Nguyên lý thay đổi màu sắc: Người sửdụng nếu như đã trải qua nhiều phiên bản
của Visual Studio sẽthấy điều này rất rõ. Từphiên bản đầu tiên, việc thay đổi màu sắc
cho từng đối tượng khác nhau đã được sửdụng nhưtừkhoá của Visual Studio thì dùng
màu xanh dương, phần ghi chú thì dùng màu xanh lá cây, phần mã nguồn do người dùng
tựgõ thì màu đen, màu nền của Form thì mặc định là xám nhạt, trong khi màu nền của
một số đối tượng khác lại trong suốt, Và những phiên bản sau này (như2010) thì người
dùng có thểtuỳchỉnh cảtheme của Visual Studio. Việc thay đổi màu sắc nhằm giúp cho
người dùng nhận dạng nhanh các đối tượng, khi làm việc cảm thấy dễchịu hơn với những
gam màu khác nhau thểhiện cho các đối tượng khác nhau. Hình dạng, màu sắc đối tượng
phù hợp có tác dụng rất lớn, giúp người dùng dễthấy được mối liên hệgiữa các bộphận
và suy nghĩcũng từ đó thoáng hơn, tốt hơn.
26 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2573 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Trình bày các nguyên lý sáng tạo được vận dụng trong một sản phẩm tin học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đ
t
Giả
Họ
Mã
PHƯƠ
ề tài: T
rong mộ
ng viên: G
c viên: Đà
số: CH11
TRƯỜN
NG PH
rình bà
t sản ph
S. TSKH
o Thị Phấn
01118
G ĐẠI HỌ
ÁP N
TRON
y các ng
ẩm tin h
Hoàng Kiế
TPHC
C CÔNG
GHIÊN
G TIN
uyên lý
ọc
m
M, Tháng
NGHỆ TH
CỨU
HỌC
sáng tạ
4/2012
ÔNG TIN
KHOA
o được
HỌC
vận dụn
g
2
Mục Lục
Lời mở đầu ............................................................................................................................ 3
I. Giới thiệu Microsoft Visual Studio ............................................................................... 4
1. Tổng quan ..................................................................................................................... 4
2. Những chức năng của Mirosoft Visual Studio ............................................................. 5
3. Các dòng sản phẩm đã phát hành của Microsoft Visual Studio .................................. 6
II. Lịch sử phát triển của Microsoft Visual Studio ......................................................... 8
1. Visual Studio 97 ............................................................................................................ 9
2. Visual Studio 6.0 ........................................................................................................... 9
3. Visual Studio .Net (2002) ........................................................................................... 10
4. Visual Studio .Net 2003 .............................................................................................. 11
5. Visual Studio 2005 ...................................................................................................... 11
6. Visual Studio 2008. ..................................................................................................... 12
7. Visual Studio 2010 ...................................................................................................... 13
8. Visual Studio 2011 ...................................................................................................... 13
III. Các nguyên lý sáng tạo áp dụng trong Visual Studio................................................ 14
1. Tóm tắt 40 nguyên lý sáng tạo .................................................................................... 14
2. Các nguyên lý áp dụng trong Visual Studio ............................................................... 20
Kết luận ............................................................................................................................... 25
Tài liệu tham khảo .............................................................................................................. 26
3
Lời mở đầu
Hiện nay, nghiên cứu khoa học là một vấn đề không còn mới trong mọi lĩnh vực
nhưng lại được quan tâm rất nhiều vì tầm quan trọng của nó trong sự phát triển, tiến bộ
của con người, của xã hội. Tuỳ theo lĩnh vực mà có những đặc thù nghiên cứu khác nhau.
Dù ở lĩnh vực nào thì sự tìm tòi, học hỏi, tư duy, sáng tạo để tìm ra cái mới, cái hay phục
vụ cho đời sống con người là không thể thiếu. Và chắc hẳn đã có nhiều nguyên tắc sáng
tạo được vận dụng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Và có 40 nguyên lý sáng tạo được
Alshuller G.S tổng hợp và tác giả Phan Dũng đề cập đến trong sách Các Thủ Thuật Sáng
Tạo Cơ Bản được xuất bản 2007.
Trong thời đại công nghệ thông tin như ngày nay, các sản phẩm tin học là vô số kể.
Một trong các sản phẩm được sử dụng rộng rãi không chỉ ở Việt Nam là bộ phần mềm
Visual Studio của hãng Microsoft. Đây cũng là sản phẩm tin học được chọn để phân tích,
tìm hiểu xem các nguyên lý sáng tạo nào được vận dụng trong quá trình phát triển của nó
từ năm 1997 đến nay. Nó ra đời được chào đón và ngày càng phổ biến trong giới lập trình
với các phiên bản mới hỗ trợ nhiều tính năng và cải tiến mới phù hợp với nhu cầu người
dùng.
Phần tiếp theo sẽ giới thiệu về bộ phần mềm Visual Studio cùng với lịch sử phát
triển, các phiên bản, các tính năng nổi trội, …của nó.
Trong phần tiếp theo nữa là tóm tắt nội dung 40 nguyên lý sáng tạo và các phân tích
cho thấy những nguyên lý sáng tạo nào được ứng dụng trong bộ phần mềm này. Cuối
cùng là phần kết luận.
4
I. Giới thiệu Microsoft Visual Studio
1. Tổng quan
Microsoft Visual Studio là một môi trường phát triển tích hợp ( IDE – Integrated
Development Environment) do Microsoft phát triển. Là một loại phần mềm máy tính có
công dụng giúp đỡ các lập trình viên trong việc phát triển phần mềm, Visual Studio được
sử dụng để phát triển các ứng dụng, các dịch vụ web (web services), các ứng dụng giao
diện đồ hoạ, hay các ứng dụng chạy trên nền Windows. Nói chung là hỗ trợ các ứng dụng
tạo ra dựa trên nền tảng của Windows, Windows mobile, Windows CE, .Net Framework,
.Net Compact Framework và Microsoft Silverlight.
Visual studio bao gồm một trình soạn thảo mã nguồn (code editor) với hỗ trợ tự
động hoàn chỉnh các từ khoá có sẵn khi người dùng chỉ mới nhập một vài ký tự liên quan
cũng như hỗ trợ tái cấu trúc lại mã nguồn (code refactoring). Visual studio còn cho phép
chạy kiểm lỗi chương trình (debugger), hỗ trợ các công cụ thiết kế cho việc xây dựng các
ứng dụng giao diện đồ hoạ (GUI), thiết kế web, thiết kế các lớp (class) và thiết kế các
lược đồ dữ liệu (database schema). Ngoài ra, nó còn bao gồm: trình biên dịch (compiler)
và/hoặc trình thông dịch (interpreter); công cụ xây dựng tự động: khi sử dụng sẽ biên dịch
(hoặc thông dịch) mã nguồn, thực hiện liên kết (linking), và có thể chạy chương trình một
cách tự động; hệ thống quản lí phiên bản và các công cụ nhằm đơn giản hóa công việc
xây dựng giao diện người dùng đồ họa (GUI).
