Đề tài Tư tưởng triết học của Đêmôcrít và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của thời đại (1)

Triết học Đêmôcrít là sựkếthừa và phát triển lên một trình độcao các quan điểm duy vật (của trường phái Milê) và tư tư ởng biện chứng (của Hêraclít) trước đó, đưa tri ết học của ông trởthành đ ỉnh cao của chủnghĩa duy vật Hy Lạp thời cổđại. Làm cho nó đủsức đương đầu chống lại các trào lưu duy tâm đang th ịnh hành bấy giờ, mà sau đó là trào lưu duy tâm nổi tiếng của Platon.

pdf16 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2968 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tư tưởng triết học của Đêmôcrít và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của thời đại (1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÑEÀ TAØI TIEÅU LUAÄN MOÂN TRIEÁT HOÏC Tö töôûng trieát hoïc cuûa Ñeâmoâcrít vaø söï aûnh höôûng cuûa noù ñeán ñôøi soáng vaên hoùa tinh thaàn cuûa thôøi ñaïi GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA SVTH: Nguyễn Công Danh LỚP: D1 K19 Tháng 03/2010 TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP HOÀ CHÍ MINH KHOA ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC 2MỤC LỤC I. Mở đầu ..................................................................................... 3 II. Nội dung ................................................................................. 7 1. Thuyết nguyên tử ................................ ................................ ...............7 2. Quan niệm về nguồn gốc con người ................................ ..................8 3. Quan niệm về nhận thức................................ ................................ ....9 4. Quan niệm về đạo đức – xã hội. ................................ ......................10 5. Quan điểm chính trị .............................................................. 11 6. Logic học................................................................................ 11 III. Tính tất yếu và ngẫu nhiên ............................................... 13 IV. KẾT LUẬN ................................ ................................ ....................15 V. Tài liệu tham khảo ................................ ................................ ...........16 3ĐÊMÔCRÍT (460-370 TCN) NHÀ TRIẾT HỌC, NHÀ BÁC HỌC VỀ THUYẾT NGUYÊN TƯ THÔ SƠ THỜI HY LẠP CỔ ĐẠI. I. Mở đầu: Cách đây hàng nghìn năm, các nhà Triết học, các nhà Bác học từ Đông sang Tây đã hằng cố gắng đi tìm lời giải đáp và làm sáng tỏ “Bản nguyên vật chất của thế giới cấu tạo như thế nào?”, “vạn vật xung quanh ta thiên hình vạn trạng nhưng phải chăng đều do một số yếu tố nào đấy cấu tạo nên?” Các triết gia thời Trung Quốc cổ đại đề xướng thuyết âm, dương Ngũ hành: Kim, Mộc, Thuỷ, Hỏa, Thổ . Thời Ấn Độ Cổ đại có phái Samkhya cho rằng vật chất do: không khí, lửa, nước, đất và ête cấu tạo nên. Các triết gia thời Hy Lạp cổ đại: Héraclite (thế kỷ VI TCN) cho rằng bản nguyên của thế giới là lửa. Anaximène, người đương thời với Héraclite, cho rằng