Xuất phát từ triết học Descartes về sự hiểu biết thế giới, hiểu biết về nguồn
gốc sự việc và chủ nghĩa hoài nghĩ đã giúp con người chúng ta nói chung và xãhội
Phương Tây nói riêng xâydựng đượcmột thế giới hiện đại, vớinềnvăn minhrựcrỡ
như ngày nay. Để làm được điều đó triếthọc Descartes đã nhắc ta nhất thiết phải
biếtnềntảngcủasự việc, phải xuất pháttừ nhữngdữ liệu chắc chắn để suy luận ra
một loạt nhữngvấn đề. Chúng ta phảidựa vào chủ nghĩa duy lý tronghướng xây
dựng.
27 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4521 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tư tưởng triết học của R. Descartes và sự ảnh hưởng của nó đến nền văn minh Phương Tây hiện đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chứng minh sự hiện hữu của Ngài....................... 14
V. Sự hiện hữu của các vật thể: .................................................................................... 15
1. Chứng minh sự hiện hữu của vật thể :............................................................... 16
2. Tương quan giữa hồn và xác :........................................................................... 16
VI. Về khoa học : ........................................................................................................ 18
1. Trong lĩnh vực vật lý học :.................................................................................. 18
2. Trong lĩnh vực sinh học :.................................................................................... 22
3. Trong lĩnh vực toán học : ................................................................................... 23
C. SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC DESCARTES ĐẾN NỀN VĂN MINH PHƯƠNG
TÂY HIỆN ĐẠI : ............................................................................................................... 23
1. Trong lĩnh vực vật lý: ......................................................................................... 24
2. Về toán học........................................................................................................ 24
3. Lĩnh vực triết học nói chung:.............................................................................. 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO: ................................................................................................... 27
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Lớp cao học Đêm 1-Khóa 19 Trang 2
LỜI NÓI ĐẦU:
Em chân thành cảm ơn thầy đã giúp em có được những kiến thức rộng hơn về
triết học cũng như những hiểu biết sâu hơn về thế giới quan và phương pháp luận
qua những bài học của thầy. Với những hiểu biết khiêm tốn của em về Triết Học nói
chung và Triết Học Descartes nói riềng, rất mong được thầy hướng dẫn thêm trong
đề tài “Tư tưởng triết học của R. Descartes và sự ảnh hưởng của nó đến nền văn
minh Phương Tây hiện đại”.
Khi nói đến triết học của Descartes chúng ta không thể không nói đến câu nói
rất nổi tiếng của ông “Tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại”. Câu nói đã thể hiện khá rõ về tư
tưởng Triết Học của Descartes - chủ nghĩa duy lý hiện đại. Descartes đã khơi dậy
chủ nghĩa duy lý và ông cũng là người sáng lập ra khoa học lý thuyết, gợi mở cho
nền văn minh Phương Tây hiện đại rực rỡ về sau và có thể nhận thấy nền văn minh
Phương Tây hiện đại ngày nay đã chịu ảnh hưởng lớn từ Triết học Descartes.
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Lớp cao học Đêm 1-Khóa 19 Trang 3
A. SƠ LƯỢC VỀ CUỘC ĐỜI CỦA DESCARTES:
Descartes
Descartes là một trong những người sáng lập triết học cận đại, chiếm lĩnh một
trong những đỉnh cao của lịch sử triết học thế giới, được ghi vào biên niên sử khoa
học như một trong những tên tuổi kiệt xuất, cha đỡ đầu của tri thức khoa học thế kỷ
XVII.
Descartes sinh ngày 31 tháng 3 năm 1596 tại một thị trấn nhỏ tỉnh Tourin.
Năm 1615, lúc 19 tuổi, sau khi kết thúc phổ thông trung học Descartes theo học
ngành luật và y tại trường đại học của thành phố Puatie. Ba năm sau Descartes
chuyển sang Hà Lan học tiếp. Cũng năm đó Descartes viết tác phẩm đầu tiên “Luận
về âm nhạc”. Trong khoảng thời gian từ 1619 đến 1621 Descartes làm sĩ quan tình
nguyện, nhờ đó mà được đi nhiều nơi như Đức, Ao, Hung. Từ 1622 đến 1628
Descartes sống chủ yếu tại Paris, song dành nhiều thời gian cho việc chu du, từ
Thụy Sỹ đến Italia. Đó là thời kỳ để lại dấu ấn sâu đậm và tốt đẹp đến sáng tạo khoa
học và triết học của Descartes. Từ mùa thu năm 1628 Descartes quyết định sinh
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Lớp cao học Đêm 1-Khóa 19 Trang 4
sống tại Hà Lan, vì nhận thấy nơi đây có điều kiện nghiên cứu khoa học hơn ở Pháp.
Descartes sống tại Hà Lan hơn 20 năm, trong đó có 3 lần trở về nước. Suốt đời mình
Descartes chuyên tâm nghiên cứu khoa học, quên cả lập gia đình. Ông từng tuyên
bố: "niềm vui cuộc sống lớn nhất của tôi là niềm vui tư tưởng trong những tìm tòi
chân lý". Trong hai năm ròng (1627 – 1629) Descartes viết tác phẩm lớn “Các quy
tắc hướng dẫn lý trí”. Năm 1629 Descartes ghi danh học triết. Năm 1630 ông lại
ghi danh học ngành toán, và ngay lập tức bị cuốn hút vào đó.
Thực ra những năm đại học ảnh hưởng không lớn đến tư tưởng triết học của
Descartes, do các bài giảng triết học tỏ ra nhàm chán, xa rời thực tiễn, mang nặng
tính giáo huấn thuần tuý. Từ ác cảm đối với các tư tưởng vô bổ, Descartes chuyển
sang nghiên cứu vấn đề phương pháp và đầu tư cho khoa học. Ngay khi đến Hà Lan,
Descartes bắt tay vào viết một công trình khoa học cụ thể, với tên gọi “Thế giới”.
Công trình đang đến chỗ kết thúc thì Descartes nghe tin Galileio bị toà án giáo hội
kết án nặng nề và trừng phạt do đã xuất bản một tác phẩm mang tính thách thức đối
với thần quyền vào năm 1632 – quyển “Đối thoại về hai hệ thống cơ bản nhất của
thế giới – hệ thống Ptolemei và hệ thống Copernic”. Là một tín đồ Thiên Chúa giáo,
Descartes quyết định hoãn công bố tác phẩm của mình, khi xét thấy ở đó có một số
nội dung gần với tư tưởng Galileio, mặc dù Hà Lan không phải là nước chịu ảnh
hưởng của Vatican.
Vào năm 1637 Descrtes viết bằng tiếng Pháp tác phẩm “Luận về phương
pháp”, là tài liệu có tính cương lĩnh, trong đó trình bày những vấn đề cơ bản của triết
học và định hướng nghiên cứu khoa học. Đây là một tác phẩm ngắn, cô đọng, nhưng
lại đươc Descartes chia ra thành 6 phần, với những vấn đề rành mạch, chẳng hạn,
phần 1 – nhận thức khoa học, phần 2 – các quy tắc cơ bản của phương pháp, phần 3
– các quy tắc đạo đức, được rút ra từ phương pháp chung, phần 4 – các vấn đề của
Siêu hình học, trước hết là vấn đề tồn tại của Thượng đế và vấn đề linh hồn con
người, phần 5 – các khoa học triết học khác như vật lý, sinh học, y học, phần 6 –
vấn đề làm thế nào để thâm nhập sâu hơn vào cõi bí hiểm của tự nhiên, giải thích
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Lớp cao học Đêm 1-Khóa 19 Trang 5
đúng nó, từ đó nâng cao vị thế con người (R. Descartes, Tác phẩm gồm 2 tập; t.1,
Nxb Mysl, Moscou, 1989, tr. 250).
Để làm sâu sắc hơn thế giới quan của mình, năm 1641 Descartes xuất bản tại
Paris cuốn “Luận về triết học thứ nhất”, viết bằng tiếng Latinh. Năm 1642 tác phẩm
được tái bản tại Amsterdam. Đến năm 1647 bản tiếng Pháp ra mắt tại Paris với tên
gọi khác – "Những suy tư siêu hình học”. Uy tín khoa học ngày càng tăng của
Descartes đã gây lo ngại cho nhà thờ. Một chiến dịch bôi nhọ Descartes được dàn
dựng, quy tụ các nhà hoạt động tôn giáo, các giáo sư thần học, và cả một số nhà
khoa học.
Trong những năm tháng khó khăn ấy Descartes xuất bản tại Amsterdam tác
phẩm “Nguyên lý triết học” bằng tiếng La Tinh(1644), sau đó dịch sang tiếng Pháp
(1647). Đây là tác phẩm có tính chất hệ thống hoá toàn bộ tư tưởng triết học của
ông, trong đó nổi bật các vấn đề siêu hình học, phương pháp luận, vật lý học (học
thuuyết về vật thể, về thế giới, về Trái đất, cùng những vấn đề được đưa vào cái gọi
là “ triết học thứ hai” này). Trong khoảng thời gian từ năm 1645 đến 1648 bên cạnh
hoạt động khoa học và tiếp tục nghiên cứu triết học, Descartes bắt đầu chuyển
hướng quan tâm sang vấn đề con người, vận dụng các nguyên lý cơ học và vật lý
học vào việc giải thích cơ thể người và động vật. Tuy nhiên công trình “Mô tả cơ thể
người. Sự hình thành động vật” không được ra mắt độc giả. Tháng 12 năm 1649
Descartes công bố “Những xung động của tâm hồn”, một tác phẩm mang tính chất
nhân học. Chính trong thời gian này ông có mặt tại thủ đô Thụy Điển theo lời mời
của nữ hoàng Christina. Nhờ sự giúp đỡ của Descartes, Viện hàn lâm khoa học Thụy
Điển đã ra đời. Đây cũng là chuyến đi cuối cùng của Descartes; ông bị cảm lạnh và
mất vào ngày 11 tháng 2 năm 1650. Sau một thời gian di hài của Descartes được
chuyển về tổ quốc.
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Lớp cao học Đêm 1-Khóa 19 Trang 6
Mộ của Descartes
Descartes, khác với F. Bacon, hầu như không tham gia trực tiếp vào các biến cố
chính trị tại quê hương, thậm chí phải sang sinh sống tại Hà Lan chỉ để chuyên tâm
làm khoa học. Tuy nhiên các vấn đề thế giới quan và phương pháp luận do ông nêu
ra mang đậm dấu ấn của thời đại khám phá và phát minh, của tinh thần hoài nghi và
sáng tạo, của xu hướng tái thiết lại đời sống xã hội trên cơ sở lý tính, để vượt qua
trật tự xã hội phi lý. Nội dung các tác phẩm của Descartes, cũng như sự nghiệp của
ông, có ý nghĩa đặc biệt đối với sự hình thành những điều kiện cho cách mạng Pháp
trong tương lai. Quan điểm cách tân trong khoa học và chủ nghĩa nhân văn qua thái
độ phê phán đối với thần quyền, đề cao quyền bình đẳng tự nhiên giữa người với
người, đòi hỏi mở rộng không gian văn hoá cho tất cả mọi người, loại trừ thói
trưởng giả trong sinh hoạt, đã giới thiệu hình ảnh Descartes như một trong những
người mở đường cho phong cách tư duy mới, trong truyền thống duy lý cổ điển
phương Tây. Nói cách khác, cần xem xét Descartes ở hai hình ảnh – nhà triết học và
nhà bác học. Trước khi bàn đến thế giới quan và phương pháp luận của Descartes,
các nhà nghiên cứu lịch sử triết học nhấn mạnh tính nhân văn trong tư tưởng của
ông. Song, đó là thứ chủ nghĩa nhân văn nào? Chủ nghĩa nhân văn Descartes thể
hiện ở sự quan tâm đến tự nhiên, qua đó đề cao khả năng và sức mạnh của con
người. Copernics, Galileio, Paraselsus, Telesio, Patrizi, Bruno, Campanella,
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Lớp cao học Đêm 1-Khóa 19 Trang 7
Kepler… là những nhà khoa học và triết học tự nhiên Phục hưng, nhưng họ đã vượt
qua uy quyền tư tưởng, chủ nghĩa giáo điều Kytô giáo để nêu ra quan niệm phi tạo
hoá về tự nhiên, tính tự chủ của tự nhiên dưới hình thức phiếm thần và vật hoạt luận,
nhấn mạnh mối liên hệ và sự tác động lẫn nhau giữa vũ trụ và con người. Thứ triết
học tự nhiên kiểu đó, mặc dù còn chịu ảnh hưởng của ma thuật và thuật giả kim, đã
kích thích Descartes.
Chủ nghĩa hoài nghi xã hội và chủ nghĩa nhân văn Kytô giáo Phục hưng, nhất
là chủ nghĩa hoài nghi Montaigne, cũng là cội nguồn sâu xa của tư tưởng nhân văn
Descartes Chủ nghĩa hoài nghi ôn hoà với câu hỏi nổi tiếng “Que sais-je?” (Ta biết
được gì?) và chủ nghĩa tự nhiên (nhấn mạnh bản tính tự nhiên của con người, của xã
hội, của Tạo hoá nói chung) tác động phần nào đến tư tưởng Descartes với tính cách
nhà khoa học và một tín đồ Thiên Chúa giáo. Có thể hình dung một sự kết nối tư
tưởng từ Erasmus (chủ nghĩa nhân văn Kytô giáo), xuyên qua Rabelais, Montaigne
đến Descartes.
Nhưng Descartes là nhà triết học – nhà bác học. Ở bình diện này một lần nữa
thời Phục Hưng lại thể hiện vai trò gợi mở của mình đối với thời cận đại bằng cách
làm sống lại hình ảnh Euclide và Archimedes. Vào thế kỷ XVII nếu không có khoa
học tự nhiên toán học hóa thì khoa học thật khó đạt được hiệu quả thực tiễn, nghĩa là
từng bước trở thành lực lượng sản xuất. Về phần mình toán học hoá khoa học tự
nhiên thật khó thực hiện mà không cần đến tiến bộ trong chính toán học. Descartes
là người đi tiên phong trong việc xác lập toán học hiện đại, với những ký hiệu x, y, z
mà hiện nay chúng ta không hề xa lạ. Khái niệm đại lượng biến thiên cho thấy mối
quan hệ giữa con số và đại lượng trong toán học mới. Descartes – một trong những
tác giả môn hình học giải tích, với sự thống nhất các đại lượng hình học và số học.
Mặc dù là một tín đồ Thiên Chúa giáo, song hoạt động khoa học của Descartes
khiến cho nhà thờ đưa các công trình của Descartes vào danh mục sách cấm đối với
những người theo đạo Thiên Chúa, sáu năm sau vua Louis XIV ra lệnh cấm giảng
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Lớp cao học Đêm 1-Khóa 19 Trang 8
chủ nghĩa Descartes tại khắp các vùng lãnh thổ nước Pháp. (Đinh Ngọc Thạch, Tập
bài giảng triết học Tây Âu cận đại, ĐH KHXHNV TP HCM)
B. TRIẾT HỌC CỦA R. DESCARTES :
Học thuyết Triết Học của R. Descartes toát lên tinh thần duy lý, tìm kiếm và
sử dụng một cách có ý thức phương pháp chỉ đạo lý trí để nhận thức đúng đắn thế
giới. Có thể chia triết học của ông thành hai bộ phận là siêu hình học và khoa học.
