Mục đích: Giúp giáo viên nắm bắt được điểm số của học viên mình trong các lần thi.
Thực hiện: Từ giao diện cửa số khoá học do mình phụ trách, giáo viên click link Điểm ở phía bên trái cửa sổ, một cửa sổ mới hiển thị điểm số đến thời điểm hiện tại của các học viên của khoá học như sau:
118 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3205 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng mã nguồn mở trong hệ thống giáo dục trực tuyến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năng , dể sử dụng và hoạt động ổn định tuy nhiên do là phần mềm thương mại nên chi phí là một vấn đề hạn chế
2.7 So sánh các phàn mềm hổ trợ cho hệ thống giáo dục trực tuyến
Ta có bảng so sánh các phần mềm sau Blackboard , Sakai , EFront, Moodle , Autor , Dokeos
Bảng 4 : so sánh các phần mềm cho hệ thống giáo dục trực tuyến
Moodle
Blackboard
eFont
Sakai
Autor
Dokeos
Hệ điều hành
Unix , Window
Unix , Window
Unix , Window
Unix , Window
Unix , Window
Unix , Window
Loại phần mềm (bản quyền)
GPL
Mã nguồn đóng (là phần mềm thương mại)
CPAL
Educational Community License
GPL
GPL
Ngôn ngữ phát triển
PHP
PHP
Java
PHP
PHP
Tích hợp cơ sở dữ liệu
Oracle.
MS SQL Server.
MySQL.
PostGreSQL.
Oracle.
MS SQL Server.
Oracle.
MS SQL
Server.
MySQL.
MySQL
MySQL
MySQL
Khả năng hổ trợ
Rất tốt
Rất tốt
Cao
Cao
Cao
Cao
Tính năng
Web site xây dựng trên Moodle , hoàn chỉnh
Đầy đủ
Đầy đủ
Các tính năng vẫn còn hạn chế
Đầy đủ
Đầy đủ
Khả năng tích hợp
Rất tốt
Cao
Hạn chế
Trung bình
Trung bình
Trung bình
Tính cộng đồng
Rất cao
Yếu
Yếu
Trung bình
Cao
Trung bình
Mức độ phổ biến
Rất cao
Cao
Yếu
Trung bình
Trung bình
Trung bình
Giao diện
Thân thiện , dễ sử dụng
Thân thiện , dễ sử dụng
Thân thiện , dễ sử dụng
Thân thiện , dễ sử dụng
Thân thiện , dễ sử dụng
Thân thiện
Khả năng phát triển
Rất cao
Cao
Trung bình
Cao
Trung bình
Trung bình
2.8 Kết luận chung và hướng đi cho hệ thống giáo dục trực tuyến
Trong xu thế chung của thời đại nói chung và hệ thống giáo dục trực tuyến , xu hướng sử dụng và phát triển phần mềm nguồn mở OSS (Open Source Software) đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Và trong đó Phần mềm Moodle được áp dụng cho hệ thống giáo dục trực tuyến , Phần mềm nguồn mở nói một cách nôm na là những phần mềm được phân phối một cách tự do kèm theo mã nguồn và người sử dụng được phép sửa đổi những mã nguồn đó theo mục đích cá nhân của mình mà không cần hỏi ý kiến tác giả của nó. Trong khi đó đa số phần mềm thương mại không bán kèm theo mã nguồn. Khái niệm mã nguồn ở đây có thể hiểu là nguyên bản những gì mà người lập trình viên viết ra để cho phần mềm có thể hoạt động. Mã nguồn có dạng văn bản (text) và được dịch ra ngôn ngữ máy dạng nhị phân (chỉ có 0 và 1) bằng các phần mềm biên dịch. Thông thường, nếu không có mã nguồn thì người ta sẽ không thể chỉnh sửa, thay đổi các tính năng của phần mềm đó.
Đã có rất nhiều dự án phần mềm nguồn mở thành công, từ hệ điều hành ( GNU/Linux,FreeBSD), ứng dụng Internet (Apache, Mozilla, BIND, sendmail), ngôn ngữ lập trình (GNU C/C++, Perl, Python, PHP), hệ quản trị cơ sở dữ liệu (PostgreSQL, MySQL) ứng dụng văn phòng (OpenOffice) v.v... Sau đây là một số tính ưu việt của phần mềm nguồn mở nói chung và Moodle nói riêng
- Tính kinh tế. Các phần mềm nguồn mở không thu phí đăng ký sử dụng. Các chi phí khác liên quan đến nhân lực, hỗ trợ phần cứng, đào tạo thường thấp hơn rất nhiều so với việc sử dụng phần mềm thương mại.
- Tính an ninh. Thông thường phần mềm nguồn mở được phát triển dựa trên các chuẩn mở (open standards) có tính ổn định và độ tin cậy cao.
- Tính độc lập. Sử dụng phần mềm làm giảm được sự lệ thuộc vào các nhà cung cấp do các chuẩn mở cũng như mã nguồn được chuyển giao toàn bộ cho người sử dụng.
- Tính giáo dục. Mã nguồn chính là những kiến thức, trí tuệ của nhân loại. Nắm được mã nguồn là nắm được những tri thức quý báu đó.
- Tính kế thừa. Thay vì xây dựng phần mềm từ đầu, phát triển ứng dụng trên cơ sở phần mềm nguồn mở là tận dụng được trí tuệ và thành quả của những người đi trước. Song song với những ưu điểm đã nêu trên, phần mềm nguồn mở cũng có những mặt hạn chế nhất định, cụ thể là:
- Hạn chế về tính kinh doanh. Đa số dự án phần mềm nguồn mở do các chuyên viên kỹ thuật thiết kế để giải quyết các bài toán kỹ thuật là là chính mà xem nhẹ các bài toán kinh doanh.
- Thiếu tính tiện dụng. Các phần mềm nguồn mở thường tập trung vào các tính năng hoạt động mà ít quan tâm đến tính tiện dụng cho người dùng. Vì vậy để lựa chọn được một phần mềm nguồn mở hợp với nhu cầu cho mình là một
công việc không phải dễ dàng. E-Learning cũng không phải là ngoại lệ.
2.9 Lựa chọn phần mềm moodle cho hệ thống giáo dục trực tuyến
Có lẽ cách tốt nhất để lựa chọn phần mềm nguồn mở cho e-Learning là thử cài đặt và sử dụng chúng bởi vì phần lớn các hệ thống mã nguồn mở đều có hướng dẫn rất cụ thể, rõ ràng để làm việc này. Trong quá trình sử dụng thử, cần phải kiểm tra các tính năng của hệ thống xem mức độ phù hợp với nhu cầu của mình đến đâu. Ngoài ra, cũng nên tìm hiểu một số thông số khác, liên quan đến việc phát triển và tương lai sử dụng hệ thống sau này, đó là:
- Tính phổ cập. Tương lai của một hệ thống mã nguồn mở phụ thuộc trực tiếp vào tính phổ cập của nó. Phần mềm nguồn mở càng phổ cập rộng rãi bao nhiêu thì khả năng nó được nâng cấp, hoàn thiện theo thời gian càng nhiều bấy nhiêu.
- Khả năng hỗ trợ các chuẩn mở. Về thực chất có thể nói hỗ trợ các chuẩn mở chính là thước đo chất lượng của phần mềm nguồn mở. Vì thế hệ thống càng hỗ trợ nhiều chuẩn mở sẽ càng có ưu thế hơn về chất lượng cũng như tính phổ cập. Đối với e-Learning, có hai chuẩn mở phổ cập là chuẩn tái sử dụng nội dung ADL SCORM (Sharable Content Object Reference Model) và chuẩn đóng gói nội dung IMS Content Packaging.
- Khả năng bản địa hóa. Phần lớn các hệ thống phần mềm nguồn mở cho phép dễ dàng bản địa hóa về ngôn ngữ, các đại lượng đo lường, ngày tháng v.v... Tuy nhiên cũng có một số ngoại lệ và việc bản địa hóa sẽ gặp nhiều khó khăn.
- Giao diện người dùng. Như đã nhắc tới ở trên, giao diện người dùng là hạn chế của phần mềm nguồn mở. Vì vậy cần chọn những hệ thống mà giao diện cho người sử dụng (đặc biệt là dành cho học viên) rõ ràng, dễ sử dụng.
