Những nghi thức ứng xử hàng ngày, nh ững lời răn dạy của ông cha,
những gia huấn, gia giữ đ ược lưu truyền đến các đời con cháu. Việc thờ
cúng ông bà cha mẹ trong nhàgắn liền với việc thờ cúng tổ tiên trong h ọ,
việc xây dựng nh à thờ, sửa sang mồ mả, sưu tầm ghi chép gia phả, đều
góp phần làm khăng khít hơn m ối quan hệ trong gia đ ình, gia t ộc. Đã có
nhiều biểu hiện tốt đẹp của t ình ng ười nảy sinh từ đó.
Sư giáo dục cùa Nho giáo l ấy lễ làm biện pháp đ ã đạt được tới mức
đo sâu sắc ở chổnó thành tiêu chu ẩn để đánh giá h ành vi của con
người. Nho giáo đ ã huy động được dư luận toàn thểxãhội, biết quí trọng
người có lễ và khinh ghét người vô lễ và điều này đãđi vào sâu lương
tâm của con ng ười. Viphạm lễtrở thành điều đau khổ, đán g sỉ nhục,
thậm chí đến mức phải chết chứ không bỏ lễ.
19 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3174 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tư tưởng triết học của nho giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt (4), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BAÙO CAÙO TIEÅU LUAÄN MOÂN TRIEÁT HOÏC
Ñeà taøi:
TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA NHO GIÁO
VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN ĐỜI
SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA
NGƯỜI VIỆT
GVHD : TS. BÙI VĂN MƯA
SVTH : Nguyeãn Thò Thuùy An
LÔÙP CAO HOÏC D1 K19
Thaùng O2/2010
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP HOÀ CHÍ MINH
NGAØNH QUAÛN TRÒ KINH DOANH
KHOA ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
LỜI MỞ ĐẦU
Cơ sở của Nho giáo được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự
đóng góp của Chu Công Đán, còn gọi là Chu Công. Đến thời Xuân Thu,
xã hội loạn lạc, Khổng Tử (sinh năm 551 trước công nguyên) phát triển
tư tưởng của Chu Công, hệ thống hóa v à tích cực truyền bá các tư tưởng
đó. Chính vì thế mà người đời sau coi ông là người sáng lập ra Nho giáo.
Cũng giống như nhiều nhà tư tưởng khác trên thế giới như Thích Ca
Mầu Ni, Giê-xu,... người đời sau không thể nắm bắt các t ư tưởng của
Khổng tử một cách trực tiếp mà chỉ được biết các tư tưởng của ông bằng
các ghi chép do các học trò của ông để lại. Khó khăn nữa l à thời kỳ "đốt
sách, chôn Nho" của nhà Tần, hai trăm năm sau khi Khổng Tử qua đời
khiến việc tìm hiểu tư tưởng gốc của Khổng Tử càng khó khăn. Tuy
nhiên, các nhà nghiên cứu đời sau vẫn cố gắng t ìm hiểu và hệ thống các
tư tưởng và cuộc đời của ông.
Ngày nay chúng ta thường nghe nói “Quốc có quốc pháp,gia có gia
phong” là những câu nói răn dạy để giáo dục con ng ười Việt Nam sống
có phép tắc, khuôn mẫu đạo đức nhất định theo tinh thần “Nho giáo”,
đồng thời còn là biểu tượng tự hào về truyền thống văn hóa dân tộc, là
nguyên khí tinh thần độc lập, từ cường của một dân tộc, là bản sắc riêng
về truyền thống văn hóa.
Vì vậy mà tư tưởng triết học của nho giáo có ý nghĩa rất quan trọng
trong đời sống văn hóa tinh thần của ng ười Việt.
I. TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA NHO GIÁO.
Kế thừa và phát triển tư tưởng của Chu Công,Khổng Tử đ ã tạo ra một
trường phái tư tưởng mới được gọi là Nho gia và sau này được nâng lên
thành Nho giáo. Thời Xuân Thu, Khổng Tử đã san định, hiệu đính và giải
thích bộ Lục kinh gồm có Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh
Xuân Thu và Kinh Nhạc. Về sau Kinh Nhạc bị thất lạc nên chỉ còn năm bộ
kinh thường được gọi là Ngũ kinh. Sau khi Khổng Tử mất, học trò của
ông tập hợp các lời dạy để soạn ra cuốn Luận ngữ. Học trò xuất sắc nhất
của Khổng Tử là Tăng Sâm, còn gọi là Tăng Tử, dựa vào lời thầy mà
soạn ra sách Đại học. Sau đó, cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp, còn
gọi là Tử Tư viết ra cuốn Trung Dung. Đến thời Chiến Quốc, Mạnh Tử
đưa ra các tư tưởng mà sau này học trò của ông chép thành sách Mạnh
Tử. Từ Khổng Tử đến Mạnh Tử h ình thành nên Nho giáo nguyên thủy,
còn gọi là Nho giáo tiền Tần (trước đời Tần), Khổng giáo hay "tư tưởng
Khổng-Mạnh. Nho giáo tiền Tần không phát triển mạnh vì lúc bấy giờ
trong thời kỳ loạn lạc chiến tranh, mà tư tưởng chính trị trong học thuyết
Nho giáo của ông thiên về hòa bình, dùng chữ Nhân để trị nước nên
không được các nhà vua trọng dụng, vì vậy lúc bấy giờ tư tưởng của ông
chỉ được truyền bá cho những học trò theo Nho gia chứ chưa được nâng
lên thành một tôn giáo lớn. Mãi đến thời nhà Hán, khi giai cấp phong kiến
cần một học thuyết đề cao luân lý đạo đức, đề cao tôn ti trật tự, đề cao
đạo vua tôi, vai trò đặc quyền đặc lợi của giai cấp phong kiến, chính lúc
này nó đã cần đến học thuyết của Khổng Tử. Tuy nhiên phải cải tạo lại,
phải đề cao thần thánh hóa giai cấp cầm quyền, Đổng Trọng Thư chính
là người đã cải tạo lại căn cứ trên cốt lõi của học thuyết Khổng Tử, khoát
cho nó thêm màu sắc tôn giáo để nó phù hợp với lợi ích phong kiến, biến
nó trở thành học thuyết vừa là luân lý đạo đức, vừa là triết học, vừa là tôn
giáo. Chính lúc này Nho giáo đ ã được nâng lên tầm cao nhất trở thành
quốc giáo, đồng thời là đường lối trị nước chính của Trung Hoa trong
suốt 2000 năm lịch sử của chế độ phong kiến.
