Đề tài Tranh chấp về bộ chứng từ trong phương thức thanh toán bằng thư tín dụng tại các ngân hàng Việt Nam

Hoặc chính nguyên tắc “tất cả các bên liên quan trong tín dụng thư chỉ thực hiện căn cứ trên chứng từ, không căn cứ vào tình trạng của hàng hoá” nên đã bị người bán lợi dụng để lừa đảo, không giao hàng. Như trường hợp của công ty TNHH Đại Việt ký hợp đồng nhập một lô hàng mỹ nghệ của một công ty Thái Lan. Hợp đồng quy định thanh toán bằng L/C không hủy ngang, trả ngay, tuân thủ UCP600. Thực hiện hợp đồng, tháng 3/2008 công ty Đại Việt mở L/C tại NH A. Sau đó, bộ chứng từ đòi tiền được công ty Thái Lan gửi tới NH A. NH này sau khi kiểm tra chứng từ đã gửi thông báo cho công ty Đại Việt là bộ chứng từ Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thu Lan Hương - CN16C - 52 -phù hợp và chấp nhận thanh toán. Tuy nhiên, chờ mãi mà không thấy thông báo nhận hàng, công ty Đại Việt đã điện thoại liên lạc lại với người bán để kiểm tra thì lúc này m ới phát hiện ra địa chỉ và số điện thoại của công ty Thái Lan không tồn tại. Đây là một công ty ma, trụ sở của công ty thực chất là văn phòng đại diện của một công ty khác. Công ty Đại Việt lúc này mới biết mình bị lừa nhưng không làm cách nào tìm được người bán trong khi tiền hàng đã được thanh toán. Trong vụ việc này công ty Đại Việt hoàn toàn chịu rủi ro do không tìm hiểu kỹ đối tác, thiếu thông tin và quá tin vào người bán nên đã bị lợi dụng, tiền mất tật mang.

pdf79 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5385 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tranh chấp về bộ chứng từ trong phương thức thanh toán bằng thư tín dụng tại các ngân hàng Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiện vận tải này và lại bốc hàng lên một phương tiện vận tải khác (dù cho phuong thức vận tải có khác nhau hay không) trong quá trình vận chuyển từ nơi gửi, nhận hàng để chở hoặc nơi giao hàng đến nơi đến cuối cùng quy định trong tín dụng”. Trong khi đó, công ty Dược phẩm T lại hiểu sai rằng chuyển tải là chuyển sang một phương thức vận chuyển khác. Vì thế, công ty đã gửi hàng bằng đường biển đến cảng Cancutta và vận chuyển tiếp bằng đường bộ (xe tải) đến cảng Bombay. Do tất cả những lỗi trên nên NH mở L/C đã từ chối thanh toán và phải mất rất nhiều thời gian thương lượng, chi phí tốn kém NH A mới thuyết phục được đối tác chuyển sang phương thức nhờ thu. b/ Tranh chấp liên quan đến chứng từ hàng hóa (Hóa đơn thương mại) Trong bộ chứng từ mà người hưởng lợi phải xuất trình, hóa đơn thương mại là một trong những chứng từ thường được yêu cầu. Đây là một trong những cơ sở để ngân hàng mở L/C kiểm tra tính phù hợp với các quy định của L/C để quyết định có trả tiền cho người thụ hưởng hay không. Điều 18c UCP600 quy định rõ: “Mô tả hàng hóa, dịch vụ hoặc thực hiện trong hóa đơn thương mại phải phù hợp với mô tả hàng hóa trong tín dụng”. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người hưởng lợi vẫn hiểu sai bản chất nội dung của văn bản dẫn đến tranh chấp. Công ty H (Việt Nam) ký một hợp đồng nhập hóa chất từ công ty X (Trung Quốc). Trị giá L/C: 50.000 USD CIF Hải Phòng Incoterms 2000. Trong L/C quy Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thu Lan Hương - CN16C - 43 - định về mô tả hàng hóa: mã hàng 160-4690, và 270-3210. Khi bộ chứng từ được gửi đến ngân hàng mở L/C của Việt Nam, hóa đơn thương mại có ghi ba mã hàng như sau: + 160-4690 đơn giá 41,00 USD/kg + 270-3210 đơn giá 32,50 USD/kg. + 511-74 miễn phí. + Điều kiện giao hàng CIF Hải Phòng không ghi trong hóa đơn thương mại. Công ty H từ chối thanh toán với lí do mô tả hàng hóa không đúng theo quy định của L/C. Và NH mở L/C cũng xác định đây là bộ chứng từ có lỗi và không thanh toán cho cty X với lý giải rằng: điều kiện giao hàng CIF Hải Phòng là một bộ phận của mô tả hàng hoá trong thư tín dụng, nếu không làm sao các bên liên quan có thể xác định điều kiện giao hàng so với quy định của thư tín dụng. Trả lời từ phía công ty X và ngân hàng đòi tiền của Trung Quốc như sau: + Về mặt hàng thứ 3 mô tả trong hoá đơn thương mại nhằm để giải thích thêm, không có trong L/C và trị giá hóa đơn cũng không bị ảnh hưởng. + Về quy định ghi giá CIF trong hoá đơn thì điều kiện giao hàng không phải là một phần của điều kiện mô tả hàng hoá, mà đây là điều khoản không liên quan đến chứng từ, do đó không phải là sai sót. Ngân hàng mở L/C phía Việt Nam vẫn dứt khoát tuyên bố chứng từ có sai sót. Theo ngân hàng mở L/C điều kiện giao hàng CIF Hải Phòng là một bộ phận của mô tả hàng hóa trong thư tín dụng, nếu không làm sao các bên tham gia có thể xác định điều kiện giao hàng so với quy định của L/C? Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thu Lan Hương - CN16C - 44 - Điều 64b ISBP 681 quy định: “Hóa đơn không được thể hiện hàng hóa không được yêu cầu trong L/C (kể cả hàng mẫu, vật phẩm quảng cáo…) ngay cả khi nói rõ là miễn phí” Điều 61 ISBP quy định: “Nếu điều kiện thương mại là một bộ phận của mô tả hàng hóa trong thư tín dụng hoặc được ghi gắn liền với số tiền, thì hóa đơn phải ghi rõ điều kiện thương mại đó và nếu mô tả hàng hóa chỉ ra nguồn của các điều kiện thương mại, thì phải chỉ rõ nguồn của điều kiện thương mại đó”. Như vậy, nếu căn cứ vào 2 điều trong tập quán thương mại quốc tế nêu trên thì việc ngân hàng mở L/C từ chối thanh toán là hoàn toàn đúng vì hóa đơn thương mại đã ghi thừa một mã hàng và không ghi điều kiện giao hàng CIF Hải Phòng Incoterms 2000 như quy định của L/C khiến cho bộ chứng từ có sai biệt. Do các doanh nghiệp XNK khi sử dụng phương thức TDCT trong thanh toán quốc tế không am hiểu và biết hết các quy tắc, tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ dẫn đến những sai sót không đáng có như trường hợp trên. Bản thân các NH có hẳn bộ tập quán để kiểm tra chứng từ là UCP600 và ISBP 681 2007 do phòng thương mại quốc tế ban hành, tuy nhiên các doanh nghiệp XNK không phải ai cũng biết đến bộ tập quán này hoặc cho rằng UCP là văn bản nghiệp vụ dành riêng cho các NH, còn các doanh nghiệp XNK chỉ cần tuân thủ nội dung yêu cầu của L/C là đủ, do đó dẫn đến cách hiểu và vận dụng các thông lệ quốc tế giữa các bên tham gia trong TDCT hoàn toàn trái ngược nhau. Hay trong trường hợp của công ty Packexim, Việt Nam bán cho công ty Jet Tide, Trung Quốc 600 chiếc áo dài nữ, trị giá hóa đơn là 3.780 USD, thanh toán bằng thư tín dụng không hủy ngang vào tháng9/2007. NH thông báo là NH A, NH mở L/C là Bank of China. Sau khi giao hàng công ty Packexim gửi bộ chứng Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thu Lan Hương - CN16C - 45 - từ tới NH A để chuyển tới NH