LỜI MỞ ĐẦU
Gần đây chúng ta ngày càng hiểu rõ hơn vai trò của các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong mọi lãnh vực. Chúng tác động trực tiếp lên đời sống hàng ngày của con người và ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn, bởi nhiều tri thức thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau đã được áp dụng nhằm mục đích cải thiện đời sống và nâng cao sức khỏe của con người. Nhiều thành tựu của hóa học cũng đã liên tục xuất hiện trong những năm gần đây. Chính những thành tựu này nó đã thể hiện sự tận tụy lao động sáng tạo của các nhà hóa học lỗi lạc trên nhiều lĩnh vực như nguyên, nhiên liệu cho hỏa tiễn, từ việc điều chế thuốc kháng sinh, thuốc dùng trong nông nghiệp như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, kí sinh trùng đã có nhiều thành công đến việc sản xuất quần áo, tơ sợi tổng hợp, nhựa hóa học với nhiều tính chất rất khác nhau cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Sự phát triển của công nghiệp chất dẻo và luyện kim đã tác động rất lớn đến lĩnh vực chế biến và bao bì thực phẩm, cũng như việc xây nhà, sản xuất ô tô, và chế tạo vật dụng gia đình Ở mọi nơi hóa học đều có vai trò hết sức quan trọng nên các nhà hóa học đã không ngừng cố gắng để đạt được nhiều thành tựu hơn nữa.Không có ngành công nghiệp nào phát triển nhanh như ngành công nghiệp sản xuất dược phẩm. Chính hóa học đã trao cho y dược những loại thuốc rất công hiệu, nó đã tích cực tham gia vào công cuộc đấu tranh chống bệnh tật. Bên cạnh
những tiến bộ vượt bậc ấy, ta cũng không thể quên có một loại sản phẩm khá quen thuộc có vai trò quan trọng đời sống của con người, cũng như trong lĩnh vực y dược cách đây khá lâu, đó là Phèn chua.Từ Phế Liệu Nhôm Điều Chế Phèn Chua Và Từ Phèn Chua Pha Chế Một Một Số Thuốc Dùng Ngoài Da
MỤC LỤC
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÈN CHUA 1
1. Khái quát về Phèn 1
2. Một số loại Phèn phổ biến 1
2.1. Phèn Natri 1
2.2. Phèn Nhôm 2
2.3. Phèn Aminonium 2
2.4. Phèn Kali 2
3. Một số tính chất của Phèn chua 3
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ ƯU ĐIỂM CỦA PHÈN CHUA 5
1. Trong công nghiệp . 5
1.1. Trong công nghiệp làm giấy . 5
1.2. Trong công nghiệp nhuộm vải 7
2. Trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân 7
2.1. Giới thiệu chung về nguồn tài nguyên nước . 7
2.2. Các cách xử lý nước 10
2.2.1. Giới thiệu chung 10
2.2.2. Một số quá trình xử lý nước 11
3. Trong lĩnh vực y dược và sức khỏe . 29
3.1. Làm thuôc khử mùi . 29
3.2. Trị lang ben . 37
3.3. Trị bệnh nước ăn kẽ tay, kẽ chân .38
3.4. Trị nấm mốc 38
3.5. Làm thuốc sát trùng vết thương .39
3.6. Làm thuốc dùng ngoài, se da, và niêm mạc 40
3.7. Chữa các bệnh về tai . 41
3.8. Chữa các bệnh về răng
3.9. Làm thuốc cầm máu và đánh mắt hột . 42
3.10. Một số bệnh khác có sử dụng phèn chua để trị 43
CHƯƠNG 3: QUI TRÌNH SẢN XUẤT PHÈN CHUA 45
1. Trong phòng thí nghiệm 45
2. Trong công nghiệp . 46
2.1. Từ quặng Bauxite .47
2.2. Từ đất sét và mỏ Alunit (Alunite) . 47
PHẦN II: THỰC NGHIỆM 49
CHƯƠNG 1: SẢN XUẤT PHÈN CHUA 49
1. Phương tiện 49
1.1. Dụng cụ . 49
1.2. Hóa chất 49
2. Tiến hành diều chế Phèn chua .49
2.1. Pha chế hóa chất 49
2.1.1. Pha 100ml dung dịch H2SO4 9M từ H2SO4 98% 49
2.1.2. Pha 100ml dung dịch KOH 1M từ KOH khan 50
2.2. Tiến hành thí nghiệm điều chế Phèn chua . . 51
2.2.1. Sản xuất Phèn chua từ bột Nhôm . .51
2.2.2. Sản xuất Phèn chua từ vỏ lon bia, lon nước ngọt 55
2.2.3. Sản xuất Phèn chua từ Nhôm vụn .57
2.2.4. Sản phẩm Phèn chua trên thị trường .58
2.3. Thử nghiệm một số tính chất của Phèn chua . 59
CHƯƠNG 2: TỪ PHÈN NHÔM ĐIỀU CHẾ MỘT SỐ DƯỢC
PHẨM DÙNG NGOÀI DA . 61
1. Điều chế một số bài thuôc khử mùi từ Phèn chua . 61
2. Điều chế bài thuốc trị bệnh lang ben từ Phèn chua . 61
3. Trị nấm mốc . .62
4. Làm thuốc sát trùng vết thương 62
5. Làm thuốc dùng ngoài, se da và niêm mạc .63
6. Chữa đau nhức răng 63
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .64
TÀI LIỆU THAM KHẢO .65
74 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 13922 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Từ nhôm phế liệu điều chế phèn chua và từ phèn chua pha chế một số dược phẩm dùng ngoài da, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC
BỘ MÔN HÓA HỌC
------oOo------
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TỪ NHÔM PHẾ LIỆU ĐIỀU CHẾ
PHÈN CHUA VÀ TỪ PHÈN CHUA
PHA CHẾ MỘT SỐ DƯỢC PHẨM
DÙNG NGOÀI DA
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Ths. Võ Hồng Thái Nguyễn Thị Hải Yến
MSSV: 2033487
Lớp: Cử Nhân Hóa K29
CẦN THƠ - 06/2007
Từ Phế Liệu Nhôm Điều Chế Phèn Chua Và Từ Phèn Chua Pha Chế Một Một Số Thuốc Dùng Ngoài Da
i
LỜI CẢM ƠN
Để em có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong bốn năm học và trong việc
thực hiện đề tài tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn:
- Thầy Võ Hồng Thái đã hướng dẫn đề tài luận văn.
- Các Thầy, Cô trong phòng thí nghiệm đã tạo điều kiện cho em hoàn thành
tốt bài luận văn của mình.
- Và tất cả các Thầy, Cô khác đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học.
- Cuối cùng em cũng xin cám ơn gia đình và bạn bè đã động viên em trong
suốt quá trình học tập vừa qua.
Từ Phế Liệu Nhôm Điều Chế Phèn Chua Và Từ Phèn Chua Pha Chế Một Một Số Thuốc Dùng Ngoài Da
ii
LỜI NÓI ĐẦU
Gần đây chúng ta ngày càng hiểu rõ hơn vai trò của các tiến bộ khoa học
kỹ thuật trong mọi lãnh vực. Chúng tác động trực tiếp lên đời sống hàng ngày
của con người và ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn, bởi nhiều tri thức thuộc các
lĩnh vực khoa học khác nhau đã được áp dụng nhằm mục đích cải thiện đời sống
và nâng cao sức khỏe của con người. Nhiều thành tựu của hóa học cũng đã liên
tục xuất hiện trong những năm gần đây. Chính những thành tựu này nó đã thể
hiện sự tận tụy lao động sáng tạo của các nhà hóa học lỗi lạc trên nhiều lĩnh vực
như nguyên, nhiên liệu cho hỏa tiễn, từ việc điều chế thuốc kháng sinh, thuốc
dùng trong nông nghiệp như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, kí sinh trùng đã có
nhiều thành công đến việc sản xuất quần áo, tơ sợi tổng hợp, nhựa hóa học với
nhiều tính chất rất khác nhau cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Sự phát triển của
công nghiệp chất dẻo và luyện kim đã tác động rất lớn đến lĩnh vực chế biến và
bao bì thực phẩm, cũng như việc xây nhà, sản xuất ô tô, và chế tạo vật dụng gia
đình…Ở mọi nơi hóa học đều có vai trò hết sức quan trọng nên các nhà hóa học
đã không ngừng cố gắng để đạt được nhiều thành tựu hơn nữa.
Không có ngành công nghiệp nào phát triển nhanh như ngành công nghiệp
sản xuất dược phẩm. Chính hóa học đã trao cho y dược những loại thuốc rất công
hiệu, nó đã tích cực tham gia vào công cuộc đấu tranh chống bệnh tật. Bên cạnh
những tiến bộ vượt bậc ấy, ta cũng không thể quên có một loại sản phẩm khá
quen thuộc có vai trò quan trọng đời sống của con người, cũng như trong lĩnh
vực y dược cách đây khá lâu, đó là Phèn chua.
