy quyền cho Việt Thái Phong được toàn quyền quyết định để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến lô hàng và được hưởng mọi quyền lợi phát sinh từ lô hàng đó.
Về tấm giấy ủy quyền này, bà Nguyễn Thị Ánh - Giám đốc Công ty Sông Tiền đã khai nhận tại Cơ quan Điều tra rằng, trên thực tế, Công ty Sông Tiền không có quan hệ mua bán hàng với Công ty Việt Thái Phong. Bà Ánh ký giấy ủy quyền theo đề nghị của vợ chồng bà Phan Hồng Thu chỉ với mục đích nhằm chứng minh việc ông Hải - chồng bà Thu có mua hàng của công ty và còn nợ công ty tiền mà thôi!
c. Bình luận vụ việc:
Bỏ qua các yếu tố hình sự trong vụ việc, căn cứ trên vụ việc mua bảo hiểm hàng hoá của chủ hàng sau khi đã biết hàng bị tổn thất:
Về tính hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm:
Thời hạn hiểu theo nghĩa chung nhất là một khoảng thời gian nhất định được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác. Hay nói cách khác, thời hạn là một khoảng thời gian được xác định bởi hai thời điểm là thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc của thời hạn. Thời hạn có thể do các bên xác thỏa thuận, có thể do pháp luật quy định. Thời hạn có hiệu lực của một hợp đồng bảo hiểm cũng tuân theo nguyên lý chung đó nên là một khoảng thời gian được xác định theo hai thời điểm sau:
Thời điểm bắt đầu (là thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm)
Điều 405 Bộ luật dân sự và Luật kinh doanh bảo hiểm: thời điểm có hiệu của một hợp đồng bảo hiểm là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản được coi là bằng chứng của hợp đồng bảo hiểm. Tuỳ theo từng trường hợp, thời điểm có hiệu lực của mỗi một hợp đồng bảo hiểm cụ thể được xác định một cách khác nhau. Nhưng tóm lại, thời điểm bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm thông thường được xác định tại thời điểm người tham gia bảo hiểm đã nộp đủ phí bảo hiểm đầu tiên và nhận được giấy chứng nhận bảo hiểm.
Như vậy ở đây, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm là ngày 18/11/2002 (ngày đóng tiền bảo hiểm)
Thời điểm kết thúc (là thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm). Hợp đồng bảo hiểm được chấm dứt theo các trường hợp được quy định tại Điều 424 của Bộ luật dân sự 2005 và Điều 23 của Luật Kinh doanh bảo hiểm, bao gồm:
Hợp đồng được hoàn thành
Hợp đồng bảo hiểm chấm dứt khi một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng.
Hợp đồng bảo hiểm chấm dứt khi hợp đồng bị huỷ bỏ.
Thời hạn bảo hiểm:
Thời hạn bảo hiểm là khoảng thời gian được xác định theo hợp đồng bảo hiểm mà trong khoảng thời gian đó, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm chi trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường thiệt hại cho người được bảo hiểm nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Thời hạn bảo hiểm có thể được tính theo ngày hoặc có thể được tính theo sự kiện. Nếu tính theo ngày thì thời điểm bắt đầu của thời hạn bảo hiểm được tính từ 0 giờ của ngày bảo hiểm đầu tiên theo dương lịch (ngày tiếp theo ngày hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực). Nếu được tính theo sự kiện thì thời điểm bắt đầu của thời hạn bảo hiểm chính là thời điểm bắt đầu của sự kiện. Chẳng hạn, bảo hiểm công trình xây dựng tính theo thời hạn thi công thì thời điểm bắt đầu của thời hạn bảo hiểm là thời điểm khởi công công trình đó, hoặc bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển tính riêng cho từng chuyến thì thời hạn bảo hiểm được tính kể từ khi tầu được nhổ neo từ cảng đầu tiên.
Thông thường, thời hạn bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm tài sản là một năm. Thời hạn bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc suốt đời. Thời hạn bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm thiệt hại khác như bảo hiểm công trình xây dựng, bảo hiểm hàng hoá vận chuyển, bảo hiểm hành khách thường được xác định theo lộ trình công việc đó. Chẳng hạn, đối với hợp đồng bảo hiểm vận chuyển hàng hoá bằng đường biển tính theo từng chuyến thì thời hạn bảo hiểm là từ thời điểm tàu nhổ neo ở cảng đầu tiên cho đến thời điểm tàu cập cảng cuối cùng của đường vận chuyển được xác định trong vận đơn.
Thông thường, thời hạn bảo hiểm trùng với thời hạn của hợp đồng bảo hiểm nên việc xác định thời điểm bắt đầu cũng như thời điểm kết thúc của thời hạn bảo hiểm cũng theo nguyên tắc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp tuy cũng trong thời hạn có hiệu lực của hợp đồng nhưng chỉ những thiệt hại nào được coi là sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời hạn bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm mới phải chi trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường thiệt hại cho người được bảo hiểm. Ví dụ: Thời hạn có hiệu lực của một hợp đồng bảo hiểm công trình xây dựng được tính theo thời hạn thi công thì mặc dù hợp đồng bảo hiểm đó có hiệu lực kể từ khi hợp đồng được giao kết và bên tham gia bảo hiểm đóng phí bảo hiểm nhưng thời điểm bắt đầu của thời hạn bảo hiểm chỉ tính kể từ khi công trình đó được khởi công xây dựng.