- Tài liệu hỗ trợ. Các tài liệu hướng dẫn cài đặt, sử dụng và phát triển hệ thống càng đầy đủ và chi tiết bao nhiêu thì việc sử dụng và phát triển hệ thống càng dễ dàng bấy nhiêu. Đặc biệt cần chú ý đến mức độ hướng dẫn trong phần mã nguồn vì yếu tố này sẽ giúp tiết kiệm nhiều công sức, thời gian cho việc chỉnh sửa cũng như phát triển hệ thống sau này.
Chương 3 ứng dụng Moodle trong hệ thống giáo dục trực tuyến
3.1Moodle
3.1.1Khái niệm về moodle
Moodle là một hệ thống quản lý học tập (Learning Management System - LMS hoặc người ta còn gọi là Course Management System hoặc VLE - Virtual Learning Environment) mã nguồn mở (do đó miễn phí và có thể chỉnh sửa được mã nguồn), cho phép bạn tạo ra các khóa học trên mạng Internet hay các website học tập trực tuyến cho các trường học , các tổ chức giáo dục .v.v...
3.1.2 Lịch sử phát triển của moodle
Moodle (viết tắt của Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment) được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas, người tiếp tục điều hành và phát triển chính của dự án. Do không hài lòng với hệ thống LMS/LCMS thương mại WebCT trong trường học Curtin của Úc, Martin đã quyết tâm xây dựng một hệ thống LMS mã nguồn mở hướng tới giáo dục và người dùng hơn. Từ đó đến nay Moodle có sự phát triển vượt bậc và thu hút được sự quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới và ngay cả những công ty bán LMS/LCMS thương mại lớn nhất như BlackCT (BlackBoard + WebCT) cũng có các chiến lược riêng để cạnh tranh với Moodle.
Hiện trạng sử dụng moodle trên thế giới và ở Việt Nam
Moodle hiện đang được sữ dụng một cách rộng rãi và tin cậy , hiện tại có trên 40000 web site đang hoạt động (thống kê tại moodle.org) . Trên thế giới hiện có trên 200 quốc gia đã và đang sử dụng Moodle, và hiện tại Moodle đã được dịch ra 75 ngôn ngữ khác nhau. Có trên 3 triệu người đã đăng kí tham gia cộng đồng Moodle (moodle.org) và sẵn sàng giúp bạn giải quyết khó khăn. Nếu bạn cần sự giúp đỡ chuyên nghiệp về cài đặt, hosting, tư vấn sử dụng Moodle, phát triển thêm các tính năng mới, và tích hợp Moodle với các hệ thống đã có trong trường (hoặc tổ chức) của bạn, bạn có thể chọn cho mình một trong các công ty uứng dụng và phát triển Moodle ( hiện có trên 30 công ty).
Cộng đồng Moodle Việt Nam được thành lập tháng 3 năm 2005 với mục đích xây dựng phiên bản tiếng Việt và hỗ trợ các trường triển khai Moodle. Từ đó đến nay, nhiều trường đại học, tổ chức và cá nhân ở Việt Nam đã dùng Moodle. Có thể nói Moodle là một trong các LMS thông dụng nhất tại Việt Nam. Cộng đồng Moodle Việt Nam giúp bạn giải quyết các khó khăn về cài đặt, cách dùng các tính năng, cũng như cách chỉnh sửa và phát triển. Và cộng đồng Moodle Việt Nam được xây dựng bằng chính các công cụ của Moodle
hình 3.1 Số lượng website sử dụng moodle
Bảng thống kê tại moodle.org
Số trang Web được xác nhận sử dụng Moodle là
48.890
Số Quốc gia sử dụng Moodle là
211
Số người tham gia cộng đồng
3.470.819
Số lượng người sử dụng
34.570.176
Số lượng giáo viên
1.247.913
Hình 3.12 Thị phần sử dụng Moodle theo thống kê
3.1.5.Tại sao phải sử dụng moodle
Moodle rất dễ dùng với giao diện trực quan, giáo viên chỉ cần một thời gian ngắn để làm quen và có thể sử dụng thành thạo Moodle. Do giao diện thiết kế sử dụng đơn giản nên giáo viên có thể tự cài và nâng cấp Moodle.
Với các thiết kế dựa trên nền các module nên Moodle cho phép bạn chỉnh sửa giao diện bằng cách dùng các theme có trước hoặc tạo thêm một theme mới cho riêng mình một cách dễ dàng. Do là mã nguồn mở được đưa ra công khai do đó bạn có thể thiết lập lại hệ thống để phù hợp với các yêu cầu của bạn.
Tài liệu hỗ trợ của Moodle rất đồ sộ và chi tiết
Moodle là phần mềm mã nguồn mở sẽ giúp bạn giảm bớt chi phí
Phần mềm LMS (Learning Management System mã nguồn đóng) có thể ảnh hưởng rất sâu đến một trường đại học cho đến mức mà bạn không thể quay lại. Giáo viên quá quen với nó. Sinh viên và các nhân viên khác cũng vậy. Đến lúc này công ty bán LMS nhận ra sự phụ thuộc của bạn vào sản phẩm này và bắt đầu tăng giá, hỗ trợ ít hơn, bắt bạn mua các sản phẩm bổ sung và bạn bắt buộc phải làm theo, không còn sự lựa chọn nào khác.
Nếu bạn cần hỗ trợ, bạn phải dựa vào công ty bán sản phẩm cho bạn nâng cấp và chỉnh sửa vì bạn không thể có mã nguồn trong tay. Với mã nguồn mở, bạn có thể tự sửa hoặc trả cho các công ty khác hỗ trợ bạn, thường thì rẽ hơn vì bạn có thể chọn được nhiều công ty. Hơn nữa, nếu bạn không hài lòng với một công ty, bạn có thể tìm các công ty khác để hỗ trợ. Moodle có khoảng 20 công ty có thể hỗ trợ bạn. Hơn nữa, nếu bạn có những chuyên gia tin học tốt thì bạn không cần thuê bên ngoài.
Khả năng hỗ trợ cho một phần mềm mã nguồn mở Moodle rất cao, Nhờ vào cộng đồng sử dụng moodle , nhân viên IT có sẵn, hoặc các công ty dịch vụ có sẵn
Tuy là phần mềm mã nguồn mở, như chất lượng của Moodle rất tốt, chất lượng bằng hoặc tốt hơn Blackboard /WebCT trong nhiều khía cạnh. Bởi cộng đồng các nhà giáo dục, chuyên gia máy tính, và các chuyên gia thiết kế giảng dạy chính là những người phát triển Moodle, và kết quả là bạn có trong tay một sản phẩm đáp ứng tốt các yêu cầu người dùng.
Moodle còn có các tính năng hướng tới giáo dục vì chúng được xây dựng bởi những người làm trong lĩnh vực giáo dục.
Moodle được hỗ trợ tích cực bởi những người làm trong lĩnh vực giáo dục. Họ là những người có trình độ IT tốt và có kinh nghiệm trong giảng dạy. Họ chính là những người dùng LMS và có thể hỗ trợ bạn.
Moodle có một cộng đồng lớn như vậy, phần mềm được dịch ra 70 ngôn ngữ và được sử dụng tại 138 nước khác nhau. Nên khả năng hổ trợ cho bạn là rất lớn.
Moodle, giống như các công nghệ mã nguồn mở khác, có thể tải về và sử dụng miễn phí.
Moodle thì rất tốt trong việc tạo điều kiện cho các sinh viên khoa học máy tính (công nghệ thông tin) có cơ hội để phát triển một module cho LMS Moodle. Sinh viên có thể xây dựng các module cho LMS Moodle và chia sẻ nó cho cộng đồng toàn cầu. (Ví dụ như sinh viên Phạm Minh Đức - Đại học BK Hà Nội đã phát triển thành công module SCORM 2004, sau đó đóng góp cho cộng đồng Moodle).
Moodle cho phép bạn trao đổi trực tiếp với chính những người phát triển phần mềm, góp ý kiến và yêu cầu chỉnh sửa.