Như vậy, Microsoft Visual Studio được dùng để phát triển console (thiết bị đầu cuối
– bàn giao tiếp người máy) và GUI (giao diện người dùng đồ họa) cùng với các trình ứng
dụng như Windows Forms, các web sites, cũng như ứng dụng, dịch vụ web (web
applications, web services). Chúng được phát triển dựa trên một mã ngôn ngữ gốc (native
code ) cũng như mã được quản lý (managed code) cho các nền tảng được được hỗ trợ
Microsoft Windows, Windows Mobile, .NET Framework, .NET Compact Framework và
Microsoft Silverlight.
5
Visual Studio hỗ trợ rất nhiều ngôn ngữ lập trình, có thể kể tên như sau: C/C++ (
Visual C++), VB.NET (Visual Basic .NET), va C# (Visual C#)… cũng như hỗ trợ các
ngôn ngữ khác như F#, Python, và Ruby; ngoài ra còn hỗ trợ cả XML/XSLT,
HTML/XHTML, JavaScript và CSS…
2. Những chức năng của Mirosoft Visual Studio
Microsoft Visual Studio có những chức năng cơ bản sau: Soạn thảo mã nguồn ( code
editor); Trình gỡ lỗi (debugger); và Thiết kế (Designer). Sau đây là một số công cụ quan
trọng của chức năng Designer – đây được xem là một trong những điểm nhấn của
Microsft Visual Studio.
- WinForms Designer: đây là công cụ tạo giao diện đồ họa dùng WinForms. Điểm
đặc biệt ở đây là giao diện với người dùng sinh động, dễ nắm bắt. Nó bao gồm các phím
bấm, thanh tác vụ, hay các hộp công cụ đa dạng (textbox, list box, grid view…). Người
dùng có thể di chuyển, kéo ra, nhúng thả chúng một cách dễ dàng.
- WPF Designer: WPF Designer còn có tên mã là Cider, được hỗ trợ trong Visual
Studio 2008. Nó tạo các mã XAML cho giao diện người sử dụng (UI), mã này tích hợp
với trình ứng dụng Microsoft Expression Design.
- Web designer: Visual Studio cũng hỗ trợ cộng cụ thiết kế trang web, trong đó cho
phép các công cụ thiết kế trang web được kéo, thả, rê, nhúng một cách dễ dàng… Công
cụ này dùng để phát triển trình ứng dụng ASP.NET và hỗ trợ HTML, CSS và JavaScript.
- Class designer: Đây là công cụ dùng để thực thi và chỉnh sửa lớp. Nó có thể dùng
mã C# và VB.NET
- Data designer: Đây là công cụ dùng để chỉnh sửa một cách sinh động, linh hoạt các
lược đồ dữ liệu, bao gồm nhiều loại lược đồ, liên kết trong và ngoài
- Mapping designer: Đây là công cụ tạo các mối liên hệ giữa sơ đồ dữ liệu và các lớp
để quản lý dữ liệu một cách hiệu quả hơn.
Ngoài ra còn có thể kể tên một số công cụ khác như:
6
- Open Tabs Browser: Nó được dùng để liệt kể các tab đã mở và chuyển đổi giữa
chúng (cũng có thể dùng phím nóng: CTRL + TAB).
- Properties Editor: Chức năng dùng để chỉnh sửa các chức năng của các cửa sổ giao
diện đồ họa ngườI dùng (GUI) trong Visual Studio. Nó có thể áp dụng cho các lớp, các
mẫu định dạng hay trang web và các đối tượng khác.
- Object Browser: Đây là một thư viện tên miền và lớp trình duyệt cho
Microsoft.NET.
- Solution Explorer: theo ngôn ngữ của Visual Studio, solution là một bộ phận của mã tập
tin và mã nguồn khác được dùng để xây dựng các trình ứng dụng. Công cụ Solution
Explorer được dùng để để quản lý và trình duyệt các tập tin trong solution.
- Team Explorer: Đây là công cụ dùng để hợp nhất các máy tính trong Team
Foundation Server, và RCS (revision control system - hệ thống điều khiển xét duyệt) vào
trong IDE
- Data Explorer: Data Explorer dùng để quản lý các dữ liệu trên các phiên bản của
Microsoft SQL Server. Nó cho phép tạo lập và chỉnh sửa các bảng dữ liệu được tạo bằng
T-SQL hay dùng Data designer
- Server Explorer: Đây là công cụ dùng để quản lý dữ liệu trên máy tính được kết nối.
3. Các dòng sản phẩm đã phát hành của Microsoft Visual Studio
Microsoft Visual Studio đã phát hành các dòng sản phẩm sau:
+ Visual Studio Express: trong đó bao gồm: Visual Basic Express; Visual C++ Express;
Visual C# Express ; Visual Web Developer Express.
+ Visual Studio Standard
+ Visual Studio Professional
+ Visual Studio Tools for Office
+ Visual Studio Team System: trong đó bao gồm: Team Explorer (basic TFS client);
Architecture Edition; Database Edition; Development Edition; Test Edition
7
Về Visual Studio Team System: Năm 2006, Microsoft đã mở rộng dòng sản phẩm
Visual Studio của họ thêm một số nhóm sản phẩm có tên gọi là Visual Studio Team
System. Chúng có một sản phẩm mới đó là Team Foundation Server cho việc điều khiển
mã nguồn, quản lý dự án, kiểm tra và mô hình hóa cũng như một số phiên bản của môi
trường phát triển đã được tích hợp Visual Studio 2005 (IDE) hỗ trợ các tính năng của
Team Foundation Server.
Visual Studio Team System là một dòng sản phẩm được thiết kế để hỗ trợ sự cộng
tác và truyền thông giữa các chuyên gia phát triển phần mềm, những người đang sử dụng
Visual Studio IDE. Team System hỗ trợ kiểm soát mã nguồn, quản lý dự án, quản lý xây
dựng phần mềm, kiểm tra và các nhóm nhiệm vụ phát triển khác. Nó gồm có Visual
Studio Team Foundation Server và một tập các phiên bản đặc biệt của Visual 2005 Studio
IDE hỗ trợ các vai trò phát triển cụ thể như các kiến trúc sư, các chuyên gia phát triển
phần mềm hay các kiểm tra viên. Các khả năng của Team System gồm có:
- Kiểm soát mã nguồn: Team System cung cấp một hệ thống kiểm soát mã nguồn
mới, hệ thống này cho phép các chuyên gia phát triển có thể thực hiện hài hòa các thay
đổi đối với các tập tin mã nguồn cho một dự án.
