Đề tài Triết học duy vật nhân bản Phoiơbắc và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác

Triết học nhân bản của Phoiơbắc đã đưa ra một quan điểm duy vật khá ấn tượng trong lịch sử triết học loài người, ông xoáy quanh con người làm trung tâm cho hệ tư tưởng của mình, đưa ra nhiều quan điểm duy vật và phê phán chủ nghĩa duy tâm. Tuy nhiên triết học Phoiơbắc còn bộc lộ nhiều khuyết điểm như phép biện chứng hời hợt, tính duy tâm trong việc xác định nguồn gốc, động lực phát triển và phương pháp cải tạo xã hội, không thấy được vai trò của thực tiễn với hoạt động của loài người Mặc dù, triết học nhân bản của Phoiơbắc tuy có nhiều hạn chế nhưng đã góp phần tác động mạnh mẽ tới sự hình thành của t riết học M ác về mặt lý luận. N ó là tiền đề để M ác phát triển quan điểm duy vật biện chứng của mình.

pdf11 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3699 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Triết học duy vật nhân bản Phoiơbắc và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Đề tài TRIẾT HỌC DUY VẬT NHÂN BẢN PHOIƠBẮC VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC Giảng viên hướng dẫn: TS. BÙI VĂN MƯA Học viên thực hiện: NGUYỄN ĐỨC THÁI Lớp: Đêm 3 Khóa: 22 TP Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2012 GVHD: TS.Bùi Văn Mưa Học viên: Nguyễn Đức Thái Trang 1 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .............................................................................................................2 Chương I: CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN PHOIƠBẮC..................3 1.1 Phoiơbắc là ai? ............................................................................................... 3 1.2 Tri ết học nhân bản của Phoiơbắc ................................................................ 3 Chương 2: QUAN ĐIỂM CỦA C.MÁC VỀ TRIẾT HỌC NHÂN BẢN CỦA PHOIƠBẮC .......................................................................................................7 Chương 3: VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC NHÂN BẢN VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC...........................................................................................9 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 10 GVHD: TS.Bùi Văn Mưa Học viên: Nguyễn Đức Thái Trang 2 LỜI NÓI ĐẦU “Sự ra đời của triết học M ác là tổng hợp biện chứng của toàn bộ quá trình phát triển của tư tưởng triết học nhân loại. Nó là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng”. Trang 241, Giáo trình cao học-môn triết học, ĐH Kinh Tế TPHCM Sự ra đời của triết học M ác có vai trò rất lớn, xây dựng nên một hệ tư tưởng mới về duy vât biện chứng. Đây là một điều tất yếu, là một sản phẩm của lịch sử, vì sự ra đời này dựa trên những điều kiện về kinh tế-xã hội, lý luận, khoa học tự nhiên cụ thể. Chính thế, nền tảng vững chắc này đã làm cho triết học M ác khai sinh và phát triển thành công đến ngày hôn nay. Qua thời gian, loài người đã trải qua một quá trình phát triển dài về mọi mặt như xã hội, văn hóa, khoa học… và triết học cũng không nằm ngoài quy luật phát triển không ngừng đó. Triết học Mác ra đời là sự kế thừa và phát huy mạnh mẽ của nền triết học cổ điển Đức mà đại diện tiêu biểu là Hêghen và Phoiơbắc. Với phép biện chứng duy tâm của Hêghen, nhiều sai lầm đã được biểu hiện rõ nét qua quan điểm duy tâm thần bí của nhà triết học này mà Mác và