Cấu Trúc Của Moodle
3.2.1 cấu trúc của moodle
Hình 4: cấu trúc cảu moodle
3.2.2 công nghệ của Moodle
Moodle được viết trên ngôn ngữ PHP. PHP (viết tắt hồi quy "PHP: Hypertext Preprocessor") là một ngôn ngữ lập trình kịch bản hay một loại mã lệnh chủ yếu được dùng để phát triển các ứng dụng viết cho máy chủ, mã nguồn mở, dùng cho mục đích tổng quát. Nó rất thích hợpvới web và có thể dễ dàng nhúng vào trang HTML. Nhưng PHP cũng có khả năng tách biệt khỏi HTML. Nói rộng hơn ,việc đưa ra sự kết hợp này rất là lý tưởng bởi vì nó cho phép các nhà thiết kế có thể làm việc trên trang Web được được bố trí theo kế hoạch mà không bị cản trở bởi các mã. Do được tối ưu hóa cho các ứng dụng web, tốc độ nhanh, nhỏ gọn, cú pháp giống C và Java, dễ học và thời gian xây dựng sản phẩm tương đối ngắn hơn so với các ngôn ngữ khác nên PHP được Nhanh chóng trở thành một ngôn ngữ lập trình web phổ biến nhất thế giới.
3.2.3Thành phần công nghệ của Moodle
3.2.3.1 yêu cầu công nghệ
Webserver: Apache.
Hệ quản trị CSDL: PostgreSQL, MySQL, MS SQL Server, Oracle …
Directory server: OpenLDAP, iPlanet, Netscape Directory Server.
Trình duyệt web: MS Internet Explorer 6, Nescape 5 trở lên, WAP 1.0.
3..2.3.2 các giải pháp công nghệ nền tảng
PHP được được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất để xây dựng các các trang web động. Được áp dùng trên nhiều diễn đàn, các cổng thông tin Portal, các website cá nhân được thiết kế bằng mã nguồn mở của PHP. Vì thế mà PHP đang có một chỗ đứng vững chắc trong thế giới các ngôn ngữ lập trình web. Vậy không có lí do gì mà những người yêu thích lập trình trên web không chọn nó cho công việc của mình.
- HTML – HyperText Markup Language: HTML theo tiếng Anh được dịch là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản, nó là ngôn ngữ chuẩn để xây dựng các trang thông tin (được lưu trữ dưới dạng các tệp HTML) mà người dùng có thể “đọc được” bằng các trình duyệt Web khác nhau. Tuy nhiên nó chỉ có hiệu quả khi được sử dụng để xây dựng các trang thông tin tĩnh (không thay đổi theo thời gian).- Ở đây cũng cần nhấn mạnh rằng nội dung của tệp HTML không chỉ chứa các thông tin dành cho người đọc, mà nó c.n bao gồm cả các qui định về cách thức hiển thị thông tin trên trang Web. Nói cách khác chuẩn HTML quan tâm chính đến việc dữ liệu sẽ được hiển thị như thế nào, mà không nói lên được dữ liệu này có cấu trúc như thế nào. Do vậy sẽ rất khó khăn khi sử dụng chuẩn HTML này để thực hiện tích hợp các dữ liệu xuất phát từ nhiều nguồn gốc khác nhau.
- XML/XSL - Extensible Markup Language/ Extensible Stylesheet Language: XML theo tiếng Anh được dịch là ngôn ngữ đánh dấu cho các văn bản của các thông tin có cấu trúc, nó được coi như là chuẩn để trao đổi dữ liệu giữa các áp dụng có mục đích tích hợp dữ liệu và thực hiện hiển thị dữ liệu trên các trang thông tin điện tử Web. Khác với HTML, chuẩn XML tự bản thân nó không qui định cách thức dữ liệu sẽ được hiển thị, sự hiện thị này lại được qui định bởi chuẩnXSL (theo tiếng Anh được dịch là ngôn ngữ định dạng hiển thị). Sự kết hợp XML và XSL sẽ
cho phép dễ dàng chiết suất và tích hợp dữ liệu từ các hệ thống thông tin nền khác nhau.
- API - Application Programming Interface: API là bộ công cụ phần mềm, thực hiện vai trò Giao tiếp trung gian giữa và các hệ thống thông tin nền. API được sử dụng hoặc ở phía hoặc ở phía hệ thống thông tin nền. Với khả năng có thể đọc/ghi thông tin, API cung cấp cho một đường kết nối trực tiếp với hệ thống thông tin nền để trao đổi thông tin. Tuy nhiên cũng cần nhắc lại ở đây là không phải hệ thống thông tin nào cũng hỗ trợ API, đặc biệt là những hệ thống đã tồn tại từ rất lâu.
3.3 Hệ thống Moodle áp dụng trong hệ thống giáo dục trực tuyến
3.3.1 Các phân hệ chức năng của Moodle
3.3.1.1 Quản lý dăng nhập
Quản lý truy cập và cá nhân hóa gồm tập các kênh cho phép quản lý việc truy nhập
thông qua cơ chế đăng nhập, đăng xuất và cá nhân hóa nội dung thông tin, ứng dụng theo nhu cầucủa người sử dụng, trong phạm vi quyền hạn cho phép, nhằm tạo môi trường thuận tiện và linh hoạt cho việc khai thác và tương tác thông tin của người sử dụng. Hệ thống Moodle trong hệ thống giáo dục được tích hợp hoàn toàn trong Vporal và kế thừa các tính năng đăng nhập một của của hệ thống Cổng thông tin điện tử.
- Đăng nhập: chức năng cho phép người dùng có tài khoản đăng nhập vào hệ thống, sử dụng và khai thác các thông tin, dịch vụ trong phạm vi cho phép (thông qua cơ chế phân quyền).
- Đăng xuất: chức năng cho phép người dùng được đăng nhập thoát ra khỏi vùng truy cập của mình.
- Đổi mật khẩu: chức năng cho phép người dùng có tài khoản thay đổi lại thông tin về mật khẩu cho tài khoản đó nhằm mục đích
- Danh sách nhóm: Một khi học viên được đăng ký một giáo trình sẵn có, học viên có thể truy cập bài giảng bằng trình duyệt tại bất cứ nơi nào, nơi làm việc, tại nhà …
3.3.1.2 Đăng ký môn học, khoá học trực tuyến:
Để thuận tiện cho các học viên ở xa khi không có điều kiện tham gia trực tiếp vào khoá học,các học viên có thể đăng nhập trực tiếp vào hệ thống thông qua việc đăng kí đăng nhập với quản trị hệ thống và qua đó học viên có thể đăng ký các môn học và hệ thống sẽ xác nhận nếu học viên đó phù hợp với việc đăng ký môn học.
3.3.1.3 Quản lý môn học và bài giảng cảu giáo viên:
- Giúp người dùng(giáo viên/ học viên) có thể dễ dàng soạn thảo nội dung, tr.nh bày với văn bản với bố cục, màu sắc và hình ảnh kèm theo. Mỗi bài viết (tin tức, giới thiệu, thông tin tuyển dụng) đều được lưu trữ trong một chuyên khu. Mỗi chuyên khu sẽ do một bộ phận có quyền hạnriêng đảm nhận.
- Người quản trị là người có thể trực tiếp đăng bài lên trang chủ của hệ thống.
- Người quản trị có thể trao quyền cho các bộ phận người dùng khác để đăng tin bài và có quyềndỡ bỏ nội dung các thông tin không phù hợp
3.3.1.4 Quản lý và thống kê tài khoản của admin:
Tạo quyền cho người dùng mới; Thay đổi quyền hạn cho người dùng; Hủy quyền hạn của người dùng. Chức năng thống kê trong phân hệ này có thể giúp thống kê tình hình người học khi truy cập bài giảng bao gồm thống kê thời gian học viên đăng nhập hệ thống, thống kê học viên truy cập bài giảng và một số chức năng khác giúp người quản trị hệ thống duy trì sự bảo mật của hệ thống.
3.3.1.5 Quyền quản lý nội dung tin bài viết:
- Giáo viên: Người được trao quyền đăng tin, Có thể Soạn tin bài mới; Chỉnh sửa tin bài; Xóa tin bài trong phạm vi quy định quản lý đã được trao quyền. Được quyền đăng tin bài trong phạm vi
môn dạy của m.nh và các diễn dàn riêng biệt chỉ tạo riêng cho môn học đó.
- Học viên: Có quyền đăng tải các câu hỏi trong khoá học, môn học của m.nh và các diễn đàn trao đổi theo môn học đó.
- Người quản trị: Đăng tin bài mới; Thu hồi tin bài; Tạo một chủ đề mới tới tất cả các diễn đàn,thông tin chung của cả hệ thống.
