Đề tài Ứng dụng chức năng vẽ đồ thị trong excel để vẽ đồ thị cho các hàm số phổ thông, đồ thị cung cầu, đồ thị stocks, đồ thị parato, đồ thị tần suất

CHƯƠNG I: I. Giới thiệu chung về chủ để của đề tài. EXCEL là một chương trình bảng tính do Microsoft® phát triển. Đây là một chương trình bảng tính được sử dụng rộng rãi nhất. Trong EXCEL có bộ công cụ cho phép người sử dụng tiến hành phân tích dữ liệu thống kê. EXCEL có thể được sử dụng để tổ chức sắp xếp dữ liệu, trình bày dữ liệu, lập bảng, vẽ đồ thị và phân tích thống kê (thống kê mô tả, kiểm định giả thuyết và phân tích hồi qui).Chức năng vẽ đồ thị trong excel giúp trình bày các số liệu khô khan bằng việc vẽ thành các hình ảnh trực quan dễ hiểu như vẽ đồ thị cho các hàm số phổ thông, đồ thị cung cầu, đồ thị stocks, đồ thị parato, đồ thị tần suất .Đồ thị được liên kết với dữ liệu của nó trong bảng tính, do đó khi đổi dữ liệu của nó trong bảng tính, thì lập tức đồ thị của nó cũng thay đổi tương ứng theo.Đồ thị hay biểu đồ có thể được sử dụng để minh họa sự biến động của chuỗi số liệu trong bảng tính. Cho phép nhìn khái quát các đối tượng tiên đoán hướng phát triển trong tương lai. II. Nhu cầu thực tiễn về sản xuất, kinh doanh, quản lý Hiện nay trong sản xuất kinh doanh hay quản lý con người luôn đòi hỏi những yêu cầu thực tế như: xử lý công việc nhanh gọn, chính xác nhưng phải mang lại hiệu quả cao, hạn chế thủ công Vì thế công nghệ thông tin ngày càng được áp dụng rộng rãi.Ứng dụng chức năng vẽ đồ thị trong excel để vẽ các đồ thị như hàm số phổ thông, đồ thị cung cầu, đồ thị stocks, đồ thị parato, đồ thị tần suất là một trong những ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tiễn nhằm đáp ứng những nhu cầu thực tiễn của con người. Vd: Biểu đồ Pareto đem lại lợi ích cho những ai liên quan tới dự án cải tiến. Cụ thể, lợi ích mà tổ chức nhận được đó là sự phân bổ nguồn lực hiệu quả vào vấn đề quan trọng nhất từ đó tạo ra cơ hội cải tiến tốt nhất.Nó cũng là một công cụ trao đổi thông tin hiệu quả để giúp Lãnh đạo cấp cao và những người khác hiểu rõ tại sao bạn ưu tiên chọn triển khai các hoạt động hiện tại và kết quả mong đợi là gì.

doc19 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2892 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ứng dụng chức năng vẽ đồ thị trong excel để vẽ đồ thị cho các hàm số phổ thông, đồ thị cung cầu, đồ thị stocks, đồ thị parato, đồ thị tần suất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KẾ HOẠCH ĐÀ NẴNG KHOA TIN HỌC – NGOẠI NGỮ cd ỨNG DỤNG TIN HỌC Đề tài: Ứng dụng chức năng vẽ đồ thị trong excel để vẽ đồ thị cho các hàm số phổ thông, đồ thị cung cầu, đồ thị stocks, đồ thị parato, đồ thị tần suất. GV: Th.s Huỳnh Thanh Tân Nhóm 3: Trần Thị Luyến Nguyễn văn Lượng Võ Nhật Trung Năm học 2011 - 2012 CHƯƠNG I: Giới thiệu chung về chủ để của đề tài. EXCEL là một chương trình bảng tính do Microsoft® phát triển. Đây là một chương trình bảng tính được sử dụng rộng rãi nhất. Trong EXCEL có bộ công cụ cho phép người sử dụng tiến hành phân tích dữ liệu thống kê. EXCEL có thể được sử dụng để tổ chức sắp xếp dữ liệu, trình bày dữ liệu, lập bảng, vẽ đồ thị và phân tích thống kê (thống kê mô tả, kiểm định giả thuyết và phân tích hồi qui).Chức năng vẽ đồ thị trong excel giúp trình bày các số liệu khô khan bằng việc vẽ thành các hình ảnh trực quan dễ hiểu như vẽ đồ thị cho các hàm số phổ thông, đồ thị cung cầu, đồ thị stocks, đồ thị parato, đồ thị tần suất….