Đề tài : Tư tưởng đạo gia. Những giá trị và hạn chế

Lão tử là triết gia đầu ti ên của Trung Quốc luận về vũ trụ, có một quan niệm tiến bộ, vô thần về bản nguy ên của vũ trụ mà ông gọi là Đạo. Ông lại xét tính cách v à qui luật của Đạo, d ùng những qui luật đó l àm cơ sở cho đạo ở đời v à đạo trị nước, tức cho một nhân sinh quan v à một chính trị quan mới mẻ. Do đó m à học thuyết của ông hoàn chỉnh nhất, có hệ thống nhất thời Tiên Tần . Tuy nhiện Lão tử quá sùng thượng “tự nhi ên”, cho t ự nhiên là hoàn h ảo tột bực, năng lực vô biên, một “thần khi”, lo ài người chỉ phải tuân theo, không đ ược làm trái lại, không đ ược tìm cách s ửa đổi, càng sửa đổi càng có hại. Sùng thượng tự nhiên, mạc sát nhân vi, tức l à phủ nhận sự tiến bộ, sự văn minh, trở về “huyền thoại con người dã man”, Triết lí khiêm nhu, bất tranh rất có hại, đ ưa tới sự diệt thân, diệt chủng. Nó cũng trái với tự nhiên, với bản năng tự vệ của con ng ười. Muốn hoàn toàn theo t ự nhiên, theo đạo thì đáng lẽ phải tán th ành tự do cạnh tranh chứ, v ì luật cạnh tranh để sinh tồn l à một luật tự nhi ên .

pdf29 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 7146 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài : Tư tưởng đạo gia. Những giá trị và hạn chế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC ĐỀ TÀI : TƯ TƯỞNG ĐẠO GIA. NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ. GVHD : TS BÙI VĂN MƯA SVTH : NGUYỄN THỊ NGỌC LAN Khóa : CH. 19 Lớp : Đêm 1 Tháng 03 Năm 2010 GIỚI THIỆU Gần đây triết học Phương động được các nhà nghiên cứu quan tâm sâu sắc. Ngoài Phật Gíao, Khổng Gíao th ì Đạo gia cũng được đặc biệt chú trọng. Tuy nhi ên điều đáng nói là trong ba tôn giáo ấy Đạo giá thường được nghiên cứu ít hơn trong khi nó lại từng có ảnh hưởng ở nhiều nước châu Á, nhất là Trung Quốc và Việt Nam. Ta có thể thấy những ảnh hưởng của nó trong tư tưởng vẫn còn giá trị cho đến bây giờ như : lấy nhu thắng cương ,sống thảnh thơi chết bình thản , hay người biết nói không biết rộng, người biết rộng không biết nói…. Tuy nhiên bên cạnh đó có ý kiến cho rằng Đạo gia l à mang tư tưởng duy tâm siêu hình, thể hiện một phản ứng tiêu cực trước thời cuộc bấy giờ. Vì vậy để nhằm hiểu rõ và ứng dụng đúng đắn những tư tưởng của đạo giáo Nội dung bài viết này xoay quanh đề tài “ TƯ TƯỞNG ĐẠO GIA. NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA NÓ” bao gồm: Chương 1 : Tổng quan về Đạo gia Chương 2: Phân tích những giá trị và hạn chế của Đạo gia Chương 3: Kết luận . MỤC LỤC CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐẠO GIA ................................ ................................ ........1 1.1 CON NGƯỜI VÀ TÁC PHẨM................................ ................................ ....................1 1.1.1 LÃO TỬ VÀ TÁC PHẨM ĐẠO ĐỨC KINH ................................ ............................. 1 1.1.2 TRANG TỬ TỬ VÀ NAM HOA KINH ................................ ................................ .......2 1.2 NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐẠO GIA ................................ ................................ ..........3 1.2.1 Học thuyết về Đạo ................................ ................................ ................................ ........3 a. Khởi nguyên vũ trụ ................................ ................................ ................................ .3 b. Tư tưởng biện chứng về thế giới ( xem xét sự vật, hiện tượng trong trạng thái biến đổi) ................................ ................................ ................................ ......................5 1.2.2 Quan điểm chính trị xã hội ................................ ................................ ........................... 7 a. Quan điểm vô vi ................................ ................................ ................................ ......7 b.Đạo trị nước ................................ ................................ ................................ .............7 1.2.3 Phương châm xử thế ................................ ................................ ................................ ......8 a. Quy tắc xử thế ................................ ................................ ................................ .........8 b. Ba đức tính cần có của con người................................ ................................ ..........8 c. Tri túc phải biết dừng khi đủ ................................ ................................ ...................9 1.2.4 Tư tưởng vị ngã : trọng kỷ quý sinh ................................ ................................ ..............9 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐẠO GIA .........11 2.1 NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA ĐẠO GIA ................................ ................................ ........11 2.1.1 Lý luận về đạo mang tính khái quát cao ................................ ................................ ......11 2.1.2 Nhận thấy hai mặt đối lập trong một thể thống nhất ................................ ..................12 2.1.3 Gía trị nhân bản cao ................................ ................................ ................................ .....13 a. Tư tưởng bình đẳng, tự do ................................ ................................ ....................13 b. Tư tưởng trọng hòa bình ................................ ................................ .......................14 c. Tấm lòng khoan dung ................................ ................................ ........................... 15 d. Nếp sống tự nhiên giản dị ................................ ................................ .....................16 2.1.4 Chủ nghĩa vô vi : Con người không thể tách khỏi tự nhiên................................ .........16 2.2 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐẠO GIA…………………………………………… 20 2.2.1 Lý luận về đạo mang ý nghĩa duy tâm, si êu hình ................................ ........................19 2.2.2 Tuyệt đối hóa chủ nghĩa vô vi ................................ ................................ .....................19 2.2.3 Phản kinh nghiệm, phản ta thức. ................................ ................................ ..................20 2.2.5 Thái độ vị ngã : thái độ tiêu cực trước sự bế tắc của thời cuộc ................................ ...22 CHƯƠNG 3 : KẾT LUẬN……………………………………………………………….25 Tiểu luận triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐẠO GIA Kinh điển của Đạo gia chủ yếu tập trung trong bộ Đạo Đức Kinh và bộ Nam Hoa Kinh. Đạo Đức Kinh có khoảng 5000 từ do L ão Tử soạn. Nam Hoa Kinh gồm các bài do Trang Tử và một số người theo phái Đạo gia viết. 1.1 CON NGƯỜI VÀ TÁC PHẨM 1.1.1 LÃO TỬ VÀ TÁC PHẨM ĐẠO ĐỨC KINH Theo Sử ký Tư Mã Thiên , phần Liệt truyện, thiên 63 thì Lão Tử là người nước Sở, huyễn Khổ làng Lệ xóm Khúc Nhân ở tỉnh Hồ Nam bây giờ. Ông họ Lý, t ên Nhĩ, tự là Bá Dương. Ông làm quan s ử giữ nhà chứa sách của nhà Chu. Theo nhiều ý kiến khác nhau mà Tư Mã Thiên ghi lại nhưng không khẳng định đúng hay sai thì Lão Tử có thể chính là Lý Nhĩ là Lão Lai tử hoặc là Đam cũng sinh sống cùng một thời với Khổng Tử. Lão Tử là một nhân vật huyền bí , cũng huyền bí giống nh ư tác phẩm Đạo Đức Kinh, không một điều gì được viết về Lão Tử Hoặc Đạo Đức Kinh mà có thể xem là chắc chắn có tính lịch sử. Trên thực tế người ta không biết g ì về Lão Tử vào thời Tư Mã Thiên cho đến thế kỷ thứ 3 TCN Lão Tử không hề được xem là người sáng lập bất cứ một trường phái đạo học nào. Đối với các văn nhân thời ấY, L ão Tử chỉ được xem là một trong hàng ngũ các triết gia khác. Cả Khổng Tử cũng không có một lời nào nói về Lão Tử. Những trích dẫn từ quyển Đạo Đức Kinh mới chỉ đ ược Trang Tử và Liệt Tử đề cập sau này vào thế kỷ IV và III TCN. Tác phẩm Đạo Đức Kinh được Tư Mã Thiên cho rằng là tác phẩm của Lão Tử gồm trên năm ngàn chữ. Về thời gian ra đời của Đạo Đức Kinh cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Có thuyết nói sách này ra đời vào cuối thời Xuân thu, có ý kiến cho rằng đầu thời Chiến quốc. Ngày nay nhiều người cho là vào giữa thời chiến quốc. Tiểu luận triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 2 Bản lưu hành Đạo Đức Kinh phổ biến lâu nay l à bản chú thích của Vương Bật đời Ngụy. Bản này gồm 81 chương chia làm hai phần : 37 chương đầu là Đạo Kinh,44 chương sau là Đức Kinh. Năm 1973 giới khảo cổ học của Trung Quốc đ ã khai quật những ngôi mộ đời Hán ở Trường Sa ( tỉnh Hồ Nam) phát hiện bản Đạo Đức Kinh chép tay đ ược coi là bản chép tay xưa nhất. Bản này đặt Đức Kinh trước Đạo Kinh. Về chủ đích thì đối với nhiều người thì Đạo Đức Kinh thiết yếu là một tác phẩm phúng thích bút chiến chống các trường phái nho gia và pháp gia.( A. Waley), người khác lại nghĩ rằng Đạo Đức Kinh dụng ý viết ra cho các học giả kinh th ành đã chán ghét chốn đô thị và muốn trở về với thiên nhiên qua trực thị và cảm xúc, tập sách này viết ra cho những các nhân đã mệt mỏi về thế tục (A. Riencourt). Chan Wubg - tsit lại thấy chủ đích của Đạo Đức Kinh l à để cho các bậc vua chúa quan quyền biết cách trị dân trong ôn hòa thư thái. Có kẻ lại chủ trương giả thuyết Đạo Đức Kinh là một tập sách khai tậm cho các tập vi ên đạo gia hoặc ít ra sách gối đầu giường cho các bậc triết gia vô vi muốn lánh đời v à xa rời hoạt động . 1.1.2 TRANG TỬ TỬ VÀ NAM HOA KINH Trang Tử sống vào thời Chiến quốc cùng thời với Lương Huệ Vương, Tề Tuyên Vương. Ông là bạn thân của Huệ Thi.Trang Tử qu ê ở huyện Mông nay là đông bắc huyện Thương Khâu tỉnh Hà Nam. Ông là người nước Tống ( có người cho rằng ông là người nước Lương, nhà nghèo, thường sinh sống bằng nghề đan gi ày, câu cá có khi còn đi vay gạo của quan Gíam hà hầu. Ngay khi vào yết kiến Ngụy vương ông đi giày rơm , mặc vải thô. Tuy vậy ông cũng không m àng đến quyền uy, quan chức và xem thường quan lại lúc bấy giờ. Sở Uy v ương lấy lễ trọng đại ông và mời ông làm tước nước Sở nhưng ông một mực từ chối. Trang Tử để lại cho đời sách Trang Tử c òn gọi là Nam Hoa Kinh. Sách sử ký Lão tử hàn Phi liệt truyện chép sách Trang Tử d ài hơn mười vạn chữ. Sách Han thư Nghệ văn chí ghi: sách Trang Tử gồm 52 thiên. Lục Đức Minh đời Đường trong sách Đinh Tiểu luận triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 3 điển thích văn tự lục ghi chép nhiều bản chú thích nh ư bản chú của Tư Mã Bưu của Hước Tú và đặc biệt là của Qúach Tượng. Bản Trang Tử ngày ngay được sử dụng là bản của Qúach Tượng ( Ngụy Tấn) 33 thiên gồm nội thiên 7, ngoại thiên 15 và Tạp Thiên11 Hiện nay có hai ý kiến khác nhau về sách của Trang Tử Ý kiến thứ nhất cho rằng 7 thiên trong sách của trang tử mối là của Trang Tử còn Ngoại và Tạp thiên đều là của người sau ngụy tạo. Ý kiến thứ hai cho rằng to àn bộ 33 thiên của sách Trang Tử đều là phản ánh tư tưởng của Trang Tử. 1.2 NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐẠO GIA 1.2.1 Học thuyết về Đạo a. Khởi nguyên vũ trụ Trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử, chữ “ đạo” mang một khái niệm triết học ho àn toàn khác với “ đạo” trong Nho học.Nghĩa đen của nó là con đường. Có lẽ ở thời Xuân Thu chiến quốc Tử Sản là người đầu tiên đề cập đến Đạo “ Đạo trời xa, Đạo người gần khó lòng mà nắm bắt được”( Thiên Đạo viễn, nhân Đạo nhĩ, phi sở cập dã, Tả truyện, Chiêu công thập cửu niên) Đạo là một phạm trù triết học vừa để chỉ bản nguyên vô hình, phi cảm tính, phi ngôn từ, sâu kín, huyền diệu của vạn vật vừa để chỉ con đường quy luật chung của mọi sự sinh thành, biến hóa xảy ra trong thế giới. Trong Đạo Đức Kinh có nhiều từ ngữ diễn rả mối t ương quan giữa Đạo và trời đất vạn vật: đạo có trước trời đất, đạo là cội nguồn của trời đất, là mẹ của vạn vật, là mẹ của thiên hạ và là tổ tông của vạn vật. Lão Tử còn gọi Đạo là gốc rễ của đất trời. Đạo như gốc rễ không những có nghĩa là ngọn nguồn mà còn là cùng đích là nơi trở về của vạn vật. Đạo còn được là cửa vào ra qua đó vạn vật đi vào sự sống. Tất cả những hình thức diễn tả về đạo trên đây đều nói đến tương quan của đạo đối với hiện tượng, mỗi từ diễn đạt một h ình thức tương quan. Tiểu luận triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 4 Nhưng còn có một từ điễn tả không những mối t ương quan giữa đạo và thế giới hiện tượng mà còn được đồng nhất với đạo đó là từ nhất với nghĩa là một.” Đạo sanh Nhất, nhất sanh Nhị, Nhị sanh Tam tam sanh vạn vật van vật c õng âm ôm dương, điều hòa bằng khí trùng hư” Đạo được tạm hiểu như là cái tự nhiên tĩnh mịch, yên lặng, mộc mạc, hỗn độn mập mờ thấp thoáng không có đặc tính không có h ình thể là cái mắt không thấy tai không nghe , không thể nắm bắt được, không thể diễn đạt bằng ngôn ngữ, l à cái năng động tự sinh sôi nảy nở, biến hóa.