Từ Phế Liệu Nhôm Điều Chế Phèn Chua Và Từ Phèn Chua Pha Chế Một Một Số Thuốc Dùng Ngoài Da
iii
TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Để có thể tận dụng được nguồn phế liệu từ Nhôm và giới thiệu lại một số vị
thuốc quen thuộc, đơn giản và rẻ tiền từ Phèn chua. Nên em đã thực hiện đề tài
này với nội dung chính là :
- Giới thiệu tổng quát một số loại Phèn và tính chất của Phèn chua.
- Một số ứng dụng của Phèn, trong đó có ứng dụng làm trong nước và
làm dược phẩm là hai ứng dụng chinh mà em quan tâm.
- Một số phương pháp điều chế Phèn chua từ các nguyên liệu khác nhau.
- Thực nghiệm kiểm tra một số tính chất của Phèn chua.
- Tiến hành pha chế một số dược phẩm từ Phèn chua.
Từ Phế Liệu Nhôm Điều Chế Phèn Chua Và Từ Phèn Chua Pha Chế Một Một Số Thuốc Dùng Ngoài Da
iv
MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT…………………………………………….. 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÈN CHUA…………………… 1
1. Khái quát về Phèn………………………………………………….. 1
2. Một số loại Phèn phổ biến…………………………………………..1
2.1. Phèn Natri…………………………………………………………1
2.2. Phèn Nhôm……………………………………………………… 2
2.3. Phèn Aminonium………………………………………………… 2
2.4. Phèn Kali………………………………………………………… 2
3. Một số tính chất của Phèn chua…………………………………… 3
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ ƯU ĐIỂM CỦA PHÈN CHUA…………………… 5
1. Trong công nghiệp…………………………………………………. 5
1.1. Trong công nghiệp làm giấy……………………………………... 5
1.2. Trong công nghiệp nhuộm vải…………………………………… 7
2. Trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân………………7
2.1. Giới thiệu chung về nguồn tài nguyên nước……………………... 7
2.2. Các cách xử lý nước………………………………………………10
2.2.1. Giới thiệu chung…………………………………………………..10
2.2.2. Một số quá trình xử lý nước………………………………………11
3. Trong lĩnh vực y dược và sức khỏe………………………………. 29
3.1. Làm thuôc khử mùi…………………………………………………. 29
3.2. Trị lang ben…………………………………………………………. 37
3.3. Trị bệnh nước ăn kẽ tay, kẽ chân…………………………………….38
3.4. Trị nấm mốc…………………………………………………………38
3.5. Làm thuốc sát trùng vết thương……………………………………...39
3.6. Làm thuốc dùng ngoài, se da, và niêm mạc……………………… 40
3.7. Chữa các bệnh về tai……………………………………………... 41
3.8. Chữa các bệnh về răng…………………………………………… 41
Từ Phế Liệu Nhôm Điều Chế Phèn Chua Và Từ Phèn Chua Pha Chế Một Một Số Thuốc Dùng Ngoài Da
v
3.9. Làm thuốc cầm máu và đánh mắt hột……………………………. 42
3.10. Một số bệnh khác có sử dụng phèn chua để trị………………… 43
CHƯƠNG 3: QUI TRÌNH SẢN XUẤT PHÈN CHUA………………… 45
1. Trong phòng thí nghiệm…………………………………………… 45
2. Trong công nghiệp…………………………………………………. 46
2.1. Từ quặng Bauxite………………………………………………….47
2.2. Từ đất sét và mỏ Alunit (Alunite)………………………………... 47
PHẦN II: THỰC NGHIỆM………………………………………………… 49
CHƯƠNG 1: SẢN XUẤT PHÈN CHUA………………………………… 49
1. Phương tiện………………………………………………………… 49
1.1. Dụng cụ…………………………………………………………... 49
1.2. Hóa chất………………………………………………………….. 49
2. Tiến hành diều chế Phèn chua……………………………………...49
2.1. Pha chế hóa chất…………………………………………………..49
2.1.1. Pha 100ml dung dịch H2SO4 9M từ H2SO4 98%............................49
2.1.2. Pha 100ml dung dịch KOH 1M từ KOH khan……………………50
2.2. Tiến hành thí nghiệm điều chế Phèn chua…………...…………... 51
2.2.1. Sản xuất Phèn chua từ bột Nhôm…………...…………………….51
2.2.2. Sản xuất Phèn chua từ vỏ lon bia, lon nước ngọt…………………55
2.2.3. Sản xuất Phèn chua từ Nhôm vụn………………………………...57
2.2.4. Sản phẩm Phèn chua trên thị trường……………………………...58
2.3. Thử nghiệm một số tính chất của Phèn chua…………………... 59
CHƯƠNG 2: TỪ PHÈN NHÔM ĐIỀU CHẾ MỘT SỐ DƯỢC
PHẨM DÙNG NGOÀI DA……………………………………………... 61
1. Điều chế một số bài thuôc khử mùi từ Phèn chua……….…….…. 61
2. Điều chế bài thuốc trị bệnh lang ben từ Phèn chua…………….……..61
3. Trị nấm mốc………………………………………………….……….62
4. Làm thuốc sát trùng vết thương………………………………………62
5. Làm thuốc dùng ngoài, se da và niêm mạc…………………………...63
6. Chữa đau nhức răng……………………………………………......…63
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………….….…...64
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………...65
Từ Phế Liệu Nhôm Điều Chế Phèn Chua Và Từ Phèn Chua Pha Chế Một Một Số Thuốc Dùng Ngoài Da
vi
BẢNG PHỤ LỤC
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1. Độ tan của một số loại Phèn trong 100 phần nước ………………...…3
Bảng 2. Hiệu suất của quá trình điều chế Phèn chua từ bột Nhôm ………….54
Bảng 3. Nhiệt độ nóng chảy của các sản phẩm Phèn chua
thu được từ bột Nhôm .......................................................................54
Bảng 4. Nhiệt độ sôi của các sản phẩm Phèn chua
thu được từ bột Nhôm ……...........................................................….54
Bảng 5. Hiệu suất của quá trình điều chế Phèn chua
từ lon bia, lon nước ngọt ...............................................................….56
Bảng 6. Nhiệt độ nóng chảy của các sản phẩm Phèn chua
thu được từ lon bia, lon nước ngọt …………………..……………...56
Bảng 7. Nhiệt độ sôi của các sản phẩm Phèn chua
thu được từ lon bia, lon nước ngọt …………….............……………56
Bảng 8. pH của các sản phẩm Phèn chua
thu được từ lon bia, lon nước ngọt …….............................................56
Bảng 9. Hiệu suất của quá trình điều chế Phèn chua từ Nhôm vụn ……….…58
Bảng 10. Nhiệt độ nóng chảy của các sản phẩm Phèn chua
thu được từ Nhôm vụn .......................................................................58
Bảng 11. Nhiệt độ sôi của các sản phẩm Phèn chua
thu được từ Nhôm vụn …............................................................…..58
Bảng 12. pH của các sản phẩm Phèn chua
thu được từ Nhôm vụn ………...............................................………58
Bảng 13. Nhiệt độ nóng chảy của sản phẩm Phèn chua
bán ở thị trường ………….........................................................……58
Bảng 14. Nhiệt độ sôi của sản phẩm Phèn chua bán ở thị trường ……...…....59
Từ Phế Liệu Nhôm Điều Chế Phèn Chua Và Từ Phèn Chua Pha Chế Một Một Số Thuốc Dùng Ngoài Da
vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1. Mối liên kết giữa Rosin và Cellulose………………………………... 6
Hình 2. Mối liên kết giữa acid beta keto và Cellulose ………………………...7
Hình 3. Bể điều lưu………………………………………………………...... 14
Hình 4. Bể trung hòa nước thải có tính acid ……………………………...….15
Hình 5. Tạo bông cặn …………………………………………………......…16
Hình 6. Bể tuyển nổi kết hợp với cô đặc bùn ………………………..…..…..17
Hình 7. Cho thấy hiệu ứng Tymdall….....………………………………....…25
Hình 8. Các hạt silica gel và các túi hút ẩm chứa silicagel………………..... 29
Hình 9. Minh họa khi gặp người có mùi hôi nách……………………....…..29
Hình 10. Một khối khoáng Talc...........................................…………….….. 32
Hình 11. Bệnh lang ben ở sau lưng của một người...........................................37
Hình 12. Minh họa bệnh chàm..........................................................................40
Hình 13. Men răng bị hủy hoại.........................................................................42
Hình 14. Vỏ lon bia, lon nước ngọt bằng nhôm................................................55
Hình 15. Tinh thể phèn chua ............................................................................60
Hình 16. Nước trước và sau khi xử lý với phèn ...............................................60
Hình 17. Phèn phi............................................................................................. 61
Từ Phế Liệu Nhôm Điều Chế Phèn Chua Và Từ Phèn Chua Pha Chế Một Một Số Thuốc Dùng Ngoài Da
1
Phần I
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÈN CHUA
1. Khái quát về phèn: [3],[5]
Phèn là loại hợp chất có cấu tạo tinh thể thường là tám mặt đều (bát diện
đều), có màu hoặc không màu. Có công thức chung là:
MI2SO4.M
III
2(SO4)3.24H2O
Hoặc: MIMIII(SO4)2.12H2O
Trong đó:
MI: là ion kim loại của kim loại kiềm hoặc NH4+
MIII: là ion kim loại của kim loại hóa trị 3 như: Al, Cr, Fe, Mn, Co, Ti…
Hầu hết các loại phèn dễ tan trong nước nhưng lại khó tan trong cồn.