- Quản lý dự án: Team System cung cấp một cơ sở dữ liệu quản lý dự án phần mềm
có khả năng tùy chỉnh cho việc kiểm tra lỗi, các yêu cầu trong tương lai, các trường hợp
thử và lĩnh vực khía cạnh công việc của các chuyên gia phát triển phần mềm khác thông
qua toàn bộ một chu trình thiết kế, viết mã và kiểm tra.
Về Visual Studio Tools for Office: Visual Studio Tools for Office cho phép các
chuyên gia phát triển phần mềm có thể tạo các ứng dụng tùy thích hoặc ứng dụng để mở
rộng Word, Excel và Outlook với sự logic riêng (như một giao diện cuối đối với một hệ
thống thanh toán) đang chạy dưới .NET Framework.
8
II. Lịch sử phát triển của Microsoft Visual Studio
Tên sản phẩm Tên mã Phiên bản Phiên bản Net Framework
Ngày ra
mắt
Visual Studio N/A 4.0 N/A 1995
Visual Studio 97 Boston 5.0 N/A 1997
Visual Studio 6.0 Aspen 6.0 N/A 6/1998
Visual Studio .NET
(2002) Rainier 7.0 1.0 13/2/2002
Visual Studio .NET 2003 Everett 7.1 1.1 24/4/2003
Visual Studio 2005 Whidbey 8.0 2.0 7/11/2005
Visual Studio 2008 Orcas 9.0 2.0, 3.0, 3.5 19/11/2007
Visual Studio 2010 Dev10/Rosario 10.0 2.0, 3.0, 3.5, 4.0 12/4/2010
Visual Studio 2011 11.0 2.0, 3.0, 3.5, 4.0 29/2/2012
9
1. Visual Studio 97
Microsoft lần đầu ra mắt Visual Studio vào năm 1997 và tích hợp nhiều công cụ
phát triển đi kèm. Visual Studio 97 có 2 phiên bản là Professional và Enterprise. Lúc này
Visual Studio có chứa các ngôn ngữ lập trình sau: Visual Basic 5.0 và Visual C++ 5.0
dành cho hệ điều hành (HĐH) Windows; Visual J++ 1.1 dành cho Java; Visual FoxPro
5.0 lập trình cơ sở dữ liệu; Visual InterDev để thiết kế web động như ASP, hỗ trợ cả 2
ngôn ngữ là JAVASCRIPT và VBSCRIPT.
Visual Studio 97 được Microsoft thử nghiệm việc sử dụng cùng một môi trường
phát triển cho nhiều ngôn ngữ:
- Visual J++, InterDev, và MSDN Library… sử dụng chung một môi trường phát triển gọi
là Developer Studio.
- Visual C++, Visual Basic và Visual FoxPro lại phát triển theo một hướng riêng lẻ so với
các ngôn ngữ trên.
2. Visual Studio 6.0
Là một phiên bản tiếp (version 6.0) của Visual Studio ra đời vào tháng 6 năm 1998
cải thiện thêm cho Visual Studio 97. Đây cũng là phiên bản cuối cùng chạy trên nền tảng
Win9x. Mặt khác cũng có những nâng cấp rõ rệt: Visual J++ nâng cấp lên 1.1 và Visual
InterDev 1.0. Phiên bản này như là một cơ sở, một nền tảng mà Microsoft phải mất tới 4
năm để phát triển lên một môi trường phát triển mới mà giờ đây người ta gọi là .NET
Framework.
Visual Studio 6.0 là phiên bản cuối cùng của các ngôn ngữ Visual Basic, Visual
J++; Đồng thời trong phiên bản J++ đã được cải tiến thêm một số chức năng hướng đối
tượng khác và nhanh chóng bán công cụ lập trình này với mục tiêu là JVM (Java Virtual
Machine). JVM có vai trò rất quan trọng để các ứng dụng Java hoạt động. Nó hoạt động
giống một máy tính ảo, có bộ lệnh, cấu trúc bộ nhớ… JVM được xây dựng ở tất cả các
10
HDH. Nó dịch các lớp (class) của Java và đó là lý do để các ứng dụng Java hoạt động
được ở các HDH.
Khác với VC97. Visual J++ Visual InterDev không sử dụng chung môi trường
phát triển WINAPI của Visual C++ nữa, trong khi đó Visual Basic và Visual FoxPro vẫn
tiếp tục đi theo những công cụ lập trình của mình.
3. Visual Studio .Net (2002)
Microsoft phát hành Visual Studio .NET - tên mã là Rainier, vào tháng 2 năm 2002
( bản beta được phát hành năm 2001). Đó là một sự thay đổi lớn trong công nghệ phát
triển phần mềm. Microsoft đã giới thiệu một môi trường phát triển “quản lý code”
(managed code) sử dụng .NET Framework. Chương trình được phát triển sử dụng .NET
không được biên dịch giống như C++ trước đây. Nhưng được biên dịch theo một ngôn
ngữ trung gian gọi là MSIL (Microsoft Intermediate Language) hoặc CIL (Common
Intermediate Language). Khi chương trình MSIL chạy thì nó mới được biên dịch bằng
ngôn ngữ máy (ASM), và từ đây người ta có thể viết được các phần mềm portable (không
cần cài đặt).
Ngoài ra Microsoft cho ra đời 2 ngôn ngữ mới là C# (C-sharp) và J# với mục tiêu
là lập trình trên môi trường .NET. J# là thế hệ tiếp theo của J++. Visual J# dùng cú pháp
của ngôn ngữ Java. Tuy nhiên không giống như Visual J++, Visual J# có thể hoạt động
độc lập trên .NET Framework, nó không còn phụ thuộc vào máy ảo Java (JVM) và các
công cụ của Java nữa.
Visual Basic được lột xác thành Visual Basic .NET. Trước kia nó được thiết kế để
lập trình ứng dụng tương tác với cơ sở dữ liệu, nhưng khi lên VB.NET nó có đầy đủ khả
năng để viết được tất cả các ứng dụng mạnh không thua gì C++ và J++. Microsoft cũng
mở rộng C++, gọi là Managed Extensions for C++. Vì vậy người lập trình C++ vẫn có thể
sử dụng .NET. Ở Visual Studio .NET, ngoài Visual FoxPro thì các ngôn ngữ C++, J#, C#,
VB.NET đã cùng sử dụng chung một môi trường phát triển.
11
4. Visual Studio .Net 2003
Vào tháng 4 năm 2003, Microsoft hoàn thành một bản nâng cấp của Visual
Studio.NET được gọi là Visual Studio .NET 2003 - có tên mã là Everett. Nâng cấp thêm
.NET Framework thành phiên bản 1.1 với sự hỗ trợ cho việc phát triển ứng dụng trên điện
thoại di động và ASP.NET.
