Đề tài Tỷ giá hối đoái

Khái niệm: Tỷ giá hối đoái là sự so sánh mối tương quan giá trị giữa hai đồng tiền với nhau hoặc giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng số lượng của đơn vị tiền tệ nước khác. Nguyên tắc yết giá: 1 đồng yết giá = a đồng định giá. Có 2 phương pháp yết giá: gián tiếp và trực tiếp Tiền tệ kí hiệu bằng 3 chữ cái trong hệ latinh, viết hoa liền mạch. Hai chữ cái đầu là tên nước, chữ cái cuối là đơn vị tiền tê quốc gia đó Cách viết tỷ giá: A/B = a Thực tế, tỷ giá luôn có tỷ giá mua và bán. Khi giao dịch, ta nhớ quy tắc sau: “Tại bid, mua đồng yết giá, bán đồng định giá. Tại ask, bán đồng yết giá, mua đồng định giá” Xác đinh tỷ giá chéo có 3 trường hợp.

pdf26 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 8173 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tỷ giá hối đoái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Nhóm Page 1 DANH SÁCH THÀNH VIÊN STT HỌ VÀ TÊN MSSV PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ 1 Phạm Thị Thùy Linh (nhóm trưởng) 2023120292 Làm phần nội dung, đánh máy, làm Powerpoint 2 Nguyễn Thị Khuyên 2023120280 Làm phần mở đầu 3 Văn Thu Huyền 2023120253 Tìm tài liệu TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Nhóm 1 Page 2 MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 4 I. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................. 4 II. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 4 III. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 5 B. PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................................... 5 I. Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái .............................................................................. 5 1. Thuyết ngang giá vàng ................................................................................................ 5 2. Thuyết ngang giá sức mua (Purchasing Power Parity - PPP) ..................................... 5 II. Tỷ giá hối đoái ......................................................................................................... 7 1. Khái niệm ................................................................................................................. 7 2. Phương pháp biểu thị tỷ giá ..................................................................................... 7 2.1. Nguyên tắc yết giá ................................................................................................ 7 2.2. Phương pháp yết giá ............................................................................................. 8 3. Một số quy ước......................................................................................................... 8 3.1. Kí hiệu tiền tệ ........................................................................................................ 8 3.2. Cách viết tỷ giá ..................................................................................................... 9 4. Ngôn ngữ trong giao dịch hối đoái quốc tế ............................................................ 10 5. Xác định tỷ giá chéo ............................................................................................... 11 5.1. Đồng tiền trung gian đóng vai trò là đồng yết giá .............................................. 11 5.2. Đồng tiền trung gian đóng vai trò là đồng định giá ............................................ 11 5.3. Đồng tiền trung gian vừa đóng vai trò định giá và yết giá ................................. 12 6. Kinh doanh chênh lệch giá Abitrage ...................................................................... 12 7. Chế độ tiền tệ ......................................................................................................... 14 TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Nhóm 1 Page 3 8. Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái ....................................................... 15 8.1. Tỷ lệ lạm phát ..................................................................................................... 15 8.2. Cán cân thanh toán quốc tế ................................................................................. 16 8.3. Mức chênh lệch lãi suất các nước ....................................................................... 17 8.4. Quản lý của ngân hàng trung ương ..................................................................... 17 8.5. Yếu tố tâm lý....................................................................................................... 17 8.6. Một số nhân tố điều kiện kinh tế - chính trị ........................................................ 18 9. Các biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái ............................................................... 18 9.1. Chính sách lãi suất chiết khấu ............................................................................ 18 9.2. Chính sách hối đoái và dự trữ bình ổn hối đoái .................................................. 19 9.3. Chính sách phá giá tiền tệ ................................................................................... 20 9.4. Chính sách nâng giá tiền tệ ................................................................................. 21 10. Các loại tỷ giá hối đoái ........................................................................................... 22 C. PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................................ 