1. Tư tưởng triết học trong nho giáo của Khổng Tử:
Tư tưởng triết học của Khổng Tử thể hiện tập trung ở ba nội dung:
Quan điểm về trời,quỷ thần,con người; học thuyết về đạo đức; tư tưởng
chính trị và xã hội.
Trước Khổng Tử, quan niệm về trời đã được hình thành tương đối rõ
ràng theo hai khuynh hướng :
+ Khuynh hướng thứ nhất, bắt nguồn từ thế giới quan tín ngưỡng
nguyên thủy của người Trung Hoa cổ. Khuynh hướng này cho rằng có
một đấng tối cao, đầy uy quyền, cai quản cả quỉ thần, con người và nhân
vật đó là trời hay thượng đế. Trời bao bọc khắp nơi, là cái linh diệu quyết
định sự biến hóa của muôn vật, làm ra sự sống chết của con người, sự
linh thiêng của quỷ thần. Phàm cái đã hiện diện trong vũ trụ, thì không có
cái gì thoát khỏi vòng tạo hóa của trời. Có lẽ, vì thế mà việc kính trời sợ
trời trở thành một quan niệm mang tính thế giới quan truyền thống của
người Trung Hoa, và những tập tục, nghi lễ tế trời, quỷ thần vừa mang
tính chất tín ngưỡng, vừa mang tính chất văn hóa trở thành phổ biến đối
với họ. Đến đời nhà Thương, quan niệm về Thượng đế được giai cấp
quý tộc chủ nô đề cao và trở thành tư tưởng truyền thống được truyền bá
rộng rãi trong xã hội. Quan niệm đó đã có sự ảnh hưởng đến các nhà tư
tưởng sau này, đặc biệt là Khổng Tử. Từ thời trẻ ông đã nổi tiếng về việc
tế lễ, cẩn trọng việc kính trời và quỷ thần.
+ Khuynh hướng thứ hai trong quan niệm về trời bắt đầu từ bức Hà Đồ
của Phục Hy cho đến Chu Dịch đó chính là Thái cực. Quan niệm về Thái
cực, âm dương, ngũ hành bao hàm tính chất tự nhiên và phép biên
chứng thô sơ chất phát bắt nguồn từ kinh nghiệm đời sống lâu dài của
người Trung Hoa đã dần trở thành tư tưởng truyền thống chi phối mạnh
mẽ các triết gia Trung Hoa sau này.Quan ni ệm về trời của Khổng Tử bao
hàm cả hai khuynh hướng trên một cách phức tạp và mâu thuẫn. Ông
cho rằng vạn vật trong vũ trụ luôn sinh thành và biến hóa không ngừng,
nguyên nhân sinh thành và biến hóa đó đều bao hàm hai mặt âm dương,
vừa đối lập nhau vừa liên hệ tương tác với nhau trong một thể thống nhất
là Thái cực.Lực vô hình nhưng mạnh mẽ giữ cho âm dương “trung hòa”,
làm cho vũ trụ vạn vật sinh hóa không ngừng, các triết gia Trung Quốc cổ
đại và Khổng Tử gọi là đạo hay Thiên lý.Thiên lý là cái huy ền vi màu
nhiệm, mạnh mẽ chi phối và định sự sống cho vạn vật, con người mà ta
không cưỡng lại được nên Khổng Tử gọi là thiên mệnh “làm sao cải
được mệnh trời”.
Như vậy trong quan điểm về thế giới khổng Tử đã từ quan niệm về
đạo, thiên lý có tính chất duy vật chất phát và biện chứng tự phát, chuyển
sang tư tưởng thiên mệnh. Đây chính là bước lùi trong tư tưởng của
ông.Tư tưởng thiên mệnh của Khổng Tử bao hàm ba nội dung, đó là: Tri
mệnh,sợ mệnh và thuận mệnh. Khổng Tử nói:”Không hiểu mạng trời,
chẳng đáng gọi là quân tử - Bất tri mạng, vô dĩ vi quân tử” ( Luận
ngữ,Nghiêu viết,3). Khi đã biết mệnh trời, theo Khổng Tử phải sợ mệnh
trời, bậc chủ tể vũ trụ. “Người quân tử có ba điều sợ : sợ thiên mệnh, sợ
người lớn, sợ lời của thánh nhân-Quân tử hữu tam úy;úy thiên mệnh, úy
đại nhân, úy thánh nhân chi ngôn”(Lu ận ngữ, Quí thị,8).
Từ đó, Khổng Tử rơi vào quan điểm duy tâm, tin vào số mệnh và cho
rằng “ Sống chết có mệnh, giàu sang tại trời - Tử sinh hữu mệnh, phú quí
tại thiên”( Luận ngữ,Nhan Uyên,5).Tuy nhiên Kh ổng Tử lại không tán
thành quan điểm cho rằng con người cứ nhắm mắt dựa vào thiên
mệnh.Ông luôn luôn yêu cầu con người học tập, tận tâm, tận lực làm
việc, việc thành bại thế nào lúc đó mới là tại trời.
Thực chất mâu thuẫn và tính chất hai mặt trong tư tưởng của Khổng
Tử là phản ánh những mâu thuẫn thời cuộc.Nhu cầu và xu thế phát triển
tất yếu của lịch sử xã hội đã giúp cho Khổng Tử có những quan niệm cấp
thiết thoát ly chủ nghĩa thần bí tôn giáo, đặt vấn đề đời sống con người
lên hàng đầu để giải quyết.Song do hiện trạng xã hội, cái cũ đã suy tàn
và mất vai trò lịch sử nhưng cái mới đang manh nha, cùng với lợi ích giai
cấp Khổng Tử lại hoang mang dao động, quay lại với chủ nghĩa duy tâm.
Đó là một số hạn chế của Khổng Tử.Ngoài ra tư tưởng đóng vai trò
quan trọng hơn, đóng góp lớn hơn của Khổng Tử, đó cũng là nội dung
cốt lõi của Nho gia đó là tư tưởng của ông về luân lý đạo đức.Trong hệ
thống các phạm trù đạo đức như: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, dũng, trung….