Như vậy, cần phải xác định rằng có nhiều hợp đồng bảo hiểm mà trong đó, thời hạn bảo hiểm chỉ là một (hoặc những) khoảng thời gian nằm trong khoảng thời gian có hiệu lực của hợp đồng. Do vậy, trong những trường hợp thời hạn bảo hiểm khác với thời hạn có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm thì trong hợp đồng bảo hiểm đó phải ghi rõ thời hạn bảo hiểm (thường được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm về các khoảng thời gian không được bảo hiểm) hoặc thời hạn bảo hiểm phải được xác định theo các quy định khác của pháp luật.
Tóm lại, nếu thời hạn của hợp đồng bảo hiểm là căn cứ để xác định mối liên hệ pháp lý về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thì thời hạn bảo hiểm là căn cứ để xác định một rủi ro, thiệt hại được coi là một sự kiện được bảo hiểm. Thông thường, một rủi ro xảy ra trong thời hạn có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm sẽ là sự kiện được bảo hiểm nhưng cũng có rất nhiều trường hợp không phải là sự kiện bảo hiểm nếu xem xét trong mối liên hệ nói trên. Vì thế, việc xác định chính xác thời hạn bảo hiểm có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định quyền được hưởng bảo hiểm hay không của người được bảo hiểm đồng thời cũng là cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm. Trong thực tế có thể sẽ có nhiều trường hợp vênh nhau giữa thời điểm giao kết của hợp đồng bảo hiểm (cũng chính là thời điểm bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng) với thời điểm bắt đầu của thời hạn bảo hiểm.
Đối chiếu với tình huống trên, bỏ qua các yếu tố gian lận sẽ có các trường hợp xả y như sau:
Thứ nhất: hợp đồng bảo hiểm được ký kết khi chủ hàng đã biết thiệt hại xảy ra. Trong trường hợp này, chủ hàng sẽ không được bồi thường vì đã vi phạm nguyên tắc bảo hiểm.
Thứ hai: hợp đồng bảo hiểm được ký kết vào thời điểm thiệt hại đã xảy ra nhưng chủ hàng không biết. Trường hợp này, HĐBH sẽ bị vô hiệu vì theo nguyên tắc chung thì thiệt hại được bảo hiểm phải là những thiệt hại xảy ra trong tương lai. Tuy nhiên, trong trường hợp này phải xác định là chủ hàng không có mục đích tham gia bảo hiểm để được bồi thường một thiệt hại đã xảy ra nên bên bảo hiểm không phải bồi thường thiệt hại nhưng phải hoàn trả phí bảo hiểm cho bên tham gia bảo hiểm.
Thứ ba: tàu đã rời cảng xuất phát nhưng chưa xảy ra thiệt hại. Hợp đồng bảo hiểm này đương nhiên có hiệu lực, đồng thời, thời hạn của nó được xác định từ thời điểm giao kết hợp đồng cho đến thời điểm tàu về tới cảng đích. Theo đó, bên bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại vì thời hạn bảo hiểm đối với lô hàng đó được xác định trong toàn bộ lộ trình vận chuyển và trong thời hạn có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm.
Tuy nhiên, qua xác minh và điều tra của cơ quan chức năng, vụ việc trên được kết luận là có sự thông đồng tiếp tay của một số người có chức vụ trong Công ty PJICO để chủ hàng mua bảo hiểm sau khi biết tàu bị cháy và số hàng đã bị thiệt hại. Như vậy, thực tế là hợp đồng bảo hiểm nói trên được ký kết ở trường hợp thứ nhất nên hợp đồng đương nhiên vô hiệu vì Luật Kinh doanh bảo hiểm đã qui định rằng: hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong trường hợp tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra. Trong trường hợp này, ngoài việc xác định tính vô hiệu của hợp đồng bảo hiểm còn phải xác định hành vi ký kết hợp đồng của bên mua bảo hiểm là một hành vi lừa dối nên PJICO không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đồng thời không phải trả lại số tiền bảo hiểm cho bên chủ hàng.
d. Bài học kinh nghiệm:
Đối với công ty bảo hiểm:
Đối chiếu và xem xét lại kỹ thời hạn bảo hiểm, ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm (quy định thời gian hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm).
Kiểm tra các đơn bảo hiểm về tính hợp lý (thời gian hàng xuất tàu, hợp đồng mua bán hàng hoá, …) và xem xét đến các rủi ro bảo hiểm (đã xảy ra chưa, thời điểm xảy ra, có thể xảy ra,…).
Có sự tham gia của công ty giám định trước khi thanh toán, khi cần có thể nhờ các cơ quan có chức năng để điều tra (nếu có dáu hiệu gian lận)
Đối với người mua bảo hiểm (chủ hàng, người mua): Bỏ qua các yếu tố gian lận, nếu là người mua bảo hiểm cần lưu ý:
Nếu không có thoả thuận khác, hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực bảo hiểm kể từ thời điểm đã đóng đầy đủ các khoản phí.
Cần nên mua bảo hiểm trước khi xuất hàng (ở đây giả sử không có gian lận, sau khi xuất hàng nếu tổn thất đã xảy ravà chủ hàng không biết, đồng thời mua bảo hiểm vẫn sẽ không được thanh toán).