phát hành đòi tiền thì bị người NK, Jet Tide từ chối thanh toán với lý do là có sự mâu thuẫn giữa các chứng từ: + L/C yêu cầu vận tải đơn lập theo lệnh của NH phát hành, trên mục người nhận hàng (Consignee) ghi: Made out to order of Issuing Bank, nhưng ở giấy chứng nhận xuất xứ mục Consignee lại ghi: Made out to order of Jet Tide Trading Co.Ltd (tên người NK). + Mô tả hàng hoá trong hoá đơn và giấy chứng nhận đóng gói không thống nhất với nhau. Giấy chứng nhận hàng hóa chỉ ghi trọng lượng, số lượng, mã hàng và số hoá đơn thương mại tương ứng mà không có mô tả hàng hóa. Để được thanh toán tiền hàng, công ty Packexim đã phải thương lượng với bên đối tác và xin chuyển sang phương thức nhờ thu. Cuối cùng, sau một thời gian dài với chi phí tốn kém cho việc thương lượng, công ty Packexim mới nhận được tiền hàng. Trong vụ việc này NH A cũng có một phần trách nhiệm, là NH thông báo nhưng lại không phát hiện ra sai sót của bộ chứng từ, thông báo một tín dụng có sai biệt, gây tổn thất cho khách hàng. Nguyên nhân của các tranh chấp trên xuất phát từ sự thiếu hiểu biết nghiệp vụ ngoại thương cũng như thanh toán quốc tế của người XK, nên hiểu và vận dụng chưa đúng các điều khoản của UCP600 về trách nhiệm và nghĩa vụ các bên tham gia. Trong thực tế hoạt động thanh toán quốc tế, các khách hàng khi lập bộ chứng từ thường được NH hướng dẫn mô tả hàng hóa trên hóa đơn thương mại nói riêng và các chứng từ khác nói chung đúng như yêu cầu của L/C. Biện pháp này đơn giản, dễ thực hiện mà lại tránh được tranh chấp phát sinh do việc mô tả hàng hóa không đồng nhất giữa bộ chứng từ đòi tiền và L/C. Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thu Lan Hương - CN16C - 46 - 2.2.2. Tranh chấp giữa NHPH và người yêu cầu mở L/C Để thực hiện việc thanh toán, ngân hàng phải đối chiếu với các nội dung quy định của UCP600 để kiểm tra chứng từ một cách cẩn trọng, tỷ mỷ, chính xác. Tuy nhiên, do một số ngân hàng kiểm tra chưa hết trách nhiệm nên không ít tranh chấp đã xảy ra làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên liên quan và của chính bản thân ngân hàng. NHPH phải căn cứ vào đơn xin mở L/C để thiết kế L/C cho phù hợp với yêu cầu của người NK. Trường hợp NHPH kiểm tra chứng từ không căn cứ vào những yêu cầu của người NK về bộ chứng từ xuất trình dẫn đến những tổn thất cho người NK thì người NK có thể từ chối hoàn trả tiền cho NH. Công ty Sao vàng Việt Nam gửi đơn xin mở L/C tới NH ABC yêu cầu mở một L/C nhập khẩu cho người thụ hưởng là Company Dragon Texas, mua một tàu máy “Ocean line”. Nội dung của đơn xin mở L/C như sau: Đơn vị chúng tôi: Công ty Sao vàng Việt Nam (Vietnam Golden Star Co, Ltd). Tên giao dịch: VIGOSCO Địa chỉ: Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Tel: 043.834.5678 – Fax: 043.834.5679 Yêu cầu quý NH mở cho chúng tôi bằng điện một thư tín dụng chuyển nhượng không thể hủy ngang với những điều kiện và điều khoản sau: (1) Người hưởng lợi thư tín dụng: COMPANY DRAGON TEXAS Địa chỉ: 4439 đường Victoria, Texas 4457 Tel: 214.652.7890 – Fax: 214.652.7891 (2) NHTB: NH One, Texas, số 910 Houston Texas 77002 Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thu Lan Hương - CN16C - 47 - (3) Số tiền: 240.000,00 USD (bằng chữ: Hai trăm bốn mươi nghìn đô la Mỹ). (4) Ngày và nơi hết hạn: ngày 24 tháng 11 năm 2007 tại Mỹ (5) Trả theo hối phiếu trả tiền ngay do người hưởng lợi ký phát cho 100% giá trị hóa đơn (6) Các chứng từ kèm theo: + Bản gốc hóa đơn bán hàng có công chứng do Công ty Dragon Texas thực hiện để chuyển nhượng quyền sở hữu cho người mua, ghi rõ rằng con tàu không có bất kỳ sự ngăn trở, cầm cố, khiếu nại hàng hải và bất kỳ khoản nợ nào của bất kỳ ai và được hợp pháp hóa bởi Tòa án dân sự Hoa Kỳ. + 06 bản Hóa đơn thương mại bằng tiếng Anh, do người bán ký với số tiền mua hàng là 240.000,00 USD trong đó ghi rõ những chi tiết về con tàu trên cơ sở giao hàng theo điều kiện CIF cảng Hải Phòng, Việt Nam, Incoterms 2000. + Bản copy điện/telex thông báo chi tiết về việc giao hàng cho công ty Sao Vàng Việt Nam. (7) Các chỉ dẫn đặc biệt: Mọi chi phí NH phát sinh ngoài lãnh thổ Việt Nam do người bán chịu Sau khi nhận được đơn của Công ty Sao Vàng, NH ABC đã phát hành một L/C cho người hưởng lợi là công ty Dragon texas trong đó tại mục 46A – chứng từ yêu cầu có đoạn: “Bản gốc hóa đơn bán hàng có công chứng do Công ty Dragon Texas thực hiện để chuyển nhượng quyền sở hữu cho người mua, ghi rõ rằng con tàu không có bất kỳ sự ngăn trở, cầm cố, khiếu nại hàng hải và bất kỳ khoản nợ nào của bất kỳ ai và được hợp pháp hóa bởi Tòa án dân sự Hoa Kỳ”. Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thu Lan Hương - CN16C - 48 - Khi người hưởng lợi xuất trình bộ chứng từ đòi tiền, NH ABC kiểm tra chứng từ và thông báo cho công ty Sao vàng: “Theo yêu cầu của công ty, chúng tôi đã phát hành L/C cho công ty Dragon Texas hưởng. Chúng tôi đã nhận được chứng từ của L/C nói trên và xin thông báo như sau: Tất cả các chứng từ đều phù hợp với L/C số 01 – ABC”. Công ty Sao vàng đã gửi công văn cho NH ABC chấp nhận thanh toán. Tuy nhiên sau đó tàu chở hàng “Ocean line” đã bị tòa án bang Texas bắt giữ trên đường chạy sang Việt Nam, với lý do Công ty Dragon Texas đã thế chấp con tàu để vay tiền NH. Tranh chấp phát sinh: + Công ty Sao vàng cho rằng Hóa đơn bán hàng chưa có xác nhận “hợp pháp hóa” của Tòa án dân sự Hoa Kỳ, bởi vì L/C yêu cầu hóa đơn bán hàng như sau: “Bản gốc hóa đơn bán hàng có công chứng do Công ty Dragon Texas thực hiện để chuyển nhượng quyền sở hữu cho người mua, ghi rõ rằng con tàu không có bất kỳ sự ngăn trở, cầm cố, khiếu nại hàng hải và bất kỳ khoản nợ nào của bất kỳ ai và được hợp pháp hóa bởi Tòa án dân sự Hoa Kỳ” + Ngân hàng ABC cho rằng khi kiểm tra chứng từ NH chỉ xem xét trên bề mặt của chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì NH trả tiền, ngược lại NH có quyền từ chối chứng từ. NH không quan tâm là có sự “hợp pháp hóa” tàu trên hóa đơn bán hàng. Lập luận của NH chỉ đúng khi con tàu được giao cho bên mua có chất lượng, quy cách kỹ thuật không đúng như mô tả trong bộ chứng từ xuất trình. Tuy nhiên, NHPH đã không tiến hành kiểm tra chứng từ một cách cẩn trọng hợp lý, dẫn đến việc chấp nhận hóa đơn bán hàng chưa có công chứng xác nhận bởi Tòa án dân sự Hoa Kỳ để chuyển quyền sở hữu cho người mua. Tranh chấp xảy Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thu Lan Hương - CN16C - 49 - ra khi tàu bị Tòa án dân sự Mỹ bắt giữ do tàu đã bị thế chấp khiến cho người mua là Công ty Sao vàng phải chịu tổn thất. Vì vậy, NHPH không thể chối bỏ trách nhiệm do lỗi kiểm tra chứng từ của