Được thể hiện trong mẫu người lý tưởng, toàn trí toàn đức.Những phạm
trù đạo đức này không tách rời mà chúng có liên hệ mật thiết với nhau,
làm tiền đề cho nhau tạo thành thể thống nhất.
Trong đó chữ “nhân” được Khổng Tử đề cập với ý nghĩa sâu rộng
nhất.Nó được xem là nguyên lý đạo đức cơ bản quy định bản tính con
người thông qua lễ, nghĩa, nó qui định những quan hệ giữa người với
người từ trong gia tộc đến bên ngoài xã hội.Có thể nói các phạm trù đạo
đức trong triết học Khổng Tử như một vòng tròn đồng tâm mà chữ “nhân”
là tâm điểm. Khổng Tử chọn chữ nhân là phạm trù đạo đức căn bản
không phải là ngẫu nhiên, mà ông đã xuất phát từ hai căn cứ: căn cứ lý
luận và căn cứ thực tiễn đời sống xã hội.Về mặt lý luận, theo Khổng Tử,
theo sự chi phối của đạo,của thiên lý, vạn vật trong vũ trụ biến hóa không
ngừng.Sự sinh thành biến hóa ấy của vạn vật là do sự liên hệ tương tác
trung hòa, trung dung giữa âm dương trời đất mà có. Vì thế trong thiên
Ung dã, sách luận ngữ, ông nói:” Trung dung là cái đ ức cực điểm - Trung
dung chi vị đức dã”,”Trung là gốc lớn của thiên hạ,hòa là đạo thông đạt
của thiên hạ.Đạt tới trung hòa, ắt mọi người, mọi vật trong trời đất đều
được yên ổn trật tự và vạn vật sẽ sinh sản nảy nở một cách thuận
chiều”(Trung dung,I).Con người là kết quả bẩm thụ của khí âm dương
trời đất mà sinh thành; tuân theo Thiên lý, h ợp với đạo trung hòa, đạo
sống của con người phải là đạo trung thứ, nghĩa là sống đúng với mình
và mang cái đó ứng xử tốt với người.Đó chính là chữ nhân.Không Tử
chọn chữ nhân làm phạm trù đạo đức căn bản trong triết học của
mình,còn xuất phát từ căn cứ thứ hai: đó là yêu cầu của thực tiễn xã hội
đương thời.Thời kỳ xuân thu mà Khổng Tử sống là thời kỳ đang trải qua
những biến đổi sâu sắc, thiên hạ trở thành vô đạo, con người trở nên bất
nhân.Nhiệm vụ lịch sử đặt ra với kẻ cầm quyền và các nhà tư tưởng là
phải ổn định lại trật tự xã hội, cải hóa con người.Để đáp ứng nhiệm vụ
ấy,trên cơ sở triết lý của mình, Khổng Tử đã chủ trương dùng nhân nghĩa
để giáo hóa đạo đức con người và cải biến xã hội.Rõ ràng dù Khổng Tử
thuộc tầng lớp trí thức không phải là giai cấp lao động, nhưng trong tư
tưởng của ông có lòng yêu thương con người với tư cách là người thuộc
tầng lớp trên, thống trị cũng đã biết xót thương cho số phận nhân dân,
khi ông đề cao chữ nhân.Theo ông tất cả mọi người đều phải có lòng
nhân, vua phải có lòng nhân,đó là vua phải có tài đức, quan lại phải có
lòng nhân đó là phải trung với vua, yêu dân như con, cha mẹ phải có lòng
nhân đó là yêu quí dạy dỗ con cái… nhân là đức hoàn thiện của con
người, nên nhân chính là đạo làm người.
Đi đôi với phạm trù nhân là phạm trù “Nghĩa”. Nghĩa theo Khổng Tử là
việc phải làm theo bổn phận dù trong bất kì hoàn cảnh nào và không vì
bất cứ một việc gì. Trong quan điểm về nghĩa, Khổng Tử luôn đối lập với
lợi.Ông cho rằng, người có đức nhân, người quân tử làm việc nghĩa, kẻ
tiểu nhân mới nghĩ về lợi.Do vậy làm việc nhân nghĩa theo Khổng Tử là
trách nhiệm nặng nề, phải làm suốt đời.
Người muốn đạt được nhân nghĩa, phải là người có trí và dũng.Theo
ông, có thể người có trí mà không có nhân, nhưng không th ể là người
nhân mà thiếu trí.Trí ở Khổng Tử chính là trí thức, hiểu biết sáng suốt
đạo lý, xét đoán sự việc, phân biệt phải trái, để trao dồi đạo đức là hành
động hợp với thiên lý.Nếu không có trí sáng suốt thì chẳng những không
giúp được mình mà còn làm hại đến thân mình.Nhưng vì tin theo thiên
mệnh nên trong quan niệm về trí, một mặt Khổng Tử tin vào tri thức tiên
thiên, cho rằng:”Con người sinh ra tự nhiên đã biết đạo lý,đó là hạng
người cao thượng”(Luận ngữ, Quí Thị,9), mặt khác ông lại quan niệm trí
không phải là ngẫu nhiên mà có,nó chỉ hình thành khi người ta trải qua
quá trình học tập tu dưỡng. Chính ông cũng đã tự nhận:”Chẳng phải ta
sinh ra là tự nhiên hiểu biết đạo lý.Thật ta là người hâm mộ kinh thơ của
thánh hiền đời xưa,cho nên ta cố gắng mà tầm đạo lý”(Luận ngữ, Thuật
nhi,19). Từ đó Khổng Tử đã chủ trương giáo dục con người.Đây là phần
lý luận có giá trị quí báu trong hệ thống tư tưởng của Khổng Tử. Nó
không chỉ có ý nghĩa với xã hội đương thời mà còn có ý nghĩa với nền
giáo dục trong thời đại hiện nay.Nó góp phần xứng đáng vào kho tàng lý
luận giáo dục của nhân loại.Theo Khổng Tử, tác dụng của việc học có ý
nghĩa rất lớn.Cho nên Khổng Tử nói:” Buổi sáng nghe được đạo lý, buổi
chiều dẫu chết cũng vui – Triêu văn đạo, tịch tử khả hỷ” (Luận ngữ, Lý
nhân,8).Nội dung giáo dục của Khổng Tử là giáo dục đạo lý nhân, nghĩa,
lễ, trí, tín cho con người chứ không phải nghề “làm ruộng, trồng trọt”.