Đạo ở đây l à quy luật. Theo Lão Tử, đạo vừa là cái có trước vừa là cái nằm trong bản thân sự thật, nhưng khi có sự can thiệp của con người thì đạo không còn là đạo nữa. Ông viết có một vật hỗn mang thành tựu trước trời đất, yên lặng mênh một, một mình độc lập, tản mác khắp nơi , không ngừng ở đâu coi như mẹ của thế gian… Cái hỗn mang ch ưa có tên nên tạm gọi là đạo Đức là một phạm trù triết học dùng để thể hiện sức mạnh tiềm ẩn của đạo l à cái hình thức nhờ đó vạn vật được định hình và phân biệt được với nhau là cái lý sâu sắc để nhận biết vạn vật. Theo Lão Tử đạo sinh ra vạn vật đức nuôi nấng bảo tồn vạn vật. Vạn vật nhờ đạo mà được sinh ra nhờ đức mà được thể hiện và khi mất đi là lúc vạn vật quay về với đạo. Đạo sinh ra một ( khí thống nhất) Một sinh ra Hai( âm d ương đối lập) Hai sinh ra Ba ( trời đất người) Ba sinh ra vạn Vật. Tóm lại đạo không chỉ là nguồn gốc bản chất mà còn là quy luật của mọi cái đã đang và sẽ tồn tại. Điều này cho phép hiểu đạo như một nguyên lý thống nhất vận hành của vạn vât- nguyên lý Đạo pháp tự nhiên. Đạo vừa mang tính khách quan ( vô vi) vừa mang tính phổ biến v ì vậy trong thế giới không đâu là không có đạo không ai theo đạo. Tiểu luận triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 5 b. Tư tưởng biện chứng về thế giới ( xem xét sự vật, hiện tượng trong trạng thái biến đổi) Trong triết học của Lão tử, quan niệm biện chứng về thế giới gắn liền với quan niệm về đạo – đức. Nhờ đức mà đạo nằm trong vạn vật luôn biến hóa. Đạo là cái vô. Cái vô sinh ra cái hữu . Cái hữu sinh ra vạn vật. Đạo là mẹ của vạn vật, cho nên vạn vật có những tính cách của đạo v à phải theo những qui luật của đạo. b.1 Phác Có thể Lão tử nhận thấy rằng trong vũ trụ, sinh vật nào càng nhỏ, càng thấp như con sâu, thì cơ thể và đời sống càng đơn giản, chất phác; còn loài người thì thời thượng cổ, tính tình chất phác, đời sống rất giản dị, tổ chức x ã hội rất đơn sơ; càng ngày người ta càng hoá ra mưu mô, xảo quyệt, gian trá, đời sống càng phúc tạp, tổ chức xã hội càng rắc rối, mà sinh ra loạn lạc, chiến tranh, loài người chỉ khổ thêm; rồi từ nhận xét đó mà ông cho rằng một tính cách của đạo l à “phác” (mộc mạc, chất phát), loài người cũng như vạn vật do đạo sinh ra đều phải giữ tính cách đó thì mới hợp đạo, mới có hạnh phúc . b.2 Tự nhiên : Một tính cách nữa – cũng có thể nói một qui luật nữa – của đạo là tự nhiên. Phác là một hình thức tự nhiên, nhưng tự nhiên không phải chỉ là phác. Nghĩa rộng hơn nhiều. Trong Đạo Đức kinh, tiếng tự nhi ên được dùng nhiều hơn tiếng phác; tự nhiên là một điểm quan trọng vào bậc nhất trong học thuyết Lão tử, nên chương 25 ông bảo: “đạo phác tự nhiên”, nghĩa là đạo theo tự nhiên, đạo với tự nhiên là một Một vật gì trời sinh ra, không có bàn tay con người, ta gọi là tự nhiên; một cử động, ngôn ngữ phát ra tự lòng ra mà không tính toán t rước, ta cũng gọi là tự nhiên. Đạo sinh ra vạn vật rồi, để cho chúng vận h ành, diễn biến theo luật riêng, theo bản năng của chúng, chứ không can thiệp v ào, cho nên Lão tử bảo đạo là tự nhiên Không can thiệp vào đời sống vạn vật còn có nghĩa là để cho vạn vật tự do phát triển. Vậy Lão tử có thể là người đầu tiên chủ trương chính sách tự do, một thứ tự do Tiểu luận triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 6 cho nhân quần, xã hội, khác sự tự do cho cá nhân, cho bản thân, của một nghệ sĩ phóng đãng như Trang tử trong thiên Tiêu dao du. Bốn mùa cứ thay đổi nhau mà vận hành, vạn vật cứ theo bản năng mà tự thích nghi với hoàn cảnh: cá cứ tự mọc ra vây, chim tự mọc ra cánh, con n òng nọc khi lên ở trên cạn thì tự đứt đuôi mà mang biến thành phổi; con tầm tự làm kén để sau đục kén ra mà biến thành con bướm; và loài vật nào cũng đói thì tìm ăn, no rồi thì thôi, lúc nào mệt thì nghỉ . b.3 Luật phản phục Tính cách và qui luật thứ ba của đạo, quan trọng nhất, l à phản phục, tức là quay trở về.Vạn vật do đạo sinh ra và do đức mà trưởng thành, tất nhiên phải theo qui luật phản phục Luật phản phục của đạo đó – tức luật tuần hoàn của vũ trụ - loài người đã nhận thấy từ hồi sơ khai: mặt trời mọc, lên tới đỉnh đầu rồi xuống, lặn, hôm sau lại nh ư vậy; mặt trăng tới ngày rằm thì tròn, rồi khuyết lần tới cuối tháng, rằm sau tr òn trở lại; bốn mùa thay phiên nhau, rồi năm sau trở lại mùa xuân; thuỷ triều lên lên xuống xuống; cây cối từ đất mọc lên, lá rụng trở về đất, thành phân nuôi cây; con người “từ cát bụi trở về cát bụi”. Lão tử cho rằng bất cứ sự vật nào cũng đều là thể thống nhất của hai mặt đối lập. Chúng ràng buộc, bao hàm lẫn nhau. Ông viết : Ai cũng biết đẹp l à đẹp tức là có xấu; hai mặt dài ngắn tựa vào nhau, mới có hình thể hai mặt cao thấp liên hệ với nhau , mới co chênh lệch và trong vạn vật không vật nào không cõng âm bồng dương. Trong vạn vật các mặt đối lập không chỉ thống nhất m à chúng còn xung đột, đấu tranh chuyển hóa lẫn nhau tạo ra sự thay đổi, biến hóa không ngừng của vạn vật trong vũ trụ. Tiểu luận triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 7 1.2.2 Quan điểm chính trị xã hội a. Quan điểm vô vi Vạn vật khi đã phát triển đến cực điểm thì bị “tổn” lần lần cho tới khi trở về “vô”. Vậy “vô” là chung cục trong một giai đoạn mà cũng là khởi điểm giai đoạn sau. Hơn nữa nó còn là “bản thuỷ của trời đất” . Vì vậy Lão tử rất quí “vô”; có thể nói học thuyết của ông là học thuyết “vô”, ngược hẳn với học thuyết của các nhà khác Vô không có nghĩa là hoàn toàn không có gì, trái h ẳn với hữu. Vô là vô sắc, vô thanh, vô hình đối với cảm quan của ta, như đạo. Vô có tính cách huyền diệu, huyền bí, nó sinh ra hữu, rồi hữu trở về vô, thành thử vô, hữu không tương phản mà tương thành. Vì lấy “vô” làm gốc, Lão tử mới khuyên ta vô vi, vô ngôn, vô dục, vô sự ,cũng chính lấy “vô” làm gốc nên ông mới chủ trương tuyệt học, tuyệt thánh khí trí; cũng chính vì lấy “vô” làm gốc nên ông mới trọng sự hư tĩnh, tinh thần bất tranh và ông mới “ngoại kì thân, hậu kì thân” .Một nửa nhân sinh quan, chính trị quan của ông xây dựng trên chữ “vô” . Lão tử sống ở thời loạn, thấy người ta càng cứu loạn thì càng loạn thêm, cho nên ông chủ trương đừng hữu vi, đừng làm trái thiên nhiên, tức phải vô vi, do đó ông trọng “vô”; b.