24 TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Nhóm 1 Page 4 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Mở đầu từ năm 1986 đến nay, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ với nhiều cột mốc quan trọng. Từ một nền kinh tế tự cung tự cấp là chủ đạo thì nước ta đã chuyển mình hội nhập với kinh tế thế giới, mở ra một kỉ nguyên mới trong việc đưa nền kinh tế lên một tầm cao mới. Trong cả chặng đường đó, các doanh nghiệp nước ta đã lột bỏ tấm áo cũ đã bạc màu và khoác lên mình tấm nhung bào hội nhập để từng bước chiếm thị phần trong nước và vươn ra thế giới. Khi tham vọng của nền kinh tế đã đạt đến mức không thể gói gon trong một khuôn khổ thì các DN muốn kinh doanh những sản phẩm mới, như vậy điều nhất thiết là phải nhập khẩu linh kiện mà trong nước không đáp ứng được. Chính vì thế, nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa ngày càng trở thành vấn đề nóng đối với nước ta. Khi đánh đến vấn đề xuất nhập khẩu, chúng ta không bỏ qua được vấn đề về tỷ giá hối đoái – thước đo giá trị đồng tiền này so với đồng tiền khác. Việc đề ra các quy định về tỷ giá sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc thanh toán quốc tế qua các ngân hàng thương mại, giúp nền kinh tế hội nhập sâu rộng và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Không những tác động đến vấn đề xuất nhập khẩu mà một ngành dịch vụ khác cũng rất cần, đó chính là ngành du lịch, giúp ngành này thu hút khách du lịch nước ngoài, qua đó góp phần làm tăng dự trữ ngoại tệ tại ngân hàng nhà nước. Từ thực tế trên, nhóm chúng tối muốn nghiên cứu đề tài “Tỷ giá hối đoái” nhằm giúp cho mọi người hiểu hơn về các vấn đề liên quan tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế nước ta. Bài viết của nhóm gồm 3 phần: PHẦN MỞ ĐẦU PHẦN NỘI DUNG PHẦN KẾ LUẬN II. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu  Với đề tài này, nhóm chúng tôi muốn mọi người nắm rõ kiến thức về tỷ giá hối đoái và cách tính tỷ giá chéo giữa các đồng tiền.  Nhóm chúng tôi nghiên cứu tỷ giá hối đoái trên thế giới (một số đồng tiền mạnh). TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Nhóm 1 Page 5 III. Phương pháp nghiên cứu  Nghiên cứu tài liệu  Phương pháp phân tích, tổng hợp. B. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái 1. Thuyết ngang giá vàng Trong thời kỳ bản vị kim loại, nhất là bản vị vàng (và bạc), các đồng tiền quốc gia đều được so sánh, quy đổi với nhau trên cơ sở hàm lượng kim loại (vàng) chứa đựng trong đồng tiền của mình hay do đơn vị đồng tiền của mình đại diện. Trong giai đoạn này, đặc biệt từ năm 1870 đến thời kỳ đầu đại chiến thế giới lần thứ nhất, người ta xác định tỷ giá giữa các đồng tiền bằng cách so sánh hàm lượng vàng chứa trong mỗi đơn vị tiền tệ của từng nước. Ví dụ: hàm lượng vàng của môt đồng dollar Úc (AUD) là 2,1124563 gam và của đồng dollar Mỹ (USD) là 0.888714 gam, thì tỷ giá hối đoái là: AUD/USD = 2,1124563/0.888714 = 2,38 Trong chế độ bản vị vàng, tỷ giá hối đoái của một nước cũng như trên thế giới khá ổn định và thường chỉ biến động theo mức tăng giảm hàm lượng vàng chứa đựng trong mỗi đơn vị tiền tệ. Do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đặc biệt là do những bất lợi của chế độ bản vị vàng (kiềm chế sự phát triển kinh tế và giao lưu kinh tế quốc tế .) nên phần lớn các nước đã từ bỏ chế độ bản vị vàng vào đầu những năm 30. Đến năm 1971, các nước hoàn toàn bãi bỏ chế độ bản vị vàng. 2. Thuyết ngang giá sức mua (Purchasing Power Parity - PPP) Khi tỷ lệ lạm phát của một nước tăng tương đối so với lạm phát của một nước khác, mức cầu đồng tiền nước đó giảm do xuất khẩu giảm. Ngoài ra, người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong nước có lạm phát cao có xu hướng tăng nhập khẩu. Như vậy, cả hai lực lượng này tạo áp lực giảm giá đồng tiền của nước có lạm phát cao.Tỷ lệ lạm phát thường khác nhau giữa các quốc gia, tạo nên các kiểu mẫu mậu dịch quốc tế để điều chỉnh thích hợp và ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái . TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Nhóm 1 Page 6 Một trong những lý thuyết nổi tiếng nhất và gây nhiều tranh cãi nhất trong tài chính quốc tế là thuyết ngang giá sức mua, tập trung vào mối liên hệ lạm phát – tỷ giá hối đoái. Ý tưởng căn bản của thuyết ngang giá sức mua ban đầu được phát triển bởi nhà kinh tế học cổ điển David Ricardo vào thế kỷ 19. Nhưng chính Gustar Cassel, một nhà kinh tế người Thụy Điển mới là người phổ biến rộng rãi PPP vào những năm 20 của thế kỷ XX. Trong những năm này, rất nhiều nước như Đức, Hungary, Nga phải trải qua thời kỳ lạm phát phi mã vì sức mua đồng tiền của các nước đó giảm rất mạnh, bị mất giá mạnh so với các đồng tiền ổn định như USD. Lúc này quan niệm về thuyết PPP trở nên phổ biến trước thực trạng lịch sử như vậy. Có nhiều hình thức khác nhau của thuyết PPP. Theo hình thức tuyệt đối, thuyết PPP là sự phát triển của quy luật một giá. Nội dung cơ bản của quy luật một giá là: nếu hai nước cùng sản xuất một loại hàng hoá giống nhau thì giá cả của hai loại hàng hoá đó giống nhau trên toàn thế giới và không phụ thuộc vào nước nào sản xuất ra nó. Trên cơ sở quy luật một giá, thuyết PPP phát biểu rằng: “Tỷ giá bất kì của hai đồng tiền hai nước sẽ bằng tỉ số mức giá của hai nước đó tại cùng thời điểm”. Ví dụ: thép Nhật tăng giá lên mức 11.000 JPY/ tấn, thép Mỹ vẫn ở mức giá 100 USD/ tấn, mà tỷ giá cũ là 100 JPY/USD, theo quyết PPP thì giá đồng Yên có xu hướng giảm , tức tỷ giá bây giờ là 110 JPY/USD. Việc vận dụng thuyết PPP chỉ cho ta một hướng dẫn lâu dài về sự vận động tỷ giá. Tuy nhiên, trong ngắn hạn thì không hoàn hảo, nó còn nhiều sai lệch đáng kể bởi thị trường không hoàn hảo, tồn tại chi phí vận chuyển, bảo hiểm, thanh toán, thông tin và nhiều rào cản thương mại khác. Do đó, thuyết PPP tuyệt đối hiếm trong thực tế, nhưng thuyết PPP tương đối lại khá phổ biến. Thuyết PP tương đối được duy trì cho dù sức mua của hai đồng tiền là không giống nhau ở mọi nơi, thay đổi mức giá cả giữa hai quốc gia được hấp thụ bởi sự biến động của tỷ giá, vì vậy quan hệ PPP được duy trì không thay đổi. Nếu nước Mỹ có tỷ lệ lạm phát là 0% và Việt Nam có tỷ lệ lạm phát là 10% thì VND phải giảm giá 10% so với USD. Sự biến động của tỷ giá sẽ giúp duy trì tỷ lệ giá cả của hai nước trước và sau khi lạm phát. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Nhóm 1 Page 7 II. Tỷ giá hối đoái 1. Khái niệm Khi nói đến xuất nhập khẩu giữa các nước trên thế giới thì chúng ta phải nhắc đến việc thanh toán qua biên giới, lúc đó sẽ cần một lượng ngoại tệ khá lớn để đáp ứng nhu cầu trên, nói chung là phải sử dụng đến ngoại tệ cũng như các phương tiện có thể thay cho ngoại tệ. Điều tất nhiên phải nói đến đó là có nhiều người nhầm lẫn hai khái niệm ngoại hối và ngoại tệ. Hai khái niệm này đều chỉ đồng tiền của những quốc gia lưu hành trên thị trường quốc tế. Nhưng ngoại hối là phạm trù bao hàm cả ngoại tệ. Trong khi ngoại tệ là chỉ đồng tiền các quốc gia lưu thông trên thế giới (USD, VND, GBP,... được biểu hiện bằng tiền mặt hay số sư tài khoản tiền gửi tại ngân hàng) thì ngoại hối bao gồm ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, các phương tiện tương đương ngoại tệ (séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ,...), đồng tiền của một nước chuyển vào, ra lãnh thổ của nước đó. Như vậy, ta đên với khái niệm tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái là sự so sánh mối tương quan giá trị giữa hai đồng tiền với nhau hoặc giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng số lượng của đơn vị tiền tệ nước khác. Ví dụ: Vào lúc 18h30 ngày 16/01/2014, tỷ giá dollar Mỹ (USD) tại ngân hàng Vietcombank (VCB) là: Mua vào: USD/VND = 21.310 Bán ra: USD/VND = 21.370 2. Phương pháp biểu thị tỷ giá 2.1. Nguyên tắc yết giá 1 đồng tiền yết giá = a đồng tiền định giá Ví dụ: 1GBP = 31.994 VND Đồng yết giá (Base currency) là đồng tiền thể hiện giá trị của nó thông qua một đồng tiền khác. Đồng định giá (Counter currency) là đồng tiền sử dụng để xác định giá trị của đồng yết giá. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Nhóm 1 Page 8 Như vậy qua ví dụ trên, ta thấy 1 GBP có giá trị là 31.994 VND, hoặc 31.994 VND đổi được 1USD. Đồng yết giá là GBP và đồng định giá là VND. Tuy nhiên trên thực tế thì người ta thường yết giá ngắn gọn hơn như sau: GBP/VND = 31.994. 2.2. Phương pháp yết giá Để thuận tiện hơn cho việc thanh toán hoặc xác định giá trị của hai đồng tiền thì người ta đưa ra các phương pháp yết giá. Hiện nay, thế giới đang sử dụng hai phương pháp yết giá: yết giá gián tiếp (yết giá kiểu Mỹ) và yết giá trực tiếp (yết giá kiểu châu Âu).  Yết giá gián tiếp (Indirect quotation) 1 nội tệ = a ngoại tệ Phương pháp này được nhiều nước sử dụng như: Anh, Australia, Mỹ, Newzeland, EMS. Ví dụ: Tại Australia niêm yết AUD/JPY = 95,66./96,56. Có nghĩa là ngân hàng mua JPY với giá 95,66 và bán với giá 96,56.  Yết giá trực tiếp (Direct quotation) 1 ngoại tệ = a nội tệ Phương pháp này đa số nước áp dụng trừ các nước đã kể tên ở trên. Việt Nam áp dụng phương pháp này trong viết tỷ giá tại các ngân hàng. Ví dụ: Tại TP. HCM niêm yết USD/VND = 21.310/21.370. có nghĩa là ngân hàng mua USD với giá 21.310 và bán ra với giá 21.370. Hiện nay, phần lớn các quốc gia sử dụng phương pháp yết giá trực tiếp. Phương pháp yết giá gián tiếp thường áp dụng cho các nước phát triển. Riêng nước Mỹ áp dụng hai phương pháp yết giá (trực tiếp đối vứi các loại ngoại tệ GBP, AUD, NZD, EUR, SDR và gián tiếp đối với tất cả các ngoại tệ còn lại). 3. Một số quy ước 3.1. Kí hiệu tiền tệ Tất cả các đồng tiền trên thế giới chuẩn kí hiệu là 3 chữ cái tiếng latinh và viết hoa.  Hai chữ cái đầu là tên quốc gia.  Chữ cái cuối là đơn vị tiền tệ quốc gia đó. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Nhóm 1 Page 9 Ví dụ: Tên quốc gia Kí hiệu tiền tệ Ý nghĩa Việt Nam VND VN: Việt Nam D: đồng Hoa Kì USD US: United States D: dollar Trung Quốc CNY CH: Chinese Y: Yuan Đức DEM DE: Deutsche (nước Đức) M: Mark 3.2. Cách viết tỷ giá Trên lý thuyết thì có 3 cách viết tỷ giá như sau:  1X = aB Ví du: 1USD = 21.310 VND  𝑋 𝑌 = 𝑎 Vi dụ: USD/VND = 21.310  𝑋 𝑌 = 1 𝐵 𝐴⁄ Ví dụ: ta có JPY/THB = 0.2832  THB/JPY = 1 0.2832 = 3.5311 Trường hợp, tỷ giá hối đoái có tỷ giá mua vào và bán ra mà có các con số đầu giống nhau thì người ta thường viết tắt. Ví dụ 1: USD/VND = 21.310/70. Tỷ giá mua là 21.310 và tỷ giá bán là 21.370. Ví dụ 2: JPY/THB = 0.2832/04. Tỷ giá mua là 0.2832 và tỷ giá bán là 0.2904. Qua ví dụ 2 ta thấy, nếu điểm của tỷ giá bán (2 số cuối cùng của dãy số) mà nhỏ hơn hoặc bằng điểm của tỷ giá mua thì tại tỷ giá bán ta cộng thêm một số. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Nhóm 1 Page 10 Đối với dân chuyên nghiệp thì người ta viết tỷ giá ngắn gon hơn nữa: USD/VND = 10/20 hay VND = 10/20 (trường hợp thị trường biến động chưa làm thay đổi 3 chữ số đầu). 4. Ngôn ngữ trong giao dịch hối đoái quốc tế Đối với những người không giao dịch về ngoại tệ, khi đọc tỷ giá thường đọc theo đơn vị tiền đi kèm. Tuy nhiên trong thị trường hối đoái, những dân chơi chuyên nghiệp hay nhân viên làm nghiệp vụ liên quan thường đọc cách khác để tiết kiệm và nhanh chóng hơn trong giao dịch. Tỷ giá hối đoái luôn là số có năm chữ số có nghĩa từ trái sang phải. Chữ số thập phân thứ 4 được gọi là điểm tỷ giá. Với tỷ giá sau: USD/VND = 21.310: hai, 13 số, 10 điểm GBP/USD = 1,6275: một, 62 số, 75 điểm Trong giao dịch quốc tế các ngân hàng trên thế giới đều niêm yết tỷ giá mua (Bid) và tỷ giá bán (Ask), một điều tất nhiên là bid luôn nhỏ hơn ask. Ngân hàng sẽ áp dụng tỷ giá đối với khách hàng như sau: khách hàng đến mua ngoại tệ thì ngân hàng áp dụng tỷ giá bán và ngược lại, khách hàng đến bán ngoại tệ thì ngân hàng sẽ áp dụng tỷ giá mua. Chênh lệc giữa tỷ giá bán và tỷ giá mau gọi là spread – đó là một phần lợi nhuận của ngân hàng. Trong giao giao dịch ngoại tệ, ta có quy tắc như sau: “Tại bid, mua đồng yết giá, bán đồng định giá. Tại ask, bán đồng yết giá, mua đồng định giá” Ví dụ: Ta có tỷ giá sau USD/JPY = 117.62/93. Ask = 117.62: giá mua USD và giá bán JPY. Bid = 117.93: giá bán USD và giá mua JPY. Khách hàng mua USD bằng JPY, như vậy ngân hàng sẽ bán USD với giá 117.93. Khách hàng bán USD lấy JPY, như vậy ngân hàng sẽ mua USD với giá 117.62. Khách hàng bán JPY lấy USD, như vậy ngân hàng sẽ mua JPY với giá 117.93. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Nhóm 1 Page 11 Khách hàng mua JPY bằng USD, như vậy ngân hàng bán JPY với giá 117.62. 5. Xác định tỷ giá chéo Trước hết ta phải có đinh nghĩa về tỷ giá chéo? Tỷ giá chéo là tỷ giá của đồng tiền nước này so với đông tiền nước kia được tính thông qua đồng tiền thứ 3 (đông tiền trung gian). Sau đây, ta có 3 trường hợp xác định tỷ giá chéo sau. 5.1. Đồng tiền trung gian đóng vai trò là đồng yết giá 𝑨 𝑩⁄ = (𝒂; 𝒃) 𝑨 𝑪⁄ = (𝒄; 𝒅) } 𝑪 𝑩⁄ = (𝒂 𝒅⁄ ; 𝒃 𝒄⁄ ) Ví dụ: Cho các tỷ giá sau đây USD/CHF = 0.8586/01 USD/VND = 21.310/70 USD/JPY = 117,61/03 Tính tỷ giá chéo sau: JPY/VND; CHF/VND? Giải: JPY/VND = (21.310 118,03⁄ ; 21.370 117,61⁄ ) = (180,55; 181,70). CHF/VND = (21.310 0,8601⁄ ; 21.370 0,8586⁄ ) = (24.776; 24.889). 5.2. Đồng tiền trung gian đóng vai trò là đồng định giá 𝑨 𝑩⁄ = (𝒂; 𝒃) 𝑪 𝑩⁄ = (𝒄; 𝒅) } 𝑪 𝑨⁄ = (𝒄 𝒃⁄ ; 𝒅 𝒂⁄ ) Ví dụ: Cho hai tỷ giá sau CHF/SGD = 1.4561/73 NZD/SGD = 0.9742/60 Xác định tỷ giá NZD/CHF? Giải: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Nhóm 1 Page 12 NZD/CHF = (0,9742 1,4573⁄ ; 0,9760 1,4561⁄ ) = (0.6685; 0.6703) 5.3. Đồng tiền trung gian vừa đóng vai trò định giá và yết giá 𝑩 𝑪⁄ = (𝒂; 𝒃) 𝑨 𝑩⁄ = (𝒄; 𝒅) } 𝑨 𝑪⁄ = (𝒂. 𝒄; 𝒃. 𝒅) Ví dụ: Cho hai tỷ giá sau GBP/INR = 93,326/32. INR/VND = 345,28/34 Xác định tỷ giá chéo GBP/VND? Giải: GBP/VND = (93,326 × 345,28; 93,332 × 345,34) = (32.224; 32,321) 6. Kinh doanh chênh lệch giá Abitrage Một nghiệp vụ ứng dụng của nghiệp vụ giao ngay là kinh doanh chênh lệch giá giao ngay. Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch giá là nghiệp vụ thực hiện việc mua một đồng tiền ở nơi giá thấp và bán lại ở nơi giá cao hơn (hoặc ngược lại) tại cùng một thời điểm để thu lợi nhuận từ chênh lệch giá hoặc ngược lại. Mức giá giữa các thị trường giao ngay chênh lệch tạo ra cơ hội kinh doanh chênh lệch giá trên thị trường giao ngay. Vì vậy có thể xem nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch giá là một ứng dụng của nghiệp vụ hối đoái giao ngay. Về mặt lý thuyết thì kinh doanh chênh lệch tỷ giá không hề chịu rủi ro tỷ giá và không phải bỏ vốn. Lưu ý rằng, nghiệp vụ Arbitrage không tạo ra trạng thái trường hay đoản và rủi ro trong kinh doanh không hề phát sinh. Ngày nay, với sự hỗ trợ đắc lực của kỹ thuật truyền thông và phương tiện điện tử, một ngân hàng có thể kiểm soát hầu hết tất cả tỷ giá giữa USD và với các đồng tiền mạnh ở tất cả các trung tâm giao dịch quốc tế như New York, London, Frankfurt, Paris, Tokyo, Mọi diễn biến của thị trường đều được cập nhật và các thị trường hoạt động ngày càng liên kết chặt chẽ với nhau và trở nên rất hiệu quả. Do vậy, chênh lệch tỷ giá giữa các nơi hầu như không còn hoặc nếu có thì cũng rất ít và cũng chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc, sau đó cũng lập được sự cân bằng bằng sự điều chỉnh cung cầu của thị trường. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Nhóm 1 Page 13 Phần bài tập ở môn học này phải xác định nhà kinh doanh nên kinh doanh ngoại tệ như thế nào? lời hay lỗ bao nhiêu? Có nghĩa là mua bán ngoại tệ ra sao thông qua tỷ giá phức hợp gồm tỷ giá mua và tỷ giá bán. Sau đây chúng ta đi vào một số bài tập sau. Ví dụ 1: Tại Newyork GBP/USD = 1,8990/15 Tại Toronto USD/CAD = 1,5020/40 Tại London GBP/CAD = 2.8470/90 a. Kinh doanh 1 triệu GBP? b. Kinh doanh 1 triệu CAD? Giải: Trường hợp kinh doanh 1 triệu GBP. Tại Newyork, ta bán 1 triệu GBP lấy USD: 1.000.000 x 1,8990 = 1.899.000 USD Tại Toronto, ta bán 1.899.000 USD lấy CAD: 1.899.000 1,5020 = 2.852.298 CAD Tại London, ta bán 2.852.298 CAD lấy GBP: 2.852.298 / 2,8490 = 1.001.158 GBP Vậy sau khi kinh doanh có lời 1.158 GBP Trường hợp kinh doanh 1 triệu CAD. Tại Toronto, ta bán 1 triệu CAD lấy USD: 1.000.000/1,5040 = 664.894 USD Tại Newyork, ta bán 664.894 USD lấy GBP: 664.894/1,9015 = 349.668 GBP Tại London, ta bán 349.668 GBP lấy CAD: 349.668 x 2.8470 = 995.505 CAD Vậy sau khi kinh doanh lỗ 1.000.000 – 995.505 = 4.495 CAD Từ ví dụ, ta có nhận xét sau: khi kinh doanh chênh lệc giá với số lượng ngoại tệ A thì bằng cách kinh doanh trên các thị trường đã cho và cuối cùng phải đưa về đơn vị ngoại tệ A để xác định kinh doanh lời hay lỗ? Hiện nay, nước ta hầu như không có kinh doanh chênh lệch giá, lý do cho việc đó là ngân hàng nhà nước Việt Nam siết chặt việc lưu hành ngoại tệ trong nền kinh tế, tức là toàn bộ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Nhóm 1 Page 14 ngoại tệ đều được các ngân hàng thu về để làm dự trữ, không có cung cầu về mua ngoại tệ. Lý do thứ hai là tỷ giá hối đoái biến động rất ít do sự quản lí chặt chẽ của ngân hàng nhà nước và trong thời gian dài hầu như là không thay đổi. 7. Chế độ tiền tệ  Tỷ giá cố định (Fix Exchange Rate) là tỷ giá không biến động thường xuyên, không phụ thuộc vào quy luật cung cầu, phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của chính phủ. Theo thống kê, tỷ giá này có 103 nước áp dụng.  