mình. So với các bản sửa đổi UCP trước, UCP600 đã có sự thay đổi vượt bậc. Đó là quy định cụ thể một thời gian hợp lý cho mỗi ngân hàng không quá 5 ngày làm việc của ngân hàng kể từ ngày tiếp theo ngay nhận chứng từ để kiểm tra chứng từ. Tuy nhiên trên thực tế, vì nhiều lý do khách quan mà ngân hàng phát hành thông báo chấp nhận hay từ chối thanh toán L/C khi 5 ngày kiểm tra chứng từ đã hết. Tháng 2/2008 ngân hàng A mở L/C nhập khẩu mặt hàng thiết bị y tế theo yêu cầu của người NK là công ty Bảo Bình. Người hưởng lợi là Dan Company Ltd, USA. NH thông báo và NH xác nhận đều là Citibank New York. Trị giá L/C là 15000 USD. L/C yêu cầu một hối phiếu trả tiền ngay, ký phát cho NH mở và cho phép NH xác nhận ghi nợ tài khoản của ngân hàng A để tự hoàn trả sau khi nhận được bộ chứng từ đòi tiền phù hợp với yêu cầu của L/C. Sau khi giao hàng, Dan Company Ltd lập bộ chứng từ gửi tới NH xác nhận. NH này kiểm tra và thấy bộ chứng từ thiếu Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin) của Phòng thương mại Mỹ cấp. Để kịp thời gửi chứng từ cho người mua nhận hàng, theo thoả thuận giữa hai bên tham gia hợp đồng, người hưởng lợi Dan Company Ltd đề nghị Citibank chiết khấu có truy đòi, cùng cam kết hoàn lại tiền nếu bộ chứng từ bị NH mở từ chối thanh toán. Giấy chứng nhận xuất xứ còn thiếu sẽ được gửi ngay qua đường bưu điện tới ngân hàng A sau. Nhận được bộ chứng từ có điều khoản trên, ngân hàng A thông báo ngay cho công ty Bảo Bình để cho ý kiến chấp nhận hay từ chối bộ chứng từ. Ban đầu, công ty Bảo Bình đề nghị NH mở lưu giữ bộ chứng từ đòi tiền cho tới khi hàng Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thu Lan Hương - CN16C - 50 - về tới cảng Hải Phòng mới thanh toán. Tuy nhiên vào ngày làm việc ngân hàng thứ sáu kể từ sau khi nhận được bộ chứng từ, chuyến hàng mới cập cảng Hải Phòng. Do gặp bão trong hành trình trên biển nên hàng hoá bị tổn thất một phần. Công ty Bảo Bình muốn trừ ngay số tiền bồi thường thiệt hại vào tiền thanh toán L/C thay vì chờ hãng bảo hiểm giải quyết nên đã yêu cầu ngân hàng A điện từ chối trả tiền. Vào ngày làm việc thứ bảy, Citibank lập tức trả lời bác bỏ từ chối trả tiền của ngân hàng A vì theo họ ngân hàng mở L/C đã vi phạm quy định của điều 14b UCP600 “ngân hàng chỉ định hành động theo sự chỉ định, ngân hàng xác nhận, nếu có và ngân hàng phát hành sẽ có tối đa cho mỗi ngân hàng là 5 ngày làm việc ngân hàng tiếp theo ngày xuất trình để quyết định xem việc xuất trình có phù hợp hay không”. Ngân hàng A đã không thực hiện đúng theo quy định của UCP600 nên NH đã mất quyền từ chối thanh toán và vẫn phải trả tiền cho Citibank New York mặc dù bộ chứng từ xuất trình là không hoàn hảo. 2.2.3. Tranh chấp giữa người mua và người bán Các doanh nghiệp XNK Việt Nam do trình độ nghiệp vụ còn non kém, khả năng đàm phán còn hạn chế, thiếu thông tin chính xác về người mua nên hay bị các đối tác lợi dụng đưa vào trong L/C những yêu cầu xuất trình chứng từ do người mua cung cấp. Công ty giầy X xuất mặt hàng giầy mùa đông cho tập đoàn Jungmin Corp của Hàn Quốc vào tháng 10/2007, phương thức thanh toán là L/C không huỷ ngang, trị giá lô hàng là 30.820 USD. Người xin mở L/C, Jungmin Corp yêu cầu trong bộ chứng từ đòi tiền phải có Giấy chứng nhận của người mua chứng nhận là đã nhận hàng tại cảng Pusan, Hàn Quốc. Một tháng sau khi mở L/C, chuyến hàng đã cập cảng Pusan đúng thời hạn giao hàng quy định, nhưng công ty giầy X không thể lấy được giấy chứng nhận của người mua. Kết quả là NH mở L/C phía Hàn Quốc Korea Exchange Bank Seoul từ chối thanh Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thu Lan Hương - CN16C - 51 - toán bộ chứng từ đòi tiền do có sai sót là thiếu giấy chứng nhận đã nhận hàng của người mua. Mặc dù nhiều lần công ty giầy X có văn bản gửi Jungmin Corp và NH mở L/C yêu cầu được thanh toán nhưng đều bị ngân hàng này từ chối thanh toán. Sau hơn một năm dài thương lượng, công ty giầy Thượng Đình mới nhận được một khoản bồi thường nhưng đã phải gánh chịu những tổn thất nặng nề. Theo UCP600, người mua và người bán tự do thỏa thuận các loại chứng từ yêu cầu xuất trình. Ngân hàng sẽ không phản đối nếu như sự thỏa thuận này được thể hiện trong L/C. Do không tìm hiểu kỹ về khả năng có thể cung cấp được một loại chứng từ nào đó của người mua, do vậy người bán đã chuốc lấy rủi ro khi đồng ý chấp nhận một thư tín dụng yêu cầu một loại chứng từ do người mua hoặc thay mặt người mua cấp. Các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh hàng xuất nhập khẩu, nhất là may mặc, giầy dép thường phải chấp nhận đưa vào bộ chứng từ đòi tiền một loại chứng từ do người mua hoặc đại diện của người mua cấp xác nhận là đã nhận hàng tại cảng đến hoặc hàng hóa đủ chất lượng yêu cầu. Thực trạng này xuất phát từ sự phụ thuộc của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường và khách hàng nước ngoài cũng như khả năng đàm phán của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế. Hoặc chính nguyên tắc “tất cả các bên liên quan trong tín dụng thư chỉ thực hiện căn cứ trên chứng từ, không căn cứ vào tình trạng của hàng hoá” nên đã bị người bán lợi dụng để lừa đảo, không giao hàng. Như trường hợp của công ty TNHH Đại Việt ký hợp đồng nhập một lô hàng mỹ nghệ của một công ty Thái Lan. Hợp đồng quy định thanh toán bằng L/C không hủy ngang, trả ngay, tuân thủ UCP600. Thực hiện hợp đồng, tháng 3/2008 công ty Đại Việt mở L/C tại NH A. Sau đó, bộ chứng từ đòi tiền được công ty Thái Lan gửi tới NH A. NH này sau khi kiểm tra chứng từ đã gửi thông báo cho công ty Đại Việt là bộ chứng từ Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thu Lan Hương - CN16C - 52 - phù hợp và chấp nhận thanh toán. Tuy nhiên, chờ mãi mà không thấy thông báo nhận hàng, công ty Đại Việt đã điện thoại liên lạc lại với người bán để kiểm tra thì lúc này mới phát hiện ra địa chỉ và số điện thoại của công ty Thái Lan không tồn tại. Đây là một công ty ma, trụ sở của công ty thực chất là văn phòng đại diện của một công ty khác. Công ty Đại Việt lúc này mới biết mình bị lừa nhưng không làm cách nào tìm được người bán trong khi tiền hàng đã được thanh toán. Trong vụ việc này công ty Đại Việt hoàn toàn chịu rủi ro do không tìm hiểu kỹ đối tác, thiếu thông tin và quá tin vào người bán nên đã bị lợi dụng, tiền mất tật mang. Hay có trường hợp người hưởng lợi xuất trình được bộ chứng từ phù hợp nhưng không thể hiện đúng thực tế giao hàng. Tháng 1/2008, công ty H (Việt Nam) ký hợp đồng nhập một lô hàng của công ty B (Thái Lan). Hợp đồng thanh toán quy định thanh toán bằng L/C không hủy ngang, trả ngay, sau khi người bán giao