Đề tài Trẻ em khuyết tật ở Việt Nam
Vận động bà con hàng xóm, các nhà hảo tâm ủng hộ về vật chất để gia
đình hưng vượt qua khó khăn trước mắt.
Chính quyền địa phương xem xét trường hợp của gia đình hưng để
đưa gia mức trợ cấp phù hợp.
Sử dụng các biện pháp trợ giúp đặc biệt như: kêu gọi lòng hảo tâm
của xã hội, gây quỹ từ địa phương, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, đoàn trường
cho các em có kinh phí tiếp tục học tập, tìm ra biện pháp tạo thu nhập lâu dài
cho gia đình Hưng.
Tìm việc làm phù hợp với năng lực của hưng để Hưng có nguồn thu
nhập giúp đỡ gia đình.
14 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3374 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Trẻ em khuyết tật ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Phần 1: MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong thời đại hiện nay, trẻ em luôn được quan tâm hàng đầu. bác nói
: “trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước” vậy mà hiên nay, có rất nhiều
trẻ em phải chịu những thiệ thòi về cả vật chất lẫn tinh thần. điều này ảnh
hưởng rất lớn đến sự phát triển của đất nước trên mọi phương diện. Bạo
hành trẻ em, đang trở thành một vấn nạn xã hội cần sự quan tâm của cả cộng
đồng. Thời gian gần đây những trẻ em khuyết tật ngày được quan tâm hơn.
Nhưng điều đáng buồn là không chỉ có người ngoài mà ngay cả những người
thân trong gia đình cũng có những hành vi hắt hủi với các em. Trẻ em là chủ
nhân tương lai của đất nước, bởi vậy mà việc tìm ra các biện pháp để ngăn
chặn, phòng ngừa và bảo vệ để các em thoát khỏi những mặc cảm là rất quan
trọng. Đồng thời phải làm cách nào để sử lý thích đáng những đối tượng làm
tổn hại trẻ em và làm hoen ố truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam nói
riêng và của toàn Châu Á nói chung. Hủy hoại sự thiêng liêng cao cả trong
mối quan hệ huyết thống. vì vậy tôi xin chọn đề tài : Trẻ em khuyết tật ở việt
nam
2.Mục tiêu và nhiệm vụ
2.1 Mục tiêu
+ Tìm hiểu thực trạng nạn trẻ em khuyết tật
+ Thấy được những hậu quả do sự kì thị trẻ em khuyết tật gây ra, ảnh
hưởng của nó đến sự phát triển của đất nước.
2
2.2 Nhiệm vụ
+ Khái quát được các khái niệm cơ bản
+ Tìm hiểu được nguyên nhân , thực trạng và giải pháp cho vấn đề
nghiên cứu
3
PHẦN 2: NỘI DUNG
1. Các khái niệm
Trẻ em: Mọi con người dưới 18 tuổi( Trừ khi theo luật có thể
áp dụng với trẻ em tuổi trưởng thành được quy định sớm hơn). Về mặt sinh
học một đứa trẻ là bất kỳ ai trong quá trình phát triển của tuổi ấu thơ, giữa
sinh trưởng và trưởng thành
Khiếm khuyết: Bất cứ sự thiếu hụt hoặc sự bất thường về cấu trúc cơ
thể, chức năng tâm lý hay giải phẫu là hậu quả của bệnh tật, tai nạn, biến đổi
gen hoặc các tác nhân môi trường.
Khuyết tật : Bất cứ sự hạn chế hay thiếu hụt khả năng thực hiện một hoạt
động theo cách thức hoặc trong phạm vi được cọ là bình thường của con
người. Theo cách hiểu này thì khuyết tật được đề cập chủ yếu là do các yếu
tố xã hội, môi trường gây nên.
Tàn tật: Khái niệm này hiện nay không còn được sử dụng trong giáo dục ở
hầu hết các nước trên thế giới và Việt Nam. Không còn một ai được coi là
tàn tật nếu như môi trường bên ngoài thay đổi phù hợp để đáp ứng những
nhu cầu khác nhau của mọi người.