Tranh chấp thanh toán:
CÁC BÊN
Nguyên đơn: Bên bán PhápBị đơn: Ngân hàng phát hành A Việt Nam
VẤN ĐỀ ĐƯỢC ĐỀ CẬP - Phương thức thanh toán bằng L/C; - Chứng từ xuất trình không phù hợp với L/C; - Nội dung và số liệu giữa các chứng từ mâu thuẫn lẫn nhau; - Từ chối thanh toán, trả lại chứng từ.
a. Tóm tắt vụ việc:
Hợp đồng mua bán số 611/17120 về bột mì nhãn hiệu “con gà trống vàng” được ký kết giữa Bên bán Pháp (Nguyên đơn) và Bên mua Việt Nam ngày 22/11/2001 với số lượng 10.000,00 MT (+/- 10%) theo điều kiện CIF Incoterms 2000 Cảng Hải Phòng, thanh toán bằng L/C, mở tại Ngân hàng A Việt Nam cho Nguyên đơn hưởng lợi thông báo qua Ngân hàng B Paris với điều kiện không thể huỷ bỏ và có giá trị chiết khấu tại bất cứ các ngân hàng nào ở Paris (Irrevocable and Available with any bank in Paris by Negotiation). Bên mua Việt Nam đã yêu cầu Ngân hàng A của mình phát hành một L/C không thể huỷ ngang, chiết khấu tự do nói trên. Chứng từ yêu cầu xuất trình trên L/C ghi như sau: - Signed detail commercial invoice in triplicate plus 03 copies. - A full set (3/3) of original “clean shipped on board”, ocean Bills of lading made out to order of A BANK Vietnam, marked “freight prepaid” and notify the applicant. - Certificate of origin in one original and two copies issued by the Paris Chamber of Commerce. - Certificate of quality in 03 original issued by Burauxveritax Paris. - Detail packing List in triplicate plus 03 copies - Certificate of quantity in one original and two copies. - Certificate of hold and hatch cleanliness at loading port in 01 original plus 03 copies. - Certificate of fumigation in 03 original plus 03 copies. + Third party documents are acceptable. + Charter party bills of lading are acceptable. Nguyên đơn đã chiết khấu chứng từ tại Ngân hàng thông báo B ở Paris. Ngân hàng thông báo B Paris xuất trình chứng từ đòi tiền Ngân hàng phát hành A Việt Nam. Ngân hàng phát hành A Việt Nam đã nhận được bộ chứng từ do Ngân hàng B Paris xuất trình đúng hạn và tiến hành kiểm tra trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc ngân hàng kể từ ngày nhận chứng từ. Căn cứ vào kết quả kiểm tra, Ngân hàng phát hành A Việt Nam đã thông báo cho Bên mua Việt Nam biết rằng các chứng từ có 3 sai biệt so với yêu cầu của L/C và yêu cầu Bên mua Việt Nam kiểm tra lại và trả lời trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày thông báo kết quả kiểm tra là chấp nhận hay từ chối thanh toán. Bên mua Việt Nam phát hiện thêm 1 sai biệt nữa của bộ chứng từ và trả lời từ chối thanh toán. Ngân hàng phát hành A Việt Nam từ chối thanh toán và trả lại chứng từ cho ngân hàng xuất trình. Các sai biệt gồm có:- Sai biệt thứ nhất là mô tả hàng hoá trong Hoá đơn thương mại chưa được chi tiết hoá.- Sai biệt thứ hai là trên Vận đơn theo Hợp đồng thuê tàu thiếu ghi chú “tên tàu chuyên chở” của Người chuyên chở.- Sai biệt thứ ba là trong trường mô tả hàng hoá của L/C ghi điều kiện giao nhận hàng là FCL/FCL, nhưng trên Vận đơn lại ghi là CY/CY.- Sai biệt thứ tư là số hợp đồng ghi trên Hoá đơn: 611/17120-01 mâu thuẫn với số hợp đồng ghi trên Giấy chứng nhận số lượng: 611/17102-01. Nguyên đơn không thừa nhận 4 sai biệt của các chứng từ xuất trình và cho rằng các chứng từ là hoàn toàn phù hợp với L/C và UCP 600 do đó, đã khởi kiện Ngân hàng phát hành A Việt Nam ra Trọng tài và đòi bồi thường mọi thiệt hại phát sinh từ việc từ chối thanh toán bất hợp lý này.
b. Quyết định của Trọng Tài:
Hoá đơn có phù hợp với yêu cầu của L/C và quy định của UCP 600 không?Theo quan điểm của Nguyên đơn, căn cứ vào yêu cầu của L/C về hoá đơn là loại “Signed Detailed Commercial Invoice”, Nguyên đơn đã xuất trình hoá đơn có tiêu đề đúng như yêu cầu của L/C; “Detailed Commercial Invoice” đã được ký bởi Nguyên đơn là hoàn toàn phù hợp với L/C và cũng phù hợp với quy định của điều 14 UCP 600. Các Ngân hàng phải kiểm tra tất cả các chứng từ quy định trong L/C với sự cẩn thận hợp lý để xác minh các chứng từ đó có hay không có thể hiện trên bề mặt của chúng là phù hợp với các điều kiện và điều khoản của L/C hay không. Hội đồng Trọng tài cho rằng mô tả hàng hoá trong hoá đơn thương mại phải phù hợp với mô tả hàng hoá trong L/C như quy định của Khoản c Điều 18 UCP 600. Nếu mô tả hàng hoá trong L/C là chi tiết (detailed) thì mô tả hàng hoá trong hoá đơn cũng phải chi tiết, ngược lại là không phù hợp với L/C. Bức điện từ chối của Ngân hàng phát hành A Việt Nam không thấy đề cập tới vấn đề này. Việc bắt lỗi hoá đơn chưa chi tiết hoá là đúng, nếu như L/C yêu cầu mô tả hàng hoá một cách chi tiết nhưng hoá đơn của Nguyên đơn không làm đúng như vậy. Do trong bức điện từ chối không đề cập tới sự không phù hợp này, nên việc Ngân hàng phát hành A Việt Nam từ chối hoá đơn thương mại với lý do mô tả hàng hoá chưa chi tiết hoá là không phù hợp với quy định của UCP 600.