Tỷ giá thả nổi tự do (Freely Floating Exchange Rate) là cơ chế tỷ giá theo đó giá cả ngoại tệ do cung cầu quyết định và không có sự can thiệp từ bên ngoài (chính phủ hay công cụ tài chính – tiền tệ).  Tỷ giá thả nổi có quản lý (Managed Float Exchange Rate) là tỷ giá thả nổi nhưng có sự can thiệp của chính phủ sử dụng các công cụ tài chính – tiền tệ hoặc công cụ hành chính để tác động đến tỷ giá hối đoái phục vụ cho chiến lược kinh tế - xã hội.  Tỷ giá thả nổi tập thể (Collectived Float Exchange Rate) nổi bật nhất là hệ thống tiền tệ Châu Âu (EMS - 1987) với đồng tiền chung Châu Âu – EURO. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Nhóm 1 Page 15 8. Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái Sau 1971 với sự sụp đổ của chế độ tiền tệ Bretton Woods, quan hệ tiền tệ giữa các nước được thả nổi, điển hình là ở các nước tư bản. Với cơ chế này, tỷ giá hối đoái của các nước biến động hàng ngày, hàng giờ trên thị trường do ảnh hưởng của nhiều nhân tố như lạm phát, tình hình cán cân thanh toán quốc tế, tình hình cung và cầu ngoại hối trên thị trường v.v Chúng ta cần hiểu rằng tỷ giá hối đoái là một loại giá, vậy về bản chất nó g iống như bất kỳ một loại giá nào trong nền kinh tế, tức là sẽ vận động theo quy luật cung-cầu. Tuy nhiên cần nhấn mạnh ngay rằng xét về phạm vi ảnh hưởng tỷ giá hối đoái bao giờ cũng được coi là loại giá quốc tế, do đó nó sẽ bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau trong không gian này. Dưới đây chúng ta sẽ xét ảnh hưởng của 5 nhân tố quan trọng đến biến động của tỷ giá hối đoái. 8.1. Tỷ lệ lạm phát Nói cách khác ở đây muốn nói đến mối liên hệ giữa tỷ giá hối đoái và sức mua của mỗi đồng tiền trong mỗi cặp tiền tệ. Để thấy rõ mối liên quan này ta sử dụng lý thuyết sức mua của Ricardo- Cassel. Lý thuyết này giả thuyết rằng tỷ giá hối đoái ở mức cân bằng phải thể hiện sự ngang bằng trong sức mua giữa hai đồng tiền tương ứng và nó được gọi là lý thuyết 3P (Purchashing Power Parity). Lý thuyết này giả thuyết trong một nền kinh tế cạnh tranh lành mạnh, tức là trong đó cước phí vận chuyển, thuế hải quan giả định bằng 0. Do đó nếu các hàng hóa đồng nhất thì người tiêu dùng sẽ mua hàng ở nước nào có giá thật sự thấp. Theo giả thiết đó, một kiện hàng A ở Mỹ có giá là 100USD và ở Pháp l à 80EUR , có nghĩa là theo ngang giá sức mua đối nội của hai đồng tiền này là: USD /EUR = 0.8000. Nếu ở Mỹ mức lạm phát là 5%/năm và ở Pháp là 10%/năm thì giá kiện hàng A ở Mỹ sẽ tăng lên là 105USD, ở Pháp tăng lên là 88EUR . Do đó ngang giá sức mua đối nội sẽ là 105USD = 88EUR , hay USD/EUR = (88/105) = 0.8381 Như vậy: - Tỷ giá trước lạm phát là USD/EUR = 0.8000 - Tỷ giá sau lạm phát là USD/EUR = 0.8381 TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Nhóm 1 Page 16 Mức chênh lệch tỷ giá là 4,76% trong khi đó mức chênh lệch lạm phát là 5%, hai mức này có thể coi là tương tự như nhau. Qua đó cho thấy tỷ giá biến động do lạm phát phụ thuộc mức chênh lệch của lạm phát của hai đồng tiền yết giá và định giá. Từ ví dụ trên, ta có thể đi đến công thức sau: Giả sử đồng tiền của 2 nước là A và B, trong đó đồng tiền A là yết giá và B là đồng tiền định giá. Tỷ giá cuối kỳ A/B = tỷ giá đầu kỳ A/B x {(1+lạm phát B)/(1+lạm phát A)} Nước nào có mức độ lạm phát lớn hơn thì đồng tiền nước đó có sức mua thấp hơn, nước nào có mức độ lạm phát cao h ơn mức độ lạm phát trung b ình của thế giới hoặc của khu vực th ì đồng tiền nước đó mất giá liên tục. Ngoại hối có giá cả vì nó cũng là một loại hàng hóa và là một loại hàng hóa đặc biệt. Giá cả của ngoại hối cũng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như giá cả của các loại hàng hóa thông thường như mức độ lạm phát, và giảm phát, cung và cầu hàng hóa trên thị trường, sự lũng đoạn về giá cả v.v. Nếu không tính đến các nhân tố khác mà chỉ tính riêng ảnh hưởng của nhân tố lạm phát, ta có thể dự đoán được sự biến động của tỷ giá trong tương lai. Ví dụ: Tỷ giá USD/VND bình quân năm 2004 là 15,500. Mức độ lạm phát của Mỹ là 5% và của Việt Nam là 8% năm. Dự đoán tỷ giá USD/VND năm 2005 sẽ là: USD/VND = 15,500 x (1.08/1.05) = 15,943 8.2. Cán cân thanh toán quốc tế Cán cân thanh toán quốc tế có tác động rất quan trọng đến tỷ giá hối đoái. Tình trạng của cán cân thanh toán quốc tế sẽ tác động trực tiếp đến cung và cầu ngoại hối, do đó nó tác động trực tiếp và rất nhạy bén đến tỷ giá hối đoái. Về nguyên tắc, nếu cán cân thanh toán quốc tế dư thừa có thể dẫn đến khả năng cung ngoại hối lớn hơn cầu ngoại hối, từ đó làm cho tỷ giá hối đoái có xu hướng giảm. Ngược lại nếu cán cân thanh toán quốc tế thiếu hụt có thể dẫn đến cầu ngoại hối lớn hơn cung ngoại hối, từ đó tỷ giá hối đoái có xu hướng tăng. Trong cán TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Nhóm 1 Page 17 cân thanh toán quốc tế, cán cân thương mại có tác động cực kỳ quan trọng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái mà các nhà kinh tế đều công nhận. Đây là nhân tố cơ bản đứng sau lưng tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên tuỳ vào điều kiện của mỗi nước và trong từng giai đoạn phát triển, các cán cân khác cũng có vai trò rất lợi hại, ví dụ như cán cân giao dịch vốn. Cụ thể ở điều kiện của Việt Nam trong những năm gần đây, đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng nhanh tạo nên dòng chảy ngoại tệ vào trong nước rất lớn thể hiện trong tài khoản vốn trong cán cân thanh toán quốc tế, từ đó tác động lên cung ngoại