Đồ thị được liên kết với dữ liệu của nó trong bảng tính, do đó khi đổi dữ liệu của nó trong bảng tính, thì lập tức đồ thị của nó cũng thay đổi tương ứng theo.Đồ thị hay biểu đồ có thể được sử dụng để minh họa sự biến động của chuỗi số liệu trong bảng tính. Cho phép nhìn khái quát các đối tượng tiên đoán hướng phát triển trong tương lai. Nhu cầu thực tiễn về sản xuất, kinh doanh, quản lý… Hiện nay trong sản xuất kinh doanh hay quản lý con người luôn đòi hỏi những yêu cầu thực tế như: xử lý công việc nhanh gọn, chính xác nhưng phải mang lại hiệu quả cao, hạn chế thủ công…Vì thế công nghệ thông tin ngày càng được áp dụng rộng rãi.Ứng dụng chức năng vẽ đồ thị trong excel để vẽ các đồ thị như hàm số phổ thông, đồ thị cung cầu, đồ thị stocks, đồ thị parato, đồ thị tần suất là một trong những ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tiễn nhằm đáp ứng những nhu cầu thực tiễn của con người. Vd: Biểu đồ Pareto đem lại lợi ích cho những ai liên quan tới dự án cải tiến. Cụ thể, lợi ích mà tổ chức nhận được đó là sự phân bổ nguồn lực hiệu quả vào vấn đề quan trọng nhất từ đó tạo ra cơ hội cải tiến tốt nhất.Nó cũng là một công cụ trao đổi thông tin hiệu quả để giúp Lãnh đạo cấp cao và những người khác hiểu rõ tại sao bạn ưu tiên chọn triển khai các hoạt động hiện tại và kết quả mong đợi là gì. CHƯƠNG II: Tổng hợp kiến thức chung liên quan đến đề tài Sử dụng phần mềm Excel Đồ thị trong excel Giới thiệu đồ thị charts : Biểu đồ là sự biểu diễn các con số, dữ liệu bằng hình ảnh để người đọc nắm bắt thông tin một cách trực quan hơn. Đồ thị có thể được sử dụng để minh hoa sự biến động của chuỗi số liệu trong bảng tính, cho phép nhìn khái quát các đối tượng và tiên đoán hướng phát triển trong tương lai.Trước khi tạo lập đồ thị, cần phải xác định phạm vi dữ liệu tham gia minh hoạ trong đồ thị. Thao tác tạo đồ thị: Chọn phạm vi dữ liệu cần biểu diễn lên đồ thị Chọn lệnh Insert – Chart (hoặc click nút hình đồ thị trên thanh công cụ Xuất hiện: Hộp thoại Chart Wizard - Step 1 of 4 - Chart Type: Tại đây chọn dạng thức đồ thị cần dùng trong danh sách bên trái và chọn một dạng con của nó trong danh sách bên phải và ấn nút Next Hộp thoại Chart Wizard - Step 2 of 4 - Chart Source Data: Tại đây ta khai báo vùng dữ liệu sẽ dùng để tạo đồ thị (Data range). - Phiếu data range: Khai báo dữ liệu nguồn - Data range: Tọa độ khối dữ liệu dùng để vẽ đồ thị - Series range: Chọn dạng đồ thị đọc dữ liệu theo hàng (row) hay cột (column) Phiếu series: Khai báo từng chuỗi dữ liệu trên đồ thị trong đó: Series in: Chứa các chuỗi dữ liệu tham gia đồ thị Values: Tọa độ khối chứa giá trị Name: Tọa độ ô chứa tên của chuỗi dữ liệu Category (X) axis lable: Khối dùng làm nhãn trục X Hộp này khai báo các nội dung về: Tiêu đề của đồ thị (Titles), trục toạ độ (Axes), đường lưới (Gridlines), chú thích (Legend), nhãn (Data Labels), bảng dữ liệu (Data Table)... Khai báo xong ấn nút next để tiếp tục. Hộp thoại chart wizart- step 4 of 4 – chart Location: Khai báo vị trí đặt đồ thị: + As new sheet: Đồ thị được đặt ở một