Trong siêu hình học Descartes là nhà nhị nguyên luận ngã về phía duy tâm nhưng
trong khoa học ông lại là nhà duy vật siêu hình máy móc nổi tiếng. (Giáo Trình Đại
Cương Lịch Sử Triết Học, 2003, Trang)
I. Con Đường Triết học của Descaster :
1. Con đường học vấn:
Ông công nhận học viện mà ông theo học là một trong những trường thời
danh giá nhất của Châu Âu nhưng lợi ích của những năm tháng ăn học là gì thì
Descartes đã mang những môn học của mình ra mà luận bàn. Đối với Thần Học, ông
giữ thái độ kính trọng vì cho rằng “các chân lý được mạc khải để dẫn lên trời thì
vượt quá tầm mức trí năng ta nên tôi không dám đặt các chân lý đó dưới sự lý luận
yếu đuối của tôi.”. Nhưng đối với Triết Học ông lại lên án vì cho rằng khoa học này
đã được những bộ óc xuất sắc nhất từ bao thế kỹ nghiên cứu nhưng trong khoa đó
không có điều gì là không tranh luận, không có điều gì là không đán hoài nghi. Về
các khoa học khác thì ông đánh giá rất cao về toán học vì lý luận chắc chắn, hiển
nhiên. (Triết Học Descartes, 2005, Trang)
2. Nẻo đường đời:
Với Descartes đường đời là “cuốn sách vĩ đại của đời”, tuy nhiên khi quan sát
thói tục của những người khác ông cảm thấy không vững dạ vì ông thấy sự khác biệt
nơi đây như thấy nơi các triết gia. Ông nhận thấy những điều rất kỳ cục và đáng
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Lớp cao học Đêm 1-Khóa 19 Trang 9
buồn cười. Descartes đã thất vọng với nhà trường thế nào thì nay ông cũng thất vọng
với “trường đời” thế ấy. (Triết Học Descartes, 2005, Trang)
3. Con đường mới: con đường do chính Descartes tự vạch ra mà đi:
Sau khi nhận thấy hai nẻo đường trên đều là những con đường cụt Descartes đã
dùng tất cả sức lực và tâm tri để chọn con đường cho riêng mình, đây là con đường
“Cagito”. (Triết Học Descartes, 2005, Trang)
II. Siêu hình học :
Siêu hình học của Descartes nổi bật bởi những tư tưởng :
1. Nghi ngờ phổ biến :
Ông đã hoài nghi về khả năng nhận thức của tâm trí con người, khi tâm trí đó
phán quyết vế các đối tượng ở ngoài tâm linh ta. Nhưng ngược lại, ông tuyệt đối tin
vào khả năng nhận thức của tâm trí con người khi tâm trí này tự nhận thức về mình
cùng là những ý tưởng bẩm sinh tức những ý tưởng mà ông cho rằng Thượng đế đã
đặt sẵn trong tâm trí ta khi tác tạo nên ta.
Descartes đòi hỏi phải xây dựng lại cơ sở cho triết học mới. Theo ông triết
học có hai nghĩa : theo nghĩa rộng, triết học là tổng thể tri thức của con người về tự
nhiên và xã hội ; theo nghĩa hẹp, triết học chính là siêu hình học, cơ sở thế giới quan
của con người. Descartes chủ trương triết học của ông giống như một cây cổ thụ mà
trong đó, gốc rễ là siêu hình học, thân là vật lý học, cành nhánh là ngành khoa học
khác. Ông luôn đề cao triết học, theo ông triết học là cách thức tốt nhất để bộc lộ sự
thông thái của con người trong mọi hoạt động, mức độ phát triển của triết học thể
hiện trình độ văn minh của dân tộc. (Trình Đại Cương Lịch Sử Triết Học, 2003,
Trang)
Theo Descartes, triết học phải bàn về khả năng và phương pháp đạt được tri
thức đúng đắn vì vậy nhiệm vụ của nó trước tiên phải khắc phục chủ nghĩa hoài nghi
và sau đó là xây dựng các nguyên tắc, phương pháp nền tảng để giúp cho các ngành
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Lớp cao học Đêm 1-Khóa 19 Trang 10
khoa học khám phá ra các quy luật của giới tự nhiên, xây dựng các chân lý khoa học
nhằm chinh phục giới tự nhiên, phục vụ lợi ích con người.
Descartes chủ trương rằng, cơ sở của chân lý là lý tính, và để nhận thức đúng
thì phải nghi ngờ phổ biến, tức nghi ngờ manh tính phương pháp luận để không mắc
sai lầm và có được niềm tin chắc chắn trong nhận thức. Ông cho rằng, để đạt chân lý
chúng ta cần phải biết nghi ngờ mọi thứ kể cả những điều đã được coi là chân lý.
Với tư tưởng nghi ngờ trên Descartes đề cao tư duy, lý tính và coi thường kinh
nghiệm, cảm tính trong hoạt động nhận thức vì vậy ông đã đặt nền móng cho chủ
nghĩa duy lý thời cận đại. Theo ông mọi cái tồn tại chỉ trở thành chân lý khi chúng
được đưa ra phán xét dưới « tòa án » của lý tính nhằm tự bào chữa cho sự tồn tại của
chính mình. Nghi ngờ phổ biến, vì vậy là cơ sở phương pháp luận của triết học
Descartes. (Triết Học Descartes, 2005)
Quan điểm duy lý này của Descartes có ý nghĩa tích cực trong quá trình đấu
tranh chống chủ nghĩa giáo điều, chống lại lòng tin vô căn cứ. Tuy nhiên ông chỉ
thấy một mặt của quá trình nhận thức, mặt lý tính, do đó cơ sở phương pháp luận
này cũng mang tinh siêu hình, phiến diện.
Câu nói rất nổi tiếng của Descartes « tôi suy nghĩ vậy tôi tồn tại » đã cho thấy
dù đứng trên nguyên tăc nghi ngờ phổ biến nhưng Descartes không đi đến chủ nghĩa
hoài nghi mà là bác bỏ nó và xây dựng nguyên lý cơ bản của toàn bộ hệ thống siêu
hình học duy lý của mình- nguyên lý « tôi suy nghĩ vậy tôi tồn tại ».
Đối với Descartes sự tồn tại của suy nghĩ là một chân lý, nhưng sự tồn tại của
cơ thể thì chưa phải là chân lý được bởi vì nó còn có thể bị nghi ngờ. Để chứng
minh sự tồn tại thật sự của thể xác thì cần phải dựa vào sự tồn tại của thượng đế. Đối
với ông siêu hình học phải là học thuyết chặt chẽ về Thượng Đế, về giới tự nhiên và
con người để từ đó rút ra các nguyên tắc giúp chỉ đạo hoạt động bản chất của con
người -hoạt động nhận thức của linh hồn lý tính.
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Lớp cao học Đêm 1-Khóa 19 Trang 11
Descartes nói đến 3 loại hoài nghi-kể từ đó ông đưa ra phương pháp lấy hoài
nghi làm phương pháp thử lửa hòng đi tới một cái bất khả nghi, tức là cái hiển
nhiên.
1. Hoài nghi đối với các giác quan :
Hầu như tất cả các trang sách của ông đều nhắc nhở con người phải hoài nghi
về khả năng nhận thức của các giác quan. Descartes đã đúc kết rằng ta không nên tin
những ai đã có lần lừa dối ta, vậy mà giác quan đã lừa dối ta nhiều lần. Theo ông có
ba loại ý tưởng : mạo tác, ngoại đán và bẩm sinh. Và ta biết ông theo ông thì chỉ
những ý tưởng bẩm sinh là đúng, còn những ý tưởng do giác quan thì không hơn gì
những ý tưởng mạo tác. (Triết Học Descartes, 2005)
2. Hoài nghi đối với các khoa học khác :
Các khoa học được coi là hê thống những tri thức chắc chắ, vì khoa họcđồng
nghicx với tri thức đích thực, thế nhưng ông cho các tri thức đó là điều hồ đồ vì xây
dựng trên nền tảng lỏng lẻo là triết học. Descartes đã nói « Vì thế không phải là
không có lý nếu chúng ta kết luân rằng vật lý học, thiên văn hoc, Y học và các khoa
học dựa vào việc quan sát những vật phiền tạp đều là những khoa học không chắc
chắn và đáng nghi ngò. Còn toán học, hình học và những khoa học loại này, vì
nghiên cứu về các vật đơn sơ và phỏ quát, không set đến các vật đó có hiện hữu
trong thiên nhiên không nên đó là những khoa học có tính cách chắc chắn và bất khả
nghi » (Triết Học Descartes, 2005)
3. Hoài nghi về khả năng của con người :
Descarté đã viết rằng « tuy vậy từ lâu tôi có ý nghĩ rằng Thượng đế có thể
làm tất cả mọi sự…Hơn nữa đôi khi tôi thấy người khác sai lầm cả trong những điều
mà họ tin là biết một cách đích thực nhất.