hối và tỷ giá hối đoái. 8.3. Mức chênh lệch lãi suất các nước Nói chung, nếu các điều kiện và môi trường kinh doanh của các nước là tương đương nhau, nước nào có lãi suất ngắn hạn cao hơn thì vốn ngắn hạn sẽ chảy vào nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra, do dó sẽ làm cho cung ngoại hối tăng lên, cầu ngoại hối giảm đi, tỷ giá hối đoái sẽ giảm xuống. Chẳng hạn, khi Việt Nam nâng cao lãi suất tiền gửi hơn các nước trong khu vực thì lượng ngoại tệ sẽ chạy vào Việt Nam để mua các tín phiếu ngắn hạn, do đó sẽ làm cho cung ngoại tệ và đồng thời cũng làm giảm nhu cầu ngoại tệ xuống. Tỷ giá hối đoái do đó cũng giảm xuống. Tuy nhiên điều này có thực sự xảy ra hay không còn phụ thuộc vào điều kiện và môi trường kinh doanh của Việt Nam có đảm bảo an to àn cho các nhà đầu tư hay không, bởi vì các nhà đầu tư không chỉ quan tâm đến lợi nhuận thu được từ đầu tư mà còn rất quan tâm đến yếu tố an toàn vốn đầu tư. 8.4. Quản lý của ngân hàng trung ương Trong chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý, vai tr ò can thiệp của Nhà nước giữ vị trí quan trọng. Cần nhấn mạnh rằng Nhà nước can thiệp bằng công cụ của thị trường thông qua Ngân hàng Nhà nước chứ không phải bằng các công cụ hành chính, tức là Ngân hàng Trung ương tham gia vào thị trường với tư cách là người tham gia trên thị trường (người mua hoặc người bán) trong từng thời điểm để tác động lên cung hoặc cầu ngoại hối, từ đó tác động lên tỷ giá hối đoái phù hợp với chính sách tiền tệ của Nhà nước. 8.5. Yếu tố tâm lý Yếu tố tâm lý là một yếu tố chủ yếu dựa vào sự phán đoán từ các sự kiện, tình hình chính trị, kinh tế của các nước và thế giới có liên quan. Chẳng hạn, mức thu nhập thực tế (mức độ tăng GNP thực tế) tăng lên sẽ làm tăng nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu, do đó làm TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Nhóm 1 Page 18 cho nhu cầu ngoại hối để thanh toán hàng nhập khẩu cũng tăng lên. Tăng trưởng hay suy thoái kinh tế cũng có ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái. Khi nền kinh tế trong thời kỳ tăng trưởng nhanh, nhu cầu về ngoại tệ tăng và lúc đó giá ngoại tệ có xu hướng tăng. Ngược lại, trong thời kỳ kinh tế suy thoái, khủng hoảng, nhu cầu về ngoại tệ giảm làm cho giá ngoại tệ có xu hướng giảm. Tỷ giá hối đoái là giá quốc tế, do đó những sự kiện kinh tế, chính trị tr ên thế giới cũng sẽ gây ảnh hưởng rất nhạy bén đến tỷ giá hối đoái. Chẳng hạn như sự kiện ở Mỹ xảy ra v ào tháng 9/2001 hay chiến tranh Iraq tháng 3/2003 vừa qua đã làm khuynh đảo thị trường hối đoái thế giới, giá USD đã giảm đáng kể. 8.6. Một số nhân tố điều kiện kinh tế - chính trị Các điều kiện kinh tế thay đổi hoặc các sự kiện kinh tế, tài chính sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh và đầu tư của quốc gia, từ đó ảnh hưởng đến các luồng tiền chạy ra và chạy vào quốc gia đó và kết quả là ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Ví dụ như cuộc khủng tài chính năm 1997 ở Châu Á đã làm đồng tiền của một số nước Châu Á mất giá khá nhiều. Các chính sách thuế, mức độ tăng trưởng kinh tế, chính sách đầu t ư của các quốc gia đều có thể ảnh hưởng đến sự dịch chuyển các luồng vốn đầu tư giữa các nước, từ đó tác động lên tỷ giá hối đoái. Gần đây nhất là cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp (2012) đã lan rộng ra toàn thế giới cũng tác động đến lượng ngoại tệ chu chuyển giữa các quốc gia dẫn đến tỷ giá hối đoái có phần biến động mạnh. 9. Các biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái 9.1. Chính sách lãi suất chiết khấu Chính sách chiết khấu là chính sách của NHTW dùng cách thay đổi tỷ suất chiết khấu của ngân hàng mình để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường. Khi tỷ giá hối đoái lên cao đến mức nguy hiểm, muốn làm cho tỷ giá hạ xuống thì ngân hàng trung ương nâng cao tỷ suất chiết khấu lên, do đó, lãi suất trên thị trường cũng tăng lên, kết quả là vốn ngắn hạn trên thị trường thế giới sẽ chạy vào nước mình để thu lãi cao. Lượng vốn chạy vào sẽ góp phần làm dịu sự căng thẳng của cầu ngoại hối, do đó, tỷ giá hối đoái sẽ có xu hướng giảm xuống. Chính sách chiết khấu cũng chỉ có ảnh hưởng nhất định và có hạn đối với tỷ giá hối đoái bởi vì giữa tỷ giá và lãi suất không có quan hệ nhân quả, lãi suất không phải là nhân tố duy nhất quyết định sự vận động vốn giữa các nước. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Nhóm 1 Page 19 Lãi suất biến động do tác động của quan hệ cung cầu của vốn cho vay. Lãi suất có thể biến động trong phạm vi tỷ suất lợi nhuận bình quân và trong một tình hình đặc biệt có thể vượt quá tỷ suất lợi nhuận bình quân. Còn tỷ giá hối đoái thì do quan hệ cung cầu về ngoại hối quyết định mà quan hệ này lại do tình hình của cán cân thanh toán dư thừa hay thiếu hụt quyết định. Như vậy là nhân tố hình thành lãi suất và tỷ giá hối đoái không giống nhau, do đó mà biến động của lãi suất không nhất định đưa đến tỷ giá hối đoái biến động theo. Lãi suất lên cao có thể thu hút vốn ngắn hạn của nước ngoài chạy vào, nhưng khi tình hình chính trị, kinh tế và tiền tệ trong nước đó không ổn định tì không nhất thiết thực hiện được, bởi vì đối với vốn nước ngoài, vấn đề lức đó lại đặt ra trước tiên là sự đảm bảo an toàn vốn chứ không phải là vấn đề thu được lãi bao nhiêu. Ví dụ, trong cuộc khủng hoảng đô la Mỹ mặc dù lãi suất trên thị trường New York cao gấp 1.5 lần thị trường London, gấp 3 lần thị trường Tây Đức nhưng vốn ngắn hạn không chảy vào thị trường Mỹ mà đổ dồn chạy thẳng vào Tây Đức và Nhật Bản, mặc dù các nước này thực hiện chính sách lãi suất thấp bởi vì nguy có phá giá dollar trong thời gian