sheet khác với sheet chứa số liệu + As object in: Đồ thị được đặt trên cùng sheet với bảng số liệu Khai báo xong ta ấn nút finish để kết thúc tạo lập đồ thị. 2) Trong khi vẽ đồ thị nhóm có sử dụng các hàm như: Sum,và các phép toán phổ thông trên bảng tính như cộng, trừ, nhân, chia… Về toán học Về các hàm toán phổ thông: Ta nghiên cứu các hàm số, gồm các hàm phương trình b1, b2, b3,… - Kiến thức chung: Hàm số: Cho X, Y là hai tập hợp số, ví dụ tập số thực R, hàm số f xác định trên X, nhận giá trị trong Y là một qui tắc cho tương ứng mỗi số x thuộc X với một số y duy nhất thuộc Y. Ký hiệu  hoặc  hoặc  Với: Tập X gọi là miền xác định. Tập Y gọi là miền giá trị. x gọi là biến độc lập hay còn gọi là đối số. y gọi là biến phụ thuộc hay còn được gọi là hàm số. f(x) được gọi là giá trị của hàm f tại x. - Cách giải các hàm số: Phương trình dạng: ax + b = 0. Kết quả như sau: Phương trình đã cho có một nghiệm duy nhất x =-b/a  Phương trình vô nghiệm. a = 0 và b = 0: Phương trình có nghiệm đúng với mọi x R. Kết luận. Phương trình dạng: Ax2+ bx+c = 0 A = 0: trở về giải và biện luận phương trình một bx + c =0. A ¹0 - Phương trình có hai nghiệm phân biệt - phương trình có một nghiệm kép - phương trình vô nghiệm - Kết luận Note: giải phương trinh bậc hai một ẩn bằng biểu thức thu gọn: Định lý Vi-ét. Hai số x1và x2 là hai nghiệm của phương trình bậc hai: Ax2 + bx + c = 0 khi và chỉ khi chúng thoả mãn hệ thức. Note: Định lí Vi-ét có nhiều ứng dụng quan trọng, chẳng hạn như: 1) Nhẩm nghiệm của phương trình bậc hai; 2) Phân tích đa thức thành nhân tử; Nếu đa thức f(x) = ax2 + bx +c có hai nghiệm x1 và x2 thì nó có thể được phân tích thành nhân tử f(x) = a(x – x1)(x – x2). Về kinh tế:(cung-cầu) ta đã nghiên cứu môn học kinh tế vi mô. Kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu sự sản xuất, phân phối và tiêu dùng các loại hàng hóa và dịch vụ. Nghiên cứu kinh tế học nhằm mục đích giải thích cách thức các nền kinh tế vận động và cách tác nhân kinh tế tương tác với nhau. Các nguyên tắc kinh tế được ứng dụng trong đời sống xã hội, trong thương mại, tài chính và hành chính công, thậm chí là trong ngành tội phạm học, giáo dục, xã hội học, luật học và nhiều ngành khoa học khác. Kinh tế học vi mô: Kinh tế vi mô nghiên cứu các quyết định của các cá nhân và doanh nghiệp và các tương tác giữa các quyết định này trên thị trường. Kinh tế học vi mô giải quyết các đơn vị cụ thể của nền kinh tế và xem xét một cách chi tiết cách thức vận hành của các đơn vị kinh tế hay các phân đoạn của nền kinh tế. Mục tiêu của kinh tế học vi mô nhằm giải thích giá và lượng của một hàng hóa cụ thể. Kinh tế học vi mô còn nghiên cứu các qui định, thuế của chính phủ tác động đến giá và lượng hàng hóa và dịch vụ cụ thể. Chẳng hạn, kinh tế học vi mô nghiên cứu các yếu tố nhằm xác định giá và lượng xe hơi, đồng thời nghiên cứu các qui định và thuế của chính phủ tác động đến giá cả và sản lượng xe hơi trên thị trường. Cung và cầu Lý thuyết cung cầu là nguyên tắc giải thích giá và lượng hàng hóa trao đổi trong một nềnkinh tế thị trường.Trong kinh tế vi mô, nó đề cập đến giá và đầu ra trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Đối với một thị trường hàng hóa cho trước, cầu là số lượng mà mọi