Đề tài Tỷ lệ mắc THA trên BN đến khám tại Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu của Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2013 và một số yếu tố liên quan

Hiện nay các hoạt động phòng chống THA chỉ mới tập trung chủ yếu ở các cơ sở y tế, chúng ta chƣa có hệ thống quản lý và dự phòng hiệu quả đối với bệnh THA tại cộng đồng. Công tác tuyên truyền cho ngƣời dân hiểu về bệnh còn chƣa sâu rộng, việc đào tạo bồi dƣỡng cán bộ, điều tra dịch tễ còn nhiều hạn chế. Chúng ta còn chƣa có một nghiên cứu đầy đủ về thực trạng THA và các yếu tố nguy cơ để làm cơ sở cho các nghiên cứu can thiệp dự phòng và kiểm soát các yếu tố nguy cơ THA tại cộng đồng

pdf43 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1785 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tỷ lệ mắc THA trên BN đến khám tại Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu của Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2013 và một số yếu tố liên quan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ít vận động thể lực, béo phì (BMI ≥ 23), rối loạn lipid máu, đái tháo đƣờng[14]. Hút thuốc lá: theo một số kết quả nghiên cứu, hút thuốc lá có liên quan tới mức độ THA. Thuốc lá làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim lên 4 lần, đột tử lên 5 lần, nguy cơ mắc bệnh THA cao gấp 1,45 lần so với ngƣời không hút thuốc lá. Trong thuốc lá có chứa tới hơn 4000 chất với 200 chất độc hại trong đó quan trọng nhất là nicotin có tác dụng co mạch ngoại biên, tăng nồng độ serotonin não với tuyến thƣợng thận gây THA [4]. Hút thuốc lá có thể gây ra cơn THA kịch phát. Ngoài ra khí CO trong quá trình hút thuốc lá lâu dài sẽ gây lên màng xơ vữa động mạch là nguy cơ gây THA. Hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành lên 50 - 60% so với ngƣời không hút [15]. Uống rƣợu bia nhiều: theo kết quả nghiên cứu trƣớc đây đã cho thấy có sự liên quan giữa việc sử dụng rƣợu bia nhiều và THA [4], [16]. Rƣợu có thể gây rối loạn nhịp tim, rối loạn điều hòa Lipoprotein và Triglycerid, làm tăng nguy cơ THA, nhồi máu cơ tim và các bệnh lý về mạch máu. Rƣợu còn làm giảm tác dụng 8 của thuốc điều trị THA. Khoảng 10% trƣờng hợp THA liên quan đến uống rƣợu [4]. Ít hoạt động thể lực: hoạt động thể lực thƣờng xuyên giúp tim mạch khỏe, hạn chế nguy cơ THA. Việc luyện tập thƣờng xuyên ở ngƣời THA không những làm tăng Lipoprotein, HDL mà còn tác dụng giảm THA. Ngày nay tính chất công việc đang dần thay đổi, công việc văn phòng và sử dụng máy móc thay thế con ngƣời khiến lối sống ít vận động càng tăng và kéo theo hệ lụy của nó dẫn tới tăng nguy cơ THA, xơ vữa động mạch Tình trạng thừa cân, béo phì: cùng với sự phát triển kinh tế, tình trạng dinh dƣỡng đƣợc cải thiện và công việc ít vận động chiếm ƣu thế thì tỷ lệ béo phì ngày càng gia tăng. Chỉ số cơ thể (BMI), đƣợc tính bằng cân nặng (kg)/chiều cao (m)2 thƣờng đƣợc sử dụng để phân loại tình trạng dinh dƣỡng. Theo quy ƣớc của Hiệp hội đái tháo đƣờng châu Á (IDI/WPRO), ngƣỡng chẩn đoán béo phì ở ngƣời châu Á là BMI từ 23 trở lên [17]. Tình trạng dinh dưỡng Chỉ số BMI Thiếu năng lƣợng trƣờng diễn BMI < 18,5 Bình thƣờng 18,5 ≤ BMI < 23 Thừa cân BMI ≥ 23 Tiền béo phì 23 ≤ BMI < 30 Béo phì độ I 25 ≤ BMI < 30 Béo phì độ II BMI ≥ 30 Bảng 1.2. Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo IDI/WPRO Một số nghiên cứu nhận thấy béo phì có mối liên quan với các mức HA. Nguy cơ THA ở ngƣời thừa cân, béo phì cao gấp hai lần so với ngƣời bình thƣờng và cao gấp ba lần so với ngƣời nhẹ cân[18], [19]. Chỉ số BMI càng lớn mức độ THA càng cao [20]. Ngoài ra, trên các đối tƣợng béo phì có sự thay đổi bất lợi về các chỉ số sinh hóa nhƣ tăng lipid máu toàn phần, tăng cholesterol đều có ảnh Thang Long University Library 9 hƣởng xấu đến sức khỏe và trị số HA. Chế độ ăn nhiều rau quả, trái cây, sử dụng dầu mỡ thực vật mang lại sức khỏe cho tim mạch qua đó làm giảm nguy cơ THA. Chế độ ăn sử dụng ít sử dụng các đồ uống có ga, đƣờng nhanh, hạn chế và kiểm soát đƣờng huyết tốt cũng làm giảm nguy cơ THA vì THA và đái tháo đƣờng có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau. 1.4. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam 1.4.1. Trên thế giới Bệnh THA trong cộng đồng ngày càng có xu hƣớng gia tăng đặc biệt là ở các nƣớc phát triển. Ngày nay vấn đề không dừng lại ờ đó, THA hiện đang có xu hƣớng gia tăng ở cả các nƣớc đang phát triển, cả khu vực châu Phi. Tại các nƣớc phát triển, tỷ lệ mắc THA cũng rất thay đổi. Tại châu Âu, tỷ lệ này ở Cộng hòa dân chủ Đức (cũ) là 28%, Cộng hòa liên bang Đức là 17% [21], Pháp (1994) là 41% [22], Tây Ban Nha (1996) là 30%. Tại châu Mỹ, tỷ lệ mắc THA ở Canada (1995) là 22% [23]. Tại một số nƣớc thuộc khu vực thuộc Châu Á nhƣ Ấn Độ (2000) tỷ lệ THA là 31%, tại Philipin (2000) tỷ lệ này là 23%, Trung Quốc (2002) 27,2% [3]. Một cuộc điều tra tại Hoa Kỳ năm 1999 - 2000 trên đối tƣợng ngƣời trƣởng thành cho thấy tỷ lệ HA bình thƣờng là 39%; 31% thuộc nhóm tiền THA va 29% là THA. Tỷ lệ hiện mắc hiệu chỉnh theo tuổi ở nam là 39% so với nữ 23,1%. Tỷ lệ THA ở nam chỉ cao hơn ở nữ lứa tuổi trƣớc tuổi 45. Ở độ tuổi 45-54, tỷ lệ THA ở nữ bắt đầu nhỉnh hơn ở nam giới và sau đó tỷ lệ THA ở nữ cao hơn nam [24]. THA đƣợc coi là nguyên nhân chủ yếu hoặc góp phần chính trong 11,4% các ca tử vong ờ Mỹ năm 2003. Ƣớc tính chi phí trực tiếp và gián tiếp cho THA năm 2003 đã lên tới 65,3 tỷ USD [1]. Về nguy cơ của THA theo nghiên cứu gần đây tại Nigeria cho thấy THA có liên quan tới một số yếu tố nhƣ: tuổi, giới, BMI, đƣờng huyết...Hay một nghiên cứu khác trên 2802 bệnh nhân tại Brazil (1996) về các yếu tổ nguy cơ của THA 10 nhƣ: tuổi, yếu tố gia đình, béo phì, thu nhập, hút thuốc, uống rƣợu... cũng cho thấy liên quan [25]. 1.4.2. Ở Việt Nam Năm 1960, theo điều tra của G.S.