Trình biên dịch Visual C++ được cải thiện thêm nhiều so với C++ chuẩn trước
đây, chủ yếu là thêm một số từ khóa mới để thích hợp với .NET. Trong Visual Studio
2003 có một công cụ miễn phí là Visual C++ Toolkit 2003 có thể biên dịch nhanh các tập
tin .cpp mà không cần IDE và nhanh chóng được ứng dụng mà ngày nay nó được thay thế
là Express Editions.
5. Visual Studio 2005
Visual Studio 2005, có tên mã là Whidbey, được phát hành vào tháng 10 năm
2005. Cùng với NET Framework, được nâng cấp lên thành version 2.0. Đây cũng là phiên
bản cuối cùng thích hợp cho Windows 2000. Microsoft phát hành Service Pack 1cho
Visual Studio 2005 vào 14 tháng 12 năm 2006. Bản nâng cấp Service Pack 1 cho
Windows Vista được hoàn thành vào 3/6/2007.
Phiên bản này cung cấp các công cụ mới cho việc phát triển mã cơ sở dữ liệu phía
trình chủ của SQL Server 2005. Nó cũng hỗ trợ .NET Framework 2.0, cụ thể có các công
cụ hỗ trợ các tính năng ASP.NET 2.0 (như các mẫu “Master Pages” chung cho các trang
thông thường) và sự triển khai “ClickOnce” của các ứng dụng nhỏ trên máy khách. Visual
Studio 2005 đã giới thiệu các API Visual Basic được đơn giản hóa cho các nhiệm vụ lập
trình chung nhất và khôi phục các tính năng Visual Basic IDE (như việc gỡ rối “edit-and-
continue”), đây là tính năng không có trong Visual Studio .NET 2003 và Visual Studio
12
.NET. Visual Studio 2005 cũng cung cấp một công nghệ tối ưu hóa hiệu suất mới cho
C++ “profile-driven” đặc biệt dành cho các ISV thương mại.
Visual Studio 2005 giới thiệu một số phiên bản mới của IDE để sử dụng với Team
Foundation Server. Mặc dù vậy, các phiên bản Visual Studio 2005 Express, Standard và
Professional của IDE có thể được sử dụng độc lập cho dịch-gỡ rối trước đây và chúng
cũng có thể được sử dụng với các công cụ dành cho nhóm phát triển từ các hãng khác.
Trong phiên bản này có nhiều sự thay đổi lớn về ngôn ngữ nó đặc biệt là C++. Ra đời
C++/CLI để thay thế cho Managed C++ khi lập trình trên .NET Một số nét đặc trưng mới
của Visual Studio 2005 là thêm vào “Deployment Designer” cho phép kiểm tra ứng dụng
trước khi đưa ra triển khai, Môi trường phát triển WEB trở thành ASP.NET 2.0.
Visual Studio 2005 cũng hỗ trợ các ứng dụng 64-bit. Trong khi xây dựng trên môi trường
ứng dụng WINDOWS 32-bit. Visual C++ 2005 hỗ trợ biên dịch cho x64 (AMD64,
EM64T) giống như IA-64 (Itanium)
6. Visual Studio 2008.
Visual Studio 2008, có tên mã là Orcas, là một phiên bản tiếp theo của Visual
Studio 2005. Phiên bản Visual Studio này gồm các công cụ phát triển với .NET
Framework 3.0, được cài đặt trước trong Windows Vista và cũng có sẵn cho Windows XP
và Server 2003 như một add-on miễn phí. Các công cụ đã được lên kế hoạch gồm có bộ
thiết kế kéo - thả cho các giao diện sử dụng đồ họa (GUI) Windows Presentation
FrameWork và các công cụ thiết kế cho engine luồng công việc Windows Workflow
Foundation. Orcas cũng sẽ cung cấp ngôn ngữ truy vấn tích hợp (LINQ), các mở rộng
trong cơ sở dữ liệu và dữ liệu XML. Orcas sẽ cộng tác với các cộng cụ lập trình mới nhất
cho công cụ quản lý hệ thống theo sự phát triển trong cách giải quyết hệ thống động
(Dynamic Systems Initiative). Tuy nhiên có một điều là Orcas không có J#, một ngôn ngữ
giống như Java mà Microsoft lên kế hoạch để tiếp tục phát triển. (J# sẽ không được hỗ trợ
chủ đạo vào năm 2012 và 5 năm hỗ trợ mở rộng sau đó).
13
7. Visual Studio 2010
Vào 12/4/2010 Microsoft cho ra đời Visual Studio 2010, có tên mã là Dev10, và
Net Framework 4.0. Visual Studio 2010 được giới thiệu là IDE mới tốt hơn, hỗ trợ đa cửa
sổ tài liệu (multiple document windows) và các cửa sổ công cụ thả nổi (floating). Nó
được thiết kế lại sử dụng WPF (Windows Presentation Foundation) và MEF (Managed
Extensibility Framework) hỗ trợ khả năng mở rộng tốt hơn các IDE phiên bản trước chỉ
cho phép gắn add-in vào IDE.
Visual Studio 2010 với .Net Framework 4 hỗ trợ phát triển các ứng dụng trên nền
Windows 7. Ngoài SQL Server, nó còn hỗ trợ các cơ sở dữ liệu IBM DB2 và Oracle. Nó
cũng được tích hợp để phát triển các ứng dụng Microsoft Silverlight. Visual Studio 2010
cũng đưa ra một số công cụ cho việc lập trình song song nhờ thêm vào Parallel
Extensions vào .Net Framework và Parallel Patterns Library vào mã gốc (native code),
bên cạnh đó còn có các công cụ để kiểm lỗi cho các ứng dụng song song. Intel và
Microsoft đã hợp tác để hỗ trợ Concurrency Runtime trong phiên bản 2010 và Intel đã hỗ
trợ Parallel Studio như là một add-on cho Visual Studio.
8. Visual Studio 2011
Theo thông tin tại TechEd 2011 [4], vào 16/9/2011, phiên bản mới của Visual
Studio là Visual Studio 11 Developer Preview xuất hiện trên website của Microsoft.
Phiên bản này yêu cầu Windows 7, Windows Server 2008 R2, Windows 8 hoặc các phiên
bản mới hơn. Các phiên bản của MFC (Microsoft Foundation Class Library) và CRT (C
runtime) trong bản Visual Studio này không thể tạo các phần mềm tương thích với
Windows XP. Visual Studio 11 được đánh giá là sẽ có nhiều tiện lợi cho hệ điều hành
windows mới, nền tảng điện toán đám mây Windows Azure, khả năng nhân bản mã và
việc kiểm tra các module (unit) mã nguồn được tăng cường. Visual Studio 11 beta được
ra mắt vào 29/2/2012.