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Lớp cao học Đêm 1-Khóa 19 Trang 12
III. Chân lý và sai lầm :
Mục tiêu của Descarté luôn là chân lý, trau dồi lý trí. Ông không nhắm đưa ra
những phương sách giúp ta tìm chân lý cho bằng nghiên cứu xem tại sao ta thường
hay sai lầm, cả trong những sự quan trọng. Người ta cứ nghĩ rằng ông dùng suy
niệm « lý trí và sai lầm » để chứng minh thêm về khả năng tri thức của con người.,
không ngờ ông lại nhờ suy niệm này để khám phá ra chỗ giới hạn của trí năng con
người. Người ta có cảm tưởng như đây là một trang sách lạc lõng, không ăn khớp
với toàn bộ hệ thống tư tưởng trên niềm tin đối với tâm trí con người.
1. Những chân lý đã sở đắc :
Đây chúng ta có thể thấy Descartes làm việc phần nào theo phương pháp
đã được trương xứng từ đầu : ông kiểm điểm xem những gì là chân lý sơ đắc, nghĩa
là những gì được coi là bất khả nghi, rồi sau đó ông lần lượt nghiệm xem những
điểm còn có thể là hoài nghi.
Ông khởi đầu bằng câu : « trong mấy ngày qua tôi đã quen gỡ tâm linh ra
khỏi giác quan, và nhận định rõ là có rất ít điều ta có thể tri thức cách chắc chắn về
các sự vật chất, có nhiều sự ta biết chắc về tâm linh con người, và nhiều hơn về
thượng đế. Descartes để lộ lập trường duy tâm của ông : ông cho rằng ta dễ biết về
Thượng đế và biết về Ngài nhiều nhất, kế đó là những điều ta biết về tâm linh ta, sau
cùng mới đến những điều ta biết về các sự vật vật chất.
Hai chân lý đầu tiên của Descartes vẫn là sự hiện hữu của tâm linh như một sự
vật suy tưởng, và sự hiện hữu của Thượng đế xét như là nguyên nhân của sự hiện
hữu tôi. Từ hai chân lý này, ông đi tới việc khám phá ra những chân lý liên hệ rằng
Thượng đế tuyệt đối chân thật. (Triết Học Descartes, Trần Thái Đỉnh, 2005)
2. Descartes đã phá bỏ quan niệm thần thánh về thế giới:
Đối với ông cũng như đối với con người sau này, thế giơi hết là thế giới của
Chân Thiện Mỹ, thế giới hết là thế giới của tuyệt đối. Thế giới từ nay mất bản chất
thần linh và thần diệu và chỉ còn là lĩnh vực thí nghiệm khoa học của con người.
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Lớp cao học Đêm 1-Khóa 19 Trang 13
Descartes lưu ý chúng ta rằng, Đấng Sáng Tạo đã không phải dùng đến đường lối
cuả thuyết duy cơ khi sáng tạo nên thế giới. Như vậy ông tránh hẳn được những
khuynh hướng của thuyết Duy Hồn và thuyết Duy Sinh. Đối với Descaster không
thể có triết học về thiên nhiên nhưng chỉ có khoa học về thiên nhiên và triết học về
tinh thần.
3. Descaster đã làm cho thế giới mất tính chất Duy thực :
Từ ngàn xưa, và nhất là từ thời Platon và Aristote, người ta tin rằng vạn vật
có bản tính vĩnh cửu và bất biến, và đó là cái thực nhất, thực duy nhất. Với chủ
trương vạn vật là kết tinh của trường độ và chuyển động. Descartes bác bỏ quan
niệm thế giới vĩnh cửu và bác bỏ luôn quan niệm về bản tính vĩnh cửu và tuyệt đối
của vạn vật. (Triết Học Descartes, Trần Thái Đỉnh, 2005)
IV. Quan niệm về bản tính vạn vật :
Descartes không đề cập nhiều về vạn vật vì mục tiêu của ông khi xây dựng
khoa triết học mới là chứng minh có thượng đế và chứng minh linh hồn biệt lập với
thân thể. Tuy nhiên ông cũng là người chủ trương xây dựng một khoa vật lý mới
nhằm đưa tới ba khoa học chuyên môn rất hữu ích cho cuộc sống : Cơ học, Y học và
Đạo đức học. Descartes cho rằng còn nhiều điều cần suy niệm về thượng đế và linh
hồn, nhưng hãy tạm để một dịp khác, vì ông thấy khẩn cấp phải gỡ mình ra khỏi
những hoài nghi liên can đến các sự vật vật chất.
1. Descartes nghĩ gì về các ý tưởng ?
Descartes quan niệm về các ý tưởng như những thực tại tự thân, có thực tại
tính khách quan. Descartes viết « trước khi những sự vật vật chất như thế có hiện
hữu ở ngoài tôi chăng, tôi phả xét các ý tưởng của chúng ở trong tôi. Để xem đâu là
những y tưởng thông minh và đâu là những ý tưởng hàm hồ. ». Descartes đã bắt đầu
với tư duy thì luôn luôn sông đi từ tư duy đến vạn vật. Tư duy này đi ngược lại với
chúng ta ngày nay đó là chúng ta thấy con người là hiện hữu tại thế, con người sống
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Lớp cao học Đêm 1-Khóa 19 Trang 14
nơi thế gian, có kinh nghiệm trực tiếp về thế giới trước khi có kinh nhiệm về tư duy
của mình.
Theo khẳng định của Descartes, các ý tưởng không phải là tác phẩm của trí
năng ta. Ta không có khả năng tạo ra chúng, ngược lại chúng sẽ cưỡng bách ta phải
truy nhận chúng. « tôi thấy một điều rất quan trọng, đó là tôi nhìn thấy trong tôi vô
số những ý tưởng về các sự vât, ta không thể coi chúng là hư vô, mặc dù chúng
không hiện hữu cách nào hết ngoài tư duy tôi. Những ý tưởng này không do tôi bày
đặt ra, mặc dù tôi được tự do suy tưởng hay không suy tưởng chúng. Vậy chúng có
bản tính đích thực và bất biến của chúng »
Có đặc điểm được Descartes nêu lên về các ý tưởng : một là chúng chỉ hiện
hữu trong tâm trí ông thôi chư không hiện hữu trong thiên nhiên, hai là chúng không
do tâm trí ông tạo nên bởi vì tâm trí ông không có quyền gì với việc quan niệm
chúng, cho nên phải coi chúng là bản tính vĩnh cửu và bất biến do Thượng đế sáng
tạo nên.
Sau khi đã khẳng định rằng các ý tưởng là những bản tính vĩnh cửu và bất
biến, và đưa chúng lên hàng những thực tại gần như hoàn toàn tự thân, Descartes
mới đưa ra nguyên tắc phổ quát này : « tất cả những gì chân thật, đều là một cái gì».
(Triết Học Descartes, Trần Thái Đỉnh, 2005).