này khá cao. Tuy nhiên không nên coi thường chính sách chiết khấu. Nếu tình hình tiền tệ của các nước đều địa thể như nhau thì phương hường đầu tư ngắn hạn vẫn hướng vào những nước có lãi suất cao. Do đó, hiện nay chính sách chiết khấu vẫn có ý nghĩa. Ví dụ: Năm 1964, ngân hàng Anh quốc nâng tỷ suất chiết khấu từ 5% lên 7% đã thu hút được vốn ngắn hạn chảy vào Anh, góp phần giải quyết những khó khăn của cán cân thanh toán quốc tế của Anh. 9.2. Chính sách hối đoái và dự trữ bình ổn hối đoái Chính sách hối đoái hay còn gọi là chính sách thị trường mở là biện pháp trực tiếp tác động vào tỷ giá hối đoái, có nghĩa là NHTW hay các cơ quan ngoại hối vủa Nhà nước dùng nghiệp vụ trực tiếp mua bán ngoại hối để điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Khi tỷ giá hối đoái lên cao, NHTW tung ngoại hối bán ra để kéo tỷ giá hối đoái xuống. Muốn thực hiện được biện pháp này, NHTW phải có dự trữ ngoại hối lớn. Song, nếu tình hình thiếu hụt của cán cân thanh toán quốc tế của một nước kéo dài thì khó có nguồn dự trữ ngoại hối lớn để thực hiện chính sách này. Trong tình hình như trên, các nước tư bản chủ nghĩa phải dựa vào vốn dự trữ ngoại hối của nhau để cứu nguy đồng tiền của một nước nào đó. Vì vậy, 14 nước tư bản chủ nghĩa phát triển và Mỹ đã ký hiệp định “SWAP” để hỗ trợ lẫn nhau giữa các NHTW nhằm tác động đến TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Nhóm 1 Page 20 quan hệ cung cầu ngoại hối của nước sử dụng tín dụng “SWAP”, do đó, ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái của nước đó. Chính sách chiết khấu và chính sách ngoại hối đều dẫn đến mâu thuẫn giữa các tập đoàn tư bản trong nươc, giữa thương nhân xuất khẩu muốn nâng cao tỷ giá hối đoái lên với thương nhân nhập khẩu muốn hạ thấp tỷ giá hối đoái xuống, giữa nhà nhập khẩu muốn nâng tỷ giá hối đoái và nhà xuất khẩu vốn muốn hạ thấp tỷ giá hối đoái và mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa với nhau vì tỷ giá hối đoái của một nước nâng lên thì hạn chế xuất khẩu hàng hóa của nước khác nhưng lại khuyến khích xuất khẩu vốn của nước khác. Do đó làm cho cán cân thương mại và cán cân thanh toán của nước ngoài đó với nước thực hiện hai chính sách này bị thiệt hại. Quỹ dự trữ bình ổn hối đoái là một hình thức biến tướng của chính sách hối đoái, mục đích của nó là nhằm tạo ra một cách chủ động một lượng dự trữ ngoại hối để ứng phó với sự biến động của tỷ giá hối đoái, thông qua chính sách hoạt động công khai trên thị trường. Về nguyên tắc thì NHTW nước không chịu trách nhiệm điều tiết sự biến động của tỷ giá thả nổi. Song, do khủng hoảng ngoại hối trầm trọng, tiền tệ các nước ngày một mất giá và tỷ giá biến động mãnh liệt đã ảnh hưởng đến sản xuất và lưu thông hàng hóa, các nước đã thành lập quỹ bình ổn hối đoái để điều tiết tỷ giá của đồng tiền nước mình. Theo số liệu của Ngân hàng dự trữ liên bang New York, các nước tư bản chủ nghĩa đã chi một khoản tiền khá lớn trích ra trong quỹ của mình khoảng 300 tỷ đô la Mỹ từ đầu năm 1973, trong đó, chỉ riêng từ tháng 08/1977 đến tháng 02/1978 đã chi ra 60 tỷ đô la Mỹ để duy trì tỷ giá hối đoái của họ. Riêng tháng 03/1978, quỹ của ngân hàng dự trữ liên bang và khoản tín dụng “SWAP” đã đạt tới 22,6 tỷ đô la Mỹ để phục vụ mục đích này. Kinh nghiệm đã chỉ ra rằng tác dụng của quỹ bình ổn hối đoái rất có hạn vì một khi đã bị khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng ngoại hối, lượng dự trữ theo quỹ đó cũng giảm đi và không đủ sức điều tiết tỷ giá. Quỹ này chỉ có tác dụng khi khủng hoảng ngoại hối ít nghiêm trọng và có nguồn tín dụng quốc tế hỗ trợ, ví dụ như tín dụng SWAP. 9.3. Chính sách phá giá tiền tệ Trong những cuộc đấu tranh vì kinh tế, chính trị của các nước vì thị trường ngoài nước cũng như trong những điều kiện mức độ lạm phát rất khác nhau ở các nước đã phát sinh, vấn đề cần thiết phải xem xét lại tỷ giá tiền tệ của nước này hoặc nước khác. Trong tình trạng nghiêm trọng của khủng hoảng ngoại hối, khi mà sức mua của tiền tệ giảm sút mạnh và không thể đại biểu cho sức mua danh nghĩa của nó, khi mà trong suốt thời gian TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Nhóm 1 Page 21 dài tỷ giá hối đoái là điều không thể tránh khỏi, song các Nhà nước không thừa nhận điều đó, họ phá giá tiền tệ lúc nào, mức độ ra sao là phụ thuộc vào mục đích kinh tế và chính trị của họ. Phá giá tiền tệ đã trở thành một chính sách kinh tế, tài chính của nhà nước để tác động đến tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế. Phá giá tiền tệ là sự đánh tụt sức mua của tiền tệ nước mình so với ngoại tệ thấp hơn sức mua thực tế của nó. Ví dụ: Tháng 12/1971, đô la phá giá 7,89%, tức là giá của một bảng Anh tăng từ 2,40 USD lên 2,605 USD hay là sức mua của USD giảm từ 0,416 GBP còn 0,383 GBP. Tác dụng của phá giá tiền tệ đối với nước tiến hành phá giá có thể là: - Khuyến khích xuất khẩu hàng hóa, do đó có tác dụng khôi phục lại sự cân bằng của cán cân ngoại thương, nhờ vậy góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. - Khuyến khích nhập khẩu vốn, kiều hối và hạn chế xuất khẩu vốn ra bên ngoài cũng như chuyển tiền ra ngoài nước. Do đó, có tác dụng làm tăng khả năng cung ngoại hối, giảm nhu cầu về ngoại hối, nhờ đó tỷ giá hối đoái sẽ giảm xuống. - Khuyến khích du lịch vào trong nước, hạn chế du lịch ra nước ngoài, vì vậy quan hệ cung cầu ngoại hối bớt căng thẳng. - Cướp không một phần giá trị thực tế của những ai nắm đồng tiền bị phá giá trong tay. Tác dụng chủ yếu của biện pháp phá giá tiền tệ là nhằm cải thiện tình hình của cán cân thương mại. Ví dụ: Do kết quả của phá giá bảng Anh 14,3% tháng 11 năm 1967 nên trong năm 1968 – 1969 sự thiếu hụt của cán cân thương mại của nước Anh đã giảm đi rõ rệt trong hai năm 1970 và 1971 cán cân thương mại của Anh đã dư thừa 12 triệu bảng Anh và 285 triệu bảng Anh. Tuy vậy, tác dụng cải thiện cán cân thương mại có trở thành hiện thực hay không còn phụ thuộc vào khả năng đẩy mạnh xuất khẩu của nước tiến hành phá giá tiền tệ và năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của nước đó. 9.4. Chính sách nâng giá tiền tệ Nâng giá tiền tệ là việc nâng sức mua của tiền tệ nước mình so với ngoại tệ cao hơn sức mua của nó. Ví dụ: Tháng 10 năm 1969, Mác Đức nâng giá lên 9,29% tức là ở Đức tỷ giá hối đoái 1 USD = 4 DEM đã giảm còn 1 USD = 3,66 DEM tức là đô la Mỹ giảm giá, ngược lại giá của Mác Đức đã tăng từ 1 DEM = 0.25 USD lên 1 DEM = 0,27 USD. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Nhóm 1 Page 22 Ảnh hưởng của nâng giá tiền tệ đối với ngoại thương của một nước hoàn toàn ngược lại với phá giá tiền tệ. Nâng giá tiền tệ trong những điều kiện hiện nay thường xảy ra dưới áp lực của nước khác mà các nước này mong muốn tăng khả năng cạnh tranh hàng hóa của nước mình vào nước có cán cân thanh toán và cán cân thương mại dư thừa. Đức là môt nước có cán cân thanh toán và cán cân thương mại dư thừa đối với Mỹ, Anh và Pháp, để hạn chế xuất khẩu hàng hóa của Đức vào nước mình, Mỹ, Anh và Pháp thúc ép Đức phải nâng giá Mác Đức. Sau khi nâng hàm lượng vàng của Mác Đức lên 5% vào năm 1961, chính phủ Đức đã phải nhiều lần nâng giá đồng tiền của mình dưới áp lực của các nước bạn hàng như Mỹ, Anh, Pháp và Ý. Tình hình đối với đồng Yên Nhật cũng tương tự như vậy và còn thậm tệ hơn. Hiện nay Yên đã lên giá quá cao USD/JPY = 102 năm 1996, so với 1971 là 360 lần. Ngoài ta, không loại trừ khả năng để tránh phải tiếp nhận các đồng đô la mất giá đang “chạy trốn” khỏi Mỹ và Anh, chính phủ Đức và Nhật coi biện pháp nâng giá đồng tiền của mình như là một biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa đô la mất giá chạy vào nước mình và giữ vững lưu thông tiền tệ và tín dụng, duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái. Những nước có nền kinh tế phát triển quá “nóng” như Nhật Bản, muốn làm “lạnh” nền kinh tế để tránh cơ cấu thì sẽ dùng biện pháp nâng giá tiền tệ để giảm xuất khẩu hàng hóa, giảm đầu tư vào trong nước. Việc nâng giá đồng Yên của Nhật Bản cũng tạo điều kiện để Nhật Bản chuyển vốn đầu tư ra bên ngoài nhằm xây dựng một nước Nhật “kinh tế” trong lòng các nước khác, nhờ vào đó mà Nhật giữ vững được thị trường bên ngoài, một vấn đề sống còn đối với Nhật Bản. 10. Các loại tỷ giá hối đoái  Tỷ giá chính thức: Tỷ giá chính thức là tỷ giá do Ngân hàng trung ương của nước đó xác định. Trên cơ sở của tỷ giá này các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng sẽ ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ giao ngay, có kỳ hạn, hoán đổi.  Tỷ giá kinh doanh Đây là tỷ giá được các NHTM niêm yết để giao dịch ngoại hối, sử dụng để giao dịch mua bán. Có 2 loại tỷ giá, đó là: Tỷ giá tiền mặt: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Nhóm 1 Page 23 Tỷ giá chuyển khoản:  Tỷ giá xuất khẩu Là tỷ giá phản ánh chi phí bằng đồng bản tệ để thu được một đồng ngoại tệ. 𝑡ỷ 𝑔𝑖á 𝑋𝐾 = 𝐺𝑖á 𝑣ố𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑥𝑢ấ𝑡 𝑘ℎẩ𝑢 𝑡𝑟ê𝑛 𝑠à𝑛 𝑡à𝑢 𝑛𝑔𝑜ạ𝑖 𝑡ệ 𝑡ℎ𝑢 đượ𝑐 𝑡ℎ𝑒𝑜 𝑔𝑖á 𝐹𝑂𝐵 𝑐ả𝑛𝑔 𝑥ế𝑝 ℎà𝑛𝑔  Tỷ giá nhập khẩu Là tỷ giá phản ánh doanh thu nội tệ thu được khi bỏ ra một đồng ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa. 𝑡ỷ 𝑔𝑖á 𝑁𝐾 = 𝐺𝑖á 𝑣ố𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑛ℎậ𝑝 𝑘ℎẩ𝑢 𝑡ạ𝑖 𝑐ả𝑛𝑔 𝑑ở ℎà𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑜ạ𝑖 𝑡ệ 𝑐ℎ𝑖 𝑡𝑟ả 𝑡ℎ𝑒𝑜 𝑔𝑖á 𝐶𝐼𝐹 𝑡ạ𝑖 𝑐ả𝑛𝑔 𝑑ở ℎà𝑛𝑔  Tỷ giá mở cửa Giá công bố đầu giờ giao dịch.  Tỷ giá đóng cửa Giá công bố cuối giờ giao dịch.  Tỷ giá thấp nhất Xác định dựa trên tỷ giá thấp nhất trong ngày.  Tỷ giá cao nhất Xác định dựa trên tỷ giá cao nhất trong ngày. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Nhóm 1 Page 24 C. PHẦN KẾT LUẬN Sau đây, nhóm chúng tôi xin tóm tắt lại toàn bộ bài tiểu luận để bạn đọc có thể hình dung được bức tranh mà nhóm mình muốn gửi đến. Đề tài: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Khái niệm: Tỷ giá hối đoái là sự so sánh mối tương quan giá trị giữa hai đồng tiền với nhau hoặc giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng số lượng của đơn vị tiền tệ nước khác. Nguyên tắc yết giá: 1 đồng yết giá = a đồng định giá. Có 2 phương pháp yết giá: gián tiếp và trực tiếp Tiền tệ kí hiệu bằng 3 chữ cái trong hệ latinh, viết hoa liền mạch. Hai chữ cái đầu là tên nước, chữ cái cuối là đơn vị tiền tê quốc gia đó Cách viết tỷ giá: A/B = a Thực tế, tỷ giá luôn có tỷ giá mua và bán. Khi giao dịch, ta nhớ quy tắc sau: “Tại bid, mua đồng yết giá, bán đồng định giá. Tại ask, bán đồng yết giá, mua đồng định giá” Xác đinh tỷ giá chéo có 3 trường hợp. Kinh doanh chênh lệch giá Abitrage tại các thị trường nhằm mục đích kiếm lời Các loại tỷ giá trong chế độ tiền tệ ngày nay Có 6 nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Có 4 biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái Có 8 loại tỷ giá hối đoái. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Nhóm 1 Page 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. PGS.TS. Trần Hoàng Ngân, Giáo trình thanh toán quốc tế, NXB kinh tế TP. HCM, 2014. 2. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình tài chính quốc tế, NXB Thống Kê, 2010 Website tham khảo: Ngân hàng nhà nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Nhóm 1 Page 26

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthanhtoan_quoc_te_23.pdf
Luận văn liên quan