Đề tài Tuyển tập tài liệu cho dân tài chính - Ngân hàng

Trong suốt thời gian kéo dài 9 năm, J.P. Morgan Chase và Citigroup đã cho Enron “vay” tổng cộng 8,3 tỷ USD. Riêng trường hợpcủa J.P. Morgan Chase, các nhà quản lý nói là ngân hàng này đã chi 2,6 tỷ USD. Để dàn xếp vụ Enron, theo báo chí Mỹ, Morgan đã dành một ngân khoản 700 triệu USD, trong khi Citigroup trong tháng 12 năm 2002 đã tuyên bố ngân hàng sẽ dành 1,3 tỷ USD cho chi phí phát sinh từ vụ Enron. Giám đốc điều hành Morgan, William Harrison, tuyên bố qua một thông báo: “Chúng tôi rất mừng là phần lớn các vụ việc liên quan đến Enron đã được giải quyết. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn còn một số vụ kiện dân sự có dính líu đến Enron. Chúng tôi sẽ theo đuổi các vụ kiện này và cương quyết bảo vệ những quyền lợi hợp pháp của mình”. Phía Citigroup tuyên bố sẽ xem xét lại chính sách của mình đối với một số trường hợp giao dịch tài chính phức tạp. Rút kinh nghiệm, kể từ cuối năm 2002, Citigroup tuyên bố chỉ tham gia các giao dịch tài chính của các công ty với điều kiện là những công ty này báo cáo rõ với các nhà đầu tư.

pdf4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2585 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tuyển tập tài liệu cho dân tài chính - Ngân hàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Falco Ngân hàng cho vay, sáng tối lẫn lộn Trần Phương Minh Hiện tại Citibank cũng như nhiều ngân hàng khác của Mỹ nắm giữ tới gần 60% vốn của nền kinh tế Mỹ. Thử hình dung nếu một ngày kia Citibank vì những sai lầm khi cho vay dẫn đến việc bị mất khả năng thanh toán các khoản nợ hay không có đủ tiền để dự trữ thì sẽ ra sao? Nhiều chuyên gia ngân hàng trên thế giới cho rằng đó sẽ là một thảm hoạ, bởi hoạt động ngân hàng là một hoạt động có tính dây chuyền đối với toàn bộ nền kinh tế. Và khi Citibank sụp đổ thì rất nhiều ngân hàng khác cũng sụp đổ theo và toàn bộ nền kinh tế Mỹ cũng sẽ suy thoái ngay lập tức. Trên thị trường, các ngân hàng trên thế giới luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trong huy động vốn. Có ngân hàng cắt giảm lãi suất tiền gửi đồng USD, có ngân hàng thì không. Những bài học kinh nghiệm của Citigroup và JP Morgan Chase, hai đại gia ngân hàng lớn nhất nước Mỹ, trong thời buổi khó khăn như hiện nay của ngành tài chính ngân hàng thế giới sẽ là bài học đáng quý cho nhiều ngân hàng khác. Hoạt động cho vay – sáng tối lẫn lộn Uỷ ban chứng khoán và hối đoái Mỹ (SEC) đã quyết định phạt hai “đại gia” trong ngành ngân hàng Mỹ là Citigroup và J.P. Morgan Chase với số tiền lên đến 225 triệu USD. Trước những lý lẽ và bằng chứng rõ ràng, hai đại gia này đã phải đồng ý “ngậm bồ hòn” mà nộp cho đủ số tiền để giải quyết sự việc êm thấm. SEC giải thích rằng dưới hình thức cho vay nguỵ trang, hai ngân hàng Citigroup và J.P. Morgan Chase đã cung cấp cho Enron cái gọi là “những khoản tiền sắp xếp cơ cấu tài chính” và sau này tiền này được xác định là “tiền nợ ngân hàng của Enron”. Trong một thông báo, SEC đã khẳng định: “Hai ngân hàng đã giúp Enron trong việc lừa dối các nhà đầu tư, biến số tiền vay nợ thành tiền mặt của các hoạt động kinh doanh”. Số tiền phạt 255 triệu USD là kết quả của 18 tháng điều tra làm rõ mối quan hệ của những ngân hàng này với hai công ty năng lượng Enron và Dynegy, trong đó có 19 triệu USD tiền phạt mà Citigroup đồng ý đóng trong vụ Dynegy. Về phần mình, J.P. Morgan Chase chịu đóng 135 triệu USD, số còn lại 120 triệu USD thuộc phần của Citigroup trong vụ Enron. Chuyên viên phụ trách thực thi luật pháp của SEC, Stephen Cutler cho biết: “J.P. Morgan Chase và Citigroup biết rất rõ những gì họ làm khi thực hiện vụ Falco này. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ trách nhiệm của các bên trong việc làm sai lệch báo cáo tài chính của Enron và Dynegy”. Cutler cũng nhấn mạnh là các ngân hàng cần phải chú trọng đặc biệt khi ký kết các hợp đồng tài chính với các công ty, nhất là các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. J.P. Morgan Chase và Citigroup cũng đã dàn xếp với các cơ quan có trách nhiệm như Văn phòng Luật sư quận Manhattan, Văn phòng Kiểm soát tiền tệ, Bộ phận Ngân hàng thuộc bang New York và Ngân hàng Dự trữ Liên bang tại New York. Trong những dàn xếp này có cả cam kết của các ngân hàng sẽ củng cố lại các chương trình quản lý rủi ro và việc giám sát nội bộ để những trường hợp tương tự sẽ không xảy ra trong trương lai. Trong suốt thời gian kéo dài 9 năm, J.P. Morgan Chase và Citigroup đã cho Enron “vay” tổng cộng 8,3 tỷ USD. Riêng trường hợp của J.P. Morgan Chase, các nhà quản lý nói là ngân hàng này đã chi 2,6 tỷ USD. Để dàn xếp vụ Enron, theo báo chí Mỹ, Morgan đã dành một ngân khoản 700 triệu USD, trong khi Citigroup trong tháng 12 năm 2002 đã tuyên bố ngân hàng sẽ dành 1,3 tỷ USD cho chi phí phát sinh từ vụ Enron. Giám đốc điều hành Morgan, William Harrison, tuyên bố qua một thông báo: “Chúng tôi rất mừng là phần lớn các vụ việc liên quan đến Enron đã được giải quyết. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn còn một số vụ kiện dân sự có dính líu đến Enron. Chúng tôi sẽ theo đuổi các vụ kiện này và cương quyết bảo vệ những quyền lợi hợp pháp của mình”. Phía Citigroup tuyên bố sẽ xem xét lại chính sách của mình đối với một số trường hợp giao dịch tài chính phức tạp. Rút kinh nghiệm, kể từ cuối năm 2002, Citigroup tuyên bố chỉ tham gia các giao dịch tài chính của các công ty với điều kiện là những công ty này báo cáo rõ với các nhà đầu tư. Bài học nào khi cho vay và quản lý tài sản vay Kinh doanh ngân hàng là một hoạt động kinh tế có nhiều rủi ro hơn các hoạt động kinh tế khác. bản chất của nghiệp vụ ngân hàng là trung gian tín dụng, tức là đi vay để cho vay. Một ngân hàng dùng vốn vay của những người chủ nợ của mình (những người gửi tiền vào ngân hàng) đem cho vay mà không thu hồi được nợ, thì sẽ không có tiền trả cho khách hàng đến rút vốn, sẽ mất tín nhiệm ngân hàng, họ đến rút vốn hàng loạt và không tiếp tục gửi tiền nữa thì ngân hàng sẽ thiếu hoặc không còn vốn kinh doanh, dẫn đến nguy cơ phá sản, nhưng càng cho vay nhiều, rủi ro càng lớn. Quản lý hoạt động cho vay Trong cơ chế thị trường các ngân hàng hoạt động trong môi trường đầy rủi ro Falco và không chắc chắn, cũng như lãi suất tương lai, giá cả các loại chứng khoán và hoạt động kinh doanh của người vay sẽ ra sao là những điều khó lường trước. Vì thế, khi cho vay, những nhà quản lý ngân hàng phải có tầm nhìn xa hơn những lý do kiếm lời đơn thuần. Để duy trì khả năng thanh toán, một mặt Ngân hàng thương mại phải đảm bảo toàn bộ giá trị tài sản có phải lớn hơn các khoản nợ phải thanh toán ở mọi thời điểm. Nếu trong kinh doanh vốn cho vay không có khả năng thu hồi và lỗ trong nghiệp vụ chứng khoán sẽ làm cho giá trị tài sản có xuống thấp hơn tài sản nợ và như vậy sẽ dẩn đến ngân hàng mất khả năng thanh toán, có thể phải đóng cửa hoặc phải bán tài sản cho ngân hàng khác. Thế nhưng, nếu xét về khối lượng tài sản có đủ trang trải tài sản nợ thì cũng chưa đủ để nói lên khả năng thanh toán của ngân hàng, mà còn phải tính đến thanh khoản tức là các tài sản có khả năng chuyển thành tiền ngay với khối lượng đủ để đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt, hết số thiếu trong thanh toán bù trừ hoặc những nhu cầu vay mượn chính đáng của các ngân hàng thân thuộc, đồng thời vẫn giữ được tỉ lệ dự trữ pháp định. Như vậy có thể xảy ra một ngân hàng có đủ khả năng trừ nợ nhưng lại thiếu thanh khoản để trang trải các nợ tức thời, cũng coi như ngân hàng đó thiếu khả năng thanh toán và có nguy cơ dẫn đến phá sản. Ngày nay hầu hết ngân hàng Mỹ và châu Âu đều sử dụng công nghệ thông tin, lập