Đạo trị nước .Lão tử không cực đoan như Trang tử mà đưa ra chủ trương vô chính phủ. Ông vẫn còn duy trì ngôi vua, nhưng nhiệm vụ và quyền hành của vua bị giảm thiểu gần như không còn gì. Vua ch ỉ có mỗi việc là vô vi, nghĩa là không can thiệp vào đời sống của dân, chỉ coi chừng cho dân sống theo tự nhi ên, ngăn ngừa trước cho dân khỏi đánh mất bản tính thuần phác Hơn nữa, vua tuy ở trên dân mà không quí bằng dân, vì: “Sang lấy hèn làm gốc, cao lấy thấp làm nền” (Quí dĩ tiện vi bản, cao dĩ hạ vi c ơ). Các vua chúa mới tự xưng là cô (côi cút), quả (ít đức), bất cốc (không tốt) chính l à Tiểu luận triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 8 lẽ đó. (ch.ương 39 Đạo Đức Kinh) . Vậy vua phải tự đặt mình ở dưới, ở sau dân : “Sông biển sở dĩ làm vua trăm khe lạch [nghĩa là nơi qui tụ của mọi khe] vì khéo ở dưới thấp nên làm vua trăm khe lạch. Vì thánh nhân [tức hạng vua chúa] muốn ở trên dân thì phải nói lời khiêm hạ, muốn ở trước dân thì phải lùi lại sau. (chương 66 Đạo Đức Kinh) Nếu Khổng Tử chủ trương xây dựng xã hội đại đồng thì Lão Tử chủ trương xóa bỏ hết mọi ràng buộc về mặt đạo đức, pháp luật đối với con ng ười để trả lại cho con người cái bản tính tự nhiên vốn có của nó. Lão Tử mơ ước đưa xã hội trở về thời đại nguyên thủy chất phác, mơ ước cô lập cá nhân với xã hội để hòa tan con người vào đạo. Ông chủ trương xây dựng nước nhỏ, dân ít có thuyền xe nh ưng không đi, có gươm giáo nhưng không dùng b ỏ văn tự từ tư lợi, không học hành.. Dân hai nước cạnh nhau dù cách nhau bởi một bờ dậu nhỏ hay một con m ương cạn cùng nghe tiếng chó sủa tối, tiếng gà gáy sàng nhưn đến già đến chết họ cũng không bao giờ qua lại thăm hỏi nhau. 1.2.3 Phương châm xử thế a. Quy tắc xử thế Lão coi vạn vật như nhau, không phân biệt quí, tiện, như vậy là chủ trương bình đẳng; ông lại bảo phải để cho vạn vật tự nhi ên phát triển theo bản tính của chúng, không can thiệp vào, như vậy là chủ trương tự do. Bình đẳng và tự do là những giá trị ngược với chế độ phong kiến dựng tr ên quân quyền, phụ quyền và nam quyền b. Ba đức tính cần có của con người Từ thuyết vô vi Lão Tử đã rút ra nghệ thuật sống dành cho con người là : từ ái , cần kiệm, khiêm nhường, khoan dung. Lão tử đã từng nói “ Ta có ba báu vật, ta hết sức nắm giữ chắt chiu. Một l à khoan từ. Hai là tiết kiệm. Ba là không dám đứng trước thiên hạ (coi mình hơn người). Khoan Tiểu luận triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 9 từ nên mới hùng dũng. Tiết kiệm nên mới rộng rãi. Không dám đứng trước người, nên mới được hiển dương.” c. Tri túc phải biết dừng khi đủ Lão tử có lẽ là người đầu tiên khuyên ta tri túc. “Biết thế nào là đủ thì không nhục, biết lúc nào nên ngừng thì không nguy” (Tri túc bất nhục, tri chỉ bất đ ãi – Chương 44 Đạo Đức Kinh) “Họa không gì lớn bằng không biết thế nào là đủ, hại không gì bằng tham muốn cho được nhiều. Biết thế nào là đủ và thỏa mãn về cái đủ đó thì mới luôn luôn đủ” (Tri túc chi túc thường túc hĩ – chương 46 Đạo Đức Kinh ) Tri túc là điều kiện cốt yếu của hạnh phúc m à phương Đông chúng ta coi tr ọng. Ngoài hai câu dẫn trên trong Đạo Đức kinh, người Trung Hoa còn những châm ngôn này nữa: “Tri túc, tiện thị túc, đãi túc hà thời túc?” (Biết thế nào là đủ thì sẽ đủ, đợi cho có đủ thì bao giờ mới đủ?) và “Nhân dục vô nhai, hồi đầu thị ngạn” (L òng dục của con người không có bờ bến, nhưng nhìn lại phía sau mình thì đó là bờ bến đấy). Tri túc thì “Khứ thậm, khứ xa, khứ thái” (bỏ những cái g ì thái quá – chương 29 Đạo Đức Kinh ) và không cho tình trạng nào, dù tốt tới mấy, phát triển tới cực điểm, v ì theo luật tuần hoàn trong vũ trụ, hễ phát tới cực điểm th ì sẽ quay trở lại (phản phục), sẽ suy. 1.2.4 Tư tưởng vị ngã : trọng kỷ quý sinh Trang Tử đã biến các yếu tố biện chứng trong triết học của L ão Tử thành chủ nghĩa tương đối và thuyết ngụy biện từ đó ông xây dựng quan niệm nhân sinh thoát tục – vị ngã- toàn sinh đầy tính duy tâm, tiêu cực trong trường phái Đạo gia. Xuất phát từ quan niệm của Lão Tử coi vạn vật đều do đạo sinh ra Trang tử cho rằng trời đất và ta cùng sinh ra, vạn vật với ta đều là một mà đã là một thì cần chi phân biệt cái này cái kia làm gì. Từ đó ông cho rằng đúng – sai , trên – dưới, sang hèn đều là như nhau mà nếu chúng là như nhau thì cần loại bỏ chúng ra một bên để tiến vào vương quốc tiêu dao coi sống chết bằng nhau, quên vật quên ta, trời đất với ta Tiểu luận triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 10 là một, coi đời là một cuộc giải trí, một cõi mộng mơ mà khi tỉnh dậy không biết ta hóa bướm hay bướm hóa ta..( Trang Tử mơ thấy mình hóa bướm) Do thoát tục mà phải sống trong trần tục nên Trang Tử chủ trương phải toàn sinh và vị ngã nghĩa là phải yên theo thời mà ở thuận vì cái tự nhiên nào cũng hợp lý cả không khen chể phải trái tốt xấu làm gì phải lánh nạn để bảo toàn sinh mạng, hay can thẳng mà họ không nghe thì ta nên lui chớ cãi bởi vì một người quân tử chết vì nghĩa và một kẻ tiểu nhân chết v ì của cải thì hai cái chết đó như nhau. Tiểu luận triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 11 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐẠO GIA 2.1 NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA ĐẠO GIA 2.1.1 Lý luận về đạo mang tính khái quát cao Đạo là phạm trụ triết học vừa để chỉ bản nguy ên vô hình , phi cảm tính, phi ngôn từ, sâu kín, huyền diệu của vạn vật vữa để chỉ con đ ường, quy luật chung của mọi sự sinh thành biến hóa xảy ra trong thế giới. Theo L ão Tử đạo vừa là cái có trước vừa là cái nằm trong bản thân sự vật .