Démocrite không chỉ là một nhà bác học uyên thâm trong nh iều ngành khoa h ọc
khác nhau mà còn là m ột người rất sâu sắc, luôn biết tranh đấu v à đầy lạc quan.
Những tác phẩm m à ông để lại là minh chứng cho một trí tuệ tuyệt vời, một t ư
tưởng lớn và một tâm hồn trong sáng. Tác phẩm Vũ trụ luận, của ông l à sự kết hợp
của nhiều ng ành khoa h ọc khác nhau, vừa có khoa học tự nhi ên: toán học, thiên văn
học, khoa học kĩ thuật, vừa có khoa học x ã hội: triết học, văn học Hay các tác
phẩm: bàn về thi ca.Sự cân bằng về tâm hồn cũng l à một dạng tổng hợp nhiều khoa
học như: vănhọc, triết học, luân lý. Chủ nghĩa duy vật Desmocrite mặc d ù chưa
thoát kh ỏi tính chất thô s ơ, máy móc, siêu h ình nhưng so với các nhà triết học duy
vật đương thời thì đã là một bước tiến bộ thực sự về chất, l à giá trị tinh thần cao
nhất của thời cổ đại. Tư tưởng Démocrite đã có ảnh hưởng lớn đối với nhi ều triết
gia đương th ời cũng như của các thế kỷ tiếp theo trong đó quan điểm chủ nghĩa duy
vật trước triết học Marx –Lenin về vật chất, thực chất chỉ l à sự tiếp tục quan niệm
của Démocrite, cho d ù có được bổ sung dưới sự yểm trợ của các th ành tựu khoa học
cận đại
22 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4382 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tư tưởng triết học của Đêmôcrít và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của thời đại (2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BAÙO CAÙO TIEÅU LUAÄN MOÂN TRIEÁT HOÏC
Ñeà taøi:
TÖ TÖÔÛNG TRIEÁT HOÏC CUÛA DEÙMOCRITE VAØ
SÖÏ AÛNH HÖÔÛNG CUÛA NOÙ ÑEÁN ÑÔØI SOÁNG
VAÊN HOÙA TINH THAÀN CUÛA THÔØI ÑAÏI
GVHD : TS. BUØI VAÊN MÖA
SVTH : TRAÀN MINH HIEÁU
STT : 107
LÔÙP : CAO HOÏC D1 K19
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP HOÀ CHÍ MINH
KHOA ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
NGAØNH QUAÛN TRÒ KINH DOANH
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................ ................................ ................................ .............1
I. KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT HỌC THỜI KỲ HY LẠP CỔ ĐẠI [1] ......................... 2
II. TIỂU SỬ CỦA NHÀ TRIẾT GIA DÉMOCRITE [2] ................................ ...........4
III. TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA DÉMOCRITE [2], [3], [4], [5] ....................... 6
III.1 Thuyết nguyên tử ................................ ................................ .......................... 6
III.2 Tư tưởng Démocrite về chân không ................................ ............................... 8
III.3 Lý luận về nhận thức ................................ ................................ .....................8
III.4 Tất yếu và ngẫu nhiên................................ ................................ .................. 10
III.5 Quan niệm về con người................................ ................................ ..............11
III.6 Quan điểm về logic học ................................ ................................ ...............11
III.7 Quan điểm về hạnh phúc ................................ ................................ .............12
III.8 Quan điểm đạo đức – chính trị – xã hội ................................ ....................... 12
III.9 Quan điểm về các giấc mơ................................ ................................ ...........14
III.10 Quan điểm về ánh sáng ................................ ................................ ............14
IV. SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC DÉMOCRITE ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN
HÓA TINH THẦN CỦA THỜI ĐẠI [6], [7] ................................ ............................. 15
IV.1 Về khoa học tự nhiên ................................ ................................ ...............15
IV.2 Về nhân cách ................................ ................................ ........................... 18
V. KẾT LUẬN ................................ ................................ ................................ ....19
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................ ................................ ...............20
Tiểu luận Triết học GVHD: Bùi Văn Mưa
Thực hiện: Trần Minh Hiếu – K19D1 Trang 1
LỜI MỞ ĐẦU
Hy lạp là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại thời cổ đại, l à thời kì
phát triển rực rỡ của xã hội loài người. Hy lạp cổ đại không chỉ là một trung tâm
kinh tế - xã hội mà còn là một trung tâm văn hoá. Thời k ì cổ đại ở đây đã tích trữ
được một khối lượng tri thức khổng lồ trên nhiều lĩnh vực: toán học, vật lý, thi ên
văn học, thuỷ văn... đặc biệt không thể không nhắc tới chính l à triết học. Triết học
thời kì này được đánh giá là rất phát triển, với những cái tên hết sức nổi tiếng:
Acsimet, Thales, Héraclite, Platon, Aristote… Chính các đại biểu này đã tạo lên
một nền triết học phát triển rực rỡ mà ngày nay chúng ta đã được thừa hưởng.
Nổi bật lên giữa các nhà triết học lỗi lạc là một triết gia với rất nhiều phát minh m à
phải đến hàng ngàn năm sau, khoa học mới có thể chứng minh được. Đó là nhà triết
học Démocrite. Ông đã để lại cho nhân loại rất nhiều công trình vĩ đại cũng như tầm
ảnh hưởng lớn đến các nhà triết học sau này.
Tiểu luận Triết học GVHD: Bùi Văn Mưa
Thực hiện: Trần Minh Hiếu – K19D1 Trang 2
TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA DÉMOCRITE
VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN ĐỜI SỐNG
VĂN HÓA TINH THẦN CỦA THỜI ĐẠI
I. KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT HỌC THỜI KỲ HY LẠP CỔ
ĐẠI [1]
Hy Lạp cổ đại là một vùng đất vô cùng rộng lớn, thiên nhiên ban cho đất nước Hy
Lạp một vị trí vô cùng thuận lợi. Khí hậu, đất đai, biển cả v à lòng nhiệt thành của
con người là những tài vật, tài lực vô giá để cho tư duy bay bổng, mở rộng các mối
giao bang và phát triển kinh tế.
Vào thế kỷ XV cho đến thế kỷ IX Tr.CN, xu h ướng chuyển sang chế độ chiếm hữu
nô lệ đã hiện dần và ngày càng rõ nét. Sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp, thủ
công nghiệp từ cuối thế kỷ thứ VII Tr.CN l à lực đẩy quan trọng cho trao đổi , buôn
bán, giao lưu trong khu vực, đẫn đến sự ra đời các thành bang (polis) và các trung
tâm văn hóa như Athène, Sparte, Thebes,...
Sự hình thành triết học Hy Lạp không diễn ra một cách ngẫu nhi ên mà là kết quả tất
yếu của việc kế thừa những di sản tinh t úy của truyền thống trong sáng tác dân gian,
trong thần thoại, trong các h ình thái sinh hoạt tôn giáo, trong các mầm mống của tri
thức khoa học và là kết quả của đời sống kinh tế xã hội.
Đứng trước thế giới bao la và đầy bí ẩn với tư duy non trẻ của mình, con người
không thể có được lời giải đáp thuyết phục. V ì vậy, con người phải viện dẫn đến
năng lực tưởng tượng để diễn giải những kỳ bí của thi ên nhiên. Thần thoại trở thành
sự đối diện đầu tiên của con người với tự nhiên.
Sự xuất hiện của các nhà triết học đầu tiên đã làm thành bước rẽ trong phát triển của
thần thoại. Những viễn cảnh bóng bẩy do t ư duy của con người tạo ra đã bớt đi sự
hấp dẫn trong khi những nhu cầu của đời sống th ường nhật đã trở nên bức bách đòi
hỏi phải được cắt nghĩa bằng tri thức châ n thực. Niềm tin chất phác, ngây th ơ vào
sự tồn tại của thần thánh đã được thay thế bằng những luận giải sâu sắc của lý tính,
của sự thông thái. Đó là lý do vì sao các nhà triết học được gọi là những người yêu
mến sự thông thái.
Vào thế kỷ IX cho đến thế kỷ VII Tr.CN, đó là thời kỳ nhân loại chuyển từ thời đại
đồ đồng sang thời đại đồ sắt. Bằng chất liệu sắt, ng ười Hy Lạp đã đóng được những
chiếc thuyền lớn cho phép họ vượt biển Địa Trung Hải để t ìm kiếm những miền đất
mới. Nhờ đó mà lãnh thổ Hy Lạp được mở rộng.