Về đối tượng giáo dục, trước xu thế biến đổi của lịch sử, buộc Khổng
Tử phải có khuynh hướng tiến bộ, ông chủ trương: “hữu giáo vô
loại”(Luận ngữ,Vệ Linh Công,38).Đó là luận điểm giáo dục tiến bộ, nhằm
vượt qua giới hạn đẳng cấp danh phận, góp phần làm cho giáo dục mở
mang trí thức xuống đến quần chúng ở một phạm vi nhất định. Nhưng do
hạn chế của điều kiện ịch sử và địa vị đẳng cấp xã hội, Khổng Tử lại xác
định mẫu người lý tưởng có thể hiểu được đạo và thi hành đạo chỉ là
người quân tử, kẻ sĩ, không phải là nhân dân lao động, những người ở
bậc dưới. Đó là mâu thuẫn mang tính hai mặt hằn sâu dấu ấn giai cấp
trong tư tưởng của ông. Khổng Tử còn phân biệt: “ Người sinh ra đã biết
là bậc trên, người học mới biết là bậc thứ, người khốn mới học là hạng
dưới nữa, người khốn không học là kẻ bậc thấp”( Luận ngữ, Quí thị,9).Đó
là quan điểm nhận thức có tính chất duy tâm tiên nghiệm và mang tính
đẳng cấp danh phận.
Về phương pháp giáo hóa con ngư ời, Khổng Tử đã đề ra một hệ thống
về phương pháp giáo dục, với các hình thức phong phú, đặc sắc.
+ Phương pháp giáo dục thứ nhất là phương pháp gợi mở, đối thoại
giữa thầy và trò nhằm phát huy tính năng động chủ quan và tính độc lập
sáng tạo của người học.Ông luôn yêu cầu người học phải quan sát tinh
tường và biết suy luận từ một vật, một việc mà biết được những cái khác,
từ cái này biết cái kia.
+ Phương pháp thứ hai là phương pháp gắn học đi đôi với hành, lời
nói kết hợp với việc làm, phản đối nói suông và học suông.
+ Phương pháp thứ ba là phương pháp “ôn cũ biết mới” thường xuyên
rèn luyện, tu dưỡng học tập.
Theo Khổng Tử, muốn tiến bộ người học nhất định phải có thái độ
khách quan, không được vị kỷ tư dục, võ đoán, cố chấp “ Vô ý, vô cố, vô
tất, vô ngã”
Với Khổng Tử, người muốn đạt được nhân, chỉ có trí không chưa đủ
mà còn phải có “ Dũng ” nữa.Người có dũng ở đây, theo Khổng Tử
không phải là kẻ ỷ vào bạo lực, sức mạnh vì lợi mà hành động bất chấp
đạo lý.Người có dũng phải là người có ý chí kiên cường quả cảm,hành
động xả thân vì nhân nghĩa, “lập nhân” và “đạt nhân”.
Có thế nói, nếu thịnh đức của trời đất là sinh thành, bắt nguồn từ đạo
trung hòa, trung dung thì cái g ốc của đạo lý con người là trung thứ và
đạo đức luân lý con người là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, dũng, trung,hiếu,
kính đễ, nhờ đó mà dân tốt nước yên, thiên hạ bình trị. Người đạt được
tri thức đạo đức lý tưởng ấy là người quân tử, đó là người vừa có tài vừa
có đức, vừa có nhân vừa có lễ nghĩa, hiếu hòa, thống nhất giữa nội dung
và hình thức, giữa văn và chất.
Cùng với tư tưởng về luân lý đạo đức thì học thuyết về chính trị xã hội
là một trong những nội dung cốt lõi, quan trọng tạo thành thể thống nhất
hữu cơ trong triết học của Khổng Tử.Trung thành với nguyên lý đạo đức
cơ bản trong triết học của mình ông phản đối nhà cầm quyền dùng pháp
chế mà chủ trương dùng “nhân tr ị”,để giáo hóa dân, thu phục nhân tâm,
ông nói:” Nếu nhà cầm quyền chuyên dùng pháp chế, cấm lệnh mà dẫn
dắt dân chúng, chuyên dùng hình ph ạt mà trị dân, thì dân sợ mà chẳng
phạm pháp đấy thôi, chớ họ chẳng biết hổ người. Vậy muốn dẫn dắt dân
chúng mà cầm quyền phải dùng đức hạnh; muốn trị dân nhà cầm quyền
phải dùng lễ tiết thì chẳng những dân biết hổ người, họ lại còn cảm hóa
mà trở nên tốt lành” (Luận ngữ, Vi chính,3). Trước hoàn cảnh rối ren loạn
lạc như trong thời Xuân thu- Chiến quốc, cái cũ đã lỗi thời, cái mới đang
manh nha, các giá tr ị đạo đức đang băng hoại, danh thực, trật tự lễ nghĩa
rối loạn, xã hội vô đạo, xa rời đạo lý.Theo ông muốn ổn định lại trật tự xã
hội thì phải chủ trương giáo hóa đạo đức và thực hiện chủ nghĩa “chính
danh định phận”. Tuy nhiên do điều kiện lịch sử biến đổi, nên cần phải cải
biến các chuẩn mực đạo đức, các định chế lễ tiết để cho phù hợp với
hoàn cảnh và thời cuộc. Vì nhân nghĩa được ông xem là bản tính của con
người, cho nên ông chủ trương việc trị nước là dùng nhân trị, đức trị,
giáo hóa đạo đức.
Khổng Tử cho rằng mỗi vật, mỗi người sinh ra đều có một chức năng,
công dụng nhất định và ứng với mỗi chức năng công dụng đó là một tên
gọi, một danh nhất định.Do vậy, mỗi danh có yêu cầu và tiêu chuẩn riêng,
vật nào người nào thực hiện đúng những yêu cầu của danh đó thì gọi là
“chính danh”, ngược lại là loạn danh. Theo tư tưởng chính danh, trong
mối quan hệ giữa vua-tôi, thì vua phải lấy lòng gia huệ, tôi phải trung , đó
là “ Chính danh “.Về đạo cha con, con đối với cha phải lấy chữ “ Hiếu “
làm đầu, cha đối với con phải lấy lòng “ Từ ái “ làm trọng…..