Đạo sinh ra vạn vật, đức nuôi nấng bảo tồn vạn vật. Vạn vật nhờ đạo mà được sinh ra, nhờ đức mà thể hiện và khi mất đi là lúv vạn vật quay trở về với đạo. Đạo sinh ra Một. Một sinh ra Hai ( âm d ương đối lập) Hai sinh ra Ba ( trời, đất , con người) Ba sinh ra VẠN VẬT. Như vậy đạo không chỉ là nguồn gốc bản chất mà còn là quy luật của mọi cái đã đang và sẽ tồn tại trong thế giới. Điều nay cho phép hiểu đạo nh ư nguyên lý thống nhất- vận hành của vạn vật- nguyên lý Đạo Pháp tự nhiên ( nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên) Đạo vừa mang tính khách quan vừa mang tính phổ biến. Nh ư vậy quan niệm về đạo của trường phái Đạo gia đã thể hiện một trình độ khái quát cao của tư duy về những vấn đề bản nguyên thế giới được xem xét trong tính chỉnh thể thống nhất của nó. Ý kiến cho rằng đạo của Lão Tử là duy vật là do trong Đạo Đức Kinh có câu như sau Đạo là cái gì đó hình thành trong tình trạng hỗn tạp của sự vật. Vậy Đạo l à một thực thể không xác định rõ ràng, nó mờ mờ ảo ảo nhưng lại có hình tượng. Nó mờ mờ ảo ảo nhưng lại có vật thực. Ngoài ra trong triết học của Lão Tử căn bản phủ định sự tồn tại của : Thần, phủ nhận : Thần” sáng tạo v ào chúa tể muôn loàiTheo Từ Tiểu luận triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 12 Thụ thì cách đây hơn hai nghìn năm sách Đạo đức Kinh đã bao hàm tư tưởng vô thần đó quả thật là xuất sắc. Ông hoàn toàn có tinh thần vô thần, về điểm đó suốt thời Ti ên Tần không ai hơn ông, vì ngay Tuân tử cuối thời Chiến Quốc, tuy b ài xích dị đoan, chủ trương rằng việc trời không liên quan gì tới việc người, trời không làm hại người – trái hẳn với Mặc tử - nhưng vẫn còn cho trời là cao hơn cả. Lão tử lại có thái độ rất “triết”, không lớn tiếng mạt sát, đả đảo tín ng ưỡng của người đương thời, chỉ suy tư, tìm hiểu, đưa ra một giả thiết về vũ trụ. Ông lại khiêm tốn, thận trọng: khiêm tốn khi ông nhận ngay ở chương đầu rằng vũ trụ vô cùng huyền bí, không thể hiểu được, giảng được; thận trọng khi ông nói về đạo, ông dùng những tiếng lửng: tượng (có lẽ), tự (giống như), nhược (hình như), hoặc (hoặc là). Ông chỉ thành thực trình bày ý nghĩ của ông, dò dẫm tìm chữ để diễn tả hình ảnh về đạo hiện trong óc ông, nh ư trong các chương 14 và 21, v ừa cô động, vừa thâm thuý, vừa bóng bẩy, hiếm thấy trong triết học Trung Hoa. 2.1.2 Nhận thấy hai mặt đối lập trong một thể thống nhất Lão Tử là một trong những nhà triết học cổ đại Trung Quốc đầu ti ên chỉ ra rằng mọi sự việc hiện tượng đều tồn tại không phải trong trạng thái cô lập mà liên hệ thống nhất với nhau. Hiện tượng thống nhất các mâu thuẫn đối lập l à hiện tượng phổ biến không những trong tự nhiên mà cả trong xã hội. Trong tự nhiên các mặt như lớn nhỏ, cao thấp dày mỏng, trắng đen , lạnh nóng đều tồn tại b ên nhau. Trong xã hội các mặt như xấu đẹp , thiện ác, họa phúc, đúng sau cũng tồn tại b ên nhau. Nếu mặt này mất đi thì mặt kia cũng không thể tồn tại đ ược. “ Có và không cùng tồn tại, khó và dễ cùng tồn tại, dài và ngắn cùng tồn tại, cao và thấp cùng tồn tại , thanh và âm cùng tồn tại, trước và sau cùng tồn tại” ( Chương 2 Đạo Đức Kinh). “ Bên cạnh cái họa có cái phúc trong l òng cái phúc đã có cái họa”( chương 58 Đạo Đức Kinh). Tiểu luận triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 13 Người đời nói cung chỉ thấy mặt n ày mà không thây mặt kia. Lão tử hơn người ở chỗ thấy cả hai mặt 2.1.3 Gía trị nhân bản cao a. Tư tưởng bình đẳng, tự do Dân tộc Trung Hoa tới đầu đời Chu (thế kỉ thứ XII TCN ) đã văn minh lắm: xã hội được tổ chức hoàn chỉnh trên cơ sở tôn quân quyền, phụ quyền v à nam quyền: Quyền trị dân thuộc về giai cấp quí tộc, h ọ nắm luôn quyền tôn giáo (chỉ thi ên tử mới được tế trời đất, bốn phương, chư hầu chỉ được tế phương mình ở, người dân chỉ được tế tổ tiên); họ có bổn phận che chở dân, dân phải nuôi họ, tuân lệnh họ. Trong nước thì như vậy, còn trong nhà thì người cha nắm quyền, đàn ông có quyền hơn đàn bà. Trong xã hội thì kẻ sĩ đứng đầu, rồi tới nông dân, công đứng sau nông, thương bị coi rẻ hơn cả. Tổ chức đó chặt chẽ, có tôn ti hẳn h òi, xã hội nông nghiệp nào hồi đầu cũng như vậy cả. Nhưng Lão coi vạn vật như nhau, không phân biệt quí, tiện, như vậy là chủ trương bình đẳng; ông lại bảo phải để cho vạn vật tự nhi ên phát triển theo bản tính của chúng, không can thiệp vào, như vậy là chủ trương tự do. Bình đẳng và tự do là những giá trị ngược với chế độ phong kiến dựng tr ên quân quyền, phụ quyền và nam quyền. vua phải tự đặt mình ở dưới, ở sau dân: “Thánh nhân đặt thân mình ở sau mà thân lại được ở trước, đặt thân mình ra ngoài mà thân mới còn được”.( chương 7) Lão tử không nói tới phụ quyền (quyền của cha), nh ưng cứ theo qui vô vi, bất can thiệp thì nhiệm vụ và quyền của cha cũng giảm thiểu nh ư quyền của vua. Cha chỉ phải nuôi con, che chở chúng, hướng dẫn chúng sống theo tự nhi ên, như vậy là “từ phụ” (cha hiền từ) rồi. Ông cũng không nói đến nam quyền (quyền của đ àn ông, của chồng), nhưng rõ ràng ông trọng nữ tính hơn nam tính. Chương 28 ông khuyên ta ph ải: “Biết trống (nam tính) mà giữ mái (nữ tính) (Tri kì hùng, thủ kì thư). Tiểu luận triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 14 Vì trọng nữ tính cho nên ông cho đạo là nữ tính, chứ không như Khổng cho Thượng đế Ngay trong chương đầu ông đã bảo đạo là “mẹ của vạn vật” (vạn vật chi mẫu). Rồi chương 25, chương 52: “mẹ của vạn vật trong thiên hạ” (thiên hạ mẫu). Chương 20: “mẹ nuôi muôn loài” (từ mẫu). Chương 6 ông dùng “thần hang” để tượng trưng cho đạo: thể của đạo hư vô, nên gọi là hang, dụng của nó vô cùng, nên gọi là thần; nó sinh ra vạn vật cho nên gọi nó là “mẹ nhiệm mầu” (huyền tẫn). Trọng nữ tính tức là trọng nữ, ngược hẳn với Khổng, Mặc, với x ã hội đương thời. Tôi không chắc ông có ý trở lại chế độ mẫu hệ; nh ưng một xã hội theo quan niệm ông, một xã hội mà quyền và bổn phận của vua chúa, của gia tr ưởng rất giảm thiểu, nữ được trọng hơn nam, một xã hội như vậy không còn là xã hội phong kiến, tôn ti nữa, mà giống xã hội thời sơ khai, khi loài người còn sống thành các bộ lạc. b. Tư tưởng trọng hòa bình Lão tử chủ trương bất tranh thì tất nhiên phản chiến hơn ai hết. Trong Đạo Đức kinh có tới sáu bảy chương bàn về vấn đề đó . “Người giữ đạo mà phò vua thì không dùng binh lực để mạnh hơn thiên hạ. Vì việc như vậy thường hay quay ngược trở lại [hiếu chiến th ì lại chết vì chiến tranh]. ( chương 30 Đạo Đức Kinh) . Dù có mạnh lên một thời rồi cũng suy, “cường tráng thì rồi sẽ già”, đó là luật phản phục, luân phiên của các tương phản . Tiếp ngay chương sau, Lão tử lại bảo : “Binh khí là vật bất tường, ai cũng ghét cho nên người giữ đạo không thích dùng nó”. Và ông khuyên các vua chúa – nước lớn cũng như nước nhỏ - phải khiêm nhu để tránh chiến tranh cho thiên hạ : “Nước lớn nên ở chỗ thấp, chỗ qui tụ của thi ên hạ, nên giống như giống cái trong Tiểu luận triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 15 thiên hạ. Giống cái nhờ tĩnh mà thắng giống đực [ham động], lấy tĩnh làm chỗ thấp. Cho nên nước lớn mà khiêm hạ đối với nước nhỏ thì được nước nhỏ xưng thần; nước nhỏ mà khiêm hạ đối với nước lớn thì được nước lớn che chở. Như vậy là một bên khiêm hạ để được [nước nhỏ xưng