Đặng Văn Chung, tỷ lệ THA tại Việt Nam là 2% - 3% [5]. Năm 1975, theo điều tra của Bộ Y tế, tỷ lệ THA là 2,4% [26]. Năm 1984, theo điều tra của khoa Tim mạch bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ THA là 4,5% [26]. Năm 1992, theo điều tra của G.S.Trần Đồ Trinh và cộng sự, tỷ lệ THA là 11,7% [26]. Năm 1999, theo điều tra của G.S.Phạm Gia Khải và cộng sự, tỷ lệ THA là 16,05% [19]. Một nghiên cứu năm 2002 thấy trong số 1716 ngƣời bị THA thì 67,5% không hề biết về bệnh của mình, 15% biết mà không điều trị đúng, 13,5% điều trị thất thƣờng, chỉ có 4% đối tƣợng điều trị đúng [27]. Theo Nguyễn Minh Tâm và Nguyễn Thị Trúc điều tra 1582 ngƣời trên 18 tuổi năm 2001 tại Tiền Giang, 16,1% đối tƣợng chƣa từng đƣợc đo HA, 58,7% có đo nhƣng không nhớ trị số HA của mình, 10,3% nhớ con số HA nhƣng không kiểm tra thƣờng xuyên, 14,3% có ý thức kiểm tra định kỳ [28]. Theo số liệu điều tra dịch tễ quốc gia năm 2001-2002, tỷ lệ THA ở nam giới là 15,1% và nữ giới là 13,5% [27]. Điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam về tần suất THA và các yếu tố nguy cơ tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam năm 2001 - 2002 (trên 5012 ngƣời) cho thấy tần suất THA ở nguời trƣởng thành là 16,5%, có 23% đối tƣợng biểt đúng nguy cơ của bệnh. Trong 818 ngƣời đƣợc phát hiện THA, tỷ lệ THA độ I, độ II, độ III lần lƣợt là 10,2%; 4,2% và 1,9% trong đó chỉ có 84 ngƣời dùng thuốc chiếm tỷ lệ 11,5%; tỷ lệ kiểm soát HA tốt (đƣa HA về bình thƣờng) chỉ đạt 19,% [29]. Tỷ lệ ngƣời dân hiểu biết đúng tất cả các yếu tố nguy cơ bao gồm: hút thuốc, uống rƣợu, chế độ ăn không hợp lý, vấn đề lƣời hoạt động thễ lực, tiền sử gia đình và các chỉ số nhân trắc học ...chỉ chiếm 23% (18,8% nông thôn, 29,5% ở thành thị), trong khi hiểu biết sai về các yếu tố nguy cơ chiếm hơn 1/3 dân số (44,1% ở Thang Long University Library 11 nông thôn, 27,1% ờ thành thị) [29]. Theo nghiên cứu của tác giả Phạm Gia Khải và cộng sự tại Hà Nội về THA năm 1998 - 1999 thấy chỉ số BMI trung bình của quần thể nghiên cứu là 20,09. Nhóm BMI từ 22 trở lên có nguy cơ THA [19]. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Lân Việt (2007) cũng cho thấy những ngƣời có BMI từ 23 trở lên có nguy cơ THA cao hơn so với ngƣời có BMI 30 có nguy cơ THA hơn chuẩn là 5,2 lần [20]. 1.5. Điều trị bệnh tăng huyết áp Trƣớc hết phải xác định THA là một bệnh nguyên phát (không có nguyên nhân) hay chỉ là triệu chứng của một bệnh khác. Muốn thế, phải khám bệnh nhân toàn diện, tìm hiểu các tiền sử bệnh tật, các thuốc đang dùng, làm các xét nghiệm và thăm dò X-quang, siêu âmcần thiết liên quan đến chức năng thậnđể tìm đƣợc nguyên nhân gây THA. Khi đã đƣợc phát hiện có bệnh, bệnh nhân phải hết sức quan tâm việc điều trị bệnh cho bản thân mình. Mục tiêu của việc điều trị bệnh THA cho đến nay là đƣa HA trở lại mức bình thƣờng hoặc ít nhất là đến mức cho phép, đồng thời phải làm giảm đƣợc tai biến và tử vong. Vì vậy, bên cạnh việc dùng thuốc phải chú ý cả đến các biện pháp khác nhƣ chế độ ăn uống, chế độ luyện tập, chế độ sinh hoạt và làm việc, giải quyết tốt các yếu tố đe dọa làm bệnh dễ tiến triển xấu. Trong điều trị, ngƣời ta chú ý nhiều đến HATTr, nhƣng Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) cho rằng “Huyết áp tâm thu cũng là yếu tố đe dọa mạnh mẽ tƣơng đƣơng với huyết áp tâm trƣơng”, do vậy phải bằng mọi cách không đƣợc để các con số HA tăng quá cao. Mức HA đƣa xuống mong muốn là trong giới hạn đƣợc quy định nghĩa là < 140/90 mmHg, tuy nhiên ở ngƣời đã bị bệnh từ lâu không đƣợc chữa hoặc chữa không đầy đủ, HA thƣờng xuyên ở mức cao 150 - 160/95 - 100 mmHg, họ đã quen với mức huyết áp đó, nếu cố đƣa áp xuống thấp hơn thì có 12 khi nguy hiểm, làm cho bệnh nhân rất khó chịu vì việc tƣới máu não dễ bị giảm với những hậu quả không tốt, chƣa kể đến việc phải dùng nhiều thuốc phối hợp có thể gây nên những tác dụng phụ không tốt cho họ. Tất nhiên ở mức HA đó thì các tai biến vẫn cứ nặng hơn, tuổi thọ giảm hơn so với những bệnh nhân có mức của HA ở trong giới hạn bình thƣờng. Thang Long University Library 13 CHƢƠNG II - ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Tất cả các bệnh nhân đến khám tại khoa KCBTYC từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2013, có đủ tiêu chuẩn để điều trị bệnh THA. 2.1.2. Chọn mẫu nghiên cứu Các đối tƣợng đƣợc lựa chọn ngẫu nhiên dựa trên danh sách khám chữa bệnh đƣợc quản lý tại Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu tại Bệnh viện Bạch Mai. Trong 3 tháng từ tháng 5 đến tháng 8/2013 có 5490 BN đến khám tại Khoa KCBTYC - Bệnh viện Bạch Mai có đủ yêu cầu tham gia điều tra nghiên cứu (những ngƣời đủ điều kiện sức khỏe tham gia nghiên cứu, phiếu thăm dò hợp lệ), bao gồm 2497 nam và 2993 nữ. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả, cắt ngang 2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin Với những đối tƣợng đủ điều kiện tham gia, việc điều tra thu thập thông tin đƣợc thực hiện qua 3 bƣớc: − Phỏng vấn các yếu tố nguy cơ THA bộ câu hỏi. Việc phỏng vấn do các điều dƣỡng viên đang công tác tại Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu - Bệnh viện Bạch Mai thực hiện. − Đo các chỉ số nhân trắc (chiều cao, cân nặng, vòng bụng, vòng mông) do các điều dƣỡng viên thực hiện sử dụng các dụng cụ cân đo chuẩn và theo hƣớng dẫn thƣờng quy của Viện Dinh dƣỡng quốc gia. − Huyết áp đƣợc đo bởi các điều dƣỡng viên hai lần bằng máy HA điện tử OMRON ở cánh tay theo hƣớng dẫn của nhà sử dụng và theo thƣờng quy 14 của Viện Tim mạch Trung ƣơng. Nếu số đocủa hai lần đo chênh nhau qua 10 mmHg thì sẽ đƣợc đo lại lần ba. Giá trị HA đƣợc tính là giá trị trung bình của các lần đo. 2.2.3. Biến số nghiên cứu 2.2.3.1. Các thông tin cơ bản về các đối tượng − Thông tin cá nhân: tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn của đối tƣợng. − Điều kiện kinh tế của hộ gia đình 2.2.3.2. Thông tin về tăng huyết áp − Tỷ lệ THA, phân độ THA − Các yếu tố nguy cơ THA và bệnh không lây nhiễm nói chung đƣợc đề cập trong nghiên cứu này bao gồm: hút thuốc, uống rƣợu, béo phì. 2.2.4. Xử lý số liệu Số liệu đƣợc nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS. Thống kê mô tả (giá trị trung bình, phƣơng sai, tỷ lệ phần trăm) đƣợc sử dụng để mô tả đặc điểm nhóm nghiên cứu và các biến số. Hệ số tƣơng quan (Spearman’s Rho) đƣợc sử dụng để đánh giá mối liên quan giữa các biến số. Mức ý nghĩa thống kê sử dụng là 0,05. 