Tiểu luận Triết học GVHD: Bùi Văn Mưa
Thực hiện: Trần Minh Hiếu – K19D1 Trang 3
Do như cầu mua bán, trao đổi hàng hóa mà các chuyến vượt biển đến các nước
phương Đông đã trở nên thường xuyên. Khi những con thuyền tung m ình lướt sóng
thì tầm nhìn của những người Hy Lạp cổ đại cũng được mở rộng, các thành tựu văn
hóa của Ai Cập, Babylon đã làm cho người Hy Lạp ngạc nhiên. Những tinh hoa về
toán học, thiên văn học, địa lý, hệ thống đo lường, lịch pháp,... và cả những yếu tố
huyền học cũng được người Hy Lạp đón nhận. Các nhà triết học đầu tiên của Hy
Lạp thường là người đã nhiều lần du lịch sang phương Đông, hoặc sinh ở khu vực
cận Đông như Thales, Hy Lông, Pit-tax, Sôlông,...
Tuy vậy không nên hiểu một cách đơn giản triết học Hy Lạp chỉ là sự kế thừa thuần
túy những tư tưởng ở bên ngoài mà điều kiện quyết định sự h ình thành và phát triển
của triết học Hy Lạp là kết quả nội sinh tất yếu của cả một dân tộc, một thời đại.
Sự phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại đ ược chia làm ba thời kỳ sau:
- Triết học thời kỳ tiền Socrate: b ước đầu lý giải những vấn đề của t ư duy và
tồn tại vì vậy chưa thoát khỏi sự ảnh hưởng của thần thoại và tôn giáo. Các
trường phái tiêu biểu là Milet, Pythagore, Héraclite, ... Các nhà triết học
đồng thời là các nhà khoa học tự nhiên
- Triết học thời kỳ Socrate: tư tưởng chính của triết học thời kỳ n ày là triết học
phải xuất phát tự con người. Cùng với Pythagore – người đã khẳng định:
”Con người – thước đo của vạn vật”, Socrate đ ã tấu lên bài ca về con người.
Đây là thời kỳ của những triết học gia lừng danh, l àm rạng rỡ nền văn hóa
Hy Lạp như Platon, Aristote, Démocrite,... và tất nhiên không thể thiếu
Socrate.
- Thời kỳ Hy Lạp hóa: triết học của thời kỳ n ày không còn sôi nổi như thời kỳ
trước. Các triết gia bàng quan, lảng tránh những vấn đề trung tâm của triết
học mà hướng vào thế giới bên trong, chìm đắm với những suy tư về định
mệnh, ngập chìm trong đời sống tình cảm, những ham muốn...
Tiểu luận Triết học GVHD: Bùi Văn Mưa
Thực hiện: Trần Minh Hiếu – K19D1 Trang 4
II. TIỂU SỬ CỦA NHÀ TRIẾT GIA DÉMOCRITE [2]
Démocrite (Đềmôcrít) (khoảng 460 – khoảng 370 TCN) là một triết gia lỗi lạc của
nền văn minh cổ Hy Lạp. Ông sinh trưởng ở Abdere (Apđerơ), một trung tâm buôn
bán sầm uất của Hy Lạp cổ đại ở xứ Thrace (Tơraxia) (phần đất thuộc Hy Lạp và
Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay), ven bờ phía Bắc của biển Égée (Êgiê) trong một gia đình
giàu có.
Ông là học trò của triết gia Leucippe (Lơxíp) và đã cùng với Leucippe tạo ra thuyết
nguyên tử (atomism); các học giả thời nay gọi đó l à thuyết ‘nguyên tử thô sơ’
Sinh thời Démocrite từng từ bỏ cuộc sống giàu sang, chu du khắp nơi, có mặt ở Ai
Cập, Ba Tư, tranh luận với các giáo sĩ Đạo Hồi, đàm đạo với các triết gia khổ hạnh
Ấn Độ. Tiếp thu nhiều kiến thức bổ ích về toán học, thiên văn học và triết học. Trở
lại Hy lạp, Ông đến Anaxagore gặp gỡ Socrate, nhưng không tán thành quan đi ểm
của ai cả.
Tác phẩm quan trọng và cũng rất có giá trị về khoa học m à ông đã viết ra là “Cấu
trúc vĩ đại của thế giới”. Nhưng tiếc rằng, sau này người ta chỉ có thể phỏng đoán
lại được nội dung của cuốn sách này mà thôi. Vì ngay trong khi ông còn đang sống,
thì các tác phẩm do ông viết ra đã bị các học sinh của nhà triết học đối lập Platon
(Pla-tông) phá hủy theo yêu cầu của thầy mình và cuốn sách trên cũng không tránh
được số phận nghiệt ngã đó. Thật là bất hạnh cho riêng ông và cũng là một tổn thất
nặng nề vô giá cho cả sự tiến bộ của nền khoa học chân chính của nhân loại.
May mắn làm sao, sau này, nhà triết học Diogène Laerce (Điôgen Laecxơ) (sống
vào nửa đầu thế kỉ thứ III sau công nguy ên) đã viết lại được những quan điểm về vũ
Tiểu luận Triết học GVHD: Bùi Văn Mưa
Thực hiện: Trần Minh Hiếu – K19D1 Trang 5
trụ của Démocrite trong bộ sách lớn gồm 10 tập của mình “Tiểu sử các nhà triết
học”. Diogène Laerce gọi ông là nhà triết học lỗi lạc, Aristote coi ông l à người điều
khiển được tư duy của mình trên mọi lĩnh vực. Marx – Anghen thừa nhận ông là bộ
óc bách khoa đầu tiên trong những người Hy Lạp.
Démocrite là người đầu tiên giải thích cơ cấu của tự nhiên là nguyên tử. Theo ông
đó là những hạt nhỏ mà mắt người không thấy được, không thể phân chia được nữa
và sự vận động của các hạt là sự vận động của tự nhiên. Ông nói rằng mọi hiện
tượng trong vũ trụ đều là kết quả do sức hấp dẫn của các nguy ên tử ảnh hưởng lẫn
nhau mà sinh ra. Ông cho rằng mọi biến động trong thế giới vật chất đều l à những
hiện tượng tự nhiên và hợp với quy luật. Bức tranh mô tả sự hình thành và phát
triển Vũ trụ của Démocrite có rất nhiều nét chung với ý tưởng được Kant (Căng) và
Laplace (Laplaxơ) nêu ra sau hai nghìn năm sau.
Ông còn đưa ra một loạt các dự đoán thiên tài và lỗi lạc vào lúc mà khoa học thực
nghiệm còn quá mờ nhạt, phải chờ nhiều trăm năm sau nữa mới đ ược chứng thực.
Theo suy luận của ông thì kích thước thực của Mặt Trời lớn h ơn Trái Đất rất nhiều
lần (trên thực tế, bán kính của Mặt Trời lớn h ơn Trái Đất khoảng 109 lần). Mặt
Trăng thực ra là một thiên thể không tự mình phát sáng, nó chỉ phản xạ lại ánh sáng
của Mặt Trời mà thôi. Còn dải Ngân Hà mờ sáng vắt ngang trên bầu trời chính là
một quần thể sao rất lớn (theo dự đoán hiện nay có khoảng h ơn 100 tỉ ngôi sao)
Démocrite đã áp dụng học thuyết nguyên tử của mình vào toán học. Ông cho rằng
mọi đại lượng hình học đều gồm những đại lượng - ban đầu là những "nguyên tử
hình học". Ông đã cống hiến cho lịch sử toán học một thành tựu to lớn khi là một
trong những người đầu tiên nghiên cứu vấn đề thể tích và chủ trương sử dụng một
phương pháp nghiên cứu toán học, mà sự phát triển tiếp theo của nó đ ã đưa đến việc
sáng lập lý thuyết các đại lượng vô cùng bé. Ông cũng là người đầu tiên chứng
minh thể tích hình tròn bằng 1/3 thể tích hình trụ có cũng đáy và chiều cao; thể tích
hình chop bằng 1/3 thể tích của lăng trụ có c ùng đáy và chiều cao.
Démocrite đã có nhiều công trình về khoa học tự nhiên. Luận văn "Về bản chất con
người của ông" có những kiến thức giải phẫu sinh lý con ng ười rất có giá trị. Ông
đã thu nhập được những tài liệu phong phú về động vật học và thực vật học. Ông
được Marx (Mác) và Ăngghen đánh giá là "trí tuệ vạn năng đầu tiên trong những
người Hy Lạp".
