Đề tài Tư tưởng hồ chí minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân
Đề tài: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN
Nội dung
Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước.Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước.Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân và tính dân tộc của Nhà nước.Tư tưởng Hồ Chí Minh về một Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ.Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước trong sạch vững mạnh, hoạt động có hiệu quả.
36 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5229 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tư tưởng hồ chí minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Click to edit Master title style Click to edit Master text styles Second level Third level Fourth level Fifth level 12/03/2011 ‹#› Môn họcTƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM Khoa Lý luận chính trị Đề tài: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN Nội dung Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước. Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân và tính dân tộc của Nhà nước. Nội dung Tư tưởng Hồ Chí Minh về một Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước trong sạch vững mạnh, hoạt động có hiệu quả. I.Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước. Cơ sở lý luận Trong lịch sử dân tộc, Hồ Chí Minh đã tiếp thu những truyền thống tốt đẹp của cha ông mà giá trị tiêu biểu là chủ nghĩa yêu nước. Trong văn hóa nhân loại, Hồ Chí Minh tiếp biến biện chứng những giá trị lý luận của Nho giáo, của các nhà khai sáng Pháp và các nhà lập Pháp phương tây. Đặc biệt là lý luận về nhà nước, về nhà nước chuyên chính vô sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa của chủ nghĩa Mác – Lênin. Cơ sở thực tiễn Hoạt động thực tiễn phong phú của Hồ Chí Minh. Nghiên cứu thực tiễn nhà nước thực dân phong kiến ở Việt Nam, cũng như các nhà nước thực dân trên thế giới. Hồ Chí Minh cho rằng đó là một kiểu nhà nước phi nhân tính cần phải được phủ định hoàn toàn. Hồ Chí Minh nghiên cứu nhà nước tư bản trên đất Mỹ, Pháp, Anh… Người khẳng định không chọn mô hình nhà nước dân chủ tư sản cho cách mạng Việt Nam. Đến với nhà nước Xô viết – thành quả của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, Hồ Chí Minh nhận rõ đây là sản phẩm của một cuộc cách mạng triệt để. Thực tiễn cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng những năm 1930 – 1931. Xô Viết Nghệ - Tĩnh (1930 -1931) Lý tưởng vì dân, vì nước và một đạo đức suốt đời tận trung với nước, tận hiếu với dân của Hồ Chí Minh. I.Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước Nhà nước của dân Quan điểm nhất quán của chủ tịch Hồ Chí Minh là xác lập tất cả mọi quyền lực trong Nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân. “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt giống nòi, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. (Điều 1 – Hiến pháp năm 1946) “Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra toàn dân phúc quyết”. (Điều 32 – Hiến pháp năm 1946) Nhân dân lao động làm chủ nhà nước thì dẫn đến một hệ quả là nhân dân có quyền kiểm soát Nhà nước. Hồ Chí Minh đã nêu lên quan điểm dân là chủ và dân làm chủ. Dân là chủ có nghĩa là xác định vị thế của dân, còn dân làm chủ có nghĩa là xác định quyền và nghĩa vụ của dân. Nhà nước do dân Nhà nước do dân là nhà nước do dân lựa chọn, bầu ra những đại biểu của mình. Nhà nước do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để nhà nước chi tiêu, hoạt động. Nhà nước do dân phê bình, xây dựng, giúp đỡ. Bầu cử Nhà nước vì dân Là một nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu, tất cả đều vì lợi ích của nhân dân, ngoài ra không có bất cứ một lợi ích nào khác. Một nhà nước vì dân, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, là từ Chủ tịch nước đến công chức bình thường đều phải làm công bộc, làm đầy tớ cho nhân dân. “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh” Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân và tính dân tộc của Nhà nước. Về bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước Nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân. Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng phương thức thích hợp. Bản chất giai cấp của Nhà nước ta thể hiện ở tính định hướng xã hội chủ nghĩa của sự phát triển đất nước. Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta thể hiện ở nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản của nó là nguyên tắc tập trung dân chủ. Bản chất giai cấp công nhân thống nhất với tính nhân dân, tính dân tộc của Nhà nước. Cơ sở: giai cấp công nhân không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của dân tộc và chỉ có giải phóng dân tộc mới giải phóng được giai cấp công nhân một cách triệt để. Biểu hiện: Nhà nước ta ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ của rất nhiều thế hệ người Việt Nam. Nhà nước ta bảo vệ lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích của dân tộc làm cơ bản. Trong thực tế, Nhà nước ta đã đứng ra làm nhiệm vụ của cả dân tộc giao phó, đã lãnh đạo nhân dân tiến hành các cuộc kháng chiến để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần tích cực vào sự phát triển tiến bộ của thế giới. Tư tưởng Hồ Chí Minh về một Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ. Xây dựng một Nhà nước hợp pháp, hợp hiến Ngay sau khi giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lậptại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) ngày 2-9-1945 Sau Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo tích cực tổ chức Tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội và xây dựng Hiến pháp đầu tiên. Cuối năm 1946, Quốc hội lập ra Chính phủ liên hiệp kháng chiến. Cử tri Hà Nội bỏ phiếu bầu Quốc hội khóa 1 (6-1-1946) Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội Khoá I - Quốc hội đầu tiên của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sau Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946. Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hoạt động quản lí nhà nước bằng Hiến pháp, pháp luật và chú trọng đưa pháp luật vào cuộc sống. Nhà nước dân chủ Việt Nam không thể thiếu pháp luật. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm xây dựng một nền pháp chế xã hội chủ nghĩa để đảm bảo quyền làm chủ thực sự của nhân dân. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức và tài Đội ngũ cán bộ, công chức phải là những người vừa có đức vừa có tài, trong đó đức là gốc; đội ngũ này phải được tổ chức hợp lý, có hiệu quả. Cụ thể là: Tuyệt đối trung thành với cách mạng. Hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ. Phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân. Dám phụ trách, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, nhất là trong những tình huống khó khăn, “thắng không kiêu, bại không nản”. Phải thường xuyên tự phê bình và phê bình, luôn luôn có ý thức và hành động vì sự lớn mạnh, trong sạch của Nhà nước. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước trong sạch vững mạnh, hoạt động có hiệu quả. Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước. Hồ Chí Minh chỉ rõ những tiêu cực và nhắc nhở mọi người phải ra sức đề phòng và khắc phục là: Đặc quyền, đặc lợi Tham ô, lãng phí, quan liêu “Tư túng”, “chia rẽ”, “kiêu ngạo“ Người nhắc nhở cán bộ, công chức: “phải ghi sâu những chữ “công bình, chính trực” vào lòng. Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng. Xây dựng nhà nước phải nhấn mạnh vai trò của pháp luật. Nhưng không thể đề cao một chiều của pháp luật mà bỏ qua sự hỗ trợ của các yếu tố khác, trong đó có vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng. Pháp luật và đạo đức có thể kết hợp bổ sung cho nhau trong thực tế trị nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn chú trọng giáo dục đạo đức nhưng cũng không ngừng nâng cao vai trò và sức mạnh của pháp luật. Đi đôi với giáo dục đạo đức, Người kịp thời ban hành pháp luật. Cám ơn thầy và các bạn đã chú ý lắng nghe
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Group5.pptx