Nhưng làm thế nào để thực hiện được chủ nghĩa “chính danh”? Để giải
đáp điều đó, ông đã đưa ra phạm trù “lễ” trong hệ thống triết học chính trị
đạo đức của ông. Theo Khổng Tử lễ là phương tiện để thực hiện chủ
nghĩa “ Chính danh định phận”; Lễ quan hệ mật thiết với nhân, nếu nói
nhân là chất thì lễ là văn, là hình thức biểu hiện của nhân.Có thể nói, lễ
theo Khổng Tử là chuẩn mực của mọi quan hệ đạo đức luân lý xã hội.
Như vậy, lễ ở Khổng Tử vừa mang tính đạo đức, vừa mang tính chính
trị để giáo hóa con người thực hiện đức nhân. Vì chủ trương nhân trị,
phản đối pháp trị cho nên lễ của Khổng Tử chính là bổ sung chổ thiếu sót
của của đức trị. Mục đích cơ bản nhất của lễ là nhằm duy trì trật tự đẳng
cấp xã hội.
Như vậy, tư tưởng triết học của Khổng Tử là một hệ thống các
phạm trù, các nguyên lý với nội dung hết sức phong phú và sâu sắc.
Chúng có mối liên hệ thống nhất, chặt chẽ với nhau, thể hiện sinh động
quan niệm của ông về thế giới và con người, về luân lý đạo đức, về chính
trị xã hội như: Đạo, trung hòa, trung thứ, thiên lý, thiên mệnh, nhân, lễ,
nghĩa, trí, dũng, chính danh định phận, quân tử, tiểu nhân…Chúng luôn
thâm nhập vào nhau và thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội,
cố gắng giải quyết những vấn đề lịch sử xã hội đặt ra. Đây có lẽ là thành
quả rực rỡ nhất trong triết lý nhân sinh của Khổng Tử.
Mặc tích cực trong tư tưởng triết học của Khổng Tử là ông đưa ra
những chuẩn mực để ổn định trật tự đẳng cấp danh phận trong xã hội
nhằm xây dựng một xã hội lý tưởng với mẫu người lý tưởng lấy nhân
nghĩa làm gốc. Tuy nhiên do hạn chế bởi điều kiện lịch sử và địa vị lợi ích
của giai cấp xã hội, tư tưởng triết học của Khổng Tử lại luôn chứa đựng
mâu thuẫn và mang tính chất hai mặt, đan xen những yếu tố duy vật vô
thần với những yếu tố duy tâm tôn giáo, giữa những tư tưởng tiến bộ với
những quan điểm bảo thủ lạc hậu, phản ánh tâm trạng của ông trước
những chuyển biến của thời cuộc. Khi phản ánh đúng xu thế phát triển
của lịch sử và vượt qua giới hạn đẳng cấp danh phận, tư tưởng Khổng
Tử hàm chứa cái nhân hợp lý mang giá trị nhân loại phổ quát.Đó là mặt
tích cực tiến bộ trong triết học của ông.Nhưng khi bị ràng buộc bởi điều
kiện lịch sử và lợi ích giai cấp, tư tưởng của ông lại bộc rõ tính bảo thủ
lạc hậu. Chính mặc hạn chế này đã trở thành cơ sở cho các thế hệ sau
khai thác phát triển theo hướng tiêu cực, phục vụ cho lợi ích cá
họ.Nhưng dù sao với những đóng góp của mình, nhất là trong lĩnh vực
chính trị, luân lý giáo dục, ông vẫn xứng đáng được nhân dân Trung Hoa
gọi là: “ người thầy của muôn đời”.
Khi ông sinh thời, Nho gia chỉ là học phái tư tưởng không được phổ
biến vì không hợp thời cuộc lúc bấy giờ.Đến mãi sau này(thời nhà Hán),
mới được đưa lên thành một tôn giáo (Nho giáo) , nó không ch ỉ là tư
tưởng triết học chính trị mà nó còn mang cả nội dung tôn giáo, nó thần
thánh hóa đề cao sức mạnh siêu hình của trời.Nho giáo ra đời khi giai
cấp phong kiến cần một học thuyết đề cao luân lý đạo đức, đề cao tôn ti
trật tự, đề cao đạo vua tôi, vai trò đặc quyền đặc lợi của giai cấp phong
kiến, chính lúc này nó đã cần đến học thuyết của Khổng Tử. Tuy nhiên
phải cải tạo lại, Đổng Trọng Thư chính là người đã cải tạo lại căn cứ trên
cốt lõi của học thuyết Khổng Tử, khoát cho nó thêm màu sắc tôn giáo để
nó phù hợp với lợi ích phong kiến, biến nó trở thành học thuyết vừa là
luân lý đạo đức, vừa là triết học, vừa là tôn giáo.Học thuyết của Đổng
Trọng Thư là học thuyết “tam cương ngũ thường” . “Tam cương” là ch ỉ
ba mối quan hệ lớn trong xã hội: quan hệ quân thần, quan hệ phụ tử,
quan hệ phu phụ. Đây là ba mối quan hệ chính mang tính chất giường
cột trong xã hội . “Ngũ thường” là năm đức tính mà con người ai cũng
phải có đó là: nhân, lễ, nghĩa, trí, dũng. Chuẩn mực đạo đức của ông dựa
vào học thuyết thiên mệnh luân (luận về mệnh trời ) và âm dương gia
(thừa hưởng một phần từ Khổng Tử).
2. Tư tưởng triết học trong nho giáo của Đổng Trọng Thư:
Đổng Trọng Thư (180-105 tr.CN) ông là nhà triết học duy tâm tôn giáo
nổi tiếng, học thuyết của ông sau này được coi là hệ tư tưởng chính
thống, là khuôn mẫu của đạo đức xã hội của các triều đại phong kiến
Trung Quốc. Đổng Trọng Thư, ông tự coi mình là người tiếp tục tư tưởng
của phái nho gia, tiếp thu và khuyếch trương những yếu tố duy tâm trong
triết học của của Khổng Tử, Mạnh Tử, của phái “Âm dương - Ngũ hành”
và các trường phái khác nhau để nhào nặn nên thứ học thuyết của mình,
một học thuyết mang đậm màu sắc chính trị duy tâm thần bí và khắc
nghiệt.