3.3.1.6 Hướng dẫn trao dổi thông tin
Việc trao đổi được thực hiện dưới hình thức: người dùng gửi câu hỏi, giáo sẽ biên
soạn lại các câu hỏi và trả lời hoặc chuyển câu hỏi đến người trả lời và cập nhật câu trả lời. Các câuỏi được phân thành các chuyên mục để tiện cho việc theo dõi và quản lí.
3.3.1.7 Diễn đàn thảo luận:
Ứng dụng này cung cấp cho cộng đồng người dùng một địa điểm để trao đổi, thảo luận. Ứng dụng này cũng là một kênh thăm dò, điều tra thông tin. Ứng dụng này có chức năng chính: Bỏ phiếu bình chọn, xem kết quả thống kê, quản lý chủ để thảo luận , Trao đổi các vấn đề cần quan tâm ….
3.3.2 Phân hệ tích hợp và trao đổi thông tin của Moodle trong hệ thống giáo dục trực tuyến
3.3.2.1 Tích hợp dữ liệu:
Đọc và hiển thị dữ liệu có trong các Database thuộc nhiều ứng dụng, trên nhiều hệ quản trịcơ sở dữ liệu và hệ điều hành khác nhau. Cho phép khai báo nguồn dữ liệu và lưu trữ các khai báo này. Dữ liệu truy vấn từ Database được định nghĩa động bằng câu truy vấn trên từng nguồn dữ liệu theo cấu trúc SQL chuẩn, định nghĩa các tham số truyền vào thực thi câu truy vấn về kiểu, tiêu đề hiển thị, tùy chọn: do người dùng tự nhập hay có hỗ trợ tự động từ phía hệ thống cho việc chọn giá trị cho các tham số.
- Tạo lập kết nối CSDL
- Kết xuất dữ liệu.
- Biên tập dữ liệu đã được tạo thành thông tin.
- Xuất bản thông tin.
- Xem, tra cứu thông tin.
Hình 3.4 khả năng tích hợp dữ liệu
3.3.2.2 Tích hợp ứng dụng/dịch vụ:
- Gồm các hệ ứng dụng được xây dựng trên môi trường web (web-based) quản lý hồ sơ văn bản,và các ứng dụng trực tuyến.
- Tạo kênh thông tin mới.
- Lựa chọn phương thức tích hợp
- Khai báo các tham số kênh.
- Phân loại kênh theo chủ đề.
3.3.3 Phân hệ quản trị hệ thống của Moodle trong hệ thống giáo dục trực tuyến
Khối chức năng quản trị hệ thống bao gồm tập các công cụ cho phép người quản trị duy trong hoạt động và quản lý hệ thống. Hệ thống quản trị bao gồm các công cụ sau:
- Quản lý người dùng: Cung cấp công cụ để theo d.i danh sách các tài khoản người dùng của hệ thống, cho phép thay đổi thông tin của các tài khoản này như tên tài khoản, mật khẩu,… hoặc cũng có thể loại bỏ tài khoản khỏi hệ thống.
- Quản lý nhóm: Cung cấp công cụ giúp người quản trị hệ thống tổ chức, phân loại người dùng và phân loại các kênh thông tin, ứng dụng. Đối với việc phân loại người dùng thành các nhóm kết hợp với việc thiếp lập các quyền khác nhau cho các nhóm khác nhau, người quản trị hệ thống có thể tự định nghĩa ra các vai tr. (role) cho hệ thống. Công cụ quản lý nhóm có các chức năng chính liên quan đến quản lý nhóm kênh và quản lý nhóm người dùng, hệ thống coi hai nhóm kênh và người dùng là như nhau về mặt quản lý.
- Quản trị kênh: Cung cấp công cụ xuất bản kênh , tạo thêm nguồn nội dung, dịch vụ cho hệthống và là công cụ để quản lý danh sách các kênh được xuất bản. Ngoài ra nó cho phép thiết lập quyền sử dụng kênh, phân loại kênh, sửa đổi các thông số của kênh,v.v. Khi một kênh được xuất bản (còn gọi là được đăng ký vào hệ thống), kênh đó có thể sẵn sàng cho người sử dụng truy cập bằng cách đưa kênh đó vào giao diện của riêng mình thông qua chức năng Cá nhân hóa.
3.3.3 Các ứng dụng tiện ích trên Hệ thông giáo dục trực tuyến sẵn có của Moodle
3.3.3.1 Tiện ích
- Assignment: Dùng để giao các nhiệm vụ trực tuyến hoặc ngoại tuyến; các học viên có thể nộp công việc làm được theo bât kỳ định dạng nào(e.g. MS Office, PDF, ảnh, a/v etc.)
- Chat: Cho phép trao đổi thông tin thời gian thực đồng bộ giữa các học viên.
- Choice: Các giảng viên có thể tạo một câu hỏi và một số các lựa chọn cho học viên; các kết quả được gửi lên để học viên xem. Sử dụng module này để thực hiện các cuộc điều tra nhanh chóng về vấn đề cần quan tâm.
- Dialogue: Cho phép trao đổi thông tin bất đồng bộ một một giữa giảng viên và học viên, hoặc học viên với học viên.
- Các diễn đàn : Các cuộc thảo luận được phân chia chủ đề cho phép trao đổi nhóm bất đồng bộ chia sẻ vấn đề cần quan tâm. Sự tham gia trong các diễn đàn có thể là một phần của việc học tập, giúp các học viên xác định và phát triển sự hiểu biết về vấn đề quan tâm.
- Bảng thuật ngữ: Giúp tạo ra một bảng các thuật ngữ được sử dụng trong tiết học. Có nhiều tình huống cần áp dụng module này bao gồm danh sách các từ, encyclopedia, FAQ, dạng kiểu từ điển và hơn nữa.
- Nhật kí: Các học viên phản ánh, ghi và xem lại các ý tưởng.
- Nhãn: Đưa thêm các mô tả cộng với ảnh trong bất kỳ khu vực nào của tiết học.
- Bài học:Cho phép các giảng viên tạo và quản lý một tập các trang được kết nối. Mỗi trang có thể kết thúc bởi một câu hỏi. Học viên chọn một câu hỏi từ một tập các câu hỏi, sau đó sẽ đi tiếp, lùi hoặc ở nguyên vị trí cũ.
- Các câu hỏi kiểm tra:Tạo tất cả các dạng đánh giá quen thuộc bao gồm đúng-sai, đa lựa chọn, câu trả lời ngắn, câu hỏi phù hợp, câu hỏi ngẫu nhiên, câu hỏi số, các câu trả lời nhúng với đồ hoạ và text mô tả.
- Tài nguyên: Công cụ chính yếu này để mang nội dung vào bên trong tiết học; có thể là text bình thường, các file được tải lên, các liên kết tới web, Wiki hoặc Rich Text (Moodle có sẵn editor bên trong) hoặc các tham khảo kiểu như bibliography.
- Điều tra: Module này giúp đỡ giảng viên làm cho các lớp học trên mạng thêm hiệu quả bằng cách cung cấp một tập các điều tra (COLLES, ATTLS), bao gồm cả các điều tra bất thường,quan trọng.
- Hội thảo: Một hoạt động để đánh giá các tài liệu của bạn mình (Word, PP etc.) mà các học viên nộp trên mạng. Các người tham gia có thể đánh giá đồ án của nhau . Giáo viên thực hiện đánh giá cuối cùng, và có thể kiểm soát thời gian bắt đầu và kết thúc.
3.3.3.2 Giao diện của Moodle yêu cầu
- Các thiết kế mỹ thuật phải đảm bảo đơn giản, dễ sử dụng, đẹp mắt và tạo ấn tượng cho người xem, nhưng phải đáp ứng yêu cầu về tốc độ truy cập ở mức tốt nhất có thể được.
- Bố cục thông tin và dịch vụ phải đảm bảo dễ tra cứu, dễ sử dụng.
- Thống nhất trong cách tr.nh bày giao diện cho cả hệ thống.
- Nội dung thông tin kết xuất phải chính xác, rõ ràng, đầy đủ.
3.3.4 Bảo mật trong hệ thống Moodle
3.3.4.1 Tên truy cập
- Tên truy cập (username) duy nhất.
- Tên truy cập phải bắt đầu bằng chữ cái, theo sau là chữ cái hoặc chữ số, dấu gạch dưới.