hàng xong, người bán lập chứng từ và gửi bằng DHL một B/L gốc cho người mua, còn 2/3 B/L gốc gửi cho ngân hàng cùng bộ chứng từ để thanh toán. Thực hiện hợp đồng, công ty H mở L/C, phía Thái Lan giao hàng. Hàng đến cảng Hải Phòng, công ty H đến cảng nhận hàng, thấy hàng có nhiều lô hàng bị rách bao bì, có tạp chất nên đã mời công ty giám định giám định lô hàng, biên bản giám định kết luận hàng kém phẩm chất. Ngay sau đó, công ty H gửi đơn cùng với biên bản giám định tới ngân hàng mở L/C yêu cầu ngân hàng này ngừng trả tiền cho công ty B. Mặc dù bộ chứng từ xuất trình đến ngân hàng là phù hợp nhưng xuất phát từ chỗ muốn bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong nước, ngân hàng mở L/C đã gửi fax tuyên bố ngừng trả tiền đối với công ty B. Trong bức fax, ngân hàng viết: “Chúng tôi ngừng trả tiền cho quý ngài vì người Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thu Lan Hương - CN16C - 53 - xin mở L/C đã tuyên bố ngừng trả tiền với lý do là hàng hóa kém phẩm chất tại cảng đến”. Nhận được fax, công ty B và NHTB đã khiếu nại ngay ngân hàng mở L/C Việt Nam, cho rằng ngân hàng đã vi phạm khi không trả tiền hàng vì bộ chứng từ xuất trình là phù hợp. Mặt khác, khi được ngân hàng mở L/C giải thích rằng lý do chưa trả tiền là thực hiện yêu cầu của người mua, công ty B đã điện khiếu nại về yêu cầu của công ty H đối với ngân hàng mở L/C. Về phía mình, công ty H cũng đã điện khiếu nại công ty B về việc giao hàng kém phẩm chất, yêu cầu công ty B hoặc là giao hàng thay thế, hoặc giảm giá lô hàng rồi mới chỉ thị cho ngân hàng mở L/C trả tiền. Vì chưa lấy được tiền hàng, một mặt vừa khiếu nại ngân hàng mở L/C, mặt khác công ty B chỉ thị cho đại diện của mình tại Hà Nội đến cảng Hải Phòng xem xét kiểm tra chất lượng lô hàng. Đại diện người bán tại Hà Nội xác nhận lô hàng kém phẩm chất và chấp nhận giảm giá 2% trị giá lô hàng. Khi hàng được hạ giá, công ty H đề nghị ngân hàng mở L/C thanh toán ngay 98% giá trị lô hàng cho công ty B. Việc ngân hàng mở L/C ngừng trả tiền hàng cho dù bộ chứng từ phù hợp theo yêu cầu của người mở L/C là sai bởi vì L/C được mở dựa trên cơ sở của hợp đồng nhưng lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng, ngân hàng trả tiền hoàn toàn dựa vào chứng từ chứ không căn cứ vào thực tế của hàng hóa. Điều này được thể hiện rõ tại điều 4 UCP600: “…sự cam kết của một ngân hàng để thanh toán, thương lượng thanh toán hoặc thực hiện bất cứ nghĩa vụ nào khác trong tín dụng không phụ thuộc vào các khiếu nại hoặc các biện hộ của người yêu cầu phát sinh từ các quan hệ của họ với ngân hàng phát hành hoặc người thụ hưởng”. Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thu Lan Hương - CN16C - 54 - Trong giao dịch quốc tế không tránh khỏi những rủi ro trên thương trường. Các doanh nghiệp cần hiểu rõ đối tác về năng lực tài chính, tiểu sử về hoạt động sản xuất kinh doanh, lĩnh vực xuất nhập khẩu; khi ký hợp đồng phải chặt chẽ và tuân thủ các quy định của tiêu chuẩn quốc tế, để khi có xảy ra tranh chấp sẽ dễ giải quyết. Khi có dấu hiệu khả nghi: như chào hàng giá thấp so với mức giá chung của thế giới, địa chỉ của đối tác không rõ ràng, hợp đồng thiếu các cam kết cụ thể… cần phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng và các tổ chức liên quan để xác minh kịp thời, tránh được những rủi ro và gây thiệt hại cho doanh nghiệp. 2.2.4. Tranh chấp giữa các ngân hàng Các NH tham gia phương thức TDCT với tư cách là một bên độc lập, có trách nhiệm đảm bảo cho việc thanh toán diễn ra theo đúng quy định chứ không phải chỉ là một bên trung gian hỗ trợ cho các bên thực hiện việc thanh toán và không chịu trách nhiệm gì. Khi giữa các NH phát sinh tranh chấp, nguyên nhân thường do quan điểm không đồng nhất về tính hợp lệ của bộ chứng từ xuất trình. Ví dụ, theo đề nghị của người nhập khẩu, Ngân hàng C Việt Nam đã phát hành một L/C nhập khẩu 1.870 tấn bột mỳ Ấn Độ cho người hưởng là công ty của Singapore với tổng giá trị 497.420 USD  10%. L/C trên đã được phát hành cho người hưởng lợi với chỉ định ngân hàng xác nhận là một đại lý của ngân hàng C ở Singapore (ngân hàng Z). NH Z sau khi kiểm tra bộ chứng từ đã chấp nhận chiết khấu cho người bán, đồng thời gửi bộ chứng từ thanh toán đòi tiền NHPH. Tuy nhiên, NHPH đã từ chối thanh toán với lý do giấy chứng nhận xuất xứ không được cấp bởi phòng thương mại Singapore. NH Z cho rằng đây không phải là lỗi của bộ chứng từ vì trong L/C không quy định giấy chứng nhận do bên nào cấp cho nên mặc dù C/O được người XK lập và ký vẫn được coi là hợp lệ. Tranh chấp phát sinh do quan điểm về bộ chứng từ hợp lệ giữa NHXN và NHPH khác nhau, trong UCP600 cũng không chỉ rõ “thế nào là chứng từ hợp lệ”, nên việc xác định lỗi do ai không phải dễ. Cách tốt nhất để tránh những tranh chấp Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thu Lan Hương - CN16C - 55 - như vậy xảy ra là các bên tham gia nên quy định rõ trong L/C để làm căn cứ giải quyết khi có tranh chấp. 2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN BỘ CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN BẰNG L/C TẠI CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM 2.3.1. Phương thức giải quyết tranh chấp Các tranh chấp kinh tế - thương mại trong xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá là rất đa dạng, phức tạp, đòi hỏi hệ thống pháp luật của chúng ta phải luôn được đổi mới, bổ sung, hoàn thiện sao cho phù hợp với sự phát triển của thực tiễn và phù hợp với những thông lệ, tập quán thương mại quốc tế. Cho đến nay việc giải quyết các tranh chấp kinh tế - thương mại hầu hết được giải quyết theo cơ chế đều mang tính tự phát theo truyền thống, tập quán buôn bán kinh doanh của các bên tham gia quan hệ kinh tế- thương mại. Khi có mâu thuẫn, xung đột với nhau về quyền lợi, nghĩa vụ trong việc thực hiện một hợp đồng kinh tế- thương mại mà các bên đã tự tiến hành thương lượng, hoà giải với nhau nhưng không đi đến kết quả, thì các bên đều có thể lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết- đó là hoặc đưa vụ tranh chấp ra trước một tổ chức trọng tài phi Chính phủ để nhờ phân xử, hoặc kiện ra Toà kinh tế để Toà phán quyết. 