2.2.5. Sai số và khống chế sai số 2.2.5.1. Sai số − Sai số do dụng cụ, kỹ thuật đo. − Sai số do thu nhập thông tin trong phỏng vấn, ghi chép thông tin − Sai số do nhớ lại với các thông tin nhƣ: hút thuốc, uống rƣợu, chẩn đoán và điều trị THA 2.2.5.2 Khống chế sai số − Sử dụng các dụng cụ đo đạt chuẩn và đƣợc kiểm tra kỹ thƣờng xuyên. − Ngƣời đo HA và các chỉ số nhân trắc đƣợc tập huấn lại và thống nhất kỹ thuật đo đạc theo thƣờng quy. − Các điều dƣỡng viên đƣợc tập huấn kỹ càng để thống nhất về quy trình thu Thang Long University Library 15 thập số liệu và kỹ năng phỏng vấn. 2.2.6. Đạo đức nghiên cứu Việc nghiên cứu đƣợc thực hiện với sự đồng ý của BN và gia đình, đảm bảo giữ kín thông tin cá nhân và tiến hành chân thật cùng với sự đồng ý của Ban Lãnh đạo Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu - Bệnh viện Bạch Mai 16 CHƢƠNG III - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thông tin chung của đối tƣợng nghiên cứu Thông tin Nam Nữ Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Nhóm tuổi 25 - 34 556 22,3 706 23,6 35 - 34 639 25,6 754 25,2 45 - 44 544 21,8 820 27,4 55 - 64 586 23,5 607 20,3 ≥ 65 169 6,8 104 3,5 Nghề nghiệp Công chức, nhân viên văn phòng 779 29,4 715 32,7 Kinh doanh, buôn bán 594 24,7 757 21,4 Lao động tự do 434 18,3 278 32,06 Nội trợ, về hƣu 484 19,4 1179 40,69 Khác 209 8,2 850 9,7 Trình độ học vấn Tiểu học trở xuống 207 7,2 353 9,7 Trung học cơ sở 521 15,8 697 21,6 Phổ thông trung học 676 26,4 900 30,2 Trung học chuyên nghiệp trở lên 1088 50,6 1049 38,5 Tổng 2497 52,3 2993 47,7 Bảng 3.1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu Nhận xét: Cơ cấu tuổi tƣơng đối đồng đều giữa hai giới, tỷ lệ tham gia ở nhóm tuổi trẻ thấp hơn các nhóm khác. Nghề nghiệp chủ yếu ở nam giới là cán bộ, công chức, nhân viên văn phòng (29,4%) và ở nữ giới là ngƣời về hƣu, nội trợ (40,69%). Kinh doanh buôn bán là nhóm nghề đứng hàng thứ hai ở cả nam và nữ (lần lƣợt là 24,7% và 21,4%). Tỷ lệ có học vấn từ trung học chuyên nghiệp trở lên ở nam cao hơn nữ (50,6% so với 38,5%). Thang Long University Library 17 3.2. Tỷ lệ mắc tăng huyết áp 3.2.1. Tỷ lệ tăng huyết áp theo giới Nam Nữ Biểu đồ 3.1: Giới tính Nhận xét: Tổng số BN đƣợc phát hiện THA là 1.048 ngƣời, trong đó nam có 589 BN, chiếm tỷ lệ là 56,2% cao hơn so với nữ là 43,8%. 3.2.2. Tỷ lệ tăng huyết áp theo nhóm tuổi Tuổi Nam Nữ Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 25 - 34 31 5,3 7 1,5 35 - 44 74 12,7 26 5,8 45 - 54 111 18,9 56 12,4 55 - 64 163 27,8 115 25,2 ≥ 65 210 35,3 255 55,1 Tổng 589 100 459 100 Bảng 3.2: Tỷ lệ mắc tăng huyết áp theo nhóm tuổi và giới Nhận xét: Tỷ lệ THA tăng dần theo nhóm tuổi và ở nam cao hơn ở nữ, trừ nhóm tuổi ≥ 65, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). 56,2% 43,8% 18 3.2.3. Phân độ tăng huyết áp Biểu đồ 3.2: Phân độ tăng huyết áp Nhận xét: THA độ I chiếm phần lớn (43,8%) trong số những ngƣời hiện mắc THA, THA độ II và III chiếm lần lƣợt là 40,8% và 15,4%. Đã đƣợc điều trị THA Đã đƣợc chẩn đoán, chƣa đƣợc điều trị Chƣa đƣợc chẩn đoán Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ đối tượng mắc THA đã được chẩn đoán, điều trị Nhận xét: Phần lớn đối tƣợng THA đều đã biết đƣợc tình trạng bệnh của mình, 82,6% đối tƣợng THA đã đƣợc chẩn đoán, trong đó 20,3% đối tƣợng đã đƣợc tiến hành điều trị. Chỉ có 17,4% đối tƣợng THA chƣa biết về tình trạng bệnh của mình. 43,8% 40,3% 15,4% 17,4% 20,3% 62,3% Thang Long University Library 19 3.3. Tỷ lệ mắc một số yếu tố nguy cơ 3.3.1. Tỷ lệ hút thuốc Nhóm tuổi Nam Nữ Chung 25 - 34 tuổi 50,0 1,1 22,6 35 - 44 tuổi 61,9 1,0 28,4 45 - 54 tuổi 61,0 3,1 29,7 55 - 64 tuổi 44,5 1,4 21,8 ≥ 65 tuổi 39,2 1,3 20,1 Tổng cộng 54,6 1,7 25,7 Bảng 3.3: Tỷ lệ hút thuốc hiện tại theo tuổi) Nhận xét: tỷ lệ hút thuốc hiện tại ở nam cao hơn nhiều lần so với nữ. Tỷ lệ hút thuốc tăng lên ở nhóm tuổi 35 - 54 sau đó giảm xuống ở nhóm tuổi 55 - 64 tuổi và ≥ 65 tuổi. 3.3.2. Tỷ lệ uống rượu Nhóm tuổi Nam Nữ Chung 25 - 34 tuổi 89,6 52,4 68,7 35 - 44 tuổi 91,1 48,7 67,8 45 - 54 tuổi 90 49 67,8 55 - 64 tuổi 86,2 45,9 64,9 ≥ 65 tuổi 79,5 32,7 51,3 Tổng cộng 89,2 49 63,7 Bảng 3.4: Tỷ lệ có uống rượu theo tuổi, giới (%) Nhận xét: tỷ lệ uống rƣợu tính chung là 63,7%, ở nam cao hơn so với nữ ở tất cả các nhóm tuổi. Tỷ lệ uống rƣợu nhìn chung có xu hƣớng giảm dần theo tuổi từ 55 - 64 tuổi và ≥ 65 tuổi. 20 3.3.3. Tỷ lệ béo phì Nhóm tuổi Nam Nữ Chung 25 - 34 tuổi 14,2 5,5 9,3 35 - 44 tuổi 13,0 10,3 11,4 45 - 54 tuổi 13,7 15,0 14,3 55 - 64 tuổi 17,4 18,8 18,0 ≥ 65 tuổi 21,5 22,7 21,8 Tổng cộng 14,6 12,4 13,8 Bảng 3.5. Tỷ lệ béo phì (BMI ≥ 25) theo tuổi, giới (%) Nhận xét: tỷ lệ béo phì tính chung là 13,8%, ở nam và nữ lần lƣợt là 14,6% và 12,4%. Tỷ lệ béo phì có xu hƣớng tăng theo nhóm tuổi ở cả hai giới, tăng nhanh hơn ở nữ so với nam, từ 9,3% ở nhóm tuổi 25 - 34 tuổi lên 18,0% ở nhóm tuổi 55 - 64. Từ nhóm tuổi 45 trở lên, tỷ lệ béo phì ở nữ cao hơn so với nam. 3.4. Một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp 3.4.1. Liên quan giữa tăng huyết áp và một số yếu tố kinh tế xã hội Trình độ Tổng số Tăng huyết áp Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Tiểu học trở xuống 207 61 29,6 Trung học cơ sở 521 109 21,1 Phổ thông trung học 676 123 18,3 Trung học chuyên nghiệp trở lên 1088 168 15,5 Bảng 3.6: Tăng huyết áp theo trình độ học vấn Nhận xét: tỷ lệ mắc THA giảm dần theo trình độ học vấn từ 29,6% ở nhóm có trình độ học vấn tiểu học trở xuống còn 15,5% ở nhóm tốt nghiệp các trƣờng chuyên nghiệp. Thang Long University Library 21 Nghề nghiệp Tổng số Tăng huyết áp Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Công chức, nhân viên văn phòng 779 87 11,2 Công nhân 594 93 15,7 Kinh doanh buôn bán 434 113 26,1 Nội trợ, hƣu trí 484 143 29,7 Khác 209 44 21,3 Bảng 3.7: Tăng huyết áp theo nghề nghiệp Nhận xét: số ngƣời mắc THA cao nhất ở nhóm nội trợ, hƣu trí (29,7%), thấp nhất là nhóm công chức, nhân viên văn phòng (11,2%) và nhóm kinh doanh buôn bán (26,1%). 3.3.2. Liên quan giữa tăng huyết áp và một số yếu tố nguy cơ Tăng huyết áp Có Không Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Uống rƣợu Có 728 19,8 2950 80,2 Không 320 17,8 1492 82,2 Tổng cộng 1048 4442 Bảng 3.8: Tăng huyết áp và uống rượu Nhận xét: Tỷ lệ mắc THA ở những ngƣời có uống rƣợu là 19,8%, cao hơn so với những ngƣời không uống rƣợu (17,8%). 