Về tư tưởng triết học và chính trị: Hai mệnh đề quan trọng nhất trong
học thuyết của Đổng Trọng Thư là “Trời trao chính quyền” và “Trời và
người có thể thông quan, hiểu biết lẫn nhau”. Đẩy đến mặt cực đoan, mặt
duy tâm trong tư tưởng “Mệnh trời” của Khổng Tử. Ông cho rằng mọi
hiện tượng tự nhiên xã hội và trật tự của nó đều được xuất phát và sắp
đặt theo ý “trời”, thân thể và ý thức của con người đều do thựơng đế ban
cho. Ông cho rằng mọi hoạt động tốt hay xấu của giai cấp thống trị ở
dưới trần thế đều gây nên những “cảm xúc” vui hay giận của trời, biểu
hiện ra những hình thức “ban ơn” hay “trừng phạt” của trời như được
mùa, mưa thuận, gió hòa.
Đổng Trọng Thư cũng sử dụng học thuyết “Âm dương - Ngũ hành” để
xây dựng học thuyết duy tâm tôn giáo của mình, vận dụng vào xã hội.
Ông đề ra lý luận xã hội có tính chất thần học cho rằng: trật tự và quy luật
vận động của xã hội là do ý chí của Thượng đế xếp đặt và chi phối, giai
cấp thống trị phải nắm được quy luật ấy để mà cai trị, mọi người phải biết
mà tuân theo cho hợp với ý trời.
Ông đưa ra lý luận “dương thiện, âm ác”, “dương tôn, âm ti” kh ẳng
định giai cấp thống trị, người quân tử biểu hiện thế lực “dương”, là sáng
suốt, là người lãnh đạo, còn giai cấp bị trị, kẻ tiểu nhân là biểu hiện của
thế lực “âm” là ngu đần, bị động, phục vụ cho thế lực “dương”; Trệt tự
của tự nhiên “âm dương” không thể thay đổi được, do vậy trật tự của xã
hội hiện hành là hợp ý trời, là hợp lý vĩnh hằng.
Ông dùng cặp phạm trù “khí” “âm dương” “ngũ hành” để giải thích quy
luật vận động phát triển của thế giới và khẳng định quy luật ấy do trời chi
phối và chỉ có thiên tử “con trời-vua” được “Trời trao cho chính quyền”
mới nắm được “Thiên thống” để cai trị dân cho hợp ý trời.
Như vậy chúng ta thấy tư tưởng triết học của Đổng Trọng Thư trong
quan niệm về tự nhiên và chính trị xã hội là duy tâm tôn giáo, mang màu
sắc mục đích luận rõ nét, ông mưu toan kết hợp thần quyền và vương
quyền vào một cá nhân vua, người đứng đầu xã hội, được mệnh danh là
“thiên tử”.
Về lý luận đạo đức xã hội: Đổng Trọng Thư xây dựng một hệ thống
các phạm trù “tam cương”, “ngũ luân”, “ngũ thường” làm khuôn mẫu cho
mọi hành vi cư xử, giao tiếp, giáo dục, tự trau dồi cá nhân của mội giai
tầng trong xã hội. Thuyết “Tam cương” của ông cho rằng, trong quan hệ
giữa người với người trong xã hội có ba mối quan hệ là: vua - bề tôi; cha
– con; vợ - chồng. Sau mở rộng ra hai mối quan hệ nữa là: anh - em; bạn
bè thành “ngũ luân”. Thực ra đây là mối quan hệ đã được Khổng Tử,
Mạnh Tử đề cập đến rồi, như Đổng Trọng Thư đã tước đi một số yếu tố
có tính nhân đạo, tiến bộ mà đưa vào quan niệm một chiều khắt khe. Đặc
biệt là với “Tam cương” ông đưa ra th ứ quy tắc đạo đức phi lí, phi nhân
bản: vua xử tội chết thần phải chết nếu không mắc tội bất trung, cha bảo
con chết, con phải chết, nếu không là mắc tội bất hiếu, chồng bảo vợ
phải tuyệt đối tuân theo.
Ông đã dùng thuyết “âm dương” nhưng bỏ mặt duy vật, nên ông cho
rằng quy luật của tự nhiên và viện đến ý “trời”để biện minh cho học
thuyết đạo đức của mình: Vua là tượng của “trời”, nên có đức che chở,
hướng dẫn; bề tôi là tượng của “đất”, nên có đức tính chuyên chở, tuân
theo; chồng là khí “dương” nên có đức sinh, dẫn đầu, vợ là thuộc khí
“âm” nên có đức phụ trợ, tuân theo; cha là thuộc “mùa xuân” nên có đức
sinh, con là thuộc “mùa hạ” nên có đức dưỡng, tuân theo và tất cả là do
trời định đoạt.
Thuyết “Ngũ thường” (năm cái thường lý, thường tình của con người)
là Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Về mặt tên gọi và nội dung của nó là “chép lại”
của Không Tử. Nhưng Đổng Trọng Thư đã giải thích và vận dụng nó theo
mục đích của mình. Ông cho rằng con người phải có đủ “Ngũ luân” để
thực hiện đạo “Tam cương”, và con người mới có đạo “Cương-Thường”.
Thực ra học thuyết về luân lý đạo đức của Đổng Trọng Thư nhằm mục
đích cao nhất là “trung quân”, trung thành tuy ệt đối với nhà vua. Bởi vì
mối quan hệ vua-tôi là đứng đầu trong ba mối quan hệ được coi là dường
cột, cơ bản của con người, xã hội. Điều này cho thấy hoàn toàn trái
ngược với Khổng Tử, Mạnh Tự.
Về bản tính của con người: Đổng Trọng Thư chia con người thành ba
loại: loại thứ nhất tính dục rất ít, không cần dạy dỗ cũng thành người tốt
đó là “tính thánh nhân”; loại thứ hai tính dục quá nhiều có dạy dỗ cũng
khó mà được người tốt gọi là “tính nhỏ mọn”; loại thứ ba là loại tuy có
tính dục nhưng thể là tốt hoặc xấu gọi đó là “bậc trung”. Ông lập luận về
bản tính của con người là cơ sở lý luận để củng cố đẳng cấp bất bình
đẳng trong xã hội phong kiến.