2.3.2. Kết quả giải quyết tranh chấp Cùng với sự thuận tiện trong thanh toán quốc tế do L/C mang lại, ta thấy một vấn đề nổi lên là tranh chấp trong giao dịch TDCT phát sinh ngày càng nhiều và càng phức tạp, đòi hỏi mỗi quốc gia cần có những quy định cụ thể của riêng mình để làm cơ sở cho Tòa án xét xử. Theo kết quả điều tra toàn cầu do ICC thực hiện năm 2007, có khoảng 70% chứng từ xuất trình theo tín dụng thư Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thu Lan Hương - CN16C - 56 - đã bị ngân hàng từ chối ở lần xuất trình đầu tiên vì có sai sót, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp cả về thời gian và tiền bạc (thông thường mỗi lần làm lại chứng từ doanh nghiệp phải tốn từ 50 - 100USD). Có thể nhận thấy, do các doanh nghiệp XNK lấy trọng tâm kinh doanh là lãi từ thương vụ mua bán, ít tập trung vào các nghiệp vụ NH có liên quan, phụ thuộc vào sự trợ giúp của NH, nên khi bộ chứng từ có sai sót, NH tắc trách, kiểm tra qua loa, không phát hiện ra hoặc bắt lỗi chứng từ không đúng, trong khi doanh nghiệp không có đủ năng lực chuyên môn đã chấp nhận bộ chứng từ, dẫn đến tổn thất lớn về tiền bạc, uy tín, không có hàng để giao hoặc để sản xuất, tiền đã thanh toán khó đòi lại được. Về phía NH, không thực hiện hết trách nhiệm của mình, không phát hiện ra lỗi của bộ chứng từ khiến cho khách hàng phải chịu tổn thất thì bản thân NH cũng không tránh được trách nhiệm liên quan. NH sẽ bị mất uy tín, người NK sẽ vin vào việc thông báo lỗi chứng từ để từ chối nhận hàng và từ chối thanh toán. Hàng hóa gặp rủi ro giảm giá, hư hỏng, chịu các loại phí lưu kho, lưu bãi, phí bảo hiểm; người chuyên chở có thể mang hàng đi bán ở nước khác. Các tranh chấp về bộ chứng từ trong thanh toán bằng L/C tại các NH Việt Nam thường bắt nguồn từ khâu xuất trình và kiểm tra chứng từ của các bên tham gia hoặc do quan điểm trái ngược vể tính hợp lệ của bộ chứng từ thanh toán. Việc hạn chế lỗi của bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế bằng L/C vô cùng khó khăn, đòi hỏi các doanh nghiệp cũng như các NH hết sức cẩn trọng trong khâu lập và kiểm tra chứng từ, đảm bảo tính hợp lệ của bộ chứng từ thanh toán. Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thu Lan Hương - CN16C - 57 - KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Phương thức tín dụng chứng từ ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong thanh toán quốc tế, có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo khả năng thanh toán cho người bán mà đặc biệt là những khách hàng mới thực hiện ký kết hợp đồng ngoại thương với các đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, phương thức TDCT là cũng một phương thức có quy trình kỹ thuật phức tạp, nhiều rủi ro, đòi hỏi các bên tham gia phải có sự am hiểu tường tận về thủ tục, quy trình nghiệp vụ, thông lệ quốc tế và một số quy định trong L/C. Nội dung chương II bắt đầu bằng việc giới thiệu khát quát chung về tình hình thanh toán quốc tế bằng L/C tại Việt Nam. Bên cạnh đó, chương II cũng phân tích thực tiễn tranh chấp về bộ chứng từ trong phương thức TDCT và đánh giá về tình hình giải quyết tranh chấp tại các NH Việt Nam. Trên cơ sở phân tích, đánh giá các tranh chấp phát sinh giữa các bên tham gia, nguyên nhân tranh chấp ở chương II, là tiền đề đưa ra các giải pháp ngăn ngừa, giải quyết tranh chấp trong thanh toán bằng L/C tại các NH Việt Nam trong chương tiếp theo. Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thu Lan Hương - CN16C - 58 - CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THANH TOÁN BẰNG L/C TẠI CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM 3.1. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG L/C TẠI CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM 3.1.1. Thuận lợi + Việt Nam đang thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận và vận dụng phương thức TDCT trong thanh toán quốc tế vì phương thức này là một trong những phương thức thanh toán phổ biến nhất, đảm bảo được quyền lợi cho cả người mua và người bán Việt Nam khi tham gia vào thị trường thế giới. + Do đa phần các bạn hàng đều áp dụng phương thức TDCT trong thanh toán quốc tế, nên số lượng các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thanh toán bằng L/C ngày càng gia tăng. + Sự phát triển của thương mại điện tử làm cho phương thức TDCT phải thay đổi cho phù hợp. Các khâu lập chứng từ, xuất trình chứng từ và kiểm tra chứng từ là các khâu tốn thời gian và chi phí cho các bên liên quan sẽ dần được điện tử hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho cả doanh nghiệp XNK và NH trong việc áp dụng phương thức này trong thực tiễn, tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực. Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thu Lan Hương - CN16C - 59 - 3.1.2.Khó khăn + Kiến thức và kinh nghiệm trong thanh toán quố tế bằng L/C của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu do vậy việc áp dụng phương thức này tại Việt Nam khó tránh khỏi sai sót, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các bên tham gia. + Trình độ của đội ngũ cán bộ thanh toán quốc tế trong các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế + Việt Nam chưa có luật riêng điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C. Vì vậy, hiện tại chỉ có thể áp dụng tập quán quốc tế với điều kiện nó không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam hoặc không bị pháp luật Việt Nam ngăn cấm. Thực tế này đặt các ngân hàng Việt Nam trước một sự lựa chọn khó khăn khi có xung đột giữa UCP600 và pháp luật Việt Nam. 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THANH TOÁN BẰNG L/C 3.2.1. Giải pháp vĩ mô a/ Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế, trước hết là phương thức thanh toán TDCT Trong quá trình hội nhập kinh tế như hiện nay, để đạt được mục tiêu tối ưu hóa lợi ích và hạn chế rủi ro, các quốc gia đều phải điều chỉnh chính sách và củng cố hệ thống tài chính - ngân hàng. Đối với những nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, việc hoàn thiện hệ thống pháp lý về hoạt động tài chính - ngân hàng là hết sức cần thiết. Cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có luật hay pháp lệnh riêng về hoạt động thanh toán quốc tế. Thực tiễn các doanh nghiệp và các NHTM khi tham gia Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thu Lan Hương - CN16C - 60 - thanh toán tín dụng chứng từ hay gặp nhiều rủi ro, tranh chấp và xung đột pháp luật. Vì vậy, việc soạn thảo, bổ xung, hoàn chỉnh các văn bản pháp luật cho hoạt động TTQT là rất cần thiết cho các NHTM Việt Nam, đồng thời còn là cơ sở để toà án, trọng tài áp dụng khi xét xử các vụ tranh chấp giữa các đối tác trong quan hệ thanh toán quốc tế. Đây là một việc quan trọng, đòi hỏi Nhà nước phải phát triển và sớm hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật trong nghiệp vụ TTQT của NHTM, đáp ứng các yêu cầu mới của nền kinh tế. Các quy định này cần được tiến hành từng bước phù hợp với tiến trình vận động của nền kinh tế, đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa đảm bảo tính độc lập, đặc thù của nước ta. b/ Phổ cập kiến thức về phương thức tín dụng chứng từ Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam thường có xu hướng ỷ lại vào ngân hàng trong việc tìm hiểu luật pháp quốc tế về TDCT. Điều này dẫn đến các tranh chấp có liên quan đến doanh nghiệp. Với thực trạng như vậy, một việc cần làm ngay là phổ cập kiến thức liên quan đến phương thức TDCT cho các doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại. Trách nhiệm này thuộc về Hiệp hội các doanh nghiệp Việt Nam, VCCI, với vai trò đầu tàu đứng ra tổ chức, đào tạo nghiệp vụ cho các doanh nghiệp XNK, các NHTM. Các kiến thức cần phổ cập bao gồm: + Các kiến thức chung về xuất nhập khẩu + Luật pháp Việt Nam liên quan đến thanh toán quốc tế + Các tập quán quốc tế về thanh toán bằng L/C + Nội dung xung đột giữa luật pháp Việt Nam, luật của các quốc gia khác và các tập quán quốc tế về thanh toán bằng L/C và cách giải quyết. Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thu Lan Hương - CN16C - 61 - c/ Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với hoạt động TTQT nhằm nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. + Nhà nước cần tiếp tục đưa ra các giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế, củng cố và phát triển hệ thống tài chính, hệ thống NH. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động TTQT, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro trong quá trình hoạt động TTQT của NHTM. Nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm. + NH nhà nước cần tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát và đánh giá an toàn đối với hệ thống NHTM, hoàn thiện hoạt động thông tin phòng ngừa rủi ro trong hoạt động TTQT cho toàn bộ hệ thống NHTM. Xây dựng một hệ thống công nghệ đảm bảo thu thập được những thông tin quản trị cần thiết cho NH kịp thời để làm cơ sở cho những quyết định kinh doanh NH. Đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp trong nghiên cứu thị trường và điều tra thông tin khách hàng. 3.2.2. Giải pháp ở tầm vi mô Để đạt được mục tiêu là hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động TTQT, bên cạnh giải pháp ở tầm vĩ mô, cần có các biện pháp, chính sách ở tầm vi mô mang tính đồng bộ và dài hạn đối với các bên tham gia, cụ thể là: a/ Về nghiệp vụ + Đối với các doanh nghiệp XNK, cần chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và ý thức phòng ngừa rủi ro. Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới và khu vực cho thấy công tác đào tạo là một trong những nhân tố quyết định thành công đối với sự phát triển của đất nước nói chung cũng như của từng NHTM nói riêng. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động TTQT nói riêng, thì vấn đề Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thu Lan Hương - CN16C - 62 - đào tạo được một đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác chuyên môn có trình độ, năng lực, phẩm chất là hết sức quan trọng và cần thiết. + Các NHTM cần nâng cao năng lực quản trị rủi ro đối với đội ngũ cán bộ quản trị, điều hành các cấp và tăng cường công tác kiểm tra giám sát rủi ro trong hoạt động TTQT. b/ Về tổ chức + Các bên tham gia cần tổ chức các lớp tập huấn theo chuyên đề về nghiệp vụ TTQT, thương mại quốc tế; tạo điều kiện cho các cán bộ tham gia các lớp nâng cao trình độ chuyên môn, các lớp cao học, mời chuyên gia giỏi trong nước và nước ngoài về đào tạo nghiệp vụ. + Trang bị các kiến thức về pháp luật, luật kinh tế, luật áp dụng trong ngoại thương. c/ Về chiến lược khách hàng Để ngày một nâng cao chất lượng TTQT nói chung và thanh toán L/C nói riêng, cũng như tiếp tục giữ vững và mở rộng thị phần thanh toán, các NHTM nên xây dựng một chiến lược khách hàng đúng đắn và hiệu quả. Để có một chính sách khách hàng tốt, các ngân hàng cần chú trọng các vấn đề sau: + Thứ nhất, NH nên chủ động tìm kiếm khách hàng, thiết lập quan hệ chặt chẽ với khách hàng. NH cần có sự ưu đãi đối với từng đối tượng khách hàng nhằm củng cố được đội ngũ khách hàng truyền thống và thu hút thêm các khách hàng mới. + Thứ hai, nâng cấp công tác Makerting ngân hàng, bởi đây là một trong những chiến lược cạnh tranh của NH. Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thu Lan Hương - CN16C - 63 - NH nên quảng cáo, truyền bá hình ảnh và thương hiệu NH của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng. NH nên mở các dịch vụ tư vấn miễn phí, tổ chức các buổi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng thông qua các Hội nghị khách hàng để vừa giới thiệu các sản phẩm dịch vụ mới của NH, lại vừa nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. NH phải xác định mỗi nhân viên ngân hàng là một tuyên truyền viên tích cực vận động khách hàng tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ NH, từ đó nâng dần nhận thức của khách hàng, giúp họ gần gũi sử dụng các sản phẩm dịch vụ NH hiện đại. Trong quá trình quảng bá cần chú ý cung cấp các thông tin nêu bật được lợi thế hơn hẳn của NH mình trong chất lượng và cách thức cung cấp dịch vụ, để khách hàng có thể so sánh với các NH khác và tự rút ra kết luận. + Thứ ba, NH cần chú trọng hơn đến chính sách giá cả, đảm bảo hợp lí cho từng đối tượng khách hàng, trên cơ sở cân đối chi phí, lợi nhuận, thị phần và các mục tiêu khác NH đề ra. NH có thể thực hiện chính sách ưu đãi đối với khách hàng lâu năm và có uy tín như: hạn chế các thủ tục giao dịch, giảm tỉ lệ ký quỹ hoặc giảm mức phí giao dịch. Đồng thời, NH nên mở rộng các loại hình L/C, song song với đó là công tác tư vấn cho khách hàng về ưu nhược điểm của từng loại để khách hàng có được lựa chọn chính xác. + Thứ tư, NH cần xây dựng văn hóa kinh doanh ngân hàng, tức là xây dựng một phong cách kinh doanh riêng trong lĩnh vực NH, để khi nhìn vào có thể thấy nét bản sắc riêng của NH mình. Đồng thời, NH cần tạo phong cách phục vụ khách hàng văn minh, lịch sự, tận tình chu đáo. Bởi thái độ và phong cách giao tiếp chính là một trong những nghệ thuật thu hút khách hàng có hiệu quả nhất. Thái độ lịch sự, nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của nhân viên giao dịch có Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thu Lan Hương - CN16C - 64 - thể tạo nên hình ảnh đẹp về NH trong lòng khách hàng, góp phần thu hút ngày càng nhiều lượng khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng. d/ Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng Trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, công nghệ ngân hàng là mối quan tâm hàng đầu của toàn ngành Ngân hàng. Thanh toán quốc tế là một trong những hoạt động mang lại thu nhập cho