22 Tăng huyết áp Có Không Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Hút thuốc Có 366 25,9 1044 74,1 Không 682 16,71 3398 83,29 Tổng cộng 1048 4442 Bảng 3.9: Tăng huyết áp theo tình trạng hút thuốc lá (%) Nhận xét: tỷ lệ THA ở nhóm đối tƣợng có hút thuốc lá là 25,9%, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với ở nhóm không hút thuốc lá (16,71%). Tăng huyết áp Có Không Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Số lượng (n) Tỷ lệ (%) BMI < 18,5 730 17,5 3982 82,5 18,5 - 23 60 10,4 519 89,6 > 23 83 35,2 188 64,8 Tổng cộng 1048 4442 Bảng 3.10: Tăng huyết áp và chỉ số BMI Nhận xét: tỷ lệ mắc THA tăng theo chỉ số BMI, từ 17,5% ở nhóm đối tƣợng có BMI dƣới 18,5, 12,84% ở nhóm có BMI trung bình (18,5 - 25) và cao nhất là 35,2% ở nhóm đối tƣợng có BMI > 23. Thang Long University Library 23 CHƢƠNG IV - BÀN LUẬN 4.1. Tỷ lệ mắc tăng huyết áp và một số yếu tố nguy cơ tăng huyết áp Trong nghiên cứu của chúng tôi, tổng số 5.490 đối tƣợng đƣợc điều tra, phỏng vấn, đã phát hiện đƣợc 1.048 ngƣời bị THA (chiếm 19,1%). Kết quả này cao hơn so với các nghiên cứu của Phạm Gia Khải và cộng sự ở thành phố Hà Nội năm 1999 (16,05%) [19], nghiên cứu của Hoàng Văn Minh và cộng sự tại huyện Ba Vì, Hà Nội năm 2002 (16,4%) [32]. Khác biệt này một mặt có thể do sự gia tăng tỷ lệ mắc bênh theo thời gian mặt khác cũng có thể do nghiên cứu của tôi đƣợc thực hiện ở Bệnh viện Bạch mai - Hà Nội, vốn có điều kiện kinh tế xã hội phát triển hơn. Tuy vậy tỷ lệ mắc THA trong nghiên cứu của tôi thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Lân Việt tại Đông Anh - Hà Nội năm 2006 (20,5%) [20] và nghiên cứu của Nguyễn Thu Hiền tại Đồng Hỷ - Thái Nguyên năm 2007 (33,3%) [7]. Điều này có thể đƣợc giả thích do sự khác biệt về đối tƣợng nghiên cứu và cách chọn mẫu. Tƣơng tự nhƣ nghiên cứu của Hội Tim mạch học thành phố Hồ Chí Minh (1999), trong nghiên cứu của tôi, đa số những ngƣời mắc THA đều ở mức độ I (43,8%) mặc dù mắc THA độ II và độ III lần lƣợt là 40,3% và 15,4%, cao hơn so với tỷ lệ 27,6% và 18,6% trong nghiên cứu ở thành phố Hồ Chí Minh [33], [34]. Ngoài sự khác biệt về địa dƣ và tập quán, điều này có thể có liên quan với khả năng đƣợc phát hiện, chẩn đoán và điều trị THA. 4.1.1. Giới Xét theo giới, tỷ lệ THA ở nam cao hơn so với nữ (56,2% so với 43,8%). Kết quả của tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Lân Việt (2003) tại Đông Anh - Hà Nội với tỷ lệ mắc THA ở nam là 55,8%, ở nữ là 44,2% [20] và nghiên cứu của Hoàng Văn Minh và cộng sự tại Ba vì (2002) với 58,1% nam và 41,9% nữ bị THA [32]. Tỷ lệ mắc THA ở nam cao hơn so với nữ còn đƣợc ghi 24 nhận ở một số nghiên cứu ở các khu vực khác. Kết quả điều tra y tế quốc gia năm 2001 - 2002 cho thấy tỷ lệ THA ở nam giới là 61,2% và nữ giới là 37,9% [1] hay theo nghiên cứu của Đào Duy An ở thị xã Kon Tum tỷ lệ THA ở nam giới là 65,38%, nữ giới là 34,62% [36]. Các công trình nghiên cứu trên thế giới cũng đều thấy rằng THA gặp ở nam nhiều hơn ở nữ [21], [24] [36]. Trong giới hạn bài nghiên cứu này, tỷ lệ THA ở nam giới cao hơn nữ (56,2% so vớỉ 43,8%) và có nguy cơ mắc bệnh THA ở nam giới cao gấp 1,28 lần nữ giới. Tỷ lệ nam giới mắc THA cao hơn nữ giới đã đƣợc ghi nhận trong nhiều nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về điều này có thể giải thích bởi lối sống của nam giới thích uống rƣợu, hút thuốc hơn nữ giới, tốc độ làm việc cao hơn nữ giới và một vài những nguyên nhân sinh học khác nhau giữa hai giới cũng dẫn tới sự khác biệt này [21],[36]. 4.1.2. Tuổi Xét theo độ tuổi cho thấy tỷ lệ THA tăng dần theo độ tuổi từ 3,6% ở nhóm tuổi 25 - 34 lên 9,6% ở nhóm tuổi 35 - 44, 15,9% ở nhóm tuổi 45 - 54, 26,5% ở nhóm tuổi 55 - 64 và 42,98% ở nhóm tuổi ≥ 65. Mặc dù có sự khác biệt về thời gian và địa điểm nghiên cứu cụ thể song kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Lân Việt tại Đông Anh - Hà Nội năm 2003 với tỷ lệ mắc THA lần lƣợt cho 5 nhóm tuổi tƣơng ứng là 3,7%; 7,1%; 21,7%; 32,7%, 34,8% [20]. Trong nghiên cứu của tôi, nhóm tuổi ≥ 65 tuổi mắc THA cao gấp nhiều lần so với nhóm tuổi 25 - 34. Nhóm 45 - 54 tuổi tỷ lệ THA cao gấp gần 3 lần và nhóm nhóm 35 - 44 tuổi gấp 5 lần so với nhóm 25 - 34 tuổi. Kết quả này cũng phù hợp nghiên cứu của Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt ở vùng đồng bằng Thái Bình: những ngƣời ở độ tuổi từ 55 - 64 tuổi tỷ lệ mắc bệnh THA cao gấp 15,25 lần, tuổi 45 - 54 tỷ lệ mắc bệnh THA cao gấp 9,73 lần những ngƣời có độ tuổi 25 - 34 [19] và nghiên cứu của Nguyễn Lân Việt ở Đông Anh - Hà Nội ở độ tuổi từ 25 - 34 tuổi có tỷ lệ THA từ 3,7% - 7,1%, ở độ tuổi từ 45 - 64 tuổi tỷ lệ THA từ 21,7% - 32,7% Thang Long University Library 25 [20]. Tỷ lệ ngƣời già trong cộng đồng ngày càng tăng và THA cũng thƣờng hay gặp ở nhóm tuổi này. Sự gia tăng tỷ lệ THA theo tuổi có thể là do tình trạng lão hóa. Tuổi già thƣờng đi kèm với sự thay đổi về mặt sinh lý các cơ quan, sự thay đổi về mạch máu với yếu tố xơ vữa động mạch và một vài yếu tố khác làm tăng nguy cơ THA. Nguy cơ TBMMN phối hợp với tỷ lệ THA ở ngƣời già vì thế cũng nhiều hơn so với ngƣời trẻ tuổi. Bên cạnh đó, thời gian phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ lâu dài (hút thuốc lá, uống rƣợu bia đối với năm giới, sự thay đổi của hormone đối với nữ giới hay việc lao động, tập luyện giảm sút khi tuổi tác tăng lên đối với cả hai giới) cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc THA. Đây cũng là điều cảnh báo để bản thân những ngƣời THA hiểu đƣợc bệnh tình sẽ nặng lên theo thời gian nên cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa việc duy trì lối sống lành mạnh và việc tuân thủ điều trị để tránh những biến chứng lâu dài của bệnh. 4.1.3. Phân độ và tỷ lệ đối tượng mắc tăng huyết áp đã được chẩn đoán, điều trị Trong nghiên cứu của tôi, có tới 82,6% những ngƣời THA đã biết về tình trạng bệnh của mình, trong đó có 20,3% đối tƣợng đã đƣợc điều trị và chỉ có 17,4% đối tƣợng chƣa biết về tình trạng bệnh của mình.Kết quả này khá phù hợp so với nghiên cứu của Phạm Gia Khải năm 2000 (21,5%) [19], nghiên cứu của Hoàng Văn Minh năm 2002 (17,4%) [32] và nghiên cứu của Nguyễn Lân Việt năm 2003 (34,6%) [20]. Kết quả này có thể đƣợc giải thích là do sự khác nhau trong nhận thức bệnh tật của ngƣời dân, mối quan tâm về các vấn đề sức khỏe cũng nhƣ mức độ thực hiện công tác truyền thông giáo dục sức khỏe ở mỗi quốc gia, địa phƣơng. Mặc dù tỷ lệ nhận biết bệnh tật nói chung và bệnh THA nói riêng đã bƣớc đầu có những cải thiện theo chiều hƣớng tốt lên so với các nghiên cứu trƣớc nhƣng tỷ lệ không nhận biết đƣợc bệnh tật của mình vẫn còn ở mức cao có lẽ công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh THA trong cộng đồng vẫn chƣa đạt yêu cầu 26 và cần có sự tiến bộ hơn nữa trong công tác này. Trong số những ngƣời đƣợc chẩn đoán THA có 20,3% đã từng đƣợc điều trị. Nếu tính tỷ lệ ngƣời bệnh bị THA có điều trị thƣờng xuyên thì con số còn thấp hơn nữa. Theo nghiên cứu của Phạm Gia Khải, tại địa bàn Hà Nội, tỷ lệ ngƣời dân THA đƣợc điều trị thƣờng xuyên là 27,09% [19]. Nghiên cứu của Hoàng Văn Minh và cộng sự tại Ba Vì (2002) tỷ lệ này là 36,73% [32]. Một nghiên cứu khác của tác giả Chu Hồng Thắng tại Thái Nguyên thì tỷ lệ này là 42% [37]. 