Ăngghen đã từng phê phán. Còn ở một sự phát triển cao hơn, và tập trung vào con người Phoiơbắc đã xây dựng nên chủ nghĩa duy vật nhân bản, điều này được C.Mác đánh giá rất cao, và ảnh hưởng lớn đến sự hình thành triết học M ác về mặt tư tưởng. Qua bài tiểu luận này, tôi xin được phân tích về vai trò của triết học nhân bản Phoiơbắc với sự ra đời của triết học Mác. Điều này thể hiện khi thứ nhất chũng ta sẽ tìm hiểu về triết học nhân bản của Phoiơbắc, thứ hai chúng ta sẽ tìm hiểu xem Mác đã đánh giá như thế nào về triết học nhân bản và cuối cùng tìm ra cầu nối nào dẫn đến vai trò của triết học nhân bản đối với sự ra đời của triết học M ác. GVHD: TS.Bùi Văn Mưa Học viên: Nguyễn Đức Thái Trang 3 Chương I: CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN PHOIƠBẮC 1.1 Phoiơbắc là ai? Lutvích Phoiơbắc (1804-1872), ông là đại diện cuối cùng cho nền triết học cổ điển Đức. Năm 1823 với mục đích nghiên cứu tôn giáo, Phoiơbắc vào học tại khoa thần học của trường đại học Heidelberg, sau đó năm 1824 ông chuyển đến Berlin và theo học triết học của Hêghen và đã trở thành học viên xuất sắc của người thầy này. Năm 1928, Phoiơbắc gởi cho Hêghen bản luận án về “Tính đơn nhất, phổ biến và vô hạn”. Năm 1829 Phoiơbắc giảng dạy của mình tại trường đại học Erlangen. Cũng ở đây, Phoiơbắc trình bày logic học, siêu hình học, và khởi sinh tư tưởng nhân bản mà sau này phát triển thành chủ nghĩa duy vật nhân bản với khái niệm trung tâm là tình yêu con người. Năm 1841 Phoiơbắc cho ra mắt tác phẩm chính “Bản chất đạo Cơ đốc”, “Luận cương khởi đầu về cái cách triết học” (1842), “Các luận điểm triết học cơ bản của tương lai”(1843). 1.2 Triết học nhân bản của Phoiơbắc Phoiơbắc đã xây dựng quan điểm về con người, theo ông, ý chí, tư duy và cảm xúc là những năng lực cơ bản được chế định bởi chính bản chất của con người. Phoiơbắc đã mở cửa cho tình yêu, cho cái thiện đi vào suy tư của ông về văn hoá và con người. Cùng với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, mô hình cổ điển về văn hoá dựa trên ba nguyên lý cơ bản: nhân văn, duy lý và lịch sử đã được hình thành trong triết học cổ điển phương Tây. Mô hình này đã phát triển theo hai đường hướng lý giải chủ yếu: cách lý giải theo chủ nghĩa tự nhiên thông qua các nhà Khai sáng Pháp và cách lý giải theo chủ nghĩa duy tâm thông qua hai đại biểu xuất sắc của triết học cổ điển Đức - I.Cantơ và G.V.Ph.Hêghen. Để mô hình cổ điển tiếp tục phát triển, nó cần phải được lý giải trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật và người thực hiện trọng trách đó chính là Phoiơbắc. Phoiơbắc bắt đầu học tập và nghiên cứu triết học với tư cách là học trò của Hêghen. Trong hai năm, Phoiơbắc đã nhìn thấy những mâu thuẫn, những nghịch GVHD: TS.Bùi Văn Mưa Học viên: Nguyễn Đức Thái Trang 4 lý trong hệ thống triết học của Hêghen. Tuy nhiên, việc đoạn tuyệt với triết học duy tâm ấy cũng là một quá trình. Ông viết: “Hêghen đã chuyển những định nghĩa, mà những định nghĩa này trong chính bản thân mình chẳng có chút gì hiện thực cả,thành một cái gì đó độc lập. Sự việc cũng lại như thế với tồn tại ở phần mở đầu của “Khoa học lôgíc”. Có thể hiểu tồn tại theo cách nào khác như tồn tại không hiện thực, tồn tại không có thật? Vậy thì khái niệm tồn tại là gì trong sự khác biệt với khái niệm tồn tại hiện tồn, hiện thực, thật sự? Dĩ nhiên, đó chính là hư vô...”