Khi ký vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (Charter party Bill of Lading), ngoài ghi chú “clean shipped on board”, “dated” và “signed”, Người chuyên chở (Carrier) có cần phải ghi chú tên con tàu nhận hàng sau nhóm từ “...on board” hay không?Quan điểm của Nguyên đơn cho rằng việc xác nhận của Người chuyên chở tàu chuyến là đã nhận hàng trên một con tàu đích danh là cần thiết. Tuy nhiên, tên con tàu nhận hàng đã được ghi ở phần Headline của B/L rồi, do đó, khi ký Charter party Bill of Lading, Người chuyên chở không cần ghi chú thêm nữa. Về vấn đề này, Hội đồng Trọng tài phân tích như sau: - Để chuyên chở một khối lượng bột mì 10.000,00 MT, Nguyên đơn phải thuê tàu chuyến, không thể “booking” tàu chợ. Hầu hết các Charter party Bill of Lading không in sẵn tên tàu chuyên chở trên Headline của B/L, mà bỏ trống. Vì vậy, khi ký B/L, Người chuyên chở cần phải xác nhận là hàng hoá đã được bốc lên tàu nào, có hoàn hảo không. - Xét về hình thức, trên bề mặt B/L thường gồm có 3 nội dung: một là, những nội dung in sẵn trước trên mặt B/L; hai là, các nội dung được điền vào các ô trống của B/L khi thảo B/L; ba là, các nội dung ghi chú và ký B/L của Người chuyên chở. Khi soạn thảo B/L, hãng tàu hoặc đại lý của họ sẽ điền tên con tàu nhận hàng vào ô trống của B/L. Khi ký B/L, Người chuyên chở mới ghi chú (notation) xác nhận tình trạng hàng hoá, ngày đã bốc hàng xong lên con tàu đích danh vào ô mô tả hàng hoá và bao gói của B/L. Đối với Charter party Bill of Lading, việc ghi chú như thế là bắt buộc. Nói tóm lại, Hội đồng Trọng tài thừa nhận sự bắt lỗi sai biệt này của Bị đơn là đúng như quy định của UCP 600.
FCL/FCL có khác biệt với CY/CY không? Quan điểm của Nguyên đơn cho rằng FCL/FCL là nhận nguyên công tại cảng đi và giao nguyên công tại cảng đến và CY/CY là nhận tại Bãi container cảng đi giao tại Bãi container cảng đến là hoàn toàn giống nhau, không thể coi là sự khác biệt được. Quan điểm của Bị đơn coi FCL/FCL và CY/CY là khác biệt nhau, vì: - FCL là viết tắt của nhóm từ Full Container Load và CY là viết tắt của nhóm từ Container Yard. Hai nhóm từ này hoàn toàn khác nhau, nếu xét theo nguyên tắc kiểm tra bề mặt của các chứng từ quy định trong UCP 600. - CY là bãi container ở các cảng, trong bãi container có thể chứa các container chứa đầy hàng của một chủ hàng (FCL), của nhiều chủ hàng (LCL) và thậm chí có các cotainers không chứa hàng (Empty Containers).Vì vậy, coi CY là cùng nghĩa với FCL là không chính xác. Hội đồng Trọng tài thừa nhận cách phân tích này của Bị đơn, vì vừa đúng với thực tiễn giao nhận, vận tải container, vừa đúng với quy định của UCP 600.
Số của hợp đồng ghi trong các chứng từ mâu thuẫn nhau có coi là sai biệt không? Quan điểm của Nguyên đơn coi số hợp đồng ghi trong các chứng từ mâu thuẫn nhau không được coi là sai biệt, bởi vì 2 lý do:- L/C không có yêu cầu ghi số hợp đồng trong các chứng từ.Quan điểm của Bị đơn lại hoàn toàn ngược lại. Bị đơn cho rằng sự mâu thuẫn giữa các số hợp đồng ghi trong hoá đơn và giấy chứng nhận trọng lượng là tạo ra sự không phù hợp với điều kiện và điều khoản của L/C mà Ngân hàng phát hành A Việt Nam đã phát hành cho Nguyên đơn hưởng lợi. Do đó, Bị đơn có quyền bắt lỗi chứng từ và từ chối thanh toán.Hội đồng Trọng tài cho rằng quan điểm của Bị đơn là hoàn toàn quán triệt chính xác điều 14 UCP 600, còn của Nguyên đơn là chưa hiểu kỹ Điều 14 UCP 600.Điều 14 UCP 600 quy định rằng, nếu một L/C có một điều kiện nào đó quy định rằng chứng từ không cần phù hợp thì ngân hàng khi kiểm tra chứng từ sẽ không xem xét đến điều kiện đó, còn ngược lại thì ngân hàng phải kiểm tra.Phân tích toàn bộ các điều kiện và điều khoản của L/C có tranh chấp nói trên không thấy có điều kiện nào quy định là không cần kiểm tra số hợp đồng ghi trong các chứng từ đối với các chứng từ xuất trình. Cho nên, Hội đồng Trọng tài cho rằng số các hợp đồng ghi trong hoá đơn và giấy chứng nhận trọng lượng mâu thuẫn nhau tức là mâu thuẫn với các điều kiện và điều khoản của L/C.
c. Bài học kinh nghiệm:
Người bán:
Điều kiện cam kết thanh toán quy định trong L/C là chứng từ xuất trình phải phù hợp với các điều kiện và điều khoản của L/C. Tuy nhiên, sự phù hợp của chứng từ so với điều kiện và điều khoản của L/C là vấn đề phức tạp. Điều 14 UCP 600 có quy định những tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ, tuy nhiên còn nhiều tiêu chuẩn chưa rõ ràng.Do đó, người bán hàng theo phương thức L/C cần chuẩn bị bộ chứng từ kỹ càng nhằm tránh thiệt thòi khi bị từ chối thanh toán.