bản chất của thế giới là không khí. Thalès (625 - 647 TCN) được mệnh danh là một trong bảy "Người hiền triết" thời Hy Lạp cổ đại chủ trương rằng nguyên bản của thế giới vạn vật là nước, Ông lập luận: nước là yếu tố đầu tiên, là bản nguyên của vạn vật, vạn vật bắt đầu từ nước và luôn quay trở về với nước, không có nước thì không có gì cả. Nước tồn tại vĩnh viễn, còn . Trong số các nhà triết học và khoa học thời xưa bàn về cấu tạo của vật chất, người phát biểu đúng đắn hơn cả là nhà Bác học thời Hy Lạp cổ đại Đêmôcrít, Ông cho rằng vạn vật muôn màu muôn vẻ, nhưng cuối cùng đều cấu tạo bởi nhưng phân tử nhỏ nhất là nguyên tử (Tiếng Hy Lạp Atom là 4nguyên tử, có nghĩa là không thể chia cắt được nữa). Thuyết của Đêmôcrít được gọi là thuyết nguyên tử thô sơ. Trước chúng ta gần 2500 năm Đêmôcrít đã viết: "Chúng ta nói nóng, chúng ta nói lạnh, chúng ta nói ngọt, chúng ta nói đắng, chúng ta nói màu số nhưng thực ra chỉ có nguyên tử và chân không". Đêmôcrít (460 – 370 TCN) là nhà triết học duy vật vĩ đại trong thế giới cổ đại, là đại biểu kiệt xuất nhất của chủ nghĩa duy vật và tầng lớp chủ nô dân chủ thời cổ Hi Lạp. Ông sinh ra ở một trong những thành phố thương mại sầm uất là Abdère thuộc xứ Thrace, là miền đất thuộc một phần của Hy Lạp và nước Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, phía nam nước Bulgaria. 5Ông đã từng đi nhiều nước Ai Cập, Babilon, Ba Tư, Ấn Độ và sau đó về sống tại Aten. Ở những nơi ông đi qua, ông đã tìm hiểu và tiếp thu những tri thức khoa học và triết học. Ông nhiệt thành ủng hộ phái chủ nô dân chủ, phản đối kịch liệt phái chủ nô quý tộc, tán d ương tầng lớp thương nhân và coi họ là tầng lớp tiến bộ thời bấy giờ. Cũng giống như thầy của mình là Pácmêníc và Lơxíp (500 - 440 TCN) cho rằng cái tồn tại (nguyên tử) tồn tại, nhưng khác với nguyên tử và chân không cùng là khởi nguyên của thế giới. Trong vũ trụ, luôn có những cơn lốc xoáy của các nguyên tử xảy ra trong chân không, do vậy mà các nguyên tử cùng kích thước tụ lại với nhau theo từng loại để tạo nên đất, nước, lửa, không khí. Từ đó tạo ra vùng đất và bầu trời cùng các tinh tú rực sáng – sự kết tự của nhiều nguyên tử có tốc độ vận động rất lớn. Vạn vật trong vũ trụ đều sinh, diệt theo luật nhân quả,... Những tư tưởng về nguyên tử của Lơxíp đã được người học trò xuất sắc của mình là Đêmôcrít hệ thống hóa và phát triển thêm tạo thành một hệ thống lý luận chặt chẽ và có sức thuyết phục của trường phái nguyên tử luận – đỉnh cao của chủ nghĩa duy vật thời cổ Hi Lạp. Đêmôcrít sớm tiếp xúc với nhiều nền văn hóa trong khu vực, am hiểu nhiều lĩnh vực khoa học, là Bác học uyên thâm về nhiều mặt, ông viết khoảng 70 tác phẩm: ngoài triết học, ông còn viết nhiều tác phẩm về toán học, đạo đức học, tâm lý học, sinh vật học, thi ên văn học, mỹ học, ngôn ngữ học, âm nhạc và kỹ thuật…và một con người luôn tranh đấu, đầy lạc quan, tư tưởng Đêmôcrít đã có ảnh hưởng lớn đối với nhiều triết gia đương thời cũng như các thế kỷ tiếp theo. Tác phẩm quan