4.1.4. Các yếu tố nguy cơ tăng huyết áp Về các yếu tố nguy cơ bệnh THA nói riêng và các bệnh không lây nhiễm nói chung, kết quả nghiên cứu cho thấy có 25,7% ngƣời trƣởng thành có hút thuốc hiện tại. Tƣơng tự nhƣ các nghiên cứu trƣớc đó [38], tỷ lệ hút thuốc ở nam (54,6%), cao hơn nhiều so với ở nữ (1,7%). Nhiều nghiên cứu đã cho thấy hút thuốc, đặc biệt là với lƣợng thuốc lớn và trong thời gian dài làm tăng nguy cơ mắc THA. Chính tỷ lệ hút thuốc cao ở nam có thể là một trong những nguyên nhân lý giải cho tỷ lệ mắc THA ở nam cao hơn so với nữ. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ hút thuốc ở nhóm tuổi 25-34 và 55-64 thấp hơn so với 2 nhóm tuổi ở giữa từ 35-54 tuổi. Tỷ lệ có uống rƣợu ở ngƣời trƣởng thành là 74,21%; cũng nhƣ một số nghiên cứu khác [39], tỷ lệ này ở nam cùng cao hơn so với nữ song sự khác biệt giữa hai giới không lớn nhƣ trong trƣờng hợp hút thuốc. Tỷ lệ này cũng có xu hƣớng giảm dần theo tuổi. Trong khi đó, tỷ lệ béo phì tính chung ở nam và nữ lần lƣợt là 7,2% và 7,5% và có xu hƣớng tăng theo nhóm tuổi, tăng nhanh hơn ở nữ so với nam. Từ nhóm tuổi 45 trở lên, tỷ lệ béo phì ờ nữ bắt đầu cao hom so với nam. Kết quả này tƣơng đƣơng với một nghiên cứu trƣớc đó của Viện Dinh dƣỡng [40]. Thang Long University Library 27 4.2. Một số yếu tố liên quan tới tăng huyết áp 4.2.1. Yếu tố kinh tế xã hội Tỷ lệ THA ở các đối tƣợng có trình độ học vấn đại học và sau đại học trong nghiên cứu của chứng tôi là thấp nhất (15,5%). Đối tƣợng có trình độ học vấn tiểu học trở xuống có tỷ lệ THA cao nhất (29,6%), tỷ lệ THA giảm dần theo sự tăng dần của trình độ học vấn. Tuy nhiên sự khác biệt chỉ xảy ra rõ rệt giữa nhóm học vấn tiểu học và nhóm có học vấn đại học, sau đại học. Bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội nằm ở khu vực trung tâm nội thành nên trình độ dân trí khá cao, tỷ lệ đối tƣợng học vấn thấp (tiểu học, THCS) chiếm tỷ lệ khá nhỏ so vơi cảc nhóm khác. Tuy vậy, chúng tôi cũng nhận thấy xu hƣớng giảm dần tỷ lệ mắc THA trong nhóm học vấn cao dần. Kết quả nghiên cứu của tôi có sự khác biệt với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Lân Việt (2007): tỷ lệ THA ở các đối tƣợng có trình độ học vấn mức đại học và sau đại học là cao nhất 40,0%, các cấp học tiểu học, THCS, phổ thông trung học (PTTH) cũng dao động từ 14,1% đến 27,2% [20]. Với trình độ dân trí chung cao cùng công tác truyền thông khá tốt, ngƣời dân đƣợc cập nhật thông tin về phòng chống bệnh nên đối tƣợng có học vấn càng cao tỷ lệ mắc bệnh càng thấp. Nghiên cứu của Nguyễn Lân Việt với một quận ngoại thành các yếu tố khác, của kinh tế xã hội, cơ cấu lao động địa lý... thì có thể nhóm có học vấn cao là nhóm lao động trí óc, ít vận động thể lực, stress nhiều hơn sẽ mắc THA cao hơn so với các nhóm ngƣời dân lao động chân tay có thể giải thích cho điều này, mặt khác có lẽ do việc tuyên truyền giáo dục sức khoẻ còn chƣa đồng đều giữa mỗi địa phƣơng. Nghiên cứu của chúng tôi tƣơng đƣơng với nghiên cứu của Hoàng Văn Minh và cộng sự tỷ lệ THA ở nhóm học dƣới tiểu học là 30,9%, PTTH trở lên là 17,5% [32]. Nghiên cửu tỷ lệ THA theo nghề nghiệp cho thấy nhóm cán bộ công chức nhân viên văn phòng có tỷ lệ THA thấp nhất (11,2%), ngƣợc lại nhóm nội trợ, về 28 hƣu chiếm tỷ lệ cao nhất (29,7%). Kết quả nghiên cứu của tôi thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Lân Việt tại Hà Nội: tỷ lệ THA ở nhóm hƣu trí lả 43,1% [20]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Loan ở đồng bào dân tộc thiểu sổ vùng núi phía Bắc, Việt Nam thỉ tỷ lệ nhân viên văn phòng bị THA là 13,2% tƣơng đƣơng với nghiên cứu của chúng tôi [41]. Nghiên cứu của Phạm Gia Khải tại địa bàn thành phổ Hà Nội thì tỷ lệ THA ở nông dân 18,07%, công nhân là 13,72%, buôn bán là 22,01% [19], có sự khác biệt giữa các nhóm nghề nghiệp so với nghiên cứu của chúng tôi. Tỷ lệ mắc THA ở nhóm nội trợ, về hƣu cao gấp 2,57 lần so với nhóm công chức, nhân viên văn phòng. Đối tƣợng nội trợ, hƣu trí là những ngƣời ở độ tuổi cao và có tỷ lệ THA cao nhất nên phù hợp với kết quả thu đƣợc trong nghiên cứu này. Công chức, nhân viên văn phòng là những ngƣời có trình độ học vấn, có hiểu biết về sức khỏe và bệnh tật nên có ý thức phòng tránh những yếu tố phơi nhiễm, biết cách chăm sóc giữ gìn sức khỏe. 4.2.2. Yếu tố nguy cơ Trong phạm vi của bài nghiên cứu, tỷ lệ mắc THA ở nhóm có hút thuốc lá là 25,9% cao hơn so với tỷ lệ tƣơng ứng ở nhóm không hút thuốc (16,7%). Nicotin có trong thuốc lá kích thích hệ thần kinh giao cảm làm co mạch ngoại vi gây THA, hút một điếu thuốc lá, HATT có thể tăng lên tới 11 mmHg, HATTr tăng lên tới 9 mmHg, kéo dài 20 - 30 phút, hút nhiều có thể có căn THA kịch phát nguy hiểm. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian cũng nhƣ nhân lực và tài lực nên bài nghiên cứu này chỉ mới đề cập đến tình trạng hút thuốc hiện tại chứ chƣa đề cập đến mức độ và thời gian hút, vốn cũng là một trong những yếu tố có liên quan nhiều đến nguy cơ mắc THA. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tỷ lệ THA ở những ngƣời uống rƣợu là 19,8%, cao hơn so với tỷ lệ 17,8% ở ngƣời không uống rƣợu, tuy nhiên sự chênh lệch của hai nhóm này không có sự khác biệt nhiều. Trong khi đó theo một vài nghiên cứu trƣớc đây thì thói quen uống rƣợu có nguy cơ mắc bệnh THA cao gấp Thang Long University Library 29 1,72 lần không uống [20], nghiên cứu của Nguyễn Thị Loan (1999) uống rƣợu mắc THA cao gấp 8,66 lần [41]. Tƣơng tự nhƣ thói quen hút thuốc, trong nghiên cứu này tôi mới chỉ đề cập đến tình trạng có uống rƣợu hay không chứ chƣa đề cập đến tần suất và thời gian uống rƣợu. Mối liên quan giữa thừa cân, béo phì với THA đƣợc thể hiện rõ trong bài nghiên cứu của tôi. Tỷ lệ THA ở những ngƣời béo phì là 35,2%, cao hơn so với ngƣời bình thƣờng (17,5%). Kết quả này tƣơng đƣơng với một nghiên cứu dịch tễ học về THA của quần thể ngƣời trƣởng thành ở Venezuela cho thấy ngƣời có BMI>25 có nguy cơ THA gấp 2 lần với ngƣời có BMI<25 (47,6% so với 24,2%). Ở Việt Nam so sánh với một số kết quả nghiên cứu trƣớc đây: theo Nguyễn Lân Việt ở Đông Anh - Hà Nội: tỷ lệ THA ở nhóm béo phì là 28,27%, nhóm không béo phì là 18,51%, khá gần với kết quả nghiên cứu của tôi. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Quýnh cho thấy tỷ lệ THA ở ngƣời béo phì là 29,4% ở ngƣời có BMI bình thƣờng là 23,7% [42]. Kết quả nghiên cứu của Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt ở vùng đồng bằng Thái Bình cho thấy nguy cơ THA ở ngƣời béo phì gấp 2,87 lần so với những ngƣời có BMI bình thƣờng [19]. Qua đây, có thể thấy, nghiên cứu trên các địa bàn khác nhau tuy cho các tỷ lệ THA và béo phì khác nhau nhƣng nhìn chung tỷ lệ THA ở nhóm béo phì cao hơn hẳn với nhóm không béo phì và mức độ béo phì tăng đi kèm với tỷ lệ THA cũng tăng theo. Mặc dù theo từng vùng khác nhau tỷ lệ mắc THA và sự liên quan giữa THA và các yếu tố trên là khác nhau nhƣng các yếu tố nguy cơ đều giống nhau: thói quen hút thuốc lá, lạm dụng rƣợu bia, tình trạng béo phì, ít vận độngChính vì vậy, theo tôi cần phải có một chiến lƣợc truyền thông giáo dục sức khỏe để hạn chế, giảm đến mức tối thiểu sự ảnh hƣởng của các yếu tố nguy cơ này để phòng bệnh THA tại cộng đồng. Nhƣ vây, ta có thể thấy bệnh THA đã nhanh chóng gia tăng theo thời gian ở nƣớc ta. Bệnh THA là một thách thức quan trọng, không những ở nƣớc ta mà còn 30 trên thế giới, do đó cần ƣu tiên công tác dự phòng, phát hiện và kiểm soát THA. Bên cạnh việc hƣớng dẫn đội ngũ y bác sĩ xác định tình trạng THA, đánh giá toàn diện các yếu tố nguy cơ và lựa chọn thuốc tối ƣu nhằm đạt HA mục tiêu thì công tác giáo dục sức khỏe nhằm tuyên truyền sâu rộng trong ngƣời dân những kiến thức về bệnh, các biến chứng nguy hiểm mà THA gây ra với các cơ quan đích cũng nhƣ cách thức giảm thiểu tối đa các nguy cơ gây THA là vô cùng quan trọng về mặt lâu dài, đặt ra nhiệm vụ nặng nề cho ngƣời thầy thuốc và Chính phủ trong thời gian tới. Vì tất cả những lý do trên bệnh THA cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu, nhất là đƣa ra những mô hình can thiệp phòng, quản lý và điều trị bệnh THA ở cộng đồng càng sớm càng tốt. Hiện nay các hoạt động phòng chống THA chỉ mới tập trung chủ yếu ở các cơ sở y tế, chúng ta chƣa có hệ thống quản lý và dự phòng hiệu quả đối với bệnh THA tại cộng đồng. Công tác tuyên truyền cho ngƣời dân hiểu về bệnh còn chƣa sâu rộng, việc đào tạo bồi dƣỡng cán bộ, điều tra dịch tễ còn nhiều hạn chế. Chúng ta còn chƣa có một nghiên cứu đầy đủ về thực trạng THA và các yếu tố nguy cơ để làm cơ sở cho các nghiên cứu can thiệp dự phòng và kiểm soát các yếu tố nguy cơ THA tại cộng đồng. Thang Long University Library 31 KẾT LUẬN Qua điều tra 1.875 bệnh nhân đang điều trị tại Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu tại Bệnh viện Bạch mai từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2013, tôi rút ra một số kết luận nhƣ sau: 1. Tỷ lệ mắc tăng huyết áp và một số nguy cơ − Tỷ lệ THA ở bệnh nhân từ độ tuổi 25 - ≥ 65 là 19,1%, ở nam cao hơn nữ (56,2% và 43,8%). Tỷ lệ THA tăng dần theo nhóm tuổi ở cả hai giới, thấp nhất ở nhóm tuổi 25 - 34 tuổi (3,6%) và cao nhất ở nhóm tuổi ≥ 65 tuổi (44,3%%). − Có đến 82,6 % ngƣời hiện mắc THA biết về tình trạng bệnh của mình, trong đó có 20,3% đã đƣợc điều trị. − Có 54,6% nam giới và 1,7% nữ giới trƣởng thành có hút thuốc hiện tại. Tỷ lệ uống rƣợu ở nam và nữ lần lƣợt là 89,2% và 49%. Tỷ lệ béo phì ở nam giới là 14,6% và ở nữ giới là 12,4%. 2. Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến tăng huyết áp − THA giảm dần theo học vấn, cao nhất ở nhóm tốt nghiệp tiểu học (29,6%) và thấp nhất ở nhóm đối tƣợng tốt nghiệp các trƣờng chuyên nghiệp (15,5%). − Tỷ lệ THA cao nhất ở nhóm ngƣời làm nội trợ và hƣu trí với tỷ lệ 29,7%. − Nguy cơ THA ở ngƣời béo phì cao hơn so với ngƣời bình thƣờng với tỷ lệ tƣơng ứng là 35,2% và 17,5%. 32 KHUYẾN NGHỊ Dựa trên kết quả của cuộc nghiên cứu, để góp phần làm giảm tỷ lệ THA và các yếu tố nguy cơ ở cộng đồng tôi xin đƣợc đƣa ra các khuyến nghị nhƣ sau: 1. Tăng cƣờng tuyên truyền thay đổi kiến thức, thái độ, hành vi của ngƣời dân đối với bệnh THA, nhất là trong việc phòng tránh các tác hại của rƣợu bia, thuốc lá, béo phì và một số yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm khác. 2. Đẩy mạnh các chƣơng trình điều tra sàng lọc nhằm phát hiện sớm bệnh THA từ đó lập kế hoạch quản lý, theo dõi và điều trị thƣờng xuyên bệnh nhân THA ngay tại tuyến y tế cơ sở. Thang Long University Library 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Tổ chức y tế thế giới (2003). Khuyến cáo cập nhật điều trị tăng huyết áp, bài dịch của Th.s Đào Văn An. Nhà xuất bản y học Việt Nam. 2. Bộ y tế (2006). Tài liệu hướng dẫn đào tạo cán bộ chăm sóc sức khoè ban đầu về phòng chống một số bệnh không lây nhiễm. Nhà xuất bản Y học. 3. Phạm Gia Khải (2003). Sự phát triển của bệnh tăng huyết áp và các yếu tổ nguy cơ ở nước ta. Tạp chí Thông tin Y dƣợc. 1,19-20. 4. Phạm Tử Dƣơng (2007). Bệnh tăng huyết áp. Nhà xuất bản Y học. 17-47 5. Nguyễn Thu Hiền, Dƣơng Hồng Thái, Phạm Kim Liên (2007). Bước đầu tìm hiểu thực trạng bệnh tăng huyết áp tại xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, (47), tr. 629-633. 6. Nguyễn Huy Dung (2005). 22 bài giảng chọn lọc Nội khoa Tim mạch - Nhà xuất bản Y học. 81-88. 7. Nguyễn Văn Nhƣơng (2008). Ăn uống và điều trị bệnh cao huyết áp. Nhà xuất bản Thanh niên. 17-19. 8. Vũ Đình Hải (2008). Đề phòng và chữa tăng huyết áp nên sống thế nào. Nhà xuất bản Y học. 11 - 15. 9. Bộ môn Nội tổng hợp, Trƣờng Đại học Y Hà Nội (2007). Bệnh học nội khoa. Nhà xuất bàn Y học. 10. Lý Ngọc Kính (2004). Các bệnh liên quan tới thuốc lá và cách phòng ngừa. Nhà xuất bản Y học. 25-27. 11. Đào Duy An (2005). Cải thiện tình trạng nhận biết, điều trị và kiểm soát tăng huyết ảp: thách thức và vai trò truyền thông - Giáo dục sức khỏe. Tạp chí tim y học Việt Nam. 12, 36-47. 12. Tổ chức y tế thế giới (1992). Xử trí bệnh lảng huyết áp, bài dịch của Trần 34 Đỗ Trinh và cộng sự. Nhà xuất bản Y học và Viện tim mạch học Việt Nam. 13. Nguyễn Thị Dung (2000). Nhận xét về 1160 bệnh nhân tăng huyết áp điều trị nội trú tại Bệnh viện Việt Tiệp - Hải Phòng. Tạp chỉ Y học Việt Nam. 3, 24-29. 14. Phạm Gia Khải (2000). Đặc điềm dịch tề học bệnh tảng huyết áp tại Hà Nội. Tạp chí Tìm mạch học sổ 21. 258—282. 