3.3.4.2 Mật khẩu
- Hệ thống phải kiểm tra độ dài của mật khẩu.
- Hệ thống phải mã hóa mật khẩu.
- Không chấp nhận mật khẩu trùng tên.
3.3.4.3 Khả năng tổ chức nhóm người sử dụng
Hệ thống phải cho phép quản lý nhóm người sử dụng linh hoạt, tránh việc đặt cứng nhómngười sử dụng. Cụ thể:
- Dễ dàng thêm nhóm, xóa nhóm.
- Phân người dùng vào nhóm.
- Phân quyền.
- Dễ dàng phân quyền, bớt quyền đối với nhóm người sử dụng.
3.3.4.4 Nhật ký đăng nhập
- Hệ thống phải có cơ chế ghi lại nhật ký khi mỗi người sử dụng đăng nhập và sử dụng hệ thống.
- Mỗi thông tin được tạo ra phải ghi nhận lại người tạo và thời gian tạo.
- Hệ thống phải cho phép kết xuất các thông tin theo dõi dấu vết sử dụng
- Danh sách chi tiết trang truy cập và người sử dụng theo thời gian
- Tần xuất sử dụng theo trang
- Tần xuất theo người sử dụng
Chương 4 Triển Khai Hệ Thống Giáo Dục Trực Tuyến Dựa Trên Moodle và các ứng dụng tích hợp
4.1 Moodle E-learning
4.1.1 Những yêu cầu:
Hardware:
Không gian đĩa trống: thấp nhất 160MB. Sẽ yêu cầu nhiều hơn để lưu trữ nội dung của các khóa học,
Bộ nhớ Ram: 256MB (thấp nhất), 1GB (đề xuất). Theo quy tắc chung thì 15 kết nối sẽ yêu cầu 1GB ram, nhưng cũng lệ thuộc vào cấu hình phần cứng của bạn.
Software
Phần mềm Web Server như IIS, Apache,…. Hiện nay thi Apache được sử dụng khá phổ biến.
Ngôn ngữ lập trình PHP (phiên bản 4.0 hoặc 5.0)
Muốn Moodle hoạt động được thì ta cần cài đặt và cấu hình bộ LAMP ( Linux + Apache + MySQL +PHP).
Hạ tầng mạng cho Mooddle:
Người dùng Moodle có khả năng sử dụng trong cả hai môi trường: LAN hoặc WAN đều được và băng thông mạng cần cho Moodle tại mỗi đầu vào trung bình khoảng 100-156 kbps.
4.1.2 Triển khai Moodle trên mội trường Redhat 5.2:
4.1.2.1: Download:
Chọn phiên bản muốn cài đặt vào hệ thống của bạn, trong phần này tôi xin chọn moodle phiên bản 1.98 tên gói là moodle-weekly-19.zip
4.1.2.2 Cài đặt các gói cần thiết:
Vì việc triển khai và cấu hình hệ thống Moodle trên môi trường Redhat nên yêu cầu các gói cài đặt sau phải tồn tại trong hệ thống:
X Windows System
Gnome or KDE desktop
Server Configuration Tools
Web Server
MYSQL-PHP
SQL Database
Tường lửa nếu muốn bảo mật.
4.1.2.3 Cài đặt và cấu hình LAMP (Linux + Apache +Mysql +php)
Cấu hình cho httpd kết hợp với php
Vi /etc/httpd/conf/httpd.conf thêm các dòng sau
AddType application/x-tar .tgz
AddType application/x-httpd-php .php.fooAddType application/x-httpd-php-source .phps .phtmls
Tìm đoạn DirectoryIndex index.htm index.html
Sau đó sữa thành
DirectoryIndex index.php index.htm index.html
Tạo và cấu hình file info.php
. vi /var/www/html/info.php
<?php
phpinfo();
?>
4.1.2.4 Cấu hình tên máy và tên Domain Server:
Chỉnh tên máy trong tập tin hosts:
vi /etc/hosts
Sữa nội dung thành:
Chỉnh tên máy trong tập tin network:
vi /etc/syconfig/network
HOSTNAME=moodle.vnuhcm.edu.vn
Cấu hình phân giải DNS client cho máy trạm trong tập tin /etc/resolv.conf
4.1.2.5 Tạo cấu trúc thư mục moodle:
Tôi sẽ cài moodle tại /usr/moodle,
dữ liệu moodle tại /usr/moodle_data.
Login với quyền người dùng root:
su – root
tạo thư mục:
mkdir /usr/moodle
mkdir /usr/moodle_data
cp moodle-weekly-19.zip/usr/moodle
Giải nén và cấp quyền cho thư mục cài đặt:
cd /usr/moodle
unzip moodle-weekly-19.zip
mv moodle moodleabc
(Tùy theo cách đặt tên của bạn cho moodle)
mkdir /usr/moodle_data/moodle
chown -R apache:apache /usr/moodle
chown -R apache:apache /usr/moodle_data
4.1.2.6 Cấu hình tập tin config.php:
Vẩn dùng với người dùng root, bạn cần nắm giữ thông tin tên máy và tên miền:
cd /usr/moodle/mymoodle
cp config-dist.php config.php
vi config.php (dùng một trình soạn thảo thích hợp)
tập tin config.php của bạn nên tương tự như sau:
dbtype = "mysql"
dbhost = "localhost"
dbname = "moodle"
dbuser = "root"
dbpass = "mysqlpass" (<-- better make this something of your own)
prefix = ""
(giữ mặc định 'mdl_' prefix nếu bạn muốn chia sẽ cơ sỏ dữ liệu với một ứng dụng khác).
wwwroot = ""
(Nếu bạn chỉ muốn truy xuất cụ bộ thì bạn có the dùng đường dẫn "")
dirroot = '/usr/moodle/moodle'
dataroot = '/usr/moodle_data
Lưu lại những thay đổi.
4.1.2.7 Cấu hình MySQL :
Thiết lập MySQL chạy khi khởi động:
Đặt mật khẩu cho người dùng quản trị cơ sở dữ liệu:
mysqladmin -u root password mysqlpass ( nên đặt mật khẩu cho hệ thống bạn)
Kế đến, bạn cần thiết lập cơ sở dữ liệu cho MySQL:
Khởi chạy MySQL as root:
mysql -u root -p
(nhập mật khẩu chứng thực)
Tại dòng '>' MySQL prompt, nhập các lệnh sau với dấu “;” ở cuối mỗi lệnh.
CREATE DATABASE moodle CHARSET 'utf8';
GRANT SELECT,INSERT,UPDATE,DELETE,CREATE,DROP,INDEX,ALTER ON moodle.* TO root@localhost IDENTIFIED BY 'mysqlpass';
flush privileges;
quit
4.1.2.8 Cấu hình httpd.conf:
Biên tập tập tin cấu hình /etc/httpd/conf/httpd.conf
Thêm vào cuối tập tin những dòng sau:
DirectoryIndex index.php
AcceptPathInfo on
AllowOverride None
Options None
Order allow,deny
Allow from all
Alias /moodle "/usr/moodle/moodle"
Lưu lại thông tin.
Kích hoạt cho apache chạy khi khởi động, làm tương tự như đối với MySQL.
4.1.2.9 Cấu hình tập tin cron job:
Vẩn dùng người dùng root và biên tập tập tin sau /etc/crontab
Thêm vào cuối các dòng scipts sau:
crontab -e
Add the following line:
*/5 * * * * /usr/bin/wget -O /dev/null
(change the URL as appropriate for your site)
---
4.1.2.10 Cài đặt Moodle dướng dạng scipt:
Mở trình duyệt, nhập đường link và tiến hành cài đặt theo các dòng hướng dẫn:
4.2 Cài đặt và cấu hình , giao diện cho Moodle , cho Bộ môn vật lý tin học ( phụ lục 2)
Chương 5 TỔNG KẾT - ĐÁNH GIÁ - ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
5.1 Kết luận
Hệ thống giáo dục trực tuyến dựa trên mã nguồn mở đã mang lại những hiệu quả mang tích tích cực đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Hệ thống giáo dục trưc tuyến ứng dụng các phần mềm mã nguồn mỡ không những giúp giảm chi phi học tập , this gian , nâng cao khả năng hiệu quả trong việc giáo dục và đào tạo Trong đề tài nghiên cứu này, tôi chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu công nghệ và các ứng dụng miễn phí với mục đích đặt ra là nắm bắt công nghệ, triển khai thực tế, phát triển tính năng, cấu hình tùy chỉnh phù hợp cho từng lĩnh vực ứng dụng và mục đích quan trọng nhất là nắm bắt được cách thức làm việc trong một mội trường thực tế để tạo cho mình những cơ hội va chạm, tiếp xúc góp phần nâng cao trình độ của bản thân.