2. Quan niệm về Thượng đế và chứng minh sự hiện hữu của Ngài
Để chứng minh về sự tồn tại của Thượng Đế thì Descartes đã lập luận như
sau : hoài nghi phổ quát đã dẫn tôi đến chỗ gặp tới hiện hữu của tôi, chủ thể suy
tưởng. Tại vì mọi phủ định là những khẳng định, chối bao giờ cũng là quyết. chối
giả thuyết đã thấy quyết. Chối là chối « cái gì », không thể chối không ? Như vậy
nghĩa là tư tưởng luôn giả thuyết hữu thế. Nhưng xét về bản thân tôi, tôi thấy tôi là
một hữu thể lửng lơ giữa hữu thể và hư vô. Cho nên tôi phải công nhận sự hiện hữu
của Hữu thể vô cùng, tức Thượng đế. Tóm lại Descartes đi từ chỗ chối bỏ vũ trụ
toàn diệ đến chỗ nhận ra sự kiện hiển nhiên là tư tưởng. Rồi từ sự kiện tư tưởng đi
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Lớp cao học Đêm 1-Khóa 19 Trang 15
tới chỗ nhận ra sự hiện hữu của tôi, hữu thể bất tất và bất toàn, Descartes đi tỡi chỗ
công nhận Hữu thể tât yếu va toàn hảo.
Như vậy Descartes rất thật với chính mình ông. Ông đã giải quyết vấn đề mộ
cách đúng như ông đã đặt ra vấn đề. Ông đáng được người cùng thời như những
người mấy thế kỹ sau khâm phục và tin theo, bởi vì Descartes là con người tôn giáo
và ông viêt cho những người thấm nhuần niềm tin tôn giáo. Ngày nay sau bao đổi
thay và đoc vỡ tinh thần, sau bao hoài nghi mới, những hoài nghi còn sắc bén hơn cả
những hoài nghi lý thuyết của Descartes, con người không dẽ dàng chấp nhận cách
lập luân của Descartes. Luận chứng của Descartes chứng minh có Thượng đế trở
thành quá xa lạ với con người thời hiện đại.
Với Descartes bản tính của vạn vật không là gì khác ngoài sự kết tinh của
trường độ và chuyển động. Nói cách khác, vạn vật không có hồn làm cho sống động
(như thuyết Duy hồn chủ trương), cũng không có mãnh lực thần bí nào, nhưng vạn
vật chỉ là mớ vật chất được kích động do những động cơ. Tuy nhiên Descartes đã
đi quá xa theo quan điểm này, Ông chủ trương chính thân xác ta cũng chỉ là một cái
máy hoàn toàn chuyển động như một động cơ thường, và chỗ phát sinh ra chuyển
động là quả tim. (Triết Học Descartes, Trần Thái Đỉnh, 2005).
V. Sự hiện hữu của các vật thể:
Tuy nói đến các sự vật vật chất, nhưng thực ra Descartes chỉ mong chứng
minh sự hiên hữu của thân thể con người thôi vậy mà cũng vô cùng vất và kết quả
cũng chưa hoàn toàn chăc chắn có thân thể. Descartes dùng khá nhiều thời gian để
chứng minh sự hiện hữu của thân thể con người và sue hiện hữu của vật thể nói
chung.
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Lớp cao học Đêm 1-Khóa 19 Trang 16
1. Chứng minh sự hiện hữu của vật thể :
Người ta thường nói Descartes phải đi bốn vòng mà không tìm ra thân thể
ông vì ông khởi đầu triết học bằng việc hoài nghi hết thẩy mọi việc và chối bỏ thế
giới, chối bỏ thân xác.
Ta thấy Descartes theo một phương pháp khá chặt chẽ : ông đi từ chỗ chưng
sminh có thể có thân thể đến trí năng, trí tưởng tượng, cảm giác về sự kiện di chuyển
của con người để chứng minh sự hiện hữu của thân thể.
Nếu chỉ có dùng trí năng, theo Descartes tôi chỉ có thể quyết rằng : vì tôi
quan niệm các sự việc đó rõ ràng và phân minh, đông thời tôi biết Thượng đế toàn
năng có thể tác thành mọi sự, cho nên tôi phải quyết định rằng Ngài có thể sáng tạo
nên những sự vật mà tôi quan niệm rõ ràng và phân minh như thế.
Với trí năng : Descartes mới chỉ quyết được rằng Thượng đế có thể sáng tác
nên những sự vật mà ta quan niệm một cách rõ ràng và phân minh. Descartes đi
đến hai kết luận : trước hết « trí tưởng tượng ở trong tôi, nhưng khác với khả năng
quan niệm, tức khác với bản tính của tôi là một vật suy tưởng, cho nên nếu không
có khả năng tưởng tượng thì tôi vẫn là tôi, thành thử phải kết luận rằng trí tưởng
tượng tùy thuộc vào một sự vật khác hẳn tâm linh tôi ». Thứ hai : vì khả năng tưởng
tượng chỉ cho phép tôi hình dung những sự vậ này, va không cho phép tôi hình dung
những sự vật khác, cho nên tôi phải kết luận rằng « có lẽ », và chỉ có lẻ thôi, có
những sự vật vật chất, tức những sự vật mà tôi hình dung được kia.[Triết Hoc
Descartes, Trần Thái Đỉnh, 2005]
2. Tương quan giữa hồn và xác :
Trước hết Descartes công nhận mối liên kết giữa hồn và xác có tính cách
mật thiết. Tuy nói hồn độc lập và biệt lập với thân thể, ông vẫn không nghĩ như phái
Platon rằng : « Tôi cưẹ ngụ trong cơ thể như thể người thuyền trưởng cư ngụ trong
chiếc tàu của mình, nhưng tôi liên kết chặt chẽ với thân thể đó và hoàn toàn pha trộn
với nó để trở thành một cái gì nhất thể » Thực ra Descartes vẫn chỉ xem thân thể gần
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Lớp cao học Đêm 1-Khóa 19 Trang 17
như một căn nhà của linh hồn ở, hoặc gần như một chiêcs thuyền để linh hồn cư
ngụ. Giữa hồn và xác, Descartes đặt một cơ quan trung gian, gồm những tinh vật và
nhất là bộ chỉ huy các tinh vật, tức cái tiểu hạch nằm giữa não bộ. Khác hẳn quan
niệm của chúng ta ngày nay, coi thân thể là chính bản thân ta. Và với định nghĩa con
người là hiên hữu tại thế, chúng ta không đặt một trung gian, hoặc một ngăn cách
nào giữa linh hồn và thể xác.
Tuy nói linh hồn và thân thể hiệp nhất với nhau gần như pha trộn với nhau để
đúc thành một nhất thể, nhưng Descartes lại vội vẫng xác định vai trò của cái ông
gọi là « hợp thể con người », tức hồn và xác. Theo ông hợp thể này có nhiệm vụ
nhận xét về các sự vật hiện hữu quanh ta để « để theo đuổi những cái này, xa tránh
những cái kia… vì con người tôi, xét như tôi được kết thành bởi tâm linh và thân
thể, thì có khả năng nhận định về những điều tiện và bất tiện do vật bao quanh ta gây
nên ». Với Descartes « thiên nhiên dạy tôi tránh những sự sinh ra đau khổ cho tôi, và
đón nhận những cái mang lại cho tôi khoái lạc; ngoài ra thiên nhiên không dạy ta
điều gì khác liên quan đến các sự vật ở quanh ta, bởi vì tri thức bản tính đích thực
của sự vậtlà chức vụ riêng của mình tâm linh thôi, chứ không phải việc của hợp thể
tâm linh và thân thể ».