Ngân hàng mở tín dụng thư:
Trong trường hợp này, ngân hàng mở L/C là bên thắng kiện, nhưng cũng cần lưu ý nội dung sau:
- Thư tín dụng là cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành, do đó khi nhận được bộ chứng từ hợp lệ thì ngân hàng phải thanh toán theo đúng cam kết của mình. Trường hợp từ chối thanh toán, thì ngân hàng phải nêu ra điểm bất hợp lệ của bộ chứng từ đó.
Nếu ngân hàng không tuân thủ Quy tắc và Thực hành thống nhất tín dụng chứng từ là thực hiện đúng cam kết thanh toán của mình, ngân hàng sẽ bị giảm uy tín trong giao dịch thương mại quốc tế.
Người mua (người đề nghị phát hành thư tín dụng):
Ngoài ra, người mua cũng có thể gặp rủi ro như sau:
- Trong việc thực hiện thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ, rủi ro của người mua là có thể nhận hàng không đạt tiêu chuẩn chất lượng trong khi ngân hàng phát hành thư tín dụng đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán cho lô hàng đó. Vì vậy, khi giao dịch thương mại quốc tế, bên mua hàng cần lưu ý tìm hiểu về uy tín và chất lượng hàng hóa của bên bán hàng, điều quan trọng là phải quy định quy cách và chất lượng của hàng hóa trong hợp đồng kinh tế cụ thể, rõ rang nhằm bảo đảm quyền lợi của mình khi phát sinh tranh chấp.
Tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa
CÁC BÊN:
Nguyên đơn: người bán
Bị đơn: người mua
Luật áp dụng:
Điều 13 của quy tắc trọng tài của phòng Thương mại quốc tế (I.C.C)
Công ước Hague 1955 về luật áp dụng cho buôn bán hàng hóa quốc tế.
Tập quán trong thương mại quốc tế.
Tóm tắt vụ việc:
Bị đơn ký ba hợp đồng với nguyên đơn mua cùng một loại sản phẩm theo nhừng quy cách phẩm chất đã quy định trong hợp đồng. Theo hợp đồng, bị đơn đã thanh toán 90% giá trị mỗi hợp đồng khi nhận được đầy đủ bộ chứng từ gửi hàng.
Hàng được giao theo hợp đồng thứ nhất và thứ ba đạt đúng với quy cách phẩm chất quy định. Tuy nhiên, các bên đã có tranh chấp về phẩm chất hàng giao theo hợp đồng thứ hai trước khi hàng được giao lên tàu. Khi tiến hành giám định lô hàng lần hai tại cảng đến, người ta phát hiện rằng hàng không đạt quy cách phẩm chất quy định trong hợp đồng. Cuối cùng sau khi đã gia công lại để hàng dễ bán hơn, bị đơn đã bán lại lô hàng trên cho bên thứ ba với một khoản lỗ khá lớn.
Lấy lý do lô hàng giao theo hợp đồng thứ hai không đạt quy cách phẩm chất quy định tại hợp đồng, bị đơn từ chối thanh toán 10% trị giá còn lại của các hợp đồng. Nguyên đơn đã khởi kiện trước trọng tài đòi được thanh toán số tiền 10% trên. Về phần mình, bị đơn kiện lại yêu cầu khoản 10% đó phải được dùng thay thế vào khoản tiền lẽ ra nguyên đơn phải bồi thường cho bị đơn cho khoản tiền lỗ trực tiếp, chi phí tài chính, thất thu lợi nhuận và lãi suất do lô hàng thứ hai được giao không đúng chất lượng.
Quyết định của trọng tài:
Trong giao dịch thương mại, việc hàng hóa được giao không đúng quy cách phẩm chất quy định trong hợp đồng xảy ra khá thường xuyên và điều đó thường kéo theo những thiệt hại không nhỏ cho người mua hàng. Về mặt pháp lý, người mua có quyền yêu cầu người bán bồi thường cho mình những thiệt hại phát sinh từ việc giao hàng không đúng như quy cách trong hợp đồng. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là liệu người mua có quyền bảo vệ quyền lợi chính đáng đó của mình bằng cách tự khấu trừ một phần trên giá trị hợp đồng hay không. Một vấn đề khác liên quan đến điều khoản về luật áp dụng trong hợp đồng. Khi các bên ký kết hợp đồng thường hay bỏ qua điều khoản tường như không quan trọng này, thế nhưng khi tranh chấp phát sinh, điều khoản này lại là vấn đề được đem ra xem xét trước tiên và nó có một ảnh hưởng khá lớn tới kết quả của việc giải quyết tranh chấp.
Luật áp dụng:
Hợp đồng được ký giữa các bên không có điều khoản về luật áp dụng. Tuy nhiên, theo hợp đồng này thì luật áp dụng sẽ được xác định theo quyết định của các trọng tài viên phù hợp với điều 13 của quy tắc trọng tài của Phòng thương mại quốc tế. Theo điều này, các trọng tài viên sẽ áp dụng hệ thống luật thực chất được xác định theo quy phạm luật xung đột mà họ cho là phù hợp để giải quyết tranh chấp.