2. Một số loại phèn phổ biến: [25]
- Phèn Natri
- Phèn Crom
- Phèn Ammonium
- Phèn Kali
Ngoài ra còn có:
- Phèn giả: MIIAl2(SO4)4.24H2O
Trong đó: MII là ion kim loại của kim loại hóa trị 2 như: Fe2+, Zn2+, Cu2+.
Phèn đen: là hỗn hợp của nhôm Sulfat và than hoạt tính để xử lý nước.
2.1. Phèn Natri
Từ Phế Liệu Nhôm Điều Chế Phèn Chua Và Từ Phèn Chua Pha Chế Một Một Số Thuốc Dùng Ngoài Da
2
- Công thức phân tử : Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O
- Ở dạng tinh thể thăng hoa, tan trong nước
- Trong tự nhiên nó được tìm thấy trong khoáng vật Mendozite. Phèn
natri hòa tan rất tốt trong nước nhưng lại khó để có thể điều chế được nó một
cách tinh khiết.
- Trong 100 phần khối lượng nước có thể hòa tan 110 phần khối lượng
phèn natri ở 0oC và khi ở 16oC có thể hòa tan 51 phần khối lượng phèn.
- Sử dụng trong nhuộm làm chất rắn màu.
2.2. Phèn Crom
- Công thức phân tử: K2SO4.Cr2(SO4)3.12H2O
- Nó xuất hiện trong Alizarin.
- Dưới 60oC nó tan trong nước tạo thành dung dịch màu đỏ tía,
nhưng nếu trên 60oC nó cho dung dịch màu xanh lá cây.
2.3. Phèn Ammonium
- Công thức phân tử: NH4Al(SO4)2.12H2O
- Nó tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng, với 2 nhóm Sulfat.
- Nó được sử dụng trong chế phẩm của Al2O3, trong y học và để làm
trong nước, làm keo thực vật, và cũng là một chất khử mùi. Tuy nhiên hợp chất
quan trọng hơn vẫn là phèn Kali.
2.4. Phèn Kali: còn được gọi là Phèn chua, Phèn nhôm…
- Thu được từ Alunit (Alunite) tự nhiên (Phèn đá)
- Nó thường tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng hoặc dạng bột trắng,
khi hòa tan trong nước tạo thành dung dịch không màu.
- Phèn là một hợp chất ion, với hai cation khác nhau là K+ và Al3+,
còn anion là các gốc Sulfat.
- Công thức phân tử: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O
Từ Phế Liệu Nhôm Điều Chế Phèn Chua Và Từ Phèn Chua Pha Chế Một Một Số Thuốc Dùng Ngoài Da
3
Độ tan của một số Phèn thông dụng
Khả năng hòa tan của các loại phèn trong nước là rất khác nhau. Ví dụ như:
phèn natri rất dễ tan trong nước nhưng trong khi đó phèn cesium (Cs) và phèn
rubidium (Rb) lại chỉ hòa tan một ít. Sự khác nhau đó được chỉ ra trong bảng
sau.
Bảng 1: Độ tan của một số loại Phèn trong 100 phần nước (khối lượng)
Nhiệt độ(oC) PhènAmmonium Phèn Cesium Phèn Kali Phèn Rubidium
0 2,62 0,19 3,90 0,71
10 4,50 0,29 9,52 1,09
50 15,9 1,235 44,11 4,98
80 35,20 5,29 134,47 21,60
100 70,83 357,48
3. Một số tính chất của Phèn chua: [9], [10], [11], [12]
- Đúng theo tên gọi của nó, phèn chua là hợp chất không độc, có vị chát và
chua, làm se lưỡi.
- Ít tan trong nước lạnh nhưng lại tan rất nhiều trong nước nóng nên phèn
rất dễ tinh chế bằng cách cho kết tinh lại trong nước. Khi tan vào nước, nó thu
nhiệt.
- Khối lượng phân tử: 474,37 đvC (u, amu)
- Nhiệt độ nóng chảy: 92- 93oC
- Nhiệt độ sôi: 200oC
- Phèn chua có một đặc điểm là khi đốt nóng tới 92oC thì chảy trong nước
kết tinh, để nguội sẽ đông đặc thành một khối vô định hình và trong suốt. Đốt
nóng tới 100oC thì mất 5 phân tử nước kết tinh, tới 120oC mất thêm 4 phân tử
Từ Phế Liệu Nhôm Điều Chế Phèn Chua Và Từ Phèn Chua Pha Chế Một Một Số Thuốc Dùng Ngoài Da
4
nước kết tinh nữa, rồi tới 200oC thì chuyển thành muối hoàn toàn khan, phồng
lên như một cái nấm trắng và xốp. Đó là phèn phi.
- Khối lượng riêng: 1,757g/ml
- Khi hòa tan vào nước tạo môi trường acid có pH khoảng 3-3,5 (đối với
dung dịch 10%).
- Điểm bốc cháy: không dễ bốc cháy.
- Tính ổn định: ổn định ở điều kiện bình thường.
- Không tan trong Cồn tuyệt đối (C2H5OH tinh khiết). Khi hòa tan vào
nước, một phần cho phản ứng thủy phân tạo kết tủa keo Al(OH)3. Chính kết tủa
này giúp cho phèn có nhiều ứng dụng trong thực tế.
Từ Phế Liệu Nhôm Điều Chế Phèn Chua Và Từ Phèn Chua Pha Chế Một Một Số Thuốc Dùng Ngoài Da
5
Chương 2
MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA PHÈN CHUA
Phèn chua là một loại hóa chất khá quen thuộc với đời sống của người
dân, nhất là đối với những người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long, là nơi mà
người dân thường lấy nước sông rồi dùng phèn chua để làm trong nước mà dùng
trong nấu nướng. Phèn chua có khá nhiều ứng dụng quan trọng trong thực tế với
nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ sản xuất trong công nghiệp như công nghiệp làm
giấy, thuốc nhuộm, thuộc da, nhuộm vải, làm sơn…cho đến sinh hoạt hàng ngày
làm trong nước đục và cả trong lĩnh vực y dược…Những công dụng này đều
xuất phát từ chỗ muối nhôm thủy phân khá mạnh trong nước tạo thành nhôm
hidroxid và từ đặc tính se da của nó.
1. Trong công nghiệp: [26]
Phèn chua là một loại hóa chất được dùng từ rất lâu trong công nghiệp làm
giấy, làm chất cắn màu nhuộm vải, làm sơn…
1.1. Trong công nghiệp làm giấy
Từ thế kỉ 19, phèn chua đã trở thành một thành phần quan trọng đối với chất
lượng của giấy. Vì phèn chua có tác dụng gắn chặt các phân tử cellulose nên
giúp cho giấy dai, chắc và bền hơn, giấy sẽ lâu bị mục rã và sẽ không làm nhòe
mực khi viết.
Cách sử dụng Phèn chua trong sản xuất giấy
Từ Phế Liệu Nhôm Điều Chế Phèn Chua Và Từ Phèn Chua Pha Chế Một Một Số Thuốc Dùng Ngoài Da
6
Cách 1: Trong quá trình sản xuất, giấy được nhúng vào trong thùng chứa
dung dịch phèn (khoảng 27%), sau đó giấy được làm khô, rồi nén ép và cắt theo
kích thước cần sử dụng.
Cách 2: Phèn được cho vào bột giấy cùng với muối ăn. Nhôm clorua (Clorur
nhôm, AlCl3) được tạo ra do phản ứng trao đổi, bị thủy phân mạnh hơn tạo nên
các hidroxid, các hidroxid này sẽ kết dính những sợi cellulose với nhau làm cho
giấy không bị nhòe mực khi viết.
Nhờ dung dịch phèn mà trong quá trình bảo quản giấy lâu bị mục rã hơn.
Ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến độ sáng của giấy, vì vậy phèn dùng cho công
nghiệp làm giấy phải tinh khiết.
Cơ chế hoạt động của phèn chua trong việc làm giấy
Các sự liên kết đều thông qua cầu nối của nhôm hidroxid.
Ví dụ 1: Liên kết giữa rosin (Colophan, một loại nhựa thông) và các sợi
cellulose trong giấy.
Hình 1: Mối liên kết giữa rosin và cellulose nhờ phèn chua (qua cầu
Al(OH)3)
Ví dụ 2: Liên kết giữa Acid beta – keto với cellulose. Trong quá trình tạo liên
kết Alkyl ketene dimmer. Nhôm tạo phức trong Acid beta- keto, sau đó nó sẽ
kết dính với cellulose theo hình.
Hình 2: Mối liên kết giữa Acid beta keto và cellulose
Từ Phế Liệu Nhôm Điều Chế Phèn Chua Và Từ Phèn Chua Pha Chế Một Một Số Thuốc Dùng Ngoài Da
7
Theo một sự tính toán trước đây, chỉ cần khoảng 5 pound (cân Anh, 1 pound
= 450g) được thêm vào thì có thể sản xuất được một tấn giấy.