người mua tiềm năng chuẩn bị mua tại mỗi đơn vị giá hàng hóa. Cầu được thể hiện bởi một bảng hoặc một đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa giá và lượng cầu. Lý thuyết nhu giả thiết rằng, cá nhân người tiêu dùng suy nghĩ một cách hợp lý, họ lựa chọn số lượng hàng hóa mà họ ưa thích nhất trên cơ sở giá cả, ngân sách và sở thích của họ. Thuật ngữ kinh tế học miêu tả điều này là "tối đa hóa thỏa dụng trong khả năng" (với thu nhập được xem như là khả năng). Quy luật cầu phát biểu rằng, nhìn chung, giá và lượng cầu trong một thị trường xác định là tỷ lệ nghịch. Nói cách khác, với một giá sản phẩm cao hơn, người tiêu dùng có thể và sẵn sàng mua tại mức số lượng hàng hóa thấp hơn (những biến số khác không đổi). Khi giá tăng, quyền của người mua giảm (ảnh hưởng thu nhập) và người mua mua ít hàng hóa đắt tiền hơn (ảnh hưởng thay thế). Các yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến lượng cầu, ví dụ khi thu nhập tăng thì đường cầu dịch chuyển ra ngoài. Cung là mối liên hệ giữa giá của một loại hàng hóa và lượng hàng hóa mà người sản xuất sẵn sàng bán tại mức giá đó. Cung được thể hiện trong một bảng hoặc đường cung. Người sản xuất, giả sử, luôn muốn tối đa hóa lợi nhuận, nghĩa là họ luôn nỗ lực sản xuất tại mức sản lượng đem lại cho họ lợi nhuận cao nhất. Cung thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa giá và lượng cung. Nói cách khác, giá càng cao thì người sản xuất càng muốn bán nhiều hơn. Mô hình cung cầu chỉ ra rằng, giá và lượng hàng hóa thường bình ổn tại mức giá mà ở đó lượng cung bằng lượng cầu. Đó là giao điểm của đường cung và đường cầu, gọi là điểm cân bằng thị trường. Chứng khoán, cổ phiếu. + Phương thức hoạt động: Các nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán. Nguyên tắc trung gian: Mọi hoạt động giao dịch, mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán đều đuợc thực hiện thông qua các trung gian, hay còn gọi là các nhà môi giới. Các nhà môi giới thực hiện giao dịch theo lệnh của khách hàng và hưởng hoa hồng. Ngoài ra, nhà môi giới còn có thể cung cấp các dịch vụ khác như cung cấp thông tin và tư vấn cho khách hàng trong việc đầu tư... Theo nguyên tắc trung gian, các nhà đầu tư không thể trực tiếp thoả thuận với nhau để mua bán chứng khoán. Họ đều phải thông qua các nhà môi giới của mình để đặt lệnh. Các nhà môi giới sẽ nhập lệnh vào hệ thống để khớp lệnh. Nguyên tắc đấu giá: Giá chứng khoán đuợc xác định thông qua việc đấu giá giữa các lệnh mua và các lệnh bán. Tất cả các thành viên tham gia thị truờng đều không thể can thiệp vào việc xác định giá này. Có hai hình thức đấu giá là đấu giá trực tiếp và đấu giá tự động. Đấu giá trực tiếp là việc các nhà môi giới gặp nhau trên sàn giao dịch và trực tiếp đấu giá.Đấu giá tự động là việc các lệnh giao dịch từ các nhà môi giới đuợc nhập vào hệ thống máy chủ của Sở giao dịch chứng khoán. Hệ thống máy chủ này sẽ xác định mức giá sao cho tại mức giá này, chứng khoán giao dịch với khối luợng cao nhất. Nguyên tắc công khai: Tất cả các hoạt động trên thị truờng chứng khoán đều phải đảm bảo tính công khai. Sở giao dịch chứng khoán công bố các thông tin về giao dịch chứng khoán trên thị trường. Các tổ chức niêm yết công bố công khai các thông tin tài