Démocrite là người không tin có thần thánh. Ông bác bỏ nguồn gốc thần thánh của
vũ trụ. Ông cho bản chất của vạn vậ t là các nguyên tử và các khoảng chân không.
Ông cho nguồn gốc của những quan niệm tôn giáo l à sự sợ hãi và dốt nát của con
người. Démocrite đã giải quyết được những thiếu sót của các nhà duy vật trước ông
và đã căn bản phê phán được học thuyết duy tâm cổ đại.
Tiểu luận Triết học GVHD: Bùi Văn Mưa
Thực hiện: Trần Minh Hiếu – K19D1 Trang 6
Trước những cảnh nhiễu nhương của cuộc đời, ông đã tự làm mù mắt mình bằng
cách đặt một lá chắn bằng đồng hướng ánh sang mặt trời lúc hoàng hôn chiếu vào
mắt. Cả đời ông sống trong túng bấn v à nghèo khổ.
III. TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA DÉMOCRITE [2], [3],
[4], [5]
Démocrite viết khoảng hơn 70 tác phẩm trên nhiều lĩnh vực khác nhau như bàn về
các vấn đề đạo đức, mỹ học, khoa học tự nhi ên, toán học, y học, kỹ thuật… Một số
tác phẩm còn lưu giữ lại những trích đoạn, như “về tự nhiên”, “về lý trí”, “về trạng
thái cân bằng của tinh thần”, “về bản tính con người”, “về hình học”, “về nhịp điệu
và hoà hợp”, “về thi ca”, “về hội hoạ”, “về binh nghiệp”, “khoa chữa bệnh”…
III.1 Thuyết nguyên tử
Cách đây hàng nghìn năm, các nhà hiền triết, các nhà Bác học từ Đông sang Tây đã
hằng cố gắng đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi: vật chất cấu tạo nh ư thế nào, vạn vật
xung quanh ta thiên hình vạn trạng nhưng phải chăng đều do một số yếu tố n ào đấy
cấu tạo nên.
Các triết gia thời trung Quốc Cổ đại đề xướng thuyết Âm Dương Ngũ hành (Kim,
Mộc, Thuỷ, Hỏa, Thổ). Thời Ấn Độ Cổ đại có thuyết lôcaita cho rằng vạn vật đều
do bọn nguyên tố ban đầu là lửa, nước, không khí và đất cấu tạo nên. Các triết gia
thời Hy Lạp cổ đại mà người chủ trương một thuyết Héraclite (thế kỷ VI Trước
Công nguyên) cho rằng bản chất của thế giới là lửa. Anaximène (Anaximen), người
đồng thời với Héraclite, cho rằng bản chất của thế giới là không khí. Thalès (640 -
546 Tr. CN) được mệnh danh là một trong bấy "người hiền" thời Hy Lạp Cổ đại chủ
trương rằng bản chất của thế giới là nước. Ông lập luận nước đông lại thì thành chất
rắn, nước bốc hơi thì thành chất khí, tóm lại tất cả đều có căn nguy ên từ nước. Ông
còn nói: "Vũ trụ được nâng đỡ bởi nước, quả đất được mọng bởi nước, ngọn lửa
của mặt trời và các sao được nuôi dưỡng bởi thời bốc lên của nước".
Trong số các nhà triết học và khoa học thời xưa bàn về cấu tạo của vật chất, người
phát biểu đúng đắn hơn cả là nhà Bác học thời Hy Lạp cổ đại Démocrite.
Triết học của Démocrite là triết học duy vật và thuyết nguyên tử mà ông cùng
Leucipe sáng lập nên là nền tảng của triết học đó . Thuyết nguyên tử đã được
Leucipe nêu lên từ trước. Nhưng phải đến Démocrite học thuyết đó mới trở lên chặt
chẽ. Ông đã xây dựng quan điểm cơ bản mà theo đó tất cả sự vật được hình thành từ
những phần tử bé nhất, đơn giản, không phân chia, gọi là atomos (những nguyên
tử), và kènon (khoảng không).
Tiểu luận Triết học GVHD: Bùi Văn Mưa
Thực hiện: Trần Minh Hiếu – K19D1 Trang 7
Nguyên tử và khoảng không đối lập nhau: khoảng không thiếu một kết cấu bền
vững, tồn tại có tính chất bền vững; khoảng không thống nhất, đâu đâu cũng vậy,
tồn tại đa dạng, mỗi nơi một vẻ; khoảng không vô định, tồn tại xác định; khoảng
không bất động, tồn tại vận động. Tồn tại l à tổng thể số lượng lớn vô hạn những
nguyên tử cực bé, không phân chia, siêu cảm tính, không xuyên thấu, vĩnh cửu, bền
vững, bất biến. Sự thống nhất tồn tại và không tồn tại như những mặt đối lập tạo
nên cơ sở của mọi sự vật.
Ý tưởng táo bạo đó xuất phát từ chính những chiêm nghiệm về những hiện tượng
hàng ngày – sự đông đặc và nóng chảy, sự khác nhau về trọng lượng của các vật thể
cùng khối lượng…Có những biến đổi ta không thấy ngay đ ược, nhưng nó vẫn xảy
ra, không tức thời, mà từ từ, như hiện tượng ăn mòn, sự bốc hơi, sự phân hủy…Mắt
ta không thấy chúng, nhưng chúng vẫn hiện diện khắp nơi, quy định sự tồn tại của
thế giới này. Chúng – những cái bé nhất, không phân chia, không chuyển hoá v ào
nhau, không phẩm tính, khác nhau về h ình dáng, kích thước, trật tự và vị trí. Tính
đa dạng của các nguyên tử là sự lý giải đầy đủ và xác đáng nhất tính đa dạng của
thế giới vật chất. Các nhà nghiên cứu lịch sử triết học không so sánh nguy ên tử luận
của Démocrite với quan niệm về hành chất của Thales (nước), Anaximène (khí),
Héraclite (lửa), vì sự khác nhau giữa họ quá rõ ràng. Thời sơ khai Anaximandre
(Anaximanđơrơ) là người nêu ra quan điểm độc đáo nhất về bản nguyên (apeiron).
Apeiron thể hiện sự chuyển hoá không ngừng c ùa vũ trụ, nhưng hãy còn rất mơ hồ.
Ngược lại, nguyên tử của Démocrite là một yếu tố vật chất có tính quy định v à tính
tích cực nội tại. "Trong nguyên tử luận, chúng ta tìm thấy ngay quan điểm về tồn tại
tự nó của thế giới tự nhiên”.
Nguyên tử là những hạt vật chất cực nhỏ, không nh ìn thấy được, không thể phân
chia nhỏ hơn được nữa. Nguyên tử không biến đổi, tồn tại vĩnh viễn v à vận động
không ngừng. Nguyên tử không khác nhau về chất, chú ng có mùi vị, âm thanh và
màu sắc. Nguyên tử chỉ khác nhau về h ình thức, kích thước, vị trí và trình tự kết
hợp của chúng. Mọi vật thể đều do sự kết hợp giữa các nguy ên tử nên nếu tách rời
chúng ra thì vật thể bị tiêu diệt.
Theo ông toàn bộ sự vật trong thế giới kể cả linh hồn con người chỉ là các hạt
nguyên tử đang vận hành trong thế giới trống rỗng. Tất cả đều là sự vận hành của
nguyên tử. Những “hiện tượng” như xanh, đỏ hay ngọt chua, lạnh hay nóng đều chỉ
là cảm giác, là “ý kiến” của con người khi bị tác động lên. Trong thực tại các cảm
giác đó không hề tồn tại hiện hữu.
Một vật nặng là do có nhiều nguyên tử cấu kết lại, trong khi ở vật nhẹ, các nguy ên
tử được sắp xếp thưa thớt. Ông tin rằng các nguyên tử tuy có thành phần bên trong
là đồng nhất, song chúng có các đặc tính riêng của chính chúng về vị trí phân bố,
Tiểu luận Triết học GVHD: Bùi Văn Mưa
Thực hiện: Trần Minh Hiếu – K19D1 Trang 8
hình dạng, kích thước; tất cả đều là những vật thể không gì có thể xuyên qua và vận
động liên tục trong không gian rỗng. Các nguy ên tử của nước có hình cầu, bề mặt
trơn nhẵn, không có khả năng gắn chặt vào nhau cho nên chúng có thể len lỏi qua
lại giữa chúng. Các nguyên tử tạo ra các chất rắn có dạng góc cạnh với nhiều các
khớp nên chúng có thể ghép nối chặt xít với nhau .