5.2 Ưu điểm
Hoàn thành được mục đích đề ra, có thể triển khai, đánh giá ưu khuyết điểm của từng ứng dụng, qua đó triển khai thực tế cho một số cơ quan như: Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh,
Kết quả đạt được nằm trong mức độ tương đối tốt, có khả năng ứng dụng cao.
Hướng các tính năng chính là hoàn thiên và phát triển thêm các tính năng khác phù hợp cho việc dạy và học trực tuyến
Tạo được nhiều mối quan hệ tốt đối với các anh chị đồng nghiệp, bạn bè trên cộng đồng internet,…
Có khả năng nắm bắt công nghệ mới.
5.3 Khuyết điểm
Vấn đề phát triển tính năng bằng modun tích hợp còn đang gặp nhiều khó khăn do vấn đề thời gian làm khóa luận.
5.4 Hướng phát triển và mở rộng cho đề tài:
Dựa theo tài liệu phát triển thêm tính năng cho ứng dụng sao cho phù hợp với môi trường tương ứng.
Tối ưu phần mềm thỏa tính đơn giản cao và từ đó thương mại hóa cho ứng dụng.
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Phụ lục 2. triển khai các ứng dụng
2.1 chỉnh sữa giao diên cho moodle
Đặt tên trang web , lời giới thiệu cho web site học tập trực tuyến
Hình : web site hệ thống giáo dục trực tuyến
Tên đầy đủ : Đây là website đại học quốc gia
Tên viết tắt : vnuhcm
Tiêu đề : Trang cung cấp kiến thức học tập nội dung phong phú cho mọi người học tập
2.2. Quản lý tài khoản
- Mục đích: Cho phép khách tạo một account mới trên website
- Các bước thực hiện:
Bước 1: Đăng kí tài khoản
Từ cửa sổ đăng nhập, học viên click vào nút Tạo một tài khoản mới
Hình Form đăng nhập và đăng kí tài khoản
Điền vào biểu mẫu Tài khoản mới với các thông tin sau
Hình Form điền thông tin đăng kí tài khoản
Lưu ý: Các thông tin của phải chính xác, tên đăng nhập và email phải chưa từng được đăng kí sử dụng trên website
Bước 2: Xác thực tài khoản qua email
- Sau khi thực hiện bước đăng kí trên thành công, một email sẽ được gửi tới email mà học viên đăng kí. Tiếp theo, người học đọc email và nhấp chuột vào liên kết kích hoạt tài khoản có trong email. Đến đây, tài khoản đã được kích hoạt và có thể đăng nhập vào hệ thống.
Bước 3: Đăng nhập hệ thống.
2.3. Điều hành khóa học
2.3.1. Thiết lập các thông tin cho khoá học
- Giao diện cửa sổ thiết lập các thông tin cho một khoá học:
Cần thiết lập các thông tin sau cho khoá học:
o Catelogy (Chẳng hạn như Lớp đào tạo CNTT , Bộ Môn Vật Lý Tin Học…)
o Full name (Vật lý Tính Toán)
o short name (VLTT)
o Số ID của khoá học (Mục đích: Khớp khóa học với các hệ thống ngoài VL211)
o Giới thiệu vắn tắt nội dung của khoá học. (Vật lý tính toán : bộ môm vật lý tin học)
Fomat : định dạng forum học theo các chủ đề hợp lý như (theo tuần , chủ đề topic , theo SCROM , theo LAMS)
Number of week/topic :số chủ đề dự tính cho khóa học
Coure star Day ngày bắt đầu khoá học.
Hiden sections Ẩn các phần hay không ẩn các phần?
o Thời gian khóa học kéo dài.
o Giai đoạn được tham gia. Số tuần/ chủ đề
o Chế độ nhóm.
o Hiệu lực đối với học viên
o Khoá truy cập.
o Quyền hạn của khách truy cập.
o Số mục tin tức để hiện.
o Có cho nhìn thấy điểm số hay không?
Show activity reports : có hiện các thông báo gần đây hay không?
Maximum upload size Kích thước tải lên tối đa là bao nhiêu?
o Có giới hạn các modules (chat, choice, data, forum, …) hay không?
Sau khi thiết lập đủ các thông tin cần thiết của khoá học, click nút Lưu ở cuối trang. Khi đó, toàn bộ các thông tin thiết lập ở trên mới có hiệu lực đối với khoá học.
2.3.2. Quản lý người dạy
Mục đích: Quản lý, phân công giáo viên giảng dạy khoá học. Các bước thực hiên:
Chọn khoá học cần phân công giáo viên giảng dạy. Chọn mục các giáo viên
Khi đó, giao diện cửa sổ phân công giáo viên giảng dạy hiện ra có dạng như sau:
Hình Quản lý người dạy
Người quản trị có thể phân thêm hoặc giảm bớt giáo viên giảng dạy cho khoá học này.
Lưu ý: Sau khi việc thêm, gỡ bỏ giáo viên đã hoàn tất, phải click nút Lưu những thay đổi trước khi chuyển sang những trang khác, nếu không những thay đổi sẽ không có hiệu lực đối với khoá học.
2.3.3. Quản lý học viên
Mục đích: Quản lý học viên tương ứng với các khoá học Các thao tác thực hiện:
Kết nạp, huỷ kết nạp học viên : Từ cửa sổ chính của khoá học tương ứng, click link: các học viên ở phía bên trái cửa sổ. Trang kết nạp, huỷ kết nạp học viên có dạng như sau:
Hình Quản lý học viên
Ta có thể kết nạp học viên hoặc loại bỏ học viên bằng cách chọn tên học viên rồi chọn mũi tên sang chiều tương ứng.
Quản lý học viên khoá học theo nhóm
Từ cửa sổ khoá học tương ứng, click link: Participants/group ở phía bên trái cửa sổ. Trang các nhóm học viên hiện ra sẽ có dạng như sau:
Hình Quản lý học viên theo nhóm
Tại đây, người diều hành có thể thêm bớt các nhóm, kết nạp thành viên cho từng nhóm, xem thông tin chi tiết về thành viên của nhóm.
2.3.4. Quản lý điểm học viên
Mục đích: Giúp giáo viên nắm bắt được điểm số của học viên mình trong các lần thi.
Thực hiện: Từ giao diện cửa số khoá học do mình phụ trách, giáo viên click link Điểm ở phía bên trái cửa sổ, một cửa sổ mới hiển thị điểm số đến thời điểm hiện tại của các học viên của khoá học như sau:
Hình Quản lý điểm của học viên
Điểm số của các học viên trong danh sách này có được từ việc tổng hợp các kết quả các bài tập, bài thi do hệ thống thực hiện sau khi học viên làm bài theo thang điểm mà giáo viên đã xây dựng ứng với mỗi câu hỏi và bài thi
2.4. Làm việc với tài nguyên của khóa học
2.4.1. Quản lý tài nguyên là trang văn bản
Để tạo một trang văn bản là khá dễ dàng: Kích vào nút Turn editing on
Hình Quản lý tài nguyên là trang văn bản
Từ menu “Add a Resourse”, hãy chọn “Compose a text page”
Hình Chọn Compose a text page
Ngay sau đó, Moodle sẽ hiển thị một trang để soạn thảo văn bản như hình sau:
Hình nhập thong tin cho Compose a text page
Nhập tên trang văn bản trog trường Name
Viết tóm tắt về trang trong trường Summary Thêm nội dung văn bản trong trường Full Text Trong trường Formatting, hãy chọn cách định dạng:
Moodle auto - format: Sự định dạng này là tốt nhất dùng mẫu Web thông thường. Khi ghi lại trang văn bản, Moodle sẽ làm một số việc để tự động định dạng trang văn bản.
Plain text format:
Html format :định dạng theo html
Markdown text format: Sự định dạng này rất tốt cho việc viết trang văn bản đẹp với một số đề mục nhỏ và một số danh sách nhưng không có nhiều liên kết và hình ảnh.