trọng và cũng rất có giá trị về khoa học mà ông đã viết ra là “Cấu trúc vĩ đại của thế giới”. Nhưng tiếc rằng, sau này người ta chỉ 6có thể phỏng đoán lại được nội dung của cuốn sách này mà thôi. Vì ngay trong khi ông còn đang sống, thì các tác phẩm do ông viết ra đã bị các học trò của nhà triết học đối lập Platon phá hủy theo yêu cầu của thầy mình, và cuốn sách trên cũng không tránh được số phận nghiệt ngã đó. Thật là bất hạnh cho riêng ông và cũng là một tổn thất nặng nề vô giá cho cả sự tiến bộ của nền khoa học chân chính của nhân loại. May mắn sau này, nhà triết học Điôgen Laecxơ (Diogene Laerce) (sống vào nửa đầu thế kỉ thứ III sau công nguyên) đã viết lại được những quan điểm về vũ trụ của Đêmôcrít trong bộ sách lớn gồm 10 tập của mình “Tiểu sử các nhà triết học”. 7II. Nội dung: Đêmôcrít đã xây dựng trường phái nguyên tử luận mà nội dung lý luận bao gồm: 1. Thuyết nguyên tử: Mặc dù những ý tưởng đầu tiên về nguyên tử đã được Leucippe nêu ra nhưng chỉ có Đêmôcrít mới làm cho các quan điểm về nguyên tử trở thành một hệ thống lý luận chặt chẽ và có sức thuyết phục. Theo ông, vũ trụ được cấu thành bởi hai thực thể đầu tiên là nguyên tử và chân không. Nguyên tử là những hạt vật chất cực nhỏ, không nhìn thấy, không phân chia được, không biến đổi, luôn vận động và tồn tại vĩnh viễn. Nguyên tử giống nhau về chất nhưng khác nhau về hình dạng (hình cầu, hình móc câu, hình tứ diện, hình lõm,..), về kích thước, về tư thế (nằm ngang, đứng, nghiêng). Cũng giống như sự kết hợp giữa các chữ cái tạo thành các từ ngữ, thì ở đây, sự kết hợp của các nguyên tự tạo thành các sự vật trong thế giới. 8Chân không (không gian t rống rỗng) không có kích thước và hình dáng, nhưng vô tận; chân không chính là khoảng không gian trống rỗng. nó là điều kiện cần thiết cho sự vận động của nguyên tử. Trong chân không, nguyên tử vận động theo nhiều hướng, theo nhiều kiểu: lúc chúng cố kết tụ lại, lúc chúng tách rời tán rộng ra. Các nguyên tử, khi cố kết tụ lại thì sự vật được tạo thành, và khi chúng tách rời nhau thì sự vật biến mất. Khi chuyển động chúng sẽ va chạm vào nhau để tạo thành một cơn xoáy lốc nguyên tử. Cơn xoáy này đẩy các nguyên tử nhỏ nhẹ ra bên ngoài, còn các nguyên tử to nặng thì được quy tụ vào tâm; nhờ đó mà các tầng lớp nguyên tử cùng kiểu dáng, kích thước và trọng lượng như đất, nước, lửa, không khí, … được tạo thành; và từ đây, hình thành Trái đất, sự sống, con người cùng các thiên thể trên bầu trời, trong vũ trụ,.. 2. Quan niệm về nguồn gốc con người Theo Đêmôcrít, sự sống phát sinh từ những vật thể ẩm ướt, dưới tác dụng của nhiệt độ. Sinh vật sống đầu tiên được hình thành từ nước bùn, chúng sống dưới nước, sau đó lên sống trên cạn và tiến hóa dần đưa đến sự xuất hiện của con người. Chỉ có sinh vật mới có linh hồn, linh hồn cũng được tạo thành từ các nguyên tử, nhưng đó là các nguyên tử hình cầu, nhẹ, nóng và chuyển động nhanh. Linh hồn khả tử, nó sẽ rời thể xác và tan rã ra thành các nguyên tử dạng lửa khi sinh vật