15. Nguyễn Lân Việt (2006). Nghiên cứu xác định tỷ lệ tăng huyết áp và một sô yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp của nhân dân xã Xuân - Đông Anh - Hà Nội. Tạp chi nghiên cứu Y học. 1,83-89. 16. Trần Đỗ Trinh (1989). Bệnh tăng huyết áp trong cộng đồng, điều tra dịch tễ học bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam. Đề tài tăng huyết áp I&II, Khoa tim mạch TW bệnh viên Bạch Mai phát hành. 42-44. 17. Bộ Y tế (2003). Báo cáo kết quả điều tra y tế quốc gia. Nhà xuất bản Tông cục thống kê Việt Nam. 18. Nguyễn Thị Minh Tâm và Nguyễn Thị Trúc (2003). Điều tra tình hình tăng huyết áp ở người trên 18 tuổi tại tỉnh Tiền Giang. Hội tim mạch học thành phố Hồ Chí Minh, kỷ yếu tóm tắt báo cáo khoa học hội nghị khoa học tim mạch phía Nam lần thứ VI (22-23-24 tháng 4-2003). 62,72 19. Phạm Gia Khải và Nguyễn Lân Việt và cộng sự (2003). Tần suất tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam 2001 - 2002. Tạp chí Tim mạch học. 33, 9-34. 20. Tổng cục Thống kê Việt Nam (2010). Niên giám thống kê Hà Nội 2010. 21. Đinh Hoàng Việt (2006). Tăng huyết áp người cao tuổi ở Cần thơ vả một số yếu tố liên quan. Luận văn thạc sĩ y học, trƣờng đại học Y Dƣợc Cần Thơ. 22. Hội tim mạch học TPHCM (1999). Các hướng dẫn của Hội tăng huyết áp Quốc tế - Tồ chức Y tế Thế giới năm 1999. Chuyên đề tăng huyết áp - Thang Long University Library 35 Tạp chí Y học Việt Nam. 12, 2-8. 23. Đào Duy An (2003). Điều tra ban đầu chỉ sổ huyết áp và tỷ lệ tăng huyết áp ở người dân tộc thiểu số thị xã Kontum. Tạp chí tim mạch học Việt Nam. 35,47-50. 24. Chu Hồng Thắng (2008). Nghiên cứu thực trạng bệnh tăng huyểt áp và rối loạn chuyển hóa ở người tăng huyết áp tại xã Hòa Thượng, Đồng Hỷ, Thái Nguyên. Luận văn thạc sĩ y học, trƣờng đại học Y Dƣợc Thải Nguyên. 25. Viện Dinh dƣỡng quốc gia (2010). Kết quả điều tra thừa cân - béo phì và một số yếu tố liên quan ở người Việt Nam 25-64 tuổi. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ 26. Nguyễn Thị Loan (1999). Nghiên cứu bệnh tăng huyểt áp và mộc số yếu tố nguy cơ ở đồng bào dân tộc thiểu số. Luận văn Thạc sĩ, Đại hoc Y Hà Nội. 31-35. 27. Nguyễn Văn Quýnh (2003). Mối liên quan giữa thời gian phát hiện bệnh và quá trình điều trị với các biến chứng của tăng huyết áp nguyên phát. Tạp chí Y học thực hành. 9, 30 - 33. B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH 28. WHO (2002). Word Health Report Geneva 2003. 29. Collins R, W.M African - American women and men at high and low risk for hypertension: a signal detection analysis of NHANES III, 1994 - 1998, Prev Med 2113 - m pp. 30. World Health Organization (2005). Preventing chronic diseases avital investment 28-29. 31. Perticone F, et al. (2008). Endothelial dysfunction and C-reactive protein are risk factors for diabetes in essential hypeitension. Department of Experinental and Clinical Medicine G. Salvatore, University Magna Graecia of Catamaro, Catamaro, Italy, Epub Oct 10, Diabetes Jan; 57(1): 167-71. 36 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1 CHƢƠNG I - TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 3 1.1. Định nghĩa, phân loại và triệu chứng tăng huyết áp ........................................... 3 1.1.1. Định nghĩa tăng huyết áp ................................................................................. 3 1.1.2. Phân độ tăng huyết áp ...................................................................................... 3 1.1.3. Triệu chứng của bệnh THA ............................................................................. 4 1.1.4. Tổn thƣơng cơ quan đích trong tăng huyết áp ................................................. 5 1.2. Gánh nặng bệnh tật do tăng huyế áp ................................................................... 6 1.3. Một số yếu tố liên quan tới tăng huyết áp ........................................................... 7 1.3.1. Các yếu tố không thay đổi đƣợc ...................................................................... 7 1.3.2. Các yếu tố có thể thay đổi đƣợc ....................................................................... 7 1.4. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam ............................................. 9 1.4.1. Trên thế giới ..................................................................................................... 9 1.4.2. Ở Việt Nam .................................................................................................... 10 1.5. Điều trị bệnh tăng huyết áp ............................................................................... 11 CHƢƠNG II - ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 13 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................................... 13 Thang Long University Library 37 2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................... 13 2.1.2. Chọn mẫu nghiên cứu .................................................................................... 13 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 13 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................... 13 2.2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin ..................................................................... 13 2.2.3. Biến số nghiên cứu ......................................................................................... 14 2.2.4. Xử lý số liệu ................................................................................................... 14 2.2.5. Sai số và khống chế sai số ............................................................................. 14 2.2.6. Đạo đức nghiên cứu ....................................................................................... 15 CHƢƠNG III - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 16 3.1. Thông tin chung của đối tƣợng nghiên cứu ...................................................... 16 3.2. Tỷ lệ mắc tăng huyết áp .................................................................................... 17 3.2.1. Tỷ lệ tăng huyết áp theo giới ......................................................................... 17 3.2.2. Tỷ lệ tăng huyết áp theo nhóm tuổi ............................................................... 17 3.2.3. Phân độ tăng huyết áp .................................................................................... 