Nhưng hình như trong cái nhiệm vụ rất đơn giản của nó, cái hợp thể hồn xác vẫn
vấp phải những sai lầm đáng sợ, những sai lầm khó mà thoát được. Descartes đưa ra
hai trường hợp điển hình : ta thích ăn miếng thịt có pha trộn thuốc độc hơn vì xem ra
có hương vị ngon hơn, nhưng trường hợp khó giải nghĩa nhất vẫn là người mắc bênh
thủy thũng. Sao ta lại bị kích thích mạnh bởi miếng thịt có pha độc mà không biết
cái lợi, cái hại. Phải chăng cái hợp thể hồn xác đã bất lực ngay trong cái chức vụ tầm
thường dành cho nó. Nhất là những người mắc bệnh thủy thũng : họ khát nước, khổ
vì khát khô cả họng, vậy mà họ uống nước vào thì sẽ làm tăng bệnh thêm vì thực ra
cơ thể họ đã thừa nước rồi ». (Triết Học Descartes, Trần Thái Đỉnh, 2005)
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Lớp cao học Đêm 1-Khóa 19 Trang 18
Kết luận cho vấn đề tương quan giữa hồn và xác Descartes đã nói : « Từ nay
tôi không còn sợ sai lầm trong những sự mà giác quan tôi giới thiệu với tôi nữa, và
tôi phải vứt bỏ tất cả những hoài nghi của những ngày vừa qua, coi chúng quá trớn
và đáng buồn cười ». Nhưng ông vẫn không thoát ra khỏi cái tính hay nghi ngờ của
ông, cho nên sau khi quyết tâm xua đuổi những hoài nghi liwwn can đến giác quan
và giấc ngủ, Descartes đã viết « Tuy nhiên thường khi công việc khẩn cấp bắt ta
phải quyết đình không đủ thời gian xem xét kỹ càng, sinh hoạt con người dẽ vướng
vào nhưng sai lầm trong các sự việc cụ thể, bởi thế ta phải nhận thức sự yếu đuối
của bản tính ta ». (Triết Học Descartes, Trần Thái Đỉnh, 2005)
VI. Về khoa học :
Nếu trong lĩnh cực siêu hình học thì Descartes là nhà khoa học ngã sang
hướng duy tâm thì trong lịnh vực khoa học ông bộc lộ thế giới qua duy vật siêu
hình, máy móc. Tuy nhiên có những điểm ông bộc lộ nhiều quan điểm biện chứng
vượt trước thời đại.
1. Trong lĩnh vực vật lý học :
Trước hết Descartes nói ông đã xây dựng khoa vật lý của ông trên nền tảng
những nguyên lý siêu hình học mà ông đã tìm ra trước đó, tức trên Cagito và trên sự
tin vào sự hiện hữu của Thượng Đế toàn hảo. Descaster đã rút những nguyên lý của
khoa vật lý từ những nguyên lý siêu hình. Như vậy Vật lý của Descartes vẫn nằm
gọn trong khuôn khổ của khoa Vật lý chiêm ngưỡng, Vật lý suy niệm chứ không
phải vật lý thực nghiệm như Galilee và Newton.
a. Phương pháp của Descartes trong lĩnh vực Vật Lý : Ông quan niệm răng
ông đã dùng và chỉ dùng những nguyên tắc đã giúp ông thành công trong lĩnh vực
siêu hình. Trong Vật lý, Descartes đã dùng phương pháp toán học để tìm ra những
căn bản. Một Vật lý không dựa trên thực nghiệm mà chỉ dựa vào những suy luận
nên Vật lý của ông không thoát khỏi lý thuyết, trừu tượng và giả tưởng.
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Lớp cao học Đêm 1-Khóa 19 Trang 19
b. Đối tượng được ông trình bày trong Vật lý của ông là : ánh sáng, mặt trời,
các định tinh, các tầng trời, các hành tinh, các vì sao, các vật trên trái đất và sau
cùng là con người. Có thể thấy khoa vật lý của ông quá sức tưởng tượng của chúng
ta, nó quá đồ sộ. Nó bao gồm phần quang học của khoa vật lý ngày nay và gồm cả
khoa thiên văn học, khoa vạn vật học, khoa sinh lý học...Tuy nhiên có thể thấy khoa
học của Descartes không tránh khỏi lối suy diễn để bàn về bản tính các sự vật thiếu
yếu tố thực nghiệm.
Descartes xây dựng lý luận về vật chất và vận động. Vật chất bao gồm các
hạt nhỏ, mịn có thể được phân chia đến vô cùng tận. Bản chất của vật chất là quãng
tính. Không gian, thời gian và vận động là những thuộc tính gắn liền với những vật
thể của vật chất. Không có không gian trống rỗng. Vận động của vật thể có nguồn
gốc sâu xa từ cái hích ban đầu của Thượng Đế, sau đó vận động của các vật thể
không thể được sinh ra, không thể bị tiêu diệt. Vận động của vật thể là vận động cơ
giới, nghĩa là sự thay đổi vị trí của vật thể trong không gian, the thời gian dưới sự
chi phối bởi các định luật cơ học. Dựa trên quan niệm này Descartes đã xây dựng
mô hình vũ trụ. Nhờ vào cái hích đầu tiên của thượng đế, thế giới có được một xung
lượng ba đầu. Xung lượng này đưa vật chất thành đồng nhất nguyên thủy – ete vào
chuyển động xoáy, dẫn tới hình thành các hạt vật chất lớn dần. Đó là những hạt lửa
bao trùm vũ trụ, những hạt không khí...rồi những hạt đất to nhất tạo thành các hành
tinh và các cật cứng khác. Xung lượng nầy luôn luôn được bảo toàn trong quá trình
chuyển động của vũ trụ.
Trong vật lý ông đã vạch ra những định luật của thiên nhiên là những định
luật nào, và không đặt những lý luận của ông trên nền một nguyên lý nào khác ngoài
những sự toàn hảo của Thượng đế, ông đã chứng minh tất cả những định luật mà
người ta có thể nghi ngờ, và cho thấy chúng như thế bởi vì dầu Thượng đế có sáng
tạo nên bao nhiêu vũ trụ đi nữa, thì không nơi một vũ trụ nào mà các định luật đó
được tuân theo. Sau đó ông đã cho thấy, theo các định luật đó, phần lớn vật chất của
khối hỗn mang kia đã tự sắp xếp một cách nào đó để trở nên giống như các tầng trời
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Lớp cao học Đêm 1-Khóa 19 Trang 20
của ta ; một phần của khối vật chất tạo nên trái đất, một phần của khối vật chất tạo
nên trái đất, một phần khác cấu thành các hành tinh và các sao chổi, một phần khác
cấu tạo nên mặt trời và các định tinh. Và ở đây, bàm rộng về vấn đề đến ánh sáng,
ông đã giải thích đầy đủ về ánh sáng nơi mặt trời và các định tinh là các ánh sáng
nào, và từ đó nó tức khắc băng qua những không gian bao la của các tầng trời thế
nào, nó phản ánh từ các hành tinh và các sao chổi thế nào để tới trái đất. Trong đó,
ông cũng nói thêm nhiều điều liên can đến bản thể, vị trí, sự vận hành và các phẩm
tính khác của các tầng trời đó và các tinh tú đó, thành thử ông nghĩ đã nói khá đầy
đủ để người ta biết rằng không có gì nơi các tầng trời của các vũ trụ đó là không
giống hoặc ít ra không có vẻ giống như các tâng trời của vũ trụ mà ông mô tả. (Triết
Học Descartes, Trần Thái Đỉnh, 2005)
Sau đó ông đặc biệt nói về trái đất: mặc dù ông giả thiết rõ ràng Thượng đế
không đặt một trọng lực nào trong chất thể làm nên nó, ông sẽ vạch cho thấy làm
sao các phần của nó vẫn quy về đúng trung tâm của nó, vì có nước và khí trời trên
mặt đất, nên vị trí của các tầng trời và các tinh tú, nhất là của mặt trăng, đã tạo nên
thủy triều lên xuống giống từng li từng tí với thủy triều nơi các biển của chúng ta,
ngoài ra còn có một luồng nước và khí từ đông sang tây hệt như ta thấy các vùng
nhiệt đới ; các trái núi, các biển, các suối và sông ngòi, có thể tự nhiên hình thành
nơi đó, và những kim khí đến tròng các mỏ, và cây cối mọc lên từ những cánh đồng,
và nói chung các vật mà người ta gọi là hỗn hợp hay hợp thể đã sinh ra trong đó thế
nào. Trong số các vật khác, sau các tinh tú, ông không thấy có gì trong cũ trú sinh ra
ánh sáng như lửa, nên ông chăm lo giải nghĩa rất rõ ràng tất cả những gì thuộc về
bản tính nó, nó được cấu tạo làm sao, nó được duy trì như thế nào, làm sao chỉ ít khi
có lửa mà không có sức nóng và ánh sáng, và đôi khi có ánh sáng mà không có sức
nóng ; làm sao nó đưa các màu sắc vào các vật thể, và các phẩm tính khác; làm sao
nó làm chảy một số vật thẻ và làm cứng một số vật thể khác, sao nó có thể thiêu huy
tất cả các vật thể mà có thể biến chúng thành tro và thành khói ; sau hết làm sao từ
các tro này, nó dùng nguyên sức mạnh của hành động mình để làm nên thủy tinh, vì
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Lớp cao học Đêm 1-Khóa 19 Trang 21
sự biến đổi từ tro sang thủy tinh được ông coi là lạ lùng ngang hàng với bất cứ sự
biến đổi nào khác trong thiên nhiên.