chết. Nguyên tử vận động trong chân không theo luật nhân quả mang tính tất nhiên tuyệt đối. Trong thế giới, mọi sự vật, hiện tượng xảy ra đều theo lẽ tất nhiên; vì vậy, bản tính thế giới là tất nhiên. Sự thiếu hiểu biết, sự bất lực trong nhận thức của con người mới sinh ra cái ngẫu nhiên; ngẫu nhiên mang tính chủ quan. 9Như vậy, vạn vật trong thế giới, dù là vô sinh hay hữu sinh, đều xuất hiện và mất đi một cách tự nhiên, không do thần thánh hay ai đó sáng tạo ra. Thậm chí, nếu có thần thánh thì họ cũng được tạo ra từ nguyên tử và tồn tại trong chân không. Mặc dù Đêmôcrít không lý giải được nguồn gốc của vận động, không biết được linh hồn là hiện tượng tinh thần; nhưng việc ông khẳng định bản chất thế giới là vật chất – nguyên tử luôn vận động theo quy luật nhân quả; vũ trụ vật chất là vô hạn và đa dạng, không được sáng tạo và không bị hủy diệt bởi các thế lực siêu nhiên,.. là quan niệm duy vật, vô thần dũng cảm đương thời. Đêmôcrít đã cống hiến cho khoa học tự nhiên và chủ nghĩa duy vật tư tưởng nổi tiếng về nguyên tử. 3. Quan niệm về nhận thức: Đêmôcrít cho rằng, mọi nhận thức của con người đều có nội dung chân thực, nhưng mức độ rõ ràng, đầy đủ của chúng khác nhau. Ông chia nhận thức chân thực của con người ra làm hai dạng có liên hệ mật thiết với nhau là nhận thức mờ tối do giác quan mang lại, tức nhận thức cảm tính, và nhận thức sáng suốt do suy đoán đem đến, tức nhận thức lý tính. Nhận thức mờ tối chỉ cho ta biết được dáng vẻ bề ngoài của sự vật. Muốn khám phá ra bản chất của sự vật cần phải tiến hành nhận thức lý tính. Nhận thức lý tính đáng tin cậy, nhưng đó lại là một quá trình đầy khó khăn, phức tạp và đòi hỏi phải có một năng lực tư duy tìm tòi khám phá của con người khao khát hiều biết. Như vậy, theo Đêmôcrít, nhận thức cảm tính là tiền đề của nhận thức lý tính, muốn nắm bắt bản chất thế giới không thể không sử dụng nhận thức lý tính. Khi đề cao nhận thức lý tính, Đêmôcrít tiến hành xây dựng các phương pháp nhận thức lôgích như quy nạp, so sánh, giả thuyết, định nghĩa. Ông được Arixtốt coi là nhà lôgích học đầu tiên phát biểu về nội dung lôgích học. 10 4. Quan niệm về đạo đức – xã hội. Đêmôcrít cho rằng, đạo đức học giúp làm rõ số phận, cuộc sống và hướng dẫn hành vi, thái độ của từng con người. Sự hiểu biết là cơ sở của hành vi đạo đức. Sống đúng mực, ôn hòa, không gây hại cho mình và cho người là sống có đạo đức. Hạnh phúc của con người là trạng thái mà trong đó con người sống trong sự hưởng lạc vừa phải trong sự thanh thản của tâm hồn tự do. Mặc dù Đêmôcrít coi hạnh phúc hay bất hạnh, tốt hay xấu,… đều phải dựa trên nghề nghiệp, nhưng ông luôn phản đối sự giàu có quá đáng, phản đối sự trục lợi bất lương, bởi vì chúng là cội nguồn dẫn tới sự bất hạnh cho con người. Ông luôn đề cao những hành động vị nghĩa cao thượng của con người. Bởi vì chỉ có những hành vi đầy nghĩa khí mới làm cho con người trở thành vĩ đại. Theo Đêmôcrít, con người lúc đầu sống theo bầy đàn, ăn long ở lỗ nhưng do nhu cầu giao tiếp