Tư tưởng triết học của Démocrite đã là tiền đề cho rất nhiều các lý thuyết p hát triển
rực rỡ sau này như các luận thuyết về sự tồn tại khách quan của vật chất v à vận
động, vật chất là vô cùng và vô tận cùng các học thuyết về nguyên tử, luật bảo tồn
năng lượng chi phối các vận động,….
III.2 Tư tưởng Démocrite về chân không
Chân không là khoảng không gian trống rỗng. Với Démocrite, chân không cũng cần
thiết như nguyên tử, nhờ nó nguyên tử mới vận động được. Nếu tất cả là đặc sệt các
nguyên tử thì sẽ không có điều kiện cho vận động. Khác với nguy ên tử có kích
thước, hình dáng, chân không thì vô hạn và không có hình dáng.
Trong vũ trụ có hằng hà sa số những nguyên tử vận động theo nhiều hướng, khi thì
tản ra, khi tụ lại. Khi tụ vào một điểm nào đó, chúng va chạm vào nhau tạo thành
một cơn xoáy tròn (cơn lốc nguyên tử). Cơn lốc này đẩy những nguyên tử nhỏ, nhẹ
ra ngoài chu vi, còn những nguyên tử to, nặng quy vào tâm, nhờ đó các hành tinh,
kể cả trái đất được hình thành. Những hành tinh xuất hiện và mất đi một cách tự
nhiên, không do thần thánh hoặc một ai tạo ra.
Những phán đoán trên đây về nguyên tử tuy còn nhiều điểm hạn chế (hạt vật chất
nhỏ nhất, không thể phân chia được), nhưng nó đã khẳng định bản chất của thế giới
là vật chất, vũ trụ là vô cùng, vô tận. Hơn nữa, mặc dù Démocrite chưa giải thích
được nguyên nhân của vận động, nhưng ông đã gắn liền vận động với nguyên tử, và
nó cũng vô cùng, vô tận như nguyên tử. Đó là một đóng góp hết sức quan trọng đối
với sự phát triển của khoa học tự nhi ên và triết học duy vật. Chính v ì quan niệm duy
vật và vô thần ấy, ông đã bị tầng lớp thống trị co i là phủ nhận thần linh và trục xuất
ông khỏi quê hương.
III.3 Lý luận về nhận thức
Démocrite đã có công đưa lý luận nhận thức lên một bước mới. Ông và tiếp theo
ông là Aristote, kể cả Platon đã rất chú ý đến nhận thức lý tính, đến lôgíc học.
Giải thích của Démocrite về tư duy của con người chúng ta cũng mang tính rất mực
duy vật. Theo ông, suy nghĩ của con ng ười được tạo bởi một dạng nguyên tử hình
kim, rất mực năng động và linh hoạt trong cơ thể con người; ông gọi các nguyên tử
này là ‘nguyên tử tâm hồn’ (soul atom). Ông giải thích rằng khi bạn nh ìn thấy một
Tiểu luận Triết học GVHD: Bùi Văn Mưa
Thực hiện: Trần Minh Hiếu – K19D1 Trang 9
vật nào đấy có nghĩa rằng một dòng các nguyên tử ‘tâm hồn’ này đã chạy vào đôi
mắt bạn. Démocrite cũng tin chắc rằng các nguyên tử tồn tại khách quan và vĩnh
cửu, chúng không thể được sinh thêm và bất hoại hoặc không bao giờ biến mất
được.
Theo ông, nhận thức của người ta bắt nguồn từ cảm giác. Nhờ sự vật tác động v ào
các giác quan mà ta có cảm giác về chúng. Những cảm giác n ày có nội dung chân
thật, nhưng không đầy đủ, không sâu sắc, nó chỉ l à sự phản ánh cái vỏ bên ngoài
của sự vật, chưa phản ảnh được bản chất của sự vật. Bởi v ì, nó chỉ phản ánh được
mùi vị, âm thanh, màu sắc, hình dáng của sự vật, mà không phản ánh được nguyên
tử và chân không. Hơn nữa, mọi nguyên tử đều giống nhau về chất, bản thân chúng
không có mùi vị, màu sắc, âm thanh và không trông thấy được. Bởi vậy, những cảm
giác này chỉ là chủ quan của con người. Theo ông, muốn nhận thức đ ược nguyên tử
và chân không, tức là muốn nhận thức bản chất của sự vật, con ng ười ta không được
dừng lại ở cảm giác, mà phải biết quy nạp, so sánh, phán đoán, tức l à phải đẩy tới
nhận thức lý tính. Do đó, ông chia nhận thức l àm hai dạng: dạng nhận thức "mờ tối"
(nhận thức cảm tính) và dạng nhận thức “trí tuệ” (nhận thức lý tính). Loại mờ tối
bao gồm các kiểu nhận thức sau: thị giá, xúc giác. Còn nhận thức chân lý thì nó
hoàn toàn khác với nhận thức mờ tối. Khi nhận thức mờ tối đã không còn khả năng
nhìn thấy cái quá nhỏ bé, không nghe, không ngửi thấy, không nếm thấy, không sờ
thấy, nhưng việc nghiên cứu cần phải thâm nhập tới cái nhỏ bé hơn mà trực giác
cảm tính không đạt tới, th ì khi đó loại nhận thức chân lý bước lên diễn đàn, vì nó,
qua tư duy, có một cơ quan nhận thức tinh vi hơn. Như vậy theo ông, dạng nhận
thức thứ hai là chủ yếu và đáng tin cậy hơn.
Việc chia nhận thức làm hai giai đoạn cho thấy Démocrite đã xác định được tính
thống nhất không thể chia cắt của một quá tr ình. Nhận thức mờ tối là nhận thức trực
tiếp thông qua các giác quan v ì vậy chỉ dừng lại ở những cảm nhận b ên ngoài; chưa
làm sáng tỏ được sự vật và thường chịu áp lực của số đông d ư luận chi phối. “Một
số người cảm thấy mật ngọt, một số khác lại cảm thấy đắng, từ đó dẫn đến kết luận
là mật không ngọt và cũng không đắng”
Mặt tích cực trong quan điểm tr ên đây là ở chỗ, ông coi đối tượng của nhận thức là
thế giới khách quan do nguyên tử và chân không tạo ra. Tuy chưa nhận thức được
sự chuyển hoá giữa nhận thức cảm tính v à nhận thức lý tính, nhưng ông đã thấy
được vị trí của từng dạng nhận thức, đặc biệt l à nhận thức lý tính. Song mặt hạn chế
trong quan niệm này là ở chỗ, ông coi các thuộc tính khách quan của sự vật nh ư âm
thanh, mùi vị, màu sắc chỉ là những quy ước chủ quan của con người. Hạn chế này
đã mở đường cho những quan niệm duy tâm cho rằng chất tách rời sự vật, chất có
trước và chất có sau của sự vật v.v…
Tiểu luận Triết học GVHD: Bùi Văn Mưa
Thực hiện: Trần Minh Hiếu – K19D1 Trang 10
III.4 Tất yếu và ngẫu nhiên
Leucipe và Démocrite cho rằng các nguyên tử và khoảng không - “bể chứa các
ngyên tử” - là bản nguyên thế giới và tính đa dạng của các nguyên tử dẫn đến tính
đa dạng của thế giới, kể cả thế giới con người.
Nguyên tử luận cũng được triển khai vào việc giải thích mối quan hệ tất yếu - ngẫu
nhiên - một trong những mối quan hệ nền tảng của các sự vật, hiện t ượng, quá trình
diễn ra khắp nơi.
Trước nay, nhiều nhà viết sử cổ đại vẫn cho rằng, Démocrite loại bỏ khái niệm
“ngẫu nhiên” ra khỏi học thuyết của mình, căn cứ vào nhận định: “không một sự vật
nào sinh ra một cách vô nguyên cớ mà tất cả đều tuân theo mối quan hệ nhân quả v à
tính tất yếu”. Trên thực tế Démocrite không phản bác khái niệm ngẫu nhiên, mà chỉ
loại ra khỏi đời sống cái ngẫu nhiên - số mệnh mang tính chất tôn giáo - thần thoại.