1.2. Trong công nghiệp nhuộm vải
Khi nhuộm vải, các hidroxid đó được sợi vải hấp phụ và giữ chặt trên sợi
sẽ kết hợp với phẩm nhuộm tạo thành màu bền, nên có tác dụng là chất cắn màu.
Nó có tác dụng giúp cho vải lâu bị bạc màu.
2. Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân
Ngày nay, cùng với việc dân số đang trong giai đoạn tăng nhanh thì nhu
cầu sử dụng nước trong sinh hoạt và trong sản xuất của con người cũng ngày
càng bức thiết hơn. Trong khi đó thì nguồn nước của ta cũng ngày càng trở nên
khan hiếm hơn.
2.1. Giới thiệu chung về nguồn tài nguyên nước
a/ Các nguồn nước trong tự nhiên: sông, hồ, biển, nước trên bề mặt, nguồn
nước ngầm…
- Trên trái đất có những lượng nước khổng lồ. Khả năng con người sử
dụng nước đó vào một mục đích nhất định có thể bị hạn chế bởi hai lý do chính
sau:
- Nước được phân bố trên trái đất không đều nên có nơi lượng nước thừa
dùng và có nơi lại thiếu.
Từ Phế Liệu Nhôm Điều Chế Phèn Chua Và Từ Phèn Chua Pha Chế Một Một Số Thuốc Dùng Ngoài Da
8
- Chất lượng nước phụ thuộc lượng và bản chất các chất tan hoặc lơ lững
trong nước nên có thể không thỏa mãn được mục đích sử dụng nào đó.
b/ Thành phần chung của nước thiên nhiên chủ yếu nhất bao gồm:
- Các ion : Na+, K+, Ca2+, Mg2+, H+, Cl-, SO4
2-, HCO3
-….
- Các khí hòa tan: O2, CO2, H2S….
- Các thành phần vi lượng khác: Br -, I-, F-, HPO42-, H2PO4-, SiO32-, HS-,
HSiO3
-, CH4, N2….
- Các hợp chất hữu cơ:
+ Loại 1: Là các chất đã cấu tạo nên cơ thể các sinh vật sống trong
nước như: động vật, thực vật sống trong nước.
+ Loại 2: Do sinh vật thải ra trong quá trình sống của chúng hoặc
trong quá trình phân giải các chất hữu cơ từ cơ thể các sinh vật sau khi chết.
* Thành phần của các chất hữu cơ:
- Thành phần chính: C, H,O.
- Thành phần phụ: N, P, S, K, Ca, Fe, Na…
- Các chất lơ lững trong nước: thường là các hạt bùn, cát, phù sa,…
c/ Ảnh hưởng của hoạt động con người đến chất lượng nước
Ngày nay chất lượng nước chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động của con người,
đồng thời nó cũng bị ảnh hưởng bởi các tạp chất trong thiên nhiên.
Ví dụ: Việc tưới ruộng thường làm tăng hàm lượng muối của nguồn nước vì
nước tưới đã mang theo muối, khi nó ngấm qua đất để trở về sông hồ.
* Những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước do hoạt động của con người
- Nước cống thải ra
- Phân bón ( như các Phosphat và Nitrat)
Từ Phế Liệu Nhôm Điều Chế Phèn Chua Và Từ Phèn Chua Pha Chế Một Một Số Thuốc Dùng Ngoài Da
9
- Các chất phế thải chứa các hợp chất kim loại nặng như Hg, Ag, Zn, Pb,…từ
các cơ sở công nghiệp
- Dầu thô và sản phẩm dầu mỏ tràn ra
* Công dụng của nước: Nước rất cần thiết cho đời sống của chúng ta.
- Trong dân dụng: Nước được dùng để ăn, uống, tắm, giặt, tưới, rửa và làm
cảnh (bể cá, vòi phun…).
- Trong công nghiệp: Nước làm chất phản ứng, chất tẩy rửa, chất làm sạch,
dung môi, chất tạo năng lượng (hơi nước, thác nước…). Nước biển còn là
nguồn để khai thác muối NaCl, Mg, Br2. Từ NaCl điều chế được xút, khí clor
(Cl2), là các chất rất thông dụng trong công nghiệp.
- Trong nông nghiệp: Nước được dùng để sản xuất trong nông nghiệp như
tưới tiêu, làm dung môi cho các thuốc trừ sâu, diệt cỏ…và để chăn nuôi gia súc
(cho ăn, uống, tắm, rửa).
- Trong việc nuôi trồng thủy hải sản: Nước là điều kiện đầu tiên cần để nuôi
trồng các thủy hải sản, cá và nhiều động thực vật sống ở sông, ngòi và đại
dương là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng và là nguồn lợi về kinh tế rất
lớn..
- Trong giải trí: Các hoạt động bơi lội, chèo thuyền, lướt ván, câu cá… đều
không thể thực hiện nếu không có nước.
Chính vì thế người ta thường phải xử lý nước để tăng chất lượng dù phải
tốn kém nhiều. Có nhiều cách để xử lý nước nhằm làm giảm nồng độ của một
số hoặc toàn bộ tạp chất nhưng cách này có thể rất đắt. Tuy nhiên trong nhiều
lĩnh vực ta không cần đến nước thật sạch.
Việc chọn cách xử lý nước phụ thuộc vào chất lượng nguồn nước và mục
đích sử dụng. Ví dụ, nước cần cho công nghiệp làm giấy, dệt vải, cho nông
nghiệp hay cho thủy sản, hoặc cho đời sống sinh hoạt mà nó có những yêu cầu
xử lý khác nhau. Riêng đối với nước dùng cho đời sống thì nước phải không có
thành phần độc hại, độ khoáng của nước phải thấp, tính chất vật lý của nước
phải tốt.
Từ Phế Liệu Nhôm Điều Chế Phèn Chua Và Từ Phèn Chua Pha Chế Một Một Số Thuốc Dùng Ngoài Da
10
2.2. Các cách xử lý nước
2.2.1. Giới thiệu chung
- Cách xử lý nước truyền thống vẫn thường gặp ở các vùng nông thôn sâu là
người dân chỉ cần dùng phèn chua đánh vào nước được lấy lên từ các sông, hồ…
thì nước trở nên trong và có thể dùng cho các sinh hoạt hàng ngày như: nấu ăn,
tắm, giặt,…
Cơ chế làm trong nước của phèn chua: rất đơn giản.
Khi cho phèn chua (Al2(SO4)3.K2SO4.24H2O) hòa tan vào nước, thì nó
tách thành các muối K2SO4 và Al2(SO4)3. K2SO4 là muối của acid mạnh (H2SO4)
và bazơ mạnh (KOH) nên không bị thủy phân. Còn muối Al2(SO4)3 là muối của
bazơ yếu (Al(OH)3) và acid mạnh (H2SO4) nên nó bị thủy phân
Al2(SO4)3 + 6H2O 2Al(OH)3 + 3H2SO4
Sự thủy trên không nhiều, nhưng thường trong nước tự nhiên có hiện diện
nhiều muối carbonat acid, nên H+ tạo ra do sự thủy phân trên sẽ kết hợp với
HCO3
- tạo H2CO3 ít điện ly, làm giảm nồng độ ion H+ trong dung dịch, nên theo
nguyên lý dịch chuyển cân bằng Le Châterlier, sự thủy phân Al2(SO3)3 sẽ nhiều
hơn (thiên về chiều tạo Al(OH)3).
3H2SO4 + 3Ca(HCO3)2 3CaSO4 + 6H2CO3
(6CO2 + 6H2O)
Kết hợp hai phản ứng trên ta có:
Al2(SO4)3 + 3Ca(HCO3)2 3CaSO4 + 2Al(OH)3 + 6CO2
Keo Al(OH)3 mang điện tích dương đông tụ dần, lắng xuống kéo theo các hạt
đất và các chất hữu cơ làm cho nước trong.
- Bên cạnh cách xử lý nước vô cùng đơn giản và quen thuộc theo truyền thống
của người dân thì do nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm, vì vậy mà người ta cần
Từ Phế Liệu Nhôm Điều Chế Phèn Chua Và Từ Phèn Chua Pha Chế Một Một Số Thuốc Dùng Ngoài Da
11
có những qui trình xử lý nước một cách kỷ lưỡng và khoa học hơn. Như thế
nguồn nước sau khi xử lý mới đảm bảo chất lượng tốt hơn.
Tuy nhiên, không vì thế mà vai trò của phèn chua bị lãng quên, trái lại nó
vẫn giữ một vai trò quan trọng trong các quá trình xử lý nước.
2.2.2. Một số qui trình xử lý nước
a/ Qui trình thứ nhất bao gồm
- Thông khí
- Loại chất hữu cơ tan
- Dùng hóa chất thích hợp
- Loại huyền phù
- Khử trùng
Tuy nhiên để thực hiện các quá trình trên sẽ khá phức tạp và tốn kém để cho ra
nguồn nước có chất lượng thật sự.
Nguyên tắc của quá trình lóng trong nước từ Phèn chua
Thông khí
Trong khâu này nước được phun lên không khí vì những lý do:
- Để nồng độ khí oxi trong nước tăng lên, tạo cho nước có cảm giác dễ chịu
khi uống.