Tuy nhiên ông không muốn từ những điều này đi tới kết luận rằng vũ trụ này
đã được sáng tạo theo cách ông đề ra đó, vì xem ra có lý hơn để tin rằng, ngay từ
khởi thủy, nó đã được Thượng đế làm nó trở thành như vậy. Nhưng chắc là, và đó là
ý kiến được các nhà thần học chấp nhận, hành động của Ngài để bảo tồn nó thì cũng
hệt như hành động ngài sáng tạo nó; thành thử mặc dù lúc khởi thủy Ngài không ban
cho nó mô hình nào hết ngoài mô hình một hỗn mang, miễn là sau khi thiết lập các
định luạt của thiên nhiên, Ngài giúp cho thiên nhiên hoạt động theo thói quen của
nó, thì người ta có thể tin rằng nhờ đó các sự vật thuần túy vật chất có thể, cùng với
thời gian, hình thành như ta thấy chúng hiện nay, mà không làm hại đến phép lạ của
công việc sáng tạo; và bản tính của vạn vật sẽ dễ hiểu hơn khi ta nhìn chúng phát
sinh dần dần theo cách đó, hơn là khi ta coi chúng như hoàn thành ngay từ đầu.
(Triết Học Descartes, Trần Thái Đỉnh, 2005)
c. Xét về ưu điểm, khoa vật lý của Descartes có hai ưu điển lớn :
· Ưu điểm quan trọng nhất chính là cái nhìn của ông, tức lập trường Vật Lý của
ông, ta biết nhiều lần ông đã lên án khoa vâtk lý của Aristote và kinh viện là
thứ vật lý suông, vật lý chiêm ngưỡng, một thứ triết học đội lốt khoa học.
Thay vì thứ triết lý về thiên nhiên, thứ triết lý vật lý của Kinh Viện, Descartes
đã gắng đưa ra một lý thuyết vật lý duy cơ, vật lý kỹ thuật, nhằm biến chế
thiên nhiên để phục vụ cho những tiện nghi của con người, chứ không phải
chỉ nhằm kiếm ra một lối giải thích suông như trước.
· Ưu điểm thứ hai là đã khử trừ những cái mà triết lý của Aristote kêu là « mô
thể » và « phẩm tính ». Với chủ trương coi mọi vật chỉ là trương độ cộng với
chuyển động, Dsescartes đã mạnh dạn đưa ra lập trường kỹ thuật, nhắm đi tới
một khoa Vật lý mới với « những tri thức rất có lợi ích cho sự sống con
người » hòng dẫn tới một khoa Y học có khả năng tránh cho con con người
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Lớp cao học Đêm 1-Khóa 19 Trang 22
vô số những khả năng bệnh tật và tránh luôn sự già yếu. (Triết Học
Descartes, Trần Thái Đỉnh, 2005)
d. Xét về những khuyết điểm trong khoa Vật Lý của Descartes có thể nói đến
những khuyết điểm như sau :
· Thứ nhất : Descartes đã mắc một lỗi lầm trầm trọng khi chủ trương xây
dựng khoa vật lý dựa trên nền tảng những nguyên lý siêu hình. Với
Descartes, điều ông tin tưởng nhất là điều mà ngày nay không ai có thể chấp
nhận được nữa là ông chủ trương quy tất cả các khoa học về một mối duy
nhất là Siêu Hình Học.
· Thứ hai : là ông dùng một phương pháp không thích ứng đó là phương pháp
suy diễn, tức phương pháp của siêu hình học. Chỉ phương pháp quy nạp mới
dẫn con người từ những sự kiện nhỏ tới chỗ tìm ra những quy luật chi phối
các sự kiện đó. (Triết Học Descartes, Trần Thái Đỉnh, 2005)
2. Trong lĩnh vực sinh học :
Descartes phát triển tư tưởng duy vật máy móc về sự phụ thuộc của tinh thần
vào cơ cấu vật chất, vào trạng thái của các cơ quan trong cơ thể. Từ đó, ông khẳng
định sự hình thành và phát triển của giới thực vật và giới động vật là quá trình hoàn
toàn tự nhiên không có sự can thiệp của thượng đế. Ông là người khám phá ra cơ
chế phản xạ, và coi mọi cơ thể sinh vật đều là các cổ máy có lắp đặt một cơ chế
phản xạ. Sự hoạt động của cổ máy này sinh ra linh hồn thực vật và linh hồn động vật
khả tử (Giáo Trình Đại Cương Lịch Sử Triết Học, 2003, Trang). Tuy nhiên theo
Descartes, con người là một cổ máy - hệ thống có gắn liền với linh hồn lý tính bât
tử. Theo ông cơ thể con người có cấu trúc rất phức tạp và hoàn thiện hơn so với cơ
thể động vật thông thường. Mặc dù trong siêu hình học Descertes chỉ coi cơ thể là
nơi trú ngụ của linh hồn để linh hồn thực hiện hoạt động bản chất của mình là nhận
thức, nhưng trong lĩnh vực khoa học do tiếp cận được quan điểm duy vật nên ông đã
coi cơ thể con người là khí quan vật chất, còn linh hồn là chức năng hoạt động của
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Lớp cao học Đêm 1-Khóa 19 Trang 23
cơ thể con người. Với quan điểm duy vật về khoa học này, Descartes rất kỳ vọng
vào y học trong việc cải tạo thể xác và đời sống tinh thần của con người.
Ngoài ra trong lĩnh vực sinh học, Descartes giữ quan điểm rằng máu là một
chất lỏng tinh tế mà ông gọi là hồn của động vật. Ông tin rằng hồn động vật tiếp xúc
với chất suy nghĩ ở trong não và chảy dọc theo các dây thần kinh để điều khiển cơ
bắp và các phần khác của cơ thể (Nhập Môn Descartes, Robinson & Chris Garratt)
3. Trong lĩnh vực toán học :
Descatres có những tư tưởng biện chứng vượt trước thời đại. Ông đã sửa đổi
lại đại số, dùng hình chỉ số và dùng số chỉ hình, dùng chữ để chỉ các đại lượng biến
thiên và đưa các đại lượng biến thiên vào trong toán học bên cạnh những đại lượng
không đổi từ đó xuất hiện hình học giải tích, hàm số và phương pháp đồ thị. Với ý
tưởng biện chứng này, Descartes đã đặt nền móng cho toán học hiện đại. Đối với
ông, toán học là khoa học chính xác, rõ ràng, rành mạch nhất. Phương pháp diễn
dịch toán học là phương pháp chung để thu được tri thức đúng đắn, bởi vì nó là
phương pháp thể hiện bốn nguyên tắc phương pháp luận nhận thức mà trí tuệ phải
tuân theo để đạt chân lý. (Giáo Trình Đại Cương Lịch Sử Triết Học, 2003, Trang)
C. SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC DESCARTES
ĐẾN NỀN VĂN MINH PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI :
Triết học của Descartes đã đánh dấu một khúc quẹo của tư tưởng con người
đối với vũ trụ, với trời và với chính ông. Descartes không chỉ là người khôi phục mà
còn đưa truyền thống duy lý Phương Tây lên đỉnh cao. Ông đã đặt nền móng vững
chắc cho khoa học lý thuyết. Lịch sử triết học, khoa học và văn minh tinh thần
phương Tây chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các tư tưởng của ông cho đến ngày nay.