chính định kỳ hàng năm của công ty, các sự kiện bất thuờng xảy ra đối với công ty, nắm giữ cổ phiếu của giám đốc, nguời quản lý, cổ đông đa số. Các thông tin càng được công bố công khai minh bạch, thì càng thu hút đuợc nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán. Các nguyên tắc trên đây nhằm đảm bảo cho giá cả chứng khoán đuợc hình thành một cách thống nhất, công bằng cho tất cả các bên giao dịch. Do đó, ở hầu hết các nuớc trên thế giới hiện nay, mỗi nước chỉ có một Sở giao dịch chứng khoán duy nhất (tuy nhiên, người dân mọi miền đất nuớc đều có thể tiếp cận thị trường thông qua các phòng giao dịch của công ty chứng khoán mở tới các điểm dân cư). Một số nước khác còn tồn tại vài Sở giao dịch chứng khoán do lịch sử để lại thì đều nối mạng với nhau hoặc giao dịch những chứng khoán riêng biệt Cổ phiếu là giấy chứng nhận số tiền nhà đầu tư đóng góp vào công ty phát hành. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sử hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. TTGDCK hoặc SGDCK tổ chức giao dịch chứng khoán thông qua hệ thống giao dịch theo 2 phương thức: Phương thức khớp lệnh: là phương thức giao dịch được hệ thống giao dịch thực hiện trên cơ sở khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán của khách hàng theo nguyên tắc xác định giá thực hiện như sau: - Là mức giá thực hiện đạt được khối lượng giao dịch lớn nhất. - Nếu có nhiều mức giá thoả mãn Tiết a nêu trên thì mức giá trùng hoặc gần với giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất sẽ được chọn. - Nếu vẫn có nhiều mức giá thỏa mãn Tiết b nêu trên thì mức giá cao hơn sẽ được chọn. Phương thức thoả thuận: là phương thức giao dịch trong đó các thành viên tự thoả thuận với nhau về các điều kiện giao dịch. UBCKNN qui định cụ thể việc áp dụng các phương thức giao dịch đối với mỗi loại chứng khoán trong từng thời kỳ. Thời gian giao dịch TTGDCK TP.HCM tổ chức giao dịch chứng khoán từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định trong Bộ luật Lao động Thời gian giao dịch trong ngày: Đối với cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư: theo hai phương thức giao dịch khớp lệnh và thỏa thuận: - Giao dịch khớp lệnh: 3 đợt trong ngày Đợt 1: từ 8giờ 20 đến 8 giờ 40 Đợt 2: từ 9giờ10 đến 9giờ30 Đợt 3: từ 10giờ 00 đến 10giờ30 - Giao dịch thỏa thuận: từ 10giờ 30 đến 11giờ00. Đối với trái phiếu: chỉ giao dịch theo phương thức thỏa thuận, từ 8giờ20 đến 11giờ00. Hiểu chung về các đồ thị. 1. Đồ thị Stock Đồ thị dạng Stock có 4 kiểu cho bạn lựa chọn: High-low-close: dùng để minh họa giá cổ phiếu và chỉ yêu cầu 3 chuỗi số liệu được bố trí theo trình tự sau: giá cao nhất, giá thấp nhất và giá đóng cửa. Open-high-low-close: kiểu này yêu cầu 4 chuỗi số liệu được bố trí theo trình tự sau: giá mở cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất và giá đóng cửa. Volume-high-low-close: kiểu này yêu cầu 4 chuỗi số liệu được bố trí theo trình tự sau: khối lượng giao dịch, giá cao nhất, giá thấp nhất và giá đóng cửa. Volume-open-high-low-close: kiểu này yêu cầu 5 chuỗi số liệu được bố trí theo trình tự sau: khối lượng giao dịch, giá mở cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất và giá đóng cửa. 2. Biểu đồ Pareto + Biểu đồ Pareto là gì? Biểu