- Để oxi hóa dihidrosulfur (H2S, gây mùi khó chịu) tạo thành sulfat. Đồng
thời để khí đó bay khỏi nước. Các khí khác và các chất dễ bay hơi khác có mùi
hoặc vị khó chịu cũng sẽ bị phát tán đi trong quá trình thông khí này.
- Muối sắt tan sẽ tạo oxid không tan và sẽ được tách ra.
Loại (Khử) huyền phù
Từ Phế Liệu Nhôm Điều Chế Phèn Chua Và Từ Phèn Chua Pha Chế Một Một Số Thuốc Dùng Ngoài Da
12
- Các hạt sét làm đục nước có thể rất bé và phải cần hàng tuần mới có thể
lắng xuống. Nguyên nhân chính là các hạt sét thường có bề mặt tích điện âm và
lực đẩy giữa các điện tích sẽ ngăn không cho các hạt đó tiến lại gần nhau thành
những hạt lớn nặng hơn có thể lắng xuống nhanh được.
Cách xử lý thông thường để loại huyền phù này là thêm phèn vào. Phản
ứng giữa các ion Al3+ và nước (muối nhôm bị thủy phân) sẽ tạo kết tủa Al(OH)3
lắng xuống.
Al3+(aq) + 3H2O(l) Al(OH)3(r) + 3H
+
(aq)
- Trong nước sẽ có môi trường acid, và các ion hidro bị hút lên bề mặt kết
tủa làm cho các hạt kết tủa tích điện dương. Như vậy kết tủa sẽ hút các hạt sét về
phía mình khi nó kết tủa.
- Ngoài các hạt sét, những phân tử của một số chất có màu, các oxid sắt
kết tủa và cả một số vi khuẩn nữa cũng sẽ dính vào kết tủa nhôm hidroxid và
lắng xuống.
- Khi phần lớn kết tủa đã lắng ta lấy phần nước trong ở trên ra. Thông
thường thì 95% tạp chất lơ lửng đã bị loại. Phần còn lại sẽ bị khử tiếp khi cho
nước chảy qua những cột lọc chứa vật liệu dạng hạt như cát chẳng hạn. Nhiều
vi khuẩn có hại đều bị loại khỏi nước trong khi lọc.
Loại (Khử) hợp chất hữu cơ tan
Một số chất hữu cơ làm nước có màu, mùi hoặc vị đã không bị loại trong
quá trình kết tủa và lọc ở trên.
Trong một số trường hợp ta có thể loại các chất này bằng cách cho nước
chảy qua một lớp than hoạt tính để tạp chất dính vào than.
Khử trùng
- Có thể cho khí clor (Cl2) sục vào nước để giết chết các vi khuẩn gây
bệnh. Hiệu lực của cách xử lý này do acid hipoclorous (axit Hipoclorơ, HClO)
được tạo ra trong phản ứng giữa clor với nước quyết định.
Từ Phế Liệu Nhôm Điều Chế Phèn Chua Và Từ Phèn Chua Pha Chế Một Một Số Thuốc Dùng Ngoài Da
13
- Ngoài việc giết chết vi khuẩn, acid hipoclorous còn khống chế được sự
sinh trưởng của tảo trong các xí nghiệp xử lí nước và các thùng chứa nước.
- Trong những năm gần đây, các nhà hóa học đã nêu lên một số vấn đề về
khả năng tạo các hợp chất clor gây ung thư. Chẳng hạn như: Cloroform (CHCl3),
khi acid hipoclorous oxi hóa các hợp chất của hidrocacbon. Vì thế, có thể thay
thế acid hipoclorous để khử trùng bằng cách:
+ Thêm Ozon (O3)
+ Thêm Hidro peroxid (H2O2)
+ Chiếu tia tử ngoại
Thêm hóa chất
Những hóa chất thường được thêm vào nước trước khi phân phối cho người
tiêu dùng có thể là:
- Một baz (bazơ, base), chẳng hạn như Soda (xôđa, Na2CO3) nung hoặc vôi.
Vì trong quá trình xử lý nước thường đã được acid hóa nhẹ để tăng hiệu lực loại
huyền phù và khử trùng bằng Clor hóa. Vì vậy thêm một baz vào là để trung hòa
tính acid của nước.
- Các ion fluorur (Florua, Fluoride, F-). Nồng độ nhỏ của ion F- trong nước
uống giúp bảo vệ răng tốt. Người ta đưa F- vào nước với mức độ khoảng 1mg/L
bằng cách thêm acid fluorosilicic (axit Flosilic, H2SiF6) hoặc natri fluorosilicat
(Na2SiF6).
SiF6
2-
(aq) + 4H2O(l) 6F
-
(aq) + Si(OH)4(aq) + 4H
+
(aq)
b/ Qui trình thứ hai xử lý nước thải
- Nước thải từ các hoạt động khác nhau của con người (sinh hoạt, công
nghiệp, nông nghiệp) không còn được thải thẳng ra môi trường mà phải qua xử
lý. Việc xử lý bao gồm một chuỗi các quá trình lý học, hóa học và sinh học. Các
quá trình này nhằm thúc đẩy việc xử lý, cải thiện chất lượng nước thải sau xử lý
Từ Phế Liệu Nhôm Điều Chế Phèn Chua Và Từ Phèn Chua Pha Chế Một Một Số Thuốc Dùng Ngoài Da
14
để có thể sử dụng lại chúng hoặc thải ra môi trường với các ảnh hưởng tiêu cực
nhỏ nhất.
- Việc xử lý được tiến hành qua các công đoạn sau:
Điều lưu và trung hòa
Keo tụ, tạo bông cặn và kết tủa
Tuyển nổi
Xử lý sinh học hiếu khí
Lắng
Xử lý cấp ba (Lọc, hấp phụ, trao đổi ion)
Điều lưu
Hình 3. Bể điều lưu
- Điều lưu là quá trình giảm thiểu hoặc kiểm soát các biến động về đặc
tính của nước thải nhằm tạo điều kiện tối ưu cho các quá trình xử lý kế tiếp. Quá
trình điều lưu được tiến hành bằng cách trữ nước thải lại trong một bể lớn, sau
đó bơm định lượng chúng vào các bể xử lý kế tiếp.
*Quá trình điều lưu được sử dụng để:
Điều chỉnh sự biến thiên về lưu lượng của nước thải theo từng giờ trong
ngày.
Tránh sự biến động về hàm lượng chất hữu cơ, làm ảnh hưởng đến hoạt
động của vi khuẩn trong các bể xử lý sinh học.
Kiểm soát pH của nước thải để tạo điều kiện tối ưu cho các quá trình sinh
học, hóa học sau đó.
Từ Phế Liệu Nhôm Điều Chế Phèn Chua Và Từ Phèn Chua Pha Chế Một Một Số Thuốc Dùng Ngoài Da
15
- Khả năng chứa của bể điều lưu cũng góp phần giảm thiểu các tác động đến
môi trường do lưu lượng thải được duy trì ở một mức độ ổn định.
Bể điều lưu còn là nơi cố định các độc chất đối với quá trình xử lý sinh học làm
cho hiệu suất của quá trình này tốt hơn.
Trung hoà
Hình 4. Bể trung hòa nước thải có tính acid
Nước thải thường có pH không thích hợp cho các quá trình xử lý sinh học
hoặc thải ra môi trường, do đó nó cần phải được trung hòa. Có nhiều cách để
tiến hành quá trình trung hòa:
Trộn lẫn nước thải có pH acid và nước thải có pH bazơ. Bằng cách trộn
lẫn hai loại nước thải có pH khác nhau, chúng ta có thể đạt được mục
đích trung hòa. Quá trình này đòi hỏi bể điều lưu đủ lớn để chứa nước
thải.
Trung hòa nước thải acid: người ta thường cho nước thải có pH acid chảy
qua một lớp đá vôi để trung hòa; Hoặc cho dung dịch nước vôi vào nước
thải, sau đó vôi được tách ra bằng quá trình lắng.
Trung hòa nước thải kiềm: bằng các acid mạnh (lưu ý đến tính kinh tế).
Khí CO2 cũng có thể dùng để trung hòa nước thải kiềm. Sục CO2 vào
nước thải, nó là một oxid acid nên sẽ trung hòa được nước thải có tính
bazơ.
Từ Phế Liệu Nhôm Điều Chế Phèn Chua Và Từ Phèn Chua Pha Chế Một Một Số Thuốc Dùng Ngoài Da
16
Keo tụ và tạo bông cặn
Hình 5. Tạo bông cặn
- Hai quá trình hóa học này kết tụ các chất rắn lơ lửng và các hạt keo để tạo
nên những hạt có kích thước lớn hơn. Nước thải có chứa các hạt keo có mang
điện tích (thường là điện tích âm). Chính điện tích của nó ngăn cản không cho
nó va chạm và kết hợp lại với nhau làm cho dung dịch được giữ ở trạng thái ổn
định. Việc cho thêm vào nước thải một số hóa chất (phèn, FeCl2,...) làm cho
dung dịch mất tính ổn định và gia tăng sự kết hợp giữa các hạt để tạo thành
những bông cặn đủ lớn để có thể loại bỏ bằng quá trình lọc hay lắng cặn.