Nút Window: kích vào Show settings... để hiển thị hoặc ẩn đi bằng cách kích vào Hide settings. Nếu kích chọn Same window thì tài nguyên sẽ được hiển thị ngay trong cửa sổ hiện thời.Ở đây có thể kích chọn:
Allow the window to be resized: Cho phép người dùng thay đổi kích cỡ của cửa sổ sau khi nó được mở ra.
Allow the window to be scrolled: Bạn có thể cho người dùng cuộn cửa sổ mới
Show the directory links: Hiển thị đường liên kết các thư mục
Show the location bar: Bạn có thể hiển thị thanh vị trí (chỉ ra đường dẫn)
Show the toolbar: Hiển thị thanh công cụ
Show the status bar: Hiển thị thanh trạng thái
Default window width: Chiều rộng mặc định cho cửa sổ
Default window height: Chiều cao mặc định cho cửa sổ Trong trường
Visible, chọn hiển thị (Show) hoặc ẩn (Hide).
Cuối cùng, kích Save changes để kết thúc việc tạo trang văn bản.
Nếu muốn sửa lại trang văn bản này thì kích vào nút Update this resource.
2.4.2. Quản lý tài nguyên là các gói SCORM(gói bài giảng).
Trong khoá học, điều này thuộc quyền của người giảng dạy cho phép họ cách thức soạn thảo.
HìnhThêm một gói SCORM vào Moodle
Bước1: chọn SCORM từ menu thả xuống ‘Add an activity’. Hoặc trong SCORM activity thiết lập ở bên trái: sẽ nhìn thấy trang thiết lập của SCORM như sau:
Bước 2: nhập tên của gói tin trong trường ‘Name’ và thông tin trong vùng ‘Summary’.
Nội dung trong vùng Summary là vùng xẽ được nhìn thấy sau tên trong danh sách thể hiện khi bạn lựa chọn "activities > Scorm".
Bước 3: Kích chọn button "Choose or edit a package ..." để mở vùng files của khoá học. Định vị gói SCORM đã được nén. chọn gói tin
Hình Chọn gói SCOMRM đưa vào moodle
Bước 4: Kích vào link ‘Choose’ của gói tin.
Bước 5: Thiết lập nội dung còn lại:
Grading method, Maximum grade, Number of attempts, Attempts grading, Advanced, và Window. Với các menu con:
Nhằm: tự động tiếp tục, cách thức trình chiếu, cố gắng phân loại, và chế độ cửa sổ, dấu những nút điều hướng .
Window: Thiết lập các cỡ của chiều dài, chiều rộng và hiển thị gói tin.
Bước 6: Kích “Save changes” để hoạt động SCORM được hiển thị.
2.5. Làm việc với các hoạt động của khóa học
2.5.1. Tạo lập và quản lý diễn đàn
Tạo lập diễn đàn
Tạo một diễn đàn là tương đối dễ dàng.
Moodle có 3 kiểu diễn đàn chính:
A single, simple discussion : Người dùng chỉ có thể viết 1 chủ đề trong forum.
Each person posts one discussion : Mỗi 1 người trong lớp chỉ có thể tạo 1 chủ đề. Điều này hữu ích khi mỗi người cần viết 1 nhiệm vụ hay 1 câu hỏi. Mỗi 1 chủ đề sau đó có thể có nhiều bài viết trả lời.
Standard forum for general use : Có thể có 1 hoặc nhiều chủ đề trong diễn đàn, và bất kỳ ai được phép đều có thể viết nhiều chủ đề.
Thêm một diễn đàn vào lớp : Kích vào nút Turn editng on.
Hình Thêm diễn đàn vào moodle
Chọn Forum từ menu “Add an activity...”
Một trang mới hiện ra, hãy nhập tên của diễn đàn trong ô Forum name
Chọn 1 kiểu diễn đàn muốn tạo trong ô Forum type
Viết vắn tắt lời giới thiệu về diễn đàn trong phần Forum introduction
Chọn một tuỳ chỉnh mà bạn muốn dùng trong diễn đàn ở các phần:
Các tuỳ chọn của diễn đàn:
Force everyone to be subcribed?
Nếu chọn “Yes, forever”, mọi người trong khoá học sẽ tự động nhận được mail mỗi khi viết bài lên diễn đàn.
Nếu chọn “Yes, initially”, mọi người sẽ tự động nhận được mail khi viết bài lên diễn đàn lần đầu tiên.
Nếu chọn No, mọi người sẽ không nhận được mail khi viết bài lên diễn đàn.
Nếu chọn “Subscriptions not allowed”, mọi người có quyền không đồng ý việc nhận mail.
Read tracking for this forum?
Nếu chọn Optional, việc đưa ra sự kiểm tra theo dõi quá trình hoạt động trên forum là không bắt buộc.
Nếu chọn Yes, đưa ra việc theo dõi quá trình hoạt động trên forum. Nếu chọn No, không đưa ra việc theo dõi quá trình hoạt động trên forum. Maximum attachment size
Khi sinh viên đính kèm file với bài viết của họ, giáo viên quy định kích cỡ lớn nhất của bài viết của họ.
Nếu chọn “Uploads are not allowed” tức là không cho phép đính kèm file Allow posts to be rate?
Diễn đàn của Moodle cho phép người dùng đánh giá, xếp loại mỗi bài viết. Bất kỳ một sự đánh giá, xếp loại nào trên forum đều được ghi lại trong gradebook.
Nếu tích chọn “Use ratings” có nghĩa là sử dụng việc đánh giá, xếp loại. Trong ô Grate hãy chọn mức điểm đánh giá.
Nếu tích chọn “Restrict ratings to posts with dates in this range” nghĩa là sẽ giới hạn việc đánh giá, xếp loại các bài viết trong khoảng thời gian từ khi nào (From) đến khi nào (To).
Post threshold for warning
Nếu sinh viên viết số lượng bài gần đến ngưỡng giới hạn cho phép, hệ thống sẽ đưa ra lời cảnh báo. Số được chọn trong ô này sẽ quy định số lượng bài viết của sinh viên mà đến thời điểm đó sẽ được cảnh báo.
Nếu chọn 0 thì sẽ không cảnh báo.
Post threshold for blocking
Nếu sinh viên viết bài quá số lượng cho phép thì hệ thống sẽ ngăn chặn việc viết bài này. Số được chọn trong ô này sẽ quy định số bài viết của sinh viên mà đến thời điểm đó sẽ bị ngăn chặn viết tiếp.
Nếu chọn 0 thì sẽ không ngăn chặn. Khi đó việc cảnh báo sẽ tự động được vô hiệu hoá.
Việc cảnh báo và ngăn chặn này sẽ không làm ảnh hưởng đến người quản lý diễn đàn.
Time period for blocking
Định thời gian ngăn chặn.
Group mode
Nếu chọn No groups, không có một nhóm con nào, mọi người là một phần của 1 cộng đồng lớn.
Nếu chọn Separate groups, mỗi nhóm chỉ có thể thấy nhóm của họ, những nhóm khác bị ẩn.
Nếu chọn Visible groups, mỗi nhóm làm việc trong nhóm của họ nhưng cũng có thể nhìn thấy những nhóm khác.
Visible Có thể chọn kiểu hiển thị (show) hay kiểu ẩn (hide).
Sau khi làm xong mọi việc, hãy kích vào “Save changes” để kết thúc việc tạo diễn đàn, hoặc kích vào “Cancel” để huỷ bỏ việc tạo diễn đàn này.
Mỗi lần tạo 1 diễn đàn, tên của nó sẽ xuất hiện ở nơi mà bạn thêm nó vào trang. Nếu muốn quay trở lại để thay đổi bất kỳ một tuỳ chọn nào, có thể kích vào icon hình bàn tay ở ngay phía dưới tên diễn đàn để trở lại màn hình tạo diễn đàn.
Tạo một chủ đề mới:
Kích vào “Add a new discussion topic”
Hình Thêm một chủ đề vào moodle
Trong phần Message, nhập vào thông tin chính về chủ đề .
Trong ô Subscription, hãy chọn xem bạn muốn nhận mail về bài viết của bạn trong diễn đàn này (Send me email copies of posts to this forum) hay không (I don’t want email copies of posts to this forum)
Trong ô Attachment, có thể chọn file đính kèm bằng cách theo đường dẫn (kích vào Browse...) hay không.