. Vấn đề là ở chỗ, với Phoiơbắc, tồn tại thống nhất với cái mang sự tồn tại, không thể có khả năng cái này tách biệt khỏi cái kia. Kết cục, cả hai đường hướng của chủ nghĩa duy tâm Đức - Sêlinh và Hêghen đều cùng phạm một sai lầm: không thừa nhận tồn tại và không biết đến tồn tại thực sự. Vượt ra khỏi những cái bóng của cả Sêlinh lẫn Hêghen, Phoiơbắc đã xây dựng một chủ nghĩa duy vật mới – chủ nghĩa duy vật nhân bản. Trong Những trích đoạn đặc trưng cho tiểu sử triết học của tôi, Phoiơbắc tuyên bố rằng, “Phương pháp của tôi nằm ở chỗ (…) đưa tất cả những cái siêu tự nhiên về với tự nhiên nhờ có con người và đưa tất cả những cái siêu nhân về với con người nhờ có tự nhiên, nhưng thường xuyên chỉ dựa vào những sự kiện lịch sử, kinh nghiệm, trực quan và những ví dụ”. Trecnưsepxki cũng đã từng trình bày phương pháp duy vật nhất nguyên của mình một cách tương tự như vậy khi cho rằng, nguyên tắc nhân bản chính là việc nhìn nhận con người như một thực thể thống nhất, chỉ có một bản tính chứ không phải phân chia cuộc sống con người thành hai nửa thuộc về những bản tính khác nhau. Theo sự giải thích của Phoiơbắc, con người là một sinh vật có hình thể, vật chất, ở trong không gian và thời gian và chỉ như vậy, nó mới có năng lực quan sát và suy nghĩ. Trong chương mở đầu cuốn Bản chất đạo Thiên Chúa giáo – tác phẩm chủ yếu của Phoiơbắc, ông đã bàn về bản chất chung của con người. Trước những câu hỏi: bản chất con người là gì? Đâu là những dấu hiệu người thực sự trong mỗi con người?… Phoiơbắc đã trả lời rằng, đó chính là lý trí, ý chí và trái tim. Ông khẳng định: “Con người hoàn thiện có sức mạnh của tư duy, sức mạnh của ý chí và sức mạnh của tình cảm. Sức mạnh của tư duy là ánh sáng của sự nhận GVHD: TS.Bùi Văn Mưa Học viên: Nguyễn Đức Thái Trang 5 thức, sức mạnh của ý chí – năng lực của tính cách, sức mạnh của tình cảm – tình yêu. Lý trí, tình yêu và sức mạnh của ý chí - đó là những hoàn thiện. Bản chất tuyệt đối và cao quý của con người như nó vốn có và là mục đích cho sự tồn tại của nó nằm ở trong ý chí, tư duy và cảm xúc. Con người tồn tại để nhận thức, yêu thương và ham muốn. Nhưng mục đích của lý trí là như thế nào? – Lý trí. Của tình yêu? – Tình yêu. Của ý chí? – Tự do ý chí. Chúng ta nhận thức để nhận thức, yêu thương để yêu thương, mong muốn để ham muốn, nghĩa là tự do. Thực thể chân chính là thực thể biết tư duy, biết yêu thương và biết hy vọng nhờ ý chí. Cái hoàn thiện thực sự, thần thánh thực sự chỉ là cái tồn tại vì chính bản thân mình. Tình yêu, lý trí và ý chí là những cái như thế. “Ba ngôi” thần thánh được biểu hiện trong con người và thậm chí ở trên những con người cá nhân trong sự thống nhất của lý trí, tình yêu và ý chí”. Quan điểm của Phoiơbắc về con người là một trong những thành tựu của triết học trước Mác. Nhận xét về công lao của Phoiơbắc trong việc nghiên cứu vấn đề con người, C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, Phoiơbắc đã làm cho chủ nghĩa duy vật được đồng nhất với chủ nghĩa nhân đạo. Nhà triết học duy vật Đức vĩ đại này đã xây dựng quan điểm về con người trong trường văn hoá trên cơ sở suy ngẫm và phê phán các di sản tư tưởng trước đó. Hơn ai hết, ông hiểu rõ tính phiến diện, tính hạn chế của hàng loạt các chủ nghĩa khác nhau, như chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa duy cảm, chủ nghĩa duy lý. Những công trình về lịch sử triết học được ông viết từ năm 1833 tới năm 1838 đã minh chứng điều đó. Phoiơbắc đã phê phán triết học phi lý của Sôphenhaoơ - người đã tuyên bố rằng ý chí “là khởi nguyên tuyệt đối của mọi tồn tại”. Trong việc xác định và làm sáng tỏ mối quan hệ tương hỗ giữa các năng lực bản chất của con người, Phoiơbắc đã sử dụng phép biện chứng với tư cách là công cụ nhận thức và khám phá bản chất của hiện tượng. Đối với Phoiơbắc, ý chí, tư duy và cảm xúc không chỉ là những năng lực cơ bản của con người, mà còn là những sức mạnh bị chế định bởi chính bản chất của con người, là mục tiêu và phương tiện tồn tại của con người: “Chúng là những thành tố cơ bản luận chứng cho bản chất của con người... Đó là những sức mạnh sống động, quyết GVHD: TS.Bùi Văn Mưa Học viên: Nguyễn Đức Thái Trang 6 định và thống trị, đó là những sức mạnh thần thánh, tuyệt đối mà con người không thể nào phản kháng được”. Việc nhìn nhận bản chất con người trong sự thống nhất biện chứng của ý chí, tư duy và cảm xúc đã cho phép Phoiơbắc đi sâu nghiên cứu, phân tích chi tiết từng năng lực người riêng biệt với tư cách là những thành tố cơ bản của văn hoá qua lý luận nhận thức, đạo đức học và mỹ học của ông. Phoiơbắc không chỉ tuyên bố, mà còn vận dụng nguyên lý nhân bản vào học thuyết luân lý của mình. Ông cho rằng, sự khát khao hạnh phúc nằm trong cơ sở hành động của con người. Việc chứng minh luân lý cần phải được xây dựng trong sự mong muốn thoả mãn những nhu cầu của con người đã giúp Phoiơbắc thoát khỏi chủ nghĩa ích kỷ, thô tục. Theo ông, luân lý chân chính không có nghĩa là sự hạnh phúc và sung sướng xa cách, biệt lập và không phụ thuộc vào những người khác. Nhưng, làm thế nào để đạt tới sự hài hoà các quyền lợi và nhu cầu của mọi người, làm thế nào để tạo sự hài hoà giữa bổn phận và hạnh phúc thì Phoiơbắc vẫn chưa trả lời được rõ ràng. Tình yêu - đó là phương thuốc vạn năng, kỳ diệu mà Phoiơbắc hy vọng có thể giải quyết mọi khó khăn trong đời sống hiện thực của con người và ông kêu gọi mọi người hãy yêu nhau đi, hãy yêu tất cả mọi người không phân biệt giới tính và danh vọng. Phoiơbắc đã mở cửa để cho tình yêu cùng với cái thiện đi vào những suy ngẫm của ông về văn hoá và con người. Tình yêu đã trở thành một thước đo độc đáo trong trường văn hoá. Việc đánh giá như vậy về cảm giác, nhận thức cảm tính và sự chiêm nghiệm thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của Phoiơbắc trong việc xác định đối tượng của việc khai hoá hiện thực bằng con đường thẩm mỹ. Đó là cách tiếp cận duy vật với nghệ thuật. Nếu như tính cảm giác của con người là một mắt xích trực tiếp giữa tự nhiên và con người thì đối với Phoiơbắc, trong mức độ lớn, bản chất đối tượng được đồng nhất với khách thể của cảm giác người. Ánh sáng là khách thể của thị giác, nghĩa là tồn tại một sự tương quan giữa khách thể được tri giác bởi các cảm giác người và tính cảm giác để tri giác khách thể này. Chính vì thế mà chủ thể, với các cảm giác của mình, không chỉ bao trùm các hiện tượng của GVHD: TS.Bùi Văn Mưa Học viên: Nguyễn Đức Thái Trang 7 thế giới bên ngoài, mà còn tự phản ánh mình ở trong các đối tượng đã được bao trùm bởi chủ thể. Theo Phoiơbắc, điều đó hoàn toàn đúng cả trong việc khai thác hiện thực bằng con đường thẩm mỹ, khi mà các cảm giác người và lý trí được thể hiện một cách toàn bộ và bị phân hoá trong mối liên hệ tương hỗ. Việc sáng tạo nghệ thuật cũng như sự cảm thụ các tác phẩm nghệ thuật đòi hỏi một sự phát triển nhất định của chủ thể. Chỉ nhờ vào sự phát triển của cảm xúc thẩm mỹ và tri giác thẩm mỹ, người nghệ sỹ mới có thể thấu hiểu “chân lý của cái cảm tính” như là cái đẹp và thể hiện “cái Tôi bên trong”, những tư tưởng, những tình cảm của mình trong các tác phẩm nghệ thuật. Xem xét con người dưới góc độ của nguyên lý nhân bản, Phoiơbắc đã có những đóng góp thực sự trong việc phát triển triết học văn hoá. Tuy nhiên, Phoiơbắc cũng không tránh khỏi một số hạn chế nhất định; chẳng hạn, sau khi phê phán và loại bỏ quan điểm duy tâm trong việc lý giải văn hoá và con người cũng như việc thực thể hoá lý trí của Hêghen, Phoiơbắc lại đi thực thể hoá cảm xúc trong triết học văn hoá của ông. Những hạn chế ấy của Phoiơbắc sau này được C.Mác, Ph.Ăngghen khắc phục và vượt qua. Chương 2: QUAN ĐIỂM CỦA C.MÁC VỀ TRIẾT HỌC NHÂN BẢN CỦA PHOIƠBẮC Khuyết điểm chủ yếu của toàn bộ chủ nghĩa duy vật từ trước đến nay kể cả chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc là sự vật , hiện thực, cái cảm giác được, chỉ được nhận thức dưới hình thức khách thể hay hình thức trực quan, chứ không được nhận thức là hoạt động cảm giác của con người, là thực tiễn, không được nhận thức về mặt chủ quan. Thành thử mặt năng động đuợc chủ nghĩa duy tâm phát triển, đối lập với chủ nghĩa duy vật, nhưng chỉ phát triển một cách trừu tượng, vì chủ nghĩa duy tâm dĩ nhiên là không hiểu hoạt động hiện thực, cảm giác được, đúng như là hoạt động hiện thực, cảm giác được. Phoiơbắc muốn xem xét những khách thể cảm giác được, thực sự khác biệt với những khách thể của tư tưởng, nhưng ông không xem xét bản thân hoạt động của con người, như là hoạt GVHD: TS.Bùi Văn Mưa Học viên: Nguyễn Đức Thái Trang 8 động khách quan. Bởi thế, trong "Bản chất đạo Cơ Đốc", ông chỉ coi hoạt động lý luận là hoạt động đích thực của con người, còn thực tiễn thì chỉ được ông xem xét và xác định trong hình thức biểu hiện Do Thái bẩn thỉu của nó mà thôi. Vì vậy, ông không hiểu được ý nghĩa của hoạt động "cách mạng", của hoạt động "thực tiễn - phê phán". Sự phù hợp giữa sự thay đổi của hoàn cảnh với hoạt động của con người, chỉ có thể được quan niệm và được hiểu một cách hợp lý khi coi đó là thực tiễn cách mạng. Phoiơbắc không hài lòng với tư duy trừu tượng , đã nhờ đến trực quan của cảm giác; nhưng ông không coi t ính cảm giác là hoạt động thực tiễn của cảm giác con người. Phoiơbắc hòa tan bản chất t ôn giáo và bản chất con người . Nhưng bản chất con người không phải là một cái t rừu t ượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội. Không phê phán bản chất hiện thực đó, nên Phoiơbắcbuộc phải: 1. Không nói đến quá trình lịch sử và xem xét tình cảm tôn giáo một cách biệt lập và giả định một cá nhân con người trừu tượng, cô lập. 2. Do đó, ở Phoiơbắcbản chất con người chỉ có thể được hiểu là "loài", là tính phổ biến nội tại, câm, gắn bó một cách thuần túy tự nhiên đông đảo cá nhân lại với nhau. Vì thế, Phoiơbắc không thấy rằng bản thân "tình cảm tôn giáo" cũng là một sản phẩm xã hội và cá nhân trừu tượng mà ông phân tích, trên thực tế, là thuộc một hình thức xã hội nhất định. Đời sống xã hội, về t hực chất, là có tính chất thực tiễn. Tất cả những sự t hần bí đang đưa lý luận đến chủ nghĩa thần bí, đều được giải đáp một cách hợp lý t rong t hực tiễn của con người và trong sự hiểu biết t hực t iễn ấy . GVHD: TS.Bùi Văn Mưa Học viên: Nguyễn Đức Thái Trang 9 Điểm cao nhất mà chủ nghĩa duy vật trực quan, t ức là chủ nghĩa duy vật không quan niệm t ính cảm giác là hoạt động t hực t iễn, vươn tới được là sự trực quan về những cá nhân riêng biệt t rong "xã hội công dân". Quan điểm của chủ nghĩa duy vật cũ là xã hội "công dân"; quan điểm của chủ nghĩa duy vật mới là xã hội loài người, hay loài người xã hội hoá. Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới. Chương 3: VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC NHÂN BẢN VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC Các Mác và Ph.Ăngghen đã từng là những người theo học triết học Hêghen và nghiên cứu triết học Phoiơbắc. Qua đó, hai ông đã nhận thấy: Tuy học thuyết triết học của Hêghen mang quan điểm của chủ nghĩa duy tâm nhưng chứa đựng cái “hạt nhân hợp lý” của phép biện chứng. Còn học thuyết triết học Phoiơbắc tuy còn mang nặng quan niệm siêu hình nhưng nội dung lại thấm nhuần quan điểm duy vật. Các M ác và Ph.Ăngghen đã kế thừa “hạt nhân hợp lý” của Hêghen và cải tạo, lột bỏ cái vỏ thần bí để xây dựng nên lí luận mới của phép biện chứng. Hai ông đã kế thừa chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc, khắc phục tính siêu hình và những hạn chế lịch sử khác của nó để xây dựng nên lí luận mới của chủ nghĩa duy vật. Từ đó tạo ra cơ sở để hai ông xây dựng nên học thuyết triết học mới, trong đó chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng thống nhất một cách hữu cơ. Chúng ta có thể thấy rằng triết học nhân bản tồn tại một va trò trung gian có vai trò xóa bỏ quan niệm duy tâm cũ và hình thành quan điểm duy vật mới, tạo những lý luận cơ bản nhất cho chủ nghĩa duy vật biện chững của M ác. Hoàn toàn có thể nhận ra rằng, chính Phoiơbắc đã giúp M ác thoát khỏi triết học duy tâm huyền bí của Hêghen để đến với chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa vô thần. Chúng ta có thể hình dung Phoiơbắc là một chiếc cầu tuyệt vời về lý luận. GVHD: TS.Bùi Văn Mưa Học viên: Nguyễn Đức Thái Trang 10 Quan niệm về con người rất trừu tượng, phi lịch sử (giai cấp, dân tộc); chỉ quan tâm đến mặt tự nhiên siêu hình mà không chú ý mặt xã hội & điều kiện chính trị xã hội của con người; tuyệt đối hóa tình yêu & coi tình yêu là bản chất của con người là những điểm yếu rất hiện hình của triết học nhân bản nhưng M ac đã nhân thức và thay đổi chúng trong qun điểm duy vật biện chứng của mình. M ác coi trong thực tiễn, quy luật biện chứng, xem xét con người trong mối quan hệ xã hội một cách đúng đắn. KẾT LUẬN Triết học nhân bản của Phoiơbắc đã đưa ra một quan điểm duy vật khá ấn tượng trong lịch sử triết học loài người, ông xoáy quanh con người làm trung tâm cho hệ tư tưởng của mình, đưa ra nhiều quan điểm duy vật và phê phán chủ nghĩa duy tâm. Tuy nhiên triết học Phoiơbắc còn bộc lộ nhiều khuyết điểm như phép biện chứng hời hợt, tính duy tâm trong việc xác định nguồn gốc, động lực phát triển và phương pháp cải tạo xã hội, không thấy được vai trò của thực tiễn với hoạt động của loài người… Mặc dù, triết học nhân bản của Phoiơbắc tuy có nhiều hạn chế nhưng đã góp phần tác động mạnh mẽ tới sự hình thành của triết học Mác về mặt lý luận. Nó là tiền đề để Mác phát triển quan điểm duy vật biện chứng của mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS. Bùi Văn Mưa (chủ biên), 2. C.Mác, Luận cương về Phoiơbắc 3. Nguyễn Huy Hoàng, Quan điểm của Phoiơbắc về văn hóa và con người. 4. Tạp chí triết học, Tòm hiểu về tư tưởng cải cách triết học của Phoiơbắc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdem_3_k22_nhom_9_de_tai_11_nguyen_duc_thai_9293.pdf