- Các chất keo tụ thường được sử dụng là muối sắt hay nhôm có hóa trị 3.
- Các chất tạo bông cặn thường được sử dụng là các chất hữu cơ cao phân tử
như polyacrilamid. Việc kết hợp sử dụng các chất hữu cơ cao phân tử với các
muối vô cơ cải thiện đáng kể khả năng tạo bông cặn.
Kết tủa
Kết tủa là phương pháp thông dụng nhất để loại bỏ các kim loại nặng ra
khỏi nước thải. Thường các kim loại nặng được kết tủa dưới dạng hidroxid
không tan. Do đó, để hoàn thành quá trình này người ta thường cho thêm các
bazơ vào nước thải để cho nước thải đạt đến pH thích hợp mà các ion kim loại
Từ Phế Liệu Nhôm Điều Chế Phèn Chua Và Từ Phèn Chua Pha Chế Một Một Số Thuốc Dùng Ngoài Da
17
nặng cần phải loại bỏ có khả năng hòa tan thấp nhất (tạo môi trường kiềm, cung
cấp ion OH- để ion này kết hợp với ion kim loại nhằm tạo ra các hidroxid kim
loại không tan, được tách ra khỏi nước). Thường trước quá trình kết tủa, người
ta cần loại bỏ các chất ô nhiễm khác có khả năng làm cản trở quá trình kết tủa.
Quá trình kết tủa cũng được dùng để khử Phosphat (PO43-) trong nước thải.
Tuyển nỗi
Hình 6. Bể tuyển nỗi
Quá trình này dùng để loại bỏ các chất có khả năng nổi trên mặt nước thải
như dầu, mỡ, chất rắn lơ lửng. Trong bể tuyển nổi người ta còn kết hợp để cô
đặc và loại bỏ bùn.
Đầu tiên nước thải, hay một phần của nước thải được tạo áp suất với sự
hiện diện của một lượng không khí đủ lớn. Khi nước thải này được trả về áp suất
tự nhiên của khí quyển, nó sẽ tạo nên những bọt khí. Các hạt dầu, mỡ và các
chất rắn lơ lửng sẽ kết dính với các bọt khí với nhau để nổi lên trên và bị một
thanh gạt tách chúng ra khỏi nước thải.
Lắng:
Quá trình lắng áp dụng dựa vào sự khác nhau về tỉ trọng của nước, chất rắn
lơ lửng và các chất ô nhiễm khác trong nước thải để loại chúng ra khỏi nước
thải. Đây là một phương pháp quan trọng để loại bỏ các chất rắn lơ lửng.
Bể lắng thường có dạng chữ nhật hoặc hình tròn.
Từ Phế Liệu Nhôm Điều Chế Phèn Chua Và Từ Phèn Chua Pha Chế Một Một Số Thuốc Dùng Ngoài Da
18
Đối với dạng bể lắng hình chữ nhật ở đáy bể có thiết kế thanh gạt bùn theo
chiều ngang của bể, thanh gạt này chuyển động về phía đầu vào của nước thải và
gom bùn về một hố nhỏ ở đây, sau đó bùn được thải ra ngoài.
*Có hai loại bể lắng hình tròn:
Loại 1: nước thải được đưa vào bể ở tâm của bể và lấy ra ở thành bể
Loại 2: nước thải được đưa vào ở thành bể và lấy ra ở tâm bể
Loại bể lắng hình tròn có hiệu suất cao hơn loại bể lắng hình chữ nhật. Quá
trình lắng còn có thể kết hợp với quá trình tạo bông cặn hay đưa thêm vào một
số hóa chất để cải thiện rõ nét hiệu suất lắng.
Xử lý sinh học hiếu khí:
- Phần lớn các chất hữu cơ trong nước thải bị phân hủy bởi quá trình sinh
học. Trong quá trình xử lý sinh học, các vi sinh vật sẽ sử dụng oxi (O2) để phân
hủy chất hữu cơ và quá trình sinh trưởng của chúng tăng nhanh. Ngoài chất hữu
cơ (hiện diện trong nước thải), Oxi (do ta cung cấp) quá trình sinh học còn bị
hạn chế bởi một số chất dinh dưỡng khác. Ngoại trừ các hợp chất chứa nitơ (N,
Nitrogen) và phosphor (P), các chất khác hiện diện trong chất thải với hàm
lượng đủ cho quá trình xử lý sinh học. Nước thải sinh hoạt chứa các chất này với
một tỉ lệ thích hợp cho quá trình xử lý sinh học. Một số loại nước thải công
nghiệp như nước thải nhà máy giấy có hàm lượng carbon (C) cao nhưng lại
thiếu hợp chất chứa phosphor và nitơ, do đó cần bổ sung hai nguồn này để vi
khuẩn hoạt động có hiệu quả. Những yếu tố khác ảnh hưởng đến quá trình xử lý
sinh học là nhiệt độ, pH và các độc tố.
- Có nhiều thiết kế khác nhau cho bể xử lý sinh học hiếu khí, nhưng loại
thường dùng nhất là bể bùn hoạt tính, nguyên tắc của bể này là vi khuẩn phân
hủy các chất hữu cơ trong nước thải và sau đó tạo thành các bông cặn đủ lớn để
tiến hành quá trình lắng dễ dàng. Sau đó các bông cặn được tách ra khỏi nước
thải bằng quá trình lắng cơ học. Như vậy một hệ thống xử lý bùn hoạt tính bao
gồm: một bể bùn hoạt tính và một bể lắng.
Sục khí:
Từ Phế Liệu Nhôm Điều Chế Phèn Chua Và Từ Phèn Chua Pha Chế Một Một Số Thuốc Dùng Ngoài Da
19
Quá trình sục khí không những cung cấp oxi cho vi khuẩn hoạt động để
phân hủy chất hữu cơ, nó còn giúp cho việc việc khử sắt, magnesium, kích thích
quá trình oxi hóa hóa học các chất hữu cơ khó phân hủy bằng con đường sinh
học và tạo lượng DO đạt yêu cầu để thải ra môi trường. Có nhiều cách để hoàn
thành quá trình sục khí: bằng con đường khuếch tán khí hoặc khuấy đảo.
Xử lý cấp ba:
Lọc: quá trình lọc nhằm loại bỏ các chất rắn lơ lửng hoặc các bông cặn
(từ quá trình keo tụ hoặc tạo bông cặn), bể lọc còn nhằm mục đích khử bớt nước
của bùn lấy ra từ các bể lắng. Quá trình lọc dựa trên nguyên tắc chủ yếu là khi
nước thải đi qua một lớp vật liệu có lổ rỗng, các chất rắn có kích thước lớn hơn
các lổ rỗng sẽ bị giữ lại. Có nhiều loại bể lọc khác nhau nhưng ít có loại nào sử
dụng tốt cho quá trình xử lý nước thải. Hai loại thường sử dụng trong quá trình
xử lý nước thải là bể lọc cát và trống quay.
Hấp phụ: quá trình hấp phụ thường được dùng để loại bỏ các mảnh hữu
cơ nhỏ trong nước thải công nghiệp (loại này rất khó loại bỏ bằng quá trình xử
lý sinh học). Nguyên tắc chủ yếu của quá trình là bề mặt của các chất rắn (sử
dụng làm chất hấp phụ) khi tiếp xúc với nước thải có khả năng giữ lại các chất
hòa tan trong nước thải trên bề mặt của nó do sự khác nhau của sức căng bề mặt.
Chất hấp phụ thường được sử dụng là than hoạt tính (dạng hạt). Tùy theo đặc
tính của nước thải mà chúng ta chọn loại than hoạt tính tương ứng. Quá trình
hấp phụ có hiệu quả trong việc khử COD, chất có màu, phenol... Than hoạt tính
sau một thời gian sử dụng sẽ bão hòa và mất khả năng hấp phụ, chúng ta có thể
Từ Phế Liệu Nhôm Điều Chế Phèn Chua Và Từ Phèn Chua Pha Chế Một Một Số Thuốc Dùng Ngoài Da
20
tái sinh chúng lại bằng các biện pháp tách các chất bị hấp phụ ra khỏi than hoạt
tính thông qua: nhiệt, hơi nước, acid, bazơ, ly trích bằng dung môi hoặc oxi hóa
hóa học.
Trao đổi ion: Trao đổi ion là quá trình ứng dụng nguyên tắc trao đổi ion
thuận nghịch của chất rắn và chất lỏng mà không làm thay đổi cấu trúc của chất
rắn. Quá trình này ứng dụng để loại bỏ các cation và anion trong nước thải. Các
cation sẽ trao đổi với ion hidro (H+) hay natri (Na+), các anion sẽ trao đổi với ion
hidroxid (OH-) của nhựa trao đổi ion.