14
Giao diện của Visual Studio 11 đơn giản hơn, theo phong cách của Metro UI, với
các trình đơn, biểu tượng, thẻ duyệt code,... dạng đơn sắc, dễ nhìn, trực quan hơn, không
còn nhiều màu như xưa. Một vài thanh công cụ không cần thiết đã bị hãng gỡ bỏ, thay
vào đó là bổ sung cac phím tắt cho lập trình viên. Giao diện chính của bộ ứng dụng này có
thể được chuyển đổi qua lại giữa hai theme màu đậm và sáng. Visual Studio 11 hỗ trợ lập
trình viên rất nhiều trong việc thiết kế và lập trình giao diện Metro UI cho Windows 8.
III. Các nguyên lý sáng tạo áp dụng trong Visual Studio
1. Tóm tắt 40 nguyên lý sáng tạo
(1) Nguyên lý phân nhỏ
Chia đối tượng thành các phần độc lập.
Làm đối tượng trở nên tháo lắp được.
Tăng mức độ phân nhỏ của đối tượng
(2) Nguyên lý “tách riêng”
Tách phần gây "phiền phức" (tính chất "phiền phức") hay ngược lại, tách phần duy nhất
"cần thiết" (tính chất "cần thiết") ra khỏi đối tượng.
(3) Nguyên lý phẩm chất cục bộ
Chuyển đối tượng (hay môi trường bên ngoài, tác động bên ngoài) có cấu trúc đồng nhất
thành không đồng nhất.
Các phần khác nhau của đối tượng phải có các chức năng khác nhau
Mỗi phần của đối tượng phải ở trong những điều kiện thích hợp nhất của công việc
(4) Nguyên lý phản đối xứng
Chuyển đối tượng có hình dạng, có tính đối xứng thành không đối xứng (nói chung làm
giảm bậc đối xứng)
(5) Nguyên lý kết hợp
15
Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng dùng cho các hoạt động kế cận.
Kết hợp về mặt thời gian các hoạt động đồng nhất hoặc kế cận.
(6) Nguyên lý vạn năng
Đối tượng thực hiện một số chức năng khác nhau, do đó không cần sự tham gia của đối
tượng khác.
(7) Nguyên lý chứa trong
Một đối tượng được đặt bên trong đối tượng khác và bản thân nó lại chứa đối tượng
thứ ba ...
Một đối tượng chuyển động xuyên suốt bên trong đối tượng khác.
(8) Nguyên lý phản trọng lượng
Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng cách gắn nó với các đối tượng khác, có lực
nâng.
Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng tương tác với môi trường như sử dụng các lực
thủy động, khí động...
(9) Nguyên lý gây ứng suất sơ bộ
Gây ứng suất trước với đối tượng để chống lại ứng suất không cho phép hoặc không
mong muốn khi đối tượng làm việc (hoặc gây ứng suất trước để khi làm việc sẽ dùng ứng
suất ngược lại ).
(10) Nguyên lý thực hiện sơ bộ
Thực hiện trước sự thay đổi cần có, hoàn toàn hoặc từng phần, đối với đối tượng.
Cần sắp xếp đối tượng trước, sao cho chúng có thể hoạt động từ vị trí thuận lợi nhất,
không mất thời gian dịch chuyển.
(11) Nguyên lý dự phòng
Bù đắp độ tin cậy không lớn của đối tượng bằng cách chuẩn bị trước các phương tiện báo
động, ứng cứu, an toàn.
(12) Nguyên lý đẳng thế
Thay đổi điều kiện làm việc để không phải nâng lên hay hạ xuống các đối tượng.
(13) Nguyên lý đảo ngược
16
Thay vì hành động như yêu cầu bài toán, hãy hành động ngược lại (ví dụ: không làm
nóng mà làm lạnh đối tượng).
Làm phần chuyển động của đối tượng (hay môi trường bên ngoài) thành đứng yên và
ngược lại, phần đứng yên thành chuyển động.
Lật ngược đối tượng
(14) Nguyên lý cầu (tròn) hóa
Chuyển những phần thẳng của đối tượng thành cong, mặt phẳng thành mặt cầu, kết
cấu hình hộp thành kết cấu hình cầu.
Sử dụng các con lăn, viên bi, vòng xoắn.
Chuyển sang chuyển động quay, sử dụng lực ly tâm.
(15) Nguyên lý linh động
Cần thay đổi các đặc trưng của đối tượng hay môi trường bên ngoài sao cho chúng tối
ưu trong từng giai đoạn làm việc.
Phân chia đối tượng thành từng phần, có khả năng dịch chuyển với nhau.
(16) Nguyên lý giải "thiếu" hoặc "thừa"
Nếu như khó nhận được 100% hiệu quả cần thiết, nên nhận ít hơn hoặc nhiều hơn “một
chút”. Lúc đó bài toán có thể trở nên đơn giản hơn và dễ giải hơn.
(17) Nguyên lý chuyển sang chiều khác
Những khó khăn do chuyển động (hay sắp xếp) đối tượng theo đường (một chiều) sẽ
được khắc phục nếu cho đối tượng khả năng di chuyển trên mặt phẳng (hai chiều).
Tương tự, những bài toán liên quan đến chuyển động (hay sắp xếp) các đối tượng trên
mặt phẳng sẽ được đơn giản hoá khi chuyển sang không gian (ba chiều).
Chuyển các đối tượng có kết cấu một tầng thành nhiều tầng.
Đặt đối tượng nằm nghiêng.
Sử dụng mặt sau của diện tích cho trước.
Sử dụng các luồng ánh sáng tới diện tích bên cạnh hoặc tới mặt sau của diện tích cho
trước.
(18) Sử dụng các dao động cơ học
17
Làm đối tượng dao động. Nếu đã có dao động, tăng tầng số dao động (đến tầng số
siêu âm).
Sử dụng tầng số cộng hưởng.
Thay vì dùng các bộ rung cơ học, dùng các bộ rung áp điện.
Sử dụng siêu âm kết hợp với trường điện từ.
(19) Nguyên lý tác động theo chu kỳ
Chuyển tác động liên tục thành tác động theo chu kỳ (xung)
Nếu đã có tác động theo chu kỳ, hãy thay đổi chu kỳ
Sử dụng khoảng thời gian giữa các xung để thực hiện tác động khác.
(20) Nguyên lý liên tục tác động có ích
Thực hiện công việc một cách liên tục (tất cả các phần của đối tượng cần luôn luôn
làm việc ở chế độ đủ tải).
Khắc phục vận hành không tải và trung gian.
Chuyển chuyển động tịnh tiến qua lại thành chuyển động quay.
(21) Nguyên lý "vượt nhanh"
Vượt qua các giai đoạn có hại hoặc nguy hiểm với vận tốc lớn.
Vượt nhanh để có được hiệu ứng cần thiết.
(22) Nguyên lý biến hại thành lợi
Sử dụng những tác nhân có hại (thí dụ tác động có hại của môi trường) để thu được
hiệu ứng có lợi.
Khắc phục tác nhân có hại bằng cách kết hợp nó với tác nhân có hại khác.