Hợp đồng được ký kết giữa các bên thuộc các quốc tịch khác nhau dưới dạng FOB nên rủi ro được chuyển cho người mua trên lãnh thỗ của người bán. Do đó nước của người bán được coi là nước có mối liên hệ chặt chẽ nhất với hợp đồng.
Xu hướng chung khi có xung đột về luật áp dụng thì luật của quốc gia nơi đặt trụ sở của người có nghĩa vụ chính phát sinh từ hợp đồng sẽ được chọn. Người có quyền trong hợp đồng mua bán hàng hóa này là người bán hàng.
Căn cứ vào các cơ sở trên, ủy ban trọng tài xét thấy luật của nước nguyên đơn là luật thích hợp nhất để điều chỉnh hợp đồng giữa nguyên đơn và bị đơn.
Ngoài ra, Điều 13 công ước Hague cũng quy định thêm rằng “trong mọi trường hợp, ủy ban trọng tài phải xem xét tới các quy định trong hợp đồng và những tập quán thương mại có liên quan”. Vậy căn cứ pháp lý để ủy ban trọng tài xét xử tranh chấp này sẽ là luật của nước nguyên đơn và các tập quán thương mại có liên quan tới nội dung tranh chấp của hợp đồng.
Về đơn kiện lại của bị đơn:
Trên cơ sở luật của nước của người bán và các tập quán thương mại quốc tế sử dụng rộng rãi trong mua bán hàng hóa quốc tế, ủy ban trọng tài cho rằng nguồn tập quán thương mại tốt nhất chính là các điều khoản của công ước của liên hiệp quốc về buôn bán hàng hóa quốc tế ngày 11/04/1980, sau này thường được gọi tắt là “Công ước viên”, cho dù cả quốc gia của nguyên đơn và bị đơn đều chưa là thành viên của công ước này. Nếu giả thiết rằng các bên đã là thành viên của công ước này thì công ước sẽ được áp dụng để điều chỉnh hợp đồng với tư cách là luật chứ không phải là tập quán thương mại. Điều 38 của Công ước quy định rằng” người mua có nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa hoặc cho kiểm tra hàng hóa một cách nhanh chóng”. Sau đó người mua phải thông báo cho người bán về việc không phù hợp của hàng hóa trong một thời hạn hợp lý kể từ khi phát hiện ra hư hỏng. Nếu không làm như vậy, người mua sẽ mất quyền được khiếu nại về việc không phù hợp nói trên. Điều 39 quy định “Trong mọi trường hợp, người mua sẽ mất quyền được khiếu nại về hàng giao không phù hợp với quy cách phẩm chất quy định trong hợp đồng nếu người mua không gửi thông báo về việc này cho người bán trong một thời hạn là hai năm kể từ ngày hàng được giao cho người mua, trừ khi hàng hóa được bảo hành trong thời hạn dài hơn hai năm”
Trong thời hạn đang xem xét, nguyên đơn đã cho kiểm tra hàng hóa trong một thời hạn hợp lý( hàng được kiểm tra thậm chí trước khi đến cảng), bị đơn cũng đã gởi thông báo về việc hư hỏng trong một thời gian hợp lý, nghĩa là 8 ngày kể từ khi báo cáo kiểm tra hàng của chuyên gia giám định được lập. Uy ban trọng tài thấy rằng, bị đơn đã tuân thủ đúng những yêu cầu nêu trên của Công ước viên. Về điểm này, ủy ban trọng tài không căn cứ vào luật của nước nguyên đơn vì luật này quy định một thời gian quá ngắn cho việc thông báo tổn thất của người mua đến người bán, công bằng mà xét thì quy định của luật này là một ngoại lệ so với tập quán thương mại được thừa nhận rộng rãi.
Trong trường hợp này, việc áp dụng tập quán thương mại hoặc luật quốc gia là do ủy ban trọng tài quyết định và ủy ban đã quyết định áp dụng Công ước viên với tư cách là một tập quán thương mại.
Về phần người bán, trong mọi trường hợp, người bán cũng bị coi là bị mất quyền khiếu nại về các vi phạm đối với các yêu cầu nêu tại Điều 38 và 39 Công ươc viên và Điều 40 có quy định rằng “ người bán không thể căn cứ vào điều 38 và 39 nếu việc không phù hợp của hàng hóa có liên quan tới những thực tế mà người bán đã biết hoặc không thể không biết và đã không nêu ra”. Thực tế, từ tất cả những chứng cứ và tài liệu của vụ kiện này, ủy ban trọng tài thấy rằng nguyên đơn đã biết và không thể không biết về việc hàng giao theo hợp đồng thứ hai không đúng với quy cách phẩm chất quy định trong hợp đồng.
Uy ban trọng tài chấp nhận đồng thời các yêu cầu của nguyên đơn và đơn kiện lại của bị đơn. Do đó hai khoản tiền này bù cho nhau, bị đơn không phải hoàn trả cho nguyên đơn số tiền mà nguyên đơn yêu cầu còn nguyên đơn cũng không phải bồi thường cho bị đơn những chi phí mà bị đơn đã gánh chịu.