Hầu hết các loại nhựa trao đổi ion là các hợp chất tổng hợp. Nó là các chất
hữu cơ hoặc vô cơ cao phân tử đính kết với các nhóm chức. Các nhựa trao đổi
ion dùng trong xử lý nước thải là các hợp chất hữu cơ cao phân tử có cấu trúc
không gian ba chiều và có lổ rỗng. Các nhóm chức được đính vào cấu trúc cao
phân tử bằng cách cho hợp chất này phản ứng với các hóa chất chứa nhóm chức
thích hợp. Khả năng trao đổi ion được tính bằng số nhóm chức trên một đơn vị
khối lượng nhựa trao đổi ion. Hoạt động và hiệu quả kinh tế của phương pháp
này phụ thuộc vào khả năng trao đổi ion và lượng chất tái sinh cần sử dụng.
Từ Phế Liệu Nhôm Điều Chế Phèn Chua Và Từ Phèn Chua Pha Chế Một Một Số Thuốc Dùng Ngoài Da
21
Nước thải được cho chảy qua nhựa trao đổi ion cho tới khi các chất ion cần loại
bỏ biến mất. Khi nhựa trao đổi ion đã hết khả năng trao đổi ion, nó sẽ được tái
sinh lại bằng các chất tái sinh thích hợp. Sau quá trình tái sinh các chất tái sinh
sẽ được rửa đi bằng nước và bây giờ nhựa trao đổi ion đã sẵn sàng để sử dụng
cho chu trình kế tiếp.
c/ Qui trình thứ ba: Xử lý nước bị nhiễm Arsen (As)
Arsen còn gọi là thạch tín. Đây là một chất cực độc với cơ thể con người. Tại
Việt Nam, kết quả khảo sát, đánh giá lớn nhất về nước nhiễm Arsen tại 12 tỉnh
thuộc đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long,
Huế do Trung Tâm Nước Sinh Hoạt Vệ Sinh Môi Trường, Cục Y Tế Dự Phòng,
Viện Y Học Lao Động, Unicef thực hiện cho thấy, nồng độ thạch tín ở hầu hết
các mẫu nước giếng khoan, giếng đào đều vượt quá mức cho phép từ 5-6 lần.
*Nước nhiễm Arsen ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe?
- Người dân sử dụng nước giếng có nồng độ thạch tín vượt quá ngưỡng cho
phép sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Thống kê của Cục Y tế Dự Phòng, thuộc
Bộ Y Tế, cho thấy trong số 10 trên 26 bệnh truyền nhiễm gây dịch được giám
sát có tỷ lệ mắc trên 100 000 dân, cao nhất là cúm, tiêu chảy, sốt rét, sốt xuất
huyết, lỵ trực khuẩn, quai bị, lỵ amip, viêm gan virus, thủy đậu... có liên quan
đến nguồn nước bị nhiễm Arsen và nhiều chất hữu cơ khác.
- Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm Arsen để
ăn uống, con người có thể bị mắc bệnh ung thư, trong đó thường gặp là ung thư
da. Ngoài ra, arsen còn đầu độc hệ tuần hoàn khi uống phải nguồn nước có hàm
lượng arssen 0,1mg/l. Vì vậy, cần phải xử lý nước nhiễm arsen trước khi dùng
cho sinh hoạt và ăn uống.
*Làm thế nào để xử lý Arsen trong nước sinh hoạt?
+ Hiện nay, ở Việt Nam cũng như trên thế giới, để loại bỏ arsen ra khỏi
nước thường sử dụng ba phương pháp: hấp thụ trên một số vật liệu vô cơ; trao
đổi trên nhựa anionit và phương pháp kết tủa. Nhược điểm của các phương pháp
Từ Phế Liệu Nhôm Điều Chế Phèn Chua Và Từ Phèn Chua Pha Chế Một Một Số Thuốc Dùng Ngoài Da
22
này là không loại bỏ triệt để được các hợp chất arsen có hóa trị 3 mà chỉ loại bỏ
được hợp chất arsen có hóa trị 5. Thực tế, arssen trong nước ngầm thường tồn
tại dạng hợp arssen hóa trị 3 là chủ yếu.
+ Khi sử dụng oxi không khí để oxi hóa As(III) lên As(V), phản ứng xảy ra
rất chậm và không hoàn toàn, một phần là do cạnh tranh của sắt (II) và mangan
(II). Đây là một trong các nguyên nhân giải thích tại sao nước ngầm ở nhiều nơi
sau khi xử lý thành nước sinh hoạt vẫn còn có hàm lượng arsen cao hơn tiêu
chuẩn cho phép.
Nếu trong nước chỉ nhiễm riêng hợp chất của arsen thì việc loại bỏ nó rất
thuận lợi. Nhưng thực tế cho thấy ngoài ô nhiễm arsen, nước ngầm còn nhiễm
nhiều hợp chất của các nguyên tố khác, như: sắt, mangan cũng như các hợp chất
nitrit (NO2
-), phosphat (PO4
3-), amonium (NH4
+).... Các tác nhân ô nhiễm khác
làm ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp xử lý arsen. Để hạn chế các yếu
tố ảnh hưởng, cần lựa chọn các phương pháp xử lý thích hợp. Sau đây xin giới
thiệu phương pháp oxi hóa - kết tủa loại bỏ arsen ra khỏi nước gọi là phương
pháp oxi hóa kết tủa được thực hiện qua hai bước như sau:
Bước 1: Oxi hóa
Giai đoạn 1: Sử dụng oxi không khí làm chất oxi hóa (giàn mưa, sục khí,
khuấy trộn và xúc tác như phơi nắng, hạt xúc tác Aluwat...) loại bỏ chủ yếu sắt,
mangan và một phần arsen.
Giai đoạn 2: Bổ sung chất oxi hóa mạnh như Ca(OCl)2 (Calci hipoclorit) hoặc
KMnO4 (Kali pemanganat, thuốc tím) để oxi hóa triệt để Arsen (III) lên Arsen
(V), thuận lợi cho việc thực hiện bước 2.
Bước 2: Kết tủa
- Trong nước ngầm luôn có các ion calci, sắt, mangan sẽ kết tủa với arsen (V)
ở các dạng muối arsenat ít tan và chìm xuống đáy. Vì lượng này quá nhỏ, khó
lắng, ta cần đưa vào một lượng phèn chua (phèn nhôm), khi đó muối arsenat kết
Từ Phế Liệu Nhôm Điều Chế Phèn Chua Và Từ Phèn Chua Pha Chế Một Một Số Thuốc Dùng Ngoài Da
23
hợp với hidroxid nhôm, dễ dàng chìm xuống đáy, phần nước trong trên bề mặt
có thể sử dụng được ngay.
- Để tránh hiện tượng cặn lắng ở đáy bị vẩn đục khi sử dụng, tốt nhất ta nên
lọc nước qua cột chứa cát và than hoạt tính, nước khi chảy qua cột lọc sẽ hoàn
toàn loại bỏ được arsen.
*Quy trình xử lý: Đưa nước nhiễm arsen vào thùng, tùy thuộc vào nồng độ
arsen mà ta cho lượng chất oxi hóa calci hipoclorit theo tỷ lệ thích hợp (thường
từ 1,5-3g/m3 nước), khuấy đều khoảng 15 phút và giữ nguyên trong 30 phút để
phản ứng oxi hóa arsen (III) lên arsen (V) xảy ra hoàn toàn, giúp tạo kết tủa
thuận lợi. Thêm từ 3-5 gam phèn nhôm, khuấy đều cho tan, để tủa lắng xuống,
tầng nước trong được lọc qua cột, ta sẽ được nước sạch để dùng.
Phương pháp oxi hóa - kết tủa xử lý arsen trong nước ngầm như trên giúp ta
có nước sạch đạt tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y Tế. Ngoài ra, phương pháp này
còn loại bỏ được các hợp chất sắt, mangan, nitrit, vi khuẩn trong nước. Về mặt
kinh tế, kỹ thuật, phương pháp này đạt được các yêu cầu: rẻ tiền, đơn giản, rất
nhanh, dễ áp dụng với nhiều nguồn nước nhiễm arsen ở qui mô các nhà máy
nước cũng như hộ gia đình.
* Từ các qui trình trên ta thấy dù cho ngày nay với sự tiến bộ của hóa học, chất
lượng nước đã được cải thiện tốt hơn rất nhiều nhờ các hệ thống xử lý nước
ngày càng hoàn thiện hơn và cũng nhờ vào các loại hóa chất mới thay thế. Tuy
nhiên vai trò của phèn vẫn còn rất quan trọng, nhất là đối với các vùng sâu, vùng
xa, vùng nông thôn còn kém phát triển, thì ta vẫn thấy sự hiện diện của phèn đối
với người dân.
Bản chất của quá trình xử lý nước của phèn trong các qui trình trên thực
chất là một quá trình hóa lý. Nó áp dụng các quá trình vật lý và hóa học để đưa
vào nước chất phản ứng nào đó nhằm gây tác động đến các tạp chất bẩn làm
biến đổi hóa học, tạo thành các chất khác dưới dạng cặn hoặc chất hòa tan
nhưng không độc hại hay gây ô nhiễm môi trường. Giai đoạn xử lý hóa lý có
thể là giai đoạn xử lý độc lập hoặc xử lý cùng với các phương pháp cơ học, hóa
học, sinh học trong công nghệ xử lý nước hoàn chỉnh.