mà có tiếng nói, do nhu cầu ăn ở mà có nhà cửa, quần áo, biết chăn nuôi, săn bắn, trồng trọt,… nghĩa là, nhu cầu vất chất để tồn tại và phát triển của con người là động lực phát triển xã hội. Là đại biểu của tầng lớp chủ nô dân chủ, Đêmôcrít luôn xuất phát từ quan niệm duy vật để bảo vệ quyền lợi của tầng lớp mình, bảo vệ chế độ dân chủ chủ nô. Theo ông, chế độ dân chủ chủ nô phải gắn liền với nền thương mại và sản xuất thủ công, nhưng nó cũng phải gắn liền với tình thân ái, với tính ôn hòa và lợi ích chung của công dân tự do, chứ không phải của nô lệ. Nô lệ cần phải tuân theo mệnh lệnh của ông chủ. Nhà nước cộng hòa dân cử là nền tảng của chế độ dân chủ chủ nô phải biết tự điều hành hoạt động của mình theo các chuẩn mực đạo đực và pháp lý. Quản lý nhà nước phải coi như một nghệ thuật mang lại cho con người hạnh phúc, vinh quang, tự do và dân chủ. 11 Mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế nhưng với những thành tựu đạt được, Đêmôcrít đã nâng chủ nghĩa duy vật Hi Lạp cổ đại lên đỉnh cao, làm cho nó đủ sức đương đầu chống lại các trào lưu duy tâm đang th ịnh hành bấy giờ. 5. Quan điểm chính trị Đêmôcrít đứng trên lập trường của phái chủ nô dân chủ, kịch liệt chống lại phái chủ nô quý tộc. Ông bảo vệ chế độ dân chủ của chủ nô trong đó thể hiện quyền lợi của họ gắn với sự phát triển của thương mại và công nghiệp. Ông ca ngợi tình thân ái, tính ôn hòa, lợi ích chung và quyền lợi chung của công dân tực do. Đương nhiên, do xuất thân và bản thân ông thuộc giai cấp chủ nô, nên ông chỉ đấu tranh để bảo vệ cho nền dân chủ và quyền lợi của chủ nô, cũng như của công dân tự do. Ông cho rằng “cái nghèo trong chế độ dân chủ cũng quý hơn cái hạnh phúc của công dân dưới thời quân chủ, đại ý là tự do quý hơn nô lệ”. Ông coi nhà nước là trụ cột của xã hội, cần phải xử lý nghiêm khắc những kẻ vi phạm pháp luật hay các chuẩn mực đạo đức. Ông khẳng định, hạnh phúc là sự thanh thản trong tâm hồn và được tự do. 6. Logic học Đêmôcrít chưa phải là người sáng lập lôgic học, nhưng ông đã đặt nền móng cho nó, xem nó như công cụ “giải mã” tự nhiên. Khi phân loại lôgic học, Aristote liệt Đêmôcrít vào hàng tiền bối của lôgic quy nạp, khác với lôgic diễn dịch của mình. Đêmôcrít từng viết một vài tác phẩm bàn về lôgic học, trong đó tranh luận với trường phái Pythagore, trường phái Elée, những nhà biện thuyết, nêu ra hàng hoạt quy tắc, giả thiết, khái niệm, nhấn mạnh vai trò hàng đầu của phép quy nạp. Sau này vào thế kỷ XVII F.Bacon, người chủ trương phương pháp luận kinh nghiệm - quy nạp, đánh giá cao Đêmôcrít. Ở tác phẩm “công cụ mới” (Novum Organum) F.Bacon 12 hoan nghênh Anaxagore, Đêmôcrít đã “đi vào tận chiều sâu thăm thẳm của giới tự nhiên”, đồng thời than phiền rằng truyền thống tốt đẹp đó đ ã bị làm hoen ố vào thời Trung cổ, khi người ta chỉ tuyên truyền một cách ồn ào tư tưởng của Platon và Aristote mà quên đi những giá trị tinh thần đích thực khác. III. Tính tất yếu và ngẫu nhiên: Từ những phần đã trình bày trên có thể