đồ Pareto phản ánh các nguyên nhân gây ra vấn đề được sắp xếp theo các tỷ lệ và mức độ ảnh hưởng tác động của các nguyên nhân đến vấn đề, qua đó giúp bạn đưa ra các quyết định khắc phục vấn đề một cách hữu hiệu, bởi vì bạn biết đâu là những nguyên nhân chủ yếu và quan trọng nhất để tập trung nguồn lực giải quyết. Biểu đồ này được Pareto – nhà kinh tế người Ý đưa ra đầu tiên, sau đó đã được Joseph Juran – một nhà chất lượng người Mỹ - áp dụng vào những năm 1950. Nguyên tắc Pareto dựa trên quy tắc “80 – 20”, có nghĩa là 80% ảnh hưởng của vấn đề do 20% các nguyên nhân chủ yếu. Biểu đồ Pareto được xây dựng theo trình tự các bước sau đây: Xác lập các loại sai hỏng; Xác định yếu tố thời gian của đồ thị (ngày, tuần, tháng, năm …). Chẳng hạn như số liệu về các sai hỏng được thu thập trong cùng thời gian một tháng. Tổng cộng tỷ lệ các sai hỏng là 100%. Tính tỷ lệ % cho từng sai hỏng; Vẽ trục đứng và trục ngang và chia khoảng tương ứng với các đơn vị thích hợp trên các trục; Vẽ các cột thể hiện từng sai hognr theo thứ tự giảm dần, từ trái sang phải; trên đồ thị, độ cao của cột tương ứng với giái trị ghi trên trục đứng. Bề rộng các cột bằng nhau; Viết tiêu đề nội dung và ghi tóm tắt các đặc trưng của số liệu được vẽ trên đồ thị; Phân tích biểu đồ: Những cột cao hơn thể hiện sai hỏng xảy ra nhiều nhất, cần được ưu tiên giải quyết. Những cột này tương ứng với đoạn đường cong có tần suất tích lũy tăng nhanh nhất (hay có độ dốc lớn nhất). Những cột thấp hơn (thường là đa số) đại diện cho những sai hỏng ít quan trọng hơn tương ứng với đoạn đường cong có tần suất tích lũy tăng ít hơn (hay có tốc độ nhỏ hơn). Sử dụng đầu ra của Biểu đồ xương cá làm đầu vào cho Biểu đồ Pareto là cách hay để đạt được tính đồng bộ giữa các hoạt động. + Tại sao Biểu đồ Pareto có ý nghĩa? Biểu đồ Pareto có ý nghĩa bởi nó biểu thị mục tiêu và sự hiểu biết rõ ràng về vấn đề mà bạn cần tập trung ưu tiên giải quyết. Nó giúp bạn tối ưu hóa việc đầu tư tiền bạc và thời gian. 3. Biểu đồ tần suất Biểu đồ tần suất là một dạng biểu đồ cột đơn giản. Nó tổng hợp các điểm dữ liệu để thể hiện tần suất của sự việc. Để thiết lập Biểu đồ tần suất, cần phân đoạn các dữ liệu. Các phân đoạn dữ liệu phải bao hàm toàn bộ các điểm dữ liệu và theo cùng một độ lớn (như: 0.1-5.0, 5.1-10.0, 10.1-15.0, v.v). Khi đã sắp xếp tất cả điểm dữ liệu theo các phân đoạn cụ thể, hãy vẽ trục ngang thể hiện tần suất xuất hiện (số điểm dữ liệu), nó sẽ mô tả trạng thái của sự việc. Nếu quá nhiều điểm dữ liệu, bạn nên sử dụng Biểu đồ phần trăm, nó sẽ giúp thể hiện rõ hơn chiều hướng của sự việc. + Tại sao Biểu đồ tần suất có ý nghĩa? Biểu đồ tần suất có ý nghĩa bởi nó mô tả xu hướng của một lượng dữ liệu lớn ở dạng đơn giản mà không làm mất bất cứ thông tin thống kê nào. Bạn vẫn có thể biết được những tiêu chí thống kê như: giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, độ biến thiên, v.v từ biểu đồ mà không cần xem lại dữ liệu gốc. Biểu đồ tần suất cung cấp cho bạn những thông tin sau: Tâm của dữ liệu (có nghĩa là vị trí) Độ rộng của dữ liệu (có nghĩa là quy mô) Độ lệch của dữ liệu Sự xuất hiện của dữ liệu nằm ngoài Sự xuất hiện của các dạng dữ liệu CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH NHIỆM VỤ Phân tích nhiệm