2. Thực trạng
Thực tế đã chứng minh rằng: Người khuyết tật nói chung và trẻ
khuyết tật nói riêng luôn luôn chiếm 1 tỉ lệ nhất định trong thành phần dân
cư của mọi chế độ xã hội.
Tại Việt Nam, kết quả của việc nghiên cứu điều tra cơ bản của nhiều ngành
đã giúp chúng ta có một hình ảnh tổng quan về trẻ em khuyết tật trong cộng
4
đồng dân tộc Việt. Năm 1991-1995, trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật - Viện
Khoa học giáo dục Việt Nam điều tra tại 13 tỉnh, 13 huyện với tổng số 313
xã, thuộc cả thành phố, nông thôn, cả đồng bằng, trung du, miền núi, miền
biển... trên dọc địa bàn Bắc-Trung-Nam; Với phương pháp nghiên cứu công
cụ: Quan sát, đo đạc, thống kê theo tiêu chí quy định và các biểu mẫu thống
nhất của quá trình nghiên cứu khoa học trên các đối tượng trẻ có tật từ 0-16
tuổi.
Kết quả cụ thể:
- Tỉ lệ trẻ khuyết tật / tổng dân số: 1%
- Tỉ lệ trẻ có tật / tổng số trẻ cùng độ tuổi: 2%
- Tỉ lệ có tật nặng / tổng số trẻ có tật: 30%
- Tỉ lệ trẻ có tật trí tuệ: 27%
- Tỉ lệ trẻ có tật vận động: 19%
- Tỉ lệ trẻ có tật ngôn ngữ: 17%
- Tỉ lệ trẻ có tật thị giác: 15%
- Tỉ lệ trẻ có tật thính giác: 12%
- Tỉ lệ trẻ đa tật: 4,2%
- Tỉ lệ trẻ có hành vi xa lạ: 1,7%
- Còn lại là các tật khác.
Từ kết quả điều tra trên, ta thấy trẻ có tật ở Việt Nam giai đoạn đó là ~1triệu
em.
Cũng qua khảo sát thực trạng đời sống vật chất và tinh thần ở trẻ Việt Nam
cho thấy: Đa số trẻ khuyết tật còn chịu nhiều thiệt thòi. Hầu hết các em sinh
ra và lớn lên trong các gia đình nghèo khổ, tình trạng vật chất thấp kém,
thiếu thốn, lại thêm nhiều mặc cảm về tật nguyền... nên vui chơi, học hành
cùng các trẻ khác vô cùng khó khăn.
5
Mặt khác, tâm lý chung của nhiều người trong xã hội cũng cho rằng: Trẻ có
tật rất khó học về văn hoá, càng không thể có khả năng học chung được với
những trẻ không bình thường - đây là một định kiến xã hội mang tính áp đặt,
có ảnh hưởng vô cùng xấu tới giáo dục trẻ đặc biệt nói chung, trẻ em khuyết
tật nói riêng.
Trên khắp thế giới, một phần quan trọng trong việc đấu tranh đảm bảo
đầy đủ sự tiếp cận xã hội cho người khuyết tật là đấu tranh chống lại sự kỳ
thị và phân biệt đối xử. Trong một cuộc khảo sát gần đây về tình hình người
khuyết tật ở Việt Nam, Viện nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) đã nhấn
mạnh vào quan điểm và thái độ của cộng đồng về người khuyết tật.
Nghiên cứu cho thấy người khuyết tật bị kì thị và phải đối mặt với sự phân
biệt đối xử phổ biến. Điều này khiến cho sự tham gia đầy đủ vào các hoạt
động kinh tế và xã hội của người khuyết tật trở nên khó khăn. Nghiên cứu
cũng chỉ ra rằng 80% số người trả lời khảo sát ở Thái Bình và Đồng Nai, và
60% ở Quảng Nam – Đà Nẵng cho rằng người khuyết tật “khác biệt”. Điều
này sẽ không phải là điều đáng lo quá nếu như quan điểm về sự “khác biệt”
này không ngăn cản người khuyết tật đến trường, lao động và sử dụng các
dịch vụ xã hội.