thần], một bên khiêm hạ mà được [nước lớn che chở]. Nước lớn chẳng qua chỉ muốn gồm nuôi n ước nhỏ, nước nhỏ chẳng qua muốn thờ nước lớn. Khiêm hạ thì cả hai đều được như ý muốn; nhưng nước lớn phải khiêm hạ mới được” . Thế giới mà dân tộc nào cũng khiêm nhu, bất tranh; cá nhân nào đối với nhau cũng khiêm nhu bất tranh như vậy thì nhân loại cực kì văn minh rồi c. Tấm lòng khoan dung Trong thời kỳ loạn lạc Xuân Thu Chiến Quốc v à trong thời gian Khổng giáo lấy “ chính trực thắng gian ác “ th ì Lão Tử lại đề cao lấy “ ân đức đáp trả ác th ù “( dĩ đức báo oán – chương 63) Lòng Từ là vật báu thứ nhất trong ba vật báu m à Lão tử hằng ôm ấp và nắm giữ. Lòng từ của Lão tử giúp con người hối cải mà trở về, lấy cái lòng của trăm họ làm lòng của mình, nếu cáo phải tranh đấu thì cũng phải tranh đấu bằng lòng Từ như thế mới thật thắng, mới giữ vững. L òng Từ quan trọng đến nỗi nếu Trời muốn cứu ai th ì cũng cứu bằng lòng Từ. Điều quan trọng là Lão Tử chủ trương một lòng Từ với mọi người không chút phân biệt cả người lành lẫn người dữ, không một ai bị loại bỏ. L ão Tử hỏi : Với kẻ không lành, tại sao lại bỏ họ?” ( Chương 62 Đạo Đức Kinh) Không phải đây là một chiến thuật để dụ người : với kẻ chẳng lành, cũng lấy lành mà ở, để được lành, với kẻ không thành tín, cũng lấy tín mà ở để được tín ( chương 49, Đạo Đức Kinh) Lão Tử cho biết lý do : người theo đạo thì xem tất cả mọi người như con mình và nhất là lấy chính Đạo làm mẫu mực mà Đạo thì không những là chỗ ẩn náu sâu kín cho vạn vật l à của trân châu cho người lành mà còn là nơi nương tựa dựa cho kẻ không lành. Đến nỗi Đạo còn ban ơn cho mọi kẻ cầu xin và tha thức cho kẻ có lỗi, cũng vì thế mà đạo là “ vậy quý của thiên hạ”( chương 62 Đạo Đức Tiểu luận triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 16 Kinh) Những ai không biết được điều đó chỉ quý người lành mà không biết yêu thương người không lành, thì dẫu học có được gọi là bậc trí thì thực ra họ cũng chỉ là kẻ mê lầm to d. Nếp sống tự nhiên giản dị - Chất phác quy chân . Đây là đời sống lý tưởng của Lão Tử và tất cả những ai, là người tu Đạo chân chính. Bối cảnh dựng l ên lý tưởng này có hai mặt: Về mặt chính trị, là thái độ ghét bỏ hành động bạo lực và đời sống xa xỉ, tâm tư dối trá của tầng lớp quyền thế trong xã hội đương thời; về mặt cá nhân đã gọi là "Ẩn quân tử", thì chất phác quy chân (Đời sống đ ơn giản bình dị, trở về với chân thật, với thiên nhiên), mới thật là đúng với cảnh sống mà Lão Tử hằng mơ ước. - Công thành phất cư. Đây là nguyên tắc ở đời mà Lão Tử đem ra dạy đời. Đời bao giờ cũng khuyến khích người ta, gắng sức làm để được hưởng thành quả tốt đẹp, do công lao của mình tạo nên. Nhưng Lão Tử cho rằng, mọi thành quả đó, rất có thể đưa lại tai họa cho con người. Lão Tử bảo: "Sinh nhi bất hữu, vi nhi bất thị, tr ường nhi bất tể, thi vi nguyên đức". (Sống mà không giữ của, làm mà chẳng ỷ công, dù lớn cũng không đứng làm chủ tể, đó mới là cái đức nguyên vẹn) và rằng: "Công toại thân thoái, thiên chi đạo". (Khi đã đạt tới thành quả rồi thì rút lui ngay, là đúng với lẽ trời) và "Vi giả bại chi, chấp giả thất chi". (Kẻ ham l àm sẽ gặp thất bại, kẻ ôm giữ sẽ bị mất mát). Vê điểm này Phạm Lãi làm được, Văn Chủng làm không được. Cả hai đều là công thần của Việt Vương Câu Tiễn, lịch sử đã chứng minh ai họa ai phước. 2.1.4 Chủ nghĩa vô vi : Con người không thể tách khỏi tự nhi ên Từ quan niệm cốt lõi củ Đạo ( Đạo pháp tự nhiên) Lão tử cho rằng xã hội con người không thể tách khỏi tự nhiên. Max Kaltenmax, trong phần kết cuốn Lao Tseu bảo thời đại chúng ta ở Âu Mĩ, nhiều ng ười thích thuyết vô vi, hư tĩnh của Lão tử, mà xét cho cùng, thái độ thuận theo tự nhiên, bất can thiệp của Lão không trái tinh thần khoa học chút nào cả, vì một tinh thần thực khoa học bao giờ cũng tôn trọng luật Tiểu luận triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 17 thiên nhiên . Hơn nữa hai nhà khoa học: Lynton K. Caldwell trong cuốn In Defense of Earth (1972) và Victor C. Ferkiss trong cu ốn Technological Man (1969), đều khuyên người phương Tây trở về sống với thiên nhiên . Caldwell bảo phải tuân theo luật thiên nhiên, hễ làm trái với thiên nhiên thì tất gặp tai hoạ, và chúng ta nên ôn lại thuyết của Lão tử, của thánh François (tr.285 bản tiếng Pháp: La Terre en danger của nh à Editions Internationales). Lời đó đúng. Vì khoa học, kĩ thuật tiến bộ quá, làm mất sự quân bình, mất sự điều hoà trong vũ trụ đã lần lần thành lập trong mấy tỉ năm, từ khi có trái đất, do đó mà nhân loại ngày nay phải đối phó với các tai hoạ bộc phát nhân số (hậu quả l à một phần ba nhân loại đang thiếu ăn và sẽ có hằng trăm triệu người chết đói); hoạ ô nhiễm môi sinh , đất đai, sông ngòi, không khí… b ị nhiễm uế vì cùng hơi độc của các nhà máy, các xe hơi, vì các chất sát trùng, các phân hoá học. Chỉ nội hai cái hoạ đó thôi cũng đ ã gây ra cả ngàn cuộc thảo luận của các nhà khoa học khắp thế giới mà vẫn chưa có cách nào giải quyết nổi, chúng thành cái nguy cơ trước mắt của nhân loại. Mất sự điều hoà trong vũ trụ, mà mất cả sự điều hoà trong bản thân ta, trong tâm hồn ta: ham tiến bộ, ham vật chất quá th ì tâm hồn không được yên tĩnh, đạo đức suy, tình nghĩa giảm, đời sống cũng không hạnh phúc. Nhiều thanh ni ên Âu Mĩ đã chán cái văn minh tiêu thụ, hùng hục làm từ sáng tới tối để sản xuất cho nhiều, rồi ti êu thụ cho nhiều lại để sản xuất cho nhiều; họ phản kháng lại x ã hội của họ như bọn hippy, bọn provo; họ đọc Lão tử, Thoreau, rủ nhau sống nhởn nh ơ trong những vườn hoa, cánh đồng, gần gũi với thiên nhiên . Còn Ferkiss thì đưa ra một triết lí mới, mà ông gọi là Tân chủ nghĩa thiên nhiên. Theo chủ nghĩa đó, con người là một phần của thiên nhiên hơn là một cái gì cách biệt với thiên nhiên. Toàn thể vũ trụ là một diễn trình biến hoá, một chuyển động không ngừng và con người là một phần của chuyển động đó. Chủ nghĩa của ông ta cũng giống như tư tưởng của Đạo gia. . Là một phần của thiên nhiên thì không thể tách rời thiên nhiên được mà phải sống Tiểu luận triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 18 theo thiên nhiên, trong thiên nhiên, s ống chất phác, giản dị, cũng nh ư Caldwell đã khuyên. Tiểu luận triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 19 2.2 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐẠO GIA 2.2.1 Lý luận về đạo mang ý nghĩa