Từ gốc độ triết lý ngẫu nhiên, theo Démocrite, là cái gì đó xảy ra không theo tự
nhiên, khác với tất yếu là cái tồn tại theo tự nhiên. Những gì diễn ra không theo tự
nhiên thường thuộc về trạng thái ban đầu của sự vật. Trong “Thần khúc” A.Dante,
nhà thơ và nhà tư tưởng cuối thời Trung viết: “Démocrite - người chủ trương vũ trụ
tuân theo may rủi”. Sự đối lập tất yếu - ngẫu nhiên, xét cho cùng, là sự đối lập cái
xảy ra “theo tự nhiên” với cái xảy ra “không theo tự nhiên”, cái đóng vai trò là kết
quả của những nguyên nhân bên trong với cái biểu thị sự trùng hợp các sự kiện
“không chủ đích”, kết quả của những nguy ên nhân bên ngoài.
Nguồn gốc thế giới cũng được lý giải theo quan hệ tất yếu - ngẫu nhiên. Trước khi
có thế giới như tình trạng hiện tại các nguyên tử còn vận động hỗn độn trong chuỗi
thời gian bất tận. Thế giới xuất hiện, chấm dứt sự ngự trị của cái hỗn độn, ngẫu
nhiên. Tất cả giờ đây đều diễn ra theo tính tất yếu, d òng xoáy lốc các nguyên tử trở
thành nguyên nhân xuất hiện các vật thể. Không còn tự do theo nghĩa tuỳ tiện; tất cả
đều tuân theo tính tất yếu.
Nhưng trên nền chung của tính tất yếu, cái ngẫu nhi ên vẫn hiện diện dưới những
hình thức khác nhau. Sự tồn tại cái ngẫu nhi ên trong bức tranh về thế giới được quy
định bởi tính đa dạng các khuynh h ướng vận động ban đầu của nguy ên tử, bởi số
lượng vô cùng lớn của chúng, và bởi sự tồn tại một không gian rỗng vĩ đại.
Nói đến vận động của vũ trụ, Démocrite luôn nhấn mạnh tính quy luật và tính tất
yếu của nó. Bản thân từ “vũ trụ” (theo tiếng Hy Lạp kosmos) đ ã hàm chứa một cái
gì đó chuẩn xác, trật tự, là môi trường rộng lớn, nơi mỗi thực thể điều chiếm một vị
trí nhất định.
Tiểu luận Triết học GVHD: Bùi Văn Mưa
Thực hiện: Trần Minh Hiếu – K19D1 Trang 11
III.5 Quan niệm về con người
Theo ông, linh hồn không phải là cái siêu vật chất, mà là cái bản nguyên bằng lửa
trong cơ thể; nó cũng được cấu tạo từ các nguyên tử hình cầu giống như lửa và có
tốc độ vận động lớn hơn các nguyên tử khác.
Tiếp nối tư tưởng của Anaximandre, Démocrite cho rằng sự sống bắt nguồn từ
những vật thể ẩm ướt. Ông khẳng định: “Con người lúc đầu được tạo ra từ nước và
bùn” và là kết quả biến đổi lâu dài của bản thân giới tự nhiên.
Những sinh vật đầu tiên sống ở dưới nước là những cơ thể có cấu trúc hết sức đơn
giản, tiến dần lên thành sinh vật có vú sống trên cạn. Quá trình phát triển lâu dài đã
làm cho chúng có tay, có chân, có m ắt, có tai. Trong đó, con người là sinh vật hoàn
thiện nhất. Sự phân biệt giữa sinh vật n ày với sinh vật khác dựa trên nguyên tắc
đồng nhất và đồng loại, vì đó là điều kiện để cái nguyên tử kết hợp với nhau. Cái để
phân biệt giữa sinh vật và đồ vật là sinh vật có vận động và có linh hồn. Đồ vật chỉ
là những vật vô tri vô giác
Sở dĩ con người vận động, có hưng phấn là nhờ linh hồn châm ngòi, cho nhiệt. Linh
hồn của con người được cấu thành từ những nguyên tử, nhưng đó là những nguyên
tử hết sức bé nhỏ, mong manh, nhanh nhạy, giống nh ư những nguyên tử của lửa.
Những nguyên tử của lin hồn chúng chứa đầy nhiệt, nhờ nhiệt của c húng mà con
người làm ấm, có hưng phấn và vận động.
Démocrite đứng trên lập trường vô thần phủ nhận thượng đế và thần linh; thần chỉ
là sự nhân cách hóa hiện tượng tự nhiên hay thuộc tính của con người.
Khác với quan niệm của tôn giáo, linh hồn của Démoc rite không bất tử. Linh hồn
của ông là nguyên tử, là một dạng của vật chất, chứ không phải l à hiện tinh thần.
Linh hồn chết cùng với cái chết của cơ thể vì thế các quan điểm cho rằng có thi ên
đường và địa ngục chỉ là huyễn hoặc không đáng tin.
III.6 Quan điểm về logic học
Về logic học, Aristote được coi là cha đẻ của logic hình thức, người đã đặt nền
móng vững chắc cho bộ môn khoa hoc n ày lại tuyên bố Démocrite là tiền bối của
mình về logic học.
Với tác phẩm Canon hay còn gọi là “Bàn về logic học”, Démocrite đã trở thành chủ
nhân của cuốn sách đầu tiên viết về logic học. Ở trong tác phẩm n ày, ông đã bàn
đến hàng loạt các vấn đề về trọng tâm của logic nh ư: định nghĩa, khái niệm, so
sánh, giả thiết, đặc biệt ông tập trung tr ình bày về phương pháp quy nạp. Vì thế
Aristote tôn ông là người sáng lập ra logic học quy nạp.
Tiểu luận Triết học GVHD: Bùi Văn Mưa
Thực hiện: Trần Minh Hiếu – K19D1 Trang 12
Xuất phát từ quan niệm logic học là công cụ để nhận thức tự nhiên, Démocrite đã
bút chiến với liên minh Pythagore, với trường phái Élée để làm sáng tỏ logic học
khách quan, các nguyên tác của logic quy nạp và chống lại phương pháp nhận thức
chủ quan của Sophiste
Đến thời kỳ cận đại, F. Bacon nh à khoa học thực nghiệm nổi tiếng người Anh,
trong tác phẩm Công cụ mới (Novum – Organum), một lần nữa đánh giá cao các
quan điểm logic học của Démocrite. Theo ông , logic của Démocrite “đã đi vào tận
chiều sâu thăm thẳm của giới tự nhi ên”.
III.7 Quan điểm về hạnh phúc
Démocrite được mọi người biết như là triết gia cười của cổ đại Hy Lạp v ì trong chủ
thuyết của ông, ông đề cao giá trị của sự vui t ươi.
Theo Démocrite, mục đích của triết học là duy trì hạnh phúc, một cuộc sống thanh
bình mà không có nỗi đau và sự sợ hãi, là sống một cuộc sống tự tại cùng những
người bạn xung quanh. Ông cho rằng niềm vui và nỗi đau là những thước đo của
điều tốt và điều xấu, cái chết là sự chấm dứt của thể xác và tâm hồn, vì vậy cái chết
không đáng sợ, ông cũng chỉ rằng ‘những vị chúa trời, giả dụ có tồn tại, th ì cũng
không ban thưởng hay trừng phạt con người’, trái đất là vô tận và vĩnh cửu, và các
sự kiện trên trái đất rốt cuộc đều dựa vào những sự vận động cũng như sự tác động
qua lại lẫn nhau của các nguyên tử di chuyển quanh khoảng không rỗng.
“Hạnh phúc đó là tinh thần thoải mái, khỏe khoắn, sung túc, h ài hoà, cân đối và
không giận dữ”.
“Thái độ ôn hòa làm tăng niềm vui của cuộc sống và làm cho nỗi vui mừng trở nên
lớn hơn”
“Người khôn ngoan là người không buồn rầu về cái không có, m à vui mừng với cái
có”
III.8 Quan điểm đạo đức – chính trị – xã hội
Đạo đức học của Démocrite là sự thể hiện ý chí của giai cấp chủ nô, nh ưng cũng
hàm chứa nhiều điểm có giá trị.
Trong quan hệ xã hội Démocrite đánh giá cao lòng nhân ái, tình bạn. Con người
không thể sống thiếu bạn bè, nhưng một người bạn thông minh vẫn tốt hơn nhiều
người bạn ngu đần, một người bạn chân chính đáng giá h ơn ngàn người bạn giả dối.