Tăng cường tác nhân có hại đến mức nó không còn có hại nữa.
(23) Nguyên lý quan hệ phản hồi
Thiết lập quan hệ phản hồi
Nếu đã có quan hệ phản hồi, hãy thay đổi nó.
(24) Nguyên lý sử dụng trung gian
Sử dụng đối tượng trung gian, chuyển tiếp.
(25) Nguyên lý tự phục vụ
18
Đối tượng phải tự phục vụ bằng cách thực hiện các thao tác phụ trợ, sửa chữa.
Sử dụng phế liệu, chất thải, năng lượng dư.
(26) Nguyên lý sao chép (copy)
Thay vì sử dụng những cái không được phép, phức tạp, đắt tiền, không tiện lợi hoặc
dễ vỡ, sử dụng bản sao.
Thay thế đối tượng hoặc hệ các đối tượng bằng bản sao quang học (ảnh, hình vẽ) với
các tỷ lệ cần thiết.
Nếu không thể sử dụng bản sao quang học ở vùng biểu kiến (vùng ánh sáng nhìn thấy
được bằng mắt thường), chuyển sang sử dụng các bản sao hồng ngoại hoặc tử ngoại.
(27) Nguyên lý "rẻ" thay cho "đắt"
Thay thế đối tượng đắt tiền bằng bộ các đối tượng rẻ có chất lượng kém hơn (thí dụ như
về tuổi thọ).
(28) Nguyên lý thay thế sơ đồ cơ học
Thay thế sơ đồ cơ học bằng điện, quang, nhiệt, âm hoặc mùi vị.
Sử dụng điện trường, từ trường và điện từ trường trong tương tác với đối tượng .
Chuyển các trường đứng yên sang chuyển động, các trường cố định sang thay đổi
theo thời gian, các trường đồng nhất sang có cấu trúc nhất định.
Sử dụng các trường kết hợp với các hạt sắt từ.
(29) Sử dụng các kết cấu khí và lỏng
Thay cho các phần của đối tượng ở thể rắn, sử dụng các chất khí và lỏng: nạp khí, nạp
chất lỏng, đệm không khí, thủy tĩnh, thủy phản lực.
(30) Sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng
Sử dụng các vỏ dẻo và màng mỏng thay cho các kết cấu khối.
Cách ly đối tượng với môi trường bên ngoài bằng các vỏ dẻo và màng mỏng.
(31) Sử dụng vật liệu nhiều lỗ
Làm đối tượng có nhiều lỗ hoặc sử dụng thêm những chi tiết có nhiều lỗ (miếng đệm,
tấm phủ..)
Nếu đối tượng đã có nhiều lỗ, sơ bộ tẩm nó bằng chất nào đó.
19
(32) Nguyên lý thay đổi màu sắc
Thay đổi màu sắc của đối tượng hay môi trường bên ngoài
Thay đổi độ trong suốt của của đối tượng hay môi trường bên ngoài.
Để có thể quan sát được những đối tượng hoặc những quá trình, sử dụng các chất phụ
gia màu, huỳnh quang.
Nếu các chất phụ gia đó đã được sử dụng, dùng các nguyên tử đánh dấu.
Sử dụng các hình vẽ, ký hiệu thích hợp.
(33) Nguyên lý đồng nhất
Những đối tượng, tương tác với đối tượng cho trước, phải được làm từ cùng một vật liệu
(hoặc từ vật liệu gần về các tính chất) với vật liệu chế tạo đối tượng cho trước.
(34) Nguyên lý phân hủy hoặc tái sinh các phần
Phần đối tượng đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc trở nên không cần thiết phải tự phân
hủy (hoà tan, bay hơi..) hoặc phải biến dạng.
Các phần mất mát của đối tượng phải được phục hồi trực tiếp trong quá trình làm
việc.
(35) Thay đổi các thông số hóa lý của đối tượng
Thay đổi trạng thái đối tượng.
Thay đổi nồng độ hay độ đậm đặc.
Thay đổi độ dẻo
Thay đổi nhiệt độ, thể tích.
(36) Sử dụng chuyển pha
Sử dụng các hiện tượng nảy sinh trong quá trình chuyển pha như : thay đổi thể tích, toả
hay hấp thu nhiệt lượng...
(37) Sử dụng sự nở nhiệt
Sử dụng sự nở (hay co) nhiệt của các vật liệu.
Nếu đã dùng sự nở nhiệt, sử dụng với vật liệu có các hệ số nở nhiệt khác nhau.
(38) Sử dụng chất oxy hóa mạnh
Thay không khí thường bằng không khí giàu ôxy.
20
Thay không khí giàu ôxy bằng chính ôxy.
Dùng các bức xạ ion hoá tác động lên không khí hoặc ôxy.
Thay ôxy giàu ôzôn (hoặc ôxy bị ion hoá) bằng chính ôzôn.
(39) Thay đổi độ trơ
Thay môi trường thông thường bằng môi trường trung hoà.
Đưa thêm vào đối tượng các phần , các chất , phụ gia trung hoà.
Thực hiện quá trình trong chân không.
(40) Sử dụng vật liệu tổng hợp (composit)
Chuyển từ các vật liệu đồng nhất sang sử dụng những vật liệu hợp thành (composite).
Hay nói chung, sử dụng các vật liệu mới.
2. Các nguyên lý áp dụng trong Visual Studio
9 Nguyên lý phân nhỏ: Trong bộ Visual Studio khi mới ra đời đã hỗ trợ lập trình
viên lập trình trên nhiều ngôn ngữ khác nhau (Visual Basic, C++, …). Tuy nhiên, khi cài
đặt, để giảm thời gian cũng như không gian bộ nhớ cần thiết thì người dùng có thể chọn
ngôn ngữ nào cần sử dụng để cài đặt mà không cần phải cài hết tất cả ngôn ngữ được hỗ
trợ. Ở đây, thiết nghĩ Microsoft đã ứng dụng nguyên lý phân nhỏ để tách phần ngôn ngữ
thành những gói nhỏ riêng cho người dùng lựa chọn.
9 Nguyên lý phẩm chất cục bộ: Khi cài đặt Visual Studio, ngoài những phần người
dùng có thể lựa chọn để cài đặt, còn có những phần bắt buộc phải cài đặt để đảm bảo cho
việc hoạt động của chương trình (chẳng hạn như .Net Framework). Các phần bắt buộc này
vẫn hiển thị cho người dùng thấy nhưng bị mờ đi (chữ màu xám và có ô chọn phía trước)
và người dùng không được thao tác trên nó (không được chọn hay bỏ chọn). Qua đó
người dùng nhận biết được đây là những thành phần cần thiết phải cài khi muốn sử dụng
Visual Studio.