duy tâm , siêu hình Ý kiến cho rằng Đạo của Lão Tử là duy tâm là do những câu như “ Đạo sinh ra Một , Một sinh ra Hai, Hai sinh ra Ba, Ba sinh ra vạn vật. ” Một có thể hiểu là nguyên khí tức là chỉ vật chất ban đầu. Như vậy Đạo có trước vật chất. Đạo của Lão tử là duy tâm từ đầu đến cuối. Đạo của Lão tử ngoài ý nghĩa bản thể luận còn bao hàm nội dung quy luật nữa. Đạo luôn vận hành, không bao giờ ngưng nghỉ, không phụ thuộc vào bất cứ cái gì. Đạo vận hành theo quy luật. Quy luật đó không phải cái g ì khác mà chính lã lẽ tự nhiên. Bản thân lẽ tự nhiên là chuẩn mực rồi, con người chỉ cần noi theo lẽ tự nhiên là đủ không cần phải làm gì khác ngoài tự nhiên nữa.. Đạo của Lão Tử là cái gì bất biến cho nên đạo của Lão tử không những duy tâm mà còn siêu hình. Bởi vì Lão tử hâu như chỉ nói đến vận hành chứ không nói đến phát triển. Không chỉ riêng Lão tử mà có lẽ trong toàn bộ từ điển của Đạo gia cũng không hề có khái niệm “ phát triển” cũng tư tiến bộ . Lão tử nói “ Trở lại là vận động của Đạo, Mềm kà biểu hiện của Đạo”( chương 40 Đạo Đức Kinh ) hay “ Sự vật muôn màu đều trở về nguồn gốc của nó” ( chương 16 Đạo Đức Kinh) Vậy nên đối vời xã hội loài người cũng vậy. Xã hội con người không phải phát triển đi đâu xa cả m à chính là luôn nhớ trở về cái nguyên sơ của nó, trở về : nước nhỏ dân ít, với thời kỳ mông muội chẳn g cần văn minh , văn hóa nào cả. “ Người dân chỉ cần thắt nút dây cũng đủ để sử dụng rồi”( chương 80 Đạo Đức Kinh ) 2.2.2 Tuyệt đối hóa chủ nghĩa vô vi Vô không có nghĩa là hoàn toàn không có gì, trái h ẳn với hữu. Vô là vô sắc, vô thanh, vô hình đối với cảm quan của ta, như đạo. Vô có tính cách huyền diệu, huyền bí, nó sinh ra hữu, rồi hữu trở về vô, thành thử vô, hữu không tương phản mà tương thành. Lão tử sống ở thời loạn, thấy người ta càng cứu loạn thì càng loạn thêm, cho Tiểu luận triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 20 nên ông chủ trương đừng hữu vi, đừng làm trái thiên nhiên, tức phải vô vi, do đó ông trọng “vô.” Tư tưởng của ông đối lập lại tư tưởng hữu vi của Khổng Tử. Hữu vi là phát huy tính năng động chủ quan cố sức thi thố đạo đức nhân nghĩa ban h ành pháp lệnh chính sách, bày vẽ lễ nghi giáo huấn. Tuy nhiên tất cả những thứ đó theo Lão tử càng làm càng khiến cho xã hội ngày một xấu mà thôi. Theo ông con người sống theo lẽ tự nhiên, không hành động trái bản chất tự nhiên, không làm trái quy luật tự nhiên. Vua phải ít can thiệp vào chuyện của dân , phải thực hiện khiêm nhu bất tranh. Ông bài xích cả khoa học tiến bộ, chủ trương con người trở về với cuộc sống thuần phát hoang s ơ. Do hạn chế bở thời đại ông không chứng minh được cái lý tận cùng cuộc sống là cạnh tranh, là phát triển. Vì ngay cả cây cỏ muông thú cũng có cạnh tranh để tồn tại : cây cỏ cạnh tranh v ươn ra chỗ ánh sáng, có nguồn nước, muông thú giành nahu môi trước có thức ăn. Từ vô thức đến hữu thức. Vì vậy bất tranh không phải là quy luật tồn tại phát triển mà là quy luật triệt tiêu 2.2.3 Phản kinh nghiệm, phản ta thức. Lão Tử viết: "Tuyệt học vô tư . (Có bỏ học mới hết ưu phiền); "Vi học nhật ích, vi Đạo nhật tổn". (Càng có học cho lắm, càng có hại cho việc tu Đạo); "Tri giả bất ngôn, ngôn giả bất tri". (Người có học vấn chẳng bao giờ nói, kẻ hay nói mới là người không hiểu biết), Sở dĩ phải phản kinh nghiệm, phản trí thức, theo L ão Tử có hai lý do: Một là kinh nghiệm và trí thức khiến cho người ta hay lo âu, cho nên bảo "Tuyệt học vô tư ; hai là, kinh nghiệm và trí thức gây trở ngại cho việc tu Đạo, bởi lẽ hiểu biết nhiều chừng nào, thì càng thúc đẩy lòng ham muốn, đòi hỏi của người ta, đồng thời cũng dễ làm cho người ta nảy sinh cảm giác bất mãn với hiện tại, cho nên đã báo "Học nhiên hậu tri bất túc” (Câu này có nghĩa là: Học mà biết cho nhiều, rồi mới thấy đời người hãy còn thiếu lắm thứ quá. Lâu nay người ta thường hiểu ìâm là: Càng học càng thấy sự hiểu biết của mình hãy còn non kém). Bởi Lão Tử nhận định ràng, việc tu Đạo cần phải tĩnh mịch, đạm bạc, đẹp hết l òng ham muốn đi mới được. Nghĩa là Đạo của Lão Tử chẳng có liên hệ gì tới trí thức và kinh nghiệm cả, mà là Tiểu luận triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 21 thứ công phu thủ tĩnh, quả dục, đặng có thể đạt tới cảnh giới thanh tịnh, vô vi. Trở lại câu "Tri giả bất ngôn, ngôn giả bất tri". Cần phải hiểu ý nghĩa chữ "Tri" n ày là thứ tri trực giác, chẳng học mà tự mình ngộ ra chân lý của trời đất. Sở dĩ sau hai triều nhà Hán, Nho, Đạo và Thích, tam giáo có thể kết hợp nhau được, là thông nhau ở chỗ thanh tĩnh quả dục. Nhưng rõ ràng trong cuộc sống nếu không có học thức th ì sẽ không có tri thức và không thể cống hiến cho cuộc đời một cách đúng đắn. X ã hội phát triển cần phải có những con người hiểu biết đóng góp sức m ình. 2.2.4 Rơi vào chủ nghĩa tương đối Lão Tử hơn người ở chỗ thấy được hai mặt đối lập trong một thể thống nhất. Nhưng ông đã tuyệt đối hóa mặt thống nhất xem nhẹ mặt đối lập n ên cuối cùng ông cũng không rơi vào chủ nghĩa tương đối. Lão tử thường thây hai mặt trong một sự việc nh ưng ông thường nhấn mạnh cái kia trong khi người đời thường chỉ chú ý mặt này. Đối với Có và Không Lão Tử trọng cái Không hơn là Có : Chương 11 ông viết : “Ba mươi tay hoa cùng qui vào m ột cái bầu, nhưng chính nhờ khoảng trống không trong cái bầu mà xe mới dùng được. Nhồi đất sét để làm chén bát, nhưng chính nhờ khoảng trống ở trong mà chén bát mới dùng được. Đục cửa và cửa sổ để làm nhà, chính nhờ cái trống không đó mà nhà mới dùng được.Vậy ta tưởng cái “có” [bầu, chén bát, nhà] có lợi cho ta mà thực ra cái “không” mới làm cho cái “có” hữu dụng”. Vương An Thạch đời Tống đã phản đối ông, đại ý bảo: “Công dụng của cái bánh xe tuy ở chỗ trống giữa ba m ươi sáu cái rẻ quạt châu lại, nhưng ở ngoài phải có vành tròn thì mới có chỗ trống ấy. Công dụng của các đồ đạt tuy ở chỗ trống của nhiều thứ đó, nhưng phải có cái vỏ chung quanh th ì đồ đạc mới có chỗ trống. Công dụng của cái nh à tuy ở chỗ trống trong nhà nhưng phải có tường, vách, nền, mái thì cái nhà mới có chỗ trống. Như vậy thì những công dụng của các vật kia phải ở cái có, không ở cái không” Tiểu luận triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 22 2.2.5 Thái độ vị ngã : thái độ tiêu cực trước sự bế tắc của thời cuộc Thời Xuân Thu (khoảng 770 – 475 tr.CN). Đây là thời kỳ chuyển biến từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang chế độ phong kiến, c òn gọi là thời Đông Chu, do Chu B ình Vương dời đô về phía Đông (Lạc Dương, Hà Nam ngày nay.