Theo quan niệm cổ điển, phân biệt đối xử bị coi là “một trở ngại cho các hỗ
trợ xã hội, bảo vệ quyền của người khuyết tật cũng như tạo điều kiện để phát
triển toàn diện cho người khuyết tật.” Vì vậy, rất cần có các chiến dịch nhằm
thay đổi thái độ,khuyến khích sự hòa nhập toàn tiện cũng như đưa các điều
khoản về sự hòa nhập toàn diện vào trong các văn bản pháp luật.
6
Chiến đấu với sự sự kì thị và phân biệt đối xử dành cho người khuyết tật gần
đây đã trở thành như một vấn đề chính của chính phủ Việt Nam và các tổ
chức quốc tế. Thay đổi những nhận thức và thái độ cố hữu trong xã hội là
một điều không hề dễ dàng, tuy nhiên, thành công của những nhà ủng hộ cho
quyền của người khuyết tật tại nhiều quốc gia khác đã chứng tỏ rằng nhiệm
vụ này có thể thực hiện được.
Quốc hội Việt Nam gần đây đã thông qua luật quốc gia toàn diện đầu tiên
đảm bảo các quyền của người khuyết tật. Luật mới tạo điều kiện bình đẳng
cho người khuyết tật tham gia vào các hoạt động xã hội trong các vấn đề nhà
ở, tiếp cận dịch vụ y tế, phục hồi chức năng, giáo dục, việc làm, học nghề,
các dịch vụ văn hóa, thể thao và giải trí, giao thông, các khu công cộng và
công nghệ thông tin. Luật Người khuyết tật, được thảo ra với sự giúp đỡ của
Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), sẽ có ảnh hưởng sâu rộng tới
đời sống của người khuyết tật.
Ở Hà Nội, có một tổ chức địa phương mang tên Hội Người khuyết tật Hà
Nội (DPO Hà Nội) đã tích cực hoạt động và vận động các nguồn lực thông
qua mạng lưới các chi hội địa phương và các nhóm tự lực của Hội. Các hoạt
động của Hội bao gồm các khóa đào tạo kĩ năng và đào tạo nghề, hội thảo
chia sẻ kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp, và các hội chợ và triển lãm cũng
như tuyên truyền vận động chính sách nhằm nâng cao nhận thức.
DPO Hà Nội đại diện cho một khía cạnh rất quan trọng trong việc đấu tranh
đảm bảo các quyền lợi của người khuyết tật – một tổ chức do người khuyết
tật thành lập và hoạt động và vận động cho quyền lợi của chính họ.
3. Nguyên nhân
7
Do trong thời kỳ mang thai mẹ bị ốm, bị nhiễm độc, bệnh di truyền
gây dị tật bẩm sinh.
Do mẹ đẻ khó, bị ngạt phải can thiệp dụng cụ .
Do nuôi dưỡng và chăm sóc : suy dinh dưỡng, thiếu Vitamin A, loét
giác mạc, thiếu iốt .
Do tai nạn, bệnh tật để lại di chứng : viêm não, sốt xuất huyết, sốt bại
liệt, lao, viêm tai chảy mủ .
Những nước mới thoát ra khỏi chiến tranh thường có nhiều người bị
khuyết tật về thể chất do họ bị thương trong cuộc xung đột. Nếu những
người này đặc biệt là nam giới đột nhiên nhận thấy mình không thể làm việc
và nuôi sống được gia đình mình thì cuộc sống của họ sẽ bị ảnh hưởng và họ
trở nên nghèo hơn.
Những người sống ở những vùng có xung đột hoặc hay phải chịu
thiên tai (như bão, hạn hán) cũng hay bị rối loạn thần kinh sau chấn thương,
suy nhược và lo âu.