9 Nguyên lý kết hợp: Ban đầu khi mới ra đời, Visual Studio hỗ trợ lập trình viên sử
dụng ngôn ngữ lập trình sẵn có để tạo nên các chương trình ứng dụng khác. Nếu như có
công cụ chỉ hỗ trợ để tạo các ứng dụng, có công cụ chỉ hỗ trợ xây dựng nên các website
21
thì trong Visual Studio kết hợp cả hai loại ứng dụng này. Không những thế các ứng dụng
có thể tạo ở dạng console hay giao diện đồ hoạ người dùng. Nếu các ứng dụng hay
website này cần kết nối với cơ sở dữ liệu thì trước đây trong phiên bản đầu tiên người lập
trình cần phải dùng đến các câu lệnh thông qua các đối tượng hỗ trợ kết nối. Tuy nhiên,
trong những phiên bản sau đó (từ Visual Studio 2005) thì việc kết nối cơ sở dữ liệu trở
nên đơn giản hơn vì Visual Studio đã hỗ trợ thêm các đối tượng cơ sở dữ liệu mà người
lập trình có thể kéo thả vào thiết kế ứng dụng của mình. Lập trình viên dùng Visual
Studio không chỉ kết hợp nó với hệ quản trị cơ sở dữ liệu do Microsoft phát triển (như
SQL Server) mà còn có thể kết hợp với các hệ dữ liệu khác (như MySQL). Phiên bản
2008 của Visual Studio cũng đã có tích hợp SQL Server khi cài đặt.
Ngoài ra, khi lập trình viên cần tạo các báo cáo (report) thông minh hơn thì có thể
kết hợp Visual Studio với Crystal Report, một công cụ mà sau này được tích hợp thêm
vào bộ Visual Studio.
Trong phiên bản Visual Studio .Net 2003 Enterprise Architect, Microsoft còn kết
hợp thêm công cụ hỗ trợ mô hình hoá. Đó là các mô hình thể hiện cho kiến trúc của ứng
dụng thông qua ngôn ngữ mô hình hoá đồng nhất ( Unified Modeling Language), (một
trong những công cụ thông dụng cho việc mô hình hoá này là Rational Rose).
Khả năng kết hợp với nhiều công cụ khác hỗ trợ từng giai đoạn trong quá trình phân
tích, thiết kế, cài đặt phần mềm đã làm cho Visual Studio ngày càng mạnh hơn và được sử
dụng rộng rãi cũng như được tin dùng hơn. Trong đa số công ty phát triển phần mềm ở
Việt Nam, có hai dạng ngôn ngữ được sử dụng phổ biến để xây dựng phần mềm, đó là bộ
Visual Studio và Java.
9 Nguyên lý vạn năng: Như đã trình bày ở trên, Visual Studio không chỉ đơn thuần là
một IDE hỗ trợ các lập trình viên lập trình mà nó còn hỗ trợ nhiều công việc khác của quá
trình phát triển phần mềm chẳng hạn như mô hình hoá kiến trúc – một giai đoạn rất quan
trọng trong các giai đoạn phát triển phần mềm. Có thể nói rằng Microsoft đang muốn phát
triển Visual Studio ngày càng đa năng, có thể hỗ trợ mọi hoạt động liên quan đến việc xây
dựng, phát triển một phần mềm, hơn là một công cụ chỉ hỗ trợ lập trình.
22
9 Nguyên lý chứa trong: Trên màn hình làm việc của Visual Studio được chia ra
nhiều vùng làm việc nhỏ hơn, chúng được gọi là các cửa sổ hay thanh công cụ. Ban đầu
người dùng chỉ có hai tuỳ chọn là hiển thị hoặc ẩn của sổ/công cụ nào chưa cần dùng đến.
Các phiên bản sau này (như Visual Studio .Net 2005 về sau) các cửa sổ này có thể ẩn,
hiện hoặc được thu nhỏ (chẳng hạn click vào hình ba mũi tên thì của sổ dài ra, click vào
hình hai mũi tên thì cửa sổ thu ngắn lại thành một vùng chữ nhật nhỏ chứa hình ba mũi
tên). Thiết nghĩ Microsoft đã áp dụng nguyên lý chứa trong cho các cửa sổ này giống như
các ăngten có thể kéo dài ra hoặc thu ngắn lại.
9 Nguyên lý thực hiện sơ bộ: Khi tạo lớp (class) bằng một ngôn ngữ lập trình nào đó
trong Visual Studio, người dùng sẽ thấy ở đầu trang soạn thảo mã nguồn đều đã có khai
báo trước một vài thư viện cần thiết (như systems) cho việc sử dụng các phương thức hay
đối tượng thông dụng của hệ thống. Nếu người dùng cần sử dụng các thư viện chuyên
dụng thì sẽ tự khai báo thêm. Ngoài ra, các thông số về môi trường để biên dịch, thực thi
một class hay một dự án (project) tạo ra đều đã được định sẵn và lập trình viên chỉ việc sử
dụng và nếu cần có thể tuỳ chỉnh thêm. Và còn nhiều tính năng khác nữa cũng có những
phần đã chuẩn bị sẵn cho lập trình viên sử dụng. Ở đây, Microsoft đã ứng dụng nguyên lý
thực hiện sơ bộ nhằm chuẩn bị trước, thực hiện trước những gì được đánh giá là cần thiết
cho người dùng trong quá trình xây dựng phần mềm trên Visual Studio.
9 Nguyên lý dự phòng: Một trong những việc thể hiện Microsoft sử dụng nguyên lý
dự phòng trong bộ Visual Studio là đánh dấu (tô nền hoặc gạch chân) các từ, cụm từ hay
đoạn code mà lập trình viên gõ sai chính tả hay cú pháp. Ngoài ra, nhằm hạn chế người
dùng gõ sai mã nguồn, Microsoft còn hỗ trợ công cụ hiển thị những tên đối tượng, tên
hàm hay cú pháp hàm có liên quan (IntelliSense), có thể sử dụng khi người dùng gõ vài
ký tự đầu tiên.
9 Nguyên lý linh động: Ai đã từng sử dụng Visual Studio chắc hẳn sẽ biết đến khái
niệm plug-in hay add-on, một dạng thành phần phần mềm, ứng dụng hỗ trợ các tính năng
mở rộng có thể cài đặt thêm hoặc tháo ra khỏi một phần mềm hay ứng dụng khác. Visual
Studio hỗ trợ khả năng này, nghĩa là cho phép thêm vào hoặc giảm bớt các tính năng mà
23
người dùng thấy cần thiết thông qua cơ chế plug-in. Tương tự, các thư viện của Visual
Studio cũng được hỗ trợ cơ chế này, có nghĩa là có thể thêm vào khi cần sử dụng. Một vài
ví dụ cho các phần mềm dạng này có thể bổ sung thêm vào Visual Studio là Theme
Generator, PowerCommands, CR_documentor, …
9 Nguyên lý quan hệ phản hồi: Trong Visual Studio, khi lập trình viên gõ sai cú pháp
của lệnh, hay sử dụng tên một đối tượng chưa tồn tại thì một biểu tượng báo lỗi tự động
xuất hiện ở đầu dòng, đồng thời những từ, cụm từ sai sẽ được gạch chân. Hoặc khi thao
tác trên các cửa sổ, nếu người dùng nhập thông tin thiếu hoặc sai thì các thông báo hiển
thị phản hồi cho người dùng biết thao tác của mình là đúng hoặc sai theo các mức độ khác
nhau (cảnh báo, lỗi, thông tin). Đây là nội dung của nguyên lý quan hệ phản hồi. Tức là
người dùng tương tác với phần mềm, phần mềm phản hồi lại để người dùng biết được
thao tác của mình đúng hay sai để tiếp tục cho các thao tác khác.