vụ. Gồm những nhiệm vụ sau: Tìm hiểu kiến thức chung về đề tài. + Nghiên cứu về phần mềm excel, phải hiểu biết rõ về phần mềm, các tác dụng của nó. + Từ hiểu biết trên để ứng dụng vào việc vẽ đồ thị cho một cách chính xác và nhanh chóng. + Từ đó ta tìm các nhược điểm để nâng cấp lên một phần mềm hoàn chỉnh trong việc ứng dụng các chức năng. + Thông qua biểu đồ giải thích được những gì biểu hiện trên biểu đồ Nêu các phương án thực hiện khác nhau và so sánh, đánh giá lựa chọn một giải pháp thích hợp. Ngày xưa, trong cuộc sống hằng ngày, việc áp dụng thủ công để ứng dụng làm việc trong nông nghiệp hay công nghiệp thì đa số, nhưng điều này sẽ làm ảnh hưởng tới tiến trình công việc, và với công việc mà phải làm có độ chính xác cao như vẽ biểu đồ, tính toán các thông số …thì phải có độ chính xác và nhanh. Ngày nay với sự khoa học phát triển, các phần mềm vào các việc đó đã lần lượt ra đời, từ đó ứng dụng vào đời sống một cách nhanh chóng, công việc được tăng lên, các hàm tính toán chuẩn, có độ chính xác cao đem lại lợi nhuận cho người sản xuất. Và từ hai phương pháp trên, người dùng sẻ chọn phương pháp mà khoa học đã đem lại lợi ích cho người dung. Và trong bài này chúng ta vẽ đồ thị bằng cách là sử dụng phần mềm excel để vẽ. Nhưng với excel không những đơn giản mà bảng tính càng tự động tính toán công thức nhanh chính xác, vẽ đồ thị tự động bằng cách chọn các công cụ có sẵn. Không những thế mà còn đẹp tạo hình ảnh trực quan dễ hiểu đáp ứng nhu cầu thực tiễn cao. CHƯƠNG IV: THIẾT KẾ VÀ LỰA CHỌN THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN. 1./ Đồ thị Phương trình bậc 1: y1 = 2x + 3 và y2=-3x + 1 x y1 y2 -5 -7 16 5 13 -14 > Cần tìm ít nhất 2 tọa độ điểm Lần lượt cho x một giá trị nào đó rồi tính ra y 2./ Đồ thị Phương trình bậc 2: y1 = x2 - 1 và y2= x2 + 3 x y1 y2 -6 35 39 -3 8 12 0 -1 3 3 8 12 6 35 39 > Cần tìm ít nhất 3 tọa độ điểm Tìm tọa độ đỉnh của đồ thị D(x, y) Sau đó cho thêm 2 giá trị x xung quanh giá trị x của đỉnh vừa tìm) Tọa độ đỉnh phương trình bậc 2: 3./ Đồ thị Phương trình bậc 3: y = x3 x y -9 -729 -6 -216 -3 -27 0 0 3 27 6 216 9 729 > Cần tìm ít nhất 5 tọa độ điểm (Tìm điểm uốn, sau đó cho thêm 4 xung quanh điểm uốn) 4./ Vẽ đồ thị tần suất: Khoảng Tần suất TS tích lũy 0-40 0 0 40-50 5 0.1 50-60 10 0.3 60-70 20 0.7 70-80 10 0.9 80-90 5 1 90-100 0 1 50 Khoảng: Dữ liệu được phân đoạn Các phân đoạn dữ liệu bao hàm toàn bộ các điểm dữ liệu và theo cùng một độ lớn (40-50, 50-60, 60-70, 70-80, 80-90, 90-100). Trục ngang thể hiện tần suất xuất hiện (số điểm dữ liệu), nó sẽ mô tả trạng thái của sự việc. Biểu đồ còn là bằng chứng khách quan để chứng minh cho nhóm làm việc cũng như lãnh đạo về thứ tự ưu tiên cần được giải quyết của chương trình. - Söû duïng haøm SUM coù tham chieáu coá ñònh ñeå thaønh laäp coät TS tích luõy - Veõ ñoà thò B&W column - Ñònh daïng laïi maøu ñoà thò - Chuyeån ñoà thò column thaønh line - Chuyeån ñöôøng taàn suaát tích luõy theo truïc tung thöù 2 5./ Ñoà thò cung caàu Q=10-P (D) Q1=P (S1) Q2=P+2 (S2) P QD QS1 QS2 2 8 2 4 4 6 4 6 6 4 6 8 8 2 8 10 A. Đường cầu: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi giá của hàng hóa tăng lên thì lượng cầu giảm xuống. Nếu p tăng thì q giảm có sự dịch chuyển lên phía trên