ngân hàng. Tuy nhiên, các ngân hàng cũng đứng trước thách thức là muốn kinh doanh có hiệu quả thì phải không ngừng cải tiến công nghệ nhằm cung cấp thông tin chính xác, cập nhật, nhanh chóng, tạo lợi thế cạnh tranh. Quá trình đổi mới công nghệ của các ngân hàng phải đảm bảo được các yếu tố sau: + Công nghệ ngân hàng phải xác định cách thức thanh toán sao cho phù hợp với hoàn cảnh, tình hình kinh tế của Việt Nam, đồng thời còn là yếu tố kích thích cho kinh tế phát triển + Hiện đại hoá công nghệ hoạt động TTQT của ngân hàng theo mặt bằng trình độ quốc tế. Công nghệ ngân hàng là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của ngân hàng trong quá trình hoạt động. Do vậy, các NHTM cần tiếp tục đầu tư củng cố nền tảng công nghệ, tăng cường khai thác tiện ích, tạo các sản phẩm có giá trị gia tăng phục vụ khách hàng. + Hiện đại hoá cơ sở kỹ thuật đáp ứng yêu cầu tăng khối lượng TTQT, hội nhập với khu vực và thế giới. Các NH nên giảm giao dịch trên giấy tờ và chuyển giao dần sang giao dịch điện tử (e-documents). Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thu Lan Hương - CN16C - 65 - e/ Mở rộng quan hệ đại lý với Ngân hàng nước ngoài Tăng cường công tác đối ngoại với các NH nước ngoài. Các NHTM cần phải thiết lập mới và củng cố mạng lưới các NH đại lý và các văn phòng đại diện ở nước ngoài. Thông qua đó cung cấp thông tin, hỗ trợ cho doanh nghiệp tìm kiếm bạn hàng và thực hiện các hoạt động TTQT một cách an toàn, hiệu quả và nhanh chóng. Các doanh nghiệp, ngoài quan hệ với các NH trong nước nên có quan hệ với các NH nước ngoài để có thêm đối tác, đồng thời qua đó cũng tìm hiểu thêm được xu hướng thanh toán hiện tại của thế giới nhằm trau dồi kiến thức và rút ra những bài học kinh nghiệm cho mình. Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thu Lan Hương - CN16C - 66 - KẾT LUẬN Thanh toán quốc tế là một dịch vụ ngày càng trở nên quan trọng đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam, là một mắt xích quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng phát triển, đồng thời còn hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp phát triển. Thanh toán quốc tế ra đời dựa trên nền tảng thương mại quốc tế, nhưng thương mại quốc tế có tồn tại và phát triển hay không còn phụ thuộc vào khâu thanh toán có thông suốt, kịp thời, an toàn và chính xác. Trong các cuộc giao thương quốc tế ngày nay, thanh toán bằng L/C luôn là phương thức thanh toán quan trọng nhất giữa những đối tác kinh doanh. Việc thanh toán bằng L/C không những bảo đảm cho quyền lợi của các bên mà còn mang lại sự thuận tiện rất lớn. Nhưng dù an toàn và tiện lợi đến mấy thì thanh toán qua L/C vẫn không thể tránh khỏi các rủi ro và tranh chấp phát sinh. Hiểu biết về thanh toán qua L/C cùng với việc nắm bắt được các rủi ro trong quá trình này thì việc mua bán ngoại thương của bạn mới hiệu quả và L/C mới phát huy được hết tác dụng của nó. Được sự ủng hộ và giúp đỡ tận tình của Thạc sĩ Phan Thị Thu Hiền, đề tài “Tranh chấp về bộ chứng từ trong thanh toán bằng L/C tại các ngân hàng Việt Nam” đã hoàn thành được những nhiệm vụ chủ yếu sau: Thứ nhất, giới thiệu một cách tổng quan về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và những tranh chấp về bộ chứng từ trong thanh toán TDCT. Thứ hai, phân tích và đánh giá tình hình giải quyết tranh chấp về bộ chứng từ trong phương thức thanh toán bằng L/C tại các ngân hàng Việt Nam. Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thu Lan Hương - CN16C - 67 - Thứ ba, trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình giải quyết tranh chấp về bộ chứng từ trong phương thức thanh toán bằng L/C, đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế những sai sót về bộ chứng từ dẫn đến tranh chấp trong thanh toán bằng L/C tại Việt Nam. Do đây là một lĩnh vực khá phức tạp nên những đề xuất của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô giáo trường đại học Ngoại thương nhằm hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu. Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thu Lan Hương - CN16C - 68 - TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS Võ Thị Thúy Anh (2008), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Tài Chính, Đà Nẵng. 2. ICC (2007), Bộ tập quán quốc tế về L/C, NXB ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 3. PGS, TS Nguyễn Thị Quy (2006), Cẩm nang giải quyết tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng L/C, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội. 4. PGS, TS Nguyễn Văn Tiến (2008), Cẩm nang thanh toán quốc tế bằng L/C, NXB Thống kê, Hà Nội. 5. GS.NGƯT Đinh Xuân Trình (2006), Giáo trình thanh toán quốc tế, NXB Lao động xã hội, Hà Nội. 6. Báo cáo thường niên của NHCT Bình Dương năm 2007-2008. 7. Báo cáo thường niên của NH Ngoại thương năm 2007-2008. 8. Báo cáo thường niên của NH NN-PTNT năm 2007-2008. 9. Báo cáo thường niên của NH Đầu tư-phát triển năm 2007-2008. 10. Báo cáo thường niên của NHCT Á Châu năm 2007-2008. 11. Báo cáo thường niên của NH Đông Á năm 2007-2008. Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thu Lan Hương - CN16C - 69 - PHỤ LỤC ĐƠN ĐỀ NGHỊ MỞ THƯ TÍN DỤNG (L/C TRẢ CHẬM) ĐỀ NGHỊ EXIMBANK MỞ CHO CHÚNG TÔI L/C CÓ NỘI DUNG NHƯ SAU: TO : FM : VN EXIMBANK HOCHIMINH CITY (ATTN : L/C ADVISING DEPT.) We open irrevocable /transferable / confirmed credit number : * Applicant : * In favour : * Amount : .................... CIF/ CFR / FOB Hochiminh City port/Tan Son Nhat air port,Hochiminh City * Expiry date and place :..................................................... in Vietnam (issuing bank) Available by the issuing bank‘s acceptance of beneficiary’s time draft(s) drawn on issuing bank payable at...........days from bill of lading date for 100 percent of invoice value accompanied by the following documents in triplicate in English (Unless otherwise stated) : 1. Signed commercial invoice in quadruplicate. 2. Full set (3/3) / 2/3 originals and 01 photocopy of signed clean shipped on board ocean bill of lading made out to order blank endorsed / to order of VN Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thu Lan Hương - CN16C - 70 - EXIMBANK marked freight prepaid / to collect and notify the applicant (Credit number must be indicated). - Airway bill in duplicate marked freight prepaid / to collect consigned to applicant / VN EXIMBANK and notify the same / applicant.(Credit number must be indicated). 3. Quality /Quantity /Weight certificate issued by ........................... ( Full name of goods stated) 4. Certificate of origin issued by Chamber of Commerce. 