Như vậy, Nho giáo qua bàn tay “ch ế biến” của Đổng Trọng Thư thời
Hán so với Nho giáo thời Khổng Tử, thậm chí cả thời Mạnh Tử là một
bước thụt lùi nghiêm trọng. Chính tính nghèo nàn, xơ c ứng của nó đã đẻ
ra một truyền thống học hành thi cử theo kiểu sách vở “Từ chương huấn
hổ” và để lại tấm gương Hiếu - Trung mù quáng của các thế hệ nhà Nho
sau này. Nó trở thành công cụ thống trị tinh thần đắc lực của nhà nước
trung ương tập quyền, chuyên chế của các triều đại phong kiến tiếp sau.
cho chúng ta thấy triết học trong Đổng Trọng Thư là lập trường triết
học duy tâm-bảo thủ.
II. ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC NHO GIÁO ĐẾN ĐỜI
SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NG ƯỜI VIỆT.
1.Ảnh hưởng của Nho giáo trước Cách mạng tháng 8.
Nho giáo đã du nhập vào Việt Nam khá lâu có ảnh hưởng sâu sắc đến
truyền thống giáo dục, tư tưởng nhân dân ta từ xưa đến nay.
Nho giáo trong xã hội phong kiến : Tư chỗ không được ưa thích trong
nhân dân Việt Nam Nho giáo dần dần chiếm giữ vị trí quan trọng trong h ê
thống xã hội phong kiến, đề cao uy quyền nh à vua, xây dựng hệ thống
quan liêu từ trên xuống dưới, đảm bảo mối quan hệ giữa nh à nước và
nhân dân. Nho giáo vào Việt Nam được Việt Nam hóa, vì lợi ích bảo vệ
và xây dựng tổ quốc đã khai thác tích cực những quan điểm của Nho
giáo để khẳng định giá trị truyền thống của Dân tộc.
Ở Việt Nam Nho giáo đặt quan hệ vua tôi ở vị trí cao nhất trong “ngũ
luân”. Các nhà nho Việt Nam không “ngu trung”, họ đòi vua trước hết
phải trung thành với tổ quốc và hiếu với dân. Họ đã ủng hộ Lê Hoàn,
Trần Thủ Độ, khi các ông này gạt bỏ những vua quan bất lợi của triều
đình cũ để lập lên triều đình mới. Đó là ảnh hưởng quan điểm thuyết
Chính danh của Khổng Tử khi vua không ra vua. Khi quân Minh sang
xâm lược nước ta thì Nguyễn Trãi gọi là “thằng nhãi con Tuyên Đức”.
Các Nho sĩ Việt Nam xưa kia “sôi kinh nấu sử” để tu thân, tề gia, trị quốc,
bình thiên Hạ, đó là con đường của các nhà Nho tiến thân, cống hiến cho
nước nhà, tận trung với vua, hết l òng vì xã tắc.
Các bậc vua chúa xưa nay vẫn lấy điều “lấy dân làm gốc”,” đưa thuyền
cũng là dân , lật thuyền cũng là dân” ( Tuân tử), vì dân lấy đạo nghĩa trên
hết, chăm lo cho dân, giáo hóa dân.Nhân ngh ĩa là phạm trù trung tâm
đứng đầu trong “ ngũ thường” mà Khổng Tư đã dạy làm gương soi mình
cho các sĩ tư Việt nam thời trước.
Nhân nghĩa trong Khổng giáo là tình cảm sâu sắc, nghĩa vụ thiêng
liêng của bề tôi đối với vua, của con đối với cha, của vợ đối v ới chồng.
Nguyễn Trãi đã viết :“ Đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy trí nhân để
thắng cường bạo “ và quan điểm của ông cha ta từ xưa đến nay đã lấy
điều “ Đức trị “ để trị nước, trong nếp sống hàng ngày, để đối nhân xử thế
của từng người : giữa thầy với trò, cha con, vợ chồng, anh em, nổi bật là
vấn đề “ Hiếu đễ “. Đặc biệt ảnh hưởng đến nền giáo dục nước ta “ Tiên
học lễ, hậu học văn”,“ Thầy ra thầy, tr ò ra trò” đó là tư tưởng và chính
danh của Khổng Tử. Hệ thống giáo dục từ x ưa là các nho sĩ học đi ra làm
quan, giúp vua giúp nước. Nho giáo cũng khẳng định s ư giáo dục trong
gia đình cũng có tác động mạnh mẽ.
Các kiến trúc đất, đền thờ, văn miếu th ơ Khổng Tư cũng đều mang
đậm nét tư tưởng của Nho giáo. Có thể nói nho giáo ở Việt nam được sư
dụng như hệ tư tưởng chính thống. Nho giáo trở thành tiêu chuẩn đánh
giá phẩm chất đạo đức của con người.
Bên cạnh mặt tích cực nho giáo cũng có những mặt tiêu cực là xem
nhẹ dân, không phát huy sức sáng tạo của dân. Tư tưởng coi thường
người phụ nữ đan sâu vào đầu óc người Việt Nam từ xưa đến nay.
Về kinh tế: Nho giáo cũng khuyên con người ta nên làm giàu, tạo ra
của cải vật chất cho xã hội "dân giàu, nước mạnh". Tuy nhiên Nho giáo
cũng khuyên can con người ta làm giàu chính đáng, đừng vì mối lợi mà
bất chấp tất cả.
2. Ảnh hưởng của Nho giáo đến truyền thống văn hóa ng ày nay
của Việt Nam.
Hồ chí Minh, nhà tư tưởng văn hóa của Thế giới, con người vĩ đại của
dân tộc Việt Nam đã tiếp thu truyền thống văn hóa dân tộc thể hiện trong
tư tưởng và nhiều câu chuyện nho giáo của Ng ười. Nhưng Người đã
vượt qua những hạn chế của Nho giáo ra đi t ìm đường cứu nước giải
phóng dân tộc. Người đã sáng lập và giáo dục Đảng ta với phương châm
: “lấy dân làm gốc” làm tôn chỉ lãnh đạo nhân dân ta trong cuộc dựng
nước và giữ nước. Người cũng coi đạo đức là gốc chủ trương chọn lựa
người tài để đảm đương việc nước.