Từ Phế Liệu Nhôm Điều Chế Phèn Chua Và Từ Phèn Chua Pha Chế Một Một Số Thuốc Dùng Ngoài Da
24
Quá trình tạo thành kết tủa và lắng xuống của Hydroxid nhôm cũng có
thể được coi là một quá trình keo tụ và hấp phụ.
A/ Keo tụ
a/ Chất keo
*Phân loại
Keo ưa lỏng: là keo hấp phụ các phân tử của môi trường. Các hạt keo ưa
lỏng được bao bọc bằng lớp vỏ solvat, trong trường hợp môi trường phân tán là
nước thì keo gọi là ưa nước.
Ví dụ: Albumin (các chất đạm tan được trong nước, như lòng trắng
trứng), acid Silicic (H2SiO3), hồ tinh bột…
Keo kỵ lỏng: là keo hầu như không hấp phụ các phân tử dạng lỏng của
môi trường. Trong trường hợp môi trường phân tán là nước thì gọi là keo kỵ
nước (hidrophob, hydrophobe).
Ví dụ: các keo kim loại, sulfur kim loại, các muối không tan là những
keo kỵ nước.
Vậy, keo hidroxid kim loại chiếm vị trí trung gian giữa hai loại keo trên.
Ví dụ: Hidroxid nhôm…
*Cấu tạo
Các hạt riêng biệt của hệ keo có tên là micel (mixen, micelle). Các hạt
keo có diện tích bề mặt lớn, do đó về phương diện nhiệt động là không bền.
Nhưng trong thực tế dung dịch keo trong những điều kiện xác định có thể tồn tại
một thời gian dài mà không dính lại với nhau và lắng xuống thành kết tủa là vì
các tiểu phân mang điện cùng dấu, chúng không thể va chạm và đông tụ dễ
dàng.
*Tính chất của hạt keo
Khi chiếu một chùm tia sáng mạnh hình nón qua một bình đựng dung
dịch keo đặt trong buồng tối, ta thấy chùm nón sáng trong dung dịch (goi là hiệu
ứng Tyndall), hiện tượng tương tự như thế không thể thấy có trong các dung
Từ Phế Liệu Nhôm Điều Chế Phèn Chua Và Từ Phèn Chua Pha Chế Một Một Số Thuốc Dùng Ngoài Da
25
dịch phân tử. Hiện tượng này cũng thường thấy khi ánh sáng mặt trời xuyên qua
một lỗ thủng nhỏ trên mái nhà khi đang quét nhà (nhiều bụi) hay ánh sáng mặt
trời xuyên qua sương mù hay hơi nước vào buổi ban mai.
Hiệu ứng Tyndall được giải thích như sau: Khi tia sáng đập vào các hạt
keo, thì mỗi hạt keo sẽ khuyếch tán tia sáng đó đi mọi phương, nghĩa là mỗi hạt
keo lúc này trở thành một điểm sáng. Chính vì vậy ta có thể quan sát được toàn
bộ đường đi của tia sáng.
Hình 7. cho thấy hiệu ứng Tymdall (Tyndall effect)
(Nguồn: www.chem.latech.edu ;
Dung dịch keo cũng gây hiện tượng thẩm thấu, làm giảm áp suất hơi bão
hòa, làm tăng nhiệt độ sôi, làm hạ nhiệt độ đông đặc, song mức độ thể hiện yếu
hơn dung dịch thật có cùng nồng độ.
*Đông tụ keo
Bằng cách nào đó, ta trung hòa được điện tích của hạt keo kỵ nước hay
làm mất lớp vỏ hidrat của keo ưa nước thì các hạt keo sẽ kết dính nhau và tạo
kết tủa. Đó là sự đông tụ keo.
Để làm đông tụ keo kỵ nước, ta thêm vào hệ keo một lượng chất điện
li, các hạt keo hấp thụ thêm một số ion tích điện ngược dấu với điện tích hạt keo,
điện tích hạt keo giảm đi và có sự keo tụ xảy ra.
Với keo ưa nước, việc thêm chất điện li cũng có tác dụng tương tự,
nhưng số lượng chất điện li phải nhiều hơn mới có thể phá được lớp vỏ hidrat.
Khi trộn lẫn hai dung dịch keo tích điện trái dấu thì các hạt keo tích
điện trái dấu sẽ trung hòa lẫn nhau và tạo kết tủa. Ví dụ: các hạt keo đất sét trong
Từ Phế Liệu Nhôm Điều Chế Phèn Chua Và Từ Phèn Chua Pha Chế Một Một Số Thuốc Dùng Ngoài Da
26
nước tích điện âm, phèn nhôm tan vào nước tạo keo Al(OH)3 tích điện dương,
chúng trung hòa nhau và tạo ra kết tủa và lắng xuống.
b/ Cơ sở lý thuyết của quá trình keo tụ
Các phương pháp keo tụ
Trong công nghệ xử lý nước bằng phương pháp keo tụ, người ta thường sử
dụng:
- Phương pháp keo tụ bằng chất điện ly đơn giản
- Phương pháp keo tụ dùng hệ keo ngược dấu như các muối nhôm hoặc
sắt
- Phương pháp keo tụ dùng các polimer (polymer)
*Keo tụ bằng chất điện ly đơn giản
Keo tụ là quá trình kết hợp các hạt lơ lửng khi cho các chất cao phân tử vào
nước. Khi keo tụ thì sự kết hợp diễn ra không chỉ do tiếp xúc trực tiếp mà còn
do tương tác lẫn nhau giữa các phân tử chất keo tụ bị hấp phụ trên các hạt lơ
lửng.
Sự keo tụ được tiến hành nhằm thúc đẩy quá trình tạo bông hidroxid nhôm và
sắt với mục đích tăng vận tốc lắng của chúng. Việc sử dụng chất keo tụ cho
phép giảm đông tụ và tăng vận tốc lắng.
Cơ chế làm việc của chất keo tụ dựa trên các hiện tượng sau: hấp phụ phân tử
chất keo trên bề mặt hạt keo, tạo thành hệ thống mạng lưới phân tử chất keo tụ.
Sự dính lại các hạt keo do lực đẩy Van der Walls. Dưới tác động của chất keo tụ
giữa các hạt keo tạo thành cấu trúc ba chiều, có khả năng tách hoàn toàn và
nhanh ra khỏi nước.
Chất keo tụ thường dùng có thể là hợp chất thiên nhiên hay tổng hợp. Chất
keo tự nhiên là dioxid silic hoạt tính (xSiO2.y H2O), tinh bột, cellulose, dextrin
(C6H10O5)n (dextrin được tạo ra do sự thủy phân nửa chừng của tinh bột, nên nó
Từ Phế Liệu Nhôm Điều Chế Phèn Chua Và Từ Phèn Chua Pha Chế Một Một Số Thuốc Dùng Ngoài Da
27
có mạch ngắn hơn so với tinh bột và hòa tan trong nước, trong khi tinh bột
không tan trong nước).
* Keo tụ bằng hệ keo ngược dấu
- Muối nhôm hoặc sắt hóa trị 3 thường được sử dụng làm chất keo tụ
trong các quá trình xử lý nước. Các muối này thường được đưa vào dưới dạng
dung dịch hòa tan, trong dung dịch chúng phân ly thành các cation và các anion
như sau:
Al2(SO4)3 2Al
3+ + 3SO4
2-
FeCl3 Fe
3+ + 3Cl-
- Nhờ hóa trị cao của các ion kim loại, chúng có khả năng kết hợp với
nước tạo thành phức chất hexa [Me(H2O)6]3+ (Me3+ có thể là Al3+ hoặc Fe3+).
Tùy thuộc vào giá trị pH của môi trường mà chúng có thể tồn tại ở các điều kiện
khác nhau (với Nhôm các phức chất này tồn tại ở pH từ 3 đến 4, với Sắt các
phức chất này tồn tại ở pH từ 1 đến 3).
- Các hidroxid kim loại tan trong môi trường có pH từ 3 đến 6 tạo dung
dịch có chứa các ion kim loại. Các hợp chất này mang điện tích dương mạnh và
có khả năng kết hợp với các hạt keo tự nhiên mang điện tích âm tạo thành bông
cặn. Các bông cặn này khi lắng xuống sẽ hấp phụ, cuốn theo các hạt keo, cặn bã
chất hữu cơ, chất mang mùi vị… đang tồn tại ở trạng thái hòa tan hoặc lơ lửng
trong nước.
*Quan sát quá trình keo tụ dùng phèn nhôm hay sắt ta thấy có khả năng
tạo ra ba loại bông cặn:
- Tổ hợp của các loại keo tự nhiên bị phá vỡ thế điện động zeta, loại này
chiếm số ít.
- Các hạt keo mang điện tích trái dấu nên kết hợp với nhau và trung hòa
về điện tích. Loại này không có khả năng kết dính và hấp phụ trong quá trình
lắng tiếp theo vì vậy số lượng cũng không đáng kể.
- Hình thành từ các hạt keo do thủy phân chất keo tụ với các anion có
trong nước nên bông cặn có hoạt tính bề mặt cao, có khả năng hấp phụ các chất
Từ Phế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Từ nhôm phế liệu điều chế phèn chua và từ phèn chua pha chế một số dược phẩm dùng ngoài da.PDF