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHUNG VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI THAM GIA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Hợp đồng là cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia ký kết hợp đồng. Nó cũng là cơ sở pháp lý để trọng tài, toà án hay bất ký một cơ quan giải quyết tranh chấp nào tiến hành xác định lỗi của mỗi bên, cũng như thiệt hại và mức bồi thường tương ứng. Chính vì thế, những điều khoản trong hợp đồng quy định càng chặt chẽ, rõ ràng, chính xác càng tốt. Một trong những biện pháp hạn chế rủi ro và cũng để bảo vệ quyền lợi của mình khi xảy ra tranh chấp là lông ghép các điều khoản "phòng ngừa" trong hợp đồng .
Một biện pháp bảo vệ nào đó luôn thể hiện tính hai mặt nếu là quyền của bên bán thì sẽ là nghĩa vụ của bên mua và ngược lại. Quá trình đàm phán sẽ dung hoà được mâu thuẫn này, thống nhất được ý chí giữa các bên. Sau đây là các nội dung cần lưu ý trong hợp đồng:
1. Hàng hóa, vận chuyển, giá và việc thanh toán
Hàng hóa: số lượng, chất lượng : Hàng hóa phải đảm bảo đủ số lượng, đúng chất lượng. Việc mua bán sẽ khó có thể hoàn thành nếu không đảm bảo được những vấn đề này.
Vận chuyển: phương tiện, thời gian, bảo hiểm, bảo quản, đóng gói: Việc vận chuyển hàng hóa là vấn đề rất quan trọng trong việc mua bán. Việc vận chuyển cần phải đảm bảo về phương tiện, thời gian, bảo hiểm, bảo quản, đóng gói. Tuy rằng tất cả hàng hóa đều không phải bao gồm hết những vấn đề này, nhưng đây là những yêu cầu chung cho việc thực viện vận chuyển.
Giá: Giá cả hàng hóa được trả bằng đồng tiền nào, nội tệ hoặc ngoại tệ? Khi chúng ta không chú ý tới vấn đề này thì những giao hàng hóa lớn sẽ bị thiệt hại rất lớn, thậm chí thua lỗ lớn về chênh lệch tỉ giá.
Thanh toán: hình thức tiền mặt, chuyển khoản; hình thức qua ngân hàng
Hình thức thanh toán cũng đóng góp vào việc có làm tăng chi phí thanh toán không? Qua đó, cũng góp phần vào việc có làm tăng chi phí tổng thể của việc mua bán hay không?
2. Các Bên tham gia Hợp đồng
Các bên tham gia Hợp đồng thông thường không được các doanh nghiệp chú ý khi mua bán. Nhưng đây lại là vấn đề quan trọng để xác định giá trị pháp lý của hợp đồng có hiệu lực pháp lý hoặc không có giá trị pháp lý. Những vấn đề đó gồm:
Tư cách pháp lý
Ai là người có thẩm quyền ký kết hợp đồng, và có đúng thẩm quyền không, có bị vượt quá quyền hạn khi ký kết hợp đồng không? Tất cả những vấn đề này đều phải được trả lời rõ ràng trước khi ký kết hợp đồng. Có thể vì chủ quan mà chúng ta không để ý, nhưng nó luôn tiềm ẩn những rủi ro lớn nếu không bao quát được hết.
Việc ký, đóng dấu
Việc kỹ thuật soạn thảo văn bản tuy nhỏ, nhưng lại ảnh hưởng tới toàn bộ giá trị pháp lý của hợp đồng.
Quyền và nghĩa vụ
Đây là những vấn đề cần được quan tâm đầy đủ, điều khoản giá cả tuy quan trọng, nhưng nếu không biết thiết lập những quyền và nghĩa vụ cho đầy đủ, đảm bảo được việc thực hiện hợp đồng triệt để thì sẽ xảy ra rất nhiều cơ hội cho việc phá hợp đồng, khi quyền và nghĩa vụ của các bên không được nêu và quy định rõ ràng.
3. Thiếu sót và trách nhiệm
Trong quá trình thực hiện thì khó có thể loại bỏ hết những sai sót, do đó, các bên cần có những điều khoản rõ ràng, cụ thể để nếu xảy ra sai sót A thì có kết quả B tương ứng để các bên thực hiện theo. Tránh trường hợp khi xảy ra rồi mới bắt đầu ngồi đàm phán, thương lượng để giải quyết vấn đề, vì như vậy, liên quan tới quyền lợi trực tiếp, rõ ràng thì khó có thể ngồi nói chuyện, nhận thiệt thòi về mình được. Đây cũng là một yếu điểm mà các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp phải khi thảo luận, ký kết hợp đồng. Những vấn đề này bao gồm:
Bảo đảm và bảo hành
Thời hạn phải chịu trách nhiệm do sai sót
Bồi thường
4. Phá hợp đồng
Việc phá hợp đồng có thể xảy ra và có thể cũng khá nhiều. Những vấn đề liên quan tới việc phá hợp đồng là:
Thanh toán thiệt hại và phạt
Chấm dứt
Giới hạn của trách nhiệm: vd bất khả kháng… .
Khi phá hợp đồng thì bên có lỗi phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, và chịu phạt hợp đồng nếu các bên có thỏa thuận. Vậy, các bên phải thảo luận, thống nhất với nhau trước là nếu phá thì bị phạt bao nhiêu, bồi thường những vấn đề gì, giá trị như thế nào? Trong một số trường hợp không thể thực hiện hợp đồng được thì đó là những trường hợp nào không bị phạt, không phải bồi thường … . Tất cả những vấn đề này được quy định cụ thể, rõ ràng thì khả năng thực hiện hợp đồng sẽ đạt được cao nhất, tránh những việc phá, dừng hợp đồng.