Nếu kích vào ô Mail now thì bạn sẽ nhận được ngay mail từ diễn đàn. Xong, kích vào “Post to forum” để kết thúc.
Mỗi lần tạo xong một chủ đề, sẽ thấy trên màn hình hiển thị rằng bạn đã gửi bài lên diễn đàn thành công và sau thời gian bao lâu để quay lại trang trước đó (mặc định là 30 giây).
Hình Thành công khi thêm chủ để
Nếu muốn sửa chữa lại thì kích vào Edit, nếu muốn xoá chủ đề của mình thì kích vào Delete, nếu muốn trả lời cho chủ đề thì kích vào Reply. Sau khi trả lời chủ đề, màn hình mới hiển thị như trên:
2.5.2. Tạo lập và quản lý phòng chat
Để sử dụng công cụ chat, cần tạo một phòng chat cho sinh viên, và thiết lập thời gian khi mọi người đăng nhập và gặp gỡ trong phòng chat. Cần tạo 1 phiên cho toàn bộ quá trình hoặc lặp lại các phiên cho nhiều cuộc gặp gỡ.
Để tạo một phiên chat: Kích “Turn editing on”
Hình Thiết lập tạo phòng CHAT
Chọn Chat từ menu “Add an activity...”
Một trang mới hiện ra. Trong ô “Name of this chat room”, nhập vào tên
phòng chat.
Trong ô “Introduction text”, nhập vào phần giới thiệu về phòng chat.
Trong ô “Next chat time”, nhập vào thời gian cho phiên chat đầu tiên.
Trong ô “Repeat sessions” chọn:
Don’t publish any chat times: Tạo 1 phòng chat luôn luôn được mở và không có thời gian gặp gỡ đặc biệt nào.
No repeats: Tạo một phòng chat một lần tức là sẽ chỉ gặp gỡ trong suôt một thời gian đặc biệt đã định trước ở trên.
At the same time every day: Tạo một điểm trong lịch để chat hàng ngày tại một thời điểm đặc biệt đã định ở trên
At the same time every week: Tạo một thời điểm chat hàng tuần trong lịch.
Trong ô “Save Past Sessions”, chọn khoảng thời gian bạn muốn lưu giữ lại cuộc chat này. Nếu chọn “Never delete messages” thì cuộc chat này sẽ không bao giờ bị xoá.
Trong ô “Everyone can view past sessions”, chọn xem mọi người có thể nhìn thấy phiên đã chat trước đây không.
Chọn Visible và Group mode như tạo diễn đàn.
Cuối cùng, kích Save changes để kết thúc việc tạo phiên chat, hoặc Cancel để huỷ bỏ việc tạo này
Giáo viên có thể sửa phòng chat bằng cách kích vào “Update this chat” ở góc phải hình trên hoặc có thể kích vào menu hình bàn tay ở phía dưới tên phòng chat trong trang chủ. (hình dưới)
Để bắt đầu CHAT, kích vào “Click here to enter the chat now”
Hình Bắt đầu CHAT
2.6. Làm việc với bài thi trực tuyến
Đầu tiên, giáo viên sẽ vào trong khóa học mà mình định tạo một bài kiểm tra trực tuyến
Sau đó vào khi thi của mình và thiết kế bài thi trực tuyến đó
Sau đó sẽ xuất hiện một cửa sổ:
Đầu tiên bạn phải chọn 1 danh mục để chứa các câu hỏi mà mình muốn soạn thảo cho bài thi. Trong một bài thi có thể có rất nhiều loại câu hỏi khác nhau. Để lựa chọn loại câu hỏi bạn chọn ở combobox Tạo câu hỏi mới.
2.6.1. Câu hỏi đúng sai
Sau khi chọn câu hỏi đúng sai: sẽ xuất hiện 1 trình soạn câu hỏi như sau
Hình Làm việc với câu hỏi đúng / sai
Category: Danh mục sẽ chứa câu hỏi bạn đang soạn thảo.
Question name : Là tiêu đề của câu hỏi.
Question text: Là trình soạn thảo văn bản.
Default question grade :điểm câu hỏi mặc định là số điểm cho câu hỏi nếu sinh viên trả lời đúng câu hỏi.
Penalty factor: là điểm trừ nếu như sinh viên trả lời sai câu hỏi. General feedback: Như một lời khuyên, lời hướng dẫn giúp cho sinh viên có thể hoàn thiện bài làm hơn.
Correct answer: Combobox này cho phép nguời giáo viên đưa ra đâu mới là đáp án đúng cho câu hỏi của mình
Feedback for the response 'True' và Feedback for the response 'False': Phản hồi đúng sai sau khi sinh viên trả lời xong câu hỏi sẽ đưa ra những nhận định, nhận xét của giáo viên.
Sau khi soạn thảo xong click vào button “Lưu những thay đổi”. Như vậy là ta đã soạn xong 1 câu hỏi đúng/sai.
2.6.2. Câu hỏi trả lời ngắn
Các phần trên tương tự. Chỉ khác như sau:
H 3.35 Câu trả lời ngắn
Phân biệt dạng chữ: Có 2 lựa chọn có/ Không. Dùng cho những câu hỏi cần đền sự phân biệt chữ hoa chữ thường hoặc dạng chữ giữa các lựa chọn.
Các đáp án cho câu hỏi: Với mỗi câu hỏi sẽ có 1 phản hồi sau khi sinh viên lựa chọn xong câu trả lời. Với mỗi một câu hỏi sẽ có % số điểm cho câu trả lời.
Giáo viên có thể không cho, cho 10%, 20%... ... số điểm cho câu hỏi đó.
Cuối cùng lưu câu hỏi đó lại.
2.6.3. Câu hỏi đa lựa chọn.
Câu hỏi đa lựa chọn là loại câu hỏi sẽ có nhiều lựa chọn cho 1 câu hỏi. Sẽ có 2 loại câu hỏi đa lựa chọn khác nhau:
Câu hỏi có 1 câu trả lời là đúng
Câu hỏi có nhiều câu trả lời đúng
One or multiple answers?: có 2 lựa chọn ở combobox này ;
Câu hỏi có 1 câu trả lời.
Câu hỏi có nhiều câu trả lời.
Shuffle answers: Cho phép đảo thứ tự các câu trả lời của câu hỏi.
Khác với câu hỏi ngắn. Với câu hỏi đa lựa chọn. Giáo viên có quyền trừ điểm ở mỗi câu trả lời sai. Số điểm sẽ do giáo viên tự lựa chọn.
Một sự khác biệt nữa:
H 3.36 Câu hỏi đa lựa chọn
Feedback for any correct answer: Phản hồi cho câu trả lời hoàn hảo.
Feedback for any partially correct answer: Phản hồi cho trả lời đúng 1 phần
Feedback for any incorrect answer: Phản hồi cho câu hỏi sai.
2.6.4. Câu hỏi nhiều câu trả lời.
Loại câu hỏi này do sinh viên tự trả lời theo ý hiểu của mình.
H 3.37 Câu hỏi nhiều câu trả lời
2.6.5. Câu hỏi so khớp
Với loại câu hỏi này. Giáo viên phải điền ít nhất 3 câu hỏi, kèm theo đó là 3 đáp án cho 3 câu hỏi.
2.6.7 Thiết lập kì thi cho sinh viên
Sau khi thiết lập câu hỏi xong , giáo viên sẽ tiến hành add các câu hỏi để bắt đầu kiểm tra trực tuyến
2.6.7 Sinh viên đăng nhập và trả lời câu hỏi trong kì thi trực tuyến
Sinh viên đăng nhập và chọn vào kì thi kiểm tra cần hoàn thành , attempt quiz now và trả lời các câu hỏi được đưa ra
Điểm của bài thi sẽ được cho sinh viên biết ngay khi thi xong nếu đề thi có các câu hỏi được chấm tự động
2.6.8 Giáo viên sẽ xem kết quả và chấm điểm
Giáo viên đăng nhập và kiểm tra bài thi trực tuyến của sinh viên (nếu bài thi trực tuyến thì sẽ công bố điểm cho giáo viên)
2.7 Tạo mục nộp bài cho sinh viên (Assignment)
Có hai dạng thường được dùng:
- Advanced uploading of files: cho phép mỗi SV (mỗi tài khoản) upload nhiều file.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ứng dụng mã nguồn mở trong hệ thống giáo dục trực tuyến.docx