4. Hậu quả
- Trẻ cảm thấy mình bị kì thị, khó hòa nhập được với cuộc sống
- Mặc cảm tự ti với mọn người, cảm thấy mình là gánh nặng cho bố
mẹ, người thân, xem mình là một người vô dụng không có ích cho xã hội.
-Nhà nước phải tốn khá nhiều chi phí hỗ trợ cho trẻ em bị khuyết tật.
8
- Gia đình có trẻ em bị khuyết tật thì tốn nhieeuf thời giân công sức
chăm sóc cho trẻ cũng như kinh phí khám chữa bệnh.
- Khi người khuyết tật không được đến trường hoặc là không có việc
làm, họ dường như là những người nghèo nhất trong những người nghèo.
Nhiều người ở các nước đang phát triển nghĩ rằng trẻ khuyết tật không thể
học hoặc phát triển các kỹ năng vì vậy không thể mong đợi được gì nhiều ở
họ. Đến lượt, họ không đóng góp được cho cộng đồng mà bị xem là một
gánh nặng.
5. Giải pháp
- Truyền thông góp phần giải quyết việc làm cho người khuyết tật
- Doanh nghiệp, các nhà hảo tâm cũng chia sẻ, hỗ trợ kinh phí cho trẻ
em khuyết tật để các em có thể đến trường,……..
- Cha mẹ, người thân và toàn thể cộng đồng không được xa lánh , kì
thị các em và phải chăm sóc các em, tạo điều kiện cho các em phát huy thế
mạnh riêng của mình.
- Tăng cường sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường gia đình xã hội
trong việc quản lý giáo dục trẻ em.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ trẻ em.
- Mở các hội để trợ giúp những người khuyết tật như hội Người Mù,
hội Người Câm Điếc tại hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Một số tỉnh
thành đã lập các cơ sở, trường học, nhà mở cho những người và những trẻ
khuyết tật.
9
- Phòng chống khuyết tật
Cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ở những nước nghèo để giúp phụ nữ
có bầu và trẻ em có thể nhận được sự chăm sóc về y tế thích hợp.
-Giúp cho trẻ khuyết tật có thể đến trường và học được những kỹ năng
sống.
-Dọn sạch bom mìn để chắc chắn rằng mọi người sẽ không dẫm phải chúng.
6. Tình huống
Cùng chia sẻ khó khăn với bạn Hưng. Sau đây, là toàn bộ nguyên văn
lời tâm sự của Hưng:
m chào anh chị ạ, em tên Đào Văn Hưng em ở thôn Chể xã Phượng Sơn
huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang, em năm nay 14 tuổi là một người khuyết
tật hai chân. Gia đình em chỉ có hai mẹ con, mẹ em năm nay 40 tuổi, sức
khỏe kém nên không như trước lại ốm đau suốt giờ mẹ em đang bị bệnh vôi
cột sống ở cổ và ở tay lẫn lưng khi trái gió trở trời mẹ em lại đau khắp người
nên cứ mỗi tháng mẹ em lại phải đi khám bệnh hai ba lần để lấy thuốc uống
hàng ngày. Tiền thuốc men rất khó khăn nên mẹ em tích góp từng xu một.
giờ đây gia đình em rất kho khăn . m rất mong anh chị , các nhà hảo tâm
10
giúp đỡ gia đình em để gia đình em bớt khó khăn .