Qua 2 cuộc kháng chiến người đã nhắc nhở rất nhiều câu chữ của
Nho giáo để giáo dục cán bộ nhân dân về phẩm chất tư cách đạo đức, về
lòng nhân đạo của con người Việt Nam. Người mượn câu nói của Mạnh
Tư để nêu lên khí phách của người cách mạng : “ giàu sang không thể
quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy lực không thể khuất phục”.
Đây cũng chính là câu nói của Mạnh Tử: “ Phu quí bất năng dâm, bần
tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”
Sau hai cuộc kháng chiến Nhân dân Việt Nam gi ành lại được độc lập
và thống nhất đất nước ta bước vào hàn gắn vết thương chiến tranh xây
dựng mọi mặt của đất nước theo định hướng XHCN, trên con đường tiến
tới một tương lai tốt đẹp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn
minh. Chúng ta lại thường xuyên áp dụng nho giáo, nó vẫn bám sát
chúng ta, tiếp tục đem đến cho chúng ta n hiều bài học
cả chính diện và phản diện. Nho giáo nhiều lúc nêu lại điều hay y tốt như
tạo thêm năng lượng cho cổ xe cách mạng tiến lên, nhưng cũng có
trường hợp nho giáo trở nên thọc gậy bánh xe.
Hiện nay Việt Nam đang bước vào cơ chế thị trường xuất hiện nhiều
xáo trộn trong quan hệ xã hội, sinh hoạt gia đình và phẩm chất cá nhân.
Thực tế cho thấy mâu thuẫn không thể điều hòa được giữa phát triển vật
chất và suy thoái tinh thần, giữa kinh tế và đạo đức văn hóa xã hội.
Để chống lại, khôi phục lại truyền thống văn hóa tốt đẹp xưa nay của
nhân dân ta, đảng ta chủ trương giáo dục con người, chiến lược con
ngưới, phát huy sáng tạo, độc lập tự chủ, chủ trương giáo dục “ Tiên học
lễ, hậu học văn “ là những điều cốt yếu của nền giáo dục.
Về kinh tế chủ trương làm giàu chính đáng, cạnh tranh lành mạnh, hợp
đạo để động viên khuyến khích nhân dân ta trong công cuộc xây dựng
đất nước, dần hình thành đạo đức trong kinh doanh.
Nho giáo vẫn còn ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống gia đình, các
phẩm chất, đạo đức của người phụ nữ, vẫn có những quan điểm coi
thường phụ nữ, lấy tiêu chuẩn tứ đức làm đầu “ công, dung, ngôn, hạnh”.
Người phụ nữ trở nên bị cương tỏa, dồn nén trong vòng tứ đức không
phát huy được hết năng lực của mình.
Truyền thống quan hệ cha con và anh em đến nay trong gia đình Việt
Nam vẫn giữ được tư tưởng của nho giáo, là nét đẹp trong quan hệ văn
hóa xã hội Việt nam. Nho giáo đòi hỏi sự gắn bó chặt chẽ giữa các th ành
viên trong một gia đình, trong một dòng họ, nó kêu gọi sự yêu thương,
đùm bọc lẫn nhau, khuyến khích nhau giữ gìn truyền thống của gia đình
và dòng họ.
Những nghi thức ứng xử hàng ngày, những lời răn dạy của ông cha,
những gia huấn, gia giữ được lưu truyền đến các đời con cháu. Việc thờ
cúng ông bà cha mẹ trong nhà gắn liền với việc thờ cúng tổ tiên trong họ,
việc xây dựng nhà thờ, sửa sang mồ mả, sưu tầm ghi chép gia phả, đều
góp phần làm khăng khít hơn mối quan hệ trong gia đình, gia tộc. Đã có
nhiều biểu hiện tốt đẹp của t ình người nảy sinh từ đó.
Sư giáo dục cùa Nho giáo lấy lễ làm biện pháp đã đạt được tới mức
đo sâu sắc ở chổ nó thành tiêu chuẩn để đánh giá hành vi của con
người. Nho giáo đã huy động được dư luận toàn thể xã hội, biết quí trọng
người có lễ và khinh ghét người vô lễ và điều này đã đi vào sâu lương
tâm của con người. Vi phạm lễ trở thành điều đau khổ, đáng sỉ nhục,
thậm chí đến mức phải chết chứ không bỏ lễ.
Ảnh hưởng của nho giáo trong lịch sử phát triển x ã hội, truyền thống
văn hóa của nước ta vẫn tiếp tục. Đây là một sự thật không phủ nhận
được. Vấn đề "gạn đục khơi trong" Nho giáo để phục vụ mục đích tích
cực cho đất nước ta hiện nay trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại
hóa là vấn đề cần làm ngay và làm càng sớm càng tốt.
III. KẾT LUẬN
Nho giáo từ khi ra đời đến nay trên 2500 năm, dù có nhi ều mặc tích
cực và cũng có không ít mặc tiêu cực, tuy nhiên cũng không thể chối cãi
rằng Nho giáo đã ảnh hưởng toàn diện và sâu sắc đến xã hội Việt Nam,
đã góp phần xây dựng một xã hội thịnh vượng, ổn định, có trật tự, có
pháp luật, một quốc gia thống nhất.
Ngày nay cả nước bước vào thời kỳ xây dựng mọi mặt đất nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.Trên con đường tiến tới: dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, chúng ta lại thường xuyên sử
dụng đến những vấn đề Nho giáo.Nho giáo tuy không còn ảnh hưởng
nhiều trong đời sống như trước nhưng nó vẫn còn hiện diện và tiếp tục
mang lại cho chúng ta nhiều bài học cả chính diện và phản diện.Chúng ta
cần phải biết chắc lọc, tiếp thu và phát triển những tư tưởng của nho giáo
để giải quyết những vấn đề về gia đình, về mối quan hệ cá nhân và xã
hội, về quản lý đất nước, về phát triển kinh tế, giáo dục…
Tài liệu tham khảo:
1.Lịch sử triết học – T.S Nguyễn Thế Nghĩa & T.S Dõan Chính-nhà xuất
bản KHXH 2002.
2. -nhogiao.
3.Nho giáo Trung Quốc – Nguyễn Tôn Nhan-Nhà xuất bản Văn hóa thông
tin.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- detai2_nguyenthithuyan_d1k19_4756.pdf