Nhìn tổng quát sự nghiệp tư tưởng của Descartes, ai cũng thấy ông là con
người sống cho lý tưởng, suốt đời cặm cụi với những suy niệm triết học, những giả
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Lớp cao học Đêm 1-Khóa 19 Trang 24
thuyết khoa học và những định lý toán học. Sự đóng góp của ông vào công trình
nhân loại thực lớn lao.
1. Trong lĩnh vực vật lý:
Tuy ông không thành công, không góp được cái gì cụ thể vào lĩnh vực khoa
học thực nghiệm, nhất là khoa Vật lý mà ông đã đặc biệt chú ý, nhưng không thể vì
thế mà công nghiệp của ông không đáng kể. Chính nhờ những quan niệm cách mạng
của ông về vũ trụ vạn vật, con người mới thoát ly lập trường cổ xưa về thiên nhiên
thần thánh, rồi nhân đó mới xây dựng được khoa Vật Lý « kỹ thuật và hữu dụng,
nhờ đó con người có thể tự coi là chủ nhân và sở hữu của thiên nhiên », mở ra một
giai đoạn mới cho sự phát triển rực rỡ của nền khoa học Phương Tây hiện đại ngày
nay. (Triết Học Descartes, Trần Thái Đỉnh, 2005)
Về quang học: Descartes đã khám phá ra định luật cơ bản của sự phản xạ:
góc tới bằng góc phản xạ. Tiểu luận của ông là văn bản đầu tiên trình bày đề cập đến
định luật này. Việc Descartes xem ánh sáng như một thứ áp lực trên môi trường chất
rắn đã dẫn đường cho lý thuyết sóng của ánh sáng.
2. Về toán học
Nói đến toán học Descartes chúng ta không thể nào không nhắc đến hệ trục
tọa độ vuông góc mang tên ông là “hệ trục tọa độ Descartes vuông góc”. Việc tìm
ra hệ trục tọa độ này là đóng góp quan trọng nhất của Descartes với nền toán học, nó
đã hệ thống hóa hình học giải tích và ý tưởng vĩ đại này đã sản sinh ra môn hình học
giải tích. Từ khi có hình học giải tích, việc nghiên cứu hình học đã qua đựơc một
chặng đường dài phát triển, mở đường cho toán học hiện đại về sau (Trương Quang
Đệ). Ông là nhà toán học đầu tiên phân loại các đường cong dựa theo tính chất của
các phương trình tạo nên chúng. Ông cũng có những đóng góp vào lý thuyết về các
đẳng thức. Descartes cũng là người đầu tiên dùng các chữ cái cuối cùng của bảng
chữ cái để chỉ các ẩn số và dùng các chữ cái đầu tiên của bảng chữ cái để chỉ các giá
trị đã biết. Ông cũng đã sáng tạo ra hệ thống ký hiệu để mô tả lũy thừa của các số.
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Lớp cao học Đêm 1-Khóa 19 Trang 25
Mặc khác, chính ông đã thiết lập ra phương pháp, gọi là phương pháp dấu hiệu
Descartes, để tìm số nghiệm âm, dương của bất cứ phương trình đại số nào. Nhờ
những sáng tạo của ông đã giúp nhân loại tìm được hướng giải quyết những bài toán
khó khăn của thời hiện đại, đưa nền văn minh Phương Tây tiến một bước xa hơn.
3. Lĩnh vực triết học nói chung:
Với ông, triết học đã trút bỏ được cả một truyền thống nặng nề của triết học
thiên nhiên, một thứ triết học không biết gì đến tư cách nhân vị tự do của con người.
Triết truyền thống đặt cho con người ở bậc thang cao nhất trong hàng vạn vật của
thế giới. Triết học Descartes đặt tất cả vụ trụ vạn vật dưới quyền sử dụng và biến
chế của con người : con người không đứng trong vũ trụ nữa nhưng siêu việt trên vũ
trụ. Vũ trụ vạn vật là thế giới vật lý, thế giới của luật tất định, còn con người thuộc
thế giới tinh thần, tức thế giới của tự do và tự nhiệm. Descartes là chỗ đứt quãng của
lịch sử tư tưởng Triết học. Sau ông nhiều triết gia như Kant, Hegel, Marx,
Heidegger…làm nên những chỗ dứt quãng mới, nhưng tất cả sự khởi đầu do công
tình của Descartes. Từ đó ta thấy vai trò to lớn của triết học Descartes trong nền văn
minh Phương Tây phát triển rực rỡ về sau. Ta có thể thấy rõ điều này qua lời nhận
xét cảu Husserl «những suy niệm của Descartes không phải chỉ là công việc tư nhân
của nhà triết học Descartes, cũng không phải chỉ là hình thức văn học được ông
dùng để trình bày những quan điểm triết lý của ông thôi. Những suy niệm đó thực sự
phác họa ra cái hình thức tối thượng của những suy niệm cần thiết cho bất cứ triết
gia nào muốn bắt tay vào công cuộc của mình, chỉ những suy niệm đó mới có thể
phát sinh ra triết lý”. (Triết Học Descartes, Trần Thái Đỉnh, 2005)
Theo nhà triết học Martin Heidegger cho rằng không có Descartes, “thì sẽ
không thể nào có thế giới hiện đại”. Chủ nghĩa Duy Lý của Descartes đã giúp xã hội
Phương Tây thoát ra khỏi những suy nghĩ cuồng tín, niềm tin mù quán, kinh nghiệm
chủ quan, duy ý chí và cả sự phiêu lưu trong suy nghĩ và hành động, những tật xấu
đã tồn tại khá lâu trong xã hội Phương Tây lúc bầy giờ. Chính nhờ Descartes đã giúp
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Lớp cao học Đêm 1-Khóa 19 Trang 26
cong người có khả năng phân biệt cái đúng với cái sai, có khả năng đấu tranh chống
lại sự cuồng tín dưới mọi hình thức tôn giáo, chính trị, học thuật và từ bỏ mọi định
kiến. Xây dựng một xã hội Phương Tây hiện đaị theo đúng nghĩa được mọi người
chấp nhận là một thế giới duy lý. (Trương Quang Đệ)
Xuất phát từ triết học Descartes về sự hiểu biết thế giới, hiểu biết về nguồn
gốc sự việc và chủ nghĩa hoài nghĩ đã giúp con người chúng ta nói chung và xã hội
Phương Tây nói riêng xây dựng được một thế giới hiện đại, với nền văn minh rực rỡ
như ngày nay. Để làm được điều đó triết học Descartes đã nhắc ta nhất thiết phải
biết nền tảng của sự việc, phải xuất phát từ những dữ liệu chắc chắn để suy luận ra
một loạt những vấn đề. Chúng ta phải dựa vào chủ nghĩa duy lý trong hướng xây
dựng.
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Lớp cao học Đêm 1-Khóa 19 Trang 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. TS. Bùi Văn Mưa, Giáo trình Lịch Sử Triết Học, 2009
2. Nguyễn Ngọc Thu, Bùi Văn Mưa, Giáo Trình Đại Cương Lịch Sử Triết Học,
NXB Tổng Hợp TP HCM, 2003.
3. TS. Trần Thái Đỉnh, Triết Học Descartes, NXB Văn Học, 2005
4. Dave Robinson & Chris Garratt, Nhập Môn Descartes, NXB Trẻ,
5. Đinh Ngọc Thạch, Tập bài giảng triết học Tây Âu cận đại, ĐH KHXH&NV TP
HCM
6. Nguồn Internet:
a.
b. és_Descartes
c.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- detai13_buithidiemnga_d1_k19_9981.pdf