Luật áp dụng:
DN có thể lựa chọn CISG là luật áp dụng cho hợp đồng: Lựa chọn luật áp dụng luôn là một vấn đề quan trọng và khó khăn đối với các nhà đàm phán hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế của Việt Nam. Họ có sự lựa chọn giữa luật Việt Nam, luật quốc gia của đối tác, luật quốc gia của nước thứ ba, điều ước quốc tế như CISG hay tập quán thương mại quốc tế…
Hiện tại Việt Nam chưa gia nhập CISG nhưng các DN xuất nhập khẩu Việt Nam có thể lựa chọn CISG làm nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế vì ba lý do sau:
Thứ nhất, tránh được những khó khăn khi phải đàm phán lựa chọn luật quốc gia làm luật áp dụng cho hợp đồng. Trên thực tế, việc lựa chọn luật quốc gia thường gặp phải rất nhiều khó khăn.
Nếu như các nhà đàm phán nước ngoài thường có xu hướng lựa chọn luật quốc gia của mình thì điều này lại không hoàn toàn đúng với các nhà đàm phán Việt Nam. Họ hiểu rằng việc dẫn chiếu đến luật Việt Nam đôi khi không phải là giải pháp tối ưu, vì pháp luật về hợp đồng nói chung và về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế nói riêng của Việt Nam còn hàm chứa nhiều quy định chưa phù hợp với điều kiện quốc tế, với pháp luật, tập quán thương mại quốc tế và như vậy, chưa thể bảo vệ một cách hiệu quả lợi ích của các bên trong hợp đồng quốc tế.
Việc lựa chọn luật quốc gia của nước ngoài có thể đem lại những rủi ro pháp lý cho DN Việt Nam do thiếu sự hiểu biết đầy đủ về luật đó.
Thứ hai, đây là nguồn luật phổ biến nhất điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế hiện nay. CISG đã được phê chuẩn bởi 66 quốc gia, trong đó có rất nhiều quốc gia là bạn hàng lớn và lâu dài của Việt Nam như Pháp, Mỹ, Italia, Liên bang Nga, Canada, Đức, Hà Lan, Australia, Trung Quốc... Các công ty, DN của các nước này đã áp dụng và đã quen áp dụng CISG cho các hợp đồng mua bán hàng hoá ký với các đối tác nước ngoài. Vì vậy, nếu DN Việt Nam đề xuất việc áp dụng CISG thì sẽ dễ dàng được đối tác chấp nhận.
Thứ ba, có được sự an toàn về mặt pháp lý. Qua việc tìm hiểu các quy định của CISG cũng như qua việc phân tích các án lệ liên quan đến CISG trong thực tiễn giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, chúng tôi thấy rằng các quy định của CISG là phù hợp với thực tiễn thương mại quốc tế, thường được các DN và công ty lựa chọn áp dụng cũng như được các toà án, đặc biệt là các trọng tài quốc tế dẫn chiếu đến khi giải quyết tranh chấp. Hơn nữa, với tư cách là một văn bản luật thực chất nhằm giải quyết các xung đột trong kinh doanh quốc tế, các quy định trong Công ước được coi là rất hợp lý, đã thống nhất được nhiều mâu thuẫn giữa các hệ thống pháp luật khác nhau trên thế giới, tạo được sự bình đẳng giữa người bán và người mua trong quan hệ hợp đồng, giúp các bên bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
6. Vấn đề khác về hợp đồng (ngôn ngữ, giải thích, hình thức… )
Ngôn ngữ trong hợp đồng;
Giải thích hợp đồng: luật, án lệ, tập quán thương mại …
Hình thức ký kết: lời, văn bản, fax, email …
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, việc gia nhập CISG là hết sức cần thiết và có ý nghĩa to lớn đối với các hoạt động ngoại thương nói chung và hoạt động mua bán hàng hoá (xuất nhập khẩu) nói riêng của Việt Nam. Đây là Công ước về mua bán hàng hóa quốc tế đã được nhiều nước tham gia, phê chuẩn, đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các xung đột pháp luật trong thương mại quốc tế và thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển. Việt Nam đang trên con đường hội nhập một cách chủ động và tích cực vào nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh các quan hệ hợp tác song phương và đa phương, do đó, việc các văn bản luật quốc gia chưa phù hợp với pháp luật quốc tế sẽ gây cho chúng ta nhiều khó khăn, bất lợi, làm phát sinh những xung đột pháp luật với các nước khác và khi giải quyết tranh chấp cũng khó khăn. Luật Thương mại Việt Nam năm 1997 (và ngay cả Luật Thương mại Việt Nam năm 2005) liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế và còn chứa đựng những điều khoản chưa phù hợp với thực tiễn và đòi hỏi của các nhà kinh doanh quốc tế. Điều này đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng có các giải pháp tiến tới gia nhập CISG trong thời gian sớm nhất để thống nhất nguồn luật áp dụng cho mua bán hàng hóa quốc tế giữa các DN Việt Nam và các đối tác nước ngoài. Khi đó các DN Việt Nam và nước ngoài sẽ cùng chung "tiếng nói", cùng chung quan điểm và nhờ đó, các mối quan hệ hợp tác thương mại quốc tế sẽ ngày càng gắn chặt hơn, lâu bền hơn và rộng mở hơn.
Nguồn tài liệu:
www.tuvanluat.net
www.luatsutuvan.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tranh chấp trong hợp đồng thương mại bài học kinh nghiệm chung cho các doanh nghiệp việt nam khi tham gia thương mại quốc tế.doc