chương trình tuyến tính để phân bổ các nguồn vốn và tìm ra các nguồn đầu tư có lợi trong tương lai. Những kết quả tính toán này phải được các chuyên gia kinh tế, tài chính, ngân hàng xem xét, phân tích đánh giá, vì việc lập chương trình tuyến tính chỉ là cái bổ trợ, tham khảo cho kết quả nghiên cứu của các chuyên gia.Trong quản trị kinh doanh ngân hàng, máy móc không thể thay thế con người được. Trong bộ phận kế hoạch và kiểm tra hoạt động cho vay còn phải có một số nhân viên chuyên kiểm tra theo dõi việc chấp hành các chủ trương, chính sách, luật lệ, chế độ của nhà nước và của ngân hàng trung ương châu Âu hay Cục dự trữ liên bang Mỹ. Ngoài ra tại các ngân hàng này còn phải có người phụ trách nhân sự, lo việc nâng cao tay nghề, học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên tín dụng của cả ngân hàng thương mại và thực hiện các chính sách khen thưởng, kỷ luật, tuyển dụng, sa thải. Nắm bắt thông tin Ngân hàng kinh doanh trên địa bàn nào trước hết đòi hỏi phải am hiểu tường tận đại bàn đó như: tình hình kinh tế - xã hội, lịch sử, cơ sở hạ tầng, tài nguyên, dân cư, bất động sản, tài sản lưu động, các quan hệ giao lưu kinh tế tài chính đói với cấp trên, với các địa bàn khác,... bằng các số liệu thống kê cụ thể, chính Falco xác do ngân hàng tự điều tra, sưu tầm có thể tin cậy được. Đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân có quan hệ với ngân hàng như vay vốn, gửi tiền, nhờ ngân hàng làm các dịch vụ tài chính, mua bán các loại chứng khoán thì lại càng phải am hiểu tường tận hơn. Nền kinh tế thị trường vận động, biến đổi hàng ngày nên các ngân hàng phải thường xuyên theo dõi kịp thời diễn biến của các thị trường hàng hoá, thị trường tiền tệ, thị trường tài chính, thị trường chứng khoán, sản lượng các sản phẩm chủ yếu của các ngành kinh tế khác, các chính sách ưu đãi tài chính, đầu tư, xuất nhập khẩu, tỷ giá hối đoái, lãi suất, thuế, các đạo luật mới ban hành, những biến động về giá hàng xuất nhập khẩu, giá vàng, giá ngoại tệ mạnh, giá nội tệ, những biến động về đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài vào, thu chi ngân sách, những biến động có liên quan trực tiếp đến những người gửi tiền và vay tiền ngân hàng,... để dự kiến các giải pháp đối phó hay chuẩn bị đối phó trong thời gian tới đối với hoạt động cho vay của mình. (Tổng hợp)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfngan_hang_cho_vay_ sang toi lan lon.pdf
  • pdfbai giang thanh toan quoc te.pdf
  • pdfbien_phap_huu_hieu_giai quyet nhu cau von doanh nghiep.pdf
  • pdfcac dich vu quan ly rui ro.pdf
  • pdfcac dieu can ban ve ngan hang.pdf
  • pdfcac san pham tai chinh quan ly rui ro o viet nam.pdf
  • pdfcac thuat ngu tieng anh ngan hang.pdf
  • pdfcac thuong de trong kinh doanh ngan hang.pdf
  • pdfChungKhoan.pdf
  • pdfcon_dao_2_luoi_trong thanh toan quoc te.pdf
  • docDeAnKinhTeChinhtri-thi truong tai chinh VN-thuc trang va phat trien.doc
  • docDeTai-thuc trang va giai phap co phan hoa NHTM nha nuoc Viet nam.doc
  • pdfdich_vu_ngan_hang nao cho vip.pdf
  • pdfdung_de_gap_phai_rui_ro trong thanh toan lc.pdf
  • pdfe-National_Bank_How to Establish Effective Communication.pdf
  • pdfgia dinh va the tin dung.pdf
  • pdfgian_lan_the_tin_dung_bao cong ty the nao.pdf
  • ppthe thong ngan hang tieu dung viet nam.ppt
  • pdfkien nghi cac van de khach hang.pdf
  • pdfkinh_doanh_ngan_hang-dau la an toan va hieu qua.pdf
  • pdflam_the_nao nhung nguoi tieu dung tre tuoi co the dinh huong dc cac ngan hang o viet nam.pdf
  • pdfluan van-danh gia hieu qua tin dung cong thuong nghiep va tieu dung tai ngan hang a chau.pdf
  • rarngan hang va cac nghiep vu-k42-2005.rar
  • rarnghiep vu quan tri ngan hang.rar
  • zipNghiep_vu_huy_dong_von_moi.zip
  • docNguyen nhan đich thuc cua bien đong ty gia và lai suat.doc
Luận văn liên quan