9 Nguyên lý sử dụng trung gian: Các lập trình viên đều biết rằng để giao tiếp với
máy tính cần sử dụng ngôn ngữ máy. Tuy nhiên, khi sử dụng Visual Studio thì các ngôn
ngữ lập trình được hỗ trợ như VB, C#, …đều là các ngôn ngữ cấp cao. Do đó, trước khi
được biên dịch thành tập tin có thể thực thi (.exe) các tập tin mã nguồn như *.cs, *.vb,
…cần được biên dịch sang dạng tập tin trung gian, các dạng tập tin mà máy có thể hiểu
được. Hầu như các phần mềm khác cũng vậy, khi giao tiếp với người dùng thì sử dụng
ngôn ngữ cấp cao, sau đó phải thông qua một hoặc nhiều dạng tập tin trung gian nữa mới
tạo thành tập tin thực thi chương trình. Nguyên lý sử dụng trung gian đã được áp dụng
vào quá trình biên dịch này.
9 Nguyên lý sao chép (copy): Các nhà phát triển phần mềm ứng dụng luôn mong
muốn phần mềm hỗ trợ người dùng nhưng công việc sát với thế giới thực để họ thấy gần
gũi, thân thiện và dễ dùng hơn. Microsoft cũng vậy, chính vì thế mà các hình ảnh, hình
dạng, hay ngôn từ sử dụng trong các bộ phần mềm ngày càng gần gũi với thế giới thực,
với ngôn ngữ của con người hơn. Visual Studio cũng không ngoại lệ. Như vậy, có thể nói
rằng thế giới thực của con người đã được sao chép vào cách thể hiện, hoạt động của phần
mềm.
24
9 Nguyên lý thay đổi màu sắc: Người sử dụng nếu như đã trải qua nhiều phiên bản
của Visual Studio sẽ thấy điều này rất rõ. Từ phiên bản đầu tiên, việc thay đổi màu sắc
cho từng đối tượng khác nhau đã được sử dụng như từ khoá của Visual Studio thì dùng
màu xanh dương, phần ghi chú thì dùng màu xanh lá cây, phần mã nguồn do người dùng
tự gõ thì màu đen, màu nền của Form thì mặc định là xám nhạt, trong khi màu nền của
một số đối tượng khác lại trong suốt, …Và những phiên bản sau này (như 2010) thì người
dùng có thể tuỳ chỉnh cả theme của Visual Studio. Việc thay đổi màu sắc nhằm giúp cho
người dùng nhận dạng nhanh các đối tượng, khi làm việc cảm thấy dễ chịu hơn với những
gam màu khác nhau thể hiện cho các đối tượng khác nhau. Hình dạng, màu sắc đối tượng
phù hợp có tác dụng rất lớn, giúp người dùng dễ thấy được mối liên hệ giữa các bộ phận
và suy nghĩ cũng từ đó thoáng hơn, tốt hơn.
9 Nguyên lý đồng nhất: Microsoft áp dụng nguyên lý này trong các phần mềm của
mình. Ví dụ dễ thấy nhất là các biểu tượng trong các loại thông báo đưa ra, chúng đồng
nhất cho từng loại thông báo chẳng hạn như: hình chữ “i” thể hiện cho thông báo cung
cấp thông tin, hình dấu chấm thang nằm trong tam giác đại diện cho các cảnh báo, hình
vòng tròn nền đỏ kèm dấu gạch chéo bên trong thể hiện cho các lỗi, …Ngoài ra có thể
thấy nguyên lý này trong các biểu tượng của các loại tập tin.
25
Kết luận
Qua các phân tích ở trên, chúng ta thấy được rằng trong lĩnh vực công nghệ thông
tin, cụ thể ở đây là các phần mềm ứng dụng. Khi chúng ra đời và trong các giai đoạn phát
triển đều được ứng dụng một hoặc nhiều nguyên tắc hay nguyên lý nào đó để phần mềm
ngày càng có ích, phục vụ nhiều hơn cho người dùng. Và 40 nguyên lý sáng tạo được nêu
trong phần đầu được áp dụng rất nhiều không chỉ trong lĩnh vực tin học mà còn các lĩnh
vực khác trong cuộc sống. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, hiện tại có vô số phần
mềm ứng dụng ra đời, nhưng không phải phần mềm nào ra đời cũng được sử dụng rộng
rãi, được phát triển qua nhiều phiên bản. Có thể do nhiều nguyên nhân nhưng một trong
các nguyên nhân đó là thiếu sự sáng tạo.
Để phát triển xã hội, con người cần không ngừng sáng tạo. Từ đó cho thấy các
nguyên lý sáng tạo rất quan trọng, nhưng muốn sử dụng có hiệu quả, chúng cần được hiểu
rõ về nội dung và vận dụng đúng trường hợp. Trong thời đại công nghệ thông tin như hiện
nay, tin học đóng vai trò rất lớn, nó được đánh giá là “len lỏi” trong mọi lĩnh vực khác
của cuộc sống. Do đó, phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin là điều tất yếu. Và để đạt
được điều này thì việc nắm vững và áp dụng phù hợp các nguyên lý sáng tạo trong tin học
là không thể thiếu.
26
Tài liệu tham khảo
[1] Hoàng Kiếm, Slides bài giảng môn ‘‘PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TRONG TIN HỌC’’
[2] Phan Dũng, Phương pháp luận sáng tạo khoa học kỹ thuật, Nhà xuất bản TP.HCM –
1998
[3] Hoàng kiếm, Giải 1 bài tóan trên máy tính như thế nào I, II, III, Nhà xuất bản Giáo
dục – 2001, 2002, 2004
[4] "TechEd 2011: Visual Studio vNext Sneak Preview". The Visual Studio Blog. MSDN
Blogs (Microsoft Corporation). 26/5/ 2011
Các trang web:
[5]
[6]
Documentary-Part-One
[7]
studio-2010-bo-sung-khong-the-thieu/
[8]
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ppnckh_daothiphan_k6_7573.pdf