Bạn tốt là người xuất hiện khi được mời trong những ngày vui, chủ động đến trong
những ngày đầy thử thách, bạn xấu là người đặt tiền bạc lên trên hết. Ai không có
bạn thì đó là người xấu, vì không biết yêu ai, không ai yêu mình.
Tiểu luận Triết học GVHD: Bùi Văn Mưa
Thực hiện: Trần Minh Hiếu – K19D1 Trang 13
Con người thiện, theo Démocrite, trước hết phải là con người sống có đức hạnh. Để
phân biệt Thiện - Ác, Démocrite nêu ra những cách ngôn như “nhận ra người trung
thực và người không trung thực không nên chỉ căn cứ vào việc làm của họ, mà tỏ
tường cả ý muốn của họ”, “cái quý của gia súc ở tố chất cơ thể, cái quý của con
người ở tính cách tinh thần”, “con người tốt không làm điều phi nghĩa ngay cả
trong ý nghĩ”, “chính trong bất hạnh ta cần trung thành hơn với nghĩa vụ thiêng
liêng”. Nhưng đức đạt được không bằng cưỡng chế, mà bằng thuyết phục với những
chứng lý của trí tuệ, bằng giáo dục, h ọc vấn.
Giáo dục tốt nhất là giáo dục trong môi trường gia đình, tấm gương tốt nhất là
người cha. Giáo dục không dành cho tất cả, cũng như sự cao thượng chỉ dành cho
những ai biết và hướng đến nó. Giáo dục thống nhất với học vấn.
Trình độ học vấn là thứ trang sức cho người hạnh phúc, là chốn nương thân của kẻ
bất hạnh. Để có học vấn cần hội đủ ba điều kiện: năng lực thi ên phú, rèn luyện và
thời gian. “Sự cao thượng được đem đến bằng con đường học tập và cái giá của
những nỗ lực phi thường, còn cái xuẩn ngốc thì tự nó hiện diện, tìm kiếm không
mấy khó khăn”.
Triết lý đạo đức của Démocrite xây dựng mẫu người hiền nhân, tương tự như mẫu
người quân tử trong triết học Nho giáo ph ương Đông.
Hiền nhân không màng danh lợi, không ham của cải, cảm nhận hạnh phúc n ơi tâm
hồn. Con người hơn con vật ở “nguồn lực tâm hồn”. Démocrite đánh giá cao trung
dung và điều độ trong thái độ sống: “hãy sử dụng mọi thứ vừa đủ”, “chớ vì khao
khát biết tất cả mà tỏ ra ngu dốt trước tất cả”. Nếu đạt được những điều ấy, con
người sẽ có khoái cảm tinh thần, sự tự do. Hiền nhân của Démocrite quả là mẫu
người lý tưởng, nhưng xa lạ. Hình ảnh hiền nhân thể hịên một triết lý sống của
Démocrite vào thời điểm nền dân chù đạt được những thành quả nhất định tại Aten.
Démocrite là người ủng hộ nền dân chủ chủ nô, xem nó nh ư hình thức cai trị ưu việt
nhất thời ấy - một cách tiếp cận các vần đề chính trị -xã hội hoàn toàn đối lập với
Platon. Sự nghèo khó trong nhà nước dân chủ, theo Démocrite, còn đáng quý hơn
cái mà người ta gọi là cuộc sống hạnh phúc trong chế độ quân chủ, bởi sự tự do vẫn
tốt hơn nô lệ.
Démocrite xây dựng học thuyết về tiến bộ lịch sử tự thân của lo ài người từ trạng
thái thú vật sang trạng thái văn minh. Tôn giáo cũng là sản phẩm lịch sử, xuất hiện
do nỗi sợ hãi của con người trước các hiện tượng bí hiểm của tự nhiên. Sấm sét,
mây mưa, bão tố, lụt lội, núi lửa, nhật thực, nguyệt thực… - những hiện tượng đó
người nguyên thuỷ không giải thích được, nên gán cho chúng sức mạnh thần linh,
siêu nhiên.Thực ra thần linh chỉ là những ngẫu tượng. Nếu có thần linh th ì đó là lý
trí con người đã được thần linh hoá. Mối quan hệ thần linh - tự nhiên - con người
Tiểu luận Triết học GVHD: Bùi Văn Mưa
Thực hiện: Trần Minh Hiếu – K19D1 Trang 14
được Démocrite rút xuống chỉ còn là mối quan hệ tự nhiên - con người, trong đó
con người từ chỗ bắt chước giới tự nhiên đã dần dần tạo ra thiên nhiên cho mình,
tức xã hội loài người. Con người học được nhiều điều ở tự nhiên, chẳng hạn dõi
theo những động tác của vật mà nhảy múa, quan sát loài nhệnh chăng tơ mà nghĩ
cách dệt và đan, nhìn tổ chim mà xây nhà…, nhưng lửa và ngôn ngữ là phát minh
của loài người, ghi dấu giai đoạn phát triển từ tiền sử sang lịch sử. Trong quan niệm
về phát triển, Démocrite chú ý đến vấn đề nhu cầu. Nhu cầu sống buộc con ng ười
quây quần bên nhau chống thú dữ, nhu cầu phát triển xã hội và văn hoá khiến con
người hợp tác, giúp đỡ nhau, truyền thụ kinh nghiệm v à khiến thức từ thế hệ này
sang thế hệ khác. Ngôn ngữ xuất hiện trong quá tr ình lao động và giao tiếp giữa
người với người. Lúc đầu giọng nói ngọng nghịu, không phân âm; dần dần hình
thành những từ ngữ, ký hiệu, chỉ ra từng sự vật, tiến tới xác lập hệ thống ký hiệu
chung. Trong tác phẩm “Về sự đặt tên, hay về những tên gọi”, Démocrite cho rằng
tên gọi (khái niệm) xuất hiện lúc đầu một cách “ngẫu nhi ên”, chứ không sẵn có ở sự
vật, nhằm chống lại học thuyết Pythagore về bản chất v à ý nghĩa của tên gọi. Có thể
nói quan niệm đó của Démocrite là tiền thân của chủ nghĩa duy danh.
III.9 Quan điểm về các giấc mơ
Phát triển các ý tưởng của Leucipe, Démocrite đã đưa ra một lý thuyết về các giấc
mơ. Theo ông, các ảo ảnh thoát ra từ cơ thể chúng ta khi chúng ta ngủ mang theo
các dấu ấn về các xung động tinh thần của chúng ta , về các phẩm chất đạo đức và
xúc cảm của chúng ta.
Chúng tỏ ra thực đối với người ngủ và choán đầy các giấc mơ của anh ta. Như vậy,
trong bóng tối hoàn toàn, các lớp mỏng nguyên tử thoát ra từ bề mặt của các vật
xung quanh để nuôi dưỡng các giấc mơ đêm của chúng ta.
III.10 Quan điểm về ánh sáng
Các quan điểm của Démocrite về ánh sáng và thị giác đều dựa trên học thuyết
nguyên tử. Ông chấp nhận bốn màu cơ bản của Empédocle – đen, trắng, đỏ và vàng
– xanh, nhưng thêm vào đó các màu khác g ọi là các màu thứ cấp, như lục và nâu.
Khác với Empédocle, Démocrite không gắn các màu cơ bản cho bốn nguyên tố, mà
gắn cho các nguyên tử có hình dạng khác nhau. Chẳng hạn, các nguy ên tử tạo ra
màu trắng là tròn và nhẵn, được sắp xếp sao cho vạch ra các k ênh thẳng, “không có
bóng”, trong khi các nguyên tử tạo ra màu đen, phát ra bóng tối, lại có hình dạng
không đều và sần sùi, được ghép lại với nhau trong các hệ xốp vặn vẹo, giam h ãm
ánh sáng. Các nguyên tử bản thân chúng không có màu. Chỉ có các tính chất gọi là
“sơ cấp”, như kích thước, hình dạng, trọng lượng, vị trí hay chuyển động, mới l à
đặc trưng cho chúng. Các màu (và các đ ặc tính giác quan khác như mùi và vị)
Tiểu luận Triết học GVHD: Bùi Văn Mưa
Thực hiện: Trần Minh Hiếu – K19D1 Trang 15
không hiện hữu trong bản thân các vật. Chính v ì vậy mà bản thân các nguyên tử,
vốn là nguyên nhân tạo ra sự đa dạng của thế giới, có một tập hợp các tính chất rất
hạn chế; nhưng chúng có thể được gắn kết lại với nhau theo một ngh ìn lẻ một cách,
làm cho thế giới trở nên vô cùng đa dạng thay vì đơn điệu, nhạt nhẽo và buồn tẻ.