5. Detailed packing list. 6.Copy of fax/telex advising applicant and Vietnam Eximbank (84.8.8296063) of particulars of shipment : B/L /AWB nbr , shipment date,ETA,vessel name/ flight nbr, quantity of goods, name of commodities,invoice value and credit number within .............days after shipment. 7. Insurance covered by seller Full set originals of insurance policy/ certificate covering ....................... for 110 percent of invoice value blank endorsed indicating claim payable by a settlement agent (with name and full address stated) in Hochiminh City,Viet Nam and number of original folds to be issued 8. 1/3 original B/L and one set of non- negotiable above documents to be sent directly to applicant/............by DHL/...... within..................days / after shipment (Ben’s certificate plus DHL/.......receipt presented). 9.........................................................(other documents). Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thu Lan Hương - CN16C - 71 - Evidencing shipment of : (Details of goods, quantity, unitprice, quality, packing, marking.....) - Place of taking in charge / Dispatch from / Place of receipt: - Port of loading / Airport of departure: - Port of discharge / Airport of destination: - Place of final destination / For transportation to / Place of delivery: - Shipment must be effected not later than: - Partial shipment allowed / not allowed: - Transhipment allowed / not allowed: - Special conditions : - Special instructions :  All banking charges outside HoChiMinh City including advising, reimbursing, negotiating, discounting commission, confirmation fee and amendment charges at Beneficiary’s account. Advising/Amendment charges must be collected before release of L/C/ amendment.  Presentation of documents must be made within ................days after shipment date.  USD60- should be deducted from the proceeds for each set of documents bearing discrepacy(ies) presented under this L/C.  USD10.- an extra fee for the supplementary presentation of documents will be charged to the proceeds upon payment. Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thu Lan Hương - CN16C - 72 -  On receipt of documents including time draft(s) in compliance with L/C terms and conditions please forward all to Viet Nam Eximbank, No 7 Le Thi Hong Gam St., Dist. 1 , HoChiMinh City in 2 lots ( one lot by DHL and another by registered airmail). On draft(s) maturity we shall remit cover as required. - This L/C is subject to UCPDC 2007 revision ICC publication No. 600. - Operative instrument please notify CAM KẾT CỦA NGƯỜI ĐỀ NGHỊ MỞ L/C 1. Chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung hạn ngạch và giấy phép nhập khẩu của tín dụng thư nêu trên và trách nhiệm pháp lý về hợp đồng ngoại liên quan. 2. Nhận được chứng từ ( Hoặc điện xin thương lượng chứng từ ) : Nếu hợp lệ, chúng tôi đồng ý xin thanh toán vào trước ngày đáo hạn 15 ngày, EXIMBANK được phép trích tiền trong tài khoản của chúng tôi số :................................. tại EXIMBANK để thanh toán tiền hàng và các chi phí của EXIMBANK liên quan đến L/C này. Nếu tài khoản không đủ tiền để thanh toán chúng tôi xin nhận nợ vay theo hợp đồng tín dụng của EXIMBANK. Trường hợp không có hợp đồng vay tín dụng chúng tôi nhận nợ vay bắt buộc theo mức lãi phạt. Nếu có điểm bất hợp lệ, đề nghị Quý Ngân hàng thông báo ngay cho chúng tôi . Nếu qua thời hạn 4 ngày kể từ ngày EXIMBANK thông báo mà chưa có ý kiến của chúng tôi,Quý Ngân hàng được phép thông báo từ chối thanh toán và hoàn lại chứng từ cho Ngân hàng nước ngoài. Chúng tôi chịu mọi chi phí liên hệ. Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thu Lan Hương - CN16C - 73 - 3. Trong trường hợp L/C hết hiệu lực hoặc không sử dụng, các phát sinh phí (kể cả phí do Ngân hàng nước ngoài đòi) chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm thanh toán. 4. Trong trường hợp xin mở L/C yêu cầu 1/3 ORIGINAL B/L gửi trực tiếp đến chúng tôi là người mua, khi có phát sinh chứng từ không phù hợp nhưng chúng tôi chưa chấp nhận thanh toán mà Ngân hàng nước ngoài yêu cầu hoàn lại chứng từ, chúng tôi bảo đảm hoàn trả lại đầy đủ chứng từ để EXIMBANK hoàn trả cho Ngân hàng nước ngoài Ngày........tháng.................năm………… GIÁM ĐỐC CÔNG TY Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thu Lan Hương - CN16C - 74 - Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Ðộc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc ****** Kính gửi : NGÂN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM GIẤY ÐỀ NGHỊ KÝ HẬU BILL OF LADING / AIR WAY BILL Công ty chúng tôi có nhận được trực tiếp từ người bán Vận tải đơn bản gốc của lô hàng thuộc L/C trả ngay/trả chậm mở tại VN EXIMBANK với chi tiết như sau: - Số L/C : - Trị giá hoá đơn : - Tên hàng : - Số lượng : Hiện nay lô hàng đã về đến cảng của Việt Nam , chúng tôi đề nghị Quý Ngân hàng ký bối thự vào vận đơn để chúng tôi nhận hàng. Chúng tôi đồng ý thanh toán trị giá của lô hàng này ngay cả trong trường hợp bộ chứnng từ có bất hợp lệ và đề nghị Quý Ngân hàng thanh toán cho Ngân hàng nước ngoài theo điều kiện L/C. Trân trọng kính chào GIÁM ÐỐC CÔNG TY Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thu Lan Hương - CN16C - 75 - MẪU L/C CỦA NHTMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thu Lan Hương - CN16C - 76 - Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thu Lan Hương - CN16C - 77 - Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thu Lan Hương - CN16C - 78 - NGÂN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU VN Số: /EIB Cộng hõa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc THƯ BẢO ĐẢM (Hiệu lực đến hết ngày………..) Chúng tôi - Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam ,TP. Hồ Chí Minh xin xác nhận cho Công Ty ....................................... được bảo lãnh hàng theo chi tiết liệt kê dưới đây vì thiếu vận tải đơn bản chính. Ngày Vận tải đơn Tên tàu Chi tiết hàng Số lượng Trị giá Số L/C CAM KẾT CỦA CÔNG TY Chúng tôi cam kết thanh toán toàn bộ trị giá lô hàng vào ngày đáo hạn, không từ chối hoặc khiếu nại việc chứng từ có sai sót sau này và sẽ hoàn trả lại hãng tàu 01 Vận tải đơn bản chính khi nhận được bộ chứng từ của EXIMBANK. Ngày tháng năm GIÁM ĐỐC CÔNG TY Ngày ...........tháng .............năm NGÂN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM TL. TỔNG GIÁM ĐỐC PHÒNG THANH TOÁN NHẬP KHẨU Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thu Lan Hương - CN16C - 79 - MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkltn_0371.pdf
Luận văn liên quan