rút ra mấy nét chính của nguyên tử luận: 1. Đêmôcrít cho rằng các nguyên tử và khoảng không - “bể chứa các ngyên tử” - là bản nguyên thế giới; 2. Tính đa dạng của các nguyên tử dẫn đến tính đa dạng của thế giới, kể cả thế giới con người; Nguyên tử luận cũng được triển khai vào việc giải thích mối quan hệ tất yếu - ngẫu nhiên - một trong những mối quan hệ nền tảng của các sự vật, hiện tượng, quá trình diễn ra khắp nơi. Trước nay, nhiều nhà viết sử cổ đại vẫn đinh ninh rằng, Đêmôcrít loại bỏ khái niệm “ngẫu nhiên” ra khỏi học thuyết của mình, căn cứ vào nhận định: không một sự vật nào sinh ra một cách vô nguyên cớ mà tất cả đều tuân theo mối quan hệ nhân quả và tính tất yếu. Trên thực tế vấn đề phức tạp hơn nhiều. Trước hết với sự phê bình cái ngẫu nhiên của Đêmôcrít gắn liền với sự phê bình phi lý. Người ta nghĩ ra cái ngẫu nhiên nhằm dùng nó như chiếc lọng che đậy tính chất phi lý nơi mình. Con người cho một hiện tượng nào đó là ngẫu nhiên, vì họ lười suy nghĩ, không muốn truy t ìm nguyên nhân của nó. Đêmôcrít không phản bác khái niệm ngẫu nhiên, mà chỉ loại ra khỏi đời sống cái ngẫu nhi ên - số mệnh mang tính chất tôn giáo - thần thoại. Từ gốc độ triết lý ngẫu nhiên, theo Đêmôcrít, là cái gì đó xảy ra không theo tự nhiên, khác với tất yếu là cái tồn tại theo tự nhiên. Những 13 gì diễn ra không theo tự nhiên thường thuộc về trạng thái ban đầu của sự vật. Trong “Thần khúc” A.Dante, nhà thơ và nhà tư tưởng cuối thời Trung viết: “Đêmôcrít - người chủ trương vũ trụ tuân theo may rủi”. Sự đối lập tất yếu - ngẫu nhiên, xét cho cùng, là sự đối lập cái xảy ra “theo tự nhi ên” với cái xảy ra “không theo tự nhiên”, cái đóng vai trò là kết quả của những nguyên nhân bên trong với cái biểu thị sự trùng hợp các sự kiện “không chủ đích”, kết quả của những nguyên nhân bên ngoài. Nguồn gốc thế giới cũng được lý giải theo quan hệ tất yếu - ngẫu nhiên. Trước khi có thế giới như tình trạng hiện tại các nguyên tử còn vận động hỗn độn trong chuổi thời gian bất tận. Thế giới xuất hiện, chấm dứt sự ngự trị của cái hỗn độn, ngẫu nhi ên. Tất cả giờ đây đều diễn ra theo tính tất yếu, dòng xoáy lốc các nguyên tử trở thành nguyên nhân xuất hiện các vật thể. Không còn tự do theo nghĩa tuỳ tiện; tất cả điều tuân theo tính tất yếu. Nhưng trên nền chung của tính tất yếu, cái ngẫu nhi ên vẫn hiện diện dưới những hình thức khác nhau. Sự tồn tại cái ngẫu nhi ên trong bức tranh về thế giới được quy định bởi tính đa dạng các khuynh hướng vận động ban đầu của nguyên tử, bởi số lượng vô cùng lớn của chúng, và bởi sự tồn tại một không gian rỗng vĩ đại. Nói đến vận động của vũ trụ, Đêmôcrít luôn nhấn mạnh tính quy luật và tính tất yếu của nó. Bản thân từ “vũ trụ” (theo tiếng Hy Lạp kosm os) đã hàm chứa một cái gì đó chuẩn xác, trật tự, là môi trường rộng lớn, nơi mỗi thực thể điều chiếm một vị trí nhất định. Tuy nhi ên thử hỏi: làm sao có thể có sự vận động chuẩn xác, trật tự của cả một phức hợp không đếm xuể các nguyên tử, tạo nên vũ trụ nói chung, cùng