Hiện em xin được vào một trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật. Nhưng
hoàn cảnh gia đình em gặp rất nhiều khó khăn, mỗi tháng phải đóng 300
nghìn tiền ăn, điều đó thật sự khó khăn với hoàn cảnh hai mẹ con em vì bố
mẹ em đã bỏ nhau từ khi em được 10 tháng tuổi khi biết em bị khuyết tật
.ông ấy ch rằng em bị tàn tật không thể nuôi được ông ấy khi ông ấy về già
nên ông ta đã ra đi tìm người khác. Từ đó trở đi, em không có một người cha
như bao người khác, từ đó, mẹ em cũng không đi bước nữa. Một mình mẹ
em rau cháo nuôi em đến giờ, còn chị gái em cũng đi lấy chồng thỉng thoảng
cũng mới về chơi với mẹ em. Còn lại hai mẹ con em. Mỗi năm, gia đình em
chỉ trông nhờ cậy vào mấy sào ruộng và vài cây vải thiều thôi ạ. m rất hi
vọng mong sao nhờ anh chị, các nhà hảo tâm và chính quyền địa phương
giúp đỡ em để có thể bớt đi phần nào gánh nặng cho mẹ em . Mẹ em khổ về
em rất nhiều nhưng em không biết làm thế nào. Qua đây, em nhờ anh chị ,
các nhà hảo tâm cũng như chính quyền địa phương tạo điều kiện giúp hoàn
cảnh hai mẹ con em .
m xin cảm ơn !
6.1 vấn đề của hưng
Kinh tế: kinh tế gia đình hưng rất khó khăn do mẹ bị bệnh, hưng bị
khuyết tật nên không có khả năng lạo động .
Sức khỏe: mẹ bị vôi hóa cột sống, hưng bị khuyết tật.
Tâm lý: mặc cảm do mình bị khuyết tật, không nhận được sự quan
tâm của bố
11
6.2 Giải pháp
Vận động bà con hàng xóm, các nhà hảo tâm ủng hộ về vật chất để gia
đình hưng vượt qua khó khăn trước mắt.
Chính quyền địa phương xem xét trường hợp của gia đình hưng để
đưa gia mức trợ cấp phù hợp.
Sử dụng các biện pháp trợ giúp đặc biệt như: kêu gọi lòng hảo tâm
của xã hội, gây quỹ từ địa phương, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, đoàn trường
cho các em có kinh phí tiếp tục học tập, tìm ra biện pháp tạo thu nhập lâu dài
cho gia đình Hưng.
Tìm việc làm phù hợp với năng lực của hưng để Hưng có nguồn thu
nhập giúp đỡ gia đình.
Cho em tham gia bảo hiểm y tế, khi tham gia khám chữa bệnh
không mất tiền vì hoàn cảnh gia đình em rất khó khăn.
7. Khuyến nghị
+ Đảng và nhà nước đưa ra các chính sách hỗ trợ người khuyết tật để
họ có thể phát huy được thế mạnh của mình.
+ Tiếp nhận, nuôi dưỡng những trường hợp khuyết tật cần sự bảo vệ
khẩn cấp, đối tượng bảo trợ xã hội;
+ Nâng cao năng lực cho cán bộ chăm sóc, phục hồi chức năng cho
người khuyết tật, thành viên các gia đình để họ tự trợ giúp người khuyết tật
phục hồi chức năng, vượt qua hoàn cảnh khó khăn.
12
+ Nâng cao năng lực cho cán bộ chăm sóc, phục hồi chức năng cho
người khuyết tật, thành viên các gia đình để họ tự trợ giúp người khuyết tật
phục hồi chức năng, vượt qua hoàn cảnh khó khăn.
+ chính quyền địa phương đưa ra các biện pháp cụ thể để giúp đỡ
những người khuyết tật.
13
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, đó là câu nói của chủ tịch
Hồ Chí Mĩnh vĩ đại. do vậy việc chăm sóc tạo điều kiện cho trẻ em học tập
vui chơi giải trí là nhiệm vụ quan trọng của toàn thể dân tộc. nhất là các trẻ
em khuyết tật, chỉ có như vậy thì đất nước mới có thể phát triển “ sánh
ngang với các cường quốc năm châu”.
14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- An sinh xã hôi, Vũ Trùng Dương
- Một số được lấy từ trang web : google.com.vn , dantri.com
- Luật dành cho người bị khuyết tật
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doko_vn_1789997_tieu_luan_tre_em_khuyet_tat_o__8177.pdf