Học thuyết về màu sắc của Démocrite là một loại khoa học vật liệu đi trước thời
đại.
Démocrite còn đi xa hơn. Ông phát biểu rằng cái mà chúng ta thấy bắt nguồn từ cái
mà chúng ta đã tạo ra trong đầu chúng ta: các “nguy ên tử màu sắc” chỉ trở nên có
màu sau khi đã tương tác với các “nguyên tử của tinh thần”. Mặc dù Démocrite, với
học thuyết nguyên tử của ông, đã vượt rất Parménide (người xem rằng Tồn tại bất
biến là một, trong khi đó theo Démocrite tồn tại được nhân lên thành một số vô hạn
các nguyên tử không thể chia cắt và bất biến), nhưng ông có một điểm chung với
Parmédie, đó là nghi ngờ các dữ liệu cảm tính. Theo cả hai triết gia n ày, thế giới
cảm giác chỉ là một ảo ảnh, một ẩn dụ; bề mặt không tiết lộ đ ược chân lý ở sâu bên
trong.
IV. SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC DÉMOCRITE
ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦ A THỜI ĐẠI [6],
[7]
IV.1 Về khoa học tự nhiên
Từ Mô hình sơ khai về Nguyên Tử
Democritus là người đầu tiên đưa ra khái niệm nguyên tử. Mô hình nguyên tử là
một thành phần của lý thuyết nguyên tử, nó phát biểu rằng nguyên tử được tạo
thành từ các phần tử nhỏ hơn được gọi là các hạt hạ nguyên tử (tiếng Anh:
subatomic particle).
Tuy nhiên, các nhà khoa học cổ Hy Lạp không dựa tr ên các phương pháp thực
nghiệm để xây dựng các lý thuyết m à dựa trên siêu hình học. Chính vì thế mà từ khi
Démocrite đưa ra khái niệm đó cho đến tận thế kỷ thứ 18 th ì người ta mới có những
bước tiến bộ đáng kể trong việc phát triển lý thuyết về nguy ên tử.
Trong hoá học, từ định luật về bảo toàn khối lượng, định luật tỷ lệ các chất trong
các phản ứng hoá học, vào năm 1808, John Dalton (1766 -1844) đã đưa ra lý thuyết
nguyên tử của mình để giải thích các định luật trên. Lý thuyết của ông dựa trên năm
giả thuyết. Giả thuyết thứ nhất phát biểu rằng tất cả vật chất đều đ ược tạo thành từ
các nguyên tử. Giả thuyết thứ hai là các nguyên tử của cùng một nguyên tố sẽ có
cùng một cấu trúc và tính chất. Giả thuyết thứ ba là các nguyên tử không thể bị
phân chia, không thể được sinh ra hoặc mất đi. Giả thuyết thứ t ư là các nguyên tử
Tiểu luận Triết học GVHD: Bùi Văn Mưa
Thực hiện: Trần Minh Hiếu – K19D1 Trang 16
của các nguyên tố khác nhau kết hợp với nhau để tạo ra các hợp chất. Giả th uyết thứ
năm là trong các phản ứng hoá học, các nguyên tử có thể kết hợp, phân tách hoặc tái
sắp xếp lại. Lý thuyết của Dalton không chỉ giải thích các định luật tr ên mà còn là
cơ sở để xây dựng các lý thuyết khác về nguy ên tử sau này.
Cả Democritus và John Dalton đều cho rằng nguyên tử không có cấu trúc, tức là
nguyên tử không được tạo thành từ các phần tử nhỏ hơn, chính vì thế người ta
thường gọi các mô hình đó là mô hình sơ khai về nguyên tử. Cùng với sự phát triển
của khoa học, các giả thuyết của John D alton được xem xét lại và người ta thấy
rằng không phải nguyên tử là hạt không có cấu trúc mà ngay cả nguyên tử của cùng
một nguyên tố cũng có thể có tính chất khác nhau.
Vào đầu thế kỷ thứ 20, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, nguyên tử được tạo
thành từ ba loại hạt hạ nguyên tử, được gọi là proton, neutron và điện tử (electron).
Proton và neutron nằm ở trung tâm nguyên tử và tạo nên hạt nhân của nguyên tử và
điện tử chiếm khoảng không gian xung quanh hạt nhân đó. Số hạt hạ nguy ên tử và
sự sắp xếp của các hạt đó trong nguyên tử sẽ xác định tính chất hoá học của nguy ên
tố. Nguyên tử của cùng loại nguyên tố có thể có số neutron khác nhau (đ ược gọi là
các đồng vị) và số điện tử khác nhau (được gọi là ion). Số proton là yếu tố quyết
định tính chất hoá học của nguyên tố.
Đến Mô hình nguyên tử của Bohr
Năm 1913, nhà vật lý lý thuyết người Đan Mạch Niels Bohr (1885 -1962) đưa ra mô
hình bán cổ điển về nguyên tử hay còn gọi là mô hình nguyên tử của Bohr. Bohr
thay đổi mô hình của Rutherford bằng cách giải thiết rằng các điện tử chuyển động
xung quanh hạt nhân theo các quỹ đạo có năng l ượng và bán kính cố định. Năng
lượng của điện tử phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo của điện tử đó. Điện tử nằm tr ên
quỹ đạo có bán kính nhỏ nhất sẽ có năng l ượng nhỏ nhất và đó là trạng thái năng
lượng ổn định (tên khác: trạng thái ổn định, hay trạng thái c ơ bản) nhất của điện tử,
điện tử không thể nằm ở các trạng thái n ào thấp hơn trạng thái đó. Tuy vậy, điện tử
có thể có năng lượng cao hơn khi nó nằm trên các quỹ đạo xa hạt nhân hơn, lúc này
điện tử nằm ở trạng thái kích thích.
Các mức năng lượng giống như các bậc thang, điện tử không thể ở giữa các mức đó
được mà chỉ có thể ở trên một bậc thang nào đó. Khi chuyển từ mức năng lượng
này sang mức năng lượng khác, điện tử có thể hấp thụ hoặc phát ra năng lượng.
Năng lượng hấp thụ và phát xạ của một quang tử chính bằng sự sai khác năng l ượng
giữa các quỹ đạo. Bằng mô h ình đó, Bohr có thể tính được năng lượng của điện tử
trong nguyên tử hydrogen từ phổ phát xạ của nguy ên tử đó. Tuy nhiên, mô hình
nguyên tử của Bohr không thể giải thích tính chất của các nguy ên tử có nhiều hơn
một điện tử.
Tiểu luận Triết học GVHD: Bùi Văn Mưa
Thực hiện: Trần Minh Hiếu – K19D1 Trang 17
Mô hình nguyên tử hiện đại (Các hàm sóng quỹ đạo điện tử của nguyên tử hi-đrô.)
Các hàm sóng quỹ đạo điện tử của nguyên tử hi-đrô. Các số lượng tử chính ở bên
phải của mỗi hàng và số lượng tử phương vị được cho bởi các chữ cái ở đỉnh mỗi
cột. Mô hình nguyên tử hiện đại là mô hình nguyên tử dựa trên cơ học lượng tử. Cơ
học lượng tử được phát triển dựa trên sự đóng góp của nhiều người: Arthur
Compton (1892-1962) tạo thí nghiệm nhiễu xạ tia X, Louis -Victor de Broglie
(1892-1987) khai triển lý thuyết lưỡng tính sóng hạt, Erwin Schrödinger (1887 -
1961) đưa ra phương tr ình sóng, Werner Heisenberg (1901 -1976) đưa ra nguyên lý
bất định. Dựa trên cơ học lượng tử, người ta thay đổi mô hình nguyên tử của Bohr
để xây dựng lên mô hình hiện đại về nguyên tử.