dọc theo đường cầu Nếu ngược lại thì có sự dịch chuyển xuống phía dưới dọc theo đường cầu Sự dịch chuyển của tất cả các đường câù xảy ra khi có sự thây đổi của cầu do sự thây đổi của các yếu tố khác trừ giá. Nếu các yếu tố khác làm cầu tăng thì đường cầu dịch chuyển sang bên phải Nếu các yếu tố khác tác dụng làm cầu giảm thì ngược lại B. Đường cung: Khi các yếu tố khác không đổi nếu giá của một loại hàng hóa tăng cung càng tăng và ngược lại Đường cung biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cung và giá. Lượng cung được biểu diễn bằng điểm trên đường cung. Khi p thay đổi các yếu tố khác không đổi thì có sự giảm của Qs di chuyển dọc theo đường cung Giá hàng hóa không thay đổi nếu tất cả yếu tố khác thay đổi sẽ làm cho Q(s)dịch chuyển sang trái hoặc phải. 6./ Veõ ñoà thò Stocks Date Open High Low Close 05-Aug-04 100 120 80 110 06-Aug-04 110 140 100 120 07-Aug-04 120 200 100 180 08-Aug-04 180 200 100 120 - Chuù yù thöù töï coät - Ñieàu chænh giaù trò treân truïc ñeå bieåu ñoà roõ hôn Giá cổ phiếu của công ty máy tính Dell Date Khối lượng G_Mở cửa Giá trần Giá sàn G_Đóng cửa 7/18/2002 25,747,800 26.07 26.74 25.9 26.05 7/17/2002 33,386,100 26.73 26.99 25.75 26.34 7/16/2002 37,944,000 25.45 26.98 24.9 26.19 7/15/2002 34,244,700 24.81 25.49 24.12 25.44 7/12/2002 36,616,900 25.46 25.65 24.91 25.03 7/11/2002 38,858,700 23.56 24.181 22.75 23.93 7/10/2002 29,687,100 24.94 25.1 23.58 23.67 7/9/2002 29,692,400 24.53 25.23 23.99 24.74 7/8/2002 23,122,000 25.78 26.17 24.42 24.75 7/5/2002 11,701,600 25.1 26 24.96 25.99 7/3/2002 21,995,300 24.12 24.76 23.65 24.68 7/2/2002 26,389,200 24.8 25 24.38 24.54 7/1/2002 21,323,100 25.99 26.1 25.07 25.16 7./ Ñoà thò Pareto Yeáu toá Taàn soá Taàn soá tích luõy Phaàn traêm tích luõy C 55 55 39% D 40 95 68% B 32 127 91% A 8 135 96% E 5 140 100% Soá quan saùt N 140 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN Trong một xã hội phát triển như ngày nay, yêu cầu của con người đặt ra ngày càng cao, các công việc không những đòi hỏi phải được giải quyết chính xác mà còn phải nhanh chóng. Việc “: Ứng dụng chức năng vẽ đồ thị trong excel để vẽ đồ thị cho các hàm số phổ thông, đồ thị cung cầu, đồ thị stocks, đồ thị parato, đồ thị tần suất.”nhóm đang nghiên cứu cũng vậy. Qua những bước tìm hiểu tài liệu các số liệu và vẽ biểu đồ thì nhóm đã hoàn thiện hơn, tin học hóa được việc biểu diễn đồ thị hay các số liệu kinh tế thay vì trình bày thủ công. Tạo sự thuận lợi nhanh chóng trong việc giảng dạy, cho việc phân tích các thông tin liên quan kinh tế mà bằng hình ảnh trực quan đồ thị đã cho chúng ta thấy và cũng không kém phần chính xác. Bên cạnh đó nhóm vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn, Nhóm chưa thực sự nắm rõ tình hình kinh tế liên quan đến cổ phiếu chứng khoáng hay lượng cung cầu… Chưa nắm rõ cách vẽ đồ thị phức tạp nên còn rất nhiều sai sót cộng thêm vấn đề thời gian và khả năng còn hạn chế. Nhóm rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để cải thiện bài làm tốt hơn, Nhóm xin chân thành cảm ơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docỨng dụng chức năng vẽ đồ thị trong excel để vẽ đồ thị cho các hàm số phổ thông, đồ thị cung cầu, đồ thị stocks, đồ thị parato, đồ thị tần suất.doc