Đây là lúc Trung Qu ốc bước vào giai đoạn xã hội biến thiên trọng đại. Khi một con người cảm thấy khó thích ứng với cuộc diện thay đổi trọng đại đó, họ sẽ phản ứng ra sao? Ph ương thức của nhà Nho, đứng đầu là Khổng Tử, gồm cả Mạnh Tử sau này, thì một mặt mong muốn trở lại với quy phạm hành vi nguyên thủy, như duy trì quy tắc lôn pháp dưới chế độ phong kiến nhà Chu; đồng thời mặt khác,sáng tạo nấc thang giá trị mới. Mong được xã hội công nhận, như cổ súy, đề cao đức tính Nhân Ái luân lý Trung Hiếu. Còn phương thức của Đạo gia, đứng đầu là Lão Tử, gồm cả Trang Tử sau này, thì bài bác, chống phá trật tự xã hội hiện hữu bằng hành vi tích cực, hoặc tự đặt mình ra ngoài vòng xã hội đó, bằng hành vi tiêu cực, như đi ẩn náu, mai danh lánh nạn chẳng hạn. Có thể nói rằng đây là phản ứng tiêu cực trước sự bế tắc của thời cuộc bây giờ . Lão Tử cũng như Trang Tử không đưa ra một giải pháp để giải phóng hay phát triển xã hội đương thời mà chấp nhận sự việc. Trong Tề vật Luận Trang Tử nêu nhiều ví dụ như người ta ngũ dưới đất ẩm thị bị bệnh, ngược lại con trùn thì không. Mao Tường, Lệ Cơ là những cô gái đẹp tuyệt trần đới x ưa thế nhưng chim chóc hưu nai trông thấy đều sợ chay. Vậy ở đời không có ti êu chuẩn khách quan nào cả cho nên đúng hay sai lấy gì mà phân biệt. Đã không biết được thì làm gì có tiêu chuẩn để xác định cái biết đúng hay sai. H ơn nữa theo Trang tử đời người có hạn còn cái biết thì vô hạn cho nên con người làm sao có thể chạy theo cái cần biết được. Từ chỗ cho rằng Đạo không thể biết đến chủ nghĩa tương đối đến chủ nghĩa vô vĩ là logic tất yếu của Trang Tử cũng như Khổng Tử.Nói chung Đạo gia không hề đề cao nỗ lực chủ quan của con người . Lão Tử khẳng định càng tách xa đạo xã hội càng chứa nhiều mâu thuẫn . Mâu thuẫn là tai họa của xã hội. Ông viết khi đạo lớn bị phá bỏ th ì xuất hiện nhân nghĩa khi trí Tiểu luận triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 23 tuệ ra đời thì sinh ra giả dối khi nước loạn thì mới biết tôi trung. Vì vập để xóa bỏ tai họa cho xã hội thì phải thủ tiêu mâu thuận trong xã hội. Theo Lão tử mâu thuẫn trong xã hội được thủ tiêu bằng cách đẩy mạnh một trong hai mặt đối lập để tạo ra sự chuyển hóa theo quy luật phản phục ( quay trở lại cái ban đầu) hay cắt bỏ đi một trong hai mặt đối lập để l àm cho mặt đối lập kia tự mất đi theo quy luật quân bình ( cân bằng nhau)Ông viết : Không tôn trọng người hiền thì dân không tranh nhau không coi tr ọng của cải quý báu th ì dân không có trộm cắp. Tiểu luận triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 24 CHƯƠNG 3 : KẾT LUẬN Lão tử là triết gia đầu tiên của Trung Quốc luận về vũ trụ, có một quan niệm tiến bộ, vô thần về bản nguyên của vũ trụ mà ông gọi là Đạo. Ông lại xét tính cách và qui luật của Đạo, dùng những qui luật đó làm cơ sở cho đạo ở đời và đạo trị nước, tức cho một nhân sinh quan và một chính trị quan mới mẻ. Do đó m à học thuyết của ông hoàn chỉnh nhất, có hệ thống nhất thời Tiên Tần . Tuy nhiện Lão tử quá sùng thượng “tự nhiên”, cho tự nhiên là hoàn hảo tột bực, năng lực vô biên, một “thần khi”, loài người chỉ phải tuân theo, không được làm trái lại, không được tìm cách sửa đổi, càng sửa đổi càng có hại. Sùng thượng tự nhiên, mạc sát nhân vi, tức là phủ nhận sự tiến bộ, sự văn minh, trở về “huyền thoại con người dã man”, Triết lí khiêm nhu, bất tranh rất có hại, đưa tới sự diệt thân, diệt chủng. Nó cũng trái với tự nhiên, với bản năng tự vệ của con người. Muốn hoàn toàn theo tự nhiên, theo đạo thì đáng lẽ phải tán thành tự do cạnh tranh chứ, v ì luật cạnh tranh để sinh tồn là một luật tự nhiên . Nhược điểm của Đạo gia là ở chỗ họ chỉ thấy xã hội con người là sự kéo dài của tự nhiên chứ không có thấy sự khác nhau về chất giữa hai cái đó. Trang Tử trong Tề vật Luận cũng đã nói “ Trời đất với ta cùng sống, vạn vật với ta là một”. Thế nhưng Lão tử đã tặng cho hậu thế những tư tưởng bình đẳng, tự do, trọng hoà bình, không tranh giành nhau mà khoan dung v ới nhau (dĩ đức báo oán), trở về tự nhiên, sống thanh tịnh. Trở về tự nhiên theo ông không phải là trở về thời ăn lông ở lỗ, sống bằng săn bắn và hái trái cây, mà trở về buổi đầu thời đại nông nghiệp, thời bộ lạc, có tù trưởng nhưng tù trưởng cũng sống như mọi người khác, không can thiệp vào đời sống của dân. Nước thì nhỏ mà dân ít; các nước láng giềng trông thấy nhau, nghe được tiếng cho sủa, tiếng gà gáy của nhau mà dân các nước không qua lại với nhau, có thuyền có xe mà không ngồi, dùng lối thắc dây thời thượng cổ mà Tiểu luận triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 25 không có chữ viết (chương 80 Đạo Đức Kinh ). Thời đó có thể là thời Nghiêu Thuấn mà tất cả các triết gia thời Tiên Tần đều cho là hoàng kim thời đại. Dĩ nhiên nhân loại không lùi lại như vậy được và đọc Lão tử chúng ta chỉ nên nhớ rằng ông muốn cứu cái tệ đương thời là đời sống đã phúc tạp quá, từ kinh tế tới lễ nghi, chính trị, tổ chức xã hội; con người đã gian tham, xảo trá nhiều, do đó mà loạn lạc, nghèo khổ. Học thuyết của ông bổ túc cho học thuyết của Khổng, nén bớt tinh thần hăng hái hữu vi, quá thực tiển của Khổng. Hiện nay ng ười phương Tây chán nản nền văn minh cơ giới, sản xuất để tiêu thụ rồi tiêu thụ để sản xuất, muốn trở lại đời sống thiên nhiên, giản dị, nên Đạo đức kinh lại được nhiều người đọc. Nhưng các chính trị gia không ai theo bài học của ông cả; nhưng những câu như: “Càng ban nhiều lệnh cấm thì dân càng nghèo” (Chương 57 Đạo Đức Kinh), “Can thiệp vào việc dân nhiều quá thì dân sẽ trá nguỵ, chống đối” (Chương 60 Đạo Đức Kinh) rất đáng cho họ suy ngẫm” . Tiểu luận triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Gíao trình đại cương Lịch sử Triết Học , TS Nguyễn Ngọc Thu TS Bùi Văn Mưa, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2003 2. Trí Tuệ Lão Tử, Đỗ Anh Thơ, NXB Lao Động Xã Hội ,2006 3. Lão Tử Đạo Đức Kinh , Lưu Hồng Khanh, NXB Trẻ ,2005 4. Lịch sử Triết học Trung Quốc, H à Thúc Minh, NXB Thành phố Hồ chí Minh , 1998 5. Lão Tử Đạo Đức Kinh, Nguyễn Hiến L ê, NXB Văn Hóa Thông Tinh, 2006

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdetai5_nguyenthingoclan_d1k19_4904.pdf
Luận văn liên quan