Quỹ đạo xác định trong mô h ình Bohr được thay bằng một quỹ đạo xác suất, tr ên đó
điện tử có thể được tìm thấy với một xác suất nhất định. Quỹ đạo khả dĩ hay l à trạng
thái khả dĩ của điện tử được đặc trưng bởi bốn số lượng tử. Sự sắp xếp của các điện
tử trong nguyên tử tuân theo nguyên lý Aufbau, tức là các điện tử sẽ chiếm các
trạng thái có năng lượng thấp nhất. Nhưng chúng phải thỏa mãn nguyên lý loại trừ
Pauli nói rằng không thể có nhiều hơn hai điện tử trong nguyên tử ở các trạng thái
năng lượng có bốn số lượng tử giống nhau. Sau đó chúng phải thỏa m ãn quy tắc
Hund phát biểu rằng các điện tử sẽ chiếm quỹ đạo sao cho có số quỹ đạo nhiều nhất
đối với một điện tử. Quy tắc Hund được Friedrich Hund (1896 -1997) đưa ra khi
tính đến lực đẩy tĩnh điện giữa các điện tử tr ên một quỹ đạo.
Mô hình nguyên tử được chấp nhận ngày nay
Nguyên tử được tạo thành từ một hạt nhân mang điện tích d ương nằm ở tâm nguyên
tử và các điện tử mang điện tích âm chuyển động xung quanh.
Hạt nhân được tạo thành từ các hạt proton mang điện tích d ương và các hạt neutron
không mang điện. Mỗi nguyên tố chỉ có một số proton duy nhất nh ưng có thể có số
neutron khác nhau (các đồng vị). Hạt nhân của điện tử chi ếm một vùng không gian
rất nhỏ bé so với nguyên tử. Nếu coi hạt nhân là một quả cầu bán kính 1 m đặt tại
Hà Nội thì điện tử to bằng hạt cát ở gần nhất cũng cách đó 100 km, tức l à ở Hải
Phòng.
Các điện tử chuyển động xung quanh hạt nhân tr ên các quỹ đạo. Sự sắp xếp của các
quỹ đạo trong nguyên tử được gọi là cấu hình điện tử. Mỗi quỹ đạo được đặc trưng
bởi ba số lượng tử là: số lượng tử chính, số lượng tử phương vị và số lượng tử từ.
Trên mỗi quỹ đạo có thể có hai điện tử, nh ưng hai điện tử này phải có một số lượng
tử thứ tư là spin khác nhau.
Các quỹ đạo của điện tử không phải l à những đường cố định mà là sự phân bố xác
suất mà các điện tử có thể có mặt.
Tiểu luận Triết học GVHD: Bùi Văn Mưa
Thực hiện: Trần Minh Hiếu – K19D1 Trang 18
Các điện tử sẽ chiếm các quỹ đạo có năng l ượng thấp nhất (các quỹ đạo gần hạt
nhân nhất). Chỉ có các điện tử ở lớp ngoài cùng mới có khả năng tham gia để tạo
các liên kết hóa học.
Như vậy, có thể nói sau hàng ngàn năm, con người đã có thể chứng minh được giả
thiết mà Démocrite đã đưa ra bằng chính tư duy lý tính của mình.
IV.2 Về nhân cách
Dù rằng ông lớn lên trong một gia đình quí tộc giàu có song ông lại từ chối số tài
sản được thừa kế để sống một cuộc sống khổ hạnh. Ông đ ã ý thức được rằng: sự đủ
đầy kìm hãm mọi nỗ lực bứt phá của con ng ười. Démocrite đã tự tạo cho mình một
phong thái khác người để toàn tâm, toàn ý cống hiến cho khoa học. Ông thích sống
đơn độc và biệt lập. Thế giới của ông hầu nh ư chỉ thu hẹp trong một hầm mộ ở
ngoại thành khi ông làm việc. Cả ngày lẫn đem, Démocrite miệt mài viết, viết
không ngơi nghỉ, viết như thể những tri thức mà ông viết ra là nguồn sống của chính
ông vậy. Ông đã từng viết tới 50 tiểu luận với những nội dung khoa học khác nhau.
Nhưng nhà bác học ấy không biến mình thành một kẻ lập dị xa lánh con người. Ông
luôn xuất hiện trước mọi người với nụ cười trìu mến trên môi. Xét đến cùng, lý
tưởng khoa học mà Démocrite theo đuổi cũng là vì con người, vì nhân loại. Bởi lẽ
đó, hơn ai hết, ông là người vô cùng yêu thương đồng loại. Timon le Phlionte đã
thán phục: "Cái ông Démocrite thật là một người hiền" .
Trong các truyền thuyết và giai thoại còn để lại, Démocrite còn là một con người
thông thái, nhanh trí và có năng khi ếu tiên tri rất phi thường. Ông đã từng dám hứa
với một vị vua ba Tư rằng sẽ làm người vợ yêu đã chết của ông ta sống lại chỉ với
một điều kiện duy nhất. Thực ra Démocrite dám quả quyết như vậy là nhờ sự nhanh
trí và sắc sảo của mình. Ông hứa làm người chết sống lại với điều kiện nh à vua viết
được lên lăng mộ của người vợ ông ta tên của ba người chưa từng phải chịu đau khổ
lần nào. Dĩ nhiên, nhà vua không thể đáp ứng được yêu cầu oái oăm đó của ông.
Trong lúc nhà vua đang băn khoăn, bu ồn bực vì điều đó thì Démocrite cười phá lên
và nói: "Ôi con người ngốc nghếch kia, tại sao ng ài không nín khóc ngay đi, đâu
phải chỉ có mình ngài là bất hạnh? Thậm chí ngài đã không tìm ra nổi dù chỉ một
người chưa từng một lần phải nếm trải nỗi đau buồn đó sao? ". Như thế, Démocrite
không những an ủi được nhà vua mà còn dạy cho ông ta một bài học đầy triết lí về
lẽ đời.
Tiểu luận Triết học GVHD: Bùi Văn Mưa
Thực hiện: Trần Minh Hiếu – K19D1 Trang 19
V. KẾT LUẬN
Démocrite không chỉ là một nhà bác học uyên thâm trong nhiều ngành khoa học
khác nhau mà còn là một người rất sâu sắc, luôn biết tranh đấu v à đầy lạc quan.
Những tác phẩm mà ông để lại là minh chứng cho một trí tuệ tuyệt vời, một t ư
tưởng lớn và một tâm hồn trong sáng. Tác phẩm Vũ trụ luận, của ông là sự kết hợp
của nhiều ngành khoa học khác nhau, vừa có khoa học tự nhi ên: toán học, thiên văn
học, khoa học kĩ thuật, vừa có khoa học x ã hội: triết học, văn học… Hay các tác
phẩm: bàn về thi ca. Sự cân bằng về tâm hồn cũng là một dạng tổng hợp nhiều khoa
học như: văn học, triết học, luân lý. Chủ nghĩa duy vật Desmocrite mặc d ù chưa
thoát khỏi tính chất thô sơ, máy móc, siêu hình nhưng so với các nhà triết học duy
vật đương thời thì đã là một bước tiến bộ thực sự về chất, là giá trị tinh thần cao
nhất của thời cổ đại. Tư tưởng Démocrite đã có ảnh hưởng lớn đối với nhiều triết
gia đương thời cũng như của các thế kỷ tiếp theo trong đó quan điểm chủ nghĩa duy
vật trước triết học Marx – Lenin về vật chất, thực chất chỉ là sự tiếp tục quan niệm
của Démocrite, cho dù có được bổ sung dưới sự yểm trợ của các thành tựu khoa học
cận đại.
Tiểu luận Triết học GVHD: Bùi Văn Mưa
Thực hiện: Trần Minh Hiếu – K19D1 Trang 20
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Lịch sử Triết học Phương tây” – Nguyễn Tiến Dũng – NXB Tổng hợp
Thành phố Hồ Chí Minh – 2006.
2. “Danh nhân thế giới phần Khoa học tự nhiên” – Lưu Ly, Thanh Thảo –
NXB Từ Điển Bách Khoa
3. “Những con đường của ánh sáng” – Trịnh Xuân Thuận – NXB Trẻ – 2007.
4. “Những phát hiện về vạn vật v à con người”, Daniel J. Boorstin (The
discovers - A history of Man s Search to know his world and himself) – Dịch
giả: Đỗ Văn Thuấn và Lưu Văn Hy, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, H à
Nội, 2001.
5. “Tư tưởng các triết gia vĩ đại” - William S. Sahakan & Mabel. Sahakan -
Thanh Chân dịch – NXB Thành phố Hồ Chí Minh
6.
7.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- detai7_tranminhhieu_d1k19_4883.pdf