18 3.3. Tỷ lệ mắc một số yếu tố nguy cơ ...................................................................... 19 3.3.1. Tỷ lệ hút thuốc ............................................................................................... 19 3.3.2. Tỷ lệ uống rƣợu .............................................................................................. 19 3.3.3. Tỷ lệ béo phì .................................................................................................. 20 38 3.4. Một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ....................................................... 20 3.4.1. Liên quan giữa tăng huyết áp và một số yếu tố kinh tế xã hội ...................... 20 3.3.2. Liên quan giữa tăng huyết áp và một số yếu tố nguy cơ ............................... 21 CHƢƠNG IV - BÀN LUẬN ................................................................................... 23 4.1. Tỷ lệ mắc tăng huyết áp và một số yếu tố nguy cơ tăng huyết áp .................... 23 4.1.1. Giới ................................................................................................................ 23 4.1.2. Tuổi ................................................................................................................ 24 4.1.3. Phân độ và tỷ lệ đối tƣợng mắc tăng huyết áp đã đƣợc chẩn đoán, điều trị .. 25 4.1.4. Các yếu tố nguy cơ tăng huyết áp .................................................................. 26 4.2. Một số yếu tố liên quan tới tăng huyết áp ......................................................... 27 4.2.1. Yếu tố kinh tế xã hội ...................................................................................... 27 4.2.2. Yếu tố nguy cơ ............................................................................................... 28 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 31 KHUYẾN NGHỊ ...................................................................................................... 32 Thang Long University Library 39 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Phân độ THA theo WHO và theo JNC VII ......................................... 3 Bảng 1.2. Phân loại tình trạng dinh dƣỡng theo IDI/WPRO ................................ 8 Bảng 3.1: Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu ........................................ 16 Bảng 3.2: Tỷ lệ mắc tăng huyết áp theo nhóm tuổi và giới ................................ 17 Bảng 3.3: Tỷ lệ hút thuốc hiện tại theo tuổi) ................................................... 19 Bảng 3.4: Tỷ lệ có uống rƣợu theo tuổi, giới (%) ............................................. 19 Bảng 3.5. Tỷ lệ béo phì (BMI ≥ 25) theo tuổi, giới (%) .................................... 20 Bảng 3.6: Tăng huyết áp theo trình độ học vấn ............................................... 20 Bảng 3.7: Tăng huyết áp theo nghề nghiệp ..................................................... 21 Bảng 3.8: Tăng huyết áp và uống rƣợu ........................................................... 21 Bảng 3.9: Tăng huyết áp theo tình trạng hút thuốc lá (%) ................................. 22 Bảng 3.10: Tăng huyết áp và chỉ số BMI ........................................................ 22 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu .................................... 17 Biểu đồ 3.2: Phân độ tăng huyết áp ................................................................ 18 40 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, hoàn thành khoá luận tốt ngiệp, tôi đã nhận đƣợc sự dạy bảo, giúp đỡ và động viên hết sức tận tình của các thầy cô, gia đình và bạn bè. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS Phạm Thị Minh Đức- Trƣởng khoa Điều dƣỡng Trƣờng Đại học Thăng Long đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khoá luận. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn Th.s Bs. Trần Minh Thảo ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn, trực tiếp giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khoá luận. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong Bộ môn Điều dƣỡng Trƣờng Đại học Thăng Long đã tận tình chỉ bảo, dìu dắt, trang bị kiến thức và đạo đức nghề nghiệp của ngƣời thầy thuốc cũng nhƣ giúp đỡ tôi trong học tập và hoàn thành khoá luận này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo Đại học Thăng Long đã tạo điều kiện cho phép và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận. Tôi vô cùng biết ơn bố mẹ và những ngƣời thân yêu, những ngƣời bạn đã luôn ở bên tôi, động viên giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận. Tôi xin chân thành cảm ơn Hà Nội, tháng 11 năm 2013 Sinh viên Vƣơng Quốc Trung Thang Long University Library 41 DANH MỤC VIẾT TẮT BMI Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index) HA Huyết áp HATT Huyết áp tâm thu HATTr Huyết áp tâm trƣơng IDI/WPRO Hiệp hội đái tháo đƣờng châu Á/ Tổ chức Y tế thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng TBMMN Tai biến mạch máu não WHO Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization) 42 PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA THU THẬP THÔNG TIN phÇn hµnh chÝnh. Hä vµ tªn: ............................................ Tuæi .......... Giíi tÝnh: Nam  N÷  Tr×nh ®é häc vÊn ............ ...................... NghÒ nghiÖp: .................................... §Þa chØ: ............................................................................................................. PHÇN HáI I. C¸c yÕu tè nguy c¬ 1. TiÒn sö bÖnh - §-îc chÈn ®o¸n m¾c bÖnh THA Cã  Kh«ng  (NÕu chän Cã th× tiÕp tôc tr¶ lêi c©u hái phÝa d-íi. NÕu chän Kh«ng th× chuyÓn sang môc 2) - T¨ng huyÕt ¸p §é 1  §é 2  §é 3  - §· ®-îc ®iÒu trÞ Cã  Kh«ng  2. BÖnh sö - Uèng thuèc th-êng xuyªn Cã  Kh«ng  - Hót thuèc l¸ Cã  Kh«ng  - §T§ Cã  Kh«ng  - T¨ng mì m¸u Cã  Kh«ng  - Tăng Lipid máu Cã  Kh«ng  Thang Long University Library 43 III. PhÇn kh¸m bÖnh. 1. ChØ sè nh©n tr¾c : - ChiÒu cao: ........... cm C©n nÆng .......... kg - Vßng bông ......... cm Vßng m«ng:......... cm BMI ........... 2. Kh¸m toµn th©n: - Tim : TÇn sè .............CK/ph. - NhÞp ®Òu : Cã  Kh«ng  - M¹ch ......................... CK/phót - HuyÕt ¸p .............. mmHg

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfb00196_1243.pdf
Luận văn liên quan