toàn bộ các sự vật trong vũ trụ ấy, nếu vận động ban đầu (trước khi vũ trụ xuất hiện) mang tính chất hỗn độn? Nếu vận động ngay từ đầu đã là vận động hỗn độn (ngẫu nhiên), thì nó cũng không thể đưa cái gì đến vận động chuẩn xác, hài hoà được. Thêm 14 nữa, trong quan niệm về tất yếu của Đêmôcrít có sự lầm lẫn cơ bản. Thay vì xem tính nhân quả như cơ sở của tính tất yếu, thì ông lại quy tính tất yếu về tính nhân quả. Nhưng không phải nguyên nhân nào cũng tất yếu dẫn đến kết quả nấy. Trong thực tế để đạt được một kết quả nào đó cần hội đủ những điều kiện tương ứng. Thông thường mỗi kết quả có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân sinh ra, và ngược lại. Mối liên hệ nhân quả, do vậy, không đơn giản. Càng ít ảnh hưởng của điều kiện, hoàn cảnh, thì nguyên nhân sinh ra kết quả càng gắn nhiều hơn với tính tất yếu, càng ít đi vai trò của ngẫu nhiên. Song điều này chỉ có thể thực hiện được trong điều kiện tối ưu - thực nghiệm, kiểm chứng. Ở các nhà nguyên tử thì cái gì có nguyên nhân điều được xem xét từ gốc độ tính tất yếu. Tất cả mọi biến cố điều có nguy ên nhân này hay nguyên nhân khác, tất cả vạn vật trong vũ trụ điều diễn ra một cách tất yếu. Xét theo nghĩa đó, cái gì xảy ra mà ta chưa biết nguyên nhân, thì gọi là ngẫu nhiên. Ngẫu nhiên hoá ra là cái có tính chất chủ quan, bị đồng nhất với phi nhân quả. Tính chất mâu thuẫn v à khập khiễng của học thuyết tất yếu - ngẫu nhiên ở Đêmôcrít đã quá rõ ràng. Chỉ đứng vững trên phương pháp luận biện chứng thực sự mới t ìm hiểu một cách sâu sắc mối liên hệ và chuyển hoá lẫn nhau giữa tất yếu và ngẫu nhiên, đồng thời chỉ ra giới hạn thể hiện của chúng. IV. KẾT LUẬN: Triết học Đêmôcrít là sự kế thừa và phát triển lên một trình độ cao các quan điểm duy vật (của trường phái Milê) và tư tưởng biện chứng (của Hêraclít) trước đó, đưa triết học của ông trở thành đỉnh cao của chủ nghĩa duy vật Hy Lạp thời cổ đại. Làm cho nó đủ sức đương đầu chống lại các trào lưu duy tâm đang thịnh hành bấy giờ, mà sau đó là trào lưu duy tâm nổi tiếng của Platon. 15 Sau này, Êpiquya và Lucơrexơ đã khắc phục những hạn chế của ông và phát triển học thuyết nguyên tử hơn nữa. Lơxíp, Đêmôcrít, Êpiquya trở thành những tên tuổi đại biểu cho phái nguyên tử luận thời cổ đại Hy Lạp - La Mã. 16 V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Đại cương Lịch sử Triết Học, TS. Bùi Văn Mưa, TS. Nguyễn Ngọc Thu và tập thể tác giả, NXB Tổng hợp TP. HCM – 2003 2. Lịch sử Triết Học, Bùi Thanh Quất và Vũ Tình, NXB Giáo Dục – 1999. 3. Triết học Mác – Lênin (Hệ thống câu hỏi – đáp án gởi mở & hướng dẫn viết tiểu luận, Bộ Môn Triết học, Ban triết học – xã hội học trường Đại học Kinh tế TP. HCM, NXB Đại Học Quốc gia TP. HCM 2005. 4. Đại cương lịch sử Triết học phương tây, TS. Đỗ Minh Hợp, TS. Nguyễn Thanh, TS. Nguyễn Anh Tuấn, NXB Tổng hợp TP. HCM – 2006. 5. Cùng nhiều nguồn thông tin khác, tạp chí, mạng Internet.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdetai7_nguyencongdanh_d1k19_014.pdf